NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀNG THI CH NH D ÍNH D Ự ÁN TRONG CHO VAY N TRONG
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Như chúng ta đều biết Ngân hàng là một tổ chức có lịch sử hình thành từ rất lâu đời (vào khoảng thế kỷ thứ 15).Sự hình thành của Ngân hàng là kết quả tất yếu của sự phát triển trao đổi mua bán giữa các vùng,làm nảy sinh các nhu cầu trực tiếp như gửi tiền,đổi tiền,giữ hộ tiền và vay vốn…Kể từ khi ra đời cho đến nay,các ngân hàng không ngừng phát triển và nhanh chóng trở thành một trong các tổ chức tài chính quan trọng hàng đầu của nền kinh tế,ngân hàng có rất nhiều loại,tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính.Tuy nhiên,một loịa ngân hàng hiện đang có số lượng lớn nhất và có vị trí vô cùng quan trọng, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của nền kinh tế đó là ngân hàng thương mại.Để có thể hiểu về ngân hàng thương mại,ta xem xét một số khái niệm :
Theo luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng của Việt Nam
“Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,các loại ngân hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại,ngân hàng phát triển,ngân hàng đầu tư,ngân hàng chính sách,ngân hàng hợp tác và loại hình ngân hàng khác.”
Theo các nhà kinh tế học hiện đại :
“Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp”nhưng là một doanh nghiệp đặc biệt vì chu trình của nó là T-T (T’=T+Δt) nghĩa là tiền “đẻ” ra tiền thay vìΔt) nghĩa là tiền “đẻ” ra tiền thay vìt) nghĩa là tiền “đẻ” ra tiền thay vì chu trình của một doanh nghiệp thông thường là T-H-T’”.
“Ngân hàng thương mại là các rổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng,tiết kiệm,dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”
1.1.2.Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại :
Theo điều 49 luật các tổ chức tín dụng, “tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho các tổ chức,cá nhân dưới các hình thức : cho vay,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác,bảo lãnh,cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước”.Như vậy,ta thấy hoạt động tín dụng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, đây chính là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho mỗi ngân hàng.Nhưng nó cũng có tính rủi ro rất cao,rủi ro có thể xuất phát từ nhiều phía như: ngân hàng,khách hàng,môi trường khách quan…Và như ta biết,rủi ro trong hoạt động ngân hàng có hậu quả rất lớn,nhẹ thì có thể gây tổn thất cho chính ngân hàng,còn nặng thì có thể gây sụp đổ ngân hàng và khủng hoảng dây truyền đối với các ngân hàng khác,gây tác động xấu cho nền kinh tế.Chính vì vậy,các biện pháp đảm bảo an toàn tín dụng nói riêng và an toàn hoạt động nói chung luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu.Ngay trong văn bản pháp luật của nhà nước cũng có những điều khoản nhằm phòng tránh rủi ro như :
Các ngân hàng thương mại chỉ được đầu tư đối đa 30% vốn tự có và phải nhỏ hơn 10% tổng nguồn vốn.
Không được cho vay đối với 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng
Ngoài ra còn nhiều quy định khác về quy trình phân tích tín dụng,cấp tín dụng và theo dõi tín dụng…
Hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư :
Như đã trình bày ở trên,nội dung hoạt động tín dụng bao gồm nhiều nghiệp vụ,trong đó có nghiệp vụ cho vay Đây là một trong các nghiệp vụ kinh doanh cở bản nhất của mỗi ngân hàng thương mại,thông qua nghiệp vụ này,các ngân hàng thương mại đã trực tiếp hỗ trợ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh,nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế Đồng thời,về phía các ngân hàng thì nghiệp vụ này cũng chính là nguồn tạo ra thu nhập ổn định và rất lớn, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngân hàng.Ngày nay,với sự phát triển của nền kinh tế,hoạt động cho vay đã đa dạng hơn rất nhiều,nhằm đáp ứng một cách linh hoạt các nhu cầu của khách hàng.Ta có thể kể ra một số hình thức cho vay :
Theo thời gian : cho vay ngắn hạn,trung và dai hạn.
Theo mục đích vay vốn : cho vay theo dự án đầu tư,cho vay tiêu dùng…
Theo tài sản đảm bảo : cho vay có tài sản đảm bảo,cho vay không có tài sản đảm bảo… Để phục vụ cho việc nghiên cứu,ta sẽ tìm hiểu hoạt động cho vay theo dự án đầu tư.
Như ta đã biết, đối với mỗi doanh nghiệp thì nhu cầu đầu tư là một hoạt động diễn ra thường xuyên,nó góp phần nâng cao năng suất lao động hay mở rộng sản xuất,nhằm làm gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu.Tuy nhiên,trên thực tế không phải bất cứ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đều sẵn vốn để thực hiện,một trong các nguồn mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng và khá quen thuộc đó là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.Khi các doanh nghiệp đến vay vốn,ngân hàng thương mại thường yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng các dự án,thể hiện mục đích,kế hoạch đầu tư và tiến trình thực hiện cụ thể.Đồng thời các ngân hàng cũng phải thẩm định dự án mà doanh nghiệp đưa ra nhằm xác minh và khẳng định tính hiệu quả của dự án.Quá trình này ngày càng được các ngân hàng chuẩn hóa và xây dựng thành các phương pháp,quy trình cụ thể Điều này vừa đảm bảo tính khoa học trong công tác thẩm định vừa tránh được các sai sót do yếu tố chủ quan gây nên,làm ảnh hưởng đến tính an toàn của nguồn vốn cho vay.
Cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân Hàng thương mại
1.2.1 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế hiện đại,khi nói đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay quy mô của doanh nghiệp.Việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phụ thuộc vào tiêu thức sử dụng quy định giới hạn các tiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp.Có thể hiểu DNVVN theo nghĩa như sau:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân vì mục đích lợi nhuận có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức vốn,lao động,doanh thu,giá trị gia tăng thu được trong những thời kỳ theo quy định của từng quốc gia.
Như vậy,có thể nhận thấy một số tiêu thức chung,phổ biến nhất thường xuyên được sử dụng để phân loại các doanh nghiệp đó là:
Số lao động thường xuyên
Tiêu thức về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào,còn tiêu thức về doanh thu,lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh vào quy mô theo kết quả đầu ra.Mỗi tiêu thức có những mặt tích cực và hạn chế riêng.Như vậy, để phân loại DNVVN có thể dung các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra của doanh nghiệp,hoặc là sự kết hợp của cả hai loại yếu tố đó.
Việc sử dụng các tiêu thức để phân loại DNVVN ở các nước trên thế giới có những đặc điểm chủ yếu sau :
Các nước dùng tiêu thức khác nhau.Trong số các tiêu thức đó,hai tiêu thức được sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động.Tiêu thức đầu ra được ít nước sử dụng hơn
Số lượng tiêu thức sử dụng để phân loại cũng không giống nhau.Có nước chỉ dùng một tiêu thức nhưng cũng có nhiều nước sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều tiêu thức để phân loại DNVVN
Lượng hoá các tiêu thức này thành các tiêu chuẩn giới hạn cụ thể ở các nước khác nhau không giống nhau Độ lớn của các tiêu chuẩn giới hạn phụ thuộc vào trình độ,hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế , định hướng chính sách và khả năng trợ giúp cho các DNVVN của mỗi nước Điều này làm cho số lượng các DNVVN có thể rất lớn hoặc nhỏ tùy theo giới hạn độ lớn khối lượng vốn và lao động sử dụng ở mỗi nước.
Khái niệm DNVVN mang tính tương đối,nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội nhất định và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội của từng nước,từng thời kỳ cụ thể,từng nghành nghề khác nhau….
Từng thời kỳ,các tiêu thức và tiêu chuẩn giới hạn lại có sự thay đổi cho phù hợp đường lối,chính sách,chiến lược và khả năng hỗ trợ của mỗi quốc gia.Những tiêu thức phân loại DNVVN được dùng làm căn cứ thiết lập những chính sách phát triển,hỗ trợ DNVVN của các Chính phủ
Từ những phân tích khìa niệm chung về DNVVN,các tiêu thức và giới hạn tiêu chuẩn,tiêu thức được sử dụng trong phân loại DNVVN trên thế giới,kết hợp với điều kiện cụ thể,những đặc điểm riêng biệt về quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách,quy định phát triển kinh tế của nước ta.Chúng ta có thể nêu ra khái niệm như sau :
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là những cơ sở sản xuất-kinh doanh có tư cách pháp nhân,không phân biệt thành phần kinh tế,có quy định về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của Chính Phủ đối với từng nghành nghề tương ứng với từng thời ký phát triển của nền kinh tế.
Theo nghị định 90 ngày 23/11/2001 : “ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất,kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành,có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hang năm không quá 300 người “ (Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội cụ thể của nghành, địa phương,trong quá trình thực hiện các biện pháp chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên )
1 2.1.2 Các đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta,các DNVVNchiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp hiện có trên cả nước.Các DNVVN đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô.Các doanh nghiệp chủ yếu gặp phải khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh,mô hình quản lý,tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động,phương thức tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính,vốn đầu tư….Có thể nhận thấy rất rõ đặc điểm chủ yếu của các DNVVN ở Việt Nam như sau :
Thứ nhất, năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất,kinh doanh và quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn yếu. Để có thể thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh cao độ như hiện nay,các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi công nghệ,máy móc,thiết bị,các phương pháp,bí quyết sản xuất.Thế nhưng,hầu hết công nghệ đang được sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay lại chủ yếu là công nghệ đã lạc hâu,lỗi thời,chủ yếu là đồ phế phẩm của các nước phát triển.Chính vì thế mà sản phẩm,chất lượng cũng như uy tín hay thương hiệu đều không đảm bảo chất lượng quốc tế và khó có thể cạnh trạnh được với những doanh nghiệp nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, nói đến DNVVN ở Việt Nam trước tiên và chủ yếu là nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh.Do tính lịch sử của quá trình hình thành và phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta, đại bộ phận các DNVVN,theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ đều thuộc khu vực ngoài quốc doanh.Bởi vậy, đặc điểm và tính chất của các doanh nghiệp thuộc khu vực này mang tính đại diện cho DNVVN ở Việt Nam.
Thứ ba, DNVVN Việt Nam khó tiếp cận dịch vụ Ngân hang.Có thể nói,hầu hết các dịch vụ Ngân hang(huy động vố,dịch vụ cho vay, đầu tư,thanh toán,bảo lãnh,cho thuê tài chính,tư vấn,quản lý tài sản…) đã đến với cộng đồng các doanh nghiệp.Tuy nhiên,khó khăn lớn nhất,bức xúc nhất của các DNVVN hiện nay vẫn là thiếu vốn bởi năng lực vốn nội tại của các doanh nghiệp này hạn chế trong khi tiếp cận vốn Ngân hang còn gặp rất nhiều rào cản.Các DNVVN có tính tự chủ cao nhưng quy mô thấp Ở các doanh nghiệp này,chủ sở hữu cũng thường là ngừơi quản lý.Họ phải tự bươn trải để duy trì và phát triển đồng vốn của mình.Do vậy,ngừơi quản lý doanh nghiệp thường rất nỗ lực trong kinh doanh.
Thẩm định tài chính dự án trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1 Khái niệm về thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án.Cùng với thẩm định kinh tế,thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có nhưng thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Thẩm định tài chính dự án là việc rà soát,đánh giá một cách toàn diện và khoa học mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư Nếu như Chính phủ,các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì các nhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh lãi của dự án.
Song đối với ngân hàng thương mại,khi tiến hành thẩm định tài chính dự án thường quan tâm hớn đến khả năng trả nợ của dự án,hay nói cách khác chính là ngân hàng có thể thu hồi cả gốc và lãi vay của mình sau khi tài trợ cho dự án hay không.Có thể ngay cả lúc mà ngân hàng thấy dự án của doanh nghiệp có NPV