3. Các thông số công nghệ và khả năng công nghệ: 1 Các thông số công nghệ cơ bản của quá trình cắt:
3.3 Chất lượng vết cắt và quá trình bóc vật liệu của hạt mài:
Hình 2.61 là hình dạng bề mặt vết cắt sinh ra khi cắt bằng tia nước có dòng hạt mài. Trên mặt cắt có những vệt cong. Phần trên của vết cắt tương đối thẳng nhưng khoảng
41 1
quảng đường phía dưới chúng có dạng cong parabol. Vệt cong này biểu thị sự “chậm trễ” của dòng tia khi nó xuyên qua vật liệu và có thể liên hệ với sự mất mát năng lượng trong quá trình cắt.
Hình 2.61: Mặt cắt sinh ra khi cắt bằng tia nước.
Hình 2.63 trình bày profile bề mặt ở các chiều sâu cắt khác nhau tính từ mặt trên của chi tiết gia công. Càng sâu về phía dưới thì biên độ dao động của profile càng lớn.
Hình 2.62: Mô hình vết cắt
Qua quan sát quá trình cắt bằng cách chụp ảnh tốc độ cao và kính hiển vi điện tử quét, Hutchings đã mô hình hóa quá trình bóc vật liệu nhờ tác động của hạt mài trong dòng tia. Có hai kiểu biến dạng được thể hiện trên hình. Một là biến dạng cắt còn kiểu kia là biến dạng cày ứng dụng với hai kiểu dạng dạng hạt mài không sắc cạnh và sắc cạnh. Trường hợp biến dạng cày thì khả năng cắt gọt của hạt mài tốt hơn. Chú ý rằng, khi hạt mài tương tác với chi tiết, một vết lỡ được hình thành. Tuy nhiên, không nhiều hạt mài “cày” vào vật liệu. Một số có thể quay theo chiều ngược và cắt vật liệu theo kiểu II (H.2.64).
Hình 2.63: Profile bề mặt ở các chiều sâu cắt khác nhau
Hình 2.64
Hình 2.65 các hình được chụp trên kính hiển vi điện tử quét cho thấy vết mài mòn trên mặt cắt. Hình 2.65a là vết mài mòn ở độ sâu h = 300 – 400
m
Hình 2.65
Hình 2.66 là mặt cắt đã được đánh bóng của mẫu thép. Qua hình này có thể thấy vật liệu dã bị cày bởi hạt mài. Trong quá trình cày vật liệu đã bị đẩy về bên trái, hình thành một vết lở. Hình này tương tự như hình mô phỏng 2.64. Sau đó vết lở được bóc đi bởi sự va chạm kế tiếp và hình thành phoi. Kết quả là một lượng lớn vật liệu được bóc ra.
Hình 2.66