1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải tiến công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần tràng an 1

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải Tiến Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An
Người hướng dẫn Cô Vũ Thị Uyên, Bác Đức
Trường học Công ty Cổ phần Tràng An
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2008
Thành phố Tràng An
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 153,23 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Vai trò của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức (4)
    • 1.1.1. Đánh giá thực hiện công việc (4)
    • 1.1.2. Mục tiêu , tác dụng của ĐGTHCV (6)
    • 1.1.3. Mối quan hệ của ĐGTHCV với các hoạt động nhân lực khác (7)
  • 1.2. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc (9)
    • 1.2.1. Tiêu chuẩn thực hiện công việc (9)
    • 1.2.2. Đo lường sự thực hiện công việc (12)
    • 1.2.3. Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá (15)
  • 1.3. Tổ chức công tác ĐGTHCV (16)
    • 1.3.1. Xác định phương pháp (16)
    • 1.3.2. Xác định chu kỳ (17)
    • 1.3.3. Lựa chọn người đánh giá (17)
    • 1.3.4. Đào tạo người đánh giá (17)
    • 1.3.5. Phỏng vấn đánh giá (18)
  • 1.4. Sự cần thiết cải tiến công tác ĐGTHCV tại công ty cổ phần Tràng an (20)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN (21)
    • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển (21)
      • 2.1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tràng An (21)
    • 2.2. Một số đặc điểm cơ bản của doanh nghệp ảnh hưởng tói ĐGTHCV (23)
      • 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng , nhiệm vụ của các bộ phận:. .23 2.2.2.Chức năng nhiệm vụ sản xuất và tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất (23)
      • 2.2.3. Đặc điểm nguyên liệu, sản phẩm của công ty (29)
      • 2.2.4. Đặc điểm quy trình công nghệ và trang thiết bị của công ty (30)
      • 2.2.5. Đặc điểm lưc lượng lao động trong công ty (31)
      • 2.2.6. Đặc điểm cơ cấu vốn của công ty trong thời gian vừa qua (33)
    • 2.3. Thực trạng công tác đánh giá sự thực hiện công của công ty Cổ phần Tràng An (34)
      • 2.3.1. Mục tiêu của công tác đánh giá thực hiện công việc làm việc tạo công ty Cổ phần Tràng An (34)
      • 2.3.2. Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc của lao động (40)
      • 2.3.3. Phương pháp đánh giá (0)
      • 2.3.4. Lựa chọn người đánh giá và đào tạo người đánh giá (47)
      • 2.3.5. Thông tin phản hồi và phỏng vấn đánh giá (48)
    • 2.4. Nhận xét về công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty (49)
      • 2.4.1. Những ưu điểm (49)
      • 2.4.2. Những hạn chế (49)
  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TAI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN (0)
    • 3.1 Định hướng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009 (51)
      • 3.1.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh (51)
    • 31.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 (51)
      • 3.2.1. Thiết kế bản mô tả công việc cho từng vị trí trọng điểm trong công ty (54)
      • 3.2.2. Thiết kế bản tiêu chuẩn thực hiện công việc (56)
      • 3.2.3. Cải tiến các tiêu thức đánh giá đối với lao động của công ty (57)
      • 3.2.4. Đào tạo người đánh giá (65)
      • 3.2.5. Thực hiện tốt công tác thông tin phản hồi cho người lao động (66)
  • KẾT LUẬN (68)

Nội dung

Vai trò của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức

Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV ) thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động 1

1 Giáo trình Quản Trị Nhân Lực , Ths.Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, NXB LĐ-XH 2004, trang 142

4 ĐGTHCV là sự so sánh, đối chiếu kết quả làm việc của người lao động với các tiêu chuẩn thực hiện công việc đã được xây dựng sẵn ở trong từng tổ chức, doanh nghiệp theo một chương trình, hệ thống nhất định, chính thức.hay nói cách khác đánh giá thực hiện công việc là sự so sánh sự thực hiện công việc của người lao động với kỳ vọng , mục tiêu mà người quản lý đề ra trước đó người giám sát và các công nhân viên sẽ theo dõi sự thực hiện công việc của công nhân viên, sau đó dựa vào kinh nghiệm và hệ thống đo lường sự thực hiện công việc để đưa ra những đánh giá chính xác và hợp lý.Kết quả đánh giá này sẽ được đem ra thảo luận với công nhân viên, từ đó rút ra những nhận xét về kết quả thực hiện công việc của họ

Công tác ĐGTHCV là một hoạt động quan trọng trong quản trị nhân lực Hầu hết các tổ chức đều xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá thực hiện công việc để có thể đánh giá được tình hình thực hiện công việc của nhân viên của mình. Tính chính thức của ĐGTHCV thể hiện qua các quy định rõ ràng , công khai về cách thức, phương pháp cũng như các tiêu thức đánh giá, cách cho điểm Nó còn được thể hiện ở chỗ việc đánh giá được thực hiện một cách có tổ chức theo một quy trình nhất định Những công ty nhỏ thì sự đánh giá thực hiện công việc có thể được thực hiện một cách không chính thức thông qua sự đánh giá hàng ngày của giám sát viên, quản đốc phân xưởng với các nhân viên và sự đánh giá góp ý lẫn nhau giữa những người được đánh giá.

Tính hệ thống của đánh giá thực hiện công việc được thể hiện qua cách tổ chức công tác đánh giá thực hiện công việc Nó được thực hiện tuần tự qua các bước cụ thể rõ ràng và khoa học.

Sau khi có kết quả đánh giá thực hiện của người lao động thì bước cuối cùng của công tác ĐGTHCV đó là thảo luận với người lao động, tức là thông báo cho người lao động thấy được kết quả thực hiện công việc của mình trong thời gian qua, thấy được mục đích của công tác ĐGTHCV , điểm mạnh, điểm yếu của mình, cái gì đã làm tốt cần phát huy, còn cái gì còn đang yếu, kém chưa đạt thì cần phải khắc phục. Các phương pháp đánh giá và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thì tuỳ từng công ty áp dụng, thiết kế cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của công ty.

Mục tiêu , tác dụng của ĐGTHCV

Công tác đánh giá thực hiện có 2 mục tiêu cơ bản đó chính là cải tiến sự thực hiện công việc của người lao động và là cơ sở để giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn.

Mục tiêu cải tiến sự thực hiện công việc của người lao động chính là muốn biết người lao động hiện tại làm việc có hiệu quả không, nếu không hiệu quả thì là lý do tại sao họ lại làm việc không hiệu quả, muốn biết được điều đó , người quản lý phải quan sát sự thực hiện công việc của người lao động một cách có bài bản, từ đó mới có thể rút ra được các kết quả về sự thực hiện công việc của người lao động, nếu người lao động làm việc tốt thì là tốt những điểm nào, và cần phát huy những điểm nào, còn những điểm nào thì chưa tốt và cần phải hạn chế bằng cách, từ đó có các cách điều chỉnh để giúp cho họ có sự tiến bộ hơn.

Còn đối với người quản lý, mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn, công bằng ĐGTHCV có công bằng hay không, thì cuối cùng kết quả của nó cũng nhằm giúp cho người quản lý có thể dựa vào kết quả của ĐGTHCV để đưa ra các quyết định như đào tạo, phát triển, tăng lương, quyết định khen thưởng…Nếu kết quả của ĐGTHCV không làm cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn, hay kết quả của nó không được ứng dụng thì ĐGTHCV trở thành công việc không có ích.

Tác dụng: ĐGTHCV giúp tổ chức, doanh nghiệp, đánh giá lại xem hiệu quả các hoạt động quản trị nhân lực khác đã mang lại hiêu quả tác dụng gì chưa, đã công bằng chưa. ĐGTHCV giúp đánh giá được thắng lợi của công tác tuyển mộ, tuyển chọn, định hướng, đào tạo và phát triển…sau khi đánh giá thực hiện công việc, nhà quản lý có thể thấy được công tác tuyển mộ, tuyển chọn đã tuyển được đúng người vào các vị trí công việc chưa, người được tuyển có phù hợp với công việc đựơc giao hay không.Nếu kết quả thực hiện công việc của những người đó là tốt thì chứng tỏ công tác tuyển mộ đã thành công, còn nếu kết quả thực hiện công việc của họ kém , thì

6 tức là vị trí công việc của họ chưa phù hợp với họ, và cần phải xem xét lại khâu tuyển mộ để điều chỉnh kịp thời. Đối với công tác đào tạo cũng tương tự, sau khi tiến hành chương trình đào tạo, nếu kết quả thực hiện công việc của người lao động tốt lên, tiến bộ hơn, tức là chương trình đào tạo đã mang lại kết quả, còn nếu kết quả thực hiện công việc của người được đào tạo vẫn không thay đổi, thậm chí còn kém hơn trứoc thì cần xem xét lại chương trình đào tạo.

Ngoài ra, tác dụng của ĐGTHCV còn là cơ sở để người quản lý đưa ra các quyết định khen, thưởng, nâng bậc, nâng lương, đào tạo hay là đào tạo lại

Vì thế nếu công tác ĐGTHCV được thực hiện công bằng thì sẽ giúp tạo động lực cho người lao động, nâng cao hiệu quả làm việc, giúp người lao động cải tiến đạo đức theo hướng tích cực ĐGTHCV giúp cho người lao động nhìn ra đựơc vì sao mình làm chưa hiệu quả, chưa tốt, và việc đánh giá có hệ thống sự thực hiện công việc của họ sẽ giúp họ làm việc nghiêm túc hơn, tốt hơn… ĐGTHCV là cơ sở để nâng cấp thông tin nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động quản lý khác.

Mối quan hệ của ĐGTHCV với các hoạt động nhân lực khác

1.1.3.1.Với hoạt động tuyển mộ , tuyển chọn: Đánh giá thực hiện công việc được thể hiện thông qua hệ thống đánh giá thực hiện công việc, thông qua bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, hệ thống đo luờng sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn.Vì thế nếu công tác đánh giá thực hiện nếu được thực hiện tốt thì sẽ giúp cho công ty biết cấn tuyển những người lao động có trình độ như thế nào vào làm việc Mặt khác nếu công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty được thực hiện công bằng và đúng đắn , hợp lý, thì sẽ thu hút được những người lao động khác tìm đến với công ty làm việc.Và càng có nhiều người muốn được làm việc cho công ty thì sẽ càng dễ để tìm ra những người thực sự phù hợp với từng vị trí làm việc của công ty.

Ngoài ra ĐGTHCV còn giúp cho người quản lý đánh giá lại hiệu quả và thắng lợi của công tác tuyển mộ tuyển chọn, từ đó có những điều chỉnh trong công tác này.

1.1.3.2.Phân tích và thiết kế công việc:

Phân tích và thiết kế công việc là cơ sở để xác định các tiêu thức và mục đích thực hiện công việc, đặc biệt là bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc.Bản mô tả công việc là bản nêu ra các công việc cần phải làm của người lao động, làm như thế nào, vì thế nó chính là co sở chính để người quản lý dựa vào đó đưa ra các tiêu thức đánh giá phù hợp

Còn bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là bản thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc về mặt chất lượng cũng như về mặt số lượng, dựa vào bản này, so sánh với sự thực hiện của người lao động, người đánh giá có thể đưa ra những kết luận đúng đắn về sự thực hiện công việc của từng người lao động.Từ đó đưa ra kết quả của ĐGTHCV đối với mỗi lao động.

1.1.3.3 Đào tạo và phát triển:

Sau khi ĐGTHCV xong, dựa vào kết quả đánh giá thực hiện công việc, người quản lý có thể thấy, ai làm việc còn kém hiệu quả, ai đã làm tốt, và ai đã làm rất tốt. Nếu kết quả của người lao động là kém hiệu quả thì người lao động đó cần phải được đào tạo lại để làm việc tốt hơn.Còn nếu người lao động làm rất tốt công việc hiện tại của mình thì cần xem xét để nâng cao tay nghề , nâng bậc cho họ. ĐGTHCV giúp đánh giá dược hiệu quả của công tác đào tạo và đào tạo lại trong thời gian qua, xem xem công tác đào tạo đã mang lại hiệu quả gì chưa, nó đã giúp cho người lao động làm việc tốt hơn hay chưa.Nếu chưa tốt thì vì sao, từ đó phải xem xét lại cách thức cũng như phương pháp đào tạo để rút kinh nghiệm đợt đào tạo lần sau, còn nếu kết quả đánh giá sự thực hiện công việc sau khi thực hiện công tác đào tạo thì cũng lấy đó làm kinh nghiệm, bài học để lần đào tạo sau có thể dựa vào đó mà thực hiện

1.1.3.4.Thù lao lao động: ĐGTHCV là một trong những cơ sở để người quản lý dựa vào đó có thể đưa ra các quyết định như tăng lương, thưởng cho người lao động.Người lao động làm việc có hiệu quả và kết quả tốt, thì để khuyến khích họ làm việc tốt hơn nũa, doanh nghiệp nên trả mức thù lao tương xứng với kết qảu thực hiện công việc của họ.Cuối

8 tháng, các bản đánh giá thực hiện công việc sẽ được tổng hợp lại gửi lên phòng tổ chức nhân sự, rồi phòng tổ chức nhân sự sẽ dựa vào kết quả đó để trả lương cho người lao động một cách công bằng.

Mặt khác, nếu tiền lương đựơc trả công bằng và tương xứng, phù hợp với kết quả thực hiện công việc của người lao động , thì sẽ tạo đựơc niềm tin từ người lao động, giúp họ cố gắng phấn đấu làm việc tốt hơn, từ đó có kết quả thực hiện công việc tốt hơn.Và ngưòi lao động cũng tham gia tích cực hơn vào công tác ĐGTHCV nhiệt tình hơn.

1.1.3.5.Quan hệ lao động: ĐGTHCV tốt sẽ giảm thiểu đình công và nghỉ việc.Công tác ĐGTHCV diễn ra công bằng, thì người lao động sẽ cảm thấy mình được đối xử công bằng, hợp lý, thì sẽ giúp họ tin tưởng vào doanh nghiệp, điều đó làm giảm thiểu bất mãn của họ đối với doanh nghiệp về các lĩnh vự khác như công việc nặng nhọc , từ đó sẽ giảm đựoc hiện tượng đình công, bãi công hay lãn công Công tác đánh giá thực hiện công việc tốt, công bằng, và kết quả củaĐGTHCV đựơc sủ dụng vào đúng mục đích và hiệu quả, công bằng thì sẽ tạo đựoc bầu không khí lành mạnh trong công ty, giúp cho quan hệ giữa người lao động và chủ doanh nghiệp sẽ trở nên tốt đẹp hơn

Hệ thống đánh giá thực hiện công việc

Tiêu chuẩn thực hiện công việc

Tiêu chuẩn thực hiện công việc là các tiêu thức được đặt ra , hay nói cách khác chính là các kỳ vọng đựơc đưa ra để mong muốn người lao động có thể đạt được khi thực hiện một công việc nhất định về cả 2 mặt chất lượng và số lượng

Tiêu chuẩn thực hiện công việc nêu ra các mức lao động, các mức độ mà ngưòi lao động cần phải đạt đến khi thực hiện 1 công việc nhất định.Trong bản tiêu chuẩn công việc, các nhiệm vụ để thực hiện công việc được nêu ra dựa vào bản mô tả công việc, từ đó ngưòi ta chuẩn hoá mức độ hoàn thành từng nhiệm vụ thế nào là tốt nhất, là đạt yêu cầu của công việc Đối với các công việc văn phòng, các công việc không đo đếm đựoc thì việc xác định tiêu chuẩn công việc là rất khó, vì sự đo lường kết quả thực hiện công việc là rất khó, trong trường hợp đó thì chúng ta cần định lượng công việc để có thể đánh giá được kết quả thực hiện công việc của những người này. Ở các công ty khác nhau, tiêu chuẩn thực hiện công việc lại được thể hiện dưới các dạng khác nhau, nó có thể được thể hiện một cách rõ ràng bằng hệ thống bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho các công việc trong công ty, hoặc có những doanh nghiệp, công ty lại chỉ nói các tiêu chuẩn thực hiện công việc, giao hẹn các tiểu chuẩn thực hiện công việc hoặc các điều khoản thực hiện công việc chỉ bằng miệng giữa người lãnh đạo và người cấp dưới mà thôi.

Cách thức xây dựng các tiêu chuẩn:

* Chỉ đạo tập trung Ở đây, người lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ vận dụng những kiến thức mà mình có, kinh nghiệm của mình để có thể đưa ra được các tiêu chuẩn thực hiện công việc.Người lãnh đạo sẽ đi quan sát quá trình thực hiện công việc của từng công việc, từ đó đưa ra quyết định của mình về tiêu chuẩn thực hiện công việc của mỗi công việciSau đó phổ biến tiêu chuẩn này cho từng người lao động để họ thực hiện Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là tiết kiệm thời gian Người lãnh đạo có thể ra một quyết định nhanh chóng, lại không tốn chi phí, cũng không phải thảo luận rắc rối

Tuy nhiên phương pháp này mang tính áp đặt cao.Người lãnh đạo chỉ là người đứng ngoài xem xét sự thực hiện công việc chứ không biết thực thế làm công việc đó vất vả và phức tạp đến mức độ nào.Vì thế khi đề ra bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, người lãnh đạo chỉ nêu ra các tiêu chuẩn theo kỳ vọng của riêng mình đối với công việc mà không tìm hiểu xem là người lao động có làm được đến mức độ đó hay không Vì thế các tiêu chuẩn đưa ra có thể là không phù hợp với công việc.Mặt khác, vì đây là bản tiêu chuẩn chỉ do người lãnh đạo đưa ra, không có sự góp ý kiến của người lao động, nên người lao động có thể khi làm việc sẽ cảm thấy bị ép buộc, không thoải mái, bị ức chế vì thế sự thực hiện công việc sẽ không được hiệu quả

10 Đây là cách thức đề ra các tiêu chuẩn thực hiện công việc bằng cách, người lãnh đạo và người lao động cùng họp nhau lại, cùng thảo luận và bàn bạc xem tiêu chuẩn thực hiện công việc là như thế nào.Người lao động trong buổi thảo luận này là đại diện cho những người trực tiếp làm những công việc mà đang quyết định các tiêu chuẩn làm việc của nó Để thực hiện cách xây dựng tiêu chuẩn bằng cách này, đầu tiên người lãnh đạo phải thu hút nhân viên của mình đến với việc xây dựng tiêu chuẩn và giúp cho họ biết cách viết bản tiêu chuẩn đó Người lãnh đạo phải làm cho người lao động hiểu rằng việc thiết kế bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là có lợi cho họ, là giúp cho việc đánh giá được công bằng và chính xác.Và việ họ tham gia vào thiết kế các tiêu chuẩn thực hiện công việc sẽ làm cho việc đánh giá thực hiện công việc cho họ sát với thực tế khả năng làm việc của họ hơn, tiêu chuẩn đề ra phù hợp hơn…

Sau khi thuyết phục được người lao động tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc,người lãnh đạo sẽ yêu cầu mỗi người lao động viết ra những tiêu chuẩn của từng công việc mà họ xem là hợp lý, rồi gửi lại cho lãnh đạo.Khi đã có được ý kiến của mội người thì người lãnh đạo và người lao động cùng ngồi lại, họp bàn xem, trong số những tiêu chuẩn mà người lao động đã đưa ra, cái nào là hợp lý và có thể sử dụng được, cái nào cần phải chỉnh sửa Từ đó đưa ra thống nhất về tiêu chuẩn cuối cùng về từng công việc và phổ biến cho người lao động được biết Ưu điểm của cách xây dựng tiêu chuẩn này là nhận đựơc sự đồng thuận, ủng hộ của người lao động.Vì khi xây dựng tiêu chuẩn này có sự tham gia của người lao động, nên họ sẽ tự nguyện thực hiện các tiêu chuẩn đã đề ra Mặt khác, vì được tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn, nên họ sẽ thấy mình được coi trọng hơn, vai trò của mình được nâng cao hơn, và vì thế sẽ tạo động lực làm việc cho họ, giúp cho người lao động làm việc tốt hơn Ngoài tạo động lực cho người lao động, phương này còn thu thập được nhiều ý kiến đóng góp của nhiều người, do đó việc xây dựng tiêu chuẩn thêm phong phú, đa dạng và có hiệu quả hơn, lựa chọn được nhiều tiêu chuẩn phù hợp hơn.

Tuy nhiên, vì phương pháp này phải thông qua ý kiến của nhiều người, quá trình thảo luận để đưa đến thống nhất chung cũng cần phải có thời gian, vì thế phương pháp này tốn nhiều thời gian và phức tạp hơn phương pháp chỉ đạo tập trung

Đo lường sự thực hiện công việc

Là việc người đánh giá đưa ra các nhận xét về sự thực hiện công việc của người lao động là mức độ tốt hay kém hay trung bình dựa vào các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đo lường sự thực hiện công việc là việc người đánh giá cho biết mức độ thực hiện của người được đánh giá là tốt hay xấu, hay là người đó đứng ở thứ hạng nào trong tất cả những người được đánh giá Đo lường sự thực hiện công việc giúp cho người lao động thấy mình làm việc ở mức độ nào, so sánh với đồng nghiệp thì mình làm đã tốt chưa, mình làm còn thua kém ai, và vì sao mình lại làm việc có kết quả như vậy. Đo lường sự thực hiện công việc chính là khâu trung tâm trong công tác đánh giá thực hiện công việc, và cũng là khâu rất khó khăn, đòi hỏi người đánh giá phải có cách nhìn khách quan, tổng thể, để kết quả đánh giá được công bằng và phù hợp. Chính vì thế phải thống nhất toàn doanh nghiệp về cách thức đo lường, đo lường như thế nào, và công cụ đo lường là gì sao cho mọi người quản lý đều duy trì được những tiêu chuẩn đánh giá có thể so sánh được.Các tiêu chuẩn đánh giá phải thống nhất thì mới so sánh được kết quả giữa người này và người kia Như thế mới giúp cho người đánh giá có thể đưa ra kết luận của mình.

Người đánh giá cũng cần phải biết, phải xác định được cái mình cần đánh giá là cái gì trong tất cả công việc của người lao động, chứ không thể đánh giá được hết các nhiệm vụ của họ được, cái gì là là quan trọng để đánh giá.Việc đánh giá cái gì cũng cần phải tuỳ thuộc vào bản chất của công việc và mục đích của đánh giá , phải phù hợp với tính chất công việc trong doanh nghiệp, và phải xuất phát từ bản mô tả công việc.

Công tác đo lường sự thực hiện công việc phải cho ra được kết quả cuối cùng về mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo khía cạnh là tốt, hay trung

12 bình, khá, yếu, kém Các tiêu chuẩn đo lường sự thực hiện công việc cũng phải đảm bảo là thống nhất và có thể dùng để so sánh được giữa những người lao động với nhau.

Sau khi đo lường được sự thực hiện công việc của người lao động doanh nghiệp phải thông tin phản hồi cho người lao động để người lao động có thể biết được mình thực hiện công việc đến mức độ nào, và để cho người lao động kiểm tra xem kết quả đánh giá như thế là đã công bằng và chính xác chưa.

Các phương pháp để đo lường sự thực hiện, ưu, nhựoc điểm của từng phương pháp:

Bảng 1.1: Các phương pháp ĐGTHCV, ưu, nhược điểm chỉ tiêu p.pháp

Cách thức tiến hành Ưu điểm Nhược điểm

Thang đo đánh giá đồ hoạ

Người đánh giá sẽ cho ý kiến của họ về sự thực hiện công việc của người được đánh giá theo ý kiến chủ quan của mình theo 1 thang đo từ thấp đến cao theo các tiêu thức liên quan trực tiếp đến công việc

-Đơn giản, sủ dụng thuận tiện và dễ dàng lượng hoá được sự THCV của người lao động -Một mẫu phiếu đánh giá có thể được thiết kế để đánh giá cho nhiều công việc, nhiều người lao động

-Các đặc trưng riêng của công việc trong khi đánh giá có thể bị bỏ qua -Dễ dẫn tới các lỗi thiên vị, thành kiến, xu hướng trung bình hay thái quá

Trong phương pháp này người đánh giá liệt kê các câu mô tả về sự thực hiện công việc của người lao động, lựa chọn ra những yếu tố phù hợp và gắn trọng số cho mỗi yếu tố đó sau đó đánh giá và cho điểm

-Tránh được các lỗi xu hướng trung bình, sự dễ dãi

- Thuận tiện cho việc ra các quyết định về nhân sự

-Phải thiết kế từng câu mô tả cho các công việc khác nhau.

-Việc xác định các trọng số cũng là một việc khó và phực tạp, đòi hổi phải có sự trợ giúp của chuyên gia

Ghi chép sự kiện quan trọng

Người đánh giá ghi chép lại hành vi thực hiện công việc không hiệu quả và có hiệu quả của người được đánh giá theo từng yếu tố công việc

-Khi thông tin phản hồi cho người lao động thì dễ chỉ ra những ưu, nhược điểm của từng người trong thực hiện công việc

-hạn chế được các lỗi do chủ quan

- Người lao động sẽ cảm thấy không thoải mái khi cảm thấy mình bị theo dõi để tìm ra những điểm xấu của mình Đánh giá bằng

Là sự kết hợp giữa phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ và phương pháp ghi chép sụ

-Ít thiên vị hơn -các đặc trưng được lựa chọn cẩn thận hơn

-Thiết kế thang đo đòi hởi phải có sự nghiên cứu vì vậy tốn thời gian và chi phí thang đo dựa trên hành vi kiện quan trọng -Các hành vi có thể quan sát được nên tạo ra sự nhất trí giữa người đánh giá và người được đánh giá.

-Sủ dụng thang đo cũng tốn thời gian

Là phương pháp so sánh sự thực hiện công việc của người được đánh giá trong tương quan những người làm việc cùng bộ phận, công ty

-Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ sử dụng để đưa ra các quyết định như lương, thưởng, thăng tiến…

- Dễ phạm các lõi thiên vị, thành kiến, sự kiện gần nhất

- Thông tin phản hồi lại người lao động không tốt.

-Vì so sánh sự thực hiện công việc của những người trong bộ phận nên có thể làm giảm tính đoàn kết và cộng tác trong công ty Tường thuật

Là việc người đánh giá viết ra một bản mô tả về sự thục hiện công việc của người lao động, nêu ra điểm mạnh, điểm yếu, các tiềm năng của họ

-nếu thực hiện tốt thì việc thông tin phản hồi lại cho người lao độnglà rất tốt, giúp cho người lao động ngày càng tiến bộ và phát triển

- Không dùng kết quả đánh giá theo phương pháp này để ra các quyết định nhân sự

- Sự chính xác của phương pháp phụ thuộc nhiều vào khả năng tường thuật của người đánh giá. Quản lý bằng mục tiêu

Là phương pháp người lãnh đạo và người lao động cùng xây dựng các mục tiêu , sau đó sủ dụng các mục tiêu đó để đánh giá sự nỗ lực của từng người và thông tin phản hồi lại kết quả cho họ

-Tạo động lực cho mọi người lao động

- Thấy được nhu cầu đào tạo và phát triển của từng người

- Thu hut được người lao động tham gia vào việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Việc xác định mục tiêu chung là rất khó khăn

1.2.2.3 Các lỗi cần tránh trong đánh giá:

Lỗi thiên vị là lỗi do tình cảm chủ quan của người đánh giá.Khi đánh giá, có thể người đánh giá quý người lao động này hơn lao động kia, nên đánh gía người lao động này tốt hơn người lao động kia mặc dù kết quả thực hiện công việc của họ là như nhau.Như thế sẽ dẫn đến việc đánh giá không công bằng và chính xác

- Lỗi xu hướng trung bình

Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá

Là sự thảo luận, nói chuyện chính thức giữa người quản lý và người lao động, chỉ rõ cho người lao động thấy đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích là cải tiến sự thực hiện công việc của họ.

Sau khi thực hiện xong công tác đánh giá sự hực hiện công việc cho người lao động thì người đánh giá cần thông tin lại kết quả đánh giá cho người lao động được biết.Việc thông báo này có tác dụng là để cho người lao động biết mình thực hiện công việc đã thực sự tốt hay kém, và vì sao lại thế.Việc thông tin lại cho người lao động được biết cũng giúp cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng về kết quả đánh giá về mình, không phải thắc mắc gì về kết quả đánh giá.

Khi thực hiện phỏng vấn đánh giá, người dánh giá nên mời người đựoc đánh giá tới một khônng gian yên tính để thảo luận, với phương châm cởi mở và thoải mái.Người lao động phải cho người lao động hiểu được mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc họ là nhằm giúp cho họ cải thiện được sự thực hiện công việc của họ ngày một tốt hơn.Người đánh giá đầu tiên sẽ nêu lên điểm đã làm được của người được đánh giá , rồi nêu điểm chưa làm được Và người đánh giá cũng phải tạo cơ hội, khuyến khích để người lao động bộc lộ quan điểm của mình với tổ chức Và cuối buổi đánh giá người đánh giá nên đề cao những kết quả mà người lao động đã đạt được và khuyến khich người lao động tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Tổ chức công tác ĐGTHCV

Xác định phương pháp

Để thực hiện chương trình đánh giá sự thực hiện công việc tốt cần phải lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của công ty Việc lựa chọn phương pháp đánh giá phải xét xem lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại là gì, quy mô của công ty Nếu là một công ty nhỏ kinh doanh dịch vụ thì nên chọn phương pháp đánh giá nào đơn giản và dễ thực hiện, thời gian để xây dựng phương pháp là ngắn để tiết kiệm chi phí Còn đối với những công ty lớn, có hàng trăm, hàng ngàn công nhân viên, thì việc xây dựng các tiêu thức đánh giá thực hiện công việc có thể nên đầu tư một khoản tiền hợp lý để xây dựng lên được chương trình đánh giá có quy củ, để đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện công việc cho nhiều cán bộ công nhân viên Trong những công ty lớn như thế, chắc chắn phải có những phòng ban chuyên môn riêng chuyên lo việc thiết kế, xây dựng ra các chương trình đánh giá thực hiện cho công nhân viên, vì thế

16 những phương pháp như : Đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi,Phương pháp quản lý mục tiêu, phương pháp danh mục kiểm tra.

Việc lựa chọn phương pháp đánh giá còn phù thuộc vào mục đích của đánh giá. Mục đích của đánh giá là dùng để đánh gía các hoạt động nhân lực khác, hay dùng để ra các quyết định về đào tạo, đào tạo lại, tăng lương, thưởng, hay là để xếp hạng công nhân viên thì tương ứng với từng mục đích của đánh giá thì người lãnh đạo sẽ lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp

Xác định chu kỳ

Việc đánh giá thực hiện công việc được thực hiện chính thức theo định kỳ và phi chính thức tuỳ vào các doanh nghiệp.Chu kỳ đánh giá là số thời gian mà doanh nghiệp thực hiện đánh giá người lao động, và sau đúng khoảng thời gian đó, người doanh nghiệp lại đánh giá lại người lao động.Thường thì chu kỳ đánh giá có thể là hàng tháng, hay 3 tháng 1 lần, 6 tháng 1 lần, và dài nhất là 1 năm 1 lần. Đối với người lao động đang thử việc thì việc đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thức đợt thử việc đó, để người quản lý xét xem có nên tiếp tục ký hợp đồng với họ nữa hay không.

Lựa chọn người đánh giá

Người đánh giá là người trực tiếp đưa ra các nhận xét của mình về người được đánh giá, dựa trên công cụ đo lường được doanh nghiệp quy định và dựa trên kinh nghiệm, tài đánh giá và trình độ của mình Để kết quả đánh giá được chính xác,công bằng và hợp lý, việc lựa chọn người đánh giá phù hợp là rất quan trọng.Người đánh giá tốt nhất là người có thể theo dõi được quá trình làm việc của người được đánh giá một cách sát sao nhất.Người đánh giá cũng phải là người có kinh nghiệm làm việc, và là một người công tâm, làm việc nghiêm túc.Thường thì ở các doanh nghiệp, người đánh giá là người quản lý trực tiếp, chính là quản đốc phân xưởng hoặc trưởng các bộ phận, trưởng phòng.

Đào tạo người đánh giá

Đào tạo người đánh giá được thực hiện theo hai cách:

- Thông qua văn bản hướng dẫn, tức là lãnh đạo sẽ soạn thảo ra một văn bản hướng dẫn về cách đánh giá tthực hiện công việc của người lao động.Trong văn bản này sẽ nêu rõ mục đích của việc đánh giá thực hiện công việc là gì, nêu cách thức đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá.Từ đó đưa ra các kết luận cuối cùng về sự thưc hiện công việc của người lao động Đào tạo người đánh giá thông qua văn bản hướng dẫn sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và phù hợp cho những vị trí thường xuyên đi công tác, không có điều kiện để tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về cách thức đánh giá thực hiện công việc nhưng có nhược điểm là người được đào tạo theo cách này sẽ không hiểu được cặn kẽ cách thức đánh giá thực hiện công việc cho người lao động

- Cáh thứ 2 là tổ chức các lớp tập huấn.Cán bộ phòng tổ chức nhân sự sẽ lựa chọn một thời điểm phù hợp để cho những người làm công tác đánh giá người lao động đều có thể tham gia đầy đủ lớp tập huấn này.Trong buổi tập huấn, cán bộ phòng tổ chức nhân sự hoặc là chuyên gia về quản trị nhân sự được công ty mời về sẽ nói cho những người đánh giá biết vì sao phải thực hiện công tác đánh giá, cách thức đánh giá như thế nào Người giảng buổi tập huấn đó có thể nêu lên một số ví dụ để đánh giá mẫu và làm mẫu cho các học viên biết cách làm.nếu ai có thắc mắc trong cách thức đánh giá thì sẽ được giải thích ngay

Phỏng vấn đánh giá

Là sự nói chuyện, thoả thuận chính thức giữa người quản lý và người lao động, giúp cho họ hiểu đánh giá thực hiện công việc là nhằm giúp cho họ cải tiến sự thực hiện công việc, nhấn mạnh điểm mạnh, yếu , cơ hội, phương hướng, định hướng trong tương lai

Phỏng vấn đánh giá là hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho cấp trên và cấp dưới hiểu nhau và thoả thuận với nhau về kết quả đánh giá thực hiện công việc Để cho việc thực hiện phỏng vấn đánh giá thành công và tránh sự hiểu lầm, hiểu sai ý của hai bên, việc chuẩn bị cũng như tiến trình thực hiện phỏng vấn đánh giá phải được tiến hành một cách thận trọng.Việc thực hiện phỏng vấn đánh giá thường được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn:

Việc chuẩn bị phỏng vấn phải quan tâm đến 2 vấn đề Đó là lịch trình của cuộc phỏng vấn và thu thập thông tin đánh giá.Việc thực hiện phỏng vấn đánh giá phải được lên lịch và thông báo trước cho nhân viên của mình biết trước, và nó phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc giai đoạn ĐGTHCV.Lựa chọn địa điểm phỏng vấn cũng quan trọng, người quản lý nên chọn một nơi yên tĩnh, kín đáo để người đánh giá và người được đánh giá có thể tự do thoải mái nói lên ý kiến, quan điểm của mình.

Trước khi phỏng vấn thì người quản lý phải thu thập đầy đủ thông tin của mình về nhân viên, về kết quả đánh giá trước của người đó, xem xét các hành vi nổi trội trong quá trình đánh giá để có thể nhấn mạnh trong cuộc phổng vấn, Người quản lý cũng cần phải dự tình cách tiếp cận với từng người lao động, nhân viên là như thế nào.

Bước 2: Thực hiện phỏng vấn

Khi tiến hành cuộc phỏng vấn, người quản lý và nhân viên ngồi đối diện với nhau, người quản lý nên tạo không khí thoải mái, thân thiện giữa mình và nhân viên.Nên giải thích cho nhân viên hiểu viếc ĐGTHCV có mục đích là giúp cho họ ngày càng tiến bộ chứ không phải là xoi mói hay cố gắng tìm ra những điểm xấu của họ và nhằm để kỷ luật họ.

Trong quá trình phỏng vấn, đầu tiên người quản lý cần nhấn mạnh những điểm mạnh mà người lao động đã làm được trong thời gian qua, bên cạnh đó phân tích cho họ những điểm mà họ hoàn thành không tốt hoặc chưa đạt được, và kết thúc buổi phỏng vấn cũng cần phải nhấn mạnh những điểm tốt của họ và khuyến khích nhân viên cần phát huy Những ý kiến trong cuốc phỏng vấn do người quản lý đưa ra phải rõ ràng, cụ thể, phải nói rõ vì sao hành vi này lại tốt, vì sao hành vi này lại chưa được…Trong khi phỏng vấn người quản lý nên giữ bìn tĩnh, tránh xô xát cãi lộn Cần phải cởi mở để nhân viên có thể phát biểu ý kiến riêng của mình về kết quả được đánh gía, quan điểm của mình về tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá để giúp cho công tác đánh giá của doanh nghiệp ngỳa càng hàon thiện hơn.

Sự cần thiết cải tiến công tác ĐGTHCV tại công ty cổ phần Tràng an

Công tác đánh giá thực hiện công việc là một công việc rất quan trọng trong hoạt động quản trị nhân lực.Nó giúp cho nhà quản lý có thể dựa vào đó ra các quyết định nhân sự đúng đắn, công bằng ĐGTHCV còn cho người quản lý có thể đánh giá chính xác năng lực làm việc thực tế của người lao động, nếu được thực hiện tốt còn có thể tạo động lực làm việc cho người lao động.

Công tác đánh giá thực hiện tại công ty Tràng An mới chỉ dừng lại là đánh giá năng lực làm việc của người lao động, thông qua phương pháp cho điểm với các chỉ tiêu đơn giản.Với cách đánh giá như thế chưa có thể thấy được hết sự thực hiện công việc của người lao động trong công ty.Mặt khác cách thức cho điểm đánh giá trong công ty còn gặp phải một số lỗi do chủ quan như lỗi xu hướng trung bình.Kết quả đánh giá của công nhân viên đều san sắt như nhau, và tỷ lệ người đạt loại tốt là chủ yếu, chiếm khoảng 80% trong công ty.Công ty cũng chưa xây dựng được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc, 2 bản là cơ sở chính của việc đánh giá thực hiện công việc của người lao động, làm cho công tác đánh giá được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác.

Công tác phản hồi cho người lao động chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.Người lao động chưa có cơ hội để nói lên suy nghĩ và đưa ra ý kiến góp ý của mình cho công ty

Từ những điểm chưa đạt được trong công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty, trong quá trình nghiên cứu và thực tập tại công ty, em thấy cần thiết phải cải tiến công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại công ty, để công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần Tràng An được ngày một tốt hơn, và phục vụ cho các công tác quản lý nhân sự, quản lý và nâng cao tầm của công ty trong thời gian tới, giúp công ty có thế nâng cao kết quả kinh doanh và đạt được kết qủa tốt hơn

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN

Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tràng An

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Tràng An.

Tên giao dịch quốc tế: TRANG AN JOINT STOCK COMPANY.

Tên viết tắt: TRANG AN JSC.

Trụ sở chính: Số 1-Phố Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy,

Số tài khoản: 10A-00042 Ngân hàng Công thương Cầu giấy. Điện thoại: 04.267999- 7564459.

E-mail: bk trananyen@fpt.vn.

Website: http:// www.trangan.com.

Công ty Cổ phần Tràng An là Công ty thuộc Doang nghiệp nhà nước, chuyên sản xuất bánh mứt kẹo có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, có tên tuổi trên cả nước và khu vực.Công ty sản xuất các loại bánh, mứt, kẹo với chất lượng cao, ổn định.Trong các năm vừa qua công ty đã liên tục giành được các danh hiệu: “Hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 1998, 1999, 2000,2001, 2002, 2003, 2005, 2006,

2007 do người tiêu dùng bình chọn.

Công ty Cổ phàn Tràng An tiền thân là “Xí nghiệp công ty hợp danh bánh kẹo Hà Nội” được thành lập sau ngày giải phóng thủ đô Công ty có các thời kỳ phát triển như sau:

Ngày 18/04/1975, Công ty được thành lập theo quyết định số 53/1975/CN- UBHCTP với tên gọi là: “Xí nghiệp Bánh kẹo Hà Nội”.Lúc này cơ sở vật chất của công ty còn nghèo nàn và lạc hậu, chủ yếu là sản xuất thủ công kết hợp với một số máy sản xuất kẹo cũ của Đức.

Ngày 01/08/1989, “Xí nghiệp bánh kẹo Hà nội” sáp nhập với “Xí nghệp chế biến bột mỳ Nghĩa Đô” theo quyết định số 169/1989/QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và đổi tên thành “ Nhà máy kẹo Hà Nội” gồm hai cơ sở đóng tại hai phường Quan Hoa và Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.Lúc này công ty vẫn sản xuất kẹo ,rượu và nước ngọt, cơ sở vật chất kỹ thuật cải thiện hơn.

Ngày 08/12/1992 , Nhà máy kẹo Hà nội đổi tên thành : “Công ty bánh kẹo Tràng An” theo quyết định số 3/28/1992QĐ-UB của Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội.Lúc này công ty đã phát triển mạnh mẽ về hoạt động sản xuất , bộ máy quản lý phù hợp với tình hình mới.

22 Đặc biệt từ năm 1994, công ty đã đầu tư thêm nhiều thiết bị máy móc hiện đại, vì thế công ty đã có nhiều bước nhảy vọt về tiến bộ kỹ thuật, đã đa dạng hoá mặt hàng và chất lượng sản phẩm.

Ngày 01/10/2004 công ty chính thức cổ phần hoá theo quyết định số 64/2002/NĐ-CP của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội , thành “ Công ty Cổ phần Tràng An”, trụ sở chính tạo phố Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, Cầu giấy, Hà Nội

Trải qua hơn 20 năm kinh nghiệm, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, năng suất và chất lượng của công ty ngày càng được nâng cao, đời sống của công nhân được đảm bảo.Công ty Cổ phần Tràng An không ngừng phát triển và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Một số đặc điểm cơ bản của doanh nghệp ảnh hưởng tói ĐGTHCV

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng , nhiệm vụ của các bộ phận: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức, công ty cổ phần Tràng An cho 2 Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng.Kiểu cơ cấu này có ưu điểm rất lớn là chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận không bị chồng chéo và rõ ràng.Tuy nhiên , nó có nhược điểm là không thấy được sự liên kết của các phòng ban trong công ty.Tổng giám đốc phải quyết định rất nhiều việc nên đòi hỏi người tổng giám đốc phải có kinh nghiệm và kiến thức rất rộng

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Hội đồng quản trị : Quản lý công ty, toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

 Tổng giám đốc : Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, triển khai dự án đầu tư.

 Phó tổng giám đốc : Có trách nhiệm trước giám đốc về các loại lĩnh vực được đảm nhận

*Khối văn phòng công ty: Gồm 5 bộ phận làm công việc quản lý hành chính đó là:

 Bộ phận tổ chức- Phòng tổ chức nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong toàn công ty.

 Bộ phận văn thư lưu trữ: Quản lý giấy tờ, công văn, in ấn và phô tô tài liệu…

 Bộ phận y tế: Khám và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Nhà ăn: Phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Bộ phận bảo vệ: Duy trì an ninh trật tự cho công ty.

*Phòng kế hoạch sản xuất: có chức năng và nhiệm vụ:

-Xây dựng dự án đầu tư phát triển

-xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn

-Điều độ sản xuất, tổng hợp tình hình sản xuất và tiêu thụ

-Tính toán giá thành, phân tích giá

-Định mức và bảo đảm vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuấ

-Quản lý tài sản, kho vận

-Quản lý lao động tại các xí nghiệp, địng biên, định mức, theo dõi lao động -Công tác tiền công và theo dõi thu nhập của người lao động

* Phòng kiểm soát chất lượng: Làm nhiệm vụ theo dõi kiểm tra quá trình sản xuất chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phân tích tổng hợp đánh giá sản phẩm, kiểm soát thiết bị kiểm nghiệm.

*Phòng kỹ thuật cơ điện: Lập và quản lý hồ sơ thiết bị.Lập và triển khai kế hoạch thiết bị, đào tạo công nhân vận hành, sửa chữa thiết bị.

*Xí nghiệp kẹo gồm có xí nghiệp kẹo I và xí nghiệp kẹo II: Làm nhiệm vụ sản xuất các loại kẹo có hương vị khác nhau

*Xí nghiệp bánh gồm xí nghiệp bánh I, xí nghiệp bánh II, xí nghiệp bánh III:

Làm nhiệm vụ sản xuất bánh các loại.

*Phòng nghiên cứu phát triển: Xây dựng hồ sơ kỹ thuật công nghệ, quy trình công nghệ, đăng ký chất lượng, mã số vạch….Nghiên cứu thị trường, phát triển thị phần của sản phẩm.,

*Phòng Marketing bán hàng: Chịu trách nhiệm kinh doanh sản phẩm, quản lý xúc tiến bán hàng, giới thiệu sản phẩm.

*Phòng tài chính -kế toán: Quản lý việc hạch toán kế toán phù hợp với luật định Quản lý tài chính ngân sách sử dụng hợp đồng vốn một cách có hiệu quả nhất.

2.2.2.Chức năng nhiệm vụ sản xuất và tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất

Công ty cổ phần Tràng An chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo, mứt tết và nghiên cứu sản phẩm mới mang thương hiệu cao cấp “Bánh kẹo Tràng An” với khẩu hiệu: “tinh hoa bánh kẹo Việt”

Công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghiệp thực phẩm- vi sinh; Xuất nhập khẩu các loại: vật tư; nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm - vi sinh

Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý cho thuê văn phòng, du lịch, hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo;

Tham gia mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; Để có được sản phẩm mang thương hiệu Tràng An như trên thị trường hiện nay, Công ty đã đầu tư hàng chực tỷ đồng cho công nghệ, dây chuyền mới nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm.Hiện nay công ty đã lắp đặt và đưa vào sử dụng dây chuỳên bánh mỳ công nghệ Pháp của cộng hoà Pháp, dây chuyền bánh quế của Innodexia, …Việc đầu tư này đã giúp Công ty đưa ra trên thị trường rất nhiều nhóm hàng và hàng trăm loại sản phẩm bánh kẹo cao cấp, cung cấp cho thị trường hơn 10000 tấn sản phẩm bánh kẹo các loại mang thương hiệu Tràng An bao gồm kẹo hương cốm, kẹo chewy, kẹo lạc xốp, bánh mỳ , bánh quế, bánh snack…đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, cơ cấu chủng loại hàng hoá đa dạng, giá cả hợp lý….Vì thế nhiều năm qua sản phẩm của Tràng An đã đạt được rất nhiều giải thưởng đó là: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2008, giải thưởng môi trường

2008, được công nhận là 1/10 sản phẩm chủ lực của thành phố Hà nội…

Hiện nay công ty đã và đang phát triển mạng lưới các đại lý rộng khắp cả nước,đặc biệt là chú trọng thì trường ở miền Trung và miền Nam

Bảng 2.1.:Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong những năm qua Đơn vị tính: VNĐ

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 41,153,362,711 91.059617059 138,988,149,285 204 023 585 354

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10-03) 10 41,046,408,985 90731121530 138,146,574,511 201 302 061 601

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 850,169,035 1537724066 1,792,828,364 87 135 753

- Trong đó: Chi phí vay 23 595,481,279 2155442982 1,886,098,077 3 368 706 111

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2,175,908,081 5487356997

5,644,353,725 6 115 506 424 A0.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

14.Tôổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 2,107,958,561 2743206865 4,395,560,944 4 877 849 012

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 615,378,532 685 201 232

16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 2,107,958,561 2743206865 3,780,182,412 4 192 647 780

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70

Nguồn:Phòng Tài chính kế toán công ty CP Tràng An với tốc độ tăng 121.27%.Năm 2007 tổng doanh thu tăng so với năm 2006 là

47928532156 đồng tương ứng với tốc độ tăng 52.63%, năm 2008 tổng doanh thu tăng so với năm 2007 là 101035436169 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 72.69%

2.2.3.Đặc điểm nguyên liệu, sản phẩm của công ty Đặc điểm nguyên liệu:

Nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất là bột mỳ, đường, chất béo, chất nhũ hoá,… rất nhạỵ cảm với điều kiện môi trường bên ngoài, dễ hỏng nếu không được bảo quản được đúng các và đảm bảo.Chính vì vậy nguyên liệu của công ty cần được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng khi chuyển về và bảo quản đúng tiêu chuẩn chất lượng, để cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất Đặc điểm Sản phẩm, các mạt hàng của công ty và thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Các sản phẩm của Công ty đều được làm từ các nguyên liệu có tính nhạy cảm cao nên dễ hỏng, dễ vỡ, dễ bị hao hụt chất lượng Ví dụ các sản phẩm bánh quy, bánh ốc quế, bánh mỳ,…có hàm lượng các chất đường, chất béo cao rất dễ bị hư tổn nếu quy trình chế biến, bảo quản không đúng quy cách Sản phẩm sau khi hoàn thành phải được kiểm tra cẩn thận trước khi nhậo kho và bán cho khách hang.Hiện nay nhu cầu bánh kẹo trong nước ngày một tăng nhanh, đa dạng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm đặc biệt là vào những dịp lễ hội, dịp tết hàng năm, đòi hỏi công ty phải có kế hoạnh dự trữ cũng như bố trí nguồn nhân lực hợp lý để phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Các sản phẩm thế mạnh của công ty trên thị trường hiện nay là:

 Kẹo hương cốm( thuộc nhóm kẹo mềm cao cấp):

Kẹo hương cốm là một trong những sản phẩm chính của công ty từ năm

1993 đến nay, được coi là hình ảnh của công ty Loại kẹo này được biết đến trong các kỳ hội chợ và đã từng giành được nhiều giải cao mang lại tiếng tăm cho công ty

 Kẹo Sôcôla sữa, sôcôla mềm, cà phê sữa:

Là những mặt hàng được tiêu thụ rộng nhất vào các dịp lễ tết truyền thống như: trung thu, Tết nguyên Đán.

Với dây chuyến công nghệ tiên tiến của Inđônêxia, sản phẩm bánh quế nhân dừa

2.2.4 Đặc điểm quy trình công nghệ và trang thiết bị của công ty:

Đặc điểm về quy trình công nghệ:

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất snack:

Nguồn: Phòng Nghiên cứu và phát triển:R&D công ty CP Tràng An

Bột mỳ và gạo ngô được trộn theo 1 tỷ lệ nhất định, đưa vào máy trộn nguyên liệu.Sau khi nguyên liệu trộn đều dược đưa vào phễu cấp liệu máy đinhj hình bằng vít tải.Máy định lượng cấp nguyên liệu vào hệ thống đùng ép.Sau khi qua hệ thống đùn ép nguyên liệu được nấu chín nhờ quá trình gia nhiệt ở áp suất cao, được tạo thành con giống nhờ khuôn và giao cắt Các con giống được đưa vào lò nướng nhờ một băng tải.Sau khi đi qua lò nướng các con giống được phun tẩm gia vị ở một thùng quay tạo ra các loại sản phẩm snack.Cuối cùng là đóng bịch và đưa ra thị trườngcác loại sản phẩm snack.

Quy trình sản xuất bánh snack được theo một tuần tự, các khâu có tính độc lập cao và ít bị ảnh hưởng bởi các khâu khác.Do đó quá trình sản xuất tại công ty luôn được đảm bảo thông suốt liên tục.Trong từng phân xưởng, các dây chuyền được bố trí một cách có hợp lý chính xác, theo đúng từng công đoạn để thuận tiện cho công việc trong phân xưởng.

Thực trạng công tác đánh giá sự thực hiện công của công ty Cổ phần Tràng An

Tại công ty Cổ phần Tràng An mới chỉ dừng lại ở đánh giá thực hiện công việc của người lao động còn đơn giản

2.3.1.Mục tiêu của công tác đánh giá thực hiện công việc làm việc tạo công ty Cổ phần Tràng An

Hiện tại công tac đánh giá thục hiện công việc của công ty đã được tiến hành để đánh giá khả năng làm việc của lao động trong công ty thông qua quy trình mà phòng tổ chức nhân sự của công ty đã soạn thảo và thông qua, nó được đem áp dụng cho toàn công nhân viên trong công ty.Mục đích đánh giá của việc đánh giá thực hiện công việc trong công ty là:

- Đánh giá hiệu quả làm việc của từng người lao động, thông qua đó có thể biết thêm được khả năng còn ẩn chứa trong mỗi người,.Công ty thiết kế ra các phiếu để đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động có các tiêu chí bao gồm cả vế mặt chất lượng lẫn số lượng công việc, các yếu tố thuộc về phẩm chất người lao động Trên cơ sở đánh giá từng tiêu chí đó, người đánh giá thu thập, tổng hợp thông đào tạo lại, nâng bậc, nâng lương và tăng thưởng.Người lao động có kết quả đánh giá tốt thì sẽ được đào tạo lên cao hơn để nâng bậc, còn những người mà kết quả chưa tốt thì sẽ được đào tạo lại Sau đây là 1 bản điểm đánh giá thực hiện công việc để nâng bậc và 1 bản cho điểm đánh giá thực hiện công việc để nâng lương trong năm 2008

Bảng 2.5: Đánh giá thực hiện công việc của người lao động để nâng bậc của công nhân công nghệ 1 năm 2008

STT Họ và tến Mã số Đơn vị Nghề nghiệp Công việc đang làm

1 Lê thị Phương Loan 500 XN Bánh II CN CN 1 Đóng túi Snack 5 5 Đạt

2 Nguyễn Thị Khoá 279 XN Bánh II CN CN 1 Đóng túi Snack 4 5 Đạt

3 Đỗ Phương Liên 391 XN Bánh II CN CN 1 Chạy máy gói 4 5 Đạt

4 Phùng Tố Giang 407 XN Bánh I CN CN 1 Đóng túi b.quế 5 5 Đạt

5 Nguyễn Lan Anh 529 XN Bánh II CN CN 1 SX lạc xốp 5 5 Đạt

6 Chu Thị Thu Thuỷ 914 XN Bánh I CN CN 1 Đóng túi b.quy 5 5 Đạt

7 Ng.Thị Hồng Minh 915 XN Bánh I CN CN 1 Vận hành máy gói b.mỳ 4 5 đạt

8 Ng.thị Hải Yến 921 XN Bánh I CN CN 1 vận hành máy kẹp kem, đóng túi b.quy

9 Ng.thị Minh Thu 922 XN Bánh I CN CN 1 Đóng túi b.quy 5 5 Đạt

10 Trịnh thị bích Ngọc 923 XN Bánh I CN CN 1 Đóng túi snack 5 5 Đạt

11 Nguyễn thị Nam 933 XN Bánh I CN CN 1 Đóng túi b.quế 5 5 đạt

12 Đỗ thị Mỹ Dung 938 XN Bánh II CN CN 1 Đóng túi b.quế 5 5 Đạt

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty Cổ Phần Tràng An

Bảng 2.6 Đánh giá thực hiện công việc của lao động để nâng lương năm 2008

Ghi chú: cột 6,7,8, điểm từ 0-5

500 XN Bánh II Đóng túi Snack 4 5 5 14 Có

2 Nguyễn Thị Khoá 279 XN Bánh II Đóng túi Snack 5 4 5 14 Có

3 Đỗ Phương Liên 391 XN Bánh II Chạy máy gói 5 4 5 14 Có

4 Phùng Tố Giang 407 XN Bánh I Đóng túi b.quế 4 5 4 13 Không

5 Nguyễn Lan Anh 529 XN Bánh II SX lạc xốp 5 5 5 15 Có

6 Chu Thị Thu Thuỷ 914 XN Bánh I Đóng túi b.quy 4 5 5 14 Có

7 Ng.Thị Hồng Minh 915 XN Bánh I Vận hành máy gói b.mỳ 5 4 5 14 Có

8 Ng.thị Hải Yến 921 XN Bánh I vận hành máy kẹp kem, đóng túi b.quy

9 Ng.thị Minh Thu 922 XN Bánh I Đóng túi b.quy 4 5 5 14 Có

Nguồn: phòng tổ chức nhân sự, công ty Cổ Phần Tràng An

Họ và tên Mã số Nghề nghiệp Đơn vị Chấp hành

Tổng điểm Ý kiến đơn vị sử dụng

1 Nguyễn Thi Huệ 1278 CN đóng túi XN Kẹo 2 5 5 5 15 Đề nghị ký hợp đồng

2 Thái Thanh Vân 1397 CN đóng túi *** 3 4 5 12 Nghỉ nhiều

4 Hoàng Thị Thu 1420 Chạy máy gói XN Bánh 2 5 5 5 15 Đề nghị ký hợp đồng

Bảng 2.7 ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA LAO ĐỘNG THÒI VỤ ĐỂ KÝ HỢP ĐỒNG

6 Nguyến Thị Kim Khanh 1425 CN đóng túi XN Bánh 2 5 5 5 15 Đề nghị ký hợp đồng

10 Vũ Thị Hương 1460 Nhặt kẹo XN Kẹo 2 5 5 5 15 Đề nghị ký hợp đồng

12 Phạm Thị Vân 1524 CN đóng túi XN Bánh 2 5 5 5 15

Chăn chỉ, kỷ luật tốt Đề nghị ký hợp đồng

14 Đoàn Thu Huyền 1543 CN đóng túi XN Bánh 1 5 5 5 15

Chăm làm tốt Đề nghị ký hợp đồng

15 Đỗ Mạnh Thắng 1544 Xay gạo XN Bánh 2 3 4 4 11 Chưa k ý tiếp H ĐL Đ

16 Đỗ Quang Huy 1546 Kỹ thuật viên XN Bánh 1 4 4 5 13 Ý th ức làm vi ệc chưa cao

17 Trần Thu Thuỷ 1594 KTV QC 4 5 5 Đề nghị ký hợp đồng

20 Nguyễn Tuấn Cường 1542 9/18/1983 Mar-BH 5 4 4 13 Đề nghị ký hợp đồng

21 Hoàng Anh Tuấn 1548 Marketing Mar-BH 4 3 3 10

Cần học h ỏi để nắm bắt công việc tốt hơn

22 Hoàng Thi Dung 1674 Kế Toán Mar_BH 5 4 4 13 Đề nghị ký hợp đồng

Nguồn: phòng tổ chức nhân sự công ty Cổ phần Tràng An

Phòng ban Tổng số lao động Lao động tốt Lao động khá Lao động kém

Phòng nghiên cứu và phát triển 4 4

Phòng tài chính kế toán 6 6

Phòng Kỹ thuật cơ điện 22 22

Phòng Kiểm soát chất lượng 5 1 4

Ngu ồn: Ph òng T ổ ch ức nh ân s ự c ông ty C ổ ph ần Tr àng

Qua bảng 2.6, việc nâng bậc của công nhân được dựa vào kết quả đánh giá nâng bậc và kết quả của thi nâng bậc công nhân.Khi kết quả đánh giá thực hiện công việc của công nhân đạt loại tốt thì công nhân đó sẽ được tiến hành 1 khoá đào tạo để nâng bậc Cuối khoá đào tạo thì công ty sẽ tổ chức một cuộc thi nâng bậc, nếu đạt thì công nhân đó sẽ được nâng lên 1 bậc

Còn đối với việc nâng lương của người lao động, thì để nâng lương, kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động phải từ 14-15 điểm mới được có đề nghị tăng lương.Việc tăng lương của người lao động ngoài phụ thuộc vào kết quả đánh giá năng lực làm việc của người lao động còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa, ví dụ như thâm niên công tác, sáng kiến kinh nghiệm….

Kết quả đánh giá đối với những công nhân thử việc cũng là cơ sở để công ty đánh giá xem có nên ký tiếp hợp đồng với người lao động đó hay không., Bảng 2.7 là một trong những bảng đánh giá đánh giá thực hiện công việc của lao động thời vụ để ký hợp đồng Đối với những người được đánh giá từ 13-15 điểm thì sẽ được ký tiếp hợp đồng, còn những người được đánh giá thấp hơn 12 điểm trở xuống , thì sẽ không được ký tiếp hợp đồng nữa.

Qua bảng 2.8 có thế thấy kết quả đánh giá của công ty mang tính bình quân hoá, số lao động đạt loại khá chiếm tỷ lệ rất lớn Các mức để xếp loại lao động là chỉ có 3 mức không thể phản ánh hết được cụ thể khả năng thực hiện công việc của các cấp bậc thực hiện công việc của người lao động

Như vậy công tác đánh giá thực hiện công việc của lao động tại công ty Cổ phần Tràng An ngoài mục tiêu đo lường mức độ hoàn thành công việc của người lao động thì còn nhằm các mục tiêu khác phục vụ cho quản lý , đó là cơ sở để nâng bậc, nâng lương, ký kết hợp đồng lao động thực hiện đào tạo và đào tạo lại.Thông qua đó kết quả đánh giá còn giúp cho người lao động nhận thấy được khả năng của mình.Kết quả đánh giá còn giúp cho họ hăng say làm việc hơn, nâng cao hiệu quả làm việc.

2.3.2 Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc của lao động:

Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc của lao động tại công ty cổ phần Tràng An được áp dụng cho toàn công ty Việc thực hiện đánh giá thực hiên công việc được tiến hành hàng tháng, các quản đốc phân xưởng và trưởng phòng sẽ đánh giá thực hiện công việc hàng tháng cho nhân viên của mình, sau đó nộp cho cán bộ phòng tổ chức nhân sự.Phòng tổ chức nhân sự sẽ thu thập số liệu đánh giá của từng tháng một, sau đó tổng hợp số liệu của 6 tháng để ra kết quả đánh giá của cả chu kỳ đánh giá

Như vậy chu kỳ 6 tháng đối với nhân viên là lao động gián tiếp là hợp lý, bởi vì đây là đối tượng lao động trí óc, kết quả lao động được tích luỹ và thể hiện trong thời gian dài, vì vậy khoảng thời gian 6 tháng là khoảng thời gian đủ để phản ánh đầy đủ hiệu quả làm việc của nhà quản lý.Còn đối với công nhân, lao động trực tiếp thì chu kỳ đánh giá 6 tháng là hơi dài Vì kết quả của lao động trực tiếp là cụ thể, có thể đo lường đựơc ngay trong thời gian ngắn.Mặt khác nếu chu kỳ đánh giá dài thì nếu người lao động làm việc có sai sót thì sẽ không kịp điều chỉnh kịp thời đựơc,hay có những khen thưởng kịp thời để khuyến khích người lao động làm việc tốt

Toàn bộ công ty được áp dụng phương pháp đánh giá chung đó là phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ Người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao.

Sau đây là một mẫu phiếu đánh giá năng lực lao động của công ty cho công nhân thử việc

Họ tên người thử việc

Nghề nghiệp, trình độ đào tạo

Thời gian thử việc: Từ ngày…tháng…năm 200 đến ngày…tháng…năm 200 Công việc được giao:

I.Tự nhận xét và cho điểm

1 Tính tổ chức và chấp hành Nội quy, kỷ luật lao động (Từ 0-5 điểm)

2 Năng lực, trình độ nghề nghiệp (từ 0- 5 điểm)

3 Hiệu quả làm việc (từ 0-5 điểm)

II Nhận xét và cho điểm của đơn vị sử dụng lao động

1 Tính tổ chức và chấp hành Nội quy, kỷ luật lao động (từ 0-5 điểm)

2.Năng lực, trình độ nghề nghiệp (từ 0-5 điểm)

3.Hiệu quả làm việc (0-5 điểm)

III Ý kiến của tổ chức nhân sự

Tổng giám đốc T.chức nhân sự ĐV sdụng lao động Người lao động

Trong đó cách cho điểm của từng chỉ tiêu như sau: Đối với công nhân phân xuởng sản xuất bánh kẹo:

Về chỉ tiêu tính tổ chức và chấp hành Nội quy, kỷ luật lao động: Đánh giá dựa vào các văn bản về nội quy, quy định của công ty cững như từng phòng ban.

- 5 điểm: Luôn luôn đến nơi làm việc đúng giờ, đảm bảo đủ công nhật trong tháng (26 ngày/ 1 tháng, ) theo bảng chấm công, chấp hành mọi nội quy, quy chế mà công ty đề ra.Chấp hành và thực hiện kỷ luật lao động tốt.Có ý thức tuyên truyền đồng nghiệp cùng thực hiện tốt nội quy, quy chế của công ty.

- 4 điểm: Đến nơi làm việc đúng giờ quy định, đảm bảo đủ công nhật trong tháng theo bảng chấm công, chấp hành mọi nội quy, quy chế mà công ty đề ra

- 3 điểm: Số ngày nghỉ đi muộn trong thời kỳ đánh giá là ít hơn 4 ngày, chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế mà công ty đề ra, không gây ra lộn xộn hay xô xát trong công ty nghỉ không có lý do.

- 0 điểm: không đánh giá hoặc không phù hợp

Với chỉ tiêu năng lực, trình độ nghề nghiệp: Dựa vào bảng xác định yêu cầu năng lực (Bảng 2.8, Phụ lục 1) của các vị trí công việc và quá trình làm việc của công nhân viên, cách thức cho điểm như sau:

Nhận xét về công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty

Việc đánh giá của công ty được tiến hành theo hàng tháng và cứ 6 tháng tổng kết một lần rồi đưa ra kết quả đánh giá.Việc đánh giá hàng tháng sẽ cho người quản lý biết được những sai sót mà người lao động gặp phải trong quá trình làm việc để có điều chỉnh kịp thời, không bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, còn việc tổng hợp đánh giá 6 tháng 1 lần rồi đưa ra kết luận là hợp lý, vì như thế sẽ có thời gian dài đủ để đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc của một người lao động Kết quả đánh giá được sử dụng vào việc nâng bậc, nâng lương, đào tạo, đào tạo lại, vì thế nhờ có công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty mà năng suất , chất lượng lao động của công nhân viên trong công ty không ngừng tăng lên, tạo được động lực làm việc cho họ.Người đánh giá được lựa chọn là người quản lý trực tiếp của các đơn vị, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của phòng tổ chức nhân sự, làm cho công tác đánh giá được hiệu quả hơn, kết quả đánh giá được sát thực và hợp lý hơn.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì công ty cũng không thể tránh khỏi những điểm chưa tốt

Hệ thống các tiêu thức đánh giá thực hiện công việc của người lao động còn quá ít, mới có 3 tiêu thức, và 3 tiêu thức đánh giá này lại được áp dụng cho toàn bộ lao động trong công ty, nhưng thế thì sẽ không đánh giá đến được hết các mặt của quá trình thực hiện công việc của người lao động và chưa xét đến đặc thù riêng của các công việc

Chưa gắn trọng số cho các tiêu thức đánh giá, vì thế không phản ánh được sự ảnh hưởng của các tiêu thức tới kết quả thực hiện công việc.

Việc cho điểm cho các tiêu thức cũng mang tính chung chung, có tiêu thức, việc cho điểm còn dựa trên ý kiến chủ quan của người đánh giá nên không tránh khỏi được các lỗi chủ quan

Công ty cũng chưa xây dựng bản tiêu chuẩn công việc cho các công việc ỏ các vị trí khác nhau, do đó việc nêu ra các tiêu chí đánh giá có thể không phù hợp với từng công việc cụ thể.Tiêu chuẩn công việc là cơ sỏ để đưa ra các tiêu thức đánh giá, nếu không có nó thì các tiêu thức đánh giá nêu ra sẽ không có căn cứ khoa học và hợp lý Công tác thông tin phản hồi và phỏng vấn đánh giá đựơc công ty làm chưa tốt.Việc nêu kết quả đánh giá nên gọi riêng từng người lao động lên gặp riêng dể thông báo, vì người lao động vốn không thích người quản lý nói ra những khuyết điểm và những điểm chưa tốt của mình trước đơn vị.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TAI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN

Định hướng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009

3.1.1 Chiến lược sản xuất kinh doanh

Từ khi thành lập cho đến nay , công ty cổ phần Tràng An chỉ là một công ty trẻ , kinh doanh bắt đầu từ kẹo là chủ yếu, sau đó mở rộng loại hình sản phẩm sang sản xuất kẹo, rượu, và nước ngọt.Và hiện nay công ty sản phẩm sản xuất chính của công ty là bánh kẹo, bánh mỳ pháp, bánh snack theo phương thức:Khuyến khích khàch hàng đã tiêu thụ sản phẩm của mình thì tiêu thụ sản phẩm thường xuyên hơn, phát triển thêm khách hàng trong một thị trường để tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm.Từ khi đi vào sản phẩm công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã mặt hàng kinh doanh.Trong năm 2009 tới mục tiêu phát triển của công ty sẽ là

 Đảm bảo tăng doanh thu ở mức khoảng gấp 2 lần quốc gia và 1,5 lần của

 Duy trì lợi nhuận mức trung bình, ưu tiên đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động và thực hiện tốt các laọi hình bảo hiểm (BHXH, Ytế, Thất nghiệp…);

 Công ty đẩy mạnh phát triển, công ty ưu tiên gia tăng thị phần , đặc biệt là miền Trung và tiếp đến là miền Nam, Công ty hiện đang xây dựng một nhà máy ở tại Cửa lò Nghệ An để phát triển thị trường tại miền Trung.

 Khánh thành nhà máy Tràng An.2 vào quý III/09 tại Cửa Lò Nghệ An,.Sắp tới công ty có kế hoạch thành lập Công ty Thương mại Tràng An vào quý

 Công ty dự định vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất các loại sản phẩm có đầu ra tốt như bánh Snack, Rice Cracer, nâng cấp công nghệ Biscuit…

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009

Hiện nay cơ sỏ hạ tầng cũng như các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công nghệ , dây chuyền sản xuất của công ty đã tương đối đồng đều nhưng về quy mô còn tương đối nhỏ, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như công ty Bibica, Hải châu, Kinh Đô…Để làm được các chỉ tiêu trên công ty đã quyết định đầu tư vào sản phẩm mới và nghiên cứu phất triển.Công ty dự định sẽ chi ra khoảng 5.837000000VNĐ là mới chỉ riêng kinh phí để mua thiết bị nhập khẩu.Kế hoạch năm 2009, công ty quyết định mua bổ sung 2 máy gói xoắn – Double-twist Candy Packing Machine, tốc độ 400cái/ phút , nhập khẩu China để thay thế dần 3 máy gói

EA CHDC Đức với trị giá 16.500, USD (V1.000.000, VND);Mua 1 thiết bị cân và đóng gói tự động, nhập khẩu China, máy này đã có kế hoạch mua từ năm 2008 mà chưa mua được, trị giá 45.000, USD(v5.000.000, VND); 1 bộ gồm tổ hợp 2 máy kem và gói tự động ( máy kẹp kem nối trực tiếp với 1 máy gói nằm ngang) dự toán kinh phí là 25.000, USD(= 425.000.000, VND).Công ty có kế hoạch sẽ đầu tư sản xuất thêm 2 loại sản phẩm mới đó là sản phẩm bánh quy mặn và Cracker để phong phú thêm mặt hàng sản xuất của công ty.Vì thế công ty có kế hoạch sẽ mua thêm 1 máy xếp lớn Craker, nhập khẩu China trị giá 42000, USD, 1máy gói nằm ngang túi biscuit không khay, kinh phí 25.000,USD; 2 khuôn định hình bánh, nhập khẩu China, 1 khuôn cắt lăn Cracker trị giá 1.200USD, 1 khuôn quay quy xốp trị giá 1.800USD.Ở xí nghiệp bánh 3 công ty có kế hoạch sản xuất thêm bánh mỳ có nhân, kèm với đó là mua thêm 1 máy định hình loại bánh có nhân, để phát triển lên dòng sản phẩm thứ 2, với trị giá 18.000USD.

Với dự định sản xuất thêm các loại sản phẩm mới và đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới như thế, chắc chắn trong năm 2009 sắp tới, số lượng sản phẩm của công ty sẽ tăng lên rất lớn.Chính vì thế công ty dự định sẽ đầu tư để mua thêm 1 xe bán tải phục vụ chở hàng siêu thị và nội thành Hà Nội trị giá 400.000.000VND, loại xe này rất tiện dụng có thể chở thêm người đi kèm theo để tiện đi khảo sát về sản phẩm, đi công tác; 1 xe nâng hàng, cơ khí hoá khâu bốc xếp, trị giá 50.000.000VND.Việc đầu tư xe nâng này sẽ tiết kiệm được rất nhiều sức người, từ đó có thể vận chuyển kế hoạch đầu tư rất nhiều để mua thêm rất nhiều thiết bị máy móc mới, hiện đại, với mục tiêu tăng lợi nhuận và doanh thu cho công ty.Chỉ tiêu tổng doanh thu năm tới của công ty là 163.000 triệu đồng, bằng 112.4% năm 2008.Giá trị sản xuất công nghiệp là 125.000 triện đồng, bằng 111% năm 2008 thu nhập bình quân của người lao động có việc làm là 2.800triệu đồng 1 tháng Lợi nhuận của công ty theo ké hoạch năm tới sẽ là 4850 triệu đồng, tức là chỉ tăng 21 triệu so với năm ngoái.Lý do chính là do trong năm tới công ty sẽ chi ra nhiều để mua mấy móc thiết bị, vì thế lợi nhuận năm tới vẫn sẽ không tăng nhiều Ở mảng quản lý và đào tạo, , vì công ty dự định sẽ đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới, sản xuất thêm các loại sản phẩm mới, vì thế cần phải có kế hoạch để đào tạo cán bộ chủ chốt, chuyên viên kỹ thuật cũng như công nhân làm quen với công nghệ mới

Đào tạo cho công nhân biết vận hành máy mới một cánh thành tạo, từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.Ngoài ra công ty còn có kế hoạch thi nâng bậc cho công nhân viên , giúp cho họ được làm việc và hưởng các quyền lợi đúng với năng lực của mình.

Hiện nay việc trả lương qua thẻ cho công nhân đã được thực hiện nhưng chưa phổ biến ra khắp công ty, nên công ty dự định sẽ mua phần mềm thanh toán lương đến từng cá nhân và qua thẻ ATM 100% người lao động trị giá 35.000.000VND.Sắp tới công ty cũng sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống mạng LAN tại Tràng An 1_ Hà nội và thực hiện liên kết thông tin trực tuyến với nhà máy Tràng

An 2 Cửa Lò Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong vòng khoảng 6 tháng nữa vì thế phải chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật vật chất để khi bắt đầu vận hành, 2 trụ sở của Tràng An sẽ có thông tin thông suốt, liên tục và có thể giao lưu, trao đổi học hỏi và giúp đỡ với nhau kịp thời. Đầu tư chiến lược:

Công ty đang xây dựng nhà máy Tràng An No.2, Cửa Lò, Nghệ An với dự toán kinh phí khoảng 64.530.000.000VND và dự tính sẽ bắt đầu đi và vào hoạt động giai đoạn 1 từ quý III/2009 với 2 sản phẩm: TEPPY Snack và Rice Cracker, dự tính số lao động cần khoảng 250 người

Công ty hiện tại ở Phùng Chí Kiên sẽ được di chuyển nhà máy ra khu công nghiệp, và năm 2009, các nhà kiến trúc sẽ bắt đầu khảo sát thiết kế kiến trúc, nhận mặt bằng di chuyển tại khu công nghiệp.Sau đó các nhà thiết kế sẽ bắt đầu bắt tay vào xây dựng nhà máy Tràng An 1.

Năm 2009, dự định thành lập công ty Thương mại Tràng An, với Sáng lập viên là công ty cổ phần Tràng An, sau đó kêu gọi các công ty, cá nhân khác đứng ra góp vốn để trở thành cổ đông của công ty.Phương án góp vốn như sa

Bảng 3.1: Phương án góp vốn công ty Thương mại Tràng An Đơn vị tính: VNĐ

Sáng lập viên Phương Án

Công ty cổ phần Tràng an 3.060.000.000 51%

Cổ đông hiện đang sở cổ phần tại công ty CP TràngAn 1.440.000.000 24%

Các đối tác, đại lý lớn 1.200.000.000 20%

Bán cho các cổ đông khác 300.000.000 5%

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự, công ty cổ phần Tràng an

Việc thành lập công ty Thương mại Tràng An sẽ giúp cho công ty CP Tràng An thu hút được nhiều vốn góp cho công ty hơn, nếu làm ăn thuận lợi sẽ giúp cho công ty dùng nguồn vốn đó đầu tư vào mua sắm máy móc công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đầu tư vào quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường sản phẩm

3.2 Một số giải pháp cải tiến công tác ĐGTHCV tại công ty

3.2.1.Thiết kế bản mô tả công việc cho từng vị trí trọng điểm trong công ty

Hiện nay trong công ty chưa xây dựng hệ thống bảng mô tar công việc , vì thế, đầu tiên để cải tiến công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty , thì trước hết chúng ta phải đi xây dựng bản mô tả công việc cho các vị trí công việc tiêu biểu

Bảng 3.2 BẢNMÔ TẢ CÔNG VIỆC GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP

Mô tả vị trí công việc

Ngày: _ Chức danh: Giám đốc X í nghiệp bánh 1 Tình trạng công việc:

Phòng/Ban: Số giờ làm việc trong tuần: 48h/tuần

Mô tả các nhiệm vụ cơ bản để thực hiện công việc

1 Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và hội động quản trị về công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu qủa nhất.

2 Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo kỷ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất trước Tổng giám giám đốc công ty

3 Chịu trách nhiệm thực hiện tốt các nội quy của nhà máy, của công ty về công tác quản lý lao động, quản lý tài sản và quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp

4 Chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan của công ty, thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, tuần, tháng

5 Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của xưởng theo quy định của Công ty , kịp thời nhanh chóng đúng quy trình, quy định.

6 Xây dựng các đề án phát triển, phương án hoạt động theo các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của xưởng.

7 Tổ chức thực hiện các kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra, đề xuất các phương án chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp.

8 Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động theo các lĩnh vực chuyên môn của xưởng.

9 Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp kỷ thuật nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.

10 Phối hợp công tác với các bộ phận khác trong xí nghiệp trong quá trình hoạt động.

Hướng dẫn, giám sát cho CBCNV trực thuộc về qui trình sản xuất, kế hoạch kiểm soát quá trình, hướng dẫn truy tìm sản phẩm thuộc hệ thống ISO 9001- 2000.

- Mức lương tương xứng với đóng góp bỏ ra

- Môi trường làm việc thân thiện

Có điều kiện được đào tạo thêm về nghiệp vụ Điều kiện làm việc:

1 Thời gian làm việc: 8h/ 1 ngày, 6 ngày/ 1 tuần

2 Phương tiện đi lại: tự túc

3 Máy móc thiết bị để phục vụ công việc: 1 bàn làm việc, 1 máy tính để bàn để phục vụ cho công việc, một điện thoại bàn dùng để liên lạc

4 Môi trường làm việc: Thân thiện, hợp tác

Bảng 3.3 BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CÔNG NHÂN BAO GÓI SẢN PHẨM

Mô tả vị trí công việc

Ngày: _ Chức danh: Công nhân bao gói sản phẩm Loại công việc thực hiện: làm việc theo ca

Phòng/Ban: Xí nghiệp Bánh I

Mô tả các nhiệm vụ cơ bản để thực hiện công việc

1 Thưc hiện công đoạn theo sự phân công của Tổ trưởng.

2 Thực hiện công việc theo sự hướng dẫn về kỹ thuật của kỹ thuật dây chuyền sản xuất

3 Vệ sinh máy vào mỗi buổi sáng trước khi vào làm việc

4 Mở máy/Khởi động máy 2 đến 3 lần, nếu phát hiện máy bị hư thì báo ngay cho Tổ bảo trì sửa chữa, tuyệt đối không được tự sửa chữa.

5 Thường xuyên kiểm tra dầu trong máy/ngày

6 Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang

7 Trong khi sử dụng máy, tuyệt đối chấp hành theo sự hướng dẫn của Tổ bảo trì, Tổ trưởng và Nhân viên Kỹ thuật.

Ngày đăng: 11/08/2023, 10:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w