1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực trường hợp các nước đang phát triển khu vực asean

310 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bất Ổn Tài Chính Và Khu Vực Kinh Tế Thực: Trường Hợp Các Nước Đang Phát Triển Khu Vực ASEAN
Tác giả Trần Thị Vân Trà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trần Phúc, TS. Nguyễn Chí Đức
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 310
Dung lượng 2,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (6)
    • 1.1. Lý do nghiên cứu (6)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.5. Phương pháp nghiêncứu và dữ liệu nghiên cứu (9)
    • 1.6. Đóng góp của nghiên cứu (9)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG GIỮA BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC (11)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về bất ổn tài chính (11)
      • 2.1.1. Các khái niệm về bất ổn tài chính (11)
      • 2.1.2. Các đặc điểm của bất ổn tài chính (11)
      • 2.1.3. Các lý thuyết về bất ổn tài chính (11)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu về đo lường bất ổn tài chính (11)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu về đo lường bất ổn tài chính (11)
      • 2.2.2. Các nghiêncứu đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính (12)
      • 2.2.3. Các nghiên cứu về xác định giai đoạn bất ổn tài chính (12)
      • 2.2.4. Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu (12)
    • 2.3. Cơ sở lý thuyết về khu vực kinh tế thực (13)
      • 2.3.1. Các khái niệm về khu vực kinh tế thực (13)
      • 2.3.2. Các phương pháp đo lường khu vực kinh tế thực (13)
    • 2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vựckinh tế thực (13)
      • 2.4.1. Lý thuyết quyền chọn thực (13)
      • 2.4.2. Lý thuyết chu kỳ tín dụng (13)
      • 2.4.3. Lý thuyết cơ chế gia tốc tài chính (13)
    • 2.5. Tổng quan nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tàichínhvà khu vựckinh tế thực (14)
      • 2.5.1. Các nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vựckinh tế thực (14)
      • 2.5.2. Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.1. Phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính cho nước đang phát triển khu vực ASEAN 12 Bước 1: Đo lường các chỉ số tài chính đơn lẻ (17)
    • 3.2. Phương pháp đo lường giai đoạn bất ổn tại các nước đang phát triển khu vực ASEAN (17)
      • 3.2.1. Mô hình nghiên cứu (17)
      • 3.2.2. Trình tự thực hiện mô hình hồi qui Markov-switching (17)
    • 3.3. Phương pháp đánh giá tác động bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN (18)
      • 3.3.1. Mô hình nghiên cứu (18)
      • 3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình (18)
      • 3.3.3. Trình tự thực hiện hồi qui mô hình TVAR (19)
    • 3.4. Dữ liệu nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (21)
    • 4.1. Xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính (21)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (21)
      • 4.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính (21)
        • 4.1.2.1. Các sự kiện căng thẳng tài chính trong giaiđoạn 2005-2020 (21)
        • 4.1.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số FSI củacác nước nghiên cứu (22)
    • 4.2. Kết quả đo lường giai đoạn bất ổn tài chính (25)
      • 4.2.1. Các kiểm định trước hồi qui mô hình (25)
      • 4.2.2. Kết quả hồi qui mô hình Makov-switching (25)
      • 4.2.3. Thảo luận kết quả (26)
    • 4.3. Quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực (30)
      • 4.3.1. Mô tả đặc điểm dữ liệu nghiên cứu (30)
      • 4.3.2. Các kiểm định trước hồi qui (30)
      • 4.3.3. Kết quả hồi qui mô hình (30)
      • 4.3.4. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy (32)
        • 4.3.4.1. Tác động của cú sốc tài chính (32)
        • 4.3.4.2. Tác động của các loại cú sốc tài chính (32)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (36)
    • 5.1. Các kết luận chính của nghiên cứu (36)
      • 5.1.1. Đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căngthẳng tàichính (36)
      • 5.1.2. Xác định giai đoạn bất ổn tài chính (36)
      • 5.1.3. Mối quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính đốivà khu vực kinh tế thực (36)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (37)
      • 5.2.1. Bối cảnh hội nhập tài chính của các nước trong khu vực kinh tế ASEAN (37)
      • 5.2.2. Các hàm ý chính sách đối với nước trong khu vực ASEAN (37)
        • 5.2.2.1. Các chính sách nhằm duy trì ổn định tài chính (37)
        • 5.2.2.2. Hàm ý chính sách trong giai đoạn bất ổn tài chính cao (38)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (38)
      • 5.3.1. Hạn chế của luận án (38)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng (38)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VÂN TRÀ BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC KINH TẾ THỰC: TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIÊN KHU VỰC ASEAN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ • Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2023 TÓM TẮT Luận án được thực hiện nhằm thực hiện nhằm xác định giai đoạn bất ổn tài chính và mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với năm nước đang phát triển khu vực ASEAN. Đầu tiên, luận án đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính dựa theo nghiên cứu của Balakrishnan và cộng sự (2011) và Cevik, Dibooglu, Kutan (2013) áp dụng đối với nhóm nước đang phát triển. Kết quả cho thấy, chỉ số FSI được xây dựng cho từng nước giai đoạn từ tháng 1.2005 đến tháng 6.2020 phản ánh được sự biến động của khu vực tài chính. Tiếp đến, luận án sử dụng mô hình Markovswitching tự hồi qui để xác định đặc điểm của giai đoạn bất ổn tài chính của từng nước nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan tồn tại hai giai đoạn bất ổn tài chính khác nhau bao gồm giai đoạn bất ổn cao và giai đoạn bất ổn thấp (hay giai đoạn bình thường), còn Việt Nam tồn tại ba giai đoạn gồm bất ổn cao, bất ổn vừa, và bất ổn thấp. Trong đó, giai đoạn bất ổn cao có xác suất duy trì khá thấp, với mức thấp nhất là gần 0 phần trăm đối với Thái Lan và cao nhất là 20 phần trăm đối với Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan, giai đoạn bất ổn cao nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bình thường còn đối với Việt Nam vẫn duy trì giai đoạn bất ổn vừa trong thời gian dài. Cuối cùng là mối quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực. Kết quả cho thấy tồn tại tác động có tính phụ thuộc trạng thái của bất ổn tài chính đến khu vực kinh tế thực, trong đó mức tác động ở trạng thái bất ổn cao mạnh hơn và kéo dài so với trạng thái bất ổn thấp. Bên cạnh đó, trước cú sốc giảm căng thẳng tài chính thì khu vực kinh tế thực có sự cải thiện và hệ thống tài chính phục hồi nhanh hơn ở trạng thái bất ổn cao so với trạng thái bất ổn thấp. Từ khóa: Bất ổn tài chính, khu vực kinh tế thực, Chỉ số căng thẳng tài chính, Mô hình VAR ngưỡng, Các nước đang phát triển khu vực ASEAN MỤC LỤC TÓM TẮT i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1 1.1. Lý do nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 4 1.6. Đóng góp của nghiên cứu 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG GIỮA BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC KINH TẾ THỰC 6 2.1. Cơ sở lý thuyết về bất ổn tài chính 6 2.1.1. Các khái niệm về bất ổn tài chính 6 2.1.2. Các đặc điểm của bất ổn tài chính 6 2.1.3. Các lý thuyết về bất ổn tài chính 6 2.2. Tổng quan nghiên cứu về đo lường bất ổn tài chính 6 2.2.1. Các nghiên cứu về đo lường bất ổn tài chính 6 2.2.2. Các nghiên cứu đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính 7 2.2.3. Các nghiên cứu về xác định giai đoạn bất ổn tài chính 7 2.2.4. Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu 7 2.3. Cơ sở lý thuyết về khu vực kinh tế thực 8 2.3.1. Các khái niệm về khu vực kinh tế thực 8 2.3.2. Các phương pháp đo lường khu vực kinh tế thực 8 2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực 8 2.4.1. Lý thuyết quyền chọn thực 8 2.4.2. Lý thuyết chu kỳ tín dụng 8 2.4.3. Lý thuyết cơ chế gia tốc tài chính 8 2.5. Tổng quan nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực 9 2.5.1. Các nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực 9 2.5.2. Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính cho nước đang phát triển khu vực ASEAN 12 Bước 1: Đo lường các chỉ số tài chính đơn lẻ 12 Bước 3: Phương pháp đánh giá hiệu quả của chỉ số căng thẳng tài chính 12 3.2. Phương pháp đo lường giai đoạn bất ổn tại các nước đang phát triển khu vực ASEAN 12 3.2.1. Mô hình nghiên cứu 12 3.2.2. Trình tự thực hiện mô hình hồi qui Markovswitching 12 3.3. Phương pháp đánh giá tác động bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN 13 3.3.1. Mô hình nghiên cứu 13 3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình 13 3.3.3. Trình tự thực hiện hồi qui mô hình TVAR 14 3.4. Dữ liệu nghiên cứu 14 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 4.1. Xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính 16 4.1.1. Thống kê mô tả 16 4.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính 16 4.1.2.1. Các sự kiện căng thẳng tài chính trong giai đoạn 20052020 16 4.1.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số FSI của các nước nghiên cứu 16 4.2. Kết quả đo lường giai đoạn bất ổn tài chính 18 4.2.1. Các kiểm định trước hồi qui mô hình 18 4.2.2. Kết quả hồi qui mô hình Makovswitching 18 4.2.3. Thảo luận kết quả 19 4.3. Quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực 22 4.3.1. Mô tả đặc điểm dữ liệu nghiên cứu 22 4.3.2. Các kiểm định trước hồi qui 22 4.3.3. Kết quả hồi qui mô hình 22 4.3.4. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy 24 4.3.4.1. Tác động của cú sốc tài chính 24 4.3.4.2. Tác động của các loại cú sốc tài chính 24 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 28 5.1. Các kết luận chính của nghiên cứu 28 5.1.1. Đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính 28 5.1.2. Xác định giai đoạn bất ổn tài chính 28 5.1.3. Mối quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính đối và khu vực kinh tế thực 28 5.2. Hàm ý chính sách 29 5.2.1. Bối cảnh hội nhập tài chính của các nước trong khu vực kinh tế ASEAN 29 5.2.2. Các hàm ý chính sách đối với nước trong khu vực ASEAN 29 5.2.2.1. Các chính sách nhằm duy trì ổn định tài chính 29 5.2.2.2. Hàm ý chính sách trong giai đoạn bất ổn tài chính cao 30 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 30 5.3.1. Hạn chế của luận án 30 5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng 31 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Lý do nghiên cứu 1.1.1. Bối cảnh thực tiễn Nếu trước thế chiến thứ 2, các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khá ít chủ yếu ở Hoa Kỳ thì từ giữa thế kỷ 20 với xu hướng tự do hóa tài chính diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính trở nên thường xuyên hơn, phạm vi rộng hơn, và mức độ thiệt hại cũng như các tác động tăng lên đáng kể. Các cuộc khủng hoảng không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ như thời kỳ trước mà xảy ra ở các nước phát triển Châu Âu và Nhật Bản. Và sau đó lan san các quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi. Thiệt hại từ các cuộc khủng hoảng cũng tăng lên đáng kể từ giữa cuối thế kỷ 20. Đại suy thoái những năm 30 gây tổn thất cũng chỉ khoảng 3% GDP của Hoa Kỳ (Calomiris Hubbard, 1989), thì các cuộc khủng hoảng nữa cuối thế kỷ 20 trở lại đây mức thiệt hại tăng đáng kể. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với chi phí chiếm trên 80% GDP 2007 của Hoa kỳ (Luttrell, Atkinson, Rosenblum, 2013). Bên cạnh đó, những hệ quả đến nền kinh tế từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng khá nặng nề với hoạt động kinh tế bị suy giảm xảy ra hơn một nữa số các quốc gia trên thế giới (Wenjie, Mrkaic Nabar, 2018). Từ thực tiễn trên, việc giám sát sự ổn định của hệ thống tài chính có vai trò quan trọng đối với cơ quan quản lý tiền tệ các nước trên thế giới trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính (Borio và Drehemann, 2010) và giảm thiểu tác động của bất ổn khu vực tài chính đến tăng trưởng kinh tế (Creel, Hubert Labondance, 2015). Do đó, nhu cầu cần có công cụ giám sát hiệu quả tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính trở nên quan trọng và cấp thiết. 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu Thứ nhất là về xây dựng công cụ đo lường bất ổn tài chính. Để giám sát hiệu quả tình trạng ổn định của hệ thống tài chính, các nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp đo lường khác nhau. Bên cạnh phương pháp dựa vào đơn chỉ số chỉ đánh giá một phần của hệ thống tài chính, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhiều nghiên cứu tập trung vào đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính (FSI). Đây là chỉ số tổng hợp thông tin của các khu vực khác nhau của hệ thống tài chính nhằm đánh giá bất ổn của toàn hệ thống, đo lường mức căng thẳng tài chính một cách liên tục và đánh giá được nguồn gốc gây ra khủng hoảng (Cevik và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, để xây dựng được chỉ số căng thẳng tài chính hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc trong việc chọn ra những khu vực quan trọng của hệ thống tài chính, lựa chọn các chỉ số bất ổn tài chính riêng lẻ, sử dụng

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Lý do nghiên cứu

Nếu trước thế chiến thứ 2, các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khá ít chủ yếu ở Hoa Kỳ thì từ giữa thế kỷ 20 với xu hướng tự do hóa tài chính diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính trở nên thường xuyên hơn, phạm vi rộng hơn, và mức độ thiệt hại cũng như các tác động tăng lên đáng kể Các cuộc khủng hoảng không chỉ xảy ra ở Hoa

Kỳ như thời kỳ trước mà xảy ra ở các nước phát triển Châu Âu và Nhật Bản Và sau đó lan san các quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi.

Thiệt hại từ các cuộc khủng hoảng cũng tăng lên đáng kể từ giữa cuối thế kỷ 20 Đại suy thoái những năm 30 gây tổn thất cũng chỉ khoảng 3% GDP của Hoa Kỳ (Calomiris & Hubbard,

1989), thì các cuộc khủng hoảng nữa cuối thế kỷ 20 trở lại đây mức thiệt hại tăng đáng kể Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với chi phí chiếm trên 80% GDP 2007 của Hoa kỳ (Luttrell, Atkinson, & Rosenblum, 2013) Bên cạnh đó, những hệ quả đến nền kinh tế từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng khá nặng nề với hoạt động kinh tế bị suy giảm xảy ra hơn một nữa số các quốc gia trên thế giới (Wenjie, Mrkaic & Nabar, 2018).

Từ thực tiễn trên, việc giám sát sự ổn định của hệ thống tài chính có vai trò quan trọng đối với cơ quan quản lý tiền tệ các nước trên thế giới trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính (Borio và Drehemann, 2010) và giảm thiểu tác động của bất ổn khu vực tài chính đến tăng trưởng kinh tế (Creel, Hubert & Labondance, 2015) Do đó, nhu cầu cần có công cụ giám sát hiệu quả tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính trở nên quan trọng và cấp thiết.

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu

Thứ nhất là về xây dựng công cụ đo lường bất ổn tài chính Để giám sát hiệu quả tình trạng ổn định của hệ thống tài chính, các nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp đo lường khác nhau Bên cạnh phương pháp dựa vào đơn chỉ số chỉ đánh giá một phần của hệ thống tài chính, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhiều nghiên cứu tập trung vào đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính (FSI) Đây là chỉ số tổng hợp thông tin của các khu vực khác nhau của hệ thống tài chính nhằm đánh giá bất ổn của toàn hệ thống, đo lường mức căng thẳng tài chính một cách liên tục và đánh giá được nguồn gốc gây ra khủng hoảng (Cevik và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, để xây dựng được chỉ số căng thẳng tài chính hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc trong việc chọn ra những khu vực quan trọng của hệ thống tài chính, lựa chọn các chỉ số bất ổn tài chính riêng lẻ, sử dụng phương pháp tổng hợp phù hợp, cũng như phương pháp đánh giá chỉ số (Elekdag, Cardarelli, & Lall, 2009).

Thứ hai là về nhận biết giai đoạn bất ổn tài chính Để phân biệt giai đoạn bất ổn với giai đoạn bình thường, các nghiên cứu chủ yếu xác định giá trị ngưỡng bằng phương pháp thống kê đơn giản được đánh giá là mang tính chủ quan (Duprey, Klaus và Peltonen, 2017) Một số nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình định lượng phi tuyến để xác định các giai đoạn bất ổn tài chính (Duprey, Klaus và Peltonen, 2017; Duprey và Klaus, 2017) Phương pháp định lượng được xem là khách quan và phản ánh được đặc trưng biến động của giai đoạn bất ổn tài chính Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn khá ít và chỉ tập trung ở các nước phát triển Đối với các nước đang phát triển, chưa có một nghiên cứu nào sử dụng phương pháp này trong đo lường giai đoạn bất ổn tài chính.

Thứ ba là tác động giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực khi xảy ra tình trạng bất ổn tài chính còn nhiều tranh luận về khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm Về khía cạnh lý thuyết, các nghiên cứu về cơ chế gia tốc tài chính cho rằng do sự tồn tại các ma sát tài chính trên thị trường tài chính, các cú sốc ngược từ bên ngoài bị khuếch đại và truyền dẫn tạo ra sự tương tác giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực Một số nghiên cứu cho rằng tương tác giữa hai khu vực sẽ giảm dần và đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng (Kiyotaki & Moore, 1997; Bernanke và Gilchrist,

1999) trong lúc các lý thuyết khác khẳng định một cơ chế nội sinh tạo ra vòng lặp tương tác và dẫn đến vòn xoáy giảm sâu (Brunnermeier và Sannikov, 2014).

Về khía cạnh thực nghiệm, quan hệ tác động giữa bất ổn khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu đối với các quốc gia phát triển Bên cạnh một số nghiên cứu cho thấy tác động hai chiều giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực (Apostolakis & Papadopoulos, 2015; Polat & Ozkan, 2019), các nghiên cứu khác đi sâu hơn tìm thấy tính chất phụ thuộc trạng thái của mối liên kết này Trong giai đoạn bình thường, không tồn tại tác động hoặc mức tác động không đáng kể giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực. Nhưng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn cao, tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực diễn ra mạnh hơn và kéo dài hơn (Hollo và cộng sự, 2012) Kết quả này cho thấy tồn tại cơ chế gia tốc tài chính dẫn đến vòng xoáy giảm sâu giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực. Đối với các nước đang phát triển, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự tương tác hướng đến trạng thái cân bằng hay tác động tuyến tính (Cevik, Dibooglu & Kenc, 2016) Hầu như không có các nghiên cứu tập trong vào tác động phi tuyến trong mối quan hệ này.

1.1.3 Sự cần thiết nghiên cứu đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN

Trong những thập kỷ gần đây, hệ thống tài chính các nước ASEAN trải qua nhiều biến động. Đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á năm 1997 tác động nặng nhất đến các nước thị trường mới nổi như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines Hệ quả là tỷ lệ tăng trưởng GDP các nước bị âm ở mức 8 đến 10% (Park, D., Ramayandi, A., & Shin, K, 2013) Hệ thống tài chính các nước đang phát triển ASEAN, trong đó có Việt Nam, sau đó vẫn chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tiếp theo sau đó như khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công Châu âu năm 2011, và vẫn tiếp tục khi có các biến động trên thị trường tài chính toàn cầu như sự kiện Taper Tantrum năm 2013 và gần đây nhất là đại dịch Covid-19 Do vậy, việc giám sát mức độ bất ổn của khu vực tài chính đối với các nước ASEAN vẫn luôn cần thiết ở góc độ chính sách Bên cạnh đó, bất ổn tài chính của các nước từ các sự kiện này cũng tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khu vực ASEAN giảm từ 6.4 phần trăm năm

2007 xuống còn 4.3 phần trăm năm 2008, và giảm tiếp dưới 1 phần trăm năm 2009 (ADB, 2009). Như vậy, xuất phát từ các khoảng trống nghiên cứu về bất ổn tài chính và mối quan hệ với khu vực kinh tế thực và từ thực tiễn hệ thống tài chính các nước đang phát triển khu vực ASEAN trải qua nhiều biến động kể từ sau khủng hoảng Châu Á năm 1998 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của khu vực, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực: Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận án là đánh giá mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN, từ đó luận án đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính trong khu vực ASEAN.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để hoàn thành mục tiêu chung, luận án cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể như sau:

■ Thứ nhất, đo lường bất ổn tài chính đối với từng nước đang phát triển khu vực ASEAN

■ Thứ hai, xác định các giai đoạn bất ổn tài chính đối với từng nước đang phát triển khu vực ASEAN

■ Thứ ba, đánh giá sự khác biệt trong mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực giữa giai đoạn bất ổn tài chính cao và giai đoạn bất ổn tài chính thấp

■ Thứ tư, đưa ra các gợi ý chính sách cho các cơ quan quản lý và thực thi chính sách đối với các nước trong khu vực ASEAN.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau:

■ Bất ổn tài chính tại các nước đang phát triển khu vực ASEAN được thể hiện thế nào?

■ Các nước đang phát triển khu vực ASEAN trải qua các giai đoạn bất ổn tài chính như thế nào?

■ Sự tương tác giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực khác nhau như thế nào giữa giai đoạn bất ổn tài chính cao và giai đoạn bất ổn tài chính thấp đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN?

■ Các gợi ý chính sách nào cho các cơ quan quản lý và thực thi chính sách trong việc giám sát và quản lý sự ổn định hệ thống tài chính đối với các nước trong khu vực ASEAN?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung đánh giá mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực tại các nước đang phát triển khu vực ASEAN trong giai đoạn từ tháng 1.2005 đến tháng 6.2020.

Phương pháp nghiêncứu và dữ liệu nghiên cứu

Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp thống kê khác nhau để xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính phù hợp với từng nước nghiên cứu. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ hai, luận án dựa vào mô hình tự hồi qui ngưỡng Markov-switching để phân biệt giai đoạn bất ổn tài chính với giai đoạn bình thường. Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ ba, luận án đánh giá tính chất phi tuyến trong mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực bằng mô hình VAR đa trạng thái.

Cuối cùng dựa trên kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách.

Đóng góp của nghiên cứu

Thứ nhất, luận án là xây dựng được chỉ số căng thẳng tài chính phù hợp với các nước đang phát triển khu vực ASEAN

Thứ hai, luận án là sử dụng các tiếp cận mới để xác định đặc điểm của giai đoạn bất ổn tài chính của các nước đang phát triển khu vực ASEAN, qua đó góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho các hàm ý về chính sách đối với khu vực kinh tế ASEAN. Đóng góp thứ ba của luận án là tìm được mối quan hệ phụ thuộc trạng thái bất ổn giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh khu vực

1.7 Bố cục của luận án

Luận án được trình bày trong năm chương Trong đó, các chương có bố cục như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG GIỮA BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC

Cơ sở lý thuyết về bất ổn tài chính

2.1.1 Các khái niệm về bất ổn tài chính

Nhiều khái niệm khác nhau về bất ổn tài chính Nhìn chung, bất ổn tài chính là sự phá vỡ các liên kết giữa các thành phần trong khu vực tài chính do các cú sốc Phản ứng của hệ thống tài chính trước các cú sốc khác nhau tùy thuộc vào độ lớn và loại cú sốc, có thể làm tắt dần hoặc phóng đại các cú sốc.

2.1.2 Các đặc điểm của bất ổn tài chính

Theo Hakkio và Keeton (2009), một giai đoạn bất ổn bao hàm ít nhất một trong năm đặc điểm sau: sự không chắc chắn về giá trị thực của các tài sản tăng lên; sự không chắc chắn về hành vi của các nhà đầu tư khác tăng lên; tình trạng bất cân xứng thông tin tăng lên; mức độ sẵn sàng nắm giữa các tài sản rủi ro giảm xuống; và mức sẵn lòng nắm giữ các tài sản kém thanh khoản giảm xuống.

2.1.3 Các lý thuyết về bất ổn tài chính

Bất ổn tài chính được giải thích bởi nhiều lý thuyết khác nhau Theo lý thuyết Nợ và suy yếu tài chính (Schumpeter, 1934; Fisher, 1932; Hyman Minsky, 1977), chu kỳ tín dụng dẫn đến bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính Lý thuyết rủi ro và sự bất định giải thích bất ổn tài chính là do sự bất định trên thị trường tài chính (Shafer, 1986) Dòng lý thuyết tài chính hành vi mới dựa vào sự kết hợp giữa mô hình hành vi hợp lý và yếu tố tâm lý để phân tích thị trường tài chính nhằm xác định bất ổn tài chính Nhánh lý thuyết lây lan tài chính mô tả sự vận động của thị trường tài chính và giải thích bất ổn tài chính, theo đó bất ổn lây lan giữa các thị trường tài chính và giữa các hệ thống tài chính các nước trước tác động của các cú sốc (Forbes & Rigobon, 2001;Kumar & Persaud, 2002; Masson, 1999).

Tổng quan nghiên cứu về đo lường bất ổn tài chính

2.2.1 Các nghiên cứu về đo lường bất ổn tài chính

Có hai phương pháp đo lường bất ổn tài chính Một là phương pháp đơn chỉ số chỉ phản ánh một phần bất ổn của hệ thống tài chính Các chỉ số này bao gồm chỉ số dựa vào dữ liệu kế toán như bộ chỉ số an toàn tài chính FSI của Quỹ tiền tệ quốc tế và bộ MPIs của ngân hàng trung ương Châu Âu, các chỉ số cảnh báo sớm và chỉ số dựa vào dữ liệu thị trường như xác suất vỡ nợ và rủi ro hệ thống Phương pháp chỉ số tổng hợp dựa trên dữ liệu của nhiều thành phần khác nhau trong hệ thống tài chính, trong đó bao chỉ số Financial Conditional Index (FCI) và Financial Stress Index (FSI).

2.2.2 Các nghiên cứu đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính

Nghiên cứu đầu tiên về chỉ số căng thẳng tài chính là của Illing & Liu (2003 và 2006) Chỉ số được tổng hợp từ các chỉ số tài chính riêng lẻ ở bốn khu vực tài chính quan trọng của Canada và tổng hợp theo nhiều phương pháp như: Phương pháp tỷ trọng đều, tỷ trọng tín dụng, phân tích nhân tố Chỉ số KCFSI của Hakkio và Keeton (2009) xây dựng chỉ số FSI cho hệ thống tài chính Hoa Kỳ, trong đó đề xuất phương pháp mới đánh giá hiệu quả của chỉ số FSI Nghiên cứu của Cardarelli và Elekdag (2009) áp dụng cho nhóm 17 nước phát triển với số lượng các chỉ số được chọn lọc gồm 7 chỉ số bao gồm: TED spread, Beta ngân hàng, chênh lệch lợi suất trái phiếu công ty, chỉ số biến động giá cổ phiếu và tỷ giá Hollo và cộng sự (2012) đưa ra phương pháp tổng hợp mới đó là phương pháp lý thuyết danh mục Chatterjee và cộng sự (2017) xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính cho Anh, bên cạnh khu vực thị trường tài chính, nghiên cứu còn đưa thêm vào khu vực thị trường bất động sản. Đối với trường hợp các nước đang phát triển, Balakrishnan và cộng sự (2011) phát triển chỉ số FSI cho nhóm 26 thị trường mới nổi sử dụng chỉ số EMPI đo lường bất ổn thị trường ngoại hối Cevik và cộng sự (2013) sử dụng chỉ số BFS đo lường khu vực ngân hàng Ishrakieh, Dagher

& El Hariri (2020) đưa thêm tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ trên tổng tiền gửi để phản ánh hệ thống tài chính có tình trạng đô la hóa.

2.2.3 Các nghiên cứu về xác định giai đoạn bất ổn tài chính

Một phương pháp được nhiều nghiên cứu sử dụng là xác định giá trị ngưỡng bằng phương pháp thống kê đơn giản Phương pháp mới gần đây là dựa vào mô hình Markov- switching, trong đó FSI là biến nội sinh trong mô hình (Hollo và cộng sự, 2011; Duprey, Klaus & Peltonen, 2017). Phương pháp này mang tính khách quan do phân biệt được giai đoạn bất ổn và giai đoạn bình thường dựa vào đặc điểm biến động của biến FSI.

2.2.4 Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất là để xây dựng chỉ số căng thẳng cho từng nước hay nhóm nước đòi hỏi sự cân nhắc về nhiều khía cạnh nhằm đảm bảo tính hiệu quả của chỉ số (Elekdag, Cardarelli, & Lall, 2009).Thứ hai, để xác định giai đoạn bất ổn tài chính, rất nhiều nghiên cứu dựa vào giá trị ngưỡng bằng phương pháp thống kê đơn giản mang tính chủ quan Phương pháp định lượng phi tuyến có tính khách quan nhưng chỉ áp dụng vài nước phát triển trong nghiên cứu gần đây và chưa có đối với nước đang phát triển.

Cơ sở lý thuyết về khu vực kinh tế thực

2.3.1 Các khái niệm về khu vực kinh tế thực

Nền kinh tế gồm hai khu vực bao gồm khu vực tài chính và khu vực nền kinh tế thực Khu vực kinh tế thực liên quan đến hoạt động sản xuất, mua sắm tạo thành các dòng chảy về hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế (Batko, 2013).

2.3.2 Các phương pháp đo lường khu vực kinh tế thực

Thước đo được sử dụng phổ biến và đầy đủ nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (Callen,

2012) Chỉ số sản xuất (IP) thường được sử dụng với dữ liệu tần suất cao Aruoba & Diebold

(2010) bổ sung một chỉ số tương tự như tỷ lệ có việc làm, thu nhập thực của cá nhân hộ gia đình,doanh số thương mại và sản xuất Hall & Zonzilos (2003) đưa thêm chỉ số về doanh số dịch vụ du lịch và chỉ số về doanh số bán lẻ.

Cơ sở lý thuyết về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vựckinh tế thực

2.4.1 Lý thuyết quyền chọn thực

Do sự tác động của tính không chắc chắn, bất ổn tài chính tăng lên dẫn đến chi tiêu đầu tư bị thu hẹp Điều này xảy ra là bởi vì bất ổn tài chính được thể hiện qua sự biến động thị trường tài chính Các công ty giải thích sự biến động thị trường tài chính gia tăng chính là sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế trong tương lai và tạm hoãn các kế hoạch đầu tư mới.

2.4.2 Lý thuyết chu kỳ tín dụng

Các lý thuyết về chu kỳ tín dụng đã mô tả tác động của chu kỳ tín dụng đến chu kỳ kinh tế. Chu kỳ tín dụng xảy ra do tình trạng vay mượn quá mức dẫn đến bong bóng tín dụng Khi cú sốc xuất hiện, bong bóng bị vỡ và doanh nghiệp thu hẹp đầu tư sản xuất.

2.4.3 Lý thuyết cơ chế gia tốc tài chính

Do sự tồn tại các ma sát trên thị trường, các cú sốc được khuếch đại và truyền dẫn giữa khu vực tài chính và nền kinh tế thực.

Cơ chế này có thể xuất hiện từ khu vực phi tài chính (Bernanke, Gertler & Gilchrist, 1994; Kiyotaki & Moore, 1997) do mối quan hệ ngược chiều giữa phần bù rủi ro tài trợ bên ngoài và giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, cũng có thể từ khu vực tài chính do sự xói mòn bảng tổng kết tài sản của các trung gian tín dụng (Gertler & Kiyotaki, 2010; Gertler & Karadi, 2011; Adrian và Shin, 2008; Brunnermeier & Pedersen, 2009).

Các lý thuyết ban đầu giả định rằng sự khuếch đại và truyền dẫn cuối cùng cũng trở về trạng thái cân bằng Các lý thuyết gia tốc gần đây phát hiện tồn tại rủi ro nội sinh có thể đưa hệ thống đi theo hai trạng thái khác nhau (Brunnermeier & Sannikov, 2014; Mittnik & Semmler,

2013 và 2018) Hay nói cách khác, tác động giữa bất ổn tài chính và nền kinh tế thực có tính chất phi tuyến.

Tổng quan nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tàichínhvà khu vựckinh tế thực

2.5.1 Các nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy bất ổn tài chính có mối quan hệ ngược chiều với khu vực kinh tế thực nhưng là tuyến tính Nhiều nghiên cứu sau này đi sâu đánh giá tính phi tuyến.

Kết quả lược khảo trong các nghiên cứu được trình bày tại bảng 2.1 và 2.2.

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước phát triển Tác giả Nước và

Giai đoạn Mô hình và các biến

Hồi qui OLS Chỉ số KCFSI và CFNAI

Tác động của bất ổn tài chính đến hoạt động kinh tế ngược chiều và có ý nghĩa thống kê

MS-VAR Chỉ số KCFSI và CFNAI

Tác động của bất ổn tài chính đối với kinh tế thực ở giai đoạn bất ổn lớn hơn gấp 4 lần và kéo dài hơn giai đoạn bình thường.

Mức giảm của bất ổn trong ở giai đoạn bất ổn chậm hơn so với giai đoạn bình thường.

(HP) filter Chỉ số FSI và GDP

Giai đoạn bất ổn gắn với sự mở rộng tín dụng và leo thang giá nhà và tỷ trọng nợ cao có tác động làm suy giảm hoạt động kinh tế

TVAR Chỉ số CISS và IP

Tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực ở trạng thái bất ổn cao lớn hơn đáng kể và có ý nghĩa thống kê, còn ở trạng thái bất ổn thấp không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê.

MS-VAR Chỉ số CISS và chỉ số IP

Kết quả tương tự như Hollo và cộng sự (2012)

TVAR Chỉ số FSI và IP

Kết quả tương tự như Hollo và cộng sự (2012). Đối với loại cú sốc tài chính, mức độ phản ứng của chỉ số IP đối với cú sốc tài chính âm cao hơn đối với cú sốc tài chính dương ở giai đoạn bất ổn cao,nhưng nhỏ hơn ở giai đoạn bất ổn thấp. van Roye,

TVAR Chỉ số FSI và chỉ số IP

Tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực ở trạng thái bất ổn cao lớn hơn so với trạng thái bất ổn thấp.

Mức phản ứng của chỉ số IP đối với cú sốc tài chính dương bằng mức phản ứng đối với cú sốc tài chính âm ở cả hai giai đoạn bất ổn.

VAR tuyến tính FSI và tỷ lệ tăng GDP

Bất ổn tài chính gia tăng có tác động làm suy giảm mức tăng sản lượng.

MS-VAR FSI và chi tiêu hộ gia đình

Phản ứng của khu vực thực trước cú sốc tài chính không đáng kể trong giai đoạn bình thường nhưng rất lớn trong giai đoạn bất ổn cao.

TVP-VAR Các biến bất ổn tài chính và GDP

Tác động của cú sốc tài chính đến GDP trong giai đoạn suy thoái cao hơn so với giai đoạn bình thường Qui mô cú sốc càng lớn thì mức tác động càng mạnh.

TVAR Các biến bất ổn tài chính riêng lẻ và chỉ số IP

Kết quả tương tự như Mittnik & Semmler (2013). Trong đó, các biến tài chính về độ lệch có tác động mạnh hơn các biến về suất sinh lời và độ biến động.

Tác động của bất ổn tài chính đến khu vực kinh tế thực xảy ra ở hai giai đoạn bất ổn, trong đó mức tác động mạnh hơn ở giai đoạn bất ổn tài chính cao.

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển

Tác giả Nước và giai đoạn Mô hình và các biến Kết quả nghiên cứu

Các nước Trung và Đông Âu, 1995-2010

VAR tuyến tính FSI và IP, tổng xuất nhập khẩu, đầu tư gộp

Tác động giữa bất ổn tài chính và các biến kinh tế thực không đồng nhất giữa các nước.

VAR tuyến tính FSI và IP, tổng xuất nhập khẩu và đầu tư gộp

Tác động của bất ổn tài chính đến các biến kinh tế thực có ý nghĩa thống kê nhưng chiều tác động ngược lại không có ý nghĩa thống kê

VAR tuyến tính Chỉ số FSI và IP

Tác động của bất ổn tài chính đến các biến kinh tế thực có ý nghĩa thống kê, trừ Philippines.

Chiều tác động ngược lại không có ý nghĩa thống kê

Chỉ số FSI và IP

Tác động bất ổn tài chính làm suy giảm chỉ số IP và ngược cải thiện chỉ số làm giảm căng thẳng tài chính.

MS-VAR Chỉ số FSI và tiêu dùng cá nhân

Chi tiêu hộ gia đình sụt giảm khi bất ổn tài chính tăng lên, trong đó phản ứng ở giai đoạn bất ổn cao mạnh hơn và kéo dài hơn giai đoạn bất ổn thấp.

2.5.2 Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực, kết quả cho thấy có sự không thống nhất giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.

Thứ hai là về tác động phi tuyến giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các nước phát triển Đối với nhóm nước đang phát triển hầu như rất ít các nghiên cứu chứng minh vấn đề này.

Bên cạnh đó, kết quả các nghiên cứu cũng đưa đến các kết luận khác nhau Một là kết quả sự tương tác giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực giữa trạng thái bất ổn cao và bất ổn thấp có sự khác nhau giữa các nghiên cứu Hai là đối với tác động của các loại cú sốc tài chính, kết quả về phản ứng của khu vực kinh tế thực cũng khác nhau.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính cho nước đang phát triển khu vực ASEAN 12 Bước 1: Đo lường các chỉ số tài chính đơn lẻ

Bước 1: Đo lường các chỉ số tài chính đơn lẻ

Luận án dựa vào phương pháp của Balakrishnan và cộng sự (2011) và Cevik, Dibooglu và Kutan (2013) để lựa chọn các chỉ số tài chính đơn lẻ của bốn khu vực quan trọng trong hệ thống tài chính: ngân hàng, thị trường cổ phiếu, thị trường ngoại hối, và thị trường trái phiếu. Các chỉ số này bao gồm: hệ số Beta khu vực ngân hàng (Trường hợp Việt Nam thay thế bằng chỉ số BSF của Kibritẹioglu, A., 2003), tỷ suất sinh lời và mức biến động của thị trường cổ phiếu, chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ và biến động lợi suất trái phiếu chính phủ, chỉ số EMPI.

Bước 2: Tổng hợp các chỉ số tài chính đơn lẻ

Trước khi tổng hợp thành chỉ số FSI, các chỉ số tài chính đơn lẻ được chuyển về cùng một cơ sở đơn vị theo phương pháp chuẩn hóa Các chỉ số này sau đó được tổng hợp lại theo phương pháp tỷ trọng đều.

Bước 3: Phương pháp đánh giá hiệu quả của chỉ số căng thẳng tài chính Đề tài dựa vào phương pháp của Hakkio và Keeton (2009) để đánh giá chỉ số căng thẳng tài chính.

Phương pháp đo lường giai đoạn bất ổn tại các nước đang phát triển khu vực ASEAN

Dựa vào nghiên cứu của Hollo và cộng sự (2011) và Duprey, Klaus và Peltonen (2017), nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy Markov-switching với phương trình hồi quy như sau:

Số trạng thái được giả định trong mô hình là 2 đến 3 trạng thái, s={1,2,3} Sự khác biệt về hành vi của chuỗi FSI ở mỗi trạng thái phụ thuộc vào hệ số chặn a, hệ số tự hồi qui [3, và phương sai sai số ơ Nghiên cứu không đưa sự khác biệt của ơ vào trong phương trình hồi qui.

3.2.2 Trình tự thực hiện mô hình hồi qui Markov-switching

Trước tiên, nghiên cứu tiến hành các kiểm định tính dừng đối với biến FSI của từng nước bao gồm Kiểm định ADF của Dickey và Fuller (1979) và kiểm định PP test của Phillips and Perron (1988) Kiểm định tính phi tuyến của chuỗi FSI bằng kiểm định BDS của Brock và cộng sự (1996) và kiểm định McLeod-Li của Mcleod và Li (1983).

Bước thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp MLE (Maximum likelihood estimator) để ước lượng các tham số hồi qui của mô hình bao gồm hệ số chặn, các hệ số quá trình tự hồi qui biến phụ thuộc, các xác suất chuyển dịch giữa các trạng thái và xác suất ở mỗi trạng thái.

Sau bước hồi qui mô hình, các mô hình đạt được kiểm định về phần dư sẽ được xem xét lựa chọn Tiêu chí sử dụng là AIC và log likelihood ratio Bên cạnh đó, việc lựa chọn mô hình cũng dựa theo tiêu chí phân loại trạng thái RCM (Regime Classification Measure) được đề xuất bởi Ang và Bekaert (2002).

Phương pháp đánh giá tác động bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN

Dựa vào Tsay (1998), nghiên cứu sử dụng mô hình VAR ngưỡng với hai biến nội sinh bao gồm chỉ số FSI và chỉ số khu vực kinh tế thực, trong đó biến FSI được xem là biến ngưỡng, được mô tả như sau:

P i y t = Ci + ^ Aị j y t _j + £ it j=i nẽu Tị _1 < r t _ d < Tj, và i = 1, , M, và d > 0 Trong đó, y là vetor các biến nội sinh bao gồm chỉ số FSI và chỉ số phản ánh khu vực kinh tế thực; r i-d là giá trị của biến ngưỡng tại thời kỳ t-d và các trạng thái được xác định bởi giá trị ngưỡng: T 0 < T 1 < .< T M

3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình

Một là bất ổn tài chính có tác động ngược chiều đến hoạt động của khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển Khu vực ASEAN.

Hai là biến động của khu vực kinh tế thực có tác động ngược chiều đến bất ổn khu vực tài chính đối với trường hợp các nước đang phát triển Khu vực ASEAN.

Tiếp đến là bất ổn tài chính có tác động cùng chiều và có độ trễ với bất ổn của hệ thống tài chính đối với trường hợp các nước đang phát triển Khu vực ASEAN.

Thứ tư là về tác động phi tuyến giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực, giả thuyết đưa ra là tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với trường hợp các nước với s it ~(0, sf), đang phát triển Khu vực ASEAN có tính phụ thuộc vào trạng thái bất ổn của hệ thống tài chính.

3.3.3 Trình tự thực hiện hồi qui mô hình TVAR

Bước 1: Đo lường các biến trong mô hình

Khu vực kinh tế thực được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp (IP) đối với các nước Indonesia, Malaysia, Phillipines và Thái Lan và Tổng giá trị thương mại quốc tế đối với Việt Nam Bất ổn tài chính được đo lường bằng chỉ số căng thẳng tài chính (FSI) Bước 2:

Kiểm định sự tồn tại tính phi tuyến của bộ dữ liệu.

Nghiên cứu sử dụng kiểm định phi tuyến của Lo và Zivot (2001).

Bước 3: Ước tính mô hình TVAR

Nghiên cứu chọn chỉ số FSI là biến ngưỡng và ước tính mô hình TVAR với hai trạng thái Quá trình ước tính các tham số của mô hình được thực hiện theo phương pháp CLS hai bước.

Bước 4: Phân tích phản ứng đẩy của mô hình

Nghiên cứu sử dụng hàm phản ứng đẩy phi tuyến của Koop, Pesaran và Potter (1996).

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu thu thập theo tháng trong giai đoạn từ tháng 1.2005 đến tháng 6.2020 (Riêng Việt Nam từ 1.2007 - 5.2020) Chi tiết xem tại Bảng 3.1.

Bảng 3 1 Dữ liệu nghiên cứu đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN Khu vực Hạng mục chỉ số thành phần Nguồn dữ liệu

- Tổng tiền gửi, tổng tín dụng khu vực - IMF International

Khu vực tư ngân, tổng nợ nước ngoài Financial Statistics ngân hàng - Chỉ số giá cổ phiếu khu vực ngân hàng - Thomson reuters

Thị trường cổ phiếu - Chỉ số giá thị trường cổ phiếu - Thomson reuters

- Tỷ giá hối đoái chính thức (E) và Dự trữ ngoại hối (RES) - GEM World Bank

Thị trường nợ chính phủ

- Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10

Khu vực kinh tế - Chỉ số sản xuất công nghiệp - IMF International thực - Tổng giá trị xuất và nhập khẩu thương Financial Statistics mại hàng hóa - GEM World Bank

Chỉ số vĩ mô - Chỉ số lạm phát - GEM World Bank

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính

Hình 4.1 cho thấy biến động của chỉ số FSI các nước trong mẫu, trong đó cho thấy hai giai đoạn có sự tăng lên cùng nhau của tất cả các chỉ số FSI đó là giai đoạn khủng hoảng tài chính

4.1.2 Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính

4.1.2.1 Các sự kiện căng thẳng tài chính trong giai đoạn 2005-2020

Trong giai đoạn nghiên cứu, từ tháng 1.2005 đến tháng 6.2020, bên cạnh những sự kiện căng thẳng xảy ra bên trong của mỗi nước, các sự kiện căng thẳng trên các thị trường tài chính khu vực và toàn cầu có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính các nước đang phát triển khu vực Châu Á bao gồm: Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2011, sự kiện Taper Tantrum năm 2013, Giai đoạn hoảng loạn thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2015, Thương chiến Mỹ Trung năm 2018, và cuối cùng là đại dịch Covid-19 đầu năm 2020.

2008-2009 và giai đoạn đại dịch covid-19 từ năm 2020.

Hình 4 1 Biến động của chỉ số FSI của các nước đang phát triển khu vực ASEAN

LnLniDiDh-h-ooooơìơìOOx-ix-icNCNcncn^^LnLntDtDh-h-ooooơìơìO OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO

4.1.2.2 Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số FSI của các nước nghiên cứu

Các Hình từ 4.2 đến 4.6 thể hiện sự biến động của chỉ số FSI các nước nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 1.2005 - 6.2020 (riêng Việt Nam từ 1.2007-5.2007) Các đỉnh biến động của chỉ số FSI của mỗi nước đều rơi vào các giai đoạn căng thẳng Đối với Indonesia,FSI tăng mạnh nhất là khủng hoảng tài chính 2008 Đối với với sự kiện thương chiến MỹTrung năm 2018, hệ thống tài chính Indonesia không bị tác động đáng kể Đối với Malaysia,các đỉnh biến động của FSI Malaysia đều xảy ra ở các sự kiện căng thẳng trong giai đoạn nghiên cứu tương tự như Indonesia Đối với Philippines, đỉnh biến động cao nhất ở khủng hoảng tài chính 2008.

Kết quả đo lường giai đoạn bất ổn tài chính

4.2.1 Các kiểm định trước hồi qui mô hình

Luận án sử dụng kiểm định ADF test của Dickey và Fuller (1979) và kiểm định PP test của Phillips and Perron (1988) để kiểm định tính dừng của chuỗi FSI Kết quả cho thấy biến FSI của tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu đều là chuỗi dừng ở bậc I(0).

Tiếp theo là kiểm định tính phi tuyến của biến FSI đối với tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu bằng kiểm định BDS test và McLeod-Li test Kết quả cho thấy các chuỗi FSI của tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu đều có tính chất phi tuyến.

4.2.2 Kết quả hồi qui mô hình Makov-switching

Bảng 4.1 so sánh các mô hình Markov-switching Kết quả hồi qui cho thấy phần dư của các mô hình đều nhiễu trắng Dựa vào giá trị AIC và RCM, kết quả lựa chọn mô hình 2 trạng thái với hệ số [3 không đổi đối với trường hợp Indonesia và Malaysia, mô hình 2 trạng thái với [3 thay đổi đối với Philippines, mô hình 2 trạng thái với [3 không đổi đối với Thái Lan, và mô hình 3 trạng thái với (3 thay đổi đối với Việt Nam.

Sau khi mô hình Markov-switching cuối cùng được chọn, kết quả ước lượng các tham số mô hình của từng nước nghiên được trình bày trong Bảng 4.2 Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện kiểm định ý nghĩa của các tham số hồi qui trong mô hình và sự khác biệt giữa các trạng thái bằng kiểm định Wald.

Bảng 4 1 So sánh các mô hình tự hồi qui Markov-switching

Mô hình Hệ số tự hồi qui

AIC RCM Kiểm định Ljung-Box

MS(S)-DR(1) Không na na na na na

MS(3)-DR(1) Không na na na na na

MS(S)-DR(1) Không na na na na na

MS(3)-DR(1) Không na na na na na

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm Stata 15.1

MS(s): mô hình MS với s trạng thái; DR(p): chỉ bậc tự hồi qui (p); na: ký hiệu phương trình hồi qui không xác định; Không: không thay đổi, Có: Thay đổi

Bảng 4 2 Kết quả hồi qui mô hình Markov-switching

Hệ số hồi qui Indonesia Malaysia Thái Lan Philippines Việt Nam a (1) 0.058*** - 0.071*** - -0.032** -0.041*** -0.213*** a (2) 0.976**

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm Stata 15.1 3 a (s) : hệ số chặn trạng thái s; P p (s): hệ số tự hồi qui bậc p ở trạng thái s; ơ là độ lệch chuẩn của sai số;

P ij (i,j =1,2,3) là các xác suất chuyển dịch trạng thái; est (s) : giá trị trung bình ước tính của FSI ở trạng thái s; và s =1,2,3.

4.2.3 Thảo luận kết quả Đối với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, mô hình Markov- switching hồi qui đều ở hai trạng thái Dựa vào giá trị trung bình ước tính của FSI và hệ số chặn, trạng thái 1 được xem là trạng thái chỉ giai đoạn bất ổn tài chính thấp và trạng thái 2 chỉ giai đoạn bất ổn tài chính cao Đối với trường hợp của Việt Nam, kết quả hồi qui mô hình Markov-switching với ba trạng thái Trong đó trạng thái 1 chỉ giai đoạn bất ổn thấp Trạng thái 2 chỉ giai đoạn bất ổn vừa Và trạng thái 3 chỉ giai đoạn bất ổn cao.

Bảng 4 3 Xác suất chuyển dịch và thời gian duy trì ở các trạng thái

Nước Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm Stata 15.1 Đặc điểm của giai đoạn bất ổn tài chính, đầu tiên tiên được thể hiện qua mức độ xuất hiện Giai đoạn bất ổn cao có mức độ xuất hiện rất ít trong giai đoạn nghiên cứu (Bảng 4.3) Về thời kỳ xuất hiện giai đoạn bất ổn cao, Hình 4.7 phản ánh xác suất duy trì các trạng thái của các nước nghiên cứu, kết quả cho thấy giai đoạn bất ổn tài chính cao xảy ra ở tất cả các sự kiện căng thẳng tài chính trong giai đoạn nghiên cứu tuy nhiên mức độ xuất hiện không đồng đều giữa các nước Đối với Việt Nam, trạng thái bất ổn cao chỉ xuất hiện trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Sau khi trở lại giai đoạn bất ổn thấp, hệ thống tài chính Việt Nam chuyển sang giai đoạn bất ổn tài chính vừa với tần suất xuất hiện thường xuyên từ đầu năm 2010 đến 2020. Điều này là do bất ổn khu vực ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao phải mất nhiều năm để giải quyết.

Về mức độ duy trì của giai đoạn bất ổn tài chính, Bảng 4.3 cũng cho thấy, đối vớiIndonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan, giai đoạn bất ổn cao có xác suất duy trì rất thấp và giai đoạn bất ổn thấp xác suất duy trì khá cao Riêng Việt Nam, giai đoạn bất ổn thấp có xác suất duy trì ở mức tương đối, giai đoạn bất ổn vừa có mức duy trì rất cao,và giai đoạn bất ổn cao có xác suất duy trì rất thấp.

Hình 4.7 Xác suất duy trì các trạng thái

Quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực

4.3.1 Mô tả đặc điểm dữ liệu nghiên cứu

Biến động của chỉ số FSI và chỉ số kinh tế thực của từng nước trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng ngược chiều nhau, được thể hiện rõ nhất khi chỉ số FSI đạt tại các đỉnh biến động Mối quan hệ tương tác giữa chỉ số FSI và chỉ số khu vực kinh tế thực được làm rõ hơn bằng kiểm định nhân quả Granger Kết quả cho thấy tác động của FSI đối với chỉ số kinh tế thực tồn tại ở tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu Tác động theo chiều ngược lại chỉ tồn tại đối với Việt Nam.

4.3.2 Các kiểm định trước hồi qui

Một là kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình Kết quả đều cho thấy biến FSI và biến kinh tế thực của các nước trong mẫu đều dừng ở bậc I(0).

Bảng 4.4 Kiểm định tính phi tuyến mô hình VAR

Nước Indonesia Malaysia Philippines Thailand Viet nam Độ trễ tối ưu (p) 1 1 1 1 2 2 2 2

Bảng A Kiểm định mô hình VAR tuyến tính so với TVAR 2 trạng thái

Bảng B Kiểm định mô hình VAR tuyến tính so với TVAR 3 trạng thái

Bảng C Kiểm định mô hình TVAR 2 trạng thái so với 3 trạng thái

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm R Tiếp theo, để đánh giá tính phù hợp của bộ dữ liệu với mô hình VAR ngưỡng, nghiên cứu tiến hành kiểm định phi tuyến mối quan hệ giữa biến FSI và khu vực kinh tế thực bằng kiểm định của Lo và Zivot (2001) Kết quả kiểm định trong Bảng 4.4 cho thấy: mô hình TVAR 2 trạng thái với p=1 và d=1 đối với Indonesia và Malaysia; mô hình TVAR không phù hợp với Philippines; mô hình TVAR 2 trạng thái với p=1 và d=2 phù hợp với Thái Lan, và cuối cùng mô hình TVAR 2 trạng thái với p=2 và d=2 đối với Việt Nam.

4.3.3 Kết quả hồi qui mô hình

Bảng 4 5 Kết quả ước tính mô hình TVAR với 2 trạng thái

Phươn g trình Hệ số chặn FSI(t-1) Y(t-1) FSI(t-2) Y(t-2)

In d on es i Bất ổn thấp

P h il ip p in es Giá trị ngưỡng =-0.155

Giá trị ngưỡng = -0.577 Bất ổn FSI(t) 0.0252 0.9795 -0.2851 -0.1179 0.2433

Giá trị ngưỡng = -0.281 * Bất ổn FSI(t) 0.0055 0.8178 -0.0099 0.3575 0.6441

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm R

Ký hiệu của các mức ý nghĩa: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.'

Kết quả kiểm định phần dư mô hình bằng phương pháp Box-Ljung test Kết quả bảng 4.6 cho thấy, phần dư hai biến FSI và kinh tế thực đều là nhiễu trắng.

Bảng 4.6 Kiểm định Box-Ljung test đối với phần dư mô hình

Phần dư của biến FSI Phần dư biến kinh tế thực chi-squared (10) p-value chi-squared (10) p-value

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm R1 Kết quả hồi qui mô hình TVAR của từng nước nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.6 Kết quả cho thấy trong giai đoạn bất ổn tài tài chính cao, bất ổn tăng lên có tác động làm suy giảm hoạt động khu vực kinh tế thực Ở giai đoạn bất ổn thấp, không tồn tại bằng chứng thống kê đối với các nước nghiên cứu Đối với tác động chiều ngược lại từ chỉ số kinh tế thực đến biến FSI đều không có ý nghĩa thống kê ở cả hai trạng thái Đối với tác động của chỉ số FSI đến chính nó đều có ý nghĩa thống kê ở cả hai trạng thái.

4.3.4 Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy

4.3.4.1 Tác động của cú sốc tài chính

Hình 4.8 phản ánh tác động của cú sốc gia tăng căng thẳng tài chính đến khu vực kinh tế thực và bất ổn tài chính Thứ nhất là về phản ứng của khu vực kinh tế thực Kết quả cho thấy cú sốc tăng bất ổn tài chính dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế thực ở cả hai trạng thái bất ổn, trong đó mức giảm ở giai đoạn bất ổn cao mạnh hơn và có ý nghĩa thống kê, còn giai đoạn bất ổn thấp yếu hơn và không có ý nghĩa thống kê.

Thứ hai là về phản phản ứng của bất ổn khu vực tài Bất ổn khu vực tài chính tăng lên trước tác động của cú sốc gia tăng căng thẳng tài chính và mức độ khác nhau giữa các trạng thái Bất ổn sau đó tắt dần nhưng ở giai đoạn bất ổn cao tốc độ tắt dần nhanh hơn so với giai đoạn bất ổn thấp đối với Indonesia và Malaysia, và ngược lại chậm hơn đối với các nước còn lại.

4.3.4.2 Tác động của các loại cú sốc tài chính

Hình 4 8 Tác động của cú sốc tài chính

Nguồn: Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm R

Ghi chú: Đường nối liền chỉ trạng thái bất ổn cao và đường đứt nét chỉ trạng thái bất ổn thấp

Kết quả mô phỏng phản ứng tích lũy của chỉ số căng thẳng tài chính và kinh tế thực trước cú sốc tài chính dương và cú sốc âm được trình bày trong hình 4.9 Cú sốc dương là cú sốc làm gia tăng bất ổn tài chính còn cú sốc âm là cú sốc làm giảm bất ổn tài chính Về phản ứng của khu vực kinh tế thực, kết quả cho thấy chỉ số kinh tế thực được cải thiện trước cú sốc âm và suy giảm trước cú sốc dương ở hai trạng thái bất ổn và đối với tất cả các nước nghiên cứu.

Về độ lớn về phản ứng của chỉ số kinh tế thực giữa cú sốc dương và cú sốc âm cũng khác nhau Ở trạng thái bất ổn cao, mức phản ứng tích lũy của chỉ số kinh tế thực trước cú sốc âm lớn hơn hoặc bằng độ lớn trước cú số dương Còn ở trạng thái bất ổn thấp, mức phản ứng tích lũy trước cú sốc âm đều nhỏ hơn phản ứng trước cú sốc dương (Bảng 4.7).

Tiếp theo là về phản ứng của bất ổn khu vực tài chính đối với các loại cú sốc tài chính, kết quả cho thấy các phản ứng là cùng chiều Bất ổn khu vực tài chính tăng lên khi nền kinh tế nhận cú sốc gia tăng căng thẳng tài chính và giảm xuống khi nền kinh tế nhận cú sốc giảm căng thẳng tài chính (Hình 4.9) Về độ lớn của phản ứng bất ổn khu vực tài chính, ở trạng thái bất ổn thấp, mức phản ứng tích lũy của bất ổn khu vực tài chính trước cú sốc âm nhỏ hơn so với trước cú sốc dương Ở trạng thái bất ổn cao, mức phản ứng tích lũy trước cú sốc âm lớn hơn so với cú sốc dương Kết quả đúng với hầu hết các nước nghiên cứu (Bảng 4.8) Về khả năng hồi phục của hệ thống tài chính khi nhận cú sốc tài chính âm, kết quả cho thấy mức hồi phục của khu vực tài chính ở trạng thái bất ổn cao nhanh hơn so với trạng thái bất ổn thấp.

Bảng 4.7 Phản ứng tích lũy của khu vực kinh tế thực sau 25 tháng

Cú sốc tài chính Indonesia Malaysia Philippines Thailand Vietnam Trạng thái bất ổn thấp

Trạng thái bất ổn cao

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ kết quả phần mềm R 3

Bảng 4.8 Phản ứng tích lũy của chỉ số FSI sau 25 tháng

Cú sốc tài chính Indonesia Malaysia Philippines Thailand Vietnam Trạng thái bất ổn thấp

Trạng thái bất ổn cao

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ kết quả phần mềm R

Hình 4.9 Phản ứng tích lũy của FSI và kinh tế thực trước các loại cú sốc tài chính

Nguồn: Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm R

Ghi chú: Đường nối liền chỉ trang thái bất ổn cao và đường đứt nét chỉ trang thái bất ổn thấp

Ngày đăng: 14/08/2023, 15:01

w