3
Một số khái niệm
1.1.1 Các yếu tố tác hại nghề nghiệp
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp nói chung là khái niệm chỉ những yếu tố có trong dây truyền công nghệ, quá trình sản xuất, điều kiện nơi làm việc, có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động Có rất nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp đã được các nhà khoa học nghiên cứu [20]. Người ta thường chia các tác hại nghề nghiệp ra làm 3 nhóm là: các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý, các tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất và các tác hại nghề nghiệp liên quan đến an toàn vệ sinh lao động [18].
1.1.2 Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Các yếu tố nguy hiểm và có hại là những yếu tố có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động Về bản chất các yếu tố nguy hiểm và có hại có ý nghĩa thực tiễn tương tự như các tác hại nghề nghiệp Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể thì có sự vận dụng và hiểu khác nhau theo các chiều sâu hoặc rộng
Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình trực tiếp lao động hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh lý phát sinh do các yếu tố tác hại nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là một khái niệm chỉ thực trạng bệnh lý mang tính đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do các tác hại thường xuyên, kéo dài của điều kiện lao động xấu, các yếu tố tác hại nghề nghiệp (ILO – Geneve/2008).
1.1.5 Bệnh liên quan đến nghề nghiệp
Bệnh liên quan đến nghề nghiệp là loại bệnh lý mà các yếu tố tác hại nghề nghiệp có vai trò thúc đẩy, tạo cơ hội xuất hiện Bệnh liên quan đến nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý mà các tác hại nghề nghiệp chỉ có vai trò thúc đẩy nên có thể hoặc không hình thành (ILO – Geneve/2008).
1.1.6 Bệnh hô hấp nghề nghiệp
Bệnh hô hấp nghề nghiệp (BHHNN) là tình trạng bệnh lý xẩy ra trên hệ thống hô hấp của cơ thể bao gồm các bệnh nghề nghiệp mắc phải trên đường hô hấp và phổi [11], [56] Bệnh hô hấp nghề nghiệp bao gồm các bệnh ở mũi, họng, thanh khí quản, phế quản và nhu mô phổi, màng phổi BHHNN là hậu quả của sự phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ như hơi khí độc, bụi và các yếu tố vi khí hậu của môi trường lao động Thông thường bệnh dễ phát sinh và phát triển trên cơ địa người có nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ trong quá trình sản xuất Bụi hô hấp là tác nhân thường gặp gây nên các tổn thương đường hô hấp Các bệnh hô hấp nghề nghiệp đều thuộc loại rất dễ mắc và có đặc điểm diễn tiến âm thầm, sau nhiều năm mới bộc lộ triệu chứng Những bệnh này thường khó hồi phục hoàn toàn do đó việc phòng ngừa, phát hiện sớm để kịp thời can thiệp là rất quan trọng.
Bảo hộ lao động (BHLĐ) là thuật ngữ chỉ việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hoạt động BHLĐ bao gồm các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội hướng vào việc đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN cho người lao động.
Nghiên cứu về bệnh tật nói chung và bệnh hô hấp ở người lao động 5 1 Bệnh liên quan nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
1.2.1 Bệnh liên quan nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
Trong những năm gần đây, ở nước ta những nghiên cứu về BNN cũng được tiến hành nhiều, tuy nhiên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công nhân, nâng cao năng suất lao động và phòng chống các BNN chưa có hiệu quả cao. Nền kinh tế thị trường với các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, nhịp độ sản xuất tăng nhanh, do vậy các tác hại nghề nghiệp không ngừng tăng lên Hậu quả của nó là các bệnh lý thông thường bị thay đổi cơ cấu, mô hình, các rối loạn bệnh lý có liên quan đến môi trường, công việc, điều kiện lao động, các BNN ngày càng gia tăng Đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế, xã hội của nhiều nước trong đó có nước ta hiện nay Điều này đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp, cùng nhau giải quyết theo phương châm vì mục tiêu sức khoẻ cho người lao động.
Theo ước tính của các nhà khoa học, trên thế giới có khoảng hơn 3 tỷ người ở độ tuổi lao động, mỗi năm có khoảng 335 triệu người lao động bịTNLĐ và hàng trăm triệu người bị mắc các BNN hoặc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp Ước tính mỗi năm có 2,2 triệu người tử vong và mỗi ngày làm việc có khoảng 7.000 đến 10.000 người tử vong do tai nạn và bệnh liên quan nghề nghiệp trên thế giới, tương đương 1.000 người chết mỗi giờ làm việc.Điều này gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu rất lớn ( Rantenen, 2009) Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hàng năm trên thế giới có 200.000 trường hợp tử vong nghề nghiệp, và hàng năm tỷ lệ mắc mới của BNN trên thế giới là 68 đến 157 triệu trường hợp, trong số đó có khoảng 30-40% có thể dẫn tới các bệnh mạn tính, khoảng 10% dẫn đến việc mất khả năng lao động và có từ 0,5-1% tử vong.
