1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giai quyet viec lam o huyen khoai chau tinh hung 62712

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết việc làm ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên - Thực trạng và giải pháp
Tác giả Đào Thị Nguyệt
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Đức Kiên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 154,29 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN (4)
    • 1.1. Một số khái niệm (4)
      • 1.1.1. Khái niệm về lao động (4)
      • 1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực (5)
      • 1.1.3. Khái niệm về việc làm (7)
      • 1.1.4. Giải quyết việc làm (8)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU,TỈNH HƯNG YÊN (10)
    • 2.1. Đặc điểm của huyện Khoái Châu (10)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (10)
        • 2.1.1.1. Vị trí,địa lý (10)
        • 2.1.1.2. Địa hình (10)
        • 2.1.1.3. Thời tiết ,khí hậu (11)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế ,xã hội (12)
        • 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện (12)
        • 2.1.2.2. Nhân khẩu lao động của huyện (14)
        • 2.1.2.3. Cơ sở vật chất (17)
    • 2.2. Phân tích thực trạng giải quyết việc làm ở huyện (22)
      • 2.2.1. Đặc điểm vị trí vai trò và các yếu tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Khoái Châu (22)
        • 2.2.1.1. Vị trí vai trò của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế ,xã hội ở nông thôn (22)
        • 2.2.1.2. Các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm ở huyện Khoái Châu (22)
      • 2.2.2. Thực trạng lao động ,việc làm ở huyện (25)
        • 2.2.2.1. Quy mô lao động ở huyện (25)
        • 2.2.2.2. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lao động trong độ tuổi lao động ở huyện…………………………………………………………………………………..……… 28 2.2.2.3.Tình hình thất nghiệp của dân số từ độ tuổi 15 trở lên hoạt động kinh tế (28)
      • 2.2.3. Thực trạng giải quyết việc làm ở huyện (30)
        • 2.2.3.1. Thực trạng giải quyết việc làm trong ngành nông nghiệp (30)
        • 2.2.3.2. Thực trạng giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp (37)
        • 2.2.3.3. Thực trạng giải quyết việc làm trong ngành dịch vụ (43)
      • 2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết việc làm ở huyện Khoái Châu (51)
        • 2.2.4.1. Ưu điểm (51)
        • 2.2.4.2. Hạn chế (51)
  • CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU ,TỈNH HƯNG YÊN (53)
    • 3.1. Một số giải pháp (53)
      • 3.1.1. Trong nông nghiệp (53)
      • 3.1.2. Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ (53)
      • 3.1.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề (55)
      • 3.1.4. Tăng cường hoạt động dịch vụ việc làm (56)
      • 3.1.5. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (57)
      • 3.1.6. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình quỹ quốc gia giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo (58)
    • 3.2. Kiến nghị (59)
      • 3.2.1. Kiến nghị với nhà nước (59)
      • 3.2.2. Kiến nghị với địa phương (59)
  • KẾT LUẬN (61)

Nội dung

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN

Một số khái niệm

1.1.1.Khái niệm về lao động

“Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người”.

Hoạt động lao động có 3 đặc trưng sau:

Xét về tính chất thì hoạt động lao động phải có mục đích , ý thức của con người Điều này cho thấy sự khác biệt giữa hoạt động lao động của con người và hoạt động mang tính bản năng của con vật.

Xét về mục đích ,hoạt động đó phải tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người Đề cập đến điều này là nhằm phân biệt với những hoạt động có mục đích không nhằm thoả mãn nhu cầu chính đáng của con người ,không nhằm phục vụ cho con người ,cho sự tiến bộ của xã hội Những hoạt động đó không gọi là hoạt động lao động.

Xét về mặt nội dung,hoạt động của con người phải là sự tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ lợi ích của con người Đề cập đến điều này là để phân biệt với các hoạt động không tạo ra sản phẩm ,những hoạt động mang tính chất phá hoại tự nhiên

Như vậy lao động là hoạt động tiêu hao năng lượng ,năng lực,sử dụng các công cụ lao động có mục đích ,có ý thức củacon người Nhằm biến đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của chính mình Có thể nói trong bất kỳ nền sản xuất nào ,kể cả sản xuất hiện đại lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản , điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8 triển đời sống con người Trong bộ luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định năm 1994:”Người lao động có độ tuổi từ 15 trở lên ,có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.”

Lao động là hoạt động quan trọng của con người vì nó tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.Lao động với năng suất,chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

1.1.2.Khái niệm về nguồn nhân lực

“Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có quan hệ chặt chẽ với dân số,là một bộ phận quan trọng trong dân số ,nó đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội” Tuỳ theo cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực có thể hiểu khác nhau

Nếu với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người thì có thể hiểu :”Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội ,của toàn bộ những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động”.

Nếu với cách tiếp cận dựa vào trạng thái hoạt động kinh tế của con người thì :”Nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người đang hoạt động trong các ngành kinh tế ,văn hoá ,xã hội…”

Nếu với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động thì” Nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động ,có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không “.Khái niệm này trùng với khái niệm nguồn lao động.

Nếu với cách tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động và trạng thái không hoạt động kinh tế thì ta có khái niệm nguồn nhân lực dự trữ

Theo qui định của tổng cục thống kê thì nguồn nhân lực gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang ở trong các tình trạng sau:

-Đang làm nội trợ trong gia đình

- Không có nhu cầu về việc làm

Nguồn nhân lực không tính những người tham gia lực lượng vũ trang. Đặc trưng của nguồn nhân lực là những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng Những chỉ tiêu này được xét dưới góc độ chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở các mặt : sức khoẻ ,trình độ văn hoá ,trình độ chuyên môn kỹ thuật ,kỹ năng nghề nghiệp ,tính năng động xã hội ,phẩm chất đạo đức ,tác phong ,thái độ với công việc và môi trường làm việc,hiệu quả hoạt động lao động của nguồn nhân lực ,thu nhập ,mức sống,và mức độ thoả mãn nhu cầu cá nhân của người lao động.

Những nhân tố kinh tế ,xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận động của nguồn nhân lực : cụ thể ở các nước phát triển lực lượng lao động thường có chất lượng tốt thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao ,còn ở những nước có nền kinh tế yếu hơn thì lực lượng lao động rất dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp.

Phát triển từ quan điểm của Đảng và nhà Nước ta coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là vì con người và do con người để phát triển con người toàn diện và phát huy tối đa năng lực của họ từ quan điểm ,mục tiêu trên được thể hiện tư tưởng cơ bản sau:

- Đặt con người vào mục tiêu phát triển hay gọi là chiến lược con người.

- Khơi dậy một tiềm năng của mỗi cá nhân ,tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc trong việc làm giàu cho mình và cho đất nước.

- Coi lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp,gắn bó lợi ích mỗi người với từng tập thể và toàn xã hội

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU,TỈNH HƯNG YÊN

Đặc điểm của huyện Khoái Châu

Huyện Khoái Châu nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng,là một huyện thuần nông có ranh giới địa lý:

-Phía Bắc giáp huyện văn Giang và huyện Yên Mỹ

-Phía đông giáp huyện Ân Thi

-Phía Nam giáp huyện Kim Động

-Phía Tây là Sông Hồng

Diện tích đất tự nhiên là 13.086 ha,trong đó có 8.799 ha đất nông nghiệp(riêng đất canh tác là 7.274 ha,chia ra vùng đê khoảng 1.200 ha,vùng nửa lúa nửa màu ở trong đê khoảng 2.700 ha,còn lại là vùng chuyên lúa ở trong đồng khoảng 3.374 ha ) Do nằm ở ven sông Hồng với hơn 21 km đê chính , ở thời kỳ phong kiến chịu ảnh hưởng trực tiếp của nạn vỡ đê nhiều năm nên địa hình khá phức tạp.

2.1.1.2.Địa hình Địa hình cao thấp xen kẽ nhau:vùng ngoài đê có địa hình bán lòng chảo,thấp dần về phía Nam ,cao ở ven bối xuống vùng thấp ở ven đê,nơi cao từ +7m đến+8m(cá biệt có nơi +10m),nơi thấp +3.5m(như ở đầm vạn,đầm kê

* Vùng ngoài đê được chia làm hai phần:

+ Bãi Bình Minh:có diện tích 100 ha,diện tích canh tác khoảng 80 ha , địa hình có hướng dốc dần từ ngoài sông vào chân đê.Vùng này được bảo vệ bởi tuyến bối dài hơn 3 km bao bọc,có độ cao xấp xỉ mực nước báo động 3

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8

+ Phần bối Khoái Châu:gồm toàn bộ phần diện tích 3 xã,Tân Châu,Đông Ninh, Đại Tập và một phần xã Tứ Dân, Đông Kết,Liên Khê,Chí Tân Diện tích đất tự nhiên 1.700 ha,diện tích ngoài bối là 160 ha.Dân số trong vùng khoảng 28.000 người gồm 650 hộ ,chủ yếu là dân của xã Đông Ninh,Tân Châu,Đại Tập và một xóm nhỏ của xã Đông kết.

* Vùng nửa lúa nửa màu nằm ở phía tay bắc huyện và một phần diện tích khu giữa.Cao độ trung bình từ +3.5m đến +4.5m,nơi cao từ +5.0m đến +6.0m,cá biệt có nơi cao +7m đến +8m,nơi thấp nhất từ +2.2m đến +3.0m,có nơi thấp dưới +2.0m.

Diện tích trũng tập trung ở các vùng : đường 39A,trạm bơm Việt Hoà,Sài Thị,khu vực sông 5 xã và vùng T27 (Tân Dân) giáp huyện yên Mỹ. 2.1.1.3.Thời tiết ,khí hậu

Khoái Châu nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa,với 2 mùa rõ rệt:

+Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10:Nóng ẩm mưa nhiều.

+Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:Thường lạnh,khô.

Trong thời kỳ đầu của mùa khô: khí hậu tương đối khô,nửa cuối ẩm ướt và có mưa phùn.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0 C,cao nhất 39 0 C và thấp nhất không dưới 5 0 C.Biên độ ngày đêm giao động từ 7 0 C đến 10 0 C.

Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 C đến 8.700C. Độ ẩm bình quân năm là 80%,lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm đến 1.700mm nhưng phân bố không đều,mưa tập trung 80% lượng mưa cả năm đây chính là mùa lụt,bão thường xảy ra vào tháng 7,8 hàng năm gây không ít khó khăn ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng.

2.1.2.Đặc điểm kinh tế ,xã hội

2.1.2.1.Tình hình sử dụng đất đai của huyện

Khoái Châu có diện tích đất tự nhiên là 13.086 ha(năm 2008).Trong đó đất nông nghiệp là 8.799 ha chiếm 67,23% đã giảm so với năm 2004 là 135,02 ha (đất canh tác là 7.274 ha ,chiếm 82.66% đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp đã giảm 109,12 ha so với năm 2004 (7.383 ha)).Trong đó đất trồng cây hàng năm cũng giảm năm 2008 là 6.798,05 ha giảm 522,27 ha; đất trồng lúa cũng giảm mạnh,năm 2004 là 5.987,99 ha đến năm 2008 là 4.570,84 ha đã giảm mạnh 1.417,15 ha Điều này là do quá trình công nghiệp hoá nông thôn,nó cũng làm giảm việc làm của người nông nghiệp và ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm ở huyện.Trong khi đó đất trồng cây hàng năm khác tăng từ 1.332,33 ha (2004) đến 2.227,27ha (2008) tăng lên 894,88 ha , đất trồng thuỷ sản tăng 273,36 ha(năm 2004 là 856,63 ha,năm 2008 là 557,37 ha) đó là do qua trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Đất chuyên dùng là 2.526,3ha,chiếm 19,3%.Đất ở có 1046,9 ha ,chiếm 8%,đất chưa sử dụng 12,56 ha chiếm 0,096%.

Bên cạnh đó thì đất ở cũng tăng dần qua từng năm ,năm 2004 diện tích đất ở là 941,54 ha đến năm 2008 là 1.046,9 ha tăng 105,35ha tăng lên 11,22% do sự gia tăng của dân số Mặt khác do quá trình công nghiệp hoá nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần năm 2004 là 8.934,02 ha đến năm 2008 là 8.799 ha giảm 135,02 ha tương ứng 1,51%.Trong khi đó đất dùng cho mục đích công cộng và đất dùng cho các mục đích khác cũng tăng, đất chưa sử dụng thì giảm 80,50 ha tương ứng 86,5%.Điều này cho thấy vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ngày càng cần thiết và gặp không ít khó khăn.Huyện cần có những biện pháp và kế hoạch sử dụng diện tích đất cho phù hợp với điều kiện của huyện thì công tác giải quyết việc làm mới phát

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8 huy được tác dụng của nó và theo mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện.

Bảng 2.1.Bảng hiện trạng sử dụng đất đai của huyện

STT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2004

Tổng diện tích đất tự nhiên 13.086 13.086

1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.383 7.274 -109,12

1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.320,32 6.798,05 -522,27

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.332,33 2.227,21 894,88

2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 694,27 967,27 273,36

II Đất phi nông nghiệp 4058,92 4274,44 215,52

2.1 Đất trụ sở,cơ quan 148,66 135,41 -13,25

2.2 Đất quốc phòng,an ninh 4,59 4,34 -0,25

2.3 Đất sản xuất,kinh doanh 71,20 96,64 25,44

2.4 Đất có mục đích công cộng 2.216,98 2.289,91 72,93

3 Đất tôn giáo ,tín ngưỡng 26,20 28,24 2,04

5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 526,58 559,82 33,24

6 Đất phi nông nghiệp khác 14,62 2,43 -12,19

III Đất chưa sử dụng 93,06 12,56 -80,50 Đất bằng chưa sử dụng 93,06 12,56 -80,50

(Nguồn: Phòng thống kê huyện khoái châu , 2008)

2.1.2.2.Nhân khẩu lao động của huyện

Quy mô và tốc độ tăng nguồn lao động phụ thuộc rất lớn vào quy mô,tốc độ tăng dân số ,khả năng phát triển về quy mô lao động hiện tại và tương lai ngày càng lớn.Nhân khẩu huyện khoái Châu tăng dần qua các năm ,năm 2004 nhân khẩu trung bình của huyện là 182.472 người trong đó nam là 88.697 người,nữ là 93.775 người ,trong khi đó dân số ở thành thị là 8.015 người còn dân số nông thôn là 174.457 người chiếm 95% dân số là nông nghiệp.Đến năm

2005 nhân khẩu trung bình của huyện tăng lên 184.018 người trong đó dân số nông thôn là 175.788 người nhiều hơn năm 2004 chiếm 96%,đến năm 2008 nhân khẩu trung bình là 189.838 người,dân số nông thôn là 180.119 người chiếm 94,8% đã giảm nhưng không đáng kể.Tình hình nhân khẩu của huyện tăng dần qua các năm đặc biệt là dân số ở nông thôn , đó là do tăng dân số tự nhiên.Nhân khẩu trong độ tuổi lao động tăng dần qua các năm từ 90.020 người năm 2004 đến năm 2008 là 98.728 người.Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân tăng giảm không ổn định,năm 2004 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 85.750 người đến năm 2005 là 89.789 người tăng 4.035 người tương ứng 4.7% đến năm 2006 là 91.039 người tăng so với năm

2005 là 1.250 người tương ứng 1,4%,tỷ lệ số người có việc làm giảm đi, đến năm 2007 lao động đang làm việc là 84.663 người giảm 6.376 người tương ứng 7% cho đến năm 2008 là 86.765 người tăng so với năm 2007 là 2.102 người tương ứng 2,5 %,số người thất nghiệp năm 2008 là 11.963 người.Việc số lao động đang làm việc tăng giảm không ổn định,năm 2006 số lao động đang làm việc nhiều nhất rồi giảm dần đến năm 2008 điều này làm cho số người không có việc làm tăng gây áp lực cho công tác giải quyết việc làm Trong đó dân số nông nghiệp là 174.287 người chiếm 91,8%.Hiện nay số người trong độ tuổi lao động của huyện là 98.728 người chiếm 52% dân số toàn huyện.Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân 86.756 người chiếm 87,88% lao động trong độ tuổi.

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8

Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu 76,6%,lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ du lịch rất ít.Lao động là lực lượng sản xuất rất quan trọng tuy trình độ dân trí chưa cao song người dân ở đây rất cần cù chịu khó,có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Hiện nay lao động ở huyện Khoái Châu chủ yếu là lao động giản đơn, ít qua đào tạo với khoa học kỹ thuật nên thị trường lao động còn rất nhiều hạn chế.Với tình hình nhân khẩu như vậy huyện cần quan tâm,có biện pháp để dân số ổn định đặc biệt là số lao động đang làm việc tăng ổn định hơn giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động.

Bảng 2.2.Tình hình nhân khẩu lao động của huyện qua 5 năm

Trong đó:-nam 88.697 89.393 90.097 91.411 91.806 -Nữ 93.775 94.685 95.851 96.581 98.032 -Dân số thành thị 8.015 8.230 8.578 9.213 9.719 -Dân số nông thôn 174.45

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

3 Nhân khẩu trong độ tuổi lao động

4 Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD

Trong đó lao động nông nghiệp

Tỷ lệ % so với tổng số 83,4 82.3 81,7 78,9 76,6 Lao động công nghiệp 4.877 5.836 6.008 6.180 6.507

Tỷ lệ % so với tổng số 5,7 6,5 6,6 7,3 7,5

Tỷ lệ % so với tổng số 5,4 6,7 7,9 10,7 13,6

Tỷ lệ % so với tổng số 5,5 4,5 3,8 3,1 2,3

5 Tỷ lệ lao động chưa có việc làm

(Nguồn:Phòng thống kê huyện khoái châu , 2008)

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8

Huyện khoái Châu có hệ thống giao thông tương đối đồng bộ cả về đường bộ và đường thủy.Hiện nay trên địa bàn huyện có 693,8km đường bộ đạt mật độ 5,6km đường/km 2 trong đó quốc lộ có 27 km,tỉnh lộ có 49,3km,tỉnh huyện lộ có 15,6km, đường liên thôn liên xã,601,9km.Về đường sông huyện Khoái Châu có 23km đường sông thuộc tuyến đê sông Hồng với 7 bến đò ngang và một bến bốc dỡ nhưng còn bé và lạc hậu.

Phân tích thực trạng giải quyết việc làm ở huyện

2.2.1 Đặc điểm vị trí vai trò và các yếu tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Khoái Châu

2.2.1.1 Vị trí vai trò của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế ,xã hội ở nông thôn.

Giải quyết việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giảm thất nghiệp Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu đối với các nước muốn thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu ,năng suất thấp,mức sống thấp sang nền kinh tế công nghiệp ,năng suất cao.Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động,quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong độ tuổi lao động ,có khả năng lao động.

Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập ,nó không những tạo ra của cải ,vật chất và tinh thần cho bản thân người lao động ,nó còn góp phần tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội,nâng cao vị thế của con người trong gia đình và ngoài xã hội Ngoài ra tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ,hạn chế các tiêu cực xã hội ,góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.Vì thế giải quyết việc làm cho người lao động là bịên pháp trọng tâm mà mọi quốc gia sử dụng,nó cho phép không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế mà cả vấn đề xã hội.Có việc làm sẽ tạo điều kiện cho việc xoá đói giảm nghèo ,có việc làm sẽ giảm các tệ nạn xã hội

2.2.1.2.Các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm ở huyện Khoái Châu

2.2.1.2.1.Đặc điểm nguồn nhân lực ở huyện

Nhân tố có ảnh hưởng quyết đinh đến tạo việc làm cho người lao động là sức lao động trên hai phương diện số lượng và chất lượng Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2008 thì số nhân khẩu thực tế thường trú ở huyện là 189.838 người Trong đó nữ chiếm 51,63% tương ứng 98.032 người Ở Khu vực thị trấn có :9.719 người chiếm 5,11% so với toàn huyện,tỷ lệ nữ ở

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8 thành thị là 4.877 người chiếm 50,18% Khu vực nông thôn :180.119 người chiếm 94,89% so với cả huyện,Tỷ lệ nữ ở khu vực nông thôn:51,71% tương ứng với 93.155 người.Trong khi đó thì trên quy mô cả nứơc các số liệu cho thấy ở khu vực thành thị có 17.918.185người chiếm 23,47% và ở nông thôn có 58.409.700 người chiếm 76,53% so với cả nứơc.Có sự chênh lệch lớn như thế cho thấy một điều rằng Khoái Châu là một vùng quê nông thôn thuần tuý so với nhân khẩu trong khu vực ,nông thôn chiếm đa số và nền kinh tế chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây lúa nước làm chủ đạo.Chung trong toàn huyện thì tổng số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên là 129.355 người chiếm 68,13%dân số;Số người trong độ tuổi lao động là 98.728 người chiếm 52% dân số.So với năm 2005 thì các tỷ lệ này đều gia tăng 1%. Ở khu vực thành thị số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm 67,73% dân số ở khu vực này và số người trong độ tuổi lao động chiếm 56,78% dân số. Ở khu vực nông thôn số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm 68,16% dân số ,số người trong độ tuổi lao động chiếm 51,74% dân số Điều đó cho thấy Khoái Châu là vùng quê nông thôn thuần tuý với dân số ở khu vực nông thôn chiếm đa số ,nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây lúa nước là chủ đạo Chính vì thế người lao động rất ít việc làm trong các dịp nông nhàn.Toàn huyện số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 68,13% dân số Trong đó chiếm chủ yếu là lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ,chỉ học hết cấp II hoặc cấp III.

Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 11,87% điều này gây trở ngại không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm do yêu cầu chất lượng việc làm ngày càng cao.Dù ở lĩnh vực nào hiện nay cũng cần có trình độ hiểu biết nhất định mới đem lại năng suất cao ,sản phẩm tốt có khả năng cạnh tranh trên

2 4 thị trường Nếu vẫn xảy ra tình trạng người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc gây nên chỗ thừa lao động ,chỗ thiếu lao động

Khoái Châu là một huyện có diện tích và dân số đông nhất tỉnh Sản phẩm từ ngành nông nghiệp tương đối lớn ,không những cung cấp cho huyện mà còn các vùng lân cận như Hà Nội ,Hải Phòng …Ngoài ra còn có các sản phẩm từ công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt với các tỉnh lân cận.Do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tạo việc làm Nếu sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường được chấp nhận và tiêu thụ nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều chỗ làm mới Bởi vì lợi nhuận tăng cao sẽ làm vốn đầu tư tăng lên có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và nhu cầu về lao động cũng tăng lên theo.Ngược lại khi nhu cầu và hàng hoá giảm sẽ làm ngừng trệ sản xuất ,làm cho lao động không có việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp

* Chính sách của Đảng và nhà nước

Cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia,của chính quyền địa phương,các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm yếu tố rất quan trọng tạo việc làm cho người lao động.Trong mỗi thời kỳ khác nhau chính phủ quốc gia sẽ đề ra những chính sách cụ thể ,tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất,cải thiện đời sống,mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của lĩnh vực này ,ngành này hay lĩnh vực khác,ngành khác,tạo môi trường để người chủ sử dụng lao động và người lao động gặp nhau Chính sách và cơ chế của nhà nước cũng trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích các chủ sử dụng lao động thu hút lao động đặc thù hay sa thải họ Điều 13 của bộ luật lao động còn ghi rõ:”Giải quyết việc làm ,đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà Nước ,của các doanh nghiệp và

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8 toàn xã hội”.Tóm lại ,cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia,chính quyền địa phương và việc áp dụng nó vào thực tiễn có tác động mạnh mẽ đến cầu lao động của doanh nghiệp của thị trường lao động Đến lượt nó tác động đến thái độ ,hành vi,cách ứng xử của chủ doanh nghiệp trong thu hút lao động.

* Bản thân người lao động

Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới vấn đề giải quyết việc làm đó chính là bản thân người lao động có nhận thức rõ được vai trò của mình trong quá trình tìm kiếm việc làm,tạo việc làm hay không.Bởi vì người việt nam có truyền thống yêu nước ,cần cù,chịu khó ,sáng tạo và năng khiếu nhanh nhậy với cơ chế thị trường ,ham học hỏi,có tấm lòng nhân ái bao dung song cũng có nhược điểm là thể lực ,tầm vóc bị hạn chế , độ dẻo dai trong lao động Mặt khác kiến thức tay nghề còn mang nhiều thói quen lạc hậu ảnh hưởng của cơ chế cũ,sự phôí hợp tính tập thể,tính nguyên tắc kỷ luật trong lao động sản xuất còn kém.Song nếu để người lao động hiểu rằng lao động là hoạt động không thể thiếu được của con người ,giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống ,xoá đói giảm nghèo cho chính gia đình mình.Như thế trong lúc thiếu việc làm họ sẽ tự mình mong muốn và tạo ra việc làm giảm bớt gánh nặng giải quyết việc làm cho xã hội.Ngoài ra vấn đề an ninh trật tự trong huyện và tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo ra việc làm cho người lao động Sự ổn định của chính trị trong cả nước giúp cho người lao động càng thêm yên tâm,nhất là khi nhà nước ban hành bộ luật lao động nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động

2.2.2.Thực trạng lao động ,việc làm ở huyện

2.2.2.1.Quy mô lao động ở huyện

Tỷ lệ nữ trong độ tuổi lao động nói chung của cả huyện là 53,39%,ở khu vực thành thị là 53,32% và ở khu vực nông thôn là 53,40%.Nhìn chung ta thấy ở Khoái Châu sự chênh lệch tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động giữa khu

2 6 vực thành thị và khu vực nông thôn là không nhiều và sự cân đối giữa lao động nữ và lao động nam luôn có sự nhỉnh hơn về số lao động nữ.

* Xét về cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi chia theo nhóm tuổi ta có số liêu ở bảng sau

Bảng 2.4.Số lượng và cơ cấu lao động theo nhóm tuổi 2008

STT Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi Số người Tỷ lệ %

(Nguồn: phòng thống kê huyện khoái châu , 2008,Kết quả điều tra lao động-việc làm)

Từ bảng số liệu trên ta thấy sự biến động về cơ cấu lực lượng lao động của huyện theo các nhóm tuối diễn ra theo một xu hướng rõ rệt là :nhóm lực lượng lao động trẻ và lao động có tuổi ngày một giảm cả về quy mô và tốc độ.Lực lượng lao động từ 15 đến 24 tuổi là 18.670 người chiếm 18,91% và lực lượng lao động từ 55 đến 60 tuổi là 12.687 người chiếm 12,85% đều thấp hơn lực lượng lao động từ 25 đến 54 tuổi.Nhóm lực lượng trung niên ngày một gia tăng đặc biệt là nhóm tuổi từ 45 đến 54 tuổi nhiều nhất chiếm 28,93%.Đó là do các nguyên nhân về kinh tế - xã hội những năm gần đây,các chính sách về dân số ,kế hoạch hoá gia đình của Việt Nam và khả năng xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong một vài năm sắp tới Điều này gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết việc làm của huyện.

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8

* Quy mô lao động theo trình độ học vấn

Nhìn chung trong cả nước thì trình độ học vấn của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ngày một nâng cao.Biểu hiện rõ rệt là tỷ lệ số người chưa biết chữ và số người chưa tốt nghiệp cấp I không ngừng giảm Ở Khoái Châu năm 2004 tỷ lệ này là 6,1% ,năm 2005 là 4,5% năm 2008 là 3,1%.Đồng thời số người tốt nghiệp cấp II và cấp III không ngừng tăng lên,trong đó tăng nhanh nhất cả về quy mô và tốc độ là số người tốt nghiệp cấp III.Hiện nay Huyện có 336 người (Trong 98.728 người) trong độ tuổi lao động không biết chữ chiếm 0,34 %, Số người chưa tốt nghiệp cấp 1 là 2.725 người chiếm 2,76%

Số người đã tốt nghiệp cấp I là 16.982 người chiếm 17,2%

Số người đã tốt nghiệp cấp II là 64.608 người chiếm 65,44%

Số người đã tốt nghiệp cấp III là 14.077 người chiếm 14,26%

Bảng 2.5.Quy mô lao động theo trình độ học vấn.

STT Trình độ học vấn Số lượng (ngư ời ) Tỷ lệ (%)

4 Đã tốt nghiệp cấp II 64.608 65,44

5 Đã tốt nghiệp cấp III 14.077 14,26

6 Công nhân,trung cấp,cao đẳng, Đại học,trên đại học 12.934 13,1

(Nguồn: phòng thống kê huyện khoái châu , 2008,Kết quả điều tra lao động-việc làm)

Theo thống kê thì lớp học cao nhất đã qua tính bình quân một người trong tổng số người ở độ tuổi lao động là 8/12 ,thấp hơn mức bình quân của Đồng Bằng sông Hồng là 8,7/12 và cao hơn bình quân chung của cả nước(7,4/12). Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn như đã nêu trên sẽ tạo thêm không ít thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm,tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động trong những năm tới.

Do đó phải có chính sách giải pháp hỗ trợ tích cực đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ ,kết hợp đào tạo nghề nâng cao trình độ học vấn cho lao động nông thôn thì mới thực hiện được mục tiêu giatăng về số lượng và chất lượng lao động có trình độ chuyên môn để đáp ứng kịp thời nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá.

* Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU ,TỈNH HƯNG YÊN

Một số giải pháp

Trong nông nghiệp cần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá Đầu tư nâng cấp hệ thống đường bộ hệ thống thuỷ lợi Trong đó chú trọng tiêu úng cho ruộng đồng,nâng cấp hệ thống kênh mương,kết hợp tốt nguồn vốn huy động các nguồn lực trong dân. Ưu tiên việc ứng dụng công nghệ ,tiến bộ kỹ thuật về giống,kỹ thuật tưới tiêu,phòng trừ sâu bệnh….Hỗ trợ vốn cho vay để thực hiện chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trồng trọt.

Tăng hiệu quả sử dụng đất,vườn hoang chưa sử dụng vào trồng hoa màu,cây ăn quả ….Tận dụng 1.973 ha ao hồ,ruộng trũng để trồng cây ăn quả gắn với nuôi trồng thuỷ sản.Đẩy mạnh việc chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác giống,thức ăn,,thú y và bảo vệ môi trường.

3.1.2.Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ

Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư.Có các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện. Đối với công nghiệp ,mở rộng và phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh địa phương Tích cực đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ ,nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm ,đủ sức cạnh tranh củng cố ổn định tạo đà cho các doanh nghiệp địa phương phát triển.

Mở rộng và khai thác hết khả năng công suất thiết bị của các doanh nghiệp Khai thác thị trường trong nước và thị trường quốc tế về nhu cầu hàng hóa sản phẩm để mở rộng liên doanh liên kết ,thành lập công ty,chi nhánh,các cơ sở sản xuất mới để thu hút lao động giải quyết việc làm. Đối với phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ,phương hướng tới là đa dạng hóa các ngành nghề,làng nghề tập trung phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn Thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất đạt 95% và những công việc vận chuyển lao động nặng nhọc được máy móc thay thế 90% Phát triển mạng lưới công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ như:chế biến nông sản thực phẩm ,chế biến các mặt hàng đặc sản của địa phương ,đồ mộc,vật liệu xây dựng,chạm khảm trai… Đối với tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực có vốn đầu tư thấp ,sử dụng nhiều lao động ,tạo nhiều việc làm tại chỗ Khẩn trương xây dựng các dự án cụ thể để khôi phục và phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống là các nghề có khả năng xuất khẩu,Chú trọng khôi phục làng nghề truyền thống như :làm bún ,sản xuất miến dong và các nghề tiểu thủ công nghiệp khác. Đặc biệt thu hút đầu tư vốn vào sản xuất gạch tuy-len sẽ tạo ra nhiều việc làm cho lao động vì đây là công việc mà người dân huyện có nhiều kinh nghiệm.

Về dịch vụ : Dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân,nó không những mang lại thu nhập cho một bộ phận dân cư mà nó còn là điều kiện để phát triển các ngành nghề khác trong cơ chế thị trường hiện nay.

Do đó để phát triển dịch vụ thì cần sắp xếp lại hợp lý mạng lưới dịch vụ thương mại trong toàn huyện ,có cơ chế chính sách phát triển nhanh mạng lưới dịch vụ ở khu vực thị trấn huyện Khoái Châu và thị tứ Bô Thời.Khuyến

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8 khích các thành phần kinh tế đầu tư vào kinh doanh mở rộng các hình thức dịch vụ thương mại,vận tải,bưu chính viễn thông ,internet,bảo hiểm,dịch vụ văn hóa,y tế,thể thao,xây dựng các nhà hàng,khu vui chơi giải trí …và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân Đầu tư phát triển du lịch ven sông Hồng và du lịch văn hoá ở Dạ Trạch.

3.1.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Dạy nghề và đào tạo lại nghề đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước cho các vùng kinh tế ,các khu công nghiệp và tạo nguồn cho xuất khẩu lao động.hàng năm nhiều thanh thiếu niên bước vào độ tuổi lao động nhưng chưa được đào tạo nghề,chuyên môn ,ngoài trình độ văn hoá phổ thông.Không những thế nền kinh tế mở cửa nhiều thành phần kinh tế hoạt động ,cơ cấu công nghệ thay đổi nhiều nghề chuyên môn mới ra đời Từ đó đời hỏi trình độ lành nghề của nguồn nhân lực cần phải được đào tạo nâng cao thêm cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải giảm tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số ,phấn đấu từ năm 2005 – 2010 tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của huyện dưới 1%.Đồng thời nâng cao trình độ lành nghề của nguồn nhân lực thông qua đào tạo

Mở rộng các hình thức đào tạo nghề bằng cách kết hợp đào tạo ở các trường,các trung tâm dịch vụ việc làm,các cơ sở,các trung tâm dạy nghề cấp tỉnh,huyện với đào tạo nghề tại doanh nghiệp ,tại các xã,phường ,khuyến khích tư nhân mở cơ sở dạy nghề , đặc biệt chú ý đến đào tạo các nganh nghề truyền thống của địa phương gắn với phát triển nghề mới đưa số làng nghề từ

Các hình thức đào tạo phải phong phú ,phù hợp với yêu cầu việc làm của xã hội ,học nghề gắn với việc làm cho người thất nghiệpđăng ký tìm việc

5 6 cơ hội tìm kiếm việc làm Đối với nông thôn , đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn,giúp người lao độngcoa trình độ khoa học kỹ thuật Nắm bắt và sử dụng các máy móc ,thiết bị nông nghiệp ,có kiến thức về điện ,các phương tiện vận tải ,công nghiệp chế biến. Đồng thời thông qua các trung tâm khuyến nông các cơ sở vệ tinh để đào tạo cho lao động nông nghiệp áp dụng những tiến bộ khoa học mới , đưa giống cây mới vào … Đào tạo nghề cho khu vực thành thị,khu công nghiệp phải chú ý hướng vào các doanh nghiệp các ông chủ sản xuất , đào tạo các nghề tinh sảo,công nhânlành nghề để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động.Nên phối hợp với các tổ chức kinh tế ,các trường dạy nghề,các địa phương khác mở các lớp đào tạo ngắn hạn,dài hạn tại địa phương cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay

3.1.4.Tăng cường hoạt động dịch vụ việc làm Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm tạo môi trường để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau trên thị trường đúng thời gian và không gian

Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm ,tổ chức hội chợ việc làm,ngày hội lao động tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với chủ sử dụng lao động.

Củng cố các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện, phát triển các dịch vụ làm việc làm để người lao động tìm việc làm.

+Tư vấn cho người lao động chọn việc làm, nơi làm.

+Tư vấn lựa chọn nghề học, hình thức và nơi học nghề.

+Tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8

+Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.

+Thực hiện các dịch vụ khác về lao động việc làm để phát huy khả năng ,thiết bị và tay nghề của người lao động Để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ việc làm cho người lao động trong huyện cần ổn định việc xây dựng hoàn chỉnh trung tâm và kiện toàn bộ máy hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm đủ về số lượng và chất lượng để đảm đương nhiệm vụ được giao.

Ngoài các biện pháp trên cần nắm chắc số lượng,chất lượng lao động thông qua điều tra lao động việc làm ,tăng cường các thông tin về thị trường lao động.Nắm trắc số lượng và chất lượng nguồn lao động trong tỉnh số lao động thất nghiệp ở các vùng để có kế hoạch điều tiết và phân bổ nguồn lao động hợp lý Đồng thời đề ra các biện pháp để giải quyết kịp thời những biến động về lao động.

3.1.5.Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Kiến nghị

3.2.1 Kiến nghị với nhà nước

Xây dựng đồng bộ chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch giải quyết việc làm trên phạm vi cả nước.

Tăng vốn đầu tư cho nông thôn (cho giáo dục, đào tạo).Bởi lẽ nhu cầu về vốn để giải quyết việc làm cho người lao động là rất lớn

Xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

Hoàn thành hệ thống chính sách và pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lao động nông thôn.

Phải kiểm tra,giám sát và đôn đốc ,đào tạo và hướng dẫn các cán bộ của địa phương ở nông thôn để công tác tạo việc làm có hiệu quả theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà Nước.

3.2.2.Kiến nghị với địa phương

Những năm qua tuy huyện đã tạo được việc làm mới nhưng không nhiều,tỷ trọng nông nghiệp vẫn cao ,công nghiệp dịch vụ mới chỉ manh mún chưa phát triển Do đó phải thúc đẩy mạnh công tác tạo việc làm,bồi dưỡng nghiệp vụ cho những cán bộ thực hiện công tác này.Cần xã hội hoá công tác

6 0 lao động việc làm ,công tác xoá đói giảm nghèo và coi đây là trách nhiệm của các địa phương,các cấp đảng uỷ chính quyền ….và của mọi người dân

Phải có biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Mở rộng hình thức xuất khẩu lao động của huyện ra bên ngoài theo hợp đồng.

Tuyên truyền, vận động giáo dục không chỉ với phụ nữ mà với mọi người dân cho họ hiểu biết có tri thức đầy đủ rõ ràng về sinh đẻ Chính sách dân số phải đổi mới mềm dẻo thích hợp gắn với chương trình xã hội nhằm làm giảm sức ép về việc làm và chính sách dân số.

SVTH: Đào Thị Nguyệt Lớp: QTNL K8

Ngày đăng: 12/07/2023, 08:03

w