1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LVTS-2009 - Phong Tục Cưới Xin Của Người Dao Đỏ Ở Huyện Lục Yên (Tỉnh Yên Bái)

122 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 45,27 MB

Nội dung

Quá trình di cư của họ vào Việt Nam là cả một thời kỳ đài có thể diễn ra vào thời kỳ Tuỳ, Đường, Minh, Thanh; Nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào khẳng định chắc chắn người Dao vào Việt

Trang 1

BO VAN HOA - THONG TIN

TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO BO VAN HOA - THONG TIN TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL

Trang 3

Đề tài "Phong tục cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái" là một công trình khoa học độc lập lần đâu tiên được công bố

Để nghiên cứu uà hoàn thiện đê tài này, tôi uô cùng biết on va

xin cdm tạ sự giúp đỡ tận tình của các thày cô, cán bộ Khoa Sau

Đại học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Đặc biệt, tôi uô cùng biết ơn PGS.TS Hoàng Nam - Người thây kính mến đã tận tình hướng

dẫn tôi hoàn thành nhiệm uụ nghiên cứu uè uiết luận uăn này

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2006

Tác giả luận uăn

[yt

a

Gritu Thi Binh

Trang 4

2.2 Tiêu chuẩn dựng vợ gả chồng của người Dao đồ ở huyện Lục Yên

35

35 37

Tỉnh Yên B:

2.2.1 Tiêu chuẩn của ngt

2.2.2 Tiêu chuẩn của người chồn;

2.3 Các nguyên tắc trong cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên

Trang 5

2.6 Hôn nhân không bình thường

CHƯƠNG 3 BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP TRONG PHONG TỤC CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI 75

3.3 Một số chuyển biến mới tiến bộ trong việc tổ chức cưới xin của

người Dao Đỏ ở Lục Yên tỉnh Yên Bái KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

1, TINH CAP THIET CUA DE TAI

Trong bầu trời văn hoá giàu bản sắc Việt Nam, văn hoá đồng bào Dao

như một ngôi sao lung linh toả sáng cùng các ngôi sao khác trong đại gia đình

các dân tộc Việt Nam Với hơn nửa triệu người, đứng hàng thứ 9/54 dân tộc vê số lượng người sinh sống trên các địa hình vùng núi cao, vùng giữa, vùng thấp,

trong đó tập trung ở vùng giữa, đồng bào Dao có những nét văn hoá truyền

thống độc đáo

Những đặc điểm về văn hoá vật chất như nhà cửa, trang phục, ăn uống,

đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Dao khá phong phú như: Gia đình,

dòng họ, tổ chức xã hội truyền thống và những luật tục, tập tục trong chu kỳ

một đời người như: Sinh đẻ, nuôi dạy con cái

Phong tục cưới xin của người Dao gồm những nghỉ lễ, thủ tục phức tạp Tục lệ đó có những điểm chung, nhưng tuỳ từng nhóm người Dao khác nhau, ở những địa bàn khác nhau lại có những nghỉ lễ riêng Những thủ tục, nghỉ lễ phức tạp vừa có nét chung, vừa có nét riêng đó luôn hàm chứa hai khuynh hướng:

Thứ nhất: Có những quan niệm và nghỉ lễ tốt đẹp mang tính truyền thống và bản sắc văn hoá của người Dao, có ý nghĩa giáo dục cao cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau như: Tự do hôn nhân trên nền tảng tình yêu nam nữ, kính trọng gia đình, dòng họ, cộng đồng, giữ đạo nghĩa vợ chồng trong sáng

Thứ hai: Có nhiều thủ tục còn rườm rà, phức tạp gây nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh và với cả lứa đôi; Hơn thế nữa có những thủ tục rất cầu kỳ mang mầu sắc mê tín tác động tiêu cực đến đời sống hôm nay

Từ đó xuất hiện một vấn đề rất bức xúc, vừa có tính cấp thiết trước mắt, vừa có tính định hướng lâu dài là làm sao có thể "gan duc, khoi trong", nhận

rõ yếu tố tích cực và những khía cạnh tiêu cực trong các tục lệ cưới xin đó, để để ra giải pháp sao cho vừa giữ được những nét đẹp tỉnh thân từ cha ông để lại, vừa thích hợp với những yêu câu của thời kỳ đổi mới, góp phần xây dựng đời

Trang 7

tác giả luận văn chọn vấn để: "Phong đục cưới xin của người Dao đổ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái" làm đê tài luận văn thạc sĩ của mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản vẻ những quan niệm và thực tế phong tục cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh 'Yên Bái, làm rõ những tục lệ tốt đẹp và tục lệ lỗi thời, luận văn kiến nghị những giải pháp để bảo tổn và phát huy những tục lệ đẹp thể hiện trong đám

cưới, đồng thời khắc phục những hủ tục lạc hậu, nhằm góp phần xây dựng kho

tàng văn hoá dân tộc Dao giàu có về bản sắc và tiến bộ theo thời gian

3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

- Đã có nhiều sách báo viết về người dân tộc Dao: “Người Dao ở Việt Nam " NXB khoa học xã hội, H 1971 của Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khác Tung,

Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến "Văn hoá truyền thống người Dao ở Hà

Giang” NXB Văn hoá dân tộc, H 1999 của Phạm Quang Hoan, Hùng Đình

Bằng”, “Sự phát triển văn hoá xã hội của người Dao: hiện tại và tương lai ”

Nhiều tác giả

- Tuy nhiên những cuốn sách và bài báo đã công bố thường đề cập đến

nhiều vấn đê chung, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp và

có chiều sâu về phong tục cưới xin người Dao đỏ ở Yên Bái Vì vậy, đê tài

luận văn là một công trình khoa học độc lập 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu là các phong tục cưới xin từ chạm ngõ, ăn hỏi đến lễ cưới và lại mặt của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

- Phạm vì nghiên cứu: Tại các làng xã có người Dao đỏ sinh sống (đặc biệt là xã Khai Trung, Tân Phượng, Phúc Lợi của huyện Lục Yên)

Thời gian tìm hiểu khảo sát là hiện tại và quá khứ.

Trang 8

biện chứng và duy vật lịch sử, lô gích và lịch sử, phương pháp điều tra khảo sát thực địa gặp trực tiếp các già làng, trưởng họ người Dao đỏ có am hiểu sâu về phong tục cưới xin Ngoài ra trên cơ sở tham khảo các sách báo có liên quan, đề tài có sử dụng phương pháp xử lý tư liệu phân loại, hệ thống, so sánh,

phân tích tổng hợp

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nêu rõ đặc điểm tự nhiên - xã hội - con người của dân tộc Dao đỏ ở

huyện Lục Yên

- Khảo sát và nhận định về phong tục cưới xin của người Dao đỏ

- Kiến nghị những giải pháp cơ bản để giữ gìn phát huy những nét đẹp và

khắc phục những điểm lỗi thời trong phong tục cưới xin của người Dao đỏ

7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài khẳng định những giá trị văn hoá truyền thống, những mặt mạnh

và mặt hạn chế trong phong tục cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

- Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tốt

đẹp trong phong tục cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Khái quát về đặc điểm tự nhiên và người Dao đỏ ở huyện

Lục Yên tỉnh Yên Bái

Chương 2: Phong tục cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

Chương 3: Bảo tôn và phát huy nét đẹp trong phong tục cưới xin

của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.

Trang 9

VÀ NGƯỜI DAO ĐỎ OG HUYEN LUC YEN TINH YEN BAI

1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYEN LUC YEN, TINH YEN BAI:

- Vị trí địa lý: Lục Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái Trung tâm huyện ly cách thành phố Yên Bái là 93km Huyện có ranh giới hành chính: Phía Đông giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai

Huyện Lục Yên có diện tích tự nhiên là 808,7km” bằng 11% diện tích của tỉnh, xếp thứ 4/9 so với 9 huyện thị của tỉnh về quy mô đất đai Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn: trong đó có 10 xã và 4 thôn được Nhà nước công

nhan 1a x4 ving III

Với vị trí địa lý nằm sâu trong nội địa, nhưng Lục Yên là cửa ngõ phía

Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, giữa cửa khẩu Lào Cai với tỉnh Yên Bái, Hà Nội

và cả nước

Lục Yên có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng

đã khẳng định trong lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ tổ quốc Ngày nay, Lục Yên đã và đang được xây dựng, phát triển thành khu vực mạnh về kinh tế và trở thành khu vực phòng thủ vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Địa hình: Lục Yên là huyện miền núi có địa hình chia cắt bởi hai dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng,

bồn địa bằng phẳng là nơi tập trung sản xuất và sinh sống lâu đời của nhân

dân các dân tộc.

