1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Doanh nghiệp xã hội.

83 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Nghị Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Tại Việt Nam – Trường Hợp Nghiên Cứu Tại Thành Phố Phan Thiết
Tác giả Nguyễn Tấn Ngôn
Người hướng dẫn NCS.ThS Nguyễn Thị Bích Phượng
Trường học Trường Đại Học Phan Thiết
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2019-2020
Thành phố Bình Thuận
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 474,59 KB
File đính kèm bài NCKH về DNXH.zip (384 KB)

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (9)
  • 3. Tình hình nghiên cứu (9)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Đóng góp của nghiên cứu (14)
  • 7. Kết cấu nội dung bài nghiên cứu (14)
  • Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp xã hội (15)
    • 1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (15)
      • 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp xã hội (15)
      • 1.1.2 Phân loại các doanh nghiệp xã hội (17)
      • 1.1.3 Đặc điểm về doanh nghiệp xã hội (23)
      • 1.1.4 Quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp xã hội (26)
    • 1.2. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội trên thế giới (35)
      • 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp xã hội ở một số nước (35)
      • 1.2.2 Đặc điểm về doanh nghiệp xã hội trên thế giới (37)
      • 1.2.3 Quá trình hình thành, phát triển Doanh nghiệp xã hội trên thế giới (41)
  • Chương 2: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (45)
    • 2.1 Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (45)
      • 2.1.1. Quy định pháp luật điều chỉnh mô hình doanh nghiệp xã hội trước khi có Luật Doanh nghiệp 2014 (45)
  • Chương 3: Kết luận và kiến nghị giải pháp hoàn thiện doanh nghiệp xã hội .52 (58)
    • 3.1 Kết luận (58)
      • 3.1.1 Thuận lợi đối với doanh nghiệp xã hội (58)
      • 3.1.2 Khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp xã hội hiện nay (59)
    • 3.2 Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (66)
  • Phụ Lục (74)

Nội dung

Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh còn khá mới tại Việt Nam nhưng đóng góp của những doanh nghiệp này cho xã hội là rất to lớn hướng tới lợi ích của cộng đồng, xã hội. Lần đầu tiên, doanh nghiệp xã hội được ghi nhận như một mô hình kinh doanh mới trong Luật Doanh nghiệp số 682014QH13 ngày 26112014.Để góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, bài nghiên cứu khoa học này làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về doanh nghiệp xã hội, chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy sự phát triển DNXH.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là trên cở sở nghiên cứu, phân tích quy định pháp luật về DNXH, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật đối với mô hình DNXH ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục đích, bài nghiên cứu phải giải quyết được ba vấn đề sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về DNXH;

Thứ hai, chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật về DNXH;

Thứ ba, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy sự phát triển DNXH tại Việt Nam.

Tình hình nghiên cứu

3.1 Các công trình nghiên cứu doanh nghiệp xã hội trong nước

Cho đến nay, đã có những công trình nghiên cứu hoạt động của DNXH như sau:

- Bài viết của đồng tác giả Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm với bài nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt

Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách” được công bố năm 2012, tại Hà Nội Đề tài đã phân tích khái niệm, thực trạng, bối cảnh về DNXH Từ đó, đưa ra những khuyến nghị, chính sách nhằm phát triển DNXH ở Việt Nam.

Phần thứ nhất, bài nghiên cứu đã phân tích các quan điểm khác nhau về khái niệm DNXH giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Có thể thấy, DNXH đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu nhưng tại Việt Nam thì khái niệm này còn khá mới và được điều chỉnh tại điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 Đây là loại hình doanh nghiệp được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng và được dẫn dắt bởi DNhXH (người thành lậpDNXH) Ngoài ra, trong phần này bài viết cũng chỉ ra các đặc điểm cơ bản củaDNXH bao gồm: phải có hoạt động kinh doanh; đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu;tái phân phối lợi nhuận; sở hữu mang tính xã hội; phục vụ nhu cầu của nhóm đáy Phần thứ hai, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện DNXH tại Việt Nam Trong đó, đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước mà phong trào DNXH phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua: nước Anh, Hoa Kỳ,

Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Bài viết của tác giả Nguyễn Thường Lạng với đề tài “Tiềm năng phát triển DNXH ở Việt Nam” được công bố năm 2012, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tại

Hà Nội Bài viết đã làm rõ vị trí của DNXH trong nền kinh tế thị trường, đồng thời phân tích tiềm năng phát triển DNXH ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển DNXH phù hợp với biến đổi của nền kinh tế hiện đại.

- Bài viết của tác giả Lê Nguyễn Đoan Khôi với đề tài: “Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường Đại học tại Đồng Bằng Sông Cửu Long”, công bố năm 2014, bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học số 31 (2014)

Trường Đại học Cần Thơ, tại Cần Thơ Bài viết đã nghiên cứu, phân tích vấn đề giáo dục, phát triển DNXH tại trường Đại học Cần Thơ, đồng thời đưa ra các định hướng nhằm nâng cao việc giảng dạy cho sinh viên tại Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung.

- Bài viết của tác giả Phan Thị Thanh Thủy với đề tài: “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam”, được công bố năm 2015, bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tại trường ĐHQGHN Bài viết đưa ra các quan điểm, hình thức pháp lý về DNXH ở nước Anh đồng thời so sánh những điểm tương đồng, khác biệt giữa DNXH ở Việt Nam và Anh, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện DNXH ở Việt Nam.

- Bài viết của tác giả Phùng Thị Yến với đề tài: “So sánh pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Trung Quốc và Việt Nam - Một số kiến nghị hoàn thiện”, được công bố năm 2019, bài viết được đăng trên Tạp chí lý luận Chính trị số 8-

2019, tại Hà Nội Bài viết phân tích pháp luật về DNXH của Trung Quốc và pháp luật đối với DNXH tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật DNXH nhằm thúc đẩy sự phát triển DNXH tại Việt Nam

- Bài viết của tác giả Đặng Thành Lê với đề tài: “Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam Mã số: 130.3TrEM.32”, được công bố năm 2019, bài viết được đăng trên

Tạp chí khoa học thương mại số 130/2019 trường Đại học Thương Mại, tại HàNội Bài viết thống kê số lượng hoạt động của DNXH có tầm ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết việc làm cho xã hội từ đó đưa ra giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

- Bài báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) tại Việt Nam với đề tài “Nghiên cứu Hiện trạng Doanh nghiệp Xã hội tại

Việt Nam” được công bố vào tháng 3 năm 2020, tại Hà Nội Bài báo cáo đã tóm tắt về quy mô và phạm vi hiện tại của DNXH tại Việt Nam, đồng thời phân tích thực trạng, bối cảnh tổng thể để đưa ra những khuyến nghị, chính sách nhằm phát triển DNXH ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập và giải quyết các vấn đề liên quan tới DNXH, phân tích các đặc trưng, quan điểm khác nhau về khái niệm DNXH đang được tranh cãi và chưa thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từ đó đưa ra các kinh nghiệm, giải pháp, chính sách nhằm hoàn thiện DNXH ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, đề cập và giải quyết các vấn đề liên quan tới DNXH tại Việt Nam ở một số góc độ khác nhau và cách nhìn nhận về DNXH ở các công trình là khác nhau, chưa thống nhất về cách định nghĩa đối với DNXH trước và sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, đồng thời còn chưa hoàn thiện các định hướng, giải pháp về DNXH hiện nay.

3.2 Các công trình nghiên cứu doanh nghiệp xã hội nước ngoài

- Defourny, J & Nyssens (2008), M (eds.), “Social Enterprise in

Europe: Recent Trends and Developments”, Working Papers Series No 08/01,

University of Liège: EMES European Research Network.

Bài nghiên cứu này được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu về DNXH Châu Âu Bài viết đã tổng hợp những diễn biến lớn của quá trình phát triển DNXH tại châu Âu cũng như những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt Đồng thời, bài nghiên cứu này cũng đã tổng quan và đưa ra cái nhìn chi tiết về xu hướng phát triển, tranh luận trong việc phát triển DNXH tại các nước trong cộng đồng chung châu Âu: Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Anh

- Antonella Noya, “Social enterprises: what can policies do to support them?”, Forum on Social innovations, OECD/LEED

Nghiên cứu của Antonella Noya trong Diễn đàn Đổi mới xã hội đã đưa ra khái niệm về DNXH; những đóng góp của DNXH trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, tăng cường sự gắn kết xã hội tại Châu Âu Đồng thời, bài nghiên cứu phân tích những lý do cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách để DNXH có nhiều cơ hội phát triển hơn cũng như tối đa hóa những lợi ích mà nó mang lại.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả nghiên cứu dựa trên sự tổng hợp các quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT… Đồng thời, vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích: nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về DNXH, phân tích những bất cập để nêu giải pháp hoàn thiện;

Phương pháp so sánh: Đối chiếu quy định pháp luật về DNXH tại Việt Nam với quy định pháp luật về DNXH ở một số nước; so sánh quy định pháp luật về DNXH trong Luật Doanh nghiệp với các văn bản khác;

Phương pháp điều tra, khảo sát:

- Để có cơ sở đánh giá thực trạng các vấn đề xã hội, môi trường mà DNXH tác động hiện nay, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp chính xác, phù hợp Theo đó, tác giả tiến hành hình thức phỏng vấn viết tại 40 hộ dân tại các khu vực xã Tiến Thành, phường Phú Hài, phường Phú Thủy, phường Hàm Tiến, phường Mũi Né - Thành phố Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận

Trước khi tiến hành khảo sát, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi (số lượng 40 bảng hỏi), sau đó sẽ được gửi tới các đối tượng phỏng vấn để tiến hành thu thập thông tin với nội dung đã được chuẩn bị trong bảng hỏi Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng.

Thu thập, xử lý số liệu điều tra

Xác định đối tượng điều tra

- Thu thập phân tích số liệu thống kê, báo cáo sẵn có.

Phương pháp tổng hợp: Vận dụng để tổng hợp những số liệu, kết quả phân tích từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết các bất cập trong việc thực hiện mô hình DNXH;

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua nghiên cứu các điển hình vềDNXH của các bài viết trước đây, tác giả học hỏi, rút ra một số kinh nghiệm nhằm hoàn thiện bản thân.

Đóng góp của nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu về lý luận và thực tiễn của các công trình khoa học về DNXH trước, bài nghiên cứu của tác giả có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cụ thể:

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã tìm hiểu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của mô hình DNXH;

Thứ hai, bài nghiên cứu đã phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành thông qua phân tích những điểm mới và chỉ ra những điểm còn chưa hợp lý và đưa ra các nhận định hợp lý và chưa hợp lý để là cơ sở hoàn thiện pháp luật;

Thứ ba, bài nghiên cứu đã so sánh những quy định về DNXH của Việt Nam và quy định của một số nước trên thế giới;

Thứ tư, bài nghiên cứu đã đưa ra những nhận định, thông qua việc áp dụng pháp luật về DNXH trong thực tiễn thi hành, từ đó có những kết luận và bài học để phát triển DNXH ở Việt Nam hiện nay;

Thứ năm, bài nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật DNXH nhằm thúc đẩy sự phát triển DNXH tại Việt Nam.

Kết cấu nội dung bài nghiên cứu

Ngoài Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Phần mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Kết luận, đề tài được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1 : Tổng quan về doanh nghiệp xã hội.

Chương 2 : Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Chương 3 : Kết luận và kiến nghị giải pháp hoàn thiện doanh nghiệp xã hội.

Tổng quan về doanh nghiệp xã hội

Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp xã hội

DNXH là một xu thế mới xuất hiện và có những phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây Tại Việt Nam, từ những năm 1990, một số DNXH xã hội thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô nhỏ, chưa thu hút nhiều sự quan tâm, đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là sự tin tưởng, ủng hộ của đối tượng phục vụ bởi sự nghi ngờ từ chính việc hưởng lợi ích đem lại từ DNXH.

