1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định Hướng Phát Triển Du Lịch Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Của Huyện Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc.docx

78 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Hướng Phát Triển Du Lịch Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Của Huyện Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Đinh Cảnh Tùng
Người hướng dẫn ThS. Vũ Công
Trường học Trường Đại Học
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 143,74 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế và các điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch phát triển (4)
    • I. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế (4)
      • 1.1 Khái niệm về du lịch (4)
      • 1.2. Khái niệm khách du lịch (8)
        • 1.2.1. Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch (9)
        • 1.2.2. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam (11)
      • 2. Các loại hình du lịch (12)
        • 2.1. Khái niệm loại hình du lịch (12)
        • 2.2. Các loại hình du lịch (12)
      • 3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội (15)
        • 3.1. Vai trò về mặt kinh tế của phát triển du lịch (15)
        • 3.2. Vai trò về mặt xã hội của việc phát triển du lịch (16)
        • 3.3. Mặt bất lợi do việc khai thác phát triển du lịch quá tải đem lại (17)
    • II. Các điều kiện để phát triển du lịch (18)
      • 1. Điều kiện về tài nguyên du lịch (18)
        • 1.1. Tài nguyên thiên nhiên (18)
        • 1.2. Tài nguyên nhân văn (20)
      • 2. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt (20)
      • 3. Quy hoạch phát triển du lịch (21)
        • 3.1. Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch (21)
        • 3.2. Những hậu quả của sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch (21)
      • 4. Đầu tư phát triển du lịch (22)
      • 5. Chất lượng dịch vụ du lịch (22)
      • 6. Lao động trong du lịch (23)
    • I. Các điều kiện để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo (26)
      • 1.1.1. Vị trí địa lý (26)
      • 1.1.2. Khí hậu (27)
      • 1.1.3. Địa hình (27)
      • 1.1.4. Động, thực vật (28)
      • 1.1.5. Tài nguyên nước (29)
    • II. Thực trạng phát triển du lịch huyện Tam Đảo (37)
      • 1. Vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo (37)
      • 2. Thực trạng phát triển du lịch của huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 – 2006 (40)
        • 2.1. Công tác quy hoạch, đầu tư và thu hút đầu tư du lịch huyện Tam Đảo (40)
        • 2.2. Thực trang phát triển các loại hình du lịch (44)
        • 2.3. Thực trạng về chất lượng dịch vụ du lịch (45)
        • 2.4. Chất lượng nguồn nhân lực (46)
        • 2.5. Thực trạng về xúc tiến đầu tư quảng bá về du lịch (47)
    • III. Đánh giá công tác phát triển ngành du lịch huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 - 2006 (49)
      • 1. Thuận lợi (49)
      • 2. Khó khăn (50)
      • 3. Đánh giá công tác phát triển du lịch huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 - 2006 (51)
  • Chương 3: Giải pháp đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc (26)
    • 1. Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch huyện Tam Đảo54 2. Quan điểm của huyện Tam Đảo về phát triển du lịch của Huyện (54)
      • 2.2. Định hướng (56)
        • 2.2.1. Về định hướng thị trường và phát triển du lịch (56)
        • 2.2.2. Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch (56)
        • 2.2.3. Về đầu tư phát triển du lịch (56)
    • 3. Mục tiêu (57)
      • 3.1. Mục tiêu tổng quát (57)
      • 3.2. Mục tiêu cụ thể (57)
        • 3.2.1. Tăng cường thu hút khách du lịch (57)
        • 3.2.2. Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch (57)
        • 3.2.3. Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất du lịch (57)
    • II. Giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010 (59)
      • 1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch của huyện và phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và khu vực (59)
      • 2. Tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư du lịch (61)
      • 3. Mở rộng khai thác triệt để các loại hình du lịch (63)
      • 4. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch (65)
      • 5. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch (66)
      • 6. Tăng cường xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch (67)
    • III. Kiến nghị (68)
  • Kết luận (70)

Nội dung

Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế và các điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch phát triển

Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế

1.Những khái niệm cơ bản về du lịch, khách du lịch

1.1 Khái niệm về du lịch

Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”

Năm 1930 ông Glusman, người Thụy sỹ định nghĩa: Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên. Định nghĩa của Đại học Praha (cộng hòa Séc) “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”… Định nghĩa về du lịch của trường Tổng hợp kinh tế thành phố Varna,Bulgarie: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn – chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập – đó là các tổ chức, các xí nghiệp với các cơ sở kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu cá thể về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí ( thuộc các

Nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Dân cư sở tại Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế …) mà không có mục đích lao động kiếm lời. Định nghĩa này đã xem xét rất kỹ hiện tượng du lịch như là một phạm trù kinh tế với đầy đủ tính đặc trưng và vai trò của bộ máy kinh tế, kỹ thuật điều hành Tuy nhiên, nó cũng có những điểm là lặp đi lặp lại một số ý. Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ):

Ngược lại với những định nghĩa ở trên Ông Michael Coltman đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.

Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

Hình 1:Mối liên hệ của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ khách du lịch của Micheal Coltman (GT “Kinh tế du lịch” – Tr.10) Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6/1991: “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên ( nơi ở thường xuyên của mình ), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Trong định nghĩa trên đây đã quy định rõ mấy điểm:

Ngoài “Môi trường thường xuyên”, có nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng ngày, các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường hội giữa nơi ở và nơi làm việc, và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường xuyên hàng ngày.

“Khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước” - sự quy định này loại trừ di cư trong một thời gian dài.

“Không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” – có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâu dài hoặc tạm thời. Để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, khoa “Du lịch và Khách sạn” ( Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội) đã dưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây:

“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho địa phương làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.

Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Như vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội.

Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không những đã đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội… ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.

Chính vì những lẽ trên, Hội nghị du lịch thế giới họp tại Manila, Philippin (1980) đã ra tuyên bố Manila về du lịch, trong Điều 2 ghi rõ: “… Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 và trước triển vọng của những vấn đề đang đặt ra đối với nhân loại, đã đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của du lịch, chủ yếu đi sâu vào bề rộng mà du lịch đã đạt được kể từ khi người lao động được quyền nghỉ phép năm, đã chuyển hướng du lịch từ một phạm vi hẹp của thú vui sang phạm vi lớn của cuộc sống kinh tế và xã hội Phần đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành một luật cứ tốt cho sự phát triển của thế giới Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng nhất”.

Chuyên đề theo quan điểm của khoa Du lịch và Khách sạn (Trường ĐHKinh tế quốc dân) sẽ nghiên cứu du lịch dưới góc độ kinh tế và kinh doanh du lịch, nhằm góp phần định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế cho huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2 Khái niệm khách du lịch Định nghĩa khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp Thời bấy giờ các hành trình của người Đức, người Đan Mạch, người

Bồ Đào Nha, người Hà Lan và người Anh trên đất Pháp được chia ra làm 2 loại.

Cuộc hành trình nhỏ (vòng đi nhỏ) là cuộc hành trình từ Paris đến miền Đông nước Pháp.

Cuộc hành trình lớn (vòng đi lớn) là cuộc hành trình theo bờ Địa Trung Hải, xuống phía Tây Nam nước Pháp và vùng Bourgone.

Các điều kiện để phát triển du lịch

1 Điều kiện về tài nguyên du lịch.

Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hoà; động thực vật phong phú giàu tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi. a Địa hình Địa hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những điều kiện tự nhiên như: biển, hồ, sông núi, rừng… Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo…, thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch. b Khí hậu

Những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích.Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. c Thực vật

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa, …Rừng là nhà máy sản xuất ra o xy, là nơi yên tĩnh và trật tự Nếu thực vật phong phú và quý hiếm sẽ thu hút được khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở địa phương của họ thường có sức hấp dẫn mạnh. d Động vật Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du lịch Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch Có những loại động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu và để lập vườn bách thú. e Tài nguyên nước

Các nguồn tài nguyên nước như mặt như: ao, hồ, sông… vừa tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng.

Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh Tính chất chữa bệnh của các khoáng đã được phát triển từ thời đế chế La Mã Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh. f Vị trí địa lý Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch;

Khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn;

Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nơi nhận khách du lịch.nếu nơi nhận khách du lịch ở điểm xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khía cạnh:

Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều.

Giá trị văn hoá, lịch sử các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưong cho sự phát triển du lịch của một địa phương Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lich.

Giá trị lịch sử được chia làm 2 nhóm

Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài người: Những giá trị lịch sử này đánh thức hứng thú chung và thu hút khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau.

Những giá trị lịch sử đặc biệt: Loại này thường không nổi tiếng lắm và thường chỉ được các chuyên gia cùng lĩnh vực quan tâm.

Các giá trị văn hoá thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến.Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của địa phương đến thăm Do vậy, tất cả các thành phố có giá trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hoá.

Các thành tựu kinh tế của địa phương cũng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn du khách Khách du lịch hay so sánh những thành tựu đạt được của địa phương họ với những địa phương họ tới thăm…

2 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt

Có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc thi, liên hoan… Tất cả những hình thức đó đều ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch Vai trò và ý nghĩa của những sự kiện đó thể hiện ở 2 hướng:

Tuyên truyền, quảng cáo cho những giá trị văn hoá và lịch sử của đất nước đón khách.

Khắc phục tính không đồng đều trong việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Các sự kiện như vậy được tổ chức ở ngoài thời vụ du lịch là thích hợp nhất Khi đó không gian tương đối yên tĩnh hơn, thích hợp cho công việc và hội họp Mặt khác, điều đó cũng có lợi cho tổ chức du lịch, vì đó là hình thức kéo dài thời vụ du lịch, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch hợp lý hơn.

3 Quy hoạch phát triển du lịch

3.1 Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch

Quy hoạch phát triển du lịch nhằm dự báo trước những thay đổi để có những hành động đối phó lại những thay đổi đó; Phát triển du lịch đồng thời với việc khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý các tài nguyên tự nhiên và nhân văn cho hiện tại cũng như trong tương lai; Tạo sự thống nhất trong phát triển du lịch tổng thể của tỉnh với địa phương; Tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động du lịch trên địa bàn: sự tác động hỗ trợ giữa các điểm du lịch, các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch…Tối ưu hoá và cân bằng các lợi ích kinh tế, môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội đồng thời giảm thiểu các tác hại mà tác hại du lịch có thể gây ra.

3.2 Những hậu quả của sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch

- Những tác động về vật chất: Gây thiệt hại đến môi trường vật chất + Gây thiệt hại đến các giá trị văn hoá, lịch sử; Gây tình trạng quá đông và tắc nghẽn giao thông; Làm ô nhiễm môi trường

Các điều kiện để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo

1 Điều kiện về tài nguyên du lịch

Tam Đảo là huyện miền núi mới được thành lập năm 2004 gồm có 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo.

Phía đông của huyện Tam Đảo giáp với huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với huyện Lập Thạch và huyện Tam Dương, phía nam giáp với huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên, phía bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Tam Đảo nằm ở phía đông bắc tỉnh Vĩnh Phúc trên quốc lộ 2B, cách trung tâm tỉnh lỵ 10 km, địa bàn của huyện trải dài theo dãy núi Tam Đảo.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.589,9 ha; trong đó đất nông nghiệp là 4.323,05 ha bằng 18,32% (trong đó đất canh tác là 3.691,22 ha). Đất lâm nghiệp là 12.597,64 ha bằng 53,39% Đất chuyên dùng là 1.534,83 ha bằng 6,52% Đất ở là 400,95 ha bằng 1,72% Đất chưa sử dụng là 4.753,38 ha bằng 20,03% Toàn bộ quỹ đất trên góp phần quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp và kêu gọi thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ cho huyện nhà.

Theo tài liệu điều tra của trạm khí tượng thủy văn đặt tại thị xã Vĩnh Yên và thị trấn Tam Đảo có thể khái quát về khí hậu của huyện Tam Đảo như sau:

- Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm, trung bình là 1.567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7 trong năm.

- Huyện Tam Đảo nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông, mát về mùa hè Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, độ ẩm cao nhất là 87%, thấp nhất là 67%.

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21◦C đến 23◦C, mưa tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 01, mùa nóng tập trung vào tháng 6 đến tháng 7 Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa là 17◦C.

-Về chế độ gió, hướng gió thịnh hành phân chia 2 mùa rõ rệt, gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2

Huyện Tam Đảo là huyện miền núi, có địa hình phong phú, đa dạng, phức tạp xen kẽ giữa núi đồi và đồng ruộng; đất canh tác của huyện có địa hình cao chia làm 3 hệ sinh thái rừng

- Hệ sinh thái rừng kín là hệ sinh thái rừng đặc trưng ở Tam Đảo, phân bố từ độ cao 100 đến 700 - 800m Rừng có 3 tầng cao: Tầng cây cao 15-20m chiếm ưu thế, tầng trung bình từ 8-15m ít hơn và tầng thấp nhỏ hơn 6m Hệ cây cao có các loại trám, gội, bời lời, xoan nhù; trung bình có ngát, thị rừng;thấp có cà phê, trúc đào, đơn nem.

- Hệ sinh thái rừng kín phân bố từ 800m trở lên đỉnh phân thuỷ Hệ sinh thái này nằm trong khu nguyên sinh cần bảo vệ nghiêm ngặt Rừng có độ che phủ cao, đa dạng sinh học khá phong phú, cây xanh quanh năm, có khí hậu á nhiệt đới rõ rệt, phát triển nhiều tầng cao khá phong phú về chủng loại và số lượng thuộc loại rừng giàu và trung bình.

- Hệ sinh thái khu du lịch: Phân bố ở độ cao 1.000m - 1.200m, có tính chất chuyển tiếp pha trộn, gần giống hệ sinh thái á nhiệt đới do quá trình du lịch, một số khoảnh rừng bị con người tác động, tu sửa làm đường, mở rộng xây dựng, quy hoạch lại… nên đặc trưng rừng bị huỷ hoại và độ che phủ thấp (15% - 20%), chủ yếu là tầng thấp 5m - 10m.

Tam Đảo không chỉ được nhiều người trong nước và quốc tế biết đến bởi sự hấp dẫn của khu du lịch Tam Đảo; danh thắng Tây Thiên, mà nó còn được biết đến bởi giá trị đa dạng sinh học Tam Đảo được đánh giá là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất nước, với nhiều loài động, thực vật quí hiếm không chỉ riêng của Tam Đảo mà còn của Việt Nam và thế giới Tam Đảo có trên 904 loài thực vật thuộc 478 chi, 213 họ được phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau như: trảng cỏ, cây bụi, các loài cây gỗ trên núi đất và núi đá; được phân chia làm 8 nhóm theo giá trị sử dụng: cây cho tinh dầu; cây làm rau ăn; cây làm cảnh; cây dược liệu; cây cho tinh bột, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cây cho gỗ và nhóm cây dược liệu Ở Tam Đảo có nhiều loài thực vật được thu thập và mô tả lần đầu tiên ở Việt Nam và có tới 38 loài mang nguồn gen quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam

Hệ thực vật rừng của Tam Đảo rất đa dạng, có những loài rất quý hiếm như: Kim tuyến; vù hương; kim giao; dẻ tùng dọc trắng; trầm hương… Tam Đảo có nhiều loại thực vật có giá trị về mặt bảo tồn, ở đây có tới 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo vệ

Hệ động vật ở Tam đảo rất phong phú về thành phần loài, với 840 loài bao gồm: 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái, 234 loài côn trùng: Lớp thú, tính đa dạng loài cao nhất là bộ ăn thịt có 23 loài; gặm nhấm có 20 loài; bộ Linh trưởng có 6 loài; bộ Dơi và bộ Guốc chẵn, mỗi bộ có 5 loài; bộ ăn sâu bọ có 2 loài; bộ nhiều răng và bộ Tê tê mỗi bộ có 1 loài; Lớp chim có 239 loài, trong đó bộ có tính đa dạng cao nhất là bộ chim sẻ có

Thực trạng phát triển du lịch huyện Tam Đảo

1 Vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo

Tam Đảo là một huyện mới được thành lập vào ngày 1/1/2004 Khi thành lập, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 23.589,9ha; dân số 67.235 người, trong đó có 40,4% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu Huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 xã miền núi, 1 thị trấn, có 3 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo khi mới thành lập là: nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 60%; dịch vụ 33%; công nghiệp 7% Sau một năm hoạt động, cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo như sau: Nông-lâm nghiệp thuỷ sản 60,77%, du lịch, dịch vụ, thương mại 33,2% và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 5,9%.

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo trong mối liên hệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 – 2006 ( đơn vị: %)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nông lâm, nghiệp, thuỷ sản

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004, 2005,2006 của huyện Tam Đảo

Bảng 2: So sánh chỉ tiêu - kế hoạch về cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 – 2006 (đơn vị: %)

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

KH TH KH TH KH TH

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004, 2005,2006 của huyện Tam Đảo

Như vậy, kinh tế của Tam Đảo nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tiềm năng du lịch, thương mại bước đầu được khai thác; Năm 2005, cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông-lâm nghiệp thuỷ sản 52,39%, giảm 6,35% so với năm 2004; du lịch, dịch vụ, thương mại 33,37%, giảm 0,65% so với năm 2004; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 14,24%, tăng 7% so với năm

2004 Năm 2006, Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông-lâm nghiệp thuỷ sản48,76%, giảm 3,63% so với năm 2005; du lịch, dịch vụ, thương mại 31,41%, tăng 1,96% so với năm 2005; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 19,83%, tăng 5,59% so với năm 2005 ( Số liệu lấy từ báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội huyện Tam Đảo các năm 2004, 2005, 2006).

