Microsoft Word FINAL NGUYEN THI THANH LUAN AN \(1\) Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc[.]
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN
——£%›%›$*cscs——
NGUYÊN THỊ THANH
HOAN THIEN PHAN CAP QUAN LY
DAU TU XAY DUNG CO BAN SU DUNG NGUON VON
NGAN SACH CUA THANH PHO HA NOI DEN NAM 2020
CHUYEN NGANH: KINH TE PHAT TRIEN (KINH TE DAU TU)
MA SO: 62310105
LUẬN ÁN TIÊN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học :
1 PGS.TS TỪ QUANG PHƯƠNG
2 TS TRAN NGOC NAM
HA NOI - 2016
Trang 2Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi
cam kết băng danh dự cá nhân răng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tôi xin cam đoan đề tài Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện phân cấp quản lý đâu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến 2020” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu được sử dụng trong Luận án hoàn toàn được thu thập từ thực té,
chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan Hà Nội, tháng 10 năm 2016 Người hướng dẫn Tác giả Luận án
Trang 3LOI CAM ON
Đề hoàn thành Luận án này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu
quả của nhiều cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên
cứu Luận án
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu và các thây giáo,
cô giáo Khoa Đầu tư trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Xin trân trọng cám ơn lãnh đạo khoa Kinh tế Đầu tư và các giảng viên khác đã có những góp ý về chuyên môn tất bồ ích
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và công chức của Sở Kế
hoạch Đầu tư; Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phó Hà Nội;
UBND các quận, huyện, thị xã đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu hữu ích cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện luận án
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Từ Quang Phương và TS Trần
Ngọc Nam đã hướng dẫn rất tận tình và hiệu quả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thiện luận án
Chân thành cảm ơn Quý tác giả của các tài liệu được sử dụng cho Luận án Đông thời, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên
trong quá trình thực hiện luận án này /
Hà Nội, tháng 10 năm 2016 Tác giả Luận án
Nguyễn Thị Thanh
Trang 4098096710077 1 CHUONG 1: TONG QUAN VE TINH HINH NGHIEN CUU VA PHUONG 1:99:01) 80009007277 .) 6
1.1 Tổng quan các công trình nghiên CỨU - << << e< se se essesesesses 6 1.2 Khung nghiên cứu và các phương pháp nghiên CỨUu s ‹ s« sss «5< 13 1.2.1 Khung nghiÊn CỨU c9 ng nh kế 13
1.2.2 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu - 5: 15 1.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông kê 22c sex se: 19
1.2.4 Xay dung m6 hinh nghién CUU.Q eee eceesesseeeeecceceeeeeaeeeeeeeeeeeeeenaaaees 19 1.2.5 Phương pháp chuyÊn Ø1a c1 911 vn ng vớ 21
TOM 809 váe:i09) can 23
CHUONG 2: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE PHAN CAP QUAN LY ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG NGUỎN VÓN NSNN 5-5 5s cscsssseseseee 24
2.1 Đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách . 5-< <5 «<< «esesss 24
2.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB ¿-¿- cv srisverrrrrrrrrrree 24 2.1.2 Vai trò của đầu tư XDC : c2 2 2x2 2112122121211 tre 24
2.1.3 Nguồn vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN - ¿55c cccsce2 25 2.2 Bản chất phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn NSNN 26 2.2.1 Bản chất của phân cấp, ủy quyên hay tản quyên trong kinh tế 26 2.2.2 Khái niệm, mục tiêu phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn 5 MA AlAaAa.Ia a( .ăẼăẼăẼăẼă.B.É.ố.ố.Ốa aa 30 2.2.3 Nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn NSNN 32 2.2.4 Tiêu chí dé phân bổ vốn đâu tư theo phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn NSINN - -:- 1 1S 111111 T 1110111 11111010111 1111101 ng rU 40 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân cấp quản lý đầu tw XDCB tai DP 41 2.3.1 Những quy định chung liên quan đến quá trình phân cấp quản lý đầu tư
Trang 52.3.2 Quy định về phân cập nguồn vốn NSNN .- 5 Scccsxsxcccrcez 44
2.3.3 Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của bộ máy QLNN - 44
2.4 Kinh nghiệm về phân cấp quản lý đầu tư XDCB trong và ngoài nước 45
2.4.1 Kinh nghiệm của các thành phố lớn ở Việt Nam - - 55555: 45
2.4.2 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ¿ + 5z +2 £e£eEskexerrscsz 50
2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Hà NNỘI - 2c n1 hy 55 9) /069/v09:009 c7 58
CHUONG 3: THUC TRANG PHAN CAP QUAN LY DAU TU XDCB SU DUNG NGUON VON NGAN SACH CUA THANH PHO HA NỘI 59
3.1 Tổng quan tình hình phát triển KT - XH ảnh hưởng đến công tác phân cap quản lý đẦU €LF <5 2< 2259.999991 09 g0 9 4.296 59
3.1.1 Giới thiệu chung về thủ đô Hà Nội . ¿5c 5c 2 222121212221 22c 59
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô tác động đến công tác
phân cấp quản lý đầu tư XDCB trong giai đoạn 2007-20 14 5c: 60 3.2 Thực trạng công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN tại Hà Nội giai đoạn 2(0(J 7-22 Í⁄4 co Go G G 999599 990 0006 0606996 64
3.2.1 Tổng quan về tình hình đầu tư XDCPB của thành phố Hà Nội 64
3.2.2 Khung pháp lý về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn
ngân sách thành phố Hà Nội - ¿c5 12k SE E1 1 1E 1 51 11111 E11 cke 67
3.2.3 Công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB str dung nguén ngân sách Hà Nội 70 3.2.4 Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn phân cấp đầu tư XDCB từ NSNN của
Trang 64.2 Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của Hà Nội - o0 G0 0 999 9 9 9.9 00000 0000 000000 06 104
4.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý phân cấp quan ly dau tu XDCB trong tong thé phân cấp quản lý NSÌNN - - - cà S1 1 1 1 1E 51110111111 1110111 T1 gr nưyt 104
4.2.2 Hoàn thiện phân cấp quản lý quy hoạch - ¿+52 + cscs£+x+x+s£zcez 106 4.2.3 Tăng cường phân cấp quản lý trong công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB từ ngân sách thành phố Hà Nội -: G-E EE 121 E E3 xxx rrreg 108 4.2.4 Đây mạnh phân cấp trong phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư và vốn
phân cấp đầu tư XIDCE ¿- - - E211 11121 1 5151110111111 110101111 E1 ng 113
4.2.5 Hoàn thiện phân cấp trong khâu chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thắm định và
quyết định đầu tư dự án XD ¿L1 1 1E 3k HT grưeg 119
4.2.6 Tiếp tục và hoàn thiện phân cấp trong quyết toán, giám sát công trình đầu tư dự án XDC c9 91199 0 09 010 1010k 0000 kh 121 4.2.7 Kién toan céc Ban quan ly du an va dao tao, béi dưỡng cán bộ làm công
tac quan ly dau tu cia Thanh ph6 wo ccc cece cscscscsesssscscsssesssesssssesesseees 124
TOM TAT CHUONG 4 o escsesssesssssccssscssecsssssssessssssssssecsssssesssssssscesscsssssssesseeesseess 128
;9% 8 0090 .ôÔỎ 129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BÓ CÓ LIÊN QUAN CUA TAC GIA
TAI LIEU THAM KHAO PHU LUC
Trang 7DANH MUC KY HIEU VIET TAT
1 ADB Ngân hàng phát trién chau A
2 DP/TW Dia phuo/Trung uong 3 FDI Đâu tư trực tiếp nuớc ngoài
4 HĐND Hội đồng nhân dân
6 HSDX H6 so dé xuat 7 KHCN Khoa học công nghệ
8 KT-XH Kinh tế - Xã hội
9 NCS Nghiên cứu sinh
10 NSDP/TW Ngân sách địa phương/Trung ương II NSNN/NS Ngân sách nhà nước/Ngân sách 12 ODA Vôn vay/ Vốn tài trợ trực tiếp nuớc ngoài 13 QLNN Quản lý nhà nước
Trang 8DANH MUC BANG
Bang 1.1: Khung nghiên cứu luận án 1221313111111 11111111111 11111111112 14 Bảng 1.2: Kết quả thu thập bảng câu hỏi . c5 + S11 SE cEEEEEEEekrkekrkreree 17
Bảng 1.3: Kết quả thu thap theo gidi tinh wo cccccsccsescscsescssescsescsessesesssssessseeaes 17
Bang 3.1: So sánh một số chỉ tiêu KT - XH giữa TP Hà Nội và cả nước 64 Bảng 3.2: Tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn phân theo nguồn vốn 65
Bảng 3.3: Nguồn vốn NSNN của thành phố Hà Nội - 2 5-5522 65 Bảng 3.4: Vốn đâu tư XDCPB của thành phố từ NÑSNN - 52c cccccxccscez 66
Bảng 3.5: Vốn phân cap đầu tư XDCB nguồn ngân sách thành phố HN 67
Bảng 3.6: Tổng hợp vốn phân cấp đầu tư XDCB các Q,H,TX (2007-2013) 73 Bang 3.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn phân cap đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội ¿(E21 St E151 1 1 5 5111111111 11111111111 1111101111 11111 reg 85 Bảng 3.8: Dữ liệu thu thập phân tích xử lý phần mềm ¿+2 + +x+*£z+z +2 87 Bảng 3.9: Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn phân cấp đâu tư (CCR) 87
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu chính liên quan đến công tác phân cập đầu tư XDCB đến năm 2020 của thành phố Hà Nội ¿L1 12k E1 3 1 1E 1k xxx rreg 102
Trang 9DANH MUC BIEU DO
Biéu d6 3.1: S6 liéu tong hop mét sé chi tiéu thu - chi ngân sách 2007-2014 61 Biéu đồ 3.2: Số liệu tổng hợp một số chỉ tiêu chính 2007-20 14 - ¿2 + 2525: 62 Biểu đồ 3.3: Nguồn vốn đầu tư XDCB của TP Hà Nội (2007-2014) - 70
Biểu đồ 3.4: Qui mô vốn Thành phố phân cấp đầu tư và vốn đầu tư XDCB phân bổ
cho quận, huyện, thị xã (2007-20 Í-4) - c c9 SH S111 1111111111111 nhu 7l
Biểu đô 3.5: So sánh vốn phân cấp cho quận, huyện, thị xã với tổng vốn đầu tư XDCB
của toàn Thành phố (2007-20 Ï.4) -:- +: ¿S28 EE2EEE2E9E91915E5EEEEE5EE25E51571 11111 tEe, 74
Biểu đồ 3.6: Hiệu quả sử dụng vốn phân cập đầu tư (CCR) ¿- ¿5 +scs+s +2 88 Biểu đồ 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn phan cap dau tu (BBC) eeseeeeees 89
Trang 10DANH MUC SO DO
Sơ đồ 1.1: Quá trình thu thập số liệu thứ cấp - +: + E12 EEekekrkrersrerred l6 Sơ đồ 1.2: Quy trình thu thập và xử lý đữ liệu điều tra .-¿-¿-¿ 5 se cccszscsea 18 Sơ đồ 2.1: Hình thức phân cấp . ¿- - 6 E111 1 E151 1111111111111 ri 28
Sơ đồ 2.2: Nội dung và chức năng phân cấp quản lý đầu tư XDCB 33
Sơ đồ 2.3: Quy trình lập và giao kế hoạch đầu tư XDCB tại ĐP - 5¿ 36
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới phân cấp quản lý nói chung và lĩnh vực đầu tư XDCPB nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động tốt nhất mọi nguồn vốn để
đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Phân cấp ngân sách nói chung và phân cấp quản lý đầu tư XDCB nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước đã tạo ra nguôn lực tài chính
cho mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vu cua duoc giao
và đó cũng là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư ở địa phương tích cực chủ động khai thác các tiềm năng của mình đề phát triển Theo Bahwantray Mehta (1959) thì: khi trao quyên cho các chính quyén địa phương cấp dưới sẽ tạo sự quan tâm và phát huy trí tuệ cùa người dân
Kinh nghiệm thực tế phân cấp tại nhiều nước và ở Việt Nam cho thây, VIỆC
phân cấp quản lý giữa cấp trung ương và địa phương, giữa thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, trong một chừng mực nào đó đã giúp phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyên tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyên địa phương các cấp trong công tác quản lý (Belcher D Mark và cộng sự, 1997) chăng hạn: (¡) phân cấp hỗ trợ quá trình tham gia của người dân và hình thành một cấu trúc dân chủ trong xã hội; (i1) phân cấp tăng cường sự "hòa đồng" của người dân với bộ máy nhà nước; (ii) phân cấp có thể giúp bảo vệ nhóm thiểu số/nhóm yếu thế; (¡v) phân cấp nâng cao tính hiệu
quả của quá trình thực hiện các nhiệm vụ nhà nước; (v) phần cấp nâng cao tính bên
vững, hiệu quả và công bằng trong quá trình sử dụng các nguôn lực kinh tế; (vi) phân cấp góp phân tích cực trong xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang
Phương, 2010)
QLNN về đâu tư XDCB là hoạt động quản lý việc sử dụng vốn nhà nước vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển KT - XH không có khả năng hoàn vốn trực
tiếp, trong đó chủ thể quản lý là nhà nước Cũng giống như các thủ đô khác trên thế
giới thuộc nước đang phát triển, ở Hà Nội làm thế nào dé nang cao hiệu quả đầu tư
XDCB từ ngân sách trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp đã và đang là một
thách thức rất lớn cần giải quyết Rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước đã khăng định rằng, muốn nâng cao chất lượng đầu tư XDCPB thì phải thực hiện phân cấp trong quản lý và điều hành nguồn vốn này Tuy nhiên, làm thế nào dé phan cấp hiệu quả thì can phải căn cứ vào tình hình thực tê của môi ĐP, môi quôc g1a.
Trang 12quyên địa phương Tuy nhiên, xét về tông thể, công tác đổi mới phân cấp vẫn chưa đáp
ứng thực tiễn và còn bộc lộ hạn chế nhất định Theo nhận xét của Martin Rama (Ông
Martin Rama là quyền Trưởng ban kinh tế, Trưởng khu vực Đông Á (Ngân hàng Thế giới)), ở Việt Nam phân cấp là bước đi quan trọng để cải cách đâu tư công, tuy nhiên
phân cấp hơi nhanh, dẫn đến đôi nơi không hiệu quả, thiếu phối hợp, chồng chéo (Bộ
Ngoại giao Việt Nam, 2011) Bên cạnh đó tình trạng cơ quan có thâm quyên phê duyệt
nhiều dự án hơn mức cần thiết, trong khi đó năng lực cán bộ thâm định dự án còn hạn
chế Ngoài ra cơ chế kiểm tra, kiểm soát và chế tài trong lĩnh vực này cũng chưa được quan tâm đây đủ Do vậy, thời gian vừa qua hiện tượng đâu tư phân tán, dàn trải, chậm tiên độ, nợ đọng trong đâu tư, thiếu hiệu quả và lãng phí nguồn lực trở nên phố biến Cơ cấu đâu tư giữa các ngành cũng như từng ngành kinh tế chưa hợp lý Ở Hà Nội,
vẫn còn diễn ra việc phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng NSNN vượt quá khả năng cân
đối vốn đã gây áp lực rất lớn về ngân sách và bị động trong bồ trí cơ cầu vốn đầu tư Trong thời kỳ đây mạnh kinh tế thị trường hiện nay, các hoạt động KT - XH ngày càng đa dạng, phức tạp Chính phủ Trung ương không thể quản lý mọi hoạt động một cách tập trung theo một khuôn mẫu cứng nhắc, cũng như không thể giải quyết được vấn để phát sinh tại mỗi địa phương Xu hướng chung là các nước ngày càng phân cấp nhiều hơn cho chính quyên địa phương trong quản lý hành chính cũng như
trong tài chính, đầu tư từ ngân sách
Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi phải nghiên cứu có tính hệ thống về phân cấp
quản lý đầu tư XDCB nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý,
điều hành nên kinh tế Chính vì vậy, việc lựa chọn để tài luận án: "Hoàn thiện phân
cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội
đến năm 2020" là đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn đối với Hà Nội và cả nước
Luận án nghiên cứu lý thuyết về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách; đánh giá thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguôn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến nay Từ đó, tìm ra những bất cập và nguyên nhân những bất cập hiện nay để đề xuất những quan điểm và giải pháp hoàn
thiện công tác phân cập đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội đến năm 2020
Trang 13trong phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách thành phó
Đề xuất hệ thống giải pháp đây mạnh phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử
dụng vốn ngân sách thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới và những điều kiện đảm bảo
cho việc thực hiện những giải pháp trên có hiệu quả
3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý đầu tư XDCPB sử dụng vốn
ngân sách của thành phố Hà Nội Vì vậy, đối tượng nghiên cứu là tình hình phân cấp
quan ly dau tu XDCB của thành phô Hà Nội cho các quận, huyện, phường, xã trên địa
bàn Thành phó Với sự mở rộng của thành phố Hà Nội từ năm 2007, Hà Nội đã có 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung xem xét những nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn Hà Nội Cụ thể là nghiên cứu phân cấp quản lý dau tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách trong phạm vi thành phố Hà Nội; Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu sẽ được tác giả thu thập, tổng hợp trong 8 năm (từ 2007
đến hết 2014) để tổng hợp, đánh giá, so sánh, phân tích Sở dĩ tác giả lây số liệu từ
năm 2007 đến hết năm 2014 bởi trong 8 năm này có 2 điểm mốc lịch sử quan trọng để
đánh giá: Thứ nhất, do năm 2007 là thời điểm Hà Tây (cũ) hợp nhất Hà Nội và thời
điểm này là thời điểm Hà Nội thực hiện chính sách phân cấp và giao quyền quyết định,
tự chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB cho các quận, huyện, thị xã trên địa bàn một cách toàn diện nhất Thứ hai, giai đoạn năm 2007 đến hết năm
2014 là thời điểm đánh giá kết quả nhiệm kỳ giai đoạn 2005-2010 và kết quả thực hiện 5 năm kế hoạch giai đoạn 2010 đến hết năm 2014 Trên cơ sở đó, tác giả có cơ sở khoa
học để đánh giá, phân tích việc phân cấp quản lý đầu tư XDCB trên cơ sở so sánh,
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước và giai đoạn sau
3.3 Thời gian nghiền cứu
Đề đánh giá thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCPB sử dụng vốn ngân sách
của thành phó Hà Nội một cách tập trung, luận án đi sâu phân tích tình hình phân cấp quản lý đầu tư XDCB giai đoạn từ khi Hà Nội mở rộng năm 2007 (Hà Nội sáp nhập
Hà Tây cũ) đến hết năm 2014 Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đưa ra giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguôn vốn
ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Trang 14chia thành hai hướng tiếp cận tổng quát: nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Tùy thuộc vào mục đích và câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu viên phải xác định phương pháp tiếp cận và chiến lược nghiên cứu phù hợp Để có cái nhìn tổng thẻ, khách quan trên mọi khía cạnh, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo Ngoài ra, luận án còn sử dụng những kết quả nghiên cứu và được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, luận án
5 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiến về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguôn vốn ngân sách
Chương 3: Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân
sách của thành phố Hà Nội
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện phân cap quan ly dau tu XDCB sử
dụng nguồn vốn ngân sách của thành phó Hà Nội đến năm 2020 6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu và đưa ra những luận giải về cơ sở lý luận phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, cụ thể:
- Luận án đã chỉ ra được nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn ngân
sách ở địa phương, bao gồm: Phân cấp trong công tác quy hoạch; Phân cấp trong công tác
lập kế hoạch đầu tư XDCB; Phân cấp trong công tác phân bố và giao kế hoạch vốn đầu tu
XDCB; Phan cap trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thâm định và quyết định đầu tư dự án;
Phân cấp trong công tác quyết toán, theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình đầu tư
- Luan án đã đưa ra những luận giải về nhân tổ ảnh hưởng đên công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB, gồm: Các văn bản pháp luật tác động đến quá trình phân cấp quản lý đầu tư XDCB và sự tác động của các quy định phân cấp nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng như tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy quản lý Nhà nước đến quá trình phân cấp đầu tư XDCB của các địa phương
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, luận án đã chỉ ra khung phân câp quản lý ngân sách của Nhà nước
Trang 15đến công tác phân cập quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguôn ngân sách Nhà nước Sự minh bạch của chính quyên địa phương cũng tác động không nhỏ đến những chủ trương đâu tư của địa phương, ảnh hưởng đến công tác phân cấp quản lý đâu tư XDCB Đặc biệt bang phương pháp định lượng, luận án đã cho thây tổng quan và chỉ tiết về hiệu quả của việc sử dụng vốn phân cấp trong đầu tư XDCB của các cấp quận, huyện trên địa
bản thành phố Hà Nội
Luận án đã đề ra 07 nhóm giải pháp chính như sau: (1) Hoàn thiện khung pháp lý phân cấp quản lý đầu tư XDCB trong tổng thể phân cấp quản lý NSNN; (2) Giải pháp về phân cấp quản lý trong quy hoạch; (3) Về phân cấp quản lý trong công tác lập kế hoạch dau tư XDCB từ ngân sách thành phô Hà Nội; (4) Phân cập quản lý trong phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư , vốn phân cấp đầu tư XDCB; (5) Phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thâm định và quyết định đâu tư dự án XDCB; (6) Phân cấp trong quyết toán, giám
sát công trình đầu tư dự án XDCB và (7) Giải pháp về kiện toàn các Ban quản lý dự án
cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB của Thành phô.
Trang 16TONG QUAN VE TINH HINH NGHIEN CUU VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá về phân cập QLNN trong lĩnh vực đâu tư và đầu tư công ở Việt Nam Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện và đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCPB từ nguồn ngân sách của
và lý giải bản chất của phân cấp trên nhiều phương diện khác nhau; phân tích các hình
thức phân cấp cơ bản: “phân cấp chính trị”, phân cấp hành chính và phân cấp tài chính”; xem xét việc phân cấp trên các lĩnh vực cụ thể như phân cấp trong giáo dục, y tế, quản lý tài nguyên Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích những lợi ích tiềm năng của phân cấp đối với vấn để bình đăng xã hội, ôn định và tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm báo cáo và vấn đề tham nhũng Tuy nhiên, các tác phẩm này mới chỉ phân tích những vân đề cơ bản về phân cập QLNN nói chung cùng những chú giải về phân cấp trên một số lĩnh vực mà chưa xem xét toàn diện đối với các vấn đề của phân cấp quản
lý đầu tư XDCB
Phân cấp tại Việt Nam: Trong nghiên cứu "Đánh giá thực trạng phân cấp quản
lý NSNN ở Việt Nam", Đặng Đức Anh (2013) đã nêu khái quát về tình hình phân cấp
NSNN, những kết quả đạt được, những tôn tại/hạn chế và đưa ra phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam Tuy nhiên Lê Chi Mai (2006) lại cho chúng ta thấy bức tranh thực trạng về một số vấn để liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách thông qua cuốn sách “Phân cấp ngân sách cho chính quyên địa phương —
Trang 17độ phân cấp ngân sách, những lợi ích và rủi ro trong quá trình phân cấp ngân sách, kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách đối với chính quyền địa phương (ĐP); đánh giá về phân cấp ngân sách đối với chính quyền ĐP trên các nội dung về thu chi ngân sách, quy trình ngân sách, định mức phân bồ và chi tiêu ngân sách và các định hướng, mức độ, nguyên tắc và giải pháp tăng cường phân cấp ngân sách đối với các ĐP Đây là tài liệu quan trọng để nghiên cứu và cho ta cái nhìn tổng quan phân cấp ngân sách nói chung và đầu tư XDCB nói riêng Tuy nhiên cuốn sách này vẫn chưa đề cập gì đến thực trạng phân cập đầu tư XDCB của Việt Nam cũng như thành phô Hà Nội
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phân cấp Có chuyên gia đưa ra khái niệm phân cấp theo thể chế, có chuyên gia đưa ra khái niệm phân cấp theo lĩnh vực đầu tư, có chuyên gia đưa khái niệm phân cấp thông qua tính chất và mức đâu tư dự
án Vũ Thành Tự Anh (2013) thực hiện nghiên cứu "Phân cấp kinh tế ở Việt Nam nhìn
từ góc độ thể chế" đã nêu khái niệm phân cấp theo nhiều hướng khác nhau và đánh giá
tại sao phải phân cấp, khái quát định hướng phân cấp ở nước ta cũng như đánh giá thành công, nhược điểm cơ chế chính sách trong phân cấp ở Việt Nam
Trong nghiên cứu “Decentralization and Local Govermance in China's Economic Transition - Phân cấp và chuyển đối kinh tế ĐP ở Trung Quốc” Lin và các
cộng sự (2003) trường Đại học Bắc Kinh và Viện Hàn Lâm Trung Quốc đã nghiên cứu
và chứng minh rằng phân cấp hành chính và phân cấp tài chính sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khi Chính phủ Trung Quốc giảm bớt sự can thiệp vào kế hoạch cấp vốn đầu tư của các cấp chính quyển Còn trong nghiên cứu “Rơmamia - Building Institutions for Public Expenditure Management: Reforms, Efficiency and Equity - T6é chức xây dựng quản lý chỉ tiêu công ở Romania: cdi cach, hiéu quả và công bằng" của
Ngân hàng thế giới (2005, tr 117) đã đề cập, đánh giá việc phân cấp chính quyền ở
Romania nhưng mới dừng lại ở việc đánh giá tác động của việc phân cấp chính quyền từ Chính phủ đến các ĐP và khăng định “việc phân cấp đã thúc đây nên tự chủ tài chính và
phát triển kinh tế ĐP rất nhiều” Tuy vậy tài liệu này vô cùng hữu ích để NCS đối chiếu,
so sánh phân cấp giữa Romania với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
Phân cấp quản lý đầu tư công: Trong đề tài khoa học "Nghiên cứu phân cấp
QLNN về đâu tư công ở Việt Nam", Trần Thị Thu Hương (2011) và nhóm nghiên cứu
thực hiện đã đánh giá thực trạng phân cấp QLNN về đâu tư công ở Việt Nam thời gian
qua và kiến nghị một số định hướng giải pháp hoàn thiện phân cấp QLNN về đầu tư
công ở Việt Nam trong thời gian toi.
Trang 18phân cấp thắm quyén ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN; phân cấp nguôn thu, nhiệm vụ chi và chu trình ngân sách cũng như trong giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN theo một cách khái quát riêng Tuy nhiên, Luận án vẫn chưa đánh giá phân cập quản lý đầu tư XDCB cua dia phương nào cụ th
Nghiên cứu "Một số vấn dé về phân cấp đâu tư công giữa TW và ĐP" của Lê Xuân Bá (2010) đã đánh giá thực trạng đầu tư công và phân cấp đâu tư công tại Việt Nam và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhưng những giải pháp tác giả đưa ra còn chung chung, không có giải pháp nào cụ thể cho địa phương nhằm nâng cao công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng phân cấp QLNN trong đâu tư công, Lê
Viết Thái (2007) và nhóm nghiên cứu đã thực hiện Đề tài "Cơ sở khoa học và thực tiễn
phân cấp trong phân cấp QLNN ở Việt Nam" Trong để tài này, ngoài phân giới thiệu một số khái niệm và lý luận về phân cấp trong quản lý kinh tế, nhóm tác giả tập trung phân tích tình hình phân cấp trong quy họach và kế hoạch, đầu tư, quản lý ODA, quản lý đăng ký kinh doanh và bộ máy tô chức ở Việt Nam từ năm 1991 đến 2004 Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhóm tác giả đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới phân cấp trong các lĩnh vực nói trên Nhìn chung, do mục tiêu nghiên cứu tương đối mở, bao quát toàn bộ các lĩnh vực được phân cấp quản lý ở Việt Nam thời gian qua, vì vậy để tài này mới chỉ dừng lại xem xét sơ lược thực trạng phân cấp QLNN về đâu tư công trong tổng quan các van dé phan cap mà chưa hề có đánh giá thực trạng phân cấp đầu tư ở Việt Nam cũng như Hà Nội
Cuối cùng, để tài "Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc định hướng phân cấp
QLNN về đầu tư giữa TW và ĐP trong quá trình chuyển đối sang nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay" của Trần Hữu Hân (2005) và nhóm nghiên cứu đưa ra một số khái niệm liên quan tới đầu tư và phân cấp QLNN, từ tín dụng nhà nước đến các doanh nghiệp Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp về phân cấp quản lý trong lĩnh vực đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của việc chuyên đổi nên kinh tế ở nước ta Tuy nhiên, nghiên cứu này không nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân cấp QLNN về đầu tư công theo một quy trình về đầu tư công mà chỉ nêu tương đối tổng quát về thực trạng phân cấp đầu tư từ nguồn NSNN và tín dụng nhà nước mà không nêu cụ thể thực trạng phân cấp đầu tư từ nguồn vốn XDCB
Trong nghiên cứu “The Implementation Rules for Fiscal Decentralization - Su thực thi các nguyên tắc cho phân cấp tài chính”, Roy (1999) đã đưa ra 12 nguyên tắc
chính để phát huy tốt nguôn tài chính khi thực hiện phân cấp Nghiên cứu đã bình luận,
Trang 19Tran Sơn (2014) thực hiện nghiên cứu "Quản lý đầu tư công ở ĐP: Những bất
cập từ phân cấp" đã nêu những bất cập trong phân cấp theo cơ chế "xin-cho", mạnh ai
người đó "chạy"; "dàn nhạc” được điều khiến bởi nhiều "nhạc trưởng” và nêu ra sự yếu
kém năng lực quản lý và lỏng lẻo trong cơ chế đối với tư vẫn giám sát
Cơ chế chính sách trong phân cấp dau tr: Trong nghiên cứu “Decentralization, Social Capital and Municipal goverment in Thailand - Phân cấp
vốn xã hội của các thành pho trực thuộc TW ở Thái Lan”, Daniel (2001) đã xây dựng
02 giả thuyết mô hình câu trúc của vốn xã hội và vốn phân cấp thông qua các tài liệu nghiên cứu và các dữ liệu thu thập được qua điều tra khảo sát dé đánh giá tác động của chính sách phân cấp quản lý của chính quyền thành phố trực thuộc TW đối với người dân Thái Lan) Kết quả cho thây người dân Thái Lan đánh giá cao chính sách này và sẵn sàng tham gia với mức độ cao nhất Vì vậy tài liệu này sẽ giúp tác giả có cái nhìn
sâu sắc hơn về tác dụng, ảnh hưởng của việc xây dựng, ban hành chính sách phân cấp
đầu tư trong quá trình thực thi và phản ứng của người dân khi thực thi chính sách đó
tại các thành phố TW
Phân cấp chuẩn bị đầu tư: Đề án phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm 2006) trình Thủ tướng Chính phủ xin phép chủ trương phân cấp từ TW xuống ĐP có đánh giá một số nhận định chung về phân cấp và chỉ ra 04 tác động xâu của phân cấp đối với công tác QLNN, trong đó phân cấp có thể tạo điều kiện để đây nguy cơ tham những từ cấp TW xuống cấp ĐP: Quyên lực dễ làm nảy ra cơ hội tham nhũng Tuy nhiên Để án này mới chỉ dừng lại định hướng, xin chủ trương Chính phủ mà chưa phân tích đến hoạt động phân cấp quản lý đầu tư XDCB của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng
Trao đổi về phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, tập thể tác giả Sarosa và cộng sự (2008) trong một nghiên cứu về "Indonesia - Analytical study on District pÏanning and budgeting - Tang cường tiếng nói của người dân: nghiên cứu phân tích về lập kế
hoạch và ngân sách cấp huyện ” có đề cập đến mối liên hệ giữa lập kế hoạch hoạt động
hàng năm của chính quyên ĐP (có sự tham gia của người dân) với kế hoạch ngân sách hàng năm của chính quyền ĐP Inđônês¡a Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra hai khoảng cách
lớn giữa kế hoạch và ngân sách, đó là: Có một số lượng lớn dự án đã được lập vào kế
hoạch nhưng cuối cùng không được đâu tư ngân sách, trong khi đó ngược lại một số
lượng lớn dự án mới không được đưa ra thảo luận theo cơ chế lập kế hoạch có sự tham
gia của người dân nhưng lại nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Cũng trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng phê phán chât lượng của các cuộc tham vân cộng đông và mức
Trang 20độ tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch Còn trong bài “Decentralization in Developing Countries - Phan cap ở các nước đang phát triển”, Rondinelli và cộng sự (1983) đã chỉ ra rằng phân cấp ở một vài nước đã làm phat triển
hoạt động xã hội, giảm bớt thủ tục hành chính Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra
những vấn đề nghiêm trọng phải đối mặt khi thực hiện phân cấp như sự điều hành, chỉ đạo không rõ ràng từ cấp trên, nguôn tài chính để thực hiện phân cấp hạn chế Nghiên cứu này là tư liệu quý để tác giả nghiên cứu, chỉ ra những khó khăn khi thực hiện phân cấp ở Việt Nam — nước thuộc nhóm các nước đang phát triển nhằm để xuất những giải
pháp khắc phục khó khăn, tôn tại đó
Phân cấp quy hoạch đầu tư xây dựng: Hoàng Hà (2012) qua bài viết “Phân cấp
dau tu — hết thời dễ dãi” đăng trên Diễn đàn kinh tế Việt nam ngày 18/3/2012 đã đánh
giá sâu sắc và nêu ví dụ cụ thể minh họa khi triển khai các dự án phân cấp đầu tư của
thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết này cũng chỉ ra một khía cạnh của việc phân cấp đâu tư dẫn đến công tác quy hoạch cho từng vùng, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch ngành nghề cho ĐP chưa được hợp lý nên tình trạng cấp Giây chứng nhận đâu tư tràn lan, không tính đến nhu câu thị trường, gây lãng phí,
hiệu quả đâu tư thấp Đây chính là bài học kinh nghiệm quý cho Hà Nội khi đây mạnh
phân cấp xuống quận, huyện, thị xã
Phân cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng: Peterson và Muzzini (2005) đã phân tích và dẫn chứng về số liệu phân cấp của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam thông qua nghiên cứu “ Decentralizing Basic Infrastructure Sevices - Phan cap dich vu co so hạ tầng chính” Các tác giả chủ yêu nhân mạnh và đánh giá về phân cấp trong dịch vụ cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và đưa ra số liệu so sánh, đánh giá cụ thể để mọi người thấy toàn cảnh bức tranh về phân cấp trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng giữa các nước trong cùng khu vực - nơi có sự phát triển kinh tế khá tương đồng
Trong Báo cáo phát triển Việt Nam với tiêu đề "Modern Institutions - Thé ché
hiện đại” với sự tham gia của nhiều cơ quan phát triển quốc tế (WB, ADB, AusAID, CIDA, JICA, DFID, EC ) d& tap trung phan tích, trình bày kinh nghiệm của Việt Nam
trong suốt hai thập kỷ đổi mới về sự trao quyền va phân cấp ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội: sự trao quyền và phân cấp cho chính quyền cấp ĐP (từ cấp tỉnh tới cấp xã), sự trao quyền cho các đơn vị hành chính và sự nghiệp, cho tòa án, cho các cơ quan dân cử, cho các phương tiện tuyên truyền thông tin đại chúng và người dân (Ngân hàng Thế giới, 2010) Báo cáo đã phân chia thành hai giai đoạn lớn trong quá trình phân cấp ở Việt Nam, đó là giai đoạn của phân cấp trao quyền về kinh tế, từ những cơ quan lập kế hoạch xuống đến doanh nghiệp và người dân (thập kỷ đầu tiên
Trang 21sau "Đổi mới") và thập kỷ tiếp theo là quá trình phân cấp trao quyền mạnh xuống cho cấp tỉnh và trách nhiệm giải trình lớn hơn đối với cấp xã Báo cáo cũng đã đưa ra một số điểm nồi bật về phân cấp và trao quyền ở Việt Nam, đó là:
(1) mức độ phân cấp và trách nhiệm đang được xây dựng nhưng rất chậm; (2) hệ thống phân cấp và trao quyên ngày càng có nhiều xung đột lợi ích nảy sinh; (3) thông tin luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ một hệ thống giải trình trách nhiệm nào; (4) những cải cách thành công nhất đều là do có những chủ thể liên quan được trao quyên để thúc đây thay đổi; và (5) người dân ngày càng trở nên đòi hỏi hơn, tiếng nói và nhu câu được tham gia của người dân càng mạnh mẽ hơn Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một thực tế là hiện nay rất nhiều người dân ở Việt Nam cho răng họ không được biết thông tin gì về ngân sách và kế hoạch đâu tư của nhà nước Báo cáo cho ta thây cái nhìn thực tế, khách quan, sát thực của các cơ quan quốc tế uy tín khi đánh giá phân cấp ở Việt Nam Đông thời nghiên cứu chỉ ra mặt trái trong phân cấp để từ đó NCS
phân tích sâu hơn vấn đề này tại Hà Nội
Kinh nghiệm phân cấp của các nước trên thế giới: Tại các nước Đông Á, thông qua tài liệu nghiên cứu của Ngân hang thé gidi (2005, tr 117) trong bai "East Asia Decentralizes - Phan cấp ở Đông Á" đã chỉ ra “nhiều nước đã thực hiện phân cấp đâu tư và đạt hiệu quả cao”, đồng thời đã đưa ra phân tích và đánh giá cụ thể, tìm ra những
điểm cốt lõi, nêu những kinh nghiệm tích cực và nhận diện những lĩnh vực cần ưu tiên
trong thời gian tới đối với các nước đang triển khai đây mạnh phân cấp như nước ta Hiệu quả phân cấp đầu tư: Trong nghiên cứu “Hoàn thiện công tác phân bồ vốn
ngân sách đầu tư cho các dự án XDCB do thành phố Hà Nội quản lý”, Bùi Việt Hưng (2010) đã đề cập đến hiệu quả đầu tư XDCPB từ ngân sách của Hà Nội giai đoạn năm 2006 — 2009, tuy nhiên tác giả không phân tích đánh giá về hiệu quả phân cấp vốn
ngân sách đầu tư cho các dự án XDCB cho các cập ngân sách của thành phó Hà Nội Về phân cấp quản lý đầu tư XDCB: Đề tài luận án tiễn sỹ “Đỗi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB” đã được tác giả Trần Văn Hồng (2002) nghiên cứu cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước trước khi Luật NSNN Việt Nam (năm 2015) ra đời và có hiệu lực Luận án cho ta thây rõ “lỗ hồng” của cơ chế quản lý cũ từ đó chỉ ra tính cấp bách cần phải đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn XDCB
nhằm nâng cao trách nhiệm đối với chủ đầu tư, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính
của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo hiệu quả đâu tư Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại việc đánh giá cơ chế chính sách theo Luật NSNN mà chưa dé cập đến cơ chế quản lý sử dụng vốn phân cấp đầu tư Trong nghiên cứu "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCPB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý", Cấn Quang Tuấn (2009) đã nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ
Trang 22NSNN do thành phố Hà Nội quản lý và khái quát bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN của Hà Nội đến năm 2009 Tuy nhiên để tài cũng chưa đề cập rõ đến phân cấp quản lý đầu tu XDCB Gan đây nhất, trong nghiên cứu "QLNN đối với dịch vụ công, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính
sách cho Việt Nam" tác giả Phạm Thị Hồng Điệp (năm 2013, tr.27), đã phân tích “kinh
nghiệm quản lý dịch vụ công” của một số nước trên thế giới và rút ra một số khuyến nghị hữu ích cho Việt Nam nói chung và Hà nội nói riêng Đây sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp quan trọng nhằm quản lý tốt nguôn vốn phân cấp đầu tư XDCB
Với tiêu dé "Decentralisation's Effects on Public Investment: Evidence and Policy Lessons from Bolivia and Colombia - Tác động của phân cấp tới đâu tư công: Thực tế và bài học chính sách từ Bolivia và Colombia", tác giả Faguet (2005) đã đưa ra hai kết luận 7Ù nhất, cả hai nước Bolivia và Colombia từ khi thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công, cơ cầu đầu tư công đã có sự thay đối mạnh Thay vì đầu tư chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng cứng thì nay sau khi phân cấp, nguôn đâu tư chủ yếu
được tập trung vào các dịch vụ xã hội cơ bản và đầu tư cho con người Bên cạnh đó,
nguôn vốn đâu tư công quốc gia một phần được chuyền giao cho cấp chính quyền ĐP nghèo nhất để họ chủ động đâu tư vào những dự án đáp ứng mong muốn ctia DP Bang cách chuyển nguôn lực xuống cho các DP nghèo hơn, phân cấp đã làm cho đầu tư trở lên công băng hơn giữa các ĐP 7Ö hai, phân cấp đã làm cho chính quyển trở nên
năng động, tự chủ hơn bởi đầu tư công được định hướng vào những khu vực cần đầu
tư nhất Bài học công bằng và năng động có được nhờ đây mạnh hoạt động phân cấp đầu tư sẽ là bài học thiết thực cho các nước đang phát triển như Việt Nam
Tóm: lại, công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách ở Việt Nam hiện nay đang là một trong những mảng lĩnh vực nghiên cứu quan trọng được các cấp chính quyên rất quan tâm Mặc dù, một số nghiên cứu xuất phát điểm là xem xét thực trạng phân cấp QLNN ở Việt Nam và các nước trên thế giới, song mục tiêu của các nghiên cứu là khác nhau, có nghiên cứu chỉ dừng ở khía cạnh xem xét tổng hợp các lĩnh vực phân cấp (quy hoạch, kế hoạch, đầu tư chung, bộ máy tổ chức ), có nghiên cứu lại nghiên cứu phân cấp quản lý NSN” hay nghiên cứu phân cập QLNN về đầu tư công ở Việt Nam Mặc dù phân cấp QLNN và phân cấp quản lý đâu tư đã được nhiều tác giả nghiên cứu các góc độ và phạm vi khác nhau, song chưa có đề tài nào đề cập đến việc hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách của
thành phố Hà Nội dưới góc độ tổng hợp toàn bộ quá trình phân cấp quản lý đâu tư (từ phân cấp lập kế hoạch đầu tư XDCB đến theo dõi, đánh giá trong quá trình thực hiện
và sau thực hiện dự án phân cấp đầu tư XDCB ở 03 cấp chính quyên: Thành phố -
quận, huyện, thị xã — phường, xã) Vì vậy, luận án này thực hiện nhăm khắc phục
Trang 23khoảng trống nêu trên và đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Thành phố đến năm 2020 nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
1.2 Khung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu L.2.I Khung nghiên cứu
Với mục tiêu chính là phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Sở,
ngành và mỗi cấp trong bộ máy chính quyền ĐP được phân cấp để vừa tăng cường quyên hạn trách nhiệm cho cơ sở, vừa đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyên Thành phó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trong công tác phân cấp trong quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách ở thành phô Hà Nội Hiện nay, theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, việc phân bố bồ trí vốn dau tu XDCB (bao gồm cả nguồn vốn phân cấp), tổng hợp và đánh giá phân cấp và ủy quyên đầu tư XDCB được phân
công giao Sở kế hoạch và Đầu tư thực hiện vì vậy, dựa trên khả năng hiểu biết, kinh
nghiệm chuyên môn, tác giả đề ra 02 câu hỏi quản lý và 03 câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi quản lý và nghiên cứu này sẽ được kiểm chứng, đánh giá trong quá trình thực hiện nghiên cứu Cụ thể như sau:
Cau hoi quan ly :
Phân cấp quản lý đầu tư XDCPB là gì?
Làm thế nào để công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn ngân
sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020 đạt hiệu quả cao?
Câu hói nghiên cứu:
Tại sao phải phân cấp? Phân cấp để làm gì?
Phân cấp quản lý đầu tư XDCB có tác dụng gì trong phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn các quận, huyện, thị xã thuộc thành phó Hà Nội?
Có nên tiếp tục đây mạnh phân cấp quản lý đầu tr XDCB ? Vi sao?
Khung nghiên cứu: Luận văn đưa ra khung nghiên cứu bao gồm 4 chương, trong từng chương lại được chia thành những nội dung được để cập trên các góc độ khác nhau (phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu chính và kết quả mục tiêu chính
cần đạt được) :
Trang 24Bảng 1.1 Khung nghiên cứu luận án
Chương |- Phân tích Tổng quan tình hình Tìm khoảng trống và 1 - Tong hop nghiên cứu có liên quan khăng định sự cân thiết
đến luận án nghiên cứu vấn đề của luận án
Chương |- Phân tích Đầu tư XDCB nói chung Khái niệm, vai trò của đầu
2 - Tong hợp và đầu tư XDCB sử dụng | tư XDCB nói chung va dau nguồn vốn NSNN nói tư XDCB sử dụng nguồn riêng vốn NSNN nói riêng
- Phan tích Phân cấp quản lý đầu tư | Khái niệm, bản chất, vai
- Tổng hợp XDCB sử dụng nguồn vốn | trò, nội dung và tiêu chí NSNN phân cấp quản lý đầu tư
XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN
- Phan tich Các nhân tố ảnh hưởng đến | Chỉ ra các nhân tố ảnh
- Tổng hợp công tác phân cấp quản lý | hưởng đến công tác phân đầu tư XDCB cấp quản lý đầu tư XDCB Chương 3 |- Thống kê Thực trạng công tác phân | Chỉ ra những điểm hợp lý - - Phân tích cấp quản lý đầu tư XDCB_ | và bất hợp lý trong công - Tổng hợp sử dụng nguồn vốn NSNN | tác phân cấp quản lý đầu tư
tại Hà Nội XDCPB sử dụng nguồn vốn NSNN
- Phan tích Hiệu quả sử dụng vốn phân | Chỉ ra những thành tựu - Tong hợp cấp đâu tư XDCB sử dụng | cũng như hạn chế và - So sanh nguồn vốn NSNN của nguyên nhân
Trang 251.2.2 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu
1.2.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 3 khi tác giả thu thập
các số liệu về kinh tế - xã hội của Thành phó
Nội dung phương pháp: thu thập, sử dụng các đữ liệu của các cuộc điều tra trước hoặc các đề tài nghiên cứu đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, lựa chọn và kế thừa những kết quả điều tra có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Các bước thu thập dữ liệu thứ cấp: Tiên trình thu thập đữ liệu thứ cấp được
mô tả qua 5 bước, được minh họa qua sơ đồ 1.1 Trong 5 bước thu thập số liệu thứ cấp trong nghiên cứu thì bước I là quan trọng nhất bởi nếu không xác định được tầm quan
trọng, mục đích, quy mô, địa chỉ của nguôn số liệu cần thu thập thì sẽ rat anh huong
đến chất lượng nghiên cứu của luận án
Xứ lý đữ liệu: Dựa trên cơ sở các vào nguồn dữ liệu đã thu thập được, các kết
quả phỏng vấn sâu, số liệu đã có từ những nghiên cứu trước, phân tích định tính các vấn để liên quan đến phân cấp quản lý đầu tư XDCB Trên cơ sở thông tin, tài liệu thu được, tác giả đánh giá xem xét trên các khía cạnh khoa học về QLNN, quản lý trong phân cấp đầu tư, từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận, đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn của công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vôn ngân sách của thành phô Hà Nội
Trang 264 Nghiên cứu chi tiệt giá trị của sô liệu (xác
định giá trị sô liệu; xác định lại mục tiêu nghiên
cứu; xêp loại và đánh giá độ tin cậy )
Sơ đồ 1.1 Quá trình thu thập số liệu thứ cấp Nguồn: Tác giá (2015)
1.2.2.2 Phương pháp điều tra
Quy mô khảo sát : Khảo sát được thực hiện chủ yếu là các cán bộ trực tiếp làm
công tác quản lý vốn phân cấp đầu tư XDCB của 30 quận/huyện trên địa bàn thành
phố Hà Nội Mục đích của tác giả là đánh giá công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB
(có cả cán bộ quản lý đầu tư XDCB xã, phường) sử dụng nguồn NSNN là chính mà không phải là hiệu quả sử dụng vốn phân cấp, do đó quy mô điều tra chỉ giới hạn đến
đối tượng là nhà quản lý đầu tư XDCB (bao gồm cả cán bộ quản lý đầu tư XDCB xã, phường) mà không điều tra, khảo sát đến tận người dân Hiện nay ở Hà Nội, công tác
quảng bá thông tin về từng dự 4n/nguén vốn phân cấp đầu tư của cấp trên giao xuống
DP dé quản lý quá trình thực hiện chưa thật sự công khai, minh bạch, nếu không nói là
“th mù”; nên người dân không hiểu rõ để có thể tham gia giám sát, đánh giá và quản lý
chất lượng công trình như các nước phát triển đã làm Vì vậy người dân không thể đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan trong quản lý đầu tư XDCPB sử dụng nguồn NSNN nên tác giả đã không điều tra đối tượng này
Đề cho ra được số liệu chính xác khi sử dụng phần mềm thống kê SPSS, tác giả
cần kích thước mẫu mong muốn là 250 đơn vị, 400 bảng câu hỏi được phát ra, tổng số
Trang 27bảng hỏi thu về là 300 đơn vị, chiếm 75%, trong đó có 50 phiếu thu về không hợp lệ
và loại bỏ trước khi nhập dữ liệu (bảng 1.2) Do câu hỏi có nội dung chuyên ngành và
khá khó, đòi hỏi có sự hiểu biết, kinh nghiệm trong quản lý dự án nên số liệu bảng hỏi chính thức thu vẻ, đủ thông tin cân thiết được sử dụng đề đánh giá phân tích còn là 250
phiếu Thời gian tiến hành điều tra trong năm 2015
Bảng 1.2 Kết quả thu thập bảng câu hỏi
Số lượng Số lượng Số lượng bảng | Tỷ lệ phiếu
Đối tượng điều tra bảng hồi | bảng hỏi thu hỏi thu về thu về đạt
phát ra về hợp lệ không hợp lệ | chuẩn (%)
Các lãnh đạo, cán bộ quản lý dự án sử dụng vốn phân cấp
đầu tư XDCB tại các quận,
Nguôn: Tông hợp số liệu điêu tra của tác giả
Trong 250 người trả lời hợp lệ có 142 nam, chiếm tỷ lệ 57% và 108 nữ, chiếm 43%, cu thé tai bang 1.3 sau:
Bang 1.3 Kết quả thu thập theo giới tính
Trình tự các bước tiến hành: Đôi với dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ xem xét
kỹ số liệu, sau đó xác định những vân đề (nhóm nhân tố) nổi bật Sau đó chuyển các dữ liệu điều tra theo nhóm nhân tố thông qua các chức năng của máy tính là Exell và sort Tất cả các thông tin đều được mã hóa Trong quá trình thực hiện, tác giả luôn chú
ý đến các nhận định, nhận xét, kết luận sơ bộ của người trả lời phiếu điều tra nhưng sẽ
ghi sang cột ghi chú để tiếp tục kiểm tra, đối chứng nhằm tìm ra nhận định đúng đắn
bởi những nhận định của người trả lời có thể không hoàn toàn chính xác, chỉ là ý kiến cá nhân, không đại điện được cho số đông (minh họa cụ thể tại sơ đô 1.2)
Trang 282 =
Sơ đồ 1.2 Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu điều tra Nguồn: Tác giá (2015)
Nội dung phiếu điều tra: Đề có cơ sở đánh giá thực trạng phân cấp đầu tư
XDCB từ NSNN trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã đưa ra bảng 20 câu hỏi chi tiết từ việc
phân bồ vốn lập dự án đến tất cả các khâu trong quá trình thực hiện dự án, bảo hành, sửa chữa, quyết toán và 27 câu hỏi điều tra về các vấn đề vướng mắc chủ yếu mà đơn vị sử dụng phân cấp đầu tư XDCPB hay gặp phải như: cơ chế, chính sách phân cấp dau tư XDCB, quy hoạch và kế hoạch phân cấp đầu tư XDCB, việc lập chương trình dự án, phân cấp thầm định phê duyệt dự án, phân bồ và giao kế hoạch vốn phân cấp đầu tư, các vấn đề trong phân cấp giám sát đầu tư và mức độ hiệu quả của công trình sử dụng vốn phân cấp dau tu XDCB Tác giả đưa ra sự đánh giá bang thang do Likert (mức thang đo khoảng mức độ đồng tình với quan điểm, ý kiến đưa ra) với điểm I là điểm có mức độ đông tình thấp nhất và điểm 5 là điểm có mức độ đồng tình cao nhất
Sau mỗi phần câu hỏi tác giả đều có phần câu hỏi vì sao đồng ý/không đồng ý? lý do?
nguyên nhân? giải pháp? để tác giả có sự tông hợp, so sánh với kết quả đánh giá qua
Trang 29phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp và kết quả thu được từ phương pháp nghiên cứu
định lượng Câu hỏi chỉ tiết được trình bày ở phần phụ lục phiếu điều tra của Luận án
1.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông kê
Phương pháp này chủ yếu được ứng dụng trong chương 3 - Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân cách của thành phố Hà Nội Phương pháp này sử dụng phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) thông qua phan mém SPSS để thống kê điểm, được đánh giá qua từng nội dung trong từng khâu phân cấp quản lý đâu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách, điểm trung bình (mean), điểm thấp nhất (min), điểm cao nhất (max) Kết quả thống kê giúp đánh giá những khâu nào quản lý tốt nhất, khâu nào quản lý yếu kém nhất để từ đó có cơ sở cho giải pháp tăng cường phan cap quan ly dau tu XDCB sử dụng vốn ngân sách của ĐP Đồng thời, mức độ điểm trung bình của từng khâu quản lý cũng cho ta thấy được thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB từ đó chỉ ra nguyên nhân của thực trạng để có giải pháp tốt nhất nhằm thực
hiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB hiệu quả hơn, phát huy nguồn lực phát triển kinh tế
xã hội của Thủ đô
L.2.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Phương pháp này cũng được tác giả ứng dụng chủ yếu trong chương 3 để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn phân cấp đầu tư XDCB tại Hà Nội
Theo Nguyễn Văn Thắng (2013), phương pháp nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tổ thông qua việc sử dụng các công cụ
thống kê toán, kinh tế lượng, hoặc toán học đơn thuần Bất kế dữ liệu ban đầu dưới
dạng øì, kể cả những nhân tổ định tính đơn thuần cũng cần được thể hiện băng các con số trong nghiên cứu định lượng Phương pháp định lượng là cách tiếp cận liên quan
đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện
tượng và quan hệ giữa chúng Kết quả nghiên cứu có thể được khái quát hóa thành dạng quy luật, tương tự như kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật lý và tự nhiên
Trên cơ sở nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu định tính cũng như các phan mềm đánh giá hiệu quả dau tu dang được các nhà khoa học trên thế giới sử
dụng hiện nay, trong phạm vị luận án này, dựa trên ưu, nhược điểm của từng mô
hình, tác giả chú ý đến 02 mô hình: mô hình quản lý ngân sách và mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng nguôn vốn phân cấp quản lý đầu tư XDCB thông qua phân tích
màng bao dữ liệu DEA cua bốn nhà khoa học là: Charnel, Cooper, Rhodes, Banker Cụ thể nội dung các mô hình kinh tế lượng được tác giả nghiên cứu đó rút ra nhận xét, so sánh, đánh giá như sau:
Trang 301.2.4.1 Mô hình quản lý ngân sách
Mô hình thứ nhất dựa trên quan điểm coi NSNN là duy nhất và thống nhất Nhà nước chỉ có một ngân sách; ngân sách này là do chính phủ TW quản lý và quyết định sử dụng Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích và yêu cầu quản lý NSNN, chính phủ TW có thể ủy quyền cho các cấp chính quyền DP thực hiện một số nghiệp vụ cần thiết Việc phê duyệt dự toán, quyết toán hoặc cân đối thu, chi NSNN trên địa bàn vẫn
do nhà nước TW đảm nhận Mô hình này không thừa nhận sự tồn tại độc lập của ngân
sách DP
Mô hình thứ hai dựa trên quan điểm ngược lại, cho răng mỗi cấp chính quyền nhà nước phải có ngân sách riêng, độc lập trong hệ thống NSNN thống nhất Tuy nhiên, sự thống nhất này là sự thống nhất của các khâu độc lập trong một hệ thống, chứ không phải là sự thống nhất trong một cá thể duy nhất (nhà nước TW) Theo mô hình này, ngoài ngân sách TW do chính quyên nhà nước TW quản lý và quyết định sử dụng, còn tổn tại các ngân sách ĐP do chính quyền ĐP các cấp quản lý và sử dụng
1.2.4.2 Mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn được phân cấp quản lý thông qua phân tích màng bao dữ liệu DEA (Thông qua hiệu quả sử dụng nguồn vốn đã được phân cấp quản lý)
Trong Luận án này, tác giả chọn và sử dụng mô hình phân tích đường bao dữ liệu (data envelopment analysis — DEA) Mô hình do ba nhà khoa học Charnel, Cooper, Rhodes lập ra năm 1978 - gọi tắt là mô hình CCR (1978) sau đó được kiểm chứng lại
băng Mô hình BCC (1984) - 1a m6 hinh do ba nha khoa hoc Banker, Charnes va Cooper
nghiên cứu, phát triển và sáng tạo ra năm 1984 Mô hình BCC đề cập tới một số giả định khác và xây dựng thêm mô hình phân tích đường bao với giả thiết hiệu suất sản xuất
thay đổi theo quy mô (Variable Return to Scale - VRS) Mô hình BCC khăc phục nhược điểm của mô hình CCR khi xây dựng định mức cho các đối tượng mà quá trình sản xuất ảnh hưởng nhiều bởi quy mô Mô hình BCC xác định định mức trong điều kiện xét đến tính quy mô của các đơn vị khi tham gia vào quá trình tính toán
Mô hình CCR (T976): Được xây dựng giúp việc tính toán giá định mức cho các đơn vị theo phương pháp phân tích đường bao được thuận lợi Tuy nhiên trong việc tính toán bằng mô hình CCR không xét đến tính quy mô của các đơn vị khi tham gia vào xây dựng định mức Do đó, mô hình CCR là mô hình tính toán với giả thiết là hiệu quả sản xuất không thay đổi theo quy mô sản xuất (Constant Returns to Scale — CRS)
Sau khi mô hình CCR được đề xuất thì từ đây phương pháp phân tích đường bao đã
được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế Hiệu quả kỹ thuật (technical efficlency - TRE) trong mô hình được đo lường bởi mô hình phân tích màng
Trang 31bao dữ liệu trên cơ sở định hướng dữ liệu đầu vào theo biên số có định do quy mô (the
Constant Returns to Scale Input — Oriented DEA Model, CRS-DEA Model) [76]
Mô hình BCC (1984): Dé cập tới một số giả định khác và xây dựng thêm mô
hình phân tích đường bao với giả thiết hiệu suất sản xuất thay đổi theo quy mô
(Variable Return to Scale - VRS) Mô hình BCC khắc phục nhược điểm của mô hình
CCR khi xây dựng định mức cho các đối tượng mà quá trình sản xuất ảnh hưởng nhiều bởi quy mô, mô hình BCC xác định định mức trong điều kiện xét đến tính quy mô của
các đơn vị khi tham gia vào quá trình tính toán (Chi tiẾt tại phụ lục 14 đính kèm)
1.2.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương | để có được cái nhìn tổng quan hơn về đầu tư XDCB nói chung cũng như phân cấp quản lý đầu tư XDCPB nói riêng Phương pháp này chủ yếu là gặp gỡ, phỏng vấn, thảo luận để lây ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước trong quản lý đầu tư cũng như các vấn đề phân cấp QLNN đối với đầu tư XDCB của Việt Nam cũng như của các nước phát triển hơn nhu Romania, Lién bang Nga, Israel nhằm có được những tổng hợp đánh giá về các quan điểm khoa học trong phân cấp quản lý đầu tư XDCB Từ đó, tác giả tập hợp, nghiên cứu để tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu và để xuất giải pháp đây mạnh phân cấp quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn cho phù hợp với lý luận khoa học và điều
Nghiên cứu áp dụng quy trình phân tích dữ liệu theo tình huống so sánh và một vài ứng dụng của kỹ thuật phát triển lý thuyết theo Glaser và Strauss (2009) Trong
quá trình thu thập dữ liệu, tác giả thường xuyên tham khảo về các lý thuyết và các
phạm trù liên quan, phân tích tổng hợp được thực hiện khi tất cả các công việc thu thập
dữ liệu đã hoàn thành Sau đó tác giả so sánh các trường hợp, tìm ra sự tương đồng và khác biệt, tổng hợp, so sánh kết quả thực tế và lý thuyết để đưa ra những nhận định và có những phân tích sâu săc.
Trang 32Phương pháp lịch sử:
Tác giả sử dụng phương pháp này bằng cách tiếp cận và khai thác các vấn dé phân cấp quản lý ngân sách qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, xem xét bối cảnh lịch sử, tìm hiểu thông qua các nguôn tư liệu có liên quan đến QLNN, quản ly NSNN va phân cấp quản lý đầu tư XDCB Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung lý thuyết của
đề tài luận án (Chương 1) Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, việc tìm hiểu
những dữ liệu liên quan đến tài liệu, số liệu phân cấp QLNN, đặc biệt trong lĩnh vực
đầu tư XDCB là rất quan trọng nhăm có các luận cứ để nghiên cứu quá trình phân cấp quản lý đầu tư XDCPB hiện nay Qua đó, nghiên cứu các vân đề còn vướng mắc về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp đây mạnh phân cấp quản lý đầu tư XDCB cho phù hợp với lý luận khoa học hiện nay
Phương pháp dự báo:
Phương pháp này sẽ được tác giả sử dụng đề phân tích, dự báo các xu thế của hoạt động QLNN, phân cấp quản lý NSNN, phân cấp quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn trong thời gian tới (Chương 4) Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu, tác giả tìm hiểu công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn vận động theo xu hướng nào? Có chuyền dịch đúng hướng theo các luận thuyết kinh tế hay không? Dựa trên cơ sở dự báo, tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp đây mạnh phân cấp quản lý đầu tư XDCB trên địa
bàn Hà Nội đến năm 2020 sao cho hiệu quả nhất
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: Kế thừa khoa học, tiếp cận hệ thống và những kết quả nghiên cứu và được công bố trong và ngoài nước có liên quan đên đê tài, luận án.
Trang 33TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Có thể nói, việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho tác giả cách nhìn tổng quan và sâu sắc về các vấn đề cần nghiên cứu trong phạm vi luận án
Chương I trình bày các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận khác nhau để khái quá hóa những vấn để lý thuyết về đầu tư và phân cấp quản lý đầu tư XDCB Tuy nhiên việc sử dụng hiệu quả phương pháp nào còn phụ thuộc vào cách thức vận dụng cũng như đối tượng nghiên cứu cụ thể nhất định Trong trường hợp của luận án, việc
phân tích định lượng chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả phân cấp đầu tư XDCB
Việc sử dụng phương pháp điều tra kết hợp với sử dụng các dữ liệu thứ cấp sẵn có thông qua phan mêm SPSS đã giúp đánh giá được thực trạng về quá trình phân cấp quản lý đâu tư XDCB; tác động đến phát triển KT - XH các quận, huyện, thị xã trên
địa bàn Hà Nội
Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trong luận này án sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN trong Chương 2 Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Chương 1 vẫn còn tôn tại một số vân đề sau:
Thứ nhất, việc phỏng vấn sâu một số chuyên gia là cần thiết nhưng do hạn chế về thời gian, việc tiếp cận với các chuyên gia trong lĩnh vực đâu tư XDCPB chỉ dừng lại
ở hệ thống lãnh đạo, cán bộ quản lý, điều hành trực tiếp đã và đang thực hiện công tác
này mà chưa phỏng vân các chuyên gia quốc tế và trong nước có kinh nghiệm thực tế, am hiểu về dé tài phân cấp quản lý đầu tư XDCB
Thứ hai, phạm vi điều tra còn hẹp do nghiên cứu ở quy mô thành phố Hà Nội,
nên mới chỉ phục vụ được mục đích của luận án Những phát hiện qua điều tra chỉ
dừng lại ở mẫu, không khái quát cho tổng thể của cả Việt Nam
Thứ ba, nghiền cứu được thực hiện ở một thành phó lớn, trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Nam Tính riêng biệt của các đối tượng trên địa bàn khác luôn luôn
tôn tại Đồng thời, luận án chỉ có thể nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước qua các tài liệu thứ cấp và những cơ sở đữ liệu sẵn có trước đó.
Trang 34CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE PHAN CAP QUAN LY DAU TU XDCB SU DUNG NGUON VON NSNN
2.1 Đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách
2.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB
Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguôn lực trong một khoảng thời gian
xác định nhăm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều
kiện KT - XH nhất định (Lê Viết Thái và cộng sự, 2007) Theo nghĩa rộng, trên quan
điểm vĩ mô, các tác giả Sharpe và Alexander (1999) cho rằng: đâu tư có nghĩa là sự hy
sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đạt được giá trị (có thể không chắc chan) ở tương lai Giá trị ở hiện tại có thể hiểu là tiêu dùng, còn giá trị tương lai lại được hiểu là năng
lực sản xuất có thể làm gia tăng sản lượng quốc gia Điều này áp dụng trong khía cạnh xây dựng thì: đầu tư xây dựng là quá trình bỏ vốn nhằm tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng
Đầu tư XDCB trong nên kinh tế quốc dân là một bộ phận của đâu tư phát triển, là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đâu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sam, lap dat may móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán Đây là quá trình bỏ vốn đề tiến hành các hoạt động XDCB nhăm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định trong nên kinh tế Đầu tư XDCB là tiền để quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nên kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định Đầu tư XDCB được thông qua
nhiều hình thức như xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cô định cho nên kinh tế
2.1.2 Vai trò của đầu tr XDCB
Đầu tư XDCB có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như từng đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng Trong nên kinh tế quốc dân, đầu tư XDCPB tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật
cho nên kinh tế, tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước, đến sự ồn định kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động Điều đó được thể hiện cụ thể
như sau:
Đầu tư XDCPB tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế: Đầu tư XDCB tạo ra năng lực sản xuât mới, tăng năng lực sản xuât cũng như tác động tới tôc độ tang
Trang 35trưởng và phát triên của nên kinh tê
Đầu tư XDCEB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nên kinh tế: Đầu tư XDCEB là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và
dịch vụ, nâng cao năng lực sản xuất cho từng ngành và toàn bộ nên kinh tế quốc dân; tạo điều kiện phát triển sức sản xuất xã hội, tăng nhanh giá trị sản xuất và giá trị tổng sản phẩm trong nước; tăng tích lũy; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động: đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản về chính trị, xã hội Đầu tư XDCPB tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước
Đầu tư XDCB tác động đến sự ổn định kinh tế tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động Quá trình thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng thu hút khá lớn lao động Nhiều dự án đã tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho người lao động, tích
lũy, trau dồi kinh nghiệm trong quản lý
Đầu tư XDCB đối với các doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp, đầu tư
XDCB là điều kiện quyết định sự tổn tại và phát triển của các đơn vị sản xuất - kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh cho đơn vỊ Đề đạt được mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật,
nhà xưởng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị đáp ứng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu câu tiêu dùng của nên sản xuất xã hội từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh Trong cơ chế thị trường các đơn vị kinh doanh phải xây dựng
chiến lược đầu tư, bảo đảm được việc hiện đại hoá công nghệ, máy móc thiết bị, nâng
cao tay nghệ của người lao động, tạo điều kiện chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩm
2.1.3 Nguôn von đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN
Nguôn vốn đầu tư XDCB là nguôn vốn sử dụng cho hoạt động đâu tư dự án bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán
Nguôn vốn đâu tư XDCB sử dụng nguôn vốn NSNN bao gôm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiêu Chính phủ, vốn trái phiêu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguôn thu để lại cho đâu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương đề đầu tư (Luật NSNN, 2015) Trong các nguôn vốn đâu tư, nguôn vốn đâu tư từ ÑSNN luôn giữ vai trò quan trọng và đang dân có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng (Hải Bình, 2005).
Trang 362.2 Bán chất phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn NSNN
2.2.1 Bản chất của phân cấp, ủy quyên hay tắn quyên trong kinh tế 2.2.1.1 Khái niệm phân cấp, ủy quyên hay tản quyên trong kinh té
Hiện nay giới nghiên cứu chính trị học, hành chính học, luật học v.v trong và
ngoài nước còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm phân cấp, ủy quyên hay tản quyên trong đầu tư Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho răng việc phân loại các ý kiến thành những nhóm tiếp cận khác nhau sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về vân dé phân cấp hiện nay Với mục đích như vậy, các nhà khoa học chia thành các cách tiếp cận sau:
Thứ nhất, cách tiếp cận theo chiết tự của từ, “phân cấp quản lý chính là chia
thành bậc để quản lý” Cách định nghĩa như thế là quá giản đơn, chủ yếu đề cập đến
việc phải phân chia lãnh thổ thành các địa giới hành chính theo một trật tự thứ bậc
(cấp) đề tiện cho việc cai trị hay quản lý Đó chỉ là yếu tố kỹ thuật, còn đi kèm với việc “chia ra thành bậc, lớp” và những yếu tố nào để những “bậc”, “lớp” ấy thực hiện chức
năng cai trị hay quản lý thì chưa được đề cập Điều này cũng trùng với ý tưởng của John (2002) trong bài “Phân cấp hành chính - Chiến lược cho các nước đang phát
triển?” thì phân cấp “hành chính” tập trung vào việc phân bố theo trật tự thứ bậc và
chức năng, các quyên hành và chức năng giữa các đơn vị chính quyền TW và ĐP Như vậy, khái niệm phân cấp theo quan niệm này có nội dung trùng với nội dung khái niệm “ủy quyền”, mà phân cấp không chỉ có nghĩa là “ủy quyền” Còn khái niệm phân quyền chỉ nhân mạnh yếu tố “giao quyên” Cách giải nghĩa này mang tính chung chung, chưa phân biệt cụ thể các hình thức phân cấp và ủy quyên như thế nào
Thứ hai, cách tiếp cận nhấn mạnh yếu tô phân cấp hành chính, phân cấp QLUNN được hiểu là “sự chuyển giao ồn định thâm quyên, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc”, nhằm đạt mục đích chung một cách hiệu quả nhất trong quá trình phân công quản lý của cả hệ thống hành chính nhà nước Trong phạm vi thâm quyển được giao, mỗi cấp có quyên hành động tự chủ nhất định để phát huy tính năng động, sáng tạo của mình Điều này phù hợp về định nghĩa phân
cấp của Quỹ dân số liên hiệp quốc - UNPFA (2000) trong bài “UNPFA và phân cấp Chính phủ: Một nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước” thì phân cấp là việc chuyển
giao một số quyền và chức năng từ chính quyền TW xuống cấp dưới Cách tiếp cận
này cũng chỉ nhân mạnh đến việc tổ chức lại hệ thống các cơ quan hành chính nhà
nước sao cho hợp lý hơn (chỉ mang tính kỹ thuật), chưa để cập đến các thâm quyên va
nghĩa vụ của từng cấp như thế nào dé quyền lực nhà nước được thực thi có hiệu lực,
hiệu quả.
Trang 37Thứ ba, cách tiếp cận phi tập trung hóa, coi phân cấp - decentralization, là việc “chuyển giao trách nhiệm” lập kế hoạch, quản lý, tạo và phân bổ nguồn lực từ chính phủ TW cho các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan khác thuộc cơ câu tổ chức bộ máy chính phủ TW và các đơn vị cập dưới hay chính quyền ĐP trong hệ thống hành chính
thứ bậc;
Cách hiểu như vậy chỉ xem phân cấp là một bộ phận của khái niệm kép “phần
cấp - ủy quyên”, chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật của thực thi quyên lực nhà nước TW mà thôi
Từ sự phân tích trên, dưới góc độ chính trị học có thé hiểu khái niệm “Phân cáp -
decentralization” trong QLNN là chính quyền nhà nước cấp trên giao một phần nhiệm vụ, thâm quyền QLNN cho chính quyên cấp dưới “Tản quyén - deconcentration” 1a hình thức phân chia quyền quyết định và trách nhiệm cho các đơn vị đại diện chính quyền TW ở các vùng Hình thức này là hình thức thấp nhất trong các hình thức phân cấp hành chính (thậm chí có chuyên gia cho đây không phải là hình thức phân cấp bởi việc chuyển giao này chỉ diễn ra trong nội bộ cập TW) “Phân quyên - devolufion” là hình thức cao nhất trong phân cấp hành chính Với hình thức này, toàn bộ quyền han trong việc ra quyết định, tài trợ và quản lý được chính quyền TW/cấp trên giao cho các cơ quan độc lập của chính quyền ĐP cấp dưới “Ủy guyền - delegation” là nhà nước cấp trên giao cho một cơ quan nhà nước trực thuộc hay giao cho chính quyền cấp dưới thực
hiện một số nhiệm vụ cụ thể thuộc thâm quyền của mình song người chịu trách nhiệm
về các quyết định vẫn là cập ủy quyên (cấp trên) chứ không phải cấp thực hiện ủy quyền (cấp dưới) Điều này đã được các chuyên gia nước ngoài khăng định trong báo cáo của
Dự án Đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện của hệ thong pháp luật Việt Nam; được
Chính phủ chuẩn y ngày 08/01/2001 với sự giúp đỡ của cộng đồng các nhà tài trợ và các chuyên gia Canada, UNDP, JICA thì phân cấp là “sự phân công hợp lý giữa các cấp chính quyên nhà nước thấm quyền quản lý cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc
điểm của nó để cho việc thực thi quyền lực nhà nước được tốt hơn” Như vậy, phân cấp
không hẳn di liên với nó là y quyền, phân quyên hay tản quyên, mà là sự kết hợp giữa chúng theo một cách hợp lý nhát
Nói theo cách khác, phân cấp quản lý nhà nước về dau tư công là “xác định quyên hạn và trách nhiệm” của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thắm quyền trong hoạt động đâu tư công hoặc giao bớt một phần quản lý cho cấp dưới, trong hệ thống quản lý chung (Wikipedia, 2011) Điều này cơ bản trùng với định nghĩa khái niệm phân cấp trong Đề án Phân cấp đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ năm 2006: Phân cấp QLNN là hình thức chuyển giao quyên hạn và trách nhiệm nhiệm vụ quản lý từ cấp cao hơn xuống cấp ĐP thấp hơn thực hiện hay là sự chuyển giao thâm
Trang 38quyên, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực
thuộc, nhằm đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất trong quá trình phân
công quản lý của cả hệ thống hành chính nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)
Đây là khái niệm phân cập QLNN được hiểu theo nghĩa hẹp
Theo một số nghiên cứu quốc tế, đáng chú ý nhất là định nghĩa của Rondinelli
và cộng sự (1989) về phân cấp hành chính thì phân cấp hành chính là sự chuyển giao
trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, nâng cao và phân bồ các nguồn lực từ Chính phủ TW và các cơ quan của nó tới các đơn vị khu vực của các cơ quan chính phủ, các đơn
vị cấp dưới Hiện nay, theo điểm 2 của Luật số 195/2006 về tô chức hành chính công
ĐP ở Romania, khái niệm phân cấp cũng được hiểu là việc chuyển giao quyền lực hành chính và tài chính từ chính quyền TW sang chính quyền ĐP hoặc khu vực tư nhân (World Bank, 2002) Như vậy,về thực chất, phân cấp chính là phân cấp về thẩm quyên quyết định cái gì, với phạm vi và mức độ đến đâu và bằng điều kiện gì
Cùng với quan điểm trên, Cohen và Peterson (1997) cũng cho rằng phân cấp hành chính gồm phân quyên, ủy quyên và tản quyên Điều này cũng giống nội dung
trong Đề án phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được khái quất sơ dé 2.1
Tản quyền Uy quyền Phân quyền
Deconcentration Delegation Devolution
Sơ đồ 2.1 Hình thức phân cấp Nguồn: Thái và các cộng sự (2007)
2.2.1.2 Bản chất của phân cấp trong kinh tế trên góc độ khoa học tổ chức OLNN
Khái niệm "phân cấp" thường được dùng trong tập hợp từ "phan cap QLNN", "phân cấp TW - ĐP" Khái niệm phân cấp cũng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau, cụ thê như sau:
Trang 39Cách tiếp cận thứ nhát: Phân cấp là việc chuyền giao trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, tạo và phân bồ nguôn lực từ Chính phủ TW cho: (1) các Bộ, cơ quan ngang
Bộ và cơ quan khác thuộc cơ câu tô chức bộ máy Chính phủ TW; (2) các đơn vị cấp
dưới hay chính quyén DP trong hé thống hành chính thứ bậc; (3) cho các cơ quan bán tự quản (bán công) hoặc các cơ quan chức năng, vùng và cũng có thể cho cả các tổ chức phi Chính phủ và tư nhân
Cách tiếp cận thứ hai: Phân cấp được hiểu như là sự trao quyên quyết định hành chính, tài chính cho đơn vị của Chính phủ ở ĐP Nếu bộ máy hành chính nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập trung, không có hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước theo cấp bậc, không có hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở ĐP thì hình thức phân cấp đơn giản hơn và đó chính là một sự phân công công việc trong nội
thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung và các quyết định liên
quan đến cung cấp dịch vụ công cho tất cả những ai có liên quan nhăm tạo ra cơ hội để họ có thể sử dụng hết những lợi thế của ĐP, cộng đồng và của từng cá nhân nhằm giải quyết tốt nhất các hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công; Tăng cường tính dân chủ cơ sở và sự tham gia của nhân dân trong quá trình làm quyết định và ủng hộ quá trình phát triển liên quan đến lợi ích của nhân dân
Cách tiếp cận thứ tr: Theo Welch và cộng sự (2014), phân cấp liên quan đến
các quá trình trong đó người dân và các tổ chức được trao quyền (empower) thông qua toàn bộ hệ thống xã hội trên phạm vi toàn cầu, quốc gia, vùng hay hộ gia đình; người dân được tham gia với mức độ ngày càng nhiều vào quá trình ra quyết định, quản lý và
cung cấp các dịch vụ ở tất cả các cấp thì hiệu quả càng cao, đạt được sự phát triển
công băng và bên vững
2.2.1.3 Bản chất của phân cấp trong kinh té trên góc độ tài khóa, phân cấp thị trường, phân cấp chính trị
Phân cấp tài khóa (hay phân cấp ngân sách): là câu phần trọng tâm của mọi biện pháp phân cấp Khi các cập ngân sách được phân cấp nguôn tài chính độc lập thì cấp chính quyền đó được quyết định việc phân bổ chi tiêu và thực hiện nhiệm vụ được phân công Trong phân cấp ngân sách có bốn nội dung chính: (¡) quyên và trách nhiệm quản lý chi tiêu (i¡) quyền và trách nhiệm quản lý thu ngân sách (ii) phân bổ NSTW
Trang 40cho ĐP và tỷ lệ điêu tiết ÑS từ ĐP về TW; và (1v) phương thức vay và phát hành trái
phiếu của chính quyên ÐĐP
Phân cáp thị trường (hay phân cấp kinh tế): là hình thức Nhà nước chuyền giao
một số chức năng từ khu vực công sang khu vực tư nhân Nghĩa là, các nhiệm vụ trước
đây do Nhà nước đảm nhiệm và bố trí vốn thì sẽ chuyển sang cho khối tư nhân, các tổ
chức phi Chính phủ, các hợp tác xã, nhóm cộng đồng và hiệp hội đảm nhiệm Hình
thức này chia thành hai nhóm, bao gồm: (¡) "tư nhân hóa" - chuyển giao việc cung ứng
một số sản phẩm và dịch vụ từ nhà nước sang các chủ thé ngoài nhà nước; và (11) “giải
quy chế” - giảm các rào cản hành chính, tạo điều kiện cho các chủ thể ngoài nhà nước tham gia vào thị trường Tại các nước phát triển, hình thức phân cấp này được quan tâm và sử dụng ngày càng nhiều
Phân cấp chính rrị: mục đích là tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi người dân
và các thể chế dân cử được tham gia và có “tiếng nói” trong quá trình hoạch định chính sách ở ĐP Thông qua phân cấp chính trị, chính quyền ĐP và các đại biểu dân cử sẽ có trách nhiệm giải trình cao hơn trước người dân ĐP
Tóm: lại, phân cấp là một thuật ngữ vừa mang tính hiện tượng, vừa mang tính biện pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các tổ chức nói chung và các tổ chức nhà nước nói riêng Mặc dù đến nay các chuyên gia kinh tế vẫn còn rất nhiều quan điểm phân tích và đưa ra các khái niệm phân cấp, phân quyên, hay ủy quyên khác nhau, tuy nhiên trong thực tiễn, phân cấp phân quyên hay ủy quyên thường có phan “giao thoa, bố sung, hỗ trợ cho nhau” va do vậy thường xuyên xuất hiện hình thức phân cấp hỗn hợp giữa các hình thức với nhau Cách phân loại về phân cấp, phân quyên hay ủy quyên khác thường căn cứ vào sự ban hành từng loại chính sách công Việc phân cấp, ủy quyên hay phân quyên được thực hiện trên mỗi chính sách công cụ
thé dé có thể đưa ra biện pháp cụ thể cho việc giám sát, thực hiện Van dé quan trong
là làm sao nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
2.2.2 Khái niệm, mục tiêu phân cấp quan lý đầu tr XDCB sử dụng nguồn
von NSNN
2.2.2.1 Khái niệm của phân cấp quản lý đâu tư XDCB
Phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguôn vốn NSNN là chính quyền nhà nước cấp trên giao một phần nhiệm vụ, thâm quyên quản lý cho chính quyên cấp dưới sao cho vừa đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, vừa phát huy dân chủ và quyền chủ động của cấp dưới trong việc thực hiện quản lý đầu tư XDCB.