Năm 2008 các DNXH phát triển trong sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một cộng đồng, nhận được sự hỗ trợ, vốn đầu tư và sự định hướng từ nhiều tổ chức như Hội Đồng Anh, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP), Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP)…

Theo Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ cộng đồng (CSIP) của Việt Nam thì: “DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các DNhXH dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế” 1

Có thể thấy, khái niệm về DNXH của CSIP là rất rộng, cách định nghĩa này tạo điều kiện thuận lợi cho DNhXH phát triển hệ thống DNXH vốn còn rất non trẻ ở Việt Nam Qua khái niệm trên, có thể tổng hợp một số đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, CSIP gắn DNXH với DNhXH để nhấn mạnh vai trò của người sáng lập, tổ chức doanh nghiệp là người kết hợp hài hòa được sáng kiến xã hội và tinh thần doanh nhân.

Thứ hai, DNXH có thể đang hoặc sẽ hoạt động dưới nhiều hình thức tổ chức

1 Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và chính sách, trang 6. và địa vị pháp lý khác nhau, vốn phù hợp với thực trạng phong phú của khu vực

“xã hội dân sự” 2 ở Việt Nam.

Thứ ba, tiêu chí chủ đạo để xác định DXNH là phải theo đuổi đồng thời cả hai mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu xã hội/ môi trường là mục tiêu chủ đạo.

Như vậy, dù đã có một số DNXH xuất hiện từ những năm 1990, nhưng khái niệm DNXH mới manh nha tại Việt Nam từ năm 2008 và chưa được pháp luật điều chỉnh cho tới thời điểm ấy Mô hình DNXH và đạt được nhiều thành tựu, mang lại lợi ích không nhỏ cho cộng đồng, đến năm 2014 DNXH tại Việt Nam lần đầu tiên đã được công nhận về mặt pháp lý trong Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể là tại khoản 1 điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 Theo đó, DNXH hoạt động, cần đảm bảo ba tiêu chí sau:

1 Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

2 Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề cộng đồng, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

3 Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký 3

Với các tiêu chí này thì DNXH trước hết phải là một doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp 2014 điều chỉnh, là một tổ chức, doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản độc lập, trụ sở giao dịch rõ ràng, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh như đã đăng ký và đồng thời phải duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 nêu trên (ba tiêu chí của DNXH) trong suốt quá trình hoạt động DNXH muốn thành lập phải xác định mục tiêu hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, một số các mục tiêu mà DNXH hướng đến là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng như bảo vệ môi trường, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, bảo vệ và

2 Xã hội dân sự là xã hội mà ở đó mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trên sự tự do thảo luận và tạo ra sự đồng thuận các vấn đề của cuộc sống.

3 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực 01/7/2015. đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, …

Ngoài ra, DNXH không phân chia lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh như các doanh nghiệp thông thường, phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà DNXH đang theo đuổi Theo đó, DNXH phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký, 49% còn lại pháp luật không quy định nên công ty có quyền tự quyết định sử dụng Con số 51% là nhằm mục đích góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững cho DNXH

Qua các phân tích trên, có thể nhận thấy hành lang pháp lý điều chỉnh DNXH ở Việt Nam còn khá non trẻ, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không đưa ra định nghĩa cụ thể về DNXH nhưng có các tiêu chí (tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp

2014) để xác định DNXH hoạt động hiện nay Vậy nên, trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về DNXH một cách chi tiết nhằm thúc đẩy sự quan tâm đầu tư của các DNhXH trong và ngoài nước.

1.1.2 Phân loại các doanh nghiệp xã hội

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào nhằm phân loại các loại hình DNXH nhưng trên thực tế sẽ có một số dạng như sau: Doanh nghiệp hoạt động xã hội phi lợi nhuận, doanh nghiệp hoạt động xã hội không vì lợi nhuận và doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận.

Doanh nghiệp hoạt động xã hội phi lợi nhuận

Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội trên thế giới

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp xã hội ở một số nước

DNXH mặc dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về loại hình doanh nghiệp này trên thế giới, cụ thể:

Tại Anh: Trong Chiến lược phát triển DNXH (2002), Chính phủ Anh định nghĩa: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” 12

Theo khái niệm trên, DNXH có ba đặc điểm sau:

Thứ nhất, DNXH phải hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp DNXH cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, đã là doanh nghiệp là phải có hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận Đồng thời, DNXH cũng phải là một doanh nghiệp tham gia kinh doanh, sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cung cấp cho thị trường Vì thế, DNXH cũng phải có mô hình kinh doanh, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh cũng như những giải pháp kinh doanh cụ thể Và tất yếu, cũng như các doanh nghiệp khác, DNXH cũng bị chi phối bởi các quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu của thị trường.

Thứ hai, DNXH luôn đặt mục tiêu xã hội làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp mình Mục tiêu xã hội này được coi là một sứ mệnh quan trọng và trước tiên trong quá trình hình thành và phát triển của DNXH Có thể nói, DNXH được thành lập trước tiên vì mục tiêu xã hội Chính mục tiêu này chi phối hoạt động cũng như cách phân bổ lợi nhuận của doanh nghiệp sau này.

Thứ ba, Lợi nhuận của DNXH được phân phối chủ yếu cho cộng đồng theo những mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp đã theo đuổi thay vì phân phối lợi nhuận chủ yếu cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Tại Italy: Trong khi, Italy là quốc gia tại Châu Âu sớm áp dụng mô hình pháp lý về DNXH Năm 1991, Luật số 381 được ban hành và lần đầu tiên có quy định về hợp tác xã xã hội, sau 14 năm, Điều 1 Luật số 118 ngày 13/6/2005 quy

12 Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và Chính sách, trang 4. định về DNXH như sau: “social enterprise understood as the private non-profit organizations that perform continuously and mainly economic activity of production or exchange of goods and services of social utility, aimed at achieving general interest goals 13 (DNXH được hiểu là các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện hoạt động kinh tế về sản xuất hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ về tiện ích xã hội nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích chung)” Tiếp đó, Điều 1 Nghị định số 155 ngày 24/3/2006 đưa ra định nghĩa về DNXH: “social enterprise are enterprise perform in a stable and principle way an economic activity aimed at producing or exchanging goods or services of social utility with the goal of pursuing general interest objectives 14 (DNXH là tổ chức thực hiện hoạt động kinh tế một cách cơ bản và ổn định trong việc sản xuất hoặc trao đổi hàng hoá, dịch vụ về tiện ích xã hội (social utility), nhằm theo đuổi các mục tiêu lợi ích chung)”

Như vậy, với định nghĩa này, DNXH phải thỏa mãn 3 tiêu chí: là một tổ chức tư nhân; thực hiện hoạt động kinh doanh về hàng hóa hay dịch vụ về tiện ích xã hội; phải vì lợi ích chung và không vì lợi nhuận.

Tại Indonesia: Ông Bambang Ismawan- người sáng lập một trong các tổ chức tín dụng vi mô lớn nhất của Indonesia- Quỹ Bina Swadaya (từ năm 1967) cho rằng “DNXH là việc đạt được sự phát triển/ mục tiêu xã hội bằng cách sử dụng giải pháp kinh doanh ” 15

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa: “DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường” 16

13 Article 1, Law No 118 of June 13th 2005 Italy (Điều 1 Luật số 118 ngày 13/6/2005 nước Italy).

14 Article 1, Legislative Decree No 155 of 24 March 2006 Italy (Nghị định 155 ngày 24/3/2006 nước Italy).

15 Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và Chính sách, trang 6.

16 Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và Chính sách, trang 4.

Với cách định nghĩa này, có thể thấy các tiêu chí chủ đạo để xác định DNXH trong khái niệm này yêu cầu DNXH phải theo đuổi cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế vẫn là chủ đạo Đồng thời, DNXH hoạt động không phân biệt khu vực địa lý, ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động mà quan trọng là sử dụng ý tưởng của doanh nhân theo đuổi mục tiêu xã hội, vì sự phát triển bền vững của xã hội, hướng tới giúp đỡ nghề nghiệp, cuộc sống, sự chủ động cuộc sống cho tầng lớp đáy của xã hội Ủy ban Châu Âu (2011) đã định nghĩa DNXH là: “một đơn vị hoạt động trong nền kinh tế tập thể, có mục tiêu chính là tạo ra tác động xã hội thay vì tạo lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông DNXH hoạt động bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho thị trường theo những cách kinh doanh sáng tạo, và sử dụng lợi nhuận để đạt được các mục tiêu xã hội DNXH được quản lý theo cách mở và trách nhiệm, nhất là, có sự tham gia của công nhân, người tiêu dùng và các bên liên quan chịu ảnh hưởng vởi các hoạt động thương mại của nó”

Theo các cơ quan chính phủ ở châu Á: “DNXH là doanh nghiệp được thành lập nhằm tạo cơ hội đào tạo và việc làm cho các đối tượng yếu thế”.

Có thể thấy, nhiều định nghĩa tồn tại cùng với nhiều hình thức pháp lý khác nhau giữa các quốc gia Nhưng tóm lại, DNXH là doanh nghiệp (bất kể hình thức pháp lý của nó là gì) theo đuổi sứ mệnh xã hội thông qua cách tiếp cận doanh nhân 17

DNXH ở mỗi quốc gia, khu vực được định nghĩa là không giống nhau, nhưng tất cả doanh nghiệp đều có điểm chung là hoạt động không vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, ngoài ra DNXH được DNhXH thành lập với mục tiêu là để giải quyết một hoặc một số vấn đề xã hội cụ thể mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội Có thể hiểu, DNXH vẫn là mô hình kinh doanh, sinh lợi, đặt sứ mệnh xã hội ở vị trí trung tâm, trong đó mục tiêu lợi nhuận đóng vai trò hỗ trợ.

1.2.2 Đặc điểm về doanh nghiệp xã hội trên thế giới

17 Antonella Noya, “Social enterprises: what can policies do to support them?”, Forum on Social innovations, OECD/LEED.

Cách định nghĩa về DNXH rất phong phú, tùy thuộc trình độ phát triển của mỗi nước và khu vực, cũng như đặc thù của từng tổ chức, từng quốc gia Tuy nhiên, có thể tổng hợp một số đặc điểm nổi bật của DNXH được thừa nhận như sau:

Thứ nhất, phải có hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức mang tính xã hội

Hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức mang tính chất xã hội là nét đặc thù cũng như thế mạnh so với các tổ chức, loại hình doanh nghiệp khác Hoạt động kinh doanh khiến DNXH khác với các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức từ thiện thuần túy hoạt động chủ yếu dựa vào sự tài trợ và lòng hảo tâm Từ các hoạt động kinh doanh, DNXH mới tạo ra nguồn thu nhập, phục vụ và duy trì bộ máy hoạt động của doanh nghiệp DNXH với mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội, do đó giải pháp kinh doanh buộc doanh nghiệp phải gắn chặt với cộng đồng hoặc các nhân, tổ chức hưởng lợi Vì vậy, DNXH sẳn sàng chia sẻ quyền lực của mình với tất cả các bên liên quan thay vì “đối nhân, đối vốn” (quyền bỏ phiếu theo vốn góp).

Có thể thấy, DNXH đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu, tuy là một thử thách lớn nhưng cũng đem lại cho doanh nghiệp của mình một vị thế ưu tiên hơn so với các doanh nghiệp truyền thống

Thứ hai, đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu, phục vụ nhu cầu cho nhóm đáy xã hội

Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

2.1.1 Quy định pháp luật điều chỉnh mô hình doanh nghiệp xã hội trước khi có Luật Doanh nghiệp 2014 Ở Việt Nam, mặc dù đến năm 2014 pháp luật điều chỉnh đối với mô hình DNXH mới được công nhận chính thức, nhưng trước đó các hoạt động sử dụng kinh doanh để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội đã xuất hiện, pháp luật điều chỉnh với nhiều văn bản khác nhau

Từ nửa cuối thập niên 1980, nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới với mong muốn xóa bỏ dần cơ cấu bao cấp quan liêu của nền kinh tế kế hoạch hóa, phát triển nền kinh tế năng động và hiện đại hơn Một chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam là hướng đến tự do hóa thương mại và thúc đẩy kinh tế phát triển Với nhiều biện pháp “xé rào”, giải tỏa bớt các rào cản cho kinh tế tự do lưu thông Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sức phát triển của nền kinh tế vô cùng mạnh mẽ Tính đến ngày 31-12-1996, Việt Nam có 1.439.683 đơn vị kinh doanh tư nhân, trong đó gồm 1.412.166 cá nhân và nhóm kinh doanh, 17.535 doanh nghiệp tư nhân, 6.883 công ty trách nhiệm hữu hạn, 153 công ty cổ phần và 2.946 hợp tác xã 23

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế doanh nghiệp nói chung và DNXH nói riêng Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (cùng được Quốc hội Khóa VIII thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990) là các văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu, bao gồm các loại hình là: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (thành lập theo Luật Công ty) và doanh nghiệp tư nhân (thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân).

Sau gần 9 năm thi hành Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư

23 Chương XXI – Định hướng xã hội chủ nghĩa, https://vnngaymoi.wordpress.com/2013/02/04/9-3/ [Ngày truy cập : 17 tháng 9 năm 2020]. nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 Nghị định của Chính Phủ số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng

12 năm 1999 “về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện”, đây là văn bản pháp lý đầu tiên, điều chỉnh hình thức tổ chức và hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của cộng đồng Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi tắt là Quỹ) được thành lập và hoạt động nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hoá, thể thao, khoa học, xã hội 24 , nguyên tắc hoạt động: Quỹ thành lập và hoạt động không vì mục đích thu lợi nhuận; hoạt động của Quỹ theo nguyên tắc tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí cho hoạt động xã hội, từ thiện của mình và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Quỹ phải thực hiện các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về thành lập, hoạt động, quản lý tài chính, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Quỹ; Quỹ phải thực hiện công khai mọi khoản thu, chi theo quy định của pháp luật về công khai tài chính; nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thành lập và hoạt động của Quỹ để thu lợi và hoạt động bất hợp pháp 25

Do sự phát triển của xã hội, sau gần 8 năm, Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 nghị định “về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện” ra đời quy định chi tiết về việc thành lập các quỹ xã hội, từ thiện Nghị định 177/1999/NĐ-CP và nghị định số 148/2007/NĐ-CP ra đời, đặt móng ban đầu cho việc hình thành các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận.

Trong một thời gian dài, Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh riêng cho mô hình DNXH, nhưng khái niệm DNXH đã ra đời và được sử dụng từ trước, do đó, cụm từ DNXH trước khi xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp 2014 là nhằm để chỉ những tổ chức có đăng ký hoặc có giấy phép hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp, trung tâm, HTX, quỹ… có định hướng xã hội trong mục tiêu hoạt

24 Điều 2, Nghị định của Chính Phủ số 177/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

25 Điều 4, Nghị định của Chính Phủ số 177/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động củaQuỹ xã hội, Quỹ từ thiện. động, cụ thể là các tổ chức có định hướng giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, dịch vụ công, phát triển kinh tế địa phương và việc làm cho nhóm yếu thế.

Như vậy, mô hình DNXH trước thời điểm ban hành Luật Doanh nghiệp 2014 có các đặc trưng nổi bật sau đây:

Một là, DNXH là khái niệm dùng để chỉ các tổ chức được thành lập hợp pháp, có mục tiêu hoạt động là các mục tiêu xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng Bao gồm doanh nghiệp, HTX, quỹ, trung tâm từ thiện mà chủ yếu là các tổ chức phi chính phủ.

Hai là, những doanh nghiệp được xem là DNXH tại thời điểm ấy, được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp ở thời điểm đăng ký thành lập và hoạt động như các doanh nghiệp kinh doanh mà không có sự phân biệt cụ thể về chế độ, chính sách ưu đãi.

Ba là, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp là khá rộng, bao gồm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, dịch vụ công, phát triển kinh tế địa phương và việc làm cho nhóm yếu thế.

2.1.2 Quy định pháp luật điều chỉnh mô hình doanh nghiệp xã hội từ khi có

Luật Doanh nghiệp 2014 cho đến nay

Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật số: 68/2014/QH13), có hiệu lực kể từ 01/7/2015, đây là mốc thời gian quan trọng, lần đầu tiên DNXH được ghi nhận về mặt pháp lý DNXH là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện, được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, theo đó DNXH là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường Kể từ đây, DNXH trở thành một khái niệm và có hành lang pháp lý điều chỉnh, từ khái niệm trên, DNXH có một số đặc điểm cụ thể như sau:

Thứ nhất, DNXH được thành lập và hoạt động theo một loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh 26

Như vậy, DNXH trước hết phải là doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp theo quy định HTX, các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu xã hội và môi trường không phải là DNXH theo quy định pháp luật hiện hành Đồng thời, DNXH là mô hình hoạt động kinh doanh và không phải là một loại hình doanh nghiệp theo pháp luật, bởi việc đăng ký và hoạt động của DNXH với tư cách pháp lý của một DNTN, công ty TNHH hay Công ty cổ phần… Vì thế, cơ cấu tổ chức quản lý, vấn đề thành lập, quyền, nghĩa vụ và giải thể DNXH được thực hiện theo quy định đối với loại hình doanh nghiệp mà nó đăng ký thành lập.

Thứ hai, một doanh nghiệp chỉ trở thành DNXH khi đáp ứng các tiêu chí luật định, đó là: có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; có sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường 27

Ngày đăng: 19/07/2023, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và Chính sách, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnhvà Chính sách
Tác giả: Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm
Năm: 2012
15. Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014), “Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường Đại học tại Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học số 31, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp phát triển doanh nghiệp xãhội qua các trường Đại học tại Đồng Bằng Sông Cửu Long”
Tác giả: Lê Nguyễn Đoan Khôi
Năm: 2014
16. Nguyễn Thường Lạng (2012), Tiềm năng phát triển Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng phát triển Doanh nghiệp xãhội ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thường Lạng
Năm: 2012
18. Phan Thị Thanh Thủy (2015), “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 31, số 4(2015), 56 – 64, Trường ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xãhội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam”
Tác giả: Phan Thị Thanh Thủy (2015), “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 31, số 4
Năm: 2015
19. Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) (2020), Báo cáo “Nghiên cứu Hiện trạng Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam” , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu Hiện trạng Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam”
Tác giả: Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP)
Năm: 2020
20. Phùng Thị Yến (2019), “So sánh pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Trung Quốc và Việt Nam - Một số kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Lý luận chính trị số 8, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “So sánh pháp luật về doanh nghiệp xã hội củaTrung Quốc và Việt Nam - Một số kiến nghị hoàn thiện”
Tác giả: Phùng Thị Yến
Năm: 2019
29. Antonella Noya, “Social enterprises: what can policies do to support them?”, Forum on Social innovations, OECD/LEED Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social enterprises: what can policies do to supportthem
30. Defourny, J. & Nyssens (2008), M. (eds.), “Social Enterprise in Europe:Recent Trends and Developments”, Working Papers Series No. 08/01, University of Liège: EMES European Research Network Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Social Enterprise in Europe:"Recent Trends and Developments”
Tác giả: Defourny, J. & Nyssens
Năm: 2008
1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 Khác
2. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, được thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 Khác
3. Luật phá sản số 51/2014/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Khác
4. Luật Phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14, được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018, hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019 Khác
6. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 nhằm đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao Khác
7. Nghị định 69/2008/NĐ-CP ban hành một nội dung chính sách ưu đãi cơ sở xã hội hóa, các hình thức hoạt động phi lợi nhuận được nhà nước khuyến khích Khác
9. Nghị định 177/1999/NĐ-CP được ban hành ngày 22/12/199, về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện Khác
10. Nghị định 96/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 19/10/2015, Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp Khác
11. Nghị định 78/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015, hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp Khác
12. Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp Khác
13. Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/5/2016 quy định các biểu mẫu, văn bản sử dụng trong đăng ký DNXH theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP.B. Sách, giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí Khác
17. Đặng Thành Lê (2019), “Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Mã số Khác
w