TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LƯƠNG THẾ HÙNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LƯƠNG TH[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hợp tác xã nông nghiệp
Luật HTX năm 2012 (Khoản 1, Điều 3) định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
Khái niệm HTX này thể hiện các đặc trưng sau:
- HTX là một tổ chức kinh tế: HTX phải có các hoạt động kinh tế, chịu điều tiết bởi các quy định của nhà nước đối với một tổ chức kinh tế và đảm bảo kết quả hoạt động Để phát triển bền vững, hoạt động của HTX phải bù đắp các chi phí hoạt động của HTX và có lãi.
- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khái niệm HTX của Liên minh Hợp tác xã quốc tế năm 1995 như: HTX được sở hữu bởi thành viên, quản lý bởi thành viên và phục vụ lợi ích của thành viên.
- Nguyên tắc bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.
- Mục đích của HTX là phục vụ, đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Trong nghiên cứu này, HTX nông nghiệp được hiểu là: “Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012, có hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ ít nhất một trong các trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, và thủy sản”.
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 19/7/2019 thì các hoạt động đặc thù của HTX nông nghiệp bao gồm:
- Tổ chức sản xuất và cung ứng tập trung các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của thành viên và khách hàng không phải thành viên HTX;
- Đại diện ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện liên kết với doanh nghiệp, các đối tác khác trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên và khách hàng không phải là thành viên HTX;
- Tham gia cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở địa phương: quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động công ích; cung cấp dịch vụ công ích.
1.1.2 Phân loại hợp tác xã nông nghiệp Để phục vụ công tác quản lý nhà nước của mình, năm 2017 Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT hướng dân phân loại và đánh HTX hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản Theo đó, HTX nông nghiệp gồm các HTX trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và nông nghiệp tổng hợp Cụ thể:
Hợp tác xã trồng trọt: Là HTX có hoạt động sản xuất trồng trọt (trồng cây hàng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp) và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống.
Hợp tác xã chăn nuôi: Là HTX có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.
Hợp tác xã lâm nghiệp: Là HTX có hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan.
Hợp tác xã thủy sản: Là hợp tác xã có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa; sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu đánh cá).
Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp: Là HTX có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã được phân loại ở trên trở lên.
Trong phạm vi của luận văn này chỉ tập trung vào hai nhóm HTX trồng trọt(lúa, trái cây) và HTX thủy sản.
Phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội 1 Như vậy, phát triển kinh tế không chỉ bao gồm nội dung tăng trưởng kinh tế, mà còn có nghĩa là cùng với sự tăng trưởng sẽ xuất hiện sự thay đổi của mọi kết cấu, như sự thay đổi của kết cấu kinh tế, kết cấu xã hội, kết cấu chính trị,… Nội dung của tăng trưởng kinh tế khá hẹp, chỉ là khái niệm đơn nhất về số lượng và tốc độ, còn nội dung của phát triển kinh tế khá rộng hơn, vừa phản ánh sự thay đổi về số lượng vừa phản ánh sự thay đổi về chất lượng của nền kinh tế.
Từ khái niệm phát triển kinh tế, phát triển HTX nông nghiệp có thể được thể hiện trên 03 phương diện số lượng, chất lượng và cơ cấu, đó là: i) Sự gia tăng về số lượng HTX NLNN; gia tăng số lượng thành viên HTX nông nghiệp; ii) Tăng số lượng các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, được tổ chức quản lý tốt; iii) Cơ cấu (%) loại hình HTX theo lĩnh vực hoạt động, theo địa bàn, theo mức độ chuyên môn hóa cung cấp dịch vụ của HTX.
Tuy nhiên, sự phát triển HTX nông nghiệp không phải lúc nào cũng phát triển đồng thời cả 03 phương diện này mà sự phát triển có thể được ghi nhận khi có
1 Kinh tế phát triển, tập I, trang 15, Nhà xuất bản Thống kê, 1999. sự thay đổi của một trong 3 phương diện trên.
1.2.1.2 Mục tiêu phát triển hợp tác xã nông nghiệp
- Phát triển về số lượng thành lập mới và củng cố hợp tác xã nông nghiệp, thu hút thành viên tham gia vào hợp tác xã;
- Về cơ cấu xây dựng tổ chức hợp tác xã nông nghiệp theo thế mạnh của vùng, địa phương phát triển theo chuyên ngành trái cây, lúa, thủy sản Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.
- Về chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực, tăng cường năng lực cạnh tranh.
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã 2012
Luật HTX năm 2012 được thiết kế để đảm bảo tổ chức và hoạt động của HTX hướng đến phục vụ, đáp ứng nhu cầu chung của thành viên Các quy định để đảm bảo bản chất này của HTX liên quan đến tổ chức bộ máy lãnh đạo HTX, thành viên, tài sản chung, vốn góp, cung cấp sản phẩm, dịch vụ và phân chia lợi nhuận của HTX Do đó, trong nghiên cứu này các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mô hình HTX theo Luật HTX 2012 chủ yếu đề cập đến nhóm các quy định nêu trên Cụ thể gồm:
- Chỉ tiêu đánh giá tổ chức bộ máy HTX theo Luật HTX năm 2012:
+ Tỷ lệ HTX đã đăng ký lại theo Luật HTX 2012;
+ Tỷ lệ HTX có Ban kiểm soát;
+ Tỷ lệ HTX có doanh nghiệp trực thuộc.
- Chỉ tiêu đánh giá về quản trị HTX:
+ Tỷ lệ HTX có phổ biến nghị quyết của HĐQT đến tất cả các thành viên; + Tỷ lệ HTX có cung cấp thông tin cho thành viên về hoạt động SXKD, tài chính của HTX;
+ Tỷ lệ HTX có lập sổ kế toán, chứng từ kế toán;
+ Tỷ lệ HTX có làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng năm.
- Chỉ tiêu đánh giá thành viên tham gia HTX:
+ Tỷ lệ thành viên đang sử dụng dịch vụ của HTX;
+ Tỷ lệ HTX có khai trừ thành viên nếu không sử dụng dịch vụ trong 3 năm liên tiếp;
+ Tỷ lệ thành viên góp vốn điều lệ.
- Chỉ tiêu đánh giá thực hiện các quy định về vốn góp:
+ Tỷ lệ thành viên/HTX góp đủ vốn điều lệ;
+ Tỷ lệ HTX có thành viên góp vốn nhiều hơn 20% tổng vốn điều lệ của HTX;
- Chỉ tiêu đánh giá về quy định tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên:
+ Tỷ lệ sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thành viên HTX
+ Tỷ lệ HTX có tỷ lệ sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng không phải thành viên nhiều hơn 50% tổng giá trị sản xuất, kinh doanh dịch vụ của HTX
- Chỉ tiêu đánh giá về quy định việc phân phối thu nhập:
+ Tỷ lệ HTX có quy định về cơ chế phân phối thu nhập của HTX;
+ Tỷ lệ HTX đang áp dụng cơ chế phân phối thu nhập theo mức độ sử dụng dịch vụ của thành viên;
+ Tỷ lệ trung bình lợi nhuận của HTX phân chia theo mức độ sử dụng dịch vụ.
- Chỉ tiêu đánh giá về tài sản không chia, các quy định về đóng quỹ:
+ Tỷ lệ HTX có trích lập quỹ đầu tư phát triển;
+ Tỷ lệ HTX có trích lập quỹ đầu tư phát triển không thấp hơn 20% trên thu nhập của HTX sau khi nộp thuế;
+ Tỷ lệ HTX có trích lập quỹ dự phòng tài chính;
+ Tỷ lệ HTX trích lập quỹ dự phòng tài chính không thấp hơn 5% trên thu nhập của HTX sau khi nộp thuế.
1.2.2.2.Chỉ tiêu đánh giá kết quả, chất lượng và tác động của hợp tác xã nông nghiệp
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của HTX: Doanh thu/năm của HTX; Doanh thu trung bình trên một đồng vốn của; Doanh thu trung bình trên một thành viên của HTX; Tỷ lệ sản phẩm, dịch vụ của HTX phục vụ thành viên; Tỷ lệ giá trị vật tư đầu vào, dịch vụ do HTX cung cấp cho thành viên; Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động sơ chế, bảo quản, giết mổ, chế biến sản phẩm mà HTX thực hiện cho thành viên; Tỷ lệ khối lượng sản phẩm sơ chế, bảo quản, giết mổ, chế biến mà HTX thực hiện cho thành viên; Tỷ lệ khối lượng sản phẩm thực hiện sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cho thành viên/ tổng khối lượng sản phẩm của tất cả thành viên của HTX; Tỷ lệ khối lượng sản phẩm mà HTX thu mua cho thành viên/ tổng khối lượng sản phẩm mà HTX thu mua (cả của ngoài thành viên); Tỷ lệ khối lượng sản phẩm mà HTX thu mua cho thành viên/ tổng khối lượng sản phẩm của tất cả thành viên HTX.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lên hộ nông dân thành viên: Tỷ lệ HTX cung cấp vật tư đầu vào, dịch vụ cho TV với giá thấp hơn giá thị trường; Mức giá vật tư, dịch vụ do HTX cung cấp cho thành viên thấp hơn giá thị trường; Tỷ lệ HTX có ưu tiên cho thành viên khi thực hiện thu mua sản phẩm; Tỷ lệ HTX có giá bản sản phẩm của TV qua HTX cao hơn so với giá thị trường; Mức giá bán sản phẩm cho thành viên của HTX cao hơn so với ngoài thị trường.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đối với doanh nghiệp đối tác liên kết: Tỷ lệ thành viên hoàn thành cam kết bán sản phẩm theo hợp đồng đã ký; Tỷ lệ diện tích (hoặc số đầu con) của thành viên được tiêu thụ cho đối tác liên kết theo đúng hợp đồng đã ký; Tỷ lệ thành viên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đầu tư ứng trước cho đối tác liên kết.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động của HTX nông nghiệp: Tỷ lệ HTX hoặc tỷ lệ thành viên HTX đánh giá: năng suất cây trồng/vật nuôi tăng cao hơn; chất lượng sản phẩm cây trồng/vật nuôi tốt hơn; bao bì, nhãn mác sản phẩm của HTX đẹp hơn;chi phí sản xuất cây trồng/vật nuôi giảm; giá bán sản phẩm cây trồng/vật nuôi của hộ tăng; lợi nhuận cây trồng/ha hoặc /vật nuôi của hộ tăng; quy mô sản xuất cây trồng/vật nuôi của hộ tăng; quy mô sản xuất cây trồng/vật nuôi của HTX tăng; thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng/vật nuôi thuận lợi hơn; trình độ, kỹ thuật sản xuất của hộ được nâng cao; tỷ lệ hộ áp dụng quy trình sản xuất tăng; tỷ lệ hộ áp dụng công nghệ sản xuất tăng.
1.2.3 Nội dung phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.2.3.1 Lập kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp a) Khái niệm lập kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp
Trong phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển là một công cụ định hướng và triển khai thực hiện chiến lược và qui hoạch phát triển, nó xác định hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần đạt được trong một thời kì nhất định (gọi là kì kế hoạch) và các giải pháp, các cơ chế chính sách cần thiết thực hiện 1
Từ khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp có thể được hiểu là công cụ định hướng và triển khai thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển HTX nông nghiệp của cả quốc gia, vùng, hay địa phương cụ thể Xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đạt được trong thời kỳ nhất định kèm theo các giải pháp, cơ chế, chính sách cho các đối tượng thực hiện kế hoạch.
Trong hệ thống kế hoạch phát triển ở Việt Nam, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp đóng vai trò là công cụ tổ chức triển khai, theo dõi đánh giá các hoạt động phát triển HTX nông nghiệp trong từng giai đoạn theo từng vùng địa phương khác nhau Với chức năng cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển HTX nông nghiệp quốc gia và các phương án qui hoạch tổ chức sản xuất để từng bước thực hiện và biến chiến lược, quy hoạch phát triển HTX nông nghiệp tại các địa phương thành thực tế b) Phân loại kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp
- Xét theo tính chất, nội dung có thể phân các loại kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp theo hai nhóm sau:
+ Nhóm các kế hoạch mục tiêu, gồm có: Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể,
1 Kế hoạch hóa phát triển, GS.TS Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2019.
Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.3.4.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Nhật Bản Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh;
Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở 98% nông dân là thành viên của hơn 850 HTX nông nghiệp đa chức năng Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân
- Mục tiêu của hợp tác xã là duy trì năng suất, duy trì giá cổ phiếu thực phẩm, quảng bá các chương trình hỗ trợ lương thực, thực phẩm, liên kết với các chương trình hỗ trợ quốc tế, mở rộng các chương trình về an ninh lương thực quốc tế, hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình và phúc lợi xã hội, hỗ trợ các nghiên cứu nông nghiệp liên quốc gia, thiết lập hệ thống thương mại nông nghiệp HTX được xây dựng kế hoạch cụ thể bao gồm: i) Lựa chọn phương án, chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực, tập trung vùng nguyên liệu; ii) Lập chương trình sản xuất cho nông dân; iii) Kế hoạch thu mua, giá cả, kế hoạch mở rộng kênh phân phối dựa trên khối lượng mua vào ước tính; iv) Cung ứng hàng hóa cho xã viên dựa trên tổng hợp nhu cầu ở các cấp HTX, liên hiệp HTX tỉnh và liên hiệp HTX toàn quốc.
- Tổ chức thực hiện: i) Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất; ii) HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý; iii) HTX nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp; iv) Tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân; v) Diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phương.
- Kiểm soát sự phát triển HTX: Những người điều hành HTX là những người được đào tạo nghiệp vụ bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng phải chịu sự giám sát từ ban kiểm soát độc lập Nhà nước giúp đỡ hợp tác xã thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo hợp tác xã lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới lốt hợp tác xã để hưởng ưu đãi.
1.3.4.2 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Tretino (I-ta-li-a)
Trentino (I-ta-li-a) là tỉnh tự trị ở miền Bắc I-ta-li-a và thuộc Vùng Trentino- Alto Adige, với dân số 538.000 người GDP hằng năm của Trentino đạt 20 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 35.000 USD/năm 1 Hiện nay, kinh tế hợp tác chiếm 80% sản lượng nông nghiệp của tỉnh và đảm nhiệm gần như toàn bộ các hoạt động maketing, phân phối các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương Sự phát triển và hiệu quả của kinh tế hợp tác được lý giải bởi 2 yếu tố: tính kinh tế nhờ quy mô và chế độ tự quản.
- Kế hoạch phát triển HTX hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội. Tỉnh Trentino giao cho các HTX xã hội thiết kế và thực hiện các chương trình cụ thể cho những người thất nghiệp (những lao động bị sa thải do dôi dư từ chu kỳ sản xuất và không có khả năng tìm được việc làm) Những người lao động này sẽ tham gia các HTX xã hội với một hợp đồng mở cho đến khi họ đạt đến tuổi nghỉ hưu tối thiểu Các công việc đặc biệt dành cho mục đích này như: phục hồi và cải thiện môi trường, duy trì các con đường, chăm sóc các công viên công cộng,… (dành cho nam giới); trợ lý thư viện, lưu trữ viên, người trông coi, chăm sóc người cao tuổi,…
- Tổ chức thực hiện: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho HTX. Chính quyền địa phương đã thúc đẩy đổi mới thông qua các biện pháp khuyến khích tài chính Chính quyền hỗ trợ cho các HTX bằng việc cung cấp các khoản tài trợ cho các chi phí liên quan đến chứng nhận sản phẩm, tổ chức sản xuất, quản lý… Các khoản tài trợ cũng được sử dụng cho các sáng kiến nghiên cứu, phát triển các sản phẩm đạt được chứng chỉ bảo đảm chất lượng Thành lập quỹ tài trợ cho các HTX và các hiệp hội của họ, tài trợ cho các sáng kiến nhằm thúc đẩy và phát triển văn hóa hợp tác.
- Kiểm soát phát triển HTX: Các quy định về giám sát và kiểm soát đối với các HTX đã được nêu trong Luật Địa phương Thực hiện vai trò đăng ký và giám sát các điều kiện hoạt động của HTX; thực hiện các đánh giá định kỳ hoặc đột xuất; đưa ra các biện pháp trong trường hợp có những sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý của HTX Tổ chức liên đoàn HTX, với tư cách là hiệp hội đại diện, thực
1 OECD, The cooperative model in Trentino – Italia: A case study report, 2014. hiện chức năng kiểm soát bằng thành lập một đơn vị kiểm toán độc lập có năng lực và nguồn lực phù hợp để thực hiện kiểm soát đối với các HTX: quản lý hợp tác; kiểm toán của các HTX Theo quy định, tình hình tài chính và việc quản lý của các HTX được kiểm toán hằng năm nhằm xác định các điều kiện kinh tế của HTX và sự tuân thủ của Ban Giám đốc.
1.3.2 Bài học cho Việt Nam
Nhằm phát triển HTX nông nghiệp tại Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản và tỉnh Trentino (Italia) nêu trên, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển HTX nông nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực dựa trên thế mạnh của địa phương, vùng Mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp theo hướng phát triển thành viên, theo mức độ sử dụng dịch vụ; phát triển quỹ dự trữ và tài sản không chia, phục vụ thành viên và cộng đồng, phát triển bền vững,, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, tạo môi trường và hỗ trợ KTTT phát triển Việc can thiệp của Nhà nước phải trên cơ sở coi trọng quyền tự chủ của HTX và coi trọng vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường.
Thứ hai, để HTX nông nghiệp ra đời và phát triển tốt rất cần sự hỗ trợ của
Nhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các hợp tác xã Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo hợp tác xã lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới lốt hợp tác xã để hưởng ưu đãi.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành việc đăng ký lại các HTX đang hoạt động, giải thể các HTX ngừng hoạt động; tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các HTX, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm; từng bước mở rộng quy mô hoạt động của các HTX
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTX, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triểnHTX: Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về KTTT từ Trung ương đến địa phương, từ tỉnh đến huyện, thị xã; thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật HTX, xử lý vi phạm pháp luật HTX, đi đôi với việc cần thiết phải huy động cả hệ thống chính trị trong việc phát triển KTTT, HTX; đưa phát triển KTTT, HTX là một trọng tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về HTX.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Khái quát ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau Theo số liệu của Tổng cục thống kê (GSO,
2021), toàn vùng có diện tích 40.092 km 2 , dân số 17.423 nghìn người, trong đó dân số nông thôn 12.827 nghìn người Đây là một vùng kinh tế năng động, có mức tăng trưởng GRDP cao, bình quân 6,8%/năm, tổng GDP 525 nghìn tỷ đồng (GSO, 2021).
Thế mạnh kinh tế của ĐBSCL là ngành nông nghiệp (chiếm 34,6% GDP ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP vùng năm 2021) Tính đến tháng 5/2021, ĐBSCL đóng góp 55% sản lượng lúa, 56% lượng thủy sản, và 60% lượng trái cây cả nước Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng tăng bình quân 7,15%/năm giai đoạn 2001-2010, cao hơn bình quân cả nước (5,32%/năm) và tăng ở tất cả 3 ngành nông nghiệp, lâm và thủy sản, trong đó: thủy sản tăng 14,33%/ năm, nông nghiệp tăng 4,28%/năm và lâm nghiệp tăng 2,43%/năm Trong giai đoạn
2015 – 2020, tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long rất cao, lên tới 9,03%/năm, gấp hơn 2 lần so với khu vực công nghiệp 4,39% và dịch vụ 3,82% Điều này cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều tiềm năng chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất Với 75% dân cư tập trung ở nông thôn, thành tựu phát triển nông nghiệp của ĐBSCL thời gian qua đã hỗ trợ mạnh mẽ cho giảm tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo của vùng ĐBSCL đã giảm từ khoảng 15% xuống còn dưới 4% trong giai đoạn 2006-2021.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước Thời gian qua, nông nghiệp vùng ĐBSCL liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế; đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản.
Bên cạnh những kết quả nổi bật, việc phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Một trong số đó có thể kể đến là xâm nhập mặn Theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường dựa vào mực nước biển dâng và sự thay đổi dòng chảy ở hạ lưu sông Mê Công Đáng chú ý, trong quá trình mở rộng thị trường và hội nhập sâu rộng, bên cạnh cơ hội, còn mang lại các thách thức về các biến động khó lường của thị trường, nhất là giá cả Đây cũng là một trong những thách thức cho nông sản của vùng ĐBSCL Ngoài ra, khi hội nhập sâu rộng, Việt Nam phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa xuất khẩu Hội nhập cũng đồng nghĩa với việc mở rộng hơn thị trường trong nước và chấp nhận cạnh tranh ngay tại nội địa Thách thức này đối với ĐBSCL càng lớn hơn một phần do năng lực dự báo, cung cấp thông tin, quản lý thị trường, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế Việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất nông lâm thủy sản còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao Kinh tế hộ tại vùng vẫn là chủ lực, sản xuất quy mô nhỏ vẫn phổ biến Kinh tế trang trại chưa trở thành động lực để thúc đẩy hộ gia đình vươn lên sản xuất lớn.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng có nhiều chiến lược, quy hoạch,chính sách nông nghiệp vùng được ban hành Nhiều địa phương ở ĐBSCL đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng cây trồng cạn khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như: rau, dưa hấu, ngô, Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, các địa phương vùng ĐBSCL đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng thuận thiên.
Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1 Lập kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp
2.2.1.1 Thực trạng phát triển số lượng, cơ cấu và loại hình hợp tác xã nông nghiệp
- Tính đến hết 30/12/2021, vùng ĐBSCL có 2.431 HTX và 10 Liên hiệpHTX nông nghiệp, chiếm 13,3% tổng số HTX nông nghiệp toàn quốc
Biểu 2.1: Số lượng hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2013-2021
Nguồn: Cục kinh tế hợp tác và PTNT cung cấp, 2021
So với thời điểm năm 2013 và 2016, tổng số HTX NN cả vùng tăng gấp hơn
2 lần so với (cả vùng có lần lượt 1.251 HTX NN và 1.216 HTX NN) Trong vùng, tỉnh Kiên Giang có số lượng nhiều nhất với 439 HTX và thấp nhất là tỉnh Vĩnh Long với 110 HTX Trung bình mỗi tỉnh vùng ĐBSCL có 187 HTX Hầu hết các tỉnh trong vùng ĐBSCL có từ 100 đến 200 HTX.
- Cụ thể phân theo các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như bảng sau:
Bảng 2.1: Số lượng các HTX nông nghiệp ở ĐBSCL so với cả nước
Tỷ lệ so với cả nước (%) Tổng số HTX nông nghiệp (tính đến hết tháng 12/2021) 18.340 2.431 13,3
- Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp 8.073 626 7,8
Nguồn: Tổng hợp số liệu do Cục kinh tế hợp tác và PTNT cung cấp, 2021
- Các HTX nông nghiệp của ĐBSCL tập trung nhiều ở 02 lĩnh vực: trồng trọt (lúa, cây ăn quả) là 1.266 HTX, chiếm 52% tổng số HTX NN của vùng; Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp là 626 HTX, chiếm 25,8% tổng số HTX NN của vùng; Nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) là 327 HTX, chiếm 13,5% tổng số HTXNN của vùng Các HTX hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, khai thác thủy sản, cung cấp nước sạch nông thôn chiếm tỷ lệ thấp Ngoài ra, còn có 116 HTX hoạt động yếu kèm, đã ngừng hoạt động.
2.2.1.2 Thực trạng phát triển về tổ chức hợp tác xã nông nghiệp
Theo số liệu của Cục KTHT và PTNT, năm 2021 số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới của vùng ĐBSCL là 176 HTX chiếm 10,3% số lượng HTX nông nghiệp mới trên cả nước Trong đó, 299 HTX tổ chức lại hoạt động với tổng kinh phí bỏ ra 3.289 triệu đồng Trong đó, 247 HTX tổ chức theo mô hình Chủ tịchHĐQT và Giám đốc HTX là 2 người, còn lại đa phần vẫn tổ chức theo bộ máy kiêm nhiệm với 3499 HTX
Bảng 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý HTX nông nghiệp
HTX lúa gạo HTX trái cây HTX thủy sản Chung
(TV) HĐQT bình quân/HTX
Tỉ lệ (%) HTX có mô hình chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc
Tổng số cán bộ quản lý bình quân/ HTX
Số lượng thành viên BKS bình quân/HTX
Nguồn: Số liệu điều tra 13 tỉnh ĐBSCL, Viện CSCL PTNT, 2021
2.2.1.3 Thực trạng hoạt động hợp tác xã nông nghiệp a) Thành viên, lao động HTX nông nghiệp
Theo số liệu Cục KTHT & PTNT, số thành viên HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL tăng đều trong giai đoạn 2013-2021, tính đến 12/2021 đã có 183.077 người, trung bình mỗi HTX có 75 thành viên Số lao động làm việc thường xuyên trong HTX NN là 170.928 người, trong đó số lao động thường xuyên là thành viên HTX
NN với 1.436 TV Trung bình 01 HTX NN có 70 lao động thường xuyên thấp hơn mức trung bình 85 TV trên cả nước
Bảng 2.3: Thành viên và lao động HTX nông nghiệp
# Nội dung ĐVT ĐBSCL Cả nước
1 Tổng số thành viên HTX nông nghiệp Người 183.077 3.400.820
2 Số thành viên BQ trong HTX TV 75 185
3 Số lao động làm việc thường xuyên Người 170.928 1.563.734
4 Số lao động làm việc thường xuyên là thành viên
5 Số lao động bình quân trong HTX Người 70 85
6 Tỷ lệ lao động bình quân là TV trong HTX % 7,7 10,4
Nguồn: Cục kinh tế hợp tác và PTNT, 2021
Số lượng lao động thường xuyên HTX NN vùng đồng bằng sông Cửu Long có sự biến động qua các năm, gia tăng về số lượng trong giai đoạn 2013-2018 với 3.505 lao động và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2019-2021 Số liệu thống kê cho thấy, sau khi luật HTX 2012 có hiệu lực lĩnh vực kinh tế tập thể đặc biệt làHTX nông nghiệp của vùng ĐBSCL thu hút lượng lớn lao động làm việc, xây dựngHTX Giai đoạn 2019-2021, chứng kiến lao động HTX nông nghiệp có sự chuyển dịch do ảnh hưởng của dịch covid và các vấn đề gián đoạn về chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa trên thế giới. b) Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp
Theo số liệu Cục KTHT & PTNT, tổng số cán bộ quản lý HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL tăng đều trong từ 2013 đến nay, tính đến 12/2021 đã có 8.575 người. Trong đó số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng đại học là 737 người chiếm tỷ lệ khá thấp 8,6% Cán bộ quản lý có trình độ sơ cấp và trung cấp là 2.884 người chiếm tỷ lệ 33,6% Kiên Giang là tỉnh có số lượng cán bộ HTX qua đào tạo sơ cấp và trung cấp cao nhất vùng với 730 cán bộ Tỷ lệ cán bộ HTX được đóng bảo hiểm xã hội còn thấp với 89 HTX.
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý HTX
1 Tổng số cán bộ quản lý HTX Người 3.648 4.562 8.575
2 Số cán bộ quản lý qua đào tạo sơ cấp, trung cấp Người 1.177 1.841 2.884
3 Số cán bộ quản lý qua đào tạo cao đẳng, ĐH trở lên Người 253 303 737
4 Số cán bộ HTX được đóng BHXH Người 30 35 89
Nguồn: Tổng hợp số liệu Cục kinh tế hợp tác và PTNT, 2021 c) Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh HTX nông nghiệp
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến 2021, doanh thu bình quân của 01 HTX nông nghiệp của vùng ĐBSCL là 1.259 triệu đồng thấp hơn mức trung bình cả nước 1.268 triệu đồng Mức doanh thu có xu hướng tăng nhanh qua các năm 2013-2018 và giảm trong các năm 2019, 2020 TP Cần Thơ là địa phương đứng đầu tính trên doanh thu trung bình toàn vùng với 2.113 triệu đồng/năm, thấp nhất là Sóc Trăng với 858 triệu đồng/năm
Thu nhập bình quân 01 HTX nông nghiệp đang hoạt động là 255 triệu đồng thấp hơn 13 triệu đồng so với thu nhập bình quân HTX nông nghiệp cả nước Thu nhập bình quân của thành viên HTX nông nghiệp 122 triệu đồng, trong đó ĐồngTháp là tỉnh có thu nhập BQ thành viên HTX cao nhất với 139 triệu đồng/năm và thấp nhất 105 triệu đồng/năm đối với tỉnh Long An. d) Vốn, tài sản của HTX nông nghiệp
Theo số liệu của Cục KTHT và PTNT, tổng giá trị tài sản của HTX nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 ước đạt 1.109.401 triệu đồng, giai đoạn 2013-2021 tài sản của HTX tăng qua các năm 2013-2017 và giảm nhẹ vào các năm 2018-2019, 2017 ghi nhận mức tăng cao nhất với 262.738 triệu đồng Tổng số vốn hoạt động HTX nông nghiệp của toàn vùng ước đạt 2.079.548 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với 2013 và 1,5 lần so với 2020 Vốn huy động từ thành viên năm
Theo số liệu điều tra của Viện Chính sách chiến lược PTNNNT, năm 2020, vốn điều lệ bình quân/HTX đến 31/12/2020 của các HTX đạt 695 triệu đồng/HTX, tăng 173 triệu đồng so với 2016 Tổng vốn hiện có của HTX đạt bình quân 1 tỷ đồng/HTX (tăng 302 triệu đồng so với 2016), trong đó vốn chủ sở hữu của HTX là
750 triệu đồng Các HTX lúa gạo tham gia mô hình thí điểm HTX kiểu mới có quy mô vốn điều lệ và vốn SXKD lớn nhất khi bình quân mỗi HTX lúa gạo có 774 triệu đồng vốn điều lệ và 1.210 triệu đồng vốn SXKD, các HTX thủy sản là có quy mô vốn điều lệ và vốn SXKD thấp nhất Điều này là do các HTX lúa gạo có số lượng thành viên lớn, tổ chức cung ứng nhiều dịch vụ vật tư, phân bón đầu vào cung ứng cho thành viên trong khi các HTX thủy sản số lượng thành viên nhỏ hơn và cũng cung ứng ít dịch vụ kinh doanh, thương mại hơn.
Biểu 2.2: Tổng tài sản của hợp tác xã nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 2013-2021
Nguồn: Tổng hợp số liệu Cục kinh tế hợp tác và PTNT, 2021
Về đất đai, tổng diện tích đất lúa bình quân của toàn bộ thành viên HTX là 276,6 ha/HTX, tăng 10 ha/ha so với 2016; diện tích đất trồng cây ăn quả hiện nay đạt 84,1 ha, tăng 1,73 lần; diện tích đất NTTS bình quân HTX hiện nay chỉ còn 106,6 ha/HTX (giảm 27,2% so với 2016).
2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp
2.2.2.1 Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm
Theo thống kê của Cục KTHT và PTNT, giai đoạn 2013-2021, nhiều địa phương đã bố trí ngân sách để thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị cho các HTX NN Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2020 ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) đã hỗ trợ cho 530 HTXNN thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX với doanh nghiệp theo Nghị định số 98/2013 với tổng kinh phí hỗ trợ 177,5 tỷ đồng.Năm 2021, vùng ĐBSCL tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là 281,7 tỷ đồng với 428 HTX nông nghiệp được hỗ trợ Trung bình 01 HTX nông nghiệp được hỗ trợ 658 triệu đồng.
Tuy nhiên, tỉ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ cho liên kết còn rất thấp. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau cả do bất cập của chính sách và HTX không đủ điều kiện để thụ hưởng.
Hộp 2.1: HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại
HTX Trinh Lợi, tỉnh Sóc Trăng
Trước đây, hàng nông sản được bán thông qua thương lái hoặc tự tìm kiếm doanh nghiệp thu mua, tình trạng thương lái ép giá nông sản là điều khó tránh.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
Bối cảnh phát triển HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL
Phát triển hợp tác xã vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hoạt động của con người có ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông lâm thủy sản phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 theo Quyết định số 324/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 18/6/2022 về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
Chỉ thị nhằm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhanh, bền vững; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo đột phá nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự xã hội. Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh"; xác định "nông nghiệp là động lực, nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng", chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistics, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh; gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, giữa nông thôn với đô thị.
Huy động các nguồn lực khác nhau tham gia hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu như từ nhà nước (trung ương, địa phương), tác nhân trong chuỗi giá trị (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân), các tổ chức nghề nghiệp, chính trị - xã hội và hợp tác quốc tế Trong đó, năng lực và sự chủ động của hợp tác xã đóng vai trò quyết định Do đó, nâng cao nhận thức, hiểu biết của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã về biến đổi khí hậu, tác động và hiệu quả của biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là giải pháp quan trọng.
3.1.2 Hội nhập, thị trường quốc tế
Việt Nam là một nền kinh tế có mức độ mở cửa rất lớn và hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới Đến tháng 12/2020 Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định mậu dịch tự do song phương và đa phương (2 hiệp định khác đang trong giai đoạn đàm phán), trong đó có nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới Các hiệp định thương mại thế hệ mới gắn thương mại với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu Sản phẩm nông nghiệp của HTX không chỉ phải cạnh tranh với nông sản nhập khẩu mà còn với cả các doanh nghiệp khi nhiều doanh nghiệp (cả DN trong nước và doanh nghiệp FDI) hướng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đòi hỏi HTXNN phải tổ chức hoạt động hiệu quả, cung cấp nhiều dịch vụ để hỗ trợ hộ thành viên nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh với nông sản nhập khẩu và các tác nhân khác.
3.1.3 Nhu cầu phát triển bền vững của vùng ĐBSCL
Thời gian qua, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế; đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản Theo đó, Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của ViệtNam, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư của vùng Bước đầu thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản - trái cây - lúa gạo chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên Đã hình thành các mô hình chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao,tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Mục tiêu và phương hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025, tầm nhìn 2030
Phát triển HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng đến nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng quy mô thành viên và quy mô sản xuất kinh doanh của hợp tác xã thông qua việc nâng cao nhận thức của toàn dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, tăng cường năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm phát huy vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ nông dân thành viên và cộng đồng dân cư nông thôn nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Thành lập mới 2.000 hợp tác xã nông nghiệp; thu hút 800.000 thành viên tham gia hoạt động hợp tác xã;
- 100% số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;
- 60% tổng số hợp tác xã hoạt động từ loại khá trở lên; 20% cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp đại học cao đẳng trở lên trong tất cả các nhanh, lĩnh vực;
- Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích của hợp tác xã nông nghiệp tăng ít nhất 10%; doanh thu của hợp tác xã nông nghiệp tăng ít nhất 20%; khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo hình thức liên kết chuỗi (chuỗi cung ứng hoặc chuỗi giá trị).
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp Phấn đấu có trên 1.500 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
- 100% cán bộ quản lý nhà nước các cấp ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý nhà nước, theo dõi, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp.