1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh

244 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO VĂN CÔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO VĂN CÔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 9. 34. 02. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ MẬN DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh đầy đủ Tiếng Việt đầy đủ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa HĐV Huy động vốn IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế KTXH Kinh tế xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PTKT Phát triển kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân USD United States dollar Đô la Mỹ VĐT Vốn đầu tư WB World Bank Ngân hàng Thế giới Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tây Ninh là một tỉnh biên giới thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh là cầu nối gần nhất giữa TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô PhnômPênh Campuchia, có tiềm năng đặc biệt về phát triển kinh tế cửa khẩu với 240 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với 03 tỉnh của Vương quốc Campuchia. So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường Xuyên Á. Theo con đường này, Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh, 70 km và Thủ đô PhnomPenh của Campuchia 170 km. Ngoài ra, Tây Ninh còn có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, dịch vụ, như: Khu bảo tồn rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát, núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, các di tích lịch sử, Tòa Thánh Cao Đài. Tuy có rất nhiều lợi thế hơn hẳn so với 06 tỉnh khu vực Miền Đông Nam Bộ, nhưng xét về thực lực thì kinh tế Tây Ninh còn thua kém nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh và 03 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Xét về thực tế cho thấy nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh còn rất hạn hẹp, chưa thể đáp ứng được nhu cầu PTKT xã hội của địa phương nên cần phải tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho PTKT tỉnh nhà. Để thực hiện được điều đó, buộc Tây Ninh phải xác định được hiện trạng kinh tế của tỉnh đang ở mức độ nào, thực lực các nguồn vốn hiện có để đầu tư PTKT là bao nhiêu? Nhu cầu vốn cho đầu tư PTKT của tỉnh là bao nhiêu và xem nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng HĐV của tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT Tây Ninh hiệu quả hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài: “Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh” để thực hiện luận án tiến sỹ của mình với mục tiêu tìm ra giải pháp thiết thực nhằm tăng cường vốn đầu tư đáp ứng cho nhu cầu PTKT của Tây Ninh đến năm 2030. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 Mục tiêu chung Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vốn cho đầu tư PTKT Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau: + Đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn trong xã hội để sử dụng vốn cho đầu tư PTKT Tây Ninh. + Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho đầu tư PTKT địa phương tại tỉnh Tây Ninh. + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT của tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận án trả lời các câu hỏi sau: + Thực trạng vốn đầu tư cho PTKT tỉnh Tây Ninh như thế nào? Trong tổng số vốn đã đầu tư cho PTKT thì chủ yếu đầu tư bằng nguồn nào là chính? + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn cho đầu tư PTKT của tỉnh Tây Ninh? + Để tăng cường VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới thì cần phải tập trung vào giải pháp chủ yếu nào? 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể: o Phương pháp nghiên cứu định tính + Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm khái quát chung về vốn đầu tư, về kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn đầu tư tại các địa phương trong nước để rút ra bài học cho Tây Ninh. + Luận án sử dụng phương pháp phân tích cũng như thế kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan để đưa ra các biến và kỳ vọng tác động trong các mô hình hồi quy thêm vào đó dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 2020. + Luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những kết quả đã đạt được với thời gian trước đó hoặc với các địa phương khác làm cơ sở cho việc đánh giá. + Luận án sử dụng phương pháp kế thừa để hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận án. Kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát, quan tâm nghiên cứu một số yếu tố đặc thù (vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội,) tác động đến quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư cho PTKT tỉnh Tây Ninh. + Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến, khảo sát 230 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh về các nội dung liên quan. + Phương pháp điều tra: Luận án tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế trước về sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Tây Ninh. Các doanh nghiệp được điều tra bao gồm các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đang hoạt động, kể cả các TCTD. Các thông tin điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. 3 Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án sử dụng mô hình phân tích khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy đa biến được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0 để định lượng các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra một số đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh. Để củng cố thêm những luận điểm để đánh giá các yếu tố tác động đến VĐT cho PTKT tại tỉnh Tây Ninh, kết quả của nghiên cứu được dựa trên mẫu điều tra bao gồm 230 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh kết hợp sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để đưa ra các phân tích số liệu. Mẫu khảo sát được tiến hành thực hiện thu thập trong thời gian 01102020 đến 1122020. 1.5. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh. 3 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vị nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng VĐT cho PTKT của tỉnh Tây Ninh. + Phạm vị dữ liệu nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thuộc giai đoạn năm 2016 2020. Số liệu sơ cấp từ tháng 1 2020 12 2020. 1.6. KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 3 Luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể gồm + Đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn trong xã hội để sử dụng VĐT cho PTKT Tây Ninh. + Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho đầu tư PTKT địa phương của tỉnh Tây Ninh. + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT của tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3 Điểm mới của nghiên cứu về lý thuyết: Đề tài đi sâu nghiên cứu về VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh là sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng với hệ thống thang đo đặc thù riêng cho điều kiện địa phương. Luận án đã minh chứng góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng về huy động VĐT, sử dụng vốn và tác động của VĐT đối với PTKT tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 2020. Qua nguồn số liệu thứ cấp, kết hợp với kết quả điều tra khảo sát 230 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT vào tỉnh Tây Ninh, luận án đã rút ra được những kết luận khách quan về kết quả đạt được, đặc biệt là phát hiện những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính thực thi cao nhằm tăng cường thu hút vốn để đầu tư cho PTKT đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, các giải pháp đưa ra là có cơ sở khoa học, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi cao. về thực tiễn: Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng để nhìn nhận thành quả, hạn chế và nguyên nhân HĐV cho đầu tư PTKT của Tỉnh trong thời gian 05 năm gần đây để đảm bảo chất lượng thông tin được xác thực. Luận án đã đề xuất các giải pháp và những kiến nghị thiết yếu cho địa phương để HĐV cho đầu tư PTKT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, từ đó giúp chính quyền địa phương tăng cường đầu tư vốn cho PT KT của địa phương hiệu quả hơn. Luận án là một tài liệu đáng tin cậy cho các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định đầu tư vào một địa phương nào đó. Xét về lĩnh vực nghiên cứu đã có một số công trình nghiên cứu về vốn đầu tư cho PTKT của địa phương, như: HĐV đầu tư cho PTKT tỉnh Trà Vinh, cho Tây Nguyên, cho một số địa phương Vùng Trung Trung bộ, cho một số địa phương Vùng núi Phía Bắc.Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về HĐV cho đầu tư PTKT tại Tây Ninh giai đoạn 2016 2020. 1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Luận án được kết cấu 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 1.8. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Từ khung lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả đã đưa ra được phương pháp nghiên cứu phù hợp, sau đó tiến hành phân tích thực trạng, đánh giá tác động của VĐT đối với PTKT, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT vào tỉnh Tây Ninh, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp tăng cường VĐT cho PTKT tại Tây Ninh. Khung quy trình nghiên cứu được mô tả như sau: Vấn đề nghiên cứu VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh 3 Cơ sở lý thuyết Lý thuyết cơ bản về VĐT cho PTKT 3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng (mô hình EFA và hồi quy đa biến) 3 Nghiên cứu thực trạng Các yếu tố tác động đến thu hút VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh (Phân tích thành công, hạn chế và nguyên nhân) 3 Hàm ý chính sách Giải pháp tăng cường thu hút vốn cho PTKT tỉnh Tây Ninh Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Vốn đầu tư phát triển kinh tế 2.1.1.1 Đầu tư phát triển kinh tế 3 Một số quan điểm về đầu tư Từ việc nghiên cứu các khái niệm trên về đầu tư, theo tác giả thì đầu tư là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu PTKT. Các hoạt động tạo ra những tài sản vật chất, như: Nhà xưởng, thiết bị. Tài sản trí tuệ, như: Tri thức, kĩ năng, làm tăng thêm hay gia tăng năng lực sản xuất từ đó tạo thêm việc làm cũng như đạt được mục tiêu phát triển bằng việc chỉ dùng vốn để tiến hành chính là đầu tư. 3 Một số quan điểm về PTKT Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến từ nhiều hoạt động của nền kinh tế, theo Keynes (1936) phát triển kinh tế là sự gia tăng về mặt lượng và chất của các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến GNP, GNP đầu người hay GDP, GDP đầu người trong giới hạn của nguồn lực kinh tế. Như vậy, phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến của nền kinh tế thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực để góp phần gia tăng: GNP, GNP đầu người hay GDP, GDP đầu người, trong nguồn lực có giới hạn nhất định. 3 Một số quan điểm về đầu tư PTKT. Theo Keynes (1936), Đầu tư PTKT là việc sử dụng nguồn vốn có giới hạn nhằm tạo ra giá trị của cải, những tài sản mới trong tương lai nhằm góp phần gia tăng: GNP, GNP đầu người hay GDP, GDP đầu người. Đầu tư PTKT đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực, bao gồm tiền vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo Harrod, R. F. và Domar, E. (1946). Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế vật tư, thiết bị, công nghệ. Qua đó, tác động ngay đến tổng cầu làm tổng cầu tăng lên. 2.1.1.2. Các loại vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương Thứ nhất là nguồn vốn NSNN Theo Lê Thị Mận, (2019). Nguồn vốn NSNN bao gồm có 2 thành phần chính là các nguồn thu mang tính chất thuế và các nguồn thu không mang tính chất thuế. Thứ hai là nguồn vốn của NHTM Theo Trầm Thị Xuân Hương, (2016). Nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay và nguồn vốn khác. Thứ ba, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào một nước và trực tiếp tham gia điều hành để trực tiếp đạt được một mục đích nào đó hoặc để thực hiện một chính sách nào đó về kinh tế, chính trị tùy theo mục đích, địa vị và những tính toán của mình. Thứ tư là nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước Nguồn vốn này được lấy chủ yếu từ các doanh nghiệp mà nhà nước có vốn góp chi phối, nguồn này bao gồm từ lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp, vốn ban đầu từ nhà nước, nguồn vốn này đã đóng góp rất lớn vào tổng nguồn vốn đầu tư phát triển. Thứ năm là nguồn vốn tư nhân Nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước bao gồm: Vốn tiết kiệm của dân cư, vốn của các doanh nghiệp tư nhân, vốn của hợp tác xã. Nguồn vốn ở khu vực dân cư là khoản thu nhập còn lại sau tiêu dùng, tiết kiệm trong hộ gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm ngắn, trung và dài hạn và dự trữ (ngoại tệ, vàng, đá quý, bất động sản). Thứ sáu là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official development assistance funds ODA) ODA thường được các nước đang phát triển sử dụng để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng KT XH, xây dựng đường giao thông, phát triển năng lượng, do đó ODA đ óng vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư PTKT địa phương. Thứ bảy là nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính quốc tế Thông qua thị trường tài chính quốc tế để có thể thu hút nguồn vốn dài dạn dùng đầu tư phát triển như thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Thứ tám là nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu địa phương Số tiền thu được do phát hành trái phiếu địa phương được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Tuy nhiên đều phản ánh chung với tính chất của dịch vụ công. Như đảm bảo cho các đầu tư mang đến lợi ích và tiềm năng lâu dài. Như xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá giao thông của địa phương. Củng cố cho nhiều ngành cũng như lĩnh vực khác nhau. 2.1.2. Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế 2.1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ huy động vốn đầu tư 3 Sự cần thiết: HĐV cho đầu tư PTKT là quá trình xác định, tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư. Để tiến hành bất kỳ một hoạt động đầu tư nào cũng cần phải giải bài toán về vốn, 3 Chỉ tiêu phản ánh mức độ huy động vốn đầu tư: s Khối lượng VĐT: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng VĐT tăng thêm trong kỳ. Tổng mức huy động: Là tổng số VĐT các nhà đầu tư đã thực hiện trong kỳ theo dự án được quyết định cấp phép hay đăng ký đầu tư. Tỷ lệ VĐT thực hiện so với nhu cầu kế hoạch: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả huy động vốn đạt được so với nhu cầu, kế hoạch đề ra, chỉ tiêu này được tính: Tốc độ (TĐ) tăng trưởng VĐT: Được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô HĐV kỳ hiện tại so với quy mô HĐV kỳ trước chia cho quy mô HĐV kỳ trước, chỉ số này được tính như(2Ịi|:) 2.1.2.2 Điều kiện để thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Có các biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để phát triển và là cơ sở đảm bảo việc gia tăng khả năng huy động vốn từ các nguồn. 2.I.2.3. Yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư địa phương Y Quy định pháp lý: Các quy định pháp lý của Chính phủ là những quy định chung nhất tạo môi trường pháp lý thống nhất và đồng bộ. Y Chính sách đầu tư của địa phương: Các chính sách, quy định của địa phương thể hiện thông qua chính sách chiến lược phát triển, việc tuân thủ các quy định cũng như tính linh hoạt phù hợp trong chính sách và các quy định liên quan về các quy định về thủ tục, quy trình thực hiện trong thực tiễn. Những sách chính và quy định này đảm bảo tính linh hoạt sẽ tác động cùng chiều đến việc HĐV của địa phương được nhìn nhận trong các nghiên cứu của Byusa (2016); và Gunasekara và Kumari (2018). Y Xúc tiến thương mại và marketing địa phương: Xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương là tìm cách phát huy những nét riêng của địa phương nhằm hấp dẫn khách hàng muốn nhắm tới, vì thế phải dựa trên tiêu chí xem nhà đầu tư và khách hàng là trọng tâm. Y Cơ sở hạ tầng: Kinda (2010), cho rằng cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra trên đó, bao gồm tổng thể các ngành, các loại hình hoạt động, các yếu tố, các phương tiện vật chất kỹ thuật, các thiết bị và các công trình phục vụ quá trình sản xuất, dịch vụ và đời sống thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tếxã hội trên phạm vi quốc gia, địa phương, vùng lãnh thổ cũng như đối với các ngành, các khu vực, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. s Nguồn nhân lực: Đinh Phi Hổ (2011), cho rằng khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở địa phương nào đó, các nhà đầu tư cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các địa phương này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể hài lòng yêu cầu của cá nhà đầu tư. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư. ■S Thủ tục hành chính Thủ tục hành chính càng đơn giản, thời gian giải quyết sẽ thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn vốn đầu tư. Đây là một trong những những yếu tố quan trọng và tích cực cho các địa phương trong việc thu hút nguồn vốn. Các tác giả nghiên cứu trước như Byusa (2016); Ebebe (2016); Gunasekara và Kumari (2018) đều thống nhất rằng thủ tục hành chính càng đơn giản góp phần làm tăng nguồn vốn cho địa phương. s Hỗ trợ tín dụng: Kinda (2010), khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu hút vốn tư nhân vào các nước đang phát triển cũng khẳng định rằng hỗ trợ tín dụng, nhất là tín dụng ưu đãi có vai trò rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. 2.I.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Hệ số ICOR đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT, hệ số này phản ánh quan hệ giữa VĐT và tăng trưởng kinh tế (mô hình Harrod Domar). Hệ số ICOR được xác định theo công thức: ICOR = AK AY Trong đó: AK mức thay đổi vốn đầu tư: (AK = Kt Kt1) AY là mức thay đổi về sản lượng và AY = Yt Yt1, ở đây t chỉ năm nghiên cứu và t 1 chỉ năm trước năm nghiên cứu. Ý nghĩa của hệ số ICOR là để tạo thêm được một đơn vị sản lượng trong một khoảng thời gian nhất định thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư. Hay nói cách khác, ICOR là giá phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản lượng. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất; ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản lượng cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất. 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài 2.2.1.1. Một số lý thuyết liên quan vốn đầu tư phát triển kinh tế 3 Lý thuyết lợi thế về sở hữu, vị trí và nội địa hóa (Ownership, Location and Internalization advantages OLI) Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết chiết trung, là một trong những lý thuyết của kinh tế học được Dunning đề xuất vào năm 1979. Dunning (1979) đã tổng hợp các yếu tố của các công trình nghiên cứu trước đó nhằm lý giải nguồn lực vốn cho đầu tư phát triển bao gồm lợi thế sở hữu (Ownership Advantage), lợi thế vị trí (Location Advantage) và lợi thế nội bộ hóa (Internalization Incentives). 3 Lý thuyết về thu nhập tuyệt đối và vĩnh viễn (Absolute and Permanent income) Trong kinh tế học, giả thiết về thu nhập tuyệt đối được Keynes (1936) đề cập đến và là một phần của lý thuyết tiêu dùng của Keynes. Theo lý thuyết này cho rằng người tiêu dùng luôn xem xét để phân chia thu nhập kiếm được trong việc cân đối giữa tiêu dùng và tiết kiệm. 3 Lý thuyết về tăng trưởng Dựa trên lý thuyết tăng trưởng của Keynes (1936), hai nhà kinh tế học là Harrod và Domar (1946) đưa ra mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về vốn tư bản, đặc biệt là vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Harrod và Domar quan tâm đến tác động của vốn, và đã giả định hàm sản xuất có dạng như một hàm tuyến tính theo vốn. Lượng vốn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế trong lý thuyết của Harrod Domar chính là tiết kiệm. Hai tác giả đã đưa ra phương trình biểu thị mối liên kết giữa tăng trưởng (g), tiết kiệm (s) và năng suất vốn (v). Sau đó, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Solow và Swan (1956) đã giới thiệu một mô hình tăng trưởng kinh tế mới trên cơ sở kế thừa mô hình của Harrod và Domar. 3 Lý thuyết về phân cấp tài khóa trong quản trị công địa phương Phân cấp tài khóa là một nội dung quan trọng của tài chính công không chỉ vì yêu cầu khách quan của sự khan hiếm nguồn lực, mà đối với Việt Nam, một sự phân cấp hợp lý cũng là có thể là một yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả quản lý nói chung và phát triển kinh tế xã hội nói riêng, đặc biệt là đối với các địa phương, là một xu hướng quan trọng nhất trong chính sách phát triển. Phân cấp tài khóa là quá trình chuyển giao quyền hạn về phạm vi chi tiêu nguồn thu từ trung ương cho địa phương. Mức độ phân cấp phụ thuộc vào khả năng của cấp địa phương khi thực hiện các quyết định thu, chi độc lập trong phạm vi địa lý cho người dân trong địa phương, mà không cần sự can thiệp của chính quyền trung ương (MartinezVazquez và McNab, 1997). 2.2.I.2. Vận dụng các lý thuyết vào luận án Qua các lý thuyết có liên quan, đặc biệt là lý thuyết về tăng trưởng, thì vốn đầu tư PTKT là điều tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Do đó việc tìm giải pháp để thu hút vốn đầu tư mang ý nghĩa to lớn để phát triển kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày nay, việc thu hút nguồn vốn cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, chú ý về số lượng nhưng cần đảm bảo về chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn. Thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút nguồn VĐT cho PTKT với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư bằng hệ thống pháp luật phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng cần nâng cao hiệu quả điều tiết của nhà nước và hiệu quả sử dụng nguồn VĐT để đảm bảo lợi ích quốc gia. Tăng cường thu hút VĐT cho PTKT cần xem xét dưới góc độ PTKT gắn kết với đảm bảo an ninh quốc phòng. 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước Lê Anh Sơn và cộng sự (2006), xác định bộ tiêu chí phát triển bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam, nhận định phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Nguyễn Thị Giang (2010), đánh giá một cách có hệ thống những thành công và hạn chế trong thu hút vốn cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và những nguyên nhân. Tác giả đã kế thừa mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế; tác giả dùng phương pháp định lượng để dự báo nhu cầu vốn của ĐBSCL đến năm 2020, trên cơ sở đề xuất cơ cấu nguồn vốn nhằm khai thác nguồn vốn tiềm năng của ĐBSCL. Sử Đình Thành (2001), nghiên cứu cách thức sử dụng công cụ tài chính để huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, trong đó các nghiên cứu chỉ tiêu về kinh tế như: NSNN bằng thuế, lệ phí và phí; Tín dụng nhà nước, bằng vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài của Chính phủ và các quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước. Bên cạnh đó, sử dụng thị trường tài chính và các công cụ trên thị trường tài chính, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ..., hỗ trợ cho quá trình huy động vốn phát triển kinh tế xã hội. Võ Thanh Khiêm (2007), phân tích thực trạng HĐV, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bình Thuận. Đã giúp việc quản lý đầu tư đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong tương lai, nêu lên những lý luận và thực tiễn về nội dung đầu tư, vốn đầu tư, trên cơ sở đó, đi sâu phân tích đánh giá hiện trạng đầu tư của tỉnh Bình Thuận trước năm 2004, từ đó tập trung đề xuất một số giải pháp theo định hướng phát triển đầu tư tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ 20052010. Nguyễn Hồng Hà (2015), đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh, trong đó làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. 2.3. KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT VÓN ĐẦU TƯ CỦA MỘT SÓ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO TÂY NINH 2.3.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của một số địa phương trong nước 2.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương Trong những năm qua, Bình Dương đã đi đầu với chính sách thu đầu tư. Tỉnh luôn chú trọng công tác quy hoạch hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị, thông tin viễn thông, điện, nước, quỹ đất sạch sẵn có... khá đồng bộ và từng bước hiện đại; Bình Dương rất chú trọng công tác quy hoạch hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị, thông tin viễn thông, điện, nước,. đồng bộ và từng bước hiện đại; chú trọng phối hợp với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối với các cảng biển, cảng hàng không quốc tế; đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu và điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến tỉnh đầu tư các lĩnh vực: công nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng đô thị, logictis. 2.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai Có 3 lợi thế lớn đã giúp Đồng Nai thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước là nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn cấp quốc gia, vùng, tỉnh được triển khai xây dựng, công nghiệp phát triển, dân số đông. Do đó, các DN đến Đồng Nai đăng ký, chuyển nhượng dự án khá nhiều. Lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, thương mại dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật đang thu hút những tập đoàn lớn đến tìm hiểu môi trường đầu tư, đăng ký thực hiện dự án. Đồng Nai là nơi được rất nhiều DN trong nước muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản về công nghiệp, logistics, thương mại dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, nhà ở, đất nền. Phần lớn các tập đoàn, DN lớn về bất động sản đều đã liên kết, hoặc xin cấp phép dự án ở Đồng Nai. Làm tốt các quy hoạch, cải tạo môi trường đầu tư theo hướng đơn giản hóa các thủ tục cho DN giúp tỉnh đón được làn sóng đầu tư trong nước, nước ngoài trong những năm tới. Đồng Nai sẽ chọn lựa những nhà đầu tư có thực lực để cấp phép dự án, mục đích là để dự án triển khai nhanh, sớm đưa vào khai thác. 2.5.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc Từ năm 1997 đến nay, quy mô nền kinh tế tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó có vai trò lớn của các doanh nghiệp FDI (chiếm tới 70% nền kinh tế hiện nay). Ba yếu tố giúp tỉnh thu hút vốn FDI: nguồn lực, đất đai và khoa học công nghệ. Tỉnh đã chuẩn bị rất tốt các điều kiện để thu hút FDI như: về nguồn đất sạch, chủ động quy hoạch các khu công nghiệp để tạo môi trường thu trường thu hút đầu tư. Cùng với đó, tỉnh cũng chuẩn bị cả hệ sinh thái công nghệ vì lãnh đạo tỉnh cho rằng bên cạnh đất đai có tính đến hạ tầng phục vụ cho các nhà đầu tư, nhằm tạo ra cuộc sống tốt cho các nhà đầu tư đến. Bên cạnh việc kiên trì thu hút các dòng vốn FDI để phát triển, Vĩnh Phúc cân nhắc và lựa chọn dự án có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao để có thể tạo ra giá trị và thân thiện với môi trường. Tỉnh cũng sẽ chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp FDI. 2.3.2. Bài học cho tỉnh Tây Ninh về thu hút vốn cho đầu tư PTKT dịa phương Từ kinh nghiệm của Bình Dương là Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến đầu tư cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp; xác định và sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước như một “cú hích”, “vốn mồi” để đầu tư các công trình công cộng từ đó thu hút các nguồn vốn khác. Từ kinh nghiệm của Đồng Nai thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ nên và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Từ kinh nghiệm của Vĩnh Phúc kiên trì thu hút các dòng vốn FDI để phát triển dự án có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao để có thể tạo ra giá trị và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc cũng sẽ chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp FDI. Kết luận chương 2 Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư cho phát triển kinh, về nguồn vốn đầu tư. Các lý thuyết như khái niệm về đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Để phát triển kinh tế thì vốn đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng. Luận án cũng đã đưa ra các nguồn vốn có thể để đầu tư thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, luận án cũng đã đưa ra được một số kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở một số địa phương từ đó rút ra được một số kinh nghiệm về tăng cường vốn đầu tư phát triển kinh tế cho tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, ngoài việc phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hiện trạng thu hút vốn đầu tư thì việc xác định các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư là hết sức cần thiết, giúp chính quyền địa phương đưa ra giải pháp thu hút vốn đầu tư hiệu quả. Nguốn vốn ĐTPT từ NSNN với nguồn thu từ các hoạt động thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác như hoạt động kinh tế của nhà nước, viện trợ không hoàn lại, thu từ bán tài sản., trong các nguồn thu trên thì thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu. Khả năng tăng thuế là rất hạn chế, do đó việc tăng nguồn vốn đầu tư từ NSNN cũng rất hạn chế. Ngoài nguồn vốn từ NSNN các nguồn vốn khác như vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước, vốn vay phụ thuộc nhiều vào chính sách của mỗi quốc gia hay địa phương. Ở Việt Nam hiện nay nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng ngày càng giảm do chính sách cổ phần hóa của Chính phủ. Các nguồn vốn vay thường huy động nhiều từ nguồn ngân sách Trung ương, đối với các địa phương nguồn vốn này thường rất hạn chế và khó tiếp cận. Từ những khó khăn chung trong việc phát triển vốn đầu tư từ nguồn NSNN được phân tích ở trên và hiện trạng quy mô thu ngân sách nhà nước của Tỉnh vẫn còn rất thấp, thu ngân sách chưa đảm bảo tự cân đối chi ngân sách địa phương, tỉnh Tây Ninh cũng xác định nguồn vốn ĐTPT từ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, kinh tế, văn hóa, xã hội,. đóng vai trò như là nguồn vốn kích thích nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực ngoài kinh tế nhà nước, kinh tế phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên sự thành công trong thu hút các nguồn vốn đầu tư ở khu vực ngoài nhà nước sẽ đóng góp vào tăng thu NSNN, từ đó tăng vốn đầu tư từ NSNN. Chính vì lý do đó, tác giả cho rằng, trong thời gian tới để tăng trưởng mạnh mẽ vốn ĐTPT của Tây Ninh thì phải có giải pháp tăng cường huy động vốn ở khu vực ngoài nhà nước. Khảo sát mức độ hài lòng của nhà đầu tư khu vực ngoài nhà nước nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư trong thời gian, là mục tiêu của chương này qua mô hình phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng. Đối với nguổn vốn NSNN, vốn tín dụng nhà nước, vốn ngân sách Trung ương. tác giả nghiên cứu qua phương pháp phân tích định tính qua việc khảo sát chuyên gia đầu ngành về quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh, từ đó tìm ra các nhân tố tác động và các giải pháp tăng cường huy động từ các nguồn vốn này. 3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Thu hút vốn đầu tư vào một địa phương hay quốc gia đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã đưa ra được một số kết luận quan trọng, 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở các lý thuyết liên quan đến thu hút đầu tư vào một địa phương, cũng như đặc điểm của tỉnh Tây Ninh, tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Tây Ninh gồm 7 nhóm yếu tố tác động: Nhóm yếu tố quy định của pháp luật; nhóm yếu tố chính sách đầu tư; nhóm yếu tố xúc tiến thương mại và marketing địa phương; nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng; nhóm yếu tố nguồn nhân lực; nhóm yếu tố cải cách thủ tục hành chính và cuối cùng là nhóm hỗ trợ tín dụng. Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HĐ VĐT PTKT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được đề xuất như sau: HĐVĐT = p0 + P1 QĐPL + P2 CSĐT + p3 XTTM + P4 CSHT + psNGNL + P6 TTHC + + P7C HTTD + £ 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng tương ứng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, trong đó mục tiêu thứ nhất và thứ ba sẽ được thực hiện theo phương pháp định tính, trong khi đó mục tiêu thứ hai được thực hiện trên cơ sở phương pháp định lượng, 3.3.1. Phương pháp định tính Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện bao gồm phân tích, tổng hợp và quy nạp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các cơ sở lý thuyết liên quan đến HĐV cho đầu tư PTKT. 3.3.2. Phương pháp định lượng Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để kiểm định hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV. Kết luận chương 3 Bằng việc sử dụng mô hình phân tích khám phá (EFA), qua phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh, đề tài đã đưa ra được kết luận về các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Tây Ninh theo thứ tự gồm 7 yếu tố: Quy định pháp lý của Chính phủ về VĐT (QĐPL). Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh (CSĐT). Xúc tiến thương mại, marketing (XTTM). Cơ sở hạ tầng của tỉnh (CSHT). Nguồn nhân lực của tỉnh (NGNL). Thủ tục hành chính (TTHC). Hỗ trợ tín dụng (HTTD). Luận án đã phát hiện ra những yếu tố này là cơ sở khoa học để địa phương đề ra chính sách thu hút vốn đầu tư hiệu quả cho tỉnh Tây Ninh. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG VÓN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH 4.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía nam, có diện tích tự nhiên 4.039,66 km2, với các tuyến giao thông huyết mạch như: QL.22, QL.22B... kết nối Tây Ninh với các tỉnh, thành lân cận. Tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh là cầu nối gần nhất giữa TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô PhnômPênh (Campuchia), có tiềm năng đặc biệt về phát triển kinh tế cửa khẩu (có 2 cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài và Xa Mát; 4 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác). Cùng với thế mạnh trên tỉnh Tây Ninh còn có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, dịch vụ: Khu bảo tồn rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát, núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, các di tích lịch sử. Giai đoạn từ 2016 2020, GRDP tăng bình quân là 6,3% (theo giá so sánh 2010). Đối với GRDP bình quân đầu người tăng bình quân 8,9% và tính đến ngày 31122020 giá trị GRDP bình quân đầu người là 3.179 USD. Điều này là do kinh tế của Tây Ninh thời gian qua có những tiến triển nhất định bởi sự quan tâm trong đầu tư của Tỉnh đã góp phần cho sự phát triển kinh tế của địa phương. NSNN giai đoạn 2016 2020 đạt 41.401 tỷ đồng, tăng bình quân 9,9%, trong đó thu nội địa là 36.497 tỷ đồng, tăng bình quân 13,1%. Tổng nguồn VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 2020 là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng rất nhanh qua từng năm. Điều này cho thấy trong mỗi giai đoạn có những điều chỉnh về nguồn VĐT nhưng trong giai đoạn 3 năm gần đây Tỉnh có xu hướng gia tăng nguồn HĐV cho đầu tư. Đây là dấu hiệu tích cực trong việc HĐV để đóng góp cho tăng trưởng và PTKT của Tỉnh. 4.1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 2020 4.1.2.1. Kết quả đạt được Trong giai đoạn 2016 2020, kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh cũng như tình hình chung cả nước phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh của các nước lớn, thiên tai, dịch bệnh trên cả cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là dịch Covid 19 trên người, tuy vậy ĐTPT đã đạt được kết quả đáng khích lệ. 4.1.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 3 Các hạn chế: Hiện tại, Tây Ninh mới chỉ trong giai đoạn đột phá, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, kiến tạo nền móng để thu hút các nguồn lực đầu tư. Nhiều dự án, công trình vượt quá khả năng bố trí vốn của ngân sách địa phương nên phải kéo dài thời gian thực hiện. Tỉnh chưa triển khai HĐV bằng hình thức trái phiếu địa phương để phát huy nội lực và chủ động nguồn vốn của Tỉnh. Việc kết nối giữa Tỉnh với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hiệu quả nên chưa tận dụng và khai thác nguồn vốn từ Vùng cho ĐTPTKT. Ngoài ra, Tỉnh cũng chưa có phương án thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV để tận dụng HĐNVTD hỗ trợ, tài trợ thông qua bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp này đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 3 Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Tỉnh chưa thật sự mang tính đột phá và quyết liệt trong việc HĐVĐT, cụ thể là phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cũng như thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV để tận dụng và thu hút tất cả các nguồn lực tài chính có thể có trên địa bàn. Thứ hai, công tác quảng bá hình ảnh của địa phương, kết nối các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả chưa cao. Thứ ba, công tác cải cách thủ tục hành chính còn nhiều vấn đề. Thứ tư, hạ tầng của tỉnh chưa phát triển để thu hút nhà đầu tư. 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.2.1. Tổng hợp các biến Việc xem xét trong các yếu tố từ QĐPL, CSĐT, XTTM, CSHT, NGNL, TTHC, HTTD yếu tố nào thật sự tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Tây Ninh một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng hồi quy tuyến tính 4.2.2. Kiểm định mô hình 3 Kiểm định R bình phương và tự tương quan Kết quả cho thấy: hệ số xác định R bình phương = 0.469 (F = 30.322 và mức ý nghĩa hệ số P value = 0.000). Vậy hệ số R bình phương hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác mô hình hồi quy đa biến bao gồm 7 biến độc lập giải thích được tới 46.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc (HDV). Còn lại 53.1% là do các yếu tố khác ngoài mô hình giải thích mà nghiên cứu này chưa đề cập được. Như vậy, mô hình của nghiên cứu này cho ra kết quả ở mức trung bình (không tốt cũng không xấu). 4.3. KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu xác định 07 nhân tố tác động đến Huy động nguồn vốn đầu tư tại tỉnh Tây Ninh theo thứ tự tầm quan trọng là: CSHT (Cơ sở hạ tầng địa phương), QDPL (Quy định pháp lý của Chính phủ về VĐT), TTHC (Thủ tục hành chính), CSDT (Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh), XTTM (Xúc tiến thương mại, marketing), HTTD (Hỗ trợ tín dụng) và cuối cùng NGNL (Nguồn nhân lực của tỉnh). Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được làm cơ sở khoa học để tác giả đưa ra được giải pháp khuyến nghị huy động vốn đầu tư tại tỉnh Tây Ninh hiệu quả. Kết luận chương 4 Tây Ninh là một có một số lợi thế nhất định so với các tỉnh khác trong khu vực địa lý, song về cơ bản những lợi thế để thu hút đầu tư không nổi bật. Nguyên nhân bao gồm tổng hợp các nhân tố kinh tế xã hội. Trước hết phải kể đến các tác động mang tính khách quan như điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển so với cả nước, đồng thời các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về môi trường đầu tư như đã phân tích ở trên chưa được xúc tiến mạnh mẽ và do đó còn gặp phải một số cản trở từ chính thể chế, trong đó, một số cản trở chính buộc Tỉnh phải khắc phục bằng sự thay đổi trong chiến lược thu hút vốn đầu tư. Trước mắt, Tỉnh có thể xây dựng và theo đuổi một cách vững chắc những chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng để phá thế độc đạo về giao thông cũng như các kết cấu hạ tầng cứng và mềm khác. Về lâu dài, việc tăng cường và phát huy nguồn nhân lực vẫn là giải pháp tối ưu để có thể tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 KẾT LUẬN Đề tài “Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh” được tác giả thực hiện dựa trên các phương pháp, mô hình có cơ sở khoa học. Qua phân tích thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 20162020 và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư bằng mô hình định lượng, luận án đã làm rõ được những thành công, hạn chế và nguyên nhân về thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh thời gian qua để làm cơ sở đưa ra những giải pháp tăng cường vốn đầu tư hiệu quả. Qua phân tích số liệu điều tra từ 230 doanh nghiệp trên địa bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Tây Ninh, luận án đã đưa ra được kết luận các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Tỉnh Tây Ninh gồm các yếu tố sau: Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Tỉnh Tây Ninh tăng thêm 0,194 điểm. Về quy định pháp lý về đầu tư có tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Tỉnh Tây Ninh tăng thêm 0,121 điểm. Thủ tục hành chính có tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Tây Ninh tăng thêm 0,144 điểm. Chính sách đầu tư của tỉnh có tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Tây Ninh tăng thêm 0,117 điểm. Về xúc tiến thương mại và marketing địa phương có tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Tây Ninh tăng thêm 0,116 điểm. Hỗ trợ tín dụng có tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Tây Ninh tăng thêm 0,124 điểm. Nguồn nhân lực có tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Tây Ninh tăng thêm 0,102 điểm. Về sử dụng VĐT cũng có nhiều chuyển biến tích cực như tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng có lợi; đời sống cũng như mức sống của người dân ngày càng được nâng lên. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi của luận án đã đặt ra bao gồm: thực trạng và tác động của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế tại tỉnh Tây Ninh như thế nào? các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Tây Ninh là gì, mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào? Các kết luận này phù hợp với các công trình nghiên cứu trước đó và phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Các kết luận này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc đề ra giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tại tỉnh Tây Ninh thời gian tới. 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.2.1 Định hướng huy động các nguồn vốn đầu tư cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 5.2.1.1. Định hướng phát triển kinh tế Kết quả thực hiện trong 5 năm 2016 2020 tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm đạt 14.1062 tỷ đồng, bình quân vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn bằng 38,8% GRDP (Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh, 2020). Có thể thấy, với bối cảnh chung đó, chuyên đề nhận thấy Tây Ninh trong thời gian tới năm 2025 có thể đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ nhất định. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Tây Ninh 5 năm, giai đoạn 2021 2025 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn không thấp hơn 36% GRDP. 5.2.1.2 Định hướng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đến năm 2030 Giai đoạn 5 năm từ 2026 2030 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh duy trì bình quân trong khoảng 35%40% GRDP. Huy động nguồn lực vốn đầu tư phát triển địa phương giai đoạn 20212025, định hướng chiến lược đến năm 2030 nhằm đưa kinh tế tỉnh Tây Ninh phát triển lên tầm cao hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 5.2.2 Giải pháp huy động vốn đầu tư cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 5.2.2.1 Giải pháp huy động từ các nguồn vốn trong và ngoài nước 3 Huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước Tổ chức thực hiện công tác quản lý và khai thác nguồn thu NSNN hiệu quả; kịp thời xử lý, tháo gỡ các vướng mắc về thu ngân sách. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, không để thất thu ngân sách; nắm vững các nguồn thu, nhất là nguồn thu từ đất, tài nguyên, khoáng sản. Cần thường xuyên rà soát xây dựng phương án sắp xếp, sử dụng hợp lý, hiệu quả các trụ sở nhà, đất công trên địa bàn. Đối với các trụ sở, đất công dôi dư thực hiện bán đấu giá, cho thuê,... để tạo nguồn thu cho NSNN dành chi đầu tư phát triển. Khẩn trương triển khai phát triển trái phiếu địa phương, đây là nguồn lực đảm bảo sự chủ động của Tỉnh đối với nguồn vốn cho đầu tư PTKT. 3 Huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng Tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM và TCTD mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch để tạo sự tiện lợi hơn nữa cho khách hàng. Bên cạnh đó NHNN Tây Ninh cần có chính sách hỗ trợ để các NHTM trong Tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như xem xét đặt thêm các ATM thích hợp khoảng cách mật độ dân cư để tạo thuận lợi cho người sử dụng. Đây là kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới đã áp dụng khá thành công. Đồng thời, hệ thống ngân hàng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiện ích như mobile banking, mobile money, internet banking, hệ thống các POS để tăng cường giao dịch không dùng tiền mặt. 3 Huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước Huy động từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi nước ngoài, nguồn vốn viện trợ thông qua vay lại từ nguồn vốn Chính phủ vay nước ngoài để thực hiện Đề án, dự án riêng của địa phương hoặc tham gia các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm, vùng kinh tế,... Mức vốn huy động đảm bảo trong hạn mức dư nợ vay theo quy định, bảo đảm an toàn, bền vững. 3 Huy động nguồn vốn ngoài nhà nước Phát huy phong trào hiến đất, góp kinh phí của người dân trong khu dân cư có dự án cơ sở hạ tầng đi qua. Tăng cường huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để thực hiện dự án. Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Tăng cường thu hút, vận động các nguồn vốn từ nhân dân, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, xã hội hóa đầu tư phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thể thao theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. 3 Huy động vốn ngoài nhà nước thông qua phương thức đầu tư đối tác công tư. Tổ chức rà soát, lựa chọn và kêu gọi đầu tư các dự án đảm bảo các điều kiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bao gồm 05 lĩnh vực với 07 loại hợp đồng được quy định tại Điều 4 và Khoản 16, Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 5.2.2.2 Giải pháp thuộc nội lực của tỉnh Tây Ninh 3 Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư Đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là tạo bước đột phá về xây dựng chính quyền điện tử theo hướng hiện đại và hiệu quả. Hoàn thành mô hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tập trung, hiện đại tại bộ phận một cửa 3 cấp; nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. 3 Xây dựng chính sách đầu tư mang tính đồng bộ, trách nhiệm và hiệu quả cao trong thu hút đầu tư. Làm rõ, minh bạch quy trình, cơ chế chính sách. Kiến nghị các cơ quan trung ương điều chỉnh một số bất cập trong văn bản luật hướng dẫn về đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng như công tác xúc tiến đầu tư. Ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn với nhiệm vụ cụ thể được giao cho các sở, ngành, địa phương; mục tiêu là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của tỉnh. 3 Phát triển cơ sở hạ tầng Tỉnh cần quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng và với các tỉnh giáp ranh với mục tiêu hoàn thành các tuyến giao thông kết nối Tây Ninh với Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên mang tính liên kết vùng như cao tốc thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu Xa Mát, đường Hồ Chí Minh; chuyển cấp các tuyến đường địa phương thành quốc lộ theo quy hoạch và từng bước đầu tư nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn quy hoạch các tuyến QL.22C, QL.56B, QL.14C Huy động nguồn lực ngoài nhà nước thông qua phương thức đối tác công tư. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giai thông đường bộ: Khai thác quỹ đất các vùng phụ cận có lợi thế dọc các tuyến đường giao thông đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng ngoài diện tích đất phục vụ dự án đầu tư xây d

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ĐÀO VĂN CƠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TP HỒ CHÍ MINH 2022 ĐÀO VĂN CƠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Tài - ngân hàng Mã số ngành: 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÊ THỊ MẬN TP HỒ CHÍ MINH 2022 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh đầy đủ Tiếng Việt đầy đủ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước GDP Gross Domestic Product GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa Huy động vốn International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế HĐV IMF KT-XH Kinh tế - xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển thức PTKT Phát triển kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân USD United States dollar VĐT WB Đô la Mỹ Vốn đầu tư World Bank Ngân hàng Thế giới Chương GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tây Ninh tỉnh biên giới thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm vị trí cửa ngõ Tây Bắc TP Hồ Chí Minh cầu nối gần TP Hồ Chí Minh Thủ PhnơmPênh Campuchia, có tiềm đặc biệt phát triển kinh tế cửa với 240 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với 03 tỉnh Vương quốc Campuchia So với cửa khác tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửa Mộc Bài có lợi đặc biệt nằm đường Xuyên Á Theo đường này, Mộc Bài cách TP Hồ Chí Minh, 70 km Thủ đô PhnomPenh Campuchia 170 km Ngồi ra, Tây Ninh cịn có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, dịch vụ, như: Khu bảo tồn rừng quốc gia Lò Gò - Xa Mát, núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, di tích lịch sử, Tịa Thánh Cao Đài Tuy có nhiều lợi hẳn so với 06 tỉnh khu vực Miền Đông Nam Bộ, xét thực lực kinh tế Tây Ninh thua nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh 03 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu Xét thực tế cho thấy nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh hạn hẹp, chưa thể đáp ứng nhu cầu PTKT - xã hội địa phương nên cần phải tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho PTKT tỉnh nhà Để thực điều đó, buộc Tây Ninh phải xác định trạng kinh tế tỉnh mức độ nào, thực lực nguồn vốn có để đầu tư PTKT bao nhiêu? Nhu cầu vốn cho đầu tư PTKT tỉnh xem nhân tố ảnh hưởng đến khả HĐV tỉnh, từ đề xuất giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT Tây Ninh hiệu Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh” để thực luận án tiến sỹ với mục tiêu tìm giải pháp thiết thực nhằm tăng cường vốn đầu tư đáp ứng cho nhu cầu PTKT Tây Ninh đến năm 2030 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vốn cho đầu tư PTKT Tây Ninh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 Mục tiêu cụ thể Để đạt mục tiêu chung, nghiên cứu có mục tiêu cụ thể sau: + Đánh giá thực trạng huy động nguồn vốn xã hội để sử dụng vốn cho đầu tư PTKT Tây Ninh + Xác định đo lường mức độ tác động nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho đầu tư PTKT địa phương tỉnh Tây Ninh + Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt mục tiêu nghiên cứu đây, luận án trả lời câu hỏi sau: + Thực trạng vốn đầu tư cho PTKT tỉnh Tây Ninh nào? Trong tổng số vốn đầu tư cho PTKT chủ yếu đầu tư nguồn chính? + Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn cho đầu tư PTKT tỉnh Tây Ninh? + Để tăng cường VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh thời gian tới cần phải tập trung vào giải pháp chủ yếu nào? 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt mục tiêu nghiên cứu đề luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể: o Phương pháp nghiên cứu định tính + Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm khái quát chung vốn đầu tư, kinh nghiệm huy động sử dụng vốn đầu tư địa phương nước để rút học cho Tây Ninh + Luận án sử dụng phương pháp phân tích kế thừa nghiên cứu trước có liên quan để đưa biến kỳ vọng tác động mơ hình hồi quy thêm vào dựa liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 - 2020 + Luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết đạt với thời gian trước với địa phương khác làm sở cho việc đánh giá + Luận án sử dụng phương pháp kế thừa để hệ thống hóa kết nghiên cứu có liên quan đến luận án Kế thừa kết điều tra, khảo sát, quan tâm nghiên cứu số yếu tố đặc thù (vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội,) tác động đến trình huy động sử dụng vốn đầu tư cho PTKT tỉnh Tây Ninh + Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến, khảo sát 230 doanh nghiệp địa bàn tỉnh Tây Ninh nội dung liên quan + Phương pháp điều tra: Luận án tiến hành khảo sát doanh nghiệp địa bàn dựa bảng câu hỏi thiết kế trước hài lịng nhà đầu tư mơi trường đầu tư Tây Ninh Các doanh nghiệp điều tra bao gồm doanh nghiệp thuộc ngành nghề hoạt động, kể TCTD Các thông tin điều tra thông tin quan trọng đối tượng cần cho trình nghiên cứu quan trọng để đề xuất giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án sử dụng mơ hình phân tích khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy đa biến xử lý phần mềm SPSS 22.0 để định lượng yếu tố ảnh hưởng từ đưa số đề xuất yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh Để củng cố thêm luận điểm để đánh giá yếu tố tác động đến VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh, kết nghiên cứu dựa mẫu điều tra bao gồm 230 doanh nghiệp hoạt động địa bàn tỉnh kết hợp sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để đưa phân tích số liệu Mẫu khảo sát tiến hành thực thu thập thời gian 01/10/2020 đến 1/12/2020 1.5 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh Phạm vi nghiên cứu + Phạm vị nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh + Phạm vị liệu nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thuộc giai đoạn năm 2016 - 2020 Số liệu sơ cấp từ tháng 1/ 2020 -12/ 2020 1.6 KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án hướng đến mục tiêu cụ thể gồm + Đánh giá thực trạng huy động nguồn vốn xã hội để sử dụng VĐT cho PTKT Tây Ninh + Xác định đo lường mức độ tác động nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho đầu tư PTKT địa phương tỉnh Tây Ninh + Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 Điểm nghiên cứu lý thuyết: Đề tài sâu nghiên cứu VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh kết hợp nghiên cứu định tính định lượng với hệ thống thang đo đặc thù riêng cho điều kiện địa phương Luận án minh chứng góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng huy động VĐT, sử dụng vốn tác động VĐT PTKT tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 Qua nguồn số liệu thứ cấp, kết hợp với kết điều tra khảo sát 230 doanh nghiệp địa bàn tỉnh Tây Ninh, lượng hóa yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT vào tỉnh Tây Ninh, luận án rút kết luận khách quan kết đạt được, đặc biệt phát hạn chế nguyên nhân hạn chế làm sở đề xuất giải pháp mang tính thực thi cao nhằm tăng cường thu hút vốn để đầu tư cho PTKT đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, giải pháp đưa có sở khoa học, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn mang tính khả thi cao thực tiễn: Luận án phân tích đánh giá thực trạng để nhìn nhận thành quả, hạn chế nguyên nhân HĐV cho đầu tư PTKT Tỉnh thời gian 05 năm gần để đảm bảo chất lượng thông tin xác thực Luận án đề xuất giải pháp kiến nghị thiết yếu cho địa phương để HĐV cho đầu tư PTKT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, từ giúp quyền địa phương tăng cường đầu tư vốn cho PT KT địa phương hiệu Luận án tài liệu đáng tin cậy cho nhà đầu tư tham khảo trước định đầu tư vào địa phương Xét lĩnh vực nghiên cứu có số cơng trình nghiên cứu vốn đầu tư cho PTKT địa phương, như: HĐV đầu tư cho PTKT tỉnh Trà Vinh, cho Tây Nguyên, cho số địa phương Vùng Trung Trung bộ, cho số địa phương Vùng núi Phía Bắc.Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu HĐV cho đầu tư PTKT Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Luận án kết cấu chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu liên quan Chương 3: Mơ hình phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết nghiên cứu thảo luận Chương 5: Kết luận hàm ý sách 1.8 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Từ khung lý thuyết cơng trình nghiên cứu trước đó, tác giả đưa phương pháp nghiên cứu phù hợp, sau tiến hành phân tích thực trạng, đánh giá tác động VĐT PTKT, nhận diện yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT vào tỉnh Tây Ninh, từ rút thành công, hạn chế nguyên nhân để làm sở cho việc đề giải pháp tăng cường VĐT cho PTKT Tây Ninh Khung quy trình nghiên cứu mơ tả sau: Vấn đề nghiên cứu VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh Cơ sở lý thuyết Lý thuyết VĐT cho PTKT Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng (mơ hình EFA hồi quy đa biến) Nghiên cứu thực trạng Các yếu tố tác động đến thu hút VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh (Phân tích thành cơng, hạn chế ngun nhân) Hàm ý sách Giải pháp tăng cường thu hút vốn cho PTKT tỉnh Tây Ninh Chương CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Vốn đầu tư phát triển kinh tế 2.1.1.1 Đầu tư phát triển kinh tế Một số quan điểm đầu tư Từ việc nghiên cứu khái niệm đầu tư, theo tác giả đầu tư hoạt động sử dụng vốn tại, nhằm tạo tài sản vật chất trí tuệ mới, lực sản xuất trì tài sản có, nhằm tạo thêm việc làm mục tiêu PTKT Các hoạt động tạo tài sản vật chất, như: Nhà xưởng, thiết bị Tài sản trí tuệ, như: Tri thức, kĩ năng, làm tăng thêm hay gia tăng lực sản xuất từ tạo thêm việc làm đạt mục tiêu phát triển việc dùng vốn để tiến hành đầu tư Một số quan điểm PTKT Phát triển kinh tế trình tăng tiến từ nhiều hoạt động kinh tế, theo Keynes (1936) phát triển kinh tế gia tăng mặt lượng chất tiêu kinh tế liên quan đến GNP, GNP đầu người hay GDP, GDP đầu người giới hạn nguồn lực kinh tế Như vậy, phát triển kinh tế trình tăng tiến kinh tế thông qua chuyển đổi cấu kinh tế theo hướng tích cực để góp phần gia tăng: GNP, GNP đầu người hay GDP, GDP đầu người, nguồn lực có giới hạn định Một số quan điểm đầu tư PTKT Theo Keynes (1936), Đầu tư PTKT việc sử dụng nguồn vốn có giới hạn nhằm tạo giá trị cải, tài sản tương lai nhằm góp phần gia tăng: GNP, GNP đầu người hay GDP, GDP đầu người Đầu tư PTKT đòi hỏi nhiều loại nguồn lực, bao gồm tiền vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên Theo Harrod, R F Domar, E (1946) Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung tổng cầu kinh tế vật tư, thiết bị, công nghệ Qua đó, tác động đến tổng cầu làm tổng cầu tăng lên 2.1.1.2 Các loại vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương Thứ nguồn vốn NSNN Theo Lê Thị Mận, (2019) Nguồn vốn NSNN bao gồm có thành phần nguồn thu mang tính chất thuế nguồn thu khơng mang tính chất thuế Thứ hai nguồn vốn NHTM Theo Trầm Thị Xuân Hương, (2016) Nguồn vốn ngân hàng thương mại gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay nguồn vốn khác Thứ ba, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước Đầu tư trực tiếp nước (Foreign Direct Investment - FDI) việc nhà đầu tư nước đưa vốn vào nước trực tiếp tham gia điều hành để trực tiếp đạt mục đích để thực sách kinh tế, trị tùy theo mục đích, địa vị tính tốn Thứ tư nguồn vốn từ doanh nghiệp nước Nguồn vốn lấy chủ yếu từ doanh nghiệp mà nhà nước có vốn góp chi phối, nguồn bao gồm từ lợi nhuận giữ lại doanh nghiệp, vốn ban đầu từ nhà nước, nguồn vốn đóng góp lớn vào tổng nguồn vốn đầu tư phát triển Thứ năm nguồn vốn tư nhân Nguồn vốn đầu tư tư nhân nước bao gồm: Vốn tiết kiệm dân cư, vốn doanh nghiệp tư nhân, vốn hợp tác xã Nguồn vốn khu vực dân cư khoản thu nhập lại sau tiêu dùng, tiết kiệm hộ gia đình tồn nhiều hình thức tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm ngắn, trung dài hạn dự trữ (ngoại tệ, vàng, đá quý, bất động sản) Thứ sáu nguồn vốn hỗ trợ phát triển thức (Official development assistance funds - ODA) ODA thường nước phát triển sử dụng để đầu tư cải thiện sở hạ tầng KT - XH, xây dựng đường giao thơng, phát triển lượng, ODA đ óng vai trò quan trọng việc đầu tư PTKT địa phương Thứ bảy nguồn vốn huy động từ thị trường tài quốc tế Thơng qua thị trường tài quốc tế để thu hút nguồn vốn dài dạn dùng đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu quốc tế Thứ tám nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu địa phương Số tiền thu phát hành trái phiếu địa phương sử dụng vào mục đích khác Tuy nhiên phản ánh chung với tính chất dịch vụ công Như đảm bảo cho đầu tư mang đến lợi ích tiềm lâu dài Như xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá giao thông địa phương Củng cố cho nhiều ngành lĩnh vực khác 2.1.2 Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế 2.1.2.1 Các tiêu phản ánh mức độ huy động vốn đầu tư Sự cần thiết: HĐV cho đầu tư PTKT trình xác định, tìm kiếm nguồn tài cho hoạt động đầu tư Để tiến hành hoạt động đầu tư cần phải giải toán vốn, Chỉ tiêu phản ánh mức độ huy động vốn đầu tư: s Khối lượng VĐT: Chỉ tiêu phản ánh số lượng VĐT tăng thêm kỳ - Tổng mức huy động: Là tổng số VĐT nhà đầu tư thực kỳ theo dự án định cấp phép hay đăng ký đầu tư - Tỷ lệ VĐT thực so với nhu cầu kế hoạch: Chỉ tiêu phản ánh kết huy động vốn đạt so với nhu cầu, kế hoạch đề ra, tiêu tính: - Tốc độ (TĐ) tăng trưởng VĐT: Được tính cách lấy chênh lệch quy mô HĐV kỳ

Ngày đăng: 14/08/2023, 20:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ mô hình nghiên cứu: - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Sơ đồ m ô hình nghiên cứu: (Trang 130)
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến có liên quan các nghiên cứu trước và dấu kỳ vọng - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến có liên quan các nghiên cứu trước và dấu kỳ vọng (Trang 131)
Hình 3.2. Phương pháp nghiên cứu về HĐV cho đầu tư PTKT của Tỉnh - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 3.2. Phương pháp nghiên cứu về HĐV cho đầu tư PTKT của Tỉnh (Trang 136)
Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho ĐTPT - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho ĐTPT (Trang 138)
Bảng 3.3. Kết quả KMO and Bartlett's Test EFA - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 3.3. Kết quả KMO and Bartlett's Test EFA (Trang 146)
Bảng 3.4. Ma trận xoay EFA - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 3.4. Ma trận xoay EFA (Trang 147)
Bảng 3.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s test biến phụ thuộc - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 3.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s test biến phụ thuộc (Trang 150)
Bảng 3.7. Kiểm định Eigenvalues biến phụ thuộc - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 3.7. Kiểm định Eigenvalues biến phụ thuộc (Trang 151)
Bảng 3.8. Ma trận nhân tố biến phụ thuộc - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 3.8. Ma trận nhân tố biến phụ thuộc (Trang 151)
Bảng 3.9. Ma trận hệ số tương quan - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 3.9. Ma trận hệ số tương quan (Trang 152)
Bảng 4.1. Tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Tây Ninh giai - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.1. Tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Tây Ninh giai (Trang 156)
Bảng 4.2. Nguồn vốn đầu tư - phân theo nguồn (2016 - 2020) - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.2. Nguồn vốn đầu tư - phân theo nguồn (2016 - 2020) (Trang 157)
Bảng 4.3. Đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương (2016 - 2020) - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.3. Đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương (2016 - 2020) (Trang 160)
Hình 4.2. Vốn đầu tư khu vực dân doanh (2016 - 2020) - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 4.2. Vốn đầu tư khu vực dân doanh (2016 - 2020) (Trang 161)
Hình 4.3. Vốn đầu tư FDI (2016 - 2020) - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 4.3. Vốn đầu tư FDI (2016 - 2020) (Trang 162)
Bảng 4.4. Tổng nguồn vốn đầu tư - phân theo ngành (2016 - 2020) - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.4. Tổng nguồn vốn đầu tư - phân theo ngành (2016 - 2020) (Trang 163)
Hình 4.4. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư - phân theo ngành (2016 - 2020) - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 4.4. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư - phân theo ngành (2016 - 2020) (Trang 164)
Bảng 4.5. Hệ số ICOR của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.5. Hệ số ICOR của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 (Trang 166)
Bảng 4.6. Các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.6. Các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính (Trang 173)
Bảng 4.7. Kết quả R bình phương và Durbin-Watson - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.7. Kết quả R bình phương và Durbin-Watson (Trang 174)
Bảng 4.8. Kết quả hệ số VIF - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.8. Kết quả hệ số VIF (Trang 175)
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy (Trang 175)
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Kolmogorov phần dư - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Kolmogorov phần dư (Trang 175)
Bảng 4.10 cho biết biến CSHT, TTHC, và QDPL có ý nghĩa với độ tin cậy 99%, biến CSDT, HTTH, XTTM, NGNL có ý nghĩa với độ tin cậy 95% - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.10 cho biết biến CSHT, TTHC, và QDPL có ý nghĩa với độ tin cậy 99%, biến CSDT, HTTH, XTTM, NGNL có ý nghĩa với độ tin cậy 95% (Trang 176)
Bảng 4.11. So sánh giả thuyết nghiên cứu - Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 4.11. So sánh giả thuyết nghiên cứu (Trang 178)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w