Sự cần thiết cho vay đối với hộ nghèo
1.1.1 Vấn đề nghèo đói và nguyên nhân nghèo đói
Theo tạp chí cộng sản số 117- 2006: Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/ 1993 xác định: “Nghèo là tình trạng trong đó các nhu cầu thiết yếu của bộ phận dân cư không được thoả mãn, đó là những nhu cầu đã được xã hội thừa nhận, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội và các phong tục tập quán của địa phương”.
Việc xác định chuẩn mực nghèo đói trong từng thời kỳ là một vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc hoạch định chính sách xoá đói giảm nghèo của một quốc gia Vì vậy ở từng quốc gia, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể và trình độ phát triển mà chuẩn mực nghèo đói có thể thay đổi khác nhau.
Hiện nay ở nước ta, để xác định chuẩn mực nghèo cho phù hợp, Chính phủ ra Nghị Quyết 06/NQ-CP ngày 06/05/2005 quy định mới của Chính phủ thì chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010 là 200.000đ/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000đ/người/tháng đối với khu vực thành thị Với chuẩn nghèo này Việt nam có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc, trong đó khu vực nông thôn miền núi chiếm khoảng 45,9%, nông thôn đồng bằng là 23,2%.
Tình trạng nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, khí hậu tự nhiên khắc nghiệt gây khó khăn cho việc sản xuất Sự kém phát triển về cơ sở hạ tầng cũng là nguyên nhân đặc biệt khiến cho các vùng này bị tách biệt với các vùng, càng làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế.
Trong khu vực thành thị, tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn mức sống trung bình cả nước nhưng mức độ cải thiện điều kiện không đồng đều, đa số người nghèo ở thành thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định ảnh hưởng đến sự ổn định của thu nhập. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực nhà nước dẫn đến dư thừa lao động, gây mất việc làm cho một bộ phận người lao động trong khu vực này, làm cho điều kiện sống càng khó khăn hơn. Đói nghèo mang tính chất phân vùng rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, núi cao, nơi các dân tộc ít người sinh sống, điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin tiên tiến còn hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển càng làm tăng tỷ lệ đói nghèo ở khu vực này Nhóm các dân tộc ít người chiếm tỷ lệ hộ đói nghèo đặc biệt cao. Mặc dù trong thời gian qua Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ rất tích cực nhưng cuộc sống của các dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn bất cập.
Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung quy lại thì có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nước ta theo các nhóm sau:
Do điều kiện tự nhiên rất khó khăn những hộ nghèo thuộc huyện miền núi thường bị giới hạn bởi phải sống ở vùng sâu, vùng xa, những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu phương tiện thông tin, văn hoá, không được học hành Lý do này khiến người nghèo luôn gắn với phương thức canh tác cổ truyền, chậm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không có điều kiện nâng cao trình độ dân trí Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, thiếu việc làm hoặc làm việc kém hiệu quả, thu nhập thấp, không có khả năng tích luỹ để tái sản xuất.
Khi thiếu vốn sản xuất người nghèo thường lúng túng khó xoay sở, làm không đủ ăn nên phải đi làm thuê để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, do thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh mà hộ không biết vay vốn để làm gì cho hiệu quả.
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo nhỏ, lại phân tán làm cho hộ nghèo khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng gặp nhiều hạn chế Mặt khác, hộ nghèo cũng thiếu sức lao động do hậu quả của chiến tranh để lại, do khi bị ốm đau, tai nạn không được chăm sóc, chữa trị kịp thời Hộ nghèo thường là những hộ có nhân khẩu cao, nhưng ở độ tuổi lao động thấp người làm ít, người ăn nhiều nên tình trạng nghèo đói diễn ra triền miên Người nghèo có thu nhập thấp nên bình thường không có tích luỹ hoặc tích luỹ rất ít, khi xảy ra tai nạn, ốm đau, thiên tai cần có số tiền lớn để chi trả, phải vay mượn nhiều Sau khi khỏi bệnh hoặc khắc phục được tai nạn, sản xuất kinh doanh không đủ để trả nợ làm cho nguồn vốn để sản xuất kinh doanh càng hạn chế Người nghèo làm ăn dường như chỉ là giải pháp nhằm cứu đói nên không áp dụng các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật thì hộ nghèo lại rơi vào tình trạng tái nghèo đói.
Tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, nhiều chính sách trợ cấp không đúng đối tượng làm ảnh hưởng lớn thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, nguồn vốn đến người nghèo chưa tập trung, chính sách giáo dục, y tế còn nhiều hạn chế.
Những nguyên nhân trên ít nhiều tác động qua lại lẫn nhau, nếu không có những giải pháp tích cực đối với những hộ nghèo thì tình trạng XĐGN sẽ khó đạt được kết quả tốt hơn.
Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên Để đánh giá chính xác tình trạng nghèo đói có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất là những tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách đến nghèo đói Trong những năm gần đây Việt nam đã đạt được những thành tích giảm nghèo đa dạng và trên diện rộng Tuy nhiên, quá trình phát triển và mở của nền kinh tế cũng gây ra những tác động tiêu cực đến người nghèo, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn thấp, chủ yếu tập chung cho thuỷ lợi, các khu công nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu Vì chính sách trợ cấp không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa, cải cách doanh nghiệp Nhà nước làm mất đi gần 800.000 việc làm, trong giai đoạn đầu cải cách gây khăn cho đời sống của công nhân mất việc, nhiều người không tìm được việc làm mới và rơi vào cảnh đói nghèo.
Thứ hai là việc một bộ phận không nhỏ người nghèo chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư, các yếu tố đầu vào sản xuất như điện, nước, giống cây trồng vật nuôi Đặc biệt là người nghèo ở vùng sâu vùng xa do kết cấu hạ tầng giao thông đến vùng này còn thiếu và yếu, người nghèo cũng ít có điều kiện tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi Sự hạn chế về nguồn vốn là những nguyên nhân quan trọng trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ giống mới Khi hình thức cho vay ưu đãi chưa ra đời, do không có tài sản thế chấp, người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp làm giảm khả năng hoàn trả vốn Mặt khác do đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích nên rất khó có thể tiếp cận được nguồn vốn của các tổ chức cho vay.
1.1.2 Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam và sự cần thiết cho vay xoá đói giảm nghèo
* Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ là đưa thu nhập của nhóm hộ nghèo lên 1,5 lần so với ăm 2005, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm
2005 xuống còn 10 - 11% năm 2010 (tức là giảm 50% số hộ nghèo) Để thực hiện mục tiêu trên,cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, kêu gọi sự tham gia của đông đảo các tổ chức và tầng lớp nhân dân có thể tăng tốc độ thực hiện xoá đói giảm nghèo bằng những nỗ lực to lớn hơn nữa nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tăng phạm vi lựa chọn và khả năng tiếp cận với các nguồn lực hiện có, kiểm soát tốt hơn các rủi ro, đảm bảo môi trường bền vững cũng như đảm bảo sự tham gia rộng rãi hơn của người dân trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định Việc mở rộng sự lựa chọn và trong lĩnh vực phát triển con người cho người nghèo là một chiến lược quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Hiệu quả cho vay hộ nghèo tài Ngân hàng chính sách xã hội
1.3.1 Cho vay đối với hộ nghèo
Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định
78/2002/QĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Học sinh, sinh viên cú hoàn cảnh khó khăn đang học ĐH, CĐ, THCN và học nghề.
Các đối tợng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tớng Chính phủ.
Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Cho vay nớc sạch và vệ sinh môi trờng nông thôn theo QĐ số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tớng Chính phủ.
Cho vay các đối tợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nớc ngoài.
Các tổ chức kinh tế và hộ SXKD thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc chơng trình phát triển kinh tế - xã hội, các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (nay gọi là chơng trình 135).
- Các đối tợng khác khi có quyết định của Thủ tớng Chính phủ.
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến nội dung cho vay hộ nghèo của NHCSXH NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn căn cứ vào kết quả bình xét của tổ tiết kiệm và vay vốn, đợc ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã (phờng) xét duyệt Tổ tiết kiện và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân c tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, phờng, đợc UBND cấp xã (phờng) chấp thuận bằng văn bản, hoạt động của tổ tiết kiệm vay vèn do NHCSXH híng dÉn.
Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.
Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (Theo mẫu số 01/CVHN) gửi Tổ tổ tiết kiệm và vay vốn.
Khi làm thủ tục cho vay, chủ hộ hoặc ngời thừa kế hợp pháp đựơc uỷ quyền phải có CMND hoặc ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng đối tợng.
+ Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn
Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (theo mẫu số 03/CVHN) kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND xã Ban XĐGN xã xác nhận hộ xin vay là đúng hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang c trú hợp pháp tại xã UBND xã xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi bên cho vay xem xét giải quyết.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh sách theo mẫu số 03/CVHN tới bên cho vay để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ đợc phê duyệt cho vay (Theo mẫu số 04/CVHN)
Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ đợc vay, lịch và địa điểm giải ngân tới tổ viên để thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn.
+ Đối với bên cho vay
Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo Mẫu số 03/CVHN từ các xã (phờng, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình thủ trởng xem xét và phê duyệt cho vay.
Sau khi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn theo mẫu số 03/CVHN đợc phê duyệt, Bên cho vay v hộ vay lập sổ tiết kiệm và vay vốn (Mẫu sốà hộ vay lập sổ tiết kiệm và vay vốn (Mẫu số 02/CVHN)
Cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ nghèo tại trụ sở bên cho vay hoặc tại xã (phờng, thị trấn) theo thông báo của Bên cho vay.
Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số 03/CVHN đợc duyệt, lập chứng từ chi tiền theo mẫu in sẵn của Bên cho vay theo quy định (phiếu chi)
Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, sổ tiết kiệm và vay vốn đã có đủ chữ ký và các yếu tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay vốn.
Cuối ngày; kế toán, thủ quỹ khoá sổ và đối chiếu theo chế độ quy định. Nếu giải ngân tại xã (phờng, thị trấn) thì Bên cho vay lập thủ tục ứng tiền cho tổ cho vay lu động đi phát tiền vay tại xã (phờng, thị trấn) và quyết toán ngay sau khi về theo đúng chế độ kế toán hiện hành Việc vận chuyển tiền trên đờng đi phải tuyệt đối đảm bảo an toàn theo quy định của chế độ kho quỹ.
Lãi xuất cho vay u đãi đối với hộ nghèo do Thủ tớng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nớc, lãi xuất cho vay cụ thể có thông báo riêng của NHCSXH Thời điểm hiện nay là 0,65%/tháng.
Ngoài lãi suất vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.
Lãi suất vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phơng, của tổ chức trong và ngoài nớc thực hiện theo hợp đồng uỷ thác.
Lãi suất nợ quá hạn đợc tính bằng 130% lãi suất hoàn thành.
Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau:
Giới thiệu về hộ nghèo huyện Tân Lạc
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của huyện
Tân Lạc là một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình và có nhiều đặc thù riêng Với nhiều lợi thế sẵn có của điều kiện tự nhiên, huyện Tân Lạc đã phát huy và đạt được nhiều thành tích trong những năm qua
- Về địa bàn hành chính: Toàn huyện gồm 23 xã và một thị trấn, trong đó
22 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về vị trí địa lý: Toàn huyện có tổng diện tích là 53.089,59 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 20.215 ha.
Tổng số hộ toàn huyện tính đến ngày 30/04/2008 là 17.744 hộ, gồm 5 dân tộc sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao trong đó có 5.013 hộ nghèo.
Có 128 tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập trên địa bàn huyện và được uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện đến cấp xã.
Với nhiều lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên của một vùng miền núi Tây Bắc, huyện Tân Lạc đã phát huy và đạt được những thành tích trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo và quan tâm của cấp Uỷ, chính quyền địa phương và thực tế đã có những bước chuyển mình rõ rệt Phấn đấu trở thành một huyện phát triển toàn diện về Kinh tế - Chính trị , Văn hoá - Xã hội, Giáo dục và vững mạnh về
Ngay từ đầu năm 2008 huyện Uỷ, HĐND và UBND huyện Tân Lạc đã tổng kết kế hoạch năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008 với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển mọi mặt về kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội Song song với mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, HĐND đã có Nghị quyết chú trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, mục tiêu quốc gia và được đưa ra Hội nghị, coi đây là nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung và cán bộ nhân dân huyện Tân
Lạc nói riêng. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể xã hội và đặc biệt không thể thiếu vai trò quan trọng đó là việc cấp tín dụng chính sách, một trong những mục tiêu trọng điểm và quan trọng của Chính phủ.
Các nước thường sử dụng thu nhập (hoặc chỉ tiêu) bình quân đầu người làm tiêu chuẩn để xác định nghèo đói Người nghèo/hộ nghèo là những người/hộ có thu nhập (hoặc chỉ tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo hoặc ngưỡng nghèo Chỉ tiêu hộ nghèo được xác định tổng số hộ nghèo đói và số hộ thoát nghèo.
Song song cùng mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội thì hộ nghèo giảm thiểu cũng là một ý nghĩa to lớn và quan trọng Đây cũng là thành quả đáng khích lệ của huyện nhà.
BẢNG 2.1.2 BÁO CÁO TĂNG, GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2006 - 2008
Tổng sè hé sè hé nghèo % Tổng sè hé sè hé nghÌo %
(Nguồn: NHCSXH huyện Tân Lạc 2008)
Qua bảng Báo cáo tăng, giảm hộ nghèo năm (2006 - 2008) ta thấy tổng số có 17.740 hộ, trong đó có 5.013 hộ nghèo theo thống kê số liệu năm 2006 -
Và theo báo cáo từ 30/12/2007 đến 30/12/2008 tổng số hộ tămg lên 18.275 hộ và số hộ nghèo đã giảm xuống so với năm trước còn 4.477 hộ nghèo, chiếm 24,5% Mức cận nghèo là 1.126 hộ
Như vậy, theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình hộ nghèo đang giảm
536 hộ từ năm 2006 - 2008 Kinh tế phát triển, hộ nghèo giảm thiểu … Cho thấy vai trò của NHCSXH ngày càng quan trọng.
Giới thiệu chung về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Lạc
2.2.1 Khái quát chung về Ngân hàng chính sách xã hội và sự phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 379/QĐ/ HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam
Dưới sự chỉ đạo của cấp Uỷ, chính quyền địa phương Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Lạc đã góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và liên tục thắng lợi trong các dự án kinh tế, là trọng tâm phát triển của vùng trong những năm 2000 - 2010
NHCSXH huyện Tân Lạc ra đời là sự phát triển của Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây trực thuộc NHNN huyện Tân Lạc Với nhiệm vụ sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách và học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và phát triển giáo dục.
Trong 6 năm qua, NHCSXH huyện Tân Lạc đã vượt qua mọi khó khăn thử thách của một đơn vị mới thành lập, cơ sở vậ chất còn nhiều khó khăn Để đáp ứng vốn cho gần 9.000 hộ dân trên địa bàn huyện với nhiều cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; cho vay tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và thực hiện cho vay ưu đãi đối với hàng trăm sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, Trung học và dạy nghề trong cả nước.NHCSXH huyện Tân Lạc đã và đang có những đóng góp tích cực trong công cuộc XĐGN và phát triển kinh tế của địa phương, được huyện uỷ, HĐND,
UBND huyện đánh giá cao và được các cơ quan ban ngành cũng như nhân dân trên địa bàn trong huyện đón nhận và hưởng ứng tích cực.
Sau 6 năm kể từ ngày đi vào hoạt động cho đến nay NHCSXH huyện Tân Lạc đã đi vào hoạt động ổn định với cơ cấu gồm 10 cán bộ, tổ chức nhân sự được phân theo các phòng ban, trong đó:
- 01 đồng chí Giám đốc phụ trách chung.
- 03 cán bộ Kế toán - Ngân quỹ tại trung tâm giao dịch (Trong đó, 01 đồng chí làm tổ trưởng kiêm kế toán, 01 đồng chí kế toán viên, 01 cán bộ thủ quỹ)
- 03 cán bộ tín dụng (Trong đó 01 đồng chí làm tổ trưởng tổ tín dụng kiêm tín dụng và 02 đồng chí làm công tác tín dụng và công việc giao dịch lưu động tại xã theo lịch trực đã được niêm yết tại xã)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC NHCSXH HUYỆN TÂN LẠC
Như vậy, với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình hăng say với nghề, NHCSXH huyện Tân Lạc đã và đang cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với tên gọi Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
* Những thuận lợi và khó khăn
Sau hơn 6 năm ra đời dựa trên cơ sở sắp xếp lại Ngân hàng phục vụ người nghèo với dư nợ ban đầu chỉ hơn 17 tỷ đồng năm 2003, 20 tỷ đồng năm 2004, 27 tỷ đồng năm 2005, 33 tỷ đồng năm 2006 và đến tháng 12 năm 2007 dư nợ đã tăng lên 41 tỷ đồng Đây là thành tích tăng trưởng vốn đầu tư cho huyện nhà giúp cho hộ nghèo có vốn sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị và hoạt động chủ yếu tại điểm giao dịch xã Ban đại diện HĐQT, huyện uỷ, UBND huyện xem đây là sự đổi mới của Ngân hàng CSXH, từ đó công việc của mọi hoạt động của Ngân hàng CSXH được cấp uỷ và chính quyền địa phương luôn quan tâm, đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với phương thức uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị - xã hội thông qua việc ký hợp đồng từ TW đến địa phương Đây chính là một cơ hội lớn cho người nghèo thoát khỏi cái nghèo vươn lên làm giầu.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Lạc được coi như là mũi nhọn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện nhà Trong các cuộc họp sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ của cấp uỷ chính quyền địa phương, NHCSXH huyện Tân Lạc luôn là thành phần được quan tâm và chất vấn nhiều nhất trong việc thực thi nhiệm vụ quan trọng này.
Từ những bước ban đầu NH phải đi thuê muợn nhà dân, nhà của Toà án cũ là trụ sở Đến nay, NH đã có trụ sở làm việc mới, phương tiện và công cụ làm việc tạm thới ổn định với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó:
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, NHCSXH huyện Tân Lạc cũng gặp phải không ít những khó khăn:
- Với địa bàn là một huyện toàn miền núi, rộng, có nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng khó khăn, vùng 135 với số lượng cán bộ ít Để đảm bảo cho việc giao dịch tại Ngân hàng, giao dịch của các tổ lưu động được đầy đủ với khối lượng công việc nhiều cần phải có quỹ thời gian lớn do đó thời gian dành cho nghiên cứu các văn bản chế độ của ngành còn hạn chế.
- Hiện nay, theo tiêu chí mới, số lượng hộ nghèo trên địa bàn tăng lên, các chương trình cho vay ngày càng được cho vay mở rộng như: Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt lkhó khăn theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường vì vậy số lượng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chính sách ngày càng nhiều, khối lượng công việc ngày càng lớn, dẫn đến đôi khi thời gian giải phóng khách hàng còn chưa được như ý, khách hàng còn phải chờ đợi trong thời gian dài.
- Nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn huyện, nhất là các hộ thuộc vùng 2, vùng 3 là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn huy động tại địa phương còn nhiều hạn hẹp, dẫn đến Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng.
* Mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể xã hội
NHCSXH huyện Tân Lạc hiện nay đang uỷ thác cho vay qua 4 tổ chức chính trị - xã hội là Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, với phương thức cho vay uỷ thác từng phần.
Thực trạng hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình đi vào hoạt động được 6 năm, trước đó dưới tên gọi Ngân hàng phục vụ người nghèo, năm
2003 với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là cho vay hộ nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm. Ngân hàng chính sách xã hội đang mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo, từng bước thực hiện nhiệm vụ của mình. Địa bàn của NHCSXH huyện Tân Lạc thuộc một huyện còn rất nghèo của tỉnh Hoà Bình với 17.744 hộ gồm 05 dân tộc sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao trong đó có 5.013 hộ nghèo Đặc biệt có đến 08 xã là vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại rất khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương Do vị trí địa lý của huyện Tân Lạc là nơi có nhiều đồi núi những hộ nghèo chủ yếu tập trung ở những nơi này, tài nguyên thiên thì nghèo nàn, khí hậu lại khắc nghiệt khiến điều kiện sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực Sự kém phát triển về cơ sở hạ tầng là nguyên nhân khiến cho vùng này tách biệt với các vùng khác, càng làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Để đảm bảo chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo, NHCSXH huyện Tân Lạc luôn phải đối mặt với những khó khăn nhất định Nếu mở rộng cho vay một cách ồ ạt để đạt được chỉ tiêu đề ra thì đồng vốn có khi không đến đúng tay hộ nghèo có nhu cầu và khả năng SXKD Việc sử dụng vốn không có hiệu quả, chất lượng không đảm bảo dẫn đến nợ quá hạn khắt khe và sợ không thu được nợ thì NHCSXH cũng không đạt được mục tiêu đề ra là XĐGN.
Trong năm 2008 vừa qua, NHCSXH huyện Tân Lạc đã giải quyết cho 7.821 hộ nghèo (đạt 90%) có vốn để SXKD.
Hiệu quả cho vay hộ nghèo được thể hiện ở sự tăng lên về doanh số cho vay, doanh số thu nợ Nhờ có nguồn vốn NHCSXH huyện Tân Lạc mà người nghèo đã co thêm công ăn việc làm, phát huy hiệu quả trong sản xuất chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi cảnh nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng.
2.3.1 Phân tích tình hình Cho vay - Thu nợ - Dư nợ đối với hộ nghèo
* Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo
Mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Tân Lạc là giúp người nghèo thoát nghèo, cải thiện đời sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng Chính vì thế NHCSXH huyện Tân Lạc đã không ngừng đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo
Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo được NHCSXH huyện Tân Lạc được duy trì thường xuyên, ngay từ đầu năm, công tác đối chiếu xác nhận số dư nợ gốc lãi đối với hộ vay được thực hiện sớm theo chỉ đạo của NHCSXH tỉnh Hoà Bình, đồng thời thực hiện kiện toàn mô hình tổ, Ban xoá đói giảm nghèo, cán bộ chuyên trách và tổ trưởng tổ vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trong công tác cho vay hộ nghèo, nâng cao chất lượng tín dụng Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ chính quyền địa phương, Ban Xoá đói giảm nghèo, tổ chức Hội nhận uỷ thác các xã, phường tích cực xử lý thu hồi nợ quá hạn, nhất là nợ quá hạn khó đòi.
Trong năm 2008 NHCSXH đã tổ chức thực hiện nhiều bước đột phá để nhằm khắc phục những sai sót, tăng cường sự phối hợp giữa các bên: Ban Xoá đói giảm nghèo xã, tổ giao dịch Ngân hàng và các tổ chức hội cơ sở, nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ Công tác thực hiện cho vay hộ nghèo luôn được NHCSXH huyện Tân Lạc coi trọng và thực hiện nghiêm túc.
Cho vay với đối tượng người nghèo tại NHCSXH huyện Tân Lạc hiện nay được thực hiện dưới 2 hình thức: Cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác qua tổ chức Hội.
Tính đến hết tháng 4/2008 tổng dư nợ cho vay hộ nghèo thực đạt 27.739 triệu đồng, chiếm 63% tổng dư nợ.
Và đến tháng 4/2009 tổng dư nợ cho vay hộ nghèo thực đạt 32.187 triệu đồng, chiếm 55% tổng dư nợ.
* Về quy trình cho vay: NHCSXH huyện Tân Lạc thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định số 80A Cho vay trực tiếp được hiểu hộ nghèo trực tiếp nhận tiền vay không qua tổ chức trung gian nào Hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh, khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn.
Tổ tiến hành bình xét các hộ đủ điều kiện vay theo quy định Tổ trưởng lập danh ssách theo mẫu in sẵn (Mẫu 03 NH) gửi lên ban XĐGN xã, phường xem xét Sau đó mới chuyển cho Ngân hàng chính sách xã hội, NHCSXH mới chuyển bị tiền và tổ chức giải ngân theo từng xã, đến tận tay từng hộ nghèo và vay vốn theo những bước sau:
1 Hộ nghèo làm đơn đề nghị vay vốn gửi tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc các tổ chức, Hội nông dân, Hội CCB…Tổ vay vốn là hình thức tập hợp các hộ gia đình đang hoạt động ở địa phơng.
2 Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách các hộ đủ điều kiện vay kèm đơn xin vay gửi Ban XĐGN và UBND xã.
3 UBND xã, Ban XĐGN xã cùng xét duyệt danh sách hộ đủ tiêu chuẩn vay vốn và gửi NHCSXH.
4 Cán bộ tín dụng của NHCSXH tập hợp đơn và danh sách xin vay trình Giám đốc NHCSXH huyện, thị xã ký duyệt cho vay và ra thông báo về lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho các xã.
5 Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận danh sách hộ đợc vay vốn, thông báo cho hộ biết thời gian và địa điểm giải ngân.
6 NHCSXH huyện trực tiếp giải ngân đến các hộ nghèo.
7 Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, độn đốc cho các hộ nghèo vay vốn và trả nợ đúng hạn.
Có thể nói đây là phương thức cho vay khá hợp lý Việc hình thành các tổ, nhóm để gắn trách nhiệm biến đổi tới từng thành viên trong tổ, bởi vì các thành viên trong tổ hiểu rõ hoàn cảnh của các hộ nghèo vay vốn thuộc tổ mình Đảm bảo chắc chắn tiền đến tay hộ nghèo và không trùng với nguồn vốn khác đã cho vay Điều này làm giảm bớt gắng nặng giám sát món vay của cán bộ tín dụng.
* Về điều kiện cho vay.
Thực hiện theo Quyết định 80A và 316 của NHCSXH Việt Nam Điều kiện để cho vay hộ nghèo phải là hộ có trong danh sách được tổ tiết kiệm lập, được UBND xã xét duyệt và đối chiếu hộ không có dư nợ Ngân hàng Nông nghiệp, NHCSXH với các chương trình khác.
Như vậy khi xét duyệt đảm bảo cho vay đúng người, đúng đối tượng và đúng với chủ trương chính sách.
* Về lãi suất cho vay:
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Thống đốc NHCSXH Việt Nam từng thời kỳ.
* Về thời hạn cho vay.
Căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi để định thời hạn nợ, nhưng ở NHCSXH huyện Tân Lạc đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay chăn nuôi trâu bò, trồng cây ăn quả Do vậy thời gian cho vay thường là 3 đến 5 năm Ngắn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,7%.
Theo quy định của HĐQT NHCSXH Việt Nam, mỗi hộ được vay tối đa là
Chính sách của huyện
Tân Lạc là một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, thuộc khu vực miền núi Tây Bắc nước ta Có diện tích tự nhiên 53.098,59 ha, dân số trên 80.000 người, gồm 5 dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao Toàn huyện có 23 xã và một thị trấn Trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn vùng 135 và Tân Lạc có 22 xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2006 và danh sách bổ sung hộ nghèo thao tiêu chí mới (giai đoạn 2006 - 1010) thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn ở mức cao với hơn 5 nghìn hộ tương ứng, tỷ lệ 28,2% Chính vì vậy mà công tác xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cán bộ, nhân dân huyện Tân Lạc. Để đạt được mục tiêu trên, huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tân Lạc đã đề ra những biện pháp cụ thể đó là:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn dân trong việc thực hiện XĐGN, phát huy nội lực của mỗi địa phương
- Huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ công tác XĐGN bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước.
- Thực hiện tốt các chính sách cho vay hộ nghèo, gồm:
+ Chính sách tín dụng cho người nghèo.
+ Chính sách hỗ trợ người nghèo tiêu thụ sản phẩm
+ Chính sách đào tạo nghề cho người nghèo.
+ Chính sách trợ cấp, cứu đói trong mùa giáp hạt.
- Thực hiện đầu tư một số dự án trọng tâm như:
+ Dự án phát triển nghề.
+ Dự án trồng cây ăn quả.
- Thực hiện tốt các giải pháp để giúp đỡ các xã nghề, UBND tỉnh phê duyệt thêm các chương trình XĐGN, tập trung các chương trình dự án lồng ghép cho các xã, nhất là những xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Định hướng cho vay xoá đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Hiện nay, công tác quản lý vốn vay tại NHCSXH đang được thực hiện rất chặt chẽ, đúng quy định, nguồn vốn được chuyển từ TW về và một phần huy động ở địa phương được sử dụng cho vay hộ nghèo dưới 2 hình thức: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp với việc uỷ thác cho các tổ chức Chính trị xã hội, việc sử dụng vốn vay được các ban ngành, đoàn thể xã hội giám sát để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Do nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước để cho vay ưu đãi nên khi cho vay phải xem xét cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Tuy nhiên, NHCSXH phải xác định hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu, có như vậy nguồn vốn cho vay mới được tái tạo và tăng lên không ngừng.
NHCSXH huyện Tân Lạc có quan điểm bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay hé nghÌo, nguồn vốn cho vay hé nghÌo là từ ngân sách Nhà nước cấp nên các hộ đều bình đẳng như nhau khi tiếp cận nguồn vốn cho vay này Mặt khác, việc chủ động tiếp cận vốn của người nghèo sẽ giúp nguồn vốn cho vay hé nghÌo được phân bổ hợp lý hơn, các hộ nghèo vừa chủ động, vừa tự kiểm soát nhau trong việc sử dụng vốn.
Tân Lạc là một huyện nghèo thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, điều kiện giao thông, đi lại gặp rất nhiều trở ngại Để đạt được mục tiêu trong thời gian tới cần phát huy những kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong những năm qua.
Tăng cường tiếp cận hộ nghèo gắn với nâng cao công tác sử dụng vốn kết hợp với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn những kiến thức về sản xuất kinh doanh để làm sao nguồn vốn được sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất Tăng cường sự giám sát của các ban, ngành đoàn thể việc sử dụng vốn của hộ nghèo.
Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, kiện toàn công tác tổ chức điều hành, làm tốt công tác giáo dục chính trị t tởng cho cán bộ để thực hiện tốt chức năng của mình, trung thành tận tụy với nghề.
Với một huyện mà nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của nhân dân thấp, đời sống khó khăn tỷ lệ hộ nghèo cao, công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc gặp nhiều khó khăn Để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đề ra và những kinh nghiệm có được NHCSXH huyện Tân Lạc xác định để vốn cho vay được sử dụng có hiệu quả thì cần gắn cho vay hộ nghèo với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, từng bước nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh Mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu chi phí giao dịch cho NH và KH.
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo
Để nâng cao chất lượng hiệu quả cho vay hộ nghèo NHCSXH phải có được nguồn vốn đủ lớn Tự lập và chủ động nguồn vốn vì đây là điều kiện không thể thiếu để thực hiện công tác cho vay hộ nghèo Bên cạnh đó NHCSXH phải có mạng lưới sâu rộng để tiếp cận thị trường (Khách hàng)
3.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay
Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình cho vay ưu đãi hé nghÌo từ khâu xét duyệt, cho vay và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định chất lượng cho vay và hiệu quả cho vay sử dụng vốn của Ngõn hàng.
Hiện nay, công tác cho vay đã thực hiện đúng quy định nghiệp vụ cho vay. Tuy nhiên, để vốn vay được cung ứng đến đúng đối tượng, kịp thời phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH huyện Tân Lạc cần phải chú trọng hơn đến những vấn đề sau:
- Xác định đối tượng cho vay
Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH chỉ cấp cho vay trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn” Như vậy, cho vay hộ nghèo phải lựa chọn những hộ có khả năng sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả.
Tăng cường công tác xác định đối tượng vay vốn thật chính xác để nguồn vốn cho vay đến đúng đối tượng có sức lao động và có khả năng sử dụng sản xuất kinh doanh Để làm tốt công tác này cần sự kết hợp của NH, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia thực hiện.
- Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ
Mức cho vay phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ nghèo, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, giá cả thị trường, nguồn trả nợ của người vay.
Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định dựa vào chu kỳ sản xuất theo công thức sau:
Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + Thời gian tiêu thụ sản phẩm áp dụng chớnh xỏc cụng thức trờn thỡ cỏc hộ nghốo mới đảm bảo được thời gian thu hồi vốn để trả nợ Để thực hiện được giải pháp thì đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm về cây trồng, vật nuôi, phải có kiến thức, đồng thời phải tâm huyết với hộ nghèo.
3.2.2 Mở rộng phương thức uỷ thác cho vay từng phần thông qua tổ chức hội Để thực hiện phương thức cho vay uỷ thác từng phần thông qua các tổ chức hội có hiệu quả, NHCSXH huyện Tân Lạc cần có những giải pháp:
- Cần có cơ chế uỷ thác riêng biệt hơn nữa cho từng loại hình tổ chức tín dụng, đồng thời tổ chức tín dụng có đầy đủ bộ máy quản lý, điều hành cơ chế hoạch toán kế toán Quy chế này nhằm tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn uỷ thác.
- Cần có mức phí uỷ thác hợp lý cho từng loại hình tổ chức nhận uỷ thác đảm bảo chi phí hoạt động để khuyến khích việc giải ngân đến các đối tượng đồng thời có đủ chi phí bù đắp rủi ro do nguyên nhân khách quan khi không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
- Thực hiện bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng lãnh đạo tổ là những người có năng lực, đạo đức, tâm huyến với người nghèo.
- Duy trì củng cố các tổ nhóm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bằng cách thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho tổ, nhóm để nâng cao nghiệp vụ và trách nhiệm.
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn cho vay ưu đãi của các hộ nghèo
Hiện nay, phương thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi chủ yếu là uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội Vì vậy, nếu không thực hiện công tác kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, thậm chớ bị bũn rỳt bất hợp phỏp Do Tõn Lạc là huyện miền nỳi nờn vốn cho vay ưu đãi đối với người nghèo thường tâp trung ở những vùng sâu, vùng xa nên công tác kiểm tra, giám sát rất phức tạp và mất nhiều thời gian Tuy nhiên, đây là việc rất cần thiết kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn góp phần nhắc nhở hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời tìm những bất hợp lý của công tác cho vay để sửa đổi cho phù hợp.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch hoặc đột xuất theo thời điểm để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay Phối hợp, đôn đốc các tổ chức hội cần tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, trả lãi đúng hẹn đầy đủ; phát hiện và thụng bỏo cho NH những trường hợp vốn vay sử dụng sai mục đớch, không hiệu quả, bị rủi ro Nõng cao vai trũ và trỏch nhiệm của cỏc tổ chức hội trong việc kiểm tra vốn vay, đảm bảo việc kiểm tra phải kịp thời và có chất lượng.
3.2.4 Nâng cao hiệu quả cho vay phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ thuật
Việc cấp vốn cho vay cho hộ nghèo muốn đạt được mục tiêu Xoá đói giảm nghèo thì rất cần giúp hộ nghèo nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo Thực tế ở NHCSXH huyện Tân Lạc cho thấy: Việc cấp vốn cho hộ nghèo đã có lồng ghép với các chương trình chuyển giao kỹ thuật nhưng còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả đáng kể Vì vậy đồng thời với việc cấp vèn cho vay cho hộ nghèo cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sản xuất, chăn nuôi.
- Tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất.
- Kết hợp đồng thời việc cho vay u đãi hộ nghèo với việc hướng dẫn khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách làm ăn, sử dụng vốn Thực hiện đồng bộ các chính sách xoá đói giảm nghèo, lồng ghép chơng trình tín dụng với chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và một số giải pháp có hiệu quả nhất là: Thực hiện chuyển vốn cho nông dân nghèo qua các dự án khả thi, các dự án này phải phù hợp với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.
3.2.5 Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