Giáo trình sketchup 8 Tiếng Việt by KienKing
Trang 1Chương I Tìm hiểu thêm về các công cụ cơ bản
Trang 2Trong chương này tôi sẽ bổ sung thêm các kiến thức mới về cách sử dụng các công cụ
cơ bản mà bạn đã biết trong phần I
Hiểu thêm về hệ trục tọa độ
Như chúng ta đã biết rằng khi bắt đầu với SketchUp thì trong không gian làm việc của SketchUp hiển thị một hình người và một hệ trục tọa độ gồm ba đường thẳng khác màu (trục
X-màu đỏ, trục Y-màu xanh lá cây và trục Z-màu xanh da trời) vuông góc với nhau
Chú ý: Khi không hiển thị hệ trục tọa độ Nếu trong trường hợp bạn bắt đầu với SketchUp mà hệ trục tọa độ không được hiển thị
trong không gian làm việc thì hãy vào trình đơn View trên menu chính, chọn Axes
Hệ trục tọa độ này không cố định, bạn có thể di chuyển sang vị trí khác, xoay hướng các trục hoặc khôi phục về vị trí ban đầu Vậy thực hiện nó bằng cách nào ? Rất đơn giản, bạn chỉ việc di chuyển chuột lên trên một trong ba trục cấu thành nên hệ tọa độ ( trục X, trục Y hoặc trục Z) và nhấn chuột phải, khi đó một menu ngữ cảnh xuất hiện cạnh vị trí bạn kích chuột Xem hình 1.1
Hình 1.1: Menu ngữ cảnh xuất hiện khi kích chuột phải
Chọn Place:
Khi bạn chọn Place trên menu ngữ cảnh xuất hiện thì ngay lập tức bạn sẽ chuyển sang chế độ sử dụng công cụ Axes trên thanh menu mở rộng ( xem hình 1.2) Khi đó bạn thức hiện các thao tác giống như với công cụ Axes đã nói ở chương X ở phần I của cuốn sách này
Hình 1.2: Khi chọn Place trên menu ngữ cảnh
Trang 3Nghĩa là Bạn phải chọn một điểm để làm vị trí của gốc tọa độ mới ( điểm có tọa độ [0;0;0]) Sau đó chọn hướng cho trục X-màu đỏ, rồi chọn hướng cho trục Y-màu xanh lá cây
Khi đó hệ tọa độ sẽ chuyển sang vị trí mới được chọn và các trục tọa độ sẽ xoay theo hướng bạn
chọn
Chọn Move:
Khi bạn chon Move trên menu ngữ cảnh, một hộp thoại Move Sketching Context xuất
hiện như hình 1.3
Hình 1.3: Hộp thoại Move Sketching Context
Đây là hộp thoạt để bạn có thể nhanh chóng di chuyển chinh xác trục tọa độ sang vị trí khác hoặc xoay hướng khác so với hệ trục ban đầu
Tại khu vực nhập Move: Bạn nhập các giá trị vào hộp thoại của trục X, Y và Z để hệ trục
mới sẽ di chuyển ra xa trục cũ tương ứng một giá trị bằng giá trị bạn nhập ( hay có thể hiểu đây là tọa độ tương đối của gốc tọa độ mới so với hệ trục tọa độ cũ - hệ trục đang hiện hành trong SketchUp)
Ví dụ: Bạn nhập X = 1000 mm, Y = 0 mm ; Z= 0 mm thì vị trí của gốc tọa độ mới sẽ tịnh
tiến về phía trục X một khoảng là 1000 mm so với gốc tọa độ cũ
Tại khu vực nhập Rotate: Khi bạn nhập một giá trị góc vào trục X thì trục Y và Z sẽ xoay
một góc bằng giá trị bạn nhập theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng cũ của các trục tương ứng trong mặt phẳng vuông góc với trục X và đi qua gốc tọa độ mới ( nghĩa là trục
X giữ nguyên hướng cũ, và mặt phẳng Y-Z sẽ xoay một góc so với vị trí ban đầu quanh gốc tọa độ mới) Ngược lại khi nhập giá trị vào trục Y thì trục X và Z sẽ quay, khi nhập giá trị vào trục Z thì trục X,Y sẽ xoay tương tự
Ví dụ: Bạn nhập X = 60 thì mặt phẳng Y-Z sẽ xoay một góc 60 so với vị trí ban đầu theo
chiều ngược chiều kim đồng hồ
Xem hình 1.4 khi bạn nhập X=1000 mm cho khu vực nhập Move và X=60 cho khu vực nhập Rotate
Chọn Reset:
Bạn chỉ có thể chọn được Reset khi bạn đã di chuyển gốc tọa độ ban đầu tới vị trí mới hoặc xoay hướng các trục của hệ tọa độ so với ban đầu Khi bạn chọn Reset thì hệ tọa độ sẽ
được khôi phục về vị trí và hướng ban đầu mặc định của SketchUp Dù Bạn có di chuyển hay
xoay bao nhiêu lần hệ trục tọa độ thì khi chọn Reset thì hệ tọa độ lại trở về vị trí mặc định ban
đầu của SketchUp
Trang 4Hình 1.4: Khi nhập giá trị cho Move và Rotate
Chọn Align View:
Khi bạn chọn Align View trên menu ngữ cảnh thì khung nhìn sẽ chuyển sang khung nhìn
2D với mặt phẳng X-Y
Chọn Hide:
Khi bạn chọn Hide trên menu ngữ cảnh thì hệ tọa độ đang hiển thị trong không gian làm
việc của SketcUp sẽ bị ẩn đi, và để khôi phục lại sự xuất hiện của hệ tọa độ bị ẩn thì vào trình
đơn View trên menu chính và chọn Axes Hình 1.5 thể hiện khi bạn chọn Hide trên menu ngữ
1.6 Và là hộp thoại văn bản này được gọi là hộp kiểm soát giá trị - Value Control Box, gọi tắt
là VCB Nếu nó không xuất hiện trong của sổ làm việc của SketchUp thì hãy vào trình đơn
Trang 5View/Toolbars trên thanh menu chính và chọn Measurements
Hình 1.6: Hộp thoại VCB
Và đây là một trong số những giá trị mà bạn có thể sử dụng nó để nhập:
- Nhập chiều dài chính xác của đoạn thẳng khi sử dụng công cụ Line
- Nhập chính xác kích thước của hình chữ nhật khi sử dụng công cụ Rectangle
- Đẩy và kéo đối tượng với chiều dài chính xác khi sử dụng công cụ Push/Pull
- Nhập chính xác số cạnh của đa giác khi sử dụng công cụ Polygon
- Nhập chính xác số cạnh cấu tạo nên đường tròn khi sử dụng công cụ Circle
- Nhập tọa độ tuyệt đối và tương đối của một điểm khi sử dụng công cụ Line, Move
- Nhập khoảng cách chính xác khi di chuyển đối tượng khi sử dụng công cụ Move
- Chia chính xác đoạn thẳng thành các đoạn dài bằng nhau
- Tạo chính xác số bản sao mà bạn muốn copy
- Xoay một đối tượng với một góc chính xác khi sử dụng công cụ Rotate
- Và rất nhiều thứ khác nữa
Và đây là một số điều bạn nên hiểu rõ về VCB:
- Bạn không cần phải bấm vào trong hộp thoại VCB để nhập một giá trị nào đó Đây
là một điều quan trọng: Khi chúng ta bắt đầu nhập một giá trị nào đó cho hộp thoại VCB, nhiều
người cho rằng họ cần phải nhấp vào hộp thoại VCB ( di chuyển chuột và kích vào trong nó )
trước khi họ bắt đầu gõ giá trị cần nhập Không, bạn không cần phải làm thế mà bạn hãy bắt
đầu gõ giá trị đó, và bất cứ phím nào bạn gõ đều xuất hiện trong VCB một cách tự động Nhấn
phím Enter, SketchUp sẽ luôn luôn thực hiện chính xác các giá trị xuất hiện trong hộp thoại
VCB khi bạn gõ
VCB phụ thuộc vào ngữ cảnh nhập Điều này có nghĩa rằng những giá trị nhập mà nó
kiểm soát phụ thuộc vào những gì bạn đang thực hiện vào thời điểm đó Nếu bạn đang vẽ một
cạnh với các công cụ Line, bất cứ giá trị nào bạn gõ nó đều hiểu là bạn đang nhập chiều
dài-Length ( nhãn này xuất hiện cạnh hộp thoại VCB), nếu bạn đang xoay một cái gì đó, nó biết
rằng giá trị nhập đó là góc- Angle
VCB
Trang 6Bạn có thể nhập một đơn vị trong hộp thoại VCB khác với đơn vị được mặc định trong hộp thoại Model Info: Nếu bạn đang thiết lập đơn vị mặc định để đo lường trong hộp thoại
Model Info là mm ( xem hình 1.7), thì khi bạn muốn chiều dài đoạn thẳng mà bạn đang vẽ là
1400 mm bạn chỉ cần gõ 1400 rồi nhấn Enter Khi đó SketchUp sẽ hiểu rằng bạn đã nhập chiều
dài cho đoạn thẳng đó trong hộp thoại VCB là 1400mm Nhưng nếu bạn muốn vẽ nó với chiều
dài là 14 feet thì bạn chỉ cần gõ là 14’ để chỉ cho SketchUp hiểu rằng bạn nhập chiều dài là 14
feet thay vì nó hiểu là 14 mm Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể nhập một đơn vị khác bất kỳ mà
không cần quan tâm đến đơn vị đo lường đã được thiết lập mặc định trong hộp thoại Model Info
- Nếu đơn vị cần nhập là m chỉ cần gõ 14m
- Nếu đơn vị cần nhập là cm chỉ cần gõ 14cm
- Nếu đơn vị cần nhập là feet chỉ cần gõ 14’
- Nếu đơn vị cần nhập là inche chỉ cần gõ 14”
Hình 1.7: Hộp thoại Model Info phần thiết lập đơn vị đo lường
Chú ý: Hiện hộp thoại Model Info
Để xuất hiện hộp thoại Model Info phần thiết lập các đơn vị đo lường mặc định, bạn vào trình đơn Window trên menu chính chọn Model Info và chọn phần Unis để thiết lập các mặc
định về đo lường như đơn vị chiều dài – Length Units, đơn vị góc-Angle Units
Nhập giá trị trong hộp thoại VCB để thay đổi số cạnh của hình tròn và hình đa giác
Khi bạn đang dùng công cụ Circle, Polygon để vẽ một vòng tròn hoặc một đa giác thì lúc đó
trong hộp thoại VCB sẽ thể hiện rằng những giá trị bạn chuẩn bị gõ sẽ được mặc định hiểu là bạn
đang nhập bán kính ( lúc đó nhãn của VCB sẽ xuất hiện chữ Radius) cho vòng tròn hoặc đa
giác Nếu lúc đó bạn gõ một giá trị với một chữ “s” rồi nhấn phím Enter thì SketchUp sẽ chuyển
sang hiểu rằng bạn đang thiết lập lại số cạnh của vòng tròn hoặc của đa giác đó Ví dụ khi đó gõ
5s thì SketchUp sẽ hiểu rằng sẽ vẽ đường tròn hoặc đa giác có số cạnh là 5
Thay đổi các giá trị nhập khi đang gõ để nhập cho hộp thoại VCB Ví dụ bạn đang vẽ
một đường tròn với công cụ Circle, sau khi bạn kích chuột vị trí để làm tâm của đường tròn và
lúc này hộp thoại VCB đang thể hiện là bạn cần nhập bán kính Nếu bạn gõ 5m thì SketchUp sẽ
hiểu là vòng tròn cần vẽ có bán kính là 5 m nhưng lúc đó bạn lại đổi ý không muốn bán kính là 5
m nữa mà muốn là 3 m, vậy phải làm thế nào ? Rất đơn giản là bạn chỉ cần di chuột đi ra khỏi vị
trí hiện tại và gõ lại 3m rồi nhấn Enter Bạn có thể thay đổi mọi giá trị nhập khi đang gõ miễn là
phải trước khi nhấn phím Enter
Trang 7Hiểu thêm về suy luận vị trí của điểm khi truy bắt
Khi bạn di chuyển chuột bên trên các đối tượng trong khu vực bản vẽ, bạn có thể nhận
thấy rằng tại đầu cái bút chì của công cụ Line ( khi bạn chọn công cụ Line, con trỏ chuột sẽ
chuyển sang biểu tượng hình cái bút chì nhỏ màu đỏ) xuất hiện một cái vòng tròn hoặc hình chữ
nhật nhỏ có các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào vị trí của con trỏ chuột trên đối tượng Những
điểm này được xác định vị trí cụ thể và được sử dụng để giúp bạn vẽ chính xác bằng cách cho
bạn một dấu hiệu trực quan tại nơi con trỏ chuột nằm Tính năng này được gọi là suy luận điểm
truy bắt và chìa khóa để sử dụng tính năng này là tìm hiểu về những màu sắc biểu hiện khác
nhau của hình tròn hoặc hình chữ nhật nhỏ Nếu bạn di chuyển con trỏ chuột về một điểm suy
luận, một Tooltip xuất hiện xác định vị trí các điểm suy luận và SketchUp định nghĩa các điểm
suy luận như sau:
- Endpoint: Điểm cuối xuất hiện khi bạn di chuột tới mỗi đầu của đối tượng đoạn thẳng
mà bạn đang hướng tới và nó thể hiện là một vòng tròn nhỏ màu xanh lá cây
- Midpoint: Trung điểm xuất hiện chính xác khi bạn di chuột tới vị trí trung điểm của đối
tượng đoạn thẳng mà bạn đang hướng tới và nó thể hiện là một vòng tròn nhỏ màu xanh lam
(Cyan)
- Intersection: Điểm giao nhau xuất hiện khi di bạn di chuột đến nơi giao nhau giữa đối tượng đặc (solid) với các đối tượng khác và nó thể hiện là một chữ x nhỏ màu đỏ
- On Edge: Điểm nằm trên cạnh là điểm bất kỳ xuất hiện khi bạn di chuyển chuột dọc
trên cạnh của một đối tượng đoạn thẳng bạn đang hướng tới mà không phải điểm cuối hay trung
điểm và nó thể hiện là một hình vuông nhỏ màu đỏ
- On Face: Điểm nằm trên bề mặt là điểm bất kỳ xuất hiện khi bạn di chuột trong bề mặt
của đối tượng bạn đang hướng tới và nó thể hiện là một hình vuông nhỏ màu xanh da trời
Hình 1.8: Các vị trí truy bắt điểm
Ngoài các điểm được suy luân cụ thể, các đường thẳng cũng có thể suy luận bằng các đường lót Đường lót sử dụng để suy luận được hiển thị như một đường nét liền hoặc đường nét
đứt có các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào loại đường được suy luận Tooltips cũng xuất hiện
trên các đường lót suy luận khác nhau, nếu bạn giữ chuột Việc suy luận có thể nhận ra các
đường sau:
- On Red Axis, On Green Axis, On Blue Axis: Đường lót suy luận song song với một
trục cụ thể và nó được hiển thị là đường nét liền có màu tương ứng với trục mà nó song song như
trục X thì màu đỏ, trục Y thì là màu xanh lá cây và trục Z là màu xanh da trời
Trang 8- Perpendicular to Edge: Khi một đường thẳng được vẽ vuông góc với một đường thẳng
hiện có, một đường lót suy luận màu tím được hiển thị
- Parallel to Edge: Khi một đường thẳng được vẽ song song với một đường thẳng hiện
có, một đường lót suy luận màu tím được hiển thị
Mẹo: Khóa hướng đường đã được suy luận Khi xuất hiện các đường lót suy luận như ở trên, để khóa hướng của nó bạn chỉ cần nhấn
và giữ phím Shift
Hình 1.9: Các đường lót suy luận
Mẹo: Khóa hướng nhanh với các hướng song song với các trục tọa độ Bạn có thể nhanh chóng bắt hướng và khóa hướng nhanh cho các hướng song song với
các trục của hệ tọa độ Đó là nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống cho trục Z-màu xanh da trời,
phím mũi tên sang phải cho trục X-màu đỏ và phím mũi tên sang trái cho trục Y-màu xanh lá
cây
Hiểu thêm về công cụ LineĐối với công cụ Line sau bạn chọn được điểm thứ nhất là điểm đầu của đường thẳng thì
với điểm thứ hai ngoài việc nhập chiều dài cho nó bạn còn có thể nhập được tọa độ chính xác
cho điểm thứ hai Có hai cách nhập là nhập tọa độ tuyệt đối ( tức là tọa độ so với hệ trục tọa độ
mặc định của SketchUp) và nhập tọa độ tương đối ( tức là tọa độ so với hệ trục tọa độ mặc định
đã được di chuyển điểm gốc tọa độ tới vị trí điểm đầu của đường thẳng bạn đã kích chọn)
Nhập tọa độ tuyệt đối:
Bạn chỉ việc gõ [x,y,z] hoặc [x;y;z], việc gõ dấu “,” hay dấu “;” ngăn cách các tọa độ
của điểm tùy thuộc vào việc thiết lập đo lường của hệ điều hành bạn đang sử dụng
hoặc
Việc nhập thêm đơn vị thì xem ở phần viết về VCB ở trên
Trang 9Nhập tọa độ tương đối:
Bạn chỉ việc gõ <x,y,z> hoặc <x;y;z>, việc gõ dấu “,” hay dấu “;” ngăn cách các tọa độ
của điểm tùy thuộc vào việc thiết lập đo lường của hệ điều hành bạn đang sử dụng
hoặc
Việc nhập thêm đơn vị thì xem ở phần viết về VCB ở trên
Bạn kết hợp thêm với các kiến thức về việc truy bắt điểm và đường lót suy luận đã nói ở phần trên
Hiểu thêm về công cụ MoveMove với tọa độ:
Đối với công cụ Move sau bạn chọn được đối tượng cần di chuyển và kích chọn 1 điểm
để làm điểm gốc để bắt đầu di chuyển thì đối với điểm đến ngoài việc nhập chiều dài quãng
đường cần di chuyển cho nó bạn còn có thể nhập được tọa độ chính xác cho điểm đến Có hai
cách nhập là nhập tọa độ tuyệt đối ( tức là tọa độ so với hệ trục tọa độ mặc định của SketchUp)
và nhập tọa độ tương đối ( tức là tọa độ so với hệ trục tọa độ mặc định đã được di chuyển điểm
gốc tọa độ tới vị trí điểm đầu của đường thẳng bạn đã kích chọn)
Nhập tọa độ tuyệt đối:
Bạn chỉ việc gõ [x,y,z] hoặc [x;y;z], việc gõ dấu “,” hay dấu “;” ngăn cách các tọa độ
của điểm tùy thuộc vào việc thiết lập đo lường của hệ điều hành bạn đang sử dụng
hoặc
Việc nhập thêm đơn vị thì xem ở phần viết về VCB ở trên
Nhập tọa độ tương đối:
Bạn chỉ việc gõ <x,y,z> hoặc <x;y;z>, việc gõ dấu “,” hay dấu “;” ngăn cách các tọa độ
của điểm tùy thuộc vào việc thiết lập đo lường của hệ điều hành bạn đang sử dụng
hoặc
Việc nhập thêm đơn vị thì xem ở phần viết về VCB ở trên
Bạn kết hợp thêm với các kiến thức về việc truy bắt điểm và đường lót suy luận đã nói ở phần trên
Copy bằng lệnh Move
Tạo ra một bản copy:
- Cách thứ nhất: Để copy một đối tượng với công cụ Move, bạn chọn công cụ Move
Trang 10trên thanh công cụ và nhấn phím Ctrl trước khi bạn chọn đối tượng cần copy, khi đó tại vị trí
con trỏ chuột xuất hiện thêm một dấu cộng “+” nhỏ để cho biết rằng đối tượng bạn chọn sẽ
được nhân bản
Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Line vẽ một đường thẳng như hình 1.10
Hình 1.10: Vẽ một đường thẳng bằng công cụ Line
3 Chọn công cụ Move trên thanh công cụ và nhấn phím Ctrl, bên cạnh con trỏ chuột
xuất hiện dấu “+” nhỏ như hình 1.11
Hình 1.11: Chọn công cụ Move và nhấn phím Ctrl
4 Sau đó di chuyển chuột tới đối tượng cần copy rồi kích chuột vào một điểm trên đối
tượng ( không chọn điểm đầu-End point của các cạnh trên đối tượng) Di chuyển chuột ra xa vị
trí hiện tại, khi đó tại vị trí con trỏ chuột sẽ xuất hiện bản copy của đối tượng đã được chọn và
có một đường thẳng nét đứt nối điểm bạn kích chuột trên đối tượng ban đầu với điểm tương ứng
trên bản copy như trong hình 1.12
Khi đó bản copy như là một đối tượng được Move ra khỏi vị trí cũ ( bản gốc) và bạn có
thể thực hiện việc chèn bản copy này như khi thực hiện công cụ Move Nghĩa là điểm gốc trên
đối tượng ban đầu là điểm gốc còn điểm tương ứng trên bản copy là điểm chèn đối tượng tới vị
Trang 11trí mới ( nghĩa là bạn có thể nhập tọa độ, kích chuột vào một điểm hoặc nhập khoảng cách,
khóa hướng)
Hình 1.12: Di chuột ra khỏi vị trí kích chuột
- Cách thứ hai: Dùng công cụ Select ( hình mũi tên) quét chọn đối tượng Chọn công cụ Move trên thanh công cụ rồi nhấn phím Ctrl Khi đó tại vị trí con trỏ chuột xuất hiện thêm một
dấu cộng “+” nhỏ để cho biết rằng đối tượng bạn chọn sẽ được nhân bản Cách này hay hơn vì
bạn có thể chọn điểm gốc ban đầu một cách chính xác để chèn bản copy theo ý của bạn
Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Line vẽ một đường thẳng như hình 1.10
3 Dùng công cụ Select chọn đường thẳng đã được vẽ
4 Chọn công cụ Move trên thanh công cụ, rồi nhấn phím Ctrl Bên cạnh con trỏ chuột
xuất hiện dấu “+” nhỏ như hình 1.13
Hình 1.13: Chọn Move và nhấn phím Ctrl
5 Kích chuột làm điểm gốc để chèn bản copy rồi di chuyển chuột ra xa vị trí kích chuột
Khi đó tại vị trí con trỏ chuột sẽ xuất hiện một đường nét đứt nối điểm kích chuột tới vị trí hiện
tại của con trỏ chuột và một bản copy của đối tượng được chọn như trong hình 1.14
Trang 12Hình 1.14: Di chuột ra khỏi vị trí kích chuột
Khi đó bản copy như là một đối tượng được Move ra khỏi vị trí cũ ( bản gốc) và bạn có
thể thực hiện việc chèn bản copy này như khi thực hiện công cụ Move Nghĩa là vị trí con trỏ
chuột sẽ là điểm chèn đối tượng tới vị trí mới ( nghĩa là bạn có thể nhập tọa độ, kích chuột vào
một điểm hoặc nhập khoảng cách, khóa hướng)
Tạo ra nhiều bản copy theo hàng hay dãy:
Công cụ Move cho phép bạn tạo ra một loạt bản copy từ bản gốc theo một dãy hoặc một
hàng và các bản copy này cách đều nhau
* Sau khi dùng công cụ Move để copy và tạo ra một bản sao thì bạn chỉ cần gõ số lượng bản copy với chữ “x” hoặc ký hiệu “ * ” ở đằng trước hoặc đằng sau thì bạn sẽ tạo ra được một
loạt bản sao theo hàng hoặc dãy nối tiếp với bản sao ban đầu và khoảng cách giữa các bản sao
bằng nhau và bằng khoảng cách từ bản sao ban đầu tới bản gốc Ví dụ nhập 2x hoặc x2 hoặc *2
hoặc 2* thì bạn sẽ tạo ra được 2 bản sao ( kể cả bản sao ban đầu)
Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Line vẽ một đường thẳng như hình 1.15
Hình 1.15: Vẽ một đường thẳng song song với trục Z
Trang 133 Sử dụng công cụ Select quét chọn đối tượng cần copy ( cách copy bằng công cụ Move thứ hai – hoặc bạn có thể làm bằng cách thứ nhất như đã nêu ở trên) Chọn công cụ Move
ở trên thanh công cụ và nhấn phím Ctrl Kích chuột lên một điểm cuối của đường thẳng rồi di
chuyển chuột ra khỏi vị trí hiện tại, gõ “1m” để tạo ra bản sao cách bản gốc 1m như trong hình
1.16
Hình 1.16: Tạo bản sao cách bản gốc 1m
4 Gõ 5x hoặc x5 hoặc *5 hoặc 5* rồi nhấn phím Enter Ta sẽ 5 bản sao và khoảng cách
giữa các bản sao và giữa bản sao ban đầu với bản gốc cách nhau là 1m, xem như trong hình
1.17 Và khoảng cách từ bản gốc tới bản sao ngoài cùng bên phải là 1m*5= 5 m
Hình 1.17: Tạo ra 5 bản sao cách nhau 1m
Mẹo: Tăng thêm hay giảm đi số lượng bản sao
Nếu số lượng bản sao chưa chính xác bạn có thể tăng lên hay giảm đi số lượng bản sao bằng cách nhập một số mới Ví dụ như ở trên để tăng thêm thành 7 bản sao bạn chỉ cần gõ tiếp
7x hoặc x7 hoặc 7* hoặc gõ *7 trong hộp thoại VCB
* Sau khi dùng công cụ Move để copy và tạo ra một bản sao thì bạn chỉ cần gõ số lượng bản copy với ký hiệu “ / ” ở đằng sau hoặc đằng trước thì bạn sẽ tạo ra được một loạt bản sao
theo hàng hoặc dãy nằm trong khoảng giữa bản sao ban đầu với bản gốc và vị trí của chúng sẽ
được căn đều Ví dụ nhập 5/ hoặc /5 thì bạn sẽ tạo ra được 5 bản sao ( kể cả bản sao ban đầu)
và khoảng cách giữa các bản sao cũng như bản gốc là bằng 1/5 khoảng cách từ bản gốc tới bản
Trang 14sao ban đầu
Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Line vẽ một đường thẳng như hình 1.15
3 Sử dụng công cụ Select quét chọn đối tượng cần copy ( cách copy bằng công cụ Move thứ hai – hoặc bạn có thể làm bằng cách thứ nhất như đã nêu ở trên) Chọn công cụ Move
ở trên thanh công cụ và nhấn phím Ctrl Kích chuột lên một điểm cuối của đường thẳng rồi di
chuyển chuột ra khỏi vị trí hiện tại, gõ “5m” để tạo ra bản sao cách bản gốc 5m như trong hình
1.18
Hình 1.18: Tạo bản sao cách bản gốc 5 m
4 Gõ 5/ hoặc /5 rồi nhấn phím Enter Ta sẽ 5 bản sao và khoảng cách giữa các bản sao
và bản gốc cách nhau là 5m/5=1m, xem như trong hình 1.19
Hình 1.18: Tạo ra 5 bản sao cách nhau 1m
Mẹo: Tăng thêm hay giảm đi số lượng bản sao
Nếu số lượng bản sao chưa chính xác bạn có thể tăng lên hay giảm đi số lượng bản sao bằng cách nhập một số mới Ví dụ như ở trên để tăng thêm thành 10 bản sao bạn chỉ cần gõ
tiếp 10/ hoặc /10 trong hộp thoại VCB, khi đó sẽ tạo ra 10 bản sao và khoảng cách giữa chúng
là 0,5 m
Trang 15Hiểu thêm về công cụ Rotate Công cụ Rotate ngoài chức năng dùng để xoay đối tượng bạn còn có thể sử dụng nó để copy Cũng như công cụ Move, khi sử dụng công cụ Rotate cũng có 2 cách để copy Cách thứ
nhất là chọn công cụ Rotate rồi nhấn phím Ctrl nhưng do cách này không hay lắm nên ở đây
tôi hướng dẫn cách thứ hai là dùng công cụ Select ( hình mũi tên) quét chọn đối tượng Chọn
công cụ Rotate trên thanh công cụ rồi nhấn phím Ctrl Khi đó tại vị trí con trỏ chuột xuất hiện
thêm một dấu cộng “+” nhỏ để cho biết rằng đối tượng bạn chọn sẽ được nhân bản
Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Circle và công cụ Line vẽ một vòng tròn và một đường thẳng như
trong hình 1.19
Hình 1.19: Vẽ một vòng tròn và một đường thẳng
3 Dùng công cụ Select chọn đường thẳng đã được vẽ
4 Chọn công cụ Rotate trên thanh công cụ, rồi nhấn phím Ctrl Bên cạnh con trỏ chuột
xuất hiện dấu “+” nhỏ như hình 1.20 để cho biết rằng đối tượng bạn chọn sẽ được nhân bản
Hình 1.20: Chọn công cụ Rotate và nhấn phím Ctrl
Trang 165 Kích chọn vào tâm đường tròn để làm tâm quay Rồi kích chọn vào một điểm cuối của đường thẳng để thiết lập cạnh đầu của góc xoay ta sẽ được như trong hình 1.21
Hình 1.21: Chọn tâm xoay và cạnh đầu của góc xoay
6 Nhập góc xoay hoặc chọn một điểm khác làm cạnh thứ hai của góc xoay Ta sẽ được một bản sao và bản sao này tạo với bản gốc một góc tại tâm xoay bằng đúng góc bạn nhập hoặc
góc bạn tạo ra Xem trong hình 1.22
Hình 1.22: Tạo một bản sao từ bản gốc
Tạo ra nhiều bản copy xoay quanh một điểm:
Công cụ Rotate cho phép bạn tạo ra một loạt bản copy từ bản gốc, các bản sao này
xoay quanh một điểm và các bản sao tạo với nhau các góc đều nhau
* Sau khi dùng công cụ Rotate để copy và tạo ra một bản sao thì bạn chỉ cần gõ số lượng bản copy với chữ “x” hoặc ký hiệu “ * ” ở đằng trước hoặc đằng sau thì bạn sẽ tạo ra
được một loạt bản sao xoay quanh một điểm nối tiếp với bản sao ban đầu, góc tạo bởi các bản
sao bằng nhau và bằng góc giữa bản sao ban đầu với bản gốc Ví dụ nhập 2x hoặc x2 hoặc *2
hoặc 2* thì bạn sẽ tạo ra được 2 bản sao ( kể cả bản sao ban đầu)
Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Circle và công cụ Line vẽ một vòng tròn và một đường thẳng như
Trang 17trong hình 1.19
3 Dùng công cụ Select chọn đường thẳng đã được vẽ
4 Chọn công cụ Rotate trên thanh công cụ, rồi nhấn phím Ctrl Bên cạnh con trỏ chuột
xuất hiện dấu “+” nhỏ như hình 1.20 để cho biết rằng đối tượng bạn chọn sẽ được nhân bản
5 Kích chọn vào tâm đường tròn để làm tâm quay Rồi kích chọn vào một điểm cuối của đường thẳng để thiết lập cạnh đầu của góc xoay ta sẽ được như trong hình 1.21
6 Nhập góc xoay bằng cách gõ 30 rồi nhấn phím Enter Ta sẽ được một bản sao và bản
sao này tạo với bản gốc một góc tại tâm xoay bằng đúng 300 Xem trong hình 1.23
Hình 1.23: Bản sao tạo với bản gốc một góc bằng 300
7 Gõ 5x hoặc x5 hoặc *5 hoặc 5* rồi nhấn phím Enter Ta sẽ 5 bản sao xoay chung
quanh tâm xoay và góc tạo bởi các bản sao và giữa bản sao đầu tiên với bản gốc là 300 ( góc tạo
bởi bản sao ngoài cùng bên trái và bản gốc là 300*5=1500), xem như trong hình 1.24
Hình 1.24: Tạo ra 5 bản sao
Mẹo: Tăng thêm hay giảm đi số lượng bản sao
Nếu số lượng bản sao chưa chính xác bạn có thể tăng lên hay giảm đi số lượng bản sao bằng cách nhập một số mới Ví dụ như ở trên để tăng thêm thành 7 bản sao bạn chỉ cần gõ tiếp
7x hoặc x7 hoặc 7* hoặc gõ *7 trong hộp thoại VCB
Trang 18* Sau khi dùng công cụ Rotate để copy và tạo ra một bản sao thì bạn chỉ cần gõ số lượng bản copy với ký hiệu “ / ” ở đằng sau hoặc đằng trước thì bạn sẽ tạo ra được một loạt bản
sao xoay quanh một điểm và chúng nằm trong khoảng giữa bản sao ban đầu với bản gốc và vị
trí của chúng sẽ được căn đều Ví dụ nhập 5/ hoặc /5 thì bạn sẽ tạo ra được 5 bản sao ( kể cả
bản sao ban đầu) và góc tạo giữa các bản sao là bằng 1/5 góc tạo bởi bản gốc với bản sao ban
đầu
Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Circle và công cụ Line vẽ một vòng tròn và một đường thẳng như
trong hình 1.19
3 Dùng công cụ Select chọn đường thẳng đã được vẽ
4 Chọn công cụ Rotate trên thanh công cụ, rồi nhấn phím Ctrl Bên cạnh con trỏ chuột
xuất hiện dấu “+” nhỏ như hình 1.20 để cho biết rằng đối tượng bạn chọn sẽ được nhân bản
5 Kích chọn vào tâm đường tròn để làm tâm quay Rồi kích chọn vào một điểm cuối của đường thẳng để thiết lập cạnh đầu của góc xoay ta sẽ được như trong hình 1.21
6 Nhập góc xoay bằng cách gõ 150 rồi nhấn phím Enter Ta sẽ được một bản sao và
bản sao này tạo với bản gốc một góc tại tâm xoay bằng đúng 1500 Xem trong hình 1.25
Hình 1.25: Bản sao tạo với bản gốc một góc bằng 1500
7 Gõ 5/ hoặc /5 rồi nhấn phím Enter Ta sẽ 5 bản sao và góc tạo giữa các bản sao bằng
1500/5=300, xem như trong hình 1.24
Mẹo: Tăng thêm hay giảm đi số lượng bản sao
Nếu số lượng bản sao chưa chính xác bạn có thể tăng lên hay giảm đi số lượng bản sao bằng cách nhập một số mới Ví dụ như ở trên để tăng thêm thành 10 bản sao bạn chỉ cần gõ
tiếp 10/ hoặc /10 trong hộp thoại VCB, khi đó sẽ tạo ra 10 bản sao và góc tạo bởi các bản sao
sẽ là 150 0 /10=15 0
Hiểu thêm về công cụ Push/Pull
Giả sử ta được yêu cầu dựng một mô hình như sau , vậy làm cách nào để thực hiện nó ? Bạn sẽ dựng hai hình lập phương rồi xếp chồng chúng lên nhau hay dựng một hình lập phương
rồi vẽ các đường bao quanh nó ? Không cần thiết để làm như vậy vì công cụ Push/Pull cũng có
chức năng tạo ra các khối riêng rẽ liên tục từ một bề mặt
Trang 19Các bước thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng công cụ Rectangle vẽ một hình chữ nhật như trong hình 1.26
Hình 1.26: Vẽ một hình chữ nhật
3 Sử dụng công cụ Push/Pull để kéo hình chữ nhật trên thành một hình lập phương như
trong hình 1.27
Hình 1.27: Dựng thành hình lập phương
Trang 204 Nhấn phím Ctrl thì tại vị trí con trỏ chuột xuất hiện một dấu + nhỏ như trong hình
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng các công cụ Rectangle, Push/Pull và Line để dựng lên hình giống như trong
hình 1.30
3 Chọn công cụ Follow Me trên thanh công cụ Nhấn và giữ phím Alt
4 Kích lên bề mặt mà bạn muốn kéo ở đây là bề mặt tạo bởi đường thẳng chéo với một đỉnh của khối lập phương rồi di chuyển chuột vào bề mặt có các cạnh bạn cần kéo theo, khi đó
đường dẫn sẽ tự động chạy theo các cạnh của bề mặt như trong hình 1.31
Trang 21Hình 1.30: Dựng một khối lập phương có đường thẳng trên bề mặt ngoài cùng bên phải
Hình 1.31: Kích vào bề mặt cần kéo và di chuyển chuột lên mặt trên cùng của khối lập phương
Hình 1.32: Sản phẩm sau khi kích chuột
Trang 22Hiểu thêm về công cụ Tape Measure Công cụ Tape Measure ngoài chức năng dùng để đo chiều dài, khoảng cách, tạo đường
hướng dẫn còn có chức năng Scale ( phóng to hay thu nhỏ kích thước đối tượng) Khả năng
Scale của công cụ Tape Measure là tất các chiều, các cạnh đều cùng thay đổi với tỉ lệ bằng
nhau
Cách thự hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Sử dụng các công cụ Rectangle, Push/Pull để dựng lên hình giống như trong hình
1.33 với kích thước khi dựng dài x rộng x cao là 6m x 3m x 4m
Hình 1.33: Khối lập phương 6m x 3m x 4m
3 Sử dụng công cụ Select quét chọn toàn bộ hình lập phương Chọn công cụ Tape Measure trên thanh công cụ và kích vào một điểm cuối của của cạnh rộng như hình 1.34
Hình 1.34: Sử dụng công cụ Tape Measure kích một điểm cuối
4 Di chuột tới điểm cuối còn lại trên cạnh rộng ( cạnh dài 3m) khi đó một ToolTip xuất hiện có nhãn là 3m như hình 1.35 Kích chuột vào điểm đó
Trang 23Hình 1.35: Di chuột tới điểm cuối còn lại của cạnh
5 Khi bạn kích chuột thì tại hộp thoại VCB sẽ hiển thị một giá trị là 3m
6 Bây giờ bạn hãy gõ 1,5m
7 Nhấn Enter một hộp thoại hiện ra như hình 1.36 Hộp thoại này hỏi bạn có muốn
thay đổi kích thước của đối tượng được chọn không
Hình 1.36: Một hộp thoại xuất hiện
8 Kích nút Yes để đồng ý, khi đó ta sẽ được như hình 1.37
Hình 1.37: Sau khi chọn nút Yes
Trang 24Khi đó nếu bạn dùng công cụ đo kích thước để đo thì sẽ thấy kích thước của khối lập phương lúc này sẽ là 3m x 1,5 m x 2 m, nghĩa là kích thước các cạnh cùng thay đổi với một tỉ lệ
là 3m/1,5m= 2
Điều này có nghĩa là với công cụ Scale bạn phải nhập một tỉ lệ mà bạn muốn thay đổi, còn với Tape Measure thì bạn chỉ cần nhập kích thước mới SketchUp sẽ tự động tính tỉ lệ để
thay đổi đồng loạt
Hiểu thêm về Component
Như các bạn đã biết sau khi các bạn tạo ra các bản sao từ một bản gốc component thì khi bạn chỉnh sửa một trong các component ấy ( kể cả bản gốc) thì đồng loạt chúng đều thay đổi
theo component mà bạn đang sửa Đây là một tính năng hay nhưng đôi khi nó cũng bất tiện vì
có lúc bạn chỉ muốn chỉnh sửa một component trong số chúng mà không muốn chúng đồng loạt
thay đổi SketchUp cung cấp cho bạn một tính năng rất hay để thực hiện việc trên, đó là kích
chuột phải lên trên component mà bạn định sửa chữa, khi đó một menu ngữ cảnh xuất hiện như
hình dưới đây và chọn Make Unique Sau đó bạn có thể chỉnh sửa component này tùy ý mà các
component khác không thay đổi theo
Trang 25Chương II Về Layer, về khối đặc Solid
Trang 26Add Layer Hình 1.1:
Menu ngữ cảnh xuất hiện khi kíchr
Delete Layer Hình 1.1:
Menu ngữ cảnh xuất hiện khi kíchr
Details
Danh sách Layer
Về lớp-Layer
Trong một chương trình đồ họa 2D như Photoshop hay Illustrator, khái niệm các lớp
-Layer có thể được hiểu như là một chồng giấy trong suốt được xếp chồng lên nhau Và bạn
có thể chỉnh sửa, thêm bớt hay làm bất cứ điều gì trên các lớp đó Các lớp đều có số thứ tự
riêng của mình, và bất cứ thứ gì được thể hiện trong lớp trên cùng đều được nhìn thấy trước
tất cả mọi thứ trên tất cả các lớp khác ở dưới
Nhưng SketchUp không phải là một chương trình đồ họa 2D, mà đó là một chương
trình 3D Vì vậy, làm thế nào nó có các lớp-Layer? Làm thế nào để các đối tượng trong
không gian ba chiều có thể được xếp chồng lên nhau để những thứ ở trên các lớp cao hơn sẽ
xuất hiện trước những thứ gì đó của những lớp thấp hơn? Nó có thể không ? Không, nó
không thể Khái niệm lớp -Layer trong SketchUp hoàn toàn khác với khái niệm về lớp trong
hầu hết các chương trình đồ họa khác, và điều đó đã dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người
SketchUp có một hệ thống các lớp-Layer giống như các lớp trong chương trình AutoCAD Bởi vì trong AutoCAD các lớp được sử dụng rộng rãi, nên lớp-Layer đã được bổ
sung trong chương trình SketchUp để tối đa hóa khả năng tương thích giữa hai sản phẩm
này Khi bạn nhập-import một tập tin AutoCAD vào trong SketchUp, các lớp của nó sẽ hiển
thị như là các lớp của SketchUp
Vì vậy, lớp trong SketchUp dùng để làm gì? Nó được dùng để kiểm soát khả năng
hiển thị Sử dụng lớp-Layer để tập trung các đối tượng riêng biệt khác nhau thành một
nhóm để bạn có thể dễ dàng làm nó hiện lên ( làm cho nó có thể nhìn thấy ) hoặc ẩn nó đi (
làm cho nó vô hình ) khi bạn cần Điều đó nói rằng, các thức làm việc của lớp-Layer không
giống như nhóm-Group và thành phần-Component, các cạnh và các mặt của bạn không bị
cô lập từ các bộ phận khác của mô hình
Sử dụng Layer-lớp trong SketchUp
Để mở hộp thoại Layers, kích lên trình đơn Window và chọn mục Layers Hộp thoại Layer sẽ xuất hiện như trong hình 2.1
Hình 2.1: Hộp thoại Layer
Trang 27Tất cả các Layer đều được liệt kê danh sách Layer Layer0 là layer mặc định trong
SketchUp Thậm chí nếu bạn chọn không sử dụng các lớp, tất cả các đối tượng trong bản vẽ
sẽ được tự động gán là Layer0 Với Layer0 bạn không thể xóa hay đổi tên
Tạo các Layer mới:
Để tạo một Layer mới, chỉ cần nhấp vào nút Add Layer trong hộp thoại Layers Điều
này thêm một Layer mới vào danh sách các Layer, và nó có tên ban đầu là Layer và một số
tuần tự ( có thể là Layer1, Layer2 ) Khi tạo ra, tên của layer mới được đặt tự động và bạn
có thể được đổi tên bằng cách gõ một tên mới Với các Layer khác bạn có thể đổi tên bất cứ
lúc nào ( trừ Layer0 ) bằng cách nhấp đúp vào tên của layer đó và gõ một tên mới Mầu của
Layer mới cũng được chỉ định một cách ngẫu nhiên
Xóa các Layer:
Bạn có thể chọn một Layer bằng cách nhấp vào tên Layer đó Các Layer được lựa chọn sẽ được đánh dấu bằng một dải màu xanh da trời Nhiều Layer có thể được lựa chọn
cùng một lúc bằng cách chọn và giữ phím Shift hoặc Clrt Các Layer được chọn có thể bị
xóa bằng cách nhấn vào nút Delete Layer ( trừ Layer0)
Nếu các Layer được chọn mà chúng không được gán vào bất kỳ đối tượng nào trong
bản vẽ thì việc nhấp vào nút Delete Layer chỉ đơn giản là loại bỏ các Layer từ hộp thoại
Layers Còn nếu Layer chọn được gán lên bất kỳ đối tượng nào đó trong bản vẽ thì một hộp
thoại cảnh báo được hiển thị như trong hình 2.2, và nó cho bạn các tùy chọn sau:
- Move contents to Default layer: Tất cả các đối tượng đang được gán Layer bị xóa
sẽ chuyển sang gán Layer Layer0 (Layer mặc định)
- Move contents to Current layer: Tất cả các đối tượng đang được gán Layer bị xóa
sẽ chuyển sang gán Layer hiện hành
- Delete contents: Xóa luôn đối tượng đang được gán Layer bị xóa
Mẹo: Để nhanh chóng xóa bỏ tất cả các Layer không được gán cho bất kỳ đối tượng
nào trong bản vẽ bằng cách nhấn nút Details và chọn Purge từ menu ngữ cảnh hiện ra
Hình 2.2: Hộp thoại xuất hiện khi xóa Layer
Kích hoạt một lớp làm Layer hiện hành:
Vòng tròn nhỏ trước tên mỗi layer được dùng để xác định xem Layer nào đang hiện hành Nếu có dầu chấm ở trong thì là đang hiện hành còn không thì là Layer khác đang hiện
hành như trong hình 2.3 Tại một thời điểm chỉ có duy nhất một Layer là hiện hành Khi đó
tất cả các đối tượng đang được vẽ tại thời điểm đó đều được gán Layer này Theo mặc định,
Layer0 là Layer hiện hành đầu tiên khi bắt đầu SketchUp Để Layer nào làm layer hiện hành
bạn chỉ cần kích chuột vào vòng tròn trước tên của nó
Trang 28Layer Manager
Hình 2.3: Layer3 đang hiện hành
Có một cách khác là bạn chọn trình đơn View trên menu chính, chọn Toolbars và chọn Layer từ menu ngữ cảnh Khi đó thanh công cụ Layer sẽ hiện ra như hình 2.4
Để chọn một Layer làm layer hiện hành bạn chỉ việc kích vào hộp thoại nhập và chọn một trong các layer được trải ra từ hộp thoại này
Chú ý: Nếu bạn bấm nút Layer Manager thì hộp thoại Layers ở trên cũng sẽ hiện
ra
Các thuộc tính của Layer
Tất cả các Layer đều có các thuộc tính sau đây, và mỗi một thuộc tính đều được liệt
kê trong một cột:
- Active- Layer hiện hành: Được biểu thị bằng các vòng tròn nhỏ nằm ở bên trái của
tên Layer Tại mỗi thời điểm chỉ có một Layer là đang hiện hành ( xem thêm ở phần kích
thoạt một lớp làm Layer hiện hành )
- Name- Tên: Mỗi Layer có một tên riêng biệt Khi bạn đang thay đổi tên một Layer
và nếu nó trùng với tên của một layer khác đã có, một hộp thoại sẽ báo lỗi xuất hiện ( Bạn
xem thêm ở phần tạo các Layer mới)
- Visible- Có thể nhìn thấy được: Hộp chọn là trái tim và linh hồn của hộp thoại
Layers Khi nó được chọn ( dấu tích chữ V), các đối tượng được gán Layer đó sẽ được nhìn
thấy trong bản vẽ, và khi không được chọn (hộp thoại trống) các đối tượng được gán Layer
đó sẽ không nhìn thấy được tức là bị ẩn đi
- Color-Mầu sắc của Layer: Mỗi một Layer khi được tạo đều được gán một mầu ngẫu nghiên và bạn có thể thay đổi nó sang màu sắc khác hoặc gán cho nó một Texture
bằng cách kích vào nó
Chú ý: Bạn có thể sắp xếp tất cả các thuộc tính của các Layer theo thứ tự bằng cách
nhấp vào tiêu đề cột Ví dụ, click một lần vào tiêu đề Name-tên thì tất cả các layer sẽ sắp
xếp theo thứ tự bảng chữ cái tăng dần (hình tam giác lộn xuống dưới), nhấp chuột vào tiêu
đề lần thứ hai sẽ đảo ngược thứ tự sắp xếp Sắp xếp theo thuộc tính Visible là nhóm lại các
layer có thể nhìn thấy lại với nhau và tất cả các layer bị ẩn cũng được nhóm lại với nhau
Trang 29Sắp xếp theo thuộc tính Color-mầu sắc là nhóm tất cả các layer có cùng một màu sắc với
nhau
Các lựa chọn khi nhấn nút Details:
Khi bạn nhấn nút Details trong hộp thoại Layers thì một menu ngữ cảnh hiện ra cạnh
nút như hình 2.4
Hình 2.4: Menu ngữ cảnh của nút Details
- Select All: Khi bạn chọn mục này thì tất cả các Layer trong danh sách các Layer của
hộp thoại sẽ được chọn
- Purge: Khi bạn chọn Purge, thì tất cả các Layer không được gán lên bất kỳ đối
tượng nào trong bản vẽ sẽ bị SketchUp xóa đi Đây là một cách tiện dụng để giữ file của bạn
gọn gàng và ngăn nắp
- Color by layer: Khi bạn chọn, thì mầu mặc định thể hiện trên tất cả các đối tượng
trong bản vẽ sẽ chuyển sang màu sắc của Layer mà nó được gán
Gán Layer cho đối tượng:
Sử dụng công cụ Select để quét chọn đối tượng, sau đó kích lên hộp thoại trên thanh
công cụ Layer, một danh sách các Layer được trải ra và bạn chọn một trong số đó ( xem
hình 2.5) Khi đó đối tượng sẽ được gán layer đã được chọn Hoặc bạn kích chuột phải lên
trên đối tượng chọn Put on Layer trên menu ngữ cảnh và chọn Layer cần gán
Trang 30Sau đây là một ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn những gì mà tôi đã nói ở trên về Layer
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Mở hộp thoại Layers bằng cách kích lên trình đơn Window trên thanh menu chính
và chọn mục Layers Trong hộp thoại Layer tạo ra các layer với các màu sắc như hình 2.6:
Hình 2.3: Tạo ra các Layer mới
3 Mở hộp công cụ Layer bằng cách chọn trình đơn View trên menu chính, chọn Toolbars và chọn Layer từ menu ngữ cảnh
4 Dùng công cụ Circle, Rectangle và Polygon dựng lên các hình rồi dùng công cụ Push/Pull kéo các hình đã vẽ thành các hình 3D như hình 2.4
Hình 2.4: Dựng các hình 3D
5 Gán Layer cho các đối tượng Sử dụng công cụ Select quét chọn khối trụ tròn rồi di chuyển chuột tới hộp thoại của hộp công cụ layer, kích chuột và chọn Layer HinhTruTron trên
menu sổ ra như trong hình 2.5 Làm tương tự để gán layer HinhLangTru cho khối lăng trụ và
layer HinhLapPhuong cho khối lập phương
6 Di chuột tới nút Details trên hộp thoại Layers, kích chuột và một menu ngữ cảnh xuất hiện như trong hình 2.6 Chọn Color by Layer, khi đó các màu sắc thể hiện trên các đối
tượng trong bản vẽ sẽ chuyển sang màu sắc của layer mà nó được gán như trong hình 2.7
Trang 31Hình 2.5: Gán Layer HinhTruTron cho khối trục tròn
Hình 2.6: Chọn Color by Layer
Hình 2.7: Các đối tượng thay đổi mầu sắc
Trang 327 Trong hộp thoại Layer bạn bỏ dấu tích chọn trong cột Visible của layer HinhLapPhuong thì khối lập phương trong bản vẽ bị ẩn đi như trong hình 2.8
Hình 2.8: Bỏ thuộc tính Visible của layer HinhLapPhuong
8 Bạn thay đổi màu sắc của layer HinhTruTron trong hộp thoại Layers bằng cách tích vào ô vuông mấu sắc của Layer đó trong cột Color và thay đổi sang màu khác Khi đó mầu của
khối trụ tròn sẽ thay đổi như trong hình 2.9
Hình 2.9: Thay đổi mầu của Layer HinhTruTron
9 Trong hộp thoại Layer bạn tích chọn lại trong cột Visible của layer HinhLapPhuong
thì khối lập phương trong bản vẽ bị ẩn đi sẽ xuất hiện trở lại như trong hình 2.10
10 Di chuột tới nút Details trên hộp thoại Layers, kích chuột và một menu ngữ cảnh xuất hiện như trong hình 2.6 Bỏ tích chọn Color by Layer, khi đó các màu sắc thể hiện trên
các đối tượng trong bản vẽ như trong hình 2.10 sẽ chuyển sang màu sắc mặc định của SketchUp
như trong hình 2.4
Trang 33Hình 2.10: Bật thuộc tính Visible của layer HinhLapPhuong
Hiểu về khối đặc-SolidTrước khi bạn có thể sử dụng các công cụ Solid, bạn cần có các khối đặc -solid Dưới
đây là sáu điều bạn cần phải biết về khối đặc-solid, bạn có thể hiểu chúng như là các quy tắc về
khối đặc-Solid:
- Một solid không có gì nhiều hơn là một đối tượng mà nó hoàn toàn đóng kín Tức là
nó không có lỗ hoặc khe hở nào khác và nếu bạn đổ đầy nước vào nó sẽ không có giọt nước nào
rò rỉ ra ngoài Vì lý do này, đôi khi các solid được gọi là khối kín nước Và đây cũng là một
cách khác để hiểu về nó: Mỗi cạnh trong solid phải được bao bọc bởi hai bề mặt ở hai đầu
Solid Không phải solid
- Không cho phép thêm các cạnh hoặc các mặt khác Bạn không nên nghĩ rằng thêm một hay hai cạnh hoặc các mặt khác sẽ làm nên nhiều sự khác biệt cho solid, bởi vì các solid không
thể chứa đựng thêm bất kỳ hình học nào khác Hình dưới đây cho thấy rằng bề mặt hình chữ
nhật và một đường thẳng được bổ sung sẽ không được gắn vào solid, hay nói cách khác là
chúng không thuộc về solid
- Chỉ có các nhóm-Group và các thành phần-Component mới có thể là Solid Đây là
một điều rất quan trọng Để SketchUp nhận ra một đối tượng là solid, đầu tiên là bạn thu gom
Trang 34chúng và tạo thành một nhóm-Group hoặc một thành phần-Component Và một điều khác nữa
là trong các Group nhóm hoặc các compnent bạn không được để các đối tượng lồng vào nhau
( giữa chúng có chung phần giao nhau) Ví dụ hình dưới đây, Group hoặc component tạo bởi
bánh răng và khối lập phương lồng vào nhau không thể coi là một solid được
- Để tạo ra một solid không đòi hỏi phải sử dụng công cụ đặc biệt nào Bạn có thể để tạo
ra các solid bất kỳ lúc nào bằng các công cụ có sẵn của SketchUp Ví dụ: Mỗi khi bạn dùng
công cụ Push /Pull để kéo hoặc đẩy một hình chữ nhật thành một hình hộp thì bạn đã tạo ra
một solid
- Solid có thể tích Cách đơn giản nhất để xác định xem một Group hoặc một component
có phải là một solid hay không là chọn nó và kích chuột phải, một menu ngữ cảnh xuất hiện bên
cạnh vị trí con trỏ chuột và chọn Entity Info Hộp thoại Entity Info xuất hiện, nếu hộp thoại có
thể hiện một giá trị thể tích-Volume của đối tượng thì Group hay component đó là một solid
- Solid có thể gồm nhiều đối tượng Điều này có thể ngược với điều thứ tư ở trên, tất nhiên là không Nếu các đối tượng hoàn toàn đóng kín và không lồng vào nhau (không có phần
chung giao nhau), được gộp thành nhóm-Group hoặc thành phần-Component thì SketchUp sẽ
hiểu rằng chúng là solid và giá trị thể tích-Volume thể hiện trong hộp thoại Entity Info là tổng
thể tích của các đối tượng riêng rẽ đó Hình dưới đây là một solid
Các công cụ dùng cho Solid
Khi bạn có một hoặc nhiều đối tượng solid, bạn có thể sử dụng các công cụ dùng cho solid rất mạnh mẽ có sẵn trong SketchUp 8 để tạo ra các hình dạng đặc biệt một cách nhanh
chóng, mà nếu sử dụng các công cụ khác sẽ rất phức tạp và tốn thời gian để thực hiện Ví dụ:
- Gắn hai đối tượng solid với nhau để tạo ra một solid mới
- Sử dụng một solid để cắt đi một phần không cần thiết của một solid khác
Trang 35Hai điều bạn cần phải biết trước khi bắt đầu sử dụng các công cụ về solid:
- Mở thanh công cụ Solid Kích chọn trình đơn View trên menu chính, chọn Toolbars, rồi chọn Solid Tools để để mở thanh công cụ Solid Thanh công cụ Solid có chứa tất cả sáu
công cụ như hình dưới đây
Outer Shell Intersect Union
Subtract Trim Split
- Cách thức sử dụng các công cụ solid Chọn công cụ trước rồi chọn đối tượng tác
động hay chọn đối tượng tác động rồi chọn công cụ ? Cả hai cách đều được, nhưng tôi nghĩ bạn
nên chọn các đối tượng tác động trước rồi chọn các công cụ Và bạn nên lưu ý đối với công cụ
Subtract và Trim, cả hai công cụ này phụ thuộc rất nhiều vào thứ tự đối tượng solid mà bạn
chọn
Công cụ Union- công cụ hợp nhất:
Công cụ này dùng để hợp nhất hai hay nhiều đối tượng solid thành một solid
Cách thức thực hiện:
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Mở thanh công cụ Solid bằng cách kích lên trình đơn View trên thanh menu chính
tương tự đối với hình trụ tròn để ta được hai solid riêng biệt là hình lập phương và hình trụ tròn
Để kiểm tra xem nó có phải là solid hay không hãy kích chuột phải trên nó và chọn Entity Info
Nếu trong hộp thoại Entity Info có thể hiện thể tích thì đối tượng đó là solid
5 Sử dụng công cụ Move để di chuyển solid hình trụ tròn tới vị trí như trong hình 2.12
Ta sẽ thấy hai solid này lồng vào nhau tức là chúng có phần giao nhau ( phần chung thuộc hai
solid)
Trang 36Hình 2.12: Hai solid lồng vào nhau
6 Dùng công cụ Select quét chọn hai solid, rồi chọn công cụ Union trên thanh công cụ solid hoặc kích chuột phải và chọn Solid Tools/Union trên menu ngữ cảnh xuât hiện Khi đó
hai solid sẽ được gộp thành một solid như trong hình 2.13, xuất hiện các đường giao cắt giữa
hai đối tượng ban đầu Và nếu bạn kích chọn nó thì có một hình hộp màu xanh da trời xuất hiện
bao quanh để hiển thị rằng đó là một đối tượng
Hình 2.13: Union hai solid thành một solid
Công cụ Intersect- công cụ giao nhau:
Công cụ này dùng để tìm phần giao nhau ( phần chung giữa chúng) giữa hai hay nhiều
đối tượng solid Từ hai hay nhiều solid ban đầu sau khi sử dụng công cụ Intersect sẽ tạo thành
một solid là phần giao nhau giữa chúng, các phần không giao nhau sẽ bị xóa đi và nếu các đối tượng không giao nhau thì kết quả là không có gì vì các solid ban đầu đều đã bị xóa
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Mở thanh công cụ Solid bằng cách kích lên trình đơn View trên thanh menu chính
và chọn mục Toolbar/Solid Tools
3 Lập lại các bước 3,4 và 5 như ở trên ta sẽ được như hình 2.12
6 Dùng công cụ Select quét chọn hai solid, rồi chọn công cụ Intersect trên thanh công cụ solid hoặc kích chuột phải và chọn Solid Tools/Intersect trên menu ngữ cảnh xuât hiện Khi đó
Trang 37hai solid ban đầu sẽ biến mất và thay vào đó là một solid mới xuất hiện như trong hình 2.14,
solid này là phần giao nhau giữa hai solid ban đầu Và nếu kích chuột phải trên nó và chọn
Entity Info thì trong hộp thoại Entity Info xuất hiện sẽ thể hiện thể tích của đối tượng đó
Hình 2.14: Hai solid sau khi được Intersect
Công cụ Subtract- công cụ trừ:
Công cụ này dùng để trừ đi phần giao nhau Từ hai solid ban đầu là solid bị trừ và solid
trừ lồng vào nhau, sau khi sử dụng công cụ Subtract sẽ tạo thành một solid là phần còn lại của
solid bị trừ sau khi xóa đi phần giao nhau và xóa đi đối tượng trừ Phải lần lượt chọn từng solid một, Solid trừ được chọn trước và solid bị trừ chọn sau Công cụ này chỉ áp dụng cho hai đối tượng solid
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Mở thanh công cụ Solid bằng cách kích lên trình đơn View trên thanh menu chính
và chọn mục Toolbar/Solid Tools
3 Lập lại các bước 3,4 và 5 như ở trên ta sẽ được như hình 2.12
4 Chọn công cụ Select, giữ phím Ctrl ( hoặc Shift) và kích chuột vào solid lập phương
(đối tượng trừ) trước, rồi kích chuột vào đối tượng solid trụ tròn (đối tượng bị trừ) sau Sau đó
chọn công cụ Subtract trên thanh công cụ Solid thì ta sẽ được như hình 2.15
Hình 2.15: Chọn solid hình chữ nhật trước, chọn hình trụ tròn sau
Trang 38Hình 2.16 là trường hợp khi bạn chọn solid trụ tròn trước rồi mới chọn solid lập phương sau
Hình 2.16: Chọn solid hình trụ tròn trước, chọn hình lập phương sau
Trong cả hai trường hợp trên thì kết quả đều là một solid được tạo ra và nó chính là phần không giao nhau của solid bị trừ (được chọn sau), phần giao nhau giữa hai solid và solid
trừ (được chọn trước) sẽ bị xóa đi
Chú ý:
Sau khi dùng công cụ Select lần lượt chọn từng đối tượng một bạn có thể chọn công cụ
Subtract trên thanh công cụ Solid hoặc kích chuột phải và chọn Solid Tools/Subtract trên
menu ngữ cảnh xuât hiện
Công cụ Trim- công cụ xén:
Công cụ này dùng để xén bỏ đi phần giao nhau Từ hai solid ban đầu là solid bị xén và
solid xén lồng vào nhau, sau khi sử dụng công cụ Trim, solid bị xén sẽ bị xóa đi (hay xén)
phần giao nhau giữa hai solid và solid xén sẽ được giữ nguyên, Solid xén được chọn trước và solid bị xén chọn sau Công cụ này chỉ áp dụng cho hai đối tượng solid
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Mở thanh công cụ Solid bằng cách kích lên trình đơn View trên thanh menu chính
và chọn mục Toolbar/Solid Tools
3 Lập lại các bước 3,4 và 5 như ở trên ta sẽ được như hình 2.12
4 Chọn công cụ Select, giữ phím Ctrl ( hoặc Shift) và kích chuột vào solid lập phương
(đối tượng xén) trước, rồi kích chuột vào đối tượng solid trụ tròn (đối tượng bị xén) sau Sau đó
chọn công cụ Trim trên thanh công cụ Solid hoặc kích chuột phải và chọn Solid Tools/Trim
trên menu ngữ cảnh xuât hiện thì ta sẽ được như hình 2.17
Và nếu bạn dùng công cụ Move để di chuyển solid trụ tròn ra khỏi vị trí ban đầu bạn sẽ
thấy kết quả như trong hình 2.18
Nếu bạn solid trụ tròn trước, chọn solid lập phương sau Sau đó chọn công cụ Trim trên thanh công cụ Solid hoặc kích chuột phải và chọn Solid Tools/Trim trên menu ngữ cảnh xuât
hiện Sau đó sử dụng công cụ Move để di chuyển solid trụ tròn ra khỏi vị trí ban đầu bạn sẽ
thấy kết quả như trong hình 2.19
Trang 39Hình 2.17: Hai solid sau khi Trim
Hình 2.18: Di chuyển solid trụ tròn ra xa
Hình 2.19: Chọn solid hình trụ tròn trước, chọn hình lập phương sau
Trang 40Công cụ Split- công cụ chia tách:
Công cụ này dùng để chia tách riêng rẽ các phần của hai đối tượng solid Từ hai solid ban
đầu lồng vào nhau, sau khi sử dụng công cụ Split ta sẽ có được 3 solid Nó gồm hai solid ban
đầu sau khi bị xén đi phần giao nhau và một solid là phần giao nhau giữa chúng Công cụ này chỉ áp dụng cho hai đối tượng solid
1 Bắt đầu với SketchUp
2 Mở thanh công cụ Solid bằng cách kích lên trình đơn View trên thanh menu chính
và chọn mục Toolbar/Solid Tools
3 Lập lại các bước 3,4 và 5 như ở trên ta sẽ được như hình 2.12
4 Dùng công cụ Select quét chọn hai solid, rồi chọn công cụ Split trên thanh công cụ solid hoặc kích chuột phải và chọn Solid Tools/Split trên menu ngữ cảnh xuât hiện Khi đó ta
được như trong hình 2.20
Hình 2.20: Hai solid sau khi Split
Và nếu bạn dùng công cụ Move để di chuyển solid trụ tròn và solid lập phương ra khỏi vị
trí ban đầu bạn sẽ thấy kết quả như trong hình 2.21
Hình 2.21: Ba solid được tạo thành