Việc thành lập huyện miền núi Tam Đảo nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm khai thác tiềm năng du lịch ở khu vực phía Bắc, với mục tiêu xây dựng Tam Đảo thành một huyện du lịch, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Tuy nhiên qua số liệu trên cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện hết sức chậm chạp (năm 2006 cơ cấu thương mại dịch vụ tăng 1,96%), thậm chí còn mang tính tiêu cực (năm

2005 giảm 0,65%); Các chỉ tiêu do kế hoạch đề ra đều không đạt, còn quá xa vời so với mục tiêu Điều này thể hiện sự yếu kém trong công tác lập kế hoạch, cũng như sự chỉ đạo thực hiện ở nơi đây (Kế hoạch năm 2006 nông nghiệp giảm 7,4%, thương mại dịch vụ tăng 3% trong khi năm 2005 nông nghiệp chiếm tới 60,77% về cơ cấu) Điều này thể hiện công tác lập kế hoạch ở Tam Đảo chỉ dựa trên suy nghĩ chủ quan, chưa bám sát vào điều kiện thực tế của Tam Đảo Tuy nhiên, việc dự báo cho kế hoạch phải dựa vào dãy số thời gian mà Tam Đảo chưa có số liệu do Tam Đảo mới được thành lập năm

2004, nên đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch nơi đây mà ta hy vọng có thể cải thiện trong thời gian tới.

2 Thực trạng phát triển du lịch của huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 – 2006

2.1 Công tác quy hoạch, đầu tư và thu hút đầu tư du lịch huyện Tam Đảo

Mặc dù là một huyện mới được thành lập nhưng chính quyền huyện Tam Đảo luôn coi trọng công tác quy hoạch du lịch, coi đây là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy du lịch phát triển, lấy quy hoạch làm điều kiện để đầu tư và thu hút đầu tư vào du lịch với quyết tâm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện Hiện nay, Huyện đã quy hoạch và mở rộng cửa để thu hút đầu tư vào khai thác du lịch bằng nhiều loại hình như: Du lịch nghỉ dưỡng, do lợi thế khí hậu mát mẻ, điều hoà (khoảng 18◦C) và hệ thống nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi; du lịch tín ngưỡng, tập trung ở khu danh thắng Tây Thiên, trong đó Thiền Viện Trúc Lâm là nơi thu hút rất đông Phật tử trong nước cũng như Việt kiều và khách du lịch nước ngoài đến đây; du lịch sinh thái ở Tam Đảo có lợi thế Vườn quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái, nhất là với sinh viên chuyên ngành nghiên cứu thiên nhiên kết hợp với du lịch. Bên cạnh đó, Tam Đảo cũng hướng tới loại hình du lịch công vụ, kết hợp công việc nghiên cứu, hội họp, giảng dạy với du lịch sinh thái, giải trí Theo quy hoạch trên, huyện Tam Đảo đang xúc tiến các giải pháp đầu tư cho phát triển du lịch, trong đó lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng sẽ ưu tiên trước cho hệ thống giao thông, bến bãi đỗ xe; hệ thống nước sạch; cải tạo và nâng cấp hệ thống điện sinh hoạt; xây dựng hệ thống cáp treo lên đền Thượng Tây Thiên và đỉnh cột tháp truyền hình - địa điểm quan trắc, đặt kính thiên văn du lịch; đầu tư xây dựng các công viên công cộng phục vụ vui chơi, giải trí; phát triển khu nghỉ mát gồm Tam Đảo I, Tam Đảo II Hiện tại ở Thị trấn Tam Đảo có gần 600 phòng nghỉ, 1400 giường, dự kiến có khoảng 70% lượng khách du lịch đến Tam Đảo sẽ tập trung ở đây Khu du lịch Tây Thiên dự kiến sẽ được đầu tư kinh phí để kè vách, xếp bậc các đoạn đường dốc ven suối, làm cầu vượt, cống tiêu nước qua đường, làm hệ thống chỉ dẫn trên tuyến từ đền Thõng đến đền Trung; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, xây dựng một số bãi tắm mùa hè ở những nơi dòng suối rộng Xây dựng thị tứ liên thông, lấy trung tâm là đền Thõng, quy hoạch khu dân cư, khu trụ sở Ban quản lý, khu dịch vụ thương mại với các cửa hàng bán đồ lưu niệm; quy hoạch khu vui chơi giải trí Đầu tư và khuyến khích đầu tư vào khu du lịch thác Thậm Thình, hồ Làng Hà, sân Golf và các điểm phụ trợ Do đó, trong gian qua Tam Đảo đã thu hút được một số nhà đầu tư vào khu du lịch Tam Đảo I, Tam Đảo II, Sân golf Tam Đảo, khu di tích Thiền Viện Trúc Lâm, Tây Thiên…

Như vậy, các bản quy hoạch chỉ nói tới sự bố trí, sắp xếp về không gian; Hướng phát triển các loại hình du lịch; Hướng đầu tư và ưu tiên trong đầu tư…Chưa nói đến sự liên kết, bổ trợ giữa các bản quy hoạch và mối liên hệ trong quy hoạch tổng thể về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; Không hề đề cập đến thời gian và lượng vốn cần thiết cho mỗi công trình cũng như thời gian cần thi công cho mỗi công trình Vấn đề đầu tư và quy hoạch chưa được phân định rõ ràng…Qua những tài liệu mà tôi đã được tham khảo, vấn đề về vốn và tiến độ thi công không hề được đề cập đến duy nhất chỉ có Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên trong bài (“lễ khánh thành Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên”– Vinhphuc.gov.vn/Lễ khánh thành Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên/28.11.2005) là đề cập đến tiến độ thi công trong 15 tháng và vẫn chưa có kế hoạch đề ra và so sánh với kế hoạch đó Điều này ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng đầu tư và thu hút đầu của Tam Đảo trong thời gian qua:

- Về số lượng: (Theo dõi bảng)

Bảng 3: Tình hình thu hút đầu tư của huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 - 2006

Thu hút đầu tư Tăng/ giảm Số cơ sở Tăng/ giảm 200

Tăng 2 tỷ đồng 826 cơ sở Tăng 6 cơ sở 200

Giảm 6 tỷ đồng 711 cơ sở Giảm 115 cơ sở

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004, 2005,2006 của huyện Tam Đảo

Bảng 4: Số cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động của huyện

Tam Đảo giai đoạn 2004 – 2006 Đơn vị: Cơ sở

Năm/Lĩnh vực hoạt động

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004, 2005,2006 của huyện Tam Đảo

Qua các số liệu trên ta thấy: Lượng vốn thu hút đầu tư của năm 2006 đã giảm 4 tỷ đồng so với năm 2004 do số cơ sở hoạt động trên địa bàn giảm 109 cơ sở Như vậy, Tam Đảo đã không cải thiện được môi trường đầu tư hơn thế còn làm giảm cả số lượng cơ sở kinh doanh lẫn tổng số nguồn vốn; Trong đó tỷ lệ số cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng giảm mạnh nhất

(32 cơ sở, tương ứng giảm 15,5%) trong khi đây là yếu tố chủ yếu tạo nên chất lượng dịch vụ du lịch cho Tam Đảo;

- Về chất lượng: Việc quy hoạch và đầu tư thiếu căn bản của Tam Đảo đã gây ra hiện trạng lún nứt tuyến đường J từ cọc TC85 đến cọc II nằm trên truyến đường từ núi Rùng Rình sang Tam Đảo II Tuyến đường này được cải tạo và nâng cấp mặt đường năm 2003 Do nhiều yếu tố tác động, gần đây, xuất hiện vết nứt dọc đường dài trên 50m, bề rộng vết nứt có chỗ trên 5 cm. Vết nứt cách sườn đá bên trong (ta luy dương) từ 3 đến 4m Một số rọ đá hộc chắn mái ta luy dương đã bị sạt trượt, tụt mất chân và hở ra ngoài gây mất an toàn cho khu vực phía dưới đường trong đó có các hộ dân Địa hình khu vực lún nứt có độ dốc cao từ 40 đến 45 độ Trong khu vực này còn có một số công trình đã và đang xây dựng; trong đó có nhà 2 tầng bảo vệ rừng của VQG Tam Đảo được xây dựng từ năm 2002 đã xuất hiện vết nứt ngang nhà từ móng lên phần mái Sau một số trận mưa đầu mùa năm 2005, các vết nứt phát triển dài ra và rộng hơn Các tường kè đá chắn đất từ số I đến số IV đều xuất hiện các vết nứt ngang dọc và có xu hướng bị đẩy nghiêng Sau cơn bão số 2 vừa qua, do lượng mưa lớn dẫn đến tường chắn số II và III bị sụp đổ gây hư hại phần móng và cột công trình nhà Trung tâm giáo dục môi trường Ngoài ra, toàn bộ phần nền đất trong khu vực đã bị sạt lở Nếu không có các biện pháp kịp thời xử lý sẽ dẫn đến nguy cơ sạt trượt hoặc lở núi gây nguy hiểm cho các công trình phía dưới đường – Phóng sự điều tra ngày 8.8.2005 của báo Nhân dân/Vinhphuc.gov.vn/phóng sự điều tra Đây là mặt hạn chế rất lớn mà Tam Đảo cần khắc phục trong thời gian tới

Nguyên nhân của hạn chế trên là do: Đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm quy hoạch (nhiều chỉ tiêu đạt ra còn quá xa vời so thực tế - như đã phân tích ở phần 1 Vị trí ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo); Số lượng cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu (Phòng tài chính - kế hoạch có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 1 nhân viên); Việc lập kế hoạch và thực hiện chưa gắn lợi ích và trách nhiệm với người thực hiện Công tác quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ so với yêu cầu, nhiều cơ quan vẫn chờ quy hoạch để đầu tư; thủ tục hồ sơ về đất không đầy đủ, ý thức một số hộ dân chưa tốt đã gây ách tắc, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch; thủ tục hồ sơ nguồn gốc về đất đai không đầy đủ, ý thức chấp hành của một số hộ dân về đền bù chưa tốt, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.…

2.2 Thực trang phát triển các loại hình du lịch

Hiện nay, khi du lịch Vĩnh Phúc được đưa vào chương trình đầu tư như các khu du lịch trọng điểm quốc gia trong đó Tam Đảo được xây dựng thành một huyện du lịch của Tỉnh thì vấn đề nghiên cứu du lịch của huyện Tam Đảo càng trở nên cấp thiết Vì vậy Sở Thương mại và Du lịch đã xây dựng 4 mô hình khả thi phát triển du lịch của Huyện gồm có: Du lịch nghỉ ngơi, giải trí (Khu nghỉ mát Tam đảo; Sân golf Tam Đảo; Tây Thiên); Du lịch thể thao (Sân golf Tam Đảo); Du lịch văn hoá (Tây thiên); Du lịch tôn giáo (khu di tích Thiền Viện Trúc Lâm)

Như vậy, trong thời gian qua công tác nghiên cứu ứng dụng các loại hình du lịch của Tam Đảo chưa được quan tâm đúng mức Các loại hình du lịch hiện nay của Tam Đảo bao gồm: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch nghỉ ngơi, giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo Các loại hinh du lịch này đã có từ lâu đời Tam Đảo chưa có kế hoạch khai thác thêm các loại hình du lịch còn rất tiềm năng của nơi đây như du lịch công vụ; Du lịch chữa bệnh;

Du lịch mạo hiểm; Du lịch thương gia Nguyên nhân là Tam Đảo chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch Đây là một thiếu xót rất lớn mà Tam Đảo cần bổ sung vì đã bỏ lỡ nhiều tiềm năng về khai thác các loại hình du lịch cho Tam Đảo

2.3 Thực trạng về chất lượng dịch vụ du lịch

Chất lượng dịch vụ du lịch Tam Đảo hiện nay đã được cải thiện rất nhiều: Chất lượng dịch vụ phòng nghỉ ngày càng được nâng lên, nhiều cơ sở đã đầu tư cải tạo phòng, mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Như khách sạn Thế Giới Xanh; Khách sạn Hương Rừng; Khách sạn Hồng Nhung… đã nâng cấp từ 1 hoặc 2 sao lên 3 sao Trước năm 2001, toàn tỉnh có 42 khách sạn, nhà nghỉ Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 96 cơ sở lưu trú khách du lịch trong đó Tam Đảo có 37 khách sạn, nhà nghỉ chiếm 38,55% số khách sạn nhà nghỉ toàn tỉnh Chất lượng phòng nghỉ đang ngày càng đáp ứng được với nhu cầu đa dạng của khách Điều đáng ghi nhận là các cơ sở lưu trú đã trú trọng đến chất lượng phục vụ, quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu, uy tín cho cơ sở mình Như là khách sạn Thế Giới Xanh và khách sạn Hương Rừng đã có thương hiệu và được nhiều người biết đến và quảng cáo cho người thân

Tuy nhiên, xét trên phương diện khách sạn, nhà hàng và cung ứng dịch vụ du lịch thì số cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực này đã giảm so với thời điểm huyện Tam Đảo mới được thành lập: Năm 2006 số cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực KS – NH giảm 32 cơ sở và số cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ giảm 3 cơ sơ so với năm 2004 Điều này cho thấy các cơ sở hoạt động không hiệu quả đã bị đào thải trong xu hướng lấy chất lượng dịch vụ làm trọng tâm phát triển của huyện Tam Đảo, mặt khác cũng cho thấy tiềm năng về du lịch của Tam Đảo vẫn chưa thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch quan tâm.

Bảng 5: Số cơ sở kinh doanh trong lĩch vực khách sạn, nhà hàng và cung ứng dịch vụ huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 – 2006: Đơn vị: Cơ sở

Năm/Lĩnh vực hoạt động

Cung ứng dịch vụ Tổng số

Giải pháp đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch huyện Tam Đảo54 2 Quan điểm của huyện Tam Đảo về phát triển du lịch của Huyện

Phát triển du lịch phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Tam Đảo Phát triển du lịch bền vững, nghĩa là phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động du lịch đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành bởi mục tiêu phát triển du lịch chỉ có thể đạt được dựa trên những nỗ lực chung của các cấp, các ngành và của người dân Tam Đảo…(Trích từ: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010)

Như vậy, Tam Đảo muốn phát triển du lịch phải đặt trong bối cảnh và sự cho phếp của tỉnh Vĩnh Phúc đó là:

- Phát triển du lịch phải bền vững, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương Tam Đảo không thể phát triển du lịch một cách tự phát, cố gắng đạt các chỉ tiêu đề ra mà bất chấp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, phá vỡ cảnh quan môi trường; Việc phát triển du lịch phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường văn hoá xã hội của địa phương

- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ với các ngành khác Điều này vừa có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển, vừa gắn du lịch trong tổng thể cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo.

2 Quan điểm của huyện Tam Đảo về phát triển du lịch của Huyện

Phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài huyện, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch.

Phát triển du lịch phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện Tam Đảo.

(Nguồn: Kế hoạch phát triển du lịch huyện Tam Đảo giai đoạn 2005 – 2010)

- Như vậy, quan điểm của huyện Tam Đảo là phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo tiền đề thúc đẩy các ngành khác phát triển. Huyện Tam Đảo luôn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn chính vì vậy đây là một thuận lợi lớn cho phát triển du lịch huyện Tam Đảo do được chính quyền Huyện quan tâm.

- Phát triển du lịch nhanh và bền vững, phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế, tiếp tục kế thừa quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch của huyện Tam Đảo Ngoài ra Tam Đảo lấy chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hoá sản phẩm làm trọng tâm phát triển cho du lịch củaHuyện

- Phát triển du lịch gắn với việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn của huyện Quan điểm này kế thừa quan điểm của của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch của huyện Tam Đảo. Tuy nhiên, Tam Đảo phải bổ sung quan điểm và cam kết phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, không phá vỡ cảnh quan môi trường và đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hoá xã hội của địa phương theo quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.1 Về định hướng thị trường và phát triển du lịch

Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch trong và ngoài nước, song song với việc phát triển thị trường của tỉnh phù hợp với những điều kiện cụ thể của Tam Đảo Trên cơ sở định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của huyện Tam Đảo và tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2 Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch

Nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các ngành, và nhân dân, hình thành và hướng dẫn nhu cầu du lịch nội địa; Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Tam Đảo trong khu vực và toàn quốc.

2.2.3 Về đầu tư phát triển du lịch. Đầu tư du lịch là đầu, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Tam Đảo và hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường,các di tích lịch sử, văn hoá…

Mục tiêu

Phát triển nhanh và bền vững làm cho …“Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa đối với huyện và tỉnh; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch hiện đại và phát triển cao, giàu bản sắc văn hoá, có sức cạnh tranh cao Phấn đấu đến năm 2010 Tam Đảo cơ bản trở thành huyện du lịch, đến năm 2020 trở thành huyện du lịch trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực (Trích báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ Nhất - Nhiện kỳ 2005 – 2010 của UBND huyện Tam Đảo).

3.2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch

Phấn đấu năm 2010 đón 2650 nghìn người, trong đó khách quốc tế có 63 nghìn lượt; Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 khoảng 15%/năm – 17%/năm; Giai đoạn 2010 – 2020 khoảng 13%- 15%.

3.2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch

Dự kiến du lịch năm 2010 đạt 190 – 200 tỷ đồng tăng hơn hai lần so với năm 2005 Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2005 – 2010 đạt 15% - 17%; Thời kỳ 2010 – 2020 đạt 13% – 15% Kết hợp chặt chẽ với các ngành để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch tăng nguồn thu cho địa phương.

3.2.3 Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất du lịch

Dự kiến đến năm 2010 huyện sẽ đầu tư khoảng 1500 tỷ đồng cho phát triển du lịch với các hạng mục:

- Nâng cấp các tuyến đường tạo thuận lợi cho việc đi lại và lưu chuyển hàng hoá;

- Đầu tư quy hoạch lại các khu du lịch như: Tây thiên, khu du lịch Tam Đảo I, khu du lịch Tháp Thậm Thình.

- Quy hoạch và xây dựng mới khu du lịch Tam Đảo II.

Nguồn vốn sẽ được huy động từ ngân sách, huy động các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển du lịch, dịch vụ và huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân.

( Nguồn: Kế hoạch phát triển du lịch huyện Tam Đảo giai đoạn 2005 –

Theo như quan điểm, định hướng, mục tiêu của huyện Tam Đảo về phát triển du lịch của huyện ta có thể thấy rằng công tác lập kế hoạch ở đây còn rất hạn chế Quan điểm phát triển du lịch không hoàn toàn theo quan điểm của tỉnh; Định hướng mới dừng lại ở định hướng phát triển thị trường, định hướng xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch và định hướng về đầu tư phát triển du lịch Không có định hướng về quy hoạch phát triển du lịch, định hướng khai thác, đa dạng hoá các loại hình du lịch, định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong khi quan điểm của Tam Đảo về phát triển du lịch lấy chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm du lịch làm trọng tâm phát triển.Ngoài ra mục tiêu của Tam Đảo còn quá xa rời thực tế Với tốc độ phát triển của Tam Đảo trong thời gian qua và chưa thấy hướng đi mới cho phát triển du lịch nơi đây thì việc Tam Đảo đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng 15% – 17% giai đoạn 2005 – 2010 là quá cao so với thực tế mà ngay trong 2 năm đầu giai đoạn 2005 – 2010 Tam Đảo đã không đạt mục tiêu đề ra như đã phân tích trong chương II (Xem thêm các bảng từ 2 – 7 chương II) Để phần nào cải thiện tình hình trên và giúp Tam Đảo phát triển theo đúng tiềm năng của mình, sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo trong giai đoạn giai đoạn 2005 – 2010 Mong rằng đây sẽ là những giải pháp thiết thực có thể đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện theo đúng mục đích thành lập huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc và theo đúng mục tiêu lấy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mà Huyện đã đề ra.

Giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010

Dưới đây là những giải pháp mà tôi đưa ra sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về phát triển du lịch của huyện Tam Đảo trong quá trình thực tập 3 tháng của mình Với thời lượng thu thập thông tin và viết bài trong 3 tháng ngắn ngủi và không có điều kiện thường xuyên tiếp xúc cũng như trực tiếp tham gia vào một hoạt động cụ thể nào về phát triển du lịch của Tam Đảo Do đó những giải pháp dưới đây được viết dựa theo các tài liệu thu thập được còn rất hạn chế cả về số lượng cũng như chất lượng (Không lấy được đầy đủ thông tin về vốn đầu tư của các dự án phát triển du lịch huyện Tam Đảo; Không có thông tin cụ thể về chất lượng dịch vụ du lịch ‘thông tin này phải do trực tiếp tiếp xúc một cách khách quan hoặc do điều tra phỏng vấn…’ Thông tin thu thập được không có điều kiện để kiểm chứng…) Vì vậy, những giải pháp dưới đây sẽ còn rất nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý từ phía đơn vị thực tập (Ban nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế); Giáo viên hướng dẫn (Th.S Vũ Cương) cũng như mong nhận được sự góp ý từ phía phòng Thương mại và du lịch huyện Tam Đảo để những giải pháp này thiết thực, hoàn chỉnh hơn có thể đi vào cuộc sống, góp phần đóng góp giúp Tam Đảo phát triển du lịch theo đúng tiềm năng về du lịch của mình và đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện theo đúng mục tiêu mà huyện đã đề ra.

1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch của huyện và phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và khu vực

- Hiện nay công tác quy hoạch du lịch của huyện Tam Đảo là một khâu rất yếu cần được cải thiện (như đã chứng minh ở phần trên) Do đó, điều đầu tiên là lập quy hoạch phải phải có quy trình cụ thể Sau đây tôi xin đưa ra mô hình lập quy hoạch của nhóm tác giả Chris Cooper, John Fletcher… trong cuốn “Du lịch: nguyên lý và thực hành” Quy trình lập quy hoạch được hệ thống theo sơ đồ gồm các bước sau:

+ Nghiên cứu định dạng và chuẩn bị: tìm hiểu sự cần thiết cho chiến lược và các bước thiết yếu.

+ Thiết lập mục tiêu hay mục đích cho chiến lược: Xác định tại sao chúng ta muốn phát triển du lịch (Ở đây là sử dụng và khai thác tiềm năng du lịch, lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn tạo tiền đề để thúc đẩy các ngành khác phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân huyện Tam Đảo)

+ Khảo sát các dữ liệu hiện có: Xác định những dữ liệu nào có giá trị (Đó là các dữ liệu về quỹ đất, quỹ lao động, dữ liệu về tài nguyên ,dữ liệu về quy hoạch trước đây, số vốn đầu tư vào dự án…)

+ Thực hiện các cuộc khảo sát mới nhằm bổ sung thông tin hiện có (Các cuộc khảo sát có thể là kiểm tra lại tài nguyên, quỹ đất con trống; phỏng vấn xem mức độ ủng hộ của chính quyền, cũng như nhà đầu tư, người dân trong huyện…)

+ Phân tích các nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp

+ Đưa ra các chính sách và quy hoạch ban đầu

+ Đưa ra các kiến nghị Một vài kiến nghị có thể được đề xuất cho việc lựa chọn chính sách.

+ Kiểm tra và điều chỉnh quy hoạch Quá trình kiểm tra và là diễn ra liên tục, cung cấp thông tin phản hồi cho các chính sách và các giai đoạn quy hoạch

- Qua quy trình lập quy hoạch ở trên thì có thể thấy quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần chú ý phân định rõ vùng phát triển du lịch tập trung ở Tam Đảo 1, Tam Đảo 2, Tây Thiên; hệ thống các hồ Xạ Hương, Làng Hà, một số địa bàn thuộc các xã: Hợp Châu, Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù.

- Tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở xã, thị trấn trong việc quản lý, xây dựng quy hoạch trên địa bàn (Việc này có thể gắn lợi ích trách nhiệm của người lập và thực hiện quy hoạch trong quá trình thực hiện quy hoạch: Nếu quy hoạch thành công sẽ được tương ứng theo phần trăm, còn nếu để tình trạng “quy hoạch treo” quy hoạch không đạt yêu cầu có thể bị phạt từ trừ lương đến tạm đình chỉ công tác…)

- Chỉ đạo các xã, thị trấn cần tổ chức việc công bố quy hoạch, điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch và cắm mốc chỉ giới, xây dựng theo quy hoạch được duyệt ngoài thực địa để tạo điều kiện cho quản lý xây dựng và theo dõi giám sát.

- Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quy hoạch.

Có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hợp lý để tăng cường thêm đội ngũ nhân viên quy hoạch, nhất là những người trẻ tuổi, được đào tạo từ các chuyên ngành quy hoạch.

- Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của huyện phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh, đảm bảo nguyên tắc công tác quy hoạch ở mỗi cấp độ sau đều phải chịu sự chi phối, đảm bảo tính thống nhất với công tác quy hoạch ở cấp độ trước Để thực hiện điều này, thì phải xem trước nội dung các bản quy hoạch của tỉnh Trước khi thực hiện quy hoạch nên đưa bản quy hoạch cho Tỉnh xem trước xem đã đúng với quan điểm trong quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh hay chưa

2 Tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư du lịch

- Để tăng cường thu hút đầu tư du lịch giải pháp quan trọng nhất cần tập trung thực hiện là phải tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư của nhân dân, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức viện trợ quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước

- Việc đầu tư cần bám sát vào các quy hoạch của huyện Bởi vì phải dựa trên các bản quy hoạch này mới xác định được các danh mục đầu tư trọng điểm, tiến độ quy hoạch từ đó mới xác định được thứ tự ưu tiên và có những chính sách đầu tư và thu hút đầu đầu tư hợp lý Trước khi đầu tư nên chuẩn bị trước quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt Trong quá trình thực hiện, phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và đặc biệt là lợi ích của người dân Sử dụng có hiệu quả quỹ đất để vừa phát triển sản xuất, dịch vụ vừa khai thác giá trị của đất để đầu tư xây dựng hạ tầng

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế vận hành bộ máy quản lý có hiệu quả Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức gắn với công việc cụ thể được giao.

- Một yêu cầu hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực du lịch là: “Các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của mình được bắt đầu bằng lợi ích của dịch vụ đem lại cho khách hàng chứ không phải bằng lợi nhuận tài chính” do đó Huyện cần có những chủ trương, biện pháp khuyến khích và san sẻ chi phí cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhất là những năm đầu hoạt động (Xem thêm mục 4 Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch) Như: Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước, của tỉnh đối với huyện Xây dựng quy định về ưu đãi đầu tư của huyện phù hợp với pháp luật, nhất là đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý du lịch.

Kiến nghị

Kiến nghị với UBND huyện Tam Đảo và UBND tỉnh Vĩnh Phúc về giải pháp xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch huyện Tam Đảo.

Hiện nay, huyện Tam Đảo cũng như tỉnh Vĩnh Phúc chưa có sự kiện gì đặc biệt góp phần quảng bá cho du lịch của huyện Tam Đảo Trong quá trình thực tập (khảo sát thực tế, và phân tích các báo cáo về du lịch của Huyện…), Tôi chưa thấy Huyện và Tỉnh quan tâm nhiều đến vấn đề này Trong khi đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần đưa hình ảnh Tam Đảo đến với đông đảo quần chúng trong và ngoài nước Theo thống kê, các địa phương phát triển mạnh về du lịch đều có sự kiện hình ảnh riêng cho mình như: Ở Huế có “Lễ hội festyvan Huế”; ở Đà Lạt có “Lễ hội hoa Đà Lạt”, Ở Sa

Pa có “Chợ tình Sa Pa”… Như vậy đây là một vấn đề không thể thiếu đối với các địa phương muốn lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho địa phương mình mà hiện nay huyện Tam Đảo cũng như tỉnh Vĩnh Phúc còn thiếu Sau Đây tôi xin đề xuất hai ý tưởng cho vấn đề trên:

- Thứ nhất: Với một địa hình đặc trưng riêng có của khu nghỉ mát Tam Đảo I (Có chiều dài mặt đường khoảng 15000m; chiều cao hơn 1000m; mặt đường hoàn toàn đổ bằng bê tông; Khí hậu trong lành, thoáng mát…) Tam Đảo hoàn toàn có thể tổ chức một cuộc thi như: đua xe đạp, chạy maratong… làm sự kiện đặc trưng cho Tam Đảo, thu hút sự chú ý của người dân cũng như các phương tiện truyền thông đến với Tam Đảo Làm được điều này không những Tam Đảo có thể giảm được chi phí cho công tác xúc tiến, đầu tư, quảng bá như đã thực hiện trong thời gian qua, cũng như kế hoạch trong thời gian tới của mình mà còn đạt được hiệu quả cao không chỉ đối với du lịch mà còn đối với các ngành khác (Thu hút được sự quan tâm của nhà nước “lấy được thêm kinh phí tổ chức” và thêm sự quan tâm của các nhà đầu tư không chỉ trong lĩnh vực du lịch).

- Thứ hai: Hiện Tam Đảo đang trong quá trình quy hoạch khu du lịchTam Đảo II; Vừa khánh thành khu di tích Thiền Viện Trúc Lâm do đó quỹ đất còn trống quanh các khu vực này còn nhiều; Mặt khác Tam Đảo có VườnQuốc Gia Tam Đảo là nơi giàu tài nguyên động, thực vật Vì vậy Tam Đảo có thể xây dựng một dự án trồng rừng do chính du khách thực hiện Trên thân cây treo bảng lưu lại tên, tuổi, lưu bút, ngày… du khách đã tham quan và trồng cây đó Đây là một ý tưởng mới lạ, hiện chưa có trong cuộc sống có thể làm biểu tượng đặc trưng cho Tam Đảo Dự án được xây dựng với mục đích:Bảo vệ môi trường sinh thái; tạo thêm cảnh quan, khu du lịch cho Tam Đảo;Tạo thêm công ăn vệc làm cho địa phương; Lôi kéo du khách đưa thêm người thân quay trở lại xem thành quả của mình; Mở ra một loại hình du lịch mới…

Ngày đăng: 24/07/2023, 07:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w