1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ HUB tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại việt nam giai đoạn 1999 2009

102 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 9,67 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGAN HANG TP HO CHI MINH »

GVHD: CN PHAM THI TUYET TRINH

TP.HO CHI MINH NAM 2010

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

PRET tt * 9S #6 #2 #99 99x $9 * 9 #9 9 #999 9n #29 th $9 99 #99 ty * 9n n9 9n t9 #*s 999999 * 9# #2 9t 99⁄9 99 99t 96 $9 2t *#** #99 * #2 #289999 69 t9 9699999 n9 $9 9999999 #99,

SORE EEE EEE EERE EERE EEE EEE EEE EEE EEE EERE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EERE EEE EEE EEE EEE EEE ETHER HEHEHE EEE 6999999196

SEER EEE HEE HEHE ETE EEE EEE EET HEE HEHEHE EEE EEE HEHEHE EEE EEE REET EEE EEE EEE E HEHEHE HEHEHE EEE HEHEHE HEHEHE EEE EEE EEE HEHEHE HEHEHE EEE HEHEHE

SECRETE REE EERE EERO EERE EERE EERE ERE EEE EEE EERE REET EEE E REET HEE EEE EEE EERE REE HE

EEE EET EEE EEE HERETO H EH

SEER EEE EEE EEE EEE EEE EERE EERE EEE EERE ERE EEE EEE EEE EEE EEE HEE HEHEHE EEE HEHEHE HEE EEE EEE EEE ETHER HHH

SEER EEE TEETER EEE EEE OEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE REE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE HEHEHE EEE HHT HH

SEE EEE EEE EERE EERE EEE EEE EEE EEE EEE EEE HEHE EEE EEE EEE EEE HEHE EEE HEHEHE EEE EEE HEHEHE HEHEHE EEE EEE EEE EEE HEHEHE EEE HEE H EET HO

SEER EEE EEE EEE EEE EERE EEE EEE EEE EEE EEE EEE HEHEHE EEE EEE EEE HEHEHE EH EEE HEHE EE EEEE EEE EEE EEE HEHE EEE EEE EEE EERE EEE EEE EEE EEE RHEE OEE

TOE EERE TORE ET TTT TTTTT TTT T

TERETE EEE TEETH TEETER EEE TETHER EEE EEE EEE EERE EEE THEE TEETH HHT HEH

SERRE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE E EEE HEE HEHE HEHEHE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE HEHEHE EEE EH

PEER EEE EER EEE REET EEEHEE EEE E EERE EERE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE HEHEHE HERE HEHEHE EEE HEE ER EEE HEHE HEHEHE EEEEEH EEE EEE EE

ERC EERE EEE EERE EEE EEE EEE EEE 9040090909090 9090909090900 9046909909090 9090996 V0 V6

SEE EEE HEHEHE HEHEHE ETE HEHEHE HEHEHE EEE HEHEHE EEE HEHEHE HEHEHE EEE HEHE EEE EE EEE HEHEHE EEE HEHEHE EEE HEHEHE EEEHEHEE EEE EEE EEE EE EHE EEE HEHE Se

lễZ“Z-a-ˆ ˆ^.ỤDŨÚAA “22A E ETT TTT TTT TT

SSCA HA EHH THE HEHEHE ESE ETHT HEHEHE HEHEHE EEE EEHE HEHE ETOH EHH EEEEEHETEHTE EERE EETET EEE TEETH EEEEEETEHET ESTEE H ESTEE HEHEHE TEE EEE EETE HEHE EHH HBEE EEE Ee

PEE EEO EEE EEE EEE EERE EEE EEE EEE EE EEE EE EEE EEE EEE REET EEE EEE EEE EEE THEE HE

EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEE EERE EEE EEE E HEHE EEE EEE EEE EEE EE HEE EEE EEE EERE HEHEHE EEE EEE EEE HEHEHE EEE HEHE EEE HEHEHE EEE EEE EEE H EE

Trang 3

Lời Cam Đoan

26 ok 3k

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hướng dẫn là CN Phạm Thị Tuyết Trinh Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào Những sỐ liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phân tài liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh gia cling nhu số liệu của các tác giả khác, cơ quan tô chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn đề dễ tra cứu, kiểm

chứng Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước

Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

TP.HCM, ngày 16 tháng 5 năm 2010 Tác giả

Hoàng Thị Minh Thảo

Trang 4

MUCLUC

LOT MO DAU cecccccocccccccccssscecscssccscssccccescsssececensssessacsecssesscssscsscessncssssscsssesescsnecacsasensssacesesors 1 CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VẺ TỶ GIÁ, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ

CAN CAN THUONG MAI

1.1 Lý luận chung V6 ty gid cscesesesesecscecssscssesesececscesensessssscsssssssrssscseseeesrsesceenenenessees 5

L.1.1 Khai niỆm so se oó s9 95 999 90099 9094 0089808609490690466090008400800000680000000090 5 1.1.2 Các cách biểu diễn và niêm yết tỷ giá .o 55< << ss+seveesresrrererrrrrsrsessee 6

ID Ngon ti

1.1.4 Các chế độ tỷ giá hi Modi ccesecssecssecsscesecseseesssscessseeesssssssesseensesssssssessseeeens 12 1.1.4.1 Ché A6 t) gid NOi Codi CO MINN ecceccccccccccccescscssssesesesecsesestesssteseeeeneneens 12 1.1.4.2 Ché G6 ty) gid N6i AOGE tA NOL eeeceececccceccecscesesesceseatesesestssestsseeneeeeneees 13 1.1.4.3 Chế độ tỷ giá hồi đoái thả nồi có điỂu tiẾL :s:cccccSt stress 13 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái - 14

1.0.5.1 Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia : -: c5: 15 115.2 Mức tăng trưởng thu nhập tương đổổi -.- St St St steesrcrserrrree 15

115.3 Mức chênh lệch lãi suất giữa các HWỚC -.- -cSc St Sccstsvsrerreiree 16

115.4 Tình trạng cán cân thanh toán quốc IẾ -:-:- 5:5: St2tvc2t2xzxcxvzxx 16

1.1.5.5 Sự can thiệp của Chính pHỦ cv kh khen he 17

1.1.5.6 Kỳ vọng của giới đẪU €Ơ - 5552 S 2322 2212111112111 211x111 trr 17

1.1.5.7 Yếu tố tâm Ïý — tân lays48

1.2 Lý luận về cán cân thương mại - << s=< 5< << skEEsexesrserrsrxesersrsrernsree 19

1.8.1\ Ki miệTm ze: e,zero.zornoongrertotorìu0A073.170071670V00500079990040007370810007089.8no98/99S4455:.05555 19 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mạii s-s- se ses«eseeseseesess 20

Trang 5

1.2.2.1 Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP) .-. : -+-++c+-xes 20

1.2.2.2 I0 01 ÖồÖỐ 20

1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại .- s s-«<<<- 21 1.3.1 Khi tỷ giá tăng hay nội tỆ glảm gilá os«sos s6 1360 5 895080981 89066895060508066096 21 1.3.2 Khi tỷ giá giảm hay nội tỆ tăng giá o«-s5 «=5 << s9 s59 1411911146145605000556 22 1.3.3 Hiệu ứng đường COnE . oc se 3950909500908 001 600006880086091080400800 22

1.4 Lý luận về chính sách tỷ giá - 5° < 5s cseeeeEsesEsertstrtsrsrsrsetsrsessrsree 25

1.4.2 Mục tiêu của chính sách tỷ glá se- c0 009060 0000 0966006868660456660 89809996 25

1.4.3 Các công cụ của chính sách tỷ gIá s co s93 1000011 8008008000 08408806 26 1.4.4 Tầm quan trọng của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại 27

1.5 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương Imại - - << <=- << < «<9 4 09.0009 9008003053009386099908980940000000000990 28

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung QUỐC .o-s-s- << 5< s6 5< <9 43 199ESExExeEEskeersrke 28

1.5.3 Kinh nghiệm của Thai LLAT ssseeeeeesseeesesssneeeSSSSSSESS9655668896054066869405608100068000 00 31

CHUONG 2: TAC DONG CUA TY GIA DEN CAN CAN THUONG MAI VIET NAM GIAI DOAN 1999 - 2009

2.1 Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam giai

nh 0D) 8v NnH ÔÔỎ 33

2.2 Biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1999 — 2009 c<c«- 39

Trang 6

2.3 Đồ thị ty giá thực đa phương giai đoạn 1999 — 2009 -.ccccccerrreree 43 2.4 Tỷ giá và cán cân thương mại giai đoạn 1999 — 2009 «e1 46

2.4.1 Giai đoạn 19909 — 2((J(J4 o9 HH 00 300609415008935609130809990660 48 2.4.1.1 Tac dong cua REER AEn CAN CGN HNUONG MAL eeececccecccccecesessscecesesseeeeees 48

2.4.1.2 Tác động của ø giá VND/USD đến cán cân thương mại 49

2.4.2 Giai đoạn 2044 — 2(J(J - so s cọ nọ 0.0 0000080360688045500809030600790 53 2.4.2.1 Tác động của REER đến cán cân thương mái -.ccccccscscscv2 33 2.4.2.2 Tác động của tỷ giá VND/USD đến cán cân thương mại - 56 2.4.3 Giai đoạn 2008 — 20( - 000000 080000050080010060890550 660 58

2.4.3.1 Tác động của REER đến cán cân thương mại 5:5: scccscscsecssec: 58 2.4.3.2 Tác động của tỷ giá VND/USD đến cán cân thương mại - 59

CHUONG 3: KIEN NGHI VE DIEU HANH TY GIA HOI DOAI CUA CHINH PHU NHAM CAI THIEN CAN CAN THUONG MAI TRONG GIAI DOAN

KINH TE VIET NAM HIEN NAY

3.1 Dự báo về biến động của tỷ giá trong thời gian sắp tới s-<-sessc<ss 69

3.2 Một số kiến nghị 5-5-2 << Sư 30395 1303889583035.1.9155051505050575055757090705098950093 72

3.2.1 Lựa chọn và hoàn thiện cơ chế tỷ giá . ss-scs< << sEsessekeEsEsEsekeEsrsesesssrsrse 72

3.2.2 Chính sách tỷ giá nhằm hướng tới mục tiêu Ốn định giá trị đồng nội tệ 75

3.2.2.1 Neo tiền đồng vào một rồ HgOQI ÍỆ nhe hy 77

3.2.2.2 Lưa chọn loại tỷ giá phù hợp đề ảo lường múc độ định giá của tỷ giá

Trang 7

3.2.4.1 Xây dựng cơ chế quản lý tỷ giá với một hệ thông giám sát tài chính

hiỆM QuẢ — ằĂìĂSỀ nen nh hit hi hit 8] 3.2.4.2 Hoàn thiện thị trường ngoại 1.18 4128./27/,NERREd 81

3.2.4.3 Hoàn thiện thị trường các sản phẩm phái sinh tiỀn lỆ - -.¿ 82 ⁄ 3.2.4.4 Minh bạch hóa thông tin trên thị trường ngoại hồi -c-cccccccsxcce2 83 3.2.5 Thừa nhận thị trường ngoại hối không chính thức (thị trường chợ đen) 84

3.2.6 Sử dụng công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá -o«sessssssssssee 85

Trang 8

Danh mục Biêu đô

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam . - 34

Biểu đồ 2.2: Thâm hụt CCTM Việt Nam 1999 — 20009 , -c«ceeeeseseseses 35

Biểu đồ 2.3: Tý giá thực đa phương giai đoạn 1999 - 2000 -.-«c-sceseree 43

Biểu đồ 2.4: Chỉ số tỷ giá thực el s- << sen gYrsrasrsrrsree 45 Biểu đồ 2.5: Mối quan hệ giữa REER và Cán cân thương mại - 41 Biểu đồ 2.6: Mối quan hệ giữa tỷ giá VND/USD và Cán cân thương mại 47 Biểu đồ 2.7: Tỷ giá bình quân liên NH do NHNN công bố giai đoạn 1999 - 2004 52 Biểu đồ 2.8: Đồ thị biểu diễn tỷ giá thực đa phương và tỷ số xuất nhập khẩu giai

CCTM Cán cân thương mại

NHTW Ngân hàng Trung Ương

ODA (Official Development Assistance)

Hồ trợ phát triên chính thức

(Foreign Direct Investment) FDI Đâu tư trực tiệp nước ngoài DTNN Đâu tư nước ngoài

Trang 9

Tác động của tỷ giả hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

Tý giá hối đoái luôn được xem là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng nhanh, mạnh và trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và với xu thế của tự do hóa thương mại, tỷ giá ngày càng được sử dụng như một công cụ chính để điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế bởi sự tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất

trong nước, trạng thái của cán cân thương mại và thanh toán quốc tế

Tuy nhiên, có một thực tế là bên cạnh những tín hiệu khả quan là đầu tư nước ngoài tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu không ngừng tăng trưởng qua mỗi năm thì tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài vẫn là một vấn đề nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các cơ quan chức năng Vậy biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng thế nào đến cán cân thương mại của quốc gia, cũng như với tình hình Việt

Nam hiện nay thì Chính sách tỷ giá nên được điều hành theo hướng nào nhằm đạt được mục tiêu cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại?

Với mục tiêu nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

của Việt Nam giai đoạn 1999 — 2009 và chính sách tý giá mà Chính phủ đã thi hành nhằm cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn này; thông qua đó đề xuất giải pháp cho chính sách tỷ giá VND trong tình hình kinh tế hiện nay, em quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn

1999 — 2009” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 1

Trang 10

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

Mục tiêu nghiÊn cứu:

e - Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại giai đoạn 1999 — 2009 e Tác động của chính sách tỷ giá của chính phủ tới trạng thái của cán cân thương mại

e Một số kiến nghị cho chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm cải thiện cán cân thương mại cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thu thập số liệu về tình hình xuất nhập khẩu trong giai đoạn 1999 — 2009 từ các nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch — đầu tư, Bộ Công thương làm cơ sở cho việc thống kê, đánh giá về tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong gia1 đoạn này

Từ những số liệu từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á, tác giả tiến hành tổng hợp,

tính toán tỷ giá thực đa phương của Việt Nam và căn cứ trên tỷ giá này đưa ra các nhận xét về chính sách tỷ giá hiện hành và đánh giá mức độ định giá của Đồng Việt Nam so với rô tiền tệ đã chọn

Phương pháp nghiên cứu là thống kê, so sánh, phân tích sự ảnh hưởng của tỷ giá

đến hoạt động xuất nhập khâu của Việt Nam

Trang 2

Trang 11

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

Kết cầu của khóa luận gồm ba chương:

Chương I1: Lý luận về tỷ giá, chính sách tỷ giá và cán cân thương mại Chương 1 cung cấp những kiến thức nền tảng cần thiết cho việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề mà đề tài hướng đến Nội dung chương cũng đề cập đến hiệu ứng đường cong J, là cơ sở để giải thích cho độ trễ về mặt thời gian của tác động tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam được đề cập đến ở Chương 2 Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của các quốc gia có sự tương đồng về mặt kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam được đưa vào nội dung chương này để từ đó có thể đưa ra một vài gợi ý cho chính sách

tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới

Chương 2: Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt

Nam giai đoạn 1999 — 2009: Từ những dữ liệu thu thập được, tác giả tiễn hành tính toán tỷ giá thực đa phương của Việt Nam so với rổ tiền tệ gồm các đồng tiên của mười

quốc gia có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam Đồng thời, để có thể đánh giá được những biểu hiện của thị trường tiền tệ và phản ứng chính sách trước xu hướng tiền đồng bị định giá cao, đề tài sẽ phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại trên cả hai phương diện: tỷ giá thực đa phương REER và tỷ giá song phương VND/USD)

Chương 2 cũng đi vào phân tích, đánh giá việc thi hành chính sách tỷ giá của Chính phủ trong từng giai đoạn cụ thể

Chương 3: Kiến nghị về điều hành tỷ giá hối đoái của Chính phủ nhằm cải

thiện cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Căn cứ vào biến động của tỷ giá trong quá khứ, tình hình xuất nhập khâu những tháng đầu năm 2010, tác giả dự báo về biến động của tỷ giá trong thời gian tới đồng thời đề xuất một vài kiến nghị về điều hành chính sách tỷ giá cải thiện cán cân thương mại phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay

Trang 3

Trang 12

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

Trang 13

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

dựng một lý thuyết cơ bản và chuẩn mực về tý giá hối đoái luôn là mục tiêu mà các nhà kinh tế học đang hướng tới

e Theo Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ: tý giá hối đoái là ty gid dé đổi tiền

của một nước lẫy tiền của một nước khác

e Slatyer, nhà kinh tế học người Úc cho răng: Một đồng tiền của một nước nào đó

thì băng giá trị của một đông tiên nước khác

e Christopher Pass, Bryans Lowes va Leslie Davies trong Dictionary — Economics

lại có cách định nghĩa riêng: Tỷ gia hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu

hiện qua giá của một tiền tệ khác

Theo Khoản 9, Điều 4, Pháp lệnh Ngoại hối 2005 của Chính phủ Việt Nam: Tỷ

giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn

vị tiền tệ của Việt Nam

Tỷ giá hối đoái là công cụ tiền tệ mà diễn biến của nó rất nhanh và có nhiều bất

thường Sự diễn biến phức tạp của giá USD trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng đến

rất nhiều quốc gia, gây ra nhiều lúng túng trong việc đưa ra chính sách tỷ giá cho các

nước, nhất là với những quốc gia có chính sách gắn đồng bản tệ của họ với USD, như

Việt Nam

Trang 5

Trang 14

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

1.1.2 Các cách biểu diễn và niêm yết tỷ giá

%*_ Phương pháp trực tiếp:

e Một số lượng cố định ngoại tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến đổi nội tệ

° Đồng tiền yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ

° Da số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồng USD là

đồng tiền yết giá

° Việt Nam áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp

Ví dụ: Tại Việt Nam, tỷ giá giữa VND và USD được niêm yết như sau:

F(VND/USD) = 18.544 Nghia la: LUSD = 18.544 VND G day, VND dong vai tro 1a đồng tiền định giá, còn USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá

©

%* Phương pháp gián tiếp:

° Một số lượng cố định nội tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến đổi ngoại tệ

° Đồng tiền yết giá là nội tệ, đồng tiền định giá là ngoại tệ

° Chỉ có một số quốc gia áp dụng phương pháp gián tiếp: England (GBP), Autraylia (AUD), New zealand (NZD), (IEP), SDR va EUR, va USD dong vai

trò là đồng tiền định giá

Ví dụ: Tại Anh, tỷ giá giữa GBP và USD được niêm yết như sau: F(USD/GBP) =

1.5316 Nghĩa là: IGBP = 1.5316 USD Ở đây, GBP đóng vai trò là đồng tiền yết giá,

còn USD đóng vai trò là đồng tiền định giá

Trong phạm vi đề tài khóa luận này, thuật ngữ tỷ giá hối đoái được đề cập đến đều

được ngầm hiểu là áp dụng cách yết giá trực tiếp

Trang 6

Trang 15

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009 1.1.3 Phân loại

Tỷ giá hối đoái có nhiều loại dựa trên các căn cứ:

“e Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối :

° Tỷ giá mua vào — Bid Rafe: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng mua

vào đồng tiền yết giá

° Tỷ giá bán ra - Ásk (Offer) Rate: Là ty giá mà tại đó ngân hàng vết giá

sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá

° Tỷ giá giao ngay — Spot Rate: Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra trong hai ngày làm việc tiếp theo (nếu không có thỏa thuận

khác thì thường là ngày làm việc thứ 2)

9 Ty gid ky han — Forward Rate: La ty gia duoc thỏa thuận hôm nay, nhưng

việc thanh toán xảy ra từ 3 ngày làm việc trở lên

° Tỷ giá mở cửa — Opening Rate: La ty gia 4p dung cho hop đồng giao

dich dau tién trong ngay

° Tỷ giá đóng cửa — Closing Rafe: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao dịch trong ngày Thông thường Ngân hàng chỉ công bố ty gid đóng cửa Tỷ giá đóng cửa là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày Tỷ giá hôm nay thường là cơ sở quan trọng giúp NHNN xác định tỷ

giá phiên giao dịch đầu tiên ngày hôm sau

° Ty gia chéo — Crosed Rate: Là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được suy ra từ

đồng tiền thứ 3 (là đồng tiền trung gian)

° Tỷ giá chuyển khoản — Transƒfer Rafe: Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bản ngoại tệ là các khoản tiền gửi ngân hàng

© Tỷ giá tiền mặt — Bank Note Rate: Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc và thẻ tín dụng Thông thường, tỷ giá tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiên mặt cao hơn so với tỷ giá chuyên khoản

Trang 7

Trang 16

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cản cân thương mại VN giai đoạn 1999— 2009

° Tỷ giá điện hói: Là tỷ giá chuyên ngoại hỗi bằng điện Ngày nay, do

ngoại hối được chuyên chủ yếu bằng điện nên tÿ giá niêm yết tại ngân hàng là tỷ

giá điện hồi

° Ty giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư

“se Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá:

# Tỷ giá chính thức — Qfficial Rafe (Ö Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình

quân trên thị trường liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công bố Tỷ giá chính

thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và hoạt động khác liên quan tỷ giá chính thức Ngoài ra, tỷ giá chính thức còn là cơ sở NHTW xác định tỷ giá

kinh doanh biển độ cho phép

° Tỷ giá chợ đen — Black Market Rate: La ty giá hình thành bên ngoài hệ

thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định

® Tỷ giá cô định — Fixed Rate: Là tỷ giá do NHTW công bố có định trong một biên độ dao động hẹp Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp, vì vậy dự trữ ngoại hối quốc gia

luôn thay đôi

« Tỷ giá thả nổi hoàn toàn — Freely Floating Rate: La ty giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp vào loại tỷ giá này

° Ty gid tha noi cé diéu tiét — Managed Floating Rate: La ty gid duge tha

nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế

“ Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại:

° Tỷ giá danh nghĩa song phương: Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa

giữa chúng Vì vậy khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động

đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Trang 8

Trang 17

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

9 Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange Rate): La ty gia duge xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ va ngoại tệ

Trong thực tế để theo dõi và phân tích sự biến động của tỷ giá thực, người ta sử dụng công thức tỷ giá thực dạng chỉ số như sau:

CPIi*

E = e€ +

Trong đó: Eạ là tỷ giá thực;

e: chỉ số tỷ giá danh nghĩa

CPI’: chi số giá tiêu đùng ở nước ngoài

CPI: chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước

¡: số thứ tự kỳ tính toán

° Tỷ giá danh nghia da bién (Nominal effective exchange Rate - NEER):

NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại hay một số các đồng tiền và được biểu điễn dưới dạng chỉ SỐ

Việc tính NEER được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Chọn một số đồng tiền đặc trưng đưa vào rô tiền Đồng tiền đặc trưng là

đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu với nước tính NEER Tùy theo mục

đích và mức độ chính xác và cần thiết có thê mở rộng hay thu hẹp các đồng tiền trong

Bước 2: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của từng nước để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rô theo nguyên tắc tý trọng thương mại

càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương càng cao

Bước 3: Công thức tính NEER NEER; = ) e¡ * w/ ; j = I n

Trong đó: NEER: tỷ giá danh nghĩa đa biên

e: chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương w: tỷ trọng của tý giá song phương

Trang 9

Trang 18

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

j: số thứ tự của các tỷ giá danh nghĩa song phương 1: kỳ tính toán

° Tỷ giá thực đa biên (Real effective exchange rate - REER): REER cho biết tương quan sức mua giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại REER được xác

định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở

trong nước và tất cả các nước còn lại.Vì vậy nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và tât cả các đông tiên còn lại

Tính tỷ giá thực đa biên:

9 Bước 1: Tính tỷ giá NEER

e Bước 2: Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các động tiền trong rổ

theo tỷ trọng GDP của mỗi nước

° Bước 3: Công thức tính:

CPlwi

CPI

Trong 46: CPIyi = )}CPI; * GDP;

CPI,„;: chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rô

REER; = NEER; *

CPI: chỉ số giá tiêu dùng trong nước

j: số thứ tự các đồng tiền trong rô

1: kỳ tính toán

+» Ý nghĩa của tỷ giá thực đa phương: Xét 6 trang thai tinh:

e Nếu REER, > 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá thấp Do đó, khi REER;

> ] sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại

e Nếu REER, < I1, nội tệ được coi là định giá thực quá cao, tác động làm cán cân thương mại trở nên xấu đi

e Nếu REER;= 1, đồng tiền ở trạng thái ngang giá sức mua, tác động làm cán cân thương mại cân bằng

Trang 10

Trang 19

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

=—————ễễễễễễ

Xét 6 trang thai dong:

e Nếu tỷ giá thực tăng, có tác dụng kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm cho cán cân vãng lai trở nên xấu đi Nếu tỷ giá thực không đổi, trạng thái cán cân thương mại là không đôi

“+ Cac han ché cia REER

REER trong vai trò là thước đo mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia đã được

điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác thương mại có tính đến trọng số thương mại của các đối tác nên nó thích hợp hơn so với tỷ giá thực song phương (chỉ tính chênh lệch lạm phát giữa hai đối tác thương mại với nhau) REER là một trong những cơ sở có

thể chỉ ra đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác

Tuy nhiên, việc xác định REER làm cho tỷ giá này trở nên không chắc chắn Cụ

thể, REER có những hạn chế sau đây:

e Lua chon năm cơ sở: khi chọn năm cơ sở khác nhau sẽ cho kết quả tính REER

khác nhau

e© Lựa chọn chỉ số giá (có thê chọn chỉ sô giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuât hay lây

mẫu giá ), mỗi chỉ số khác nhau cũng cho kết quả tính REER khác nhau

e Trọng số thương mại: Số lượng các đối tác thương mại khác nhau cũng cho

Trang 20

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

1.1.4 Các chế độ tỷ giá hồi đoái

Chế độ tỷ giá là loại hình tỷ giá được các quốc gia lựa chọn áp dụng, bao gồm

các quy tắc xác định, phương thức mua bán, trao đổi giữa các thế nhân và pháp nhân trên thị trường ngoại hối

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên

quan đến các đồng tiền nước ngoài và quán lý thị trường ngoại hối

1.1.4.1 Chế độ tỷ giá hối đoái cỗ định

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của

một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rô tiền tệ, hay với một thước đo giá trị khác (vàng) Giá trị của đồng tiền neo sẽ tăng hoặc giảm theo

giá trị của đồng tiền tham khảo

Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái cố định là:

° Quan hệ cung cầu vẫn tổn tại trên thị trường ngoại tệ va chi phối số lượng

cung cầu ngoại tệ trên thị trường

° Chính phủ, bằng các chính sách tài chính tiền tệ sẽ cố găng neo tỷ giá tại

một giá trị nhất định nhằm ôn định thị trường, tránh những biến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ cho một quan điểm phát triển nào đó;

chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho chính sách phát triển hướng về xuất khâu

© Tỷ giá hối đoái cố định tạo cho các Doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch và tính toán chỉ phí, thu nhập, do đó, thúc đây đầu tư và thương mại quốc

7, A

Trang 21

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cắn cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

1.1.4.2 Chế độ tỷ giả hối đoái thả nỗi

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái được xác định và

vận động một cách tự do theo quy luật thị trường — quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ

Đặc trưng của tỷ giá hối đoái thả nỗi:

e Tỷ giá hối đoái được xác định và thay đổi hoàn toàn tùy thuộc vào tình

hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ

e Nhà nước không có cam kêt nào về việc chỉ đạo, điêu hành tỷ giá Nhà nước không có bắt kỳ can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ

8 Trong cơ chế này, khi tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao sẽ giảm giá Điều này làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc

gia có tham gia thương mại quốc tế

1.1.4.3 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nỗi có điều tiết

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nỗi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa

cố định và thả nỗi Ty giá về cơ bản được hình thành theo cung cầu ngoại tệ trên thị

trường, nhưng Nhà nước có sự theo dõi, quản lý và can thiệp khi cần thiết nhằm tránh

những biến động quá mức của tỷ giá trên thị trường Với cơ chế này, Nhà nước sẽ đề ra một biên độ dao động cho phép của tỷ giá, nếu tý giá vượt quá biên độ dao động đó, Nhà nước sẽ can thiệp

Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái thả nỗi có điều tiết:

e Tỷ giá được xác định và thay đôi hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu ngoại tệ trên

thị trường, nhưng tương đối ôn định

e NHTW sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển

eee

Trang 13

Trang 22

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

của thị trường ngoại hỗi không chính thức Ngoài ra, tỷ giá cũng được điều chỉnh theo quan điểm của Chính phủ nhằm đảm bảo cho các mục tiêu đã được định

trước như: hỗ trợ xuất khâu, ôn định giá cả hay kiềm chế lạm phát

1.1.5 Các nhân tố ảnh hướng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái

Hiệu quả từ hoạt động đầu tư và kinh doanh quốc tế chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự biến động của tỷ giá hối đoái Sự không chắc chắn được về giá trị quy đối sang nội tệ của các khoản thu nhập hay chi trả bằng ngoại tệ trong tương lai có thể gây rủi ro cho các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế Chính vì vậy các chủ thê tham gia phải thường xuyên theo dõi, phân tích, dự đoán những biến động có thê xảy ra đối với tỷ giá hối đoái để có thể đưa ra được những chiến lược đầu tư có hiệu quả nhất Vậy những yếu tố nào cần được xem xét và phân tích để có thể dự đoán được hướng biến động của tỷ giá? Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy hầu hết

các biến số kinh tế đều có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, tuy nhiên, trong phạm vi đề tài

nghiên cứu sau đây chỉ đề cập đến một số nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với sự biến động của tỷ giá Trước tiên phải kể đến các yếu tố kinh tế nền táng như lạm phát, lãi

suất, tăng trưởng kinh tế và các chính sách kinh tế của Chính phủ Ngoài các yếu tổ kinh

tế nền tảng, các yếu tố khác như hoạt động của giới đầu cơ, tâm lý của các nhà kinh doanh trên thị trường, các sự kiện chính trị và các thay đổi trong môi trường sống cũng tác động đến cung cầu ngoại tệ, dẫn đến sự biến động của tỷ giá Tuy nhiên, các yếu tố này không tác động riêng rẽ mà có sự tác động đồng thời, làm cho tỷ giá biến động khôn lường và khó dự đoán Điều này có nghĩa là sự thay đổi của tỷ giá từ thời điểm này sang thời điểm khác là ngẫu nhiên và không thê đoán trước, việc xác định chính xác

mức tỷ giá tại một thời điểm trong tương lai là một công việc thực sự khó khăn

Mặc dù sự biến động của tỷ giá rất khó xác định nhưng việc phân tích các yếu tô kinh tế nền tảng có thể giúp chúng ta dự báo được phần nào sự vận động của nó Phân tích các yếu tố kinh tế nên tảng dựa trên giả thiết cơ bản là mỗi một đồng tiền, cũng như các loại hàng hóa khác, đêu có giá trị nội tại mà giá trị nội tại này phải được xác

Trang 14

Trang 23

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cắn cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

định dựa trên các yêu tô kinh tê Giá trị nội tại của một đồng tiên chính là tỷ giá cân

bằng trong mối quan hệ giá trị với một đồng tiền khác

Sự tác động của các yếu tố cơ bản sau đây dựa trên giả thiết là các nhân tố còn lại không đổi

1.1.5.1 Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia

Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng; cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn vì

giá đắt hơn Hoạt động xuất khâu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá

hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng

tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn Trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đây tỷ giá hối đoái tăng Trong

trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mắt giá một cách tương đối và ty giá hồi đoái tăng

1.1.5.2 Mức tăng trưởng thu nhập tương doi

Một sự gia tăng trong mức giá cả tương đối ở trong nước so với mức giá trên thị trường thế giới (tức là hàng nhập khâu có xu hướng rẻ hơn và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn tương đối) sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu và kìm hãm xuất khâu của quốc gia, từ đó, làm giảm cung và tăng cầu ngoại tệ Kết quả là tỷ giá tăng lên, tức là đồng tiền trong nước giảm giá Ngược lại, một sự sụt giảm trong mức giá cả tương đối tại một quốc gia sẽ làm cho đông tiên của quôc gia đó có xu hướng tăng giá

——————————S Ỷ-r-=r-sr-sr-sra-.sỶZ-Ỷ-ỶễỶễỶ.- xsễ.-.-.-.mms>m>mmmmmm—m—m——mm——m—m—

Trang 15

Trang 24

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

1.1.5.3 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Lãi suất cũng là một loại giá cả nhưng đó là giá cả của việc mua bán quyền sử dụng vốn Do vậy, mức độ chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền thay đổi sẽ tạo ra những luồng di chuyên tiền tệ Nếu sự thay đổi lãi suất làm cho lãi suất thực trong nước tăng

tương đối so với lãi suất thực ở nước ngoài thì các tài sản tài chính ghi bằng nội tệ sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với các tài sản tài chính ghi bằng ngoại tệ Kết quả là các danh mục

đầu tư được cấu trúc lại Dòng vốn sẽ chuyển dich từ các tài sản tài chính ghi bằng

ngoại tệ và chuyên sang các tài sản tài chính ghi băng nội tệ Trên thị trường ngoại hồi, các hoạt động này sẽ tác động làm giảm cầu và gia tăng cung ngoại tệ, kết quả là đồng nội tệ tăng giá, tỷ giá giảm

Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất thực trong nước thấp hơn so với lãi suất thực ở nước ngoài thì ngoại tệ sẽ có xu hướng tăng giá và nội tệ sẽ giảm giá trên thị trường

Chênh lệch lãi suất ở đây là chênh lệch lãi suất thực Nếu lãi suất danh nghĩa của nội

tệ cao nhưng lại hàm chứa một mức lạm phát dự tính cao thì có thể lại tạo nên một luồng di chuyển vốn ra

1.1.5.4 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tẾ

Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khâu và kim ngạch nhập khâu Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lây nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khâu ra nước ngoài Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái

giảm Ngược lại, khi nhập khâu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để

thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc

hình thành tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào

mức độ tác động mạnh yêu của các nhân tô, đó chính là cán cân thương mại Nêu một

—— -yỶï]ừFrrxzơờơờớỶÝtt]ï-c>— s-sr ỶŸ-.-Ỷr-.ơơ>mm>m——>——mmmmmm———————————=

Trang 16

Trang 25

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ

giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ

giảm giá

1.1.5.5 Sự can thiệp của chính phú

Ngoài sự can thiệp của NHW vào thị trường ngoại hói, Chính phủ cũng thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô làm thay đổi lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, từ đó,

gây ảnh hưởng lên tỷ giá Ngoài ra, bằng cách ban hành hoặc hủy bỏ các rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch và các loại thuế, chính phủ có thê tác động lên cung và cầu ngoại tệ Thuế quan và các loại thuế làm thay đôi giá của các mặt hàng và tỷ suất lợi nhuận của các tài sản tài chính, nghĩa là tác động đến các dòng lưu chuyển hàng hóa và dòng lưu chuyên vôn vào va ra khoi quoc gia

Ví dụ: Nhằm bảo vệ hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh của hàng ngoại, chính phủ có thể tăng thuế hàng nhập khẩu Động thái này làm tăng giá hàng ngoại nhập, hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng, từ đó cán cân thương mại cũng có thê được cải thiện

(nếu các điều kiện khác không thay đổi)

1.1.5.6 Kỳ vọng của giới đầu cơ

Tham gia thị trường ngoại hối, giới đầu cơ hoạt động trên cơ sở kỳ vọng về xu hướng vận động của tỷ giá trong tương lai Nếu như giới đầu cơ kỳ vọng ngoại tệ tăng

giá, họ sẽ chuyền đổi tài sản định danh bằng nội tệ sang tài sản định danh bằng ngoại tệ

Điều này làm tăng cầu ngoại tệ và tăng cung nội tệ Các thay đổi này làm ngoại tệ tăng giá Nói một cách đơn giản, giới đầu cơ mua đồng tiền mà họ kỳ vọng sẽ tăng giá và bán ra đồng tiền mà họ kỳ vọng nó sẽ mất giá Với các hoạt động này, giới đầu cơ tác động lên cung câu các đông tiên và do đó tác động lên tỷ giá

Thông thường dự báo về biến động của tỷ giá được căn cứ vào các thông tin về kinh tế, chính trị của các quốc gia Mỗi tin tức kinh tế, chính trị đều được các chủ thê tham gia thị trường ngoại hối nghiên cứu, xem xét để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến sự vận động của cán cân thanh toán và do đó ảnh hưởng đên quan hệ cung câu ngoại tệ

EE

Trang 17

Trang 26

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cắn cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

trên thị trường ngoại hối trong tương lai Người ta thường coi việc tăng giá cả ở một quốc gia đồng nghĩa với việc giảm sút vị trí cạnh tranh của quốc gia và qua đó dự đoán

rằng đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm giá Ngoài ra, sự thâm hụt trong ngân sách nhà nước, sự thay đổi tý lệ chiết khấu của các ngân hàng trung ương, kết quả bầu cử Quốc hội đều là những tin tức có giá trị cho việc dự báo

1.1.5.7 Yếu tổ tâm lÿ

Yếu tố tâm lý trước kia chưa được xem trọng đúng mức trong nhóm các nhân tố tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái; tuy nhiên, trải qua các cuộc khủng hoảng tài

chính - tiền tệ, các nhà kinh tế nhận thấy chính yếu tố tâm lý số đông mới là yếu tế có

vai trò then chốt ảnh hưởng đến tỷ giá Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường Các hoạt động đó lai bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong

tương lai Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi

người đồ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khâu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi

người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng

Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức

độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnh nhất định Việc tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể Các nhân

tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thê tăng cường hay át chế lẫn nhau, đến

tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng Vì thế nghiên cứu,

dự báo sự biến động của tý giá hối đoái không thể chỉ dựa trên sự xem xét đến một hay một vài nhân tố mà phải có một cái nhìn tổng thé, toàn diện đối với tat ca các nhân tố có

liên quan Tuy nhiên, những phân tích đó chỉ là xu hướng, mang tính tương đối, khó có

Trang 18

Trang 27

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

sự đồng nhất hoàn toàn của những thay đổi của một nhân tố nào đó với sự thay đổi của

gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch

(xuất khâu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Xuất khẩu được biểu diễn băng dấu (+)

Nhập khẩu ghi dấu (-)

TB la cán cân thương mại X là giá trị xuất khâu

M là giá trị nhập khẩu

Tacé: TB=X-M

Chênh lệnh giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa gọi là giá trị xuất khâu ròng Xuất khâu ròng còn thể hiện chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước Cán cân thương mại thặng dư khi xuất khẩu ròng mang dấu đương, thể hiện giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khâu, ngược lại là thâm hụt thương mại

Cán cân thương mại thăng dư khi (X — M) > 0; ngược lại, cán cân thương mại thâm

hụt khi (X — M) <0

EEE

Trang 19

Trang 28

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

1.2.2.1 Anh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP)

Thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa Một sự gia tăng trong chỉ tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng Sự gia tăng của nhập khâu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khâu biên (MPZ) MPZ là phân của GDP tăng thêm mà người dân muốn chỉ cho nhập khẩu

1.2.2.2 Lam phat

Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước thông qua việc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia Khi lạm phát một nước tăng cao

so với đối tác, trước tiên do giá hàng hóa trong nước tăng nên người tiêu dùng trong

nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài làm nhập khâu tăng, kéo theo nhu cầu đối với ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá Thứ hai, giá cao cũng làm giảm sút

nhu cầu hàng hóa của nước ngoài đối hàng trong nước (giảm xuất khẩu), từ đó làm

ngoại tệ tăng giá do nguồn cung giảm Hai lực thị trường này sẽ làm tăng giá trị đồng ngoại tệ hay nói cách khác là đồng tiền của nước có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mức chênh lệch lạm phát, từ đó không làm tăng nhu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu và làm cho lạm phát của một nước sẽ ít có tác động lên nước khác Tuy nhiên, nếu các lực thị trường này đủ lớn và nếu có sự can thiệp của chính phủ làm tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăng cao hơn tốc độ tăng giá hàng hóa trong nước so với nước ngoài thì hàng hóa trong

nước sẽ có giá rẻ hơn giá nước ngoài và khi đó ta gọi đồng nội tệ được định giá thấp,

cán cân thương mại được cải thiện Ngược lại, nếu tỷ giá tăng không đủ bù lạm phát thì

đồng nội tệ sẽ bị định giá cao và cán cân thương mại bị xấu đi

1.2.2.3 Tỷ giá hối đoái

Nêu các yêu tô không đôi, một sự gia tăng trong giá trị đông nội tệ có thê làm cán cân thương mại xấu đi Đồng nội tệ tăng giá làm giá hàng hóa trong nước trở nên đắt

—————————>xssazasểễtễrtẫẳẩỶnanỶẳễnraơơơờợờợơợơơơơợơợơợơợơợơợơợơợơợơợơợơZẳì”=mm>——mm====

Trang 20

Trang 29

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 - 2009

tương đối so với hàng nước ngoài, điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và

thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khâu ròng giảm

Đồng nội tệ mắt giá (đồng nội tệ được định giá thấp) có thể giúp cải thiện cán cân thương mại Đứng trên khía cạnh của nhà xuất khẩu, đồng nội tệ giảm giá làm hàng nội rẻ tương đối so với hàng ngoại Ngược lại, đối với nhà nhập khẩu, nội tệ giảm giá làm

giá cả hàng hóa nhập khâu đắt tương đối so với hàng nội Điều này gây khó khăn cho

hàng hoá nước ngoài trên thị trường nội địa và là lợi thế cho hàng xuất khẩu trên thị

trường thế giới, dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng

Từ những lý lẽ trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh theo chênh lệnh lạm phát giữa hai quốc gia) có mối quan hệ nghịch biến với cán cân thương mai, hay nói cách khác xuất khâu ròng là một hàm của tỷ giá hồi đoái thực

1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương

thông qua kênh giá cả Dựa trên tỷ giá hối đoái, chúng ta có thê tính được giá xuất nhập khâu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khâu, kích thích hoặc hạn

chế hoạt động xuất nhập khẩu Do đó, biến động tỹ giá sẽ ảnh hưởng đến cán cân

thương mại Ngoài ra, TGHĐ tăng hay giảm còn có ảnh hưởng không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu chuyên giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế

1.3.1 Khi tỷ giá tăng hay nội tệ giảm giá

Tỷ giá tăng làm giảm giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác Sự biến động này

có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khâu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa, Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó Hơn nữa, thu nhập của nhà xuất khẩu sau khi quy đổi sang nội tệ cũng sẽ lớn hơn Khi ty giá hối đoái tăng, giá cả hàng nhập khẩu

Trang 21

Trang 30

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

sẽ đất lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khâu ôn định, người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các hàng xuất khâu, nhập khẩu bị hạn chế Đây là lý do mà một số nước sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu Hiệu quả của biến động tỷ giá tăng là xuất khẩu có xu hướng tăng, trong khi nhập khẩu

sẽ có xu hướng giảm, cán cân thương mại do vậy sẽ được cải thiện

1.3.2 Khi tỷ giá giảm hay nội tệ tăng giá

Khi tỷ giá giảm, số lượng nội tệ cần để đổi lẫy đồng ngoại tệ ít hơn so với trước đây Khi đó người tiêu dùng nhận thấy giá hàng hóa nhập khâu rẻ hơn, nhu cầu đối với hàng nhập khẩu tăng, khuyến khích nhập khẩu Sự biến động này lại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khâu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ đắt hơn

tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ đó giữ ở

mức ôn định trên thị trường nội địa, Do đó, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn Tác động tong hop cua việc này là khuyên khích nhập khâu, hạn chê xuât khâu là cán cân thương mại sẽ xâu đi

Tuy nhiên, trong trường hợp hàng xuất khâu phải sử dụng phần lớn nguyên liệu nhập từ nước ngoài thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến cho giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng

theo, người sản xuất hoặc giữ nguyên giá bán, chấp nhận lợi nhuận giảm, hoặc tăng giá

bán, hoặc thu hẹp quy mô sản xuất 1.3.3 Hiệu ứng đường cong J

Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngăn hạn và chỉ cai thiện trong dài hạn Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong

J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 — 1987, thì ban đầu cán cân

vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện

Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khâu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả Khi tỷ giá tăng làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng

—TTTT—=Tï—a-a-iỶ-F-r-Ỷ- sẳz-.xơơơờơờơnăẵăzasasassasaam>ợ>>mmmmm—mmm———==—=

Trang 22

Trang 31

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cản cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

nhập khâu Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng Cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn

Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương

đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khâu rẻ hơn, nhập khâu trở nên đắt hơn: các hợp

đồng xuất khâu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy

động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu

cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khâu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng Khi pha giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng

hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khâu chưa thể giảm ngay Do đó, số lượng hàng xuất khâu trong ngắn hạn không

tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi

Trong đài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người

tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước

với hàng nhập Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện

Trang 23

Trang 32

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong j

Trang 33

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

1.4 Lý luận về chính sách tỷ giá

1.4.1 Khái niệm

Chính sách tỷ giá hối đoái là chính sách của mỗi nước lựa chọn loại hình tỷ giá hối đoái của nước đó, nghĩa là cách tính giá đồng tiền của nước mình so với đông tiền của nước khác và các biện pháp quản lý nó Chính sách tỷ giá hối đoái là những hoạt động của chính phủ thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá có định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiên tệ quôc gia

Chính sách tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng nằm trong hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia, được chính phủ thực thi nhằm đạt được một số

mục tiêu kinh tế cụ thể nào đó Nó là đòn bây điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh

đến xuất nhập khâu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khâu hàng hóa, tình trạng tài

chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước

1.4.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá

Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái không chỉ được đặt ra trong ngắn hạn, mà còn phải được đặt ra trong đài hạn Tỷ giá hỗi đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ, nên mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái cũng chính là việc hướng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đó là ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền

quốc gia, và sự ôn định giá cả hàng hoá - dịch vụ trên thị trường

e Đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa

e_ Ôn định sức mua đổi nội và đôi ngoại của đông bản tệ, ôn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

e Thị trường ngoại hối nói riêng và thị trường tài chính nói chung phải tương đối ổn định không có những biến động lớn để ít có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khâu, nhập khẩu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

SS

Trang 25

Trang 34

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009 e Bao dam co thé kiêm soát được nợ công

e Ngăn ngừa khủng hoảng tiền tệ

e Han chê tác động của những cú sôc từ bên ngoài

e Thúc đấy tăng trưởng, khuyến khích đầu tư nước ngoài đúng mức

1.4.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá

Tùy theo tính chất tác động lên tỷ giá là trực tiếp hay gián tiếp mà các công cụ này được chia thành hai nhóm là nhóm công cụ trực tiếp và nhóm công cụ gián tiếp

s Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá:

e Hoạt động của Ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại hối thông qua việc

mua bán đồng nội tệ Để tiến hành can thiệp, buộc NHTW phải có một lượng dự

trữ đủ mạnh và hoạt động này có thể gây ra hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông; do đó, NHTW thường phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thu lượng dư cung hay bé sung phan thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông e Biện pháp kết hối: Chính phủ quy định các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu

ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn cụ thể cho các tô chức được phép kinh doanh ngoại hối Mục đích là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ

e Quy định hạn chế đối tượng được phép mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điềm được mua ngoại tệ

` Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá:

e Công cụ lãi suất tái chiết khấu: với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tang

lãi suất tái chiết khấu sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, hấp dẫn luồng vôn ngoại tệ từ nước ngoài làm nội tệ lên giá

CC

mẫĩằgg- NNNNNnnana

Trang 26

Trang 35

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

e_ Các quy định về thuế quan, hạn ngạch, trợ giá: hạn ngạch và thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cầu ngoại tệ giảm, kết quả là nội tệ lên giá, tỷ giá giảm Dỡ bỏ hạn ngạch hay thuế quan thấp có tác dụng làm tăng nhập khẩu, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng Thông qua biện pháp trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay trong giai đoạn đầu sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng này tăng, cung ngoại tệ tăng, nội tệ lên giá, tỷ giá giảm e Ngoài ra, tùy thuộc vào từng thời kỳ kinh tế, chính phủ có thể áp dụng một sỐ

biện pháp sau:

e Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc băng ngoại tệ đối với các Ngân hàng thương mại

e Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đôi với tiên gửi băng ngoại tệ

e Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các Ngân hàng thương mại

1.4.4 Tầm quan trọng của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại Với xu thế của tự do hóa thương mại, tỷ giá ngày càng được sử dụng như một

công cụ chính để điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế bởi sự tác động đến khả năng

cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, trạng thái của cán cân thương mại và

thanh toán quốc tế Vì vậy chính sách tỷ giá của Chính phủ được xem là một công cụ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện cán cân thương mại của mỗi quôc giá

Cụ thê:

e Nhằm tạo thuận lợi cho xuất khâu, Chính phủ có thê thi hành chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tê (giảm giá đồng nội tệ) bởi nó gián tiếp hạ giá thành quốc tế của các sản pham nội địa và tạo sức cạnh tranh với hàng ngoại về giá cả ở phạm vi trong nước cũng như trên thị trường nước ngoài

Chính sách tỷ giá còn được thi hành nhằm đạt được mục tiêu hạn chế nhập khẩu

các mặt hàng không cần thiết, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán cũng như tạo hiệu ứng kích thích dùng hàng nội địa

— -aờợnnnynn;ỹz›-›saszszszrzr-.-ỶFr - -ễsrz-=rzr-r-rr-x ——————————————

Trang 27

Trang 36

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cản cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

1.5 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cần thương mại

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Đầu những năm 1980, Trung Quốc đã thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái cố định gắn đồng NDT với đồng USD và kế từ đó, giá trị danh nghĩa của đồng NDT luôn cao hơn giá trị thực của nó Điều này đã gây mắt cân đối nghiêm trọng trong nền kinh

tế, hàng xuất khẩu kém cạnh tranh Để đây mạnh xuất khâu, đưa đất nước ra khỏi khủng

hoảng, Trung Quốc đã thực hiện đồng bộ các biện pháp cải cách kinh tế với cải cách chế

độ tỷ giá theo hướng phá giá đồng NDT trong suốt những năm 1981 đến 1994

Vào năm 1994, Trung Quốc đã cố định tỷ giá 8,28 nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ Với tỷ giá này, đồng nhân dân tệ đã bị định giá thấp, tạo được lợi thế xuất khâu gia tăng Cộng với những yếu tố thuận lợi khác, kể từ đó thặng dư mậu dịch và dự trữ ngoại hồi

của Trung Quốc liên tục gia tăng Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), CNY dang giảm đi mất 40% so với giá trị thực của nó làm cho hàng hóa nhập

khẩu từ các nước khác trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra

một môi trường kinh doanh không công bằng Nhờ vào chính sách tỷ giá đồng tiền yếu này mà các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, làm cho giá các mặt hàng

xuất khẩu trở nên rẻ hơn, xuất khâu không ngừng tăng trưởng, thu hút lượng lớn ngoại

tệ và có sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia Trong năm 2002, tổng doanh số thương mại của Trung Quốc đạt 620,79 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 22,3%, nhập khâu tăng 21,2%, thặng dư thương mại đạt 30,33 tỷ USD Dự trữ ngoại tệ đạt mức cao kỷ lục là 286,4 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 8%/nam và là mức cao nhất trên thế giới Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn

khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005

Ngày 21/07/2005, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố thay đổi từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nỗi có điều tiết theo một rổ tiền tệ, đồng thời

Trang 28

Trang 37

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

cho phép CNY tăng giá 2,1% Tại thời điểm đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc không công bố thành phần cũng như tỷ trọng của các tiền tệ có mặt trong rô tiền tệ của mình Ngày 09/08/2005, trong bài phát biểu khai mạc trụ sở thứ hai tại của Ngân hàng trung ương Trung Quốc tại Thượng Hải, Thông đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công khai danh sách 11 tiền tệ có mặt trong rổ tiền tệ của CHY nhưng không công khai tỷ trọng của các tiền tệ có mặt trong rô tiền tệ của mình Căn cứ vào mức độ quan trọng của các nền kinh tế đối với cán cân thương mại của Trung Quốc, 11 tiền tệ được

chia thành 2 cấp, trong đó 4 tiền tệ ở nhóm I và 7 tiền tệ ở nhóm 2 Các tiền tệ ở nhóm 1 bao gồm: USD, EUR, JPY và KRW Các tiền tệ ở nhóm 2 bao gồm: SGD, GBP,

MYR, RUB, AUD, THB và CAD

Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa phương danh

nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng Do đó, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc

Kinh nghiệm rút ra từ thành công của Trung Quốc:

Với mục tiêu hướng tới xuất khâu, Trung Quốc đã định giá đồng tiền ở mức thấp

tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại thương trong một thời gian dài Để có thể thành công

trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình, song song với chính sách đồng tiền yếu, Trung Quốc đã có một tiến trình cải cách thương mại và cải cách tài chính hợp lý, dựa vào một nền tảng sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dự trữ

tương đối lớn (gần 150 tỷ USD)

1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tiếp đó là cuộc chiến Nam — Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc lúc này được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới Sau gần mười năm nỗ lực khôi phục lại nên kinh tế, Hàn Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu

————— -aa-.-ờtsssaaơơ=Z=Tr>—mm—>————————

Trang 29

Trang 38

Tác động của tỷ giá hỗi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn ¡999 — 2009

Trong suốt hơn 25 năm tiếp theo, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các

biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất

khâu, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhát thế giới với kim ngạch xuất khâu tăng từ 41 triệu USD năm 1960 lên 1.048

triệu USD vào năm 1970 Song song với các biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, Hàn Quốc khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đây mạnh tăng trưởng kinh tế

Kinh nghiệm rút ra từ thành công của Hàn Quốc:

Với mục tiêu tăng trưởng xuất khâu, Hàn Quốc theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ Hàn Quốc là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khâu các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước ngoài để đầu tư, do đó, việc

phá giá tiền tệ có thế làm giảm tăng trưởng do tác động làm cản trở đầu tư lớn hơn

khuyến khích xuất khâu Tuy nhiên, song song với chính sách này, Hàn Quốc đồng thời mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khâu và gánh nặng nợ Kết quả là, sau khi phá giá mạnh đồng Won cùng với tăng cường năng lực sản xuất và đây mạnh xúc tiến thương mại, Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khâu cao

Kết hợp điều chỉnh giảm giá trị đồng nội tệ với việc thay đổi chế độ tỷ giá linh

hoạt, từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi và duy trì một biên độ đao động ổn định suốt trong thời gian dài Chính phủ Hàn Quốc đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi

để đảm bảo tỷ giá KRW/USD không cản trở tới hoạt động xuất khẩu: đẻ thị trường tự điều tiết khi USD lên giá và tăng cung đồng KRW khi USD giảm giá nhằm có lợi cho

xuât khâu

—ềễề—_— ——————=m——————————

Trang 30

Trang 39

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 ~ 2009

1.5.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan được xem là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại

châu Á vào năm 1997-1998 Một trong những nguyên nhân chính là do Thái Lan đã quá

vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định tỷ giá khi mà nền kinh tế chưa thực sự ồn định, khu vực tài chính ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với những cải cách khác chưa được thực hiện theo tiến trình tự do hóa tài chính

Với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 1USD = 25 Baht quá lâu khi mà thâm hụt

thương mại kéo dài đã làm cho áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng gia tăng Chính

phủ bán ra gần 15 tỷ USD trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối nhưng vẫn không đủ sức giữ

được tỷ giá, đồng Baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khôn lường: thặng dư thương mại ngày càng gia tăng; hơn thế nữa, dòng vốn nước ngoài đang quay trở lại ngày một nhiều hơn Ngày 2/7/1997, Thái Lan đã cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối trong nỗ lực bảo vệ đồng Baht tránh bị tác động của một cuộc đầu cơ

lớn và buộc phải thả nỗi đồng Baht Đồng tiền này ngay lập tức giảm giá mạnh

Từ cuối năm 1998 — 2004, tỷ giá Baht/USD đôi lúc giảm và sau đó tăng nhẹ nhưng nói chung duy trì ở mức ôn định Tỷ giá tăng nhẹ từ 39,06 năm 2004 lên 41,03 năm 2005 nhưng cho tới nay, tỷ giá giảm do USD giảm giá Mặc dù luôn chú trọng tới

xuất khẩu, nhưng Thái Lan đã phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20% so với

USD và duy trì ở mức lạm phát trung bình là 3% từ năm 2006 tới nay do Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng trong bỗi cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nội tệ tăng giá so với USD là chính sách có lợi hơn

Kinh nghiệm rút ra từ thất bại của Thái Lan:

Sai lầm lớn nhất gây ra cuộc khủng hoảng năm 1997 là việc Thái Lan đã mở tài khoản vốn quá sớm làm cho một dòng nợ, nhất là nợ ngắn hạn không lồ đỗ vào kết hợp với chính sách cố định tỷ giá ở mức cao, đồng tiền kém sức cạnh tranh, thâm hụt thương mại gia tăng làm cho vấn đề trầm trọng hơn

—"Ÿ—Ƒ——.Ý -r-r-sr-.-.=-r-— ——————x-r-r-r-Frvrr—————————

Trang 31

Trang 40

Tác động của tỷ giá hồi đoái đến cán cân thương mại VN giai đoạn 1999 — 2009

CHUONG

TAC DONG CUA TY GIA DEN CAN

CAN THUONG MAI VIET NAM GIAI DOAN 1999 — 2009

— _ EE ——EEEEEEEE

Trang 32

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:50