_ Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là một biến đổi to lớn trong cục diện Châu Âu sâu chiến tranh thế giới thứ hai.. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, giai cấp vô sản và nhân dân
Trang 1a/ Bối cảnh khi Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội:
_ Nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hy sinh và tổn thất hết sức to lớn : Hơn 20 triệu người chết ,1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu
huỷ,3200 xí nghiệp bị tàn phá
_ Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu, tiến hành bao vây kinh tế, chạy dua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN Trong bối cảnh đó, nhân dân Liên Xô vừa ra sức xây dựng lại đất nước, củng cố quốc phòng, vừa tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới
b/ Thành tựu:
_ Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946- 1950) trong thời gian 4 năm 3 tháng Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 72% so với trước chiến tranh
_ Trong thập kỷ 50,60 và nửa đầu 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mĩ) giữa thập kỷ 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
Năm 1972so với 1922, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần Đi đầu trong một số nghành công nghiệp mới: công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện nguyên tử
_ Đạt được những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực khoa học- kỹ thuật: Năm 1957,
là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất ; năm 1961 phóng
Trang 2tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga- rin bay vòng quanh trái đất,mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
_ Về quân sự: Đầu thập kỷ 70, Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sực mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng với các nước phương Tây Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của mĩ và đồng minh Mĩ
2/ Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô:
_ Đi đầu và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới
Là nước XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất, Liên Xô được coi là thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới
II/ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
1/ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập:
Trang 3_ Những năm 1944 – 1945, trên đường truy kích quân đội phát xít Đức, hồng quân Liên Xô tiến qua vùng Đông Âu, nhân dân và lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân , tiêu diệt bọn phát xít giành chính quyền , thành lập các nước dân chủ nhân dân.
_ Riêng ở Đức, quân đội 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vực tạm chiếm đóng nhằm tiêu diệt triệt để chủ nghĩa phát xít, làm cho nước này trở thành một nước thống nhất, hoà bình, dân chủ
_ Trên ba vùng chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp, các thế lực phản động thành lập nước cộng hoà Liên bang Đức ( Tây Đức –tháng 9/ 1949) ; ngày 7/10/1949, trên khu vực Liên Xô cai quản, nước cộng hoà Dân chủ Đức ra đời (Đông Đức)
_ Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là một biến đổi to lớn trong cục diện Châu Âu sâu chiến tranh thế giới thứ hai
_ Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là: Cộng hoà nhân dân Ba lan, cộng hoà nhân dân Rumani, cộng hoà nhân dân Hunggari, cộng hoà nhân dân Tiệp Khắc, cộng hoà nhân dân Nam Tư, cộng hoà nhân dân Anbani, cộng hoà nhân dân
Bungari, cộng hoà dân chủ Đức
2/ Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân:
Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu phải trải qua một cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt, phức tạp
_ Sau khi lật đổ chính quyền phát xít, chính quyền ở các nước Đông Âu là chính quyền liên hiệp gồm đại biểu các giai cấp, các đảng phái chính trị trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít, trong đó giai cấp tư sản và các chính đảng của
họ giữ vai trò khá quan trọng
_ Nhưng năm 1947 -1948, giai cấp tư sản nhiều nước Đông Âu được sự hỗ trợ của các thế lực phản động trong và ngoài nước đã tiến hành hàng loạt âm mưu đảo
Trang 4chính nhằm gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính quyền liên hiệp ,giành toàn
bộ chính quyền (tiêu biểu là sự kiện tháng 2/ 1948 ở Tiệp Khắc)
Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, giai cấp vô sản và nhân dân các nước Đông Âu đã đánh bại mọi hoạt động phản cách mạng ,củng cố chính quyền dân chủ nhân dân _ Tiến hành những cải cách dân chủ quan trọng : cải cách ruộng đất ,quốc hữu hoá xis nghiệp tư bản lớn trong và ngoài nước ,thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ,ban hành chế độ nghỉ ngơi lương bổng
Những nhiệm vụ này được hoàn thành vào những năm 1948-1949
* ý nghĩa của thắng lợi đó :
- Củng cố chế độ dân chủ nhân dân , tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang cách mạng XHCN
- Cùng với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước cọng hoà nhân dân Trung Hoa (10/1949) đấnh dấu CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới
3/ Các nước Đông Âu xây dựng CNXH từ 1950 đến nửa đầu những năm 70:
Trang 5III/QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA LIÊN XÔ ,CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
VÀ CÁC NƯỚC XHCN KHÁC
1/ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):
_ Hoàn cảnh ra đời : Sau khi các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ,bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
2/ Tổ chức liên minh phòng thủ Vác xa va:
- Hoàn cảnh ra đời : Năm 1955,các nước thành viên khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Na Tô) phê chuẩn hiệp ước Pari năm 1954, vũ trng lại cho Tây Đức đưa Tây Đức gia nhập NaTô ,biến Tây Đức thành lực lượng xung kích chống Liên Xô , cộng hoà dân chủ Đức và các nước XHCN ,uy hiếp hoà bình và an ninh của các nước Châu Âu
Ra đời ngày 14-5-1955 ở Vac xa va gồm các thành viên : Liên Xô, Anbani, Ba lan, Bungari, cộng hoà dân chủ Đức , Hunggari ,Rumani, Tiệp Khắc
_ Mục đích : giữ gìn an ninh của các nước thành viên duy trì hoà bình ở Châu Âu
và củng cố hơn nữa tình hữu nghị , hợp tác giữa các nước thành viên XHCN anh em
Trang 6_ Vai trò và tác dụng: Tăng cường sức mạnh quân sự , giữ ginf hoà bình và an ninh của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu ,nhằm đối phó trước âm mưu gây chiến của các nước đế quốc.
BÀI 2: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I/ CUỘC NỘI CHIẾN 1946 – 1949 Ở TRUNG QUỐC.
1/ Hoàn cảnh dẫn đến nội chiến: Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung quốc
( vùng giải phóng được mở rộng – chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số cả nước; lực lượng quân chủ lực phát triển , cơ sở cách mạng ngày càng vững chắc nhờ được Liên Xô chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc và toàn bộ vũ khí tước được của hơn 1 triệu quân Nhật ), tập đoàn Tưởng Giới Thạch – dựa vào sự giúp đỡ của
Mĩ – muốn phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đng cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc Về phía Mĩ , sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc ,Mĩ ra sức giúp đỡ Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến , âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
2/ Diễn biến : Hai giai đoạn
_ Giai đoạn phòng ngự về chiến lược : ( 7/ 1946 đến 6/1947) nhằm tiêu diệt sinh lực địch ,xây dựng lực lượng quân cách mạng
Kết quả : Sau 1 năm chiến đấu ,quân giải phóng tiêu diệt hơn 1 triệu quân Tưởng
và phát triển lực lượng chủ lực của mình tới 2 triệu người
_ Giai đoạn phản công: (6/1947 đến 10/1949) Quân cách mạng giải phóng các vùng do Quốc dân Đảng thống trị
+ 23/4/1949 nền thống trị của Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ
Trang 7+ 1/10/1949 nước cộng hoà nhând ânTrung Hoa thành lập Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành.
Y nghĩa : Kết thúc 100 năm Trung Quốc bị đế quốc ,phong kiến và tư sản mại bản thống trị ; đưa nhân dân Trung Quốc vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH
II/ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC LÀO TỪ 1945 ĐẾN 1975.
_ Tháng 7/1954 buộc phải ký hiệp định Giơnevơ ,công nhận độc lập ,chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ Lào
2/Từ 1954 đến 1975:
_ Sau khi Pháp thất bại , Mĩ tìm cách thay chân Pháp Thông qua viện trợ kinh
tế và quân sự ,Mĩ dựng lên chính quyền,quân đọi tay sai , nắm quyền chi phối mọi mặt ở Lào, nhằm biến lào trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
_ Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào (thành lập tháng
3/1955) nhân dân Lào đã từng bước đánh bại các kế hoạch leo thang chiến tranh của Mĩ Đến đầu những năm 60 vung giải phóng chiếm 2/3 diện tích ,1/3 dân số
Trang 8trong cả nước Từ 1964 đến 1973 nhân dân Lào đã đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt của Mĩ ,buộc Mĩ và tay sai phải ký hiệp định Viêng chăn (21/2/1973) lập lại nền hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào
_ Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 30/4/1975 đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào từ tháng 5 đến tháng 12/1975 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước
_ Ngày 2/12/1975 nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời Cách mạng Lào bước sang thời kỳ mới ,xây dựng chế đọ dân chủ nhân dân ,tiến lên theo định hướng XHCN
III/ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á(ASEAN) CƠ HỘI THÁCH THỨC VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC NÀY.
1/ Quá trình thành lập và phát triển của hiệp hội các nước A SEAN
*Sự thành lập a sean:
_ Thành lập tháng 8/1967 tại băng cốc ( Thái lan) với sự tham gia của 5 nước Inđônê xia, Ma lai xia, Thái lan, Xin ga po, Philippin Tên gọi “ Hiệp hội các nước đông nam á” ( viết tắt là A SEAN)
*Mục tiêu của A SEAN :
_ Xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị hợp tác giữa các nước trong khu vực , tạo nên 1 cộng đồng Đông Nam á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực
_ Thiết lập 1 khu vực hoà bình, tự do, trung lập ở Đông Nam á
Như vậy A SEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị _ kinh tế của khu vực Đông Nam á
Trang 9*Quá trình trở thành ASEAN toàn Đông Nam á:
_ Khi mới thành lập A SEAN có 5 thành viên: Inđônê xia, Ma lai xia, Thái lan, Xingapo, Philippin Ngày 7/1/1984 A SEAN kết nạp thêm Brunây.Tháng 2/1976 , tại hội nghị cấp cao ở Bali (Inđônê xia) A SEAN tuyên bố mở rộng sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Đông Nam á
_ Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của A SEAN Ngày 23/7/1997 A SEAN kết nạp thêm Lào và Mi an ma Ngày 30/4/1999 Cam pu chia trở thành thành viên thứ 10 của A SEAN TRong tương lai, Đông timo cũng
sẽ là thành viên của “ Hiệp hội các nước Đông Nam á” Như vậy , A SEAN sẽ trở thành A SEAN toàn Đông Nam á
2/ cơ hội và thách thức Việt Nam khi gia nhập tổ chức này:
_ Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam được hoà nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam á.Thu hút vốn đầu tư , mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học- kĩ thuật, công nghệ và văn hoá để phát triển đất nước ta
_ Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạch tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế Hoà nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị hoà tan về chính trị, văn hoá xã hội
IV/ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU PHI TỪ 1945 ĐẾN NAY.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dan tộc bùng nổ ở Châu phi và Châu Phi trở thành “ Lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,qua các giai đoạn:
Trang 10_ Giai đoạn 1945 - 1954: Phong trào bùng nổ đầu tiên ở Bắc Phi cuộc chính biến của sĩ quan và binh lính Ai Cập (7/1952) thắng lợi, lật đổ chế độ quân chủ và nền thống trị thực dân Anh Nước cộng hoà Ai Cập ra đời (6/1953).
_ Giai đoạn 1954 -1960: Chiến thắng Diện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp ở Châu Phi Nhân dân Châu Phi tiến hành đấu tranh với nhiều hình thức phong phú, đến 1960 hầu hết các nước Bắc Phi
và Tây Phi đã giành được độc lập
_ Giai đoạn 1960 – 1975: Năm 1960 17 nước Châu phi giành được độc lập và lịch
sử ghi nhận là “ Năm Châu Phi” Những thắng lợi có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu rộng là thắng lợi của An giê ri (1962), Ê tioopia ( 1974) ,Môdămbích (1975), Ăng gô la (1975)
_ Giai đoạn 1975 đến nay : Hoàn thành đấu tranh đánh đổ ách thống trị thực dân
cũ giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước cộng hoà Namibia (3/1991)
• Những khó khăn hiện nay của Châu phi: Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới, nợ nước ngoài, đói rét và mù chữ,sự bùng nổ về dân số, tình hình chính trị không ổn định do xung đột giữa các phe phái bộ tộc
V/ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CÁC NƯỚC MĨ LA TINH TỪ 1945 CHO ĐẾN NAY.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai về hình thức hơn 20 nước cộng hoà là những quốc gia độc lập, nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi và Mi la tinh được mệnh danh là “ Đại lục núi lửa”
Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ la tinh từ
1945 đến nay trải qua 3 giai đoạn:
Trang 11_ Giai đoạn từ 1945 đến 1959: Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ ở hầu khắp các nước trong khu vực dưới những hình thức: bãi công của công
nhân(Chilê) , nổi dậy của nông dân ( Pê ru, Ê cua đo, Bra zin ) , khởi nghĩa vũ trang ( Panama, Bôlivia )
đấu tranh nghị viện ( Goatêma la, Ac hentina )
_ Giai đoạn từ 1959 đến những năm 80 : Năm 1959 cách mạng Cu ba thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ la tinh phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ ở nhiều nước, Mĩ la tinh trở thành ‘ Lục địa bùng cháy’ , các chính quyền phản động tay sai Mĩ lần lượt bị sụp đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập
_ Giai đoạn từ cuối những năm 80 cho đến nay : Do những biến động ở Liên Xô
và Đông Âu, Mĩ phản kích chống lại phong trào cách mạng ở Mĩ la tinh, nhằm tước đoạt những thành quả mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã đạt được Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ la tinh đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách
BÀI 3: MĨ ,NHẬT BẢN,TÂY ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI.
I/ TÌNH HÌNH NƯỚC MĨ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY:
1/ Sự phát triển kinh tế mĩ sau chién tranh thế giới thứ hai:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong khi các nước đồng minh châu âu của mĩ bị chiến tranh tàn phá thì mĩ có điều kiện hoà bình để phát triển kinh tế và có bước nhảy vọt
Trang 12+ Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 15% Trong những năm 1945 – 1949 sản lượng công nghiệp mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghệp thế giới( 56,4%)
+ Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 -1939
+ Tài chính: Nắm ắ trữ lượng vàng toàn thế giới, có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển là của mĩ Trong hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất trên thế giới
+ Khoa học kỹ thuật : Mĩ là nước khởi đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai của nhân loại và ạt được những thành tựu kỳ diệu: đi đầu trong việc sáng tạo ra công cụ sản xuất mới( máy tính , máy t]j động, hệ thống máy tự động ) , nguồn năng lượng mới ( nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời ) những vật liệu
mới( chất Pôlime, vật liệu tổng hợp ) Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông vận tải,thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục
vũ trụ và trong sản xuất vũ khí hiện đại
* nguyên nhân của sự phát triển đó:
_ Mĩ có những điều kiện thuận lợi mà ít nước nào trên thế giới có được như vậy: + Đất nước không bị chiến tranh tàn phá, Mĩ có hàng trăm năm hoà bình để xây dựng đất nước
+ Tài nguyên phong phú,nhân công dồi dào
_ Dựa vào những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật,nâng cao năng xuất lao động,giảm giá thành sản phẩm Nhờ đó nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất tinh thần nhân dân Mĩ được nâng cao
_ Nhờ quân sự hoá nền kinh tế toàn dân để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận
lớn.Trong chiến tranh thế giới thứ hai nhờ buôn bán vũ khí mĩ thu lợi nhuận 114 tỉ đôla Nhờ có công nghiệp chiến tranh Mĩ thu hơn 50% tổng lợi nhuận hàng năm
Trang 13_ Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao ( các công ty tập trung hàng chục vạn công nhân, doanh thu hàng chục tỷ đô la.
2/ Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 1991:
_ Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ luôn luôn theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới Tổng thống Mĩ Truman công khai nêu sứ mạng của mình là lãnh đạo thế giới tự
do, chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản; xúc tiến việc thành lạp các liên minh quân sự; chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN, mặt khác thông qua viện trợ kinh tế, quân sự cho các nước đồng minh của Mĩ để khống chế các nước này
_ Các đời tổng thống nối tiếp nhau( Truman, Ai xen hao, Kennơdy, Giôn Xơn, Nich Xơn, Rigân đều lần lượt nêu ra học thuyết hoặc đường lối của mình để thực hiện chiến lược toàn cầu của Mĩ
_ Dù nội dung ,biện pháp có khác nhau,giữa các tổng thống nhưng chiến lược toàn cầu của Mĩ đều thực hiện ba mục tiêu: 1 Ngăn chặn đẩy lùi tiến tới tiêu diệt các nước XHCN; 2 Đàn áp phong trào giải phòng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hoà bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới; 3 Khống chế nô dịch các nước đồng minh
_ Để đạt được mục tiêu trên,Mĩ thực hiện chính sách cơ bản là “ chính sách thực lực” , lập ra các khối quân sự, chạy đua vũ trang,phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp vào các nước, nhiều khu vực trên thế giới
_ Kết quả trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề ở Trung Quốc( 1949), Triều Tiên (1953), Cu ba ( 1959), đặc biệt là thất bại trong chién tranh xâm lược Việt Nam (1975) Mặt khác Mĩ cũng đạt được 1 số thành công tiêu biểu là góp phần làm cho CNXHbở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ
Trang 14II/ TÌNH HÌNH NƯỚC NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY:
1/ Sự phát triẻn kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
_ Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn: Là nước chiến bại, bị mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị tàn phá Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh Từ sau khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên (6/1950) và Việt Nam ( những năm 60) kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ với tốc độ “ thần kì” nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ, Nhật đuổi kịp và vượt các nước Tây Âu , vươn lên hàng thứ hai (sau Mĩ) trong giới
tư bản chủ nghĩa
+Trong công nghiệp: là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất, mạnh nhất: Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1950 là 4,1 tỷ đô la (bằng 1/28 Mĩ) ; năm 1969 vươn lên 56,4 tỉ đô la ( bằng 1/4 Mĩ) Tàu biển đứng đầu thế giới (chiếm 50%) Hàng cao cấp phát triển
+ Trong nông nghiệp: Phát triển thâm canh với trình độ cơ giới,hoá học hoá, thuỷ lợi hoá rất cao , tự cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong nước, nghành đánh cá rất phát triển
+ Năm 1973 tổng sản phẩm quốc dân đạt 402 tỉ đô la.Trong khoảng 20 năm tổng sản phẩm quốc dân tăng 20 lần, năm 1989 tổng sản phẩm quốc dân đạt 2 828,3 tỉ
đô la Năm 1990 bình quân tính theo đầu người là 23.796 tỉ đô la, đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sỹ
+Sau vài ba thập kỷ,Nhật Bản đã vươn lên thành 1 siêu cường kinh tế, là 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới, nhiều người gọi đó là thần kì Nhật Bản
• Những nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản:
Trang 15_ Biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài tập trung đầu tư vào những nghành công nghiệp then chốt, ít chi tiêu quân sự, biên chế nhà nước gọn nhẹ.
_ Biết lợi dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật để tăng năng xuất lao động, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hoá
_ Biết “ len lách” xâm nhập thị trường các nước khác, qua đó mở rộng thị trường thế giới
_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh
_ Truyền thống tự lực tự cường của nhân dân và tài năng điều hành kinh tế của giới kinh doanh và những nhà lãnh đạo Nhật Bản.Coi trọng khoa học kỹ thuật cải cách nền giáo dục quốc dân
2/ tình hình chính trị và chính sách đối nội:
_ 11/1946 : ban bố hiến pháp mới ( tiến Bộ)
_ 1946 – 1949 : Luật cải cách ruộng đất, luật giải tán Dai bat xư , xử tội phạm chiến tranh => phá vỡ chế độ quân chủ phong kiến, lập chế độ dan chủ đại nghị _ Phong trào đấu tranh giành hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội lên cao
3/ chính sách đối ngoại:
_ Với “ hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật” 1951,Nhật bản trở thành đồng minh của Mĩ nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở vùng Viễn Đông
_ Nhật bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mĩ ở Chau á - Thái Bình Dương
_ Dựa vào tiềm lực kinh tế,Nhật bản tìm cách xâm nhập để mở rộng thế lực, gây ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Đông Nam á
_ Là “ Đế quốc kinh tế”; bành trướng xâm nhập bằng kinh tế ở mọi nơi
Trang 16BÀI 4: QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI:
I/ HỘI NGHỊ IAAN TA VÀ VIỆC HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH:
1/ Bối cảnh:
_ Đầu năm 1945 cục diện chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn chót, nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh chấp trong nội bộ phe đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên 3 vấn đề bức thiết cơ bản cần giải quyết: 1 Việc nhanh chongs kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và Châu á _ Thái Bình Dương; 2 Việc tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh; 3 Việc phân chia khu vực chiếm đóng theo ché độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước tham gia chiến tranh chống phát xít
Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, họp ở I an ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945
2/ Những quyết định của hội nghị:
_Về việc kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và Châu á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản,nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu, Châu á - Thái Bình Dương và Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở Châu á - Thái Bình Dương sau khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu
_ Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức liên hợp quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh trật tự thế giới sau chiến tranh
_ Hội nghị đã đi đến thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu á
Trang 17+ ở Châu Âu quân đội Liên Xô sẽ chiếm đông Đức, Đông Béc lin và các nước Đông Âu do Liên Xô giải phóng Còn quân đội Mĩ , Anh ,Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béclin Italia và 1 số nước Tây Âu khác, vùng Đông Âu thuộc phạm
vi ảnh hưởng của Liên Xô , vùng Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Mĩ, trong đó áo, Phần Lan trở thành 2 nước trung lập
+ ở Châu á , hội nghị chấp nhận những điều kiện để đáp ứng việc Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật, bao gồm : 1- Bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ ; 2- Trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga- Nhật 1904, cụ thể : Trả lại Liên Xô miền nam đảo Xakha rin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này ; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên( Trung Quốc) và khôi phục việc Trung Quốc thuê cảng Lữ Thuận ( Trung Quốc) làm căn cứ hải quân ; trả lại Liên Xô đường sắt Xibi ri –Trường Xuân ; cùng sử dụng đường sắt Hoa Đông và đường sắt Nam Mãn _ Đại Liên ; 3- Liên Xô chiếm 4 đảo Cu Rin
+ Ngoài ra ba cường quốc cũng đã thoả thuận : Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, quân đội Liên Xõ chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên và quân đội Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới ; Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ; Trung Quốc tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp và Mĩ có quyền lợi ở Trung quốc ; các vùng còn lại của Châu á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
+ Những quyết định của hội nghị cấp cao Ianta tháng 2/1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 sau khi chiến tranh kết thúc thường gọi là Trật tự hai cực Ianta ( hai cực chỉ Mĩ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi nhr hưởng trên cơ sở thoả thuận Ianta )
Trang 18II/ MỤC ĐÍCH , NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI HIỆN NAY.
1/ hoàn cảnh ra đời :
_ Chiến tranh thế giới sắp kết thúc , phe phát xít sắp thất bại; các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng ginf giữ hoà bình , ngăn chặn những cuộc chiến tranh mới
_ Hội nghị Iantta 2/1945 giữa các vị đứng đầu ba cường quốc Liên Xô, Mĩ , Anh
đã nhất trí về sự cần thiết thành lập 1 tổ chức quốc tế để ginf giữ hoà bình , an ninh
và trật tự thế giới sau chiến tranh
_ Từ 25/4 đến 26/6/1945 , đại biểu 50 nước đã họp tại Xanph[ ranxixcô ( Mĩ) để thông qua hiến chương liên hợp quốc.Ngày 24/10/1945 phiên họp đầu tiên của Liên hợp quốc được triệu tập tại Luân Đôn và được coi là ngày chính thức thành lập Liên hợp quốc
2/ Mục đích:
Duy trì hoà bình và an ninh thế giới , thúc đẩy quan hệ hợp tác,hữu nghị giữa các nước , trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết và quyền bình đẳng giữa các quốc gia
3/ Nguyên tắc hoạt động:
_ Tôn trọng quyền bình đẳng của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc._ Tôn trọng oàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
_ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình
_ Phải có sự nhất trí của 5 cường quốc : Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc
_ Liên hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào