I.NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.3.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5
1.3.3.4 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 5
1.3.3.2 Phương pháp nghiên cứu (các công cụ sử dụng): 7
II TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI SỰ TRỪNG PHẠT THỂ CHẤT/TINH THẦN 12
2.1 Các khái niệm liên quan 12
2.1.1 Trừng phạt về thể chất/tinh thần 12
2.1.2 Hình thức trừng phạt thể chất/tinh thần 13
2.1.3 Bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần 15
2.2 Các biện pháp/cấp độ bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần 16
2.2.1 Về các biện pháp phòng ngừa 16
2.2.2 Về các biện pháp can thiệp 17
2.3 Về các biện pháp hỗ trợ 18
2.4 Các thiết chế có trách nhiệm bảo vệ trẻ em 18
2.5 Đánh giá thực trạng cơ chế bảo vệ trẻ em 22
III THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI SỰ TRỪNG PHẠT VỀ THỂ CHẤT/TINH THẦN TẠI CÁC TỈNH QUẢNG NAM, THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG TRỊ 24
3.1 Về các biện pháp phòng ngừa 25
3.2 Về các biện pháp can thiệp 28
3.3 Về các biện pháp hỗ trợ 29
3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần tại các tỉnh miền Trung 30
Trang 337
4.3.1 Về các biện pháp phòng ngừa 42
4.3.2 Về các biện pháp can thiệp 45
4.3.3 Về các biện pháp hỗ trợ 46
4.4 Cơ hội và thách thức trong việc thực thi quyền đƣợc bảo vệ khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần đối với trẻ em khu vực nông thôn miền núi 47
4.4.1 Cơ hội 47
4.4.2 Thách thức 50
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 62
Trang 4BVTE Bảo vệ trẻ em
CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em
DWC Trung tâm phát triển phụ nữ và trẻ em
ECPAT End Child Prostitution and Trafficking - Kết thúc mại dâm và buôn bán trẻ em
LĐTBXH Lao Động Thương Binh và Xã Hội
LTE Luật Trẻ em
LPCBLGĐ Luật Phịng chống bạo lực gia đình
MTTQ Mặt Trận Tổ Quốc
NNC Nhóm nghiên cứu
PVBCT Phỏng vấn bán cấu trúc PVS Phỏng vấn sâu
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
UNCRC United Nations Convention on the Rights of the Child - Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em
UNICEF United Nations Children's Fund - Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
Trang 61
trừng phạt tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất/tinh thần của trẻ Việt Nam không chỉ là một trong những quốc gia tham gia ký kết CRC sớm nhất mà cịn tích cực tham gia ký cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó, có mục tiêu 16.2 về các vấn đề bảo vệ trẻ em bao gồm việc giám sát tỷ lệ trẻ bị bạo lực dưới hình thức trừng phạt về thể chất và tinh thần theo đề xuất của Liên Hợp Quốc1
Dù trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những sự tiến bộ to lớn trong việc cải cách hệ thống luật pháp quốc gia nhằm thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em, bảo đảm các quyền của trẻ, nâng cao chất lượng sống cho trẻ Khung pháp lý về bảo vệ trẻ em có Luật Trẻ em 2016, Luật Hôn nhân và Gia đình 2017, Luật Giáo dục 2005, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 và Luật Hình sự 1999, 2015
Tại Điều 26, Luật trẻ em 2016 ghi rõ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để khơng bị bạo lực, khơng bị bỏ rơi, bỏ mặc, được phát triển an toàn Điều này cho thấy Việt Nam đã có những bước tiến dài về hoạt động xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý bảo đảm và bảo vệ quyền trẻ em Tuy nhiên, trong tất cả các quy định của luật liên quan đến trẻ em, các hình phạt thể chất/tinh thần vẫn chưa được hiểu đúng mức, chưa có bất kỳ điều luật nào làm rõ được nội hàm của khái niệm này Thực tế xảy ra trong xã hội cho thấy vẫn tồn tại quan niệm cho rằng việc bố mẹ đánh, quát mắng con như một phương thức giáo dục; các hình thức kỷ luật mang tính trừng phạt vẫn được sử dụng phổ biến trong xã hội, vì thế trẻ em ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn tiếp tục đối mặt với những hình thức kỷ luật dưới dạng trừng phạt về thể chất/tinh thần Thay vì được u thương, chăm sóc và bảo vệ, một bộ phận trẻ em vẫn đang phải chịu những bạo lực dưới dạng trừng phạt về thể chất/tinh thần mà người thực hiện hành vi trừng phạt lại người chăm sóc, giáo dục trẻ: thầy cô giáo, người giám hộ/đại diện, hay chính là cha, mẹ của chính trẻ, điều này càng phổ biến tại khu vực nông thôn
1
Trang 72
Đăng) Xuất phát từ điều kiện môi sống cùng với kiến thức bản địa về chăm sóc, ni dưỡng trẻ, trẻ em của các cộng đồng, việc thực thi quyền trẻ em nói chung, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức trừng phạt về thể chất/tinh thần gặp nhiều thách thức Các cộng đồng phần lớn đều sinh sống tại khu vực miền núi, xa các trung tâm kinh tế - thương mại, chính trị - xã hội, điều kiện giao thơng đi lại khó khăn, chỉ số phát triển xã hội thấp, các dịch vụ xã hội hỗ trợ chưa đầy đủ Mức độ phát triển kinh tế của các cộng đồng vẫn ở mức thấp, tại hai điểm khảo sát, bình quân thu nhập đầu người xê dịch từ 1.400 000/tháng đến 1.700 000/tháng3
(số liệu năm 2017) Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, sinh kế chính là nơng nghiệp, chủ yếu trồng nương, rẫy, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp4
.Về xã hội, sinh hoạt trong các cộng đồng vẫn chịu ảnh hưởng từ phong tục, truyền thống Hơn nhân theo chế độ phụ hệ, trong gia đình và xã hội, người đàn ơng nắm giữ vị trí quan trọng và được thừa kế tài sản
Trong những năm qua, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tại khu vực đã có những bước tiến dài, chất lượng cuộc sống của trẻ em từng bước được nâng cao, song việc thực thi quy định của pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần vẫn chưa được hiểu đúng và đầy đủ Nghiên cứu tiến hành tại địa bàn hai xã thuộc hai huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế là Nam Đông và A lưới, khảo sát trẻ em ở độ tuổi từ 8 đến dưới 16 tuổi cho thấy gần 100% trẻ từng gánh chịu các hình thức trừng phạt về thể chất/tinh thần dưới các hình thức: đánh bằng tay vào chân, tay và mơng, đánh bằng roi, đặc biệt có một vài trường hợp trẻ bị đánh dưới các hình thức vừa mang tính bạo lực nghiêm trọng, vừa mang tính nhục mạ như dùng gậy đập vào các bộ phận khác nhau của cơ thể, tát vào mặt, thậm chí là thả kiến lên đầu trẻ, hay
2
Nguyễn Văn Mạnh (2012), Thông báo Dân tộc học 2012, tr137, tr 138
3
Số liệu do nhóm ngiên cứu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu ở hai xã: Thượng Nhật thuộc huyện Nam Đơng và A Rồng thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (NNC)
4
Trang 83
đánh, quát mắng con như một phương thức giáo dục tốt, vì thế các hình thức kỷ luật mang tính trừng phạt vẫn được sử dụng phổ biến trong các cộng đồng, trẻ em vẫn tiếp tục đối mặt với những hình thức kỷ luật dưới dạng trừng phạt về thể chất/tinh thần hàng ngày Thay vì được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ,nhiều trẻ em tiếp tục phải chịu những bạo lực mà người thực hiện hành vi trừng phạt lại người gần gũi nhất, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ chính cha, mẹ, anh chị, ông bà
Hành vi trừng phạt trẻ dưới dạng thể chất có thể là hành vi sử dụng vũ lực bằng chân tay, với các công cụ như roi, hoặc tinh thần dưới dạng lời nói hoặc các hành vi khác nhằm gây ra đau đớn, tổn thương về tinh thần dù khơng gây thương tích Ngun nhân dẫn đến trừng phạt về thể chất/tinh thần trẻ em xuất phát từ nhiều lý do khác nhau song chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết của phụ huynh về tâm sinh lý trẻvà tâm lý cho rằng “thương cho roi cho vọt”, với mong muốn con ngoan hơn, trưởng thành hơn
Trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần trẻ em không chỉ là những đau đớn về thể chất mà có thể là những tổn hại về tâm lý (khiến trẻ buồn, xấu hổ và thất vọng,…)
Để hình thành một thế hệ trẻ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, bảo đảm sự vững bền của quốc gia, hình thức giáo dục tích cực cần được thực hành trong gia đình và trường học nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển tích cực của trẻ Hướng tới việc tiếp cận mục tiêu này, chỉ dừng lại ở hoạt động xây dựng khung khổ pháp lý là chưa bao giờ đủ, mà pháp luật cần phải được đi vào cuộc sống trở thành hành vi thực tế của các chủ thể Những năm qua, nhất là từ thời điểm Luật trẻ em 2016 được thơng qua và có hiệu lực (LTE), cơ chế thực thi pháp luật không ngừng hoàn thiện nhằm thúc đẩy hiệu quả bảo vệ trẻ em trên tất cả các mặt Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, quá trình tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần chưa thực sự hiệu quả, biểu hiện: 1) tình trạng trẻ em
5
Trang 94
môi trường khác nhau
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm rõ việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần ở khu vực nông thôn, miền núi trong mối tương quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trên các góc độ: Thể chế, thiết chế pháp lý, cơ chế vận hành, sự hỗ trợ, phối hợp hoạt động với các thiết chế liên quan , trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tránh nguy cơ bị áp dụng các hình thức kỷ luật tiêu cực
Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng rõ khung pháp lý về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em, đánh giá thực trạng các thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần và cơ sở vật chất, dịch vụ xã hội hỗ trợ đối với trẻ em là nạn nhân của sự trừng phạt; đối chiếu với thực tiễn hoạt động trong thực tế, sự phối hợp, vận hành giữa các thiết chế, nghiên cứu hướng tới đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo vệ quyền trẻ em xung đột là nạn nhân của sự trừng phạt
1.3 Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiếp cận đối tượng nghiên cứu là cơ chế thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần, cụ thể: quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về trừng phạt về thể chất/tinh thần, biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần; thiết chế thực thi pháp luật và quy trình hoạt động của các thiết chế
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 105
1.3.3.4 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu chủ yếu trên hai lý thuyết: Lý thuyết hành vi trong tâm lý học phát triển và lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền
Lý thuyết hành vi trong tâm lý học phát triển: Thuyết hành vi phát triển mạnh vào những năm 1930 – 1950 dựa trên những quan điểm về hành vi con người của nhà tâm lý học Burrhus Frederic Skinner (1904-1990) Theo B F Skinner việc thưởng và phạt có tác dụng uốn nắn hành vi Theo đó, hành vi của con người được hình thành thơng qua trải nghiệm và là chức năng tương tác giữa họ và môi trường Cả những hành vi bình thường và bất thường đều được hình thành theo chuỗi kích thích – phản ứng trên ba quá trình cơ bản: điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa tạo tác và học qua quan sát
Mơ hình mà ơng đưa ra lý giải hành vi của trẻ là do trẻ học tập qua quan sát – hay đơn giản là sự bắt chước những người xung quanh Cụ thể, các hành vi được hình thành bằng cách quan sát ai đó thể hiện các hành vi này và lặp lại những hành vi đó Việc trẻ bắt chước ai và bắt chước những hành vi nào lại phụ thuộc vào những củng cố mà trẻ nhận được khi thực hiện hành vi (trẻ thích hay khơng thích củng cố đó), hoặc tần suất của những hành vi trẻ quan sát được (trẻ càng quan sát được trong thời gian dài thì việc bắt chước càng dễ dàng và nhanh hơn) Vì vậy, để trẻ có những hành vi tốt, cần tạo ra những hình mẫu tốt cho trẻ Với quan điểm này, có thểứng dụng để tiếp cận phân tích sự biến đổi hành vi của trẻđã từng bị trừng phạt về thể chất và tinh thần, xem xét các em có xu hướng thực hiện các hành vi đó trong tương lai không, nhận thức về hành vi đó như thế nào, hay có thực hiện hành vi đó một cách vơ thức với các đối tượng khác hay không
Trang 116
phạt tăng kích thích: Giảm cơ hội xuất hiện trở lại của hành vi bằng cách đưa ra một kích thích có tính chất ngăn ngừa ngay sau khi hành vi xuất hiện Trừng phạt loại bỏ kích thích: Giảm cơ hội xuất hiện trở lại của hành vi bằng cách loại bỏ kích thích mà trẻ thích ngay sau khi hành vi xảy ra6
Với nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận với lý thuyết hành vi trong tâm lý học để phân tích sự biến đổi tâm lý, ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt thể chất và tinh thần lên trẻ em Đứng trên góc nhìn của Skinner lý giải cho việc vì sao việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thân thể không hề mang lại kết qủa tốt như các bậc phụ huynh vẫn thường nghĩ
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người:Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người do Liên Hợp Quốc công bố, phương pháp được sử dụng để đảm bảo quyền con người luôn được cân nhắc và xem như là mục tiêu trong các dự án, nghiên cứu
Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình dựa trên cơ sở quyền con người là phương pháp tiếp cận trong đó dành sự quan tâm như nhau giữa một bên là nội dung hoạt động và bên kia là cách thức thực hiện các hoạt động đó Cùng hướng tới đạt được những mục tiêu giống như các chương trình phát triển khác hiện đang được sử dụng (thí dụ như Các mục tiêu Thiên niên kỷ) nhưng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người khác biệt ở chỗ không chỉ quan tâm tới việc đạt được mục tiêu mà cịn quan tâm thích đáng tới quy trình, cách thức được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đó
Đầu tiên, tiến hành phân tích tình hình các ngun nhân của vấn đề, xác định
những chủ thể chính là người phải chịu ảnh hưởng từ vấn đề đó hay là những nguyên nhân gây ra vấn đề;
6
Trang 127
thể chính Xác định ai có vai trị là bên có quyền và ai là bên có trách nhiệm thực hiện quyền Đối với mỗi quan hệ như vậy, liệt kê những địi hỏi chính đáng của người có quyền và những nghĩa vụ chính của người có nghĩa vụ thực hiện quyền (Phân tích mơ hình);
Thứ tư, đối với mỗi quan hệ nêu trên, xác định những thiếu hụt năng lực quan
trọng nhất của bên có quyền khiến họ gặp khó khăn trong việc địi hỏi quyền của mình và những thiếu hụt năng lực quan trọng nhất của bên có nghĩa vụ thực hiện quyền trong việc thực hiện nghĩa vụ (Phân tích thiếu hụt năng lực);
Ứng dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền cho phép nghiên cứu tiến hành phân tích các chủ thể liên quan, các tác nhân, đối tượng thụ hưởng hay các bên liên quan trong tiến trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền trẻ em Phương pháp tiệp cận dựa trên quyền là xương sống cho nghiên cứu, để từ đó đặt ra các câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng các hệ thống thông tin cần thu thập liên quan tới mỗi đối tượng khác nhau trong nghiên cứu, để từ đó tiến hành phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu thông tin, nhằm đưa ra thơng tin có tính đa chiều, nhiều lớp và đảm bảo mỗi đối tượng đều được đưa lên tiếng nói, ý kiến của mình
Một cách tiếp cận với phát triển dựa trên quyền mơ tả các hồn cảnh không đơn giản chỉ là nhu cầu của con người, hay yêu cầu của sự phát triển, mà là trách nhiệm của xã hội đối với quyền không thể xâm phạm của các cá nhân, giúp mọi người có được công bằng như là một quyền, chứ không phải là sự bố thí, và tạo cho cộng đồng cơ sở đạo đức để kêu gọi trợ giúp quốc tế khi cần.”
Kofi Annan, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
1.3.3.2 Phương pháp nghiên cứu (các công cụ sử dụng):
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở các phương pháp cụ thể:
- Phân tích quy phạm, phân tích văn bản: Đây là phương pháp chính trong
Trang 138
đối với trẻ em, cơ chế pháp lý thực thi pháp luật Qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, đồng thời cũng là nguồn thơng tin chính để sử dụng với mục đích đối chiếu, phân tích và giải thích thơng tin thu thập được qua khảo sát thực tiễn
- Phương pháp so sánh quy phạm: Được sử dụng để làm sáng tỏ hệ thống pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu Cụ thể trong nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để làm sáng tỏ những khái niệm là công cụ nghiên cứu, với việc đối sánh khái niệm giữa quy định của pháp luật quốc tế và quy định của pháp luật trong nước chỉ ra sự thiếu tương thích, sự mơ hồ trong các khái niệm
- Phân tích số liệu thứ cấp:Nguồn tài liệu mà đề tài sử dụng gồm các tài liệu văn
tự (cơng trình nghiên cứu, báo cáo, tài liệu hội thảo) và tài liệu phi văn tự (hình ảnh, bản đồ) có tại địa phương Bằng phương pháp phân tích truyền thống, nghiên cứu này tiến hành tổng quan, sắp xếp, chia tư liệu thành các tệp nhỏ theo các tiêu chí về nội dung thông tin, cuối cùng là chọn lọc các thơng tin có giá trịđể làm luận cứ, luậnchứng cho nghiên cứu và làm cơ sở để phân tích và đánh giá hiện trạng cho các vấn đề nghiên cứu7
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu, báo cáo, tài liệu liên quan từ các cơ quan ban ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên địa bàn Các số liệu thứ cấp được thu thập sẽ được sử dụng để nhận diện mức độ nhận thức và các phương thức hoạt động của cơ quan chức năng, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em về phương pháp giáo dục tích cực và giáo dục tiêu cực, thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em; tình trạng trẻ em bị trừng phạt về thể chất/tinh thần ở các địa bàn nghiên cứu
Tuy nhiên các số liệu, báo cáo hiện này chưa đề cập nhiều đến các vấn đề liên quan đến trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ một cách cụ thể, riêng biệt Thay vào đó
7
Trang 149
nay và cũng thể hiện sự thiếu sót, chưa bao quát vấn đề của các cấp ban ngành, trong hệ thống thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em
- Phỏng vấn bán cấu trúc (phương pháp chính): Phương pháp phỏng vấn bán cấu
trúc là phương pháp chính trong nghiên cứu này Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin đa chiều từ các cấp lãnh đạo, những người trực tiếp quản lý, làm việc trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em Đây cũng là những thơng tin chính để phân tích thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi các biện pháp trừng phạt về thể chất và tinh thần
Phỏng vấn đối với 3 nhóm:
1) Lãnh đạo các cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em: Trưởng phòng Lao động- Thương binh, Phó chủ tịch UBND xã phụ trách vấn đề xã hội;
2) Cán bộ hoạt động trên các lĩnh vực liên quan đến việc thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần: Chuyên viên phụ trách công tác trẻ em thuộc Phòng Lao động- Thương binh và xã hội, Cán bộ phụ trách công tác trẻ em tại UBND xã;
3) Nhóm nhà chức trách và cán bộ các tổ chức xã hội liên quan đến công tác trẻ em tại cộng đồng: Trưởng công an xã, Công an viên, cán bộ các tổ chức đoàn thể (cán bộ phụ nữ), trưởng thôn ở các địa bàn nghiên cứu
Với nhóm thơng tin thu được từ phương pháp này, nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tích thực trạng thực thi pháp luật hiện này, cơ chế vận hành, thể chế, thiết chế hiện nay Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của việc thực thi pháp luật, đồng thời cũng so sánh thông tin ở tầng trên với thông tin thu thập được tại địa bàn từ người dân, để đánh giá thực trạng thực thi hiện nay
Trang 1510
- Phỏng vấn sâu: Đây cũng là một trong những phương pháp quan trọng trong
quá trình nghiên cứu này Bởi lẽ, với đặc thù của vấn đề nghiên cứu, rất khó để thu được thơng tin định lượng mang tính đại diện, giải thích rõ các nguyên nhân, vấn đề, thực trạng hiện tại của việc trừng phạt thân thể trẻ em Ngoài ra, do đặc thù địa bàn, đối tượng phỏng vấn là người dân tộc thiểu số, rào cản về ngôn ngữ, cũng như trong cách tư duy giao tiếp, việc có được một thơng tin định lượng khơng mang lại kết quả khả quan Đó là lý do nhóm nghiên cứu sử dụng phỏng vấn sâu như một cơng cụ chính để thu thập sự đa chiều của thông tin
Công cụ: Phương pháp này sử dụng công cụ là bản hướng dẫn phỏng vấn sâu với những câu hỏi mang tính gợi mở được thiết kế theo mục đích nghiên cứu, nhằm tìm hiểu thực trạng trừng phạt thân thể/tinh thần trẻ em hiện nay, lý do của sự trừng phạt đó, và sự biến đổi tâm lý của trẻ, và cả phụ huynh/người giám hộ có hành vi trừng phạt trẻ
Đối tượng phỏng vấn: Trẻ em bị áp dụng áp dụng các biện pháp trừng phạt về thể chất/tinh thần; phụ huynh/người giám hộ đã có hành vi sử dụng các biện pháp trừng phạt về thể chất/tinh thần
Số lượng mẫu: Tổng cộng số lượng phỏng vấn sâu là 6 bảng cho phụ huynh/ người giám hộ và 6 bảng cho trẻ em
Cách xử lý thông tin: Thông tin trong suốt quá trình phỏng vấn được ghi chú và thu âm Tiến hành xử lý thơng tin thơng qua q trình gỡ băng và đọc lại các ghi chép trong khi đã phỏng vấn Viết thành biên bản phỏng vấn sâu để lấy làm tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Trang 1611
phương pháp khác, nhằm làm rõ hơn và bổ sung các thông tin mà đề tài thu thập được trong quá trình nghiên cứu Ngồi ra, cịn quan sát các vấn đề thơng qua những hiện tượng bên ngồi xã hội, nhằm bổ sung thêm các thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu8
Thông qua phương pháp quan sát, sẽ nắm bắt được sơ lược tình hình kinh tế địa phương, các phong tục tập quán, cách cha mẹ, người lớn đối xử với trẻ em, những tương tác bình thường trong quá trình sinh hoạt Ngoài ra, sẽ đánh giá, tìm ra đối tượng phỏng vấn sâu dựa trên các dấu vết như số vết sẹo, vết thương trên người trẻ Đây là phương pháp bổ trợ cho việc đánh giá tình hình tại địa bàn nghiên cứu
- Phỏng vấn bảng hỏi:Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi là được sử dụng để thu
thập các thông tin định lượng cho nghiên cứu này
Công cụ: Phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng hỏi hồn thiện, được chuẩn bị trước, có thang đánh giá được kết cấu hoàn chỉnh, đúng logic về hình thức và nội dung
Đối tượng phỏng vấn: cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ và trẻ em tại địa bàn nghiên cứu để khảo sát thực trạng trẻ em bị trừng phạt về thể chất/tinh thần, nguyên nhân dẫn đến thực trạng
Thông tin cần thu thập: Đây là phương pháp thu thập thơng tin chính của đề tài nghiên cứu Thơng tin thu được mang tính định lượng, liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra Thông tin thu thập được ghi trực tiếp vào bảng hỏi, thông qua quá trình phỏng vấn
Bảng hỏi được chia ra làm 2 loại, một cho đối tượng là phụ huynh và người giám sát, một cho nhóm trẻ từ 8 đến 16 tuổi (trẻ dưới 8 tuổi rất khó để thu thập thơng tin do ngôn ngữ, khả năng tư duy…) Tuy nhiên như đề cập ở trên, việc thu thập bảng
8
Trang 1712
Sau khi thu thập bảng hỏi, nhóm nghiên cứu tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20
II TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI SỰ TRỪNG PHẠT THỂ CHẤT/TINH THẦN
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Trừng phạt về thể chất/tinh thần
Theo Từ điển Tiếng Việt “trừng phạt” là “trừng trị kẻ có tội"9hay“dùng hình phạt trị kẻ có tội”10, tức là các hành vi sử dụng vũ lực hay gây áp lực về tinh thần cho một cá nhân nào đó, được sử dụng như một hình thức kỷ luật hoặc giáo dục Mở rộng ra có thể hiểu“trừng phạt” là các biện pháp mà một người thực hiện đối với người khác nhằm thay đổi hành vi tiêu cực Ở một số nền văn hóa, trong đó có Việt Nam, “trừng phạt” được xem là một biện pháp giáo dục hợp pháp dưới danh nghĩa là “sự kỷ luật”11
, đặc biệt là khi cha mẹ, thầy cô hoặc người giám hộ sử dụng để ngăn chặn một số hành vi "lệch chuẩn" của trẻ em nhằm "điều chỉnh" lại cách ứng xử cho "hợp chuẩn"
Trừng phạt tác động đến trẻ em theo nhiều phương thức khác nhau, nhưng chủ yếu là về mặt thể chất và tinh thần Theo Liên minh Cứu trợ trẻ em quốc tế, trừng phạt về thể chất và tinh thần là hành vi sử dụng vũ lực, lời nói hoặc các hành vi khác nhằm gây ra đau đớn nhưng khơng gây thương tíchcho trẻ12
Trừng phạt về thể chất là những hành vi gây ra đau đớn trên cơ thể trẻ em, có thể có thương tích hoặc khơng gây ra thương tích13 Ví dụ: đánh bằng roi, bằng gậy;
9
Thái Xuân Đệ (2006), Từ điển Tiếng Việt 100.000 từ, NXB Thống Kê
10
Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
11
Trung tâm hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) (2014), Tài liệu tập huấn “Giáo dục kỷ luật tích cực”,
tr.8
12
.Trần Tuy An (2010), Cần ngăn chặn thể chất và tinh thần trẻ, post:18/8/2010, giaoduc.edu.vn
13
Trang 1813
lại những ảnh hưởng chủ yếu về vấn đề sức khỏe.Trong khi đó, trừng phạt về tinh thần là những hành vi gây ra những tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm, tinh thần của trẻ em Ví dụ: mắng chửi, quát mắng thậm tệ; sỉ nhục, chế nhạo, làm trẻ xấu hổ, dọa nạt, đe dọa làm trẻ hoảng loạn, bỏ rơi, khơng chăm sóc trẻ, Những ảnh hưởng do trừng phạt về tinh thần thường khó nhìn thấy và nhận biết hơn so với trừng phạt về thể chất
2.1.2 Hình thức trừng phạt thể chất/tinh thần
Việc trừng phạt về thể chất và tinh thần có thể được thực hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau và với nhiều mức độ khác nhau
Trừng phạt về thể chất:Theo Tổ chức cứu trợ Trẻ em, trừng phạt thể chất có thể
bao gồm: Tát, véo, đánh, đá, lắc, làm bỏng, xô đẩy; bạo lực theo hệ thống (đánh trẻ bằng tay hay bằng đồ vật, buộc trẻ phải ngồi hay quỳ trong các tư thế khó chịu hay nhục hình như cởi truồng, trói, xích, nhốt) hay bắt buộc trẻ phải làm việc trong điều kiện tồi tàn, hoặc làm việc không phùhợp với độ tuổi của trẻ14.… Nhìn chung, các hình thức trừng phạt thể chất rất dễ dàng nhận thấy bởi nó tác động trực tiếp về mặt vật lý đến thân thể của các em, gây ra những đau đớn trực tiếp
Trừng phạt về tinh thần:Trong nhiều trường hợp, trừng phạt tinh thần thường
xảy ra cùng với trừng phạt thể chất Trừng phạt tinh thần có thể diễn ra dưới các dạngnhư sau:
Mắng, chửi: Thường người lớn thể hiện với giọng nói to, khắc nghiệt, có khi hạ
nhục trẻ Tệ hại hơn là việc mắng chửi đó diễn ra trước mặt người khác hay bạn bè làm trẻ mất mặt, xấu hổ
Chế nhạo trẻ: Một số người lớn hay đùa cợt, trêu chọc trẻ bằng cách hỏi những
câu hỏi khó trả lời hay khi trẻ hỏi thì đưa ra các câu trả lời có vẻ ngớ ngẩn để chế nhạo trẻ Có khi người lớn chế nhạo điểm gì đó thuộc tính cách của trẻ Chính điều này có
14
Trang 1914
Làm trẻ xấu hổ: Đó là việc hạ nhục trẻ, đặc biệt là trước mặt người khác Người
lớn thường làm điều này vì quan tâm tới thể diện của chính mình với những người lớn khác (được chứng kiến hay biết hành vi "hư" của trẻ)
Làm trẻ sợ: Lợi dụng trí tưởng tượng, tâm lý của trẻ để ngăn trẻ không làm
những hành vi nào đó, hình thành những suy nghĩ sai lệch ở trẻ: trẻ sợ ma, sợ tổ kiến, sợ nhện, bóng tối Nguời lớn thường hay dùng cách này với trẻ nhỏ Nếu dùng nhiều sẽ có thể hình thành nỗi ám ảnh, sợ hãi ở cả trẻ và người lớn Ví dụ, hồi nhỏ một người bị dọa nhện nhiều lần dẫn đến hình thành nỗi ám ảnh, sợ hãi và khi trưởng thành vẫn khó chấp nhận việc nhện chăng tơ bắt muỗi trong nhà là con vật bình thường, vơ hại
Đe dọa: Nhiều người lớn rất hay làm điều này với trẻ Họ cho rằng trẻ hiểu hết
những lời dọa của người lớn dù thực tế khơng phải như vậy Vì chưa có khả năng xét đoán như người lớn nên dù bị đe doạ, trẻ vẫn lặp lại các hành vi không mong muốn Vì sự chú ý của trẻ là có giới hạn, để trẻ sợ, người lớn phải nhắc đi nhắc lại lời đe dọa của mình làm sao cho trẻ thường xuyên "sợ" Về lâu dài, điều này rất tai hại, bởi vì sau này khi người lớn chuyển sang sử dụng lý lẽ để giải thích trẻ vẫn thấy khó chấp nhận và vẫn có xu hướng phản đối về mặt nhận thức Ví dụ, người lớn đe dọa sẽ bán trẻ sang Trung Quốc, dọa đánh, dọa nhốt vào phịng tối một mình,
Ngăn cấm trẻ: Khơng cho trẻ được sống với những sở thích, đam mê theo đúng
lứa tuổi của mình, hạn chế các quyền tự do sinh hoạt của trẻ như cấm trẻ đi học thêm, không cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao, hoạt động tình nguyện, xã hội…
Trang 2015
Bảo vệ trẻ em không chỉ là nghĩa vụ của riêng các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ hay nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả nhà nước và xã hội16
Hành vi trừng phạt thể chế chất/ tinh thần trẻ em không hề mang tính chất kỷ luật ni dạy trẻ như người lớn vẫn lầm tưởng mà chính là hành vi xâm hại quyền trẻ em được CRC quy định Mặt khác, hành vi này đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài đối với trẻ, từ ảnh hưởng sức khỏe (đau đớn, mệt mỏi) đến những ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm, lo lắng, có hành vi chống đối xã hội, và gia tăng nguy cơ lạm dụng bạo lực…
Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều thống nhất khái niệm bảo vệ trẻ
em, tại Điều 19, CRC quy định: "Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong sự chăm sóc của cha, mẹ hoặc của cả cha lẫn mẹ, của một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em"
Theo quy định của pháp luật cho phép rút ra kết luận bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần được hiểu là những can thiệp của nhà nước, xã hội, các cơ quan, tổ chức và cả các bậc phụ huynh trong việc thay đổi những quan niệm, suy nghĩ của cộng đồng trong việc giáo dục trẻ.17
Nâng cao ý thức về quyền trẻ em cũng như tuyên truyền những hình thức kỷ luật tích cực đến mọi người dân là yêu cầu quan
15
Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh phối hợp cùng tổ chức ECPAT quốc tế và quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF),Tài liệu tập huấn “Tổ chức an toàn với trẻ em”, tr.71
16
Bộ LĐTBXH phối hợp cùng UNICEF (2010), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam”, tr.11
17
Trang 2116
của cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, của cá nhân cũng như tổ chức, từ khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến khâu thực hiện và giám sát, đánh giá Do đó, hiện nay Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp lý hướng đến bảo vệ quyền không bị trừng phạt thể chất và tinh thần của trẻ em, bao gồm văn bản luật pháp quốc gia và các văn bản dưới luật và các chính sách.Tồn bộ sự phối hợp này hướng đến một mục tiêu cao nhất là “bảo đảm trẻ em được sống an tồn, lành mạnh; phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em”18
một cách hiệu quả và toàn diện nhất
2.2 Các biện pháp/cấp độ bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần
Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đã có các quy định cụ thể về biện pháp, cấp độ bảo vệ trẻ em cụ thể trong Luật, theo đó hoạt động bảo vệ trẻ em, bao gồm cả việc bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần được tiến hành trên 3 cấp độ: Phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ
2.2.1 Về các biện pháp phòng ngừa
Theo quy định tại Điều 48 LTE, các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:
- Việc tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm
và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
- Cung cấp thơng tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc
trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;
- Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;
18
Trang 2217
Theo quy định tại Điều 50 LTE, cấp độ can thiệp gồm:
- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ;
- Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa
hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
- Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy
định tại Khoản 2 Điều 62 của LTE;
- Đồn tụ gia đình, hịa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc
lột, bỏ rơi;
- Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên
gia đình trẻ em có hồn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hịa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
- Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm
sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em;
- Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm
hại
Nghị định 56/2016/NĐ-CP hướng dẫn LTE quy định rõ khi phát hiện hoặc có thơng tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại báo cho đội ngũ cộng tác viên hoặc cán bộ cơ sở, công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc có nghĩa vụ tiếp nhận thơng tin Nơi tiếp nhận thơng tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)
Trang 2318
dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp
Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vịng 12 giờ từ khi nhận thơng tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em Hệ thống trạm y tế xã là nơi có trách nhiệm tiếp nhận, điều trị, hỗ trợ ban đầu cho trẻ
2.3 Về các biện pháp hỗ trợ
Cấp độ hỗ trợ theo quy định tại Điều 49 bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, cụ thể:
- Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp
can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an tồn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
- Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết
để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
- Hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt;
- Hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính
sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em
2.4 Các thiết chế có trách nhiệm bảo vệ trẻ em
Trang 2419
Quốc hội Việt Nam là cơ quan lập pháp, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Với vị trí và chức năng của mình, Quốc hội chính là hạt nhân quan trọng nhất, là tiền đề để kiến tạo nên hành lang pháp lý vững chắc cho tồn bộ hệ thống thiết chế cịn lại được vận hành
Liên quan đến các vấn đề về bảo vệ trẻ em, trách nhiệm được giao cho Ủy ban các vấn đề về xã hội Đây là cơ quan chuyên trách của Quốc hội Việt Nam, cơ quan giám sát các lĩnh vực liên quan tới lao động, y tế, xã hội, tôn giáo và vấn đề khác do Quốc hội giao Ủy ban các vấn đề về xã hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội khơng họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Chính phủ (Điều 80, LTE): Với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất của Nhà
nước, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về trẻ em; bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương trong việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em Xây dựng chính sách, các điều kiện bảo đảm cho vệc thực thi và bảo vệ quyền trẻ em; chỉ đạo, phân công các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với tổ chức này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
- Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (Điều 82): Là cơ quan của Chính phủ,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước Bộ có trách nhiệm đảm bảo việc chăm sóc, giáo dục và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em, Cục Trẻ em (trước đây là Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) được thành lập, là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong phạm vi trách nhiệm của Bộ
- Bộ Cơng an (Điều 88, LTE): Đóng vai trị quan trọng trong việc thực thi pháp
Trang 2520
- Bộ Tư pháp (Điều 83, LTE): Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tịa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan bảo đảm việc bảo vệ trẻ em trong quá trình xử lý vi phạm hành chính; Quản lý, hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật
- Bộ Y tế (Điều 84, LTE): Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện việc chăm sóc trẻ em; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác cung cấp các kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 85, LTE): Có trách nhiệm bảo đảm việc thực
hiện quyền và bổn phận của trẻ em; xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi trẻ em và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ em; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện; phịng, chống bạo lực học đường; tổ chức phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền và bổn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng biện pháp trợ giúp giáo dục phù hợp cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Điều 86, LTE): Có trách nhiệm bảo đảm trẻ
em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
- Bộ Thông tin và Truyền thơng (Điều 87, LTE): Có trách nhiệm bảo đảm trẻ em
được tiếp cận thông tin; được bảo vệ hình ảnh, thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân về thư tín, viễn thơng và các hình thức trao đổi, lưu giữ thông tin cá nhân; Quản lý, hướng dẫn quy chuẩn báo chí, xuất bản, viễn thơng, Internet, phát thanh, truyền hình và các hình thức cung cấp, quảng bá thơng tin khác dành riêng cho trẻ em, có trẻ em tham gia, liên quan đến trẻ em; bảo vệ trẻ em trên mơi trường mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và các phương tiện thơng tin khác; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức phát hành các ấn phẩm cho trẻ em; thực hiện các biện pháp truyền thơng cho gia đình, xã hội về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Điều 81, LTE): Các cơ quan này có
Trang 2621
thức trừng phạt thể chất/tinh thần ở trẻ em nói riêng Bởi lẽ các thiết chế này phải chủ động phát hiện, truy tố và xét xử các cá nhân có hành vi xâm hại trẻ em; thơng qua hoạt động truy tố và xét xử tội phạm xâm hại trẻ em, thực hiện chức năng “phòng” và "chống" các hoạt động xâm hại đối với trẻ
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên (Điều 91, LTE): Các tổ chức
chính trị xã hội có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng nhiệm vụ bảo vệ trẻ em; tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách, truyền thơng kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cũng như góp phần ngăn chặn những hành vi xâm hại trẻ
- Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 79, LTE): Là cơ quan quyền lực nhà nước tại
địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành nghị quyết để thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 90, LTE): Là cơ quan có trách nhiệm hực hiện
quản lý nhà nước về trẻ em theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc Điểm, Điều kiện của địa phương; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền trẻ em; bố trí và vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; bố trí người làm cơng tác bảo vệ trẻ em ở địa phương; giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ cụ thể về thực hiện quyền của trẻ em, bố trí người làm cơng tác bảo vệ trẻ em trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý
- Cơ quan Lao động-Thương binh và xã hội các cấp: là cơ quan chuyên trách về
công tác trẻ em tại địa phương, cơ quan có trách nhiệm về cơng tác trẻ em; làm đầu mối thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tại các địa phương
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (Điều 92, 93, LTE): các tổ chức này tham
gia hoạt động bảo vệ trẻ em thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em; phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ
- Quỹ bảo trợ trẻ em (Điều 95, LTE): Quỹ được thành lập nhằm mục đích vận
Trang 2722
ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết để thực hiện các Mục tiêu về trẻ em được Nhà nước ưu tiên
2.5 Đánh giá thực trạng cơ chế bảo vệ trẻ em
Rà sốt tồn bộ cơ chế thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em của Việt Nam cho thấy trong những năm qua đã có những bước hồn thiện đáng kể trên cả 3 yếu tố hợp thành: Thể chế, thiết chế và quy trình vận hành Mặc dù vậy, so với yêu cầu thực tiễn cơ chế thực thi vẫn có những khoảng trống, cụ thể:
Về thể chế: LTE đã có bước tiến đáng kể trong việc quy định cụ thể các biện
pháp bảo vệ trẻ, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ trẻ Tuy nhiên, trên phương diện bảo vệ trẻ khỏi sự trừng phạt về thể chất và tinh thần thì trong luật chưa được đề cập cụ thể Khái niệm trừng phạt về thể chất và tinh thần chưa được đề cập trong bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam, điều này dẫn đến sự hiểu thiếu thống nhất về nội hàm, do đó sự thiếu thống nhất trong nhận thức của các chủ thể về thế nào là hành vi trừng phạt về thể chất và tinh thần Ở Việt Nam, liên quan đến khung pháp lý về bảo vệ trẻ em có Luật Trẻ em 2016, Luật Hơn nhân và Gia đình 2017, Luật Giáo dục 2005, Luật phịng chống bạo lực gia đình
2007 và Luật Hình sự 2015
Tại Điều 26, LTE 2016 ghi rõ, trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để khơng bị bạo lực, không bị bỏ rơi, bỏ mặc, được phát triển an toàn Tuy nhiên, trong tất cả các luật liên quan đến trẻ em, các hình phạt thể chất và tinh thần vẫn chưa được làm rõ ở bất kỳ điều luật nào Trong LTE chỉ đưa ra khái niệm "bạo lực trẻ em" và khái niệm "bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em"19 Với nội hàm được giải thích cho hai khái niệm này chưa bao quát được hết hành vi trừng phạt về thể chất/tinh thần theo đúng nghĩa
Trong BLHS, Điều 185 quy định về tội hành hạ, ngược đãi cũng khơng có nội hàm cụ thể thế nào là hành vi hành hạ, ngược đãi mà chỉ dừng ở mức độ tuyên bố rằng người nào có hành vi "đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể" , trong
19
Trang 2823
đó có trường hợp "thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần" chứ khơng xác định các hình thức biểu hiện của hành vi.20
Tương tự như vậy, LPCBLGĐ 2006 tại Điều 2 xác định các hành vi bạo lực cũng chỉ mô tả tại các điểm: a, b và c trong khoản 1 là: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng
Với những quy định của pháp luật như vậy dẫn đến một hậu quả rõ ràng khái niệm trừng phạt thể chất/tinh thần dưới dạng hình thức kỷ luật đối với trẻ em hoàn toàn chưa được xác định
Về thiết chế và quy trình hoạt động: Hoạt động bảo vệ quyền trẻ em trải rộng
trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp độ do đó liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức Chính vì vậy LTE đã xác định tới 17 cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em Điều này đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động bảo vệ trẻ em vì huy động được nhiều ngành, nhiều tổ chức với nguồn nhân lực và tài chính để tiến hành các hoạt động Trong đó hoạch định khung pháp lý và chính sách chung cho việc bảo vệ trẻ em thuộc thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương Các cơ quan, tổ chức ở địa phương cấp trung gian có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ trẻ em; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cơ sở thực thi các quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động thực thi theo thẩm quyền Cơ quan, tổ chức cấp cơ sở có trách nhiệm triển khai hoạt động bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; giám sát việc thực thi quyền trẻ em của các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng; phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em tại cộng đồng Tuy nhiên, việc quy định nhiều cơ quan, chức có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều hoạt động cụ thể thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính và vì thế hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em nói chung đã khơng
đạt hiệu quả như mong muốn Điều này thể hiện:
20
Trang 2924
Thứ nhất, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được cho phép về các vấn đề liên
quan đến trẻ em, tại các địa phương, UBND xã chịu trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ em và tham gia vào các dịch vụ phúc lợi và bảo vệ trẻ em cấp cơ sở như tổ chức các cuộc họp hồ giải trong trường hợp có hành vi bạo hành trẻ em UBND tiếp nhận báo cáo về các trường hợp bạo hành trẻ em từ các nguồn khác nhau, bao gồm các thành viên cộng đồng, CTV hay trưởng thôn UBND khi tiếp nhận được thông tin, sẽ ra quyết định xử lý, hay sẽ gửi trường hợp này cho cấp có thẩm quyền cao hơn Các trường hợp không phức tạp sẽ được giải quyết tại cộng đồng Với quy trình này chỉ những địa bàn mà công chức xã phụ trách Lao động, Thương binh và Xã hội thực sự có kiến thức, kỹ năng và tận tâm với công việc với bảo đảm được Trong khi công chức đảm nhận chức năng này tại xã đảm nhận khối lượng công việc rất lớn về lao động, việc làm, chính sách và cả trợ cấp bên cạnh công tác trẻ em
Thứ hai, trường hợp xảy ra hành vi trừng phạt trẻ em có dấu hiệu vi phạm pháp
luật, UBND nhanh chóng phối hợp với Cơng an để nhanh chóng ngăn chặn, can thiệp và xử lý; trường hợp nghiêm trọng tiến hành khởi tố để VKS có cơ sở truy tố, chuyển sang Tòa án tiến hành xét xử đối với cá nhân có hành vi bạo hành trẻ em Vấn đề này cũng gặp những khó khăn nhất định, vì hành vi trừng phạt về thể chất/tinh thần đối với trẻ em thường không gây hậu quả trước mắt mà để lại hậu quả lâu dài về sang chấn tâm lý và hành vi ứng xử, giải quyết các quan hệ gia đình và kiến thức, kỹ năng ni dạy con trẻ của chính nạn nhân
Thứ ba, cũng tại cấp cơ sở, Mặt trận tổ quốc và các thành viên mà nổi bật là Hội
phụ nữ và Đoàn Thanh niên đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em Hội Phụ nữ và Đoàn thành niên các cấp chịu trách nhiệm cung cấp các chăm sóc và giúp đỡ cho trẻ em tại cộng đồng, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em và hỗ trợ trẻ em nghèo hoặc có các khó khăn khác thông qua việc cấp học bổng do huy động được từ các cá nhân và cộng đồng Liên quan đến các vấn đề trừng phạt trẻ em, các cấp Hội và tổ chức Đồn có trách nhiệm giám sát trẻ em và gia đình để xác định trẻ em có nguy cơ hoặc đã bị bạo lực, bóc lột, xâm hại và sao nhãng Đóng vai trị trung tâm trợ giúp gia đình và trẻ em trong cộng đồng, cung cấp tư vấn cho gia đình cần tư vấn và sẵn sàng trợ giúp trẻ khi các em có dấu hiệu bị xâm hại hay cần sự giúp đỡ từ bên ngoài
Trang 3025
TRỪNG PHẠT VỀ THỂ CHẤT/TINH THẦN TẠI CÁC TỈNH QUẢNG NAM, THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG TRỊ
Tổng số trẻ em hiện có của 3 tỉnh tính đến hết năm 2017 là 950 512 em (trong đó Thừa Thiên Huế: 345 262 em, Quảng Nam: 422800 em, Quảng Trị: 182 450 em)21
Tính từ thời điểm LTE 2016 đi vào cuộc sống, các tỉnh đã nhanh chóng kiện tồn hệ thống các cơ quan, tổ chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và thúc đẩy các hoạt động thực thi LTE, thúc đẩy cơ hội tiếp cận quyền của trẻ em Rà soát các hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em trên các tỉnh cho thấy trong những năm qua đã có những bước hồn thiện đáng kể trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tăng cường cơ hội tiếp cận quyền cho trẻ em thơng qua việc hồn thiện cơ chế bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Về thể chế: Các tỉnh đều xây dựng Đề án đẩy mạnh hoạt động bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em; ban hành các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh và quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án
- Về thiết chế: Triển khai LTE, các tỉnh đều sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức làm
cơng tác trẻ em trong đó trách nhiệm chính thuộc về Sở Lao động, thương binh và xã hội các tỉnh
- Về quy trình hoạt động: UBND các tỉnh đều giao trách nhiệm cho 01 Phó chủ
tịch phụ trách công tác trẻ em trực tiếp lãnh đạo với sự tham mưu của Sở Lao động, thương binh và xã hội để kết nối các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em đảm bảo hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả
Với sự nỗ lực nói trên, hoạt động bảo vệ trẻ em tại các tỉnh trong thời gian qua thu được những kết quả đáng kể, nhất là bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.Tuy nhiên, hoạt động thực thi việc bảo vệ trẻ em khỏi các biện phâp trừng phạt về thể chất/tinh thần chưa nhận được sự chú ý và quan tâm, hoạt động thực thi chủ yếu được lồng ghép vào các hoạt động khác, và vì thế trong hoạt động này xuất hiện những khoảng trống trên cả 3 cấp độ: Phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ
3.1 Về các biện pháp phòng ngừa
Hoạt động phòng ngừa được các tỉnh chú trọng, hàng năm các tỉnh đều có kế hoạch cụ thể triển khai các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình,
21
Trang 3126
trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em Trong năm 2017, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc với trẻ em; kỹ năng xây dựng, tham mưu kế hoạch thực hiện và các hoạt động khác về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã/phường/thị trấn, đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên làm cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cơ sở Tương tự, tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 483/KH-UBND ngày 25/01/2018 thực hiện chương trình Bảo vệ trẻ em và Bình đẳng giới; Cơng văn 2290/UBND-KGVX ngày 07/5/2018 về triển khai Tháng hành động Vì trẻ em.Tính đến ngày 20/5/2018, Sở đã ban hành 05 Kế hoạch, 12 Công văn chỉ đạo triển khai các hoạt động Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.22
Quảng Trị cũng đã tiến hành hoạt động phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật về trẻ em mạnh với nhiều hình thức Trong năm 2017 số người được truyền thơng trực tiếp về trẻ em dưới nhiều hình thức là 89 730, số lượng sản phẩm được truyền thông được sản xuất tại địa phương là 35 với số bản in là 8625, số tin bài được phát thanh, truyền hình là 117, số chương trình, chuyên mục được làm là 71, số các hoạt động/sự kiện khác là 192.23
Tuy nhiên, trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục, các kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần chưa được chú trọng Trên cả 3 tỉnh đều chưa có các chương trình truyền thơng riêng cho chủ đề này; đối tượng tập huấn mới dừng lại ở các cán bộ, cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà chưa tới được hai đối tượng chính là cha mẹ, người chăm sóc trẻ và chính trẻ em
"Sở đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện phát sóng Chương trình 01 phút Vì trẻ em từ ngày 15/5 - 30/6; phối hợp với Báo Quảng Nam thực hiện trang tin vì trẻ em; các hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em theo chủ đề được đẩy mạnh phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư như Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ"
22 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam (2017), Quảng Nam, Báo cáo số 217 /BC-LĐTBXH, 20/11/2017
23
Trang 3227
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Nam, Báo cáo số 217 /BC-LĐTBXH, 20/11/2017
"Phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới triển khai Hội nghị tập huấn Luật trẻ em năm 2016 cho lãnh đạo và cán bộ chuyên trách Phòng LĐTBXH 09 huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức 40 lớp tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Trẻ em, Luật Bình đẳng giới và các văn bản liên quan với tổng số 2.382 người tham gia (phần lớn người tham gia là chính quyền thơn, bản, khu phố, Cộng tác viên, Tình nguyện viên, Giáo viên và học sinh tại các Trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh)"
(Báo cáo Hội nghị tổng kết 2 năm thực thi LTE tỉnh Quảng Trị, 2017) Do hoạt động bảo vệ trẻ em diễn ra trên phạm vi rộng, tại các cộng đồng dân cư vì thế các tỉnh tiến hành kiện toàn hệ thống thiết chế và đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 760 cộng tác viên làm cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại xã, phường.24
Các cộng tác viên được tuyển chọn trên cơ sở lồng ghép với các những người đang tham gia các công tác xã hội ở thôn, bản, tổ dân phố, ưu tiên các đối tượng như: Thơn trưởng, thơn phó; tổ trưởng, tổ phó; cộng tác viên dân số; y tế thôn bản, nhân viên phục hồi chức năng; Hội viên hội chữ thập đỏ; thành viên các đồn thể Nơng dân, Phụ nữ, thanh niên ở thôn Các cộng tác viên hàng năm đều được tập huấn kiến thức về quyền trẻ em song cả 3 tỉnh chưa có một lớp tập huấn nào về phương pháp kỷ luật tích cực; kỹ năng phát hiện sớm những trẻ em có nguy cơ bị trừng phạt về thể chất/tinh thần trong cộng đồng Quảng Trị có số cộng tác viên tại cộng đồng là 1035 người, cấp xã cán bộ làm cơng tác trẻ em có 141 người trong đó chun trách: 86, kiêm nhiệm: 55.24
Các mơ hình bào vệ trẻ em tại cộng đồng cũng được các tỉnh tổ chức và phát triển Tỉnh Quảng Nam thành lập Ban Bảo vệ trẻ em các cấp và 19 mô hình trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hồn cảnh đặc biệt tại 16 huyện, thị xã, thành phố; 05 văn phòng tư vấn trẻ em tại huyện Núi Thành, Quế Sơn, Tiên Phước,
24
Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), số liệu thống kê năm 2017
24
Trang 3328
Đông Giang và thành phố Hội An; 12 điểm tư vấn học đường và 12 điểm tư vấn cộng đồng tại các huyện, thị xã, thành phố.25
Phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn duy trì hệ thống bảo vệ trẻ em tại các cấp Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, câu lạc bộ cha mẹ tốt được các địa phương phối hợp với CRD phát triển Tại Quảng Trị, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại 18 xã với 43 mơ hình BVTE bằng các hình thức tập huấn được triển khai trên toàn tỉnh.26
"Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, giám sát các địa phương thu thập, ghi chép thông tin trẻ em vào “Sổ theo dõi trẻ em trong gia đình” và cập nhật dữ liệu trẻ em vào phần mềm quản lý đối tượng trẻ em cho 141 xã, phường, thị trấn và 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.”
(Báo cáo Hội nghị tổng kết 2 năm thực thi LTE tỉnh Quảng Trị, 2017)
3.2 Về các biện pháp can thiệp
Mức độ bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần thông qua các biện pháp can thiệp dường như vắng bóng hoàn toàn trên cả 3 tỉnh Hoạt động này chưa được các địa phương chú trọng thực thi do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Việc chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ bị ảnh
hưởng bởi sự trừng phạt thể chất/tinh thần được giao cho các cơ sở y tế thôn, bản Với cơ sở vật chất và nhân lực hiện có tại các địa phương, điều này là dường như không thể Mặt khác, việc phát hiện trẻ em bị ảnh hưởng thể chất/tinh thần do sự trừng phạt sau cánh cửa gia đình là điều hết sức khó khăn Các cộng tác viên bảo vệ và chăm sóc trẻ em một mặt do thiếu kiến thức và kỹ năng về hoạt động xã hội Mặt khác, theo truyền thống của người Việt Nam, con cái là "sở hữu" của mỗi gia đình và đó là hình thức giáo dục con cháu của các bậc phụ huynh nên mọi người có khuynh hướng ngại can thiệp Tại Hội nghị tổng kết 2 năm thực thi LTE tỉnh Quảng Trị, trong báo cáo đã nhận định do ngân sách cho cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới ở cơ sở
25
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 217 /BC-LĐTBXH, 20/11/2017
26
Trang 3429
rất hạn hẹp, nhiều địa phương khơng có dẫn đến cơng tác này chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, hiệu quả các hoạt động chưa cao.27
Việc bố trí nơi tạm trú an tồn, cách ly trẻ em khỏi mơi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực đối với trẻ em; Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em cũng chưa được các địa phương triển khai Hiện Quảng Trị đang tiến hành khảo sát để xây dựng Mơ hình địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh tại cộng đồng
"Mơ hình thí điểm Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại 18 xã với 43 mơ hình BVTE bằng các hình thức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, củng cố các hoạt động chưa có chiều sâu, tăng cường các hoạt động bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng như: Xây dựng Qui ước BVTE, ghi chép bộ chỉ số rà soát các chức năng hoạt động của Ban bảo vệ trẻ em để tiếp tục hoàn thiện
- Kiểm tra, khảo sát địa điểm xây dựng thí điểm Mơ hình địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh tại cộng đồng"
(Báo cáo Hội nghị tổng kết 2 năm thực thi LTE tỉnh Quảng Trị, 2017)
3.3 Về các biện pháp hỗ trợ
Việc triển khai các biện pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần tại các địa phương hiện ở mức rất hạn chế Hoạt động cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trừng phạt trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em chưa được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả Đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng có nhiệm vụ tiếp nhận thơng tin ban đầu và đánh giá mức độ nguy hại sau đó báo lên cho xã để xã tiến hành áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em Tuy nhiên do hậu quả của hành vi trừng phạt về thể chất/tinh thần ít thể hiện ngay nên dường như việc phát hiện và xử lý thơng tin ít được chú trọng tại các cộng đồng điều này thể hiện trong báo cáo của các địa phương và số liệu thống kê
27
Trang 3530
hồn tồn khơng có số liệu về trẻ là nạn nhân của sự trừng phạt thể chất/tinh thần trong các gia đình Có thể nhận ra điều này rõ ràng trong Báo cáo tổng kết 2 năm thi hành LTE của tỉnh Quảng Trị là tỉnh duy nhất trong ba địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực thi LTE sau hai năm thực hiện
"Ban Bảo vệ trẻ em ở một số địa phương vẫn chưa thực hiện hết trách nhiệm và vai trò Bộ máy cán bộ chun trách cơng tác BVCSTE và bình đẳng giới các cấp hiện nay còn thiếu và còn kiêm nhiệm: Cán bộ cấp huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn chỉ có 01 người nhưng lại kiêm nhiệm nhiều công việc; cán bộ LĐTBXH xã, phường, thị trấn có 11 đầu việc (trẻ em, bình đẳng giới là đầu việc thứ 11) nên việc chỉ đạo, theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến trẻ em một số địa phương khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Cộng tác viên trẻ em ở cấp thơn, bản, khu phố cịn ít và chưa có nguồn ngân sách h trợ thường xuyên, vì vậy rất khó khăn trong việc nắm bắt số liệu và thông tin ở cơ sở, nhất là các vấn đề lao động nặng nhọc, bạo lực, xâm hại trẻ em"
(Báo cáo Hội nghị tổng kết 2 năm thực thi LTE tỉnh Quảng Trị, 2017)
3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần tại các tỉnh miền Trung
Từ khi LTE có hiệu lực, cả ba tỉnh đều tích cực, chủ động trong việc thực thi pháp luật, điều này thể hiện thông qua việc tất cả các tỉnh đều xây dựng các đề án về đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tính riêng tỉnh Thừa Thiên
Huế, Đề án: “Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020" với tổng kinh phí thực hiện Đề án này ước tính 35 tỷ đồng (trong đó
ngân sách trung ương là 12 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 12 tỷ đồng; nguồn huy động hợp pháp là 11 tỷ đồng)
Đối với cấp độ phòng ngừa: các tỉnh đều có những hoạt động tích cực trong
Trang 3631
vào cộng đồng tại Quảng Trị, CLB tiền hôn nhân, tại tỉnh Quảng Trị, mơ hình trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hồn cảnh đặc biệt, văn phòng tư vấn trẻ em, điểm tư vấn học đường điểm tư vấn cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam là những thực tiễn tốt
Hoạt động truyền thông về QTE và bảo vệ QTE được tất cả các tỉnh chú trọng thơng qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật.Tuy nhiên đối với việc bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần trong các gia đình dường như chưa được chú trọng Ở các tỉnh chưa có chương trình truyền thơng riêng về kiến thức và kỹ năng áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực cho các bên liên quan Việc cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt còn thiếu vắng; việc trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn chưa được chú trọng; hoạt động giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em khỏi sự trừng phạt của người thân chưa thường xuyên.Trong Đề án đẩy mạnh cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, việc bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần hoàn toàn chưa được đề cập mà chỉ được xác định chung trong
mục tiêu tổng quát:"Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em" (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề án:"Đấy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020")
Ở cấp độ can thiệp: Các tỉnh chưa có các hoạt động cụ thể để thực thi sự can
thiệp trước, trong và sau đối với những trẻ em có nguy cơ, trẻ em là nạn nhân của sự trừng phạt trong gia đình
Ở cấp độ h trợ: Sự thiếu hụt về vật chất và nguồn nhân lực, cùng với hạn chế
nhận thức về phương pháp kỷ luật dẫn đến hoạt động này chưa được chú trọng và thực thi tại các cộng đồng
Trang 3732
cả 3 cấp độ: phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ; 2) sự thiếu kiến thức và kỹ năng về quyền trẻ em và biện pháp can thiệp của các cán bộ, cộng tác viên trong cộng đồng
Kết luận: Công tác bảo vệ trẻ em được các địa phương miền Trung hết sức
quan tâm Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, do cơng tác bảo vệ trẻ em có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều thiết chế, và phạm vi rộng, vì thế việc bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần tại các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam chưa nhận được sự chú trọng cần thiết trên cả 3 cấp độ: Phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ
IV NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI THỪA THIÊN HUẾ 4.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại hai xã: Thượng Nhật (huyện Nam Đông) và A Roàng (huyện A Lưới) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế A Lưới và Nam Đông là hai huyện vùng cao phía Tây, Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, dân cư bản địa chủ yếu là người Cơ Tu, người Tà Ôi Sau năm 1975, hai huyện miền Tây Thừa Thiên Huế là địa bàn thực hiện chính sách kinh tế mới, tại đây, người Kinh di dân đến cùng sinh sống với các dân tộc bản địa, tuy nhiên tại hai xã nghiên cứu tiến hành, dân cư 100% là người bản địa, tại xã Thượng Nhật là người Cơ Tu, xã A Roàng chủ yếu là địa bàn sinh sống của người Tà Ơi
4.1.1 Xã A Rồng
Là xã thuộc diện khó khăn trong tổng số 21 xã, thị trấn của huyện A Lưới, diện tích của xã là 57,88 km2, dân số là 2.776 người, trong đó số trẻ em dưới 16 tuổi 73828
, số trẻ em có hồn cảnh khó khăn là 94.29
Cư dân cư trú trên địa bàn chủ yếu làngười Tà Ơi, ngồi ra có 3 hộ/8 khẩu người Mường, 1 hộ/3 khẩu người BaNa, 26 khẩu người Pa Cô, 08 hộ/32 khẩu người Kinh, xã có 198 hộ nghèo chiếm 35/89%, 150 hộ cận nghèo, bình quân thu nhập đầu người là 14 000 000/năm vào năm 2017.30
28
UBND xã A Roàng (2018), Báo cáo thực hiện Đề án xã phù hợp với trẻ em 6 tháng đầu năm 2018
29
Ủy ban nhân dân xã A Roàng (2017) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
30
Trang 3833
Chịu trách nhiệm về công tác trẻ em tại xã có: Hội đồng nhân dân xã chịu trách nhiệm trong việc ban hành nghị quyết về trẻ em, Đại biểu hội đồng nhân dângiám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; 01 Phó chủ tịch xã chịu trách nhiệm lãnh đạo chung, hiện xã khơng có cơng chức phụ trách cơng tác trẻ em, cơng tác này tạm giao cho Phó chủ tịch xã phụ trách văn hóa - xã hội đảm nhận Cơng chức tư pháp chịu trách nhiệm trong mảng hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Mặt trận tổ quốc xã mà cụ thể là hai tổ chức thành viên: Hội phụ nữ và Đồn thanh niên có trách nhiệm phối hợp với UBND và Công an xã trong các hoạt động cụ thể
Xã A Roàng là một trong những xã khó khăn nhất của huyện A Lưới, với đặc
thù 100% dân số làm nông nghiệp, sinh kế chính là làm ruộng nước, trồng rừng, "mức sống, nhận thức của một bộ phận dân cư còn thấp và kém từ đó dẫn đến họ xem nhẹ việc quản lý, chăm sóc, giáo dục con".31
Cuộc sống của dân cư dù đã có nhiều cải thiện so với trước đây song vẫn cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, một bộ phận các bậc cha mẹ không biết chữ
Xã có số trẻ em thuộc hộ nghèo là 97 trẻ/752 trẻ, "xã khơng có khu vực vui chơi riêng cho trẻ em; sự phối kết hợp của các ngành, đồn thể trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có lúc chưa đồng bộ".32
Dù các thiết chế chính trị đã kiện tồn đến tất cả các làng song xã khơng có nhiều các câu lạc bộ, các hình thức sinh hoạt đa dạng của các tổ chức chính trị xã hội Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cũng như cộng đồng tại xã đang rất lúng túng về việc xây dựng mơ hình bảo vệ trẻ em phù hợp với đặc thù của cộng đồng, năm 2016 xã đã có kiến nghị với cấp trên cần ban hành nghị quyết cho giai đoạn 2016 -2021 để xã có căn cứ ban hành nghị quyết về công tác trẻ em của xã và hướng dẫn cách thức tổ chức diễn đàn cho trẻ, mơ hình bảo
31
Ủy ban nhân dân xã A Roàng (2016) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
32
Trang 3934
vệ trẻ.33
Nhưng cho đến nay xã vẫn chưa xây dựng được mơ hình bảo vệ trẻ em Chưa tổ chức được các hình thức tọa đàm để trẻ em thưc hiện quyền được tham gia.34
Xã có Trạm y tế đạt chuẩn lần 2 năm 2013 là nơi được giao trách nhiệm hỗ trợ điều trị cho trẻ em
4.1.2 Xã Thượng Nhật
Thượng Nhật là xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi của huyện Nam Đơng, xã có 100% là người Cơ Tu sinh sống Do vị trí địa lý tiếp giáp với thị trấn Khe Tre nên sự giao lưu và tiếp nhận văn hóa bên ngồi của các cộng đồng thuận lợi Trong thời gian qua, các phương diện cuộc sống của các cộng đồng dân cư đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực 100% các gia đình đều đã có điện lưới, các phương tiện nghe nhìn như tivi đã trở nên phổ biến, tất cả các thôn làng tiếp tục duy trì hệ thống phát thanh Điều này đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội tại các cộng đồng, mức độ dân trí và đời sống kinh tế nâng lên đáng kể đã tác động không nhỏ đến sự thay đổi lối sống của nhân dân, nhất là ở nhóm đối tượng sinh sau năm 1975
Hiện số trẻ em trong xã là 741, chiếm 31,26% dân số của xã 35
Đảm trách cơng tác trẻ em tại xã có: Hội đồng nhân dân xã chịu trách nhiệm trong việc ban hành nghị quyết về trẻ em, Đại biểu Hội đồng giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; 01 Phó chủ tịch xã chịu trách nhiệm lãnh đạo chung; 01 công chức Lao động, Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trực tiếp; 01 công chức tư pháp chịu trách nhiệm trong mảng hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật; công an xã có trách nhiệm thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ; xã có 05 cộng tác viên tại các làng.36
Mặt trận tổ quốc xã mà cụ thể là hai tổ chức thành viên: Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên có trách nhiệm phối hợp với UBND và Cơng an xã trong các hoạt động cụ
33
Xem thêm: Ủy ban nhân dân xã A Roàng (2016) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
34
Ủy ban nhân dân xã A Roàng (2017) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
35
Ủy ban nhân dân xã Thượng Nhật (2018) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
36
Trang 4035
thể Các thiết chế chính trị đều được kiện tồn đến tận thơn làng (ngồi chính quyền cơ sở, các làng đều có chi bộ Đảng, MTTQ, Chi hội phụ nữ và đều hoạt động tích cực đặc biệt là tổ chức phụ nữ và Đoàn thanh niên)
Xã hàng năm đã xây dựng kế hoạch Bảo vệ chăm sóc trẻ em hàng năm, thực hiện chế độ báo cáo công tác trẻ em định kỳ, năm 2017 xã đạt 740 điểm khi đánh giá thực hiện quy định tiêu chuẩn xã phù hợp với trẻ em.37
Tính trong 6 năm 2018, xã đã tiến hành01 lớp tập huấn về công tác trẻ em, 07 lượt cán bộ cấp xã và cộng tác viên được tham dự các lớp tập huấn kiến thức/kỹ năng về quyền trẻ em và 10 đầu tài liệu được phát ra.38
Trong năm 2018, ngân sách địa phươn chi cho công tác trẻ em là 3000 000 đồng.39
Hoạt động truyền thông về quyền trẻ em được thực hiện dưới dạng lồng ghép dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau: Thông qua các câu lạc bộ, thông qua họp dân, qua sinh hoạt của các tổ chức chính trị- xã hội và qua hệ thống truyền thanh
Đặc biệt tại xã Thượng Nhật, ngoài các câu lạc bộ tiền hơn nhân cịn có Câu lạc bộ cha mẹ tốt do xã (đầu mối là Đoàn thanh niên xã) phối hợp với CRD thành lập, tạo nên một sân chơi bổ ích cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các bậc cha mẹ trong giáo dục và chăm sóc con
Trạm y tế xã có trách nhiệm hỗ trợ điều trị cho trẻ em là nạn nhân của bạo hành
Bên cạnh những thuận lợi, công tác trẻ em tại xã Thượng Nhật vẫn gặp những khó khăn nhất định, nhất là hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần do những nguyên nhân khác nhau, từ sự nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề của các chính quyền và cán bộ, sự khó khăn về nhân lực, hạn chế về ngân sách
Kết luận: Hai xã là địa bàn nghiên cứu có nhiều điểm chung về điều kiện kinh
tế- xã hội: quan hệ xã hội mang tính khép kín, được vận hành và điều chỉnh chủ yếu
37
Ủy ban nhân dân xã Thượng Nhật (2017) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
38
Ủy ban nhân dân xã Thượng Nhật (2018) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
39