BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHƯỚC NĂM 2[.]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 1) được thu thập trong năm 2021 và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phước năm 2021.
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 01/01/2022 đến 31/12/2022. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Tân Phước.
- Bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán xác định là THA có kèm ĐTĐ típ 2 và chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc THA và ĐTĐ
- Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tiếp tục được điều trị
- Bệnh nhân điều trị từ 18 tuổi trở lên.
- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng Tiếng Việt.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh án ghi nhận bệnh nhân đang điều trị một bệnh khác có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị THA kèm ĐTĐ.
- Các thể đái tháo đường khác, ngoài đái tháo đường típ 2
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.
- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
- Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu, kèm dữ liệu tiến cứu ở mục tiêu
2, lấy mẫu thuận tiệnthu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin (mục tiêu 1) và phiếu khảo sát (mục tiêu 2).
Trong thời gian nghiên cứu chọn những bệnh án đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và thu nhận toàn bộ các hồ sơ bệnh án thoả mãn tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ từ 01/01/2021-31/12/2021 Toàn bộ cỡ mẫu thực tế thu được trong thời gian nghiên cứu là 300 mẫu.
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến khám tại phòng khám của trung tâm.
- Tiến hành thu thập số liệu trong 8 tuần, số ngày thực hiện nghiên cứu là 5 ngày/ tuần x 8 tuần = 40 ngày Mỗi ngày chọn 300/40 ≈ 8 mẫu Trung tâm mỗi ngày có khoảng 40 (N) người bệnh đến khám, áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: k = N/n (k: khoảng cách chọn; N @; n = 8) ≈ 5 nên khoảng cách mẫu được lấy là 5 Chọn một số ngẫu nhiên từ 1 đến 3 đây là số thứ tự bệnh nhân đầu tiên được chọn trong danh sách đã được lập tiếp tục chọn bệnh nhân kế tiếp trong ngày bằng cách lấy số thứ tự bệnh nhân 1 + k = số thứ tự bệnh nhân thứ 2 được chọn Tiếp tục chọn như vậy cho đến khi đủ số bệnh nhân dự kiến theo ngày và chọn trong 5 ngày/ tuần x 8 tuần cho đến khi đủ cỡ mẫu ước lượng cho nghiên cứu.
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Phần mềm quản lý trung tâm Đối tượng nghiên cứu là các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu
1) được thu thập trong năm 2021 và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Trung tâm Y tế huyện Tân
Bệnh án ghi nhận bệnh nhân đang điều trị một bệnh khác có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị THA kèm ĐTĐ.
Các thể đái tháo đường khác, ngoài đái tháo đường típ 2
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.
Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.
Bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
THA có kèm ĐTĐ típ 2 và chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc THA và ĐTĐ
Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tiếp tục được điều trị
Bệnh nhân điều trị từ 18 tuổi trở lên.
Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng Tiếng
Việt. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thu thập số bệnh án và Thu thập số liệu theo phụ lục
Mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu theo công thức là 300
Nhập số liệu trên file Excel 365 và phân tích trên phần mềm SPSS 26
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tuổi: Được phân thành 4 nhóm tuổi, Tính theo tuổi dương lịch (lấy năm ghi nhận từ hồ sơ trừ năm sinh)
Giới tính: Được phân thành giới nam và nữ
Dân tộc: Được phân thành dân tộc Kinh và khác
Hoàn cảnh sống: Được phân thành 2 nhóm.
Trình độ học vấn: Được phân thành 3 nhóm.
+ Từ trung học cơ sở trở xuống.
+ Cao đẳng, đại học trở lên.
Nghề nghiệp: Được phân thành 5 nhóm.
Bảo hiểm y tế: Được phân thành 2 nhóm.
Thể trạng bệnh nhân – BMI (kg/m 2 ): Áp dụng cho người trưởng thành khu vực
Châu Á (BYT, 2011), được phân thành 5 nhóm.
Thời gian mắc bệnh: Được phân thành 3 nhóm.
Hoàn cảnh phát hiện bệnh: Được phân thành 4 nhóm.
+ Khám sức khỏe định kỳ.
+ Khám vì có triệu chứng tăng huyết áp.
Số lượng thuốc/đơn thuốc: Được phân thành 2 nhóm.
Số bệnh mắc kèm: Được phân thành 2 nhóm.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: Được phân thành 2 nhóm.
Biến chứng của bệnh: Được phân thành 2 nhóm.
+ Có biến chứng (suy tim, biến chứng ở mắt, phình và bóc tách động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ, rối loạn cương dương)
Mức độ tăng huyết áp: Được phân thành 3 nhóm.
Mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp
Các yếu tố nguy cơ tim mạch: Được phân thành 10 nhóm.
+ Ít hoạt không vận động thể lực.
+ Béo bụng hoạt béo phì.
+ Căng thẳng lo âu quá mức.
+ Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.
+ Có bệnh đái tháo đường.
+ Hiện hút thuốc lá/thuốc lào.
Bệnh lý kèm theo: Được phân thành 6 nhóm.
+ Thiếu máu cục bộ cơ tim.
+ Bệnh lý về hệ tiêu hoá.
+ Bệnh liên quan đến thần kinh.
2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu
Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu:
+ Đơn trị liệu là điều trị dùng 1 thuốc.
+ Đa trị liệu là dang phối hợp 2 thuốc
+ Đa trị liệu là dang phối hợp 3 thuốc. Đặc điểm các loại thuốc đái tháo đường bệnh nhân sử dụng:
- Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu
+ Không dùng thuốc đái tháo đường
Tác dụng không mong muốn của thuốc:
2.3.3 Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu
- Tỷ lệ tương tác thuốc trong nghiên cứu.
- Tương tác có ý nghĩa lâm sàng gặp giữa thuốc điều trị THA, ĐTĐ.
- Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu: Giữa các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm Sử dụng tính năng tra cứu tương tác thuốc trên ít nhất 2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác cho thuốc (nếu có tương tác thuốc xảy ra)
Drug interactions - Micromedex ® Solutions (MM)
Micromedex® Solutions là một công cụ tra cứu trực tuyến được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ để cung cấp thông tin về tương tác thuốc Cơ sở dữ liệu này cung cấp thông tin về các loại tương tác thuốc khác nhau, bao gồm tương tác thuốc - thuốc, tương tác thuốc - thức ăn, tương tác thuốc - ethanol, tương tác thuốc - thuốc lá, tương tác thuốc - bệnh lý, tương tác thuốc - thời kỳ mang thai, tương tác thuốc - thời kỳ cho con bú, tương tác thuốc - xét nghiệm, tương tác thuốc - phản ứng dị ứng [37].
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM
Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa
Chống chỉ định Chống chỉ định dùng đồng thời các thuốc.
Nghiêm trọng Tương tác gây hậu quả đe dọa tính mạng và/hoặc cần can thiệp y khoa để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại nghiêm trọng xảy ra.
Trung bình Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân và/hoặc cần thay đổi thuốc điều trị.
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng Tương tác có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều trị.
British National Formulary (BNF) là một ấn phẩm chung của Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược sĩ Hoàng gia Anh, được xuất bản 6 tháng một lần BNF không phải là một cơ sở dữ liệu chuyên về tương tác thuốc, tuy nhiên, Phụ lục 1 của BNF là phần riêng dành cho tương tác thuốc Tương tác thuốc được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái.
Trong các phiên bản cũ, BNF mô tả về tương tác thuốc khá đơn giản, chỉ bao gồm tên hai thuốc (hoặc nhóm thuốc) tương tác với nhau và hậu quả một cách ngắn gọn của tương tác Những tương tác thuốc nghiêm trọng được kí hiệu bằng dấu chấm tròn (•), có thể kèm theo cảnh báo “tránh sử dụng phối hợp”.
Tuy nhiên, BNF 74 đã quy định lại hệ thống phân loại tương tác thuốc và kèm theo mức độ bằng chứng y văn Bảng 2.2 trình bày cụ thể về các mức độ nặng của tương tác thuốc trong BNF 74 [38].
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong BNF
Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa
Các thuốc tương tự nhau về dược lực học được liệt kê trong cùng một bảng Sử dụng đồng thời 2 hay nhiều thuốc của cùng một bảng có thể làm tăng cường tác dụng đó của thuốc.
Nghiêm trọng Tương tác gây hậu quả đe dọa đến tính mạng hoặc tác dụng bất lợi lâu dài.
Hậu quả của tương tác có thể ảnh hưởng đáng kể đến bệnh nhân nhưng có thể không đe dọa đến tính mạng hoặc tác dụng bất lợi kéo dài.
Nhẹ Hậu quả của tương tác có thể không đáng quan tâm đối với đa số bệnh nhân.
Chưa rõ Các tương tác được dự đoán nhưng không đủ bằng chứng để gây nguy hiểm.
2.3.4 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi câu hỏi trong MMAS – 8.
Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: Tốt/trung bình/kém.
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ điều trị thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Donald E Morisky et al (2018) gồm 8 mục để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân trả lời được hơn 6 câu (tương đương hơn 6 điểm) thì được coi là tuân thủ, ngược lại nếu trả lời dưới 6 câu (tương đương dưới 6 điểm) thì được xem là không tuân thủ Mỗi câu trả lời “không” sẽ được tính là 1 điểm [39].
2.4.1 Cơ sở đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hiệu quả điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào việc đưa huyết áp của bệnh nhân về huyết áp mục tiêu. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg để giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến đái tháo đường [12].
2.4.2 Cơ sở đánh giá thể trạng
Thể trạng của bệnh nhân dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = [cân nặng (kg)] / [chiều cao (m)] 2
Phân loại thể trạng dựa trên chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) năm 2004 áp dụng cho người dân thuộc các nước khu vực châu Á –Thái Bình Dương, cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Chỉ tiêu đánh giá thể trạng theo WHO 2000 dành cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
+ 30 2.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ
- Sử dụng bộ câu hỏi Morisky (MMAS-8) [39].
Bộ câu hỏi này đã được chuyển ngữ để phù hợp với dân số Việt Nam bởi Nguyễn Hương Thảo và Nguyễn Thắng năm 2015 [40].
Bảng 2.5 Bộ câu hỏi MMAS – 8
BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC
Bộ câu hỏi Có Không
1 Đôi khi ông (bà) quên uống thuốc điều trị đái tháo đường?
2 Trong 2 tuần vừa qua, ông (bà) có quên sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường không?
3 Có bao giờ ông (bà) giảm hoặc ngừng uống thuốc mà không báo cho bác sĩ biết vì cảm thấy tồi tệ hơn khi sử dụng nó?
4 Khi ông (bà) đi công tác hoặc rời khỏi nhà dài ngày, có khi nào ông (bà) quên mang thuốc theo không?
5 Ông (bà) đã uống thuốc điều trị đái tháo đường của ngày hôm qua chưa?
6 Khi cảm thấy đường huyết dưới mức cần kiểm soát, ông (bà) có ngưng sử dụng thuốc không?
7 Uống thuốc điều trị đái tháo đường là một sự bất tiện với nhiều người, ông (bà) có cảm thấy phiền về việc gắn với kế hoạch điều trị lâu dài không?
8 Tần suất gặp khó khăn khi phải nhớ uống nhiều thuốc lần?
A Không bao giờ/ hiếm khi
B Một lần trong khoảng thời gian điều trị
- Cách tính điểm tuân thủ cho bệnh nhân:
+Câu 1,2,3,4,6,7: Bệnh nhân chọn không được tính 1 điểm, chọn có được tính 0 điểm
+Câu 5: Bệnh nhân chọn có được tính 1 điểm, chọn không được tính 0 điểm +Câu 8: Có giá trị từ 0-4, tính điểm chung bằng cách chia cho 4
- Cách đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân:
+Tuân thủ tốt: Bệnh nhân đạt 8 điểm
+Tuân thủ trung bình: Bệnh nhân đạt 6-7 điểm
+Tuân thủ thấp: Bệnh nhân đạt từ 5 điểm trở xuống.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bảng thu thập số liệu, hồ sơ bệnh án của đối tượng nghiên cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phước.
Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn, đã được hiệu chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu Chọn lọc hồ sơ bệnh án phù hợp với tiêu chí chọn mẫu
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số Đảm bảo sự riêng tư và bảo mật cho bệnh nhân, giúp họ cảm thấy thoải mái và tự tin khi trả lời câu hỏi.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành hoặc ngôn ngữ khó hiểu.
Tránh gây áp lực cho bệnh nhân bằng cách không đặt quá nhiều câu hỏi hoặc đặt câu hỏi liên tục mà không để bệnh nhân trả lời.
Thực hiện cuộc phỏng vấn trong thời gian thoải mái và đủ thời gian để bệnh nhân có thể trả lời đầy đủ và chính xác.
Nếu có thể, sử dụng các công cụ hỗ trợ như biểu mẫu hoặc phiếu điều tra để giúp bệnh nhân trả lời câu hỏi dễ dàng và đúng cách. Đưa ra hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ cho bệnh nhân trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, giải thích cho họ về cách thức trả lời câu hỏi và cách sử dụng các công cụ hỗ trợ nếu có.
2.5.5 Xử lý số liệu Điều này phù hợp với phương pháp nghiên cứu nhân khẩu học (demographic) để xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh của một nhóm người và xác định mối liên quan giữa các biến số Việc sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để xử lý dữ liệu cho phép thực hiện các kiểm định thống kê để xác định mối quan hệ giữa các biến số và đưa ra kết luận có cơ sở về tình trạng bệnh và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường.
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tân Phước.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu và không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh nhân.
Tất cả đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin tóm tắt về nghiên cứu Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc chấm dứt nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của BN tham gia nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi (tuổi lớn nhất 94, tuổi nhỏ nhất 37,
Hoàn cảnh sống Sống một mình 15 5,0
Trình độ học vấn Trung học cơ sở trở xuống 144 48,0
Cao đẳng, đại học trở lên 14 4,7
*Nội trợ, thất nghiệp, học sinh, sinh viên
Kết quả Bảng 3.1 ghi nhận tuổi lớn nhất ghi nhận được trong mẫu nghiên cứu là
94, tuổi nhỏ nhất được ghi nhận là 37 tuổi, độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu được ghi nhận là 64,92±10,78 Nhóm tuổi được ghi nhận chiếm tỷ lệ lớn nhất là 60-79 tuổi với 56%, kế tiếp là nhóm 40-59 chiếm 35%, nhóm ≥80 tuổi chiếm tỷ lệ 8,3%, và nhóm có tỷ lệ thấp nhất là 5 là 44,3% Số bệnh mắc kèm nhỏ hơn hoặc bằng 2 chiếm 81,3% và lớn hơn 2 chiếm tỷ lệ 18,7% Tiền sử gia đình ghi nhấn tỷ lệ có người mắc bệnh là 45,7% Ghi nhận có biến chứng là 129 trường hợp chiếm 43% Bệnh nhân mắc tăng huyết áp độ 1 chiếm 45,3%, tăng huyết áp độ 2 chiếm 51,7% và tăng huyết áp độ 3 chiếm 3%.
3.1.4 Mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp
Mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp được trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Tỷ lệ mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp (n00)
Biến chứng tăng huyết áp
Mức Độ Tăng Huyết Áp
THA Độ 1 THA Độ 2 THA Độ 3
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.4 ghi nhận tỷ lệ mức độ tăng huyết áp và biến chứng ghi nhận được ở tăng huyết áp độ 1 chiểm tỷ lệ là 18%, tăng huyết áp độ 2 là 23,7% và tăng huyết áp độ 3 là 1,7%.
3.1.5 Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Các yếu tố nguy cơ tim mạch được trình bày trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5 Các yếu tố nguy cơ tim mạch (n00)
Các yếu tố Tần số Tỷ lệ
Tuổi cao (>60 tuổi) 180 60,0 Ít hoạt không vận động thể lực 185 61,7
Béo bụng hoạt béo phì 158 52,7
Căng thẳng lo âu quá mức 57 19,0 Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp 154 51,3
Hiện hút thuốc lá/thuốc lào 53 17,7
Kết quả Bảng 3.5 ghi nhận về các yếu tố nguy cơ tim mạch tỷ lệ được ghi nhận nhiều nhất là ít hoạt động thể lực 61,7%, tuổi cao 60%, béo bụng hoặc béo phì 52,7%, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp là 51,3%, ăn mặn 41,3%, uống nhiều rượu bia 37%, ăn mặn là 28,2%, căng thẳng lo âu quá mức và rối loạn lipid cùng 19% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là hiện hút thuốc lá/thuốc lào 17,7%.
3.1.6 Các bệnh lý kèm theo
Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân
Bệnh lý đi kèm Tần số Tỷ lệ
Thiếu máu cục bộ cơ tim 4 1,3
Bệnh lý về hệ tiêu hoá 53 17,7
Bệnh liên quan đến thần kinh 27 9,0
Kết quả Bảng 3.6 ghi nhận về các bệnh lý đi kèm, tỷ lệ ghi nhận nhiều nhất là cơn đau thắt ngực 37,3%, tiếp đó bệnh lý về hệ tiêu hoá 17,7%, bệnh liên quan đến thần kinh 9%, chiếm tỷ lệ thấp hơn là bệnh lý thận và thiếu máu cục bộ cơ tim lần lượt là 2% và 1,3% Khảo sát trong mẫu nghiên cứu không có trường hợp nào bệnh nhân có bệnh lý gan.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng được trình bày trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng (n00)
Hoạt chất Hàm lượng Tần số Tỷ lệ (%)
NHÓM ỨC CHẾ MEN CHUYỂN
NHÓM ỨC CHẾ THỤ THỂ
NHÓM CHẸN GIAO CẢM BETA
Kết quả Bảng 3.7 ghi nhận các thuốc sử dụng trong nghiên cứu đều có trong Danh mục thuốc khuyến cáo sử dụng theo Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng tăng huyết áp 2018 của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2018 Thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là amlodipin chiếm tỉ lệ rất cao 87,3%; tiếp đến là enalapril 14%, losartan 4%, bisoprolol 3% Các thuốc điều trị tăng huyết áp còn lại ít được sử dụng chiếm tỷ lệ rất thấp.
3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu
Các phác đồ điều trị áp dụng trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8 Các phác đồ điều trị tăng huyết áp áp dụng trong mẫu nghiên cứu (n00)
Phác đồ Tần số Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu 86,0%
CCB 230 76,7 ƯCMC 24 8,0 ƯCTT 4 1,3 Đa trị liệu (2 thuốc) 13,7%
CCB+Chẹn 7 2,3 ƯCMC+ƯCTT 1 0,3 ƯCMC+Chẹn 2 0,7 ƯCTT+Lợi tiểu 3 1,0 Đa trị liệu (3 thuốc) 0,3
Kết quả Bảng 3.8 ghi nhận tỉ lệ phác đồ đơn trị liệu là 86% so với phác đồ đa trị liệu 2 thuốc là 13,7%, 3 thuốc là 0,3% Nhóm thuốc được lựa chọn cho phác đồ đơn trị liệu nhiều nhất: Chẹn kênh calci 76,7% và ƯCMC với 8% Phối hợp hai thuốc chiếm đa số là nhóm CCB+ƯCMC 6,7%, nhóm CCB+ƯCTT và nhóm CCB+ Chẹn cùng được sử dụng 2,3%, nhóm ƯCTT+Lợi tiểu là 1%, ƯCMC+Chẹn có 0,7% sử dụng, nhóm CCB+lợi tiểu, ƯCMC+ƯCTT và đa trị liệu 3 thuốc CCB+ƯCTT+Lợi tiểu chỉ có 1 bệnh nhân cùng chiếm 0,3%.
3.2.3 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường gặp trong nghiên cứu Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng được trình bày trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9 Đặc điểm các loại thuốc đái tháo đường bệnh nhân sử dụng
Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.9 ghi nhận các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm biguanid, sulfonylure Trong đó, metformin là thuốc được sử dụng nhiều chiếm tỷ lệ là 89,7% Tiếp đó, thuốc điều trị nhóm sulfonylure gồm: Gliclazid, glimepirid lần lượt là 32,7%, 0,3% Không có bệnh nhân nào có sử dụng insulin.
3.2.4 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu
Các phác đồ điều trị áp dụng trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10 Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu
Phác đồ Tần số Tỷ lệ (%)
Không dùng thuốc đái tháo đường 22 7,3 Đơn trị liệu 62,7
Kết quả Bảng 3.10 ghi nhận kết quả nghiên cứu cho thấy có tất cả 3 kiểu phác đồ được áp dụng trong đó có 2 kiểu đơn trị liệu và 3 kiểu đa trị liệu
Phác đồ đơn trị liệu chiếm 62,7%; trong đó metformin chiếm đa số 59,7% và sulfonylure là 3% Chỉ có một phác đồ đa trị liệu là metformin + sulfonyure chiếm 30% Kết quả ghi nhận thêm 22 trường hợp bệnh nhân không có thuốc điều trị đái tháo đường là 7,3%.
3.2.5 Tác dụng không mong muốn của thuốc
Tác dụng không mong muốn của thuốc được trình bày trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11 Tác dụng không mong muốn của thuốc (n00)
Tác dụng không mong muốn Tần số Tỷ lệ (%)
Tăng kali trong máu 5 1,7 Đau đầu 71 23,7
Kết quả Bảng 3.11 ghi nhận tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tăng huyết áp ghi nhận được trong nghiên cứu: Mệt mỏi 36,7%, đau đầu 23,7%, ho khan10,7%, buồn nôn 8,3%, tăng kali trong máu và tiểu nhiều có tỷ lệ ít nhất cùng có 1,7%.
3.2.6 Tỉ lệ tương tác thuốc tăng huyết áp và đái tháo đường
Các tương tác thuốc thuốc tăng huyết áp và đái tháo đường gặp trong nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12 Tương tác thuốc tăng huyết áp và đái tháo đường gặp trong nghiên cứu (n00)
Kiểu tương tác Tác dụng theo lý thuyết Tần số
Tỉ lệ (%) Trung bình Metformin + Enalapril Tăng tác dụng hạ đường huyết 40 13,3
Gliclazid + Enalapril Tăng tác dụng hạ đường huyết 15 5,0 Metformin + Perindopril Tăng tác dụng hạ đường huyết 1 0,3
Kết quả Bảng 3.12 ghi nhận tần suất gặp tương tác trong nghiên cứu là 56 trường hợp, chiếm 18,7% Cặp tương tác nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu là metformin+enalapril 13,3%, tiếp đến là gliclazid+enalapril 5% và ít gặp nhất là metformin+perindopril với 0,3%.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân Đánh giá việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và thang đánh giá MMAS–8 Tiến hành phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp trong khoảng thời gian từ ngày 01/06/2021 đến 01/12/2021 Kết quả được trình bày trongBảng 3.13.
Bảng 3.13 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi (n00)
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Trong thời gian điều trị thỉnh thoảng có quên uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp
Quên uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trong tuần qua
Tự ý ngừng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp khi cảm thấy khó chịu
Quên mang theo thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp khi xa nhà
Quên uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp ngày hôm qua
Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết áp được kiểm soát
Cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp
Cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp hàng ngày
Không bao giờ/ hiếm khi 177 59,0
Kết quả Bảng 3.13 ghi nhận trong thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ là 45,7%, quên uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trong tuần qua là 26,3%, tự ý ngừng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp khi thấy khó chịu là 8%, quên mang thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp khi đi xa nhà là 4%, ngày hôm qua quên uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp là 16%; tự ý ngừng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp khi thấy huyết áp đã được kiểm soát chiếm 20,7% Có 147 bệnh nhân cho rằng họ ít khi cảm thấy phiền toái khi phải uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp chiếm 49%, có 41% bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp hàng ngày.
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc bao gồm: Tốt, trung bình và kém của mỗi bệnh nhân qua tổng số điểm bệnh nhân đạt được sau khi hoàn thành thang đánh giá mức độ tuân thủ MMAS - 8 Kết quả đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.14.
Bảng 3.14 Mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân (n00)
Mức độ tuân thủ Tổng điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.14 ghi nhận kết quả điều tra về mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt chiếm 12%, tuân thủ trung bình chiếm 49% và tuân thủ kém chiếm 39%
3.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế (2010), tuân thủ điều trị tăng huyết áp bao gồm tuân thủ thuốc và tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống Mỗi loại tuân thủ đều có thể có những mối liên quan khác nhau Do vậy trong nghiên cứu này, tách riêng các yếu tố liên quan đến tuân thủ thuốc và tuân thủ không dùng thuốc (thay đổi lối sống) để phân tích.
Các mối liên quan đên tuân thủ điều trị thuốc được trình bày trong Bảng 3.19 vàBảng 3.20.
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội
Các yếu tố Tuân thủ Không tuân thủ p OR 95%CI
Trung học cơ sở trở xuống
Cao đẳng, Đại học trở lên
Kết quả Bảng 3.19 ghi nhận trong các yếu tố liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội, có 1 yếu tố có liên quan với tuân thủ điều trị thuốc có ý nghĩa thống kê là hoàn cảnh sống với p=0,002