1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luan van bv đinh đình phú đức

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 854,5 KB

Cấu trúc

  • 1.5.3.2 Công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở (32)
  • 1.5.3.3 Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật (33)
  • 1.5.3.4 Công tác hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi (34)
  • 1.5.3.5 Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bổ trợ tư pháp (36)

Nội dung

Tổ chức và hoạt động của sở tư pháp. Đầy đủ nội dung nghiên cứu về tổ chức, hoạt động thanh tra của sở tư pháp, bất cập, nguyên nhân giải pháp. Tài liệu được chắc lọc số liệu, nội dung phong phú. Phân tích chuyên sâu về thực trạng, hoạt động của tổ chức tư pháp dưới góc nhìn pháp lý

Công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở

Quản lý nhà nước về PBGDPL và hoà giải ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sở Tư pháp Phổ biến, giáo dục pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và niềm tin đối với pháp luật cho các chủ thể được phổ biến, giáo dục thông qua việc truyền bá pháp luật cho các chủ thể ấy, từ đó nâng cao ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của chủ thể được phổ biến, giáo dục trên thực tế Hiểu theo nghĩa rộng thì PBGDPL là một hoạt động bao gồm rất nhiều công đoạn như xây dựng kế hoạch, “chương trình PBGDPL; triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình PBGDPL thông qua việc áp dụng các biện pháp, hình thức PBGDPL; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn kế hoạch” PBGDPL, nhằm phục vụ cho việc thực hiện PBGDPL.

Phổ biến, giáo dục pháp luật giữ một vị trí quan trọng trong đời sống, quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn phải gắn liền với hoạt động PBGDPL.

27 Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP.

28 Khoản 7 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP.

Muốn nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân thì PBGDPL là giai đoạn đầu tiên và là công cụ để đưa pháp luật đến gần hơn với người dân Sự ra đời của Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 do Quốc hội ban hành và kèm theo đó là Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động PBGDPL được tốt hơn. Đối với khái niệm về hoạt động hoà giải ở cơ sở, Luật hoà giải ở cơ sở năm

2013 quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này” 29 Theo đó, hòa giải ở cơ sở là hoạt động nhằm mục đích giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp từ đó giữ gìn, duy trì sự đoàn kết giữa các bên; góp phần hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Theo quy định của pháp luật thì Sở Tư pháp có trách “theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh” 30 Ngoài ra, Sở Tư pháp còn phải “hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại địa phương” 31

Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật

chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì xử phạt vi phạm hành chính là “hoạt động của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử phạt, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính” 32 Việc áp dụng các biện pháp xử phạt và cưỡng chế phải căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành.

29 Khoản 1 Điều 2 Luật số 35/2013/QH13: Luật hoà giải ở cơ sở.

30 Khoản 8 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP.

31 Khoản 8 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP.

32 Khoản 2 Điều 2 Luật số 67/2020/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ thì trong quá trình thi hành pháp luật về XLVPHC nếu phát hiện các quy định về XLVPHC chồng chéo, không phù hợp thì UBND cấp tỉnh phải “kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp” Đồng thời, Sở Tư pháp thực hiện “phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về XLVPHC thuộc phạm vi quản lý của địa phương và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về XLVPHC để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC tại Bộ Tư pháp” 33

Thứ hai, về công tác theo dõi thi hành pháp luật Sở Tư pháp tham mưu, giúp

UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác TDTHPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh và Bộ Tư pháp tại địa phương Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư phápTDTHPL trong lĩnh vực được phân công, thực hiện báo cáo về tình hình thi hành pháp luật và gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo với UBND cấp tỉnh Ngoài ra, Sở Tư pháp phải “tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với UBND cấp tỉnh và Bộ Tư pháp” 34

Công tác hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi

Hoạt động đăng ký hộ tịch nhằm mục đích tạo ra một nguồn dữ liệu cho việc biên soạn các số liệu thống kê quan trọng, phục vụ cho hoạt động thống kê dân số của Nhà nước, đồng thời tạo ra một hệ thống pháp luật để nhằm thiết lập và bảo vệ các quyền dân sự của công dân

Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch ở nước ta hiện nay được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Nghĩa là sẽ có một cơ quan chuyên ngành cùng cấp có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý có thẩm quyền chung của một cấp hành chính thực hiện việc quản lý hộ tịch tương ứng với từng cơ quan có thẩm quyền chung. Đối với vấn đề về quốc tịch, dựa vào các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 - sửa đổi bổ sung năm 2014 có thể hiểu quốc tịch là một mối quan hệ pháp lý, có tính chất gắn bó lâu dài, ổn định, bền vững giữa một công dân với một chính

33 Khoản 25 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP.

34 Khoản 5 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP. quyền nhà nước nhất định và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân đối với chính quyền đó Ngoài ra, quốc tịch còn được hiểu là tổng thể các “quy phạm pháp luật, điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh” trong các điều kiện: có, mất, tước, trở lại, hủy, thôi quốc tịch Đây là chế định cơ bản của Luật quốc tịch về địa vị pháp lý của công dân, để một cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước thì đây là tiền đề pháp lý bắt buộc. Đối với vấn đề nuôi con nuôi, căn cứ vào Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì nuôi con nuôi là việc cá nhân nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con, kể từ thời điểm các bên thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi, khi mà các bên đã trở thành cha mẹ nuôi và con nuôi của nhau thì sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và ngược lại của con đối với cha mẹ Việc nuôi con nuôi có ý nghĩa nhằm bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được nhận sự nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội đồng thời bảo đảm cho người nhận nuôi con nuôi được nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc khi già yếu, ốm đau, tàn tật Việc nuôi con nuôi phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Hiện nay, tình trạng khó khăn trong làm thủ tục nhận nuôi con nuôi luôn là những rào cản cho những cặp vợ chồng muốn nhận nuôi con trong bối cảnh việc nhận nuôi con nuôi ở nước ta diễn ra khá phổ biến Khi công dân Việt Nam chưa tìm được ai phù hợp để nhận làm con nuôi mặc dù đã đủ các điều kiện để nhận con nuôi và có mong muốn, nguyện vọng nhận con nuôi thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký nhu cầu nhận con nuôi tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú hợp pháp Nếu Sở Tư pháp tìm được trẻ em đáp ứng đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi theo quy định thì Sở Tư pháp sẽ giới thiệu đến UBND cấp xã, phường nơi trẻ em được nhận làm con nuôi đó thường trú để xác minh, xem xét và giải quyết.

Theo quy định của pháp luật, Sở Tư pháp có nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh

“chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi trên địa bàn” Trong việc quản lý về hộ tịch, Sở Tư pháp giúp UBND cấp tỉnh thực hiện việc “quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch Trong công tác quản lý và đăng ký nuôi con nuôi,

Sở Tư pháp có quyền thẩm định hồ sơ, trình UBND cấp tỉnh giải quyết các việc về nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh” 35 Ngoài ra, Sở Tư pháp có trách

35 Khoản 10 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP. nhiệm “giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND cấp tỉnh” 36

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bổ trợ tư pháp

Mặc dù hiện nay chưa có một văn bản luật chuyên biệt nào quy định chi tiết, giải thích cụ thể khái niệm bổ trợ tư pháp là gì Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì “công tác bổ trợ tư pháp của Sở Tư pháp sẽ bao gồm các hoạt động: Luật sư và tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; hoà giải thương mại; trọng tài thương mại; thừa phát lại” 37

Thứ nhất, về hoạt động luật sư và tư vấn pháp luật

Luật sư là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, qua đó nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội Hiện nay luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình Luật sư sẽ giúp đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra đúng pháp luật, giúp đỡ các cơ quan này với tư cách là người hiểu biết pháp luật Mọi người dân trên mọi vùng miền phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật nhằm đảm bảo pháp luật được nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và tất cả các ngành.

Trong một xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, khi ngày càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập thì những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày theo đó mà tăng lên Vì vậy tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, đáng tin cậy cho mọi hoạt động trong đời sống - xã hội.

Hoạt động tư vấn pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay, tư vấn pháp luật nhằm mục đích giúp cho các chủ thể được tư vấn nâng cao hiểu biết về pháp luật và có sự vận dụng linh hoạt để áp dụng pháp luật vào thực tế Từ đó đảm bảo cho các chủ thể này thực hiện những việc làm đúng với quy định của pháp luật Dù vậy, đây là điều mà không phải ai cũng có thể làm được.

Sở Tư pháp có vai trò quan trọng trong việc thành lập và trong quá trình hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư Theo quy định của pháp luật, “Sở Tư pháp có

36 Khoản 10 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP.

37 Khoản 1 Điều 1 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP. thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư, cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư đối với luật sư là cá nhân cũng như có thẩm quyền thu hồi những giấy tờ này trong trường hợp luật định Đồng thời, Sở Tư pháp cũng có nhiệm vụ “cung cấp các thông tin cần thiết về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, đề xuất với UBND cấp tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển các tổ chức này cũng như hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương” 38

Thứ hai, về hoạt động công chứng

Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 thì “công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” 39

Công chứng nhà nước do công chứng viên thực hiện, là hoạt động mang tính chất công “Hoạt động công chứng là hoạt động dịch vụ công, công chứng viên có nhiệm vụ giúp cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ bằng các biện pháp pháp lý, hoạt động công chứng ở nước ta do nhà nước quản lý về tổ chức Hoạt động công chứng là hoạt động hỗ trợ tư pháp, cung cấp chứng cứ cho hoạt động” tư pháp, khác với hoạt động của cơ quan tư pháp có chức năng thực thi công quyền Phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng đã có một vị thế mới.

Hoạt động chứng nhận của cơ quan thực hiện công chứng “nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế và các quan hệ xã hội khác, có tác dụng hạn chế, phòng ngừa các tranh chấp và vi phạm” pháp luật Ngoài ra, sự hiện diện của công chứng viên, người có trình độ chuyên môn hiểu biết pháp luật chứng nhận các bên đưa ra những điều khoản đúng pháp luật đã giúp nâng cao giá trị thi hành đối với các bên giao kết, hiệu lực của văn bản công chứng cũng nhờ đó mà có giá trị cao Văn bản công chứng giúp cá nhân, tổ chức được hưởng những quyền lợi và buộc họ phải tự nguyện thi hành những nghĩa vụ đã được văn bản công chứng xác nhận mà không cần phải thông qua phán xét của Tòa án.

38 Khoản 14 Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP.

39 Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014.

Hoạt động công chứng nhà nước góp phần hỗ trợ tích cực để Nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động giao dịch với tư cách là hoạt động dịch vụ công mà không phải là hoạt động quản lý nhà nước “Bản chất của việc công chứng bao gồm việc yêu cầu chứng nhận và việc chứng nhận Quá trình diễn ra giữa chủ thể chứng nhận và các chủ thể yêu cầu chứng nhận cùng hoạt động chung nhằm mục đích phản ánh chính xác nội dung sự việc” chính là hoạt động công chứng Thông qua những vai trò của mình, có thể thấy công chứng chính là một hoạt động BTTP, với nghĩa hẹp là bổ trợ cho hoạt động xét xử của tòa án, với nghĩa rộng là góp phần duy trì trật tự xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Sở Tư pháp có trách nhiệm “đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; thực hiện đăng ký hành nghề và cấp, cấp lại thẻ công chứng viên, quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng, xóa đăng ký hành nghề, thu hồi thẻ công chứng viên; quản lý tập sự hành nghề công chứng theo quy định pháp luật” 40 Đối với Phòng công chứng, Sở Tư pháp có nhiệm vụ “trình UBND cấp tỉnh đề án thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; trình UBND cấp tỉnh cho phép thành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng theo quy định pháp luật” 41 Đối với Văn phòng công chứng, Sở

Tư pháp thực hiện “cấp, cấp lại, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng: ghi nhận thay đổi danh sách công chứng viên là thành viên hợp danh và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng; cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng” 42

Bên cạnh đó Sở Tư pháp cũng giúp UBND cấp tỉnh “xây dựng cơ sở dữ liệu và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về công chứng; tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chức và ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm đối với trường hợp địa phương chưa thành lập Hội công chứng viên; chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác

40 Điều 70 Luật Công chứng năm 2014.

41 Khoản 1, 2 Điều 70 Luật Công chứng năm 2014.

42 Điều 23 Luật Công chứng (Luật số: 53/2014/QH13) ngày 20/6/2014. tiếp nhận hồ sơ công chứng trong trường hợp giải thể Phòng công chứng hoặc chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng” 43

Thứ ba, về hoạt động giám định tư pháp

Giám định tư pháp là “việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp” 44 Giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án và là hoạt động được thực hiện bởi chuyên gia Trưng cầu giám định là một trong những cách thức mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng để thu thập chứng cứ.

Ngày đăng: 04/08/2023, 21:49

w