Quản trị chiến lược là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác định hiệu suất dài hạn của một công ty. Quản trị chiến lược bao gồm các hành động liên tục: soát xét môi trường (cả bên trong lẫn bên ngoài); xây dựng chiến lược; thực thi chiến lược và đánh giá kiểm soát chiến lược. Do đó, nghiên cứu chiến lược nhấn mạnh vào việc theo dõi và đánh giá các cơ hội và đe dọa bên ngoài trong bối cảnh của các sức mạnh và điểm yếu bên trong. Bài tiểu luận này sẽ giúp bạn định hình cách phân tích quản trị chiến lược ở 1 công ty là như thế nào . Đây sẽ là một ví dụ hữu ích với cách trình bày một cách rõ ràng, xúc tích về quản trị chiến lược tại Công ty GEMADEPT
Trang 1CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
1.1.1 Thông tin hoạt động của GEMADEPT
Khai thác cảng, kho bãi
Vận tải container chuyên tuyến Vận chuyển hàng công trình Đại lý hàng hải,giaonhận
Kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp Đầu tư tài chính
Gemadept đang phát triển thành một tập đoàn đa ngành nghề Với qui mô 24 công ty con,công ty liên kết, trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới trải rộng tại các cảngchính, thành phố lớn của Việt nam và một số quốc gia lân cận, Gemadept đang ngày càngkhẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt nam
Công ty đã đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.Cam kết về chất lượng của công ty thể hiện ở việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ tại mọi cấp, mọi phòng ban trong công ty Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh vàbền vững, công ty đã và đang đầu tư đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên cũng nhưthường xuyên rà soát cải tiến qui trình hoạt động để nâng cao năng suất và hiệu quả làmviệc
Sơ đồ các chi nhánh của GMD trong và ngoài nước:
Trang 21.1.2 Cơ cấu sở hữu và mức vốn hóa qua các năm.
Cơ cấu sở hữu tính đến 12-2010
Trang 31.2 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.3.1 Doanh thu
Trang 41.3.2 Lợi nhuận
1.4 TẦM NHÌN SỨ MẠNG CỦA GEMADEPT
Xây dựng GEMADEPT thành một tập đoàn kinh tế đa ngành; dẫn đầu trong lĩnh vựchàng hải; phát triển nhanh và bền vững dựa trên nền tảng kinh doanh cốt lõi là khai tháccảng, vận tải và logistics
Tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và các cổ đông trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh, ứng dụng công nghệ mới, quản trị tốt nhất các nguồn lực
Mở rộng mạng lưới và các hoạt động sản xuất kinh doanh ra thị trường thế giới.Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo quyền lợi chính đáng và tạo môi trường làm việctốt nhất cho người lao động
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, góp phần vào sự phát triển thịnh vượngcủa đất nước
Trang 5CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1 Kinh tế
Giao nhận vận chuyển hàng hóa là một lĩnh vực hoạt động thiết yếu, phục vụ cho nhiềungành nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu Hàngnăm tỷ trọng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm khoảng 80%toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Do đó sự thay đổi về khối lượng hàng hóa xuấtnhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Gemadept
Sự tăng trưởng về xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những chính sách phát triểnkinh tế Khi chính sách xuất nhập khẩu thay đổi, đặc biệt là về cơ cấu ngành hàng thì sẽ
có tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của Gemadept Khi khối lượng những mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, dệt may,giày dép, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nhập khẩu như nguyên liệu gia công, thiết bịmáy móc biến đổi thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của Gemadept Bởi vì đây là nguồnhàng chính của các loại dịch vụ mà Gemadept đang cung cấp
Ảnh hưởng của giá dầu không ổn định:
Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc biểu tình ởLibya (thành viên lớn thứ 9 trong khối OPEC) gần đây đang gây sóng gió trên thị trườngnhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận tải Giớiphân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá dầu tăng thêm 40 đến
50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng2%
Tuy nhiên, động đất tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới làm giá dầu giảmnhưng các nhà phân tích nhận định “Nhu cầu về dầu mỏ tại Nhật Bản có thể sẽ thấp hơnbình thường, ít nhất là tạm thời vì hậu quả của trận động đất”
Tỷ giá hối đoái: Khách hàng của Gemadept chủ yếu là các đối tác nước ngoài, nêndoanh thu tính bằng ngoại tệ của Công ty rất lớn (chiếm hơn 80% tổng doanh thu) Thêmvào đó, ngoại trừ những khoản đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, hầu hết chiphí của Gemadept là đồng Việt Nam Vì vậy nếu tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng ViệtNam tăng thì lợi nhuận của Công ty sẽ giảm theo
Hoạt động của Gemadept gắn chặt với hoạt động của các hãng tàu lớn mà Công ty cóquan hệ đối tác Do đó, sự biến động của thị trường hàng hải thế giới nói chung và biếnđộng kinh doanh của các hãng tàu này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinhdoanh của Gemadept
Theo xu hướng toàn cầu hóa và Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế vàkhu vực, nhất là việc tham gia lộ trình gia nhập AFTA (từ năm 2003 đến năm 2006), cáchãng tàu nước ngoài có thể mở chi nhánh và đảm nhận công việc khai thác tàu Điều này
có nghĩa là các hãng tàu nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện các loại dịch vụ mà Gemadeptđang thực hiện Như vậy, Gemadept có thể sẽ phải chịu thêm sự cạnh tranh về phía cáchãng tàu
Thị trường giao nhận vận chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng hải Việt Nam đang diễn
ra sự cạnh tranh do việc gia tăng về số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnhvực này Ước tính cả nước đã có hơn 160 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải (133 doanhnghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp liên doanh, tư nhân, cổ phần ) Riêng lĩnh vực
Trang 6đại lý - môi giới hàng hải có hơn 68 đơn vị chủ yếu hoạt động ở các trung tâm thươngmại hàng hải như TP.HCM - Vũng Tàu - Hà Nội - Hải Phòng
Về lĩnh vực giao nhận hàng hóa (freight forwarding) từ chỗ chỉ có vài đơn vị quốcdoanh kinh doanh dịch vụ này, đến nay trên phạm vi cả nước đã có gần 200 doanh nghiệp(khoảng 20 công ty liên doanh nước ngoài, hàng trăm công ty TNHH ), đấy là chưa kểnhiều hãng giao nhận nước ngoài đang hoạt động ở nước ta thông qua các hình thức đại
lý Đây cũng là yếu tố có thể tác động đến thị phần của Gemadept Ngoài ra, hoạt độnghợp tác kinh doanh liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp trong ngành gia tăngcũng làm xuất hiện nhiều đối thủ có khả năng cạnh tranh và làm giảm thị phần của Côngty
Hiện nay theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam (đến năm 2015) là tậptrung xây dựng một số cảng tổng hợp giữ vai trò chủ đạo ở các vùng kinh tế trọng điểmcho các tàu có trọng tải lớn (2.000 - 3.000 TEU) Chú trọng tới các cảng hoặc khu bếnchuyên dùng cho hàng container và cảng trung chuyển container quốc tế, đặc biệt là khuvực TP.HCM - Đồng Nai - Vũng Tàu (ví dụ, hệ thống liên hợp Cảng Thị Vải - VũngTàu) Khi các cảng mới này ra đời (dự kiến vào khoảng năm 2006 - 2008) sẽ thu hút mộtlượng hàng hoá và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Gemadept
2.1.2 Luật pháp
Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng thực thichưa cao Thêm vào đó vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp chồng chéo trong lĩnhvực hành chính, nhất là những quy định về thủ tục hải quan và các hoạt động liên quanđến xuất nhập khẩu Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ hànghải của Công ty Hiện tại Nhà nước đang thực hiện bảo hộ hoàn toàn lĩnh vực vận tải nộiđịa bằng tàu biển và dịch vụ đại lý hàng hải, chẳng hạn như không cho phép thành lậpdoanh nghiệp liên doanh, hay chuyển các cơ quan đại diện hàng hải nước ngoài tại ViệtNam thành các chi nhánh công ty; bắt buộc các chủ tàu nước ngoài phải chỉ định mộtcông ty đại lý tàu biển Việt Nam làm tổng đại lý cho tàu của mình ra vào cảng ViệtNam Tuy nhiên, khi thực hiện tự do hóa thương mại, dịch vụ thì các doanh nghiệptrong ngành có thể không còn sự độc quyền mà chỉ được bảo hộ hợp lý Và khi đó sẽ có
sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề vào thị trường Việt Nam.Điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh và có thể ảnh hưởng đến thị phần hiện tại củaGemadept
2.1.3 Tự nhiên – Quốc tế
Vị trí hàng hải chiến lược: Với hơn 3260 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớntrong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển Theo dự đoáncủa các chuyên gia sẽ có 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới phải đi quavùng biển Đông trong 5-10 năm tới Nhu cầu vận chuyển hàng hoá đóng container trongkhu vực châu Á có thể tăng lên đáng kể
Hệ thống giao thông đường bộ ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp: năm 2011phấn đấu hoàn thành làm mới, nâng cấp, cải tạo hơn 800km đường bộ, xây mới 10.000mcầu đường bộ; thay ray, tà vẹt 40km đường sắt, xây mới 36.000m2 nhà ga hàng không,600m đường cất hạ cánh bàn giao hơn 10 dự án lớn như đường cao tốc Cầu Giẽ-NinhBình, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (Pắc Bó-Cao Bằng, Mỹ An-Cao Lãnh…), Quốc lộ
2 (Đoan Hùng-Thanh Thủy giai đoạn 2), Quốc lộ 3, đường Láng-Hòa Lạc (hoàn thiện),
Trang 7cầu Hàng Tôm, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cầu QL 1 giai đoạn 3 (Cần Thơ-NămCăn)…
Việt Nam chưa có những cảng lớn, sâu đủ sức chứa những tàu có trọng tải lớn, thiếunhững cảng biển lớn với dịch vụ hậu cần quy mô, thiếu những xưởng đóng và sửa chữatàu biển quy mô, hệ thống những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ biển, các cơ sở
dự báo thiên tai từ biển Ngoài ra, cảng biển Việt Nam còn có một số điểm hạn chế vàthách thức do yếu tố lịch sử, các cảng lớn của Việt Nam đều nằm gần các thành phố lớn
và ở sâu phía trong khu vực cửa sông - nơi chịu ảnh hưởng bởi sa bồi và thủy triều
2.1.5 Khoa học – công nghệ
Cơ sở hạ tầng hàng hóa không đủ tải trọng, theo tiêu chuẩn thiết kế các tuyến đường quốc
lộ của Việt Nam thì tải trọng cho phép xe container 30feet lưu thông nhưng chuẩncontainer của thế giới đang dùng là 35feet, chính vì thế cấu tạo kĩ thuất của đường sákhông cho phép việc mở rộng vận tải siêu trọng trên đường bộ
Cảng nước sâu chưa hoàn thiện và phát triển tại Việt Nam, tính đến thời điểm cuối
12-2010 thì chỉ có mọt số cảng nước sâu như cảng Cái Mép, Cam Ranh mới đủ tiêu chuẩnthiết kế cho tàu có tải trọng trung bình của thế giới cập cảng thực trạng này cho thấy tìnhtrạng yếu kém về kĩ thuật thiết kế xây dụng cnag403 tại Việt Nam, bên cạnh đó còn chothấy tầm nhìn và mối quan tâm đến việc phát triển kinh tế cảng chưa thật sự chú trọng.Công nghệ đóng tàu và các phương tiện vận tải khác chưa hoàn thiện và chưa đáp ứngđược nhu cầu của xã hội, việc tập đoàn Vinashin đang gặp khó khăn về vấn đề tài chínhđang là một thách thức lớn đối với ngành đóng tàu Việt Nam, điều này sẽ làm cho việcnhập khẩu công nghệ đóng tàu từ các nước trên thế giới diễn ra chậm hơn và làm chocông nghệ của ta không theo kịp các nước trên thế giới
2.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.2.1 Khách hàng
Khách hàng của Gemadept rất nhiều bao gồm các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp
có nhu cầu vận chuyển trong và ngoài nước…năm 2010 GMD đã vận chuyển hàng ngàn
lô hàng cho các hãng MHI, Siemens, Mitsui, Flsmidth, Alston ,Vatech… phục vụ chonhiều nhà máy xi măng, điện, hóa chất và khu công nghiệp tại Việt Nam
Trang 8Khách hàng chủ yếu của GMD là những đơn vị, những cá nhân có nhu cầu về đại
lý tàu bè, môi giới hàng hải, đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa Đó là những chủ tàu,các hãng tàu, chủ hàng, những nhà xuất nhập khẩu, những cá nhân cần dịch vụ gửi hàng,kiểm đếm, v.v… Với châm ngôn “Khách hàng là thượng đế” và đặc biệt trong giai đoạncạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi các thượng đế ngày càng khó tính hơn trong các yêucầu thì đòi hỏi chất lượng dịch vụ của GMD phải được ngày một nâng cao và phát triểnthêm những loại hình dịch vụ mới, một mặt là giữ chân được các khách hàng lâu năm,quen thuộc; mặt khác, lôi kéo, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụcung cấp bởi doanh nghiệp mình Thời gian sắp tới đây, GMD sẽ đương đầu với nhữngkhó khăn nhất định khi một số thân chủ sẽ không còn sử dụng dịch vụ của GMD vì họ tựlập riêng bộ phận dịch vụ hàng hải để hoạt động hay như việc trước đây GMD Sài Gònchuyên làm đại lý cho các tàu khách vào Cảng Sài Gòn nhưng hiện nay Cảng Sài Gòncũng đã có phòng đại lý riêng để khai thác mảng dịch vụ này
Trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và tài chính, áp lực từ khách hàng là rất caokhi hoạt động đầu tư tài chinh bất động sản không phải là lĩnh vực kinh doanh truyềnthống của GMD, vi thế cạnh tranh từ thương hiệu không được cao như các c ông ty khácnhư: tập đoàn hoàng anh gia lai, ThuDuc House –Vinatex Land, đạm phú mỹ, ngân hangbảo việt, NKK( nhật), OrionCorp, Intesa sanpaolo bank, Chứng khoán Bảo Việt, cơ quanngoại giao sứ quán Bỉ
Mặt khác trong tình hình kinh tế hiện nay khả năng thanh toán cho công ty sẽ gặpmột vài khó khăn do sự suy thoái của doanh nghiệp cũng như của nên kinh tế việt nam vàthế giới
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Từ lĩnh vực hoạt động chính của GMD là: đại lý tàu, vận tải container, và môi giớihàng hải, và các hoạt động tài chính chúng ta nhận ra được những đối thủ cạnh tranh trựctiếp với GMD là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực Đó làcác hãng giao nhận (Forwarder), đại lý hàng hải (Shipping Agency), đại lý giao nhận(Forwarding Agency), dịch vụ hậu cần (Logistics) Theo thống kê, trên cả nước hiện cókhoảng hơn 200 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải (gồm khoảng 100 DNNN, còn lại làdoanh nghiệp liên doanh, tư nhân, cổ phần ) Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở cáctrung tâm kinh tế và thương mại về hàng hải như Tp HCM, Vũng Tàu, Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh Về lĩnh vực giao nhận hàng hóa (freight forwarding) và tiếp vận(logistics), hiện nay tính trên phạm vi cả nước đã có hơn 500 doanh nghiệp, trong đó cókhoảng 20 công ty liên doanh với nước ngoài
Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các công ty làm dịch vụ hàng hải, nhất là tronglĩnh vực dịch vụ đại lý tàu, đại lý vận tải đa phương thức là vấn đề không chỉ GMD màmọi doanh nghiệp đều đang đối mặt Số lượng các doanh nghiệp làm dịch vụ tăng nhanh,trong khi đó thị trường vận tải chỉ phát triển có mức độ nhất định Một số công ty tư nhânsẵn sàng giảm giá dịch vụ xuống dưới mức cho phép của Nhà nước nhằm lôi kéo kháchhàng Ở những công ty này có một số là do những người hoạt động trong ngành, sau mộtthời gian làm ở công ty Nhà nước, tích lũy được một vài mối quan hệ khách hàng nhấtđịnh đã tách ra thành lập công ty tư nhân Việc cạnh tranh không lành mạnh này gây ảnh
Trang 9hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của GMD và uy tín của ngành dịch vụhàng hải nói chung Các doanh nghiệp mạnh hiện đang là đối thủ chủ yếu của Gemadepttrong từng lĩnh vực như:
- Dịch vụ đại lý tàu biển: Kiến Hưng, Đông Á, Thiên Ý, Vietfracht, Vinamar, Vosa.v.v…
- Các công ty dịch vụ đại lý liner, đại lý vận tải và logistics: Vietfracht, Vosa, SaigonShip, Vinatrans, Transimex, Safi, Vietranscimex, Ben Line Agencies và các công ty đại
lý tư nhân
- Hoạt động tài chính, bất động sản: công ty phát triển nhà( ITC), ThuDuc House )
Nhìn chung, những doanh nghiệp đối thủ đáng gờm nhất của GMD trên hầu hếtcác lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu có thể kể đến là: Vinatrans, một DNNN cótiếng tăm và rất mạnh trong các dịch vụ cung ứng tương tự các dịch vụ của GMD; Và,Ben Line Agencies là một doanh nghiệp nước ngoài, nổi tiếng trong lĩnh vực làm đại lýcho các hãng tàu và các hãng giao nhận (Forwarders) nước ngoài Việc gia nhập WTOđồng nghĩa với việc các hoạt động thương mại, dịch vụ được tự do hóa, các doanh nghiệptrong ngành có thể không còn sự độc quyền Sự tham gia của các doanh nghiệp nướcngoài cùng ngành nghề vào thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sự cạnh tranh đốivới hoạt động kinh doanh của GMD
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Đối thủ tiềm ẩn của GMD lại chính là các thân chủ, các đối tác thân quen củaGemadept như các hãng tàu, các hãng hàng không, các hãng chuyển phát nhanh Bởi nếuxét đến lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, logistics thì có thể thấy rằng đây là những đơn vị
mà khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng nghĩ đến đầu tiên và sự thật thì những kháchhàng lớn trên thế giới có nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên ví dụ về quần áo hay giàydép thể thao như Adidas, Nike đều là những khách hàng trực tiếp của các hãng tàu chứkhông giao dịch trung gian qua các hãng giao nhận (Forwarder) hay đại lý giao nhận
Năm 2010, Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 53/155quốc gia về chỉ số thực hiện logistics, đứng đầu nhóm quốc gia thu nhập thấp và ở mứctrung bình trên thế giới Thống kê cho thấy, hiện nay dịch vụ Logistics của Việt Namchiếm khoảng 15 - 20% GDP trong khi ở các nước phát triển là 8 - 10% Con số quá hấpdẫn này không chỉ kích thích các doanh nghiệp trong nước đua nhau làm Logistics màcòn khiến các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, MaerkLogistics, NYK Logistics , những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bềdày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệthống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tinrộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, tìm mọi cách xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thịtrường Logistics của ta Con số mới nhất mà Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam(Viffas) đưa ra đã cho thấy sự yếu thế của các doanh nghiệp “nội”
Cụ thể, theo Viffas, trong khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao nhậnkho vận, logistics, thực chất chỉ có khoảng gần 10% doanh nghiệp thực sự cung cấp cácdịch vụ Logistics Trong đó, các doanh nghiệp nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước
Trang 10ngoài) đã giành được khoảng 70% thị trường nhờ tính chuyên nghiệp trong kinh doanh,mạng lưới rộng khắp và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại Các doanh nghiệp ViệtNam chỉ đáp ứng những dịch vụ đơn giản, với trình độ công nghệ hạn chế, thậm chí chỉ là
“làm thuê” cho các công ty nước ngoài Đại diện Viffas cũng thừa nhận rằng hoạt độngdịch vụ của các doanh nghiệp giao nhận, kho vận, Logistics Việt Nam còn manh mún,nhiều trung gian, đại lý, cạnh tranh về giá là chủ yếu, thiếu đầu tư công nghệ, chuyênmôn nghiệp vụ nên chưa tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng và khó được khách hàng tintưởng
2.2.4 Nhà cung cấp
Với mảng kinh doanh dịch vụ vận tải thì nhà cung cấp của GMD là các tập đoàn chuyênsản xuất các phương tiện vận tải như xe container, tàu thủy và các thiết bị phục vụ choviệc chuyên chở khác Đối với mảng kinh doanh dịch vụ kahi thác cảng và kho vận thìnhà cung cấp chủ yếu của GMD là các doanh nghiệp chuyên về thiết kế và xây dựngcảng, kho bãi Trong lĩnh vực bất động sản thì GMD phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấpngyên vật liệu xây dựng và phương tiện kĩ thuật trong xây dựng
2.2.5 Nhà phân phối.
Vì GMD chủ yếu kinh doanh dịch vụ nên việc phân phối thường thông qua các đại lý,mạng đại lý tuy nhiên GMD vẫn chưa phát triển mạng lưới các daonh nghiệp làm đại lýcho mình vì trên thực tế GMD vẫn đang làm đại lý cho một số doanh nghiệp nước ngoàinhư Huyndai Việt nam, Sinokor, OOCL trong lĩnh vực vận tải, Gemadept đang là đại lýcho hơn 40 công ty Forwarder quốc tế, cung cấp với các dịch vụ giao nhận hàng không,giao nhận đường biển, dịch vụ đóng gói, dịch vụ door to door, thanh lý hải quan, dịch vụvận chuyển bằng xe tải, sà lan đến các nơi trên lãnh thổ Vietnam … xét riêng lĩnh vựckhai thác cảng và kho vận thì lĩnh vực vận tải chính là một phần trong kênh phân phối
Trang 11CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH CHIẾN LƯỢC CỦA GMD.
3.1 MẢNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI.
Năm 2010 là một năm đặc biệt khó khăn cho các hãng tàu trong nước Báo cáo tàichính hàng quý của nhiều công ty niêm yết trong nhóm vận tải đã có con sỗ lỗ khá lớn.Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây nên: hàng hóa sụt giảm, giá nhiên liệu tăngnhanh vào cuối năm 2010; giá cước tiếp tục hạ ở một số tuyến, tình trạng dư thừa tảitrọng có chiều hướng tăng ở một số tuyến ngắn…Đây là những tác nhân chủ yếu tác độngtới kết quả kinh doanh của hoạt động vận tải của GMD Mặc dù có khó khăn chung củathị trường, nhưng do thế mạnh của GMD và sự điều tiết phân phối tốt các nguồn lực nênGemadept đã không phải neo đậu tàu tại chỗ ngừng khai thác, chấp nhận mức cước rấtthấp…mà nhiều hãng tàu đã phải làm Cụ thể về mảng vận tải trong năm 2010, Gemadept
đã duy trì được hệ số sử dụng tàu ở mức 75%, sản lượng vận tải chung các tuyến đạt 214ngàn Teu chỉ giảm 8.5%, doanh số cũng đạt 51 triệu USD giảm 4,5% so với năm 2008
Với dự báo thị trường năm 2011 vẫn còn tiếp tục xấu, xu thế khó khăn và giảmcước đang dịch chuyển từ các tuyến vận tải đường dài sang hầu hết tuyến ngắn, nênGMD Shipping đã xác lập kế hoạch năm 2011 theo hướng thận trọng với sản lượng 251ngàn Teu, doanh số cước vận tải 55 triệu USD và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho
hoạt động này Là một doanh nghiệp vận tải container chuyên tuyến nối các cảng củaViệt Nam với Đài Loan, Hongkong, Singapore, Malaysia, Philipine, Indonesia, Thailand,Campuchia… Gemadept Shipping là một trong những đơn vị vận tải chủ lực của ViệtNam và sẽ đóng góp phần quan trọngvào kết quả kinh doanh của GMD trong năm 2010.Vận tải container nội thủy trên các tuyến Bắc - Trung - Nam và đồng bằng sông CửuLong, Campuchia là một trong những thế mạnh của Gemadept
Do tình hình sụt giảm vận tải trên thị trường quốc tế và khu vực nên nhiều hãngtàu đã tập trung tái chiếm lĩnh thị trường nội địa Năm 2010 đã xuất hiện thêm nhiều tàuchạy tuyến nội địa, song cũng chứng kiến một số công ty phải ngừng dịch vụ trên tuyếnnày sau vài tháng hoạt động Do những nỗ lực và lợi thế của mạng lưới vận tải nội thủykết hợp vận tải quốc tế mà Gemadept đã duy trì được mức sản lượng đáng kể trên 50ngàn TEU Tuyến Bắc – Trung – Nam vượt 7% sản lượng, tuyến Cần Thơ tiếp tục đạt thịphần dẫn đầu Cũng như Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia cũng bịảnh hưởng mạnh Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Phnompenh năm 2009 ước chỉ đạt42,293 Teus, bằng 89.25% so với cả năm 2009 Từ quý 3/2010, thị trường này đã cónhững dấu hiệu hồi phục sản lượng
Các cảng nước sâu tại Cái Mép-Thị Vải đi vào hoạt động đã thu hút thêm hànghóa Phnompenh, thêm tàu, thêm hãng vận chuyển Với sự chủ động về tải trọng tàu, kể
cả lượng tàu S1, S2 Gemadept Shipping đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn về cả 4 chỉ tiêusản lượng, doanh thu, lợi nhuận và thị phần trên tuyến Campuchia trong năm 2011
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính, nhiều dự án lớn ở Việt Nam đã bịchậm hoặc ngừng triển khai trong năm 2010 Tình hình đó khiến mảng vận tải hàng siêutrường siêu trọng của Gemadept năm qua chủ yếu tập trung vào thực hiện các hợp đồng
và dự án cũ Năm 2010 Gemadept đã thực hiện vận chuyển thiết bị hạng nặng cho 18công trình lớn Trong đó có những dự án đòi hỏi trình độ kỹ thuật, thiết bị và tính chuyênnghiệp cao như: di dời hệ thống dây chuyền thiết bị nhà máy bánh kẹo Kinh Đô từTp.HCM ra Hải Dương, vận chuyển các thiết bị máy móc siêu trường siêu trọng gia công
Trang 12tại nhà máy thép Nam Vang, nhà máy Viglacera Bắc Ninh, nhà máy đóng tàu Sài Gòn,nhà máy Phân Đạm Ninh Bình, Nhiệt điện Hải Phòng, và 10 máy phát điện nặng220T/máy của Nhà máy điện Diesel Cam Ranh được vận chuyển vượt qua mọi bất lợi vềthời tiết, các địa hình phức tạp chuyển đến nơi lắp đặt an toàn tuyệt đối Những năm gầnđây, lĩnh vực vận tải hàng siêu trường siêu trọng đã có sự cạnh tranh mạnh, nhất là phânkhúc vận tải hàng nặng dưới 100 tấn Nhiều công ty mới được thành lập và chấp nhậnmức giá thấp để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn là Gemadept, Viettranstimex,Tranaco Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận của nhómngành này không cao Với những dấu hiệu hồi phục kinh tế và việc tái khởi động nhiềucông trình lớn trong năm 2011, Gemadept sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp
và cạnh tranh để có các hợp đồng vận chuyển cho các công trình thuộc lĩnh vực điện,đạm, xi măng, công nghiệp nặng, giao thông Tăng hiệu quả sử dụng thiết bị đặc chủng;giữ vững vị trí hàng đầu; gia tăng lợi nhuận là những mục tiêu chính của Gemadept vềlĩnh vực vận tải hàng siêu trường siêu trọng trong năm 2011
7 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh
10 Khoa học công nghệ ngày càng phát
Nhận xét: Với tổng điểm 3.16 cho thấy Gemadept phản ứng rất tốt với các yếu tố bênngoài Với cơ hội lớn là vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển lâu dài, cùng các chiếnlược vận dụng tối đa chính sách ưu tiên của Nhà nước để tránh sức ép cạnh tranh từ cácdoanh nghiệp khác sẽ giúp Gemadept tiến những bước dài hơn trong tiềm năng thị trườngtương lai
Trang 13Với những biến đổi khí hậu ngày càng thất thường thì thông tin về khí hẫu càng ngàycàng được coi trọng trong hoạt động vận tải của GMD Cần có những mối quan hệ vớicác trung tâm khí tượng trong và ngoài nước để có những bước ứng phó trong hiện tại và
kế hoạch trong tương lai
Một doanh nghiệp vận tải muốn phát triển mạnh thì cơ sở hạ tẩng là một trong nhữngnhân tố quyết định, đối với GMD cũng như những doanh nghiệp khác thì điều kiện đóchưa được đáp ứng, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì ngoài phát huy hết khà năng nội lựchiện có thì doanh nghiệp cần tận dụng và phát huy tối đa các chính sách ưu đãi của Nhànước
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao trong hiện tại và dự báo tiếp tục phát triển trong tươnglai thì chiến lược tăng trưởng tập trung cần được tính đến và phải sử dụng tối đa cácnguồn lực nhằm đảm bảo sức tăng trưởng của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai
3.1.2 Phân tích ma trận IFE.
STT Yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ quan
trọng của các yếu tố
Phân loại Số điểm
quan trọng
4 Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư
trong và ngoài nước
8 Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn
yếu kinh nghiệm, khả năng giao tiếp
tiếng Anh chưa tốt
Nhận xét: Qua phân tích môi trường bên trong như trên ta thấy thế mạnh của Gemadept
là mạnh với tổng điểm 3.23 Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngànhhàng hải Việt Nam nên khả năng tài chính mạnh cũng như đội ngũ quản lý ở trình độ cao
đã khẳng định uy tín thương hiệu vững mạnh Với thế mạnh nổi bật là dịch vụ khép kíncùng với cạnh tranh về giá là bàn đạp đẩy Gemadept vươn cao hơn nữa trong tương lai.Tuy nhiên, bước vào nền kinh tế hội nhập, công ty cần chú trọng kỹ hơn trong việc tuyểnchọn, tìm kiếm nhân lực dày dạn kinh nghiệm cũng như đầu tư mạnh tay hơn nữa vào hệ
Trang 14thống thông tin quản trị và phủ sóng hình ảnh rộng hơn thông qua marketing Việc huyđộng vốn từ trong và ngoài nước cũng cần được thực hiện tỉ mỉ và hiệu quả để tạo thếmạnh vững vàng hơn cho công ty.
Hệ thống thông tin quản trị chưa phát huy hết khả năng và vai trò của mình đã gây khókhăn cho việc truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cũng như thông của donh nghiệpđối với khách hàng và đối tác Tiếp tục đầu tư, phát triển nhân lực cho bộ phận quản trị
hệ thống thông tin là một bước mà doanh nghiệp cần hoàn thiện
3.1.3 Phân tích ma trận CPM
Yếu tố bên ngoài chủ
yếu
Mứcquantrọng
Hạng
Điểmquantrọng
Hạng
Điểmquantrọng
Hạng
Điểmquantrọng
Nhận xét: Với số điểm phân tích trên ta có thể xếp hạng các đối thủ cạnh tranh như sau:
đứng đầu là Gemadept với 3.25 điểm, tiếp theo là Vinaship với số điểm 3.24 và với sốđiểm 3.1, VOSCO ở vị trí cuối cùng Nhìn chung Gemadept vẫn có vị thế nhất định tronglĩnh vực vận tải biển với các chiến lược phát triển các lọai hình chuyên chở và khả năngnắm bắt thời thế qua việc hợp tác với công ty nước ngoài và hỗ trợ vốn từ công ty mẹ,Gemadept cần thực hiện các chiến lược chiếm lĩnh thị phần ở mức cao nhất để vượt quađối thủ Với số điểm 3.24, Vinaship là một đối thủ đáng chú ý trong nay mai với sự vượttrội về thị phần vận tải cũng như khả năng hợp tác, huy động vốn ở mức ngang bằngGemadept Đối thủ VOSCO với số điểm 3.10, Gemadept cần đề ra chiến lược tăng cườnghợp tác với các công ty nước ngoài uy tín để nâng cao vị thế của mình trong ngành
Trang 153.1.4 Phân tích IE
3.1.5 Phân tích BCG
Trang 163.1.6 Phân tích SOWT
Trang 17Những điểm mạnh
Strengths
S1: Đội ngũ quản lý tốtS2: Tiềm lực tài chính mạnh
S3: Chất lượng dịch vụS4: Uy tín thương hiệuS5: Thị phần caoS6: R&D
Những điểm yếu
Weaknesses
W1: Mạng lưới kho vận và cảng
W2: Giá dịch vụ caoW3: Quản trị marketingW4: Hệ thống thông tin quản trị
Những cơ hội
Opputinities
O1: Chính sách ưu tiên
phát triển của nhà nước
O2: Vị trí địa lý thuận
S2,6 + O5 → Đa dạng hóa hàng ngang
Kết hợp WO
W1 + O1,2,3 → Kết hợp về phía trước, Liên doanh, liên kết.W2 + O1,4 → Chiến lược cạnh tranh về giá
S1,2,3,4,5 + T3,5 → Liên doanh, liên kết
W3+ T3 -> Tăng cường hoạt động Marketing
Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư
Bộ phận R & D phát huy tốt vai trò
Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn
yếu kinh nghiệm, tay nghề chưa cao,
chưa được tăng cường các lớp tập
huấn
Quy mô và chất lượng đội tàu biển
Chính sách ưu tiên phát triển của nhà
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
-Khoa học công nghệ ngày càng phát
Trang 18Kết luận: với số điểm tổng kết của chiến lược thâm nhập thị trường là 186, so với chiến lược phát triển thị trường là 161, để thưc hiện chiến lược này thành công GMD nên nêu cao tinh thẩn chất lượng dịch vụ, an toàn trong vận chuyển nhằm lấy được niềm tin của các doanh nghiệp như ICD phước long: “Nhanh chóng – chất lượng-hiệu quả”, ngoài ra GMD nên tập trung vào phân khúc siêu trường siêu trọng của mình chuyên chở >100 tấn,
và khu vực miền nam trong thời kì phát triển như vũ bão ngay nay,tăng cường maketing, ngoài ra GMD còn đang mỡ rộng tuyến vận tải xuống các tỉnh miền tây, tây nguyên
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tăng trưởng thông qua sự tập trung bên ngoài
Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn yếu kinh
nghiệm, tay nghè chưa cao, chưa được tăng
cường các lớp tập huấn
-Quy mô và chất lượng đội tàu biển ổn định
Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước 3 2 6 3 9
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp
Trang 19Với 155 điểm cho chiến lược tăng cường phát triển Marketing GMD sử dụng những thế mạnh về đội ngủ quản lý, tiềm lực tài chính, uy tín thương hiệu và thế mạnh về chất lượng dịch vụ, nhờ vào tiềm năng thị trường lớn cùng với đội ngũ R&D thì GMD đang đầu tư cho Marketing ngày càng nhiều và trong tương lai khi Marketing được cải thiện vàphát triển thì GMD sẽ vượt qua những khó khăn trong tình hình ngày càng khắc nghiệt.
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tập trung vào công tác marketing
-Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn yếu kinh
nghiệm, tay nghè chưa cao, chưa được tăng
cường các lớp tập huấn
-Quy mô và chất lượng đội tàu ổn định và
Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước 3 4 12 4 12