Trang 10

đỉnh tròn, sườn thoải, đốc 40° Vùng thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa hai dãy núi va trién sông chảy, đất đai phì nhiêu là những nơi tập trung dân cư sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp

Với vị trí tự nhiên có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nên đất đai của huyện Lục Yên ngày càng có giá trị, đó cũng là lợi thế để Lục Yên tiếp cận với sự phát triển của nền kinh tế thị trường

- Khí hậu: huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa, chia làm hai mùa rố rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 24°C, nhiệt độ cao nhất 39°C - 41°C,

thấp nhất 1- 2°C Lượng mưa trung bình trong năm tương đối lớn từ 1500 -

2500mm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10

Thời tiết khí hậu Lục Yên thích ứng với sự phát triển nông lâm nghiệp: Trồng rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả: cam, quýt, hồng không hạt

- Thuỷ văn: Huyện nằm ở thượng lưu vùng hồ Thác Bà, hệ thống sông Chảy dài 65km với nhiều chi lớn nhỏ Hệ thống sông ngòi được hình thành từ

lưu vực chính: lưu vực sông Chảy và vùng hồ Thác Bà do xây dựng nhà máy

thuỷ điện Thác Bà Diện tích mặt nước hồ Thác Bà là: 3.912,93ha, đây là nguồn mặt nước vô cùng quan trọng đối với đời sống dân sinh, kinh tế và nuôi trồng thuỷ sản của huyện

Chất lượng nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện là rất tốt, chưa bị ô nhiễm bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Trang 11

trình Ferarit mạnh) màu đỏ vàng, tầng dày có khả năng canh tấc cao trong thung lũng sông Chảy, ven hồ hoặc trên các bậc thềm phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng trồng cây hoa mầu, cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày Phần lớn đất đai của huyện là đất lâm nghiệp (rừng và đất rừng) chiếm

tới 70% diện tích đất tự nhiên

Đầu thế kỷ này rừng ở huyện Lục Yên còn diện tích khá lớn, chiếm gần 50.000 ha, có nhiều loại gỗ quý như: Lát hoa, Sến, Tấu, Chò Chỉ và bạt ngàn Tre, Nứa, Vầu Trên rừng còn có các loại động vật quý hiếm : Hổ, Gấu, Cây Hương Một vài năm gần đây do dân số tăng nhanh, người dân đẩy mạnh hình thức canh tác lạc hậu là phá rừng làm nương rẫy, diện tích lúa nương lớn gấp nhiều lần so với trước kia, việc khai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp

e Phốt pho rít ở Tân Lĩnh, Khai Trung: trữ lượng khoảng 5800 tấn

e_ Đá quý, bán quá và vàng phân bố trên diện tích khoảng 113kmỶ

se Đá vôi phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, có cường độ 300 - 500kg/cm? có hàm lượng Ca cao với trữ lượng khoảng 135 triệu mỉ - Giao thông:

Hiện nay, đường ô tô đã mở thông đến 100% số xã trong toàn huyện, đáp ứng được phần nào nhu cầu đi lại, sinh hoạt của nhân dân [28].

Trang 12

Mảnh đất Lục Yên là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá phát triển liên tục và khá rực rỡ Qua các di vật, di chỉ được phát hiện ở Hang Hùm, Trống đồng ở xã Minh Xuân đã chứng minh điều đó

Hiện nay vùng đất Lục Yên là nơi quần cư của 16 dân tộc anh em, với số

dân tính đến ngày 31/12/2004 là 100.949 người, nhưng chủ yếu tập trung vào 4 dân tộc chính đó là:

+ Kinh 19,9% + Dao 15,6%

đó chiếm tỷ lệ cao hơn so với các dân tộc khác cùng cư trú Tiêu biểu là người

Tày cư trú tập trung ở xã Minh Xuân, Minh Chuẩn, Mường Lai, Liễu Đô, Khánh Thiện, Mai Sơn và Lâm Thượng; Người Kinh ở Thị trấn Yên Thế, xã Yên Thắng; Người Dao ở xã Trung Tâm, Phúc Lợi, Tân Lĩnh, Khai Trung và Tân Phượng; Người Nùng ở Tân Lĩnh, Tân Lập, Phan Thanh

Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao và

vùng thấp và rẻo giữa Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hoá của đồng bào ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng Người Dao ở vùng cao và rẻo giữa trồng lúa nương và lúa nước, có 2 loại hình nhà ở: Nhà sàn và nhà đất, người Tày, Nùng ở nhà sàn với việc cấy trồng lúa nước là chủ yếu

Trang 13

đúc và trở thành sức mạnh to lớn cùng cả nước làm nên cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, vững bước đi lên trong thời kỳ đổi mới

Thực hiện chính sách dân tộc một cách sáng tạo và đúng đắn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, những năm qua huyện Lục Yên đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện: Duy trì sự tăng trưởng liên tục, nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng Hệ thống cơ sở hạ tâng điện - đường - trường - trạm được xây dựng và phát triển, đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có

những xã được cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững

đội ngũ khoa học kỹ thuật được nhà nước quan tâm đào tạo, số cán bộ có trình độ Đại học, trên Đại học ngày càng tăng, bản sắc văn hoá, kho tàng nghệ thuật cổ truyền các dân tộc được sưu tầm lưu giữ và phát huy Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân được củng cố bền

chặt hơn

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, được sự quan tâm của tỉnh và cả nước mỗi bước đi lên của huyện đều có sự đóng góp của từng dân tộc, từng dòng họ và từng gia đình Tất cả kết thành khối đại đoàn kết toàn dân phấn đấu xây dựng huyện ngày càng giầu mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc [28]

1.2.2 Người Dao đỏ ở huyện Lục Yên

1.2.2.1 Nguồn gốc lịch sử và tên gọi của người Dao đỏ

Trong các dân tộc anh em sinh sống ở huyện Lục Yên, người Dao là dân

tộc có số dân khá đông, tính đến hết năm 2004 là 100.949 người chiếm 15,6% dân số trong toàn huyện Địa bàn cư trú của người Dao đỏ chủ yếu ở rẻo giữa - vùng tiếp giáp giữa vùng thấp và vùng cao Người Dao đỏ sống tập trung đông nhất ở xã Tân Phượng, xã Khai Trung chiếm hơn 80% tổng số người Dao ở

Lục Yên, sau đó đến các xã Phúc Loi, va x4 Tan Linh.

Trang 14

cách đây không lâu đồng bào còn được gọi bằng nhiều tên khác

nhau: Trại, Mán, Động, Dạo, Xá

Qua tìm hiểu chúng ta thấy người Dao tự gọi minh 1a Kém

miền, Dìu miền, Kìm miền chúng đều có nghĩa là người ở rừng núi (Kêm, Dìu= rừng; Miền, Mèm = người) còn tên Mán bắt nguồn từ chữ Man (chỉ là một tên phiếm dịch mà người Trung Quốc gọi các dân tộc ở Phương Nam) Chúng ta đã biết người Dao chỉ là tộc người trong nhiều tộc người có tên gọi là Man, do đó tên Man

không thể là tên gọi riêng của người Dao Tên Động, Trại, Xá

cũng đều là những tên không đúng với tên gọi của họ Tên Dạo gọi chệch từ Dao, cũng như người Mèo gọi là người Mẹo [19, tr.13-

14], [29], [30]

Người Dao hiện sống ở huyện Lục Yên chủ yếu gồm hai nhóm chính là: Dao đỏ (còn gọi là Dao Sừng, Dao Đại bản) và Dao quần trắng Để phân biệt được các nhóm Dao người ta chủ yếu dựa vào sự khác nhau trong bộ trang

phục của phụ nữ Trang phục phụ nữ Dao đỏ có đặc điểm dễ nhận thấy là dùng

rất nhiều mầu đỏ, nhiều tua và núm bông đỏ Trong đám cưới phụ nữ Dao đỏ đội mũ rất to có khung làm bằng tre nứa uốn thành hai góc nhọn nhô ra phía trước mặt, bên ngoài phủ vải đỏ và khăn thêu Tên gọi Dao quần trắng bắt nguồn từ phong tục trong lễ cưới phải mặc quần trắng

Về nguồn gốc của người Dao thì cho đến nay vẫn còn lưu truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ, chuyện Bàn Hồ không chỉ là câu

chuyện truyền khẩu, mà nó còn được ghi chép khá chỉ tiết trong các

cuốn bảng "Băng vần” và trong các sách cúng của người Dao

Theo "Quả Sơn Bảng" Bàn Hồ là một con Long khuyển mình dài ba thước, lông đen, vằn vàng mướt như nhung, từ trên trời giáng

Trang 15

xuống trần được Binh Hoang yêu quý nuôi trong cung Một hôm, Bình Hoàng nhận được chiếu thư của Cao Vương, Bình Hoàng liền họp các bá quan văn võ để bàn mưu tính kế diệt vua Cao Vương, nhưng không ai tìm được kế gì Trong khi đó con Long Khuyển Bàn Hồ trong kim điện nhảy ra sân rồng quỳ lạy xin đi giết Cao Vương

Trước khi Bàn Hồ ra đi, nhà vua có hứa nếu thành công sẽ gả công chúa cho, Bàn Hồ bơi qua biển bảy ngày bảy đêm mới tới nơi ở của Cao Vương Cao Vương thấy con chó đẹp tới phủ phục trước sân rồng thì cho đó là điểm lành liền đem vào cung nuôi Nhân một hôm Cao vương say rượu Bàn Hồ cắn chết và ngoạm lấy đầu mang về báo

công với Bình Hoàng

Bàn Hồ lấy được công chúa đem vào núi Cối Kê (Chiết Giang) ở Vợ chồng Bàn Hồ không bao lâu sinh được 6 con trai và 6 con gái, Bình Hoàng ban sắc cho con cháu Bàn Vương thành 12 họ, riêng người con cả được lấy họ cha (Họ Bàn), còn các con khác lấy tên làm họ, gồm có các họ: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu

Con cháu Bàn Vương sinh sôi nảy nở ngày một nhiều, đến đời Hồng Vũ (1368-1398) bị hạn hán 30 năm liền không có gì ăn nhà vua phải cấp cho con cháu Bàn Vương mỗi người một cái búa và một con dao quắm để họ đến rừng làm rẫy, con cháu của Bàn Vương lại ngày càng nhiều mãi lên khiến nhà vua phải cấp sắc "Quá sơn bảng" để phân tán họ đi khắp nơi kiếm ăn Con cháu Bàn

Vương chia làm nhiều ngành đi các nơi, và ngành thứ 6 đi vào

miền núi Việt Nam gọi là Tiểu bản man [19, tr 15-16], [23]

Qua câu chuyện trên, ta thấy Bàn Hồ là nhân vật huyền thoại được người Dao thừa nhận là "Ông tổ" của mình và thờ cúng rất tôn nghiêm.

Trang 16

Về nguồn gốc người Dao thì có nhiều giả thiết khác nhau, song cần được tiếp tục nghiên cứu thì mới có thể đi đến một kết luận chính xác

Những người Dao ở Việt Nam thì không nghỉ ngờ gì họ vốn có nguồn gốc ở Trung Quốc, do sự đàn áp tàn khốc của phong kiến Hán Ngô, hoặc do chiến tranh liên miên, hạn hán, mất mùa liên tiếp nhiều năm tổ tiên người Dao phải đi dần về miền núi phía Nam (và một bộ phận nhỏ đã đi vào đất Việt

Nam: Tiểu bản man) Quá trình di cư của họ vào Việt Nam là cả một thời kỳ

đài có thể diễn ra vào thời kỳ Tuỳ, Đường, Minh, Thanh; Nhưng hiện nay

chưa có tài liệu nào khẳng định chắc chắn người Dao vào Việt Nam từ năm nào, dựa vào trí nhớ và một số gia phả của người Dao, chúng ta có thể sơ bộ

thấy rằng người Dao di cư vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ, bằng nhiều đường và nhiều nhóm khác nhau, do đó quá trình tập hợp, quá trình xích lại gần nhau để hình thành dân tộc đã diễn ra rất chậm chạp; Điều này được chứng tỏ là những yếu tố văn hoá địa phương (thể hiện ở các nhóm) còn được bảo lưu rất đậm nét [21], [26], [27]

Người Dao ở Lục Yên cũng như người Dao cư trú ở vùng Tây Bắc, đến

Việt Nam vào khoảng thế kỷ XI - XII và đi theo đường bộ

1.2.2.2 Hoạt động kinh tế của người Dao đỏ

Dân tộc Dao nói chung, dân tộc Dao đỏ nói riêng cũng như nhiều dân tộc khác ở huyện Lục yên tỉnh Yên Bái lấy nguồn sống chính là nông nghiệp, và ở người Dao đỏ hình thức canh tác chủ yếu là nương rẫy du canh (nay định canh định cư) Nông nghiệp của người Dao đỏ Lục Yên với hai loại hình chủ yếu: lúa nương và lúa nước, trong đó lúa nước chiếm tỷ lệ ít hơn Ngoài ra đồng _ bào còn trồng một số loại cây hoa mầu như: Ngô, sắn, khoai Rau của người Dao đỏ có các loại: Bau, bí, mướp đắng, các cây họ đậu, khoai, củ từ, dưa gang đặc biệt ở người Dao đỏ Lục Yên phát triển mạnh hai loại cây công nghiệp đó là cây cam và cây đỗ tương Nhờ có cây cam và cây đỗ tương nhiều

Trang 17

hộ đã có nhà xây, xe máy va nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền Nguồn thu nhập của người Dao Lục Yên ngoài cây lúa, hoa mầu và cam, đỗ tương còn có thu

nhập thêm từ kinh tế phụ gia đình như chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà

Nghề thủ công truyền thống của người Dao đỏ huyện Lục Yên chưa phát triển và chỉ là nghề phụ của gia đình Nghề làm giấy, dệt, vải (trồng bông, dệt vài và nhuộm chàm) in và thêu hoa trên vải đều phổ biến ở mỗi nhóm Dao Khung cửi của người Dao khá thô sơ, dệt vải là công việc riêng của phụ nữ, các hoa văn trang trí trên trang phục Dao đỏ rất tinh xảo, đồng bào có cách thêu độc đáo khác với nhiều dân tộc, không thêu theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà

dựa hoàn toàn vào trí nhớ, điều đó đã khó nhưng cách thêu lại còn khó hơn

nhiều vì thêu ở mặt trái của vải, hình mẫu lại nổi lên ở mặt phải Đan lát các đồ đựng bằng tre, nứa, giang, mây, song thường là công việc của đàn ông Nghề rèn được hình thành khá lâu đời, người Dao rất giỏi rèn các nông cụ như: Dao, cuốc, cào cỏ, lưỡi cày, súng kíp Nghề làm đồ trang sức bằng bạc, sanh căng và bằng đồng có mặt ở người Dao đỏ với các sản phẩm vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn, xà tích

Người Dao cũng có nghề làm giấy, giấy của đồng bào sản xuất khá tốt nên còn được các dân tộc khác như: Tày, Nùng ưa dùng Nguyên liệu chính của giấy là rơm rạ, vỏ cây, tre nứa giấy này có ưu điểm là mỏng và mịn, tương đối trắng, ăn mực, không nhoè và giữ được lâu Cho đến nay, người Dao còn giữ được những cuốn sách cúng, sách hát, gia phả đã ghi từ lâu cũng là nhờ có giấy này Giấy còn được dùng làm vật trang trí ngày lễ, tết, làm vàng mã cúng tổ tiên

Lâm thổ sản là nguồn lợi đáng kể của người Dao đỏ, đồng bào khai thác các loại củ như củ nâu, củ bấu, củ mài các thứ măng, rau rừng, các loại hạt

có dầu, khai thác gỗ, tre, nứa, song, mây, các loại dược liệu quý hiếm [15],

[16], [18], [21].

Trang 18

1.2.2.3 Sinh hoạt văn hoá vat thé

+ Nơi cư trú: (Tóng diêm)

Địa bàn cư trú chủ yếu của người Dao ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái là

vùng núi thấp và cư trú thành làng, thôn, xóm tập trung Mỗi thôn chỉ có vài

chục nóc nhà, trước kia, đồng bào cư trú phân tán dọc theo các con suối thành các bản riêng biệt, khoảng cách giữa các nhà thưa thớt vì nhà ở phải chạy theo nương rẫy Thôn xóm hiện nay đã định cư, nhà cửa thiết lập trên sườn đồi, gần suối nước hoặc nơi có điều kiện dẫn nước về tận nhà Mỗi thôn có khoảng vài chục nóc nhà, nhà nọ liền kề với nhà kia Sở đi người Dao đỏ Lục Yên cư trú thành làng bản riêng rẽ như vậy là vì trong một năm người Dao có những ngày kiêng ky như mồng 1 tháng 3 kiêng sấm ; 20 tháng 1 kiêng gió; kiêng chuột, chim muông là 1- 2 tháng 2; kiêng hổ ngày Dân đầu tiên trong năm mới Tất cả những ngày này đều được tính theo lịch âm Người Dao đỏ quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành, cho nên hằng năm cứ đến những ngày này không ai bảo ai, mọi nhà tự giác kiêng không làm gì gây ra tiếng động dù là tiếng động nhỏ Cho nên nếu sống xen kẽ các dân tộc khác mà họ không kiêng thì sẽ xảy ra những điều không lành như: gió làm đổ nhà, đổ cây cối hoa mầu; chuột, chim muông thú rừng sẽ phá hoại mùa màng Do vậy người Dao đỏ thích sống thành những làng, bản độc lập Vào những ngày kiêng này các chị em phụ nữ tập trung thành các nhóm ngồi thêu quần áo với nhau rất vui vẻ, và họ coi đây là những giờ phút nghỉ ngơi [18], [20], [26]

+ Nha 6: (Piéo diém)

Nhà người Dao đỏ ở huyện Lục Yên cũng như người Dao đỏ ở nhiều nơi _ khác là kiểu nhà đất, nhà hình chữ nhật, thường có hai mái, trong nhà có từ ba đến năm gian, bộ sườn của nhà được cấu tạo khá đơn giản, thường mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn Nguyên vật liệu làm nhà thường kiếm tại chỗ, chủ yếu là cây rừng (Hiện nay ở vùng đồng bào Dao

Trang 19

có cuộc sống khá, đã có một số nhà được xây theo kiểu mới) Phần gian nhà bên phải dành đặt các giường ngủ của khách, buồng ngủ của chủ nhà đặt ở phía bên phải gần bàn thờ, giường ngủ của con trai thường đặt ở sau giường của khách, còn buồng ngủ của con gái thường đặt ở phía trong gần bếp Bàn thờ được đặt ở gian giữa, nhà thường có hai bếp (một bếp ở gian ngoài để sưởi ấm vào mùa đông dành cho đàn ông và khi có khách đến Nhà ở của người Dao đều theo một nguyên tắc: Bếp là nơi tập trung của cả gia đình (về mùa đông), là nơi rộng nhất trong nhà Người Dao sử dụng hơi ấm của bếp, và cả khói nữa để chống ẩm, chống mốc, chống sâu bọ, ruồi, muỗi bếp lửa để cháy cả ngày) Một bếp nấu ăn và để nấu cháo lợn, nhà ở của người Dao đỏ ít có cửa ra vào, đặc biệt là ít cửa sổ, đa số chỉ có một cửa sổ đặt ở giường nằm ngủ

Loại hình nhà nền đất của người Dao đỏ Lục Yên vẫn ở là loại nhà có tính chất ổn định ở miền núi cao, và đây là loại nhà tổng hợp, bếp, chuồng gia súc, các công cụ sản xuất và sinh hoạt đều thuộc phạm vi nhà ở

Ngày nay lớp thanh niên mới, khi sống trong những ngôi nhà truyền thống cảm thấy tù túng, nhưng rất khó làm mới vì nhà nối liền kề nhau, muốn sửa chữa phải căn cứ theo tuổi của chủ nhà, lại không thể cùng làm một lúc Cách giải quyết tối ưu là làm một ngôi nhà mới (nhà theo kiểu nhà người Việt chúng ta) ở một chỗ khác, vì vậy những ngôi nhà cổ truyền chỉ còn thấy ở những vùng cao, vùng sâu [18], [22]

+ Trang phục (/ui hấu)

Người Dao đỏ ở huyện Lục Yên có trang phục truyền thống đặc sắc nổi bật ở trang trí hoa văn trên quần áo với mô típ hoa văn cây cỏ, động vật, hình người, hình chim, kết chữ Hán được cách điệu rất sinh động

Về trang phục nam, trước đây người Dao đỏ Lục Yên đều để tóc dài búi sau gáy, hoặc để một chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhắn, nhưng đến nay mọi người đã cắt tóc ngắn, đầu đội mũ nồi hoặc vấn khăn, khăn được

Trang 20

vuốt nhúm lại rồi vấn lên đầu thành nhiều vòng Trước đây đàn ông Dao đỏ có hai loại áo: áo ngắn và áo đài, áo ngắn mặc hàng ngày và áo dài mặc trong lễ

hội, cấp sắc hay đám cưới Nhưng hiện nay hầu hết đều mặc áo sơ mi, quần âu

nhưng thường là mầu tối như mầu đen, tím, xanh

Về trang phục phụ nữ khác với trang phục nam, trang phục nữ Dao đỏ

Lục Yên còn được giữ được nhiều nét cổ truyền Trước đây phụ nữ Dao đỏ thường được cạo trọc đầu vấn khăn, khăn vấn đầu của phụ nữ Dao đỏ được trang trí bằng nhiều mầu, với nhiều hoạ tiết: Hổ, móng vuốt của hổ (tiếng Dao goi ti xién , Ti Xiền Ngíu) thêu rất tỷ mỷ Phụ nữ Dao đỏ không mặc áo ngắn mà là loại áo dài bằng vải nhuộm chàm (ngày nay để tiết kiệm thời gian họ mua vải láng, xa tanh ở chợ) áo dài ngang ống chân, cổ áo liền với nẹp ngực thêu rất đẹp và đính thêm nhiều bông đỏ (bằng len) thành hai dải dài đến thất lưng Dây lưng được thất ngoài áo vừa có chức năng giữ trang phục, vừa để trang trí, trong lễ cưới cô dâu thắt ba dây lưng với ba mầu đỏ - xanh và trắng Quần thường làm bằng vải nhuộm chàm (ngày nay quần của phụ nữ Dao đỏ

được làm bằng các loại vải có mầu đen, quần được may hẹp hơn không thêu hoa văn) cạp liền hoặc rời, ống quần được cắt chéo theo kiểu chân què có

trang trí hoa văn ở hai bên ống Yếm là một băng vải hình chữ nhật, có đính đồ trang sức bằng bạc xung quanh cổ và trước ngực trải dài đến thắt lưng, phía sau yếm dài đến ngang lưng và được thêu cầu kỳ nhất trong bộ trang phục của người phụ nữ Dao đỏ, phụ nữ Dao đỏ thường đi chân đất, về mùa đông họ có cách bảo vệ quấn sà cạp quanh ống chân (lớp thanh niên ngày nay họ thường đi đép hoặc giầy), ngoài ra họ còn làm đẹp bằng bịt 1 chiếc răng vàng, khi cười chiếc răng đó lộ ra óng ánh, và họ cho đó mới là những người đẹp

| Đồ trang sức chủ yếu bằng bạc hoặc đồng, vòng tai thường có đường

kính khoảng 4 đến 5 cm, vòng cổ có nhiều cỡ to nhỏ hoa văn khác nhau, vòng tay có nhiều kiểu thân tròn không có hoa văn trang trí, hoặc dẹp có hoa văn, nhẫn chủ yếu là nhẫn bạc hình chữ nhật hoặc nhẫn tròn [18], [21].

Trang 21

Trẻ sơ sinh chưa có quần áo riêng, nhưng có mũ thêu rất cầu kỳ tỷ mỷ với nhiều tua đỏ đẹp và đính vào mũ đúng ở vùng thóp 25 hay 16 hoặc 9 đồng bạc trắng thành hình chóp để tránh bị cảm Có 2 loại mũ, mũ thêu và mũ múi,

mũ múi thì không cần thêu chỉ ghép các màu vải đỏ, xanh, vàng, tím, đen lại với nhau tạo thành các múi trông rất đẹp mắt, mũ này cũng đính các tua và

đồng bạc như mũ thêu, và người Dao đỏ không dùng vải màu trắng làm mũ đội đầu cho trẻ nhỏ Lên hai - ba tuổi trẻ em mới có quần áo Đến 9 - 10 tuổi đứa trẻ đã được ăn mặc như người lớn, nếu là bé gái thì có áo dài thêu và đã

được đeo đồ trang sức [20], [21]

+ Ăn uống (nhiền hốp)

Cách ăn uống của người Dao đỏ ở Lục Yên chưa được các nhà nghiên

cứu đề cập đến nhiều Người Dao đỏ thường ăn hai bữa chính trong một ngày

và một bữa phụ vào buổi sáng, vào những ngày mùa đồng bào thường ăn bữa trưa là cơm nếp ở ngay tại nương rẫy, người Dao đỏ thường ăn cơm nếp và cơm tẻ là chính Thức ăn hàng ngày chủ yếu là măng, bầu, bí, mướp đắng, rau cải, rau mét thỉnh thoảng mới có thịt cá Người Dao đỏ ưa thích món thịt và lòng luộc đặc biệt là món thịt rừng sấy khô nấu với hoa chuối rừng hoặc măng chua là món để thết đãi khách quý Do đường xá đi lại khó khăn, nhà lại cách xa chợ nên đồng bào Dao đỏ có nhiều cách để dành thịt như: Sấy khô trên gác bếp, phơi khô hoặc ướp thịt chua, thịt này khi ướp phải cho nhiều nguyên liệu như: cơm nếp ủ men khoảng 10 ngày, rau răm, lá trầu không (loại ở trên rừng), riềng và nhiều loại lá khác, tất cả trộn vào thịt cho một lượng muối hơi mặn vào, thịt chua này có thể để một thời gian lâu dài mà thịt vẫn tốt, thịt này khi ăn cũng xào nấu như thịt bình thường nhưng hương vị rất đặc biệt và mầu sắc của thịt cũng rất hấp dẫn Đặc biệt sau tết hay sau đám cưới phần thịt dư đồng bào đều đem làm món thịt chua này để ăn dần Nam, nữ người Dao đỏ Lục Yên đều uống rượu trong các dịp lễ tết vui vẻ, rượu của người dao thường

Trang 22

làm bằng ngô, cây móc, sắn nồng độ vừa phải uống không say lâu, không bị đau đầu, với cách làm men truyền thống bằng nhiều cây thuốc rừng nên rượu rất thơm Họ quan niệm rằng khi có khách đến nhà thì phải dùng rượu thết đãi đến khi say, nếu khách chưa say là thất lễ, là chưa chu đáo chưa tỏ rõ thật tình mến khách Bên cạnh việc thết đãi bằng rượu ngon, người Dao đỏ thường mổ gà chiêu đãi khách, khi ngồi vào mâm, chủ nhà thường gắp đầu gà tiếp vào bát của khách để tỏ lòng kính trọng, nếu có nhiều vị khách thì đầu gà được tiếp cho người thân nhất, hoặc là người lớn tuổi nhất Người khách phải vui vẻ nhận để làm vừa ý chủ nhân Sau đó có thể chuyển kính cho bậc trưởng lão khác, hành động như thế được chủ nhà vui sướng cho là khách biết ứng xử

thân tình Đây là một hành động cũng như một cách xã giao theo phong tục

kính trọng người già, nhưng thật ra nội dungchính là lòng hiếu khách Yếu tố đầu tiên là mối quan hệ giữa chủ và khách, sau đó mới là mối quan hệ giữa già và trẻ, vì thế khách bắt buộc phải tiếp nhận vui vẻ Nếu khách mà từ chối ngay

từ đầu thì quan hệ trở nên căng thẳng, cách ứng xử này cũng rất phổ biến đối

với người Việt Khi ăn người Dao có thói quen để nồi cơm xa mâm (thường để

trong bếp) những người phụ nữ ăn xong (phụ nữ ăn cơm ở gian bếp) phải ra

đứng canh mâm khách, để tiếp cơm cho khách (sau khi khách đã uống rượu

xong) và chờ để dọn mâm, có khi phải chờ rất khuya, khi ăn xong người Dao đỏ kiêng không để đũa ngang miệng bát, chỉ trong nhà có người chết thì mới để đũa ngang miệng bát [9], [18]

1.2.2.4 Sinh hoạt văn hoá phi vật thể

Văn hoá phi vật thể là sản phẩm sáng tạo của dân tộc không phải bằng cơ bắp mà bằng bộ óc Văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể nó rất gần nhau

nhiều khi khó tách biệt chúng, chẳng hạn chữ viết là sản phẩm phi vật thể, nhưng để lưu giữ ta viết thành sách thì đó lại là sản phẩm văn hoá vật thể Như

vậy văn hoá phi vật thể là hình ảnh của văn hoá vật thể, vì nó được xây dựng trên cơ sở của nền tảng và một trình độ văn hoá vật thể cụ thể.

Trang 23

Như nhiều nhóm Dao khác, người Dao đỏ ở Lục Yên cũng có một đời

sống văn hoá phi vật thể phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tiếng nói, chữ viết, văn học dân gian, tín ngưỡng dân gian, lễ hội

dân gian

+ Tiếng nói và chữ viết (Vẻ cóng kếu phía giảng)

Những nhóm Dao ở huyện Lục Yên cũng như ở nhiều nơi khác, đứng về

mặt ngôn ngữ mà xét thì có thể chia thành hai nhóm lớn ứng với hai phương

ngữ Thuộc phương ngữ thứ nhất có hai nhóm lớn Dao Đại bản và Dao tiểu bản Thuộc phương ngữ thứ hai có 1 nhóm lớn là Dao quần trắng, nhưng đứng về mặt phong tục tập quán hay những đặc trưng của trang phục mà xét, 3 nhóm lớn lại bao gồm nhiều nhóm nhỏ cùng với nhiều tên gọi khác nhau (Như đã trình bày ở phần nguồn gốc lịch sử và tên gọi của người Dao)

Tất cả các nhóm Dao đều nói chung một thứ tiếng là tiếng Dao nhưng giữa các nhóm lại có tiếng nói khác nhau chỉ có một số từ giống nhau

Từ vựng Dao nhiều sắc thái, từ vị trí cơ bản đồng nhất của tất cả các

nhóm Dao hầu hết là từ cổ, chẳng hạn như "Nang" (rắn), "Binh" (khi),

"Ngùng” (trâu) Do hoàn cảnh di tán, giao lưu, phát triển, người Dao bổ sung vào kho tàng từ vựng hàng loạt từ mới đậm đà sắc thái Dao

Tiếng Dao là ngôn ngữ giầu âm tiết có tiếng chỉ cần một âm đã đủ nghĩa được coi là một từ vị cũng có từ phải dùng 2 hoặc 3 âm mới đủ nghĩa, Ví dụ người Dao đỏ Lục Yên:

Trang 24

Hệ thống âm đầu của người Dao nói chung khá phức tạp, như con Mèo

phát âm phải có từ “ừ” trước lồm, nhưng từ ừ ở đây không rõ ràng nó như từ âm gió của tiếng Anh, và nhiều từ khác cũng tương tự Riêng chữ a va chit 4 thì tếng Dao không phân biệt được rõ:

Ví du: - An com: = nhién hang hoặc ““nhiẻn háng” đều được - Cấp sắc: = Quá tăng hoặc “quá tang đều được

- Đèn: = Tăng hoặc “Tang” đều được

Trong 6 thanh điệu: Bằng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng thì tiếng Dao đỏ ở Lục Yên không sử dụng đến thanh ngã Chính vì vậy người Dao phát âm tiếng việt thường rất ngọng về chữ a và ä như:

Trang 25

Ăn cơm thì nói "an com" Nằm nghỉ thì nói “nàm nghỉ” Lắm thì nói “lám”

Hay tất cả những tiếng có dấu ngã thì người Dao thay bằng thanh sắc hết:

Ngã = ngá

Từ ngữ = từ ngứ

Ngôn ngữ Dao cũng gần với ngôn ngữ Hmông, thành nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao Hiện nay việc xác định vị trí ngôn ngữ Hmông - Dao trong hệ

thống phân loại ngôn ngữ thế giới còn có ý kiến khác nhau Có người xếp

nhóm ngôn ngữ Mông - Dao thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, có người lại có chủ trương ngôn ngữ Hmông - Dao thuộc ngữ hệ Nam Á

Người Dao đỏ Lục Yên thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao nhưng ngôn ngữ Dao - Hmông là hai thứ tiếng riêng rẽ Người Dao có chữ Hán từ xa xưa và thuỷ tổ của người Dao là Bàn Vương nhưng không phải thuỷ tổ của người Hmông Tín ngưỡng, phong tục, trang phục hầu như dị biệt, ngoại trừ một số nét tương đồng hiếm hoi như: sở hữu chung chuyện cổ tích "Quả bầu và nạn hồng thuỷ", kỹ thuật in sáp ong trên váy nữ Dao tiền giống váy nữ người Hmông Người Dao học chữ Hán, mỗi nhóm Dao lại có cách phát âm khác nhau, số lượng từ ít nên nhiều tiếng phải vay mượn thêm trong vốn từ Hán -

Việt và tiếng Tày, ví dụ tên các loại quả: cam, hồng, chanh, quýt hay cách

vực trâu cày, bừa đồng bào đều dùng tiếng Tày Một phần Dao nói tiếng Hmông, nhưng từ mượn này đa số đều được dân tộc hoá Người Dao đỏ cũng dùng chữ Hán ghi âm tiếng Dao làm văn tự của mình gọi là chữ Nôm Dao Tuy nhiên không phải ai cũng học được chữ Hán, nên chữ viết không được phổ biến trong nhân dân, trước kia nhiều thanh niên nam nữ Dao đỏ muốn kết

bạn phải nhờ người khác viết thư hộ, để viết được thư hay họ phải nhờ những

người giỏi chữ Hán và có tài làm thơ viết thư hộ, bên nhận thư nếu không biết

Trang 26

chữ Hán thi lại nhờ người khác đọc và viết hộ đặc biệt lớp trẻ ngày nay hầu như không biết đọc và viết chữ Hán, mà chỉ được các ông thầy mo sử dụng trong các bài cúng tế của mình [21]

+ Quan niệm về tôn giáo dân gian

Tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những hình thức tổ chức đời sống cá nhân và cộng đồng Người Dao đỏ ở Lục Yên cũng giống như nhiều nhóm Dao khác cũng có truyền thuyết về tô tem giáo của mình, đó là ông thuỷ tổ

Bàn Vương (Bàn Vương: người có công cứu nhiều hộ Dao trong chuyến vượt

biển từ Trung Quốc vào Việt Nam tìm đất sinh sống đã được trình bày ở phần nguồn gốc và tên gọi của người Dao đỏ) Người Dao đỏ ở Lục Yên không tổ chức thờ cúng Bàn Vương riêng, mà chỉ cúng trong các dịp "Quá tăng" (cấp

sắc) "khoi kiểm” (cầu mùa) hay những dịp cúng lớn có sử dụng tranh tam

thanh vì trong bộ tranh Tam thanh có ảnh của "Piền Hùng" Bàn Vương, chứ không tổ chức lễ cúng Bàn Vương như ở một số nơi khác Họ quan niệm về tái

sinh và tin rằng mọi vật đều có linh hồn, khi một thực thể chết đi thì chỉ thể

xác lìa khỏi cõi trần nhưng linh hồn vẫn sống và tái sinh thành người khác

hoặc các con vật khác như chó, ngựa, lợn, trâu cuộc sống linh hồn cũng

không khác gì cõi cuộc sống trần, linh hồn cũng có cảm nhận được mọi thứ trên cõi trần Cho nên con người phải sống thiện, sống tốt, nếu làm điều ác thì sẽ bị các linh hồn quở trách Quan niệm đó được thể hiện rất rõ trong việc tang ma cho người chết, gia đình nào có người chết, mọi người trong nhà không được khóc ngay, tang chủ phải đeo dao và đem một gói muối tới đặt trước cửa nhà thây cúng lạy 3 lạy để mời thầy cúng đến cúng ma, nếu thầy

cúng nhận lời thì tang chủ mới đưa gói muối cho thầy cúng đặt vào bàn thờ

cúng vài câu báo tổ tiên biết, khi tang chủ đã về thì thầy cúng mới đi nhờ thêm một số thầy phụ giúp (sài có) cho mình rồi mới lên đường đi cúng giúp Và tang chủ còn phải tới trước cửa từng nhà báo tang và xin hộ tang Người Dao đỏ rất e ngại giờ khâm liệm người chết trùng với giờ sinh của những người trong gia đình vì tin rằng làm như vậy hồn người chết sẽ bắt hồn người sống

Trang 27

đi Nếu không nhớ giờ sinh của những người trong gia đình khi làm lễ khâm liệm mọi người phải lánh mặt Chúng ta thấy quan niệm về xác và hồn của người Dao đỏ rất rõ rệt, và mang tính nguyên thuỷ Đối với những người chết mà không có người thờ thì linh hồn luôn bị đói khát và cô độc phải đi kiếm ăn khắp nơi Chẳng hạn một người chết ở rừng, sông suối thì vô tình ai đi qua đó về mà bị ốm thì phải sắm lễ đến những nơi đó để cúng chuộc hồn về

Không chỉ con người mới có linh hồn mà một số khúc sông, hòn đá to, cây to

cũng có linh hồn của nó Ở xã Khai Trung của huyện Lục Yên cứ 3 năm đồng bào phải làm lễ cúng "Thìn tríu" cạnh 1 tảng đá nằm (Bành D6) ở trung tâm xã, họ kể rằng hòn đá này rất thiêng, hễ năm nào không làm lễ cúng thì con

người nơi đây hay ốm đau, mùa màng cũng hay bị mất mùa

Ở người Dao còn nhiều tàn dư Nguyên thuỷ nhưng Tam giáo đã biểu hiện rõ rệt, đặc biệt là Đạo giáo có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo tín ngưỡng của người Dao

Người Dao tin rằng vạn vật đều có linh hồn, khi một thực thể bị chết thì hồn lìa khỏi xác và biến thành ma Theo quan niệm này, bất kỳ ở đâu trên trái

đất đều có ma Người ta chia ra thành hai loại ma: Ma lành và ma dữ Ma

lành ban phúc lộc, ma dữ giáng hoạ Do vậy nếu ta không cẩn thận làm điều gì xúc phạm tới ma lành cũng có thể bị quở trách Ma Tổ tiên, Bàn vương, ma đất, ma bếp, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Tam Thanh đều được xếp vào ma lành Người Dao đỏ cho rằng mỗi người có 12 hoặc 13 hồn (hồn ở mắt, hồn ở mũi, tai, miệng ) nhưng hồn chính là ở đầu, ngay nơi xoáy tóc, ở vị trí cao nhất trên thân thể con người, vì vậy rất kiêng ky người lạ xoa đầu trẻ nhỏ của họ Mỗi khi người ta ốm đau, bệnh hoạn là do không có đủ số hồn ở trong thân thể; sự thiếu hụt này là do ma quái bắt hoặc hồn đi chơi mải mê với phong cảnh đẹp mà quên đường về Lúc ấy người bệnh phải nhờ đến thầy bói tìm kiếm và thầy cúng can thiệp hộ Và cũng từ những quan niệm đó người ta tin vào mộng và đoán mộng, thế giới linh hồn đảo ngược với thế giới trần gian, nên khi xem mộng thấy gì thì phải hiểu ngược lại.

Trang 28

Người Dao tin rằng có một số loại ma hại người sống có phép thuật thả ám khí, hoặc âm binh để làm hại Ngoài âm thuật làm hại đồng bào tin rằng có ma thuật phòng thủ hay ma thuật chữa bệnh: Deo bia, than chi try ma, uống nước giải độc

Người Dao đỏ còn có nhiều tín ngưỡng nghỉ lễ liên quan đến nông nghiệp Thường trong mỗi khâu sản xuất người ta phải chọn ngày tốt, giờ tốt kỹ lưỡng Và có những tục kiêng ky rất phức tạp trong sản xuất như kiêng gió, kiêng sấm, kiêng chim, chuột phá hoại mùa màng

Một trong những tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp có thể dễ thấy nhất ở người Dao đỏ Lục Yên đó là tục thờ cúng thóc giống, cúng nương, cúng địp lập thu, cúng cơm mới, cúng hồn vía

Cúng thóc giống là một lễ cúng không thể thiếu được, lễ cúng thường được tiến hành lúc trước khi đem thóc giống ra nương, cúng trong địp lễ tết

Thanh minh và cúng tại nhà Trong lúc cúng họ cấm người ngoài (kể cả người

hàng xóm thân quen) vào nhà, họ quan niệm rằng người ngoài vào nhà trong lúc đang cúng thì hồn thóc lúa sẽ theo người đó đi mất, hoặc sợ hồn người xấu ảnh hưởng đến lễ cúng

Lễ cúng nương được tiến hành vào ngày tra lúa nương, sau khi chọn được ngày, giờ tốt, hôm đó chủ nhà dậy thật sớm mang theo một số lễ gồm: một con gà luộc, xôi, rượu, giấy (tiền của ma) ra nương dựng một chiếc lều nhỏ để cúng, khoảng hai tháng sau, sau khi làm cỏ lúa đồng bào còn làm lễ cúng nương một lần nữa, nhưng lần này chỉ cúng ở nhà, lễ vật cúng tương tự như lần cúng tra lúa

Vào địp lập thu người Dao đỏ cũng tiến hành cúng, lễ này thì đơn giản, họ lấy giấy các mầu (xanh, đỏ, vàng) cắt thành nhiều kiểu hình khác nhau rồi đem dán ở các ngả đường, từ trên nương, ngoài ruộng với dụng ý khi ma qua lại thấy sẽ sợ và không dám phá hoại mùa màng, cũng càng không dám bắt hồn người sống.

Trang 29

Lễ cúng cơm mới, day là một trong những lễ rất quan trọng và được cúng ở trong nhà (người ngoài không được tham dự lễ này) Lễ cúng này là để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu

Người Dao đỏ ở Lục Yên cũng thờ cúng tổ tiên như nhiều dân tộc khác Tổ tiên được thờ riêng ở từng gia đình hoặc nhà tộc trưởng Tổ tiên thường

được thờ tới bảy hoặc chín đời (tuỳ theo từng dòng họ), nhưng trong việc thờ

cúng hàng ngày người ta chỉ cầu khấn đến ông tổ ba đời Bàn thờ tổ tiên được coi là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà Đồng bào quan niệm rằng không phải tổ tiên lúc nào cũng ở trên bàn thờ mà nơi ở chủ yếu là trên trời, tổ tiên thường về thăm con cháu vào những dịp cúng giỗ hoặc con cháu cầu viện tới

Tín ngưỡng dân gian của người Dao đỏ gắn liền với tầng lớp mo, tào Tầng lớp này có vai trò quan trọng trong đời sống tỉnh thần của đồng bào, nó góp phần hình thành các phong tục, tập quán như cưới xin, tang ma và các lễ hội trong cộng đồng làng bản thể hiện nét đặc sắc văn hoá về một tộc người [2], [3], [1 1]

+ Văn học nghệ thuật dân gian

- Truyện: Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người Dao đỏ ở Lục Yên đã sáng tạo ra vốn văn hoá tinh thần khá đa dạng, họ có một kho tàng văn học dân gian truyền miệng rất phong phú những truyện kể và truyện

thơ, như truyện Phàm Pé - Ành Tòi (Luong Sơn Bá - Trúc Anh Đài), truyện

Quả bầu và nạn hồng thuỷ, truyện “Sia Pham” (Chuyện cô con gái thứ ba) nói

về đức tính hiền dịu, chăm chỉ của cô con gái thứ ba có tên là Tam trong một

gia đình bị hại chị gái giết và cướp chồng của em Truyện kể và truyện thơ

đân gian Dao đỏ nội dung đa dạng: vui, buồn, gây cười, khuyên ran, da kich ,

có những câu chuyện truyền miệng đã được ghi chép thành văn, tuy nhiên không được phổ biến rộng rãi Các truyện cổ tích của người Dao đỏ đều mang tính giáo dục sâu sắc, như anh em phải sống hoà thuận - thương yêu nhau [25].

Trang 30

- Thơ ca, tục ngữ, câu đố: Thơ ca, tục ngữ, câu đố dân gian của người Dao đỏ cũng rất phong phú, những lời thơ, tục ngữ, câu đố chủ yếu là đề cao

lao động, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi tình yêu và đúc kết kinh nghiệm cuộc

sống Nó là nguồn động viên, cổ vũ, đồng thời là niềm an ủi lớn của đồng bào trong đời sống hàng ngày, vì vậy nó được truyền miệng từ đời này qua đời khác, từ người này sang người khác Thể loại thơ thường là thất ngôn và thường cứ hai câu hoặc bốn câu là diễn đạt gọn một ý nào đó Lối nói bóng gió rất nhiều trong đời sống hàng ngày, nên người Dao đỏ hay nói với nhau bằng thơ ca, tục ngữ nó làm phong phú thêm đời sống tỉnh thần của người Dao đỏ, làm cho họ thêm hăng say với công việc

- Âm nhạc: Đồng bào hát "Pá Dung", múa dân gian trong những dịp hội

hè, đám cưới, chợ phiên người Dao đỏ thường hát đối đáp với nhau trên đường đi hội, đi chợ, khi hát ở trong nhà cũng tổ chức đơn giản, nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên là có thể hát đối đáp với nhau được, với những làn điệu bay bổng nhịp trâm, nhịp phách rõ ràng Âm nhạc dân gian dân tộc Dao có quá trình phát triển lâu đài, ngày càng hoàn thiện về mặt nghệ thuật và sắc thái

dân tộc, dân ca dân tộc Dao có tính chất nhẹ nhàng dàn trải, lướt lên lướt

xuống một cách thánh thót, mỗi ngành Dao có một làn điệu dân ca riêng của

mình, tuy vậy các bài hát giao duyên, hát mừng đám cưới, hát mừng khách

đến nhà chơi ở mỗi ngành Dao đều dùng chung một làn điệu hát cho nhiều lời thơ có nội dung khác nhau Dưới nhiều loại hình sinh hoạt phong phú, đông bào Dao đỏ còn gắn vào những bài hát giáo lý xã hội, gia đình Ví dụ trong ngày cưới đôi vợ chồng ra đứng trước mặt bố mẹ hai bên, ông cậu, ông quan làng có bài nói mang ý nghĩa sâu sắc, giảng giải việc đối nhân xử thế cho đôi vợ chồng trẻ Nhờ vậy mà gia đình người Dao đỏ thường sống chung thuỷ hạnh phúc

- Múa: Múa Dao đỏ đơn điệu hơn nhảy, nhảy là hình thức phổ biến tồn

tại lâu đời, diễn ra vào dịp lễ Chái Miến, Tết nhảy Múa chỉ được múa trong những ngày tết, lễ cấp sắc: Tết nhảy là một nghỉ lễ rất quan trọng của người

Trang 31

Dao (tết này thường tổ chức vào tháng Chạp) nghỉ lễ này là múa bắt ba ba, múa sản xuất diễn tả quá trình lao động của người Dao, nghi lễ này chủ yếu

phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng nhưng nó tồn tại như ngày hội, ít

: nhiều mang mầu sắc văn nghệ, vui khoẻ Ngày nay một số động tác múa đã

được cải biên và phục vụ cho sinh hoạt văn hoá dân tộc - Tranh dân gian

Hội hoạ : Bên cạnh truyện, thơ ca, tục ngữ thì người Dao đỏ cũng có kho tàng tranh dân gian phong phú, trong đó phải kể đến bộ tranh Tam Thanh, gọi "Tam Thanh” nhưng về nguyên tắc có tất cả 18 bộ tranh cúng, đó là: Tam Thanh, Hành Phây, Piền Hùng, Hòi Phan nhỏ, Hòi phan lớn, Thìn Chiếu, Thìn Phây, Tây Phấu, Dàng Kên, Súi Phấu, Tảng Dìn Súi, Chiêu Dìn Súi, Chồng Tàn, Thài Vải, Chàng Thin, Nhiệt Hùng, Cùng Trồ Trong đó đáng chú ý nhất là các tranh vẽ hình Ngọc Hoang Thượng Đế, Thánh sứ, Binh âm, Thiên Té, Dia té, Duong té, Thuy té và thần liên lạc Mỗi nhân vật trong từng tranh có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nên màu sắc, sắc thái của các nhân vật cũng khác nhau

Điêu khắc: Người Dao đỏ còn có nghệ thuật cắt giấy để trang trí, trong lễ nghi, lễ cưới, lễ tang Mỗi khi tết đến đồng bào thường lấy các loại giấy mầu (xanh, đỏ, tím,vàng) cắt thành nhiều hình, hoa, lá, động vật, mặt trời dán lên bàn thờ, các cửa chính, cửa sổ, bếp, cối xay, cối giã, chum rượu, chuồng trâu, chuồng lợn, gà vào nhà người Dao vào những ngày tết chúng ta thấy chỗ nào cũng mới mẻ sạch sẽ khác thường, chỗ nào cũng đẹp đẽ bởi nghệ thuật trang trí bằng giấy với đủ loại mầu sắc, trong tang lễ linh cữu cũng được trang trí rất cầu kỳ

+ Lễ hội dân gian

Không chỉ phong phú, đặc sắc về nghệ thuật dân gian, người Dao đỏ ở lục Yên còn rất đa dạng về lễ hội dân gian, trong các tết cũng như các lễ hội liên quan đến vòng đời, đến nông nghiệp đêu được đồng bào tổ chức chu đáo.

Trang 32

Cấp sắc là một trong những lễ tổ chức trong phạm vi gia đình, là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đỏ đều phải qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc thì sau khi chết con cháu phải làm lễ cho Đồng bào quan niệm người nào được cấp sắc thì mới được nhận là con cháu Bàn Vương; Người được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn nếu không

đến già vẫn bị coi là là trẻ con, được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn,

đòng họ mới phát triển, và đặc biệt nếu muốn làm nghề thầy cúng thì bắt buộc

phải qua lễ cấp sắc; Đồng thời những người qua lễ cấp sắc thì sẽ được làm "quan" (thế giới bên kia), sẽ được sung sướng Còn những người không được cấp sắc thì khi sang thế giới bên kia sẽ bị khổ, bị làm kẻ hầu hạ cho những người đã qua cấp sắc chính vì quan niệm như vậy nên tốn kém bao nhiêu,

gia đình nào có con trai đến tuổi (từ 10 tuổi trở lên) đều phải tổ chức lễ này

Liên quan đến sản xuất nông nghiệp, người Dao đỏ còn có lễ cúng nương, lễ cúng dịp lập thu, lễ cúng cơm mới, cúng hồn lúa đều là những lễ cúng riêng ở từng gia đình Người Dao đỏ còn có lễ cúng chung trong phạm vi làng, bản như: "Nhièng Châm đao" (tết nhảy) Lễ này được tổ chức vào tháng Chạp, trước tết Nguyên Đán vài ngày, hàng năm đều được tổ chức, nhưng thường cứ 3 năm 1 lần, có 1 năm làm to Hai ngày hai đêm, họ phải chuẩn bị nuôi lợn, nấu rượu, đồ ăn thanh niên phải tập luyện các điệu múa, chuẩn bị đao, gươm (đao, gươm làm bằng gỗ)

Lễ Nhièng Châm đao được tổ chức nhằm mục đích cúng Bàn Vương và luyện binh tướng để bảo vệ cuộc sống con người

Lễ cúng nương: được tiến hành vào ngày tra lúa nương, sau khi chọn được ngày giờ tốt, và nương đã được làm sạch cỏ Đến ngày đã định, hôm đó chủ nhà dậy thật sớm mang theo một số lễ vật gồm: Một con gà luộc, xôi,

rượu, tiền (Am) ra nương dựng một chiếc lều nhỏ để cúng, cúng xong thì cả

nhà (nương rộng đồng bào thường đổi công tra lúa, cứ nhà này tra xong lại sang nhà khác) cùng tiến hành tra lúa, ngày tra lúa nương gia đình thường làm

Trang 33

xôi với đủ loại mầu: Đỏ, tím, vàng, trắng Tra xong cả nhà cùng ngồi vào mâm

ăn cơm rất vui vẻ, vì đã kết thúc một công đoạn của khâu sản xuất Được

khoảng hai tháng, khi chuẩn bị làm cỏ lúa đồng bào còn làm lễ cúng nương một lần nữa, nhưng lần này thì cúng ở nhà (cúng lần sau này, ngày nay hầu như đồng bào đã bỏ, chỉ cúng khi tra nương) lễ vật cúng tương tự như lần cúng

tra lúa

Thìn Tríu (lễ cầu mùa) cầu mùa theo phong tục truyền thống của người

Dao bao giờ cũng được tổ chức theo chu kỳ ba năm một lần và diễn ra trong

phạm vi mỗi làng, bản Thời điểm tiến hành lễ bắt buộc phải là ngày đầu tiên

của tháng thứ nhất trong năm, nó thu hút được toàn bộ các gia đình thành viên

của cộng đồng đến tham gia Thông qua lễ hội, dân bản muốn bày tỏ lòng biết

ơn và lời cầu xin của mình đối với tổ tiên, thần linh, hồn lúa và những thế lực

siêu nhiên vô hình khác phù hộ cho sức khoẻ, mùa màng bội thu cũng như

công việc làm ăn được thuận lợi

Tất cả các lễ hội dân gian được người Dao đặc biệt coi trọng Mặc dù trải

qua thời gian rất lâu đài song về cơ bản các nội dung nghi lễ và ý nghĩa của các lễ hội đã được cộng đồng bảo lưu nguyên vẹn; Thông qua sức sống bền bỉ

của các lễ này, chúng ta có thể tìm thấy các nét độc đáo, cổ xưa và sống động

của một hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống của chính người dân tộc địa

phương [2], [3], [10], [11]

+ Tri thức dân gian:

Trải qua hàng trăm năm kinh nghiệm sống của mình, người Dao đỏ đã có những hiểu biết về thời gian, thời tiết, khí hậu, y học Cách tính thời gian của

người Dao đỏ hoàn toàn theo cách tính lịch Trung Quốc, cách tính lịch ngày tháng năm cũng theo Lục Giáp và gọi theo tên của 12 con vật trong năm, cũng

chia thành ngày tốt ngày xấu Qua kinh nghiệm sản xuất họ cũng có kinh nghiệm phán đoán thời tiết, khí hậu trên cơ sở nhận xét sự thay đổi của các hiện tượng tự nhiên Đặc biệt người Dao đỏ đã tích luỹ được nhiều vốn y học

Trang 34

cổ truyền quý giá, các vị thuốc chủ yếu là hái lượm trong rừng ít khi trồng sẵn, có loại lấy rễ, có loại lấy lá hoặc vỏ, cũng có loại lấy vỏ hoặc hoa làm vị thuốc Nhìn chung họ chia ra làm 3 loại thuốc lá: Thuốc bổ, thuốc chữa bệnh và thuốc độc để giết hại thú rừng phá hoại mùa màng của họ, tất cả các loại thuốc họ không hay truyền cho nhau vì đó là bí mật gia truyền, người Dao đỏ quan niệm nhiều người biết thì thuốc sẽ nhàm, không còn tác dụng

Người Dao đỏ nói chung không dùng nước giếng, mà chỉ thích dùng nước tự chảy Họ thích tắm nước máng, nhất là nước nấu với các loại lá dùng để làm thuốc Nồi nước của họ cũng tương tự như nồi nước lá xông của người Kinh (Việt) nhưng có điều là loại lá mà người Dao sử dụng để nấu nước tắm gần 30 thứ, phụ nữa người Dao đỏ sau khi sinh nở cũng được tắm nước thuốc này nhưng phải thêm một số vị thuốc dùng riêng cho sản phụ nữa, nước tắm này có tác dụng lưu thông khí huyết, cơ thể sảng khoái nhẹ nhõm Vì vậy thường là chưa đến một tháng nghỉ ngơi người sản phụ đã có thể đi làm ruộng, làm nương Ngày nay vốn y học dân gian quý giá ấy đang dần được khai thác

để chữa bệnh cho nhân dân

Bên cạnh những kinh nghiệm phán đoán thời tiết, kinh nghiệm bốc thuốc

nam, người Dao đỏ còn có những tri thức vô cùng quý giá, cần được muôn đời

sau lưu giữ, phát triển, đó là tri thức - kinh nghiệm thêu hoa văn trên trang phục, đặc biệt là trang phục nữ, từ bao đời nay không rõ người đầu tiên sáng tạo ra những mô típ hoa văn trên trang phục là ai, cứ đời này nối tiếp đời kia,

mẹ dạy con, bà dạy cháu, chị dạy em, không lúc nào xã hội Dao thiếu người

thêu may y phục Các hoạ tiết trên khăn vấn đầu (goòng phá), yếm (lùi ton), nẹp ngực (lùi lẻnh), ống tay (lùi muổi) với đủ các loại cỏ cây, hoa lá, chim, muông thú thêu cực kỳ tỷ mở, cực kỳ khó Có khi có người đã thêu được 10

chiếc khăn vấn đầu nhưng chưa thể nhớ hết các loại hoạ tiết, mỗi khi thêu lại

phải nhìn mẫu mới thêu được, cách thêu của người Dao đỏ rất khó học, đầu

tiên phải thêu mầu đỏ trước rồi mới đến màu vàng, xanh, tím cuối cùng mới

Trang 35

thêu mầu trắng để giữ cho hoa văn thêu hàng năm mà vẫn rất mới Đặc biệt với kỹ xảo thêu đột từ mặt trái nhưng hoa văn lại hiện lên ở mặt phải (mặt phải là mặt chính) Qua một số chỉ tiết như vậy chúng ta thấy tri thức dân gian Dao

Quan hệ họ hàng của người Dao rất chặt chẽ, thông qua tên đệm để xác định

dòng họ, vai vế của người đó

Trong sinh hoạt hàng ngày, nhà nào có lễ, đám hay làm nhà mới được bà con trong làng xóm giúp đỡ rất tận tình, người ta coi đó là nghĩa vụ của mỗi thành viên trong làng xóm Đối với các dân tộc anh em, người Dao đỏ có tập quán kết nghĩa anh em, bạn bè, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt, những người kết nghĩa bạn bè thì con cái gọi hai bên bố mẹ bằng bố mẹ và coi như bố mẹ đẻ của mình Bên cạnh đó người Dao còn rất mến khách, khách đến nhà dù lạ hay quen đều được chủ nhà tiếp đón ân cần chu đáo, đến bữa ăn được chủ nhà tiếp đãi rất cẩn thận, chính vì thế mà hay có câu: Đến

nhà người Dao không sợ bị đói

Người Dao đỏ ở Lục Yên nói chung cũng như nhiều nhóm Dao khác có nhiều tông tộc tôn tại, mặc dù ở xa nhau do phạm vi cư trú của các tông tộc phụ thuộc vào sự phát triển của nương rẫy trong vùng, nhưng quan hệ thân thuộc giữa các gia đình trong tông tộc vẫn rất chặt chẽ, gắn bó với nhau bởi nhiều yếu tố chung Mỗi tông tộc có một hệ thống tên đệm riêng để chỉ các thế hệ những người đàn ông trong tông tộc, và đó cũng là hệ thống tên đệm sử

dụng chung cho cả dòng họ; Nhưng tuỳ theo từng tông tộc của một họ mà

tên có thể nhiều hay ít khác nhau Ví dụ dòng họ Triệu, nếu tên đệm của ông

Trang 36

là Triệu Tiến A thì tên đệm của bố là Triệu Tai B va con 1a triéu Xuan C chat là Triệu Đức D Có thể 5 hay 7 hay 9 đời tuỳ từng tông tộc Khi dùng hết hệ thống tên đệm thì tên đệm được dùng đặt lại Như vậy khác với nhiều dân tộc khác là đàn ông người Dao đỏ có thể được lựa chọn tên, còn đệm là bắt buộc không thay đổi Đối với nữ thì chỉ đệm "thị" vào bất cứ tên, họ gì Tuy nhiên mỗi tông tộc đều nhớ đủ số lượng tên đệm của mình để nhận họ hàng Mỗi

tông tộc có một tộc trưởng chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức cúng bái chung

cho cả dòng họ, tộc trưởng là người có trách nhiệm giúp đỡ những gia đình trong tông tộc làm ma chay, đám cưới [18]

+ Quan hệ gia đình:

Gia đình người Dao đỏ là gia đình phụ quyền, mỗi gia đình thường bao gồm: ông, bà, một đôi vợ chồng và các con cái Những gia đình có đông con trai, các con thứ sau đã lập gia đình thường làm nhà ra ở riêng Chủ gia đình là người cha (nếu cha già yếu thì người con cả thay) có trách nhiệm to lớn trong

sản xuất, cúng bái và quan hệ với người ngoài Trong công việc gia đình thường làm các công việc nặng nhọc: làm nương rẫy, cày, bừa, săn, bắn, đánh

cá đàn bà phải quán xuyến công việc bếp núc và cũng phải gánh vác một số công việc nặng nhọc như đàn ông Trẻ nhỏ làm các công việc nhẹ như kiếm củi, lấy măng, rau, chăn trâu, bò nhiệm vụ giáo dục con cái chủ yếu do người cha đảm nhiệm Trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vợ

nghe lời chồng, con cái nghe lời cha mẹ, em nghe lời anh chị Gia đình phụ hệ còn thể hiện ở việc người ta rất quý trọng con trai, con trai có quyền thừa kế

tài sản, nối dõi tông đường, con gái chỉ được chia quần áo và đồ trang sức làm của hồi môn, chính vì vậy người Dao đỏ mong muốn mình có nhiều con trai, nếu không có con trai thì họ phải tìm con nuôi, con nuôi được đối xử và được hưởng tài sản như con đẻ Vì vậy khi lớn lên họ vẫn gắn bó với bố mẹ nuôi, coi bố mẹ nuôi không khác gì bố mẹ đẻ Nếu gia đình nào chỉ có con gái thì họ phải lấy rể, chứ không gả con gái, trong trường hợp này thì người con rể

Trang 37

được coi như con trai đẻ và phải bán họ sang họ vợ, con cái lấy theo họ mẹ

Trong gia đình, người Dao đỏ sống hoà thuận vui vẻ, vợ chồng ít cãi nhau, cha

mẹ không đánh đập con cái Sự dạy bảo lẫn nhau trong gia đình bao giờ cũng

là những lời nói nhẹ nhàng

Ở người Dao đỏ Lục Yên có khá nhiều nét văn hoá độc đáo của riêng

mình Để tìm hiểu hết về văn hoá của người Dao đỏ nơi đây thì phải có nhiều

thời gian và công sức, do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên trong phạm vi bài luận văn em xin được điểm qua một vài nét về văn hoá vật thể và văn hoá phi

vật thể của người Dao đỏ, mà tập trung đi sâu vào tìm hiểu về phong tục cưới

xin của người Dao đỏ ở Lục Yên [18].

Trang 38

Chuong 2

PHONG TUC CUGI XIN CUA NGUGOI DAO DO Ở HUYEN LUC YEN - TINH YEN BAI

2.1 QUAN NI£EM HON NHAN CUA NGUOI DAO DO

Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, việc cưới xin tạo lập gia đình, xây dựng hạnh phúc cho thế hệ con cháu là một trong những việc hệ trọng nhất trong đời sống xã hội của người Dao nói chung và người Dao đỏ ở huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái nói riêng Ngay từ thời xa xưa con người đã ý thức được vai trò vị trí nguồn lực con người, ý thức được sức mạnh cộng đồng trong việc cùng chung sức đấu tranh chống lại kẻ thù, chống lại thú dữ, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn Trong môi trường sống đó, con người đã nhận thức được việc tái tạo ra con người thế hệ sau là một việc làm có ý nghĩa quan trọng Trước thực tế đó hôn nhân tất yếu ra đời với mục đích kết cấu

cộng đồng, tái tạo ra con người tăng cường sức mạnh và nguồn lực con người

Cưới xin là một việc hệ trọng của mỗi gia đình và giới trẻ khi bước vào đời để xây dựng cuộc sống tự lập, trở thành một tế bào của xã hội Bởi thế khi con cái đến tuổi lập gia đình nhà nào cũng phải lo toan chuyện dựng vợ gả

chồng cho con tức là tổ chức cưới xin

Lấy vợ lấy chồng thực sự trở thành bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người trải qua bao thế hệ, đời này qua đời khác việc cưới xin đã trở thành phong tục với những quy định thống nhất về nghi lễ, phương thức và những bước tổ chức nhất định Ngày cưới là một ngày quan trọng với lứa đôi

Người Dao đỏ ở huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái cũng như người Dao đỏ ở Việt Nam đều có nguồn gốc từ Trung Quốc sang, nên chịu ảnh hưởng Nho

Trang 39

giáo Trung Quốc, đặc biệt đề cao quyền gia trưởng coi thường cá nhân, coi thường phụ nữ Trong gia đình con người không còn quyền tự do, không được ý thức về mình, do vậy người chủ gia đình quyết định tất cả, mọi người trong nhà đều phải nghe theo lời Bình thường gia trưởng giúp cho sự giữ gìn trật tự trong gia đình, hướng dẫn những người trong gia đình sống có nề nếp, biết cách làm ăn nhưng cũng có sự khắc nghiệt cấm đoán Vì vậy hôn nhân của người Dao đỏ Lục Yên bị chi phối nặng nề bởi lễ giáo phong kiến và chế độ

phụ quyền, gia trưởng, việc hôn nhân hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ Theo

luân thường đạo lý cũ phận làm con phải nghe lời bố mẹ, nên thường cha mẹ đặt đâu con ngồi đó Vì thế việc xây dựng quan hệ vợ chồng không phải bắt nguồn từ tình yêu của đôi trai gái mà thường được quyết định bởi cha mẹ hai bên dòng họ và phụ thuộc vào kinh tế, địa vị xã hội và phụ thuộc vào số mệnh của đôi trai gái

Đất nước đang phát triển đi lên với kinh tế, văn hoá - xã hội, đời sống đồng bào đã được nâng lên về mọi mặt y tế, giáo dục Nhận thức về hôn nhân và gia đình của đồng bào cũng có sự thay đổi Nếu như trước đây trai gái lấy chồng, lấy vợ quá sớm ( khoảng từ 10 đến 12 tuổi ) và do bố mẹ quyết định thì ngày nay thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu nhau, việc hôn nhân được thiết lập trên cơ sở tự nguyện và phải đủ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình quy định, không còn phổ biến nhiều tình trạng tảo hôn Tuy nhiên sự đóng góp của cha mẹ vẫn rất được coi trọng

Bên cạnh đó, do kết quả của quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc đã làm nảy sinh các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc, tuy không nhiều, chỉ có những gia đình người Dao đỏ sống ở gần các trung tâm xã, thị trấn mới có cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc, còn xu hướng các chàng trai người Dao đỏ vẫn muốn tìm hiểu và kết hôn với các cô gái cùng dân tộc Với những cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc thì đám cưới tổ chức ở bên nào thì theo phong tục

dân tộc bên đó Chẳng hạn: Chàng trai người Dao đỏ muốn thiết lập quan hệ

Trang 40

hôn nhân với cô gái Tày thì chàng trai Dao đỏ phải tuân theo các tục lệ cưới xin của người Tày, và khi cô gái về làm dâu người Dao đỏ phải tuân theo các tục lệ cưới xin của người Dao đỏ, nhưng cũng có một số tục lệ sẽ phải bỏ qua

như chàng trai người Dao đỏ sẽ phải đi đón dâu, chứ không để người nhà gái

đưa cô dâu về nhà chồng (đối với tục lệ cưới xin của người Dao đỏ, thì chú rể và gia đình không phải đi đón dâu mà nhà gái tự đưa cô dâu về nhà chồng Qua chỉ tiết này càng bộc lộ rõ thêm về chế độ phụ quyền của gia đình người

Dao đỏ)

Các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc đã làm thay đổi dần những quan điểm của đồng bào về hôn nhân hỗn hợp dân tộc Họ cho rằng thành phần dân tộc không ảnh hưởng đến việc kết hôn, đó là dấu hiệu xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong văn hoá và nếp sống của họ trên cùng một mảnh đất quê hương, cùng chung sức chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên Vì vậy tiêu chuẩn dựng vợ, gả chồng của người Dao đỏ huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái cũng có sự khác biệt so với một số dân tộc khác trong tỉnh [13]

2.2 TIÊU CHUẨN DỰNG VỢ GẢ CHỒNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

Mỗi dân tộc đều có khuôn mẫu lý tưởng của riêng mình, trong quan niệm về hôn nhân và chọn bạn đời cũng vậy, các bậc cha mẹ cũng như nam nữ thanh niên thường xuất phát từ những đặc tính tâm lý dân tộc cũng như quan

điểm cá nhân của mình dựa vào đó mà đã chỉ phối sự lựa chọn của họ, có thể

thấy ở mỗi dân tộc này hay từng nhóm tộc người đã có những định hướng nhất định trong hôn nhân Những định hướng này đã trở thành tiêu chuẩn được đánh giá bền vững và mang tính chủ đạo trong hôn nhân, trên cơ sở đó họ suy nghĩ, đắn đo và lựa chọn bạn đời cho con cháu mình

2.2.1 Tiêu chuẩn của người vợ

Dân tộc Dao đỏ ở Yên Bái cũng như nhiều dân tộc khác, tư chất của một

cô gái có vai trò rất lớn trong việc lựa chọn bạn đời.

Ngày đăng: 25/07/2023, 23:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN