Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận
4.1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Cho biết thế giới khách quan là một thể thống nhất trong đó các sự vật hiện tượng không tồn tại cô lập mà chúng liên hệ ràng buộc với nhau.Vận dụng phương pháp này giúp ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu chi ngân sách nhà nước, xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế - xã hội với tình hình thu chu ngân sách, mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ chế quản lý thu chi ngân sách.
4.1.2 Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Mỗi sự vật hiện tượng đều có quy trình phát triển vận động nhất định từ lúc mới hình thành Muốn hiểu được bản chất của các sự vật hiện tượng phải xem xét các mặt, các yếu tố, các quy trình của sự vật hiện tượng cũng như tính lịch sử của nó.
Phương pháp thu thập tài liệu
4.2.1 Tài liệu thứ cấp : Thông qua nguồn số liệu từ phòng tài chính huyện, sách báo, mạng internet…
Xử lý số liệu
quản lý có kinh nghiệm trong phòng tài chính huyện, thông qua sự giúp đỡ của các nhân viên trong phòng tài chính.
4.3.1.Phương pháp thống kê mô tả : Đây là phương pháp phổ biến khi nghiên cứu vì muốn đánh giá đúng đắn, chính xác của quá trình thu chi ngân sách ta cần phải thu thập các số liệu có liên quan.
4.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu : So sánh các số liệu của các năm với nhau để thấy được sự biến động của các khoản thu, chi thể hiện ở các số tương đối, số tương đối kết cấu, số bình quân… Qua đó giúp ta nhận xét được quá trình quản lý hoạt động thu chi ngân sách trên địa bàn.
4.3.3 Phương pháp toán, đồ thị : Sử dụng phương pháp toán bằng các loại biểu đồ, đồ thị nhằm thể hiện một cách sinh động, dễ hiểu quá trình thu và chi ngân sách.
4.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- So sánh giữa tình hình dự toán ngân sách và việc thực hiện quyết toán ngân sách : Từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá về tình hình thu , chi ngân sách của huyện.
- Cân đối ngân sách Nhà nước : Ngân sách nhà nước phải cân đối tức là thu phải cân bằng với chi, làm sao để thu ngân sách tối đa nhưng vẫn kích thích sản xuất Vì vậy phải mở rộng diện thu, thu đúng và thu đủ.
Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và các phần kết luận thì nội dung khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài.
Chương II: Thực trạng thu chi ngân sách huyện Phú Xuyên
Chương III: Một số giải pháp quản lý thu chi ngân sách nhà nước của huyện trong thời gian tới.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm và bản chất ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Trong hệ thống tài chính thống nhất NSNN là khâu tài chính tập trung giữa vai trò chủ đạo Nó là nguồn lực tài chính được hình thành sớm nhất, ra đời tồn tại, phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý Nhà Nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ Cho đến nay thuật ngữ “Ngân sách Nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia Quan niệm về ngân sách Nhà nước khác nhau tuỳ theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển: “ NSNN là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của Chính Phủ, được thiết lập hàng năm”.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế Nga: “ NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước”
Theo luật NSNN đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 2, năm 2002 đã khẳng định “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Năm ngân sách ( hay còn gọi là năm tài chính, năm tài khoá ) là giai đoạn mà trong đó dự toán thu – chi của Nhà nước đã được Quốc hội phê chuẩn và có hiệu lực thi hành Ở Việt Nam năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Chu trình ngân sách có 3 khâu nối tiếp nhau: Lập dự toán ngân sách,chấp hành ngân sách và cuối cùng là quyết toán ngân sách Nhà nước Thời gian của một chu trình ngân sách ( tính từ lúc lập dự toán cho đến khi quyết toán ngân sách) không trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian một năm ngân sách.
1.1.1.2 Bản chất ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Do đó, NSNN gắn liền với chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền Nhà nước thực hiện được nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình Ở mỗi giai đoạn phát triển người ta có các quan điểm khác nhau về NSNN Tuy nhiên quy tụ lại chúng đều thể hiện bản chất của NSNN theo những khía cạnh sau đây:
- Xét về phương diện pháp lý: NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành
- Xét về nội dung kinh tế: NSNN là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối giữa các thành viên Đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và các tổ chức KT-XH, các tầng lớp dân cư
- Xét về tính chất xã hội: NSNN là một công cụ kinh tế nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước
Tóm lại, NSNN là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của nhà Nước Các quan hệ kinh tế này đã cấu thành nên bản chất của NSNN và nảy sinh do Nhà nước tiến hành các khoản thu, chi trên cơ sở luật định do Nhà nước quy định.
1.1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước
Xuất phát từ bản chất của NSNN và trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn thì vai trò quản lý kinh tế - xã hội của NSNN cũng được thay đổi theo để NSNN thực sự là công cụ quan trọng của chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia Vai trò của NSNN có thể đề cập ở nhiều nội dung,song có thể khái quát trên 3 khía cạnh sau:
Ngân sách Nhà nước là công cụ tập trung nguồn tài chính đảm bảo duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy Nhà nước, là công cụ chủ yếu phân bổ các nguồn tài chính quốc gia, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững Điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của NSNN nhằm vừa kích thích vừa gây sức ép với các doanh nghiệp, nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế
+ Ngân sách Nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên sơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Đây là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền.
+ Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế kinh doanh Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn thuế, giảm thuế,… có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp.
Ngân sách Nhà nước là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Việc thực hiện các nhiệm vụ này không vì mục tiêu lợi nhuận
+ Thông qua các khoản chi Ngân sách cho việc thực hiện các vấn đề xã hội như chi hoạt động bộ máy nhà nước, lực lượng quân đội, công an, chi giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao… Bên cạnh đó, hàng năm Chính Phủ vẫn có sự chú ý đặc biệt đối với các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi trợ cấp xã hội, các loại trợ giúp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước,…), các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, các chương trình quốc gia về chống mù chữ, chống dịch bệnh, các chi phí cho việc cung cấp hàng hoá công cộng.
ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN
Phú Xuyên là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, huyện có 2 thị trấn là thị trấn Phú Xuyên và thị trấn Phú Minh cùng 26 xã: Tri Thủy, Bạch Hạ, Quang Lãng, Minh Tân, Hồng Minh, Phượng Dực, Đại Thắng, Tri Trung, Văn Hoàng, Phú Túc, Hoàng Long, Quang Trung, Nam Triều, Tân Dân, Sơn
Hà, Chuyên Mỹ, Phúc Tiến, Vân Từ, Đại Xuyên, Phú Yên, Châu Can, Văn Nhân, Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Khai Thái Huyện được chia thành
2 vùng là phía Tây và phía Đông phân cách bởi Quốc lộ 1A Phú Xuyên là huyện cửa ngõ nằm trên trục giao thông quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh phía nam, có 3 tuyến đường: đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, có sông Hồng chạy ven bờ nam và sông Nhuệ chạy dọc chiều bắc nam trên phần đất phía tây của huyện, Phú Xuyên có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng
Về vị trí địa lý : Phú Xuyên nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 35 km về phía nam Huyện có diện tích tự nhiên là 171,046 km2 Phía đông giáp sông Hồng; phía bắc giáp huyện Thường Tín và Thanh Oai, Hà Nội; phía nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp huyện Ứng Hoà, Hà Nội
Khí hậu : Khí hậu của huyện có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít Nằm trong vùng nhiệt đới, huyện Phú Xuyên quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao, có độ ẩm và lượng mưa khá lớn
2.1.2 Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số huyện Phú Xuyên là 190.665 người, mật độ dân số là 1114 người/km 2 , dân số trong độ tuổi lao động là 106.618 người.
Tình hình dân cư các xã, thị trấn của huyện được thể hiện trong bảng (2.1) sau :
Bảng (2.1) : Bảng phân bố dân cư các xã, thị trấn của huyện
T Tên đơn vị Dân số năm 2008
( Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên năm 2008 )
Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số huyện là 186.437 người, năm
2008 là 190.665 người Như vậy, trong 4 năm dân số của huyện tăng 4.228 người, tương ứng với 2,27%, mức tăng dân số trung bình hàng năm trong giai đoạn này là 0,57%
Bảng (2.2) : Dân số phân theo giới tính và khu vực thành thị - nông thôn ĐVT : Người
( Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên năm 2008)
Nhìn chung dân số sống ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn khu vực thành thị, cho thấy dân số của huyện vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông.
Bảng (2.3) : Lao động và nguồn lao động của huyện qua 2 năm
Các chỉ tiêu Năm 2007 (người) Năm 2008
Dân số trong độ tuổi lao động 106.306 106.618
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 96.225 97.072
1 Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 41.321 41.468
( Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên năm 2008 )
Qua biểu số liệu trên, có thể thấy số người làm việc trong ngành nông nghiệp giảm đi, số người làm trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng lên qua 2 năm Theo số liệu của phòng thống kê, dân số toàn huyện năm 2007 là 189.158 người, trong đó có 106.306 người trong độ tuổi lao động Dân số toàn huyện năm 2008 là 190.665 người, trong đó có 106.618 người trong độ tuổi lao động Qua 2 năm lượng lao động mới bổ sung vào lực lượng lao động là 312 người Từ đó cho thấy nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế Phú Xuyên hiện tại chủ yếu vẫn là nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp đã có từ lâu đời nhưng chưa phát triển Phú Xuyên có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu như Chuyên Mỹ là làng nghề khảm trai truyền thống; thêu ren ở Sơn Hà, Dân Chủ (Phúc Tiến), Nam Tiến; nghề làm giấy ở Hồng Minh; nghề may mặc ở Đại Xuyên, Vân Từ; nghề đóng giày ở Phú Yên; nghề dệt lụa ở Quang Trung; nghề mây tre đan ở Minh Tân,… Tiếp tục phát huy vốn nghề thủ công truyền thống, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, đạt 252,03 tỷ đồng năm 2003, tăng 7,7% so với năm 2002 Trong đó, các ngành hàng đạt mức tăng trưởng cao là: may mặc 51%, hàng mây tre đan xuất khẩu 22,1%, khảm, sơn mài 24,5%, cơ khí và công nghiệp khác 43,4%.
Từ năm 2005 đến nay, kinh tế của huyện có những biến động theo hướng tích cực Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9,8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 11,6%; cơ cầu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp : Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2008 là 17.755 ha, tăng hơn so với năm 2007 là 20 ha, năng suất cây lương thực cũng tăng từ 60,8 ta/ha lên 64,4 ta/ha Chăn nuôi cũng phát triển khá và có bước chuyển biến tích cực, giá trị chăn nuôi năm
2008 chiếm 36,4% trong sản xuất nông nghiệp, đàn trâu bò có 3.949 con, đàn lợn có 64.530 con trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 13.284 tấn,tổng đàn gia cầm đạt 828.300 con, chăn nuôi thuỷ sản đạt 2.670 tấn.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động : sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua có tiến bộ Năm 1999, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn là 75%, công nghiệp – xây dựng là 9,3%, dịch vụ - thương mại là 15,7%. đến năm 2005 lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm xuống còn 59,8%, công nghiệp – xây dựng là 27,7% (không kể còn khoảng 7 – 10% lao động nông nghiệp có tham gia vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong thời gian nông nhàn, làm từ 2 – 3 tháng/năm), dịch vụ - thương mại là 12,5% Số người chưa có việc làm đã giảm đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp, sử dụng thời gian nhàn rỗi của lao động nông thôn từ 75,15% lên 79,2% Năm 2008, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, nông nghiệp chỉ chiếm 37%, công nghiệp – xây dựng chiếm 37%, thương mại - dịch vụ chiếm 26%
2.1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Giáo dục đào tạo : đến nay huyện đã xây dựng được hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, có đầy đủ các cấp học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, công tác khuyến học được chú ý, đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 1997, đến năm 2005 có 9 trường đạt chuẩn quốc gia Về chương trình kiên cố hoá trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học của huyện đã được thực hiện có hiệu quả Tuy thế, huyện vẫn còn một số tồn tại như : đội ngũ giáo viên còn thiếu ở cục bộ ở các môn thể chất, âm nhạc, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tuy đã có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cao của chương trình giáo dục và đào tạo mới.
- Về sự nghiệp y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng : Huyện có một bệnh viện nằm tại trung tâm huyện và 1 phòng khám đa khoa khu vực. Tổng số giường bệnh là 259 và 268 cán bộ y tế, trong đó có 55 bác sỹ Cơ sở vật chất phục vụ cho khám và điều trị không ngừng được tăng cường Huyện có 33 cơ sở khám chữa bệnh trong đó có 31 trạm y tế xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp Các trạm xá đều được xây dựng kiên cố, mỗi trạm xá có 5 giường bệnh Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân đạt được nhiều kết quả : thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, dân số, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phòng chống HIV… Tuy nhiên, trong lĩnh vực này còn tồn tại một số vấn đề như công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng còn yếu.
- Về mức sống chính sách xã hội : Đời sống người dân tronh huyện đã được cải thiện đáng kể Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,97 triệu đồng, gấp 1,75 lần so với năm 2000 Công tác xoá đói giảm nghèo có nhiều cố gắng, đã giải quyết cho trên 5800 hộ vay tiền để phát triển kinh tế trong chương trình xoá đói giảm nghèo.
- Về sự nghiệp văn hoá – thông tin – phát thanh, truyền hình : Công tác xây dựng thiết chế văn hoá, thông tin trên địa bàn : 100 % các làng cụm dân cư có điểm sinh hoạt văn hoá thể thao, 113 làng có nhà văn hoá đạt 70,6%. Ngoài ra còn có 50 câu lạc bộ chuyên đề do ngành văn hoá thông tin quản lý đang hoạt động trên địa bàn các xã, thị trấn và 18 cơ sở bưu điện văn hoá xã, hầu hết các xã đều có tủ sách pháp luật Vấn đề bảo tồn và giữ gìn di tích văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể đã được quan tâm bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo các nơi thờ tự và di tích lịch sử văn hoá Kết quả hoạt động văn hoá, thông tin: huyện có đài phát sóng đặt ở trung tâm huyện đã phủ sóng trên phạm vi toàn huyện, các xã đều có hệ thống truyền thanh xã Công tác quản lý nhà nước về văn hoá thể thao đã đi vào nề nếp, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng làng văn hoá, cơ quan, doanh nghiệp văn hoá được quan tâm.
2.1.3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN
2.2.1 Thực trạng thực hiện dự toán thu chi ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009
2.2.1.1 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách qua 3 năm 2007-2009
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Vì vậy, việc dự toán thu, chi ngân sách là việc làm rất quan trọng, nhằm đặt ra mục tiêu để thực hiện cho tốt
Tình hình dự toán thu ngân sách những năm qua như bảng (2.4) dưới đây:Qua biểu số liệu ta thấy khoản thu thuế thu nhập cá nhân, thu đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trong năm 2007 và 2008 không có trong dự toán nhưng đến năm 2009 được đưa vào dự toán Thuế chuyển quyền sử dụng đất trong năm 2007 và năm 2008 đều là 200 triệu đồng nhưng năm 2009 không có trong dự toán Năm 2009, tiền thu quốc doanh không có trong dự toán Đó là do có một số thay đổi trong chính sách của nhà nước đối với thu ngân sách của huyện Tổng thu ngân sách huyện trong dự toán tăng dần theo các năm nhưng hầu hết các khoản thu này đều do cấp trên bổ sung Các khoản thu, chi trong dự toán đều được cân đối và rõ ràng
Tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách năm 2007 và 2008 cho các cấp ngân sách theo quyết định số 1222QĐ/UBND ngày 14 thág 7 năm 2006 của UBND tỉnh Hà Tây.
Từ tháng 8/2008, huyện Phú Xuyên nói riêng và tỉnh Hà Tây nói chung được sáp nhập vào thành phố Hà Nội Tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách năm 2009 cho các cấp ngân sách theo quyết định số 52 ngày 16/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội.
Bảng (2.4): Dự toán thu NSNN huyện Phú Xuyên ĐVT : 1000.000đ
5 Thuế thu nhập cá nhân 582
6 Thu tiền sử dụng đất 21.000 60.590 22.800
8 Thuế chuyển quyền SD đất 200 200
11 Thu đền bù thiệt hại khi NN thu hồi đất 3.800
II Tổng thu NS huyện 118.972 171.665 273.006
( Nguồn : Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Phú Xuyên) 2.2.1.2 Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách qua 3 năm 2007-2009
Do tháng 8/2008, tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội nên tình hình dự toán chi ngân sách trên địa bàn huyện có một số thay đổi Đó là:năm 2009 có một số khoản chi mà trong năm 2007 và năm 2008 chưa có như chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp môi trường Nhìn chung, dự toán chi NSNN của huyện qua 3 năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước Dự toán chi NSNN do HĐND huyện giao lần lượt là: Năm 2007 dự toán chi 118.972 triệu đồng; năm 2008 dự toán chi 171.665 triệu đồng; năm 2009 dự toán chi 273.006 triệu đồng.
Tình hình dự toán chi ngân sách những năm qua như bảng (2.5) dưới đây:
Bảng (2.5): Dự toán chi NSNN huyện Phú Xuyên ĐVT : 1000.000đ
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm2009
1 Chi đầu tư cấp huyện 2.085 4.782 22.800
2 Chi đầu tư cấp xã 17.525 46.718 73.500
II Sự nghiệp giáo dục đào tạo 55.200 66.967 70.180
III Mua sắm,sửa chữa lớn
IV Chi sự nghiệp y tế 7.122
VI Sự nghiệp VHTT,TDTT 787 986 2.763
VII Đảm bảo xã hội 2.428 2.959 13.700
VIII Quản lý hành chính 7.437 9.798 12.153
5 Kinh phí cải cách hành chính 200 50 300
6 Kinh phí hoạt động của ban chỉ đạo huyện
IX Quốc phòng an ninh 710 780 2.660
XI Chi ngân sách xã 23.748 27.683 40.856
( Nguồn : Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Phú Xuyên)
2.2.2 Thực trạng thu chi ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009
2.2.2.1 Thực trạng thu ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009
Phú Xuyên là huyện ngoại thành Hà Nội, được sự quan tâm của các cấp, các ngành nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo thu ngân sách nhà nước được quan tâm ngay từ đầu các năm Huyện uỷ đã có chỉ thị về công tác thu, mặt khác vai trò chỉ đạo của UBND huyện chú trọng và quan tâm hơn nên việc hoạt động thu ngân sách huyện trong các năm có nhiều chuyển biến tích cực.Đối với huyện Phú Xuyên, các khoản thu ngân sách trong giai đoạn 2007 –
2009 hầu hết đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra Điều này được thể hiện qua bảng (2.6) dưới đây:
Bảng (2.6) cho thấy tổng thu ngân sách nhà nước tăng cao trong năm
2008 nhưng lại giảm trong năm 2009 Cụ thể năm 2007 đạt 79.236 triệu đồng, năm 2008 đạt 171.051 triệu đồng, năm 2009 đạt 54.474 triệu đồng.
Năm 2007, tổng thu ngân sách nhà nước là 79.236, đạt 195% so với dự toán HĐND huyện giao, 11/11 chỉ tiêu đều hoàn thành kế hoạch, có nhiều chỉ tiêu hoàn thành cao hơn so với dự toán như thu quốc doanh đạt 488%, lệ phí trước bạ đạt 261 %, thu tiền sử dụng đất đạt 254,7 %, thuế chuyển quyền SD đất đạt 223,5% Tổng thu NSNN năm 2007 đạt kết quả cao, có 11/11 chỉ tiêu thu đều hoàn thành Một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức cao như:
- Thu lệ phí trước bạ tăng 161%, thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng 123,5% thể hiện sự phối hợp giữa các ngành, các xã, thị trấn trong việc triển khai việc thu tiền cấp đất đồng thời thu lệ phí trước bạ Các xã, thị trấn đã bám sát quá trình chuyển nhượng trong địa bàn dân cư và thực hiện thu kịp thời.
- Thu tiền sử dụng đất tăng 154,7% do có sự chỉ đạo sát sao của ban thường vụ huyện uỷ, thường trực HĐND, thường trực UBND huyện về cấp đất giãn dân, đấu giá đất giành nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng UBND huyện đã thành lập tổ công tác gồm các ngành của huyện xuống cơ sở hướng dẫn và đôn đốc, mặt khác năm 2007 huyện có cơ chế chi hỗ trợ kinh phí phần ngân sách huyện được hưởng cho các xã, thị trấn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch để động viên các xã, thị trấn trong quá trình thực hiện thu về đất
- Thu tiền thuê đất tăng 37,7% do có sự điều chỉnh giá thuê đất trong năm và một số hợp đồng thuê đất mới phát sinh.
- Phí và lệ phí tăng 41,3% do thu một lần bán đấu thầu ki - ốt chợ thị trấn Phú Minh.
- Thu khác ngân sách tăng 134,3%, chủ yếu nguồn thu này của Công an trạm Đỗ Xá thu phạt giao thông, phần này tỉnh hưởng 100%.
- Thu quốc doanh tăng 388% do thu của đơn vị thi công ngoài tỉnh nộp như Công ty cầu đường 10 thi công đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; công ty cổ phần đê kè Hải Dương.
Nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại chưa có giải pháp tích cực như thu cố định tại xã, thị trấn còn 16 xã không hoàn thành dự toán Nguồn thu NSNN trên địa bàn còn thấp, nếu không tính phần thu để chi đầu tư thì thu NSNN để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên chỉ chiếm 20% Các dự án đầu tư trên địa bàn còn ít, quản lý thu ngân sách còn thất thu ở một số lĩnh vực. Một số xã, thị trấn không hoàn thành dự toán giao thu thường xuyên bao gồm thu tại xã và các khoản thu điều tiết, cụ thể các xã : Bạch Hạ, Nam Phong, Thuỵ Phú, Hồng Minh…
Năm 2008, tổng thu ngân sách nhà nước là 171.051, đạt 213,8 % so với dự toán được giao, có 10/11 chỉ tiêu thu hoàn thành dự toán Một số chỉ tiêu thu vượt cao so với dự toán như thu tiền sử dụng đất đạt 237,3%, thu lệ phí trước bạ đạt 960,67% , thu chuyển quyền sử dung đất đạt 797%, thu quốc doanh đạt 430% Các khoản thu vượt cơ bản là các khoản thu từ việc cấp đất giãn dân và phát sinh do các doanh nghiệp nhà nước ngoài địa bàn thi công xây dựng trên địa bàn nộp vào Nhưng còn một số khoản thu còn tồn tại nhiều năm chưa có giải pháp khắc phục Chỉ tiêu thu cố định tại xã đạt 143,3% so với dự toán nhưng thực tế có 5 xã không hoàn thành dự toán đó là các xã Hồng Thái, Hồng Minh, Tân Dân, Nam Phong, Bạch Hạ Năm 2008 được sự quan tâm chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện nên ngay từ đầu năm chi cục thuế đã chủ động giao kế hoạch thu, bám sát số thu phát sinh từng tháng, quý Do vậy kết quả thu NSNN đã hoàn thành vượt mức cả năm, có 10/11 chỉ tiêu thu hoàn thành dự toán giao.
- Thu tiền sử dụng đất tăng 137,3%, lệ phí trước bạ tăng 860,67%( trong đó tăng do thu trước bạ xe máy là 1200 triệu đồng); thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng 697% Các khoản thu từ đất năm 2008 được sự chỉ đạo của UBND huyện, các xã, thị trấn tăng cường thực hiện việc cấp đất giãn dân để giành nguồn kinh phí đối ứng cho các công trình xây dựng cơ bản đã được ghi vốn.
- Các khoản thu như : thu quốc doanh tăng 330% do có ghi thu thanh lý khu tập thể nhà máy thị trấn Phú Minh 782 triệu đồng; thu tại xã tăng do trong năm một số xã giao đấu thầu và thu tồn đọng hợp đồng của năm trước.
Một số vấn đề còn tồn tại đó là : thu NSNN trên địa bàn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách Các dự án thuê đất đầu tư trên địa bàn còn ít, một số dự án chậm đi vào sản xuất kinh doanh Một số xã, thị trấn không hoàn thành chỉ tiêu giao thu thường xuyên, cụ thể : Về thu cố định có Hồng Thái đạt 20%, Hồng Minh đạt 20%, Tân Dân đạt 39%, Nam Phong đạt 26%, Bạch Hạ không thu được đồng nào về thu cố định Về thu phí và lệ phí có Châu Can đạt 25%, Sơn Hà đạt 25%, Hoàng Long đạt 18%, Nam Phong đạt 26% Về thu ngoài quốc doanh có thị trấn Phú Xuyên đạt 37%, Phú Túc đạt 30%, Sơn Hà đạt 31%, Tri Thuỷ đạt 45%.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
Định hướng quản lý ngân sách nhà nước huyện Phú Xuyên
Từ những phương hướng nhiệm vụ chiến lược của Đảng, căn cứ vào tình hình thực hiện của địa phương, Đảng bộ huyện Phú Xuyên đã xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 là "Khai thác tiềm năng sẵn có của huyện, mục tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11,7%,thu nhập bình quân đầu người đạt trên 57 triệu đồng/năm, tỷ lệ huy động ngân sách đạt khoảng 10% vào năm 2015 và khoảng 12% vào năm 2020" Về ngân sách huyện Phú Xuyên đề ra một số phương hướng để tăng cường quản lý ngân sách trên địa bàn.
Ngân sách Nhà nước phải được tập trung thống nhất, có phân cấp, phân công, tạo thế chủ động sáng tạo cho các cấp ngân sách trong quản lý xây dựng kế hoạch và điều hành ngân sách.
Chủ động trong các khâu lập dự toán, thực hiện dự toán ngân sách trên cơ sở đề cao trách nhiệm của chính quyền cấp (huyện, xã), tổ chức quản lý điều hành có hiệu quả.
Khai thác triệt để nguồn thu vào NSNN, đồng thời tích cực phát triển nuôi dưỡng nguồn thu, trên quan điểm kích thích nền kinh tế phát triển đảm bảo tăng nguồn thu một cách vững chắc cho NSNN, tiến tới tự cân đối thu, chi được ngân sách cấp huyện. Đảm bảo tính thống nhất của NSNN, giải quyết tốt các mối quan hệ tài chính giữa Trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau, trên cơ sở bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải đảm bảo cân bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các xã trên địa bàn, chú trọng đầu tư vào các hạng mục xây dựng cơ bản có hiệu quả kinh tế cao, giao thông thuỷ lợi ,thực hiện tiết kiệm và hiệu quả trong chi ngân sách Nhà nước, chống tham nhũng lãng phí của công đảm bảo phân bổ ngân sách Nhà nước cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và đảm bảo được yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước.
Giải pháp về quản lý thu ngân sách
Là huyện giàu tiềm năng có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động dồi dào Kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, thuỷ lợi,lưới điện được đầu tư xây dựng mạnh từ nhiều năm nay, trình độ dân trí được nâng lên, cộng với sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng bộ huyện PhúXuyên, thể hiện bằng các nghị quyết, chỉ thị phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện, đó là điều kiện tiền đề quan trọng để tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, để nền kinh tế huyện ngày càng phát triển,huyện cần chủ động sáng tạo khơi dậy những tiềm năng sẵn có, biến nó thành sức mạnh kinh tế để sức mạnh kinh tế để phục vụ cho địa phương cụ thể.
- Bằng các biện pháp kích cầu của Chính Phủ, liên quan đến miễn giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế đối với thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp, chi cục thuế phải quản lý tốt các số thu phát sinh trên địa bàn, tận thu, khai thác nguồn thu mới nhằm bù đắp các khoản hụt thu Ngành thuế phối hợp với cơ quan liên quan, các xã, thị trấn rà soát lại các khoản thu; đặc biệt là chỉ tiêu thu ngoài quốc doanh, các khoản uỷ nhiệm thu cho xã, thị trấn, cần có kế hoạch chia ra tháng, quý để thực hiện.
- UBND huyện thành lập tổ công tác hỗ trợ các xã, thị trấn về các thủ tục triển khai cấp đất, đấu giá đất, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Cần duy trì tổ công tác giải quyết về cấp đất, đấu giá đất, các cơ quan tham gia tổ công tác giành nhiều thời gian cho cán bộ tham gia tổ công tác xuống cơ sỏ hướng dẫn, đôn đốc.
- UBND các xã, thị trấn cần tăng cường chỉ đạo cán bộ thu, rà soát các khoản thu tại xã đã giao trong dự toán, bám sát số thu phát sinh mới Hàng quý phải xem xét số thu thực hiện so với dự toán để có những chỉ đạo sát sao thích hợp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền các luật thuế, các chính sách thu của nhà nước; công tác thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng nộp thuế Quản lý nguồn thu, chống thất thu về hộ, về doanh thu tính thuế, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm về thuế.
- Khai thác triệt để nguồn thu nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên bảo đảm ngày càng tăng thu cho NSNN.
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Cần áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng và phát triển nhiều cánh đồng (50 triệu đồng/ha/năm) Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn.
- Cần có chính sách cụ thể huy động và khích lệ các thành phần kinh tế, tập trung đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện khơi dậy tiềm lực tài chính cho ngân sách huyện.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các xã, các ngành có liên quan để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về nghĩa vụ thu nộp thuế là trách nhiệm nghĩa vụ của mọi công dân đối với Nhà nước, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại để tăng sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Tiếp tục rà soát các khoản thu theo hợp đồng, thu ngoài quốc doanh, thực hiện thu đúng, thu đủ theo kế hoạch, chống thất thu, không để nợ đọng
Việc quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện cần tập trung vào các chỉ tiêu thu chủ yếu sau:
- Đối với thuế công thương ngoài quốc doanh tổ chức rà soát, phân loại hộ kinh doanh theo đúng với sổ bộ thuế đã đăng ký, thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ như: Sử dụng các loại hoá đơn, chứng từ, tem dán, mở sổ sách kế toán, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời, giám sát kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh thực tế của các hộ, tránh tình trạng thất thu thuế, điều chỉnh kịp thời mức thu đối với các hộ thu theo hình thức khoán Đảm bảo công bằng, công khai mức thuế, tránh sự thắc mắc trong các đối tượng nộp thuế.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phải kiểm tra nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, thực hiện tốt công tác thống kê, kế toán theo quy định hiện hành, áp dụng thuế giá trị gia tăng một cách có hiệu quả.
- Đối với thu thuế nhà đất: Thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, lệnh thuế nhà đất, phải kiểm tra việc kê khai nộp thuế nhà đất của các hộ theo đúng quy định, quản lý chặt chẽ sổ bộ thuế theo quy định, tránh tình trạng bị bỏ ngoài sổ sách các đối tượng nộp thuế nhà đất.
- Đối với tiền thuê mặt đất, mặt nước: Cần kiểm tra đánh giá cụ thể tình hình thực hiện của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân, được Nhà nước cho thuê mặt đất, mặt nước để thu đúng, thu đủ nguồn thu này vào ngân sách Nhà nước.
- Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất: Cần tiến hành kiểm tra, rà soát các đối tượng thực hiện mua bán nhà đất nhưng chưa làm thủ tục sang tên, đồng thời thu dứt điểm số phát sinh nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Đối với thu cấp quyền sử dụng đất: Cần có kế hoạch quy hoạch các khu dân cư ở các trung tâm thị trấn, các trục đường giao thông một cách hợp lý, tạo điều kiện cho việc giao đất và thu tiền sử dụng đất để ngoài sổ sách, không nộp vào NSNN, sử dụng cho mục đích riêng của các đơn vị, cá nhân.
Giải pháp về quản lý chi ngân sách
Chi ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế với tư cách là công cụ tài chính ngân sách Nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện các mục tiêu vừa mang tính chiến lược, vừa có tính thường xuyên, bảo đảm chức năng quản lý Nhà nước Trong 3 năm qua, chi ngân sách Nhà nước ở huyện PhúXuyên đã góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi nền kinh tế của huyện,tăng trưởng kinh tế đạt khá, đời sống của nhân dân được nâng lên, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm những kết quả đạt được chi ngân sách còn bộc lộ những yếu kém, thực tế từ đó đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.
Giải pháp chung về chi ngân sách của huyện :
- Điều hành ngân sách theo dự toán đã giao, chỉ bổ xung ngân sách cho các cơ quan đơn vị khi có chính sách, chế độ nhà nước thay đổi hoặc được giao nhiệm vụmới; luôn đảm bảo nguồn ngân sách chi theo dự toán của cơ quan,đơn vị, xã, thị trấn, cấp phát ngân sách, thanh toán kịp thời theo chế độ tài chính quy định
- Kho bạc nhà nước căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, kiên quyết từ chối các khoản chi khi chưa đủ điều kiện thanh toán Đảm bảo giải ngân kịp thời vốn xây dựng cơ bản khi đủ điều kiện về hồ sơ thanh toán.
- Tiếp tục rà soát các dự án về cơ sở hạ tầng xuống cấp, đặc biệt các dự án thuộc khối giáo dục, lập báo cáo kiến thiết tổng dự toảntình thành phố để được bố trí vốn.
- Các cơ quan đơn vị thuộc ngân sách huyện căn cứ vào nguồn kinh phí được giao (sau khi đã trừ tiết kiệm 10% nhằm kiềm chế lạm phát) bố trí chi phù hợp với nhiệm vụ của mình.
- Công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo giải ngân kịp thời sau khi có khối lượng xây lắp và theo kế hoạch vốn đăng ký. Đối với công tác quản lý thu ngân sách đã khó, song công tác quản lý chi ngân sách lại càng khó khăn hơn Bởi không chỉ đơn thuần là chi theo nhu cầu mà còn phải chi đúng đối tượng, đúng mục đích nhưng phải làm sao vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả, vừa công bằng theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.Vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc việc quản lý chi theo luật ngân sách đó là: Đã có trong dự toán được duyệt, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp kinh phí Thời gian tới cần đổi mới quản lý một số khoản chi như sau:
- Đối với khoản chi thường xuyên: Cần bố trí hợp lý trên cơ sở định mức chi theo quy định hiện hành, chi thường xuyên phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của các sự nghiệp vừa có sự tập trung ưu tiên cho những ngành, vùng có khả năng tạo ra sự chuyển biến đột phá đối với nền kinh tế của huyện Hiện nay tình trạng chi ngân sách còn mang tính dàn trải đồng đều để hiệu quả chi đạt hiệu quả cao trong điều kiện huyện ngân sách hạn hẹp cần có sự phối hợp giữa phòng ban với cấp xã thị trấn trong việc xây dựng dự toán cho phù hợp tạo nên thế mạnh phát triển cho nền kinh tế của huyện.
- Đối với chi quản lý hành chính: Phải đảm bảo chi tiết kiệm hiệu quả, đúng mục đích, đúng nội dung và ưu tiên chi lương, phụ cấp lương, giảm các khoản chi hội nghị, tiếp khách, hạn chế tới mức tối đa các khoản mua sắc các tài sản đắt tiền như: ô tô, điều hoà, điện thoại di động
- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản: Đây là khoản chi có nguồn vốn lớn cần phải được bố trí vốn đầu tư một cách tập trung theo thứ tự ưu tiên không dàn mỏng, đồng đều, rút ngắn thời gian thi công để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng Việc quản lý vốn đầu tư phải thực hiện nghiêm túc theo quy định hiện hành của Nhà nước, những công trình có nguồn vốn lớn phải tổ chức đấu thầu, bỏ thầu xây dựng, tránh tình trạng do thân quen, do chạy kế hoạch mà đưa những đơn vị thi công xây dựng không đủ tư cách pháp nhân vào xây dựng, gây nên thất thoát vật tư tiền vốn, chất lượng công trình không đảm bảo Cần phải chấm dứt tình trạng ứng vốn đầu tư cho nhà thầu khi chưa có khối lượng công trình thanh toán.
- Đối với chi cho sự nghiệp, văn hoá, thể thao công tác xã hội: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi ngân sách địa phương, để ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, đối với khoản chi này cần xem xét cụ thể, tính toán đối với hiệu quả từng sự nghiệp.
- Về lập kế hoạch ngân sách: Kế hoạch ngân sách phải được xây dựng dựa trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện có như vậy, kế hoạch ngân sách mới thể hiện được tính khả thi, bảo đảm điều hành ngân sách mang lại hiệu quả cao Kế hoạch ngân sách là khâu đầu của chu trình ngân sách, nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng của quá trình chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách, cho nên cần chú trọng việc tổng hợp tình hình chấp hành, rút kinh nghiệm để tìm ra những căn cứ khoa học trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm Trong cơ chế thị trường hiện nay, tình hình giá cả biến động thường xuyên, việc lập kế hoạch ngân sách cần xác định mức giá phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho công tác triển khai thu ngân sách, đảm bảo chủ động cho kế hoạch đã được xây dựng.
- Về chấp hành NSNN: Đây là khâu quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách Nhà nước, vì chấp hành ngân sách Nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp hoá các biện pháp, kinh tế, hành chính để các chỉ tiêu thu, chi ngân sách trong kế hoạch trở thành hiện thực đáp ứng nhiệm vụ thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã định Phải thực hiện nghiêm túc việc chấp hành NSNN để mang lại hiệu quả cao Trong những năm gần đây huyện Phú Xuyên đã thực hiện việc chấp hành NSNN có nhiều tiến bộ, song cần phải khắc phục những thiếu sót để công tác này thực hiện tốt hơn, trong điều hành ngân sách phải bám sát kế hoạch thu ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo cân đối nguồn ngân sách hàng năm, hàng tháng, quý, chủ động chi ngân sách Nhà nước, xử lý tốt các tình huống xảy ra trên địa bàn huyện để tránh thâm hụt ngân sách Phải quán triệt và thực hiện nghiêm pháp lệnh tiết kiệm, chống lãng phí chi tiêu ngân sách, gắn với công tác công khai tài chính trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước, trong nhân dân đối với các khoản đóng góp, các quý quản lý chặt chẽ các khoản chi, và cương quyết không thanh toán những khoản chi sai chế độ không đúng quy định của Nhà nước.
- Công tác kế toán và quyết toán của NSNN : Quyết toán NSNN giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình chấp hành NSNN theo kế hoạch. Ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, đồng thời thông qua quyết toán ngân sách thực hiện kiểm tra, kiểm soát, việc chi tiêu sau cấp phát Công tác quyết toán ngân sách Nhà nước phải được thực hiện theo đúng NSNN, theo đúng quy trình, quy định tại thông tư 103 của Bộ tài chính (Tránh trường hợp tổng hợp quyết toán trước, thẩm tra báo cáo quyết toán của các đơn vị ở cơ sở sau) Nâng cao chất lượng kiểm tra công tác kế toán để đảm bảo số liệu trong báo cáo quyết toán trung thực, khách quan, chính xác, nội dung báo cáo quyết toán Nhà nước đúng theo các nội dung ghi trong NSNN được duyệt.
Phải quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ kế toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn, chuyên quản các đơn vị đó Hàng năm cần tổ chức thi kiểm tra trình độ cán bộ kế toán ở các đơn vị và coi đây là việc làm cần thiết vì nó có tác dụng lớn đối với chất lượng quản lý NSNN.
Kiểm tra, thanh tra là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý ngân sách Nhà nước Vì vậy phải không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót trong quá trình chấp hành ngân sách Thông qua đó răn đe với những hiện tượng tiêu cực đang có mầm mống nảy sinh Qua thanh tra góp phần quan trọng trong việc kiểm tra tính phù hợp của các văn bản pháp quy, của chế độ chính sách về quản lý ngân sách Nhà nước, phát hiện ra những văn bản, hồ sơ không đúng với chế độ chính sách của Nhà nước để kịp thời chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi.
Kết luận
Qua việc đánh giá tình hình thu,chi NSNN trên địa bàn huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội, em nhận định rằng : NSNN là một nguồn lực quan trọng trong hệ thống tài chính và có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và chính sách tài chính quốc gia Vì vậy phải tìm ra những giải pháp đổi mới trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện một cách tốt nhất luôn là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của huyện Do vậy, đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội nói chung và huyện Phú Xuyên nói riêng phải nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm minh pháp luật, chính sách tài chính của Nhà nước, góp phần vào thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện đã đề ra.
Những năm qua, hoạt động thu NSNN trên địa bàn huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong công tác thu ngân sách được thực hiện theo luật NSNN và các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức quy định hiện hành Hầu hết các khoản thu đều tăng và vượt mức kế hoạch, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân Có thể thấy thực trạng công tác tài chính ngân sách hiện nay ở huyện có một số vấn đề sau đây :
- Về mặt tích cực : Các luật thuế, các chính sách thu của NSNN đã được hoàn thiện cho thấy thực hiện nhiệm vụ thu NSNN ở cơ sở được rõ ràng, rành mạch, nhân dân đồng tình ủng hộ, đại bộ phận nhân dân chấp hành các chính sách thu của NSNN Các chỉ tiêu thu của cấp trên năm nào cũng hoàn thành kế hoạch giao Ngành thuế đã thực hiện giao uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn một số chỉ tiêu thu như thuế môn bài, thuế GTGT, thuế nông nghiệp, thuế đất ở,thuế chuyển quyền, phí và lệ phí Các khoản thu này xã, thị trấn được hưởng 100%,đây là điều kiện để xã, thị trấn khai thác tốt nguồn thu trên địa bàn, có nguồn thu chủ động trong việc chi ngân sách xã Các cấp ngân sách, các đơn vị thụ hưởngNSNN hàng năm đều công khai dự toán, quyết toán ngân sách
- Về mặt hạn chế : Các dự án đầu tư vào địa bàn một số năm gần đây còn chậm Là huyện có nhiều làng nghề, những xã có làng nghề thì dân giàu nhưng ngân sách xã vẫn còn khó khăn do sản xuất vẫn còn manh mún, chưa chuyên sâu Vì vậy thu NSNN vẫn còn thất thu ở lĩnh vực này Mặt khác, một số ít doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn đã đi vào sản xuất kinh doanh nhưng các khoản thu về thuế của doanh nghiệp này ngân sách xã không được hưởng điều tiết Đây cũng là một nguyên nhân các xã, thị trấn chưa quan tâm cho doanh nghiệp đầu tư vào các xã
Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài nhằm chủ yếu tập trung làm rõ cơ sở lý luận và phân tích việc quản lý ngân sách Nhà nước cấp huyện ở huyện Phú Xuyên Từ đó đề xuất những giải pháp đổi mới và kiến nghị góp phần vào nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay.
Bài học rút ra trong quá trình thu, chi NSNN bao gồm các nội dung sau:
Cần nắm chắc các căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, phí, lệ phí
Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thuế, chế độ kế toán và những kinh nghiệm đựơc đúc kết qua quá trình quản lý thu thuế cho cán bộ quản lý
Phân loại đối tượng nộp thuế
Phân tích mức độ rủi ro về thuế để tập trung kiểm tra, thanh tra vào các đối tượng có mức độ rủi ro lớn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế
Tuân thủ đúng các quy trình quản lý thu thuế, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan thuế
Nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như trong nước và quốc tế để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế
Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong công tác quản lý thu thuế.
Tiến hành rà soát và khai thác triệt để các khoản thu ngay từ đầu năm, đặc biệt là thu khu vực ngoài quốc doanh, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác kê khai thuế, hoàn thuế và điều chỉnh thu sát với thực tế Phải xác định rõ các khoản thu còn để thất thu, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục kịp thời
Thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ và tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên các ngành có chức năng.
Ngành Tài chính, Kế hoạch đầu tư, chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi ngân sách ở các đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời, kịp thời tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN năm 2010
Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại, các hành vi trốn thuế, buôn lậu, làm thất thu ngân sách Tiếp tục triển khai áp dụng mở rộng chế độ kế toán cho hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh
Tích cực triển khai các đề án, các giải pháp, các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ chính quyền trong việc thu, chi ngân sách trên địa bàn Các địa phương tiếp tục tiến hành quy hoạch đất đai, đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Kiến nghị
Để tạo điều kiện cho việc quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện PhúXuyên có hiệu lực và hiệu quả cao hơn, em kiến nghị với cơ quan chức năng một số vấn đề sau:
- Đối với Nhà nước và cơ quan quản lý Trung ương: Cần có chế độ ưu đãi công bằng đối với những cán bộ lãnh đạo làm công tác tài chính Nhà nước, nhất là cán bộ làm công tác quản lý ngân sách, tạo điều kiện để học yên tâm công tác. Thực tế cho thấy sự không công bằng trong công việc cũng như hưởng thụ, cán bộ làm việc trong ngành thuế, Kho bạc Nhà nước thì lại có chế độ ưu đãi rất cao như: thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm, chế độ giầy dép, quần áo, ăn trưa nhưng cán bộ làm việc tại cơ quan tài chính thì lại không có gì ngoài đồng lương được hưởng chế độ, như vậy là không hợp lý.
Nhà nước cần chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát lại chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cơ quan hành chính sự nghiệp để có biện pháp bố trí biên chế cũng như bố trí kinh phí cho hợp lý.
Cơ quan chuyên môn cấp trên cần thống nhất từ trên xuống về mẫu biểu báo cáo, về tiêu thức phân loại thu chi trên báo cáo quyết toán một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quyết toán ngân sách và đối chiếu số liệu giữa các cơ quan quản lý ngân sách.
Các văn bản của Nhà nước khi phát hành ra phải đảm bảo tính khả thi, không mâu thuẫn, không chắp vá và giảm bớt những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện cho việc thu nộp ngân sách và kiểm soát chi ngân sách được thuận tiện mà vẫn đảm bảo đúng luật.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác quản lý ngân sách Nhà nước phải không ngừng đổi mới và tăng cường, tuy nhiên chính sách thuế cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hiện nay.
Cần xem xét điều chỉnh thuế suất quy định đối với một số mặt hàng chưa thật hợp lý, tạo nên khó khăn cho một số doanh nghiệp khi thực hiện luật thuế GTGT.
Chính sách thuế phải rõ ràng, cụ thể áp dụng công bằng với tất cả các đối tượng nộp thuế.
- Đối với chính quyền huyện: Cần có sự quan tâm chỉ đạo, giám sát của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với lĩnh vực Tài chính Nhà nước, đặc biệt là NSNN Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, những chính sách phù hợp, những chiến lược đầu tư phát triển các nguồn thu để dần dần tiến tới tự cân đối được thu, chi ngân sách huyện.
Thường xuyên duy trì giải pháp đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước như: Thuế, Tài chính, Kho bạc Từ đó, đánh giá và rút ra những ưu điểm, tồn tại và tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách của từng cơ quan trong khối.
Với những kiến thức đã học ở trong trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và những kiến thức thực tế trong quá trình thực tập ở cơ sở, trong điều kiện thời gian có hạn, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế của trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh góp phần thiết thực vào thực tiễn quản lý ngân sách ở huyện trong thời gian tới.
Trên đây là một số giải pháp đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên, em mong rằng những giải pháp này sẽ được áp dụng trong công tác quản lý ngân sách của huyện Phú Xuyên trong thời gian gần nhất.
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
4.1 Cơ sở phương pháp luận 3
4.2 Phương pháp thu thập tài liệu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1.1 Khái niệm và bản chất ngân sách nhà nước 5
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 5
1.1.1.2 Bản chất ngân sách nhà nước 6
1.1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước 6
1.1.3 Thu ngân sách nhà nước 9
1.1.3.1 Khái niệm thu ngân sách Nhà nước 9
1.1.3.2 Bản chất của thu ngân sách Nhà nước 10
1.1.3.3 Vai trò của thu ngân sách Nhà nước 11
1.1.4 Chi ngân sách nhà nước 11
1.1.4.1 Khái niệm chi ngân sách Nhà nước 11
1.1.4.2 Bản chất của chi ngân sách Nhà nước 13
1.1.4.3 Vai trò của chi ngân sách Nhà nước 13
1.1.5 Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam 13
1.1.5.1 Khái niệm hệ thống Ngân sách Nhà nước 13
1.1.5.2 Hệ thống Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam 14
1.1.6 Hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động thu chi ngân sách 15
1.1.6.2 Những trường hợp quy định cụ thể 17
1.1.7 Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước 19
1.1.7.2 Quản lý thu ngân sách Nhà nước 21
1.1.7.3 Quản lý chi ngân sách Nhà nước 21
1.1.7.4 Cân đối ngân sách Nhà nước 23
1.1.7.5 Tổ chức quản lý ngân sách Nhà nước 24
1.1.7.6 Phân cấp quản lý thu chi ngân sách Nhà nước 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN 32
2.1.2 Dân số và lao động 32
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 36
2.1.3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 38
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Phú Xuyên 42
2.2 THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN 44
2.2.1 Thực trạng thực hiện dự toán thu chi ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009 44
2.2.1.1 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách qua 3 năm 2007-2009 44
2.2.2 Thực trạng thu chi ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009 48
2.2.2.1 Thực trạng thu ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009 48
2.2.2.2 Thực trạng chi ngân sách Nhà nước của huyện qua 3 năm 2007-2009 58
2.2.2.3 Cơ cấu thu chi ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009 64
2.3 Dự toán thu chi ngân sách Nhà nước của huyện năm 2010 69
2.3.1 Dự toán thu ngân sách Nhà nước của huyện năm 2010 69
2.3.2 Dự toán chi ngân sách Nhà nước của huyện năm 2010 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.1 Định hướng quản lý ngân sách nhà nước huyện Phú Xuyên 71
3.2 Giải pháp về quản lý thu ngân sách 72
3.3.Giải pháp về quản lý chi ngân sách 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80