Người lao động ở các nước đang phát triển có nguy cơ mắc BNN cao hơn các nước phát triển do điều kiện lao động lạc hậu hơn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và trang bị kém hơn, đồng thời môi trường sống và lao động của họ có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
Nguy cơ mắc các BNN rất khác nhau ở các ngành nghề khác nhau. Việc phát triển các ngành công nghiệp mới, việc sử dụng các hóa chất và nguyên liệu mới cũng gây ra các nguy cơ mới về sức khỏe đối với người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp.
Việc gia tăng các BNN đã gây thiệt hại không nhỏ tới nền kinh tế của từng quốc gia và thế giới Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí cho các BNN có thể chiếm tới 10-20% tổng sản phẩm quốc dân của một số nước.
BNN trong những năm qua có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh Tính đến cuối năm 2008, số mắc BNN của Việt Nam là 24.175 người và mỗi năm dự báo có thêm 1.000-1.500 người mắc Số tiền chi trả hàng năm trong 5 năm qua bình quân khoảng 20 tỷ đồng.
Việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng máy móc, công nghệ, vật liệu mới, ngoài những mặt tích cực, luôn tiềm ẩn nguy cơ về ATVSLĐ do kết cấu kích cỡ máy móc không phù hợp với vóc dáng, sức khỏe của người Việt Nam.
Lực lượng lao động tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch một số lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp với trình độ tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp làm gia tăng nguy cơ gây ra TNLĐ và BNN [35].
Nghiên cứu của Đàm Thương Thương, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Thu Hà tại nhà máy cơ khí và nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên cho thấy: Bệnh hệ hô hấp 9,6%, bệnh bụi phổi đã được giám định 4,8%, bệnh tai mũi họng 6,7%.[41]
Nghiên cứu của Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hương về sức khoẻ nông dân một số vùng tại Thái Nguyên cho thấy: Bệnh hô hấp 12% [12], [21]. Nghiên cứu của Dương Khánh Vân, Nguyễn Ngọc Ngà, Nguyễn Tường Sơn tại một làng nghề gỗ mỹ nghệ qua khám sức khoẻ cho kết quả: Viêm họng chiếm 18,5%, viêm mũi 13,6%.
Nghiên cứu của Bùi Doãn Trung, Nguyễn Đức Trọng về sức khoẻ công nhân nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị - Hà Nội cho thấy: mắc bệnh TMH 28,2%, bệnh đường hô hấp 2,8% [37].
Nghiên cứu của Trịnh Công Tuấn cho thấy sức khoẻ công nhân nhà máy đá ốp lát và xây dựng như sau: Bệnh TMH 19,7%, bệnh đường hô hấp 17,5% [44].
Lê Trung và cộng sự đã nghiên cứu tại 6 nhà máy, xí nghiệp của ngành vật liệu xây dựng cho biết kết quả tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp là 10,1%, mắc lao 4,5% và 23,7% công nhân có chức năng hô hấp bất thường[39].
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có số lượng lao động lớn chiếm 30% trong tổng số lao động toàn ngành Xây dựng [2] Sản xuất vật liệu xây dựng có nhiều loại hình khác nhau như khai thác nguyên liệu tự nhiên sẵn có (cát, đá , sỏi ), hay gia công sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu tổng hợp (tre, gỗ, đất, amiang ), do vậy mỗi chuyên ngành đều phát sinh những loại môi trường độc hại khác nhau, gây ra những loại bệnh tật và BNN khác nhau Các bệnh và BNN thường gặp là: bệnh mũi họng, hô hấp, bệnh bụi phổi Silic [2].
Trong các bệnh hô hấp nghề nghiệp thì bệnh bụi phổi Silic đã được nghiên cứu rộng rãi trong vòng 30 năm trở lại đây ở Việt Nam Một số tác giả đã công bố tỷ lệ hiện mắc như sau: Lê Trung 10,1% trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng [39], Phạm Đắc Thuỷ 18,7 – 27,7% trong ngành giao thông vận tải [2], Nguyễn Thị Hồng Tú 6,5% trong ngành sản xuất, khai thác đá [42].
