1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BỆNH SẢN KHOA TRÊN BÒ

52 4,2K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 318,5 KB

Nội dung

SẢN KHOA GIA SÚCBỆNH SẢN KHOA TRÊN BÒ

Trang 1

BỆNH TRONG THỜI GIAN MANG THAI CỦA BÒ

BÀI 1 BỆNH SẨY THAI

► Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Biết được các nguyên nhân, triệu chứng và một số biện pháp phòng trị bệnh sẩy thai trên bò.

Quá trình bò mang thai bị gián đoạn (chết đi) được gọi là hiện tượng sẩy thai Bào thai

bị đẩy ra khỏi cơ thể khi còn sống hay đã chết Thỉnh thoảng gặp trường hợp bào thai bị tiêubiến đi hoặc bào thai bị chết và lưu lại trong tử cung cơ thể bò mẹ

I Phân loại hiện tượng sẩy thai

a Căn cứ vào thời gian xảy ra bệnh

- Sẩy thai: hiện tượng này xảy ra vào thời kỳ đầu của thai kỳ

- Đẻ non: hiện tượng này xuất hiện vào thời gian có thai kỳ cuối

b Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh

• Loại sẩy thai có tính chất truyền nhiễm (lây lan): Nguyên nhân là do vi khuẩn, virushoặc ký sinh trùng gây ra

• Loại sẩy thai không có tính chất truyền nhiễm: Là loại sẩy thai xảy ra có tính chất cáthể, không mang tính lây lan như:

- Sẩy thai do dinh dưỡng: Chủ yếu do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, khaithác và sử dụng gia súc có thai không hợp lý, khẩu phần thức ăn thiếu dinh dưỡng đặcbiệt là thiếu vitamin A,D,E và vitamin nhóm B hay do chế độ sử dụng công lao động giasúc quá sức làm giảm sức đề kháng của gia súc mẹ, làm rối loạn mối liên hệ giữa nhau

mẹ và nhau con gây hiện tượng sẩy thai

- Sẩy thai do tổn thương: Do các tác động cơ giới, gia súc bị húc vào bụng, bị đá vàobụng, bị trượt ngã…Tất cả các nguyên nhân gây hiện tượng vỡ mạch máu ở thành tửcung, nhau thai gây những phản xạ co bóp đột ngột của tử cung dẫn tới hiện tượng sẩythai

- Sẩy thai do gia súc mẹ bị bệnh: Tất cả các trường hợp bệnh lý xảy ra ở cơ thể mẹnói chung hay ở cục bộ cơ quan sinh dục nói riêng đều có thể là nguyên nhân gây sẩythai

Thí dụ:

Trang 2

+ Bệnh ở hệ tim mạch gây rối loạn tuần hoàn giữa nhau thai và bào thai làm bào thai

bị thiếu dinh dưỡng

+ Bệnh ở hệ hô hấp làm bào thai bị thiếu oxy

+ Bệnh ở gan thận làm bào thai bị ngộ độc

+ Bệnh ở hệ tiêu hóa như chướng hơi, bội thực dạ cỏ, táo bón, tiêu chảy…làm tử cungtăng co bóp

+ Do gia súc mẹ bị ngộ độc thức ăn, nước uống

+ Do sử dụng thuốc tẩy hay thuốc hay thuốc kích thích cơ trơn co bóp khi gia súc mẹmang thai

- Sẩy thai do bệnh của bào thai: Trong thực tiễn sản xuất thường gặp các trường hợpsau:

+ Bào thai phát triển không bình thường, thai bị dị dạng quái thai

+ Phù thũng màng thai hay viêm nhau thai

+ Dây rốn dị dạng phát triển quá dài hay quá ngắn

+ Nhau thai dị dạng phát triển quá dài hay quá ngắn

+ Dịch thai quá nhiều hay quá ít

c Căn cứ vào triệu chứng và mức độ của bệnh

- Tiêu thai:

Đây là quá trình bệnh lý nhẹ nhất trong các loại sẩy thai Hiện tượng này thường xảy ratrong thời kỳ đầu của quá trình có thai Tất cả các tổ chức tế bào của thai được cơ thể mẹhấp thụ hoàn toàn không để lại sự biến đổi nào hay vết tích gì trong tử cung Biểu hiệntriệu chứng điển hình của hiện tượng này là sau lần phối giống cuối cùng một vài chu kỳ,gia súc xuất hiện trạng thái động dục bình thường Cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nóichung không có triệu chứng điển hình

- Thai thối rữa:

Bào thai bị chết và các phần mềm của thai bị phân giải (thối rữa) Quá trình phân giảibắt đầu từ các nhau thai đến các phần mềm của thai tạo ra một hỗn dịch màu nâu hay đỏ

và luôn được thải ra ngoài Một số mảnh xương vụn hay xương nhỏ có thể lẫn với dịch thải

ra Những xương to và lớp sụn giữ lại trong tử cung

Hỗn dịch luôn được thải ra ngoài, lúc đầu nhiều màu đỏ nhạt sau biến thành màu nâulẫn mủ cuối cùng chỉ hoàn toàn mủ chảy ra Mỗi khi gia súc đi tiêu, tiểu hay rặn thì hỗn

Trang 3

dịch và mủ chảy ra nhiều hơn, dịch có mùi hôi thối Dịch dính vào gốc đuôi, xung quanh

âm hộ, một thời gian sau dịch khô lại bong vẩy màu đen Khám qua trực tràng xoa bóp tửcung có thể phát hiện được tiếng lạo sạo cửa xương thai Kích thước của tử cung phụ thuộcvào tuổi của thai lúc chết nhưng nói chung nhỏ hơn nhiều so với tử cung chứa thai pháttriển bình thường cùng tuổi Bện này nếu phát hiện muộn điều trị không kịp thời dễ dẫnđến tình trạng con vật bị huyết nhiễm trùng, gia súc sẽ chết Thường gia súc cái bị rối loạnsinh sản hoặc vô sinh

- Thai khô (thai gỗ, thai calcium hóa):

Sau khi thai bị chết, tất cả các dịch trong tế bào tổ chức của thai được cơ thể gia súc mẹhấp thụ hoàn toàn Những phần khác trở nên khô cứng và được lưu lại trong tử cung

Khi bào thai đã chết nhưng thể vàng vẫn tồn tại và luôn tiết ra progesteron, vì vậy tửcung co bóp yếu, cổ tử cung đóng kín, vi khuẩn bên ngoài không xâm nhập vào được Thờigian đầu của bệnh, dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức của thai được niêm mạc

cơ thể mẹ hấp thu, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích thai bị thu nhỏ Đầu và chânthai chụm lại với nhau, nhau thai khô, nhăn nheo và bám chặt lấy thai, nhau thai và bào thaibiến thành một cục màu nâu, đen, cứng nên người ta gọi là thai khô, thai gỗ hoặc là thaicalcium hóa Cũng có trường hợp nhau thai bị phân hủy nhưng không được hấp thụ hết tạothành hỗn hợp dịch đặc quánh màu nâu đen nằm lại trong tử cung

Về lâm sàng thường xuất hiện một số triệu chứng sau: đã qua thời gian có thai trung bình

mà gia súc mẹ không biểu hiện quá trình sinh Những biểu hiện của cơ thể nói chung và cơquan sinh dục nói riêng của hiện tượng có thai dần dần giảm xuống hoặc mất hẳn nhưnggia súc vẫn không biểu hiện động dục trở lại Kiểm tra qua trực tràng thấy cổ tử cung nhỏhơn nhiều so với tử cung có thai bình thường cùng tháng Khi xoa bóp tử cung có thể pháthiện được bọc thai khô ở trong tử cung, thành tử cung dày và cứng hơn bình thường

II Nguyên nhân

Có thể chia nguyên nhân gây sẩy thai thành các nhóm sau đây:

a Sẩy thai có tính chất truyền nhiễm

Loại này chủ yếu do một số loại vi khuẩn, virus hoặc độc tố của chúng gây ra, ngoài

ra có thể do một số loại kí sinh trùng gây nên Trong các bệnh truyền nhiễm gây sẩy thai

thường gặp nhiều là Brucella, Vibriosis Hiện tượng sẩy thai có thể kế phát từ một số bệnh

Trang 4

truyền nhiễm khác như bệnh Leptospira, nhiễm khuẩn E.coli, Klehsiella, Streptococci và Pseudomonas Loại sẩy thai do kí sinh trùng thường là Trichomonas.

b Sẩy thai không có tính chất truyền nhiễm

Đây là loại sẩy thai thường xảy ra trong thực tế và do những nguyên nhân sau:

- Sẩy thai do nuôi dưỡng:

Do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý khai thác và sử dụng không phù hợp vớigia súc có thai như: thức ăn, nước uống không đầy đủ, chất lượng kém, bắt gia súc làm việcquá sức, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, sức đề kháng của gia súc mẹ, làm rối loạnmối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con từ đó gây ra hiện tượng sẩy thai

Trong thực tế hiện tượng sẩy thai hay gặp khi thiếu đạm, khoáng và đặc biệt là một sốloại vitamin cần thiết Khi thiếu vitamin A cơ năng giữa màng nhung của nhau thai và niêmmạc tử cung gia súc mẹ bị rối loạn và bào thai sẽ bị chết Khi thiếu vitamin E ở giai đoạnđầu thai kỳ thì bào thai dễ bị chết, bị tiêu thai hay thai bị canxi hóa, ở giai đoạn sau thì dễgây ra hiện tượng đẻ non Thiếu viatmin D sẽ trở ngại đến quá trình cân bằng và trao đổi,duy trì giữa Ca, P từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành bộ xương của bào thai.Ngoài

ra, nếu trong thành phần của thức ăn có nấm mốc, bị ôi thiu có thể gây cho con mẹ ngộđộc dẫn đến tình trạng sẩy thai

- Sẩy thai do tổn thương:

+ Gia súc mẹ có thể bị đá, bị húc vào bụng, bị trượt ngã do nền chuồng quá trơn, bãichăn quá dốc

+ Khi khám qua trực tràng không đúng kỹ thuật làm làm gia súc giãy dụa nhiều hoặckhi khám âm đạo để mỏ vịt quá lâu

+ Do dùng thuốc có tác động làm tăng nhu động cơ trơn

+ Ngoài ra, có thể do phối giống nhầm khi gia súc đã có thai trong trường hợp độngdục giả

Những nguyên nhân gây chấn thương trên thường làm vỡ mạch máu ở thành tử cung,nhau thai, có khi ở cả bào thai gây ra những phản xạ co bóp mạnh đột ngột ở tử cung làmcho bào thai bị chết và bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ

- Sẩy thai do gia súc mẹ bị bệnh: loại này thường do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trang 5

+ Do gia súc bị bệnh ở cơ quan sinh dục Viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung tích

mủ, u tử cung, sẹo tử cung, tử cung dị dạng, u nag buồng trứng, rối loạn chức năng thểvàng, viêm cổ tử cung…

+ Bệnh ở hệ nội tiết làm rối loạn sự cân bằng các hormon trong máu

+ Bệnh ở hệ hô hấp làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi oxy ở nhau thai làm bào thai

bị thiếu oxy

+ Bệnh ở hệ tim mạch làm rối loạn tuần hoàn giữa nhau thai và bào thai làm cho bàothai bị thiếu dinh dưỡng

+ Bệnh ở gan, thận làm cho bào thai bị nhiễm độc

+ Bệnh ở hệ tiêu hóa như: chướng bụng đầy hơi cấp, viêm dạ dày và ruột, táo bón, tiêuchảy…làm cho tử cung co bóp bào thai chết

+ Bệnh ở hệ thần kinh như viêm màng não, viêm não tủy,…

+ Do cơ thể mẹ bị ngộ độc thức ăn, nước uống

+ Do khi sử dụng thuốc gây mê toàn thân, uống quá nhiều thuốc lợi tiểu, thuốc tẩyhoặc thuốc kích thích cơ trơn co bóp

- Sẩy thai do bệnh lý ở nhau thai và bào thai

- Đẻ non: xuất hiện những triệu chứng gần như lúc sinh đẻ bình thường: bầu vú căng

to, sưng huyết, âm hộ có hiện tượng sung huyết, phù thũng Sau khi đẻ non nếu không bịsót nhau hay viêm nội mạc tử cung và được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo, gia súc mẹ sẽhồi phục sức khỏe nhanh chóng Con vật sơ sinh khi bị đẻ non yếu ớt, phản xạ bú chậm haykhông có, thân nhiệt thấp và thường khó nuôi

- Sẩy thai: Trường hợp bệnh xảy ra ở thời kỳ đầu và giữa thì gia súc mẹ biểu hiệnmột số triệu chứng: bầu vú hơi căng, sữa thay đổi về màu sắc Gia súc biểu hiện rặn đẻ, cổ

tử cung hé mở, niêm dịch loãng lẫn dịch thai chảy ra ngoài Với gia súc mang thai trên

Trang 6

dưới 1 tháng, triệu chứng của bệnh biểu hiện không rõ Nếu sẩy thai vào thời gian có thai

kỳ đầu và bào thai được đẩy ra ngoài sớm thì tiên lượng tốt Sau một thời gian tùy thuộcvào loài gia súc khác nhau con mẹ có thể động dục trở lại và tiến hành quá trình thụ tinhbình thường Ngược lại nếu bị lưu thai hay thai bị thối rữa thì dễ dàng dẫn tới viêm tửcung, huyết nhiễm trùng…ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sản sau này và dễ dàng dẫnđến hiện tượng vô sinh

IV Can thiệp

Thường thì can thiệp không hiệu quả cao

- Nếu cổ tử cung đã mở, dịch thai và thai đã đẩy ra ngoài thì tìm mọi cách đưa tất cả cácthai còn lại ra ngoài Sau đó điều trị dự phòng những bệnh kế phát như sót con, sót nhau,viêm mủ tử cung,…

- Nếu phát hiện sớm thì tìm cách ức chế những cơn rặn và sau đó duy trì sự phát triển thai.+ Đối với đại gia súc ức chế cơn rặn bằng cách gây tê tủy sống tiêm novocain 2 – 3%

10 – 15ml

+ Duy trì sự phát triển cho thai tiêm bắp progesteron:

Đại gia súc: 50 – 100 mg/con

Tiểu gia súc: 25 – 50 mg/con

Sử dụng liệu trình giảm dần

V Phòng bệnh

Khi phát hiện có hiện tượng sẩy thai trước hết phải can thiệp kịp thời để giảm thiệt hại

về kinh tế Mặt khác phải điều tra thật tỉ mỉ, cẩn thận để nắm được tình hình bệnh sử củatừng gia súc, xác định nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sẩy thai Cần tìm ra quy luậtsẩy thai của đàn gia súc, từ đó đề ra những biện pháp phòng trị có hiệu quả cao

Một số biện pháp chung như sau:

- Chọn lựa những gia súc giống không mắc bệnh truyền nhiễm như Brucellosis,Leptospirosis hoặc các bệnh kí sinh trùng đường sinh dục

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng khi giasúc có thai

- Thi hành đầy đủ mọi quy định kỹ thuật khi khai thác tinh dịch, môi trường pha chếtinh dịch, khi phối giống

Trang 7

- Áp dụng những biện pháp kỹ thuật nhằm đề phòng hiện tượng bệnh lý ở sơ quan sinhdục khi có thai, khi sinh đẻ và sau khi đẻ xong.

- Với tất cả các dạng sẩy thai mà bào thai đã chết, cổ tử cung đã mở (tự nhiên hay canthiệp) thì phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp, thủ thuật đưa thai ra khỏi tử cung giasúc mẹ, tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục, không để thai bị thối rữa trong tử cung làmảnh hưởng lớn tới cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nói chung cũng như quá trình sinhsản về sau của gia súc

► Câu hỏi củng cố

1/ Hãy nêu biện pháp phòng và can thiệp bệnh sẩy thai trên bò.

BÀI 2 BỆNH SA ÂM ĐẠO

► Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Biết được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp can thiệp.

Bệnh thường xảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với đặc điểm là thành của âmđạo bị lộn trái trở lại và đẩy ra khỏi mép âm hộ tùy vào mức độ âm đạo lộn ra ngoài màngười ta chia ra 2 thể:

- Sa âm đạo không hoàn toàn có nghĩa là chỉ một phần âm đạo bị lộn trái trở lại và đẩy

- Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc có thai không hợp lý đặc biệt khẩu phầnthức ăn không đầy đủ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, do con vật đã già yếu vànhững yếu tố khác làm cho sức khỏe con vật bị giảm sút

- Bào thai quá to với gia súc đơn thai và quá nhiều thai với gia súc đa thai, áp lựcxoang bụng, xoang chậu quá cao nhất là khi vật nằm lâu trên nền chuồng quá thấp về phíađuôi

Trang 8

- Do vật đã đẻ qua nhiều lứa nên chức năng giữ âm đạo ở vị trí bình thường của cơ âmđạo và hệ thống dây chằng bị giảm sút.

- Do kế phát từ một số bệnh nội khoa như: viêm dạ dày và ruột cấp tính, táo bón, tiêuchảy, chướng bụng đầy hơi, bội thực,…hoặc do trong quá trình điều trị bệnh dùng thuốckích thích không đúng liều lượng làm con vật rặn mạnh, cơ quan sinh dục co bóp tạo điềukiện cho âm đạo dễ dàng lộn ra ngoài

II Triệu chứng

- Sa âm đạo không hoàn toàn:

Phần âm đạo lộn ra ngoài màu hồng to bằng nắm tay, bộ phận này chỉ nhìn thấy khicon vật khi con vật nằm xuống, còn khi con vật đứng lên và vận động thì phần âm đạo đólại thụt vào trong xoang chậu

- Sa âm đạo hoàn toàn:

Phần âm đạo lộn ra ngoài màu hồng to bằng quả bóng, nhìn rõ cổ tử cung và hiệntượng đóng nút dịch của cổ tử cung, gia súc mẹ rặn liên tục bộ phận âm đạo lộn ra ngoàingày một to lên Do sự cọ sát của đuôi và sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh bên ngoài

bộ phận âm đạo bị dính các chất bẩn như phân rác, nước ttiểu, đất cát, niêm mạc âm đạo bịxây xát, bị nhiễm khuẩn và bị viêm thể tích phần âm đạo lộn ra ngoài tăng cao và từ bộphận âm đạo lộn ra ngoài luôn thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm niêm mạc dịch rỉ viêm

và các tổ chức hoại tử, nếu để lâu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễmtrùng huyết, con vật lâm vào tình trạng ngộ độc dễ bị sẩy thai, đẻ non

III Can thiệp

a Nguyên tắc của việc điều trị bệnh sa âm đạo

Là nhanh chóng đưa phần âm đạo sa ra ngoài trở về vị trí cũ sau khi đã vô trùng cẩnthận và đề phòng tái phát và nhiễm trùng cho tử cung và cơ thể nói chung

b Hộ lý

Giữ con vật trong tình trạng yên tĩnh tuyệt đối không vận động Để con vật luôn ởtrong giá cố định với tư thế đầu thấp, đuôi cao, buộc đuôi sang một bên để tránh hiện tượnglàm tổn thương và kích thích phần niêm mạc âm đạo bị sa ra

c Thao tác can thiệp

- Rữa âm đạo bằng các dung dịch khử trùng ở nồng độ thích hợp như thuốc tím 0,1%,axit boric 3%, phèn chua 2%, nước muối 5 – 10% Sau khi đã rữa sạch thấm khô thì dùng

Trang 9

vazơlin 2 – 3% hoặc các loại thuốc kháng sinh mỡ như tetracyclin, mỡ penicillin,…bôi lênkhắp niêm mạc âm đạo bị sa ra.

- Sau đó tiến hành thủ thuật bằng tay đưa âm đạo về vị trí cũ Để tránh hiện tượng làmtổn thương niêm mạc và gây nhiễm trùng âm đạo, người tiến hành thủ thuật phải cắt ngắnmóng tay và phải vô trùng tay cẩn thận Khi đưa âm đạo về vị trí cũ cần phải tiến hành từ

từ, dần dần và chỉ đưa vào khi gia súc ngừng rặn

- Sau khi đưa âm đạo về vị trí cũ cần đề phòng hiện tượng tái phát bằng các biện phápsau: hạn chế hiện tượng rặn bằng cách phong bế lõm khum đuôi (đối với đại gia súc và tiểugia súc có sừng) bằng novocain 2 – 3% 10 – 15ml hoặc có thể gây an thần cho uống rượutrắng 500ml/con Phương pháp cố định đề phòng hiện tượng tái phát tốt nhất là dùng chỉmềm bản to khâu 2/3 phía trên mép âm hộ

- Để tránh hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể dùng các loại kháng sinh tiêm vào bắpthịt Ngoài ra chú ý trợ sức, trợ lực cho con vật

► Câu hỏi củng cố

1/ Hãy nêu biện pháp can thiệp bệnh sa âm đạo trên bò.

BỆNH TRONG THỜI GIAN SINH CỦA BÒ

BÀI 1 BỆNH SINH KHÓ TRÊN BÒ

► Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Trang 10

- Biết được một số nguyên nhân và biện pháp can thiệp bệnh sinh khó trên bò

Trong quá trình sinh của gia súc, thời gian sinh bị kéo dài nhưng bào thai khôngđược đẩy ra khỏi cơ thể mẹ được gọi là hiện tượng sinh khó Hiện tượng sinh khó do rấtnhiều nguyên nhân gây ra và cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

I Bệnh sinh khó do gia súc mẹ

a Rặn đẻ yếu ở gia súc

Bệnh rặn đẻ yếu là quá trình bệnh lý thường xảy ra trong thời gian gia súc sinh vớiđặc điểm là những cơn co bóp của tử cung, cơn rặn của gia súc mẹ quá yếu không đủcường độ để đẩy bào thai ra ngoài

Nguyên nhân:

- Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều hay quá nhiều thai làm tử cung bị dãn quá độdẫn đến mất đàn tính không co bóp được

- Do chế độ chăn sóc nuôi dưỡng gia súc trong thời gian mang thai kém làm cho con

mẹ bị suy dinh dưỡng, sức lực yếu không đủ sức rặn Nhu cầu dinh dữ dư thừa năng lượngdẫn đến gia súc cái mập mỡ sẽ ảnh hưởng đến cơ năng của tử cung

- Do lượng hormone kích đẻ oxytocin của cơ thể tiết ra quá ít không đủ làm cho tửcung co bóp đủ cường độ đẩy bào thai ra ngoài

- Do gia súc cái quá già ; mắc bệnh lý mãn tính làm cho nái suy nhược

Triệu chứng:

- Có thể ngay từ đầu và suốt trong quá trình sinh đẻ con mẹ đều rặn yếu, các cơnrặn cường độ yếu, khoảng cách giữa hai lần rặn dài, thời gian đẩy thai ra ngoài kéo dài, bàothai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ (rặn đẻ quá yếu thể nguyên phát)

- Với trường hợp rặn đẻ quá yếu do sinh nhiều thai, thai to, tư thế chiều hướng củabào thai không bình thường thì lúc đầu các cơn rặn của con mẹ diễn ra một cách bìnhthường đúng quy luật nhưng sau đó sức rặn của con mẹ yếu dần ( rặn đẻ quá yếu thể thứphát)

- Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa bệnh rặn đẻ quá sớm và bệnh rặn đẻ quá yếu là ởchổ các triệu chứng điển hình của cơ thể mẹ lúc gần đẻ chưa xuất hiện ở bệnh rặn đẻ quásớm và đã xuất hiện đầy đủ ở bệnh rặn đẻ quá yếu

Can thiệp:

- Nguyên tắc là kích thích tăng nhu động tử cung

Trang 11

+ Xoa bóp từ thành bụng, vú, để kích thích tăng tiết oxytocin.

+ Dùng thuốc kích thích tử cung co bóp bằng cách tiêm oxytocin : tiểu gia súc tiêmdưới da 10-20 UI/con/lần, đại gia súc 20-40 UI/con/lần; có thể tiêm lặp lại sao 30 phút

Chú ý: Không sử dụng oxytoxin khi cổ tử cung chưa mở; xương chậu hẹp, thai to,

chiều hướng và tư thế của bào thai bất thường

- Khi cần thiết dùng thủ thuật tay để hỗ trợ kéo thai ra, chú ý thao tác đảm bảo đúng

kỹ thuật và vô trùng, hạn chế tổn thương tử cung:

+ Chuẩn bị dụng cụ như đỡ đẻ bình thường

+ Vô trùng bộ phận sinh dục và phần thân sau Vô trùng tay người can thiệp bằngthuốc tím 0,1-0,2% cồn Iod 5% hoặc cồn 700 Bôi vazolin (paraphin dầu) vào tay định đưavào tử cung

+ Thao tác can thiệp bằng tay: Dưa tay trực tiếp qua âm đạo, có thể vào tận tử cung,thân tử cung kéo từng thai một (chú ý vị trí cần nắm để kéo)

+ Nếu đường sinh dục khô có thể đưa vào một lượng paraphin hoặc dầu thực vật đểbôi trơn

+ Sau khi đỡ đẻ xong đề phòng kết phát viêm tử cung bằng cách bơm vào tử cungpenicillin 2.000.000-4.000.000 UI, streptomycin 2-4g pha vào 20ml nước Kết hợp vớidung kháng sinh như ampicilin, amoxcilin, spiramycin, tetramycin tiêm toàn thân; tăngcường trợ lực trợ sức cho gia súc cái

Trang 12

* Kỹ thuật mổ ổ bụng bắt thai: Niếu gia súc sinh khó, thai quá to và thai còn sống màkhông thể kéo ra được thì biện pháp tốt nhất là mổ bụng lấy thai kịp thời, cứu cả gia súc mẹ

và con

* Các trường hợp sau được chỉ định mổ bụng lấy thai:

- Cổ tử cung hẹp, một phần nhau thai đã vào âm đạo nhưng cổ tử cung không mở to

và thai không ra được Tử cung bị xoắn không sờ vào thai được

- Rặn đẻ yếu, tiêm thuốc kích thích oxytocin không có hiệu quả

- Thai quá to hoặc tu thế, chiều hướng, thai không bình thường mà không thể lấy rađược

* Không mổ bụng lấy thai trong trường hợp:

- Thai đã chết lâu, thối rửa Nếu mổ bụng mẹ lấy thai sẽ gây viêm phúc mạc, nhiễmtrùng huyết làm chết gia súc mẹ

- Gia súc đẻ kéo dài đã quá kiệt sức

* Yêu cầu cơ bản khi mổ ổ bụng lấy thai

- Phải tiến hành càng sớm càng tốt Chuẩn bị dụng cụ thuốc men đầy đủ Thao tácnhanh, chính xác và hết sức tránh để ruột gian súc mẹ sa ra ngoài kéo dài thời gian

- Hạn chế dịch tử cung chảy vào xoang bụng, vì như vậy sẽ gây viêm phúc mạc.Viết khâu tử cung phải thật kín

- Điều trị chống nhiễm trùng toàn thân sau mổ

* Phương pháp mổ bắt thai:

+ Đối với bò có 2 phương pháp: Mổ dưới bụng và mổ bên hông

Vị trí mổ: có thể chọn một trong bốn vị trí sau đây: phía trái, cách tĩnh mạch vú trái

từ 5-8cm Giữa tĩnh mạch vú trái và đường trắng ở giữa bụng Đường trắng ở giữa bụng.Cách tĩnh mạch vú phải từ 5-8 cm

Mổ vị trí phía phải đường trắng cớ ưu điểm là dạ cỏ không trở ngại cho việc kéo tửcung ra, nhưng vì vị trí vết mổ ở thành bụng nên dễ làm cho ruột sa ra

- Chuẩn bị: Đặt con vật về bên trái trên một đệm cỏ khô, dày, sạch, bên trên phủ mộttấm vải sạch, trói hai chân trước với nhau, hai chân sau với nhau Đè chặt đầu bò xuống.Nếu có bàn mổ thì đặt bò lên bàn mổ

Trang 13

- Sát trùng: Cạo sạch long vùng mổ, rửa sạch bằng sà phòng, lau khô rồi bôi khửtrùng bằng công Iod 5% Xung quanh chổ mổ đặt vải đã vô trùng Toàn bộ nơi mổ, dụng cụ

mổ và tay người mổ đều được vô trùng cẩn thận theo phương pháp ngoại khoa

- Gây tê: Gây tê dọc theo vết mổ bằng dung dịch Novocain 2%, tiêm dưới da Trướckhi con vật nằm cũng cần tiêm gây tê màng cứng tủy sống đối với bò Đối với heo thường

mổ bên hông và thường gây mê trước khi mổ

- Tiến hành mổ: Xác định vị trí vết mổ, viết mổ dài 25 – 40 cm thùy theo loài giasúc Mở ổ bụng lấy sừng tử cung ra khỏi ổ bụng Mổ sừng tử cung lấy thai, lấy nhau thai(nếu nhau đã bong tróc còn nhau chưa bong tróc thì để cho cơ thể gia súc mẹ tự đẩy ra quađường sinh dục), may đóng sừng tử cung, đưa sừng tử cung trở vào ổ bụng May đóng ổbụng Vệ sinh sát trùng vết mỗ bằng cồn Iode 3-5%

- Hộ lý: tiêm kháng sinh và trợ sức cho bò mỗi ngày; giữa vết thương khô, sạch vàsau 10 ngày sẽ cắt chỉ Nuôi dưỡng tốt và giữ vệ sinh chuồng trại

- Bệnh vẫn có thể xảy tra đối với gia súc đang sinh do sự di động của thai, sức rặn

và sự lăn trở của gia súc mẹ khi sinh khó

- Trường hợp cổ tử cung mở chậm so với những con rặn đẩy thai ra làm cho tử cungquay vòng

Triệu chứng:

Vị trí xoắn có thể trước hoặc sau cổ tử cung Gia súc đau bụng từng cơn, trạng tháikhông yên tĩnh, đứng lên nằm xuống liên tục, chân đá vào bụng hay chân cào đất, đầungoái lại nhìn bụng Ăn uống kém, giảm nhai lại

Trường hợp tử cung xoắn, có thể thấy mép âm hộ bên bị xoắn lõm vào; mức độxoắn của tử cung có thể 900 , 1800 đôi khi xoắn 3600

Trang 14

Quá trình bệnh có thể gây nên tình trạng thai bị chết, tử cung bị rách hay thủng, kếphát viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết

Can thiệp:

Bằng mọi biện pháp lật tử cung về vị trí bình thường, làm cho đường sinh dục thôngsuốt và kéo thai ra Kiểm tra qua âm đạo để xác định chiều xoắn (do nếp nhăn xiên theochuyền xoắn hướng về cổ tử cung)

Có thể can thiệp bằng một trong những biện pháp sau:

- Trường hợp tử cung xoắn về bên phải bắt buộc gia súc mẹ nằm bên trái hoặcngược lại, cố định hai chân trước và hai chân sau không ép vào thành bụng Để gia súc mẹnằm tư thế thân sau cao hơn đầu Người đỡ đẽ nằm sắp dọc theo con vật, cho tay vào âmđạo và cố gắn giữ chặt chân thai để cố định tử cung Những người khác lật nhanh gia súcsang phía ngược chiều với phía tử cung bị xoắn Khi gia súc mẹ bị lật nhanh, do quán tínhtrọng lượng của thai, nên tử cung có thể trở lại trạng thái bình thường Trường hợp tiếnhành một lần không kết quả thì có thể tiếp tục lần thứ hai, thứ ba

- Mổ thành bụng, thông qua thành bụng đưa tay vào xoan bụng để sửa tử cung lại vịtrí bình thường

- Phẩu thuật ngoại khoa mổ bắt thai (xem phần hẹp xương chậu)

II Bệnh sinh khó do thai

- Can thiệp: Tăng cường bôi trơn đường sinh dục gia súc cái (thụt vazolin, dầu thựcvật vào trong tử cung) rồi dung tay kết hợp với dụng cụ sản khoa để kéo thai ra ngoài Nếu

Trang 15

không được thì có thể tiến hành biện pháp cắt thai hoặc mổ bắt thai (xem phần hẹp xươngchậu)

b Do tư thế và chiều hướng thai bất thường

Triệu chứng:

Gia súc cái khi sinh xuất hiện những cơn rặn mạnh và liên tục nhưng thai cũngkhông được đẩy ra Bằng phương pháp khám qua âm đạo hoặc trực tràng có thể phát hiệnthấy chiều hướng tư thế của bào thai bất thường

Nguyên tắc can thiệp:

- Tăng cường bôi trơn đường sinh dục gia súc cái (bơm vazolin, dầu thực vật vàotrong tử cung)

- Chỉnh sửa thai trở về tư thế và chiều hướng tương đối hoặc bình thường, rồi dùngtay kết hợp với dụng cụ sản khoa để kéo thai ra ngoài, chú ý đẩy thai thục vào khỏi xươngchậu rồi mới chỉnh sửa được

Sau khi can thiệp nên điều trị dự phòng viêm tử cung

• Đẻ khó do tư thế bào thai không bình thường

• Đầu và cổ xoay sang một bên:

Đó là tư thế đầu của bào thai không gác lên hai chân trước mà quay sang một bên(bên phải hoặc bên trái) do đó gia súc mẹ không đẩy được bào thai ra ngoài, mặc dù cáccơn rặn vẫn bình thường Biểu hiện của trường hợp này là phần đầu của hai chân trước đãbộc lộ ra khỏi ém âm hộ nhưng không thấy đầu thai, chân nào bộc lộ ra ngoài ngắn hơn thìđầu quay sang phía đó, tùy mức độ quay của đầu và cổ thai mà khi khám trực tiếp quađường sinh dục ta có thể sờ thấy cổ thai

- Biện pháp can thiệp: dùng nạng sản khoa đặt vào phía vai đối diện với phía đầuquay đẩy mạnh vào phía trong rồi kết hợp tay và dụng cụ kéo mỏm thai thẳng ra phía trướcrồi kéo thai ra ngoài

* Đầu thai gập xuống dưới:

Đó là tư thế đầu của bào thai không gác lên hai chân trước mà đầu thai gập xuốngdưới nằm ở giửa hai chân trước Tùy mức độ gập của đầu thai mà ta có thể sờ thấy tránthai, đầu thai hay bờm thai Biểu hiện bên ngoài ta chỉ nhìn thấy hai chân trước cảu thai màkhông nhìn thấy đầu thai

Trang 16

Biện pháp can thiệp: Dùng tay hay nạng sản khoa đẩy thai vào phía trong rồi kếthợp tay và dụng cụ kéo mỏm thai thẳng ra phía trước rồi kéo thai ra ngoài.

* Đầu gối của thai ra ngoài trước

Đây là tư thế một hoặc hai chân trước của thai không duỗi thẳng mà gập lại ở phíađầu gối Biểu hiện ra ngoài có thể nhìn thấy một chân trước của thai và mỏm thai bộc lộ rangoài mém âm hộ hoặc chỉ nhìn thấy mỏm thai Khám phá trực tiếp qua âm đạo sờ thấymột hoặc hai đầu gối của thai

Biện pháp can thiệp: dùng tay hay nạng sản khoa cố định vào vai phía đối diện vớichân bị gập, đẩy thai vào phía trong rồi kết hợp tay và dụng cụ kéo chân thai thẳng ra phíatrước rồi kéo thai ra ngoài

* Vai của thai ra ngoài trước

Đây là tư thế một hoặc hai chân trước của thai không duỗi thẳng mà gập lại ở khớpvai Biểu hiện ra ngoài có thể nhìn thấy một chân trước của thai và mỏm thai bộc lộ rangoài mém âm hộ hoặc chỉ nhìn thấy mỏm thai Khám phá trực tiếp qua âm đạo sờ thấymột hoặc hai khớp vai của thai

- Biện pháp can thiệp: dùng tay hay nạng sản khoa cố định vào vai phía đối diện vớichân bị gập, đẩy thai vào phía trong rồi kết hợp tay và dụng cụ kéo chân thai thẳng ra phíatrước rồi kéo thai ra ngoài

* Chân trước của thai đè lên đỉnh đầu;

Đó là tư thế chân trước của bào thai đè lên đỉnh đầu của thai có thể có các trường hợpsau:

+ Hai chân trước nằm song song và đè lên đỉnh đầu của thai

+ Một chân trước nằm trên đỉnh đầu của thai, chân kia nằm ở dưới hàm của bào thai.+ Hai chân trước bắt chéo nhau nằm trên đỉnh đầu của bào thai

- Biện pháp can thiệp: dùng dây sản khoa buộc vào ống chân của thai, dùng nạng sảnkhoa cố định vào trước ngực của thai đẩy thai về phía trước và lên trên rồi kết hợp tay vàdây sản khoa kéo từng chân sang bên cạnh và đẩy hàm dưới của thai lên trên sau đó kếthợp tay và dụng cụ kéo đầu và chân thai thẳng ra phía trước rồi kéo thai ra ngoài

* Khoeo thai ra ngoài trước

Trang 17

Đây là tư thế một hoặc hai chân sau của thai không duỗi thẳng mà gập lại ở khớpkhoeo Bên ngoài nhìn thấy một chân sau duỗi thẳng móng ngửa Khám qua đường sinhdục sẽ sờ thấy một hoặc hai khớp khoeo

- Biện pháp can thiệp: Dùng tay hay nạng sản khoa cố định vào phía dười đuôi đẩythai vào phía trong rồi kết hợp tay và dụng cụ kéo chân thai thẳng ra phía trước rồi kéo thai

ra ngoài

* Mông thai ra ngoài trước

Đây là tư thế một hoặc hai chân sau không duỗi thẳng mà gặp lại ở khớp háng làmmông thai có hướng ra ngoài trước Bên ngoài nhìn thấy một chân sau duỗi thẳng móngngửa,khám qua đường sinh dục sẽ sờ thấy mông của thai

- Biện pháp can thiệp: dùng tay hay nạng sản khoa cố định vào phía dưới đuôi đẩythai vào phía trong rồi kết hợp tay và dụng cụ sửa thai thành tư thế khoeo thai ra ngoàitrước rồi tiếp tục can thiệp

Đẻ khó do hướng của bào thai không bình thường

* Thai nghiêng, ngửa và đầu thai có hướng ra ngoài trước: Đây là tư thế thai nằmnghiêng hay ngửa và đầu của thai ra ngoài trước

- Thai nghiêng hay gặp ở trâu bò, thai ngửa hay gặp ở ngựa Thai nghiên thì đầunằm cạnh hai chân, thai ngửa thì đầu và cổ nằm dưới hai chân, trường hợp này khi khámphá qua âm đạo có thể thấy hai móng chân trước ngửa (thai ngửa) hai móng chân trướcchồng lên nhau (thai nghiêng)

- Biện pháp can thiệp: trước tiên ta bơm thụt dầu thực vật vào tử cung rồi dùng taykết hợp với dụng cụ để xoay sửa thai thành tư thế dọc sấp đầu rồi kéo thai ra ngoài Niếuthai nằm ngữa, trước tiên xoay thai thành tư thế nằm nghiêng, đầu ra ngoài trước sau đótiếp tục kéo thai ra

* Thai nghiêng, ngữa và đuôi thai có hướng ra ngoài trước: Đây là tư thế thai nằmnghiêng hay ngửa và đuôi của thai ra ngoài trước Trường hợp này nhìn thấy ở mép âmmôm một hay hai móng chân úp sấp sờ vào phía trong âm đạo sẽ gặp phải khớp khoeo

- Biện pháp can thiệp: trước tiên ta thục dầu thực vật vào tử cung, nếu thai nằmnghiêng mà tư thế đầu thai bình thường, kích thước đường sinh dục không hẹp, thai khôngquá to thì có thể kéo ra ngoài mà không cần xoay sửa Nếu thai nằm ngữa thì phải xoay sửathai thành tư thế nằm nghiêng đuôi ra ngoài trước sau đó tiếp tục kéo thai ra

Trang 18

* Đẻ khó do chiều của bào thai không bình thường

Thai ngang: thai nằm ngang trong tử cung bốn chân đâm thẳng vào cổ tử cung.

Kiểm tra qua đường sinh dục phát hiện được bốn chân và bụng thai

- Biện pháp can thiệp: Trước tiên ta thục dầu thực vật vào tử cung rồi dùng tay kếthợp với dụng cụ xoay thai thành tư thế thai nằm nghiêng mông ra ngoài trước hay tư thếthai nằm nghiêng đầu ra ngoài trước rồi tiếp tục can thiệp giống như trường hợp thainghiêng

Thai vuông góc: Thai nằm dựng đứng trong tử cung, xương sống của thai vuông

gốc với xương sống của mẹ, khám qua âm đạo có thể sờ thấy bờm, cổ hay lưng của thaithẳng đứng

- Biện pháp can thiệp: Trước tiên ta thụt dầu thực vật vào trong tử cung rồi dùng tay kếthợp với dụng cụ xoay thai thành tư thế thai đầu ra ngoài trước, nếu đầu thai nằm gần cửavào xoang chậu, trường hợp mông thai nằm gần cửa vào xoang chậu thì xoay thai thành tưthế đuôi thai ra ngoài trước Bằng mọi biện pháp trên mà không có kết quả thì phái áp dụngbiện pháp cưa, cắt thai thành từng mãnh nhỏ rồi kéo ra ngoài hoặc dùng biện pháp mổ bụnglấy thai

* Đẻ sinh đôi

Đẻ sinh đôi có hai trường hợp xảy ra:

Một thai có chiều hương tư thế bình thường, còn thai kia có chiều hướng tư thếkhông bình thường

Hai thai cùng lọt vào xoang chậu nên thai bị kẹp chặt ở cổ tử cung gây sinh khó.Thông thường khi sinh đẻ sinh đôi thi một thai đầu ra trước còn thai kia đuôi ratrước Vì vậy, khi kiểm tra có thể phát hiện thấy, một cái đầu và bốn móng chân, 2 móngsấp và hai móng ngửa, trường hợp hai thai đều quay đầu ra trước thì có thể phát hiện ra bốnmóng sấp

Biện pháp can thiệp: thục dầu thực vật vào tử cung dùng nạng sản khoa đẩy lùi mộtthai ra khỏi cửa vào xương chậu, sau đó kết hợp tay và dụng cụ kéo từng thai ra ngoài Chú

ý khi kéo thai tránh trường hợp kéo đầu con này và chân con kia hoặc một chân con này vàmột chân con kia,nếu trường hợp hai thai ở độ sâu chênh lệch nhau thì vừa kéo thai này ravừa đẩy thai kia vào khi gia súc đứng thì kéo thai vào cũng được còn khi gia súc nằm thìphải kéo thai ở phía trên ra trước

Trang 19

► Câu hỏi củng cố

1/ Hãy nêu nguyên nhân và biện pháp sinh khó trên bò.

BÀI 2 BỆNH SA TỬ CUNG

► Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Biết được các nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp can thiệp bệnh sa tử cung

Đây là quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản trong thời gian sau khisinh Đặc điểm của bệnh là thành tử cung bị lộn trái trở lại và đẩy ra khởi mép âm hộ

I Nguyên nhân

- Gia súc bị nuôi nhốt lâu dài trong chuồng mà nền chuồng quá thấp về phía đuôi

- Do chế độ nuôi dưỡng chăm sóc gia súc có thai không hợp lý đặc biệt Khẩu phầnthức ăn không đầy đủ, thiếu vitamin nhóm B

- Do con vật đã già yếu và những yếu tố khác làm cho con vật bị suy dinh dưỡng

- Bào thai quá to với gia súc đơn thai và quá nhiều thai với gia súc đa thai, áp lựcxoang bụng, xoang chậu quá cao nhất là khi vật nằm lâu trên nền chuồng quá thấp về phíađuôi

- Do đường sinh dục bị khô mà con vật lại rặn đẻ quá mạnh hay kéo thai quá nhanh

- Do hậu quả của việc dùng thuốc kích rặn đẻ không đúng chỉ đinh quá liều

- Do kế phát bệnh bại liêt sau khi sinh

II Triệu chứng

Phần tử cung sa ra ngoài màu đỏ hồng to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bị sa,

ở loài nhai lại nhìn rõ hệ thống nhau mẹ trên niêm mạc tử cung đôi chỗ còn dính cả númnhau con, ở ngựa xuất hiện nhiều mạch máu, ở lợn phần tử cung lộn ra ngoài trông giốngnhư một khúc ruột già

Gia súc mẹ tỏ vẻ đau đớn, rặn liên tục bộ phận tử cung lộn ra ngoài ngày một to lên

Do sự cọ sát của đuôi và sự tiếp súc của môi trường ngoại cảnh bên ngoài bộ phận tử cung

bị dính các chất bẩn như phân rác, nước, tiểu, đất cát, niêm mạc tử cung bị sây sát, bịnhiễm khuẩn và bị viêm, thể tích phần tử cung lộn ra ngoài tăng cao và từ bộ phận tử cunglộn ra ngoài luôn thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm niêm dịch, dịch rỉ viêm và các tổ

Trang 20

chức hoại tử, nếu để lâu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng huyết,con vật lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng và có thể thể trong vòng 4-5 ngày.

III Can thiệp

Chỉ can thiệp khi cần thiết và nên loại thải nái ở lứa sau

a Nguyên lý của việc điều trị bệnh sa tử cung:

Là nhanh chóng đưa phần tử cung ra ngoài trở về vị trí cũ sau khi đã vô trùng cẩnthận và đề phòng tái phát

- Cố định tử cung đề phòng tái phát : ức chế hiện tương rặn bằng phương pháp gây

an thần với bò cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch cồn 450 Ức chế cơn rặn đối với trâu bò bằngcách phong bế lõm khum đuôi (gây tê tủy sống ) bằng Novocain 3% với liều 8-10 ml Khâu2/3 phía trên âm hộ bằng chỉ bản to mềm để nguyên 5-7 ngày khi gia súc không còn phản

xạ rặn thì tiến hành cắt chỉ

- Nên loại thải gia súc ở lứa đẻ sau

► Câu hỏi củng cố

1/ Hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp can thiệp bệnh sa tử cung trên bò.

BỆNH TRONG THỜI GIAN SAU KHI SINH CỦA BÒ

BÀI 1 BỆNH SỐT SỮA TRÊN BÒ

► Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Biết được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp can thiệp bệnh sốt sữa trên bò

Trang 21

Đây là quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản đặc biệt là bò sữa caosản trong thời gian cho sữa với sản lượng cao nhất Bệnh thường sảy ra ở bò sữa từ lứa đẻthứ 3 đến lứa đẻ thứ 6, trong vòng 3 – 5 ngày sau khi sinh Đặc điểm của bệnh là bệnh xảy

ra một cách đột ngột và nhanh chóng gây nên tình trạng tê liệt lưỡi, hầu, tứ chi gây rối loạntất cả các phản xạ có và không điều kiện

I Nguyên nhân

Cho đến nay những nguyên nhân gây ra bệnh nói chung chưa được xác định mộtcách rõ rang người ta thấy rằng điều kiện để xảy ra bệnh là do sự giảm canxi huyết mộtcách đột ngột sau khi gia súc cái sinh

- Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự giảm canxi huyết một cách đột ngột, xuấthiện khi có một lượng máu tập trung ở bầu vú khi hàm lượng canxi trong sữa cao

- Có ý kiến cho rằng hiện tượng giảm canxi huyết là do kết quả cúa sự rối loạn chứcnăng hoạt động của tuyến phó giáp trạng do tuyến này bị xung huyết trong thời gian sinh

- Cũng có những ý kiến cho rằng đó là do vỏ tuyến thượng thận hoạt động kém hay

do tuyến tụy hoạt động quá mạnh

II Triệu chứng

Bệnh phát sinh một cách đột ngột và tiến triển một cách nhanh chóng từ khi xuấthiện triệu chứng đầu tiên đến khi xuất hiện triệu chứng điển hình không quá 12 giờ Convật đang hoạt động bình thường đột nhiên bỏ ăn, ngừng nhai lại, sau đó con vật ở trongtrạng thái không yên tĩnh, chân đi loạn choạng, đi thụt lùi, có hiện tượng rung toàn bộ hệthống cơ vân sau đó mất hoàn toàn nhu động dạ cỏ cũng như các phản xạ tiêu tiểu Khámqua trực tràng thấy bàng quang sưng to chứa đầy nước tiểu, thân nhiệt hạ dần xuống tới 35-

360C Đầu gốc sừng, gốc tai, da, tứ chi lạnh, lưỡi và hầu bị liệt, nước bọt tích đầy trongmiệng nên thở khò khè, con vật luôn thè lưỡi ra ngoài và nước bọt chảy tự do

Cuối cùng con vật bị liệt hai chân sau không đứng lên được, con vật nằm với tư thếđặc biệt nằm phủ đầu gục xuống đất bốn chân thu vào bụng, khi cầm mõm nhấc lên và bỏ

ra thì đầu quẹo về một bên ngực Con vật ở trong tình trạng hôn mê mất hết cảm giác, đồng

tử mắt mở rộng rọi ánh sáng vào con vật không có phản xạ chop mắt, dùng kim chích vào

da con vật không có phản xạ đau Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không can thịp kịp thời thìsau 12-48 giờ 60% trường hơp bò mắc bệnh sẽ bị chết

Trang 22

III Can thiệp

a Sử dụng thuốc

- Nhanh chóng bổ sung canxi qua đường tiêm, nếu được nên tiêm tĩnh mạch: CaCl2,gluconat calcium,… 10-20 g/con

- Trợ tim mạch: cafein 10-15 ml/con

- Tăng hưng phấn thần kinh cơ: strychnine - B1 10 ml- 20 ml/con

- Tiêm vitamin ADE: 5 ml/con,sử dụng một lần

b Bơm không khí vào đầu vú

Phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh này khi khẩn cấp là bơm không khí vào trongtuyến vú bằng bình song liên cầu, bơm đến khi nào trái vú (lá vú) căng lên, cần chú ý làkhông bơm căng quá sẽ dẫn đến vỡ lá vú,nếu bơm non quá sẽ không có tác dụng điềutrị,sau khi bơm đủ không khí thì rút kim ra và dùng dây vải mềm cột chặt nắm vú lại đểkhông khí không thoát ra ngoài

- Sau khoảng 0,5-1 giờ thì mở dây buộc ra Thường sau khi bơm không khí vàokhoảng 30 phút con vật sẽ phục hồi, các phản xạ và cảm giác bắt đầu dần dần hồi phục,thân nhiệt tăng dần, con vật có thể tự đúng lên được

- Cơ chế của việc bơm không khí vào tuyến vú để điều trị bệnh sốt sữa là: khi bịgiảm calcium huyết một cách đột ngột làm tê liệt tất cả các đầu mút dây thần kinh cảm giácđặt biệt ở tuyến vú, khi bơm không khí vào không khí sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bộ lá

vú kích thích vào đầu mút dây thần kinh cảm giác trở lại hoạt động và ngay lập tức cáckích thích được truyền về vỏ đại não làm cho vật hưng phấn trở lại, hơn nữa khi bơmkhông khí vào còn có tác dụng lam tăng huyết áp hạn chế sự giảm calcium huyết

Chú ý: Trong quá trình điều trị nếu có cho vật uống thuốc điều trị những chứng kếphát như chướng hơi dạ cỏ thì cần chú ý rằng do lưỡi và hầu bị liêt thuốc rất dễ rơi vàophổi làm cho vật bị sặc và ngạt thở và khi con vật đứng dậy cần đỡ cho vật đi vài bước đểtránh hiện tượng ngã đột ngột

Trang 23

BÀI 2 BỆNH SÓT NHAU TRÊN BÒ

► Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Biết được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp can thiệp bệnh sót nhau trên bò

Trong quá trình sinh bình thường sau khi thai được đẩy ra một thời gian nhất định,

từ 2-4 giờ thường không quá 12 giờ nhau thai sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ, thời gian kểtrên mà nhau thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ thì gọi là bệnh sót nhau Tùy vào mức

độ của bệnh người ta phân ra các thể sau:

- Thể sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ nhau thai còn trong tử cung cơ thể gia súc mẹ

- Thể sót nhau không hoàn toàn: Một phần nhau thai còn sót lại trong tử cung cơ thểgia súc mẹ

I Nguyên nhân

- Sau khi sổ (đẩy) thai, tử cung co bóp yếu, sức rặn của gia súc mẹ giảm Đó có thể

là do trong thời gian mang thai gia súc mẹ thiếu vận động nhất là giai đoạn cuối, khẩu phầnthức ăn thiếu khoáng đặc biệt là calcium Thai quá to, dịch thai quá nhiều tử cung giãn quá

độ làm giảm đàn tính và co bóp của cơ trơn tử cung Ngoài ra tất cả những trường hợp đẻkhó điều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình co bóp của tử cung, làm giảm sức rặn của con

mẹ dẫn tới nhau thai không thể tách ra khỏi niêm mạc tử cung gia suc mẹ

- Nhau con và nhau mẹ dính chặt với nhau Khi viêm nội mạc tử cung, viêm nhauthai, nhau thai con và nhau thai mẹ dính chặt với nhau nên mặc dù tử cung co bóp bìnhthường nhưng nhau thai mẹ và nhau thai con không thể tách rời nhau ra được Ngoài ra, khigia súc mẹ mắc bệnh Brucellosis,Vibrisis thì nhau mẹ và nhau con thường dính chặt vớinhau Đặt biệt đối với loài nhai lại do mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con theo hình thứckết nối vững chắt (cài răng lược) do đó sau khi sổ thai chỉ cần bất kỳ một nguyên nhân nào

đó làm giảm sức rặn của con mẹ đều dẫn tới sót nhau

II Triệu chứng

- Ở bò sau thời gian thai ra quá 12 giờ mà nhau thai vẫn không được đẩy ra ngoài,chỉ có cuốn nhau (dây rốn) hoăc một ít núm nhau con được đẩy ra ngoài treo lòng thòng ởmép âm hộ, con vật tỏ ra khó chịu luôn cong lưng, cong đuôi để rặn, nếu để lâu (sau 24giờ) không can thịp nhau sẽ bị thối rữa, phân hủy trong tử cung Từ cơ quan sinh dục đượcthải ra ngoài một hỗn dịch gồm dịch thai, niêm dịch và các tế bào núm nhau bị phân hủy và

Trang 24

có mùi hôi thối khó chịu, cơ thể dễ lâm vào tình trạng nhiễm trùng huyết, con vật sốt cao,

bỏ ăn, chướng hơi, bội thực dạ dày cỏ

III Can thiệp

Nếu quá 14 giờ sau khi thai ra mà nhau không được thải ra ngoài thì cần thiết phảican thiệp Có hai phương pháp can thiệp:

a Dùng phương pháp bảo tồn

Có nghĩa là dùng những biện pháp kích thích làm tăng nhu động tử cung để nhau sótđược tự cơ thể gia súc mẹ đẩy ra

- Tiêm oxytocin tiêm dưới da tiểu gia súc 5-10UI/con, đại gia súc 10 20UI/con, ngày

2 lần để kích thích tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài Cần chú ý các loại thuốc trênphải sử dụng sớm, sau 24 giờ hiệu quả sẽ rất thấp Trường hợp nếu tử cung mất trương lựccần tiêm estrogen, sau 2-3 giờ tiêm oxytocin

- Hoặc thay thế oxytocin bằng prostaglandin F2α (PDF2α) tiêm bắp đại gia súc25mg/con, tiểu gia súc 10mg/con;ngày 1-2 lần

- Bơm hoặc đặt kháng sinh peniclline, neomycin, tetramycine,… vào tử cung đềphòng viêm tử cung

Chú ý: Phương pháp bảo tồn dùng cho trâu bò trước 24 giờ sau khi thai ra

b Phương pháp dùng thủ thuật bằng tay để bóc nhau

- Chuẩn bị : cố định gia súc cẩn thận Dùng nước ấm thụt vào trưc tràng để kíchthích thải phân tránh nhiễm bẩn khi tiến hành thủ thuật Rửa sạch âm hộ, gốc đuôi và haibên mông bằng sát trùng nhẹ, buộc đuôi con vật sang một bên Cắt nhẵn móng tay, khửtrùng tay bằng dung dịch khử trùng và làm trơn tay bằng vazolin (dầu paraphin) Thụcnước muối ấm 3%,thuốc tím 0,1-0,2% 2-3 lít vào tử cung nhằm kích thích sự tách rời giữanúm nhau con và núm nhau mẹ

- Tiến hành bóc tách nhau

Tay trái cầm phần nhau hay cuốn rốn đã bộc lộ ra ngoài, nâng lên và kéo nhẹ Tayphải luồng theo cuống dây rốn luồn vào giữa nhau thai và niêm mạc tử cung Khi tìm đượcchỗ núm nhau mẹ và nhau con còn dính nhau Ngón tay trỏ và ngón giữa kẹp lấy núm nhaumẹ,dùng ngón tay cái tách dần núm nhau con ra khỏi núm nhau mẹ Tiến hành như vậymột cách từ từ, cẩn thận từng núm nhau này đến núm nhau khác Trong khi bóc nhau phảichú ý phân biệt những núm nhau mặt trơn bong láng là núm nhau mẹ và nhau con còn dính

Trang 25

vào nhau, còn những núm nhau mặt xù xì nhám là núm nhau mẹ Khi bóc nhau cần bóctừng núm nhau một từ gần đến xa, từ trên xuống dưới, bóc lần lượt đến khi hết Đối vớinhững núm nhau ở cuối sừng tử cung, nhất là những bò lớn vì nó ở sâu khó bóc Tay tráikéo nhẹ phần nhau thai đã bộc lộ ra ngoài để đầu mút sừng tử cung xích gần lại, tay phảicho sâu vào để bóc những núm nhau còn lại.

Khi bóc nhau cần chú ý những vấn đề sau:

- Để tránh hiện tượng nhiễm trùng, kích thích tử cung co bóp tạo điều kiện cho mốiliên kết nhau mẹ và nhau con lỏng lẻo hơn, trước khi bóc cần thụt từ 1-2 lít nước muối 1%

ở nhiệt độ 40oc vào tử cung

- Phân biệt núm nhau con, núm nhau mẹ, những nơi núm nhau con và núm nhau mẹ

đã tách khỏi nhau và còn dính với nhau

- Tuyệt đối không được bóc phần núm nhau mẹ, gây hiện tượng xuất huyết, tổnthương tử cung

- Quá trình tiến hành thủ thuật bóc nhau đòi hỏi mất nhiều thời gian, phải kiên nhẫn,cẩn thận, không được vội vàng cẩu thả tránh hiện tượng xây xát, tổn thương niêm mạc tửcung

- Nếu con vật rặn mạnh, cổ tử cung co bóp nhiều có thể ức chế hiện tượng rặn bằngphương pháp phong bế lõm khum đuôi (gây tê tủy sống)

- Sau khi lấy hết nhau thai ra ngoài, sau đó bơm hoặc đặc trực tiếp kháng sinh vàotrong tử cung ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục

► Câu hỏi củng cố

1/ Hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp can thiệp bệnh sót nhau trên bò.

BÀI 3 HỘI CHỨNG MMA (Metritis-Mastitis-Agalactica; viêm tử cung - viêm vú - mất sữa)

► Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Biết được nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp can thiệp bệnh viêm tử cung, viêm vú, mất sữa trên bò

I Khái niệm

Trang 26

Hội chứng M.M.A là bệnh lý thường xảy ra đối với bò cái sau khi sinh, bệnh xuấthiện ở qui mô chăn nuôi gia đình kể cả qui mô chăn nuôi công nghiệp Điều kiện chăm sócnuôi dưỡng tốt, công tác thú y tốt thì sẽ hạn chế được tỉ lệ bệnh.

Hội chứng M.M.A là bệnh tác động đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng nhưviêm tử cung, viêm vú, mất sữa (có thể kết hợp với nhau hay riêng rẻ) và do nhiều nguyênnhân gây ra

II Viêm tử cung

Đây là bệnh lý thường xảy ra đối với gia súc cái sinh sản Bệnh thường xảy ra saukhi sinh Đặc điểm của bệnh là quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của tử cung gây

ra hiện tượng rối loạn sinh sản ở cơ thể gia súc cái, làm ảnh hưởng lớn thậm chí làm mấtkhả năng sinh sản của gia súc cái

Tất cả những nguyên nhân làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các tập đoàn

vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào tử cung rồi xâm nhập qua những vết tổn thương củaniêm mạc tử cung, vi khuẩn sinh sôi nẩy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm.Các vi khuẩn thường gặp trong bệnh viêm tử cung là Streptococcus, Staphylococcus,E.coli

b Phân loại các thể viêm tử cung

Tùy vào vị trí tác động của quá trình viêm đối với tử cung người ta chia ra 2 thểviêm khác nhau

- Viêm tử cung mức độ nhẹ (viêm nhờn) đó là quá trình viêm xảy ra ở trong lớpniêm mạc của tử cung đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung

- Viêm tử cung mức độ nặng (viêm mủ tử cung) đó là quá trình viêm xảy ra ở lớp

cơ, tương mạc tử cung, đây là thể viêm tương đối nặng trong các thể viêm tử cung

Ngày đăng: 29/05/2014, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng chuẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung - BỆNH SẢN KHOA TRÊN BÒ
Bảng chu ẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w