1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

tâm lý phỏng vấn tuyển chọn

10 514 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 65,8 KB

Nội dung

Những lưu ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng Vậy là bạn đã được mời đến phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội để nói với người tuyển dụng rằng bạn đích thực là người họ đang cần. Người phỏng vấn sẽ so sánh bạn với những người khác cũng tham gia phỏng vấn như bạn. Vì vậy, đây là cơ hội để bạn tự thể hiện mình, bạn hãy lưu ý những lời khuyên của chúng tôi dưới đây. 1. Chuẩn bị cho một ngày quan trọng Phỏng vấn làm cho nhiều người phải lo lắng, hồi hộp, nhưng nếu biết chuẩn bị thì kết quả chắc chắn sẽ tốt hơn. Hãy thử xem bạn có quên điểu gì không nhé. a. Chuẩn bị thủ tục · Xem lại hồ sơ xin việc, lưu ý các thông tin về kinh nghiệm, khả năng của bạn đáp ứng được yêu cầu cụ thể của công việc mà bạn hướng tới. · Chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ dự phòng. · Xem lại tất cả các thông tin về đơn vị tuyển dụng mà bạn có, đặc biệt là những lĩnh vực họ quan tâm. b. Chuẩn bị những câu trả lời Bạn hãy điểm qua những câu hỏi mà người phỏng vấn có thể hỏi và suy nghĩ trước câu trả lời. Nếu có điều kiện, bạn nên luyện tập trước cách trả lời. Hãy nhớ rằng người phỏng vấn sẽ không đòi hỏi ở bạn một câu trả lời thật đúng và chính xác. Họ chỉ muốn kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng nghề của bạn có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không, thái độ của bạn đối với cuộc sống ra sao mà thôi. Một số câu hỏi thông thường của người tuyển dụng tại các cuộc phỏng vấn: · Tại sao bạn thích làm việc cho Công ty chúng tôi? · Bạn biết gì về Công ty? Làm thế nào bạn biết được thông tin về chúng tôi? · Bạn cho biết rõ hơn về trình độ học vấn và tay nghề? · Sở thích của bạn là gì? · Khi đi học, bạn đã từng tham gia các họat động phong trào hay giữ chức vụ gì? · Bạn đã có kinh nghiệm gì? Ai là người giúp cho bạn có kinh nghiệm? · Tại sao bạn muốn thay đổi lĩnh vực hoạt động trong công việc? · Bạn đã làm việc gì trong thời gian chờ xin việc? · Bạn có biết những yêu cầu cụ thể về vị trí việc làm mà bạn muốn xin vào không? · Tại sao bạn nghĩ mình có đủ điều kiện để làm ở vị trí này? · Những điểm mạnh và hạn chế của bạn trong công việc này? · Khả năng chịu đựng của bạn về cường độ làm việc? · Bạn thích làm việc độc lập hay trong tổ đội? · Những vị trí công việc bạn đã từng làm qua? · Với vị trí công việc này bạn chấp nhận mức lương tối thiểu là bao nhiêu? Hoặc bạn nghĩ thế nào về tiền lương và thu nhập khi vào làm việc trong doanh nghiệp của chúng tôi? · Nếu không được chấp nhận bạn nghĩ thế nào? c. Chuẩn bị tâm · Hãy tạo một giấc ngủ ngon trước ngày bạn tham dự phỏng vấn để có tinh thần sảng khoái và sắc thái khỏe mạnh tươi tắn. · Trước lúc vào phỏng vấn, giữ yên lặng ít phút, hít thở sâu vài lần để bớt hồi hộp. · Bình tĩnh và tự nhủ với mình: Hãy tự tin d. Chuẩn bị về ngoại hình Ấn tượng ban đầu là hết sức quan trọng. Bạn sẽ không có cơ hội gây lại ấn tượng lần thứ hai, vì vậy, bạn cần lưu ý: · Trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, phù hợp với bối cảnh phỏng vấn · Đầu tóc gọn gàng. · Không ăn mặc cầu kỳ, trang điểm lòe loẹt hoặc quá xuềnh xoàng, luộm thuộm. · Không mang trang người quá nhiều trang sức. · Không xức nặng mùi nước hoa. Nên mang theo bộ hồ sơ dự phòng, chuẩn bị kĩ về tâm lí, trang phục trước khi dự phỏng vấn 2. Tại nơi phỏng vấn · Nên đến sớm trước giờ hẹn khoảng 10-15 phút để bạn có đủ thời gian chỉnh đốn lại trang phục, đầu tóc, giữ tác phong ở trang thái thong thả · Quan sát khung cảnh nơi phỏng vấn và người phỏng vấn (nếu có điều kiện). Điều đó tạo cho bạn tâm thế sẵn sàng. · Chào hỏi người phỏng vấn một cách lịch sự, tỏ rõ sự tôn trọng. Cách xưng hô tùy thuộc vào tuổi tác và theo phong tục của người Việt ở từng vùng, miền. · Hơi cúi đầu để chào và mỉm cười · Giơ tay ra bắt đáp lại nếu người phỏng vấn chủ động bắt tay trước, không nên giơ tay ra bắt trước, không bắt tay một cách hững hờ hoặc quá chặt. a. Ngôn ngữ không lời · Ngồi đối diện với những người phỏng vấn bạn, khoảng cách tốt nhất từ 0,7- 0,9m · Tư thế ngồi thẳng, không vắt chân chữ ngũ · Không nhấp nhổm hoặc làm các động tác như vuốt tóc hoặc bẻ ngón tay liên tục. · Nhìn vào người phỏng vấn nhưng đừng quá chăm chú · Nét mặt thể hiện sự thoải mái, tự tin, không căng thẳng; Nhưng không tỏ ra tự tin một cách thái quá · Cố gắng nắm bắt tâm của người phỏng vấn; Thông qua cử chỉ, nét mặt của họ để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. · Mỉm cười, tỏ ra chân thành và nhiệt tình. Sự chân thành luôn giúp bạn thành công. b. Ngôn ngữ bằng lời · Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc lí nhí, nhát gừng · Lắng nghe và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ câu hỏi · Đề nghị người phỏng vấn nhắc lại câu hỏi nếu chưa hiểu · Không cắt ngang lời người phỏng vấn · Không nói quá nhiều, nhưng trong cuộc phỏng vấn người nói khoảng 70% thời gian sẽ là bạn · Không dùng tiếng lóng hoặc chửi thề · Không nói xấu về nơi làm việc trước đây · Trả lời ngắn gọn, rành mạch, không sử dụng từ có nhiều nghĩa · Không trả lời các câu hỏi đơn thuần bằng hai từ "Có" hoặc "Không" · Lái các câu hỏi theo hướng trả lời về kinh nghiệm của mình Giơ tay ra bắt đáp lại nếu người phỏng vấn chủ động bắt tay trước, không nên giơ tay ra bắt trước c. Những điều người tuyển dụng muốn biết · Vì sao bạn lại đến chỗ họ: Tại sao bạn chọn họ? · Bạn có thể làm được những gì cho họ: Những kỹ năng và kiến thức đặc biệt của bạn? · Họ có đủ khả năng để tuyển dụng bạn hay không: Mức lương bạn yêu cầu? · Bạn là người như thế nào: liệu bạn có hòa hợp với họ không? d. Những điều bạn cần nói · Nói rõ vì sao bạn thích làm việc ở đơn vị, công ty tuyển dụng, điều đó thể hiện bạn đã tìm hiểu kỹ về họ. · Khẳng định khả năng làm việc, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sự cầu tiến của bạn. · Khẳng định rõ ràng quan điểm của mình khi được hỏi · Nếu được đề nghị đưa ra mức lương, bạn có thể hỏi lại mức lương dự kiến của đơn vị cho vị trí công việc đó · Nếu bạn có khả năng về thể thao, văn nghệ, nên khéo léo trình bày · Khi gặp những câu hỏi thử thách, lựa chọn cách trả lời khôn khéo, không đi ngay vào trọng tâm của vấn đề, thăm dò ý đồ của người phỏng vấn, liên hệ với các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và vị trí công việc để trả lời. e. Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn Mỗi cuộc phỏng vấn đều là cuộc đối thoại giữa hai bên. Bạn hãy tận dụng cơ hội để tìm hiểu những điều mình muốn biết về đơn vị tuyển dụng. Hãy đặt những câu hỏi nhằm thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc và biết rõ tại sao mình lại muốn xin làm việc ở đơn vị họ. Câu hỏi cần được đưa ra một cách lịch sự, ngắn gọn và rõ ràng. 5 điều nên hỏi · Công ty mong chờ gì ở một ứng viên tưởng · Cơ hội học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề · Tay nghề và kinh nghiệm làm việc của các đồng nghiệp khác trong tổ · Đưa ra câu hỏi thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến đơn vị tuyển dụng chứ không chỉ đơn thuần quan tâm đến vị trí làm việc họ đang tuyển · Điểm ưu thế nhất của Công ty là gì. Điều này sẽ giúp bạn quyết định đây có thực sự là nơi bạn muốn tìm đến không. và 5 điều không nên hỏi · Về tiền lương, giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ · Vì sao người làm việc trước bạn lại chuyển đi nơi khác · Bạn có được thanh toán một chi phí nào đó không · Bạn có được đưa ra một điều kiện nào đó không · Liệu bạn có được nhận vào làm việc không g. Kết thúc phỏng vấn Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn được tiếp nhận vào làm việc và sẽ chờ thông tin của cơ quan tuyển dụng. Hãy cám ơn người phỏng vấn một cách chân thành, chào vui vẻ và hẹn gặp lại. Vào phút cuối cùng bạn vẫn có thể để lại cho người phỏng vấn một ấn tượng tốt đẹp. h. Lỗi cơ bản khi đi phỏng vấn Nếu bạn đang chuẩn bị gửi hồ sơ phỏng vấn việc làm, thì cần phải lưu ý 10 nhầm lẫn sau để tránh thất bại. 1. Đến trễ Cuộc phỏng vấn không phải là một bữa tiệc, nên khi đến muộn chắc chắn sẽ bị mất điểm vì không ai có thời gian ngồi chờ bạn. Cách tốt nhất hãy đến sớm khoảng 10- 15 phút và thông báo cho lễ tân là bạn đã có mặt. Hơn nữa, khi đến sớm, bạn sẽ có cơ hội quan sát tác phong làm việc của nhân viên nơi đây, hiểu được môi trường làm việc, và biết đâu dò hỏi hay làm quen được ai đó để có một chút kinh nghiệm về công ty. 2. Khiêm tốn thái quá Khiêm tốn trong cuộc sống là một điều tốt, nhưng lại không ghi điểm khi đi xin việc vì chắc chắn bạn hiểu rằng phỏng vấn là cơ hội cho bạn tỏa sáng, phơi bày những gì bạn có khả năng làm được, nổi bật hoàn toàn so với các ứng viên khác. Thế nên, cần phải biết đánh tập trung vào những điểm mạnh cũng như thành tựu từng có hoặc những kinh nghiệm trong lĩnh vực tương đương mà bạn tham tuyển. Đừng ngần ngại thể hiện năng lực thực sự. Hãy tự tin lên! 3. Hấp tấp tham gia phỏng vấn Cũng chỉ có ít hồ sơ được chọn lọc tham dự phỏng vấn, vì vậy bạn cứ bình tĩnh, thoải mái, chứ có gì phải hấp tập vậy? Thư giãn cũng là một lợi thế giúp bạn đủ bình tĩnh để ứng phó các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra. Khi trả lời, cần nhìn trực tiếp người đối diện. Không nên ngó lơ sang chỗ khác. Ngày nay, bạn có quyền đặt ra các câu hỏi cho nhà tuyển dụng, chứ không hẳn chỉ ngồi lắng nghe như trả bài thầy cô trên lớp. 4. Thảo luận lợi ích quá sớm Ngay sau vài phút, bạn đã nóng lòng muốn bàn về chuyện lương và bổng lộc. Như vậy sẽ gây ức chế và khó chịu cho nhà tuyển dụng, vì họ còn chưa biết bạn có năng lực gì, trình độ đi tới đâu. Đừng có nóng vội quá mức. Hãy học tính kiên nhẫn. Bổng lộc, lợi ích và tiền lương là khâu cuối cùng trước khi bạn hoàn thành xong mọi thủ tục. 5. Không am hiểu về sếp cũng như công ty tuyển dụng Hầu như các công ty mời bạn tham gia phỏng vấn đều thông báo trước ngày, giờ cụ thể. Khoảng thời gian đó đủ để cho bạn chuẩn bị tài liệu hiểu biết về nơi mình cần đến. Nếu bạn không biết công ty tuyển dụng hoạt động trong lĩnh vực nào, triển vọng của họ là gì thì mãi mãi họ cũng chẳng muốn tuyển bạn. 6. Nói quá nhiều Vẫn biết rằng phỏng vấn là cơ hội cho bạn bày tỏ khả năng của mình nhưng chỉ nên dừng ở đó, chứ không nên khoe mẽ tất cả mọi thứ về bản thân. Cách tốt nhất là tìm cách thú vị nhất giới thiệu về sở thích, hy vọng, ước mơ cũng như chiến thuật sau khi bạn trở thành một thành viên mới của công ty. Bấy nhiêu đó cũng đủ rồi. 7. Quá gần gũi Ai cũng muốn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, nhưng tỏ ra quá gần gũi, mật thiết lại không phải một cách khôn ngoan, đôi khi còn hiến bạn trở nên lố bịch. Hãy cư xử đúng mực, và giữ một thái độ tốt. Đừng bao giờ có cái nhìn bén gót hoặc chua chát, khinh miệt, rất dễ gây phản cảm. 8. Nói xấu ông chủ cũ Không ai muốn thuê một người “ăn cháo đá bát”. Vì vậy, bạn chưa mang ơn xếp cũ lại còn thao thao nói xấu họ. Đó là điều cấm kỵ. Vì vậy, cần tránh tuyệt đối. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về do xin nghỉ, bạn có thể trình bày một điều thuyết phục hơn ngoài chuyện kể một tràng không tốt về xếp cũ. 9. Nói dối Tệ nhất là điều nói dối, nhất là khi nói dối trong cả hồ sơ xin việc. Sâu xa hơn chính là bịa đặt nhằm ghi điểm lúc ban đầu. Trong xã hội thông tin đa phương tiện ngày nay, người ta có thể sớm muộn cũng tìm ra những thứ liên quan đến bạn. Vì vậy, cách nói dối hay nhất chính là nói thật tất cả những thứ về mình bằng vẻ tự tin và đầy thuyết phục. 10. Trang phục chuốc lấy sự thất bại Ăn mặc không thích hợp có khác gì tự hại mình. Chính vì vậy, lịch sự là thái độ tối thiểu đối với mỗi ứng viên. Đừng bao giờ mặc jeans bụi bặm, áo thun cộc tay. Như thế trông rất phản diện và thể hiện rõ là người không chuyên nghiệp. Hãy xuất hiện với chiếc cà vạt và áo sơ mi, quần tây đối với nam. Còn nữ có thể mặc váy hoặc thời trang công sở. Chúc bạn thành công. . lưu ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng Vậy là bạn đã được mời đến phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội để nói với người tuyển dụng rằng bạn đích thực là người họ đang cần. Người phỏng vấn sẽ so sánh bạn. thái thong thả · Quan sát khung cảnh nơi phỏng vấn và người phỏng vấn (nếu có điều kiện). Điều đó tạo cho bạn tâm thế sẵn sàng. · Chào hỏi người phỏng vấn một cách lịch sự, tỏ rõ sự tôn trọng thúc phỏng vấn Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn được tiếp nhận vào làm việc và sẽ chờ thông tin của cơ quan tuyển dụng. Hãy cám ơn người phỏng vấn một

Ngày đăng: 29/05/2014, 07:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w