1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng sài sơn

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Sài Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Quang
Trường học Trường Đại Học
Thể loại báo cáo thực tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 123,25 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những thời gian vừa qua cùng với sự phát triển nhanh vàmạnh của đất nước thì nền kinh tế của huyện Quốc Oai cũng như cónhững chuyển biến mạnh cả về kinh tế cũng nhu xã hội Cùng với sựphát triển của kinh tế thì nền kinh tế thị trường ngày càng hồn thiệnchính vì vậy mà sự canh tranh trong sản xuất ngày càng khắc nghiệt nhấtlà đối với các doanh nghiệp sản xuất Trong 2 năm trở lại đây sau khi HàTây sát nhập vào Hà Nội thì nhu cầu của nhân dân ngày càng tăng, chínhvì vậy trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng hóa cạnh tranh chính vìvậy để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phảitìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành đáp ứng nhu cầucủa người tiêu dùng Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể vừa hạ giáthành sản phẩm mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sảnphẩm? Câu trả lời chính là việc tối ưu hóa các chi phí để sản xuất ra sảnphẩm, hạn chế tối đa sự hao phí nguồn lực Có thể nói cơng tác kế tốnnói chung và cơng tác kế tốn về chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề về giáthành sản phẩm

Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn là doanh nghiệp sản xuất ximăng trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng hồn thiện cơng tác tổchức sản xuất của doanh nghiệp mình nhằm giảm chi phí sản xuất màvẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanhnghiệp Nhận thức được vai trị của cơng tác kế tốn chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất nên em chọn

Trang 2

2

Trong phạm vi báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin trình bàynhững vấn đề cơ bản nhất của cơng tác kế tốn nói chung và cơng tác kếtốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phầm nói riêng của công ty cổphần Xi măng Sài Sơn Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm các nộidung cơ bản sau:

Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chứcbộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Ximăng Sài Sơn.

Chương 2: Tổ chức bộ máy kế tốn và hệ thống kế tốn tại cơngty cổ phần Xi măng Sài Sơn

Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hoạch tốn kếtốn và hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩmtại công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn.

Mặc dù có nhiều cố gắng xong do thời gian thực tập tại Cơng tycũng như trình độ hiểu biết về cơng tác kế tốn cịn nhiều hạn chế nênbáo cáo thực tập của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót Em mongnhận được những ý kiến góp ý của thầy, cùng các cán bộ kế tốn trongcơng ty.

Trang 3

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN.

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNGTY XI MĂNG SÀI SƠN.

1.1.1 Những nét khái quát chung về công ty cổ phần xi măngSài Sơn.

Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn thuộc xã Sài Sơn, huyệnQuốc Oai, TP Hà Nội, là doanh nghiệp được thành lập theo hình thứcchuyển từ doanh nghiệp nhà nước “Công ty xi măng Sài Sơn” thành“Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn” kể từ ngày 01/01/2004 theo Quyếtđịnh số 2368 QĐ/UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hố vàchuyển Cơng ty Xi măng Sài Sơn thành Công ty CP Xi măng Sài Sơn,vốn điều lệ ban đầu là 11.742 triệu đồng Tiền thân là Xí nghiệp Ximăng Sài Sơn được thành lập từ ngày 28/11/1958, dưới sự quản lý củaTổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Công ty là cơ sở sảnxuất xi măng lò đứng đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở sản xuất ximăng thứ hai của Việt Nam sau xi măng Hải Phịng.

Năm 1964, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được chuyển sang khốikinh tế được sự quản lý của Ty Kiến trúc tỉnh.

Tháng 12/1996, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được đổi tên thànhCơng ty Xi măng Sài Sơn.

Trang 4

4

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, chấtlượng sản phẩm được ổn định và nâng cao, có uy tín trên thị trường vàđược người sử dụng tin dùng, nhu cầu đối với sản phẩm của Công tyngày một tăng.

Ngày 01/01/2004 Công ty xi măng Sài Sơn chuyển thành công tycổ phần xi măng Sài Sơn theo quyết định số 2368 QD/UB ngày13/11/2003 trong đó nhà nước giữ 41% cổ phần, cán bộ nhân viên giữ59% cổ phần.

Tháng 4/2006, Để nâng cao năng lực sản xuẩt công ty đã thuêtrạm nghiền công suất 150.000 tấn/năm ở Xuân Mai – Chương Mỹ –Hà Tây và thành lập Chi nhánh Chương Mỹ Chi nhánh sản xuất ximăng hiệu Xi măng Sài Sơn PCB 30 và Xi măng Nam Sơn PCB 40.Năm 2009 Công ty sản xuất và tiêu thụ 398.000 tấn xi măng Trongnăm công ty đã xây dựng xong nhà máy xi măng Nam Sơn và đã đi vàohoạt động với công suất 1.000 tấn clinker/ngày tại xã Nam PhươngTiến – Huyện Chương Mỹ – Tỉnh Hà Tây.

Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn đăng ký kinh doanh lần đầungày 25/12/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 08/03/2007.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông số 311/NQ-ĐHĐCĐ ngày 29/06/2006, Công ty thực hiện phương án tăng vốn điềulệ từ 11.742 triệu đồng lên 27.742 triệu đồng phục vụ dự án xi măng lịquay cơng suất 1.000 tấn clinke/ngày tại xã Nam Phương Tiến –HuyệnChương Mỹ –Tỉnh Hà Tây Tháng 9 năm 2008 công ty tiếp tục tăngvốn điều lệ từ 27,742 tỷ đồng lên 47,600 tỷ đồng cho đến này vốn điềulệ của công ty là 203,995 tỷ.

Trang 5

năm đạt giải vàng chất lượng quốc gia và có sự đóng góp đáng kể cho sựphát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng nói chung và xi mănglị đứng nói riêng Theo đánh giá của Hiệp hội xi măng lò đứng thì ximăng Sài Sơn là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất, cómơi trường làm việc tốt nhất trong hơn 58 nhà máy xi măng lị đứng trêntồn quốc Bên cạnh đó cơng ty cũng đã tạo công ăn vệc làm cho sốlượng lớn người lao động ở địa phương.

Tên giao dịch : Công ty cổ phần xi măng Sài SơnTrụ sở giao dịch: xã Sài Sơn- huyện Quốc Oai- TP Hà NộiMã số thuế: 0500444444

Điện thoại: (0433)843110- (0433)843184

1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN.

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần xi măng SàiSơn.

Hoạt động kinh doanh chính của Cơng ty cổ phần xi măng SàiSơn là sản xuất và kinh doanh xi măng, clinker, vật liệu xây dựng, xâylắp các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủylợi; san lấp mặt bằng Tháng 10/2008 công ty đã bổ sung thêm vàodanh sách ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hai ngành mới làngành kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ du lịch Sản xuấtvà kinh doanh xi măng là hoạt động kinh doanh chủ đạo, mang lạinguồn doanh thu chủ yếu cho công ty.

Trang 6

6

măng tại Chương Mỹ, Hà Tây với công suất là 150.000 tấn ximăng/năm.

Do đặc điểm ngành nghề sản xuất nên giá nguyên vật liệu là yếutố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận cơng ty do chi phíngun vật liệu chiếm tỷ trọng từ 65% đến 70% tổng chi phí của doanhnghiệp Chi phí lớn nhất trong sản xuất xi măng là chi phí về Điện vàchi phí về Than Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí bán hàng chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng chi phí của cơng ty do khách hàng ít xong ổn địnhvà khối lượng sản phẩm tiêu thụ của một khách hàng thường lớn.

Những năm gần đây, cơng nghiệp xi măng nói chung và xi măngvừa và nhỏ nói riêng phát triển rất mạnh mẽ mặc dù nhu cầu về ximăng phục vụ xây dựng của thị trường không ngừng tăng cao xongkhơng vì thế mà sự cạnh tranh trên thị trường xi măng bớt quyết liệt.Để tồn tại và phát triển, ngồi việc phải đưa ra loại sản phẩm có chấtlượng tốt, các cơng ty phải tập trung tìm mọi cách để giá bán sản phẩmphải thấp hơn sản phẩm cùng loại tạo nên sức cạnh tranh lớn Theođánh giá của Hiệp hội xi măng lò đứng hiện nay trong cả nước cókhoảng 60 nhà máy xi măng lị đứng, xi măng Sài Sơn được đánh giá làmột trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất, có mơi trườnglàm việc tốt nhất hiện nay.

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.

Tồn bộ q trình (dây truyền) sản xuất của công ty được tổchức, điều hành, kiểm tra, giám sát và quản lý bởi hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9001: 2000.

Trang 7

xuất xi măng bột và công đoạn sản xuất xi măng bao Với mỗi côngđoạn trên được tổ chức tương ứng với các phân xưởng của công ty:Phân xưởng Liệu; Phân xưởng Lò; Phân xưởng Xi măng; Phân XưởngVỏ bao.

Công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu: Tất cả các loại nguyên

liệu, nhiên liệu vật liệu như đá vôi, đất sét, than, thạch cao, đá xanh, xỉlò cao và các phụ gia điều chỉnh thành phần hoá (quặng sắt, cát non)trước khi đưa vào sản xuất đều phải được kiểm tra chặt chẽ đảm bảocác yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Đá vôi, quặng sắt vận chuyển về cơng ty có kích thước 300mm chứa vào kho sau đó được hệ thống máy kẹp hàm và máy đậpbúa đập nhỏ tới kích thước  10mm được gầu tải đưa vào silô chứa đávôi và silô chứa quặng sắt.

Đất sét vận chuyển về kho công ty được đổ riêng từng lô theocác loại khác nhau Khi đưa vào sản xuất phải được phơi sơ bộ, sau đóđược máy thái đất thái nhỏ đến khi kích thước  20mm được băng tảicao su đưa vào máy sấy thùng quay Máy sấy được cung cấp nhiệt nhờbuồng đốt tầng sơi, nhiệt độ được duy trì 700-8000 C Độ ẩm ra khỏimáy sấy thùng quay  5% sau khi ra khỏi máy sấy đất được vít tải đưavào gầu tải để chuyển vào silô chứa đất Than được vận chuyển về khoCơng ty với kích thước  15mm được đổ theo từng lơ riêng biệt, qtrình sấy than cũng như sấy đất, nhiệt độ 400-5000 C, độ ẩm quy định 6% được đưa vào silơ chứa than Q trình sấy cát non cũng tươngtự, độ ẩm  5% được đưa vào silô chứa cát non.

Công đoạn sản xuất bột liệu: Các nguyên liệu được hệ thống

Trang 8

8

mịn đến độ mịn  12% trên sàng 0,08mm2 và qua máy phân ly để loạicác hạt chưa đạt tiêu chuẩn quay trở lại máy nghiền Hạt đạt tiêu chuẩnđược gầu tải và vít tải đưa vào các silơ chứa bột liệu Hệ thống gầu tảivà vít tải đảo trộn bột liệu để bột liệu đồng đều và được chứa vào silôđồng nhất Việc đảo trộn các loại bột liệu khác nhau phải căn cứ vàoyêu cầu của thành phần hoá học của phối liệu đảm bảo trước khi lên lònung bột phối liệu phải đồng nhất và ổn định.

Bột liệu từ silô đã được đồng nhất được đưa vào vít tải rồi gầutải vận chuyển đổ vào bunke chứa, qua hệ thống định lượng bột liệuđược vận chuyển đến vít trộn 2 trục Tại đây bột liệu được trộn ẩm đếnđộ ẩm 13,5% - 15,5% và được đưa xuống đĩa vê viên Trường hợp độẩm chưa đạt u cầu thì ở máy vê viên có thể bổ sung lượng nước đểviên liệu đạt được độ ẩm và kích thước theo yêu cầu (độ ẩm 13,5% -15,5%, kích thước 5-8mm đạt >95%) Sau đó viên liệu được băng tảicao su vận chuyển vào máng dải liệu, viên liệu được máy dải liệu theohình lịng chảo Gió được quạt root cấp vào lò để đốt cháy than và cungcấp ôxy cho các phản ứng cháy xảy ra, nhiệt độ của zôn nung đạt 1400- 14500C kết luyện các viên liệu phản ứng nóng chảy tạo thành clinker,sau đó qua zơn làm nguội và ghi quay xuống băng tải xích Kích thướcclinker ra lị < 100mm được kẹp hàm đập nhỏ đến kích thước < 30mmrơi xuống gầu tải vận chuyển lên băng cào đổ vào silô chứa.

Công đoạn sản xuất xi măng bột: Thạch cao vận chuyển về

công ty có kích thước < 300mm chứa vào kho sau đó được máy kẹphàm đập tới kích thước < 20mm được gầu tải vận chuyển đổ vào silôchứa thạch cao Phụ gia (đá xanh, xỉ lò cao) được trộn đều theo một tỷlệ nhất định được gầu tải vận chuyển đổ vào silô chứa phụ gia.

Trang 9

liệu và theo năng suất của máy nghiền được cấp vào máy nghiền bi chutrình kín Tại đây phối liệu được nghiền mịn đến độ mịn  10% trênsàng 0,08mm và qua máy phân ly để loại các hạt chưa đạt tiêu chuẩnquay trở lại máy nghiền, hạt đạt tiêu chuẩn được gầu tải và vít tải đưavào các silơ chứa xi măng sau đó được hệ thống gầu tải và vít tải đảotrộn để xi măng đồng đều,

Cơng đoạn sản xuất xi măng bao: xi măng sau khi được trộn

Trang 10

10

Đá vôiĐất sétThanPhụ gia điều chỉnh

Đập Cán, sấy SấySấy

NghiềnLị nung clinkerNghiềnXI MĂNG RỜISilơ chứa

đá Silô chứađất Silô chứathan Silô chứaphụ gia

HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG(Được điều khiển bằng hệ thống vi tính)

Silơ chứaclinker

Thạch caoPhụ gia

Silô chứa

thạch cao Silô chứaphụ gia

HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG(Được điều khiển bằng hệ thống vi tính)

Silơ đồng nhất

Đóng bao

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp theocơng nghệ lị đứng

clinker

Xuất xưởng Nhập kho

Trang 11

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công tycổ phần Xi Măng Sài Sơn.

Từ khi thành lập Công ty đến nay, công nghệ sản xuất của Công tysau nhiều lần thay đổi có thể được xem xét đánh giá là bán khơ lị đứng cơgiới hố.

Năm 1998, sau q trình đầu tư hiện đại hố lần thứ nhất với cơngnghệ lị đứng cơ giới hố, dây chuyền thứ nhất đi vào hoạt động với các thiếtbị chủ yếu của Trung Quốc, các thiết bị tự động hoá của các nước G7, côngsuất clinker 60.000 tấn/năm và công suất xi măng là 60.000 tấn/năm

Để nâng cao sản lượng, mở rộng sản xuất, năm 2000 Cơng ty đã mởrộng từ lị nung clinker 2.5x10m lên thành 2.7x10m, nâng công suất sảnxuất clinker từ 60.000 tấn clinker một năm lên 75.000 tấn clinker một năm.Đầu năm 2001, công ty cũng lắp thêm 1 máy nghiền bi công suất 9 tấn ximăng/giờ và do đó nâng cao năng lực nghiền xi măng 120.000 tấn xi măng/năm.

Trang 12

12

điều khiển tự động hoá hiện đại của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu củathị trường, đồng thời cũng nâng cao sản lượng sản xuất, tăng lợi nhuận choCông ty Tổng công suất nghiền xi măng là 180.000 tấn/năm, nhưng nănglực nghiền có thể tới 220.000 tấn/năm

Hiện nay, thiết bị chính trong Công ty bao gồm 1 hệ thống đập đá, 2hệ thống lò sấy thùng quay 2 lò nung clinker, 5 máy nghiền bi loại1.83x7m (02 máy nghiền liệu và 03 máy nghiền bi) đều có xuất xứ củaTrung Quốc, sản xuất từ năm 1998 đến năm 2003, các thiết bị điều khiển tựđộng hố, điều khiển vi tính, cân băng là của các nước nằm trong nhóm G7(Nhật và Đức) và một số thiết bị hỗ trợ khác của Trung Quốc và trong nướcsản xuất

Để phù hợp với quy mô phát triển của Công ty và đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế của đất nước thời kỳ hội nhập, ngay từ năm 2006, Công tyđã triển khai lập dự án xây dựng một nhà máy xi măng lị quay cơng xuất1000 tấn clinker/ngày Hiện tại, Công ty đã xây dựng cho mình một chiếnlược thị trường linh hoạt để có khả năng tiêu thụ hết sản phẩm khi nhà máyđi vào sản xuất, khai thác tối đa công suất thiết kế của nhà máy.

1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT -KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN.

Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn được tổ chức và hoạt động tuân thủtheo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 Điều lệ Công ty được Đạihội đồng Cổ đông lần I ngày 19/12/2003 và Điều lệ sửa đổi bổ sung lần thứnhất được Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2007 ngày 08 tháng 03năm 2007 nhất trí thơng qua, Điều lệ sửa đổi bổ sung lần thứ hai được thơngqua Đại hội đồng Cổ đơng theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản ngày 25tháng 05 năm 2007 nhất trí thơng qua.

Trang 13

Giám đốc

Phó Giám đốc kinh doanhPhó Giám đốcsản xuất Tổ Vỏ BaoPX LiệuPX LòPX Xi măngTổ Cơ điện

Phòng Kế hoạch - Kỹ thuậtPhịng Kế tốn – Tài chínhBan KCS Phịng Tổ chức hành chính Tổng hợpTổ Bảo Vệ Phịng Thông tin tuyên truyềnPX

Hương Sơn Chương MỹChi nhánh

Đại hội đồng cổ đơng

Ban kiểm sốtHội đồng quản trị

Trang 14

14

Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo cơ cấu bộ máy của công ty cổphần với các bộ phận và phòng ban chức năng được minh họa trong sơ đồ1.2:

Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty Đạihội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết địnhđịnh hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hộiđồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Cơng ty, có đầy đủquyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mụctiêu và lợi ích của Cơng ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đạihội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do HĐQTquyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc là người đại diện theo phápluật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanhhàng ngày của Cơng ty

Ban kiểm sốt

Ban Kiểm sốt do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặtcổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành củaCơng ty

Phịng tổ chức hành chính tổng hợp

Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo; Quản lý hồ sơ sử dụng đất,đăng ký kinh doanh, sổ bảo hiểm xã hội, con dấu, văn thư; Đề xuất muasắm, cấp phát, quản lý trang thiết bị văn phòng; Thiết kế, giám sát, nghiệmthu các hạng mục xây dựng cơ bản của công ty; Tổ chức tiếp khách, xét vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo; Lập kế hoạch và thanh toán tiền lương, thưởng;

Trang 15

Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000và hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.

Phịng kế hoạch - kỹ thuật

Đảm bảo chất lượng xi măng PCB 30, PCB 40 theo TCVN 6260-97; Đềxuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất; Kiểm tra,giám sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm; Xây dựng, điều hoà kế hoạch sảnxuất kinh doanh; kế hoạch mua sắm trang bị bảo hộ lao động, đôn đốc kiểmtra việc thực hiện các phương án an toàn lao động trong cơng ty; Xây dựng,quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo quản sửa chữa máy mócthiết bị; Quản lý hồ sơ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật về thiết bịmáy móc; Lập kế hoạch, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng.

Phòng tiêu thụ - thị trường

Tham mưu Giám đốc ký Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty;Quản lý công tác bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng; Quản lý, điều hànhcác đại lý tiêu thụ xi măng; Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Phịng Tài chính - kế tốn

Ghi chép, tính tốn, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tàisản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD và sử dụng kinhphí của Cơng ty; Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinhdoanh, lập báo cáo kế tốn, thống kê, quyết tốn của Cơng ty; Lập phươngán nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng, lợi nhuận; Tínhtốn, trích nộp các khoản nộp ngân sách Nhà nước, các loại quỹ, phân phốilợi nhuận; Quản lý tiền mặt, chi lương, chi thưởng.

Chi nhánh Chương Mỹ

Trang 16

16

được Giám đốc Công ty giao; Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác đượcGiám đốc Cơng ty giao.

1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN.

1.4.1 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây của công ty.

Từ năm 2004 sau khi thực hiện cổ phần hố đến nay, tình hinh tàichính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn đã cónhững bước phát triển mạnh, cụ thể:

Bảng 1.3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007, 2008, 2009.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Vốn chủ sở hữu 109.851 163.456 203.995

Doanh thu thuần 185.061 253.307 280.170

Lợi nhuận sau thuế 29.010 39.314 44.799

LNST/VCSH 26.4 % 24,1 % 23 %LNST/DTT 15,67 % 15,5 % 16 %Thu nhập bình quân/NLĐ3.80triệu/tháng 3,95triệu/tháng4 triệu/tháng

Theo bảng 1.3 vốn chủ sở hữu của công ty không ngừng tăng trong 3năm trở lại đây Công ty đã tăng vốn chủ sở hữu từ 109.851 tỷ đồng củanăm 2007 lên 203.995 tỷ đồng vào năm 2009 như vậy vốn chủ sở hữu tăng94,144 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 85,7% Doanh thu thuần của công tycũng tăng theo từ 185,061 tỷ năm 2007 lên 280,170 vào năm 2009 như vậydoanh thu thuần tăng 95,109 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 51,39% và lợinhuận sau thuế của công ty cũng tăng từ 29,010 tỷ năm 2007 lên 44,799 vàonăm 2009 như vậy lợi nhuân sau thuế của công ty tăng 15,789 tỷ tương ứngvới tốc độ tăng 54,43% Như vậy kết quả kinh doanh và tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong 3 năm gần đây ln đạt được kết quả khả quan, đólà điều kiện cho sự phát triển của công ty trong tương lại.

Trang 17

1.4.2 Định hướng phát triển trong các năm tiếp theo của công ty.

Tập trung khai thác thị trường Hà Nội; Ổn định đà phát triển củadoanh nghiệp Mở rộng thêm năng lực sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầungày càng cao của ngành xây dựng và góp phần ổn định giá cả phù hợp vớiyêu cầu tất yếu của phát triển xã hội Xây dựng thương hiệu công ty trởthành một thương hiệu mạnh.

Về dài hạn công ty đã có kỳ vọng đầu tư dây chuyền II với quy môcông suất tương tự tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phốHà Nội đi sâu vào chuyên nghành sản xuất xi măng là thế mạnh sẵn có củacơng ty đồng thời nghiên cứu sự phát triển chung của nền kinh tế -xã hội vàtìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ thuận lợi đối với thế mạnh sẵn có của doanhnghiệp, có thể đầu tư hiệu quả nhằm đa dạng hóa ngành nghề Chuyển đổimơ hình quản lý cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con khi dự án ximăng Nam Sơn đi vào vận hành khai thác năng lực sản xuất.

Trang 18

18Kế toán tiền lương,tiền mặt,nợ phải trảKế toán TSCĐ, thuế VAT đầu ra, nợ phải thu

Kế toán vật tư, kế toán thuế VAT đầu vào,

tiền gửi

Thủ quỹKế toán trưởng

PHẦN 2

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TỐN VÀ HỆ THỐNG KẾ TỐN TẠICƠNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN.

2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG SÀI SƠN

Để thực hiện việc quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,các doanh nghiệp khác nhau sẽ sử dụng các cơng cụ quản lý phù hợp vớiđặc điểm tình hình cơng ty mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Một trongnhững cơng cụ quản lý hữu hiệu góp phần vào sự thành cơng chung củadoanh nghiệp chính là bộ máy kế toán

Hiện nay bộ máy kế toán của công ty CP xi măng Sài Sơn được tổchức theo hình thức tập trung Tồn bộ cơng tác kế toán từ khâu thu nhận,xử lý luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tíchhoạt động kinh doanh đều được thực hiện tại phịng kế tốn tài chính củacơng ty Các phân xưởng, các bộ phận khác khơng có bộ phận kế tốn riêngmà chỉ có một số nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thunhận kiểm tra, tổng hợp, phân loại chứng từ phát sinh tại đó Sau đó gửichứng từ kế tốn về phịng kế tốn đơn vị chính.

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty cổ phần xi măng Sài Sơn

Trang 19

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu sự chỉ đạo trựctiếp của giám đốc, là người có trách nhiệm cao nhất trong phịng kế tốn, cónhiệm vụ tổ chức điều hành cơng tác kế toán, hạch toán kế toán tổng hợphàng tháng như kế tốn thu chi tổng hợp chi phí vật tư, phân tích những ảnhhưởng tới chi phí trong tháng so với định mức và đề xuất phương án giảiquyết, thực hiện kế hoạch vay ngân hàng, thực hiện chế độ báo cáo thống kêđịnh kỳ, quản lý hồ sơ tài liệu kế toán.

Kế toán tiền mặt, tiền lương và nợ phải trả: có nhiệm vụ phân tích vàtrích tiền lương của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong doanh nghiệp, tríchnộp các khoản theo lương theo quy định Viết hóa đơn bán hàng, phiếu thu,phiếu chi, theo dõi chi tiết các khoản thu chi mua bán hàng hóa phát sinhbằng tiền mặt.Phát hiện xử lý công nợ chiếm dụng vốn, lập báo cáo công nơ.Theo định kỳ kế toán chuyển số liệu này sang kế toán tổng hợp để lập báocáo tổng hợp.

Kế toán tài sản cố định, thuế VAT đầu ra, công nợ phải thu: là ngườitheo dõi các quỹ, phản ánh tình hình tăng tài sản cố định, trích khấu hao,phân bổ khấu hao, và tính giá trị còn lại, sửa chữa lớn và đầu tư, phụ tráchcác khoản chi phí trả trước, theo dõi cơng nợ với người mua, theo dõi thuếVAT đầu ra và lập báo cáo thống kê.

Kế toán vật tư, kế toán thuế VAT đầu vào, tiền gửi ngân hàng: cónhiệm vụ tập hợp các chứng từ có liên quan đến xuất, nhập nguyên vật liệu,dụng cụ, đối chiếu với thủ kho qua thẻ kho, quyết toán vật tư với các tổ sảnxuất, hạch tốn chi phí về ngun vật liệu, hạch toán các nghiệp vụ tiền vay,tiền gửi các khoản vay định kỳ, vay dài hạn theo quy định của ngân hàng.

Trang 20

20

Có thể nói, cơng ty cổ phần xi măng Sài Sơn với quy mô vừa đã xâydựng được bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm về chi phí nhân viênnhưng vẫn đáp ứng được cơng tác kế tốn, khai thác tối đa năng lực củanhân viên.

2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦNXI MĂNG SÀI SƠN

2.2.1 Các chính sách kế tốn chung.

(Cơng ty cổ phần xi măng Sài Sơn áp dụng chế độ kế toán doanhnghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 củaBộ trưởng Bộ tài chính

Các ngun tắc kế tốn áp dụng tn thủ các Chuẩn mực kế toán ViệtNam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành Các báocáo tài chính được lập và trình bày theo đúng từng quy định của Chuẩn mực,thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đangáp dụng.

Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn trên máy vi tính với kỳ kế tốn đơnvị sử dụng bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. công ty sửdụng phần mềm kế toán Acsoft được thiết kế phù hợp với việc ghi sổ theohình thức Nhật ký chung.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền Việt Namđồng(VND)

Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiềnViệt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Tạithời điểm cuối năm các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷgiá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốvào ngày kết thúc niên độ kế toán.

Trang 21

Chênh lệch thực tế tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá dođánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kếtchuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

Các khoản đầu tư ngắn hạn khơng q 3 tháng có khả năng chuyểnđổi thành tiền và khơng có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho.

Hàng tồn kho ghi nhận theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thểthực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến vàcác chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho tại địađiểm và trạng thái hiện tại.

Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình qn gia quyền.Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xun.Phương pháp tính giá thành thành phẩm cơng ty áp dụng là phươngpháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm làsố chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thểthực hiện được của chúng.

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình được ghi nhận theogiá gốc Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố địnhvơ hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Trang 22

22

Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng: căn cứ vàonguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng của tài sản để xác định mức khấuhao hàng năm, từ đó tính mức khấu hao hàng tháng.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính.

Hoạt động liên doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểmsoát và tài sản đồng kiểm sốt được cơng ty áp dụng ngun tắc kế tốnchung như với hoạt động kinh doanh thông thường khác.

Công ty theo dõi riêng các khoản thu nhập và chi phí liên quan tớihoạt động liên doanh và thực hiện phân bổ cho các bên trong liên doanhtheo hợp đồng liên doanh.

Cơng ty theo dõi riêng các tài sản góp vốn liên doanh, phần vốn gópvào tài sản đồng kiểm sốt và các khoản công nợ chung, công nợ riêng phátsinh từ hoạt động liên doanh.

Các khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo nếu:

Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn dưới 3 tháng kể từ thời điểm muakhoản đầu tư đó được coi là “ tương đương tiền”

Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong chu kỳ kinh doanhđược phân loại là tài sản ngắn hạn.

Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanhđược phân loại là tài sản dài hạn.

Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay.

Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trongkỳ khi phát sinh, trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xâydựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị tài sản đó (đượcvốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán ViệtNam số 16 “chi phí đi vay”.

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp tới việc đầu tư xây dựng hoặc sảnxuất tài sản dở dang được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa), bao

Trang 23

gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản triết khấu hoặc phụ trội khiphát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trìnhlàm thủ tục vay.

Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước

Các chi phí trả trước chỉ liên quan tới chi phí sản xuất kinh doanhnăm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và đượctính vào chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính

Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạchtốn vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinhdoanh trong nhiều năm: chi phí thành lập; Chi phí trước hoạt động/ Chi phíchuẩn bị sản xuất (bao gồm cả chi phí đào tạo); Chi phí chuyển địa điểm, chiphí tồ chức lại doanh nghiệp; Chi phí chạy thử, sản xuất thử phát sinh lớn;Cơng cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn; Lỗ chênh lệch tỷ giá giai đoạn đầu tưxây dựng cơ bản; Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn.

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuấtkinh doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loạichi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý Công ty phân bổchi phí trả trước theo phương pháp đường thẳng.

Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vàochi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo chi phí phát sinh thực tếkhơng gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảonguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Khi các chi phí đó phát sinh,nếu có chênh lệch với số đã trích, kế tốn tiến hành ghi bổ xung hoặc ghigiảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả

Trang 24

24

hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toángiữa niên độ.

Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phịng phải trả đãlập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.

Khoản chênh lệch giữa số dự phịng phải trả đã lập ở kì kế tốn trướcchưa sử dụng hết lớn hơn số dự phòng phải lập ở kỳ báo cáo được hồnnhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ khoản chênh lệchlớn hơn của khoản dự phịng phải trả về bảo hành cơng trình xây lắp đượchồn nhập vào thu nhập khác trong kỳ.

Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp củachủ sở hữu

Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn hoặcnhỏ hơn giữa giá thực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổphiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ.

Vốn khác của chủ sở hữu được ghi theo giá trị còn lại giữa giá trị hợplý của tài sản mà doanh nghiệp được các tổ chức, các cá nhân khác tặng,biếu sau khi trừ (-) các khoản thuế phải nộp liên quan tới tài sản được tặng,biếu này; và khoản bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do cơng ty phát hành và sau đó mua lại Cổphiếu quỹ được ghi nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên Bảng cân đốikế tốn, là một tài khoản ghi giảm vốn chủ sở hữu.

Cổ tức phải trả cho cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trongBảng cân đối kế tốn của cơng ty sau khi có thơng báo chia cổ tức của Hộiđồng quản trị công ty.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt độngcủa doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổichính sách kế tốn và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

Trang 25

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điềukiện sau :Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặchàng hóa đã được chuyển giao cho người mua; Công ty không cịn nắm giữquyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm sốthàng hóa; Doanh thu được xác minh tương đối chắc chắn; Công ty đã thuđược hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định đượcchi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đóđược xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liênquan tới nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần cơngviệc đã hồn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế tốn của kỳ đó Kết quả củagiao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận

được chia và các khoản doanh thu hoạt đông tài chính khác được ghi nhậnkhi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

-Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyềnnhận cổ tức hoặc quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính.

Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:

Trang 26

26

- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phátsinh liên quan tới ngoại tệ;

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, khôngbù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơsở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong nămhiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sởsố chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế vàthuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế tốn.

Cơng ty áp dụng chế độ chứng từ theo Quyết định 15, Các chứng từđược lập tại công ty tuân thủ theo đúng những quy định trong chế độ kế toánViệt Nam hiện hành, được ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệpvụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ,làm cơ sở ghi sổ kế tốn và thơng tin cho quản lý Các chứng từ sau khi được ghisổ và luân chuyển sẽ được lưu và bảo quản theo quy định hiện hành.

Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán: Tất cả các

chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phảitập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp Bộ phận kế toán kiểm tra nhữngchứng từ kế tốn đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý củachứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế tốn.

Trình tự ln chuyển chứng từ kế tốn bao gồm các bước sau: Bước 1:Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởngkiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

Trang 27

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệtChứng từ kế toánSỔ NHẬT KÝ CHUNGSỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiếtBước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sồ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật Ký chung

Ghi chó:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Trang 28

28

Các nghiệp vụ PS hàng ngàyCác nghiệp vụ PS cuối kỳ

Chứng từ gốc, Phiếu thu, chi, nhập xuấtCác phần hành kế toán khácKho dữ liệu kế toán chi tiết

Các phần việc kế toán tổng hợp, phân bổ chi phí, tổng hợp giá thành, kết chuyển lãi lỗKho dữ liệu tổng hợpBáo cáo tổng họp khác Sổ kế toánBáo cáo chi tiếtBáo cáo tổng hợp

của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thuận lợi cho việc quản lý các đối tượng.

2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.

Căn cứ trên những đặc điểm đặc thù của công ty về đặc điểm sản xuấtkinh doanh, u cầu quản lý, trình độ của các kế tốn viên cùng trang thiết bịphịng kế tốn, cơng ty đã áp dụng hình thức sổ kế tốn Nhật ký chung với sựhỗ trợ của phần mềm kế toán Acsoft Đặc điểm của phần mềm này là tự độnggần như toàn bộ trong việc xử lý các thơng tin kế tốn, in trực tiếp chứng từkế toán, tự động lưu trữ dữ liệu kế tốn Theo hình thức này, tại cơng ty sửdụng các loại sổ kế toán: sổ Nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản, các sổ thẻ kếtoán chi tiết Các mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết được vận dụng một cách linhhoạt phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của công ty.

Sơ đồ 1.6: Quy trình xử lý nghiệp vụ kế tốn của phần mềm kế toánACSOFT

Hàng ngày khi nhận được chứng từ gốc kế tốn tiến hành kiểm tra đốichiếu sau đó nhập số liệu từ chứng từ gốc này vào máy và tự động máy tínhsẽ tính tốn đưa ra kết quả và vào các sổ có liên quan Đối với các khoản chi

Trang 29

phí phát sinh liên quan tới các phân xưởng máy tính sẽ tự động tính tốn tậphợp các chi phí này theo từng phân xưởng (công đoạn sản xuất) và tổng hợpvào cuối tháng

Căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết, sổ Nhật ký đặc biệt là các chứng từgốc Những chứng từ gốc này cũng là căn cứ để ghi sổ nhật ký chung Căn cứvào Nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt để kế toán vào sổ Cái Cuối tháng, kếtốn khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongtháng, tính tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư từng tài khoản trênsổ Cái Căn cứ vào sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đối chiếukhớp đúng số liệu trên sổ Cái và Bảng tổng hợp (được lập từ các sổ kế toánchi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.

Việc tiến hành lập các báo cáo kế tốn của cơng ty do kế toán tổng hợptiến hành lập, kiểm tra và báo cáo lên cấp trên Các báo cáo tài chính được lậpvào cuối mỗi quý bao gồm các loại báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Thuyết minh báo cáo tài chính

Ngồi ra, để phục vụ tốt hơn cơng tác quản lý và quá trình ra các quyếtđịnh quản trị cơng ty cịn lập các báo cáo quản trị như: báo cáo chi phí, tìnhhình thanh tốn với ngân sách nhà nước

2.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ.2.3.1 Tổ chức hạch tốn ngun vật liệu, cơng cụ dụng cụ.

Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, hóa đơn mua

Trang 30

30

Tài khoản sử dụng: Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ của

công ty sử dụng 2 TK chính là TK 152-“Nguyên liệu, vật liệu” và TK 153- “Công cụ dụng cụ”.

Công cụ dụng cụ của công ty có giá trị nhỏ và cũng khơng nhiều nêncơng ty không mở thêm các tài khoản cấp 2 của TK 153 Để thuận lợi choviệc hạch toán cũng như kiểm tra giám sát công ty đã chi tiết tài khoản 152thành các tài khoản cấp 2.TK1521: NVL chínhTK1522: NVL phụTK 1523: Nhiên liệuTK 1524: Kho phụ tùng thay thế.TK 1525: Kho sắt thépTK 1526: Vật tư bộ phận phụ trợTK1528: Vật tư khác

Phương pháp hạch toán: Khi nhận chứng từ ở kho kế tốn kiểm tra

tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và ghi chép trên thẻ kho của thủ kho sauđó nhập số liệu vào máy tính, máy tính sẽ tự động nhập số liệu vào sổ chitiết và sổ cái các TK liên quan,Sổ Nhật ký chung Cuối tháng thủ kho và kếtoán đối chiếu số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết NVL, CCDC.

Trình tự luân chuyển chứng từ: Khi NVL, CCDC mua về nhập kho,

nhân viên thu mua đem hóa đơn lên ban kiểm sốt Ban kiểm sốt xem xéthóa đơn xem nội dung hóa đơn có phù hợp với thực tế hay khơng Sau đó cảhóa đơn và biên bản kiểm nghiệm của tổ kiểm nghiệm đưa lên phịng kếtốn để kế tốn viết phiếu nhập kho Thủ kho căn cứ hóa đơn mua hàng,phiếu nhập kho để nhập kho và ghi vào thẻ kho.

Trước khi nhập kho thủ kho phải xem xét cụ thể NVL, CCDC cả vềsố lượng và chất lượng, chủng loại đã ghi trong phiếu nhập kho có đúng vớithực nhập khơng sau đó ký nhận vào phiếu nhập kho Phiếu nhập kho được

Trang 31

lập thành 3 liên: Liên 1 lưu ở phịng kế tốn; Liên 2 giao thủ kho ghi vào thẻkho sau đó chuyển lên phịng kế tốn; Liên 3 nhân viên thu mua giữ để cùnghóa đơn đưa lên phịng kế tốn thanh toán.

Khi xuất kho NVL cho sản xuất: Theo yêu cầu của bộ phận sản xuất,phịng kế tốn u cầu phịng kỹ thuật kiểm tra và xác nhận sau đó viếtphiếu yêu cầu để bộ phận sản xuất mang lên phịng kế tốn làm căn cứ phiếuxuất kho Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho làm thủ tục xuất kho Cuốitháng thủ kho đối chiếu với kế toán chi tiết.

2.3.2 Tổ chức hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại cơng ty cổ phần xi măng Sài Sơn.

Với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất xi măng, trong quá trình sảnxuất tạo ra sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, sản phẩm củagiai đoạn trước là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm của giai đoạn sau Dođó chi phí sản xuất được chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất theo cácbước cơng nghệ.

2.3.2.1 Ngun tắc hạch tốn chi phí sản xuất tại cơng ty.

Đối tượng tập hợp chi phí: Tại công ty là các phân xưởng sản xuất

sản phẩm trong quy trình sản xuất đó là các phân xưởng: phân xưởng vậtliệu; phân xưởng lò; phân xưởng xi măng và phân xưởng vỏ bao Xuất pháttừ quy trình sản xuất sản phẩm tại cơng ty gồm có 2 bước nối tiếp nhau,bước đầu là tạo ra bán thành phẩm Clanhker – Clanhker là nguyên liệu đểchế biến ở bước tiếp để tạo ra thành phẩm xi măng Do vậy đối tượng tínhgiá tại cơng ty cổ phần xi măng Sài Sơn là bán thành phẩm Clanhker vàthành phẩm xi măng

Phưong pháp tập hợp chi phí: Đối với chi phí liên quan trực tiếp đến

Trang 32

32Sổ chi tiết TK 621, 622,627Sổ Nhật ký đặc biệtChứng từ gốcSỔ NHẬT KÝ CHUNGSỔ CÁI TK 621,622,627Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết sinh tại các phân xưỏng phụ trợ sẽ được tập hợp lại và phân bổ theo các tiêuthức phù hợp.

Căn cứ vào các chứng từ kế toán phần hành tiến hành ghi sổ chi tiếtcho từng khoản mục tương ứng, sau đó được dùng ghi vào sổ Cái Cuốitháng, kế tốn tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ và số dư của từng tàikhoản trên sổ Cái.

Sơ đồ1.7: Quy trình hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Trang 33

2.3.3 Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệuchính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liêu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chếtạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ Chi phí ngun vật liệu trực tiếpthưịng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm Chi phí nguyênvật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính: bao gồm đá vơi, đất sét,than, thạch cao… Ngun vật liệu phụ: bao gồm quặng sắt, cát non, xỉ lị cao,đá xanh, vỏ bao… Ngồi ra cịn sử dụng các loại nhiên liệu phục vụ sản xuấttrực tiếp.

Tài khoản sử dụng: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp tại cơng

ty được hạch tốn vào tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tàikhoản này được chi tiết thành tài khoản cấp 2: TK 6211- “chi phí nguyên vậtliệu chính trực tiếp” ; TK 6212- “chi phí ngun vật liệu phụ trực tiếp”.

Q trình sản xuất xi măng trải qua 4 phân xưởng, các phân xưởngđược gắn các mã đối tượng:

Phân xưởng Liệu: PX01_ đảm nhận cơng đoạn sản xuất bột liệuPhân xưởng Lị: PX02_ đảm nhận công đoạn sản xuất Clinker

Phân xưởng Xi măng: PX03_ đảm nhận công đoạn sản xuất Xi măngPhân xưởng Vỏ bao: PX04_ đảm nhân cơng đoạn đóng bao xi măng.

Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu

trực tiếp là các phiếu xuất kho kèm theo giấy yêu cầu lĩnh vật tư.

Quy trình luân chuyển chứng từ: Hàng ngày theo nhu cầu sử dụng của

Trang 34

34

vào phiếu xuất kho và tính tiền trên các phiếu xuất kho (kế tốn lấy đơn giá từmáy tính ra).

Đơn giá nguyên vật liệu xuất kho tại cơng ty được tính theo phươngpháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:

Giá thực tế xuất dùng = Số xuất dùng trong tháng * Đơn giá bình quân sau mỗi lầnnhập

Đơn giá thực tế Giá thực tế tồn kho + giá thực tế mỗi lần nhập

bình quân =

sau mỗi lần nhậpSố lượng tồn kho + Số lượng nhập trong mỗi lần nhập

Việc tính đơn giá thực tế bình quân và giá trị NVL xuất dùng sẽ dophần mềm kế tốn ACSOFT tự động tính khi có nghiệp vụ NVL phát sinh.Ví dụ: Ngày 01/9/2010: số lượng đá trắng tồn kho: 8.556,3 tấn

Đơn giá thực tế: 45.781,6đồngNgày 08/9/2010: Nhập kho đá trắng: 15.000 tấn

Đơn giá nhập: 50.000 đồngGiá trị thực tế đá trắng sau lần nhập ngày 08/9 là:

15.000 x 50.000 + 8.556,3 x 45.781,6 = 1.141.721.104Đơn giá thực tế bình quân sau lần nhập ngày 08/7 là: 1.141.721.104 = 48.467,76

8.556,3 + 15.000

Đơn giá này được máy tính tự động tính ra khi kế tốn nhập số lượngvà đơn giá đá trắng nhập vào ngày 08/9 Đến ngày 10/9 đá trắng được xuấtkho phục vụ sản xuất PX Liệu, kế toán sẽ áp đơn giá này cho số lượng đátrắng xuất dùng (Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho số 08)

Quy trình hạch tốn: Căn cứ vào các chứng từ gốc là các Phiếu xuất

kho, kế toán cập nhật số liệu số lượng NVL xuất dùng vào máy tính theo đómáy tính sẽ tự động tính ra tổng số tiền Sau khi tính ra giá trị số nguyên vật

Trang 35

liệu xuất dùng máy tính tự động lên sổ chi tiết các tài khoản 621, sổ Cái Tk621, sổ Nhật ký chung.

Quy trình nhập số liệu: Khi khai báo xong dữ liệu của phiếu xuất kho

máy tính sẽ tự động tính đơn giá cũng như số tiền của vật tư xuất kho, theo đókế tốn sẽ điền thông tin số tiền của vật tư lên phiếu xuất kho Trình tự nhậpsố liệu vào máy tính như sau: Kế toán chi tiết/ Hàng hóa nguyên vậtliệu/Nguyên vật liệu/ Xuất/ Xuất dùng,nhập các thông số/ Lưu.

Sau khi đã nhập đủ thơng tin máy tính sẽ tự động tính tốn và kếtchuyển vào các sổ: Sổ nhật ký chung, Sổ Cái, Sổ chi tiết TK 621 và các sổ cóliên quan Cuối tháng các số liệu trên sổ Cái TK 621 sẽ kết chuyển sang TK154 để tính giá thành sản phẩm.

Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho số 08

Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn Mẫu số:02_VT

Quốc Oai- Hà Nội Ban hành theo quyêt định số:15/2006/QD_BTCNgày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 10 tháng 9 năm 2010

Họ tên người giao hàng: Lê Thị Lan Số: 08

Lý do xuất kho: Xuất NVL chính cho phân xưởng Liệu Nợ TK : 6211

Xuất tại kho : PX Liệu Có TK :1521

Đơn vị tính: Đồng

STT Tên hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Yêu cầu Thực xuất

1 Đất sét Tấn 3408,451 3408,4511 348.500,00 1.187.845.2072 Than cám Tấn 2464,481 2464,4806 29.000 71.469.9363 Cát non Tấn 1035,68 1035,68 29.000 30.034.7194 Quặng sắt Tấn 476,8077 476,80771 145.016,15 69.144.8195 Đá trắngTấn19258,619258,6 48.467,76 933.421.203Cộng 26644,0226644,0192.291.915.883

THỦ KHO NGƯỜI GIAO PHỤ TRÁCH CHUNG

Trang 36

36

Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 08- Xuất nguyên vật liệu chính

cho phân xưởng Liệu, với tổng giá trị NVL xuất dùng là 2.291.915.883 đồng.

Kế toán nhập số lượng NVL thực xuất vào máy tính theo đó máy tính sẽ tựđộng áp đơn giá vào tính ra giá trị NVL xuất dùng Kế tốn ghi đơn giá NVLvào phiếu xuất kho và hồn thiện Phiếu xuất kho.Máy tính sẽ tự động nhập sốliệu vào Sổ chi tiết TK 6211, sổ Cái TK 621 và Sổ Nhật ký chung.

Biểu số 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 6211

Công ty Cổ phần xi măng Sài SơnQuốc Oai- Hà Nội

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6211

(Chi phí NVL chính trực tiếp)Tháng 9 năm 2010Đơn vị tính: đồngChứng từ Diễn Giải TKĐƯSố tiềnSH Ngày Nợ Có13PX 10/4 Xuất NVL PX Liệu15212.291.915.88315PX 13/4 Xuất clanker PX Lò 1521 277.134.06727PX 24/4 Xuất NVL cho PX XiMăng1521 745.350.54328PX 28/4 Xuất NVL cho PX vỏ bao 1521 464.042.910

TH1 30/4 Phân bổ chi phí NVL chínhtháng 4

154 3.778.443.403

Cộng3.778.443.403 3.778.443.403

Ngày 30 tháng 9 năm 2010

Người lập Kế toán trưỏng Thủ trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Cuối tháng, tính ra tổng chi phí phát sinh trong kỳ bằng cách cộng bênNợ trên cột phát sinh của tài khoản 6211, máy tính sẽ tự động kết chuyển sang

Trang 37

TK 154 Theo sổ chi tiết TK 6211 (chứng từ 2.2) có tổng giá trị ngun vậtliệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ là 3.778.443.403 đồng.

Biểu số 2.3: Sổ Cái tài khoản 621

Công ty Cổ phần xi măng Sài SơnQuốc Oai- Hà Nội

SỔ CÁI

Năm 2010

Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếpSố hiệu :621Đơn vị tính: ĐồngChứng từ Diễn giải TKĐƯSố tiềnSốhiệuNgày Nợ CóDư đầu kỳ013PX 10/9 Xuất NVL PX Liệu1522.291.915.88315PX 13/9 Xuất NVL PX Lị 152 277.134.06727PX 24/9 Xuất NVL chính trực tiếp PX ximăng152 745.350.54327PX 24/9 Xuất NVL Phụ trực tiếp PX Ximăng152 530.578.19028PX 28/9 Xuất NVL trực tiếp cho PX vỏ

bao152 464.042.910TH1 30/9 Kết chuyển CPNVL trực tiếp 154 4.309.021.593Cộng4.309.021.593 4.309.021.593Dư cuối kỳ 0Ngày 30 tháng 9 năm 2010

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưỏng

(ký, họ tên)(ký, họ tên)(ký, họ tên)

2.3.4 Tổ chức hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp.

Trang 38

38

ra, các khoản mục chi phí nhân cơng trực tiếp cịn bao gồm tiền ăn ca, tiềnthưởng, tiền độc hại, tiền làm thêm giờ…

Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn có áp dụng nhiều hình thức tínhlương cho người lao động phù hợp với đặc điểm từng bộ phận trong doanhnghiệp Đối với lực lượng nhân công trực tiếp tham gia sản xuất, công ty ápdụng hình thức trả lương theo sản phẩm.

Tiền lương phải trả = Số lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương.

Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPQĐ được tính vào chiphí nhân cơng trực tiếp theo tỷ lệ quy định hiện hành BHYT, BHXH vàKPCĐ được tính theo lương cơ bản quyết toán theo quý.

Tiền ăn ca, tiền độc hại căn cứ vào số thực tế chi hàng tháng của từngPX.

Chứng từ sử dụng: Bảng chia sản phẩm, Bảng lương sản phẩm,Bảng

phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân cơng trực tiếp sản xuất,

cơng ty sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân cơng trực tiếp” Tài khoản nàyđược chi tiết cho từng phân xưởng

TK 622_PX LiệuTK 622_ PX LòTK 622_ PX Xi măngTK 622_ PX Vỏ bao

Quy trình kế tốn tính lương: Hàng ngày các tổ trưởng căn cứ tình

hình thực tế của bộ phận mình để chấm cơng cho các thành viên Cuối thángthống kê phân xưởng căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành cũng nhưcác lệnh sản xuất thêm và phụ cấp để lập bảng kê gửi lên phòng kế tốn, kếtốn lương căn cứ vào bảng kê đó lập bảng thanh toán lương cho từng phânxưởng, tổ đội.

Trang 39

Căn cứ vào đơn giá khoán sản phẩm, kế tốn lương tính ra lương chosố sản phẩm hoàn thành Sau khi nhân viên thống kê phân xưởng nộp phiếuxác nhận Sản phẩm hồn thành kế tốn kiểm tra lại và nhập vào máy tính đểtính lương và các khoản trích nộp Sau đó máy tính sẽ tự động chuyển sangcác sổ: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; sổ Nhật kýchung; Sổ chi tiết và sổ cái TK 622

Biểu số 2.4: Bảng chia sản phẩm cá nhân

BẢNG CHIA SẢN PHẨM CÁ NHÂN

Trang 40

40

Biểu số 2.5: Bảng lương sản phẩm

BẢNG LƯƠNG SẢN PHẨMPhân xưởng liệu

Trích tháng 9/2010 Đơn vị tính: ĐồngSTT Họ tênVH đá sấy100% VH đá sấy 200%Tổng lươngsản phẩmSố lượng(tấn) TiềnSố lượng(tấn) Tiền1 Phí Thị Chuyên 1924,947 1.255.239 54 70.426 1.325.6642 Đỗ Phú Huỳnh 2074,947 1.353.052 54 70.426 1.423.4783 Nguyễn Đạt Định 1973,634 1.286.987 54 70.426 1.357.4134 Phạm Quang Tuấn 1924,947 1.255.239 54 70.426 1.356.644

Ví dụ: để tính lương của cơng nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng Liệu.

Kế toán theo đường dẫn của phần mềm: Kế toán tổng hợp/ kế toán lương vàBHXH/ Lương trực tiếp/ Xác nhận Sau khi nhập số liệu từ bảng chia sảnphẩm cá nhân máy tính sẽ tự động tính tốn và kết chuyển vào bảng thanhtốn tiền lương.

Ngày đăng: 07/07/2023, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w