1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy và bao bì phú giang

84 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Tập Hợp Chi Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Giấy Và Bao Bì Phú Giang
Tác giả Trương Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 153,97 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG (2)
    • 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang (2)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang (5)
      • 1.2.1. Quy trình sản xuất và công nghệ (5)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất (9)
    • 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty (12)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG (14)
    • 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang (14)
      • 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (14)
        • 2.1.1.1. Nội dung (14)
        • 2.1.1.2. Tài kế toán sử dụng (15)
        • 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết (16)
      • 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (0)
      • 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (39)
        • 2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang (58)
        • 2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất (59)
    • 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty (60)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ (63)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện (63)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang (69)
  • KẾT LUẬN (76)
    • Biểu 2.21. Hóa đơn tiền điện (48)
    • Biểu 2.28. Sổ tổng hợp chi tiết TK 154 (55)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG

Đặc điểm sản phẩm của Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang

Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Bắc Ninh với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau và ngày càng mở rộng. vơi nỗ lực không mệt mỏi, công ty đã xây dựng thành công hệ thống sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng: ISO 9001/2000.

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng:

- Sản xuất các loại bìa, thùng carton.

- Hiện tại công ty đang mở rộng ngành nghề kinh doanh sang dịch vụ khách sạn và nhà hàng.

 Giấy KRAFT: ký hiệu: KRAF, đơn vị tính: kg.

 Giấy DUPLEX: kí hiệu: DUPL, đơn vị tính: kg.

 Bìa Carton 3 lớp: kí hiệu CAR, đơn vị tính: m2.

- Giấy KRAFT: Giấy Kraft không hồ trắng, dạng cuộn.

Giấy có tỷ trọng sợi gỗ thu được bằng phương pháp chế biến hoá học soda hoặc sunphat chiếm ≥ 80% tổng lượng sợi,được hoàn thiện bằng máy hoặc được láng bằng máy, dạng cuộn, định lượng xấp xỉ 115g/m², có chỉ số cháy Mullerf tối thiểu được tính bằng phương pháp nội suy hoặc ngoại suy tuyến tính theo bảng kết quả dưới đây: Định lượng (g/m²): 115; 125; 200; 300; 400

Chỉ số cháy Mullerf tối thiểu: 393; 417; 637; 824; 961

Có chỉ số độ dai và độ giãn được tính bằng phương pháp nội suy - ngoại suy tuyến tính từ bảng tính dưới đây:

3 Định lượng (g/m²) 60 70 80 100 115 Độ dai tối thiểu theo chiều máy (mN) 700 830 965 1.230 1.425 Độ dai tối thiểu theo chiều máy + chiều ngang mN 1.510 1.790 2.070 2.536 3.060 Độ giãn tối thiểu theo chiều ngang (kN/m) 1.9 2.3 2.8 3.7 4.4 Độ giãn tối thiểu theo chiều máy + chiều ngang

Kraft là giấy làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm xử lý bởi các quá trình, có tính chất đanh và dẻo dai và tương đối thô Giấy Kraft là loại giấy tái sinh, thường có màu nâu vàng nhưng có thể được tẩy trắng để dễ cho việc sản xuất đa dạng Giấy kraft thường được làm túi hàng tạp phẩm , bao tải multiwall, phong bì thư và đóng gói , sử dụng làm túi giấy hàng tạp phẩm, phong bì, bao bì & đóng gói Sản phẩm Túi giấy Kraft thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, Giá thành rẻ hơn so với các loại túi giấy phổ thông trên thị trường Độ bền cao có thể đựng vật có trọng lượng tương đối nặng Kiểu dáng túi giấy Kraft thích hợp làm các loại túi thời trang, túi mua sắm, túi quà

Bên cạnh đó, Giấy Kraft còn đc sử dụng làm phong bì, bao thư, thẻ bài nhãn mác thời trang khỏe khoắn và phong cách.

Các loại sản phẩm giấy Duplex sản xuất theo công nghệ gia keo bề mặt với giá thành thấp hơn sản phẩm giấy Duplex với công nghệ tráng phủ Và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của loại sản phẩm này có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2

Loại giấy duplex thuộc loại giấy phức hợp, gồm 2 loại giấy ép vào nhau trong quá trình xeo, nên có 1 mặt trắng, 1 mặt đen,

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Giấu duplex và bìa vàng, bìa xám được làm bằng giấy tái sinh Sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: làm hộp giấy, In ấn, Nâng mũi giày, làm rập trong nghành giày….

 Thông số kỹ thuật của carton :

Thông số Giá trị НМ-260 НМ-280 НМ-360 НМ-440 Định lượng (g/ m 2 ) 260±15 280±20 360±30 440±30 Độ dày (mm) 0,36±0,02 0,38±0,03 0,50±0,04 0,60±0,05 Độ kết dính các lớp (N) 90 90 90 90 Độ cứng

(N/cm) 0,30 0,30 0,50 0,70 Độ thẩm thấu bề mặt khi bị ướt 1 mặt (g/ m 2 )

60 - Độ trắng tối thiểu (%) 70 70 70 70 Độ ẩm (%) 5-10 5-10 5-10 5-10

Thùng carton được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu như bìa sóng, bọt biển, mùn cưa và các nguyên liệu tái chế khác

Mô tả: Carton là loại carton làm từ xen-luy-lô (nguyên chất hoặc đã được tẩy trắng), cây gỗ, giấy thải vụn; có bề mặt nhẵn, hơi bóng; chuyên dùng để làm hộp, thùng, bao bì đựng hàng hóa có thể in lên bề mặt bằng hình ảnh một hay nhiều màu, dùng trong chế tạo bao bì hàng tiêu dùng có in hình 1 hay nhiều màu.

Tính chất: dày, cứng, bền chắc; là nguyên liệu tối ưu để làm thùng, hộp do nếp gấp không bị rách hoặc rời ra; trọng lượng nhẹ, dai chắc; giá thành thấp.

Thực tế áp dụng: dùng chủ yếu trong công nghiệp thực phẩm (làm bao bì đóng gói), vỏ thùng, hộp vừa và nhỏ.

5 Đây là sản phẩm thùng carton phổ biến nhất với chi phí sản xuất thấp Dạng thùng carton này có các nắp chạm nhau tại giữa thùng khi đóng Thùng carton có thể được chế tạo nhiều kích cỡ, tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Sản phẩm có thể được thiết kế sử dụng các loại kết cấu sóng giấy sau:

• Sóng A : Độ cao sóng giấy 4.7 mm - giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy

• Sóng B : Độ cao sóng giấy 2.5 mm - giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực xuyên thủng cao

• Sóng C : Độ cao sóng giấy 3.6 mm - giấy tấm sử dụng sóng C kết hợp được cả 2 ưu điểm của cả sóng A & B.

• Sóng E : Độ cao sóng giấy 1.5 mm - thường được sử dụng cho thùng đựng các vật nhẹ

• Sóng BC: là loại sóng đôi kết hợp 1 lớp sóng B & 1 lớp sóng C đáp ứng độ dày thùng và khả năng chịu lực cao.

• Sóng AC: là loại sóng đôi kết hợp 1 lớp sóng A & 1 lớp sóng C đáp ứng khả năng chịu lực tối ưu.

- Loại hình sản xuất: Công ty đồng thời sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu tiêu dung chung ngày càng gia tăng trong và ngoài nước đồng thời sản xuât theo đơn đặt hàng cho các bạn hàng quen thuộc đặt mua với số lượng lớn và đều đặn

- Thời gian sản xuất: sản xuất theo công đoạn liên tục từ công đoạn xử lý nguyên vật liệu đế tinh chế nguyên vật liệu tại các bể ngâm, XN Sau khi được tinh chế NVL được đưa vào dây chuyền sản xuất tự động sấy , cuộn và cắt lõi, do đó thời gian sản xuất không dài.

-Đặc điểm sản phẩm dở dang: sản phẩm dở dang thường không nhiều và được được tính theo NVL chính vì đặc điểm của sản xuất sản phẩm là NVL chính được đưa vào 1 lần ngay từ khi bắt đầu sản xuất, còn lại chỉ là các khâu chế biến với nhiên liệu và chất xúc tác cho các quá trình phản ứng.

Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang

Công ty đầu tư 3 dây chuyền sản xuất hiện đại tại 3 xí nghiệp sản xuất với công suất từ 2000 đến 4000 tấn, với 2 xí nghiệp sản xuất giấy và 1 xí nghiệp sản xuất bìa carton

Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất giấy:

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Máy cắt cuộn Suốt lấy giấy

Máy bơm bột Máy bơm seo

Nguyên vật liêu Bể ngâm Máy nghiền Hà

Máy bơm bột Máy nghiền đĩa Máy nghiền thủy lực

Nhập kho thành phẩm KCS Cân đo

- Đầu tiên, NVL được chọn lọc, phân loại , nhặt sạch hết băng keo, tạp chất.

- Sau đó được đưa vào bể ngâm để loại bỏ tạp chất, còn lại trong đó là bột giấy, giấy lì, giấy phế liệu, bột tre nứa, bột gỗ

- Nguyên vật liệu dau khi được vớt ở bể ngâm chuyển sang máy nghiền HàLan, nghiền nhỏ bột giấy, giấy lỳ, bột tre nứa, người công nhân kiểm tra đủ nồng độ

Giấy cuộn Dàn đỡ giấy Máy tạo sóng

PH rồi cho nhựa thông, hóa chất, phèn, keo, bột CaCO3, tulip, cho máy nghiền đều

- Công đoạn tiếp theo được thực hiện với máy nghiền thủy lực, máy sẽ có vai trò lọai bỏ những đinh ghim, mảnh sạn, bột giấy mà Máy Hà Lan chưa nghiền được.

- Tiếp đó, chuyển sang máy nghiền đĩa, sau công đoạn này bột giấy trở nên nhỏ, mịn.

- Từ máy nghiền đĩa chuyển sang máy bơm bột, máy bơm bột có tác dụng bơm toàn bộ bột giấy đã được nghiền nhuyễn lên bể chứa bột.

- Khi bột giấy đã được chuyển lên bể chứa bột, người công nhân vận hành máy , tháo bột xuống bể pha loãng để bột được khoáng tan, không đóng cục, bột giấy được khuấy đều cùng với nước trắng

- Khi bột đã được pha loãng , công nhân tiến hành khởi động máy bơm seo, bơm bột lên lò lưới, sau đó mở hơi từ nồi hơi vào 2 lò sấy, lò sấy 1 và lò sấy 2

- Khi bột giấy len lò lưới, nó được chăn seo cuốn lên chăn , đưa lên lò sây 1 lúc này đã được sấy nóng, giấy được sấy khô một nửa sau đó được chuyển sang lò sấy 2

- Khi giấy đã được sấy khô ở lò thứ 2, công nhân dùng suốt của giấy bắt giấy vào suốt, giấy sẽ cuốn theo suốt cho đến khi đầy thì người công nhân vận hành máy chuyển sang máy cắt cuộn

- Máy cắt cuộn có tác dụng cắt cuộn theo đúng kích thước, đầu cuộn giấy phẳng, bằng, gọn, đồng thời người công nhân loại bỏ những đoạn giấy bị rách, mất màu, nát, nhăn

- Sau khi tiến hành cắt cuộn, công nhân sẽ tiến hành cân đo xem trọng lượng và kích thước của cuộn giấy là bao nhiêu

- Cân đo xong, bộ phận KCS nghiệm thu, dán mác, ký hiệu, và ghi các thông số về cuộn giấy đã được kiểm tra

- Khi bộ phận KCS kiểm tra xong, sản phẩm được chuyển cho thủ kho nhập kho thành phẩm, để riêng, xếp lại thành phẩm cho gọn gang, chờ lệnh của thủ kho xuất kho mới được xuất kho thành phẩm để bán

Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất bìa Carton.

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Máy cắt kẻ Máy in

Nhập kho thành phẩm Bộ phân KCS

- Giấy cuộn là NVL chính để sản xuất bao bì carton, khi giấy cuộn đưa vào sản xuất, giấy được chạy qua dàn đỡ giấy để giữ cho giấy thăng bằng, không bị lệnh hay xô dịch

- Khi giấy được đi qua giàn đỡ, dàn đỡ phân phối giấy đều, bằng, không bị lệch hay nhăn khi giấy chạy qua máy tạo song

- Khi giấy chạy qua máy tạo sóng, giấy se được tạo nên lớp sóng, người công nhân vận hành máy trộn axit, bột sắn, sô đa, đã được nấu chín vào móng để dưới máy taọ sóng , khi máy tạo sóng chạy , giấy đi qua máy tạo sóng được bột sắn dính vào làm cho giấy cứng hơn, các lớp giấy dính vào nhau chặt hơn.

- Khi giấy đi qua máy tạo sóng , đến lò cao su, nhiệm vụ của lò cao su là cho các lớp giấy sóng và giấy mặt, giấy đứng gắn kết với nhau chặt hơn nữa, làm cho mặt giấy bóng hơn, phẳng hơn, đẹp hơn, không bị nhăn, bị nát

- Khi giấy đi qua lò cao su, đến giàn nhiệt thì người công nhân mở van hơi từ lò điện bằng dầu diezen vào dàn nhiệt, dàn nhiệt được sấy nóng bằng dầu, làm cho giấy khô, cứng

- Khi giấy chạy qua dàn nhiệt được sấy khô rồi chuyển sang máy chặt, được chặt theo kích thước bao bì mà khách hang yêu cầu trong đơn đặt hàng

- Sau công đoạn chặt, bìa được chuyển sang công đoạn máy cắt, kẻ, tại đây bao bì được cắt bằng mép, gọn gàng theo đúng kích thước đơn đặt hàng

- Tiếp đến là công đoạn bổ chạp, đục lỗ, máy bổ chạp có nhiệm vụ đục lỗ theo đúng yêu cầu đơn đặt hàng.

Quản lý chi phí sản xuất của Công ty

Quy chế tài chính của công ty thể hiện rõ mối quan tâm của Ban Giám đốc đối với việc quản lý chi phí của công ty, đồng thời cho thấy công ty đã có nhìn nhận đúng đắn vai trò của quản lý chi phí và phân quyền trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng của Công ty trong việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, dự toán, định mức, cung cấp thông tin chi phí, kiểm soát chi phí được phân chia rõ thông qua:

 Thẩm quyền đối với mua sắm TSCĐ theo điều lệ và quy chế của DN:

- Tổng giám đốc, giám đốc và phó giám đốc được lựa chọn các phương án đầu tư xây dụng , mua sắm tài sản cố định , đổi mới thiết bị công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu Tài sản cố định phù hợp với mục tiêu kinh doanh. a) Phó giám đốc quyết định các dự án đầu tư xây dụng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 30% tổng giá trị TS ghi trong báo cáo Tài chính gần nhất của công ty hoặc vượt quá 75% mức cao nhất của dự án nhóm C theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng. b) Các Giám đốc quyết định có thẩm quyền như trên tương tự như trên ứng với các mức giá trị 10-30 % hoặc không vượt quá 75%. c) Tổng Giám đốc tương tự trên, thẩm quyền quyết định với các mức giá trị tương ứng nhỏ hơn 10% hoặc không vượt quá 75%

- Quy chế và phương thức mua sắm TSCĐ: a) Mọi tài CĐ sản hiện có của công ty đều được mua dưới sự phê duyệt của giám đốc, tổng giám đốc. b) Tiêu chuẩn (về thời gian và giá trị) và nguyên giá của TSCĐ xác định theo quy định bộ tài chính.

 Thẩm quyền tương tự đối với các dự án đầu tư, phê duyệt dự toán

 Cùng với sự trợ giúp đắc lực của ban tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật kế hoạch, phòng tổ chức quản lý sản xuất và phòng kế toán.

-Ban tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ lập phương án về tổ chức sản xuất phù hợp với từng giai đoạn và sử dụng lao động, phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh,

1 tổ chức quản lý bộ máy sản xuất, đào tạo và sử dụng cán bộ, thực hiện chế độ với công nhân viên chức, quản lý tài sản.

-Phòng Kỹ thuật kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn của sản phẩm, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, năng xuất lao động, tiết kiệm vật tư hạ giá thành, hợp lý hoá sản xuất, quản lý kỹ thuật, chủ động trong việc đổi mới công nghệ, mặt hàng, đổi mới sản xuất.

-Phòng Tổ chức Quản lý sản xuất: có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường và năng lực của công ty lập kế hoạch giá thành, lao động, vật tư, kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, triển khai kế hoạch được duyệt, mở rộng quan hệ với các đơn vị khác, đảm bảo duy trì nguồn công việc thường xuyên, lên hợp đồng, quản lý cơ sở pháp lý của các hợp đồng, lập kế hoạch tác nghiệp theo dõi tiến độ sản xuất, cùng với phòng kế toán phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hội nghị khách hàng, cung cấp số liệu cần thiết cho phòng nghiệp vụ khác.

-Phòng Kế toán: Là bộ phận tham mưu, giúp đỡ cho giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, đóng vai trò lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng năm, lập sổ sách ghi chép phản ánh chính xác kịp thời, đây là nơi thu nhận, xử lý hệ thống hoá và cung cấp đầy đủ , kịp thời , chính xác toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế , sản xuất cũng như kết quả kinh doanh Đồng thời tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng ban, XN; tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ và kế toán nội bộ, tổ chức phối hợp với phòng ban khác, tổ chức bảo quản sổ sách, chứng từ kế toán.

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG

Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Kế toán thông qua việc tập hợp các chứng từ gốc liên quan đến việc sử dụng NVL , kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào các TK liên quan, các sổ kế toán chi tiết, sau đó vào các sổ tổng hợp Đảm bảo phán ánh thông tin kế toán chính xác , trung thực , kịp thời, so sánh được, đảm bảo cho quản lý dựa trên số liệu kế toán có các quyết định kinh tế phù hợp

Các chứng từ kế toán sử dụng:

-Bảng phân bổ VL và công cụ dụng cụ (nếu có)

Căn cứ vào những chứng từ trên kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất TK 621 và sổ tổng hợp nhật kí- sổ cái.

Nguyên vật liệu tại công ty rất đa dạng về chủng loại , kích cỡ, đơn giá , phương thức bảo quản nên thường được lưu ở các kho kiên cố, vật liệu chính có kho riêng, các vật liệu phụ được sắp xếp quy củ trong cùng một kho khác Để đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất đa dạng sản phẩm cùng với đặc thù của ngành sản xuất giấy là quy tình tinh chế nguyên vật liệu nên nói chung, số chủng loại NVL trực tiếp nhiều và được chia tách cụ thể như sau:

NVL trực tiếp là những nguyên vật liệu mà khi chúng tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành sản phẩm chính, bao gồm:

- NVL chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm.

- NVL phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm

1 hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói.

- Bột giấy trắng nhập khẩu.

- Bột giấy nấu từ tre, nứa, gỗ bồ đề

- Giấy lề trắng Bãi Bằng, giấy cupxe.

- Giấy phế liệu, phế thải

Những VL phụ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm không cấu thành thực thể chính của SP nhưng có thể lien kết với vật liệu chính lạ thay đổi màu sắc, tính chất về độ bóng, mịn , dẻo của sản phẩm, tăng thêm chất lượng cho sản phẩm, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm được thược hiện thuận lợi hơn, hoàn hảo hơn Tỷ trọng vật liệu phụ chiếm khoảng 7,35% trong giá thành sản phẩm.

2.1.1.2 Tài kế toán sử dụng: Để hạch toán NVL trực tiếp công ty sử dụng TK 621 và TK 152.

*TK 621: Chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.

Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho; Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết:

Nguyên vật liệu trực tiếp được đưa vào sản xuất căn cứ vào đơn đề nghị của

Bộ phận sản xuất, sau khi đơn được kí duyệt bởi cấp có thẩm quyền, thường là Phó giám đốc, hoặc trưởng phòng quản lý sản xuất, thủ kho nhận được đơn đã được kí duyệt và tiến hành xuất kho NVL cho sản xuất Kế toán lập chứng từ xuất kho NVL chính và VNL phụ tùy thuộc theo đề nghị của bộ phận sản xuất Kế toán phiếu xuất kho gồm 3 liên, liên 1 lưu bộ phận kế toán, liên 2 giao cho thủ kho và liên 3 giao cho người nhận NVL, kế toán lưu làm chứng từ gốc để ghi vào các sổ chi tiết và tổng hợp liên quan.

Chứng từ trước tiên là đơn đề nghị xuất kho cho sản xuất được viết và được kí duyệt:

*Biểu số 2.1.Đơn đề nghị xuất vật tư: Đơn vị: CT Giấy vào Bao bì Phú Giang

Bộ phận: Xí nghiệp giấy 1

Mẫu số: 01 –DV Ngày 01 tháng 11 năm 2011 ĐƠN ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ

Kính gửi: Trưởng phòng quản lý sản xuất.

Tên tôi là: Đỗ Hữu Huân

Phòng (ban): Xí Nghiệp giây KRAFT

Lý do đề nghị xuất: Xuất cho sản xuất sản phẩm.

STT Số lượng (KG) Chủng loại

1 11.900 Bột giấy trắng nhập khẩu

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Người làm đơn (Kí, họ tên)

Giám đốc(Kí, đóng dấu)

*Biểu số 2.2.Đơn đề nghị xuất vật tư Đơn vị: CT Giấy vào Bao bì Phú Giang

Bộ phận: Xí nghiệp giấy 1

Mẫu số: 01 –DV Ngày 02 tháng 11 năm 2011 ĐƠN ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ

Kính gửi: Trưởng phòng quản lý sản xuất.

Tên tôi là: Phùng Văn Tám

Phòng (ban): Xí Nghiệp Carton

Lý do đề nghị xuất: Xuất cho sản xuất sản phẩm.

STT Số lượng (KG) Chủng loại

Người làm đơn (Kí, họ tên)

Giám đốc (Kí, đóng dấu)

Sau khi nhận được đơn đề nghị xuất kho đã được kí duyệt, kế toán viết phiếu xuất kho và xuất kho NVL đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại, chất lượng tốt.

*Biểu số 2.3 Phiếu xuất kho Đơn vị: CT Giấy vào Bao bì Phú Giang Mẫu số 02-VT

Bộ Phận: (Ban hành theo QĐ 15/2006-BTC)

Phiếu xuất kho Ngày 01 tháng 11 năm 2010

Họ tên người nhận hàng: Huân

Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất

Xuất tại kho: Bột giấy

Tên, nhãn hiêu, quy cách hàng hóa

Mã số Đơn vị tính

Số lương Đơn giá Thành tiền

01 Bột giấy trắng nhập khẩu

Tổng số tiền: 154 700 000 Ngày 01 tháng 11 năm 2010

Số chứng từ gốc kèm theo:

Người nhận hàng (ký, họ tên)

Thủ kho (ký, họ tên)

Kế toán trưởng (ký, họ tên)

Giám đốc (ký, họ tên)

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

*Biểu số 2.3 Phiếu xuất kho Đơn vị: CT Giấy vào Bao bì Phú Giang Mẫu số 02-VT

Bộ Phận: (Ban hành theo QĐ 15/2006-BTC)

Phiếu xuất kho Ngày 02 tháng 11 năm 2010

Họ tên người nhận hàng: Thái

Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất

Xuất tại kho: VL phụ

Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư

Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Tổng số tiền: 49.026.000 Ngày 01 tháng 11 năm 2010

Số chứng từ gốc kèm theo:

Người nhận hàng (ký, họ tên)

Thủ kho (ký, họ tên)

Kế toán trưởng (ký, họ tên)

Giám đốc (ký, họ tên)

Căn cứ vào những chứng từ gốc về xuất nguyên vật liệu cho sản xuất ở trên mà kế toán mở các sổ chi tiết tài khoản để tập hợp chi phí, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ vào sổ chi phí sản xuất TK 621:

Ví dụ: căn cứ vào phiếu xuất kho 01:

Biếu số 2.4 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

Tài khoản: 621 Chi phí NVL trưc tiếp.

TK chi tiết: 621-XN KRAF Đối tượng tập hợp CP: Giấy KRAFT

Ngày , tháng chứng từ diễn giải

TK ĐƯ Ghi nợ TK 621

SH NT Bột giấy Giấy lì Bột tre nứa Than Phèn

Người ghi sổ (ký, họ tên)

Kế toán trưởng (ký, họ tên)

Giám đốc(ký,đóng dấu)

Biếu số 2.5 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

Tài khoản: 621 Chi phí NVL trưc tiếp.

TK chi tiết: 621-XN CARTON Đối tượng tập hợp CP: Thùng carton

SH NT Mực đỏ Mực đen ….

Kế toán trưởng (ký, họ tên)

Giám đốc (ký,đóng dấu) Đồng thời từ, cuối tháng, từ sổ kế toán chi tiết, kế toán lên số tổng hợp chi tiết

TK 621của toàn công ty.

*Biểu 2.6 Trích sổ tổng hợp chi tiết TK Chi phí VNL TT toàn công ty Đơn vị: CT Giấy vào Bao bì Phú Giang

Sổ kế toán tổng hợp chi tiết Chi phí SX

Tài khoản : 621 Chi phí NVL TT

Bảng tổng hợp chi tiết TK 621

2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp.

Trước hết, công ty ghi sổ tổng hợp theo hình thức Nhật kí- sổ cái.

Sổ tổng hợp: Nhật kí- Sổ cái là quyển sổ tổng hợp duy nhất của hình thức nhật kí sổ cái.

Cơ sở ghi: Căn cứ những chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên Nhật kí- sổ cái theo trình tự thời gian Cuối tháng khóa sổ nhật kí- sổ cái cùng với sổ tổng hợp chi tiết, kế toán ghi vào hệ thống sổ BCKT.

Do đó, căn cứ vào chứng từ gốc là phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ kế toán tổng hợp Nhật kí- sổ cái theo trình tự thời gian như sau:

Ví dụ, từ chứng từ gốc phiếu Xuất kho số 01, vào ngày 01/11, kế toán ghi 1 dòng trên sổ nhật kí – sổ cái dựa theo đinh khoản:

Có TK 152: 154.700.000 Đối tượng Ghi nợ TK 621

Người ghi sổ (ký, họ tên)

Kế toán trưởng(ký, họ tên)

Kế toán ghi sổ tổng hợp nhật kí sổ cái theo trình tự thời gian và nội dung từng nghiệp vụ phát sinh, mỗi nghiệp vụ được ghi một dòng trên sổ, ghi nợ TK chi phí và có TK liên quan Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký- Sổ cái, nhân viên giữ sổ tiến hành khoá sổ, tìm ra tổng số tiền ở phần nhật ký, tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản ở phần sổ cái, đồng thời tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu Nhật ký- Sổ cái bằng cách lấy tổng số phát sinh Nợ tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản ở phần sổ cái đối chiếu với tổng số tiền ở phần nhật ký, và lấy tổng số dư Nợ của tất cả các tài khoản đối chiếu với tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên sổ cái Nếu các tổng só ở trên khớp nhau thì việc tính toán số phát sinh và số dư của các tài khoản trên Nhật ký- Sổ cái được coi là chính xác Ngoài ra, trước khi lập báo biểu kế toán, nhân viên giữ Nhật ký- Sổ cái phải tiến hành đối chiếu số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái với số liệu của các bảng tổng hợp số liệu kế toán chi tiết của các tài khoản tương ứng.

*Biếu số 2.7.Trích sổ tổng hợp Nhật kí- Sổ cái:

Tháng 11 năm 2010 Đơn vị:CT Giấy vào Bao bì Phú Giang Địa chỉ:………

Mẫu số S01-DN(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

- Số dư đầu kì Xxx …… ……

1 1/11 01 1/11 Xuất bột giấy cho SX 154.700.000 01 154.700.000 154.700.000 …… ……

2 2/11 02 2/11 Xuất giấy lì cho SX 1.561.098.000 02 1.561.098.000 1.561.098.000 …… ……

3 2/11 03 2/11 Xuất bột tre nứa cho

6 2/11 06 2/11 xuất nhựa thông cho Sx 41.000.000 06 41.000.000 41.000.000 …… ……

9 2/11 09 2/11 Xuất mực in cho SX 49.026.000

- Cộng số phát sinh xxx xxx xxx xxx

- Số dư cuối tháng xxx xxx 0 0

- Cộng luỹ kế từ DK xxx xxx xxx xxx

(Ký, họ tên, đóng dấu)

2.1.2 K toán chi phí nhân công tr c ti pế toán chi phí nhân công trực tiếp ực tiếp ế toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp thông qua các chứng từ ban đầu phản ánh chi phí lao động sống, bao gồm bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội và các khoản khác liên quan, từ đó tập hợp vào các sổ chi tiết tài khoản và sổ tổng hợp nhật kí sổ cái, đảm bào chi phí hạch toán đúng , đủ, chính xác, kịp thời.

Công ty sử dụng các tài khoản :

Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty

2.2.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty

Trong công ty, đối tượng tính giá thành sản phẩm là các sản phẩm riêng biệt, được sản xuất tại các xí nghiệp riêng biệt:

Sản phẩm giấy KRAFT: sản phẩm hoàn thành là cuộn giấy, đơn vị tính là kg.

Sản phẩm giấy DUPEX: sản phẩm hoàn thành là cuộn giấy, đơn vị tính là kg.

Sản phẩm CARTON: Sản phẩm hoàn thành là thùng giấy, đơn vị tính là m2.

- Kì tính giá thành là theo tháng sản xuất.

-Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì :

Theo sản lượng hoàn thành tương đương, được xác định dựa trên điều kiện sản xuất của DN với 3 loại sản phẩm khác nhan tuy nhiên được sản xuất riêng rẽ tại 3 xí nghiệp, chỉ có chi phí điện được sủ dụng chung Do đó đối tượng hạch toán chi phí trùng với đối tượng tính giá thành

Cụ thể phương pháp xác định giá trị SPDD cuối kì được trình bày ở khoản mục 2.5.1.1.

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm :

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Phương pháp này được áp dụng dưa trên sự hợp lý của phương pháp tính giá này trong điều kiện loại hình sản xuất của DN là giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Tổng giá thành sản phẩm = CPSXKD dở dang đầu kỉ + CPSXKD phát sinh trog kì -

CPSXKD dở dang cuối kì

Giá thành đơn vị thành phẩm:

Giá thành Sp = Tổng Giá thành SP HThành

Số lượng sản phẩm hoàn thành

Cụ thể: Trong tháng 11 tại XN 1 giấy KRAFT xác định được:

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Chi phí XDKD dở dang đầu kỉ: 1,574,248,594

Chi phí SXKD dở dang cuối kì: 424,275,339

Tổng giá thành SP hoàn thành : 1,574,248,594 + 4,095,442,525 - 4,095,442,525

2.2.2- Quy trình tính giá thành.

Do những đặc thù sản xuất của công ty sản xuất giấy là mang tính chất liên tục và các giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau, nên việc hạch toán tính giá thành sản phẩm được làm vào cuối mỗi tháng Điều đó phù hợp với những thực tế và tình hình công tác tổ chức kế toán của xí nghiệp, phù hợp với quy định của nhà nước Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã được xác định, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí bằng tiền về lao động sống và lao đông vật hóa phát sinh trong kì Trước hết, từ các chứng từ gốc về các khoản chi phí phát sinh, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật kí sổ cái , đồng thời ghi vào sổ chi tiết các tài khản chi phí liên quan, tập hợp chi phí liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng và phân bổ chi phí điện sử dụng chung của các đối tượng sủ dụng trên cơ sỏ khối lượng sử dụng và giá thành sử dụng

Kế toán căn cứ sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản chi phí , ghi lên sổ chi tiết và tổng hợp chi tiết TK 154 ở bên nợ

Cuối kì kế toán tiến hành kiểm kê dánh giá sản phẩm dở dang trên cơ sở sản lượng hoàn thành tương đương, và lập thẻ tính giá thanh và tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành Sau khi tính ra giá thành sản phẩm, kế toán ghi giá thành sản phẩm vào bên có Sổ chi tiết TK 154 của sản phẩm đó.

Cụ thể , tem xin trích bảng tính giá thành sản phảm Giấy KRAFT

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Biểu số 2.30 Thẻ tính giá thành Sản phẩm KRAFT Đơn vị: Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang Điah chỉ: Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang

Mẫu số S 37- DN Ban hành theo QD 15-2006

Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ

Tên sản phẩm: Giấy KRAFT

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kì: 940.503 kg

Chỉ tiêu Giá thành đơn vị CPSX DD đầu kì CPSX phát sinh trong kì Giá thành SP trong kì CPSX DD cuối kì

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ

Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện

ty và phương hướng hoàn thiện.

Công ty Giấy vào Bao bì Phú Giang được sự quan tâm của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Bắc Ninh, với sự năng động nỗ lực của Ban lãnh đạo Xí nghiệp, các thiết bị đã được thay đổi với quy trình công nghệ sản xuất - kỹ thuật tiên tiến.,có được sự trưởng thành đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, cùng với sự thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, Công ty cũng đang từng bước được hoàn thiện và nâng cao, sản phẩm của Công ty đã đáp ứng nhu cầu thị trường ở tỉnh nhà và từng bước hoà nhập vùng phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay Chính vì vậy Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, không ngừng cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty

Có được thành thích như vậy là nhờ có sự cố gắng vươn lên và không ngừng đổi mới của Công ty mà trước hết đó là sự năng động sáng tạo, lòng quyết tâm của Ban giám đốc, những người hết lòng tận tuỵ với Công ty và toàn thể công nhân viên Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của kế toán, tài chính, thống kê Để đạt được thành tích đó Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn thử thách, phải trăn trở để tìm ra hướng đi đứng đắn của mình Tuy vậy trong quá trình phát triển đi lên sự ra đời của chế độ kế toán mới với những quy định, cách thức và chế độ ghi chép ban đầu có nhiều thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế toán của công ty và chắc chắn cũng không tránh khỏi những hạn chế và tồn tại nhất định

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Qua một thời gian rất ngắn tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung Được sự quan tâm đặc biệt, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công ty các phòng ban chức năng và đặc biệt là phòng tài vụ đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu và làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở trường và liên hệ thực tiến công tác kế toán

Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều, cũng như chưa có thời gian để tìm hiểu kỹ công tác kế toán của Công ty nhưng qua bài viết này em xin trình bày một số nhận xét và kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy vào Bao bì Phú Giang Hy vọng rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Công ty Giấy vào Bao bì Phú Giang là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, tuy nhiều mặt cần sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Nhưng Công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước để tìm và thực hiện mô hình quản lý, hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với địa bàn hoạt động ở miền núi với quy mô nhỏ, hợp lý với đặc điểm kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất giấy.

+ Về tổ chức bộ máy quản lý :

Công ty đã tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý các phòng ban chức năng phục vụ hiệu quả, cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo Công ty trong quản lý sản xuất và kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện nay, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Từ đó tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và ngày càng có uy tín trên thị trường, trong lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì đảm bảo đứng vững trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

+ Về tổ chức hạch toán kinh doanh

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Công ty áp dụng phương pháp giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đến từng XN, tổ sản xuất, vì vậy nâng cao được ý thức trách nhiệm của người lao động, phát huy tính năng động và sáng tạo trong sản xuất, gắn quyền lợi của mỗi công nhân với Công ty Vì thế Công ty xây dựng nên các hệ số trách nhiệm, hệ số tiền lương cho công nhân nhằm khuyến khích họ lao động hết mình trong sản xuất kinh doanh Có như vậy thì năng suất lao động của người công nhân mới cao tạo thêm điều kiện để tăng lợi nhuận ngày càng nhiều cho Công ty là cho đời sống của công nhân được cải thiện, đồng lương lao động của công nhân cũng được tăng dần theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

+ Về tổ chức bộ máy kế toán:

Phòng kế toán Công ty được bố trí một cách khoa học hợp lý với yêu cầu của từng bộ phận Bộ máy kế toán gọn nhẹ, trình độ của cán bộ kế toán hầu hết đều có trình độ năng lực, nhiệt tình và trung thc đã có nhiều năm trong công tác kế toán, xứng đáng là cánh tay đắc lực cho bộ máy quản lý của công ty Các cán bộ kế toán không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cho chính mình, ngoài ra Công ty được UBND tỉnh, Sở Tài Chính mở thêm các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn hiểu biết thêm về các chế độ kế toán mới giúp cho cán bộ kế toán nắm bắt kịp thời các thông tư, chính sách của Đảng và nhà nước về chế độ kế toán Việt Nam.

+ Về hệ thống sổ sách chứng từ:

Phòng kế toán của công ty đã xây dựng một hệ thống sổ sách, chứng từ cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách khoa học hợp lý, phù hợp với yêu cầu mục đích của chế độ kế toán mới Với việc áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty.

+ Về tình hình công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nhận thức tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty đã có những đổi mới tích cực trong khâu xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đến khâu tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

6 xuất của công ty Chính vì vậy sản phẩm của công ty đã đứng vững trên thị trường, đem lại lợi nhuận cho Công ty Công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được giao cho nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao thực hiện Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty được thực hiện có nề nếp theo định kỳ hàng tháng, kế toán đã cố gắng cung cấp đầy đủ số liệu để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty theo đúng định kỳ

Qua thời gian thực tập tại công ty, tiếp cận chứng từ kế toán và phương pháp hạch toán kế toán , cơ cấu tổ chức phòng ban…., em nhận thấy một số hạn chế mà công ty cần khắc phục:

- Vê công tác kế toán:

Công tác kế toán tại Công ty tiến hành hoàn toàn theo phương pháp thủ công, không hề sử dụng phần mềm kế toán Do vậy mặc dù các cán bộ kế toán đa số là những người có trình độ, có kinh nghiệm lâu năm song hiệu quả công tác kế toán vẫn chưa đạt được như mong muốn , số lượng chứng từ, sổ sách lưu trữ nhiều, làm khó khăn cho công tác lưu trữ và bảo quản chứng từ, sổ sách Do đó công việc kế toán trở nên nặng nề hơn, trong khi đó tiềm lực của công ty hoàn toàn có thể cho phép công ty sử dụng các phần mêm kế toán hiện đại để tăng tốc công tác kế toán.

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật kí- Sổ cái trong khi quy mô của công ty đang ngày càng phát triển, lĩnh vực kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng là điều cần phải cân nhắc Công ty đang bắt đầu đầu tư vào bất động sản, bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, văn hóa thể thao , vần tải đường bộ trong năm nay và những năm tới với dự án Phú Sơn đang sắp sửa hoàn thành, do đó hình thức Nhật kí – Sổ cái sẽ sớm không còn phù hợp vớ isố lượng TK lớn, quy mô công việc và sự đa dạng nghiệp vụ

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Công ty sản xuất không chỉ theo nhu cầu thị trường, xấp xỉ 50% là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, trong khi trên thị trường thì giá cả luôn biến đổi Vì vậy công ty phải tính toán dự phòng để quá trình sản xuất kinh doanh không bị giãn đoạn vì thiếu nguyên vật liệu Ngoài ra, công ty có thiếu sót trong vấn đề quản lý NVL khi không xây dựng định mức NVL, do đó hàng tồn kho và sản phẩm dở dang của công ty thường không ổn định và lên xuống thất thường.

Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang

Kiến nghị chung về hình thức kế toan:

 Về tài khoản và phương pháp kế toán :

Hiện nay, Công ty Phú Giang sử dụng hình thức hạch toán tổng hợp là Nhật ký sổ cái, hình thức này không phù hợp lắm với qui mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trên thực tế, với sự phát triển của công ty và sự lấn sân sang các lĩnh vực như giải trí, vận tải, cùng với định hướng phát triển 2010- 2015 của công ty cho thấy quy mô và ngành nghề kinh doanh của công ty sẽ được mở rộng Với quy mô đó, để thuận tiện cho công tác kế toán cũng như quản lý và lưu trữ chứng từ, công ty nên sử dụng các phần mềm kế toán và khi áp dụng các phần mềm kế toán vào hạch toán sẽ có rất nhiều điểm thuận lợi Và do đó, theo em, Công ty nên sử dụng kế toán máy, với hình thức Nhật ký chung hoặc hình thức Chứng từ ghi sổ sẽ thuận tiện hơn cho công tác kế toán và phù hợp với hoạt động, tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành được tiến hành nhanh chóng, chính xác, tiện lợi, lưu trữ vào bảo quản chứng từ tốt.

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Kiến nghị 1: Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đối với công ty là phù hợp ,tuy nhiên đối với sản phẩm bao bi CARTON, công ty còn nhận thêm đơn đặt hàng của khách hàng với sự khác biệt về mẫu mã, tỷ lệ sản xuất theo đơn dặt hàng đang càng ngày càng tăng Vì vậy cần thiết cả việc tập hợp chi phí SX theo đối tượng là đơn đặt hàng Trong mỗi đơn đặt hàng có nhiều kích cỡ giấy bao bì, nhiều màu sắc khác nhau Mỗi kích cỡ có một mức tiêu hao chi phí sản xuất khác nhau, mỗi màu giấy cũng có mức tiêu hao khác nhau , mỗi loại yêu cầu in bao bì cũng cần có số lượng mực in khác nhau Do đó, mỗi một cỡ giấy với màu sắc khác nhau sẽ có một giá thành khác nhau Nhưng hiện tai, các loại giấy của Công ty đều được tính giá thành như nhau, bất kể đó là cỡ to hay cỡ nhỏ, bìa in màu ít hay nhiều Điều này có thể làm khối lượng kế toán trở nên nặng hơn , nhưng nếu trong điều kiện áp dụng kế toán máy trong công ty thì việc này hoàn toàn thực hiện được Và điều này là thực sự cần thiết cho công ty trong việc xác định chính xác giá bán trong các đơn đặt hàng, từ việc xác định được giá sàn của giá thành sản phẩm mà cơ hội cạch tranh trong các hợp đồng trở nên rõ ràng và hiệu quả Đồng thời, với trình đội và chuyên môn và thái độ làm việc tích cực của đội ngũ kế toán tại công ty, e tin chắc việc thực hiện là không khó.

Kiến nghị 2 Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty để lại cho em nhiều băn khoăn, tuy trình độ còn hạn chế nhưng em xin phép đưa ra ý kiến về một số điểm có thể cần hoàn thiện như sau:

- Về việc mở chi tiết cho TK 152- VNL : Hiện nay công ty thực hiện việc chia NVL thành nguyên vật liệu chính và VNL phụ, nhưng số lượng chủng loại tương đối nhiều, để thuật lợi cho việc tập hợp chi phí NVL TT và quản lý NVL e đề nghị công ty lập sổ danh điểm vật liệu.

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Mẫu sổ danh điểm vật liệu

Danh điểm vật liệu Tên, nhãn hiệu vật tư Đơn vị tính Đơn vị tính Hạch toán Thực tế

2 1522 –0002 Giấy lì bãi bằng Kg

- Về kế toán chi phí NVL trực tiếp : Công ty thực hiện tính toán riêng phần chi phí nguyên vật liệu chính cho từng loại sản phẩm Điều này đã phản ánh chính xác số chi phí giấy sản xuất sản phẩm thế nhưng khoản chi phí vật liệu phụ khác để sản xuất sản phẩm lại chưa được công ty phân bổ cho từng loại sản phẩm Theo em công ty nên phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ khác cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo công thức:

Hệ số phân bổ H = Tổng đại lượng phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ

Ngoài ra, công ty nên xây dựng định mức tiêu hao NVL: Để từng bước phấn đấu giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, công ty nên nhanh chóng xây dựng định mức tiêu hao cho các loại vật liệu còn đang sử dụng tại công ty Hệ thống định mức tiêu hao vật liệu đó phải được xây dựng trên yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm kết hợp với thực tế và kinh nghiệm sản xuất Việc xây dựng định mức tiêu hao vật liệu sẽ giúp cho người công nhân có trách nhiệm cao, ý thức bảo quản, tiết kiệm chi phí sản xuất và sử dụng hình thức phạt đối với những người cố tình làm sai, làm ẩu, lãng phí vật liệu Khi đã xây dựng được các định mức tiêu hao của nguyên vật liệu công ty tiến hành khoán chi phí nguyên vật liệu cho từng bộ phận sản xuất Thực hiện cơ chế khoán này cần căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật sẽ khuyến khích người công nhân sản xuất tiết kiệm chi phí, hạn chế phế liệu Cụ thể nên sử dụng hệ thống chứng từ chia vật liệu làm 3 loại:

- Loại phiếu nhập xuất thông thường theo định mức

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

- Loại phiếu nhập xuất kho vượt định mức

- Loại phiếu nhập kho do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu

Hơn nữa nhằm mục đích hạ được giá thành sản phẩm, giảm được chi phí vật liệu… công ty nên có kế hoạch thu mua hợp lý Trên thị trường giá cả của nguyên vật liệu luôn biến động, mà công ty Phú Giang lại là một Công ty lâu năm trong ngành , việc xác định chu kỳ lên xuống của giá cả nguyên vật liệu là điều có thể làm được. Công ty nên theo dõi căn cứ vào đó để quyết định thời điểm mua nguyên vật liệu với giá cả hợp lý, ngoài ra còn hạn chế giá cả lên cao, Công ty có thể tham gia ký kết hợp đồng dài hạn đối với các bạn hàng cung cấp về nguyên vật liệu

- Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp :

Tại Công ty Giấy vào Bao bì Phú Giang tính lương cho công nhân sản xuất là lương thời gian Tuy nhiên , hiện tại công ty đang hạch toán số ngày làm việc của 1 công nhân trong 1 tháng là 26 ngày, trong khi theo chế độ là 22 Việc này làm giảm thu nhập về lương theo thời gian của công nhân , đồng thời cũng làm giảm chi phí nhân công trực tiếp tập hợp vào giá thành sản phẩm Do đó, nếu DN nên sửa đổi lại công tác tính tiền lương theo thời gian của Doanh nghiệp

Tuy nhiên, theo em để thúc đẩy nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân, Công ty nên tính lương công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm mà họ hoàn thành theo công thức:

Tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất

= Số lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá tiền lương sản phẩm hoàn thành

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Việc tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ở công ty là chưa đứng với chế độ kế toán hiện nay Theo em công ty nên cập nhật theo chế độ mới về KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN và tính toán cho việc trích các khoản này theo

- BHXH: tỷ lệ trích: 22%, trong đó 16% do DN chịu và 6% trừ vào lương công nhân.

- BHYT: tỷ lệ trích 4.5% , Người lao động chịu 1,5%, còn lại được tính vào CP.

- BHTN: Tỷ tệ trích 2%, DN tính 1% vào chi phí 1% do người lao động chịu.

- KPCĐ: Tỷ lệ trích 2% , tính toàn bộ vào chi phí.

- Về chi phí sản xuất chung: Ở Công ty tính toán chi phí sản xuất chung đều được tổng hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm cũng đồng thời là cho từng xí nghiên, các chi phí SXC như quản lý phân xưởng, vật liệu phụ, khấu hao máy móc đề dễ dàng tập hợp cho từng đối tượng sử dụng Chỉ có chi phí điện là các xí nghiệp dùng chung một hệ thống của công ty. Thực tế là công ty phân bổ theo tỷ lệ công suất sản xuất sản phẩm của tháng liền kế, được tính theo đơn vị kg Tuy nhiên, em nhận thấy , sản phẩm Thùng carton do được thiết kế tạo lớp, đơn vị tính giá là m2, cho nên dù doanh nghiệp có tính toán được số lượng tính bằng kg của loại sản phẩm này để tính công suất sản xuất và phân bổ chi phí SXC điện thì nó cũng không phản ánh chính xác nhất lượng chi phí tiêu hao cho SX CARTON, dẫn đến hệ quả là sản phẩm này được phân bổ ít chi phí hơn so với nó đáng có, trong khi sản phẩm giấy KRAFT lại được phân bổ quá mức của nó Số chênh lệch là không nhiều do chi phí sản xuất chung cần phân bổ nhỏ. Tuy vậy, em vẫn đưa ra ý kiến để tính giá chính xác hơn, theo em Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất vì điện năng và nước liên quan trực tiếp tới việc xử lý NVL ban đầu:

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Theo công thức chung cho các khoản phải phân bố sau :

(H) = Tổng sản lượng phân bổ

Tổng chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm

- Việc hạch toán chi phí Khấu hao TSCĐ:

Khấu hao TSCĐ là việc dịch chuyển dần giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Do vậy, cần xác định bộ phận nào sử dụng loại TSCĐ nào để trích khấu hao hợp lý Hiện nay, toàn bộ mức khấu hao của nhà làm việc 5 tầng, nhà để xe, đường đi trong nội bộ Công ty đều được hạch toán vào chi phí sản xuất Điều này theo em chưa thật hợp lý bởi vì bộ phận đó thuộc về quản lý doanh nghiệp, Công ty nên hạch toán vào TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các phương tiện vận tải ở Công ty thường xuyên sử dụng cho việc vận chuyển nguyên vật liệu mua về, vận chuyển giầy giao cho khách hàng thì toàn bộ số khấu hao này Công ty lại đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp Theo em, mức khấu hao của các phương tiện vận tải này nên đưa vào chi phí sản xuất chung

 Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những thiệt hại này có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, gây ra những tổn thất bất ngờ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Các thiệt hại này cần phải được hạch toán đúng, đủ để đảm bảo giá thành sản phẩm của Công ty không tăng lên quá cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm Do có nhiều loại thiệt hại trong sản xuất với các nguyên nhân khác nhau nên cũng phải có các biện pháp khắc phục thích hợp Sau đây là các phương án giải quyết với từng trường hợp cụ thể:

 Với thiệt hại về sản phẩm hỏng:

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, đặc điểm kĩ thuật sản xuất (màu sắc, kích cỡ…) Sản phẩm có thể sửa chữa được hoặc không sửa chữa được và đều gây ra một khoản thiệt hại là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh

SV: TRƯƠNG THỊ THU HÀ LỚP: KẾ TOÁN 49A

Ngày đăng: 18/07/2023, 12:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “ Lý thuyết thực hành kế toán Tài chinh – TS. Nguyễn Văn Công Khác
2. Giáo trình kế toán Tài Chính- TS. Đặng Thị Loan Khác
3. Hệ Thống kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực mới Khác
4. Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mơi- T.S. Võ Văn Nhị 5. Kế toán DN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam Khác
6. Quyết định 15-2008- BTC Khác
7. Sơ đồ hướng dẫn kế toán Doanh nghiệp Việt Nam Khác
8. Tạp chí kế toán số 45-12 năm 2009 Khác
w