1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

bài giảng chăm sóc nuôi dưỡng

21 413 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 7,65 MB

Nội dung

Trang 1

CHUYEN DE 4

CHAM SOC NUOI DUONG

Muc tiéu

Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ:

- Hiêu được đặc điêm và yêu câu kỹ thuật của lợn cái hậu bị, nái có chửa, nái đẻ và nuôi con, lợn con sau cai sữa, lợn đực giông

- Biết cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị, nái có chửa, nái đẻ và nuôi con, lợn con sau cai sữa, lợn đực giống

Nội dung chính

- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn cái hậu bị

- Phát hiện động dục và phối giống

- Chăm sóc, nuôi dưỡng nái có chửa

- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con - Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa - Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn đực giống

Thời gian: 8 giờ

Nội dung chuyên đề

I KY THUAT CHAM SOC, NUOI DUONG LỢN CÁI HẬU BỊ

1.1 Yêu cầu: Lợn cái hậu bị đưa vào phối giống phải đạt thé trang theo

yêu cầu từ 115-120kg ở 7,5-8 tháng tuổi; lợn không quá béo và không quá gầy, không có khuyét tật về chân, móng, âm hộ

1.2 Chuồng trại: Đảm bảo đủ diện tích cho mỗi con (tối thiểu 1,2m /con tính nuôi cho đến lúc phối giống lần đầu) Đảm bảo thơng thống, mát về mùa hè và ấm về mùa đông Nền chuồng có độ dốc 2 - 3% đảm bảo cho việc thoát

nước rửa chuồng tốt Lợn cái hậu bị nuôi nhốt tốt hơn nuôi riêng lẻ từng con

một

1.3 Thức ăn: Khẩu phần nuôi lợn phải phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn cái hậu bị (khuyến cáo áp dụng tại các bảng trang sau)

Trang 2

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn

Trọng lượng lợn cái hậu | Protein thô/kg thức ăn hỗn Năng lượng trao déi/kg

bi hop thức ăn hỗn hop (kcal) (%) Từ 20-30 kg 16-17 3100 Từ 30-65 kg 15 3000 Từ 65 kg dến phối giống va ca ki mang thai 114 13-14 2900 ngay

Mức ăn/lợn hậu bj/ngày (khuyến cáo áp dung)

Thể trọng (kg) Lượng Lượng Protein Năng lượng (ME)

TA/con/ngay (kg) thô/con/ngày (g) (Kcal/con/ngày) 20-25 1,0-1,2 160-204 3100-3720 26-30 1,3-1,4 208-238 4030-4340 31-40 1,4-1,6 210-240 4200-4800 41-45 1,7-1,8 255-270 5100-5400 46-50 1,9-2,0 285-300 5700-6000 51-65 2,1-2,2 315-330 6300-6600 66-80 2,1-2,2 273-286 6090-6380 81-90 2,2-2,3 286-299 6380-6670

Từ khi lợn đạt khối lượng khoảng 90 kg cho đến trước dự kiến phối giống 10-14 ngày cần cho ăn với chế độ ăn hạn chế để lợn không quá béo

- Số bữa ăn / ngày:

Trang 3

+ Lợn 66 kg đến phối giống: cho ăn 2 bữa / ngày

- Nước uống: Thường xuyên cấp đủ nước mát và sạch, khuyến cáo dùng hệ thống núm uống tự động, nếu không có điều kiện thì dùng máng uống cố định hoặc di động theo điều kiện cụ thể

- Tiểu khí hậu và vệ sinh chuồng nuôi: Đảm bảo cho lợn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Giữ cho chuồng khô ráo Nhiệt độ thích hợp cho

lợn cái hậu bị: 20-40 kg (20-23°C), 40-60 kg (16-23°C), 60kg đến phối giống (17-21°C)

- Vệ sinh chuồng trại: Hàng ngày chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, sau

mỗi lần chu chuyển lợn phải tổng vệ sinh tây uế, sát trùng chuồng nuôi, 2-3

ngày sau chuyển lợn mới vào

II PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC VÀ PHÓI GIÓNG

2.1 Chu kỳ động dục ở lợn nái:

Chu kỳ động dục của lợn thường kéo dài trong phạm vi 19-24 ngày, trung bình là 21 ngày Thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày

2.2 Phát hiện động dục

- Thời điểm theo dõi: Với lợn cái hậu bị giống ngoại, việc theo dõi động dục cần được tiến hành từ khi 5,5 tháng tuổi; với lợn nái đã sinh sản, việc theo

dõi tiến hành sau khi tách con

- Cách theo dõi: Quan sát bằng mắt thường và kết hợp cả đực giống (nếu

có), theo đối 2 lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và chiều muộn, kết hợp

lúc cho lợn ăn hoặc vệ sinh chuồng trại

- Biểu hiện khi lợn động dục:

+ Ngày động dục thứ nhất: Lợn cái thường kêu rít, thường đi lại nhiều, chồm chân trước lên thành chuồng hoặc nhảy ra khỏi chuồng Lợn kém ăn hoặc bỏ ăn

Quan sát thấy âm hộ sưng, đỏ hồng, căng mọng Từ trong âm hộ thỉnh thoảng có nước nhờn được bài tiết ra nhưng còn lỏng, trong không màu

+ Sang ngày thứ 2: Lợn cái bắt đầu yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng

nhảy lên lưng con con khác Vào cuối ngày thứ 2, lợn có động tác muốn giao phối, nếu dùng tay ấn lên hông lưng, lợn sẽ đứng yên, vềnh tai nghe ngóng, âm hộ đã giảm bớt độ sưng và chuyển sang thâm nhăn, nước nhờn chuyển sang

Trang 4

trạng thái keo dính, nửa trong nửa đục, đây là thời kỳ mê ì (nếu có kế hoạch phối giống thì đây là thời kỳ dẫn tinh hoặc cho lợn đực phối trực tiếp là thích hợp

nhất)

+ Đến ngày thứ 3: Trạng thái mê ì của lợn vẫn tiếp tục và đến đầu ngày động dục thứ 4, lợn cái thường không thích lợn đực nữa, âm hộ dần dần trở lại bình

Trang 5

2.3 Xác định thời điểm phối giống thích hợp:

Đây là một trong những yếu tố quan trọng Nếu phối giống hay dẫn tinh

quá sớm hoặc quá muộn tỷ lệ thụ thai sẽ kém và nếu có thụ thai thì lợn nái sẽ đẻ

ít con

- Phối giống lần đầu cho lợn cái hậu bị:

+ Tuổi phối giống lần đầu phải đạt 7,5 -8 tháng và khối lượng đạt từ 110 - 120 kg/con đối với lợn ngoại, 80-90 kg/con đối với lợn lai (nội X ngoai); lon da

qua 1-2 lần động dục

+ Phối giống: không nên phối giống ở lần động dục thứ nhất mà nên phối ở lần thứ 2 hay 3 vì động dục lần thứ nhất cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, số

trứng rụng ít hơn Lợn cái hậu bị phối giống lần đầu nên cho phối giống trực tiếp

+ Thời điểm phối giống thích hợp: Khi đã xác định lợn ở trạng thái "mê ì", cho phối giống luôn Cần phối 2 lần, lần phối lặp lại cách lần phối đầu 10-12

giờ

- Phối giống cho lợn nái rạ (lợn đã đẻ từ lứa 2 trở đi):

+ Lợn mẹ sau cai sữa, khoảng 3-7 ngày sau sẽ có hiện tượng động dục trở

lại, tuy nhiên ở lợn nái rạ có thể phối giống nhân tạo không ánh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra

+ Thời điểm phối giống thích hợp: với lợn nái rạ khi xác định là lợn nái

đang ở trạng thái mê ì, chưa phối giống ngay như ở lợn nái tơ, mà sẽ phối giống

(lần 1) trong vòng từ 10-12 giờ kể từ khi phát hiện lợn mê ì, và phối lần 2 lặp lại sau 10-12 giờ kể từ lần phối 1

Chú ý: Lợn cái hậu bị không được nhốt cạnh chuông lợn đực Chỉ cho

đực giống tiếp xúc với lợn cái hậu bị khi chúng đã ngoài 5,5 tháng tuổi, và nên cho đực đến chỗ nuôi hậu bị 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút

2.4 Kỹ thuật phối giống nhân tạo:

Sau khi quan sát biểu hiện chịu đực, xác định được thời điểm phối giống

và phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, cần tiếp tục tiến hành các bước sau:

- Vệ sinh, khử trùng dụng cụ dẫn tinh: luộc dẫn tỉnh quản, bơm tỉnh (nếu

dùng xơ-ranh) đun sôi khoảng 15 phút; để nguội và bôi trơn dẫn tinh quan

Trang 6

- Chuẩn bị cho lợn nái: rửa sạch vùng âm hộ lợn nái bằng nước sạch (có

thể dùng dung dịch thuốc tím KMnO¿ 0,1% (màu cánh sen), lau khô bằng vải sạch, dùng một ít vadolin sạch bôi vào cửa âm hộ

- Dẫn tinh: khi lợn cái mê ì, cầm đầu to của dẫn tinh quản (phía sẽ lắp vào lọ đựng tinh hoặc xoranh) cho nhẹ đầu kia của dẫn tỉnh quản vào cửa âm hộ lợn cái, vừa đưa dần vào âm hộ vừa xoay nhẹ dẫn tỉnh quản để gây cho lợn cái có

cảm giác giống như dương vật lợn đực đang giao cấu trong âm đạo, đồng thời dùng một bàn chân đè nhẹ lên lưng lợn cái để gây cảm giác có con đực đang đè trên lưng Khi đầu dẫn tỉnh quản chạm vào miệng rãnh cỗ tử cung (tay cầm dẫn tỉnh quản có cảm giác không thể đưa vào sâu hơn nữa) thì bơm nhẹ nhàng cho

tinh dịch chảy từ từ vào trong rãnh cô tử cung lợn cái; khi bơm hết tỉnh, tiếp tục

nhẹ nhàng rút từ từ dẫn tỉnh quản ra

2.5 Một số chú ý trong thụ tỉnh nhân tạo lợn:

- Tinh dịch sau khi khai thác, pha chế cần phải được phân liều và đựng

trong các lọ thuỷ tinh hoặc nhựa trung tính; bảo quản ở nơi mát khoảng 20C, tránh tác động của ánh sáng, các tác động cơ học khác

- Liều lượng dẫn tinh:

+ Đối với lợn nái lai ngoại (nội X ngoại): 50-60ml tỉnh pha, trong đó có I-1,5 tỷ tỉnh trùng tiến thắng + Đối với lợn nái ngoại: 90-100 ml tinh pha, trong đó có 1,5-2 tỷ tỉnh trùng tiến thẳng Đối với lợn nái ngoại, cần phối giống hai lần cho cho kỳ chịu đực, cách nhau 10-12 giờ

- Lầm ấm tỉnh trước khi dẫn tinh: Do tinh dịch dùng cho thụ tỉnh nhân tạo

được bảo quản trong môi trường lạnh, vậy trước khi dẫn tinh cần thiết phải làm ấm tỉnh bằng cách giữ lọ tinh trong lòng bàn tay khoảng 20-30 phút

- Cách cầm dẫn tinh quản: Dùng ngón tay cái và ngón giữa cầm dẫn tỉnh quản và lắc nhẹ dẫn tinh quản qua lại bằng hai ngón tay này, trong khi đó dùng

ngón trỏ của bàn tay này khềểu nhẹ vào mép âm hộ một cách đều đặn để kích

thích, còn bàn tay kia thì dùng trong thao tac bom day tinh dịch

- Thời gian bơm tỉnh dịch: Cần thiết kéo dài thời gian bơm tỉnh dịch từ 10-12 phút

Trang 7

tiếp tục bơm Khi bơm xong tinh dịch, nhẹ nhàng và từ từ rút dẫn tinh quản ra

ngoài (vẫn đè chân lên lưng lợn cái thêm vài phút), không cho lợn cái nằm ngay

sau khi vừa mới dẫn tỉnh xong đề phòng lợn ép bụng làm chảy tỉnh dịch ra ngoài

- Sau khi dẫn tỉnh xong, dùng xà phòng súc rửa dụng cụ sạch sẽ, thụt rửa xoranh và lòng dẫn tinh quản, sửa sạch, để ráo nước và lau khô rồi mới cất dụng

cụ

2.6 Kiểm tra lợn nái có chữa:

Sau khi dẫn tinh 19-25 ngày, nếu lợn nái nào không động dục trở lại thì lợn đã có chửa Ngược lại, nếu lợn nái nào động dục lại cần xem xét và phối

giống tiếp tục và theo dõi tiếp đến 6 tuần (có thể lợn chửa nhưng sau đó tiêu

thai)

Chú ý:

Có một số trường hợp lợn nải đã có chứa nhưng vẫn có biểu hiện động dục, hiện tượng này gọi là động dục giả và cân xem xét một số biểu hiện sau:

Không biểu hiện rõ giai đoạn mê ì, khi dùng tay chạm nhẹ vào vùng âm hộ thì lợn xoay người hoặc cụp đuôi che âm hộ, ngồi ra khơng cho lợn khác nhảy lên lưng; âm hộ sưng đỏ nhưng không có hoặc có rất ít dịch chảy ra, thời gian động dục ngắn (chỉ 1-2 ngày)

Il CHAM SOC VA NUOI DUONG LON NAI CHUA 3.1 Muc tiéu can dat:

- Lon nai đẻ sai con

- Khối lượng sơ sinh đồng đều

- Thể trạng lợn nái tốt đề tiếp tục cho kì nuôi con tiếp theo 3.2 Theo déi lon nai chira:

Lợn mang thai 110-118 ngày, bình quân 114 ngày, muốn nâng cao năng suất và hiệu quả sinh sản của lợn nái thì phải biết chính xác thời gian chửa và chắc chắn có chửa để khắc phục tình trạng nuôi không Thời gian chửa được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn I: 84 ngày đầu

Giai đoạn II: 30 ngày trước dự kiến đẻ

Trang 8

3.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng lon nai chửa: 3.3.1 Chăm sóc nái chủa:

Nái chửa phải được chăm sóc đặc biệt để bào thai phát triển bình thường, do

đó cần:

- Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên, không

để thức ăn dư thừa lưu lại trong máng gây chua, mốc, tạo điều kiện thuận lợi cho

vi sinh vật gây bệnh phát triển; tiêm phòng cho lợn nái chửa theo đúng quy định thú y

- Đảm bảo điều kiện về chuồng nuôi: chuồng nuôi lợn nái chửa cần đảm bảo thơng thống (ấm về mùa đơng và thống mát về mùa hè), hợp vệ sinh, đủ diện tích (nếu nuôi cũi rộng 0,65m và dài 2,2m; nếu nuôi tự do đảm bảo dài 2m x rộng

1,5m); nền chuồng không đọng nước và trơn trượt - Lợn luôn được vận động nhẹ nhàng - Tắm chải cho nái trước khi đẻ 7 ngày - Giảm bởt khâu phần trước khi đẻ 2 ngày

Chú ý: Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa: bỗng bã rượu

tốt cho lợn thịt nhưng không tốt cho lợn nái vì kích thích sảy thai; khô dầu bông

gây chết thai; lá ẩu đủ tốt với lợn nái nuôi con nhưng không tốt cho nái chửa vì làm giảm nhịp đập của tim gây khả năng nuôi thai kém

3.3.2 Nuôi dưỡng lợn nái chửa:

- Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo tỉ lệ prôtein thô 13- 14 %, năng lượng

trao đôi 2900- 3000 kcal/ kg thức ăn, các chất dinh dưỡng vitamin, khoáng cần được cân đối, lợn không được quá béo hoặc quá gầy (nếu lợn quá béo trong thời gian chửa 3-5 tuần sau phối sẽ dẫn đến chết phôi cao gây ra đẻ ít con, nhưng béo quá trong giai đoạn chửa cuối sẽ dễ gây ra đẻ khó, sát nhau; gầy quá làm sức đề

kháng bệnh kém, thể trạng lợn mẹ hao mòn nhiều và dễ bị loại thải sớm)

- Cho lợn ăn thức ăn nái nuôi con 7 ngày trước ngày dự kiến đẻ

- Đầu tư thức ăn chất lượng tốt, không dùng thức ăn ôi thiu, mốc cho lợn nái chửa ăn

- Số lần ăn cho lợn nái chửa / ngày: 2 bữa

Trang 9

Mức ăn / nái / ngày (khuyến cáo áp dụng)

Giai đoạn Thể trạng nái

Nái gầy Nái TB Nái béo Sau ngày cai sữa đến phối giống trở lại 3,5 3,0 3,0

(trung bình từ 3-10 ngày)

Từ phối giống đến ngày chửa thứ 84 2,5 2,0 1,6-1,8

Từ ngày chửa thứ 85 đến ngày chửa thứ| 3,0-3,2 2,5-2,8 2,5 110 Từ ngày chửa thứ 111-113 2,0 2,0 2,0 Ngày cắn ô dé 0,5 0,5 hoặc 0,5 hoặc không không Nước uống Tự do Tự do Tự do

Chú ý: Mùa đông những ngày nhiệt độ thấp dưới I 5°C thi cho lợn nái ăn

thêm tư 0,3- 0,4 kg thức ăn để bù lại năng lượng lợn đã tiêu hao để chống lạnh

Trang 10

IV CHAM SOC VA NUOI DUONG LON NAI DE VA LON CON THEO ME

4.1 Mục tiêu cần đạt đối với nuôi lợn nái đẻ:

- Đạt năng suất sữa cao

- Số con cai sữa cao

- Lợn nái chóng phối giống trở lại sau khi cai sữa 4.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ:

4.2.1 Nhận biết những biểu hiện lợn nái sắp dé

Một hai ngày trước đẻ, vú của lợn mẹ căng, âm hộ sưng, bụng tụt xuống, lợn ăn ít, có thể có sữa non tiết ra, lợn đi lại nhiều trong chuồng, khi lợn nằm xuống nước nhờn từ âm đạo chảy ra, thở mệt nhọc, đây là triệu chứng sắp đẻ

4.2.2 Chăm sóc lợn nai dé:

- Chuẩn bị cho lợn nái vào chuồng đẻ:

+ Chuồng cho lợn nái vào đẻ phải được cọ rửa sạch và sát trùng (bằng

nước vôi tôi pha loãng hoặc phun bằng thuốc khử trùng) và để trống trong thời gian 7 ngày rồi mới cho lợn nái chờ đẻ vào Lợn nái cần đưa lên làm quen ở

chuồng đẻ 5-7 ngày trước ngày dự kiến đẻ

+ Lợn nái trước khi vào chuồng đẻ phải được tắm ghẻ và tây giun sán Tắm

ghẻ tiến hành trước 10 - 14 ngày và tây giun sán tiến hành trước 10 ngày so với

ngày dự kiến đẻ

+ Ngày lợn sắp đẻ: lợn được tắm cọ rửa hết phân dính trên mình, dùng

khăn thấm nước xà phòng lau và rửa sạch các bầu vú, lau xung quanh âm hộ

- Chăm sóc lợn nái đẻ: Chỗ lợn nái đẻ cần giữ yên tĩnh, giảm bớt ánh sáng; phải có người trực đẻ

- Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái đẻ ni con:

+ Ơ chuồng ni lợn nái: Nên đảm bảo kích thước dài 2,4m và rộng 1,8m

Ô chuồng này nên phân làm 3 ngăn theo chiều rộng (0,45; 0,65 và 0,7m) Phần

0,45 dành cho lợn con nằm bú, phần 0,7m dành cho lợn con nằm bú, để máng

tập ăn và bố trí ô úm lợn con, phần 0,65m ở giữa dành cho lợn nái mẹ Chuồng

Trang 11

Khẩu phần ăn cần đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ

protein thô 15- 16%, mức năng lượng trao đổi (ME) 3000 - 3100 Kcal/kg thức

ăn

Chất lượng thức ăn tránh bị ôi, mốc và cần bảo quản ở nơi khô, thoáng

Trang 12

Mite ăn cho lợn nái / 1 ngày đêm (khuyến cáo áp dụng)

TT | Ngày nuôi con Lượng thức ăn / I ngày đêm

1 | Ngày nái đẻ 0,5 kg và nước uống tự do

2| Ngày thứ nhất sau khi đẻ 1,0 kg

3 | Ngày thứ hai sau đẻ 2,0 kg 4_ | Ngày thứ ba sau đẻ 3,0 kg 5 | Ngay thứ tư sau đẻ 4,0 kg

6_ | Từ ngày thứ 7 đến khi cai sữa 2,0 + (0,3 x số lợn con theo mẹ) Ghỉ chú:

+ Tuy theo thé trang cua lon me va số con đẻ ra, đối với lợn nái quá béo

thi bot di (0,5 kg hoặc gây quá thì cộng thêm 0,5 kg Trường hợp lợn nái đẻ có nguy cơ gây thì nên cho lợn nái ăn tự do theo khả năng ăn được của lợn nái

(đặc biệt sau ngày đẻ thứ 7)

+ Mùa đông (khi thời tiết lạnh dưới 15°C) nên tăng thức ăn cho lợn nái

0,3 - 0,4 kg thức ăn/ngày

+ Ngày cai sữa lợn con: lợn mẹ nhịn ăn và hạn chê nước uông đề phòng sốt sữa sau cai sữa

4.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con giai đoạn theo mẹ

Trong nuôi dưỡng lợn con giai đoạn theo mẹ ngoài yếu tố sữa mẹ người chăn nuôi phải chú ý tới các yếu tố quan trọng khác đó là: chăm sóc lợn con sơ sinh, cho bú sữa đầu và cố định đầu vú, sưởi ấm cho lợn con và tập ăn sớm cho lợn con, dé đạt mục tiêu sao cho:

Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt cao Lợn con sinh trưởng, phát triển tốt 4.3.1 Chuẩn bị cho lợn con sơ sinh:

- Chuẩn bị ô úm cho lợn con: Chuồng nái đẻ cần chuẩn bị rơm rạ hoặc cỏ khô, không dùng rơm cỏ ướt hoặc bị mốc, mùa đông ô úm cần phải được che chắn tránh gió lùa vào Phải chuẩn bị một bóng đèn để sưởi ấm cho lợn con khi

Trang 13

- Chuẩn bị dụng cụ trực đẻ: Sử dụng 0,5m vải xô mềm, sạch, khô để lau cho lợn con mới đẻ ra Một lọ cồn iod 2,5%; một cái kìm bấm nanh nếu không

có thì dùng bằng cái kìm bắm móng tay loại to nhưng sắc

Trang 14

4.3.2 Kỹ thuật chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa:

- Trực đẻ: Trực đẻ là điều bắt buộc với người nuôi lợn nái đẻ, từ số liệu đã

ghi chép ngày phối giống có chứa ta tính ngày đẻ để chuẩn bị cho trực đẻ (3

tháng 3 tuần 3 ngày sau phối giống có chửa)

- Đỡ đẻ: Sau khi lợn vừa đẻ ra dùng khăn xô màn mềm, khô, sạch để lau (lau mũi, lau miệng, lau đầu, thân rồi tới 4 chân) Lau xong cho lợn con vào ỗ úm lợn con Khi nhiệt độ thấp dưới 35°C thì phải cắm đèn sưởi Chờ lợn đẻ

xong thì tiến hành cắt rốn (chỉ cắt những con có rốn quá dài)

- Cat rén cho lợn con: dùng chỉ buộc chặt chỗ sẽ cắt (chừa lại 4 cm), dùng

kéo đã sát trùng bằng cồn iode cắt, sau đó dùng bông tâm iode và chấm lên chỗ

cắt

- Bam nanh: bam tat ca 8 răng nanh (4 răng hàm dưới và 4 răng hàm trên), bam 1/2 va chira lai 1/2 theo độ dài của răng nanh

- Cố định đầu vú: đàn lợn con đẻ ra không đồng đều về khối lượng thì giữ

cho lợn bé bú những vú trước; thời gian giữ liên tục trong các lần bú trong 3 - 4

ngày đầu sau đẻ mới có kết quả

- Sưởi ấm cho lợn con: đề hạn chế được bệnh viêm phổi và tiêu chảy ở lợn con, khâu sưởi ấm rất quan trọng Nên ngay từ khi đẻ ra lợn con cần nhiệt độ 350C,

và cứ mỗi một ngày sau đó yêu cầu nhiệt độ giảm đi 2°C và từ sau ngày thứ 8 yêu

cầu giữ cho lợn con theo mẹ ở nhiệt độ 25-27°C là thích hợp Về mùa đông 1 tuần

đầu sau đẻ nên dùng đèn hồng ngoại công suất 250W, sau đó có thể chuyển sang

bóng đèn công suất 100W để tiết kiệm điện

Lưu ý độ cao bóng đèn cách mặt sàn chuông khoảng 50 - 60 em là thích

hợp, đặc biệt cần nhận biết:

+ Lợn nằm chong chất lên nhau, run là khi lợn bị lạnh (nhiệt độ trong

chuông thấp)

+ Lợn nằm tản mạn khắp ô chuỗng mỗi con 1 nơi là khi lợn bị nóng (nhiệt

độ trong chuông quá cao)

+ Lợn nằm con nọ kê cạnh con kia là khi nhiệt độ thích hop - Tập ăn cho lợn con:

+ Cho lợn con thức ăn tập ăn công nghiệp, thời gian bắt đầu tập ăn là 7

ngày tuổi; thức ăn tập ăn được cho vào máng riêng và để ở khu vực dành cho

Trang 15

con; lợn con thực sự ăn mạnh ở 3 tuần tuổi, khi lợn cai sữa cần chuyển đổi dần dần trong vòng 3-4 ngày thức ăn từ loại thức ăn tiền khởi động sang thức ăn khởi động, tránh chuyền đôi đột ngột dễ gây rối loạn tiêu hoá cho lợn con

+ Thức ăn tự trộn cho lợn con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh; nguyên liệu dùng làm thức ăn là loại tinh bột ít xơ như bột gạo, bột ngô và các thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như

bột cá nhạt, đậu tương, .; thức ăn cần được nghiền nhỏ thành dạng bột; sau khi nấu chín, để nguội thức ăn, cho ít một vào máng ăn cho lợn con ăn

+ Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên Không giữ thức ăn lâu

trong máng gây lên men chua, dẫn đến bệnh tiêu chảy, ỉa phân trắng ở lợn con - Tiêm sắt, tiêm phòng và thiến lợn:

+ Tiêm sắt: là bắt buộc; nếu tiêm sắt loại 100 mg/ Iml thì tiêm 2 ml vào ngày thứ 3 sau khi đẻ và tiêm vào vị trí sau hốc tai, nếu tiêm làm 2 lần thì mỗi lần chỉ tiêm 1ml (lần thứ nhất tiêm vào ngày thứ 3 sau đẻ, lần tiêm thứ hai tiêm

vào ngày thứ 10 sau đẻ)

+ Thiến lợn: lợn đực không để lại làm giống được thiến vào ngày 10-14 sau khi đẻ (đối với những con không làm giống)

+ Tiêm phòng cho lợn con: tiêm đủ các loại vacxin theo quy định hiện hành của cơ quan thú y

4.3.3 Kỹ thuật cai sữa lợn con:

Cai sữa cho lợn con là khâu kỹ thuật quan trọng, có thể cai sữa 21, 28, 35

ngày tuổi phụ thuộc vào chất lượng thức ăn, điều kiện chuồng trại và khả năng,

trình độ chăm sóc của người chăn nuôi Tuy nhiên, cai sữa sớm sẽ rút ngắn thời gian nuôi con, giảm chỉ phí thức ăn và tăng số lứa đẻ/nái/năm Khi tiến hành cai sữa sớm cho lợn con cần thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Không cho lợn mẹ ăn rau xanh và củ quả trong 5-6 ngày trước

khi cai sữa; hạn chế số lần cho lợn con bú mẹ trước 3-5 ngày khi cai sữa chính thức;

- Bước 2: Tách lợn mẹ (khi cai sữa, nên để lợn con lại chuồng một thời

gian và chuyển lợn mẹ đi nơi khác, nuôi dưỡng chúng ở đây 7-10 ngày), không chuyển đổi thức ăn mới ngay sau khi cai sữa mà chuyển đổi dần dần dé tránh

cho lợn bị rối loạn tiêu hoá;

- Bước 3: chuyển lợn con đến chuồng sau cai sữa (sau khi tách mẹ 7-10 ngày có thể chuyên lợn sang nơi khác nhưng không nên tách đàn)

Trang 16

Chú ý: Không cai sữa lợn con khi trong đàn đang có lợn con ốm và phải giảm lượng thức ăn vào ngày cai sữa và 3 ngày kế tiếp theo trình tự như sau ( 1⁄2; 1⁄3 và 1⁄4)

V CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG LỢN CON SAU CAI SỮA 5.1 Mục tiêu cần đạt:

- Giảm hao hụt lợn con mức tối đa - Lợn con sinh trưởng phát triển tốt 5.2 Phân đàn (phân ô):

Phân đàn phải đảm bảo độ đồng đều về khối lượng lợn trong từng ô chuồng nuôi Mật độ trong một ô chuồng không nên quá 20 con

5.3 Thức ăn và kỹ thuật chăm sóc lợn con sau cai sữa:

- Sau cai sữa lợn con dễ bị tiêu chảy vì dịch dạ dày tham gia vào tiêu hoá thức ăn tinh bột kém (men Pepcin còn hạn chế), nên thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dé tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc, Có thể dùng các loại thức ăn như bột ngô, bột đậu tương, gạo lức, tam Xay,

- Thức ăn: Đảm bảo tỉ lệ đạm 20%, năng lượng 3100 -3200 Kcal

- Chuyển đổi thức ăn: Giai đoạn sau cai sữa lợn con rất nhạy cảm với những thay đổi của thức ăn về chất lượng cũng nhớngos lượng, vì vậy chuyển

đổi thức ăn phải dần dần, cụ thể áp dụng theo hướng dẫn tại phần Sử dụng thức ăn (trang 17.: - Hạn chê thức ăn sau ngày cai sữa lợn con: Ngày cai sữa Lượng thức ăn Ngày cai sữa Cho lợn ăn bằng 1/2 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa Ngày thứ 1 sau cai sữa | Cho lợn ăn bằng 3/4 của ngày trước cai sữa Ngày thứ 2 sau cai sữa | Cho lợn ăn bằng lượng thức ăn của ngày trước cai sữa

- Máng ăn cho ô chuồng lợn con sau cai sữa có thể sử dụng máng ăn tự động hoặc máng ăn cố định hoặc di động Độ dài 20 cm/con và chia ngăn để tất cả lợn con có thể ăn cùng một lúc, chiều cao máng khoảng 10-12 em, chiều rộng miệng máng 20 com và đáy máng 13-15 cm

Trang 17

- Điều kiện chuồng nuôi:

+ Không nên nuôi 2 ỗ lợn khác nhau trong cùng một ô chuồng, tránh hiện tượng cắn nhau Nếu cần thiết nên đưa cả hai ô lợn vào cùng một chuồng mới, tránh ghép một ô lợn vào một 6 lợn khác đã có sẵn trong chuông

+ Chuồng nuôi phải khô ráo, ấp áp, được che chắn để tránh gió lùa, vào những ngày thời tiết lạnh cần sưởi ấm cho lợn con Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 23-25°C nên những ngày đầu mới tách mẹ cần giữ nhiệt độ

chuồng nuôi tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa

Chú ý: Nuôi lợn con sau cai sữa tốt nhất là nuôi trên chuông long, mat sàn cách mặt đất 30 - 40cm; hạn chế tắm, chỉ nên tắm cho lợn con vào những

ngày nắng và nóng, chỉ tắm vào buổi sáng tâm 9 - 10 giờ sáng VI NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN ĐỰC GIÓNG 6.1 Mục tiêu cần đạt:

- Lợn đực không quá béo, quá gầy - Số lượng và chất lượng tinh dịch tốt

- Có tính hăng cao

6.2 Nuôi dưỡng lợn đực giống

6.2.1 Chuông trại: Đảm bảo thơng thống, mát về mùa hè, ấm về mùa

đông Nền chuồng có độ dốc 2 - 3% đảm bảo cho việc thoát nước rửa chuồng tốt

6.2.2 Thức ăn: Khâu phần nuôi lợn phải phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt đối với lợn đực hậu bị, tránh lợn đực quá béo hoặc quá gầy Nếu

khẩu phần thiếu dinh dưỡng thì chất lượng và số lượng tinh trùng kém, thời gian sử dụng ngắn; cơ thể gầy yếu dễ mắc bệnh tật Nếu thừa dinh dưỡng, khả năng

giao phối giảm, tỷ lệ thụ thai cho lợn nái thấp

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn

Trọng lượng | Đạm thô/kg thức ăn hỗn | Năng lượng trao đổi/kg

Trang 18

Từ 65 trở lên 15-16 2900-3000 Mức ăn/lợn đực hậu bj/ngày (khuyến cáo áp dụng)

Thể trọng (kg) Lượng Lượng Protein Năng lượng

TA/con/ngày | thô/con/ngày (g) (ME) (kg) (Kcal/con/ngày) 20-25 1,0-1,2 160-204 3100-3720 26-30 1,3-1,4 208-238 4030-4340 31-40 1,4-1,6 210-240 4200-4800 41-45 1,7-1,8 255-270 5100-5400 46-50 1,9-2,0 285-300 5700-6000 51-65 2,1-2,2 315-330 6300-6600 66-80 2,2-2,5 273-286 6090-6380 81-90 2,2-2,5 286-299 6380-6670 91-120 2,5-2,7 299-310 6670-6840

Với lượng thức ăn trên đảm bảo tỉ lệ protein thô 16 - 17%; năng lượng

trao đổi 3000 - 3100 Kcal/kg; giàu vitamin A, E, D

Lon tt 15-40kg cho ăn ngày 4 bữa Lợn từ 45-60 kg cho ăn ngày 3 bữa Lợn từ 60-120 kg cho ăn ngày 2 bữa Lợn đực làm việc cho ăn ngày 2 bữa

+ Đối với lợn đực làm việc: Cường độ khai thác tinh nhiều cần cho ăn thêm 0,3 - 0,5 kg thức ăn tinh/ngày

+ Nếu đực non (đực tơ) thì cần dinh dưỡng thêm cho sinh trưởng

Đực giống với khối lượng cơ thê là 160 - 200kg với số lần khai thác tinh 2 - 3 lần/ tuần thì mức ăn từ 2,3 - 2,5 kg / ngày Nếu số lần khai thác nhiều hơn thì

Trang 19

6.3 Chăm sóc lợn đực giống:

6.3.1 Van động, tắm chải: Lợn đực nên cho vận động khoảng 30

phút/ngày, vận động vào lúc thời tiết mát mẻ (Lợn từ 90kg trở lên một ngày cho lợn đực vận động một lần để tạo cho cơ thể lợn hoạt động toàn diện)

- Tắm chải cho lợn thường xuyên vào mùa hè, mùa đông tắm khi trời nắng, nhưng chải phải thường xuyên, đặc biệt chú ý tắm cọ hai hòn cà

- Không tắm và cho lợn đực ăn ngay sau khi lợn vừa đi phối giống về hoặc vừa khai thác tỉnh xong ít nhất sau 30 phút mới ăn hoặc tắm như vậy tạo cho mọi chức năng của cơ thể lợn được bình thường sau khi làm việc

6.3.2.Chế độ sứ dụng và khai thác tỉnh: Những lợn đực đã qua kiểm tra

năng suất đều là những lợn đực sử dụng làm giống tốt, nhưng nếu chế độ sử

dụng và kỹ thuật khai thác tinh không hợp lý sẽ làm giảm lương tĩnh rõ rệt

- Lợn đực giống ngoại bắt đầu được khai thác tỉnh từ 10 tháng tudi, tuong

ứng với khôi lượng >120 kg

- Khi mới bắt đầu phối giống, cho lợn đực giống phối với những con nái nhỏ hơn, già hơn, có tính nêt lặng lẽ, không nên cho phôi với những con nái to,

nái tơ vì lợn đực dễ hoảng sợ do chưa có kinh nghiệm

- Khoảng cách khai thác tỉnh phải phủ hợp với tuôi và thể trạng lợn đực: + Lợn 10-24 tháng tuôi khai thác 2 lần/tuần

+ Lợn trên 24 tháng tuổi khai thác 3 lần/tuần

- Không được tắm (nước lạnh) và không cho lợn vận động trong vòng I

giờ ngay sau khi khai thác

Trang 20

NHUNG GOI Y VE PHUONG PHAP DE LAP KE HOACH BAI GIANG TT | Nộidung | Thời | Phương Phương tiện hỗ trợ Ghi chú lượng | pháp (giáo cụ)

1 Ôn bài 15° Sử | Khéi dong

Khởi động, dụng | Ôn bài: Hình thức thi các

trò chơi | nhóm

2 | Giớithiệu | 1s: | Thuyết | Chuẩn bị nội dung giới thiệu

nội dung trình | ngắn gọn bài giảng

3 | Chăm sóc, | 30: | Động | Câu hỏi gợi ý:

lon, ng nao Í_ Các yêu cầu cơ bản trong gn cải hậu chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn

bị cái hậu bị (chuồng trại, thức

ăn, nước uông, khí hậu, vệ sinh thú y, .)? các biện pháp chính cân thực hiện?

4 | Pháthiện | 1gọ: | Thuyết | - Chuẩn bị nội dung giới thiệu | Dụng cụ

động dục trình ngăn gọn vê phát hiện động dẫn tỉnh; và phôi kết hợp | dục lợn nái; xác định thời đêm | tinh dich giông cho trình | phôi giông thích hợp lợn; lợn nái

lợn diện kỹ | - Chuẩn bị nội dung trình diễn | động dục;

13ản§ |kỹ năng về thao tác thụ tính| lon nai da nhân tạo cho lợn nái; kiêm tra | phôi giông

lợn nái có chửa trong vòng

6 tuân 3 | Chăm sóc, | 44? Động | Câu hỏi gợi ý:

nuôi dưỡng nO | _ Cac yêu cầu kỹ thuật cơ bản lon ni co trong việc theo dõi, chăm sóc

chua và nuôi dưỡng cho lợn nái giai

đoạn có chửa?

6 | Chămsóc, | 4s: | Nghiên | Câu hỏi tình huống: Giấy A0,

nuôi dưỡng lợn nái đẻ tình cứu Í_ Nhận biết lợn nái chuẩn bị| — bút đẻ?

và lợn con huông : `

theo mẹ - Các yêu câu kỹ thuật cơ bản

trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con? - Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản

Trang 21

trong việc chăm sóc, nuôi

dưỡng lợn con từ sơ sinh đên cai sữa?

7 | Chămsóc, | 30? Động | Câu hỏi gợi ý:

nuôi dưỡng nao | - Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản

lợn con sau trong việc chăm sóc, nuôi

cai sửa dưỡng lợn con giai đoạn sau

cai sữa?

g |Nuôidưỡng| 30? Dong | Câu hỏi gợi ý:

va chan "40 | - Cac yêu cầu kỹ thuật cơ bản

soe gn đực trong việc chăm sóc, nuôi

giong dưỡng, khai thác và sử dụng

lợn đực giông?

9 | Tổngkết | 90° | Nhấn mạnh: Phiếu đánh

bài giảng - Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn cái hậu bị: | giá tap huan

mức ăn cho lợn cái hậu bị phải điêu | ngày thứ 4

chỉnh phù hợp với thê trạng lợn và 5

- Phát hiện động dục và phối giống cho lợn: biểu hiện động dục của lợn cái; xác

định thời điểm phối giống và thực hành thụ tỉnh nhân tạo cho lợn; kiểm tra lợn

cái có chửa

- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái có chửa:

chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa theo

giai đoạn (chửa kỳ I trong 2 tháng đầu; chửa kỳ 2 thời gian còn lại); các thức ăn không nên sử dụng cho lợn nái có chửa

- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ và

lợn con theo mẹ: nhận biết lợn nái chuẩn bị đẻ; chuyên nái về chuồng đẻ và thực hiện trực đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái; chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa

- Chăm sóc lợn con sau cai sữa: chuyển

đổi thức ăn; phân đàn

- Nuôi đưỡng, chăm sóc lợn đực giống:

chế độ dinh dưỡng; chế độ khai thác, sử

dụng lợn đực giống

Ngày đăng: 06/06/2014, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN