1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đất ngập nước ở vườn quốc gia xuân thủy tỉnh nam định

88 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Đất Ngập Nước Ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy Tỉnh Nam Định
Tác giả Đinh Thị Hải Ninh
Người hướng dẫn Thầy Giáo Nguyễn Thế Phán
Trường học Chưa có thông tin
Chuyên ngành Kinh Tế Địa Chính
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản Chưa có thông tin
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 111,62 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Cơ sở khoa học về quản lý đất ngập nước (3)
    • 1.1. Khái niệm đất ngập nước (3)
    • 1.2. Khái niệm quản lý đất ngập nước (5)
    • 2. Sự cần thiết phải quản lý Đất ngập nước (6)
      • 2.1. Giá trị của đất ngập nước (6)
        • 2.1.1. Các chức năng, sản phẩm và thuộc tính của đất ngập nước (6)
        • 2.1.2. Gía trị của đất ngập nước (8)
      • 2.2. Bảo vệ và phát triển bền vững vùng Đất ngập nước (11)
    • 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý ĐNN (12)
    • 4. Nội dung quản lý (15)
    • 5. Đánh giá trình độ và hiệu quả của quản lý ĐNN (16)
      • 5.1. Những thành tựu về quản lý ĐNN (16)
      • 5.2. Một số tồn tại, thách thức trong quản lý ĐNN (17)
  • Chương II Thực trạng quản lý đất ngập nước ở Vườn (21)
    • 1.1. Điều kiện tự nhiên của ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (21)
      • 1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích (21)
      • 1.1.2 Địa hình và cảnh quan toàn vùng ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (21)
      • 1.1.3. Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại (22)
      • 1.1.4. Thổ nhưỡng, thuỷ văn (23)
    • 1.2. Tài nguyên sinh vật ở vườn quốc gía Xuân Thuỷ (30)
      • 1.2.1. Hệ thực vật (30)
      • 1.2.2 Lớp chim (31)
      • 1.2.3. Lớp thú (32)
      • 1.2.4. Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng (33)
      • 1.2.5. Tài nguyên Thuỷ sản (33)
    • 1.3. Điều kiện kinh tế xã hội (35)
      • 1.3.1. Đặc điểm về xã hội (35)
      • 1.3.2 Đặc điểm về kinh tế (39)
    • 1.4. Đánh gía chung về quản lý đất ngập nước vườn quốc gia Xuân Thuỷ (44)
      • 1.4.1. Những giá trị phong phú và đa dạng của Vườn Quốc gia Xuân thuỷ (44)
      • 1.4.2. Những yêú tố thuận lợi cơ bản đối với công tác quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân thuỷ (46)
      • 1.4.3. Những khó khăn và tồn tại về quản lý ĐNN ở Vườn quốc (47)
    • 2.1. Tình hình quản lý của ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (48)
      • 2.1.1. Sự hình thành và phát triển ĐNN ở Vườn quôc gia Xuân Thuỷ (49)
      • 2.1.2. Ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thuỷ (53)
      • 2.1.3. Sự phân cấp quản lý (53)
      • 2.1.4. Cơ cấu hệ thống bộ máy tổ chức của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (54)
    • 2.2. Chức năng và nhiệm vụ (54)
    • 2.3. Quy hoạch quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (57)
      • 2.3.1. Quy hoạch phân lõi của VQGXT (57)
      • 2.3.2. Quy hoạch đầu tư phát triển Vùng đệm (58)
    • 2.4. Quản lý sử dụng bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (59)
      • 2.4.1. Quản lý tài nguyên rừng ngập mặn (RNM) (59)
      • 2.4.2. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản (61)
      • 2.4.3. Quản lý điều tiết chế độ thuỷ văn (63)
      • 2.4.4. Quản lý khu du lịch bền vững (64)
    • 2.5. Hiệu quả đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý (64)
      • 2.5.1. Về mặt môi trường (65)
      • 2.5.2. Về mặt kinh tế (65)
      • 2.5.3. Về mặt xã hội (66)
    • 2.6. Đánh giá chung về quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (67)
      • 2.6.1. Những nhược điểm của việc quản lý (67)
      • 2.6.2. Những ưu điểm của quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thủy (70)
  • Chương III: Phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (73)
    • 1. Phương hướng và mục tiêu (73)
      • 1.1. Phương hướng (73)
      • 1.2. Mục tiêu (73)
    • 2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (75)
      • 2.1. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ quản lý (75)
      • 2.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục môi trường (GDMT) nâng cao nhận thức cộng đồng (76)
      • 2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách (77)
        • 2.3.1. Chính sách về đất đai (77)
        • 2.3.2. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương (78)
      • 2.4. Nhóm giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (80)

Nội dung

Cơ sở khoa học về quản lý đất ngập nước

Khái niệm đất ngập nước

Thuật ngữ “Đất ngập nước” bao gồm rất nhiều sinh cảnh trong đất liền,ven biển và biển có nhiều đặc điểm chung.Qua thực hiện nay đã có đến

50 định nghĩa khác nhau về đất ngập nước,với tầm rộng nhất Công ước Ramsar đã đưa ra định nghĩa như sau:

“Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo thường xuyên hay tạm thời với nước chảy hay nước tù,là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp.”

Việc phân loại đất ngập nước của Công ước Ramsar thực sự gây ấn tượng và thậm chí bằng một sự phân nhóm sơ lược nhất về những dạng sinh cảnh dựa theo những đặc điểm tự nhiên và sinh học Công ước đã phân ra được 30 loại hình đất ngập nước tự nhiên và 9 loại hình nhân tạo Đó là:vùng cửa sông, bờ biển mở, đồng bằng ngập nước, đầm lầy nước ngọt, hồ, đất than bùn và rừng đầm lầy. Đất ngập nước là những cấu phần của cảnh quan tự nhiên.

Cửa sông là những thuỷ vực mà ở đó sông nhập với biển, ở đó độ muối ở mức trung bình giữa nước ngọt và nước mặn và ở đó hoạt động của nước thuỷ triều là một yếu tố điều chỉnh quan trọng về tự nhiên và sinh học.Cửa sông và những thuỷ vực ven biển là những nơi màu mỡ nhất về mặt tự nhiên của Thế Giới, với một hệ thực vật bậc cao và thấp duy trì sức sản xuất cao.

Bờ biển mở là những chỗ không bị ảnh hưởng của nước sông và hệ sinh thái đầm phá Giống như vùng cửa sông, các hệ sinh thái bờ biển mở có thể hỗ trợ hàng loạt sinh cảnh đất ngập nước kể cả bãi triều và rừng ngập mặn mặc dù thông thường các sinh cảnh này đạt mức độ phát triển cao nhất nhờ những điều kiện của vùng cửa sông. Đồng bằng ngập nước Hiện tượng ngập lụt có chu kỳ của những vùng đất nằm cạnh sông và những vùng đất cao ở mép của thung lũng là đặc điểm phổ biến của các con sông ở nhiều nơi trên Thế giới Ở nhiều nơi, những đồng bằng ngập nước kiểu này thường xuất hiện ở những vùng đất thấp ven biển và ở cuối châu thổ của sông.Tuy nhiên đối với những con sông lớn thì châu thổ còn mở rộng vào sâu trong đất liền và chiếm một diện tích lớn bao gồm đầm lầy có cỏ, rừng ngập nước,hồ ven sông và những vùng ngập nước khác. Đầm lầy nước ngọt Đầm lầy nước ngọt thường phổ biến ở những nơi mà nước ngầm, suối phun, suối hoặc nước chảy bề mặt tạo ra lụt thường xuyên hoặc những vùng nước nông có nước thường xuyên nhiều hay ít.Nhiều hệ đồng bằng ngập nước bao gồm cả vùng đầm lầy quan trọng nằm ở vùng ẩm ướt nhất của chúng dọc ven hồ và các vùng trũng.

Hồ Hồ và ao phát triển qua một số quá trình.Các vùng đất ngập nước thường được tạo ra trên những vùng ven hồ kéo dài từ vùng nước nông đến chỗ nước sâu hơn tới một phạm vi mà loài thực vật thuỷ sinh có rễ bám có thể hấp thụ được ánh sáng. Đất than bùn Trong những điều kiện giầu oxy bình thường thì những thực vật chết được phân huỷ và cuối cùng bị khoáng hoá thành CO2 và nước.Trong điều kiện nhiệt độ thấp,tính axit cao, mức cung cấp chất dinh dưỡng thấp, đọng nước và thiếu oxy thì quá trình phân huỷ này bị làm chậm lại và những thực vật chết được tích tụ lại thành than bùn.Do đó mà đất than bùn bao gồm cả những loại đất ngập nước kém màu mỡ nhất đến những loại màu mỡ nhất.

Rừng đầm lầy Rừng đầm lầy được hình thành ở những vùng hãy còn có nước năm xung quanh mép hồ và một phần ở những đồng bằng ngập nước nơi có nước đọng một thời gian dài Đặc trưng của chùng là thay đổi theo vị trí địa lý và môi trường.

Rừng ngập mặn là những tổ hợp cây mang tính chất vùng triều che phủ lên bờ biển thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Rừng ngập mặn được mô tả rất khác nhau “ rừng ven biển”, “rừng triều” và “rừng ngập mặn” Những loài cây hình thành nên rừng ngập mặn thuộc nhiều chi và họ khác nhau và chúng cũng thay đổi tuỳ theo những sinh cảnh vùng triều.Chúng có nhiều đặc tính thích nghi về hình thái, sinh lý và sinh sản và do đó chúng có thể phát triển được ở những môi trường cụ thể nào đó tương đối không ổn định và khó khăn.Rừng ngập mặn chiếm ưu thế ở những sinh cảnh ven biển nhiệt đới và đặc trưng cho các hệ sinh thái cửa sông, ở những vùng này tạo ra nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng được nhân dân ven biển nhiệt đới sử dụng từ ngàn năm nay.Do đó mà rừng ngập mặn được xem là một trong những loại hình đất ngập nước quan trọng nhất.

Khái niệm quản lý đất ngập nước

Hiện tại, do việc quản lý ĐNN ở Việt Nam còn mang tính chuyên ngành nên chưa có một hệ thống công cụ kỹ thuật tổng hợp trong quản lý ĐNN Do đặc điểm ĐNN rất đa dạng và có liên quan nhiều ngành, nhiều lĩnh vực bởi vậy mà đòi hỏi ngoài tổ chức bộ máy ra cần phối hợp hài hòa với các cơ quan khác như sở NN&PTNT, cho đến năm 2003 Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm duy nhất về quản lý ĐNN ở cấp trung ương.Mỗi bộ, ngành tùy theo chức năng của chính phủ phân công thực hiện việc quản lý theo lĩnh vực từng ngành bao gồm các đối tượng ĐNN.

-Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm về quản lý các vùng ĐNN thuộc đất canh tác lúa nước, các VQG, KBT ĐNN thuộc hệ thống rừng đặc dụng, các công trình thủy lợi, các hồ chứa.

-Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm về ĐNN trong phạm vi diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và vùng ven biển.

-Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về quản lý lưu vực sông và là cơ quan đầu mối quốc gia điều phối các hoạt động liên quan đến công ước Ramsar.

Phương pháp quản lý nhà nước về đất ngập nước là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên hệ thống đất ngập nước, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất định.

Các phương pháp quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất ngập nước nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý Nó thể hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước với các đối tượng và khách thể quản lý rất đa dạng và phức tạp.

Sự cần thiết phải quản lý Đất ngập nước

2.1.Giá trị của đất ngập nước

Các thung lũng sông và các đồng bằng ngập nước đi kèm đã từng là những trung tâm dân cư từ thời xa xưa.Những vùng đất ngập nước đã từng nuôi dưỡng những nền văn minh vĩ đại của Mesopotania và Ai Cập, và các vùng đất ngập nước thuộc các sông Niger,Indus, và Mekong, đến nay vẫn trở nên hết sức quan trọng cho sức khoẻ, phúc lợi và sự bình yên cho những người dân sống ở đây và các vùng phụ cận.Phần lớn cái mà chúng ta ăn đều sống nhờ vào đất ngập nước trong một số giai đoạn phát triển của chúng, và hàng triệu trâu bò và động vật ăn cỏ được các đồng cỏ của đồng bằng ngập nước cung cấp thức ăn.Ngoài ra, đất ngập nước còn thực hiện nhiều chức năng khác như phòng chống lũ lụt, làm sạch nước và ổn định bờ biển.Nền kinh tế của một khu vực hay một quốc gia có thể bị tác động xấu nếu những biến đổi này xảy ra nhiều hoặc trên diện rộng.Bất chấp tầm quan trọng của hàng loạt các hàng hoá và dịch vụ mà đất ngập nước mang lại,việc biến đổi đất ngập nước vẫn có xu hướng được coi là chuyện đương nhiên Kết quả là ở đa số các nước trên thế giới việc bảo vệ các vùng đất ngập nước tự nhiên ít được quan tâm.Con người vẫn tiếp tục làm biến đổi đất ngập nước vẫn cung cấp lại đang mất dần đã làm cho người ta ngày càng nhận thức được giá trị của đất ngập nước.

2.1.1 Các chức năng, sản phẩm và thuộc tính của đất ngập nước

Mỗi vùng đất ngập nước đều bao gồm các thành phần vật lý, sinh học hoặc hoá học như đất, nước, các loài động thực vật, và các chất dinh dưỡng.Các quá trình xảy ra giữa và trong các thành phần này cho phép đất ngập nước thực hiện một số chức năng như khống chế lũ lụt, chống bão và tạo ra các sản phẩm như các động vật hoang dại, tôm cá và tài nguyên rừng.Ngoài ra chúng còn có các thuộc tính về hệ sinh thái như tính đa dạng sinh học và về sự độc đáo/di sản văn hoá là các thuộc tính có giá trị vì hoặc là một tổ hợp của các chức năng, các sản phẩm và các thuộc tính sinh thái làm cho đất ngập nước trở nên quan trọng đối với xã hội.

Dù một vùng đất ngập nước có thực hiện một chức năng nào đó, tạo ra những sản phẩm cụ thể nào đó, hoặc có những thuộc tính nhất định nào đó thì nó cũng được xác định bằng quá trình tương tác giữa các đặc tính về sinh học, hoá học và vật lý của vùng đó.

-Chức năng nạp,tiết nước ngầm: vào mùa mưa, khi dư lượng nước mặt lớn, các vùng ĐNN có tác dụng như một bể chứa nước để sau đó nước ngấm dần vào lòng đất trong mùa khô Quá trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lượng nước cho các tầng nước ngầm.Mặt khác, quá trình nạp và tiết nước liên tục giữa vùng ĐNN với các tầng nước ngầm cũng góp phần thấm lọc,làm cho các tầng nước ngầm trở nên sạch hơn.

-Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố: các vùng ĐNN(đặc biệt là hồ, rừng ngập mặn,bãi triều,vùng vịnh ven bờ )có tác dụng như là các bể lắng giữ lại trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp phần làm sạch nước và hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển.

-Chức năng tích luỹ chất dinh dưỡng:giữ lại các chất dinh dưỡng(nitơ, photpho, các nguyên tố vi lượng…)cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và lâm nghiệp, hạn chế bớt hiện tượng phú dưỡng như ở các vùng ĐNN ĐBSH, ĐBSCL và các thuỷ vực khác.

-Chức năng điều hoà vi khí hậu: đặc biệt, ở vùng có cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô, góp phần cân bằng Oxy và Cacbonic trong khí quỷên, điều hoà khí hậu địa phương ( nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính.

-Chức năng hạn chế lũ lụt: ĐNN (rừng ngập mặn, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo )có thể đóng vai trò như bồn chứa lưu giữ, điều hoà lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các vùng lân cận như hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà, hồ Trị An.

-Chức năng sản xuất sinh khối: là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn cho các loại thuỷ sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi Ngoài ra, một phần các chất dinh dưỡng này có từ các động thực vật đã chết sẽ được các dòng chảy bề mặt chuyển đến các vùng hạ lưu và các vùng nước ven biển, làm giàu nguồn thức ăn cho những vùng đó.

-Chức năng duy trì da dang sinh hoc:nhiều vùng ĐNN, đặc biển là các vùng ĐNN có rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại động vật thực vật hoang dã ĐNN là nơi duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị không chỉ ở Việt Nam.

-Chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định bờ biển, chống xói lở, hạn chế sóng thần:nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật rừng ngập mặn, thảm cỏ biển,rạn san hô mà các vùng ĐNN ven biển có chức năng bảo vệ bờ biển khỏi bị tác động đến bờ biển.

-Các chức năng khác:Ngoài các chức năng nói trên, ĐNN còn đóng vai trò quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành khác nhau:nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, giao thông thuỷ, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản…Đặc biệt, ĐNN là nơi sinh sống của 80% dân số Việt Nam.

2.1.2 Gía trị của đất ngập nước

-Giá trị kinh tế của ĐNN: Góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao thông thuỷ.Các dòng chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu (là vùng sản xuất nông nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cư sống xung quanh.

-Giá trị văn hoá của ĐNN: ĐNN có những gía trị văn hoá lịch sử,tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia ĐNN Việt Nam là cội nguồn của nền văn minh lúa nước và rộng hơn là nền văn minh nước ĐNN và các tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ ở Việt Nam.Có rất nhiều biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia có liên quan đến ĐNN như: Hoa Sen được chạm khắc trong các đền chùa, trong các điệu múa, bài ca dao, là các biểu tượng mới của Hàng không Việt Nam ĐNN là nơi lưu trữ nhiều hiện vật của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc( cửa Bạch Đằng, )là nơi gắn liền với các di tích lịch sử (đền Bà ở cửa Lân thuộc sông Hồng, chiến khu cách mạng U Minh Thượng, bãi Nhà Mạc,…).Thêm vào đó, các khu ĐNN còn đóng góp giá trị lớn về giáo dục về môi trường, lịch sử văn hoá gắn liền với các thời kỳ cách mạng của dân tộc, nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh những giá trị đó thì vẫn còn do nhận thức không đầy đủ về các chức năng, thuộc tính của ĐNN nên việc khai thác sử dụng ĐNN không hợp lý đã dẫn tới những hậu quả về môi trường cũng như thất bại về phát triển kinh tế của nhiều địa phương.Do giá trị kinh tế rất lớn của ĐNN như đã trình bày trên, dân số cũng đang ngày một gia tăng sức ép, nên ĐNN đang bị đe doạ bởi các nguyên nhân sau:

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý ĐNN

 Hệ thống pháp luật,chính sách liên quan đến quản lý ĐNN

Trong 15 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm rất nhiều đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa tạo cơ sở cho việc quản lý đất nước bằng pháp luật, vừa tạo điều kiện ch o việc hội nhập quốc tế, trong đó có nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến việc quản lý ĐNN.

Pháp luật về bảo vệ môi trường và BTTN đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ ĐNN.Từ năm 1976 cho đến nay, Việt Nam có hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường và BTTN Tuy nhiên, trong số đó chỉ có hơn 10 văn bản có những quy định trực tiếp về ĐNN Trong các văn bản còn lại, việc bảo tồn và sử dụng hợp lý ĐNN chỉ được quy định gián tiếp qua việc bảo vệ tài nguyên nước.Theo Luật đất đai

(2003), không có danh mục về “đất ngập nước” Trong luật này, ĐNN được hiểu là “đất trồng lúa”, “đất làm muối”, “đất nuôi trồng thuỷ sản”, “đất rừng đặc dụng là các vườn quốc gia và khu BTTN ĐNN”, “đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng” Thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động liên quan đến bảo tồn và phát triển ĐNN, trong đó một số văn bản chính như:

- Chiến lược, quy hoạch sử dụng và bảo vệ hợp lý tài nguyên nước Việt Nam;

- Chiến lược quản lý hệ thống khu BTTN Việt Nam đến năm 2010;

- Nghị định 109/2003/NĐ-CP, ngày 2 3 tháng 9 năm 2003 và Thông tư 18/2004/TT-BTNMT ngày 23 tháng 8 năm 2004;

- Quyết định 04/2004/QĐ-TNMT ngày 5 t háng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch Hành động về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-2010.

-Luật bảo vệ và phát triển rừng: Do Quốc hội nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/8/1991

-Điều2:Về quản lý rừng nhà nước

-Điều6: Cấm mọi hành vi huỷ hoại rừng

-Điều7:Phân loại rừng:Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng

-Điều20:Nghiêm cấm các hành vi phá, đốt, lấn rừng

-Điều 31: Quy định về rừng đặc dụng(các Khu bảo tồn)

-Điều 34: Quản lý rừng đặc dụng theo quy chế của Bộ Lâm Nghiệp -Điều 35: Các quy định về tham quan, nghiên cứu

-Điều 40: Quyền lọi của chủ rừng

-Điều 41: Nghĩa vụ của chủ rừng

-Điều 44: Hợp tác quốc tế về phát triển rừng

Luật đất đai: Được Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 9 thông qua ngày 14/7/1993.

-Điều 19: Căn cứ để quyết định giao đất

-Điều 43: Quy định về đất lâm nghiệp

-Điều 48: Quy định về sử dụng đất có mặt nước ven biển

- Điều 50; Quản lý đất mới bồi ven biển do Chính Phủ quyết định Luật bảo vệ môi trường: Công bố ngày 10/1/1994 theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

-Điều 9: Nghiêm cấm hành vi làm suy thoái môi trường

-Điều 13: Trách nhiệm quản lý hành chính các Khu Bảo tồn thiên nhiên -Điều 29: Nghiêm cấm các hành vi phá hoại môi trường

-Điều 37: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25/4/1989 của

Uỷ ban thường vụ Quốc Hội.

Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính Phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Công ước Ramsar mà chính phủ đã đăng ký vùng bãi bồi phía nam cửa sông Hồng thuộc địa phận huyện Xuân Thuỷ, được UNESCO chính thức công nhận gia nhập công ước quốc tế Ramsar( là thành viên thứ 50, từ ngày 3/11/1989)

 Công ước quốc tế có liên quan đến quản lý đất ngập nước mà Việt Nam tham gia

Sau khi tham gia Công ước Ramsar, Việt Nam đã ban hành hàng loạt văn bản luật, pháp lệnh cùng với văn bản dưới luật nhằm thực hiện sự nghiêm chỉnh việc thực hiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định Việt Nam cũng đã đề xuất được hai vùng ĐNN vào danh sách các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, với tổng diện tích 12.000 ha là khu ĐNN đầu tiên của Việt Nam được đưa vào danh sách Ramrar đầu tiên ở Đông Nam Á và là khu thứ 50 trên thế giới.Việt Nam cũng đang có những nổ lực để có thể đưa thêm các vùng ĐNN vào trong danh sách này, đồng thời quyết định thành lập các khu BTTN ĐNN Trong

68 vùng ĐNN được thống kê có 17 vùng ĐNN đã được đề nghị trong Hệ thống Khu bảo tồn rừng.

 Nhận thức của con người trong việc quản lý ĐNN

Nhận thức của con nguời rất quan trọng trong việc quản lý, đòi hỏi phải có đầu tư lớn cho công tác đào tạo nều như muốn quản lý các vùng đất ngập nước một cách có hiệu quả.Cái đó sẽ làm tăng khả năng của các cá nhân và các cơ quan để theo đuổi cách tiếp cận tổng hợp liên ngành trong việc lập quy hoạch và sử dụng ĐNN Ở nơi nào có thể, các khoá đào tạo cần phải được đưa vào chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo hiện có Để đảm bảo rằng các học viên có thể áp dụng được tăng lên như là một phần của cách tiếp cận có điều phối dài hạn về bảo vệ ĐNN ở cấp quốc gia và khu vực.Là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc quản lý được tốt hơn.

Do sự hiểu biết về tầm quan trọng ĐNN ngày càng tăng, cùng với sự hiểu biết về các cơ hội tốt để quản lý chúng một cách hiệu quả hơn, vấn đề vốn có lẽ sẽ được tăng cường, Tuy nhiên, sự thiện ý được tăng lên trong việc cấp vốn cho bảo vệ ĐNN phải đi kèm với những hành động đổi mới nhằm tìm ra cơ chế tạo vốn đa dạng có thể được sử dụng.Bao gồm các khoản thu:

-Thu lệ phí những người đến thăm các vùng ĐNN được bảo vệ;

-Thu tiền về các dịch vụ sinh thái mà các vùng ĐNN đáp ứng, tức là, vì nhiều vùng ĐNN là nơi trợ giúp cho nghề cá, một phần lợi ích thu được cho nghề cá, một phần lợi ích thu được của nghề cá phải được hoàn trả cho việc bảo vệ;

-Thu những loại thuế đặc biệt, thu hồi lợi ích từ việc khai thác các loại tài nguyên sinh vật;

-Nguồn vốn lớn nhất trợ giúp cho việc bảo vệ ĐNN ở các nước đang phát triển có thể là từ các cơ quan trợ giúp phát triển song phương và đa phương.Nhiều cơ quan đã tiến hành những bước quan trọng trong lĩnh vực này.

Những nhân tố trên có ảnh hưởng rất lớn trong việc quản lý ĐNN có hiệu quả cao.

Nội dung quản lý

Nội dung quản lý Đất ngập nước được thực hiện qua các bước như sau:

*Tổ chức bộ máy quản lý

Trên cơ sở các kết quả điều tra nghiên cứu toàn diện về môi trường vật lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn ở ĐNN,bản quy hoạch sẽ xây dựng các kế hoạch toàn diện nhằm bảo vệ và phát huy những chức năng phong phú ở ĐNN.

*Quản lý sử dụng đất ngập nước

- Quản lý sự thay đổi theo thời gian

-Quản lý để con người sử dụng

-Quản lý các dự án và vốn đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, và bảo vệ đa dạng sinh học

*Cơ chế, công cụ quản lý đất ngập nước

Dựa trên khung pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý ĐNN, và công ước quốc tế Ramsar Lập kế hoạch quy hoạch thực hiện…

Đánh giá trình độ và hiệu quả của quản lý ĐNN

5.1 Những thành tựu về quản lý ĐNN

Có thể rút ra một số thành tựu về quản lý ĐNN như sau:

-Chính phủ Việt Nam, đã có chính sách phù hợp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của việc bảo tồn, sử dụng và quản lý bền vững ĐNN.

-Hệ thống các văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm quyền hạn của hệ thống quản lý ĐNN ở Trung ương đã được ban hành khá nhiều và ngày càng hoàn thiện Đặc biệt, sau khi Luật tổ chức Chính phủ

(2001) và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/112002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mở rộng chức năng quản lý đối với các tài nguyên đất, tài nguyên nước và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường được ban hành, cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về ĐNN được hoàn thiện thêm một bước.Nghị định số 109/2003 NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ đã thể chế hoá sự quản lý nhà nước về ĐNN thông qua sự phân công trách nhiệm cho các Bộ và các Tỉnh.

- Ngày càng nhiều tổ chức, cơ quan tham gia vào quản lý va bào tồn ĐNN Dưới sự chỉ đạo tập trung của Chính phủ mà đầu mối là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã bước đầu thực hiện tốt công tác điều phối các vấn đề liên quan đến ĐNN, như việc phối kết hợp giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc quản lý các khu BTTN ĐNN Điều đó cùng với việc hoàn thiện cơ cấu quản lý tài nguyên và môi trường và quá trình xây dựng chính sách về bảo tồn ĐNN là một bảo đảm cho việc tham gia và thực hiện tốt các cam kết quốc tế liên quan đến ĐNN.

- Các thể chế quản lý nhà nước cấp địa phương đã được tổ chức trên nguyên tắc” song trùng trực thuộc” ( trực thuộc các cơ quan chuyên ngành trung ương và Ủy ban Nhân dân tỉnh), thực h iện công tác quản lý ĐNN ở một số nơi đạt h iệu quả tốt.

- Nguồn đầu tư của chính phủ và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ngày càng tăng.Số lượng dự án trong nước và hỗ trợ quốc tế liên quan đến ĐNN ngày càng nhiều và phát huy hiệu quả t ích cực Mặc dù việc quản lý và hiệu quả của một số dự án chưa tốt.

- Chính phủ Việt Nam phê duyệt hệ thống các khu rừng đặc dụng quốc gia, trong đó có các khu là ĐNN, đồng thời phê duyệt hệ thống các khu bảo tồn biển, tác dụng tốt để bảo tồn các chức năng, giá trị và đa đa dạng sinh học ĐNN.

5.2 Một số tồn tại, thách thức trong quản lý ĐNN

* Về hệ thống luật pháp

Việt Nam chưa có luật riêng về ĐNN, còn thiếu các quy định, pháp luật về quản lý, bảo tồn, sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững ĐNN;thiếu những quy định cụ thể và ràng về hệ thống quản lý nhà nước, thiếu sự thống nhất về cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan đến ĐNN và thiếu các chế tài để thi hành Những quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động quản lý và bảo tồn ĐNN chủ yếu do Bộ và các địa phương ban hành, còn thiếu các văn bản mang tính pháp lý cao như Nghị định Chính phủ.

Các văn bản do Uỷ ban Nhân dân các địa phương ban hành còn nặng nề về biện pháp hành chính, thiếu các chế tài huy động sự tham gia của cộng đồng khai thác ĐNN Do đó, các văn bản pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu của việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN.

Hệ thống chính sách và pháp luật để quản lý ĐNN còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện Các điều khoản quy định pháp lý có liên quan dến ĐNN bị phân tán, chồng chéo trong nhiều văn bản quy định pháp luật khác nhau, thiếu cụ thể, chưa đảm bảo được tính khoa học và đồng bộ, chưa tính hết các yếu tố kinh tế-xã hội nên rất khó thực thi hoặc thực thi kém hiệu quả.

Nhiều thuật ngữ và khái niệm liên quan đến ĐNN đã không được quy định thống nhất và giải thích rõ ràng trong các văn bản pháp luật và chính sách của Việt Nam Các văn bản pháp luật liên quan chưa bao quát toàn diện các vấn đề đặt ra đối với quản lý và bảo tồn ĐNN, mới chỉ đề cập đến phân hạng và phân cấp quản lý các khu ĐNN, các khía cạnh kinh tế hay các văn bản pháp luật của địa phương các giải pháp bảo vệ và xử lý vi phạm, nghiêm cấm việc sử dụng các phương tiện huỷ diệt để khai thác nguồn tài nguyên sinh vật, một số hoạt động bảo tồn, đặc biệt là với loài chim nước, nơi môi trường sống của chúng chính là ĐNN nhưng ít khi chú ý đến hoạt động phát triển Mức phạt tiền còn quá thấp, chưa kịp thời chỉnh lý theo tình hình kinh tế xã hội hiện nay, vì vậy hiệu quả xử lý không cao, không đảm bảo được răn đe, giáo dục những người có hành vi vi phạm Các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học còn nhiều điều bất hợp lý.

Việt Nam đã phát triển hệ thống các văn bản pháp luật và các chính sách thực thi nhiệm vụ quốc tế theo quy định của Công ước Ramsar và các công ước, hiệp ước khác có liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN, nhưng những văn bản này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của Công ước Ramsar về sử dụng khôn khéo ĐNN Tính hiệu quả của việc thực thi các nhiệm vụ quốc tế được đánh giá thông qua việc xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật và các chính sách về quản lý và bảo tồn các vùng ĐNN.

Một trong những thách thức rất to lớn đối với quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN là sự gia tăng dân số,mật độ dân số ở nhiều vùng ĐNN rất cao, tỷ lệ đô thị hoá nhanh.

Các nhà quản lý và những người được hưởng quyền lợi chưa hiểu biết đầy đủ, thấu đáo về chức năng và giá trị ĐNN đối với kinh tế, xã hội, sinh thái, tầm quan trọng của quản lý, bảo tồn dẫn đến việc sử dụng và ra quyết định liên quan trực tiếp đến ĐNN còn thiếu tính thực tiễn và tính khar thi.Hiện nay, quản lý ĐNN ở Việt Nam còn mang tính đơn ngành, chồng chéo, thiều phối hợp, thiếu tập trung, chức năng quản lý ĐNN chưa được phân định rõ.

Các chính sách về quản lý ĐNN thường không nhất quán, thiếu tính hệ thống và thường bị thay đổi theo thời gian nên đã gây ra những tác động xấu như gây suy thoái, mất mát đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường

Thiếu quy hoạch tổng thể về quản lý ĐNN, các quy hoạch cụ thể hoặc còn thiếu hoặc không phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của từng vùng Điều đó đã gây ra xung đột môi trường trong việc sử dụng ĐNN, làm suy thoái tài nguyên Các quy hoạch quản lý lãnh thổ, phát triển kinh tế, giao thông hồ chứa, thuỷ lợi, thuỷ điện, du lịch làm thay đổi hoặc gây trở ngại cho v iệc quản lý ĐNN.

Thực trạng quản lý đất ngập nước ở Vườn

Điều kiện tự nhiên của ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

1.1.1 Vị trí địa lý và diện tích

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm ở phía Đông – Nam huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định VQG có toạ độ địa lý từ 20 o 10’ – 20 o 15’ vĩ độ Bắc; 106 o 20’-

106 o 32 kinh độ Đông, cách thành phố Nam Định khoảng 65 km Phía Đông Bắc VQG giáp sông Hồng, phía Tây Bắc giáp các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải thuộc huyện Giao thuỷ tỉnh Nam Định

Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là 7100 ha, trong đó: đất nổi 3.100 ha, đất ngập nước 4.000 ha.

-Thống kê diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia XT

( Đơn vị tính ha) Khu vực

Cồn Ngạn (Phần thuộc VQG)

3 đảo ) Đất nổi 984 1982 134 3100 Đất ngập nước 300 1200 2500 4000

Nguồn từ: Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thuỷ 2004-2020

1.1.2 Địa hình và cảnh quan toàn vùng ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Vùng bãi triều cửa sông ven biển huyện Giao Thuỷ có diện tích khoảng 10.000 ha, gồm : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu & Cồn Xanh ( Cồn Mờ ).

Vùng bãi bồi Huyện Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m.Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi sông Vọp & sông Trà, chia khu vực thành 4 khu là : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.

- Bãi Trong Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia ( đê Ngự Hàn ) và phiá Nam được giới hạn bởi sông Vọp Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua & khai thác hải sản Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha.Có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng RNM

- Cồn Ngạn Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà có chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000m Phần diện tích Cồn Ngạn ( thuộc vùng đệm ) đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại giới hạn bởi đê Vành lược và sông Trà thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ vẫn có rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm ( ở giáp sông Hồng ) và một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảnh canh.

Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha.

- Cồn Lu Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng

12.000 m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao ( 1,2m - 2,5 m) không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sông Trà Trừ cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu có nước thuỷ triều lên xuống tự do, có rừng ngập mặn phát triển Diện tích của Cồn

- Cồn Mờ ( Cồn Xanh ) Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 - 0,9 m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha.

Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh, có diện tích đất nổi khi triều kiệt : 3.100 ha và đất còn ngập nước 4.000 ha Tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha.

1.1.3 Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại

Trong khoảng vài chục năm gần đây, vùng bãi triều cửa sông Hồng thuộc Huyện Giao Thuỷ được con người quan tâm nhiều hơn để cố gắng khai thác sử dụng nguồn lợi tự nhiên phục vụ quốc kế dân sinh Giai đoạn 1960 -

1985 là thời kỳ quai đê lấn biển theo phương châm :" lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển " ở giai đoạn này đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn ( vùng Điện Biên-Xã Giao An ).

Từ năm 1985 - 1995 là giai đoạn mở cửa và thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển Phương châm " vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt " đã tạo ra hàng ngàn ha đầm tôm ở vùng Bãi Trong và Cồn Ngạn Hai trục đường 1 & 2 nối đê Ngự Hàn và đê Vành lược đã tạo ra một vùng cảnh quan mới ( vùng nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến) Hàng ngàn ha rừng đã bị phá để làm đầm tôm Gần 2000 ha bãi triều không còn giữ được cảnh quan tự nhiên nữa mà bị ngăn thành nhiều ô thửa để điều tiết nước theo yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản ( NTTS ) quảng canh của chủ đầm Nhà nước địa phương cũng can thiệp khá mạnh bằng cách quy hoạch vùng nuôi, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi, làm thay đổi đáng kể bộ mặt tự nhiên ở khu vực bãi bồi vùng cửa sông Hồng của Huyện Giao Thuỷ Cảnh quan hùng vĩ và hoang dã của vùng bãi triều đã nhường chỗ cho các mô hình canh tác mới của con người. Đồng thời kéo theo sự suy giảm về số lượng và chất lượng các loài động vật hoang dã và môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực.

Tuy nhiên với tầm nhìn xa trông rộng, Chính phủ đã lưu giữ lại một vùng đất ngập nước nguyên sinh, hiện là vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Đây là một di sản thiên nhiên quý giá, không gì có thể thay thế được dành cho các thế hệ mai sau.

Vùng bãi triều cửa sông ven biển huyện Giao Thuỷ có diện tích khoảng 10.000 ha, gồm : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu & Cồn Xanh ( Cồn Mờ ).

Vùng bãi bồi Huyện Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m.Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi sông Vọp & sông Trà, chia khu vực thành 4 khu là : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.

- Bãi Trong Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia ( đê Ngự Hàn ) và phiá Nam được giới hạn bởi sông Vọp Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua & khai thác hải sản Diện tích Bãi Trong khoảng

2500 ha.Có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng RNM

- Cồn Ngạn Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà có chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000m Phần diện tích Cồn Ngạn ( thuộc vùng đệm ) đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại giới hạn bởi đê Vành lược và sông Trà thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ vẫn có rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm ( ở giáp sông Hồng ) và một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảnh canh.

Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha.

- Cồn Lu Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng

12.000 m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao ( 1,2m - 2,5 m) không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sông Trà Trừ cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu có nước thuỷ triều lên xuống tự do, có rừng ngập mặn phát triển Diện tích của Cồn

- Cồn Mờ ( Cồn Xanh ) Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 - 0,9 m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha.

Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh, có diện tích đất nổi khi triều kiệt : 3.100 ha và đất còn ngập nước 4.000 ha Tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha.

*Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại

Tài nguyên sinh vật ở vườn quốc gía Xuân Thuỷ

 Số lượng và thành phần loài

Theo kết quả điều tra của TS.Phan Kế Lộc & TS Nguyễn Tiến Hiệp (

Một số dẫn liệu về thực vật ở KBT XT, tháng 9/1998) đã phát hiện 95 loài

(xem danh mục ở phần phụ lục) và phát hiện bổ xung của VQG Xuân Thuỷ trong thời gian gần đây (đó là môt số loài ít phổ biến)

Gồm : 1- Vẹt Dù (Bruguiera gymnorhiza Lam )

Họ Đước (Rhizophoraceae ) 2- Đâng, Đước vòi ( Rhizophora stylosa sriff)

Họ Đước ( Rhizophora ceae) 3- Thiên lý đại ( Finlaysonia maritima)

Họ : Asclephiadaceace Cùng 3 loài mới được di thực từ Nam bộ ( Từ đề tài của Công ty giống lâm nghiệp TW)

- Đước đôi (Rhizophoraapiceclata Blume) Họ Đước

- Mắm trắng (Avicennia alba ) Họ Mắm ( Avicenniaceac)

- Mắm lưỡi đòng ( Avicennia offcinalis) Họ Mắm

Như vậy đến nay ở VQG XT đã gặp cả thảy 101 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ trong đó có 5 loài 5 chi 3 họ thuộc ngành ráng số còn lại thuộc ngành hạt kín trong đó có 25 họ, 57 chi, 68 loài thuộc lớp hai lá mầm.

 Diện tích & phân bố của các loại rừng

Có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất lầy thụt tạo nên trên 3000 ha rừng ngập mặn.

Trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu có gần 100 ha rừng phi lao

Bảng Diện tích các loại rừng& bãi bồi ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Đơn vị tính : ha

Bãi bồi cồn cát trống

Diện tích đầm tôm Rừng ngập mặn

Tổng DT không kể đất khác

Phần diện tích thuộc VQGXT 1103 217 217 1545 93 2958

Nguồn từ Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thuỷ

- Theo điều tra bước đầu của Birdlife international ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ

- Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả Bộ Chim Lặn chỉ có hai loài. Nếu so sánh với Danh lục các loài chim Việt Nam ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có:

+ 219 loài bằng 26,5 % của tổng số loài chim cả nước 828 loài

+ 41 họ bằng 50,61 % tổng số họ chim cả nước 81 họ

+ 13 bộ bằng 68,42% tổng số bộ chim cả nước 19 bộ

Như vậy sự đa dạng của khu hệ chim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là tương đối cao nếu so sánh với Vườn quốc gia khác

- Các sinh cảnh chính thường gặp là : rừng ngập mặn (64,6% ), bãi sậy và cói ( 67,4 %), bãi bồi và cồn cát trống (55,1%), rừng phi lao (42,2%)

- Những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là : Cò thìa ( Platalea minor,P.leucorodia), Bồ nông (Penecanus philippensis), Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes), Mòng bể mỏ ngắn

(Larus saundersi), Choắt đầu đốm (Tringa guttifer) , Choi choi mỏ thìa

(Erynorhynchus pygmeus),Choắt chân màng lớn (Limodromus semipalmatus), Te vàng (Vanellus cinereus)

- Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt khá đông ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Có thời điểm loài Cò thìa đã chiếm tới 20 % số cá thể còn lại của thế giới Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm, hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú.

- Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất ; Vào mùa di trú có thể gặp 30 đến 40 ngàn con ( Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là : 20.000 con )

Hàng năm vào mùa đông ( Từ tháng 11, 12 năm nay ) chim di trú từ Xibêri, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía nam, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là ga chim quan trọng trong chu trình di cư của nhiều loài chim Đến VQGXT chim di trú dừng chân để nghỉ ngơi và tích luỹ năng lượng cho hành trình di cư dài hàng ngàn km của mình Khi mùa xuân ấm áp chim lại từ phía Nam ( Australia, Malayxia, Indonêxia) trở về nơi sinh sản (khoảng tháng 3,4) lại dừng chân ở Xuân Thuỷ Có những loài đã trú đông ở Xuân Thuỷ thời gian khá dài, như Cò Thìa ( Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) VQG XT cũng là địa điểm lý tưởng của nhiều loài chim định cư Chính vì vậy VQGXT có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc bảo tồn các loài chim, bao gồm cả chim bản địa và đặc biệt quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế

Theo điều tra sơ bộ có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các loài :Dơi, chuột, cầy, cáo , ở dưới nước có ba loài quí hiếm là :

Rái cá (Lutra lutra), cá Heo (Lipotes vexilifer) và Cá Đầu ông sư (Neophocaera phocaenoides) Cá heo thường gặp vào mùa mưa bão( Từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm )

1.2.4 Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng

Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ,đã có hàng trăm loài sinh sống ở VQGXT tạo nên sự phong phú và cân bằng hài hoà của hệ sinh thái Số liệu về ĐDSH của các lớp Bò sát & Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài ( chi tiết được thể hiện ở các phụ lục : Danh mục các loài động vật hoang dã)

Thành phần rong biển ở khu vực khác nhau về tình trạng phát triển. Các loài rong có giá trị kinh tế thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh,tiêu biểu là Rong câu chỉ vàng ( Gracilaria bodgettii ) Trong các thuỷ vực của vùng cửa sông có lau sậy, cói và rong tảo Đa số rong tảo là nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và các loài động vật thuỷ sinh khác

Theo số liệu của Sở thuỷ sản, mùa khô 1996 có kết quả thu mẫu của 37 loài thuộc 4 ngành tảo như sau :

Ngành tảo Silic (Bacillariophyta) : 15 chi, 27 loài, chiếm 73%

Ngành tảo Giáp ( Pirophy) : 2 chi, 4 loài, chiếm 10,8 %

Ngành tảo Lam (Cyanophyta) : 2 chi; 3 loài, chiếm 8 %

Ngành tảo lục ( Chlorophyta) : 3 chi, 3 loài, chiếm 8 %

Hai chi có số loài cao thuộc ngành tảo Silic, các chi còn lại chỉ chiếm từ 1 đến 2 loài

Kết quả thu mẫu mùa mưa ( '96) được 40 loài theo tỷ lệ :

Ngành tảo Silic : 15 chi, 3 loài, chiếm 75%

Ngành tảo Giáp : 1 chi, 5 loài, chiếm 12,5 %

Ngành tảo Lam : 2 chi; 2 loài, chiếm 2 %

Ngành tảo Lục : 3 chi, 3 loài, chiếm 7,5 %

Số tảo Giáp, Lục, Lam không có giá trị làm thức ăn cho thuỷ hải sản chiếm 25 % tổng số loài

Mặc dù số loài phát hiện ở trên còn thấp nhưng lại có mặt nhiều loài ưu thế ở vùng cửa sông ven biển, ngành tảo Silic chiếm tỷ lệ lớn tạo lên sinh khối lớn làm thức ăn phong phú cho các loài động vật thuỷ sinh

Mật độ tế bào trung bình trong mùa mưa và mùa khô là : Mùa mưa : 140.370 tế bào /m 3 nước, mùa khô : 2.275.644 tế bào /m 3 nước Như vậy có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa Mùa khô mật độ tế bào cao gấp 16 lần mùa mưa Đặc biệt là tảo Thalassiothrix có mật độ cá thể cao và xuất hiện phổ biến ở tất cả các Trạm thu mẫu

 Động vật nổi Đóng vai trò quan trọng vùng cửa sông Hồng bao gồm 165 loài của

14 nhóm chính như : Copepoda Cladocera, Siphonophora, Chaetognatha,

Tất cả các nhóm phù du động vật ở Sông Hồng đều rộng muối và rộng nhiệt, bắt nguồn từ biển nhiệt đới thích nghi với dao động lớn của độ muối ở môi trường cửa sông và mật độ của chúng cũng dao động rất lớn tuỳ theo các điều kiện cụ thể của môi trường

*Định tính ( Kết quả của Sở thuỷ sản 1996)

Về mùa khô : Thu được 33 loài, thuộc 7 nhóm Chiếm ưu thế là

Về mùa mưa : Thu được 42 loài, thuộc 7 nhóm, nhóm Copepoda chiếm ưu thế có 27 loài, chiếm 64,3 %

Sự phân bố cá thể động vật nổi chịu sự chi phối của độ muối là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài động vật nổi vào vùng cửa sông và kiểm soát sự phát triển về số lượng của chúng Về mùa khô mật độ cá thể đạt mức hàng chục ngàn con /m 3 nước Về mùa mưa mật độ cá thể giảm xuống dưới 1000 con/m 3 Nhìn chung mật độ cá thể giảm quá nửa.Riêng cửa Ba Lạt giảm chỉ còn 6 % Dù là mùa khô hay mùa mưa, giáp xác chân chèo vẫn là nhóm có số lượng cá thể cao nhất, tạo lên sinh khối lớn, làm nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật khác trong vùng

- Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện 154 loài, thuộc các nhóm phổ biến như Polychaeta, Mollusca và Crustacea, Mùa khô chiếm 78 %, mùa mưa chiếm 59 % số loài đã gặp Trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như : Ngao ( Meretrix lusoria) Vọp ( Mactra quadrangularis), Cua rèm ( Scylla serrata), Ghẹ (Portunus penaeus), Tôm he (Penaeus Merguiensis), Tôm rảo (Metapennaus ensis), Tôm vàng ( Metapenmus soyneri) Gần đây Tôm sú ( Pennaeus monodon) đã được đưa vào nuôi có giá trị kinh tế khá cao, bổ xung cho cơ cấu loài hải đặc sản của vùng

- Về định lượng của động vật đáy cỡ nhỏ thuộc nhóm giun nhiều tơ, ấu trùng, nhuyễn thể ở giai đoạn bám, ấu trùng giáp xác sống đáy với kết quả như sau :

Mùa khô 2.400 cá thể/m 3 nước (trung bình)

Mùa mưa 450 cá thể/m 3 nước ( trung bình)

Điều kiện kinh tế xã hội

1.3.1 Đặc điểm về xã hội

 Dân số và mật độ dân số

Năm xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có 45.967 người, 11.464 hộ với tổng diện tích tự nhiên là 38,66 Km2 ( theo số liệu thống kê của các xã năm 2002).Thực tế cho thấy số người trung bình trong một hộ hơi thấp,bình quân 4 người/hộ.Rất ít số hộ có 9-10 người và có 4 thế hệ sống chung một mái nhà.Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.189 người /Km2.Xã có mật độ cao nhất là Giao Lạc 1331 người/Km2,xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện 1023 người/km2

* Tỷ lệ tăng dân số

Tỷ lệ tăng dân số của 5 xã vùng đệm tương đối đều, bình quân qua các năm là 1,2%.Trong năm 2002 số người sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn còn;Thường tập trung ở các xã có nhiều người theo Đạo Thiên chúa giáo, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của dân chúng còn khá nặng nề với việc sinh con một bề và chịu nhiều ảnh hưởng của Luật tục lạc hậu.

* Tôn giáo và dân tộc

Khu vực 5 xã vùng đệm VQGXT là nơi sinh sống chủ yếu của người kinh.Tỷ lệ dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm 41%, nhưng phân bố trong các xã không đồng đều ;Trong đó Giao Thiện chiếm : 72%,xã Giao An 32%,xã Giao Lạc 71%,Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6% Hiện nay trên địa bàn 5 xã có 23 nhà thờ lớn nhỏ.Riêng ở xã Giao Thiện có một nhà thờ xứ có Linh mục ( xứ Phú Thọ )

Số người trong độ tuổi lao động ở các xã Vùng đệm là 23.412 người, chiếm 50,7% dân số.Trong đó lao động nữ là 12.046 người ( chiếm 51,5%). Trung bình mỗi hộ có 2 người ở trong độ tuổi lao động.

Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 78,6% số lao động,còn lại là các ngành nghề khác như: : Thương mại dịch vụ 2%,Công nghệp & tiểu thủ công nghiệp,Xây dựng 3,2% và Thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động.

Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16-44 tuổi chiếm 42,9 % tổng dân số,trong đó có khoảng 52% là Lao đông nữ - đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.Vào những ngày nông nhàn thì số lao động dư thừa chiếm tới 2/3 tổng số lao động.Nguồn nhân lực này đã gây áp lực lớn đến TN-MT ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Nguyên nhân một phần là do không có ngành nghề phụ,thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống,mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở vùng triều của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã lôi kéo hầu hết số đông lực lượng dôi dư của vùng đệm.

 Tình hình các cơ sở hạ tầng

Các xã vùng đệm đã xây dựng các công trình thuỷ lợi như hệ thống cống cấp II và cấp III nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa nước trên địa bàn.Các công trình thuỷ lợi được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: Định canh định cư,vốn của tỉnh huyện,và đóng góp của bà con bằng công lao động để đào đắp nạo vét kênh mương.Nhưng đến nay nhiều hệ thống đã bị xuống cấp hoặc cần được làm mới.Phần lớn hệ thống cần được nạo vét hoặc bê tông hoá mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất.

Hệ thống giao thông từ Huyện đi trung tâm xã, đường liên xã,liên thôn đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá.Chỉ còn số ít là đường cấp phối Việc đi lại trong khu vực tương đối thuận tiện và sạch sẽ.Tỷ lệ đường bê tông trong khu vực Vùng đệm là 66,7%,đường nhựa chiếm 25,7%,đường cấp phối chiếm 7,6%.

* Nước sạch và vệ sinh môi trường

Có gần 50% bà con sử dụng giếng khoan và giếng đào Nhưng chỉ có khoảng 20-30% là sử dụng nước hợp vệ sinh.Các giếng đào và giếng khoan này thường gặp phải nguồn nước lợ không thể dùng được trong sinh hoạt. Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước mưa và nước qua bể lọc nên rất bị hạn chế.Tình hình thiếu nước sinh hoạt thường vẫn diễn ra hàng năm vào mùa đông ken Nhất là vào những năm ít mưa.

Các công trình vệ sinh như nhà tắm, hố xí cũng đã được phần lớn người dân quan tâm xây dựng sạch sẽ.Tuy nhiên vấn đề rác thải trong sinh hoạt đang trở thành vấn đề bức xúc của các khu dân cư tập trung.Hầu như các xã vùng đệm chưa có phương án thu gom, xử lí rác thải thích hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường công cộng về lâu dài.

* Điện Các xã vùng đệm đều đã được kết nối mang lưới điện quốc gia thông qua Trạm 35 KV Giao Thanh.Điện lưới đã xuống tới tận các thôn xóm.Hiện nay 100% các hộ trong khu vực đã được dùng điện lưới.Nguồn điện hiện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều.

* Giáo dục Các xã Trong vùng đệm đều đã có 1 trường THCS, 01

Trường tiểu học và 01 trường mẫu giáo Riêng xã Giao Thiện có 2 trường tiểu học.Cả cụm 8 xã có 01 Trường THPT Giao Thuỷ C.Tuy nhiên trong khu vực nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đã cho con em theo học ở các Trường THPT Giao Thuỷ A & B ( ở Thị Trấn & ở Trung tâm #).

Các Trường THCS và tiểu học phần lớn đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của công tác giáo dục hiện đại.Một số trường vẫn còn học 2 ca như Giao An,Giao Lạc,Giao Xuân.Cơ sở thực nghiệm và trang thiết bị giảng dạy cùng các công trình phù trợ khá thiếu thốn.

Gần đây các xã hình thành các Trung tâm gíao dục cộng đồng,đây là một hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc nâng cao nhận thức của dân chúng.Tuy nhiên do có những khó khăn khách quan (cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn ) nên các Trung tâm này chưa được đầu tư tương xứng để phát huy hết vai trò tác dụng của chúng.

Trong vùng đệm mỗi xã đều có một Trạm y tế và có từ 3-7 cán bộ y tế. Ngoài các Trạm xá nói trên còn có mạng lưới y tá thôn xóm,đây là lực lượng cán bộ y tế hết sức quan trọng vì họ sinh sống gần gũi với cộng đồng địa phương,trực tiếp thực hiện sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân.Ngoài ra các y tá thôn bản còn tham gia giám sát dịch bệnh,tiêm chủng,vận động kế hoạch hoá gia đình.

Đánh gía chung về quản lý đất ngập nước vườn quốc gia Xuân Thuỷ

+ Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là mẫu cảnh quan thiên nhiên duy nhất về hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển của đồng bằng châu thổ sông Hồng được bảo tồn Đây là một đại diện điển hình về địa mạo, cảnh quan sinh thái của vùng đồng bằng hạ lưu sông Hồng Hiện nay các Vườn quốc gia của nước ta đều là đại diện cho các vùng cảnh quan đồi núi, cao nguyên hoặc rừng ngập nước ngọt, chưa có Vườn quốc gia nào đại diện cho vùng cửa sông ven biển theo kiểu cảnh quan : các bãi sa bồi và rừng ngập mặn ở cửa sông lớn ven biển như Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

+ Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là khu đất ngập nước có tầm quan trọng đặc biệt đối với đồng bằng châu thổ sông Hồng và đối với quốc tế Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, chi phối mạnh mẽ các quá trình hình thành địa maọ và sinh thái của khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng

+ Với 219 loài chim ở 41 họ, 13 bộ trong đó có nhiều loài chim nước và chim di trú có giá trị cao về bảo tồn ĐDSH trong nước và quốc tế Có 9 loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế, ở một vài thời điểm đã tìm thấy trên 20% số cá thể Cò thìa hiện có của thế giới ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ ( trong khi tiêu chí chung của Công ước Ramsar : vùng nào có 1% số cá thể loài quý hiếm sinh cư đã là vùng bảo tồn chim quan trọng tầm cỡ quốc tế ).

+ Về môi trường sống của chim, có 64,6% sử dụng rừng ngập mặn 67,4% sử dụng bãi sậy và cói, 55,1% số loài sử dụng bãi bồi Cồn cát và 42,2% số loài sử dụng rừng phi lao làm nơi kiếm sống và cư trú Trong nhịp sống của chim di cư, khi mùa đông đến chúng phải di cư xuống vùng ấm áp hơn để đi tránh rét & kiếm ăn Nhiều loài đã sử dụng vùng đất ngập nước ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là điểm dừng chân quan trọng, trong số đó có các loài đặc biệt quý hiếm như : Cò thìa, Choi choi mỏ thìa,Mòng bể mỏ ngắn

+ Việc bảo vệ các khu di trú của các loài chim di cư là mục tiêu quan trọng của công ước RAMSAR Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã và sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đánh giá cao của các tổ chức quốc tế về những nỗ lực của Tỉnh Nam Định trong việc bảo vệ và giữ gìn khu vực này

+Kết quả kiểm kê tài nguyên sinh vật ở VQG XT đã cho thấy : 101 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có những loài cây ngập mặn tạo thành những quần xã rộng lớn, được coi là cội nguồn của mọi lợi ích phong phú của khu vực Cùng với 156 loài cá, 10 loài thú, trên 500 loài thuỷ sinh và nhiều loài bò sát, lưỡng cư, côn trùng khác, đã tạo lên bức tranh về đa dạng sinh học phong phú, tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập nước ở cửa sông ven biển với đặc thù như năng suất sinh học, đa dạng sinh học và độ nhạy cảm rất cao so với các hệ sinh thái khác.

+Vùng đất ngập nước ở Vườn quốc gia Xuân Thủy là bức tranh sinh động về lịch sử mở đất của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn và trải dài hàng chục km ven biển gợi nhớ lại lịch sử

& in đậm những chiến công bất khuất kiên cường của nghĩa quân Phan Bá Vành ( một cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở đồng bằng Bắc bộ ) và các chiến sĩ du kích của địa phương đã từng bám trụ vững vàng trong rừng ngập mặn để kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi vẻ vang Các thế hệ trẻ hôm nay và du khách đến với Vườn quốc gia Xuân Thuỷ sẽ có được cảm nhận sâu sắc về lịch sử đấu tranh xây dựng quê hương đất nước, để cùng vững tin tiến bước đến tương lai

1.4.2 Những yêú tố thuận lợi cơ bản đối với công tác quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân thuỷ

+ Tiềm năng về điều kiện tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ rất phong phú.Đội ngũ cán bộ công chức của Vườn đã có kinh nghiệm và nhiệt tình với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên.Sự quan tâm của các cấp các ngành hữu quan từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng quốc tế đối với sự nhiệp bảo tồn thiên nhiên & phát triển bền vững ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ ngày càng sâu sát và rất hiệu quả.

+ Ưu thế đặc biệt của một vùng đất mở ở cửa con sông lớn nhất miền Bắc đã tạo nên Vườn quốc gia Xuân Thuỷ giàu có về ĐDSH,tươi đẹp về cảnh quan và trù phú về kinh tế Sau trên mười năm gắn bó với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên ở một vùng đất trẻ, đội ngũ cán bộ công chức của đơn vị đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều đối tác trong nước và quốc tế Tạo ra sự hậu thuẫn rất đắc lực cho quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Xu thế tất yếu của xã hội hiện đại là Phát triển bền vững.Cùng với sự tăng trưởng của đất nước, sự quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ TN-MT của các cấp các ngành ngày càng thiết thực hơn; Đồng thời với việc thực hiện cam kết của Chính Phủ,cộng đồng quốc tế (bao gồm các Tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ ) sẽ thêm tin tưởng để tiếp tục trợ giúp hiệu quả hơn cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên ở Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ.

Nếu qui hoạch và tổ chức thực thi tốt, mô hình quản lý bảo tồn & phát triển VQGXT sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, đáp ứng được cả nhu cầu của hiện tại và tương lai.

1.4.3 Những khó khăn và tồn tại về quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

+Cơ sở vật chất yếu kém : Cơ sở vật chất của Khu bảo tồn Xuân Thuỷ được xây dựng từ năm 1992 bằng nguồn kinh phí nhỏ bé của địa phương đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng,không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ đa chức năng cuả một Vườn Quốc gia Đường giao thông thuỷ bộ còn hoang sơ

& kém chất lượng nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động Du lịch sinh thái hầu như chưa có gì Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên rất thiếu thốn và lạc hậu.

+Năng lực của đội ngũ cán bộ ( Một phần của Ban quản lý VừơnQuốc gia Xuân Thuỷ và đội ngũ cán bộ của địa phương ) chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Mặc dù đã có nhìêu cố gắng, nhưng năng lực đội ngũ cán bộ công chức của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và cán bộ các cấp ở địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ;Vì còn thiếu các chuyên gia & các kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên sâu của nghiệp vụ bảo tồn thiên nhiên như : chủ trì các công trình nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng,phát triển Du lịch sinh thái Đội ngũ cán bộ địa phương chưa có đủ tri thức về bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững nên việc hợp tác quản lý Vườn quốc gia cũng như phát triển vùng đệm chưa đạt hiệu quả mong muốn.

+Thể chế quản lý còn nhiều bất cập ; Trong hoàn cảnh sức ép về khai thác tài nguyên tự nhiên của cộng đồng dân vùng đệm lên vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ ngày càng gay gắt & phức tạp: Cơ chế quản lý,đặc biệt là thể chế về bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn quản lý ở VQGXT.;Trong khi năng lực pháp lý của Ban quản lý Vườn quốc gia hiện tại còn rất nhiều hạn chế Hoạt động khai thác TN-MT quá mức của cộng đồng địa phương như hiện tại sẽ tạo nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái,làm sai hỏng mục tiêu bảo tồn thiên nhiên & sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ở khu vực VQGXT Tuy nhiên sức ép về khai thác TN-MT của Cộng đồng địa phương lên vùng lõi của VQGXT là một thực tế khách quan,do chúng ta chưa có được giải pháp quản lý thích hợp;Trong khi nhu cầu sống, nhu cầu về công ăn việc làm của cộng đồng địa phương ngày một gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng của dân số & xu thế phát triển chung của Kinh tế - xã hội hiện đại

Tình hình quản lý của ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

2.1.1 Sự hình thành và phát triển ĐNN ở Vườn quôc gia Xuân Thuỷ Để quản lý tốt ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ- năm 1992- UBND Huyện Xuân Thuỷ đã thành lập Trung tâm TN-MT của Huyện Đây là một đơn vị sự nghiệp có quy mô biên chế nhỏ và năng lực mọi mặt còn có rất nhiều hạn chế Từ ngày thành lập Trung tâm đã hợp tác với các đơn vị hữu quan để quản lý bảo vệ TN-MT ở khu vực; tiếp nhận vốn ngân sách địa phương để xây dựng Nhà Môi trường và hợp tác với một số Tổ chức quốc tế để tổ chức các dịch vụ phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên,Trung tâm chỉ là một đơn vị nhỏ trực thuộc cấp Huyện, không có tiềm lực tài chính và không đủ năng lực pháp lý để quản lý hiệu quả Khu Ramsar Xuân Thuỷ.Mặt khác mô hình Trung tâm không nằm trong hệ thống quản lý bảo tồn thiên nhiên của quốc gia, nên không thể có được cơ chế

& chính sách thích hợp để bảo tồn và phát triển bền vững TN-MT ở khu vực.

Năm 1993, Ngành Lâm nghiệp đã đề xuất xây dựng Khu Ramsar Xuân Thuỷ trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thuộc Hệ thống các Vườn quốc gia & Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam Viện Điều tra quy hoạch rừng-Bộ Lâm nghiệp đã tiến hành lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật cho Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ. Được sự uỷ quyền của Thủ Tướng Chính Phủ, ngày 19/1/1995,Bộ Lâm nghiệp( nay là Bộ nông nghiệp & PTNT) đã ký quyết định số : 26-LN/KH:

Phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ Từ đó trở đi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân

Thuỷ chính thức được thành lập, Khu bảo tồn trực thuộc Chi Cục kiểm lâm Nam Định Vốn dự toán đầu tư cho giai đoạn 1995-2005 là : 8.3 tỷ đồng Sự kiện đó cũng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quốc tế quan tâm đầu tư phát triển cho Khu vực này

 Các mục tiêu và chức năng cơ bản của VQGXT

Theo luận chứng đã được phê duyệt (tháng 1/1995 ) các mục tiêu và chức năng cơ bản của Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ là :

- Bảo vệ sinh cảnh của vùng diễn biến địa lý sinh học(những diễn biến về địa lý và quần thể sinh vật ở vùng cửa Ba Lạt & ven biển Đông)

- Phòng hộ ven biển vùng cửa Sông Hồng

- Là hiện trường nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế

- Phát huy hiệu quả văn hoá giáo dục và du lịch sinh thái

- Góp phần tích cực vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Xuân Thuỷ và của Tỉnh Nam Hà.

 Các phân khu chức năng và vùng đệm :

- Do đặc thù của vùng cửa sông ven biển nên toàn bộ diện tích của Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ đều thuộc diện bảo vệ và không phân thành các phân khu chức năng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác

- Vùng đệm : Gồm toàn bộ diện tích còn lại của Cồn Ngạn phía trong đê biển được giới hạn phía lạch sông Vọp với diện tích tự nhiên là 960 ha. Đây cũng là một bất cập lớn vì diện tích của vùng đệm quá nhỏ không bao hàm đầy đủ ý nghĩa và chức năng của một vùng đệm thực sự.

 Các chương trình hoạt động của luận chứng KT-

KT ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và việc thực hiện.

* Các chương trình hoạt động trong Luận chứng KT-KT (1/1995 )

- Chương trình bảo vệ : gồm các hoạt động xây dựng các Trạm bảo vệ, nhà ở và làm việc, chòi canh, hệ thống mốc bảng, nâng cấp đường công vụ, đầu tư trang thiết bị phương tiện bảo vệ, tổ chức bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên môi trường.

- Chương trình lâm sinh: Gồm các hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng, bảo vệ rừng trồng.

-Chương trình nghiên cứu khoa học gồm: Các hoạt động đầu tư thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Chương trình đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền giáo dục môi trường, thăm quan du lịch ( sẽ lập dự án để UBND tỉnh phê duyệt khi Khu bảo tồn đã định hình)

- Chương trình kinh tế -xã hội vùng đệm: UBND tỉnh lập một dự án riêng về vùng đệm, trình Bộ Lâm nghiệp phê duỵêt sau.

* Việc thực hiện các chương trình

- Từ tháng 10/1995 hình thành BQL Khu bảo tồn, đơn vị đã tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường ở Khu bảo tồn.

-Năm 1998 Đại sứ Hà Lan tài trợ 33.000$ để thực hiện dự án: " Tăng cường năng lực cho khu Ramsar Xuân Thuỷ".

- Năm 1999 - 2000 Quỹ môi trường toàn cầu - Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (GEF/SGP) tài trợ cho Hội nông dân và KBT dự án: "Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng vùng đệm góp phần bảo vệ đa dạng sinh học ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ ( trị giá : 18.000 $.)

- Năm 2001 Quỹ Bảo tồn TN Nhật Bản tài trợ 1TriệuYên (8.000$) BQLKBT cùng Birdlife thực hiện dự án: " Giám sát sinh thái ở KBT XT".

- Hợp tác với Sở khoa học CN & MT thực hiện đề tài: "Đánh giá môi trường và kết quả 10 năm tham gia công ước Ramsar ở Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ “ Hợp tác với Công ty giống lâm nghiệp trung ương thực hiện đề tài: "Di thực cây rừng ngập mặn Nam bộ" Hợp tác với Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp bền vững thực hiện đề tài: "Quản lý bền vững rừng ngập mặn".

- Hợp tác với ENV (Education for Nature - Viet Nam) thực hiện dự án: "Giáo dục ý thức môi trường cho học sinh 2 khối 7&8 ở Hệ thốn g các

Trường THCS thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ", dự án do Đại sứ Anh tài trợ.

- Từ năm 1995 đến nay với sự hỗ trợ của chương trình 327 & 661 của tỉnh Nam Định, Ban quản lý Khu baỏ tồn TNĐNN Xuân Thuỷ đã được đầu tư trồng mới hàng trăm ha rừng Khoán bảo vệ 500 ha rừng ở nơi xung yếu đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ như : Máy thuỷ, điện thoại vi ba và sửa chữa nâng cấp 1,8 km đường công vụ (đường trục I Cồn Ngạn)

Bảng 1.1.3-Tổng hợp vốn đầu tư cho KBTXT thông qua các nguồn vốn. Đ.V.tính : Triệu đồng Đầu tư

Khu bảo tồn Vùng đệm Tổng cộng

Nguồn từ Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQGXT 2004-2010.

Qua bảng trên có thể thấy việc đầu tư hoàn toàn không tương xứng với yêu cầu của công tác bảo tồn ĐDSH và phát triển Khu RAMSAR quốc tế Xuân Thuỷ

 Những tồn tại của Luận chứng KH - KT được xây dựng từ cuối năm 1994

Chức năng và nhiệm vụ

 Các chức năng chính hiện nay của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Theo quyết định 26 LN?KH ngày 19/1/1995 của Bộ Lâm Nghiệp ( Điểm 4, điều 1) các chức năng chính của Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ là:

- Bảo vệ sinh cảnh của vùng diễn biến địa lý sinh học( những diễn biến về địa lý và quần thể sinh vật vùng cửa sông)

- Phòng hộ ven biển vùng cửa sông Hồng

-Là hiện trường nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế

-Phát huy hiệu quả văn hoá,giáo dục, du lịch sinh thái

-Góp phần tích cực vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Xuân Thuỷ và tỉnh Nam Hà

 Các nhiệm vụ của Ban quản lý Vườn quốc gia

Theo điều 4 của quyết định 479/QĐ-UB ngày 10/ 5/ 1995 UBND Tỉnh Nam Hà nêu các nhiệm vụ cụ thể như sau:

1, Là chủ đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ theo luật chứng KT-KT đã được Bộ Lâm Nghiệp phê duyệt.

2, Phối hợp với các ngành liên quan va chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ, phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ theo đúng luật pháp và quy chế quản lý rừng đặc dụng.

3, Thực hiện các chức năng nhiệm vụ, quy định tại điểm 4 của điều 1 quyết định 26/ LHKH ngày 19/ 1 / 1995 của Bộ Lâm Nghiệp.

4, Quản lý tài sản, lao động, tiền vốn được giao theo đúng chế độ, nguyên tắc nhà nước.

Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên được ghi nhận bằng văn bản phap quy nêu trên ; Ban quản lý Khu Bảo tồn còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan đến đơn vị Ví dụ: chỉ đạo đột xuất của huyện và của Tỉnh, Các nhiệm vụ của một thành viên tham gia công ước quốc tế Ramsar và Hội các vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.

Ban quản lý khu bảo tồn Xuân Thuỷ được toàn quyền hoạt động ở khu bảo vệ theo luận chứng KT-KT đã được phê duyệt.

Ban quản lý được kiểm soát vùng đệm với 2 nội dung: Cấm chặt rừng và săn bắn chim thú.Ban quản lý khu bảo tồn là chủ đầu tư dự án khu bảo tồn, đồng thời cũng tham gia uỷ viên hoặc ( hoặc phó giám đốc) thường trực dự án vùng đệm Là thành viên trong Ban quản lý dự án du lịch sinh thái của địa phương.

-Trước tháng 1/1989 toàn bộ diện tích vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn ở phía nam cửa sông Hồng tạm giao cho UBND các xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân Các xã cứ chiếu thẳng địa giới hành chính của mình ra biển để chia nhau quản lý và khai thác tài nguyên ở vùng bãi bồi này Trước năm 1989 Cồn Xanh ( hay còn gọi là Cồn Mơ)chưa được bồi rõ.

-Ngày 14/8/1994 Bộ lao động thương binh và xã hội đã có quyết định số 455 phê duyệt Dự án lấn biển Cồn Ngạn có quy mô diện tích 3200 ha, bao gồm phần đất được giới hạn bởi Đê Vành Lược và đê Ngụ Hàn ( gồm một nửa đất Cồn Ngạn và hầu hết diện tích của Bãi Trong) Dự án này dự kiến đắp 15km đê biển và quy hoạch xây dựng 3 cụm dân cư mới.Ban quản lý dự án lấn biển Côn Ngạn quản lý toàn bộ diện tích này Đây cũng là một bộ phận quan trọng của vùng đệm.

-Ngày 12/4/1993 UBND tỉnh Nam Hà đã cho phép thành lập Ban quản lý khu bảo tồn ( tạm thời) để quản lý bảo vệ tài nguyên của phần bãi bồi còn lại bên ngoài dự án lấn biển Cồn Ngạn Quyết định 26/LNKH của bộ Lâm Nghiệp và quyết định 479/QĐUB của UBND Tỉnh Nam Hà đã quy định phạm vi quản lý của khu bảo tồn hiện nay Từ sau ngày ra mắt chính thức đến nay, hầu như không có thay đổi gì về địa giới Trong lòng khu bảo vệ vẫn tồn tại > 150ha đầm tôm do địa phương quản lý.

Phạm vi vùng đệm chưa được hoạch định lại cho phù hợp yêu cầu Trên thực tế khi triển khai các nội dung của dự án về vùng đệm chúng tôi đã và đang triển khai trên địa bàn dân cư 4 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc và GiaoXuân Kết quả thực hiện đã minh chứng đây là giải pháp đúng và khả quan.

-Sự bồi lấn ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ:

Do chưa có nghiên cứu cơ bản, nên ở đề tài này chưa có những kết quả phân tích mang tính định lượng.Nhưng qua theo dõi các năm gần đây BQL Khu bảo tồn có thể đưa ra những nhận xét cơ bản sau:

+ Có 3 khu vực được bồi tụ mạnh là:Đầu Cồn Lu, Côn Ngạn ( Cửâ sông Trà), Cồn Mờ( Cồn Xanh) và phía cuối Cồn Lu ( ngang Giao Xuân và Giao Hải)

Có thể thấy khá rõ sự tăng trưởng về diện tích và cao trình của các khu vực này, trong thời gian 10 năm qua.Đầu Cồn Lu và Cồn Ngạn đã nhô ra cửa

Ba Lạt hàng trăm mét bề dài.Cồn Mờ cũng đã nổi khá rõ và có xu thế nối liền với Cồn Lu ở vị trí ngang với Bãi Nứt.Con sông ngăn cách giữa Cồn Lu và Cồn Mờ đang bị lấp dần ở phía cuối ( ngang với dải phi lao lớn thứ hai và ba ở Cồn Lu) Trước những năm 80, đuôi Cồn Lu chỉ ngang với địa phận Giao Xuân nhưng ngày nay đã kéo dài ngang với địa phận Giao Hải Cốt đất ở giồng cát được nâng khá cao, dân Giao Xuân đã trồng thành công trên 20 ha phi lao ở khu vực này trong vài ba năm qua.

+Có 2 khu vực bị xói lở mạnh: Đó là phần đất ở Cồn Lu trực diện với cửa sông Hồng và phần đất từ Cồn Tàn đến Ba Mô của giải cát ở khu vực giữa Cồn Lu Nguyên nhân xói lở: do sóng biển đã xô qua rừng ngập mặn.Lúc triều lớn nước biển đã tràn qua khu vực, lấn thẳng vào rừng ngập mặn gần sông Trà.

Quy hoạch quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

2.3.1 Quy hoạch phân lõi của VQGXT

Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân thuỷ được phân chia thành 3 Phân khu :Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt ( 6.166 ha ),Phân khu Phục hồi sinh thái

( 916 ha ) và Phân khu hành chính và dịch vụ DLST ( rộng 28 ha ).

Bảng - Quy hoạch các phân khu của VQG theo chức năng Địa điểm Phân khu

PK bảo vệ nghiêm ngặt 930 2502 2534 6166

PK phục hồi sinh thái 338 578 916

PK hành chính dịch vụ 10 16 2 28

*Ghi chú : ở đây có bổ xung 10 ha từ vùng đệm cho VQGXT để xây dựng Khu Trung tâm hành chính-dịch vụ của Vườn.

Nguồn từ : Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQGXT

2.3.2 Quy hoạch đầu tư phát triển Vùng đệm

 Quy hoạch không gian vùng đệm

* Vùng diện tích tự nhiên của 5 xã:

+ Mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp.Đổi mới cơ cấu mùa vụ,cơ cấu cây trồng cơ cấu giống, xây dựng vùng chuyên canh giống, chuyên canh lúa đặc sản

+ Tiếp tục chương trình cải tạo vườn tạp, tăng cường và đa dạng hoá các loại cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế Thực hiện có hiệu quả mô hình VAC, kết hợp giữa phát triển vườn tạp, chăn nuôi với tăng trưởng kinh tế và giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái nông thôn.

+ Hỗ trợ vùng đệm xây dựng các công trình phúc lợi có thiên hướng thân thiện với môi trường như: Trường học,Trạm xá, Trung tâm giáo dục cộng đồng Xây dựng khu xử lýý rác thải và cung cấp nước sạch ở 5 xã,khu trung tâm du lịch, trại giống thuỷ sản và dây chuyền thức ăn gia súc

* Bãi trong: Định hình khu dân cư của 2 xóm mới ( Điện biên & Tân hồng :180 ha) và xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững cho khu dân cư này Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia hoạt động DLST (Xây dựng nhà nghỉ, đưa đón khách & dịch vụ khác ).Khu trung tâm hành chính dịch vụ &DLST sẽ được bố trí ở khu này Hơn 800 ha RNM sẽ được bảo vệ để đảm bảo chức năng phòng hộ Trong số hơn 800 ha đầm tôm, trên 300 ha có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ được đầu tư nuôi bán thâm canh, còn lại chuyển thành các ao tôm nuôi sinh thái.

 Quy hoạch cảnh quan kiến trúc của VQGXT

- Quy hoạch cảnh quan kiến trúc của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng :theo hướng đồng bộ, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan của đồng bằng châu thổ sông Hồng Thống nhất giữa các công trình giao thông thuỷ lợi và các công trình phục vụ du lịch.

- Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của toàn bộ Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Tổ chức không gian kiến trúc khu Trung tâm dịch vụ điều hành Đề xuất những mô hình kiến trúc như nhà bảo tàng ( bảo tàng động thực vật ), Trung tâm diễn giải môi trường, Trung tâm hành chính dịch vụ, khu phục vụ thăm quan và dịch vụ du lịch

- Đề xuất các mô hình kiến trúc hệ thống các Tour thăm quan, chòi quan sát, cầu đi bộ qua đầm lầy Bố trí các vùng hạt nhân trong các phân khu phục vụ cho du lịch Đề xuất mô hình cụm dân cư làm du lịch.

Quản lý sử dụng bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

2.4.1 Quản lý tài nguyên rừng ngập mặn (RNM)

- Rừng ngập mặn là nơi ươm giống thuỷ sản, cung cấp thức ăn cho các loài thuỷ sinh, điều hoà môi sinh, đồng thời là nơi làm tổ và sinh sống của nhiều loài chim và động vật hoang dã khác Trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, không cần trồng thêm rừng ngập mặn và cũng không cần phải tỉa thưa Giữ nguyên hiện trạng rừng hiện nay, thông qua quá trình diễn thế tự nhiên RNM sẽ tự mở rộng và phát triển mạnh mẽ ra toàn vùng

- Việc duy trì diện tích RNM hiện nay sẽ tạo nên một cảnh quan thiên nhiên vừa có rừng vừa có các thảm thực vật thân thảo và các bãi trống tương ứng với cảnh quan tự nhiên của vùng cửa Sông Hồng khi xưa Các cảnh quan tự nhiên trên tạo dựng các sinh cảnh thích hợp cho các loài ĐVHD tồn tại và phát triển

- Ở khu giữa Cồn ngạn ( Đầm môi trường hiện nay) dự kiến sẽ bố trí diện tích khoảng 16 ha để xây dựng Vườn thực vật bao gồm bộ sưu tập các loài cây ngập mặn tiêu biểu của Việt nam, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và thăm quan du lịch Vườn thực vật RNM trên sẽ góp phần tôn tạo cảnh quan ở VQGXT thêm phong phú và tươi đẹp hơn

- Tăng cường quản lý bảo vệ rừng : Trên cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương ở các cấp, Ban quản lý VQGXT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, bao gồm các nội dung:

+ Xử lý nghiêm minh các vi phạm Pháp luật về rừng;

+ Tuyên truyền giác ngộ nhân dân bảo vệ rừng;

+ Tăng cường các các trang thiết bị và tổ chức lực lượng nhân viên và cộng tác viên nhằm hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Các Trạm của Phòng bảo vệ TN-MT phối hợp với Hạt kiểm lâm làm tốt nhiệm vụ bảo vệ toàn diện TN-MT ở Vườn quốc gia

* Quản lý dược liệu và chăn thả gia súc

- Hàng năm có khoảng 20 người đến Vườn quốc gia để khai thác các loại dược liệu như : Củ gấu, sâm đất, sài hồ,Dứa dại có tổng giá trị khoảng trên chục triệu đồng Việc khai thác củ gấu và đem đốt dễ gây nguy cơ cháy rừng Việc chăn thả gia súc ở Cồn Lu cũng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây Có khoảng 500 con trâu của dân và hơn 100 con dê của Bộ đội biên phòng Đàn trâu, dê nói trên quá đông đã có tác động tiêu cực đến sinh cảnh tự nhiên của Khu vực

- Các yêu cầu của hoạt động quản lý

+ Nghiêm cấm tuyệt đối việc đốt củ gấu và chăn thả gia súc ở khu vực, từng bước vận động tuyên truyền và xử lý triệt để đàn gia súc đang được các đối tượng chăn thả tự do ở vùng lõi của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy.

+ Ban quản lý có thể ấp dụng biện pháp cấp giấy phép cho những người vào khu vực thu hái dược liệu Trong giấy phép ghi rõ :"Thời hạn, địa điểm,số lượng & phương tiện thực hiện" Đồng thời Ban quản lý Vườn quốc gia phải tổ chức phổ biến Quy chế và kiểm soát việc thực hiện của dân.

*Quản lý bảo vệ chim thú và ĐVHD khác Đây là một vấn đề phức tạp, không thể chỉ giải quyết trong nội vi củaVườn Quốc gia Xuân Thuỷ mà cần phải thực thi giải pháp tổng thể, đồng bộ,mang tính phổ cập rộng rãi đến toàn thể cộng đồng, công việc cụ thể :

- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ chim thú & ĐVHD khác.

- Quy hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt những bãi ăn nghỉ và các sinh cảnh quan trọng của chim & ĐVHD.

- Tăng cường công tác tuần tra và bắt giữ, xử lý kiên quyết các hành vi xâm hại chim & ĐVHD.

- Liên kết với các điểm đất ngập nước lân cận để cùng phối hợp hành động bảo vệ chim di trú.

- Xây dựng thể chế quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước Thực thi có hiệu quả dự án Vùng đệm và dự án Du lịch sinh thái nhằm tích cực giảm sức ép từ Vùng đệm lên Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

*Tổ chức trồng cây gây rừng và cây phong cảnh

- Trên các bờ đê là ranh giới của Vườn quốc gia và các đường trục chính, tổ chức cho dân trồng cây có xuất xứ tại chỗ nhằm tạo cảnh quan tươi tốt cho Vườn quốc gia và phát huy các giá trị khác của thảm thực vật đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Trong các ao tôm ở vùng phục hồi sinh thái và vùng đệm tổ chức gây trồng rừng ngập mặn theo mô hình lâm - ngư kết hợp nhằm tạo dựng mô hình canh tác bền vững :" Phát triển nghề NTTS nhưng vẫn giữ tương quan hài hoà với thiên nhiên, đảm bảo thu nhập ổn định và lâu dài ".

2.4.2 Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản

*Khai thác hợp lý và khoa học NLTS : Khai thác hợp lý NLTS tự nhiên nhằm tạo thu nhập cho cộng đồng dân địa phương, duy trì khả năng tái tạo của NLTS Đảm bảo cân bằng sinh thái.

-Điều tra và đánh giá chi tiết thực trạng NLTS ở khu vực, dự báo tiềm năng, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thuỷ sản (thiết lập bản đồ quản lý)

- Xây dựng quy chế khai thác hợp lý và khoa học NLTS với sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Tổ chức cấp giấy phép khai thác NLTS, xác định rõ :" Đối tượng được phép, thời gian, địa điểm, phương tiện khai thác, loài được khai thác và số lượng, chất lượng loài thuỷ sản được phép khai thác ".

Hiệu quả đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý

Việc đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển VQGXT sẽ đem lại hiệu quả sau:

Dự án sẽ bảo tồn được một mẫu cảnh quan tiêu biểu đặc sắc nhất của vùng cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng Bảo vệ ĐDSH của hệ sinh thái đất ngập nước ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là mẫu chuẩn điển hình của Hệ sinh thái đất ngập nước nằm ở Trung tâm đồng bằng ven biển Bắc bộ.

Bảo tồn nơi cư trú của trên 200 loài chim ( bằng 1/4 số lượng loài chim hiện có của nước ta ) trong đó có 9 loài được ghi vào sách đỏ quốc tế là những loài chim di trú quý hiếm

- Bảo tồn nguồn gen các loài thực vật quan trọng của vùng cửa sông ven biển bắc bộ ( như cây rừng ngập mặn, cây dược liệu .)

- Cung cấp nguồn giống thuỷ sản cho thuỷ vực ( vùng cửa sông Hồng )

- Góp phần giữ cân bằng sinh thái, lọc sạch môi trường, lưu giữ nguồn nước sạch, duy trì các quá trình sinh thái địa mạo của vùng cửa sông Hồng

Trong điều kiện phát triển nhanh của vùng châu thổ sông Hồng hiện nay hàng năm diện tích rừng và những vùng đất ngập nước (Wetland) ở vùng ven biển Bắc Bộ bị mất đi khoảng 500/ha /năm thì việc đầu tư thực hiện dự án sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo tồn nguồn gen sinh vật của khu vực

- Việc xây dựng và thực thi dự án là góp phần thực hiện các chương trình quốc gia và quốc tế về baỏ vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là công ước RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế mà Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là Khu RAMSAR đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện nay cùng với nhiều công ước quốc tế về ĐDSH khác mà nước ta đã ký tham gia

- Lợi ích trực tiếp : Nếu dự án đầu tư được thực thi sẽ duy trì lợi ích trực tiếp của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, cung cấp cho cộng đồng dân địa phương nhiều chục tỷ đồng mỗi năm

- Lợi ích gián tiếp: Thông qua việc bảo tồn ĐDSH bảo vệ môi trường của hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ,giá trị gián tiếp được ước tính đạt : 15 triệu đồng/ha/năm

- Việc xây dựng dự án bảo tồn một di sản thiên nhiên ở vùng Trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Hồng góp phần giáo dục truyền thống về nhân văn, về lịch sử mở đất và những giá trị phong phú của quê hương đất nước Giáo dục tinh thần tự hào dân tộc và tình yêu thiên nhiên cho thế hệ mai sau

- Việc thực thi dự án sẽ góp phần giải quyết việc làm, ổn định an ninh và trật tự xã hội của 5 xã vùng đệm và dân cư sinh sống ở quanh Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Chương trình phát triển công đồng sẽ giúp ổn định đời sống của khoảng 30% số hộ nghèo Thông qua hoạt động của của các chương trình sẽ thu hút lực lượng lao động khoảng 10000 người vào thực hiện các mô hình

"lâm ngư kết hợp" hoặc "mô hình Du lịch sinh thái ", "mô hình VAC" cùng các hoạt động khác

- Với việc sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ sẽ cung cấp một lượng thực phẩm đáng kể cho các cộng đồng dân cư địa phương (bao gồm tôm, cá, cua, các loài nhuyễn thể, rong biển ) và nhiều nguyên liệu khác phục vụ cho sinh hoạt và cải thiện đời sống

- Dự án sẽ thực hiện việc chỉnh trang kiến trúc cảnh quan và điều kiện cơ sở hạ tầng ở khu vực Phát huy những mặt tích cực của hệ sinh thái đất ngập nước cho các hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa học phát triển văn hoá,phát triển giáo dục môi trường cho cộng đồng, tạo dựng khu vui chơi giải trí thưởng ngoạn thiên nhiên, tái tạo sức lao động cho xã hội

*Tóm lại : Việc đầu tư xây dựng và thực thi dự án sẽ bảo vệ một mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu ở vùng cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng Bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là nguồn gen quý hiếm của hệ sinh thái đặc thù, bảo vệ những giá trị văn hoá, nhân văn của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội Tạo công ăn việc làm và nhiều sản phẩm khác cho cộng đồng dân cư ở địa phương Tạo dựng và phát triển khu du lịch sinh thái độc đáo ở khu vực Tích cực thực hiện cam kết quốc tế của Chính Phủ ở Địa danh RAMSARXuân Thuỷ và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Liên tỉnh Đồng bằng châu thổSông Hồng

Đánh giá chung về quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

2.6.1 Những nhược điểm của việc quản lý

-Bộ máy tổ chức: Hiện tại chưa thật hoàn chỉnh chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ, hiệu lực quản lý chưa cao.Đây cũng là những bức xúc lớn, ở trong tình trạng chung của toàn lực lượng.

- Nhân lực của Ban quản lý khu bảo tồn vừa thiếu vừa yếu Thiếu về số lượng, nhân viên bảo vệ, cán bộ kỹ thuật ở các lĩnh vực quản lý môi trường và thuỷ sản Yếu về năng lực: đa số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn như: pháp chế, quản lý môi trường, nghiệp vụ bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và đặc biệt là yếu về trình độ Anh ngữ.

Từ những tồn tại đó là do nguyên nhân sau:

Mức lương và thu nhập của cán bộ công nhân viên ở VQG nay là quá thấp, không tương xứng với vị trí và vai trò mà họ đang đảm nhiệm (bình quân thu nhập: 440.000đ/ tháng) Chính vì thu nhập quá thấp nên đã không đảm bảo được cuộc sống cho các cán bộ.

-Hành lang pháp lý: Đã có nhưng chưa thoả đáng.Đặc biệt ở hệ sinh thái đất ngập nước, nơi chồng chéo rất nhiều mối quan hệ về lợi ích nền cần phải có một thể chế quản lý thích hợp riêng nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ trên Thẩm quyền pháp lý của Ban quản lý KBT Xuân Thuỷ cũng rất hạn chế Chỉ bó hẹp trong một phần của lâm luật) nên hiệu quả quản lý của đơn vị chưa cao, Ban quản lý chưa thể giải quyết triệt để mọi vi phạm xâm hại về tài nguyên môi trường ở khu Ramsar Xuân Thuỷ.

-Cơ sở hạ tầng: Vừa nhỏ bé, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, vừa xuống cấp nghiêm trọng do không được đầu tư và sửa chữa bổ sung định kỳ.Cơ sở hạ tầng yếu kém đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động mọi mặt của Vườn quốc gia.

-Các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý: Trong thời gian gần đây đã được bổ sung bởi các dự án,tuy nhiên ở vùng khí hậu nghiệt ngã, nên thiết bị rất nhanh xuống cấp và dễ hư hỏng Không có điện lưới, liên lạc trục trặc, đường xá đi lại khó khăn, thiết bị phù trợ lạc hậu và thiếu thốn…đã là những trở ngại không nhỏ đến hoạt động quản lý KBT.

-Luận chứng kinh tế kinh tế kỹ thuật được phê duyệt năm 1995 có tiến bộ đầu tư bình quân gần 1 tỷ/ năm cho các chương trình mục tiêu.Do có những thay đổi về cơ chế nên từ năm 1996 đến nay bình quân đầu tư trong nước chỉ đạt xấp xỉ 90 triệu đồng/năm Thế nhưng vốn lại tập trung chủ yếu cho khâu lâm sinh (khoảng 60%) đây cũng là một bất cập lớn.Việc trồng rừng mới ở Khu bảo tồn đến nay là không còn cần thiết nữa, vì những diện tích có thể trồng được thì đã cơ bản được phủ xanh.Các chương trình còn lại, hầu như không được quan tâm đầu tư Như vậy, với vốn trong nước, thứ cần cấp thì không có, thứ không cần cấp thì lại cấp dư thừa.

-Vốn quốc tế:Từ 1998 đến nay đã được bổ sung bởi vốn tài trợ của một số tổ chức quốc tế: ( Năm 1998, Đại sứ Hà Lan tài trợ: 33.000 USD Năm

1999, Quĩ môi trường toàn cầu-UNDP tài trợ 18.000 USD) Nguồn vốn này đã đầu tư có hiệu quả khá thiết thực Đặc biệt các dự án quốc tế đã quan tâm giải quyết vấn đề vùng đệm nhằm hướng tới chiến lược phát triển bền vững cho khu Ramsar Xuân Thuỷ Tuy nhiên nguồn vốn này cũng đang được điều chỉnh cơ chế quản lý nên đã tạo ra những trở ngại rất lớn cho cơ sở ( Ví dụ như : Cơ sở không được đàm phán trực tiếp với cơ quan tài trợ mà phải thông qua các Bộ Cơ sở phải có vốn đối ứng ( tối thiểu nhất 10%) và phải hạch toán tài chính theo cơ chế quản lý tài chính của Việt Nam.Như vậy đơn vị ít có cơ hội để có được các dự án quốc tế mới.

* Việc phối hợp giữa các ngành hữa quan

Trên Khu Ramsar có mối quan hệ của rất nhiều ngành Thời gian qua đã có sự phối hợp kết hợp để hành động nhưng chưa có sự thống nhất cao. Việc quản lý tài nguyên vẫn ở trong tình trạng mạnh ai nấy làm, thiếu sự chỉ đạo thống nhất của một cơ quan có thẩm quyền chung Đặc biệt, việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gần như bị buông lỏng nên đã xảy ra tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản vô tổ chức, đến mức báo động như hiện nay Việc phối hợp giữa các cấp và ngành hay các ngành với nhau trên cùng một địa bàn quản lý chưa được thuần nhuyễn, do mọi nguời chỉ mới biết lợi ích của riêng mình mà chưa thấy được lợi ích chung.

*Việc thực thi các văn bản mang tính pháp quy ở Ban quản lý ở VQG Xuân Thuỷ

Nhìn chung còn nhiều bất cập Trước tiên là việc thực hiện hai quyết định thành lập đơn vị (26/KH-LN và 479/ QĐ-UB) Cả hai quyết định nêu trên đều đã được triển khai, nhưng mới chỉ đạt ở mặt hình thức, nôi dung thực thi còn yếu và thiếu Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chương trình mục tiêu của bảo tồn Khu Ramsar Xuân Thuỷ Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và một phần của quy chế quản lý rừng đặc dụng bị vi phạm nhiều nhưng rất khó giải quyết vì cần phải có cơ chế phải có cơ chế phối hợp hài hoà giữa các cấp và ngành hữu quan Đồng thời cũng phải xây dựng và tổ chức thực thi được dự án vùng đệm.

Theo Luật đất đai và thông tư liên tích giữa Tổng cục Địa chính với Bộ

NN &PTNT, Ban quản lý khu bảo tồn Xuân Thuỷ được cấp sổ bìa đỏ về giao quyền sử dụng đất Nếu có được căn cứ pháp luật này sẽ hậu thuật rất đặc lực cho công tác quản lý taì nguyên môi trường ở khu bảo tồn Nhưng do nhiều nguyên nhân, văn bản pháp quy quan trọng này vẫn chưa được thực thi ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, cũng là nơi xác lập lợi ích của nhiều cấp và ngành hữu quan, nên cũng đã có những văn bản pháp quy chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau của các ngành và các cấp Để giải quyết thực trạng này cơ quan trọng tài phải nắm vững nguyên tắc " Chỉ có thể sử dụng tối ưu, chứ không thể sử dụng tối đa" nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích Đây là gốc rễ cơ bản cho việc xây dựng chiến lược " Phát triển bền vững ở khu bảo tồn.

2.6.2 Những ưu điểm của quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Những năm trước, khi không có Ban quản lý, tình trạng dân chúng tự ý chặt phá rừng diễn ra khá tuỳ tiện Có những năm rừng phi lao ở Cồn Lu bị địa phương chặt trắng Rừng ngập mặn không có chủ quản nên ai muốn lấy tuỳ sức.Có những người dân chuyển sống bằng nghề lấy củi vẹt.

Từ năm 1995 đến nay, rừng đã có chủ quản lý chính thức nên tình trạng chặt trắng rừng hoặc khai thác bừa bãi đã chấm dứt.

Nhờ có sự quản lý cua Ban quản lý Vườn quốc gia mà thuỷ sản được khai thác hợp lý, rừng được bảo vệ và là điểm du lịch đem lại nhiều lợi ích đối với dân cư đã có thêm thu nhập.

Phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Phương hướng và mục tiêu

Quản lý, bảo tồn Vườn Quốc gia Xuân thuỷ theo hướng phát triển bền vững Bảo vệ tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhất là các loài động, thực vật quý hiếm trong Vườn Quốc gia Quản lý và giám sát việc khai thác, sử dụng hợp lý các giá trị tài ngưyên Vườn Quốc gia vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo quan điểm phát triển bền vững và chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Nam Định.

1- Bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực vùng lõi (7.100ha) của VQG, trong đó tập trung bảo vệ diện tích rừng ngập mặn hiện có, bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản

- Bảo vệ nơi cư trú và sinh sống của các loài động vật quý hiếm, đặc biệt là các loài chim nước và chim di trú trong sách đỏ thế giới như Cò thìa mặt đen (Platalea minor), Mòng biển mỏ ngắn (Larus saundersi), Choắt lớn mỏ vàng (Trinfga guttifer), Choi choi mỏ thìa (Eurynorhynchus pygmeus)…

- Phục hồi diện tích rừng ngập mặn bị chết do hoạt động quây vùng nuôi trồng thuỷ hải sản tại khu vực Cồn Ngạn (Vùng đệm).

2- Xây dựng thể chế nhằm quản lý có hiệu quả VQG Xuân thuỷ, kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên VQG Ngăn chặn việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, ngăn chặn việc đánh bắt thuỷ hải sản bằng các dụng cụ huỷ diệt như chất nổ, xung điện, lưới mắt nhỏ…

3- Quan trắc sự biến động tài nguyên động, thực vật trong VQG Phát hiện các sinh vật xâm lấn nguy hại Phát hiện và cảnh báo vấn đề ô nhiễm nước mặt trong VQG đặc biệt ở khu vực vùng đệm và vùng hạ lưu sông Hồng thông qua việc thiết lập cơ chế xây dựng, quản lý, chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến VQG với các đối tác liên quan: các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý cấp trung ương, tỉnh, huyện.

4- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ VQG và lãnh đạo chính quyền địa phương ven biển.

- Phát triển mô hình cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQG bền vững thông qua việc nghiên cứu, áp dụng thí điểm các mô hình sản xuất và dịch vụ mang tính sinh thái (nông nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái…) trong khu vực vùng đệm nhằm: hỗ trợ việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng đệm, giảm sức ép khai thác lên tài nguyên VQG.

5- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý VQG, thu hút hỗ trợ về tài chính, giải pháp kỹ thuật thông qua việc phối hợp nghiên cứu, áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học vào quản lý VQG

* Các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu

- Nhân tố tự nhiên: Do đặc điểm bãi bồi, gần vùng cửa sông ven biển các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến mục tiêu quản lý VQG như: sự bồi lắng làm tăng diện tích bãi bồi, thay đổi khu vực kiếm ăn của các loài động vật dẫn đến thay đổi khu vực khoanh vùng quản lý Mặc dù gần đây các cơn bão mạnh không có nhưng khi xuất hiện thì sự tàn phá cảnh quan rất lớn Sự thay đổi mực nước biển, hiện tượng xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật,…

- Nhân tố con người: VQG được hình thành ở khu vực đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế, khai hoang lấn biển Do đó, những yếu tố ảnh hưởng vẫn là chính sách phát triển kinh tế Đối với các huyện vùng biển nói chung thì phát triển kinh tế biển vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu Riêng đối vớiVQG ngoài tác động từ khai thác thuỷ hải sản hiện nay thì trong thời gian tới sự phát triển chương trình phát triển du lịch sinh thái sẽ có những tác động nhất định đến hướng quản lý VQG.

+ Văn hoá: các yếu tố văn hoá như nhận thức của người dân, phong tục tập quán,… đều ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quản lý VQG Công tác quản lý tốt hay kém phụ thuộc vào trình độ, năng lực cán bộ quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân

+ Nguồn lực: Được nêu ở trên Một kế hoạch quản lý không thể thiếu nguồn lực tài chính và con người để hoạt động Nếu như những nhân tố nêu ở trên là đối tượng hướng tới thì ở đây nguồn lực tài chính, con người là công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu như mong muốn.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

2.1 Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ quản lý Đội ngũ cán bộ hiện tại của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và các cấp ngành hữu quan chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Bơỉ vậy cần bổ sung đủ số lượng cán bộ ở các chuyên ngành còn thiếu,cần tạo thêm các nguồn thu nhập chính đáng cho cán bộ công nhân viên từ các hoạt động( dịch vụ du lịch và dịch vụ khoa học )cần tạo ra cơ chế chính sách đãi ngộ cho tương xứng ở tầm vĩ mô (ví dụ: Cải cách bậc lương, bổ sung phụ cấp thu hút )nhằm động viên họ phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu ở VQG. Đồng thời với việc tổ chức các chương trình đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ giúp họ có đủ kiến thức và năng lực để điều hành các hoạt động, nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu đã nêu trên

- Phương thức đào tạo: cũng cần được mở rộng một cách linh hoạt để đội ngũ cán bộ có thể vừa đảm bảo duy trì hoạt động bình thường ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và Chính quyền địa phương, vừa tạo ra cơ hội phát triển vững chắc cho từng cá nhân & tập thể của đơn vị.

- Nội dung đào tạo gồm : chuyên môn nghiệp vụ,ngoại ngữ,các kỹ năng quản lý bảo tồn ĐDSH,phát triển DLST & phát triển cộng đồng.

- Về hình thức đào tạo : có thể đào tạo tập trung hoặc tại chức, cả dài hạn và ngắn hạn.Đào tạo ở trong nước và quốc tế Cử các cán bộ tham gia các lớp tập huấn,tham quan học tập,hội thảo,giao lưu đối thoại để tăng cường năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ thông qua các trải nghiệm thực tế. Khuyến khích quá trình tự đào tạo để sớm có được đội ngũ cán bộ từng bước tiếp cận và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Xuân thuỷ, ngang tầm với vị thế của Khu Ramsar Quốc tế số một của Việt Nam.

2.2 Giải pháp tuyên truyền giáo dục môi trường (GDMT) nâng cao nhận thức cộng đồng

Với mục đích giúp cho cộng đồng địa phương nhận thức rõ ràng những giá trị của VQGXT,những quy định của Pháp luật về bảo vệ TN-MT Giới thiệu về thực trạng quản lý, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân trong sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên, để họ tự giác tham gia vào các hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQGXT, đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

Các biện pháp tuyên truyền GDMT chủ yếu gồm :

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền GDMT cho cộng đồng phù hợp với từng đối tượng (học sinh phổ thông, thanh niên, phụ nữ, cán bộ quản lý và hội viên của các đoàn thể quần chúng khác );

- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền theo cả chiều sâu và bề rộng trên các kênh giáo dục: chính thống, không chính thống và giáo dục đại chúng;

- Đẩy mạnh xu thế của giáo dục môi trường, chuyển dần từ truyền bá thông tin sang giáo dục, từ nâng cao nhận thức đến giáo dục ý thức cho cộng đồng để họ có thể thu nhận tốt các tri thức, thái độ và kỹ năng cần thiết nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề có thể xuất hiện trong tương lai;

- Tăng cường giáo dục trực quan: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ (máy chiếu phim, máy ảnh, tờ rơi, poster, sách, ) Tổ chức thăm quan thực tế ở VQG, tổ chức các trò chơi tìm hiểu về môi trường và các chiến dịch truyền thông giúp cho các đối tượng được thông tin nhanh và đạt hiệu quả giáo dục môi trường tốt nhất;

- Tăng cường hoạt động diễn giải môi trường: Đó là quá trình chuyển một ngôn ngữ chuyên ngành khoa học tự nhiên sang dạng ngôn ngữ và ý tưởng mà những người bình thường (chủ yếu là đối tượng du khách & cộng đồng dân địa phương) không làm công tác khoa học có thể hiểu và và vận dụng tốt ý tưởng của GDMT;

- Xây dựng các Câu lạc bộ có thiên hướng về bảo vệ môi trường (như Câu lạc bộ xanh, Câu lạc bộ bảo tồn chim, ) kết hợp với củng cố mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền ở địa phương để đưa những hoạt động tuyên truyền cụ thể đi sâu vào từng đối tượng quần chúng;

- Lồng ghép các hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ với giáo dục đạo dức môi trường (cách ứng xử và hành vi thân thiện với môi trường). Để hoạt động tuyên truyền GDMT đạt hiệu quả mong muốn cần kết hợp với các chương trình phát triển cộng đồng, đảm bảo cho họ đủ ăn, đủ mặc và ổn định được cuộc sống ở ngay tại nơi họ sinh sống.

2.3 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

2.3.1 Chính sách về đất đai

- Trước tiên phải hoàn tất thủ tục cấp sổ bìa đỏ về giao quyền sử dụng đất ở vùng lõi cho Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ theo Luật định.

- Quy hoạch sử dụng đất hợp lý Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần được bảo tồn nghiêm túc Phân khu phục hồi sinh thái cần áp dụng chính sách giao khoán để sử dụng trên nguyên tắc sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước Phân khu dịch vụ cần được tôn tạo, xây dựng cảnh quan, phục vụ tốt công tác quản lý bảo tồn, đồng thời kết hợp đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học,tuyên truyền GDMT và du lịch, tham quan giải trí.

- Khu dân cư và canh tác nông nghiệp: giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tạo giá trị thu nhập cao nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân.

- Khu rừng phòng hộ: Trước mắt giữ nguyên trạng để rừng phát huy chức năng phòng hộ và cải thiện môi trường Về lâu dài, cần duy trì một phần diện tích RNM thích hợp để bảo đảm môi trường sinh thái vùng Khi chuyển đổi RNM sang nuôi trồng thuỷ sản cần áp dụng các biện pháp thích hợp để tạo mô hình lâm - ngư kết hợp, nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

Ngày đăng: 24/07/2023, 07:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w