1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa

13 942 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Có thể đạt năng suất và chất lượng sữa tốt nhất khi bò có được những điều kiện sau: - Cơ thể khoẻ mạnh - Chân khoẻ - Hệ thống bầu vú phát triển tốt - Thức ăn tốt Để đạt được những điều k

Trang 1

Mục đích của việc chăn nuôi bò sữa Sữa là sản phẩm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi bò sữa Sữa được sản xuất sau khi bò mẹ đẻ Có thể đạt năng suất và chất lượng sữa tốt nhất khi bò có được những điều kiện sau:

- Cơ thể khoẻ mạnh

- Chân khoẻ

- Hệ thống bầu vú phát triển tốt

- Thức ăn tốt

Để đạt được những điều kiện trên thì bò phải có một hệ tiêu hoá phát triển và khoẻ mạnh Do đó, chúng ta cần thiết lập Chương trình chăn nuôi hay chăn nuôi theo chương trình từ khi bê sinh, để có được những con bò có chân khoẻ mạnh cùng với bầu vú và hệ tiêu hoá phát triển

Trang 2

I CHĂM SÓC BÊ SAU KHI SINH GIÚP BÊ SƠ SINH HÔ HẤP

Bê sơ sinh có thể khó thở do dịch nhầy chứa trong khoang miệng hoặc khí quản Người nuôi có thể giúp làm sạch dịch nhầy bằng các phương pháp sau:

a Cho ngón tay vào xoang miệng để lấy dịch nhầy ra

b Khi bê con vẫn chưa nhấc đầu lên được, ta có thể cầm hai chân sau và nâng lên, hạ xuống liên tục (3-5 lần), như vậy dịch nhầy có thể chảy ra ngoài qua miệng và mũi

c Trong trường hợp bê vẫn không nhấc đầu lên được sau khi thực hiện các phương pháp trên, ta có thể phun nước mát lên thân bê sơ sinh

LAU KHÔ CƠ THỂ BÊ SƠ SINH Đặt bê lên trước mặt bò mẹ để bò mẹ có thể liếm làm khô cơ thể bê con trong vòng 10-15 phút Động tác này giúp làm khô bê con và còn làm tăng nhu động (co bóp) tử cung, giúp kích thích quá trình sổ nhau

Trang 3

Sau đó nên tách bê con ra khỏi bò mẹ Nếu cơ thể bê con vẫn còn ướt, ta nên lau khô bằng khăn hoặc vải sạch và khô

CẮT VÀ SÁT TRÙNG RỐN Sau khi bê con có thể đứng lên, ta nên cắt dây rốn nhưng không cắt toàn bộ Nên để lại một đoạn dài 2cm

Trang 4

Phải sát trùng dây rốn bằng cách nhúng vào dung dịch cồn I-ốt 10%

CÂN TRỌNG LƯỢNG BÊ SƠ SINH Cân khối lượng bê sơ sinh:

a Cân trực tiếp: Dùng cân

b Cân gián tiếp: Dùng thước dây để đo vòng ngực Khối lượng cơ thể (kg) và vòng ngực (cm) có tương quan với nhau

Trang 5

Vòng ngực Khối lượng cơ thể

- Khối lượng sơ sinh: 31,5  51,5 kg

- Lông sáng

- Mắt sáng

- Hiếu động

- Đứng lên nhanh nhẹn

CHO UỐNG SỮA ĐẦU Sữa đầu và sữa trong thời gian 5-7 ngày sau khi sinh có vai trò rất quan trọng vì:

a Sữa đầu trong ngày đầu tiên có chứa các chất miễn dịch (kháng thể) giúp chống viêm nhiễm cho bê con

b Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa đầu cao hơn rất nhiều so với sữa thường

c Sữa này có khả năng hấp thụ dễ dàng qua thành ruột của bê con Tuy nhiên, việc hấp thụ kháng thể sẽ giảm nhanh

Trang 6

Dinh dưỡng Sữa đầu Sữa

thường Ngày tiết

sữa I

Ngày tiết sữa II

Ngày tiết sữa III

Ngày tiết sữa IV

Ngày tiết sữa V

Hàm lượng chất

khô

23,9% 17,9% 14,1% 13,9% 13,6% 12,9%

Hàm lượng chất

khô tách béo

Globulin miễn

dịch

Vitamin A 295

g/ml

190

g/ml

113

g/ml

76 g/ml 74 g/ml 34 g/ml

Nguồn: Folly, tháng 12, 1978

Nữa giờ sau khi sinh, cần cho bê con uống sữa đầu Không nên cho uống sữa đầu muộn! Nếu cho uống chậm, bê con có thể bị mắc bệnh như ỉa chảy do thiếu khả năng miễn dịch

Nếu tắm sửa cho bò mẹ ngay sau khi sinh có thể làm cho việc tiết sữa đầu bị chậm lại

Do đó, việc cung cấp sữa đầu cho bê bị chậm

Các nguyên tắc cho uống sữa đầu:

Trang 7

a Tổng lượng sữa đầu cho bê uống trong ngày đầu tiên tối đa bằng 10% khối lượng

cơ thể bê, và khoảng cách thời gian giữa các bữa phải đều nhau trong ngày đầu và liên tục trong vòng 5-7 ngày tuổi

b Lượng sữa lần đầu cho uống là 2 lít

c Cho uống 50% lượng sữa của cả ngày đầu trong khoảng thời gian 4-6 giờ đầu sau khi sinh

Ví dụ tham khảo:

Lượng sữa đầu cho một ngày của bê sơ sinh = Tối đa 3.8 lít

Lần đầu tiên cho uống (ví dụ 8:00 giờ) = 2 lít

Lượng sữa còn lại (đem bảo quản) = 5 lít

Lần cho uống sữa đầu thứ hai: 12:00  14:00 giờ = 1 lít

Lần cho uống thứ hai: 20:00  22:00 giờ = 1 lít

Phương pháp cho uống sữa đầu:

a Dùng 1 bình đựng sữa đầu, ví dụ xô sạch hay núm vú chuyên dụng

b Ta có thể tập cho bê con uống sữa trực tiếp từ trong xô bằng cách dùng ngón tay để thay thế núm vú

Phương pháp như sau:

- Nhúng ngón tay vào xô sữa

- Cho bê con mút ngón tay có dính sữa

- Đặt xô sữa gần ngón tay Kéo dần ngón tay rồi nhúng ngón tay đó vào trong xô sữa

- Nhẹ nhàng nhấc ngón tay ra khi bê con đã có thể uống sữa trong xô

Trang 8

Bảo quản lượng sữa đầu còn lại:

a Cho bê con khác uống

b Bảo quản để dùng sau Phương pháp bảo quản như sau:

- Giữ mát hoặc nhúng bình sữa trong nước mát

- Làm mát hoặc đông lạnh trong tủ lạnh

Sữa đã làm mát hoặc đông lạnh cần được hâm nóng trước khi cho bê con uống

Trang 9

TÁCH BÊ CON KHỎI BÒ MẸ Cần tách bê con ra khỏi bò mẹ muộn nhất là 12-24 tiếng sau khi sinh Mục đích là để

đề phòng bò mẹ truyền bệnh sang bê Vì vậy, người chăn nuôi cần có chuồng riêng cho bê sơ sinh

Trang 10

ĐÁNH SỐ BÊ VÀ GHI CHÉP NHẬN DẠNG Người nuôi cần ghi chép vào sổ chuyên dụng hoặc bảng Các thông tin cần ghi chép là: tên, số tai bê con, ngày sinh, giới tính, khối lượng cơ thể khi sinh và các thông tin cần thiết khác

GẮN SỐ TAI

Trang 11

GHI CHÉP CÁ THỂ

Số tai : ……… Mẹ: ………

Ngày sinh : ……… Bố: ………

Khối lượng khi sinh : ………

Giới tính : ………

SỮA THỨC ĂN TINH CỎ SÁNG CHIỀU Bị bệnh: ………

………

II THỨC ĂN CHO BÊ UỐNG SỮA

SỰ PHÁT TRIỂN DẠ DÀY CỦA BÊ

Trang 12

Động vật nhai lại (bò sữa, bò thịt, trâu, cừu và dê) có dạ dày nhiều túi, bao gồm dạ cỏ,

dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày này có chức năng như dạ dày người) Là thức ăn cơ bản của bò, cỏ được tiêu hoá ở dạ cỏ thông qua quá trình lên men với sự tham gia của vi sinh vật (vi khuẩn và nguyên sinh động vật)

Tỉ lệ mỗi dạ dày có khác nhau giữa bê và bò trưởng thành ở bê sơ sinh, dạ múi khế chiếm khoảng 70% dung tích các dạ dày Đó là vì thức ăn chủ yếu của bê là dạng lỏng (sữa) Qua thực quản, sữa đi trực tiếp vào dạ múi khế Dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách chưa phát triển

Trang 13

 Dạ lá sách 3% 5%

Khi bê lớn lên, kích cỡ và chức năng của dạ cỏ cũng phát triển, theo những giai đoạn như sau:

a Sơ sinh  3 tuần tuôi: Dạ cỏ chưa biến đổi, không phát triển

b 4  5 tuần tuổi : Cỡ và chức năng của dạ cỏ thay đổi do ăn thức ăn cứng

c 5  6 tuần tuổi : Khả năng tiêu hoá của dạ cỏ đạt được mức độ nhất định

d 6 tuần  6 tháng tuổi: Dung tích dạ cỏ tăng lên

e Hơn 6 tháng tuổi : Dung tích dạ cỏ phát triển cân đối

ở bò trưởng thành, thức ăn cứng vào trong dạ cỏ sẽ được tiêu hoá thông qua lên men

Từ dạ cỏ, thức ăn được đưa vào dạ lá sách (dạ lá sách có chức năng đặc biệt) Từ dạ lá sách, thức ăn lỏng được đưa vào dạ múi khế, còn thức ăn cứng sẽ được

Ngày đăng: 07/06/2014, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w