Các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong công nhân ngành vật liệu xây dựng bao gồm: lao động nặng nhọc, bụi các loại, ồn và các yếu tố vi khí hậu bất lợi. Ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, ngành sản xuất vật liệu là đất nung vẫn phổ biến vì nó là nguyên vật liệu có giá rẻ Lao động của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhìn chung là loại lao động nặng nhọc, hoạt động cơ bắp nhiều đòi hỏi người lao động phải tiêu tốn rất nhiều sức lực trong sản xuất, công nhân phải lao động cả trong nhà và ngoài trời, các yếu tố khí hậu và thời tiết như nóng, mưa ẩm, gió bụi thường gây tác động xấu đến sức khỏe của họ Thông thường trong sản xuất gạch người ta thường phải sử dụng than để trộn vào đất và để đốt nên phát sinh rất nhiều hơi khí độc như CO, CO 2,
Nghiên cứu về môi trường lao động và yếu tố liên quan
1.3.1 Một số yếu tố môi trường liên quan đến sức khỏe người lao động
Có rất nhiều yếu tố môi trường lao động trong sản xuất vật liệu xây dựng liên quan, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động đã được các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây Các yếu tố bất lợi do môi trường lao động sản xuất vật liệu xây dựng thường được nhắc đến nhiều là: vi khí hậu, bụi, ồn, hơi khí độc
Trong dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng các máy móc phát sinh ra tiếng ồn khá nhiều Do tất cả các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ ép nén gạch thường có công suất lớn đều phát ra tiếng ồn Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (2014), về vấn đề đẩy mạnh hoạt động thanh tra lao động, góp phần đảm bảo ATVSLĐ, ông cho rằng tiếng ồn là một yếu tố mất an toàn quan trọng cần giám sát đảm bảo an toàn cho người lao động sản xuất gạch ngói có sử dụng máy ép [35].
Do các thiết bị cầm tay, vận chuyển phát sinh Trong lao động lao động sản xuất gạch các thiết bị ép phải điều khiển bằng tay đều có thể tạo ra rung chuyển.
Phần lớn các công đoạn trong sản xuất vật liệu xây dựng có liên quan đến nhiệt độ cao Có khá nhiều nguồn nhiệt lớn phát sinh như: Các lò nung, ủ gạch luôn là nguồn nhiệt có thể làm tăng nhiệt độ môi trường lao động, thậm trí có thể gây say nóng, say nắng Nếu kết hợp với tia bức xạ mặt trời thì sức nóng sẽ tăng lên rất nhiều và có thể gây ảnh hưởng xấu lên chức năng điều nhiệt của cơ thể.
Bụi bao gồm cỏc hạt rắn, nhỏ cú kớch thước dưới 100àm, trong đú đỏng lưu ý là bụi hụ hấp cú kớch thước dưới 5àm gõy ra cỏc bệnh bụi phổi nghề nghiệp Trong dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là nghiền và trộn nhiên liệu khô có thể phát sinh rất nhiều bụi Nghiên cứu của Đinh Ngọc Quý [26], về nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sở sản xuất vật liệu xây dựng ở tỉnh Thanh Hoá, cho thấy bụi luôn có hàm lượng cao và thường vượt tiêu chuẩn cho phép.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Môi trường lao động (MTLĐ) và sức khoẻ người lao động có liên quan rất mật thiết với nhau Đặc biệt, trong MTLĐ có nhiều bụi, công nhân có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp rất cao Nhiều tác giả chuyên ngành y học lao động nước ngoài cho rằng: trong MTLĐ có nhiều bụi và hàm lượng silic tự do (SiO 2 ) cao thì bệnh nghề nghiệp (BNN) chủ yếu trong công nhân chính là bệnh bụi phổi Silic (Silicosis).
Trên thế giới, bệnh bụi phổi Silic là một bệnh được biết đến từ rất lâu đời Từ khi tìm ra vàng và bạc, chính nhờ những kim loại quý này mà Zenker lần đầu tiên mô tả một trường hợp phổi nhiễm bụi silic và đây cũng là định nghĩa đầu tiên bệnh bụi phổi (pneumoconiosis), theo tiếng Hy Lạp thì pneumon: phổi, conis: bụi, dẫn từ [39] Việc tìm ra trực trùng Kock năm
1882, lại hướng vai trò của trực khuẩn lao và nguyên nhân các bệnh phổi ở những người lao động trong môi trường có bụi mà lúc đầu người ta tưởng nhầm là lao thợ mỏ Từ thế kỷ XX, nhờ các phương pháp và kỹ thuật tiến bộ,nhất là X quang nên bệnh bụi phổi Silic đã được biết rõ về nguyên nhân, bệnh sinh, các phương pháp phòng bệnh và điều trị, dẫn từ [39] Năm 1930, Hội nghị quốc tế đầu tiên chính thức thảo luận về bệnh bụi phổi Silic tiến hành ở Johannesburg (Nam Phi) Trong hội nghị này, bảng phân loại các bệnh bụi phổi đầu tiên đã được thông qua Năm 1980, ILO đưa ra bảng phân loại kèm theo một bộ phim mẫu áp dụng cho tất cả các nước mà trong sản xuất có ô nhiễm môi trường do bụi, có nguy cơ phát sinh bệnh bụi phổi Silic Kể từ đó đến nay, các tổ chức, chuyên gia về bệnh nghề nghiệp cũng chưa có sự sửa đổi nào mới [22], [64].
1.3.3 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Nam Định cho thấy 80,8% cơ sở có yếu tố nguy hiểm và độc hại có nguy cơ cao [42] Nghiên cứu của Nguyễn Bá Chẳng và cộng sự
“Nghiên cứu tình hình MTLĐ ở vùng mỏ Quảng Ninh” kết quả cho thấy người lao động luôn ở trong vùng vi khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt ở khối hầm lò khai thác than.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có bệnh tật liên quan chủ yếu với tiếp xúc các khí CO, CO2, SO2, Bụi SiO2, tiếng ồn
Nghiên cứu của Viên Chinh Chiến, Phùng Thị Thanh Tú trong nghiên cứu tại miền Trung cho thấy: về môi trường nổi bật nên là ngành khai thác đá, tiếp đến là sản xuất gạch xây, hàm lượng bụi vượt TCVSCP, cao nhất là bụi trọng lượng toàn phần cao gấp 68 lần (136mg/m 3 ), bụi hô hấp cao gấp 13,5 lần (13,5mg/m 3 ) SiO2 trong các mẫu phân tích (đá, gạch, bụi cát, đất) rất cao (khoảng từ 55 – 69%) và tỷ lệ mẫu vượt TCCP từ 54 – 61% Một đặc điểm riêng rất đáng lưu ý là hàm lượng SiO2 không chỉ cao trong mẫu bụi đá mà ngay cả trong các mẫu bụi đất nguyên liệu và bụi gạch thành phẩm của các cơ sở sản xuất gạch tuynel cũng rất cao Hàm lượng trong đất thành phẩm khoảng 30 – 40%, còn trong gạch thành phẩm luôn cao hơn 50%, nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp ở đối tượng này cần được quan tâm, dẫn từ [9], [17], [60]. Đinh Ngọc Quí, Hà Đình Ngự trong nghiên cứu tìm hiểu nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ở Thanh Hoá cho thấy nồng độ bụi toàn phần 12,9±2,6mg/m 3 , bụi hô hấp là 6,8 ±1,4mg/m 3
(với tỷ lệ SiO2 4,7%), tỷ lệ công nhân mắc bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp là 6,3% [26].
Sản xuất gạch ngày xưa chủ yếu là phương pháp thủ công từ khâu làm đất, đóng gạch, đốt lò, ra gạch nên công việc rất nặng nhọc đòi hỏi phải có thể lực tốt, người làm việc ở đây cũng chịu rất nhiều yếu tố độc hại từ MTLĐ (khói, bụi ), rủi ro nghề nghiệp (bệnh tật, BNN và TNLĐ ).
Ngày nay công nghệ sản xuất gạch đã có nhiều cải tiến, tuy nhiên công nhân làm việc ở đây hàng ngày vẫn luôn tiếp xúc với MTLĐ không an toàn từ các khí thải như CO2, CO, SO2 bụi, ecgonomi Theo nghiên cứu của Trịnh Công Tuấn tại công ty đá ốp lát và xây dựng Bình Định thấy MTLĐ ở đây nồng độ bụi ở nhiều nơi vượt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), hàm lượng bụi SiO 2 là 24 – 42%, bụi toàn phần là 2,3 – 13mg/m 3 , bụi hô hấp 1,1 – 3,7mg 3
[44] Kết quả nghiên cứu của Phùng Văn Hoàn ở công nhân sản xuất vật liệu ngành Xây dựng cho thấy tình hình ô nhiễm bụi tại các cơ sở này là: có 36,2% số mẫu đo bụi toàn phần, 36% số mẫu đo bụi hô hấp và 53,8% số mẫu bụi hô hấp chứa hàm lượng silic tự do cao vượt tiêu chuẩn cho phép [18] Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn và bức xạ có hại tại một số cơ sở sản xuất xi măng và gạch của Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho thấy ồn ở các nhà máy xi măng 24/38 mẫu vượt TCCP, tại các nhà máy gạch là 3/22 vượtTCCP, với các mẫu khảo sát liều bức xạ tại các nhà máy gạch cao hơn phông phóng xạ tự nhiên [21].
Nghiên cứu của Khúc Xuyền [45] kết quả cho thấy MTLĐ trong ngành sợi trong những năm gần đây được cải thiện rõ nhưng một số yếu tố vẫn còn vượt TCCP, kiến thức thực hành của người lao động về các yếu tố MTLĐ đạt tỷ lệ 75%.
Tổng quan về sản xuất gạch tuynel ở ắc Ninh
Công nghệ lò tuynel trong sản xuất gạch ở Bắc Ninh có dạng đường hầm thẳng có chế độ làm việc liên tục, sử dụng các dạng nhiên liệu khác nhau.Sản phẩm nung được đặt trên các toa xe goòng chuyển động ngược chiều với chiều của khí nóng Lò có kích cỡ rất khác nhau, dài từ 25-150m Lò có những bộ phận hồi lưu và trộn khí, tránh sự phân lớp khí làm nhiệt độ lò không đồng đều Lò được chia làm 3 vùng: Vùng đốt nóng, vùng nung và vùng làm nguội Không khí lạnh dần được đốt nóng lên sau làm nguội sản phẩm và được chuyển sang vùng nung và tham gia quá trình cháy Không khí nóng được chuyển sang vùng đốt nóng sấy khô sản phẩm mộc và đốt nóng dần chúng lên trước khi chuyển sang vùng nung Khói lò được thải ra ngoài qua ống khói nhờ quạt hút Sự tuần hoàn của khí thải cho phép tạo ra chế độ nhiệt và chế độ ẩm dịu hơn, làm cho nhiệt độ đồng đều trên tiết diện lò, làm giảm tác động có hại của không khí lạnh lọt vào Nhiên liệu được nạp qua vòi phun (bec dầu) nếu sử dụng nhiên liệu lỏng, thường là dầu FO Trong quá trình hoạt động, sản xuất, các cơ sở sản xuất này thường tạo ra nhiều yếu tố tác hại gây ô nhiễm môi trường và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân sống xung quanh.
Sấy sản phẩm mộc ẩy vào lò đã sấy tấm dalle
Sản phẩm đã hiều chuyển động của dòng khí sấy
Vùng sấy và vùng đốt Vùng nung Làm nguội hiều chuyển động của sản phẩm
Sơ đồ công nghệ nung lò tuynel
Thành phẩm ất nguyên liệu
Nước thải Thái nhỏ và ủ
Dầu bóng Ồn do máy Ồn
Dầu thải Ép gạch mộc Ồn
Phơi hoặc sấy khô Bệnh tia mặt trời
Lò nung Bức xạ nhiệt
Bụi Gạch thành phẩm Nhiệt
Sơ đồ quy trình sản xuất gạch tuynel và môi trường phát sinh
25
ối tƣợng nghiên cứu
Người lao động trực tiếp sản xuất hoặc gián tiếp trong các nhà máy sản xuất gạch tuynel trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
-Các công nhân lao động ổn định tại các nhà máy gạch.
-Chấp nhận và hợp tác trong suốt quá trình nghiên cứu.
-Người công nhân mới vào làm việc chưa được 1 năm
- Không chấp nhận và hợp tác trong quá trình nghiên cứu
2.1.2 Người sử dụng lao động và cán bộ an toàn, y tế
Lãnh đạo các cơ sở sản xuất, các cán bộ phụ trách an toàn và y tế đơn vị được chọn phục vụ cho nghiên cứu định tính Không chọn, nếu không đại diện được cho quyền lợi và nghĩa vụ của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc công nhân.
ịa điểm, thời gian nghiên cứu
Công nghệ sản xuất gạch Tuynel tại Bắc Ninh tương đối giống nhau, do vậy chúng tôi chọn có chủ đích hai công ty trong số các doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.2.1.1 Công ty TNHH Tân Giếng Đáy. Địa chỉ: Khu công nghiệp Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
Số công nhân hiện có: 474
Công ty TNHH Tân Giếng Đáy đi vào hoạt động từ năm 2002, là một công ty TNHH nhiều thành viên Công ty ra đời nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường về vật liệu xây dựng.
Ngành nghề sản xuất chính của công ty: Sản xuất các sản phẩm gạch ngói, đất sét nung trên dây truyền Tuynel, bao gồm:
Ngói các loại: GL60- 2T, GR 150- 60, GR60-4T.
Gạch các loại: Gạch men lát A2- NT 250 x 250( NO2), Gạch men lát A3-
2.2.1.2 Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn Địa chỉ: Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
Số công nhân hiện có: 201
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn được thành lập tháng 5-2006, chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2008 Hiện nay, công ty đang sản xuất các sản phẩm gạch theo công nghệ nung tuynel với chất lượng cao trên 2 dây chuyền sản xuất được đầu tư mới đồng bộ, nhập khẩu từ Italia, công xuất đạt 60 triệu viên/năm, trong đó gạch 2 lỗ TC là loại gạch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm sản xuất của công ty.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2014 đến tháng 7/2015.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả kết hợp với can thiệp [13], [14].
- Nghiên cứu mô tả theo thiết kế cắt ngang để xác định thực trạng một số bệnh hô hấp, yếu tố ảnh hưởng ở công nhân sản xuất gạch tuynel Bắc Ninh.
- Nghiên cứu can thiệp theo thiết kế can thiệp trước sau có đối chứng.
Nghiên cứu có sự kết hợp giữa định lượng và định tính Nghiên cứu định tính sẽ tiến hành theo hai loại hình là phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.3.2.1 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả
Cỡ mẫu nghiên cứu được ứng dụng cho cả nghiên cứu các bệnh hô hấp và các yếu tố liên quan (KAP và các yếu tố liên quan khác) được tính theo công thức: n 2 p. q
: Xác xuất sai lầm loại 1, chọn = 0,05 Z 1 - /2 = 1,96 Ấn định p = 0,45 Theo Nguyễn Thanh Hải (2004), trong nghiên cứu về các bệnh viêm đường hô hấp và các giải pháp dự phòng cho người dân Bát Tràng
- Gia Lâm - Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh là 45,4%) [11]. q = 1 - p = 0,55 d: sai số mong muốn sẽ là = 0,045 (d=1/10p)
Cỡ mẫu tính được = 469 công nhân, làm tròn là 470.
Chúng tôi chọn có chủ đích từ danh sách được hai công ty: Công ty TNHH Tân Giếng Đáy và Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn Trên cơ sở danh sách công nhân của hai công ty, chúng tôi chọn những công nhân đáp ứng được đủ những yêu cầu của tiêu chuẩn lựa chọn và ước lượng theo tỷ lệ một cách tương đối, chúng tôi chọn được mẫu nghiên cứu với số liệu cụ thể sau :
-Công ty TNHH Tân Giếng Đáy : 270 công nhân
-Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn : 200 công nhân
Cỡ mẫu này vẫn phù hợp để ứng dụng cho cả nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp.
Sau khi tiến hành tiếp xúc gặp gỡ ban giám đốc của hai công ty để có sự đồng thuận và cho phép, chúng tôi đã lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động nghiên cứu.
2.3.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
Cỡ mẫu: Can thiệp bằng truyền thông và đánh giá hiệu quả cải thiện
KAP, giảm thiểu tỷ lệ các bệnh hô hấp.
Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = (Z 1-/2 + Z 1- ) 2 p 1 q 1 p 2 q 2
Z 1- = 0,84 (lực mẫu thường được lựa chọn là 80%) p1: Tỷ lệ gặp trước can thiệp p2: Ước lượng sau can thiệp p1 = 0,45 (Theo Nguyễn Thanh Hải (2004), trong nghiên cứu về các bệnh viêm đường hô hấp và các giải pháp dự phòng cho người dân Bát Tràng
- Gia Lâm - Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh là 45,4%). p2 = 0,30 (30% là tỷ lệ bệnh các bệnh hô hấp trung bình mong muốn giảm sau khi can thiệp)
Thay các số liệu trên vào công thức, kết quả tính được n = 140 người Để tránh bỏ cuộc và thỏa mãn về y đức, chúng tôi tiến hành chọn can thiệp phân xưởng 2 của Công ty TNHH Tân Giếng Đáy có 158 công nhân Can thiệp được tiến hành trên toàn phân xưởng, sau đó chọn ngẫu nhiên để lấy đủ 140 người đưa vào xử lý số liệu Những công nhân này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu, được theo dõi, giám sát thường xuyên về sức khỏe cũng như các yếu tố liên quan khác trong suốt thời gian nghiên cứu.
Nhóm đối chứng (nhóm không can thiệp), cũng chọn 140 người từ phân xưởng 5 của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn Nhóm này cũng được theo dõi trong suốt thời gian nghiên cứu. Đảm bảo tính tương đồng trong chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu can thiệp được chọn trước Nhóm đối chứng đã được chọn trên cơ sở các đối tượng ở nhóm can thiệp với số lượng bằng nhau (140) Sự tương đồng được xem xét bao gồm các đặc thù về môi trường, công việc, tuổi và giới.
2.3.2.3 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
Trong nghiên cứu định tính chúng tôi tiến hành hai phương pháp là Phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm.
- Chúng tôi tiến hành 03 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng: 02 cuộc đối với một số lãnh đạo doanh nghiệp và công đoàn; 01 cuộc đối với cán bộ phụ trách y tế nhà máy Chọn mẫu phỏng vấn sâu chủ động, theo kinh nghiệm Theo kinh nghiệm của các nhà Y học lao động, giám đốc doanh nghiệp, lãnh đạo công đoàn và cán bộ y tế là những người có vai trò quyết định trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động Chính vì vậy, chúng tôi chọn và tác động vào các đối tượng này là chính trong suốt quá trình nghiên cứu và can thiệp.
- Chúng tiến hành 02 cuộc thảo luận nhóm các đối tượng: 01 cuộc đối với công nhân; 01 cuộc đối với cán bộ y tế, an toàn viên (mỗi nhóm là 10 người) Chọn mẫu thảo luận nhóm chủ động, theo kinh nghiệm Chúng tôi nhận thấy vấn đề can thiệp thành công hay không phải được đánh giá trên cơ sở hưởng ứng và tham gia của những người làm công tác chuyên môn và đặc biệt là người lao động trực tiếp Chính vì vậy, chúng tôi chọn thảo luận nhóm với đối tượng là công nhân và cán bộ y tế, an toàn viên.
Can thiệp theo phương pháp can thiệp cộng đồng, bằng truyền thông nhằm cải thiện KAP về ATVSLĐ và góp phần giảm thiểu tỷ lệ bệnh hô hấp ở công nhân sản xuất gạch tuynel Bắc Ninh Quá trình can thiệp được tiến hành theo 4 bước:
Bước 1 Tiếp cận và tổ chức ban chỉ đạo ATVSLĐ và dự phòng bệnh hô hấp trên cơ sở Ban bảo hộ lao động.
Bước 2 Tập huấn ATVSLĐ và dự phòng bệnh hô hấp cho cán bộ và công nhân.
Bước 3 Hỗ trợ các hoạt động đảm bảo ATVSLĐ và dự phòng bệnh hô hấp cho cán bộ và công nhân.
Bước 4 Kết hợp với các hoạt động thanh kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ATVSLĐ và dự phòng bệnh hô hấp cho cán bộ và công nhân Đánh giá hiệu quả can thiệp thường xuyên và cuối cùng:
- Can thiệp và đánh giá cải thiện KAP về phòng chống bệnh hô hấp theo từng đợt để rút kinh nghiệm.
- Can thiệp, hỗ trợ khám phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đánh giá những cải thiện đối với các bệnh hô hấp (Bao gồm các bệnh ở mũi họng, phế quản, phổi khác).
- Các chỉ số theo dõi, đánh giá bao gồm tỷ lệ mắc mới, đợt cấp, bội nhiễm hoặc tiến triển của bệnh theo các mức độ cũng như thay đổi chức năng ở những người đã mắc bệnh không hồi phục.
ác chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1.1 Các chỉ tiêu cho mục tiêu 1
- Thực trạng tỷ lệ một số BHH: Tỷ lệ mắc một số BHH trong công nhân; cơ cấu các bệnh mũi họng trong công nhân; cơ cấu các bệnh phế quản, phổi trong công nhân; tỷ lệ mắc một số BHH trong công nhân theo giới, theo tuổi đời, theo tuổi nghề, theo vị trí công việc.
2.4.1.2.Các chỉ tiêu cho mục tiêu 2
- Thực trạng MTLĐ qua điều tra người lao động và phỏng vấn sâu người sử dụng lao động (Đánh giá bằng bộ câu hỏi in sẵn).
- Kiến thức, thái độ và thực hành đảm bảo ATVSLĐ (KAP): Trả lời được hoặc kiểm tra thấy đạt là khi đáp ứng được ≥ 50% các câu hỏi của mỗi chỉ tiêu).
-Sử dụng bảo hộ lao động: Khẩu trang, trang bị bảo vệ cá nhân.
- Một số hành vi đảm bảo ATVSLĐ và dự phòng bệnh tật có liên quan ở người lao động.
+Thực trạng kiến thức về MTLĐ và dự phòng bệnh hô hấp trong công nhân.
+Thực trạng thái độ về MTLĐ và dự phòng bệnh hô hấp trong công nhân.
+Thực trạng thực hành về MTLĐ và dự phòng bệnh hô hấp trong công nhân.
+Thực hành sử dụng khẩu trang trong công nhân.
+Thực hành sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân khác trong công nhân +Ảnh hưởng của sử dụng khẩu trang với các bệnh mũi họng ở công nhân +Ảnh hưởng của sử dụng khẩu trang với các bệnh viêm phế quản ở công nhân.
+Ảnh hưởng của sử dụng khẩu trang với bệnh bụi phổi silíc ở công nhân +Ảnh hưởng của việc học nội quy ATVSLĐ với bệnh mũi họng ở công nhân.
+Ảnh hưởng của việc học nội quy ATVSLĐ với bệnh phế quản ở công nhân.
+Ảnh hưởng của việc học nội quy ATVSLĐ với bệnh bụi phổi silic ở công nhân.
2.4.1.3.Các chỉ tiêu cho mục tiêu 3
-Hoạt động tập huấn cải thiện MTLĐ
-Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức về dự phòng bệnh hô hấp sau can thiệp
- Hiệu quả can thiệp thay đổi thái độ về dự phòng bệnh hô hấp sau can thiệp
-Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành về dự phòng bệnh hô hấp sau can thiệp
-Thay đổi tỷ lệ hiện mắc các bệnh mũi họng sau can thiệp
-Thay đổi tỷ lệ mắc mới các bệnh mũi họng sau can thiệp
-Thay đổi tỷ lệ hiện mắc các bệnh phế quản phổi sau can thiệp
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, các thông tin về cá nhân, kiến thức về ATVSLĐ, nâng cao sức khoẻ nơi làm việc bằng bộ câu hỏi (phiếu điều tra) thiết kế sẵn.
-Xét nghiệm cận lâm sàng và chụp X quang tim phổi.
- Chấn đoán xác định tỷ lệ mắc BHH, dựa vào tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định năm 2002, phân loại Quốc tế [64].
2.4.3 Phân tích xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính, sử dụng chuơng trình Epi Data 3.1 để nhập số liệu Phân tích số liệu được tiến hành bằng chương trình Stata 12, theo phương pháp thống kê y học.
-So sánh giữa các tỷ lệ sử dụng bằng các test kiểm định thống kê.
Phương pháp khống chế sai số
2.5.1 Thiết kế các phiếu điều tra
Các phiếu điều tra, khám bệnh được nhóm nghiên cứu thiết kế theo đúng qui trình xây dựng công cụ nghiên cứu, trước khi sử dụng đã được thử nghiệm để kiểm định tính phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin nghiên cứu tại thực tế của công ty.
2.5.2 Đội ngũ điều tra nghiên cứu
Là các cán bộ, học viên có kinh nghiệm của Trường Đại học Y Dược và Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động – môi trường và giám định y khoa Bắc Ninh Đội ngũ cán bộ được tập huấn kỹ và thống nhất về phương pháp trước khi đi điều tra.
Khám và phân loại sức khỏe theo Phân loại của Bộ Y tế [3]
2.5.3 Phiếu điều tra Được kiểm tra tại chỗ ngay sau khi thu thập thông tin để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông tin.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Mọi thông tin thu thập được có liên quan đến đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.
- Đối tượng nghiên cứu được biết rõ về mục đích, yêu cầu, lợi ích của nghiên cứu, chấp thuận tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia.
-Các số liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe công nhân, không phục vụ cho các mục đích khác.
-Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng cho công tác phòng chống bệnh hô hấp, bệnh mũi họng, bệnh bụi phổi silíc góp phần bảo vệ sức khoẻ, phát triển doanh nghiệp.
-Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các qui định về y đức của ngành Y tế.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của sở Y tế tỉnh Bắc Ninh và các ban ngành liên quan.
35
ặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
ảng 3.1: Phân bố giới tính của đối tƣợng nghiên cứu (nG0) iới SL %
Nhận xét: Chủ yếu công nhân là nam giới chiếm 55,3%; nữ giới chỉ chiếm 44,7%. ảng 3.2: Phân bố tuổi đời của đối tƣợng nghiên cứu (nG0)
Nhận xét: Chủ yếu công nhân nằm trong lứa tuổi từ 30 đến 39 với
47,4% Trong khi đó nhóm tuổi từ 20 đến 29 chiếm 32,6% và nhóm tuổi ≥ 40 có tỷ lệ ít nhất với 20,0%. ảng 3.3: Phân bố tuổi nghề của đối tƣợng nghiên cứu (nG0)
Nhận xét: Đa số công nhân có tuổi nghề dưới 10 năm (87,7%) Tỷ lệ công nhân có tuổi nghề từ 10 đến 19 năm là 10,2%; trong khi tỷ lệ công nhân có tuổi nghề từ 20 năm trở lên chỉ chiếm 2,1%. ảng 3.4: Phân bố học vấn của đối tƣợng nghiên cứu (nG0) ọc vấn SL %
Nhận xét: Công nhân chủ yếu có học vấn trung học cơ sở (40,4%) và trung học phổ thông (27,7%) Tỷ lệ công nhân có học vấn cao đẳng/ đại học thấp nhất với 3,6%. ảng 3.5: Phân bố vị trí công việc của đối tƣợng nghiên cứu (nG0)
Nhận xét: Đa số công nhân làm việc tại dây chuyền dập khuôn và lò (cả nam và nữ), chiếm 34,0% và 42,8% Cơ khí và hành chính chiếm một tỷ lệ nhỏ tương ứng là 12,3% và 10,9%. ắc Ninh năm 2014 ảng 3.6: Tỷ lệ mắc một số bệnh hô hấp trong công nhân (Số mắc/ SM) Đơn vị Tân Giếng Đáy Tân Sơn Tổng
Tỷ lệ mắc các bệnh viêm mũi, họng cấp ở Tân Giếng Đáy và Tân Sơn lần lượt là 26,7% và 22,0% Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản tạiTân Giếng Đáy là 9,6% và ở Tân Sơn là 10,5% Tỷ lệ công nhân mắc bụi phổi silic nghề nghiệp chỉ chiếm 3,7% ở Tân Giếng Đáy và 2,5% ở Tân Sơn.
Giới tính Nam Nữ Tổng
Tỷ lệ mắc các bệnh viêm mũi, họng cấp ở nam cao hơn nữ (lần lượt là 32,7% và 14,8%) Trong khi đó tỷ lệ nam mắc bệnh viêm phế quản là 11,2%, nữ là 8,6% Có 3,2% đối tượng mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, trong đó 3,8% là nam giới và 2,4% là nữ giới. ảng 3.8: Tỷ lệ mắc một số bệnh hô hấp trong công nhân theo tuổi đời
Bệnh (SL3) (SL"3) (SL) (SLG0)
Nhận xét: Đối tượng từ 30-39 tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm mũi họng cấp, viêm phế quản và bụi phổi silic nghề nghiệp cao nhất, thấp nhất trong nhóm ≥ 40 tuổi. ảng 3.9: Tỷ lệ mắc một số bệnh hô hấp trong công nhân theo tuổi nghề (Số mắc/ SM)
Công nhân có tuổi nghề