TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA SẢN PHẨM DỆT MAY XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT - MAY HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thùy Nhiên Th.S Trần Hà Uyên Thi
Trang 2Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tạo cho tôi điều kiện thuận lợi để nghiên cứu đề tài
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Trần Hà Un Thi, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn q Cơng ty Cổ phần Dệt-May Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tại Cơng ty cũng như hồn thành đề tài
Lời cuối cùng xin gửi tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ q Thầy cơ và các bạn
Huế, tháng 05 năm 2014 Sinh viên
Nguyễn Thùy Nhiên
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng biểu sơ đồ v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 2
2.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 4
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Vấn đề nội địa hóa 5
1.1.1 Khái niệm tỷ lệ nội địa hóa 6
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa 7
1.2 Quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định 9
1.3 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam 12
1.3.1 Vị trí ngành dệt may trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 12
1.3.2 Sự cần thiết nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may 13
1.3.3 Thực trạng tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may 15
1.3.4 Công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam 16
1.3.4.1 Khái niệm công nghiệp phụ trợ: 16
1.3.4.2 Vai trị của cơng nghiệp phụ trợ 16
1.3.4.3 Cơng nghiệp phụ trợ ngành dệt may 17
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 4CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU NỘI ĐỊA PHỤC VỤ SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ 20
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt-May Huế 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty 20
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, định hướng phát triển của công ty 22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí 22
2.1.4 Khái quát nguồn lực công ty trong 3 năm 2011-2013 26
2.1.4.1 Tình hình lao động 26
2.1.4.2 Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn 29
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011- 2013 33
2.2 Thực trạng tỷ lệ nội địa hóa tại cơng ty Cổ phần Dệt-May Huế 35
2.2.1 Đánh giá chung mối quan hệ thương mại giữa công ty và nội địa 35
2.2.2 So sánh trị giá mua nguyên vật liệu của Cơng ty theo nguồn trong nước và nguồn nước ngồi 37
2.2.3 Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu theo quốc gia 38
2.2.4 Tình hình xuất khẩu FOB theo quốc gia 40
2.2.5.Tình hình nhận gia công 41
2.2.5.1 Gia công xuất khẩu 41
2.2.5.2 Gia công nội địa 42
2.2.6 Tổng quỹ lương 43
2.2.7 Chí phí khác 43
2.2.7.1 Tình hình vay vốn 44
2.2.7.2 Chi phí điện nước 45
2.2.8 Tỷ lệ tổng giá trị nội địa so với trị giá xuất khẩu 45
2.3 Những đánh giá về tình hình nội địa hóa của Cơng ty 47
Trang 52.4.2 Các nhân tố chủ quan 49
2.4.2.1 Tính cạnh tranh của nguyên vật liệu nội địa 49
2.4.2.2 Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và sự cần thiết của việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa 49
2.4.2.3 Nhà nước thiếu các chính sách cụ thể để thúc đẩy các Doanh nghiệp trong nước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HĨA HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẢU CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ 53
3.1 Mục tiêu của dệt may Việt Nam trong thời kì mới 53
3.2 Phân tích ma trận SWOT trong khả năng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa tại Cơng ty Cổ phần Dệt-May 55
3.3.Các giải pháp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế 58
3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường nhận thức và đưa ra giải pháp để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu 58
3.3.2 Nhóm giải pháp nhằm liên kết với các doanh nghiệp nội địa để hạn chế nhập khẩu 59
3.3.3.Nhóm giải pháp nhằm đổi mới công nghệ 60
3.3.4 Nhóm giải pháp nhằm hạn chế gia cơng xuất khẩu và tăng năng lực tự sản xuất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của Công ty 60
3.3.5 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 63
Phần III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 65
1 Kết luận 65
2.Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kì từ 2009-2013 12
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2011-2013 27
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản công ty qua 3 năm 2011-2013 30
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn Công ty trong 3 năm 2011-2013 31
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011-2013 34
Bảng 2.5: Một số đối tác trong nước và trị giá mua hàng 36
Bảng 2.6: Bảng so sánh trị giá hàng nội địa so với trị giá hàng nhập khẩu 37
Bảng 2.7: Cơ cấu nhập khẩu nguyên phụ liệu theo quốc gia 38
Bảng 2.8: Cơ cấu xuất khẩu FOB theo quốc gia 40
Bảng 2.9: Trị giá gia công xuất khẩu trong 3 năm 2011-2013 42
Bảng 2.10: Trị giá gia công nội địa trong 3 năm 2011-2013 42
Bảng 2.11: Tổng quỹ lương trong 3 năm 2011-2013 43
Bảng 2.12: Tình hình vay vốn của Công ty trong 3 năm 2011-2013 44
Bảng 2.13: Chi phí điện nước trong 3 năm 2011-2013 45
Bảng 2.14: Bảng so sánh tổng trị giá nội địa với trị giá xuất khẩu 46
Bảng 3.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 55
Biểu đồ Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu nhập khẩu nguyên phụ liệu theo Quốc gia 39
Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu xuất khẩu FOB theo quốc gia 41
Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt-May Huế 23
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 7PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam, ngành dệt may đóng góp một phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngồi Đối với nước ta, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chú trọng ngành dệt may là định hướng đúng đắn, phù hợp với bối cảnh kinh tế đất nước và xu hướng chuyển dịch ngành dệt may đến các nước đang phát triển trên Thế giới So với các ngành khác, nó có khả năng thu hút một lực lượng lao động rất lớn và là một ngành tạo ra thu nhập quốc doanh đáng kể Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dệt may đang bộc lộ nhiều hạn chế Đó là: hiệu quả kinh doanh chưa cao do chúng ta chủ yếu gia cơng cho nước ngồi; chủng loại, mẫu mã, kĩ thuật cơng nghệ cịn nghèo nàn; vấn đề xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức; sự phát triển thiếu đồng bộ giữa ngành dệt may và các ngành liên quan khác, nguyên vật liệu sản xuất chính chủ yếu lại nhập khẩu,… Ngành dệt may cần giải quyết được các tồn tại trên để phát triển bền vững và hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định TPP
TPP là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Hiện nay đang có 12 nước tham gia đàm phán để kí kết hiệp định này, trong đó có Việt Nam Một trong những nguyên tắc để được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước TPP là: nguyên vật liệu sử dụng được sản xuất tại nước sở tại hoặc sử dụng của các nước thành viêp TPP Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam chưa đáp ứng được điều kiện này bởi phần lớn nguyên phụ liệu chúng ta đều nhập khẩu từ các nước ngồi TPP Vì vậy để hưởng lợi từ Hiệp định TPP và tạo ra giá trị gia tăng cao cho ngành dệt may, các Công ty dệt may Việt Nam cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu để đạt tiêu chuẩn của TPP
Công ty Cổ phần Dệt-May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam Đây là một trong số ít các Cơng ty Dệt May của miền Trung có một dây chuyền khép kín từ Sợi- Dệt- Nhuộm- May Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào mà Công ty sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu và Công ty phải nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu Điều này gây nên các hậu quả như tốn kém chi phí xuất, nhập khẩu;
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 8không chủ động được nguồn nguyên liệu và không đáp ứng được các tiêu chuẩn về tỷ lệ nội địa hóa khi tham gia các Hiệp định Thương Mại Quốc Tế Hiện nay, để được tham gia và hưởng các ưu đãi từ các Hiệp định này, Việt Nam phải đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 40% Vì Vậy, một trong những vấn đề mà cơng ty cần quan tâm và giải quyết đó là chủ động trong sản xuất nguyên vật liệu và liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất trong nước cho mục đích sản xuất hàng xuất khẩu
Tuy nhiên, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa khơng phải là điều dễ dàng khi cả nước nói chung và cơng ty Cổ phần Dệt-May Huế nói riêng cịn thiếu và yếu cả về vốn, công nghệ và kĩ thuật sản xuất, nguyên phụ liệu trong nước có giá thành cao hơn so với nhập khẩu Vì vậy, để Cơng ty có thể nắm bắt cơ hội và giải quyết các thách thức ấy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt -May Huế”
2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Làm thế nào để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu của
Công ty Cổ phần Dệt-May Huế?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may
xuất khẩu của Cơng ty Cổ phần Dệt-May Huế?
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về nội địa hóa, tỷ lệ nội địa hóa
- Làm rõ vai trị và sự cần thiết phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của cơng ty
- Nghiên cứu đặc thù của Công ty Cổ phần Dệt-May và các yếu tố làm ảnh
hưởng đến tỷ lệ nội địa hóa
- Đánh giá một cách tồn diện và có hệ thống thực trạng tỷ lệ nội địa hóa hàng
dệt may xuất khẩu của Cơng ty
- Dự báo các lợi ích mang lại khi nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may
xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
- Đề xuất giải pháp giao lưu kinh tế và nâng cao hiệu quả thương mại giữa Công
ty và nhà cung ứng nội địa
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu
của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nội địa hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về mặt nội dung: Khóa luận nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tỷ lệ nội địa
hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
* Về thời gian:
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2013
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 20/01/2014 đến 01/06/2014
* Về không gian: Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp:
- Tiến hành thu thập từ các nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu có sẵn, các khóa luận
- Số liệu của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế từ năm 2011 đến 2013 - Tìm kiếm tài liệu thơng qua báo chí, Internet
Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sẽ được thu thập thơng qua q trình thực tập, nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Dệt-May Huế Các phương pháp chủ yếu để thu thập được số liệu này là:
• Phương pháp phân tích thống kê: Thông qua dữ liệu thu thập được, ta tiến hành đánh giá, phân tích một cách có hệ thống
• Phương pháp so sánh: Đưa ra các số liệu có tính so sánh như tỷ lệ nội địa hóa so với tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu, số liệu về tỷ lệ nội địa hóa và nhập khẩu thay đổi qua từng năm để thấy được xu hướng và đưa ra giải pháp
• Phương pháp quy nạp biện chứng: Từ nghiên cứu thực tiễn về tình hình nội địa hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng tỷ lệ nội địa hóa của Công ty và từ các kinh nghiệm về nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của một số nước trong khu vực để xây dựng
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 10các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu của Cơng ty Cổ phần Dệt-May Huế
• Phương pháp chun gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia về tỷ lệ nội địa hóa để đưa ra các nhận định, rút ra các kết luận có tính chính xác hơn
5 Bố cục đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội Dung Và Kết Quả Nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá về tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu và các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu nôi địa phục vụ sản xuất của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu
của Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vấn đề nội địa hóa
Theo quy tắc xuất xứ trong hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của các nước công nghiệp phát triển áp dụng cho các nước đang phát triển thì tỷ lệ nội địa hố của một mặt hàng được tính theo tiêu chuẩn xuất xứ như sau:
“Tỷ lệ nội địa hoá của một mặt hàng là tỷ trọng của nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong giá trị của sản phẩm”
Trong khái niệm trên, “nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước xuất khẩu” có thể hiểu
theo nhiều cách tuỳ vào các tiêu chuẩn xuất xứ khác nhau:
- Theo tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ thì ngun vật liệu đó phải hồn tồn có nguồn gốc từ sản xuất của nước xuất khẩu
- Theo tiêu chuẩn xuất xứ có thành phần nhập khẩu thì ngun vật liệu đó có thể nhập khẩu toàn bộ hay một phần, kể cả nguyên vật liệu không xác định được nguồn gốc Nhưng các nguyên vật liệu đó phải trải qua q trình gia công chế biến đầy đủ
- Theo tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp thì ngun vật liệu đó có thể được nhập khẩu từ các nước được hưởng khác, có thể là từ tất cả các nước được hưởng GSP hoặc các nước cùng một khu vực địa lý
Tuy nhiên trên quan điểm của nước xuất khẩu thì khái niệm tỷ lệ nội địa hố cần phải được hiểu rộng hơn (không chỉ đơn thuần chỉ có “nội địa hố” ngun phụ liệu)
Với cách định nghĩa sau đây có thể giải đáp các vướng mắc nói trên một cách triệt để
“Nội địa hóa là việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ mà giá trị của chúng được tạo ra trên lãnh thổ của một nước để sản xuất ra sản phẩm.”
- Hàng hóa: có thể là hữu hình như máy móc trang thiết bị, nguyên nhiên phụ
liệu, điện, nước; hàng hóa có thể là vơ hình như sức lao động, quyền sử dụng đất, thương hiệu, công nghệ,
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 12- Dịch vụ: dịch vụ cho vay ngân hàng, dịch vụ kiểm toán, xuất nhập khẩu, bảo
hiểm, dịch vụ vận tải nội địa,…
Theo cách hiểu như trên, để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của một mặt hàng phải tăng tỷ trọng giá trị tất yếu của các yếu tố “đầu vào” có xuất xứ từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong giá trị của sản phẩm Việc tính tỷ lệ nội địa hố như vậy sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu vì hàng hố xuất khẩu sẽ tăng khả năng được hưởng ưu đãi của các nước nhập khẩu nhờ có tỷ lệ nội địa hố cao hơn do khơng chỉ tính giá trị ngun vật liệu mà cả giá trị kỹ thuật và chi phí nhân lực ở nước xuất khẩu cấu thành trong giá trị sản phẩm Nhờ cách tính này có thể khuyến khích các nước đang phát triển không chỉ đầu tư vào việc phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước mà cịn phát triển cơng nghệ, máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực để làm hàng xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm tỷ lệ nội địa hóa
Có nhiều khái niệm về tỷ lệ nội địa hóa, mỗi khái niệm có những ưu và nhược điểm khác nhau
Khái niệm 1:
Tỷ lệ nội địa hóa là tỷ lệ tổng giá trị nguyên vật liệu nội địa so với trị giá nguyên vật liệu nước ngoài nhập khẩu
Tỷ lệ nội địa hóa = ∑Trị giá NVL nội địa
∑Trị giá NVL nước ngoài x 100%
Ưu điểm: Dễ dàng so sánh tỷ lệ trị giá nguyên vật liệu nội địa so với trị giá
nguyên vật liệu nước ngoài cấu thành trong cơ cấu giá trị sản phẩm Trong khóa luận này, cách tính như trên khơng được chọn là cách tính chính thức tỷ lệ nội địa hóa Tuy nhiên, cơng thức trên vẫn được sử dụng song song để tính tỷ lệ nội địa hóa trong Cơng ty Cổ phần Dệt-May Huế
Nhược điểm: Khái niệm này không thể hiện được hết tổng giá trị nội địa như giá
trị gia công nội địa, giá nhân cơng, lãi vay ngân hàng, chi phí tiện ích công cộng, cấu thành trong cơ cấu giá trị sản phẩm
Khái niệm 2:
Trang 13Tỷ lệ nội địa hóa = ∑Trị giá các yếu tố có nguồn gốc từ Việt Nam
∑Trị giá giá thành sản phẩm x 100%
Ưu điểm: Công thức này phản ánh khá đúng tỷ lệ nội địa hóa
Nhược điểm: Cơng thức này phản ánh khá đúng tỷ lệ nội địa hóa tuy nhiên nếu
áp dụng theo công thức này vẫn chưa đủ bởi vì giá thánh sản phẩm chưa thể hiện đầy đủ một số chi phí như chi phí lưu kho, bảo quản, bốc dỡ hàng hóa,…
Trên thực tế khó xác định chính xác các yếu tố có nguồn gốc Việt Nam vì chúng ta khơng thể tính ra được bao nhiêu phần trăm trị giá nguyên vật liệu có nguồn gốc nước ngoài và bao nhiêu phần trăm trị giá có nguồn gốc Việt Nam Cơng thức này mang tính chất lý thuyết nhiều hơn thực tế
Qua phân tích 2 khái niệm nổi bậc ở trên và tổng hợp về lý thuyết và kinh nghiệm thực tế để đưa ra định nghĩa tỷ lệ nội địa hóa trong cơ cấu giá trị sản phẩm của doanh nghiệp như sau:
“Tỷ lệ nội địa hóa là tỷ lệ của tổng giá trị nội địa được tạo ra và tăng thêm trong sản phẩm dưới mọi hình thức và dạng vật chất so với tổng trị giá FOB của sản phẩm”
Cơng thức tính tỷ lệ nội địa hóa:
Tỷ lệ nội địa hóa = ∑Trị giá giá FOB của sản phẩm∑Trị giá nội địa x 100% Trong đó tổng trị giá nội địa bao gồm
1 Trị giá nguyên phụ liệu nội địa 2 Trị giá gia công nội địa
3 Tổng quỹ lương (nhân công trực tiếp, lương nhân viên quản lý, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, )
4 Tổng chi phí khác (chi phí tiện ích cơng cộng như điện, nước; Chi phí bưu điện như điện thoại, fax và email; Chi phí dịch vụ như kiểm toán, tư vấn…; Trả lãi vay vốn ngân hàng, Chi phí bằng tiền khác như lưu kho, xuất nhập khẩu, vận chuyển, )
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
• Đối với nền kinh tế:
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 14- Tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu, góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu, giảm nhập siêu: tăng tỉ lệ mua nguyên vật liệu nội địa, góp phần giảm nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài
- Phát triển thương mại nội địa: các cơng ty, cơ sở nội địa tìm cách đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong nước tạo ra một kênh thương mại mới được phát triển nhanh chóng
- Góp phần hình thành và phát triển các ngành sản xuất nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế: hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều có chất lượng tốt nên nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế Việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm sẽ góp phần xây dựng ngành sản xuất nguyên vật liệu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho các các doanh nghiệp nội địa để sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh Bên cạnh đó, việc gia tăng tỉ lệ nội địa hóa cịn giúp phát triển cơng nghiệp nội địa, đa dạnh hóa ngành nghề
- Góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, lợi thế của đất nước được khai thác mạnh mẽ
• Đối với doanh nghiệp: - Khai thác lợi thế về chi phí:
Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Thế giới, từ đó thiết lập chiến lược thâm nhập thị trường mới, giữ vững chiến lược thị trường Giảm chi phí ở đây là do giá cả vật tư nội địa sẽ thấp hơn, chi phí vận tải thấp hơn và khơng chịu chi phí bảo hiểm, chuyên chở hàng hóa
- Giảm thời gian sản xuất thành phẩm: do tính ổn định và kịp thời cung cấp nguyên vật liệu dẫn đến vòng quay vốn nhanh hơn, chủ đầu tư chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai sản xuất
- Giảm rủi ro cho chủ đầu tư: vì khi đặt vật tư nước ngoài sẽ gặp những rủi ro như hàng chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, khơng kiểm sốt được chất lượng vật tư nhập Ngồi ra ngun vật liệu chất lượng xấu khơng những ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất mà còn gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết hàng tồn đọng
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 151.2 Quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định
Nội địa hóa là một nội dung trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa Vì vậy, muốn hiểu một cách tổng quát về vấn đề nội địa hóa, ta phải đi sâu tìm hiểu xuất xứ hàng hóa và các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa trong một số Hiệp định Thương mại quan trọng đối với Việt Nam và Thế giới
Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định FTA của ASEAN STT Hiệp định Tiêu chí xuất xứ chung
1 ATIGA - Tiêu chí xuất xứ chung: là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTH) hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC (40)) - Về vấn đề cộng gộp: Hiệp định quy định cộng gộp làm tròn khi hàm lượng giá trị gia tăng của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40% trở lên Hiện chỉ có duy nhất quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA có quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20%
- Quy định các công đoạn gia công đơn giản: Hiệp định ATIGA theo hướng quy định các nguyên tắc, chẳng hạn như những cơng đoạn thuộc diện bảo quản hàng hóa trong q trình vận chuyển, bốc dỡ hàng, xếp hàng, đóng gói hàng hóa - Ngưỡng de minimis: nhỏ hơn hoặc bằng 10%
2 ACFTA - Tiêu chí xuất xứ chung: là RVC(40) kết hợp với tiêu chí CTSH (chuyển đổi mã số hàng hóa cấp 6 số)
- Về vấn đề cộng gộp: Hiệp định quy định cộng gộp làm tròn khi hàm lượng giá trị gia tăng của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40% trở lên
- Quy định các công đoạn gia công đơn giản: giống Hiệp định ATIGA
- Ngưỡng de minimis: chưa được áp dụng
3 AIFTA - Tiêu chí xuất xứ chung: là RVC(35) kết hợp với tiêu chí CTSH (chuyển đổi mã số hàng hóa cấp 6 số)
Trang 16làm tròn khi hàm lượng giá trị gia tăng của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40% trở lên
- Quy định các công đoạn gia công đơn giản: Giống hiệp định ATIGA
- Ngưỡng de minimis: Chưa được áp dụng
Các Hiệp định được nêu ra có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quy định về xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với khu vực ASEAN và của khu vực mậu dịch tự do ASEAN với 2 nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ Cụ thể là:
Hiệp định ATIGA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Hiệp định AIFTA: Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ Hiệp định ACFTA: Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) và Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa
Những quy định trong các Hiệp định này giúp cho các bên tham gia vào việc trao đổi thương mại được dễ dàng, nhanh chóng nhờ các quy định, điều khoản được tuân thủ một cách nghiêm ngặt Các đối tác trong khu vực ASEAN, Trung quốc, Ấn Độ là các bạn hàng quan trọng của Việt Nam Kim ngạch xuất nhập khẩu đến các nước này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam Đồng thời, các quy định trong các Hiệp định này có những điểm tương đồng và khác biệt riêng Sự so sánh về các quy định này sẽ giúp người đọc có cái nhìn sơ lược về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại quốc tế
Quy tắc xuất xứ trong TPP
• Hiệp định TPP
Hiệp định TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là tên gọi tắt của Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Đây là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương, thúc đẩy thương mại, hấp dẫn đầu tư, thúc đẩy các nước cải cách thể chế Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn tham gia đàm phán
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 17TPP, sau đó, tháng 11/2008, các nước Australia, Peru cũng tuyên bố tham gia, tiếp đến là Canada tham gia vào tháng 10/2012 và mới đây nhất, Nhật Bản tham gia đàm phán vào tháng 3/2013 Việt Nam đã tuyên bố tham gia TPP với tư cách là thành viên
đầy đủ từ ngày 13/11/2010 Tính đến thời điểm hiện nay, có 12 quốc gia tham gia đàm
phán, trong đó có những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Singapore Với sự tham gia của các nền kinh tế lớn trên Thế giới, TPP trở thành khu vực kinh tế với hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu Để tận dụng được những ưu đãi mà TPP mang lại, các doanh nghiệp cần nắm rõ mọi quy tắc trong TPP, và đặc biệt là quy tắc xuất xứ được các chuyên gia kinh tế xem là chìa khóa vàng của TPP
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là:
Các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác
đều phải có xuất xứ “nội khối” Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngồi thành viên TPP đều khơng được hưởng các ưu đãi thuế suất 0%
Đồng thời, trong Hiệp định TPP có thêm quy định về hàm lượng giá trị khu
vực; nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên Tức là Doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia cơng
Như vậy, theo những đề xuất về xuất xứ hàng hóa trong TPP, thì chúng ta có thể hiểu là các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên TPP khác đều phải có xuất xứ “nội khối TPP” Ví dụ, vải từ Việt Nam xuất khẩu vào các thành viên TPP khác, phải có xuất xứ của Việt Nam hoặc có xuất xứ từ các thành viên khác TPP Khi đó các sản phẩm này mới được hưởng các ưu đãi mà các thành viên TPP dành cho nhau Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều khơng được hưởng các ưu đãi nói trên
Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu để được gia nhập TPP Bằng chứng là chứng ta tích cực đầu tư, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may phát triển để hạn chế nhập khẩu Hứa hẹn trong tương lai sẽ là nguồn cung cho các công ty trong nước phục vụ xuất khẩu
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 181.3 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
1.3.1 Vị trí ngành dệt may trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Ngành may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Những thành công của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong toàn ngành dệt may, may mặc là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, có lợi thế cạnh tranh lớn trên trường quốc tế Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ Đến thời điểm hiện nay dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là một ngành thu hút lượng lao động lớn, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Năng lực sản xuất của ngành dệt may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu Số lượng doanh nghiệp tăng gấp 5-6 lần so với 10 năm trước Trình độ cơng nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến của Thế giới
Bảng 1.1: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kì từ 2009-2013
Mặt hàng Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dệt may Triệu USD 9065.6 11209.8 13211.7 15090.2 18724.6 Hàng điện tử,
máy tính và linh kiện
Trang 19Qua bảng 1.1 ta thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may đã chiếm vị trí thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam, chỉ đứng sau xuất khẩu dầu thô Cùng với ngành da giày, ngành dệt may đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp nhẹ, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu tuyệt đối và tương đối của ngành này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của cả nước
1.3.2 Sự cần thiết nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may
• Tạo điều kiện thuận cho hàng dệt may xuất khẩu được hưởng ưu đãi và quyền
lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu
Hàng dệt may nhập khẩu chỉ được hưởng ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt khi được xác định đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục về xuất xứ hàng hóa, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa từ những quốc gia có thỏa thuận song phương và đa phương với nhau và về ưu đãi thương mại theo các cấp độ khác nhau
Xác định chính xác xuất xứ nhằm đảm bảo sự thực hiện các điều khoản của thỏa thuận một cách thuận lợi và công bằng đối với việc hưởng thuế xuất ưu đãi của nước nhập khẩu đối với hàng dệt may của nước xuất khẩu tại thị trường của nước nhập khẩu
• Giải quyết việc làm
Dân số và nguồn lao động dồi dào là sức mạnh của một quốc gia Nó là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngành dệt may là ngành thu hút một lực lượng lớn lao động trong xã hội kể cả công nhân trong ngành may và các ngành có liên quan như sản xuất ngun phụ liệu, hóa chất, trồng bơng, trồng dâu nuôi tằm,… Nếu chúng ta thực hiện thành công việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thì sẽ giải quyết một phần đáng kể việc làm cho lao động trong nước
• Phát triển mối quan hệ thương mại giữa ngành dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ
Thực tế rằng ngành dệt may có mối liên quan mật thiết với các ngành công ngiệp phụ trợ để sản xuất ra sản phẩm hồn chỉnh Thế nhưng vì lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào việc may - công đoạn gần như cuối cùng để sản xuất ra sản phẩm mà ít chú trọng vào đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Kết quả là làm mất cân bằng trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu ngành dệt may
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 20Viêc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa tức là chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ để nó phát triển tương ứng với ngành may, hỗ trợ ngành ngành may phát triển Bên cạnh đó, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các ngành cơng nghiệp phụ trợ còn giúp doanh nghiệp chủ động nguồn hàng Vì vậy, sự hợp tác với các đối tác trong nước giữa ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ là lợi ích đem lại của việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
• Giúp tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ
Tăng thu và tiết kiệm ngoài tệ là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc xuất khẩu một mặt hàng Hai tiêu chí này được đánh giá như sau:
Tăng thu ngoại tệ = Thu ngoại tệ cho xuất khẩu + Chi ngoại tệ do nhập khẩu Tiết kiệm ngoại tệ = Chi phí ngoại tệ nếu nhập khẩu – Chi phí ngoại tệ cần nhập khẩu Đối với những nước có tỷ lệ nhập siêu cao thì việc tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ là điều quan trọng, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam cần nhiều ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ngành dệt may nước ta tuy có kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao nhưng lượng ngoại tệ dùng nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng rất lớn và tiết kiệm ngoại tệ còn thấp Thực tế nếu chúng ta liên kết tốt giữa các ngành bông- sợi- dệt- nhuộm- may trong nước thì giá trị thực thu ngoại tệ và tiết kiệm ngoại tệ nhằm kiềm chế nhập siêu và đảm bảo an tồn cho cán cân thanh tốn quốc tế
• Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ngành dệt may
Đối với ngành dệt may, nếu chỉ chú trọng trong việc đầu tư đổi mới cơng nghệ, thiết bị thì chưa đủ mà chúng ta cần quan tâm tới một vấn đề không kém phần quan trọng, đó là giải quyết tốt nguồn nguyên liệu cho cơng nghiệp dệt may Bởi lẽ chính ngun liệu là yếu tố quan trọng giải quyết sự cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường Thế giới
Chất lượng của sản phẩm dệt may trước hết phụ thuộc vào tính chất và chất lượng của nguyên liệu làm ra nó Mỗi loại nguyên liệu dệt, tuỳ thuộc vào thành phần và cấu tạo của chúng sẽ có những tính chất và chất lượng nhất định, tạo nên các giá trị sử dụng khác nhau cho sản phẩm dệt may Vì vậy, tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 21xơ sợi cũng chính là nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng cho mặc hàng dệt may xuất khẩu
Song sản phẩm dệt may của ta muốn cạnh tranh được trên thị trường thì ngồi việc nâng cao chất lượng, còn phải hạ được giá thành, bởi sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng luôn là hai mặt cạnh tranh gay gắt quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp trên thương trường Nên việc phấn đấu giảm chi phí nguyên liệu xơ sợi là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành của các sản phẩm dệt may, nhất là đối với ngành dệt may nước ta hiện nay, hầu hết các loại xơ đều phải nhập khẩu
Như vậy, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sẽ giúp cho hàng dệt may Việt Nam rẻ hơn không những do sử dụng nguyên phụ liệu trong nước mà còn do được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP của các nước công nghiệp phát triển Nhờ vậy hàng Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng hố của các nước khác, thâm nhập sâu và đứng vững trên các thị trường khó tính này
• Thu hút vốn đầu tư nước ngồi
Việc được hưởng các chính sách ưu đãi từ các Hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định TPP, các nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ thực hiện những dự án đầu tư tại Việt Nam Bởi nếu tăng tỷ lệ nội địa hóa đạt mức của Hiệp định thương mại yêu cầu, các nhà đầu tư sẽ thu được nhiều lợi ích, mà trước tiên là việc miễn giảm thuế nhập khẩu
1.3.3 Thực trạng tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may
Một trong những mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy công nghiệp dệt may phát triển là phấn đấu nâng cao tỉ lệ nội địa hóa Tuy vậy để giải quyết vấn đề nội địa hóa vẫn là một chặng đường còn rất xa đối với ngành dệt may Việt Nam Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa năm 2003 dù đã tăng trên 14,2% so với năm 2001, nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở mức xấp xỉ 40%, như vậy chặng đường nội địa hóa 50% ngành dệt may 2001-2005 đã hồn tồn vỡ kế hoạch Do đó, đích đến năm 2015 với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 55% là khó đạt được Thực tế của ngành dệt may trong thời gian qua cho thấy, ngành dệt may nước ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt Áp lực cạnh tranh sẽ càng được nhân lên khi Việt Nam thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ, thiếu ngành công nghiệp phụ trợ và hiện vẫn phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu Trong thời gian qua, kế hoạch phát triển một
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 22ngành công nghiệp phụ trợ triển khai q chậm cũng là vấn đề khơng ít doanh nghiệp dệt may lo ngại khi Việt Nam hội nhập Bên cạnh đó tình trạng người lao động khơng còn thiết tha với ngành dệt may, cụ thể là làn sóng chuyển dịch lao động thời gian qua, ưu thế chi phí nhân cơng thấp khơng cịn, ngành công nghiệp phụ trợ lại yếu càng khiến cho doanh nghiệp khó cạnh tranh hơn Nói chung sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên Thế giới vẫn còn thấp, ngay cả trong điều kiện được bãi bỏ hạn ngạch Như vậy, rõ ràng khi mở cửa thị trường, những lợi thế cạnh tranh cho ngành dệt may như giá nhân công thấp (vốn là lợi thế trước đây) sẽ khơng cịn là điểm mạnh để ngành dệt may và các doanh nghiệp dựa vào Cái gốc để phát triển tại thời điểm này là phải có một nền cơng nghiệp phụ trợ đủ mạnh, đủ sức để cung cấp vải, nguyên liệu cho các doanh nghiệp chủ động xuất khẩu và làm ra những sản phẩm có tính cạnh tranh lớn với hàm lượng giá trị tăng cao
1.3.4 Công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
Công nghiệp phụ trợ là ngành có vai trị quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước Nó cũng có vai trị vơ cùng quan trong trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa bởi đây sẽ là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
1.3.4.1 Khái niệm công nghiệp phụ trợ:
“Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ tồn bộ những sản phẩm cơng nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, nguyên vật liệu, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,…”
1.3.4.2 Vai trị của cơng nghiệp phụ trợ
• Hỗ trợ ngành cơng nghiệp nội địa phát triển
Đây có thể coi là vai trị dễ nhận thấy nhất của công nghiệp phụ trợ Để minh họa cho vai trị này, ta lấy ví dụ điển hình là Nhật Bản, quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển vào bậc nhất Thế giới Nhật Bản từ một đất nước nghèo nàn, bị tàn phá nặng nề sau Thế chiến lần thứ hai, đã phát triển như vũ bão, trở thành hiện tượng “thần kỳ” Nhật Bản với những thành tựu lớn trong công nghiệp, không thua kém những nước có nền khoa học phát triển Âu Mỹ nào Có được điều này chính là nhờ việc Nhật Bản chú trọng vào việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cụ thể hơn là việc thành lập các
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 23doanh nghiệp “vệ tinh” vừa và nhỏ trong nước có khả năng cung cấp và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn
• Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng cơng nghiệp xuất khẩu
Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: chi phí, chất lượng và thời gian (khả năng cung cấp hàng nhanh chóng) Trong đó, chi phí có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu Chi phí của một sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân cơng, chí phí sản xuất và chi phí cho hoạt động logistic…Tùy vào đặc điểm từng ngành nghề, từng sản phẩm mà tỷ lệ giữa các chi phí có thể khác nhau Tuy nhiên, xét đến sản phẩm cơng nghiệp thì chi phí về nguyên vật liệu đầu vào lại là lớn nhất Vì vậy, đầu tư vào phát triển nguồn nguyên phụ liệu là việc làm cần thiết để giảm chi phí sản xuất, chủ động nguồn nguyên phụ liệu, qua đó tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
• Đón nhận chuyển giao cơng nghệ và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát triển công nghiệp phụ trợ là điều kiện thiết yếu để một quốc gia có thể tăng cường đón nhận chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư nước ngồi Các cơng ty nước ngồi, chủ yếu là các cơng ty đa quốc gia thường chọn những nơi có nền công nghiệp phụ trợ phát triển nhằm cắt giảm chi phí trong khâu nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng Bên cạnh đó, cơng nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia Từ đó giảm lượng máy móc, linh kiện giá đắt từ nước ngồi
1.3.4.3 Cơng nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may cịn rất nhiều bất cập nếu như khơng muốn nói là rất yếu Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may hằng năm lên đến hàng chục tỷ USD nhưng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của ngành cũng không hề nhỏ, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu Vì vậy lợi ích thu được cịn rất nhỏ so với nguồn lực bỏ ra Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may cần tập trung vào đầu tư về máy móc và nguyên phụ liệu phục vụ ngành may
Thứ nhất là máy móc thiết bị cơ khí cung cấp cho dệt may Bên cạnh các xưởng cơ khí của các cơng ty dệt may thuộc Vinatex làm nhiệm vụ sửa chữa thay thế phụ
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 24tùng, cơ điện thì cịn có 4 cơng ty cơ khí chuyên ngành sản xuất các phụ tùng, cơ kiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành dệt may như Cơng ty Cổ phần (CTCP) cơ khí may Gia Lâm, CTCP cơ khí may Nam Định, CTCP cơ khí Hưng Yên và CTCP cơ khí Thủ Đức Trong thời gian qua, các đơn vị này tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực hạn chế, thiết bị lạc hậu nên không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển rất nhanh của các doanh nghiệp dệt may Nếu tính cả 4 cơng ty cơ khí này thì trị giá sản xuất mỗi năm vào khoảng 12 triệu USD tương đương với 5000 tấn phụ tùng, chủ yếu là phụ tùng, trang thiết bị nhỏ lẻ như: máy trải vải, máy kiểm tra vải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát và một số phụ tùng như tủ đựng hồ sơ, ghế ngồi may… phục vụ ngành may là chính mà cũng chỉ mới đáp ứng được 1 phần Còn phụ tùng cơ kiện cho ngành dệt may, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn phải nhập từ nước ngoài tới 70- 80% Hầu hết các xưởng cơ khí nằm trong các công ty dệt may đến nay đều không phát huy được hiệu quả do không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp dệt Vì vậy các xưởng cơ khí này thường phải gia cơng cho các doanh nghiệp ngồi ngành, trong khi các cơng ty dệt lại phải nhập khẩu phụ tùng, cơ điện từ nước ngoài với trị giá hàng chục triệu USD mỗi năm
Thứ hai, vấn đề nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may Hiện tại ngành đang phải nhập 70-80% nguyên phụ liệu từ nước ngồi Đặc biệt đối với bơng xơ thì tỷ lệ này còn cao hơn Mỗi năm ngành dệt cần khoảng 170000 tấn bông xơ, nhưng nguồn bông trong nước chỉ mới sản xuất được từ 80000 đến 90000 tấn, một con số nhỏ bé so với nhu cầu thực tế Do vậy ngun liệu bơng trong tình trạng nhập khẩu 60% số lượng, vải may mặc phải nhập khẩu trên 60%, các nguyên liệu khác như xơ sợi tổng hợp, thuốc nhuộm được nhập khẩu với số lượng xấp xỉ 90% Có thể nói đây là những điểm yếu kém làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Và mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may lớn (Việt Nam đã có tên trên “bản đồ dệt may Thế giới”) nhưng so với kim ngạch xuất khẩu thiết bị máy móc, ngun phụ liệu cho ngành cơng nghiệp dệt may thì giá trị gia tăng của ngành dệt may cịn q thấp
Kế hoạch phát triển cơng nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng, cơ điện phụ liệu cho ngành dệt may
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 25với khối lượng lớn vẫn phải triển khai Đây là những khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam để có thể nhanh chóng gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong thời gian ngắn
Ngồi ra, quan điểm phát triển cơng nghiệp phụ trợ ngành dệt - may Bản Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 nhấn mạnh:
- Phát triển nhanh các sản phẩm hỗ trợ để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm nâng
cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất các nguyên phụ liệu cho
ngành, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 26CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU NỘI ĐỊA PHỤC VỤ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT-MAY HUẾ 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
Tên đầy đủ của công ty: Công ty Cổ phần Dệt- May Huế
Tên tiếng anh: HUE TEXTILE GARMENT JOINT – STOCK COMPANY Tên viết tắt: HUEGATEX
Logo:
Trụ sở chính: Thuỷ Dương - Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 3300100628
Tel : (054.3) 864.326-864.430-864.337 Fax : (054.3) 864.338
Email : khxnk@huegatexco.com
Website : www.huegatexco.com
Cơng ty hoạt động theo hình thức Cơng ty Cổ phần có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
Vốn điều lệ của công ty là 49.995.570.000 đồng Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 4.999.577 cổ phần Mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng/ cổ phần Trong đó Tập đoàn dệt may Việt Nam nắm 65,54% vốn điều lệ, tương ứng 32.768.330.000 cổ phần
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Dệt-May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, được thành lập từ năm 1988 Đến nay, Cơng ty đã hồn thiện mơ hình sản xuất khép kín từ sợi, dệt nhuộm đến may mặc
Căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và Quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 27Công Thương) chuyển Công ty Dệt May Huế thành Công ty Cổ phần Dệt-May Huế, hoạt động theo giấy phép đăng ký số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần thứ nhất số 3300100628 do phòng Đăng ký Kinh doanh Doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 21/05/2012
Niêm yết sàn Upcom ngày 29/12/2009, ngày giao dịch chính thức 21-10-2010 theo thơng báo số 15/TB-SGDCKHN ngày 11/01/2010 của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Những thành tích được ghi nhận:
+ Năm 1993: Nhận Huân chương Lao động Hạng Ba và Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
+ Năm 1995: Nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì
+ Năm 1998: Nhận Huân chương Lao động hạng nhất và Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
+ Năm 2003 - 2006: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
+ Năm 2008: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương, Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
+ Năm 2009: Nhận Bằng khen của Bộ Cơng Thương, Bằng khen Phịng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Năm 2010: Nhận Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ, Cờ Đơn vị sản xuất dẫn đầu Khối Doanh nghiệp tỉnh
+ Năm 2011: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bằng khen của Bộ Cơng Thương, Bằng khen Phịng Thương mại Công nghiệp
+ Năm 2012: Nhận Huân chương Độc lập Hạng ba, Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ
+ Năm 2013: Nhận huân chương Độc lập Hạng Ba, cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của Chính phủ, Giải thưởng Đơn vị sử dụng lao động hài hịa của Tập đồn Dệt May Việt Nam, Bằng khen của Chủ tịch phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng Doanh
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 28nghiệp Việt Nam Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, định hướng phát triển của cơng ty
• Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất, kinh doanh xuất- nhập khẩu các sản phẩm sợi, dệt, nhuộm, may mặc, nguyên liệu thiết bị ngành dệt may, các mặt hàng tiêu dùng, địa ốc, khách sạn, với 4 Nhà máy thành viên, doanh thu hàng năm đạt gần 500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%
Thị trường tiêu thụ: các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật, …
• Định hướng phát triển của công ty:
Mục tiêu hoạt động của Công ty: Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa; mở rộng thị trường, tạo việc làm ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đơng, đóng góp ngân sách nhà nước và xây dựng Công ty phát triển bền vững
Định hướng chiến lược và tầm nhìn đến năm 2015 là phát triển Công ty Cổ phần Dệt May Huế thành một trong những Trung tâm Dệt May của khu vực miền Trung và của cả nước, có mơi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong ngành dệt may
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí
• Đặc điểm chung:
Bộ máy quản lí của Công ty Cổ phần Dệt–May Huế được tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng, đảm bảo ngun tắc một thủ trưởng Mơ hình này là sự kết hợp của quan hệ điều khiển – phục tùng và quan hệ phối hợp – cộng tác tạo khung hành chính vững chắc cho tổ chức quản lí doanh nghiệp, có hiệu lực, đảm bảo cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định
• Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 29Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng P.TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách Dệt Nhuộm 12TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách Nội chính
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ CHẤT LƯỢNG Nhà máy Dệt Nhuộm Trưởng Phòng Kinh doanh Giám đốc Nhà máy Sợi Trưởng Phòng Kế Hoạch XNK May Trưởng Phòng Quản lý Chất lượng Trưởng Phòng Kỹ thuật Đầu tư Giám đốc Nhà máy May Trưởng Phòng Tài chính Kế tôn Trưởng Trạm Y tế Trưởng Ban Đời sống 2.1Trưởng BTrưởng Phòng Nhân sự Giám đốc Xí nghiệp Cơ Điện Cửa hàng KD giới thiệu GĐ ĐIỀU HÀNH Phụ trách sản xuất May P.TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách Sợi 3
4HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 30Tại cơng ty, có sự phân định trách nhiệm cụ thể giữa các thành viên
Đại hội đồng cổ đơng: Gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyền lực cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Cơng ty và kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Cơng ty, có tồn quyền
nhân danh Cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lược và quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp và điều lệ Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông Quyền và nghĩa vụ của Hội Đồng Quản Trị do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định
Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra Ban Kiểm sốt có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Cơng ty Ban kiểm sốt hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
Tổng Giám đốc: Là người quyết định cao nhất tất cả các vấn đề liên quan đến
hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Cơng ty
Các phịng ban nghiệp vụ: Các phịng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu
và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc Cơng ty hiện có 5 phịng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:
Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác
quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phịng đáp ứng kịp thời theo u cầu của lãnh đạo Cơng ty và các phịng nghiệp vụ Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện trong Công ty Giải
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 31quyết các chế độ đối với người lao động Xây dựng các nội qui, quy chế của Công ty theo luật lao động
Phòng Kế hoạch - Xuất nhập khẩu: có chức năng khai thác thị trường, lựa
chọn khách hàng Tham mưu cho Ban giám đốc chiến lược thị trường trong tương lai, xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất, tiến độ thực hiện, theo dõi thực hiện hợp đồng
Phòng Kế tốn - Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và
quản lý nguồn tài chính của Cơng ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo tồn vốn của Cơng ty, tổ chức cơng tác hạch tốn kế tốn theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước Thực hiện cơng tác thanh quyết tốn các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, q, năm
Phịng quản lý chất lượng: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Cơng
ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong tồn Cơng ty
Phịng Kinh doanh: Có chức năng tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng của Cơng ty
Phịng Kỹ thuật - Đầu tư: Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư
tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị mới Xây dựng ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và theo dõi thực hiện rà soát, hiệu chỉnh ban hành định mức mới Tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ổn định sản xuất và mang lại hiệu quả
Ban bảo vệ: Giám sát nội qui ra vào Cơng ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến
giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hoá, vật
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 32tư ra vào Công ty; Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát cơng tác phịng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra
Trạm Y tế: Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám Đốc và
Gíam Đốc Điều Hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, cơng nhân viên trong Công ty
Ban Đời sống: Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám Đốc
và Giám Đốc Điều Hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty
2.1.4 Khái quát nguồn lực công ty trong 3 năm 2011-2013
2.1.4.1 Tình hình lao động
Trang 33Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
SL % SL % SL % 2012/2011 2013/2012 +/ - % +/- % Tổng số lao động 2859 100.0 3444 100.0 3872 100.0 585 20.46 428 12.42
1 Phân loại theo giới tính
Nam 925 32.35 966 28.04 1312 33.88 41 4.43 346 35.81 Nữ 1934 67.65 2478 71.95 2560 66.12 544 28.13 82 3.31
2 Phân theo tính chất công việc
Trực tiếp 2500 87.44 3238 94.02 3615 93.36 738 29.52 377 11.64 Gián tiếp 174 6.09 206 5.98 212 5.48 32 18.39 6 2.91
3 Phân theo trình độ chuyên môn
Cao học, thạc sĩ 1 0.04 1 0.03 2 0.06 0 0 1 100.0 Đại học, cao đẳng 140 4.90 173 5.02 185 4.78 33 23.57 12 6.94 Trung cấp 140 4.90 168 4.88 168 4.33 28 20.0 0 0 Công nhân kĩ thuật 2455 85.87 2970 86.24 3273 84.53 515 20.98 303 10.20 Lao động giản đơn 123 4.30 130 3.77 225 5.81 7 5.69 95 73.08
(Nguồn: Phịng nhân sự Cơng ty Cổ phần Dệt-May Huế)
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 34Qua bảng 2.1 ta thấy tổng lao động của công ty qua 3 năm 2011 – 2013 đều có xu hướng tăng lên Cụ thể năm 2012 Công ty có số lao động là 3444 người, tăng 585 người hay tăng 20.46% so với năm 2011 Năm 2013, công ty có 3872 lao động, tăng 428 lao động hay tương ứng với tăng 12.42% so với năm 2012 Năm 2013, số lao động của Công ty đạt gần 4000 người có thể cho thấy nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng nên công ty đã tuyển thêm nhiều lao động trực tiếp Xét về cơ cấu lao động, ta có những nhận xét sau:
Xét theo giới tính: Do đặc thù của cơng việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, tỉ mỉ
nên lao động nữ chiếm phần lớn trong cơ cấu về giới tính lao động của Cơng ty Qua các năm, số lượng lao động nữ đều tăng lên và luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu lao động Cụ thể là lao động nữ luôn chiếm hơn 60% tỉ trọng về giới tính, trong khi đó lao động nam ln chiếm tỉ lệ ít hơn Tuy vậy, tốc độ tăng của lao động nữ lại giảm dần trong khi đó tốc độ tăng của lao động nam lại tăng lên Năm 2012 thì lao động nữ tăng 28.13% trong khi lao động nam chỉ tăng 4.43% Nhưng đến năm 2013 thì lao động nam lại tăng lên 35.81% trong khi lao động nữ lại chỉ tăng 3.31%
Xét theo tính chất cơng việc: Lực lượng lao động trực tiếp đều chiếm 1 tỉ lệ rất
lớn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá Cụ thể là năm 2012 lao động trực tiếp tại công ty là 3238 người chiếm tỉ lệ hơn 90% trong tổng số lao động của Công ty Năm 2013, số người lao động trực tiếp là 3615 người, cũng chiếm 1 tỉ lệ hơn 90% trong tổng số lao động Trong 3 năm qua, cả lao động trực tiếp và gián tiếp tại công ty đều tăng lên, nhưng cơng ty đang có xu hướng dịch chuyển tăng về số lượng lao động gián tiếp Điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn đến bộ máy quản lý và kiểm soát trong doanh nghiệp
Xét theo trình độ: Qua bảng phân tích ta có thể thấy lao động công nhân kĩ
thuật luôn chiếm 1 tỉ lệ lớn, ln hơn 80% Đây cũng chính là lượng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được tăng lên do Cơng ty đang có kế hoạch mở rộng quy mơ sản xuất
Liên tục hồn thiện và phát triển, đổi mới là cách thức để công ty thực hiện những kế hoạch sản xuất của mình Do đó người lao động trong cơng ty phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để chất lượng công việc ngày càng tốt hơn thoả mãn nhu cầu
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 36Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản công ty qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
TÊN TÀIKHOẢN
NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 2013/2012 Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền ( +/-) Tỷ trọng (%) Số tiền ( +/-) % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 219,287 64.36 296,065 68.01 314,004 61.57 76,778 35.01 17,939 6.06
I Tiền và các khoản tương đương tiền 8,383 2.46 7,629 1.75 25,772 5.05 -754 -8.99 18,143 237.82 II Các khoản phải thu 111,772 32.81 153,345 35.23 152,541 29.91 41,573 37.19 -804 -0.52 III Hàng tồn kho 93,694 27.50 127,878 29.38 125,130 24.54 34,184 36.48 -2,748 -2.15 IV Tài sản ngắn hạn khác 5,438 1.60 7,213 1.66 10,561 2.07 1,775 32.64 3,348 46.42
B TÀI SẢN DÀI HẠN 111,296 32.67 125,749 28.89 195,986 38.43 14,453 12.99 70,237 55.85
I Các khoản phải thu dài hạn 286 0.08 125 0.03 0 0.00 -161 -56.29 -125 -100.00 II Tài sản cố định 111,010 32.58 125,624 28.86 175,288 34.37 14,614 13.16 49,664 39.53 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7,653 2.25 10,653 2.45 16,653 3.27 3,000 39.20 6,000 56.32 V Tài sản dài hạn khác 2,466 0.72 2,829 0.65 4,045 0.79 363 14.72 1,216 42.98
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 340,701 100.00 435,296 100.00 509,991 100.00 94,595 27.76 74,695 17.16
(Nguồn: Phịng Kế tốn Cơng ty Cổ phần Dệt May Huế)
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 37Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn Công ty trong 3 năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
TÊN TÀI KHOẢN NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH 2012/2011
CHÊNH LỆCH 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền ( +/-) % Số tiền ( +/-) % A NỢ PHẢI TRẢ 277,171 81.35 348,854 80.14 400,326 78.50 71,683 25.86 51,472 14.75 I NỢ NGẮN HẠN 224,728 65.96 285,805 65.66 306,196 60.04 61,077 27.18 20,391 7.13
Vay và nợ ngắn hạn 156,781 46.02 156,078 35.86 163,256 32.01 -703 -0.45 7,178 4.60 Phải trả người bán 31,458 9.23 52,874 12.15 34,198 6.71 21,416 68.08 -18,676 -35.32 Người mua trả tiền trước 1,465 0.43 674 0.15 1,276 0.25 -791 -53.99 602 89.32 Thuế và các khoản nộp nhà nước 295 0.09 2,585 0.59 3,598 0.71 2,290 776.27 1,013 39.19 Phải trả người lao động 20,616 6.05 52,743 12.12 77,431 15.18 32,127 155.84 24,688 46.81 Chi phí phải trả 983 0.29 6,678 1.53 7,201 1.41 5,695 579.35 523 7.83 Các khoản phải trả phải nộp khác 12,266 3.60 13,326 3.06 18,152 3.56 1,060 8.64 4,826 36.21 Quỹ khen thưởng phúc lợi 863 0.25 846 0.19 1,084 0.21 -17 -1.97 238 28.13
II NỢ DÀI HẠN 52,443 15.39 63,489 14.59 94,130 18.46 11,046 21.06 30,641 48.26 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 63,530 18.65 86,442 19.86 109,666 21.50 22,912 36.06 23,224 26.87
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30,000 8.81 49,996 11.49 49,996 9.80 19,996 66.65 0 0.00 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 9 0.00 0 0.00 0 0.00 -9 0.00 0 0.00 Quỹ đầu tư phát triển 9,774 2.87 13,197 3.03 16,519 3.24 3,423 35.02 3,322 25.17 Quỹ dự phịng tài chính 3,431 1.01 5,103 1.17 7,938 1.56 1,672 48.73 2,835 55.56 Lợi nhuận chưa phân phối 20,316 5.96 18,146 4.17 35,213 6.90 -2,170 -10.68 17,067 94.05
TỔNG NGUỒN VỐN 340,701 100.00 435,296 100.00 509,991 100.00 94,595 27.76 74,695 17.16
(Nguồn: Phòng Kế tốn Cơng ty Cổ phần Dệt May Huế)
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 38Qua bảng 2.2 và bảng 2.3 ta thấy Tổng tài sản – Nguồn vốn của cơng ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 có xu hướng tăng qua các năm và có chiều hướng phát triển tốt Năm 2012, Tổng tài sản của Công ty đạt trên 435 tỷ đồng, tăng hơn 95 tỷ đồng tương ứng với tăng 27.76% so với năm 2011 Tổng tài sản của Công ty chỉ đạt hơn 340 tỷ Đến năm 2013, Tổng tài sản của Công ty vẫn tiếp tục tăng Cụ thể là năm 2013, Tổng tài sản đạt hơn 509 tỷ đồng, tăng hơn 74 tỷ đồng tương ứng với tăng 17.16% so với năm 2012 Đây có thể thấy có trong Cơng ty đã có những biện pháp cụ thể, tái cơ cấu tổ chức, huy động nhiều nguồn lực, mở rộng quy mô sản xuất để phát triển Tuy vậy năm 2013 Tổng tài sản có tăng nhưng khơng tăng mạnh so với năm 2012
Đi sâu vào phân tích cụ thể từng khoản mục trong Tổng tài sản, ta có thể thấy được Tài sản ngắn hạn (TSNH) luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tổng tài sản Trong TSNH thì các khoản phải thu, hàng tồn kho là những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn Do trong năm 2012, các khoản phải thu, hàng tồn kho đều tăng mạnh làm cho TSNH của Công ty trong năm này tăng so với năm 2011, dù cho khoản mục Tiền và tương đương tiền giảm (cụ thể giảm 754 triệu đồng hay giảm 8.99%)
Sự tăng lên của Tổng tài sản còn chịu sự ảnh hưởng của Tài sản dài hạn (TSDH) Trong TSDH thì khoản mục Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn bởi công ty thực hiện hoạt động sản xuất toàn bộ trên máy móc, dây chuyền cơng nghệ Tuy nhiên, sự gia tăng của các nhân tố ảnh hưởng đến TSNH là nguyên nhân chủ yếu làm tăng Tổng tài sản Đây có thể coi là một cơ cấu bền vững đối với công ty sản xuất – kinh doanh Đối với Nguồn vốn, Tổng nguồn vốn qua 3 năm đều tăng nhưng mức tăng của năm 2013 so với năm 2012 tăng ít hơn của mức tăng năm 2012 so với năm 2011 Trong nguồn vốn thì Nợ phải trả chiếm một tỷ trọng rất lớn (chiếm trên 78%) Do Nợ phải trả đều tăng mạnh qua các năm dẫn đến tổng nguồn vốn cũng tăng theo Nợ phải trả tăng ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn Cả 2 nhân tố này đều tăng qua 3 năm, năm 2012 mức tăng của Nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn mức tăng của Nợ dài hạn Nhưng đến năm 2013 thì ngược lại, mức tăng của Nợ dài hạn lại tăng mạnh hơn mức tăng của Nợ ngắn hạn Điều này cho thấy Công ty đã thanh toán tốt cả khoản Nợ ngắn hạn biểu hiện ở việc mức tăng năm 2013 thấp hơn năm 2012 Việc các khoản nợ tăng cho thấy số vốn mà Công ty chiếm dụng tăng Tuy vậy, khoản mục Nợ phải trả này lớn
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 39được coi là “con dao 2 lưỡi” Nếu như Cơng ty khơng sử dụng hợp lí địn bẩy nợ thì nó sẽ đem lại rủi ro lớn Cịn nếu sử dụng hợp lí sẽ làm tăng vốn kinh doanh của Công ty Vốn chủ sở hữu (VCSH) của công ty năm 2012 tăng hơn 22 tỷ đồng tương ứng với tăng 36.06% so với năm 2011 Năm 2013, VCSH của công ty tăng hơn 23 tỷ đồng tương ứng với tăng 26.87% Điều này cho thấy nguồn vốn của công ty không ngừng được bổ sung giúp cho Công ty ngày càng phát triển đồng thời có nhiều cơ hội để mở rộng quy mơ kinh doanh
Qua phân tích sơ bộ cho thấy, tình hình Tổng tài sản và Nguồn vốn của Cơng ty có xu hướng tăng ổn định qua các năm
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011- 2013
Đại
học
Kinh
tế Hu
Trang 40Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) % Số tiền(+/-) %
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,015,087 1,170,995 1,306,331 155,908 15.36 135,336 11.56 Giá vốn hàng bán 918,218 1,035,589 1,152,460 117,371 12.78 116,871 11.29 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 96,869 135,406 153,872 38,537 39.78 18,446 13.64 Doanh thu hoạt động tài chính 9,426 3,317 5,151 -6,109 -64.81 1,834 55.29 Chi phí tài chính 33,303 27,577 22,466 -5,726 -17.19 -5,111 -18.53
Chi phí bán hàng 27,200 38,567 42,110 11,367
CHỈ
TIÊU 3,543 9.19
Chi phí quản lý doanh nghiệp 25,153 37,416 54,447 12,263 48.75 17,031 45.52 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 20,639 35,163 40,000 14,524 70.37 4,837 13.76 Lợi nhuận khác -557 71 517 628 -112.75 446 628.17 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 20,082 35,235 40,512 15,153 75.46 5,277 14.98 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3,366 6,088 9,637 2,722 80.87 3,549 58.30
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 16,716 29,146 30,880 12,430 74.36 1,734 5.95
(Nguồn: Phịng Kế tốn Cơng ty Cổ phần Dệt May Huế)
Đại
học
Kinh
tế Hu