Bản tin công thương 15-2-2012

16 396 0
Bản tin công thương 15-2-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bản tin công thương 15-2-2012

BẢN TIN CÔNG THƯƠNG (Ngày 15 tháng 2 năm 2012) TIN TỨC - SỰ KIỆN 2 1. CPI tháng 2 có thể tăng khoảng 1,5% 2 2. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: “Giấc mơ”chưa thành hiện thực . .2 3. Hàng nhái, hàng loạn giá cản trở hàng nội phát triển 3 Phần 1: Tin công nghiệp 3 ĐIỆN LỰC 3 4. Lương sai, giá điện có đúng không? 3 5. Hà Nội nguy cơ cắt điện luân phiên: Điện thừa, vốn thiếu 4 6. Kiên Giang: Giá điện ở các xã đảo cao nhất 9.600 đồng/kWh 4 7. Hà Tĩnh: Nhà máy điện thiếu . dây truyền tải .5 DẦU KHÍ 5 8. Bộ Tài chính cân nhắc giảm thuế nhập khẩu gas .5 9. Hà Nội: Khó kiểm soát giá gas 5 10.Bà Rịa - Vũng Tàu: Nóng vi phạm kinh doanh xăng dầu 6 CƠ KHÍ - HÓA CHẤT .6 11.Ure – chủng loại phân bón chủ yếu nhập khẩu trong năm 2011 6 DỆT MAY – DA GIÀY 7 12.Ngành da giày: Sống dở, chết dở vì lao động 7 13.Hàng dệt may, giày dép xuất sang Trung Quốc tăng mạnh .7 Ô TÔ – XE MÁY 8 14.Hà Nội: Xe ga giảm giá mạnh 8 CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG VÀ CHẾ BIẾN .8 15.Tăng cường kiểm tra, kiểm định rau quả xuất sang EU .8 16.Không chạy đua xuất khẩu gạo giá thấp 8 17.Hiệp hội tiêu khuyến cáo doanh nghiệp cẩn thận 9 18.Mức cộng giá cà phê Việt Nam sẽ giảm 10 CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG 11 19.Đắk Lắk nâng lượng cà phê chế biến sâu lên 15% 11 QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP - ĐIỂM CÔNG NGHIỆP 11 20.Hà Nội: Khu công nghệ cao Hòa Lạc gặp khó về thu hút đầu tư .11 Phần 2: Tin Thương mại 11 XUẤT NHẬP KHẨU .11 21.Hàng Việt có uy tín tại các thị trường xuất khẩu .11 22.Xuất khẩu cao su khởi sắc trở lại .12 23.Xuất khẩu dầu thô tháng 1 thu về 526 triệu USD 12 24.Đầu năm, xuất khẩu nông sản giảm .12 1 THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC .13 25.Giá thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu giảm 13 26.Thị trường bán lẻ miền Đông nhiều tiềm năng 13 XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 14 27.Doanh nghiệp tìm cơ hội xuất khẩu online 14 28.Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Marốc 14 QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 15 29.Tình trạng tăng giá trục lợi tăng mạnh .15 DOANH NGHIỆP - THƯƠNG HIỆU 15 30.Nhộn nhịp nhượng quyền thương hiệu 15 31.Tìm hướng phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam 16 TIN TỨC - SỰ KIỆN CPI tháng 2 có thể tăng khoảng 1,5% NDHMoney dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2sẽ tăng khoảng 1,5% so với tháng 1. Nhóm có khả năng tác động mạnh nhất đến CPI tiếp tục là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, trong đó CPI thực phẩm có mức tăng cao do tác động từ tăng giá thịt bò, lợn, gia cầm, thủy sản và một số loại rau, quả tiêu dùng nhiều dịp Tết. Tuy nhiên, chỉ số giá lương thực không có nhiều biến động, thậm chí có thể giảm nhẹ so với tháng trước. Ăn uống ngoài gia đình, theo quy luật vào dịp Tết tiếp tục có mức tăng khá cao. Trong khi đó, giá các mặt hàng như rượu, bia, bánh kẹo; hàng thời trang; sản phẩm giải trí (đồ chơi các loại) tiếp tục tăng. Một diễn biến bất thường khác là giá điện năm nay không chờ đến đầu tháng 3 mà đã được cho phép tăng từ trong năm 2011. Do điều chỉnh lùi lại so với thời điểm hiệu lực vì đặc thù sử dụng trước, thanh toán sau nên đến tháng này việc tăng giá điện mới tác động lớn đến CPI. Cũng trong tháng, giá gas thế giới tăng mạnh đã tác động đến mặt bằng giá trong nước. (NDHMoney.vn 14/2) Về đầu trang Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: “Giấc mơ”chưa thành hiện thực Chủ trương phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta đã được ngành chức năng đề cập tới cả thập kỷ nay. Song, "giấc mơ" nội địa hóa lại không dễ thực hiện dù không ít cơ hội, nhất là với ngành công nghiệp ô tô. Sau hơn 15 năm kể từ ngày hoạt động, tỷ lệ nội địa hóa của các liên doanh ô tô trong nước thấp hơn nhiều so với mức 30-38% mà các doanh nghiệp này đã cam kết. Bên cạnh nguyên nhân do các doanh nghiệp thiếu nỗ lực, thì chính sách không ổn định, thiếu nhất quán và thiếu giám sát của ngành chức năng đã khiến tỷ lệ nội địa hóa dường như bị bỏ ngỏ. Các chuyên gia cho rằng, nếu phân loại theo quá trình hình thành sản phẩm, nhà sản xuất thành phẩm sẽ đặt hàng với các nhà 2 cung cấp các bộ phận để hoàn thiện sản phẩm đó. Nhưng, đối tượng này lại là khách hàng của các nhà chế tạo linh kiện. Như vậy, rõ ràng trong quy trình sản xuất này có nhiều khoảng trống để doanh nghiệp trong nước tham gia. Theo quy trình, một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh được cấu thành bởi hàng nghìn chi tiết. Vấn đề là các doanh nghiệp nội chỉ nên chọn một vài chi tiết để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thay vì có được một sản phẩm nội địa hóa hoàn toàn . Đánh giá về mức độ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta, chuyên gia của một tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản cho rằng, về tỷ lệ nội địa hóa, Việt Nam vẫn đứng sau một số quốc gia trong khu vực và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm cùng loại với các nước trong khu vực nói riêng, của thế giới nói chung. Theo Bộ Công Thương, mặc dù tiềm năng phát triển công nghiệp phụ trợ còn lớn, nhưng để tăng tỷ lệ nội địa hóa, ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài đầu tư, sản xuất, trên cơ sở có những cơ chế thông thoáng và hiểu được điều đối tác cần. (Hà Nội Mới 15/2)Về đầu trang Hàng nhái, hàng loạn giá cản trở hàng nội phát triển Sau hơn hai năm thực hiện, đến nay cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình trạng hàng nhái, loạn giá . của chính nhãn mác "Made in Vietnam" lại đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trên thị trường, nạn hàng nhái mác "Made in Vietnam" đang có dấu hiệu gia tăng. Nhiều chiêu "lách" tinh vi mang tính chộp giật đã xuất hiện ở không ít cửa hàng và tình trạng yếu kém trong quản lý của cơ quan chức năng ngày càng lộ rõ… Thực tế cho thấy, những mặt hàng nào bán chạy, thì khả năng bị nhái càng cao. Khi người tiêu dùng trong nước quan tâm đến hàng may mặc nội xuất khẩu, thì nhiều điểm bán hàng nhái mẫu mã, có nơi còn bán hàng có xuất xứ từ Trung Quốc trà trộn vào với hàng Việt. Thậm chí, có mã hàng là của thương hiệu khác đã được nhãn "Made in Vietnam" dán đè lên. (Hà Nội Mới 15/2)Về đầu trang Phần 1: Tin công nghiệp ĐIỆN LỰC Lương sai, giá điện có đúng không? Trong khi tổng quỹ tiền lương của ngành điện hiện chiếm tới 5,5% tổng giá thành sản xuất kinh doanh điện thì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: Lương sai liệu giá điện có đúng? Mặc dù khẳng định mức thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên ngành điện thuộc mức trung bình và đã thực hiện chính sách tiền tệ, thu nhập theo quy định của Nhà nước, song, Trưởng đoàn Thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Tiến Tùng cũng 3 đã chỉ rõ những tồn tại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc áp định mức lao động chưa phù hợp. Một vấn đề được nhiều người quan tâm là thu nhập bình quân của lao động ngành điện liên tục tăng cao, kể cả năm 2010 tăng 5,46% so với năm 2009, trong khi đây lại là năm ngành điện kinh doanh thua lỗ. Điều này liệu có ảnh hưởng tới giá điện mà người tiêu dùng đang phải chi trả không? Lý giải mức tăng này vẫn còn thấp hơn so với thực tế cho phép, ông Phạm Minh Huân cho rằng, lương ngành điện đang tính theo điện thương phẩm. Năm 2010 giá điện vẫn tăng so với 2009 là 14,51%, nếu đơn giá giữ nguyên thì tự động lương cũng sẽ tăng 14,51%. Nhưng vì cơ chế đã được Chính phủ cho phép, thì có 2 yếu tố, thứ nhất là bây giờ mức sản lượng điện chỉ được thực hiện 95%. Yếu tố thứ hai nữa là bản thân EVN nếu mà đạt được sản lượng ấy thì phải tăng thêm người. Đại diện Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho rằng, những tồn tại trong việc tính toán lương, phân phối lương mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố, EVN sẽ phải khắc phục trong thời gian sớm nhất. Để bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh điện minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng được tất cả những chi phí của ngành điện trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình thì vấn đề tiền lương cũng phải đúng quy định của Nhà nước. Theo đó, tất cả những vấn đề liên quan đến lương của EVN đều được xem xét trong quá trình sản xuất kinh doanh điện của năm 2010, 2011 và các năm tiếp theo. (Đại Biểu Nhân Dân 15/2) Về đầu trang Hà Nội nguy cơ cắt điện luân phiên: Điện thừa, vốn thiếu Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2012 sẽ xảy ra nghịch lý: Cả nước đủ điện, nhưng Hà Nội nguy cơ bị cắt điện luân phiên. Nguyên nhân do mặt bằng và thiếu vốn đầu tư các dự án cải tạo, xây mới hệ thống điện đang bế tắc. Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) Nguyễn Anh Tuấn, Hà Nội là đơn vị đặc thù so với các nơi khác. Bởi vì, phụ tải về quản lý tiêu dùng, sinh hoạt lớn (chiếm tới 56% tổng lượng điện tiêu thụ toàn thành phố) nên khi thời tiết nắng nóng, quá tải sẽ buộc phải áp dụng cắt điện luân phiên. “Với mức tăng trưởng sử dụng điện dưới 10%, nếu thời tiết mát mẻ như năm 2011, tổng công ty có thể đáp ứng được. Trường hợp lượng điện sử dụng tăng đột biến và các công trình nâng cấp lưới điện không thực hiện đúng tiến độ đề ra, khả năng Hà Nội phải cắt điện luân phiên là có thực”- ông Tuấn nói. (Tiền Phong 14/2)Về đầu trang Kiên Giang: Giá điện ở các xã đảo cao nhất 9.600 đồng/kWh Tỉnh Kiên Giang vừa ban hành giá bán lẻ điện và tăng giờ phát điện trên địa bàn huyện đảo Kiên Hải, một số xã đảo thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc được áp dụng từ 1/3. Về sử dụng điện sinh hoạt, theo quyết định: 4 50kWh cho hộ nghèo, giá bán 2.000 đồng/kWh; tất cả các mức sử dụng của hộ bình thường và từ kWh 51 trở lên đối với hộ nghèo, giá bán 3.260 đồng/kWh; đối tượng hành chính, sự nghiệp, giá bán 5.000 đồng/kWh; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 9.600 đồng/kWh. (Lao Động 14/2)Về đầu trang Hà Tĩnh: Nhà máy điện thiếu . dây truyền tải Tháng 11/2011, tại Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đã lắp đặt thành công stator máy phát tổ máy 2 Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Đây là dự án nhiệt điện có tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỉ USD do Tập đoàn Dầu khí (PVN) làm chủ đầu tư. Dự kiến nhà máy này sẽ phát điện trong năm 2012. Tuy nhiên, mới đây ông Nguyễn Mạnh Hùng, tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT - thuộc EVN), lại cảnh báo Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng này ngay cả khi hoàn thành đúng tiến độ cũng có nguy cơ . nằm đó, không thể phát điện bởi không có đường dây truyền tải. (Tuổi Trẻ 14/2)Về đầu trang DẦU KHÍ Bộ Tài chính cân nhắc giảm thuế nhập khẩu gas Ngày 14/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Bộ Tài chính đang cân nhắc đến đề xuất giảm thuế nhập khẩu gas (LPG). Trước khi Hiệp hội gas có đề xuất giảm thuế nhập khẩu mặt hàng gas, Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã có tờ trình về vấn đề này từ rất sớm, nhưng phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau. Việc giảm thuế nhập khẩu gas phải đặt trong bối cảnh điều hành giá chung, cân nhắc tác động giữa giá gas và giá các mặt hàng khác. (TTXVN 14/2)Về đầu trang Hà Nội: Khó kiểm soát giá gas Ngày 14/2, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Từ ngày 8/2 đến nay, qua kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết mặt hàng gas trên địa bàn thành phố cho thấy, việc quản lý giá gas trên thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Tổng số cửa hàng được kiểm tra là 43; trong đó 24 cửa hàng chấp hành đúng các quy định của pháp luật; 16 cửa hàng không còn tồn tại trên thực tế và 3 cửa hàng vi phạm, gồm: cửa hàng kinh doanh gas tại 323 đường Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm và cửa hàng 49 Mai Dịch, Cầu Giấy không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas, cửa hàng 605 Giải Phóng kinh doanh gas không thực hiện niêm yết giá theo quy định. Đối với ba cửa hàng vi phạm này, lực lượng chức năng hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định. Tuy vậy, việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường nhằm tránh việc lợi dụng đầu cơ tăng giá, gây xáo trộn trên thị trường (mặt dù theo đúng chức năng) cũng mới kiểm soát được phần “ngọn”. Việc kiểm tra 5 này cũng chỉ dừng ở các đại lý được công ty kinh doanh gas bán buôn còn các cửa hàng bán lẻ tới tay người tiêu dùng chưa thể kiểm soát được. Bởi theo quy định hiện nay, Nhà nước không bắt buộc các công ty phải đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ gây khó khăn cho lực lượng quản lý thị trường xác định giá bán lẻ thế nào cho hợp lý. Nên cơ quan này chỉ kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. (Báo Tin Tức 14/2)Về đầu trang Bà Rịa - Vũng Tàu: Nóng vi phạm kinh doanh xăng dầu Thế giới qua, mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra và mạnh tay xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên, tình trạng vi phạm so với trước đây không những không giảm mà còn có phần tăng cao, phổ biến ở khắp nơi, mọi địa bàn và thủ đoạn cũng ngày một tinh vi hơn. Từ đầu năm tới nay, lực lượng chức năng phát hiện 5 vụ vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, trong đó có 2 vụ gian lận về đo lường, đáng nói, sai số đo lường tại 2 trụ này cao gấp 5-10 lần so với mức quy định. Trước đó, cuối năm 2011, lực lượng Quản lý thị trường cũng đã phát hiện nhiều vụ vi phạm. Theo bà Trần Thị Hường – Giám đốc Sở Công Thương, các doanh nghiệp có những thủ đoạn tinh vi và tìm mọi cách để đối phó nên công tác kiểm tra, phát hiện gian lận kinh doanh xăng dầu rất khó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm ngày càng nhiều là do công tác quản lý có phần buông lỏng. Bên cạnh đó, mức xử phạt còn thấp. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 15/2) Về đầu trang CƠ KHÍ - HÓA CHẤT Ure – chủng loại phân bón chủ yếu nhập khẩu trong năm 2011 Năm 2011, Việt Nam đã chi trên 1,7 tỷ USD để nhập khẩu phân bón các loại, với 4,2 triệu tấn, tăng cả về lượng và trị giá so với năm trước, tăng 21,1% và 46,6%. Trong số chủng loại phân bón nhập khẩu về trong năm 2011, thì phân Ure là chủng loại được nhập khẩu nhiều nhất với 1,1 triệu tấn chiếm 26,5% tỷ trọng, trị giá 442,2 triệu USD, tăng 14,52% về lượng và tăng 39% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Chủng loại được nhập khẩu nhiều về đứng thứ hai trong năm là phân Kali với trị giá 449,8 triệu USD, tương đương 947,4 nghìn tấn, tăng 44,22% về lượng và tăng 69,12% về trị giá so với năm 2010. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng về lượng là chủng loại phân SA với 891,2 nghìn tấn, trị giá 200,6 triệu USD, tăng 30,48% về lượng và 105,83% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. (Vinanet 14/2)Về đầu trang 6 DỆT MAY – DA GIÀY Ngành da giày: Sống dở, chết dở vì lao động Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều doanh nghiệp ngành da giày đang “sống dở, chết dở” vì khủng hoảng lao động. Diễn Đàn Doanh Nghiệp đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Khánh - Tổng thư ký Hội da giày Thành phố Hồ Chí Minh (SLA) xung quanh vấn đề này. Theo ông Khánh, thời điểm này, số lao động của các doanh nghiệp da giày Thành phố Hồ Chí Minh thiếu trên khoảng 15% - 20%. Tình hình chung là năm nào cũng vậy, cứ sau tết là các doanh nghiệp bị thiếu hụt lao động, nhiều công nhân không quay trở lại Công ty làm việc. Nguyên nhân của tình trạng trên vẫn là do thu nhập của công nhân ngành da giày còn thấp dù hiện mức lương đã tăng dần, mức 3 triệu đồng/tháng cũng khá phổ biến. Ông Khánh đang lo nếu năm 2012 này, các doanh nghiệp không bảo đảm nổi thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng thì việc thiếu lao động sẽ trầm trọng hơn. Nguyên nhân chính của thu nhập thấp vẫn là do doanh nghiệp da giày Việt Nam chủ yếu làm gia công, giá gia công chiếm chỉ khoảng 5% toàn bộ giá trị của sản phẩm, chủ doanh nghiệp còn phải chi rất nhiều khoản nên mức thu nhập của lao động rất khó tăng cao. Ngoài ra, do là ngành chạy theo thời gian của hợp đồng nên hay phải làm thêm giờ cho kịp thời hạn hợp đồng, giờ giấc làm việc không ổn định cũng gây thêm khó thu hút lao động. Ông Khánh cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đều còn đơn hàng làm hết quý 1/2012, có doanh nghiệp làm hết quý 2, nhiều doanh nghiệp đã ký được thỏa thuận cho các tháng sau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh là đơn hàng của những tháng đầu năm 2012 có suy giảm trung bình 10 - 20% so với năm 2011. Tuy nhiên, theo ông Khánh thì không nên quá bi quan vì những doanh nghiệp lớn là khá ổn, chỉ lo nhất là các doanh nghiệp nhỏ rất khó ký được đơn hàng, kéo theo mức lương người lao động khó tăng, và nguy cơ thiếu hụt lao động tiềm ẩn. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 15/2)Về đầu trang Hàng dệt may, giày dép xuất sang Trung Quốc tăng mạnh Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may, giày dép của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1/2012 tăng cao, trong khi giảm ở hầu hết các thị trường chính. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 1/2012, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ và giày dép đạt 544 triệu đô la Mỹ, giảm lần lượt là 12,2% và 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với hàng may mặc, kim ngạch xuất khẩu sang ba thị trường chính là Mỹ (đạt 559 triệu đô la Mỹ, giảm 12,3%), Liên minh châu Âu (EU) (đạt 186 triệu đô la Mỹ, giảm 21,2%; triệu đô la Mỹ), và Nhật Bản (đạt 124 triệu đô la Mỹ, giảm 7,7%) đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc lại tăng cao, đạt 14,3 triệu đô la Mỹ, 7 tăng 71,7%. Đối với giày dép, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường chính EU đạt 215 triệu đô la Mỹ, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường khác đều tăng nhẹ và tăng mạnh đối với thị trường Trung Quốc. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 145 triệu đô la Mỹ, tăng 4,2%, sang Nhật Bản đạt 32 triệu đô la Mỹ, tăng 2,8%, sang Trung Quốc đạt 28 triệu đô la Mỹ, tăng 72%. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 14/2)Về đầu trang Ô TÔ – XE MÁY Hà Nội: Xe ga giảm giá mạnh Thời điểm này, hầu hết các loại xe ga đang giảm mạnh nhưng rất ít khách hàng đến mua xe. Tại các HEAD của Honda ở Hà Nội, giá xe ga đều thấp hơn mức giá đề xuất của nhà máy. Honda Vision có giá hãng thông báo là là 28,5 triệu, song giá bán tại các HEAD ở Lê Văn Lương chỉ là 26,2 – 26,5 triệu đồng. Hầu hết các mẫu xe khác của Honda như: PCX, SH, Nouvou…cũng đồng loạt giảm từ 5-10 triệu đồng. Cũng không tránh khỏi tình trạng đó, hàng loạt các mẫu xe ga của nhiều thương hiệu lớn là Yamaha, Suzuki, SYM… cũng đang giảm giá mạnh để câu kéo “thượng đế”. (Phunutoday.vn 14/2) Về đầu trang CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG VÀ CHẾ BIẾN Tăng cường kiểm tra, kiểm định rau quả xuất sang EU Ngày 14/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành công điện với nội dung tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với rau, quả xuất sang EU. Thời gian gần đây, nhiều lô hàng rau, quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU) bị thông báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật do nhiễm vi sinh vật và một số dịch hại. Tổng vụ sức khỏe và Người tiêu dùng của Ủy ban châu Âu thông báo kể từ ngày 15/1/2012 nếu phát hiện thêm năm trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam. Nếu bị cấm nhập khẩu thì uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (Đại Biểu Nhân Dân 15/2) Về đầu trang Không chạy đua xuất khẩu gạo giá thấp Dù hợp đồng thương mại xuất khẩu gạo đang thiếu trầm trọng, song ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định, Việt Nam sẽ không hạ giá để chạy đua xuất khẩu gạo giá thấp, mà hướng vào xuất khẩu gạo cao cấp. Theo ông Huệ, hiện tại, hợp đồng xuất khẩu gạo 8 năm nay vẫn còn 1,25 triệu tấn, tương đương mức cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, đây là lượng hợp đồng tập trung, được chuyển giao từ cuối năm 2011, thời hạn thực hiện giao hàng trong quý III/2012, trong khi các hợp đồng giao hàng trong quý I và quý II lại rất thiếu, nhất là các hợp đồng thương mại. Tháng 1/2012, xuất khẩu gạo chỉ đạt 280.000 tấn, giảm hơn 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Khó khăn này xuất phát từ nhu cầu thị trường yếu, hợp đồng giao hàng hạn chế. Thêm vào đó, cạnh tranh xuất khẩu gạo cũng rất gay gắt. Thời gian gần đây, Ấn Độ, Pakistan xuất khẩu gạo với giá thấp, trong khi gạo nước ta vẫn duy trì ở mức cao. Trong khi đó, sản lượng lúa gạo trong nước dự báo rất dồi dào, bởi tồn kho 5 năm gần đây tăng liên tiếp. Do đó, dự báo tiêu thụ lúa gạo vụ Đông - Xuân sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông Huệ cho biết thêm, trong bối cảnh hợp đồng khan hiếm hiện nay, phá giá trong xuất khẩu gạo là chuyện thường xảy ra. Chúng ta khó khắc phục triệt để tình trạng này, nhưng VFA cố gắng hạn chế bằng nhiều giải pháp, trong đó có việc đưa ra giá sàn xuất khẩu. Nhu cầu gạo của thị trường Trung Quốc rất lớn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phía Trung Quốc trước đây đề nghị Việt Nam cung cấp khoảng 500.000 tấn gạo/năm, nhưng các doanh nghiệp lương thực Việt Nam chưa quan tâm lắm, do phụ thuộc nhiều vào hợp đồng Chính phủ. Theo nhận định của ông Huệ, công tác xúc tiến thương mại của Hiệp hội thời gian qua rất yếu kém. Tuy nhiên, hầu hết thị trường đều bị khống chế bởi các công ty đa quốc gia. Tất cả tập đoàn đa quốc gia đều có mặt tại Việt Nam, vì vậy, chúng ta phải dựa vào các hợp đồng tập trung, nếu không sẽ bị ép bán với giá rẻ. Riêng về thị trường Trung Quốc, Hiệp hội đã tổ chức một số triển lãm, hội thảo và thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo sang Trung Quốc trong quý I/2012 để tăng xuất khẩu gạo sang thị trường này. (Đầu Tư 14/2)Về đầu trang Hiệp hội tiêu khuyến cáo doanh nghiệp cẩn thận Trong thời điểm đầu vụ tiêu hiện nay, có nhiều phân tích, dự báo cho rằng giá tiêu sắp tới sẽ đi xuống. Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam không nghĩ vậy và khuyến cáo doanh nghiệp và nông dân nên cẩn thận trong giao dịch với nước ngoài để tránh bị lỗ. Trong chuyến công tác ở tỉnh Bình Phước vào ngày 14/2, ông Trần Đức Tụng - Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, giá tiêu đen đang có mức giá 115.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 15% so với thời điểm đầu vụ năm ngoái. Theo ông Tụng, khởi điểm vụ thu hoạch với giá cao cộng với yếu tố dự báo nguồn cung thế giới trong năm nay hạn hẹp sẽ khiến giá hồ tiêu từ tháng 7, tháng 8 trở đi tăng mạnh. “Tuy nhiên, các sàn giao dịch hồ tiêu trên thế giới lại đang cung cấp thông tin ngược chiều, đồng thời giá tiêu giao tháng 6 lại thấp hơn giá hiện tại, tạo nên mối lo không bán ra thì giá sẽ xuống. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tính kỹ, sẽ bị bẫy bởi 9 thông tin trên”, ông nói. Trên thế giới hiện có Ấn Độ và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu tiêu lớn nhất đang thu hoạch. “Các nhà đầu cơ muốn dựa vào thông tin trên để làm giá xuống, mua gom để đến giữa năm, tiêu khan hiếm giá bắt đầu tăng thì họ tung hàng ra để bán”, ông nói thêm. Hiệp hội cho biết, mặt hàng tiêu của Việt Nam được xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Châu Âu (40%) và Châu Á (40%). Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 1 năm nay đạt 3.435 tấn với kim ngạch 24 triệu đô la Mỹ, giảm khoảng 28% về lượng nhưng tăng 3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 14/2)Về đầu trang Mức cộng giá cà phê Việt Nam sẽ giảm Theo tin từ Reuters, mức cộng giá cà phê trên thị trường châu Á chắc chắn sẽ giảm trong tuần này, sau khi giá kỳ hạn tại London gần đây tăng. Trên thị trường xuất hiện tin đồn Việt Nam có thể mua tạm trữ cà phê để hỗ trợ giá, song việc người bán ở châu Á giảm mức giá cộng khi mà dự trữ robusta ở kho chứa ở Liffe giảm 46% trong từ mức 417.420 tấn hôm 11/7/2011 xuống chỉ 227.170 tấn hiện nay cho thấy người tiêu dùng nhận thức rằng nguồn cung đang dồi dào ở nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Cà phê robusta loại 2, 5% đen, vỡ tại châu Á hiện giá sắp ngang bằng với hợp đồng kỳ hạn tại London, trong khi chỉ một tuần trước đây mức cộng lên tới 40 đô la. “Về mặt kinh tế, họ (người bán cà phê) có thể không an tâm găm hàng trong kho dự trữ, bởi dự trữ quá hiều sẽ tạo áp lực lên giá cả khi mà cuối cùng thì lượng dự trữ nào cũng phải tung ra”, nhà phân tích Lynette Tan, thuộc hãng Phillip Futures ở Singapore cho biết, và thêm rằng “Tôi nghĩ họ đang có khá nhiều hàng dự trữ”. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 1 giảm tới 48% so với cùng tháng năm ngoái, xuống chỉ 112.182 tấn, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Cuối năm ngoái, Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam đã yêu cầu các hội viên thực hiện chương trình dự trữ ngay khi vụ 2011/12 vừa bắt đầu, với mục tiêu lưu kho khoảng 200.000 tấn đến 300.000 tấn. Tuy nhiên theo Bloomberg, các đại lý cho biết kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện, trong khi công ty thương mại SW Commodities tuần qua cho biết người trồng cà phê Việt Nam còn giữ lại khoảng 60% sản lượng của mình để chờ giá tăng lên. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tại Liffe đã tăng 4% lên 1.934 đô la/tấn phiên giao dịch cuối tuần qua, 10/2, trong ngày có lúc lên kỷ lục cao 8 tuần là 1.950 đô la/tấn. Do đó, “chênh lệch giá so với cà phê Việt Nam (loại 2, 5% vỡ) đã giảm nhanh. Các chỉ báo mới nhất trên thị trường cho thấy giá đã ngang bằng nhau”, một thương gia ở Singapore chuyên kinh doanh cà phê Việt Nam và Indonesia cho biết. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 14/2)Về đầu trang 10 [...]... nhập khẩu, cơ hội kinh 14 doanh và đầu tư, đồng thời quảng bá thế mạnh về kinh tế, thương mại của mỗi nước (Báo Công Thương 14/2) Về đầu trang QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG Tình trạng tăng giá trục lợi tăng mạnh Theo báo cáo tổng hợp về hoạt động của các địa phương trong tháng 1 vừa được Bộ Công Thương công bố, tình trạng gian lận thương mại, tăng giá trục lợi, hàng giả, kém chất lượng tại đây vẫn đứng ở mức cao... XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Doanh nghiệp tìm cơ hội xuất khẩu online Theo thông tin từ Alibaba.com, hiện không chỉ có các doanh nghiệp nhỏ mà nhiều thương hiệu lớn của Việt Nam cũng đang tìm cơ hội xuất khẩu hàng hoá qua sàn thương mại điện tử, trong thời điểm khó khăn cho xuất khẩu khi nhu cầu tiêu dùng của nhiều thị trường sụt giảm Trong đó, các công ty như Tân Hiệp Phát, Nhựa Đông Á, Hapro, và các thương. .. hòa tan công suất lớn từ 700 - 1.000 tấn sản phẩm/năm/dự án, tỷ lệ cà phê đã qua chế biến sâu sẽ tăng lên từ 14 - 15% trong tổng sản lượng cà phê trên địa bàn (TTXVN 15/2)Về đầu trang QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP - ĐIỂM CÔNG NGHIỆP Hà Nội: Khu công nghệ cao Hòa Lạc gặp khó về thu hút đầu tư Tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, chính sách ưu đãi không khác gì các khu công nghiệp khác…, đến nay Khu công nghệ... thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra ngày 13/2, qua 13 năm thành lập nhưng đến nay Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới giải phóng mặt bằng được 845 ha trên tổng số 1.586 ha dự án Hiện Khu công nghệ cao đã cấp phép cho 61 dự án với tổng mức vốn trên 31.000 tỷ đồng, sử dụng diện tích gần 218 ha (trong số 61 dự án đã cấp phép, có 29 dự án đã triển khai và 17 dự án đã đi vào sản xuất) Bộ Khoa học và Công. .. Khu công nghệ cao như vậy còn chậm do còn vướng rất nhiều tồn tại, khó khăn liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư Bên cạnh đó, hạ tầng điện, nước, viễn thông cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chính sách ưu đãi đầu tư tại đây không có gì hơn so với các khu công nghiệp, điều kiện đi lại, làm việc của người lao động còn khó khăn… (ICTNews 14/2) Về đầu trang Phần 2: Tin. .. Phát, Viglacera,… cũng đang quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để tìm cơ hội xuất khẩu Theo đại diện tại Việt Nam của tập đoàn chuyên về thương mại điện tử Alibaba.com, tính đến cuối năm 2011, có 180.000 doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của Alibaba.com Phát biểu trong thông cáo từ Alibaba.com, ông Trần Đình Toản Phó tổng giám đốc Công ty OSB- đại diện của Alibaba.com tại Việt Nam cho... (Groupon) Không những thế, đây cũng là thời điểm nở rộ các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp (B2B), khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn đã biết tới và đang tìm cách khai thác tối đa kênh giao thương này, ông Toản cho biết (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 14/2)Về đầu trang Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Marốc Trong 2 ngày 15-16/3, Chính phủ Marốc... trường những khu vực trên cũng đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp, công nghiệp chế tạo (TTXVN 14/2) Về đầu trang Xuất khẩu cao su khởi sắc trở lại Sau một thời gian ảm đạm, giá cao su xuất khẩu cũng như hoạt động mua bán cao su ở nước ta đang khởi sắc trở lại Ông Lê Văn Xứng - Trưởng đại diện Công ty Cao su Bình Long tại Móng Cái cho biết, giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc... 1.219 vụ (tăng 58% so với tháng trước và tăng 10% so cùng kỳ); số vụ vi phạm xử lý 247 vụ (chiếm tỷ lệ 20%) Cũng có mức tăng khá cao, thống kê Sở Công thương Vĩnh Long cho biết, qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 2.444 vụ trong năm 2011, lập biên bản vi phạm 1.953 vụ Tổng số vụ phải xử lý 1.976 vụ (kể cả số vụ tồn của kỳ trước), trong đó đã xử lý 1.950 vụ, với số tiền xử phạt lên tới hơn... tra, xử lý 239 vụ vi phạm Trong đó, buôn lậu là 182 vụ; vi phạm pháp luật thương mại trong kinh doanh: 53 vụ; hàng giả, hàng kém chất lượng: 4 vụ Các mặt hàng vi phạm chủ yếu: thuốc lá điếu ngoại; rượu ngoại; bia các loại; đường cát Thái Lan; bột ngọt; phụ tùng xe mô tô; đồ chơi trẻ em nguy hiểm; thực phẩm đông lạnh Đối với Sở Công Thương Hoà Bình, kết quả kiểm tra, kiểm soát trong tháng như sau: Tổng . BẢN TIN CÔNG THƯƠNG (Ngày 15 tháng 2 năm 2012) TIN TỨC - SỰ KIỆN......................................................................................2. KHU CÔNG NGHIỆP - ĐIỂM CÔNG NGHIỆP......................11 20.Hà Nội: Khu công nghệ cao Hòa Lạc gặp khó về thu hút đầu tư.............11 Phần 2: Tin Thương

Ngày đăng: 28/01/2013, 15:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan