1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các quy định về quyết định hình phạt trong luật hình sự việt nam và việc đảm bảo quyền con người đối với người đối với người chưa thành niên phạm tội

104 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

2, QUYEN CON NGUOL TRONG PHAP LUAT LAO BONG QUOC TE Trong phần này, nhóm tác giả sẽ trình bày, phân tích các quyền con người liên quan đến NLĐ trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và Công ướ

Trang 1

_ KPVI26%.£

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ©

TRUONG DAI HOC LUAT TP HO CHI MINH

#2 œ8

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VAN DE QUYEN CON NGƯỜI CUA NGUOI LAO DONG TRONG PHAP LUAT

LAO DONG VIET NAM

TỊ/NÚW TIN-THƯYIỆN TRUONG Ha Hc LuATTPHCH]

Chú nhiệm đề tài : TS Lê Thị Thúy Hương Thự ký đề tài : Ths Đinh Thị Chiến Thành viên đề tài : Ths Bùi Thị Kim Ngân

CN Đoàn Công Yên

Trang 2

1.2 Quyền được đảm bảo thu nhập

1.3 Quyền được đảm báo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1.4 Quyền được đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động 1.5 Quyền đảm bảo an sinh xã hội

1.6 Đảm bảo quyền con người của lao động nữ và lao động tàn tật 17 Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn

1.8 Quyền đình công

PHAN II - CÁC NHÓM QUYEN CON NGƯỜI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM: NHỮNG HẠN

CHE, VUGNG MAC VA HUONG HOAN THIEN

Quyền làm việc va tự do việc làm 1.1 Định nghĩa việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam

1.2 Nội dung quyền làm việc cla NLD trong pháp luật lao động Việt Nam 1.3 Một số kiến nghị để đảm bảo quyền con người của NLĐ trong lĩnh vực việc

2 Quyền của NLĐ về vấn đề thu nhập

2.1 Các quy định của pháp luật về quyên của NLĐ về thu nhập

2.2 Đảm bảo nguyên tắc trả lương đúng, đầy đủ, thuận tién cho NLD “ 2.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thu nhập cho NILĐ 25c:525so<2 3 Quyền được đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

3.1 Các quy định của pháp luật về dam bao TGLV, TGNN

3.2 Các quy định về giới hạn thời giờ nghỉ ngơi 3.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo TGLV, TGNN của NLĐ

4 Quyền được đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động “ 4.1 Quyền được tham gia xây dựng các quy phạm về ATLĐ và VSLĐ 57 4.2 Quyền được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động và đảm bảo môi

trường làm việc đạt tiêu chuẩn

4.3 Quyền được hưởng các chế độ nhằm bảo vệ sức khỏe

Trang 3

44 Quyén được hưởng các chế độ nhằm khắc phục hậu quả của tai nạn lao động,

01110111 22757 65

4.5 Nhận xét và một số kiến nghị nhằm tăng cường đảm bảo quyền đảm bảo về

ATLD A2) 67

5 Quyền đảm bảo ASXH cho người lao động, cctieeirrree 67

5.1 Khái niệm ASXH theo pháp luật Việt Nam 68

5.2 _ Nội dung quyền đảm bảo ASXH cho NLP trong pháp luật Việt Nam 69

6 _ Quyền con người của lao động nữ và lao động là người tàn tật 79 6.1 Quyên con người của NLÐ nữ 79 62 Quyền của lao động là NLĐÐ tàn tật 83

Trang 4

MO DAU

I Tinh cấp thiết của đề tài

Lao động là một hoạt động gắn liền với đời sống của con người Lao động

vừa là phương thức kiếm sống, vừa là điều kiện để con người phát triển toàn diện

nhân cách Hoạt động quan trọng đó lại ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền con người của NLĐ như quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, quyền bình đẳng, quyền an ninh thân thể, quyền ASXH v.v Do vậy, đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực lao động là một yêu cầu hết sức quan trọng trong chính sách đảm bảo các quyền con người nói chung Nhà nước Việt Nam cũng đã thể chế hóa các quyền con người trong lĩnh vực lao động thông qua các quy định của Hiến pháp và pháp luật Trong nỗ lực đảm bảo các quyền con người của NLĐ, Việt Nam

cũng đã gia nhập và là thành viên của tổ chức lao động thế giới (ILO) Đến nay,

Việt Nam đã phê chuẩn được 18 công ước của ILO, trong đó có 5/8 Công ước cơ bản (Công ước số 100 và Công ước số 111 về quyền bình đẳng nam nữ trong

công việc và trả công lao động; Công ước số 182 và Công ước 138 về lao động

trẻ em; Công ước số 29 về chống lao động cưỡng bức)

Tuy vậy, việc thể chế hóa các quyền con người vào những quy định về quyền của NLĐ trong pháp luật Việt Nam vẫn còn có một số hạn chế nhất định Mặc dù các quyền cơn người cơ bản của NLĐ đều được ghi nhận trong BLLĐ và

các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng bản thân các quy định vẫn còn có những điểm bất cập; bên cạnh đó, cơ chế đảm bảo các quyền này trong thực tế vẫn còn

nhiều vướng mắc, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn điện để tìm ra các giải pháp khắc phục

Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi đã chọn đẻ tài: “VĂN ĐÈ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

VIỆT NAM” làm dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường của mình

II Tổng hợp tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến

đề tài:

Liên quan đến lĩnh vực quyền con người, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vẫn để này Ở Việt nam, trong những năm gần đây,

Trang 5

pháp luật về quyền con người cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật lao động, các nghiên cứu về quyên con người, đặc biệt là quyển con người của NLĐ, còn rất hạn chế và chưa mang tính chuyên sâu Mới chỉ có một số bài báo viết về các quyền của NLĐ như quyển bảo hiểm xã hội, quyền của lao động nữ v.v trong các tạp chí chuyên ngành, hoặc một số bài tham luận về quyền của NLĐ trong các cuốn sách viết chung vẻ để tài quyền con người của nhiều tác giả như: “Quyền con người - Tiếp cận da nganh va liên ngành luật học” (Võ Khánh Vĩnh chủ biên), “Quyền con người - Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước Liên hợp quốc” (Nguyễn

Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Trịnh Quốc Toán (chủ biên bản

dịch tiếng Việt), một số bài tham luận trong các Hội thảo về quyền con người

do Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật, và gần đây nhất là Tọa đàm khoa học do Khoa Luật Dân sự thuộc Đại học Luật TP Hồ Chí Minh tổ

chức, nhưng những công trình này chỉ dừng lại ở việc phân tích các quyền của NLĐ ở bình diện quốc tế, hoặc chỉ phân tích một vài nội dung chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện vấn để quyền con người của NLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam

HH Phương pháp nghiên cứu:

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác-Lênin, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê để làm sáng tỏ các vấn đề và các luận điểm cụ thể về quyền con người của NLÐ, trong đó bao gồm cả việc phân tích các quy định pháp luật; song song đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê để nghiên cứu thực tiễn vận dụng các quy định, những hạn chế, vướng mắc tổn tại và khả năng khắc phục ,

IV Mục tiêu và phạm vỉ nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn các quy định của pháp

luật lao động về những quyển con người cơ bản của NLĐ, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn để này, và những giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong thực tiễn áp dụng các quy định này, qua đó nâng cao hơn nữa mức độ đảm bảo các quyền con người của NLĐ.

Trang 6

V Khả năng ứng dụng của đề tài:

Nghién cứu về vấn đề quyền con người của NLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam có một ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng Khi hoàn thành, công trình nghiên cứu này sẽ mang ý nghĩa là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu về vấn đề quyền con người của NLD trong pháp luật lao động Việt Nam một cách

hoàn chỉnh nhất; từ đó, công trình có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu

ích cho các nhà hoạch định chính sách, pháp luật, những nhà nghiên cứu và sinh viên khi muốn đi sâu tìm hiểu đề tài quyền con người của NLĐ

VỊ Đề cương chỉ tiết:

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu về các quyền con người cơ bản của

NLĐ được ghi nhận trong pháp luật lao động Việt Nam Cụ thể, kết cấu đề tài

được trình bày như sau: Mở đầu

Nội dung:

Phan 1: Khai quát về quyền con người trong pháp luật lao động quốc tế 1 Khái niệm về quyền con người

2 Quyền con người trong pháp luật lao động quốc tế

Phân 2: Các nhóm quyền con người co ban cla NLD trong pháp luật lao

động Việt Nam: những hạn chế, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

1 Quyền làm việc và tự do việc làm 2 Quyền của NLD trong van dé thu nhập

3 Quyền đám bảo thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 4 Quyền đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động

5 Quyền đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ

6 Quyền con người của lao động nữ và lao động tàn tật

7 Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn và quyền đình công

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 7

&

Phan l

KHÁI QUAT VE QUYEN CON NGƯỜI TRONG PHAP

LUAT LAO DONG QUOC TE

i KHÁI NIỆM VẼ QUYÊN CON NGƯỜI 1.1 Định nghĩa quyền con người

Đến nay, về nguồn gốc của quyền con người, có hai trường phải cơ bản

đưa ra hai quan điểm trái ngược nhau Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chì đơn giản bởi họ là thành viên của gia

đình nhân loại Ngược lại với học thuyết về quyền tự nhiên, học thuyết về các

quyền pháp lý (legal rights) cho rằng, các quyền cơn người không phải là những

gì bằm sinh, vẫn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thông văn hóa Chỉnh vi côn tồn tại hai quan điểm trải ngược như trên cho nên, hiện nay cũng có nhiều định nghĩa khác nhau (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền coa người đã được công bổ).' Trong đề tài này, chúng tôi chỉ phân tích một số định nghĩa trong một số văn bán pháp luật quốc tế về quyền CON người

Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 (Tuyên ngôn nhân quyền 1948) không đưa ra khái niệm về quyên con người Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người

thường được các nhà nghiên cứu viện dẫn khi đưa ra một khái niệm chuẩn đề tiếp

cận các khái niệm về quyền con người Theo định nghĩa này, quyền con người là

“những bảo đâm pháp lý toàn câu (universal legal guaramtees) có tác dụng bạo

về các cá nhân và các nhôm chống lại những hành động (actHons) hoặc sự bỏ mặc (omissions) ma lam ton hại đến nhân phẩm, những sự được pháp

(entitlements) va tu do co ban (fundamental freedoms} của CON HgHỜi, `

‘ Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đẳng chú biên), Giáo trình lý luận và pháp luật về

quyền con người, Khoa Luật - ĐHQGHN, NXE Chỉnh trị quốc gia, Hà Nội ¬ 2009,

Trang 8

Bén canh dinh nghia ké trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích

dẫn Theo đó, quyền con người là những sự duoc phép (entitlements) ma tat cả

thành viên của cộng đẳng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn

giáo, địa vị xã hội đến có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chí vì họ là con người,

Mội số học giả lại quan niệm răng quyền con người được nhin nhận như là quyên tự nhiên của con người, nghĩa là quyền con người sống trong trạng thái tự nhiên Trong mối quan hệ với nhà nước, quyền con người được nhìn nhận như quyền công dân Quyền con người có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện cụ thể của quốc gia”

Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do các chuyên gia và cơ quan nghiền cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng về cơ bản, các định nghĩa này đều cho rằng quyền con người thường được hiểu là

những nhu cần, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được phi

nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế,

Như vậy, nhìn ở góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như

là những chuẩn mục được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ Những

chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tật cả mọi người Nhờ có những chuẩn mực nảy, mọi thành viên trong piu đình nhân loại mới được bao vệ nhân phẩm và mới có điều kiện

phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người Cho dù

cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ rằng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ frong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử

1.2 Tính chất của quyền con người frong lĩnh vực lao động

Trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và một số văn bản pháp lý của một số quốc gia, quyền con người được khẳng định một cách rõ ràng là các quyển tự nhiên, vốn có và không thể chuyển nhượng được của các cá nhân `, Do đó, có thể

nhận thấy, theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người có các

“ Phạm Thị Thúy Nga, Pháp luật lao động Việt Nam và việc bảo vệ quyền can người, tron g “ Quyén con

người - Tiệp cận đa ngành và liên ngành luật học” (Võ Khánh Vinh (chủ biên)), nhà xuất bản Khoa học

xã hội, Hà Nội 2010, tr.149

* Chủ thích 1, sđd

* Doan 1 Lời nói đầu của Tuyên ngôn nhân quyền 1948 1948 ghỉ nhận: “ phẩm giá vốn Có, CÁC quyền

6inh đăng và không thể tách rồi của mọi thành viên trong công đồng nhân loại

Trang 9

tính chất cơ bản là: tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phan chia, tinh lién hé va phu thudc lẫn nhau `

- Tính phê biển Tính chất này thể hiện ở phạm vị thừa nhận rộng rãi trên toàn thể giới và không có sự phân biệt đối xử giữa những NLÐ trong một

quốc pia nếu quốc gia đó đã thừa nhận chuẩn mực chúng của nhân loại Một hoặc một số quyền có tắm quan trọng đối với một bộ phận nhỏ NLĐ những bộ phận cá nhân này không thuộc đối tượng cần bảo vệ đặc biệt trong xã hội thi một số

quyền đó chỉ là quyền lợi của nhóm Do không phải là mong muốn của phản lớn

NLĐ trong xã hội cho nên chúng không thê trở thành quyền con người trong luật

lao động quốc tế

Khi một quyền bất kỷ nảo đó trở thành quyền con người và được quốc gia thừa nhận thì tính phô biến yêu cầu quốc gia đó phải áp dụng một cách bình đẳng mà không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì giữa những cá nhân đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ của quốc gia đó Tỉnh chất này thường thể hiện trong

một số Công ước của ILO như Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc

làm và nghệ nghiệp năm 1958, Công ước số 100 về trà công bình đăng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trì ngang nhau năm 1951

- - Tỉnh không thê tách rời khói cá nhân” Tính chất này thê hiện ở hai

khía cạnh như sau:

Thử nhất, các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kế cả các cơ quan và quan chức nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt ”, Vị dụ: quyền tự do lựa chọn viée lam cla NLD

không thể bị hạn chế, trừ trường hợp nhĩ người đó đã có lỗi ví phạm pháp luật,

đạo đức xã hội hay lợi ích cộng đồng và bị cắm làm việc trong một số ngành nghề theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

* Chi thich 1, sdd

*Trong Gide nình lý luận và pháp luật về quyền con người của Khoa Luật e ĐHOCHN, tỉnh chất này được các tác giá gọi là “tính chất không thê chuyên nhượng” Tuy nhiên, theo quan điểm chúng tôi, ý

nahia cua cum 1ử “chuyén nhượng” không bao quải như cụm từ “tách rời” Mặt khác, Tuyên ngôn nhân

quyền 1948 1948 ghỉ nhận quyên con người “, - không thê tách rời của mọi thành viên trong cộng đồng phần loại " Vì vậy, quyền con người có tỉnh chất không thể tách rời khỏi cá nhân

? Chú thích 1, sđd.

Trang 10

9

Thứ hai, cá nhân không thể chuyên giao các quyền con người của mình cho người khác thụ hưởng, trừ một số trường hợp như NLĐÐ chết thì thân nhân

của người đó sẽ được hướng chế độ tử tuất

- Tink khéng thé phan chia

Tinh chat nay thê hiện ở chỗ các quyền con người đều có tâm quan trọng

như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giả trị cao hơn quyền nào Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỹ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người

Tuy nhiên, liên quan đến tính chất không thê phân chia của quyền con

người, cần chú ý là trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những cơ sở và yêu cầu thực tế của việc bảo đâm các quyền đó chứ không

phải dựa trên sự đánh giả về giá trị của các quyền đó.”

-_ Tính liên hệ và phụ thuậc lẫn nhan

Tĩnh chất này thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ

hoặc một phần, nằm trong mối Hên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau Sự vi

phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đâm các quyền khác, và ngược lại, sự tiễn bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ

trực tiếp hoặc giản tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác Thực

tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, rất khó, thậm chỉ là không thể thực sự

thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con người nào đó mà bỏ qua các quyền khác.”

Hai tính chất này có thể chứng minh qua mỗi quan hệ chặt chế giữa quyền

tự do thành lập, tham gia, hoạt động công đoàn với quyền đình công trong luật lao động quấc tế Hai quyền này đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo

điều kiện làm việc, thu nhập cho NLD Để tiến hành đình công thì NLĐ phải

được hưởng quyên tự do về hiệp hội nói chung, tự do về công đoàn nói riêng,

Ngược lại, kết quả của việc thực hiện quyén đình công sẽ tạo điều kiện tất hơn dé

NLD thy hướng quyền tự do về hiệp hội, quyền gia nhập công đoàn,

nt nit.

Trang 11

Ngoài những tỉnh chất chung nói trên, trong lĩnh vực lao động, quyền con người côn có các tỉnh chất: gắn liền với mục đích “cải thiện điều kiện lao động và nẵng cao mức sống trên toàn thể giới”; gắn liền với quan hệ ba bên trong lao động: chỉnh phủ - chủ - thợ và không phân biệt đôi xử

Thứ nhất, guyen con người trong lĩnh vực lao động luôn gan liền với tục

địch “cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sông của NLUÐ trên toàn thé

giới”, Nói cách khác, những quyền con người này phải gắn liền với quan hệ lao động, NLĐ Tính chất nảy thể hiện phạm vì và chủ thể của quyền con người

trong lĩnh vực lao động, Nếu một quyền con người rất phổ biến trong xã hội nhưng nó không gắn với quan hệ lao động hoặc không nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động hoặc nâng cao mức sống của NLĐ trên toàn thể giới thì quyền

đó không thể xem là quyền con người trong lĩnh vực lao động Ví dụ: quyển tự do kết hôn là một quyền con người cơ bán nhưng quyền này thuộc lĩnh vực hôn

nhẫn chứ không thuộc lĩnh vực lao động

Thứ hai, quyên con người trong lĩnh vực lao động phụ thuộc vào quan hệ

ba bên trong lao động: Chỉnh phù - NSDLD và NLD Đến nay, các quyền con người cơ bản của NLĐ như tự do về việc lâm, công đoàn, đình công, đảm bảo

thu nhập, ASXH đều được hình thành trên theo tiến trình:

NLD hoặc tô chức đại diện của NLD đâu tranh

Trong tiến trình này, chúng ta có thể nhận thấy, khi yêu cầu của NLĐ

được cộng đồng quốc tế thừa nhận và ghi nhận trong các quy phạm pháp luật

thành các quyền của NLĐ thi những quyền này sẽ có tính phô biến, cơ bản, tức là

chúng trở thành các quyền con người trong lĩnh vực lao động

Tính chất này giúp chúng ta phân biệt các quyền con người của NLÐ với

những quyền khác cũng của NLĐ nhưng không phải là quyền con người Những

quyền đó có thể là của cá nhân NLĐ và phát sinh từ hợp đồng lao động hoặc có

Trang 12

if

thể là của tập thể NLĐ, phát sinh từ thỏa ước lao động tập thể hoặc đó cũng có

thể là những quyền theo pháp luật của một hoặc một số quốc gia

2, QUYEN CON NGUOL TRONG PHAP LUAT LAO BONG

QUOC TE

Trong phần này, nhóm tác giả sẽ trình bày, phân tích các quyền con người liên quan đến NLĐ trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966 của Liên Hiệp quốc (Công ước kinh tế,

văn hóa và xã hội 1966)”, Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích các quy định về

quyên con người của NLĐ trong các Công ước của ILO,

2.1 Quyền làm việc và quyền tự do việc làm

Quyền lâm việc và quyền tự do làm việc là một quyền con người được ghi nhận tại khoản 1 Điều 23 Tuyên ngôn nhân quyén 1948: “Moi người đêu có

guyéen lam viéc, guyÊn tự do chọn việc làm, quyên được hưởng các điều kiện làm việc chính đảng và thuận lợi đổi với công việc, và quyên được bảo vệ chống thát

nghiệp” Quyền tự do lựa chọn việc làm cũng đã được cụ thể hóa trong Điều 6

Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội 1966: “Các quốc gia hội viên

ký kết Công ước này thừa nhận cho mọi người quyên làm việc và cam kết sẽ bạn

hành những biện pháp để bảo đâm quyên này Quyển làm việc bao gÔm qiuên có

cơ hội sinh sống nhớ công việc, quyên tự do nhận việc hay lựa chọn việc làm ” Nội dung của quyền này cũng đã được cụ thể hóa và ghí nhận tại các công ude cua ILO nhu sau:

- Công ước số 122 về chính sách việc làm năm 1964 quy dinh: “Méi mede thành viên nhải ngiên bố và áp dụng, như một mục tiêu thiết yếu, một chính sách

tích cực nhằm xúc tiến toàn dụng lao động, có năng suốt và được tie do lita

chọn ” “Chính sách đó phải nhằm đảm bảo rằng:

_* Sở có việc làm cho tất cả những người sẵn sàng làm việc và đang kiếm

việc làm,

+ Việc làm ãỏ càng có năng suất càng tốt,

+ ÁZ có sự tự do lựa chọn việc làm và cđ may rộng lớn nhất cho mỗi NLD dễ đạt được trình độ tay nghệ và sử dụng được trình độ tay nghề

và năng khiêu của mình trong một công việc thích hợp, không phân

'Ê Việt Mam gia nhập Công ước về các quyền kinh tế, văn hỏa, xã hội ngáy 14/2/1982

Trang 13

12

biệt chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chỉnh kiến, done doi dân

tậc hoặc nguân gốc xã hội ”

Nội dung của công ước trên để cập đến cả hai quyền: quyền có việc làm

và quyền tự do lựa chọn việc làm Để đảm báo quyền có việc lam cua NLD doi hỏi các quốc gia thành viên phải nỗ lực thực hiện các biện pháp để tạo ra việc làm và để NLĐ có thể làm được những công việc đó

Bên cạnh quyên cỏ việc làm, quyền tự do việc làm là một nội dung trong

quyền tự do của con người được phì nhận trong Tuyên ngôn nhân quyên 1948:

“Mfọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng vệ nhân phẩm, cũng như quyền

lợi” Quyền tự do làm việc là quyền thiêng liêng nhất của con người Đây là một

quyền cơ bản giúp mỗi cá nhân trong xã hội tồn tại và phát triên cả về thể lực và tỉnh thân Chính vì vậy, trong luật lao động quốc tế, tự do làm việc và lựa chọn việc làm, chống lại lao động cường bức hoặc bắt buộc đã trở thành một trong bốn van dé cơ bản nhất hiện nay `",

Đến nay, quyền tự do làm việc, lựa chọn việc làm đã trở thành quyền bất

khả xâm phạm của mỗi cá nhân, Quyên tự do việc làm còn được đâm bảo bởi nguyên tắc chống lại lao động cưỡng bức được quy định tại Công ước số 29 về

lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc năm 1930 của ILO Điều 4 Công ước này quy định: “Cơ quan có thấm quyên không được áp đặt hoặc cho phép áp đặt việc lao

động cưỡng bức hoặc bắt buộc vì lợi ¡ch của những tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân Nếu có mội hình thức lao động cưỡng bức hoặc hất buộc vì lợi ích

của những nit nhân, công tị hoặc hiện hội hè nhân như vậy vào thời điểm mà việc phê chuẩn Công ước này của một nước thành viên được Tổng giảm đốc lăn

phòng Lao động quấc tỄ đăng kỷ, thì nước thành viên này phải xoá bỏ hoàn toàn

cưỡng bức hoặc bắt buộc đó, từ thời điểm Công ước này bi đầu có hiệu lực đổi với nước thành viên đồ `,

Những quy định nhằm chống lại lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc trên đây của ILO là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp

đồng trong quan hệ đân sự, Công ước số 29 đã không chỉ bảo vệ được quyền tự

do, lợi ích của cá nhân NLĐ mã còn đâm bảo lợi ích cho nhà nước, cộng đẳng

" Theo ILO, bén vấn để cơ bản nhất trong lĩnh vực lao động đó là: Tự đo làm việc, chẳng lại lao động

cưỡng bức hoặc bắt buộc; Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể; Phân biệt đôi xử trong việc làm và nghề nghiệp; xóa bỏ lao động trẻ em Kem http://www, ilo.org/ilolex/english/docs/deciworld hun.

Trang 14

khi Công ước này vẫn cho phép cơ quan nhà nước có thấm quyền áp dụng lao động cường bức trong một số trưởng hợp nhất định với việc tuân thủ các điều kiện chật chế kèm theo, ví dụ: Lao động cưỡng bức hoặc bất buộc với tính chất thuế và lao động cưỡng bức hoặc bất buộc do những người đứng đầu làm chức

năng hành chính áp đặt để làm những công trình lợi ích công cộng Như vậy,

trong chừng mục nhất định, NLĐ van phải chịu lao động cưỡng bức Tuy nhiên, trong tương lại, lao động nảy sẽ dần được bãi bỏ'?, Khi đó, quyền con người của

NLD sé dirge bảo vệ tốt hơn

Tóm lại, quyền làm việc và quyền tự do việc làm làm một quyền con người quan trọng được phi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 của liên hiệp quốc và cũng đã được cụ thể hóa rất rõ nét trong các công ước của ILO Ndi dung của quyền nảy bao gồm: quyền làm việc (tức quyền có việc làm và được đảm bảo việc làm) và quyền tự đo lựa chọn việc làm,

2.2 Quyền được đăm bảo thu nhập

Đối với đa số NLĐ làm công ăn lương, nguồn thu nhập từ tiễn lương, tiên công là nguồn thụ nhập chủ yêu hoặc là nguồn thu nhập duy nhất, Chất lượng

cuộc sống của NLĐ phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu nhập mà họ kiếm được từ

việc bán sức lao động của mình thông qua quan hệ lao động Do vậy quyền được dam bảo một mức thụ nhập hợp lý khi tham gia vào quan hệ lao động là một

phạm trù quyền con người quan trọng của NLĐ Nội dung của quyên nayduoc thê hiện dưới ba góc độ:

Thứ nhất, quyên được đảm bảo thụ nhập tối thiểu

Đây là quyền con người được ghi nhận tại Khoản | Điều 25 Tuyên ngôn

nhân quyền 1948: “AMớoi người đều có quyền được hưởng mỘI mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no dm cho bản thân và gìa đình bao gồm: thực phẩm, quân áo, nhà ở, y tỄ và các dịch vụ xã hội cần thiết " Quyền được đâm bảo mức lương tôi thiểu cũng là một quyền kinh tế - xã hội được ghi nhận tại Điều 11 Công ước

về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966: “* (tất! cả moi người được có một

mức sống đủ cho bản thân và gia đình mình, quyên được ăn đủ, mặc đủ vò có

Hhà ở

'? Khoán 1 Điều 10 Công ước số 29 cha ILO.

Trang 15

14

Nam 1970, ILO đã thông qua Công ước số 131 về ấn định lượng tối thiểu “Lương tối thiểu có biệu lực pháp luật và không thể bị hạ thấp; nếu không úp

dụng, sẽ bị chế tài thích dang, bao gom ca những chế tài hình sự hoặc những chế

tài khác đôi với người hoặc nhóm người chịu trách nhiệm” Khi thiết lập và áp

đụng những cơ chế đẻ ấn định và điều chỉnh tiền lương tôi thiểu, các quốc gia

thành viên phải “có những bổ trí để tham khảo ý kiến đây đủ các tô chức đại diện

hitu quan cua NSDLD va cia NLD”

Thứ hai, quyền được đầm bảo bình đẳng về thu nhập

Quyền con người này được ghi nhận tại khoán 2, 3 Diều 23 Tuyên ngôn

nhân quyền 1948: “Afoi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyên được

hưởng lương hồng như nhau, nêu cùng làm một công việc nhữ nhau ” “ Mọi người làm việc đều được quyên hưởng thù lao một cách công bằng và thích hep, khả đĩ bảo dâm cho ban thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đúng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảa vệ xã hội khác ˆ

Quyền được đảm bảo bình đẳng về thu nhập cũng là mệt quyển kinh tế -

xã hội được quy định tại Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và

văn hóa 1966: “rá lương thỏa đáng và bằng nhau cho những công việc có gid tri

nh nhau, không có sự phân biệt đối xử nào; đặc biết là nhụ nữ được ấâm bảo

những điều kiện làm việc không kém hơn đàn ông, được trả công bằng nhau đối với các công vide nine nhau”

ILO ciing da ban hanh Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao

động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau), Thứ ba, dâm bảo quyền lợi cho NLĐ trong việc trả lương

Đảm báo quyền lợi của NLĐ trong việc trả lương nhằm đảm bảo trên thực tế NLĐ nhận được các khoản tiền lương một cách thuận-tiện, tiện ích nhất,

đáp ứng các nhu cầu về đời sống hàng ngày của NLĐ Các quyên này được quy

định cụ thể tại Công ước sẽ 95 năm 1949 của ILO về bảo vệ tiên lương Công ước đã đưa ra các nguyên tắc trả lương nhằm đảm bảo thu nhập cho NLD, cu thé:

Trả lương bằng tiền (Điều 3); trả lương trực tiếp (Điều 5); trả lương đúng hạn

(Điều 12); nguyên tắc khẩu trừ, tịch biên, chuyển nhượng tiền lương (Điều 9,

'Ở Việt Nam gia nhập công ước này năm 1997,

Trang 16

10); nguyên tắc ưu tiên trả nợ tiễn lương cho NLĐ khi doanh nghiép pha san hoặc bị thanh lý theo quyết định của ta (Điều L1),

2.3 Quyền được đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Sự lạm dụng, bóc lột sức lao động của NSDLĐ đổi với NLĐ bằng cách

kéo đài thời gian làm việc, cắt giảm thời giờ nghỉ ngơi sẽ gây tốn hại về sức khóe,

tính mạng đối với NLĐ Đây là hành vi vi phạm nghiễm trọng quyền con người

Chỉnh vì vậy, từ những năm dau thé ky XX, van dé thoi giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (TGLV, TƠNN) luôn được các quốc gia, các tổ chức bảo vệ quyền con người quan tâm Thật vậy, trong khuôn khê Liệp Hợp quốc, Điều 24 Tuyên ngôn nhân quyền 1948 khăng dinh: “Moi người đếu có quyền nghi ngơi và giải trí, nhất là sự giới hạn số giờ làm việc một cách hợp lý, và các ngày nghĩ định kỳ có trả lương” Điều 7 Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội 1966 quy định: “Moi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được ấn định hợp lệ số giờ làm

việc, kệ cá những ngày nghỉ định kỳ có trả lưƠHE”,

Trong khuôn khô TLO, công ước đầu tiên được thông qua là Công ước số

01 về thời giờ làm việc năm 1919, Sau đó, tổ chức này cũng đã thông qua nhiều công ước khác quy định một cách toàn điện vẻ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi như

Công ước số 30 năm 1930, Công ước số 31 năm 1931, Công ước số 46 năm 1935

về thời giờ làm việc, Công ước số 47 năm 1935 về tuần làm việc 40 giờ, Công ước số 49 năm 1935 về giảm thời giờ làm việc, Công ước số 67 năm 1939 và Công ước số 153 năm 1979 về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi Nội dung

cơ bản trong pháp luật lao động quốc tế về quyền con người về thời giờ làm việc, nghì ngơi được thể hiện như sau; |

Thứ nhất, giới hạn thời giờ làm việc tôi đa trong một ngày hoặc một tuần

Theo Điền 2 Công ước số 01 về thời giờ làm việc cho các cơ sở công nghiệp và

Điều 3 Công ước số 30 về thời gid làm việc cho các cơ sở thương mại, văn

phòng quy dinh: “thoi giờ làm việc của những người làm việc cho bắt ky cơ sơ

công hay iư không được vượt quá 8 giờ một ngày và 48 giỏ một tuân", Đối với

NLĐ làm việc dưới hầm mỏ, do điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm hơn cho

tiên thời giờ làm việc được rút ngắn hơn và được điều chỉnh bởi một công ước riêng.

Trang 17

16

Đến năm 1935, Công ước số 35 vẻ thời giờ làm việc 40 giờ một được

thông qua là kết quả của phong trào đầu tranh đòi giảm giờ lâm tại các nước phát

triên Theo Điều 1 Công ước này, nguyên tắc 40 giờ một tuần được xem như là

một tiêu chuẩn của cuộc sống

Thứ hai, thời giờ nghỉ ngơi hùng tuân, hàng năm

Hiện nay, HUO đã ban hành 02 công ước về thời giờ nghỉ ngơi hàng mắn,

đó là Công ước số l4 (1921) về áp dụng nghỉ hàng tuần cho các cơ sở công nghiệp và Công ước số 106 (1957) về nghỉ hàng tuần trong thương mại và văn

phòng Theo các Công ước này, NLD được quyên có một thời gian nghỉ hàng tuần ít nhất 24 giờ liên tục trong mỗi chu kỹ 7 ngày Đối với NLÐ làm việc trong

+

tế

một số ngành nghề đặc thù, pháp luật lao động quốc tế cũng đặt ra yêu câu phải dam bảo thời giờ nghỉ ngơi hàng tuần như NI.Ð làm việc trong các cơ sở công nghiệp, thương mại và văn phòng”

Ngoài ra, “NLĐ làm việc tại đồn điền dược nghỉ phép năm có hưởng lương sau khi đã làm việc lên tục cho cùng một NSDLĐ trong một thời gian

nhất định” NLĐ trong các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở tương tự cũng

“được quyền nghỉ hàng năm theo thời hạn quy định trong thỏa ước tập thê hoặc

sxÌ$

theo luật pháp và thực tiễn quốc gia””, Trường hợp hợp động hết thời hạn hoặc thời gian làm việc liên tục của họ chưa đủ để hưởng tiêu chuẩn nghỉ hàng năm đầy đủ, những NLĐ được quyên hưởng thời gian nghỉ hàng năm có hưởng lương tương ứng với thời gian làm việc của họ hoặc được nhận tiền thay cho việc neghỉ

do",

2.4 Quyền được đảm báo an toàn lao động, vệ sinh lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ) là những vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khòe, tính mạng của NLĐ Quyền được đảm bảo ATLĐ, VSLĐ là một nội dung của quyền con người được quy định tại Điều 3 Tuyên ngôn nhân quyền 1948: "Mọi người đều có quyên an ninh thân thé”

'* Khoản Í Điều 43 Cong tước số 110 về điều kiện lao động cia NLP trong các đồn điền năm 1958;

Khoản 3 Điều 4 Công ước số 172 về điều kiện lao động trong các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở tương

tự năm 199]

'Š Điều 36 Công ước số 110 ve điều kiện lao động của NLD trong cdc dén dién nam 1958

'* Điều 3 Công ước số 172 về điều kiện lao động trong các khách sạn, nhà hang va các cơ sở lương tự

nam 1991,

Trang 18

~—— —

Chính vì tâm quan trọng của vận dé nay ma ILO cũng đã thông qua rất nhiều công ước để đưa ra các khuyến cáo đối với các nước thành viên Hiện nay, đã có 26 công ước và khuyến nghị về an toàn, vệ sinh lao động được thông qua, trong đó có một sö Công ước và Khuyến nghị quan trọng như:

- Công ước 187 về Cơ chế tang cường Án toàn và vệ sinh lao động - Khuyến nghị số 197 về Cơ chế tăng cường an toàn vệ sinh lao động - Khuyén nghị số !92 về an toàn, sức khỏe trong nông nghiệp

- _ Công ước số 184 về an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiện - _ Công ước số 176 về an toàn, sức khỏe trong hằm mỏ

-_ Khuyến nghị số 183 về an toàn, sức khóe trong ham mé

-_ Công ước số 174 về phòng ngừa những tai nạn lao động nghiém trong

- Khuyến nghị 181 về phòng ngừa tai nạn công nghiệp nghiêm trọng

- _ Công ước số 160 về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc -_ Khuyến nghị số 177 về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc

- _ Công ước số 161 về dịch vụ y tế lao động

- Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường lao động

- _ Công ước số 148 về bảo vệ NLĐ phòng chống các rủi ro nghề nghiệp

do ô nhiễm không khí, ằn và rung ở nơi làm việc

- _ Công ước số 119 về che chắn máy móc

-_ Khuyến nghị số 114 về việc báo vệ NLĐ tránh bị nhiễm phóng xạ

Các công ước, khuyến nghị của ILO đã điều chỉnh vấn đề ATLĐ, VSLĐ khá toàn điện, từ ngành, nghề thông thường đến những ngành nghề đặc thù Từ cấp độ quốc gia đến cấp độ cơ sở sản xuất, các công ước, khuyến nghị đều đặt ra

những trách nhiệm cụ thể đối với cơ quan nhà nước và NSDLĐ để đăm báo an

toàn, vệ sinh cho NLĐ tại nơi làm việc

2.5 Quyên đảm bảo an sinh xã hội

Quyền được đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) là một quyên con người

được ghỉ nhận tại khoản 1 Điều 25 Tuyên ngôn nhân quyền 1948: “Moi người đều có quyên được hưởng một mức SỐng phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho

bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quân áo, nhà ở, y té và các dịch vụ xã

hội cân thiết, quyên an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ôm, tình trạng bắt khiển

Trang 19

18

dụng, góa bụa, tuôi già hay các tình huông thiểu thân khác do các hoàn cảnh

ngoai kha nde kiêm soát cia minh”

Tuyên ngôn nhân quyên 1948 cũng đã chỉ ra rằng trách nhiệm đảm bảo ASXH cho công dân là trách nhiệm của Nhà nước: “F1 là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an nình xã hội, qua các có gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước Quyền này

được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyên về kinh tế, xã hội và văn

"1 Quyền

hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phải triển tự do của mỗi cả nhân

này cũng được cụ thể hóa tại Điều 9 Công ước về những quyền kinh tế, văn hóa,

xã hội 1966: “Các quốc gia hội viên ký kết Công ước này thừa nhận quyễn của

mọi người được hướng ASXH và báo hiểm xã hột”

Trong luật lao động quốc tế, ASXH luôn giữ một vị trí rất quan trong Theo ILO, lợi ích mà nó mang lại không chỉ đối với cá nhân những NLĐ mà còn

đối với gia đình của họ và cả cộng đồng Thông qua việc cũng cấp sự chăm sóc

sức khóc, đảm bao thu nhập và các dịch vụ xã hội, ASXH nâng cao năng suất và

góp phân vào việc phát triển nhân cách, sự nhận thức đẫy đủ của mỗi cá nhân, Hệ

thông ASXH cũng thúc đây bình đẳng giới thông qua việc tuân theo những biện

pháp đâm báo rằng những phụ nữ có con nhỏ có được những cơ hội như nhau trong thị trường lao động? Chính vì vậy, ASXH được xem là quyên cơ bàn của con người Nhằm đưa ra quy phạm tối thiêu về ASXH, ILO đã thông qua Công ước số 102 năm 1952 Theo Công ude nay, NLD sé duoc dam báo về: Chăm sóc

y té; Tro cap ém dan; Tro cấp thất nghiệp; Trợ cấp tuổi giả; Trợ cáp gia đình;

Trợ cấp tan tật; Trợ cấp tiền tuất; Trợ cần trong trường hợp tai nạn lao động hoặc

bệnh nghẻ nghiệp

Những đảm bảo về ASXH trên đây trong luật quốc tế không chỉ áp dụng đối với công dân của quốc gia sở tại mà còn áp dụng đối với cả người nước ngoài

Theo Điều 3 Công ước số 118 về đối xử bình đẳng trong vẫn đề an toàn xã hội

đối với người bản quốc và người phi bản quốc năm 1962: “ÀOi nước thành viên chịa hiệu lực của Công ude nay, đổi với những người sống trên lãnh thô mình

;wà là công dân của mỘt nước thành viên khác cũng chịu hiệu lực của công ước

'!! Điều 22 Tuyên ngôn nhân quyền 1948

8 hitp://www.ilo.org/global/standards/subjects-~covered-by-~international-labour-standards/social-

security/lang en/index htm

Trang 20

khác biệt cơ bản giữa luật lao động quốc tế với pháp luật của một số quốc gia như Việt Nam về ASXH

Để duy trì các quyền đang giành được và các quyền đã giành được trong tat cả các nhánh của hệ thống ASXH đã đề cập trong Công ước 102 về ASXH năm 1952, ILO đã thông qua Công ước số 157 về thiết lập một hệ thống quốc tế đề duy trì các quyển an toàn xã hội năm 1982 Công ước này đưa ra cách xác định pháp luật về ASXH sẽ được áp dụng khi NLÐ của nước thành viên nảy làm việc ở nước thành viên khác Điều nãy sẽ giúp tránh được mâu thuẫn pháp luật khi giải quyết chế độ cho NLĐ Đặc biệt, Công ước này đã chú trọng đến các nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong viéc dam bao ASXH cho NLD

2.6 Đảm bảo quyền con người của lao động nữ và lao động tàn tật Con người chỉ có thể được hưởng các quyền con người như nhau khi họ

thực sự bình đăng về thực tế Tuy nhiễn, trong xã hội có một số đối tượng đo sự

khác nhau về giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà họ không có các tiền đề

ngang bằng nhau trong việc hưởng quyền con người, Chính vi vậy, ngoài các quy

định nhằm bảo vệ quyền lợi của NL.Ð nói chung, pháp luật lao động Việt Nam

còn có các quy định riêng để bảo vệ một số đối tượng lao động đặc thủ trong xã

hội để họ có cơ hội cân bằng hơn trong việc hưởng các quyền mà pháp luật quy định cho họ Trong để tài này, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền con người của lao động nữ và của lao động tân tật,

* Dém bdo quyén con Hgười của lao ding nit

Đôi tượng lao động nữ có điểm đặc thù về thể chất và đặc biệt là họ phải thực hiện chức năng xã hội rất quan trọng là chức năng làm mẹ Chính những đặc

thủ này làm cho lao động nữ không có điều kiện thuận lợi như lao động nam

trong lĩnh vực việc làm Do vậy, đảm bảo quyén con người của lao động nữ tức

là tạo ra các tiên đẻ, điều kiện cần thiết để lao động nữ thực sự bình đẳng về mặt

thire 18 so với lao động nam trong lĩnh vực lao động Đảm bảo sự bình đăng của

lao động nữ cũng là một quyền con người được phí nhận tại Điều 2 của Tuyên ngôn nhân quyền 1948: “Moi người đều được hướng tất cả những quyền và tự do

Trang 21

20

công bá trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như

chủng tộc, màu da, phôi tính ”

Hiện nay, luật lao động quốc tế chưa có vấn bản riêng điều chỉnh đôi tượng lao động nữ Những quyền của lao động nữ được đề cập trong một số công ước của ILO và các tô chức khác chủ yếu dưới góc độ bình đăng giới,

chẳng phân biệt đối xử hoặc tạo ra những ưu đãi hơn đổi với lao động nữ:

- Công ước số 100 năm 1951 của ILO về trả công bình đăng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giả trị ngang nhau Theo Điều 2

của Cong ude nay: “Moi mước thành viên, bằng những biện pháp thích hợp với các phương pháp hiện hành trong việc ấn định mức trả công, phải khuyến khích,

và rong chừng mực phù hợp với các phương pháp dy, bae dam viée dp dung cho mợi NILÐ nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giả trị ngang nhau

- Điều 11 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

(CEADW) quy định: các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là:

o Quyên làm việc là quyền không thê chối bỏ của mợi con người;

öo Quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, bao gồm cả việt áp dụng những tiêu chuẩn như nhau trong thyên đụng lao động:

ö Quyền tự do lựa chọn ngành nghề và việc làm, quyền được thăng tiền, bảo hộ lao động, hưởng các phúc lợi và phương tiện làm việc và quyền được theo

học những chương trình đạy nghệ và bễ túc nghiệp vụ, kế cả các khoá truyền

nghề, đảo tạo nghiệp vụ nâng cao và định ky;

o Quyén được hưởng thù lao như nhau, kể cả phúc lợi, được đổi xử như

nhau với công việc có giá trị ngang nhau cũng như được đối xử như nhau trong

đánh giá chất lượng công việc;

© Quyền được hướng bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong các trường hợp hưu trí, thất nghiệp, đau ấm, tăn tật, tuôi giả và các tỉnh trạng mất khả năng lao động

khác, cũng như quyền được nghỉ phép có hướng lương;

e Quyeu được bảo vệ sức khoẻ và bảo đâm an toàn lao động, kể cá bảo vệ

chức năng sinh sản.

Trang 22

21

« Dim bdo quyén con ngwéi ciia NLD la HgHời tàn tật

Người tàn tật (hay người khuyết tậu là bất cứ những người nào mà không

có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá nhân bình thưởng hay của cuộc sông xã hội do sự thiểu hut (bam sinh

hay khéng bam sinh) trong những khả năng về thẻ chất hay tâm thần của ho”,

Trong lĩnh vực lao động, người có khuyết tật sẽ khó có triển vọng tìm giữ được

một việc làm thích hợp, cũng như triển vọng tiến bộ về mặt nghễ nghiệp so với NEĐ bình thường ”” Chính vì vậy, dam bao quyền con người của NLÐ tàn tật

tức là đảm bảo cho họ có cơ hội ngang bang thực tế với những NLĐ bình thường trong lĩnh vực lao động,

Bảo vệ người khuyết tật vì vậy rất được quan tâm của cộng đồng quốc

té,thé hién trong các văn kiện quốc tế Trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, vấn

đề bảo vệ người khuyết tật được thể hiện trong các văn bản sau:

o Tuyén ngôn về quyền của Người khuyết tội về tâm thân (ngày 24/12/1971): Người khuyết tật về tâm thần có các quyền ở mức tối đa có thể như những người binh thường khác

©_ Tigên ngôn về quyên của người khuyết tật (ngày 09/12/1 975); Tuyên ngôn kêu gọi các hoạt động quốc gia và quốc tế sử dụng tuyên ngôn làm cơ sở và khuôn khổ cho việc bảo vệ các quyền của người khuyết tật Theo tuyến ngôn,

người khuyết tật phải được hướng các quyền nêu ra trong tuyên ngôn Các quyền

này được dành cho tất cá người khuyết tật mà không có sự ngoại lệ nảo và không một sự phân loại hay phân biệt nào trên cơ sở chủng tộc, màu đa, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị bay những quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tình trạng của cải, xuất thân gia đình hay bất kỷ tình cảnh nào khác áp dụng với bản thân người khuyết tật hay gia đình hợ Tuyên ngôn đã nêu ta các quyền đành cho người khuyết tật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội

a Quy tac tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về bình ding hóa các cơ hội

cho người khuyết tật (20/12/1993): Quy tắc đã sơ lược bối cảnh và các nhu cần aA ` ` ` + x ˆ® a & ere Ee 2 ^ ề „ 3A »

hiện tại của người khuyết tật trên thể giới, các hành động quốc tế trước đây đành

: Tuyên ngôn: về quyên của người khuyết tật do Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 09/12/1975 *° Céng ước số 1 5Ø vẻ tái thích ứng nghệ nghiệp và việc làm của người có khuyết tật, 1983

Trang 23

cho người khuyết tật, đưa ra một số khái niệm cơ bản trong chính sách về người khuyết tật

Quy tác chí ra những mục tiêu cho sự tham gia bình đăng của người

khuyết tật, gồm: tiếp cận môi trường thê chát, thông tín và truyền thông, giáo dục,

việc làm, duy trì thu nhập và an toàn xã hội, cuộc sống gia đình và tính toàn vẹn cả nhân, văn hóa, giải trí và thé thao, tôn giáo Đồng thời Quy tắc cũng đưa ra các biện pháp thực hiện: thông tin và nghiên cứu, hoạch định chính sách vả xây

dựng kế hoạch, luật pháp, những chính sách kinh tế, phối hợp công việc, các tổ

chức của người khuyết tật, đào tạo cán bộ, theo đối và đánh giả về việc thực hiện các quy tắc, hợp tác kỹ thuật và kinh tế, hợp tác quốc tế, Để đảm báo thực hiện, Quy tắc còn đề ra cơ chế giảm sát trong việc thực hiện các quy tắc đã nêu

Trong khuôn khô của Tổ chức ILO, quyền con người của NLĐ tản tat cũng rất được quan tâm ILO đã đưa ra các tiêu chuẩn lao động quốc tế được thê hiện dưới dạng các Công ước và Khuyến nghị với nội dung đã được thương lượng ở cấp quốc tế giữa Chính phủ và các đối tác xã hội của các quốc gia thành

viên Trong các Công ước và Khuyến nghị của ILO có đưa ra tiêu chuẩn lao động

đối với người khuyết tật, đáng lưu ý nhất là:

o_ Công ước sô 128 về trợ cấp tàn tật, tuôi giả và tiền tuất, năm 1967,

Theo Công ước nảy, mọi thành viên chịu hiệu lực của Công ước phải bảo đảm trợ cấp tan tat cho những người được bảo vệ theo những điều của Công ước

© Cổng ước số 159 về Túi thích ứng nghệ nghiệp về việc làm của người có khuyết tat, nam 1983 Công ước ngày khuyến nghị các nước thành viên phải đảm bảo tải thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người tàn tật, Theo công ước, tái thích ứng nghề nghiệp là làm cho người có khuyết tật có thể tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể tiên bộ được về mặt nghề nghiệp, và do

đỏ được để dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội

2.7 Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn

- _ Trong khuân khô tổ chức Liên hợp quốc

Quyền thành lập, gia nhập công đoàn là mội nội dung trong quyền tự do

lập hội của con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn nhân quyền 1948: “Mọi

người đều có quyên tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa Không ai bj ép

Trang 24

bo od

”°! Trong lĩnh lao động, đây còn

buộc phải tham gia vào bắt cứ tổ chúc nào

quyền rất quan trọng của NLĐ xuất phát từ địa vị yếu thẻ của họ trong quan hệ lao động Chính vì vậy, Tuyên ngôn đã chỉ đích danh tổ chức cơ bản đại diện,

bảo vệ NLĐ là tế chức công đoàn: “Ai người đều có quyền thành lập hoặc gia

nhập công đoàn dé bao vệ các quyên lợi cla minh”

Đề ngăn chặn sự phân biệt đối xử trong khi thực thi quyền tự do hiệp hội, Điều 2 Tuyên ngôn nhân quyền 1948 quy định: “AđOi người đếu được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biết

doi xử nào về chùng tộc, màu da, giới lính, ngôn ngũ, tôn giáo, chính kiện hoặc

guan điềm khác, nguân gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, giống nội hay các tình

trạng khác” Nguyên tắc không phân biệt trong việc hưởng quyền tự do hiệp hội

đã được tái khăng định trong các công ước khác của Liên Hợp quốc, Năm 1990, Liên hiệp quốc đã ban hành Công ước về bảo vệ NLÐ đi trủ và thành viên gia

đình của họ, Điều 26 Công ước này quy định: “Các quốc gia thành viên thừa

nhận quyên của NLD di trú tham gia vào những cuộc họp và các hoạt động của

các công đoàn và các đoàn thể hợp pháp khác, nhằm đề báo vệ quyên và lợi ích

kinh tế, văn hoá, xõ hội và các quyên khác, theo quy định của các tổ chức nói trên”

Quyền thành lập, gia nhập công đoàn cũng được cụ thể hóa tại Điều 8

Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966: “Quyền của mọi Người được thành lập và gia nhập công đoàn mà mình lựa chọn, chỉ phỏi tuân theo quy chế của tổ chức đó để thúc đây và bảo vệ các lợi ích kinh tẾ và xã hội của mình Việc thực thì những quyên này chỉ bị những hạn chế do luật pháp ấn định và cần

thiết đối với một xã hội dân chủ vì lợi ich cua anh ninh quac gia và trật tự cong

động, hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do của những người khác;

Quyên của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệp công đoàn

quốc gia và quyền của các liên hiệp công đoàn được thành lập hoặc gia nhập

các tổ chức công đoàn quốc tế;

Quyên của các công đoàn, được hoại động tự do, không hệ bị một sự hạn a * 1% * ~ a a” “ , *% a + F4 ay as om as

chế nào ngoài những hạn Chế do luật pháp quy định và can thiết đôi với xã hội

` Điều 20 Tuyến ngôn nhân quyền 1948 của Liên hiệp quốc nam 1948

*Ê Điều 24 T uyên ngôn nhân quyễn 1948 của Liên hiệp quốc năm 1948

Trang 25

đân chủ vì lợi Ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc vì mục đích

báo vệ các quyền và tự do của người khác `”

"_ ?rong khuôn khổ TỔ chức HLO

Lời nói dâu của Điều lệ ILO đã tuyên bố: “Thừa nhận nguyên tắc tự do

hiệp hội” là một phương tiện cài thiện điều kiện lao động và thiết lập hòa bình Đẻ cụ thể hóa những điều này, ILO đã thông qua hai Công ước số 87, 89 vẻ quyền tự do hiệp hội

o_ Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được

Thứ nhất, quyền tự do thành lập, tổ chức, gia nhập các tổ chức đại điện, bảo vệ lợi ích NLĐ hoặc NSDLĐ Điều 2 Công ước quy định: “VLÐ và NSDLĐ, không phân biệt dưới bắt &} hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà

vẫn có quyên được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình,

với một điều kiện duy nhat là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức dé" © phạm vi rộng hơn và cấp cao hơn, NLĐ và NSDLĐ có quyền thành lập liên đoàn, tổng liên đoàn và liên kết với các tổ chức quốc tế Tuy nhiên, mỗi NLĐ hoặc từng NSDLĐ không thể thực hiện điều này mà sẽ thông qua các tổ chức của

mình”

Thứ bai, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của NLĐ,

NSDLD liên quan đến việc thực hiện quyền tự do hiệp hội

+ Đỗi với cơ quan nhà nước có thâm quyền

Những cơ quan này “phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế"

quyên tự do của NLĐÐ hoặc NSDLĐ Xét về câu chữ tại khoản 2 Điều 3 Công ước số §7, cụm từ “quyên đđ" được hiểu là những quyền được nêu tại khoan 1

điều này, tức là những quyên: lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các

Trang 26

đại điện, tố chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, nghĩa Vụ của cơ quan có

thấm quyền phải bao gồm cả việc tránh những can thiệp đến những hoạt động

khác của NLÐ hoặc NSDLĐ mà những hoạt động nây nhằm mục đích thực hiện

quyền tự do hiệp hội

Ngoài ra, Công ước số §7 cũng yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo: “Các

tổ chức của NLĐ vò của NSDLĐ không thể bị bắt cứ cơ quan hành chính nào $ a tn » ^ a ` ~

“Š Để hiện thực hóa đảm bảo này cũng như buộc phải giải tán hoặc đình chữ

những đảm bảo khác được để cập trong Công ước số 87, “pháp luật quốc gia không được có những quụ định mang tỉnh chất xâm bại, cũng như không được áp dụng với mục địch xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này”? Tuy nhiên, do quan hệ lao động của /ực lượng vũ trang và cảnh sát cô nhiều tỉnh chất đặc biệt, cho nên mức độ ấp dụng những báo đảm trong Công ước này sẽ do pháp luậi hoặc quy định quốc gia xác định?”

+ Đối với NLĐ và NSDLĐ

Khi thực hiện những quyền mà Công ước số 87 đã ghi nhận, NLĐ và

NSDLĐ và các tổ chức tương ứng của họ đều phải tôn trọng pháp luật trong

tước Nghĩa vụ này sẽ giúp tránh tình trạng đân chủ thái quá có thê phát sinh

e_ Công trớc số 98 về áp dụng những nguyên tắc tổ chức và thương lượng tập thể năm 1949

Công ước này duoc ILO thông qua ngày 01/7/1949 Ndi dung chỉnh của

Công ước là cụ thé hóa quyền tô chức được quy định tại Điều 11 Công ước số 87

và đưa ra những nguyên tắc cho việc thương lượng tập thé

Quyền tổ chức là một nội dung cơ bản liên quan đến quyền tự do công đoàn Theo Điều 1 Công ước số 98, “XLĐ phải được hướng sự bảo vệ thích đẳng

trước mọi hành vị phân biệt đổi xử chống lại cong doan trong viée lam của ho” Sự bảo vệ đó phải được áp dụng trước hết đối với những hành vi mà mục đích là nhằm:

- Phụ thuộc việc làm của NLĐ vào một điều kiện là người đó không

được gia nhập công đoàn hoặc phải từ bô tham gia công đoàn;

Z' Điều 4 Công ước số §7

ˆ Khoản 2 Điều § Công ước số 87

?” Khoản Ì Điều 9 Công ước số 87

Trang 27

26

- Giây ra việc sa thái NLÐ hoặc lâm phương hại người đó bằng cách

Khác với lý do là người đó gia nhập công đoàn, hoặc than: pia Cac hoạt động

công đoàn ngoài giờ làm việc hoặc với sự đồng ý của NSDLĐ trong g!ờ làm việc Bên cạnh đó, Công ước số 98 cũng quy định cdc té chive cha NLD và của NSDLD phai duoc hưởng sự bảo vệ thích đáng chống lại mọi hành vì của những phái viên hay thành viên của mỗi bên để can thiệp vào việc tổ chức điều hành và quản lý nội bộ của phía bên kia Những hành vị được coi là can thiệp vào nội bộ được hiểu là những hành vi nhằm dẫn tới việc tạo ra những tổ chức của NLĐ

được sự chế ngự của một NSDLĐ hay một tổ chức của NSDLĐ, hoặc nhằm nâng

đỡ những tô chức của NLĐ bằng tài chính hoặc bằng những cách khác, với ý đề đặt các tổ chức dó dưới sự điều tiết của những NSDLĐ hay của những tổ chức

2.8 Quyền đình công

Theo luật quốc tế, Điều § Công ước về các quyền kình tế, xã hội và văn

hóa 1966 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết bảo đảm

guyên đình công với điêu kiện là quyên này phải được thực hiện phu hợp vớt luậi

Trong khuôn khô tô chức HO, đã có nhiều cuộc thảo luận trong suốt thời

gian dài nhưng vẫn chưa đưa ra được tiêu chuẩn quốc tế điều chỉnh trực tiếp về

quyên đình công””, Đến nay, ILO chỉ có một vài quy đình có liên quan đến quyền

đình công như điểm (đ) Điều 1 Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức năm 1957 quy định: “Àđ@i nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê Chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưởng bức bắt buộc, và cam kết

** Điều 2 Công ước số Ø8,

** http:/Avww.ilo.org/ilolex/english/docs/declworld.htm

* Bernard Gernigon, Alberto Odero va Horacio Guido, fL0 principles concening the right to strike,

intematinal Labour Review, Vol 137 (1998) No.4, p 7.

Trang 28

37

không sử dụng bái kè hình thức nào của loại lao dong dé nine la mat sw trime

phat doi với việc đã tham gia đình công”.

Trang 29

28

Phan I

CAC NHOM QUYEN CON NGUOI CO BAN CUA NGUOI LAO

DONG TRONG PHAP LUAT LAO ĐỘNG VIỆT NAM: NHỮNG

HAN CHE, VUGNG MAC VA HUONG HOAN THIEN

1 QUYEN LAM VIEC VA TU DO VIEC LAM

Việc làm là một phạm trù thuộc quyền con người, được ghi nhận tại Điều 3 Tuyên ngôn nhân quyền 1948: “mọi người đều có quyên làm việc, te do chọn nghệ, được có những điều kiện thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại

thất nghiệp” và được cụ thể hóa ở Điều 6 Công ước về các quyền kinh tế, văn

- Quyền được trả công đây đú và thuận tiện

- _ Quyền được trả lương ngang nhau đổi với các công việc như nhau - _ Điều kiện làm việc thích hợp, an toàn và đảm bảo sức khỏe

- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, quyền có ngày nghỉ hưởng

- - Quyền có việc làm

- Quyén tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc

- _ Quyên được đám bảo việc làm

°Í Xem thêm nội dang quyền nay được ghí nhận trong các công ước quốc tế tại mục 2 phần 1.

Trang 30

29

Đề hiểu rõ hơn về quyền việc của NLĐ và những biểu hiện cụ thể của

quyền này trong pháp luật lao động Việt Nam, trước tiên cần phải tìm hiểu định nghĩa vẻ việc làm đưới góc độ pháp luật Việt Nam

1.1 Định nghĩa việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam

Với quan điểm rằng định nghĩa vẻ việc làm đưới góc độ pháp luật phải súc

tích, bao quát và rõ rằng, các nhà làm luật đã đưa vào Điều 13 Bộ luật lao động (BLLP)? một khái niệm cụ thể như sau : “A⁄@¡ hoạt động lao động lạo ra nguôn thụ nhập, không bị pháp luật cắm đêu được thùa nhận là việc làm”

Có thé nói, khái niệm này đã tạo điều kiện góp phần mở rộng và đa dạng hóa thị trường lao động, nơi mả người muốn cung cấp sức lao động để tìm kiếm

{ nguồn thu nhập và người có nhu câu sử dụng sức lao động có thể gặp nhau để

thiết lập một quan hệ trên cơ sở thực hiện bất cứ một hoạt động lao động có trả

công nào miễn không năm trong phạm vì cấm của pháp luật Dồng thời, khái

niệm này cũng xây dựng được một quan niệm mới về giả trị xã hội, cu thé, NLD

được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động theo luật pháp và sự hướng dẫn của nhà nước đề tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung-cầu về lao động trên thị trường lao động Khái niệm về việc làm thực sự đã mở đường cho việc thừa nhận và đăm

bào quyền có việc làm trong pháp luật lao động Việt Nam Trước hết, khái niệm việc làm tại Điều 13 BLI/Đ đã giải tỏa quan niệm trước đây cho rằng chỉ có làm

việc trong khu vực nhà nước mới được gọi là việc làm Hiện nay số người làm

việc trong các khu vực ngoài quốc doanh chiếm đại đa số trên tang sé NLD trong

xã hội Bên cạnh đó, còn có những loại công việc trước kia chưa được thừa nhận là việc làm như công việc giúp việc gia đình thì nay đã được chính thức thừa nhận như là một trong những hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính đáng của NLĐ Ở góc độ này, khái niệm việc làm theo quy định tại Điêu 13 BLI.Ð đã thể

hiện sự phù hợp với tỉnh chất của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường

Thứ hai, khái niệm việc làm còn làm nổi rõ một đặc trưng của một nhà

nước pháp quyền là “công dân có thể lam tdt ca những gì mà pháp luật không

cám” thay cho nguyên tắc trước kia là “công dân chỉ được làm những gi mà nháp

tuật cho pháp” Đây cũng là một sự thay đôi rất cơ bản trong quan điểm xây

3 BLLĐ ban bành ngày 23/6/1994, đã được sửa đôi, bê sung vào các năm 2002, 2006 2007,

Trang 31

1.2 Nội dung quyền làm viée cia NLD trong pháp luật lao động Việt Nam

1.2.1Quyễn cả việc làm của NLĐ

Quyên có việc làm là một trong những quyền cơ bản được quy định trong

cắc văn bản về quyền con người Đây là cốt lõi để thực hiện các quyền con người

khác trong lĩnh vực lao động và tạo nên một phần quan trọng, không thể tách rời

và tự nhiên của nhân phẩm”, là khởi nguồn cho những quyền khác của NLĐ khi

tham gia vào quan hệ lao động

Quyền có việc làm thừa nhận công việc là một hoạt động mã cá nhân con

người được quyền thụ hưởng Trước hết, quyền có việc làm là quyền tham gia vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ của xã hội loài người và quyên được

hưởng những lợi ích vật chất từ các hoạt động này để đảm bảo điều kiện sống Ở

góc độ này, quyền có việc làm đảm báo rằng không có một cá nhân nào bị nằm

ngoài phạm vì điều chỉnh của hoạt động kinh tế

Theo nghĩa rộng, quyên được làm việc là quyền của cá nhân mỗi con

người và là quyên tập thể đối với tất cả các loại công việc, bất kể đó là công việc

độc lập hay công việc phụ thuộc có trả lương.”

Điều 55 Hiển pháp 1992 — đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của Việt Nam- quy định: “Lao động là quyên và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xã hội có kệ hoạch tạo ngày càng nhiều viéc lam cho NLD ”

Với quy định này, có thé thay rằng Việt Nam đã khẳng định quyền có việc

làm là một trong những quyền cơ bản của công đân nói chung va NLD nói riêng,

đẳng thời cũng xác định trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo vả giải quyết việc làm cho NLĐ, Tuy nhiên, cần hiểu rằng trách nhiệm đâm báo

° Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thai, Vũ Công Giao, Trịnh Quấc Toàn (chủ biên bản địch tiếng Việu,

Quyên con người ~ 7âp hợp những bình ludnthuyến nghị chung của (ly bạn Công ước Liên hợp quốc,

NXB Công au nhân dân, Hà Nội 2010, tr.192

nt.

Trang 32

3}

quyền con người trong lĩnh vực việc lâm không có nghĩa là NhA nude phai chia

trách nhiệm giải quyết việc làm trực tiếp cho NLUĐÐ Nhà nước, với tư cách lả

NSDLĐ lớn nhất của xã hội, có trách nhiệm lớn nhất trong việc tạo điều kiện cho

mội người có cơ hội như nhau trong tìm kiểm và tự tạo việc làm chứ không phải

là thực hiện “chủ nghĩa bình quân”, “chia nhau việc làm” như ở thời kỳ kế hoạch hỏa tập trung quan liêu, bao cập trước đây,

Khi thực hiện trách nhiệm này, Nhà nước sẽ xây đựng các chỉnh sách vĩ

mõ, thúc đấy việc thực hiện quyên có việc làm và quyên được làm việc và phải

đảm báo không vi phạm những nghĩa vụ cốt lõi được quy định trong Công ước

về các quyên kinh tế, văn hóa, xã hội 1966

Cụ thê, trách nhiệm đảm bao việc làm của Nhà nước được ghỉ nhận thông qua một số nội dung chính sau:

- — Về kế hoạch hóa, Nhà nước có trách nhiệm định chỉ tiêu tạo việc làm

mới trong kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội 5 năm và hàng năm (Điều 14

BLLĐ) Ở góc độ vĩ mô, công việc này của Nhà nước là vô cùng cần thiết nhằm

điều phối được hoạt động giải quyết việc lâm trên phạm vị cả nước, làm cơ sở

cho các địa phương làm tốt công việc này Do đó, khi tiến hãnh duyệt các dự án đầu tư trực tiếp, thành lập doanh nghiệp mới, mở các vùng kinh tế mới , các cơ quan chức năng cần xem xét, dự báo khả năng có thể sử dụng bao nhiêu lao động, giải quyết được bao nhiêu việc làm v.v,

- Fé chương trimh hóa, Nhà nước có trách nhiệm xây dựng chương trình

quốc gia giải quyết việc làm hàng năm, lập quỹ giải quyết việc làm (Điểu!5 BLI.Đ) Trên cơ sở chương trình quốc gia về việc làm này, các địa phương cũng sẽ xây dựng chương trình cụ thể cho địa phương mình nhằm đưa được chương trình vào thực hiện trong thực tế, giải quyết có hiệu quả công ăn việc làm cho

những NLĐ đến tuổi lao động tại địa phương và những nơi khác đến

Một trong những nội dụng quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm là Nhà nước sẽ thành lập các quỹ giải quyết việc làm ở cấp quốc gia và địa phương với nguồn tài chính chủ yếu trích từ ngân sách nhà nước, ngoài ra cũng

có thể huy động từ các nguôn hỗ trợ của các tô chức, cá nhân trong và ngoài

Trang 33

aw t‹2

nước và các nguồn khác, Quy này được sử dụng cho các mục dich như cho vay vốn theo dự án nhó để giải quyết việc làm cho một số đối tượng; cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mắt việc làm và nhận người thất nghiệp hoặc sử dụng để hỗ trợ để củng cổ và phát triển hệ thống tỏ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động,”

Điểm đáng chú ý là mục đích sử đụng của quỹ giải quyết việc làm của

Việt Nam có những nét khác biệt so với một số quốc gia, Trong khi một số nước sử dụng nguồn tải chính này để trợ cấp cho những người thất nghiệp; ” Việt Nam

lại sử dụng nó như một loại quỹ hỗ trợ, với mục đích cung cấp cho người LÐ

“cần câu” (phương tiện để giúp họ có cơ hội tốt hơn trong việc tự tìm kiếm việc

làm) chứ không phải là “xâu cá” (một khoản tiền trợ cấp nhất định)

- - F chính sách khuyến khích, ưu đãi cho sự tạo việc làm và tạo ra việc làm thụ hút nhiều lao động, BLLĐ quy định một số chỉnh sách mà Nhà nước có trách nhiệm thực hiện như cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc bảo tốn giá trị cho vay; giám miễn thuế trong một thời gian nhất định kế từ khi sản xuất, kinh doanh

đi vào ôn định; hỗ trợ tài chính; giúp đỡ, hỗ trợ về công nghệ, thông tin va

thương mại, tín dụng, về đảo tạo và đảo tạo lại công nhân kỹ thuật, cán bộ quản

lý; hợp tác liên doanh, góp cô phần để mở rộng quy mô sản xuất, kinh

doanh ” Các chỉnh sách này hoàn toàn phù hợp với các đối sách mà đã được nhân mạnh trong Hội nghị lao động quốc tế về việc làm và thất nghiệp của tô chite ILO

Ngoài những trách nhiệm chính nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm cho NLD nỏi trên, Nhà nước còn chịu trách nhiệm tạo ra những điều kiện đề phát

_triên hệ thông các tô chức giới thiệu việc làm (GTVL),

Tô chức GTVL có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự vận

hành của “thị trường sức lao động” Hoạt động của các tô chức này sẽ góp phần

giúp NLD tim được việc làm phù hợp với khả năng và sở thích của mình, giúp cho NSDLĐ tuyên chọn được lao động đáp ứng nhu cầu sử dung * Với chức ` Khoản ! Điều 3 Nghị định 39/2003/NĐ-CP

Trang 34

Led aed

năng này, tô chức GTVL có thể tạo điều kiện để NLĐ thực hiện có hiệu quả

quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm của mình

Theo quy định tại Nghị định 39/2003/NĐ-CP, tổ chức GTVIL gồm hai

loại: trung tầm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc

làm.” Như vậy, ngoài các trung tâm GTVL do các cơ quan nhà nước, các tô chức chính trị-xã hội thành lập, pháp luật lao dòng hiện hành còn cho phép và khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện có thể thành lặp các doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động ŒTVL

Những hoạt động chính của các trung tâm GTVL và doanh nghiệp hoạt

động GTVL bao gồm: (1) Tư vẫn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan

đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động; (2) Giới thiệu việc lam cho NLD, cung ứng và tuyển lao động theo yếu cầu cla NSDLD; (3) Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu

tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công

trên địa bản hoạt động, của vùng và cả nước và; (4) Thực hiện hoạt động day

nghề theo quy định của pháp luật.”

Tom lại, pháp luật lao động Việt Nam đã xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước Irong việc lập kế hoạch, để ra các chính sách ở tầm vĩ mô để đảm bảo cho

NLĐ có điều kiện thuận lợi và chủ động hơn trong việc tham gia vào thị trường

lao động nhằm tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp, qua đó có thể đảm bảo quyền làm việc của mình

1.2.2 Quyên tự do lựa chọn vigc lam va noi lam việc

Theo một số nhà nghiên cứu, quyền tự do lựa chọn việc làm và nghề

nghiệp cũng là một trong những quyền con người quan trọng nhất trong lĩnh vực lao động, vì họ cho rằng chỉ khi quyền này được bảo đảm thì các quyền con người khác trong lao động mới có ý nghĩa.“

Quyền này được ghi nhận thông qua một số nội dung trong BLLP nhu

sane

* Biéw 14 Nghi dinh 39/2003/ND-CP

* Diéu 7 BLLĐ; Điều 7 và 17 Nghị định 19/2005/NĐ-CP

* Pham Thị Thúy Nga, Pháp luật lao động Việt Nam và việc bảo vé quyén con Người, trong cuỗn “Quyền

con người: tiệp cận đa ngành và liên ngành luật học” (Võ Khánh Vính (chủ biên), NXB Khoa học xã hội Hà Nội 2010, tr.155.

Trang 35

Khoản | Diéu 5 BLLB: “Afoi người đếu có quyền [ } tw do lua chon việc làm va nghé nghiép,f }, khong bi phan biét doi xử về giới tính, dân tộc,

thành phân xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo `”

Khoản 1 Điều 16 BLLĐ: “NÐ có quyền làm việc cho bất kỳ NXSDLĐ nào và ở bắt kỳ nơi nào mà pháp luật không cẩm ”

Khoản 3 Điều 30 BLLĐ : “NLD cé thé giao kết một hoặc nhiều hợp đẳng

lao động, với một hoặc nhiều NSDLĐ, nhưng phải bao đảm thực hiện đây đu các

hợp động đã giao kết"

Đề đảm bảo cho NLĐ có thể được hướng các quyền trên một cách đầy đủ

nhất, pháp luật lao động Việt Nam đã đặt ra một số nguyên tắc đòi hôi các bên

khi giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) phải tuân thủ:

- Moi HDLD không đảm báo yếu tô tự do, tự nguyện đều bị coi là vô

hiệu,

- - Những HĐLĐ được giao kết do sự lừa đối, ép buộc hay nhằm lẫn đều không có hiệu lực pháp luật

- - Mọi thỏa thuận nhăm hạn chế hay cắm đoán quyền tự do lựa chọn việc

làm của NLÐ đêu không có hiệu lực pháp luật

Ngoài ra, quyền tw do lựa chọn việc làm còn thể hiện ở nội dung NLĐ không bị cưỡng bức làm việc bằng bất kỳ hình thức nào và họ có quyền được tiếp

cận với hệ thống đảm bảo cho mỗi người được tiếp cận với công việc

Quyền này cũng hàm ý NLĐ không bị tước bỏ công việc một cách không

công bằng, nghĩa là NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt

HĐLĐ với NLÐ mà không có căn cứ pháp luật Bên cạnh đó, quyền này cũng

dam bảo cho NLĐ được tiếp cận với hệ thống bảo vệ họ khỏi tình trạng bị sa thải

trải luật

Đề đảm bảo quyên được làm việc của NLĐ, pháp luật lao động còn yêu cầu NSDLĐ phải thực hiện đúng các quy định về đơn phương chấm đứt HĐLD,

Đặc biệt là không được sa thải trái pháp luật, phải có các cơ sở hợp lệ của việc sa

thái như có nội quy lao động quy định về các hành ví bị sa thải theo Khoản 1

Điều §5 BLLĐ Đằng thời pháp luật lao động cũng đảm báo rang NLD bi sa thai

Trang 36

Lame ty

trải luật có quyền vận đụng các biện pháp pháp lý để vêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khỏi phục quyên được lắm việc của mình.”

1.2.3 Quyên được đảm bảo việc làm

Khi đã tham gia vào quan hệ lao động với NSDLD thông qua việc giao kết

HĐLĐ, NSDLĐ được NSDLĐ cam kết đảm bảo việc làm và nơi làm việc phủ

hợp với những gi hai bên đã thòa thuận Đây chính là biếu hiện của quyền được

dam bao việc làm cua NLD Quyén nay thể hiện rõ trách nhiệm của NSDLĐ

trong việc đảm bảo việc làm cho NLĐ, thông qua một số nội dung sau:

- Quyền được đâm bảo bố trí đúng công việc và nơi làm việc theo thỏa

thuận

Công việc la đỗi tượng mà thông qua đó, NỈ mới thực hiện được việc

“bán” sức lao động, bay nói cách khác, NLĐ mới thực hiện được quyền được làm việc của mình, Vì thể, việc dam bảo bồ trí đúng công việc và nơi làm việc

theo như thỏa thuận trong HĐLĐ là một nghĩa vụ cơ bản của NSDE.Đ,

- Quyên được làm việc theo chế độ TGLV, TGNN hợp lý, quyền được làm việc trong môi trường lao động an toàn và vệ sinh “`,

- _ Quyên được đảm bảo việc làm trong những trường hợp thay đổi cơ cầu,

công nghệ hoặc trường hợp tế chức lại doanh nghiệp

Pháp luật lao động Việt Nam, trên cơ sở tôn trọng các quyển và lợi ích

hợp pháp của NSDLĐ, vẫn cho phép NSDLĐ được quyền tăng hoặc giảm số lượng lao động dựa trên nhu cầu hoạt đông sản xuất kinh doanh

Pháp luật cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khi có

nhu cầu nhân công đều được thực hiện quyền tuyến lao động, tuy nhiên phái tuần

theo những quy định của pháp luật nhằm hạn chế tình trạng tuyển dụng tràn lan, không kiểm soát được và từ đó có thể làm ánh hưởng đến quyền lợi của người có

nhu câu tìm việc

Đặc biệt, khí gặp khó khăn trong quá trình hoại động hoặc trong trường

hợp muốn tái cơ cần lại doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức của doanh nghiệp, NSDI.Đ có thể sắp xếp lại cơ cầu tô chức hoặc tô chức lại hoạt động sản

xuất trong doanh nghiệp mình Tình trạng này có thể đẫn đến một số NLĐ trong

` Chú thích 1, sdd., tr 195-196

“ Quyén nay sé dwoc phân tích cụ thể tại mục 3 và 4 phan II.

Trang 37

® Thay đôi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công

nghệ tiên tiễn có năng suất lao động cao hơn;

®_ Thay đôi sản phẩm hoặc cơ cầu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít

NSDLĐ chủ động cải tê cơ cầu tổ chức hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn

đến hệ quả là lam cho NLD bị mất việc làm Mặc dù quy định nay có ảnh hưởng

đến quyền được đảm báo việc làm của NLĐ nhưng là rất cần thiết để đảm bảo cho NSDLĐ nâng cao năng suất lao động đề có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh

và đảm bảo việc làm cho xã hội

Tuy nhiên, để tránh sự tùy tiện của NSDLĐ trong trường hợp này, pháp

luật quy định rất chặt chế các điều kiện, thủ tục cho NLĐ thôi việc, Theo quy định của pháp luật, khi cần cho nhiều NLĐ thôi việc do thay đổi cơ câu hoặc công nghệ, NSDLĐ phải công bổ danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp vả thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đỉnh và những yếu tế khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đôi,

nhất trí với Ban chấp hành (BCH) công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp Trong

trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tô chức có thâm quyền Sau 30 ngày kế từ ngày bảo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động

địa phương biết, NSDLĐ mới có quyên quyết định và phải chịu trách nhiệm về

quyết định của mình T rường hợp không nhất trí với quyết định của NSDLĐ,

Trang 38

BCH cong đoàn cơ sở và NLD có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

theo trình tự do pháp luật quy định

Nếu không bỏ trí được công việc mới thì NSDLĐ có thé cho NLD nghi

việc và giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm cho họ Chế độ trợ cấp mắt việc

làm áp dụng đổi với những NLĐÐ làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công

nghệ hoặc các trường hợp cắt giảm nhân sự do doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất,

chia, tach và các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp khác Mức trợ cấp cử mỗi

năm làm việc trả ] tháng lương nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương cộng

phụ cấp lượng (nêu có)

Các doanh nghiệp phái lập quỹ dự phòng về trợ cấp mat việc làm để kịn thời trợ cấp cho NLĐ trong doanh nghiệp bị mất việc làm Mức trích quỹ dự

phòng về trợ cấp mắt việc làm từ 19% - 3% trén qui tién lương lắm cơ sở đóng

BHXHcủa doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông “8 Thời hạn để tính trợ cấp tất việc làm là thời gian làm việc liên tục cho NSDLĐ đỏ cho đến khi bị mất việc làm Tuy nhiên, cân lưu ý rằng khi NLĐ đã tham gia BHTN thì thời gian tham gìa BHTN không được tính để hướng trợ cấp mất việc làm nữa

Trường hợp NLĐ trong doanh nghiệp nhà nước bị mất việc làm do thay đổi cơ cầu hoặc công nghệ mã trước đỏ đã có thời gian lâm việc ở các đơn Vị

việc làm, thì thời gian đó được tính để nhận trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm lam

việc được trả 1⁄4 tháng lương Khoản tiền nay đơn vị cũ chuyên theo thông báo cua don vi ma NLD dang lam viée dé don Vi nay wa cho NLD T Tong trường hợp đơn vị cũ đã giải thể thì khoản trợ cấp thôi việc do Ngân sách nhà nước chỉ trả, đơn vị đang hoạt động có người mắt việc làm trả thay khoản trợ cấp thôi Việc này cho NLD va duoc ngân sách nhà nước cấp hoàn lại

l3 Một số kiến nghị để đăm bảo quyền con người của NLĐ trong lĩnh vực việc làm

; Khoản ¡ Điều 17 BLLĐ

_ Khoản 3 Điều 17 BLI.Đ; Điều 13 Nghị định 39/2003/NĐ-CP,

Trang 39

BCH công đoàn cơ sở và NLÐ cỏ quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định

Nếu không bỏ trí được công việc mới thì NSDLĐ có thể cho NLĐ nghỉ việc và giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm cho họ Chế độ trợ cấp mắt việc làm áp dụng đổi với những NUĐ làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp tử đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cầu hoặc công nghệ hoặc các trường hợp cắt giảm nhân sự do doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các trường hợp chuyên đổi doanh nghiệp khác Mức trợ cấp cử mỗi năm làm việc trả 1 tháng lương nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương cộng phụ cấp lương (nếu có),

Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho NLD trong doanh nghiệp bị mất việc làm Mức trích quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng BHXHcủa doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông."

Thời hạn để tính trợ cấp mất việc làm là thời gian làm việc liên tục cho NSDLĐ đỏ cho đến khi bị mất việc làm Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi NLĐ đã tham gia

BHTN thì thời gian tham gia BHTN không được tính để hướng trợ cấp mất việc làm nữa

Trudng hop NLD trong doanh nghiệp nhà nước bị mất việc làm do thay

đôi cơ cấu hoặc công nghệ mà trước đỏ đã có thời gian làm việc ở các đơn vị

khác cũng thuộc khu vực nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấp thôi việc, mật

việc làm, thi thời gian đó được tính để nhận trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm

việc được trả 1⁄2 tháng lương Khoản tiên này đơn vị cũ chuyển theo thông báo của đơn vị mà NLĐ đang làm việc để đơn vị này trả cho NLĐ, Trong trường hợp đơn vị cũ đã giải thể thì khoán trợ cấp thôi việc do Ngân sách nhà nước chỉ trả, đơn vị đang hoạt động có người mật việc làm trả thay khoản trợ cấp thôi việc này

cho NI.Đ và được ngân sách nhà nước cấp hoàn lại

1.3 Một số kiến nghị để đảm bảo quyền con người của NLÐ trong

Trang 40

nghiệp của Việt Nam vào năm 2009 là 465% (tang 0,01% so với năm 2007);

trong khi đó, tý lệ lao động thiểu việc làm (tỷ trọng trong tổng việc làm) năm 2009 lá 5,19% (tăng 0,2% so với năm 2007) Đáng chú ý, tỷ lệ thiểu việc lâm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,39%

Tình trạng này đặt ra một bài toán cho Nhà nước là làm thế nào khắc phục được tỉnh trạng thiểu việc làm, từ đó đảm bảo tốt quyền có việc làm của NLĐ Một số giải pháp khả thi có thể kể đến là xây dựng các chính sách thu hút đầu tư

nhằm tìm kiếm khả năng tạo việc làm mới cho NLĐ, đẩy mạnh hơn nữa hoạt dong dua NLD di lâu: việc có thời hạn ở nước ngoài để giảm bớt sức ép cho thị trường lao động trong nước, tăng cường hoạt động đảo tạo nghề gắn liền với việc làm để giúp NLĐ có thé tham gia một cách chủ động hơn vào thị trường lao động

V.V

- Quy định cụ thể hơn về trách nhiém dao tao lai NLD trước khi chuyên sang công việc mới

Cụ thẻ là bên cạnh việc quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đào

tạo lại NLĐ để chuyến sang công việc mới khi thay đôi cơ cấu công nghệ, nên quy định thêm quyền của NLĐ có thể từ chối việc đào tạo lại hoặc bế trí công việc mới nếu thấy công việc đó không phù hợp với sức khỏe, khá năng và trình độ của mình,

- Bồ sung thêm trách nhiệm đâm bảo việc làm cho NELĐ Irong trường

hợp bị mắt việc làm vì lộ do kinh tế

Trong những năm gần đây, tình trạng suy thoái, khủng hoàng về kinh tế

trên điện rộng đã gây ra những ảnh hướng tiêu cực đối với quyền cla NLD trong lĩnh vực viéc lam Vi vay, BLLD can bé sung thêm trưởng hợp nảy vào trong những trường hợp yêu câu NSDLĐ cũng có một phân trách nhiệm đâm bảo công

; MOLISA- Điệu tra tình trạng việc lắm và thất nghiệp 2009, tại

hítp;/2www,tinkinhte,.comnd5/detail/tv%% 2%20nehttp?%2095520viel%20nam?420hien9%420la/tv

xie-that-nghiep-o-viet-nam-hien-la/32909 I 13209.html (cập nhật 1 1/12/2010)

Ngày đăng: 26/07/2023, 00:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w