Quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Phú Xuyên

MỤC LỤC

Chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN gồm toàn bộ các khoản chi từ NSNN cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, dân cư trong nước và ngoài nước, bao gồm các khoản: chi đầu tư phát triển KT – XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà Nước, chi viện trợ nước ngoài, các khoản chi khác theo quy định của phát luật (theo khoản 1, điều 3 luật ngân sách Nhà nước năm 2002). Về phương diện pháp lý, chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính Phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích như bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp…Về bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam 1. Khái niệm hệ thống Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Trung Ương giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng quốc gia như các dự án đầu tư phát triển KT-XH, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối thu, chi ngân sách. NSĐP đảm bảo chủ động thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý, huy động và quản lý một phần vốn của NSTƯ hoạt động trên địa bàn địa phương, điều tra vốn về NSTƯ để cân đối hệ thống ngân sách.

Hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động thu chi ngân sách

+ Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ sau: Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan; Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao; Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển KT – XH của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng; Hỗ trợ một phần. - Cơ quan thu (bao gồm Thuế Nhà Nước, Hải Quan, Tài Chính và các cơ quan khác được Chính Phủ cho phép hoặc được Bộ Tài Chính uỷ quyền) phối hợp với Kho Bạc Nhà Nước tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu ngân sách nhà nước, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm mọi khoản thu ngân sách phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước 1. Khái niệm

Các khoản chi NSNN gồm có chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên gồm có: Chi về hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường và các sự nghiệp khác, chi đảm bảo quốc phòng - an ninh bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và khối đoàn thể ngoài ra còn trợ giá theo chính sách của Nhà nước, các chương trình quốc gia, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, chi trả lãi tiền do Nhà nước vay, chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài về các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý ngân sách trong điều kiện hiện nay (quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, quản lý ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa 19 kỳ họp thứ 2 thông qua vào ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004) và thực trạng công tác quản lý ngân sách tại huyện Phú Xuyên trong những năm vừa qua, việc đề ra tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, các giải pháp đối với quá trình tổ chức quản lý từng khâu của chu trình quản lý ngân sách là việc làm hết sức cần thiết.

CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Ở việt Nam

Ở Hà Nội

- Thủ đô được giữ lại tối thiểu 50% các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp đơn vị hạch toán toàn ngành; được sử dụng toàn bộ khoản thu ngân sách vượt kế hoạch hằng năm theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng, phát triển. - Chính quyền Thủ đô quy định một số mức thu phí, lệ phí cao hơn so với mức thu theo quy định hiện hành; phụ thu đối với hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị cao cấp và chất lượng cao; quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN 1. Điều kiện tự nhiên

Dân số và lao động

Nhìn chung dân số sống ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn khu vực thành thị, cho thấy dân số của huyện vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông. Qua biểu số liệu trên, có thể thấy số người làm việc trong ngành nông nghiệp giảm đi, số người làm trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng lên qua 2 năm.

Điều kiện kinh tế - xã hội

- Giáo dục đào tạo : đến nay huyện đã xây dựng được hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, có đầy đủ các cấp học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, công tác khuyến học được chú ý, đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân đạt được nhiều kết quả : thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, dân số, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phòng chống HIV… Tuy nhiên, trong lĩnh vực này còn tồn tại một số vấn đề như công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng còn yếu.

THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN

Thực trạng thực hiện dự toán thu chi ngân sách của huyện qua 3 năm 2007-2009

- Chi sự nghiệp kinh tế: Qua số liệu ở bảng (2.7) ta thấy chi sự nghiệp kinh tế hàng năm có sự khác nhau, đây là khoản chi nhằm đảm bảo chủ yếu chi trả lương cán bộ sự nghiệp khuyến nông, sự nghiệp giao thông, chi cho sửa chữa duy tu các tuyến đường giao thông nông thôn, sửa chữa các công trình thủy lợi, chi cho ứng dụng khoa học kỹ thuật vào địa bàn huyện, chi phòng chống lụt bão và chi kiến thiết thị chính, số chi cho sự nghiệp kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Chi phục vụ các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn an ninh cho các xã, thị trấn, chi cho công tác phòng chống tội phạm, ma túy, hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, chi cho công tác tuyên truyền, giáo dục phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, chi hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, hỗ trợ hoạt động an ninh, trật tự ở cơ sở, đối với quốc phòng các khoản chi phục vụ cho diễn tập phòng thủ khu vực, chi phụ cấp cho quân dự bị động viên, chi cho huấn luyện, tập huấn cho các đối tượng cán bộ quân sự ở địa phương, chi cho công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, chi công tác tuyển quân và đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về.

Cơ cấu thu NS huyện qua 3 năm 2007 - 2009

Cơ cấu chi ngân sách huyện Phú Xuyên qua 3 năm được thể hiện trong bảng (2.9). Các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách của huyện qua 3 năm chủ yếu là chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, chi ngân sách xã, chi đầu tư nhưng trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo cấp trên đối với công tác dạy và học của huyện.