1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Ở Công Ty Sứ Thanh Trì - VIGLACERA
Tác giả Tống Hoàng Quang
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Hoà
Trường học Công ty sứ Thanh Trì - VIGLACERA
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 129,5 KB

Cấu trúc

  • Chương I Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (3)
    • 4. Sổ kế toán (26)
  • Chương II Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ Thanh Trì - VGLACERA (28)
    • 2. Phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm tại công ty (59)
  • Chương III Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty sứ thanh trì - viglacera (62)

Nội dung

Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Sổ kế toán

4.1 Hình thức Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán Sau đó, lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống sổ sách kế toán sau:

- Sổ Chi phí sản xuất kinh doanh mở cho từng tài khoản 621, 622,

- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

4.2 Hình thức Nhật ký - Sổ Cái:

Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế - tổ chức phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Số lượng th nhành phẩm ho nành th nh ành ở giai đoạn cuối

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách kế toán sau:

 Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan (như hình thức Nhật ký chung).

 Sổ Nhật ký - Sổ Cái (phần các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142,

4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ:

Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với nghi sổ theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái Căn cứ vào sổ, ngoài các chứng từ kế toán đã nêu, còn có các chứng từ ghi sổ liên quan.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách kế toán sau:

 Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan (như hình thức Nhật ký chung).

 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

 Sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642. 4.4 Hình thức Nhật ký - Chứng từ:

Nhật ký - Chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:

 Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng, dùng cho các TK 154, 631, 621, 622, 627),

 Bảng kê số 5: Tập hợp chi phí đầu tư XDCB (TK 241), chi phí bán hàng (TK 641), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)

 Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước (TK 142), chi phí phải trả (TK 335).

 Nhật ký - Chứng từ số 7

 Sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642. Căn cứ để ghi vào bên Nợ của các tài khoản trên trong các bảng kê

4, 5, 6 là các chứng từ kế toán đã nêu Riêng bảng kê số 6, cần dựa vào kế hoạch phân bổ chi phí và kế hoạch trích trước chi phí để ghi vào phần phát sinh Có của tài khoản 142, 335.

Cuối tháng (hoặc quý), sau khi khoá sổ bảng kê số 4, số 5, số 6, số liệu tổng hợp của các bảng kê này sẽ được dùng để ghi vào Nhật ký -Chứng từ số 7 Số liệu trên Nhật ký - Chứng từ số 7 sẽ được sử dụng để vào Sổ các tài khoản trên.

Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ Thanh Trì - VGLACERA

Phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm tại công ty

Quy trình sản xuất tại công ty sứ Thanh trì tuy sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng nguyyên vật liệu đầu vào là giống nhau , đối tưọng tập hợp chi phí lại là toàn bộ quy trình công nghệ , nên công ty sứ Thanh Trì đã tính giá thành theo phương pháp hệ số , nhưng không áp dụng đúng như trình tự của phương pháp tính giá theo hệ số , cong ty đã quy sản lượng thực tế hoàn thành nhập kho ra trong lượng thực tế hoàn thành nhập kho quy ra trọng lượng sản phẩm hoàn thành để tiện cho việc tính toán

Cụ thể trọng lượng thực tế quy định cho sản phẩm nhập kho như sau :

Bước đầu tiên , kế toán tính trọng lượng quy đổi của sản phẩm nhập kho , sau đó tính tổng giá thành sản phẩm

Tổng giá thành SP=SPDD đầu kỳ+CPSX phát sinh trong kỳ–SPDD cuối kỳ

Giá thành đơn vị SP i = (Tổng giá thành sản phẩm /Tổng trọng lượng quy đổi ) x Trọng lượng thực tế nhập kho của 1 SP i

Giá thành đơn vị SP i = Giá thành 1 Kg SP x Trọng lượng thực tế nhập kho của 1 Sp i

Trong tháng 12/2002 căn cứ vào bảng kê lượng SP nhập kho , ta tính được trọng lượng sản phẩm quy đổi như sau :

Trọng lượng quy đổi = Số lượng SP x Trọng lượng định mức 1 đơn vị SP

BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM NHẬP KHO

Tên sản phẩm Số lượng

Chân chậu 1.516 8,6 13.037,6 Sản phẩm khác 130 7 910

Từ số cái TK 1541 ta có :

+ CPSPDD đầu tháng là : 690.346.950 VNĐ

+ CPSX phát sinh trong kỳ : 3.425.544.292 VNĐ

+ CPSPDD cuối tháng là : 363.919.112 VNĐ

+ Tổng giá thành SP tháng 12/2002 là :

+ Giá thành 1 Kg SP = 3.751.972.130 / 366.482,6 = 10.237,79 VNĐ

Căn cứ vào trọng lượng từng loại đơn vị sản phẩm hoàn thành nhập kho ta tính được giá thành đơn vị từng loại sản phẩm

Tên SP Số lượng ( Cái )

Trọng lượng quy đổi (Kg)

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty sứ thanh trì - viglacera

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY SỨ THANH TRÌ - VIGLACERA

I Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty sứ Thanh Trì

Cùng với bước tiến chung của nền kinh tế cả nước , công ty sứ Thanh Trì vẫn vững bước trên con đường phát triển Sự tác động khách quan và những quy luật ngặt ngèo của nền kinh tế thị trường vẫn luôn tồn tại và tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Công ty sứ Thanh Trì hàng ngày hàng giờ vẫn luôn khắc phục mọi khó khăn , đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường sứ vệ sinh trong nước và quốc tế

Thực tế cho thấy sản phẩm sứ của công ty đang ngày càng chiếm ưu thế, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao , chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú Điều đó chứng tỏ sự năng động nhạy bén trong hoạt động quản lý và sản xuất của toàn thể lãnh đạo công nhân viên trong công ty thực sự là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển của công ty Để góp phần năng lực công tác quản lý , các phần hành kế toán, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã được công ty quan tâm ở mức độ nhất định

Bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán như vậy cũng rất phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của doanh nghiệp Đội ngũ kế toán có nănglực , nhiệt tình công tác , các phần hành kế toán đã được chuyên môn hóa cho từng người

Giữa các phần hành kế toán , đặc biệt giữa kế toán chi phí sản , giá thành với các bộ phận kế toán khác có sự phối hợp chặt chẽ , đồng bộ giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn Việc lập các báo cáo được tiến hành đều đặn , đúng định kỳ, đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin nhanh , chính xác và đầy đủ nhất

Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp là nhiều nhưng lại làm kế toán trên máy nên công ty sứ Thanh Trì đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất của của công ty , hạn chế được số lượng sổ sách cồng kềnh , đồng thời thuận lợi hơn khi áp dụng máy tính và công tác kế toán , tạo cho việc tổng hợp cuối tháng được nhanh chóng , kịp thời đầy đủ Kế toán trên máy cũng làm giảm một khối lượng lớn công việc kế toán , các nghiệp vụ chỉ nhập định khoản một lần , máy tự chuyển đi các sổ mà không cần ghi chép nhiều lần như kế toán thủ công , số lượng sổ quản lý nhiều hơn , chi tiết được nhiều hơn

Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ Thanh Trì vẫn còn một số nhược điểm sau :

- Về đối tượng tập hợp chi phí : Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như hiện nay mặc dù khá đơn giản , giảm bớt khối lượng công việc nhưng lại có nhược điểm là người quản lý , các đối tượng quan tâm đến chi phí chưa biết một cách cụ thể , chi tiết các chi phí phát sinh ở từng giai đoạn công nghệ thay đổi qua các thời kỳ như thế nào , trong kỳ đã sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các chi phí Mặt khác , hiện nay toàn bộ quy trình công nghệ đã được chia ra theo giai đoạn để tính sản phẩm dở dang, vì thế rất thuận lợi cho viêc tập hợp chi phí theo giai đoạn

- Về kế toán tập hợp chi phí NVLTT :

Hiện tại do đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ nên CPNVLTT cũng tập hợp trực tiếp cho toàn bộ các giai đoạn sản xuất , tuy nhiên đối với kế toán vật tư quản lý NVL xuất , kế toán chỉ nhập số liệu vào thời điểm cuối tháng , điều này đã làm thông tin kế toán về NVL xuất trong kỳ không được cập nhật , giảm hiệu quả quản lý

- Về phương pháp tính khấu hao :

Doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp đường thẳng là chưa được hợp lý vì thời gian tính khấu hao cho loại máy móc đã có được quy định nhưng trong thời gian đó , đôi khi doanh nghiệp phải dùng để vận hành thử , chưa thực sự đưa vào sản xuất , hoặc có thể có nghuyên nhân khách quan ( nhu cầu thị trường về sản phẩm giảm , thiếu nguyên liệu … ) máy móc chỉ chạy một phần công suất , sản lượng sản xuất giảm nhưng mức trích khấu hao không giảm theo chính vì vậy chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm tăng , đẩy giá thành sản phẩm lên , làm giảm khả năng cạnh tranh về mặt giá cả của sản phẩm trên thị trường , hoặc nếu doanh gnhiệp không thay đổi giá bán thì điều này sẽ gây ra việc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp , thậm chí có thể gây ra lỗ giả cho doanh nghiệp

- Về tổ chức kế toán trên máy vi tính :

Hiện tại công ty có 3 máy tính sử dụng trong công tác kế toán, nhưng trong thực tế các nhân viên vẫn chưa tận dụng triệt để những ưu điểm riêng có của máy vi tính Các nhân viên kế toán có rất ít kiến thức về máy tính , vì vậy không hiểu cáh chuyển thông số bằng phương pháp lập trình , khi có sự nhầm lẫn về số liệu , việc kiểm tra tìm sai sót là vô cùgn khó khăn vất vả , thường phải tiến hành kiểm tra một khối lượng công việc lớn

II Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ Thanh Trì

1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sau naỳ , vì vậy đây là một công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng , có tính chất quyết định đến tính hiệu quả của công tác quản lý chi phí

Hiện nay công ty sứ Thanh Trì tập hợp chi phí cho toàn bộ quy trình công nghệ , chưa chi tiết cho từng giai đoạn , theo em công ty nên tập hợp chi phí theo từng gaii đoạn công nghệ mà và tiến hành đánh gia sản phẩm dở dang Cụ thể là :

Việc tập hợp chi phí theo 3 giai đoạn trên sẽ rất thuận lợi cho công tác tính giá thành thành phẩm , đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiết chi phí sản xuất cho từng giai đoạn công nghệ sản xuất Khi chi phí phát sinh ở một giai đoạn nào đó tăng hoặc giảm , người quản lý có sự phát hiện kịp thời , tìm ra nguyên nhân tăng giảm từ đó có sự điều chỉnh kịp thời , phát huy các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực để giảm chi phí ở mức thấp nhất , tạo điều kiện cho công tác hạ giá thành sản phẩm

2 Việc sử dụng tài khoản

- Khi thay đổi đối tượng tập hợp chi phí theo từng giai đoạn công nghệ, công ty không mở chi tiết theo số mà nên mở chi tiết theo giai đoạn , theo mã chữ cho từng giai đoạn tập hợp

Có thể mở chi tiết theo giai đoạn như sau :

TK6211A - CPNVLTT để sản xuất sản phẩm giai đoạn mộc

TK6211A - CPNVLTT để sản xuất sản phẩm giai đoạn men

TK6211A - CPNVLTT để sản xuất sản phẩm giai đoạn lò nung

TK6221A- CPNCTT sản xuất sản phẩm giai đoạn mộc

TK6221A- CPNCTT sản xuất sản phẩm giai đoạn men

TK6221A- CPNCTT sản xuất sản phẩm giai đoạn lò nung

TK62711 - Chi phí phân xưởng ; nên được đổi tên thành :

TK62711 - Chi phí nhân viên phân xưởng ; vì thực chất yếu tố chi phí mà TK này tập hợp là chi phí nhân viên phân xưởng , đổi tên như vậy sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho người sử dụng tài khoản và những người có liên quan tới viêc kiểm tra công tác kế toán trong công ty

Tương tự như các TK 621 , TK 622 thì TK 627 cung nên được mở chi tiết cho từng giai đoạn mộc , giai đoạn men , giai đoạn lò nung

Ngày đăng: 18/07/2023, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w