1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno ptnt thành phố ninh bình

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình
Tác giả Nguyễn Bảo Hoa
Trường học nhà hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chuyên ngành tài chính ngân hàng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 69,1 KB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONGNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Vài nét về ngân hàng thương mại 4

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 4

1.1.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại 5

1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6

1.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa hoạt động cho vay của ngân hàng thươngmại 6

1.1.2.2 Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại .10

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 10

1.2.2 Đặc điểm, phân loại và cơ sở cho vay tiêu dùng .11

1.2.2.1 Đặc điểm cho vay tiêu dùng .11

1.2.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng .12

1.2.2.3 Cơ sở cho vay tiêu dùng 16

1.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng 16

1.2.4 Lợi ích và rủi ro khi cho vay tiêu dùng 17

1.3 Mở rộng cho vay tiêu dùng 19

1.3.1.Khái niệm và ý nghĩa của việc mở rộng cho vay tiêu dùng 19

1.3.2 Các chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại cácngân hàng thương mại .20

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHINHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ NINH BÌNH 24

Trang 2

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu, mạng lưới tổ chức của chinhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 242.1.2 Các hoạt động chính của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố NinhBình 252.1.3 Kết quả hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bìnhtrong thời gian qua 262.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm gần đây 302.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thànhphố Ninh Bình .312.2.1 Đối tượng và điều kiện CVTD 312.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thànhphố Ninh Bình 312.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phốNinh Bình 322.2.4 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNTthành phố Ninh Bình 342.3 Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNTthành phố Ninh Bình .372.3.1 Những kết quả đạt được 372.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 38

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNGTẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ NINH BÌNH 42

Trang 3

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố

Ninh Bình 45

3.2.1 Mở rộng nguồn vốn huy động của chi nhánh 45

3.2.2 Hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm CVTD 46

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 47

3.2.4 Đổi mới công nghệ và đẩy mạnh hoạt động marketing trong CVTD 47

3.2.5 Sử dụng mơ hình ‘’ Ngân hàng bán lẻ ‘’ để quản lý CVTD 48

3.2.6 Mở rộng hình thức CVTD gián tiếp và cho vay qua người đại diện 49

3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong CVTD 50

3.2.8 Một số giải pháp khác .51

3.3 Một số kiến nghị .52

3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước .52

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 53

3.3.3 Kiến nghị đối với chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 53

KẾT LUẬN .55

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHNo & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

CVTD : Cho vay tiêu dùng

TCTD : Tổ chức tín dụng

CBTD : Cán bộ tín dụng

NQD : Ngồi quốc doanh

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp .13

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp 14

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh thành phốNinh Bình 27

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố NinhBình .28

Bảng 2.3 Tình hình dư nợ CVTD của ngân hàng trong hai năm qua 35

Bảng 2.4 Cơ cấu CVTD của ngân hàng trong hai năm gần đây 36

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành ngân hàng cũng trải qua các thờikỳ phát triển khác nhau Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổchức thương mại thế giới WTO thì các ngân hàng không những chịu sự cạnh tranhcủa các TCTD trong nước mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ các TCTDnước ngoài với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm dày dạn Vì vậy, để tìm được chỗđứng cho mình trên thị trường địi hỏi các ngân hàng phải có những chính sách vàbiện pháp hợp lý.

Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ pháttriển kinh tế cao so với khu vực và thế giới, GDP đầu người tăng đều qua các năm,mức sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa dịchvụ ngày càng đa dạng Đây là một trong những lý do để các ngân hàng lựa chọnhoạt động CVTD là mục tiêu phát triển trong tương lai.

CVTD là hoạt động đã phát triển từ lâu ở nhiều nước trên thế giới song mớiphát triển ở Việt Nam một số năm gần đây Đây là hoạt động mang lại lợi nhuân lớnnhất đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng.Với số dân hơn 82 triệu người, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng để mở rộnghoạt động này.

Đối với người tiêu dùng thì CVTD tạo điều kiện cho họ có thể sử dụng sảnphẩm mà chưa cần phải thanh tốn ngay Cịn đối với các doanh nghiệp sản xuất thìCVTD thúc đẩy q trình tiêu thụ hàng hóa, đẩy nhanh chu kỳ sản xuất kinh doanhtừ đó tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp Như vậy, CVTD mang lại lợi ích chotoàn bộ nền kinh tế

CVTD đang dần trở thành hoạt động phổ biến tại các ngân hàng Tuy nhiên,để mở rộng hoạt động này không phải là dễ Các ngân hàng cần phải có nhữngchính sách và biện pháp hợp lý mới có thể cạnh tranh được trong tình hình kinh tếhiện nay Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại NHNo & PTNT thành phố Ninh

Bình em đã quyết định chọn đề tài: ‘’ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo &PTNT thành phố Ninh Bình’’ làm chuyên đề tốt nghiệp, với những nội dung chính

sau:

Trang 7

Chương 2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thànhphố Ninh Bình

Chương 3 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thànhphố Ninh Bình

Trang 8

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS LưuThị Hương đã giúp em hiểu rõ hơn và sâu hơn về đề tài nghiên cứu của mình.

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên NHNo & PTNT thànhphố Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em thựctập tại ngân hàng.

Trang 9

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONGNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1 Vài nét về ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triểncủa nền sản xuất hàng hóa Ngân hàng bắt nguồn từ một cơng việc đơn giản là giữcác đồ vật quý cho khách hàng, đổi lại khách hàng phải trả cho người giữ mộtkhoản tiền công Khi xã hội phát triển, đồng tiền trở thành phương tiện trao đổi vàdự trữ của cải dưới hình thức giá trị thì dần dần ngân hàng là nơi giữ tiền cho nhữngngười có tiền Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng cónhững bước tiến rất nhanh, với chức năng quan trọng là thu hút vốn từ những ngườinhiều tiền muốn tiết kiệm tới những người ít tiền muốn đầu tư ngân hàng đã đảmbảo cho nền kinh tế vận hành một cách nhịp nhàng hữu hiệu Ngồi ra, ngân hàngcịn thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy ngân hàngcịn là một kênh quan trọng trong các chính sách ổn định kinh tế của Chính phủ.

Với các chức năng như vậy ngân hàng trở thành một trong những tổ chức tàichính quan trọng nhất của nền kinh tế Vì vậy, để phát triển kinh tế nhất thiết phảihiểu rõ về ngân hàng Xem xét ngân hàng trên phương diện những loại dịch vụ màchúng cung cấp thì có thể hiểu: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp mộtdanh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụthanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế Theo luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10ngày 12/12/1997, sửa đổi năm 2001: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chứckinh doanh tiền tệ và dịch vụ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứngdịch vụ thanh tốn.

Trang 10

1.1.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại

- Mua bán ngoại tệ: đây là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng.Hiện nay, hoạt động này thường do các ngân hàng lớn thực hiện vì những dao dịchnày địi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao.

- Nhận tiền gửi: để thực hiện được các hoạt động kinh doanh của mình địihỏi ngân hàng phải có nhiều vốn vì vậy hoạt động này luôn được các ngân hàng ưutiên hàng đầu.

- Bảo quản vật có giá: ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật cógiá khác cho khách hàng trong kho bảo quản và giao cho khách hàng tờ biên nhận( giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành ).

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh tốn: do các tiện íchcủa dịch vụ này ( an tồn, nhanh chóng, chính xác ) đã giúp cho khách hàng tiếtkiệm được thời gian và chi phí.

- Quản lý ngân quỹ: Ngân hàng thực hiện quản lý việc thu chi cho một côngty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứngkhốn sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanhtốn.

- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ bằng cách mua trái phiếu Chính phủhoặc cho vay với các ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ.

- Bảo lãnh: Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịuhàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khốn, vay vốn của tổ chức tín dụngkhác…

- Cho thuê thiết bị trung và dài hạn- Cung cấp dịch vụ tư vấn và ủy thác

- Cung cấp dịch vụ mơi giới và đầu tư chứng khốn- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

- Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng ( thường là các ngân hànglớn ) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ,phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…

- Cho vay: đây là hoạt động sinh lời cao nhất đồng thời cũng là hoạt độngchứa đựng nhiều rủi ro nhất của ngân hàng.

Trang 11

1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Trong cuộc sống thực tế, tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà tín dụng có nhữngnội dung riêng Xem xét tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng thươngmại trên cơ sở tiếp cận theo tiêu thức chức năng hoạt động của ngân hàng thì tíndụng được hiểu như sau: ‘’ Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hànghóa) giữa bên cho vay ( ngân hàng ) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp, các chủthể kinh tế…), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Từ khái niệm trên, ta thấy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sảntrên cơ sở hồn trả và có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thứclà cho vay ( bằng tiền ) và cho thuê ( bất động sản và động sản ) Trong những năm1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền , xuấtphát từ đặc thù đó mà tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau Từnhững năm 1970 trở lại đây, ngân hàng mới phát sinh thêm các dịch vụ là cho thvận hàng và cho th tài chính, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực ( nhà ở,văn phịng làm việc, máy móc, thiết bị…)

- Xuất phát từ nguyên tắc hồn trả, vì vậy khi người cho vay chuyển giao tàisản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.Đây là yếu tố cơ bản trong quản trị tín dụng.

- Giá trị hồn trả thơng thường phải lớn hơn giá trị tài sản lúc cho vay, haynói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngồi phần vốn gốc.

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kếthoàn trả vơ điều kiện.

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và củacác trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạothu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất Vì vậy, đểđảm bảo tính an tồn và khả năng sinh lời, hoạt động tín dụng của NHTM đượcthực hiện dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:

Trang 12

Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi củakhách hàng và các khoản ngân hàng đi mượn do vậy ngân hàng luôn yêu cầu ngườidiv ay phải thực hiện đúng cam kết này Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại vàphát triển.

- Khách hàng phải cam kết sử dụng khoản vay theo mục đích đã thỏa thuậnvới ngân hàng, không trái với các quy định của luật pháp và của ngân hàng cho vay.

- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả Thực hiện nguyên tắcnày là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất.

Ngoài việc đưa ra các nguyên tắc trên để giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng cịnphân loại cho vay thành nhiều hình thức khác nhau vừa để tiện lợi trong việc quảnlý mà còn tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

1.1.2.2 Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại

Một trong những hoạt động đầu tiên của ngân hàng là chiết khấu thươngphiếu Đó là hình thức cho vay đối với người bán bằng mua lại từ người bán cáckhoản phải thu của khách hàng để người bán nhận tiền mặt trước Sau đó, ngânhàng cho vay trực tiếp với khách hàng ( chính là người mua ) để họ có vốn muahàng hóa, mở rộng sản xuất.

Với hoạt động cho vay, ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán trongnền kinh tế Ngân hàng giúp cho khách hàng muốn vay vốn tiếp cận với nguồn vốndễ dàng hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn.

Bên cạnh những khoản lợi nhuận lớn từ cho vay, ngân hàng cũng phải gánhchịu nhiều rủi ro nhất trong hoạt động này khi khách hàng khơng trả nợ đúng hạnhoặc khơng có khả năng trả nợ Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế,ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng với công nghệ hiện đại dẫn đến việc cạnhtranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng Việc cạnh tranhgiữa các ngân hàng đã làm phát sinh nhiều loại hình cho vay để giảm thiểu rủi ro vànâng cao chất lượng tín dụng.

Việc phân loại cho vay chính là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhómdựa trên một số tiêu thức nhất định.

Có nhiều cách phân loại cho vay khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàngvà mục tiêu quản lý của từng ngân hàng có thể phân thành các loại sau:

Trang 13

có thể phân cho vay thành 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng Mục đíchcủa loại cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong các doanh nghiệphoặc nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân Trong các NHTM thì loại hình chovay này chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Cho vay trung hạn: là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.Loại cho vay này thường được sử dụng để đầu tư mua sắm thiết bị, cải tiến kỹ thuật,mua công nghệ sản xuất…Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tưvào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây côngnghiệp như café, điều…Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn cịnlà nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp nhất là cácdoanh nghiệp mới thành lập.

- Cho vay dài hạn: là những khoản vay có thời hạn từ 5 năm trở lên và thờihạn tối đa có thể lên tới 20-30 năm hoặc 40 năm Loại cho vay này được dùng để tàitrợ cho nhu cầu vốn dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, phương tiện vận tải có quymơ lớn…

Trước đây, nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, từnhững năm 70 trở lại đây các ngân hàng đã nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dàihạn trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Thời hạn cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn, vì vậy ngân hàng thường phảixem xét cẩn thận trước khi cho vay.

+ Phân loại theo tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo các khoản cho vay chophép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khinguồn thu nợ thứ nhất khơng có hoặc khơng đủ Theo tiêu thức này thì cho vayđược chia làm hai loại:

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các tài sản màkhách hàng đem cầm cố hoặc thế chấp cho ngân hàng khi khách hàng đến vay vốn,theo loại này ngân hàng cịn có thể cho vay nếu có sự bảo lãnh của người thứ ba

Trang 14

chính vững mạnh hoặc các khoản vay nhỏ so với vốn của người vay theo quy địnhcủa nhà nước.

Trong những năm 90 các ngân hàng chỉ được phép cho vay có bảo đảmtrừ các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả và cho vay hộ nơngdân từ 5 triệu đồng trở xuống.Ngày 29/12/1999 Chính phủ đã ban hành nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD, cho phép cácTCTD được lựa chọn khách hàng để cho vay không bảo đảm khi cho vayngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển hoặcphương án sản xuất kinh doanh Tuy nhiên khách hàng không bảo đảm phảithỏa mãn các điều kiện sau:

 Có tín nhiệm với TCTD cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầyđủ cả gốc và lãi khi đến hạn.

 Có dự án đầu tư hoặc phương thức sản xuất kinh doanh hiệu quả phù hợpvới quy định của pháp luật.

 Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ

 Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm trong theo yêu cầu của TCTD nếu sửdụng vốn vay khơng đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam kết trả nợ trướchạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Tổng mức vay không bảo đảm và điều kiện cho vay không bảo đảmdo ngân hàng nhà nước quy định.

+ Phân loại theo phương thức cho vay:

- Cho vay thấu chi: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép ngườivay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất địnhvà trong một khoảng thời gian xác định Đây là hình thức cho vay ngắn hạn, linhhoạt, thủ tục đơn giản…thường áp dụng với các khách hàng có độ tịn cậy cao, thunhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

- Cho vay từng lần: Ở nước ta hiện nay đa số là các doanh nghiệp vừa vànhỏ, nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hoặcmở rộng sản xuất kinh doanh mới vay vốn ngân hàng Do vậy loại hình cho vay nàytương đối phổ biến đối với khách hàng không vay thường xun hoặc khơng cóđiều kiện để cấp hạn mức thấu chi Hình thức này lại được chia nhỏ thành hai loại:cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

Trang 15

cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể áp dụng cho cả kỳhoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Hình thức cho vay này thuận tiệncho những khách hàng vay thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quátrình sản xuất.

+ Phân loại theo mức độ rủi ro: cách phân loại này giúp cho ngân hàng có thểthường xun đánh giá lại tính an tồn của các khoản cho vay để trích lập dự phịngtổn thất kịp thời Theo hình thức này thì có các loại sau:

- Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao

- Tín dụng có vấn đề: đó là các khoản tín dụng mà khách hàng trả chậm hoặctrì hỗn nộp báo cáo tài chính…

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thời hạnngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…

- Nợ q hạn khó địi: nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sảnthế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá…

+ Phân loại theo mục đích: theo hình thức này cho vay được chia thành hailoại:

- Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay để tài trợ cho các khách hàng sửdụng với mục đích kinh doanh, mở cửa hàng…

- Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu củakhách hàng như: mua nhà ở, chung cư, xe cộ…

Bên cạnh các hình thức phân loại trên cịn có thể chia thành nhiều loại hìnhcho vay khác nhau như: phân loại theo ngành nghề kinh tế, phân loại theo đốitượng, phân loại theo phương thức trả nợ…Các cách phân loại này cho thấy sự đadạng trong hoạt động cho vay của ngân hàng Với xu hướng đa dạng, các ngân hàngsẽ mở rộng phạm vị tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng cólợi thế Và CVTD đang là một trong những hoạt động có tiềm năng phát triển lớnnhất của ngân hàng.

1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Trang 16

tại mà phải qua tích lũy lâu dài Nắm bắt được cơ hội này các cửa hàng bán lẻ vớimục đích đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa đã cho người tiêu dùng mua hàng trảgóp Đây chính là hình thức cho vay tiêu dùng đầu tiên.

Bên cạnh đó, q trình mở cửa đất nước hội nhập kinh tế quốc tế không chỉlàm đời sống nhân dân thay đổi mà thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa cácngân hàng trong nước và ngoài nước Nó địi hỏi các ngân hàng phải đưa ra nhiềuloại sản phẩm mới hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng Điều này cũng là một phầnđể thúc đẩy sự ra đời của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.

Ở các quốc qia có nền kinh tế phát triển và nhất là có thị trường tài chính sơinổi thì sản phẩm cho vay tiêu dùng đã có từ rất lâu và hiện nay đang phát triểnmạnh nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam Tuy nhiên đây lại làmột môi trường đầy tiềm năng trong tương lai về cho vay tiêu dùng CVTD là cầunối giữa nhu cầu về tiêu dùng cho phù hợp với khả năng thanh toán của cá nhân,đồng thời CVTD giúp cho người dân tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ khác củangân hàng.

Như vậy, CVTD nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng baogồm cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêudùng thỏa mãn những nhu cầu như: nhà ở, phương tiện đi lại, dụng cụ trong giađình, đồ gỗ, dịch vụ y tế…khi họ chưa có khả năng thanh tốn ngay Như vậy có thểhiểu: ‘’ cho vay tiêu dùng là khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế trong đó ngânhàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị ( tiền ) với nhữngđiều kiện mà hai bên thỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hànghóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởngmức sống cao hơn.’’ Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hoạt độngCVTD.

1.2.2 Đặc điểm, phân loại và cơ sở cho vay tiêu dùng

1.2.2.1 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Hoạt động CVTD cũng tương tự như các hoạt động cho vay khác songCVTD chỉ xem xét các món vay theo mục đích tiêu dùng của người dân vì vậy,CVTD có các đặc điểm sau:

+ khách hàng vay thường là cá nhân hoặc hộ gia đình

Trang 17

hơn do vậy nhu cầu về vay tiêu dùng trong thời kì này cũng ít hơn.

+ mục đích cho vay tiêu dùng là phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân nên phụthuộc nhiều vào sở thích và tính cách của mỗi người.

+ do khách hàng vay để mua sắm vật dụng nên số tiền vay không lớn ( trừtrường hợp vay mua bất động sản ) nên quy mô của vay tiêu dùng thường nhỏ tuynhiên tổng số món vay lại lớn ( nhu cầu tiêu dùng là thường xuyên đối với mỗingười dân )

+ chí phí cho vay tiêu dùng thường cao do khó quản lý, lượng khách hànglớn nên thông tin về khách hàng không được đầy đủ, chính xác, thêm vào đó ngânhàng cịn mất nhiều thời gian để thẩm định, đánh giá món vay nên lãi suất cho vaytiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại và cơng nghiệp Có thể đưara cơng thức tổng quát sau:

Lãi suấtcho vaytiêu dùng=Chi phíhuy độngvốn+Chi phíhoạt độngkhác+Rủi rotổn thấtdự kiến+Phần bù kỳhạn với cáckhoản chovay dài hạn+Lợinhuậncận biên+ rủi ro trong cho vay tiêu dùng rất cao do ngoài những nhân tố khách quannhư: lạm phát, suy thối kinh tế, thiên tai… cịn có những yếu tố từ bản thân ngườivay như: bệnh tật, ốm đau, nguồn thu nhập không ổn định…do vậy, mặc dù số tiềnvay khơng lớn nhưng vẫn địi hỏi phải có tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo có thể làđộc lập hoặc được hình thành từ vốn vay.

+ nguồn trả nợ của người đi vay thường biến động phụ thuộc vào thu nhậpcủa người vay và yếu tố quan trọng quyết định sự hồn trả món vay đó là tư cáchcủa người vay.

Mặc dù, có chi phí và độ rủi ro cao song CVTD là hoạt động mang lại lợinhuận nhiều nhất cho các NHTM Vì vậy, các ngân hàng đều muốn mở rộng hoạtđộng này Tuy nhiên, để thực hiện được thì ngồi việc thu hút khách hàng ngânhàng cịn cần có những biện pháp hiệu quả để hạn chế rủi ro Việc phân loại CVTDkhông những giúp ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng ( do khách hàngcó thể lựa chọn nhiều hình thức vay hơn ) mà còn giúp ngân hàng dễ dàng trongviệc quản lý.

1.2.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng

Trang 18

NGÂN HÀNGCÔNG TY BÁN LẺ

NGƯỜI TIÊU DÙNG

- CVTD cư trú: là hình thức cho vay nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng vềviệc mua sắm, sửa chữa,xây dựng nhà ở, mua đất, chung cư…

- CVTD phi cư trú: là hình thức cho vay tài trợ cho khách hàng về trang trảicác chi phí mua sắm đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí…

b Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ:

- CVTD gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoảnnợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho ngườitiêu dùng Hình thức này ngân hàng không cho vay trực tiếp với khách hàng màthông qua các doanh nghiệp và các cửa hàng bán lẻ.

CVTD gián tiếp được thực hiện theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1)

(4)(5)

(6) (2) (3)

(1) : Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ Trong hợpđồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàngđược bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu …

(2) : Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hànghóa Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tàisản.

(3) : Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4) : Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng.(5) : Ngân hàng thanh tốn tiền cho cơng ty bán lẻ.

(6) : Người tiêu dùng thanh toán tiền vay trả góp cho ngân hàng.

Trang 19

NGÂN HÀNGCƠNG TY BÁN LẺ

NGƯỜI TIÊU DÙNG

tín lâu năm của ngân hàng thì cho vay tiêu dùng gián tiếp giúp cho ngânhàng tạo thêm được những khoản vay an toàn, giảm bớt được rủi ro Về phíadoanh nghiệp, bằng hình thức cho vay này không những giúp doanh nghiệpđẩy nhanh được q trình tiêu thụ hàng hóa mà vẫn có vốn để xoay vịng.Cịn đối với người tiêu dùng thì hình thức này giúp họ có thể mua hàng màkhơng cần phải thanh tốn ngay tiền mặt Tuy nhiên, hình thức này vẫn cómột vài nhược điểm như: do cho vay tiêu dùng gián tiếp nên ngân hàngkhông hiểu rõ về khách hàng, về thu nhập của họ nên dễ gặp nhiều rủi ro khicho vay Bên cạnh đó, ngân hàng khơng thể kiểm sốt q trình bán hàng,dịch vụ của doanh nghiệp nên có thể dẫn đến việc doanh nghiệp muốn bánnhanh hàng hóa của mình mà thiếu thận trọng khi lựa chọn khách hàng.Ngoài ra, để thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp đòi hỏi ngânhàng phải có kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ phức tạp Do vậy, khi cho vaytiêu dùng gián tiếp các ngân hàng luôn phải tuân theo các thủ tục nghiêmngặt CVTD gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức tàitrợ truy địi tồn bộ, tài trợ truy đòi hạn chế, tài trợ miễn truy đòi và tài trợ cómua lại.

- CVTD trực tiếp: là các khoản cho vay trong đó ngân hàng và khách hàngtrực tiếp gặp nhau để thực hiện việc cho vay hoặc thu nợ.

CVTD trực tiếp được thực hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp

(3)

(1) (5) (4)(2)

(1) : Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng vay

(2) : Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bánlẻ

Trang 20

(5) : Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng

So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp cóưu điểm hơn hẳn về tính linh hoạt Do công việc cho vay chỉ thực hiện giữangân hàng và khách hàng mà không phải thông qua người thứ ba là doanhnghiệp như cho vay tiêu dùng gián tiếp Có thể cho vay trực tiếp với kháchhàng nên ngân hàng có thể quản lý chặt chẽ được món vay của mình, thơngqua trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng ngân hàng mà ngân hàng cóthể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình do đó hạn chế được nhiều rủi ro khicho vay.

CVTD trực tiếp được thực hiện qua ba phương thức:

+ Thơng qua thẻ tín dụng: đây là phương thức cho vay bằng cáchngân hàng cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng cho khách hàng khikhách hàng có tài khoản tại ngân hàng và có đủ điều kiện để ngân hàng cấpthẻ.

+ Tín dụng trả định kỳ: đây là phương thức mà khách hàng phải trảmột mức nhất định và theo kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định khi chovay.

+ Thấu chi: là Phương thức cho vay mà ngân hàng cho khách hàng rúttiền từ tài khoản vãng lai của mình vượt mức số dư có tới một hạn mức đãđược thỏa thuận trước.

c Căn cứ vào phương thức hoàn trả, CVTD có thể chia làm ba loại:

- CVTD trả góp: là hình thức CVTD trong đó người đi vay khơng phải trảhết nợ ngay một lần mà trả thành nhiều lần (một phần cả gốc và lãi ) cho ngân hàngtheo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay Phương thức này thường áp dụngtrong trường hợp thu nhập của người vay không đủ để trả hết nợ một lần hoặc giá trịcủa món vay lớn.

Thơng thường trong CVTD trả góp ngân hàng thường yêu cầu ngườiđi vay trả trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm- số tiền này được gọi làsố tiền trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Như vậy vừa làm chongười mua cảm thấy được mình là chủ sở hữu của món hàng vừa giảm bớtđược rủi ro cho ngân hàng Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc vào cácyếu tố sau:

Trang 21

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm sau khi đã sử dụng: nếu tài sản sau khi sửdụng mà vẫn có thể tiêu thụ dễ thì số tiền trả trước có xu hướng thấp và ngược lại.

 Môi trường kinh tế

 Năng lực tài chính của người đi vay

Mặt khác, khơng phải loại tài sản nào ngân hàng cũng đồng ý tài trợ,mà ngân hàng chỉ tài trợ cho những loại tài sản có giá trị sử dụng lâu dài vàcó giá trị lớn.

- CVTD phi trả góp: là hình thức cho vay mà khách hàng chỉ phải trả ngânhàng một lần cả gốc và lãi khi đến hạn Phuong pháp nay thường áp dụng cho cácmón vay có giá trị nhỏ với thời hạn khơng dài.

- CVTD tuần hồn: là hình thức CVTD trong đó ngân hàng cho phépkhách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại séc được phép thấu chidựa trên tài khoản vãng lai của khách hàng Theo phương thức này, trong thời hạntín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng thờikỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ mộtcách tuần hồn, theo một hạn mức tín dụng.

1.2.2.3 Cơ sở cho vay tiêu dùng

Nền kinh tế ổn định, thu nhập người dân tăng lên dẫn đến nhu cầu về tiêudùng cũng tăng lên Đặc biệt là những mặt hàng lâu bền như: nhà cửa, phương tiệnđi lại…

Người tiêu dùng có mức thu nhập ổn định và có phương án trả nợ hợp lý chongân hàng Vay tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tăng khả năng đào tạo… từđó họ tìm kiếm được việc làm có mức thu nhập cao hơn.

Việc cho người tiêu dùng mua sản phẩm trả góp giúp cho các doanh nghiệpsản xuất tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn vì vậy các doanh nghiệp đều ra sức cạnhtranh để mở rộng hoạt động này Tuy nhiên, khơng phải doanh nghiệp nào cũng cónguồn vốn lớn để có thể vừa có thể cho người tiêu dùng trả góp vừa có tiền để xoayvịng vốn Vì vậy, các doanh nghiệp này đã tìm tới ngân hàng để vay vốn bù đắpcho những khoản mà doanh nghiệp cho khách hàng mua chịu từ đó dẫn đến việcliên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp để mở rộng hoạt động này.

Hoạt động CVTD trở nên phổ biến ở các ngân hàng, dẫn đến việc các ngânhàng phải có những biện pháp thích hợp để tìm được chỗ đứng cho mình trên thịtrường trong lĩnh vực này.

Trang 22

Quy trình thực hiện cho vay tiêu dùng được thực hiện như sau:Bước 1: Hướng dẫn thực hiện và thẩm định hồ sơ CVTD

Nhân viên tín dụng của ngân hàng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làmhồ sơ vay vốn và thẩm định hồ sơ của khách hàng Có thể nói đây là khâu quantrọng nhất trong quy trình, nó quyết định việc ngân hàng có cho khách hàng vay haykhông.

Để đánh giá hồ sơ CVTD nhân viên tín dụng cần phân tích rõ các vấn đềsau:

 Mục đích vay: hồ sơ phải ghi rõ khách hàng vay với mục đích tiều dùngvào loại tài sản nào và nhân viên ngân hàng có trách nhiệm theo dõi xem kháchhàng có thực hiện đúng mục đích của khoản vay hay không.

 Mức thu nhập của khách hàng: đây là chỉ tiêu quan trọng để biết đượckhả năng trả nợ của khách hàng Những khách hàng có thu nhập cao, ổn định hoặccó tài sản có giá trị thường được ngân hàng ưu tiên hơn.

 Sự ổn định việc làm và nơi ở: khách hàng có mức thu nhập cao nhưngphải ổn định, công việc này của khách hàng có phải là cơng viecj lâu dài haykhơng? Ngồi ra, khách hàng phải ổn định nơi cư trú ngân hàng mới có thể kiểmsốt được các hoạt động của khách hàng.

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ vay vốn

Nhân viên tín dụng tổng hợp đầy đủ hồ sơ về khách hàng, trao đổi với kháchhàng để nắm rõ thông tin về khoản vay, nếu cần có thể sửa chữa hoặc bổ sung cácđiều kiện vay Sau khi kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn nếu đủ điều kiện nhân viêntín dụng sẽ làm báo cáo nộp lên giám đốc hoặc trưởng phịng tín dụng để phê duyệt.

Bước 3: Giải ngân

Sau khi xem xét hồ sơ và các đánh giá của nhân viên tín dụng, giám đốc hoặctrưởng phịng tín dụng sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay hay không.

 Nếu cho vay, ngân hàng sẽ làm hợp đồng tín dụng với khách hàng trongđó ghi rõ số tiền vay, phương thức thanh toán, thời hạn vay, tài sản đảm bảo ( nếucó ) và các điều khoản khác Sau khi làm xong hợp đồng, sẽ chuyển cho kế toánthực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán để thực hiện giải ngân cho khách hàng ( nếucho vay bằng tiền mặt )

 Nếu không cho vay ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng.

Trang 23

Sau khi cho khách hàng vay, nhân viên tín dụng có nhiệm thường xuyênnhắc nhở khách hàng thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng vàthu hồi nợ khi đến hạn ( bao gồm cả gốc và lãi )

Nếu khách hàng không trả đủ nợ thì xem xét để ra hạn thêm cho khách hànghoặc sếp khoản nợ đó vào nợ quá hạn và tiếp tục theo dõi.

1.2.4 Lợi ích và rủi ro khi cho vay tiêu dùng

Khi thu nhập của người dân được nâng cao thì nhu cầu về tiêu dùng các loạimặt hàng có chất lượng cao và nhu cầu về vui chơi giải trí là hồn tồn đúng đắn.Vì vậy sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng có vai trị rất lớn khơng chỉ đốivới ngân hàng, với các doanh nghiệp, với người tiêu dùng mà đối với cả một nềnkinh tế Sau đây chúng ta sẽ xem xét lợi ích của CVTD với các đối tượng trên.

- Đối với người tiêu dùng: khơng phải ai cũng có một khoản tiền lớn ngaylập tức để đi mua sắm mà họ thường phải tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài.Như vậy, họ không thể thỏa mãn được nhu cầu sử dụng sản phẩm ngay được Việcdùng các khoản CVTD sẽ phối hợp một cách khéo léo sự thỏa mãn tiêu dùng tronghiện tại với khả năng chi trả của họ trong tương lai CVTD giúp họ được hưởngđiều kiện sống tốt hơn mà không cần phải chờ đến lúc tích lũy đủ tiền Mặt khácCVTD làm cho người dân có cuộc sống ổn định hơn tạo động lực to lớn để họ làmviệc và tiết kiệm Bên cạnh đó, để có thể thu hút được khách hàng các doanh nghiệpphải khơng ngừng đa dạng hóa các loại sản phẩm có chất lượng hơn, giá rẻ hơn vàdo vậy người được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng.

- Đối với các doanh nghiệp: mục tiêu kinh doanh hàng đầu của doanhnghiệp là đa dạng hóa giá trị tài sản, đạt lợi nhuận tối đa Điều này phụ thuộc rấtnhiều vào lượng tiêu thụ hàng hóa Khơng phải chỉ cần có nhu cầu là người tiêudùng có thể mua ngay được mà còn tùy vào mức thu nhập của họ Chính vì vậy, cónguồn tài chính để tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của họ là một giải pháp tối ưu Việcphối hợp giữa doanh nghiệp với ngân hàng để cho vay tiêu dùng là một bước đihiệu quả của doanh nghiệp, vừa tăng nhanh được doanh số bán vừa thu hồi đượcvốn nhanh CVTD kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, giúp cho doanh nghiệp tăngnhanh quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm tốt để cạnh tranh với các doanhnghiệp khác.

Trang 24

cạnh tranh giữa các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải có nhiều loại hình dịchvụ đa dạng, phong phú để thu hút và có được lịng tin của khách hàng CVTD tạothói quen cho người dân tiếp cận các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng, đa dạng hóacác lĩnh vực đầu tư vừa mang lại thu nhập vừa phân tán rủi ro cho ngân hàng Ngoàira CVTD giúp cho ngân hàng mở rộng được quan hệ với khách hàng, tạo điều kiệncho ngân hàng huy động vốn.

- Đối với nền kinh tế: CVTD là đòn bẩy quan trọng để kích thích sản xuất.Các doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh, gia tăng sảnxuất, mở rộng quy mô, thu hút nhiều lao động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội.Người tiêu dùng có nhiều sản phẩm để lựa chọn hơn, đời sống được nâng cao tạonên sự năng động cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách bềnvững.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên thì hoạt động CVTD cũngchứa đựng nhiều rủi ro như:

- Rủi ro khi người vay mất khả năng thanh toán: trong trường người vay bịchết hoặc tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động thì thu nhập của người vay bị ảnhhưởng rất nhiều do đó việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn.

- Rủi ro do khách hàng gian lận: do số lượng khách hàng lớn nên ngânhàng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thơng tin về khách hàng, lợi dụng sơ hở nàynhiều khách hàng cố tình gian lận để chiếm dụng vốn của ngân hàng.

- Ngồi ra, cũng như các khoản vay thơng thường khác, CVTD cũng chịunhững rủi ro về lãi suất và tỷ giá Khi ngân hàng áp dụng một mức lãi suất cố địnhthì trong thời gian cho vay, nếu lãi suất thị trường tăng ngân hàng sẽ phải chịu rủi rokhi cho vay với lãi suất thấp hơn Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm sẽ làmngân hàng mất tính cạnh trạnh với các ngân hàng khác trên thị trường do lãi suấtngân hàng áp dụng cao hơn.

1.3 Mở rộng cho vay tiêu dùng

1.3.1.Khái niệm và ý nghĩa của việc mở rộng cho vay tiêu dùng

Trang 25

kinh tế Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đòi hỏi cácngân hàng phải đưa ra những sản phẩm vừa có chất lượng để thu hút kháchhàng vừa mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Thêm vào đó, với con sốhơn 82 triệu dân và tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây thì tạiViệt Nam vấn đề mở rộng cho vay tiêu dùng là hướng đi hoàn toàn đúng đắncủa các ngân hàng.

Mở rộng cho vay tiêu dùng không chỉ dừng ở việc mở rộng quy mô,doanh số cho vay mà cịn cần phải có những ý tưởng về sản phẩm sáng tạomới, tạo ra ưu thế để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các tổ chức tíndụng khác.

Như vậy, có thể hiểu: ‘’ mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng làviệc tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng trên nhiều phương diện quymơ, chất lượng, tính đa năng…nhằm nâng cao doanh số cũng như lợi nhuậntừ dịch vụ này’’.

Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động mở rộng CVTD tại các ngân hàngtrước hết chúng ta đi tìm hiểu các chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng của hoạtđộng này.

1.3.2 Các chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại cácngân hàng thương mại

a Doanh số cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng của doanh số nàyĐây là hai chỉ tiêu phán ánh bao quát nhất về quy mô cho vay tiêu dùng củangân hàng Doanh số cho vay tiêu dùng là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đồng ý chokhách hàng vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình Doanh số cho vay cao chứngtỏ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt Còn tốc độ tăng trưởng củadoanh số cho vay tiêu dùng phán ánh mức tăng doanh số nhanh hay chậm trong mộtthời gian nhất định thường là một năm Để tính tốc độ tăng trưởng của doanh số chovay tiêu dùng năm N ta lấy doanh số cho vay tiêu dùng năm N chia cho doanh sốcho vay tiêu dùng năm N-1 Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng là nghiệp vụ cóđọ rủi ro cao nên cùng với sự gia tăng doanh số cho vay ngân hàng cũng cần quantâm tới sự gia tăng của doanh số thu nợ.

b Sự gia tăng về số lượng khách hàng trong nghiệp vụ CVTD

Trang 26

giúp ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng Tuy nhiên, với lượngkhách hàng càng lớn thì việc quản lý của ngân hàng càng khó khăn nên rủi ro là rấtlớn vì vậy khơng phải khách hàng nào cũng có thể được ngân hàng cho vay với mụcđích tiêu dùng Điều này đỏi hỏi ngân hàng phải có những chính sách đúng đắn vừanâng cao được chất lượng cho vay tiêu dùng để thu hút khách hàng vừa quản lý tốtcác khoản cho vay của mình.

c Các chỉ tiêu khác

Ngồi những chỉ tiêu cơ bản trên thì việc mở rộng cho vay tiêu dùng cịnđược phán ánh qua những chỉ tiêu khác như:

- Dư nợ cho vay tiêu dùng và tỷ kệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dưnợ: dư nợ cho vay tiêu dùng là tổng số tiền cho vay tiêu dùng của ngân hàng tại mộtthời điểm nhất định.

% dư nợ CVTD = dư nợ CVTD/tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu xác định cơ cấu CVTD so với tổng dư nợ dựa trên cơsở phân loại pheo mục đích vay Tỷ lệ này cao chứng tỏ dịch vụ cho vay tiêudùng của ngân hàng đang phát triển đồng thời hoạt động cho vay tiêu dùngchiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVTD: Nợ qua hạn là những khoảnvay mà khách hàng không đủ khả năng trả khi đến hạn ghi trong hợp đồng.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD = dư nợ quá hạn CVTD/tổng dư nợ CVTD- Lợi nhuận từ hoạt động CVTD: Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất để đánh giáhoạt động mở rộng CVTD tại các ngân hàng, lợi nhuận tăng lên chứng tỏ ngân hàngđang hoạt động tốt trong lĩnh vực này Tuy nhiên, chỉ tiêu nay phải được thực hiệntrong một khoảng thời gian nhất định Ngoài ra, để xác định mức độ mở rộng vàtầm quan trọng của hoạt động CVTD thì chúng ta cần xem xét tỷ trọng lợi nhuậnđóng góp từ hoạt động này so với tổng lợi nhuận từ mọi hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, để mở rộng quy mô CVTD ngân hàng cũng cần quan tâm đến hạnmức cho vay, phạm vi cung ứng dịch vụ CVTD và danh mục sản phẩm CVTD.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD

Trang 27

 Nhóm nhân tố chủ quan: là nhóm nhân tố từ bên trong ngân hàng nhưquy mô vốn, các chính sách cho vay, trình độ của nhân viên tín dụng, quy trình hoạtđộng, cơ sở vật chất…đây là nhóm nhân tố cơ bản tác động trực tiếp đến nghiệp vụcho vay tiêu dùng của ngân hàng.

- Quy mô vốn tự có: nguồn vốn là chỉ tiêu quan trọng khơng chỉ trong mỗinghiệp vụ CVTD mà cịn quan trọng đối với tất cả các dịch vụ khác trong ngânhàng Phải có nguồn tài chính dồi dào ngân hàng mới tạo được niềm tin cho kháchhàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- Quy trình và thủ tục: CVTD là nghiệp vụ có độ rủi ro cao nên khi chokhách hàng vay ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận khi làm hợp đồng tíndụng, đây chính là nguyên nhân làm hạn chế lượng khách hàng của ngân hàng dotâm lý người đi vay thường không thích các thủ tục rườm rà Vì vậy, hiện nay cácngân hàng đều tìm cách rút ngắn quy trình và thủ tục khi cho vay tuy nhiên nhanhchóng nhưng vẫn cần phải chính xác.

- Nguồn nhân lực của ngân hàng: khi ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhânviên có trình độ nghiệp vụ cao, có lịng nhiệt tình đối với nghề nghiệp thì khơngnhững làm giảm rủi ro cho ngân hàng mà cịn có lợi thế khi thu hút khách hàng.

- Các chính sách của ngân hàng: đó là các chính sách về lãi xuất, phí tíndụng, các ưu đãi đối với khách hàng…đây chính là điều kiện giúp khách hàng lựachọn ngân hàng để vay vốn.

- Chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm: để mở rộng và cạnh tranh vớicác tổ chức tín dụng khác thì việc đưa ra nhiều loại hình sản phẩm cho khách hànglựa chọn là việc làm cần thiết của ngân hàng Bên cạnh đó, ngân hàng cần áp dụngcơng nghệ hiện đại để tạo thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch.

 Nhóm nhân tố khách quan: đây là nhóm nhân tố xuất phát từ phía kháchhàng và mơi trường, điều kiện kinh tế xung quanh Nhóm nhân tố này cũng cónhững ảnh hưởng khơng nhỏ đến mở rộng CVTD của ngân hàng Nhóm nhân tốnày bao gồm:

- Các nhân tố thuộc về phía khách hàng như:

Trang 28

sử dụng sản phẩm để đưa ra các chiến lược đúng đắn.

 Khả năng tài chính của khách hàng: phải có thu nhập khách hàng mới cókhả năng trả nợ cho ngân hàng Đây là chỉ tiêu quan trọng trong trường hợp kháchhàng khơng có tài sản đảm bảo Khách hàng có thu nhập cao và ổn định thườngđược ngân hàng ưu tiên hơn.

- Các nhân tố khách quan khác:

 Môi trường kinh tế: CVTD chịu ảnh hưởng lớn từ các biến động kinh tế.Khi nền kinh tế ổn định, người tiêu dùng sẽ yên tâm vào mức thu nhập của hộ trongtương lai dẫ đến việc họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn Và ngược lại, nếu nên kinh tế lâmvào tình trạng suy thối làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mức thu nhậpcủa họ trong tương lai thì người dân sẽ tiết kiệm hơn từ đó tiêu dùng ít hơn Vì vậyngân hàng cần phân tích rõ xu hướng kinh tế trong tương lai để có những chính sáchphù hợp với từng thời kỳ.

 Mơi trường văn hóa – xã hội: đó là các đặc điểm của thị trường nơi ngânhàng hoạt động như: trình độ dân trí, mức thu nhập của người dân…rõ dàng lànhưng nơi đơ thị có mật độ dân cư cao, trình độ văn hóa cao thì mức nhu cầu về tiêudùng sẽ cao hơn ở những vùng nông thôn, hẻo lánh.

 Mơi trường chính trị, pháp luật: tất cả các hoạt động trong xã hội đều phảituân theo quy định của pháp luật Trong CVTD cũng vậy, đều phải tuân theo nhữngquy định của ngân hàng nhà nước, bộ luật tín dụng, luật dân sự…các quy định phảirõ ràng, đầy đủ, linh hoạt mới tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa cácngân hàng.

 Các định hướng chính sách của nhà nước: các chính sách của nhà nướccũng ảnh hưởng trực tiếp đến CVTD, có thể hạn chế và cũng có thể khuyến khíchCVTD Đó là các chính sách về trần lãi suất, hạn mức cho vay tối đa…vì vậy cầnphải có những chính sách đúng đắn để vừa thúc đẩy phát triển CVTD vừa ổn địnhkinh tế chính trị.

Trang 29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHINHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ NINH BÌNH

2.1 Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu, mạng lưới tổ chức của chi nhánhNHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình được tái thành lập từ tháng 4 năm1992, sau khi tỉnh Ninh Bình tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh Tiền thân của NHNo &PTNT thành phố Ninh Bình là NHNo thị xã Ninh Bình, đến năm 1996 đổi tên thànhNHNo & PTNT thị xã Ninh Bình và cho đến đầu năm 2007 khi thị xã Ninh Bìnhlên thành phố thì đổi tên thành NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình.

Trụ sở chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình đặt tại đường Lê ĐạiHành, thành phố Ninh Bình Đây là khu vực đơng dân cư, trung tâm kinh tế củathành phố là điều kiện để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Với bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, ban lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm đếncông tác tổ chức, sắp xếp cán bộ, chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao, cáccán bộ trẻ được đào tạo chính quy và tuyển chọn kỹ lưỡng, cịn các anh chị thuộcthế hệ đi trước thì dày dạn kinh nghiệm.

Là một chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Ninh Bình, hệ thốngtổ chức của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình gồm có 3 phịng nghiệp vụ, 4 chinhánh cấp 3: phòng giao dịch số 1 tại phường Thanh Bình, phịng giao dịch số 6 tạiphường Phúc Thành, phòng giao dịch chợ Rồng tại phường Vân Giang, phòng giaodịch số 3 tại phường Nam Bình với tổng số 63 cán bộ nhân viên Trong đó phịnggiao dịch chợ Rồng được thực hiện nghiệp vụ tín dụng cịn các phịng giao dịchkhác thực hiện huy động vốn.

Trang 30

Giám đốc

Phó giám đốcPhó giám đốc

Phịng tín dụng Phịng kế tốn - ngân quỹPhịng hành chính Các phịng giao dịchPhó giám đốc

2.1.2 Các hoạt động chính của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

Ngân hàng đã cung cấp được rất nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú với kháchhàng là cá nhân,doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Dưới đây là một số dịch vụ cơbản của ngân hàng.

- Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi mà người gửi tiền gửi với mụcđích thanh tốn, chi trả thường xun của mình Tài khoản thanh tốn khơng bị hạnchế số lần gửi tiền vào hoặc rút tiền ra của khách hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm: đúng như tên gọi của nó, ngân hàng huy động khoảntiền này từ số tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào với mục đích tiết kiệm Tiền gửitiết kiệm có hai loại:

Tiền gửi khơng kỳ hạn: khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào

Tiền gửi có kỳ hạn: có lãi suất cao hơn tiền gửi khơng kỳ hạn Kháchhàng vẫn có thể rút tiền trước hạn và được hưởng lãi suất theo tiền gửi khôngkỳ hạn.

- Sản phẩm thẻ: được phát hành dựa trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạncủa khách hàng Khách hàng có thể thực hiện rút tiền 24/7 tại các máy rút tiền tựđộng ATM căn cứ vào số dư trong tài khoản của khách hàng.

- Dịch vụ chuyển tiền: dịch vụ nhân chuyển tiền từ nước ngoài về ViệtNam và dịch vụ nhân chuyển tiền từ trong nước.

- Dịch vụ cho vay: có nhiều hình thức cho vay

Trang 31

Cho vay mua và sủa chữa nhà cửa: dành cho các cá nhân có nhu cầumua chung cư, xây dựng nhà ở…

Cho vay thông thường: dành cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn vớimục đích khác hoặc các doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất kinh doanh,cho vay hợp vốn, cho vay các khoản phải thu…

Các dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhucầu của khách hàng trong thời gian qua.

2.1.3 Kết quả hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bìnhtrong thời gian qua

- Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng nơng nghiệp thành phố Ninh Bìnhln xác định nguồn vốn là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là chỉ tiêu dẫn đường tạo tiềnđề để thực hiện các chỉ tiêu khác Do vậy, mỗi cán bộ công nhân viên đều nhận thứcrõ tầm quan trọng, tính cấp bách của cơng tác huy động vốn trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Vì vậy ngân hàng đã tập trung huy động nguồn vốn có tínhchất ổn định ( tiền gửi dân cư ) đồng thời thực hiện nhiều giải pháp thực hiện việchuy động vốn tại địa phương: Củng cố và nâng cấp các điểm giao dịch; Đổi mới tưduy, phương pháp huy động vốn; Áp dụng linh hoạt lãi suất huy động; Đa dạng cáchình thức huy động ( tiết kiệm có nhiều kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dựthưởng…) Thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; Tăng cường và đảmbảo thời gian giao dịch với khách hàng.

Kết quả huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm trở lại đây đã có nhữngtiến bộ rõ rệt Tổng nguồn vốn của ngân hàng tính đến 31/12/2007 là 184,3 tỷ đồngtăng 29 tỷ đồng so với năm 2006 ; Tốc độ tăng trưởng là 18,7% Trong đó nguồnvốn huy động dân cư tăng 25,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của nguồn này là 23,3%.Sang năm 2008, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song ngân hàng đã nỗ lực phấn đấuhoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 là264,934 tỷ đồng tăng 80,606 tỷ đồng so với năm 2007 ; Tốc độ tăng trưởng 43,7% ;Đạt 103,8% kế hoạch Trong đó nguồn huy động dân cư tăng 84,42 tỷ đồng so với2007 với tốc độ tăng là 65% Trong năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của ngânhàng tính đến 30/12/2009 là 283,101 tỷ đồng tăng 18,167 tỷ dồng so với năm 2008với tốc độ tăng trưởng 6,9%.

Ngoài ra, trong năm 2009 ngân hàng đã thực hiện tốt các đợt huy động vốndo TW và NHNo tỉnh tổ chức:

Trang 32

4718/NHNo-KHTH ngày 31/1/2009 ) thời gian huy động vốn từ ngày 15/12/2008đến ngày 12/2/2009: nội tệ đạt 125,7% so KH; ngoại tệ đạt 24,1% so KH.

Huy động tiết kiệm dự thưởng mừng ngày quốc tế lao động 1/5 ( VB số1812/NHNo-KHTH ngày 24/4/2009 ) thời gian huy động từ 1/5 đến ngày29/7/2009: nội tệ đạt 115% KH; khơng có ngoại tệ.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng ( VB số 3565 ngày5/8/2009 ) thời gian huy động từ 20/8/2009 đến ngày 18/10/2009: đạt 24,8% KH.

Kết quả đạt được từ công tác huy động vốn đã góp phần vào việc cân đốinguồn vốn cho vay của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống của mọi thành phần kinh tế trên địa bànthành phố Ninh Bình Mặt khác góp phần vào việc bình ổn giá cả, đảm bảo cácchính sách của nhà nước về công tác tiền tệ, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

- Hoạt động tín dụng: Cơng tác tín dụng của ngân hàng ln được đầu tưđúng hướng, ưu tiên vốn cho phát triển kinh tế Nông nghiệp Nông thôn Ngân hàngđã thường xuyên đáp ứng đủ nhu cầu về vay vốn của hộ nông dân Vốn đầu tư chovay của ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình có vốn kịp thời phát triểnsản xuất, kinh doanh với quy mô lớn Với vốn đầu tư vào nông nghiệp năm 2007 là106 tỷ đồng chiếm 25%, 183 tỷ đồng năm 2008 và 6,1 tỷ đồng năm 2009 Bên cạnhđó ngân hàng cũng quan tâm chú trọng đầu tư vốn cho Công nghiệp- Tiểu thủ cơngnghiệp Ngồi ra cơng tác tín dụng của ngân hàng cịn có những bước phát triểnnhanh, đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cho lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Trong bảng dưới đây là tình hình cơng tác tín dụng của ngân hàng trongnhững năm gần đây:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánhthành phố Ninh Bình

(Đơn vị: triệu đồng )

Chỉ tiêu 2008 2009 % tăng/giảm 2009/2008

Dư nợ doanh nghiệp NQD 240168 268688 11,875%

Dư nợ cho vay hộ sản xuất 186929 239983 28,38%

Dư nợ cho vay khác 13661 14918 9,2%

Tổng 440758 523589

Trang 33

Theo bảng trên ta thấy dư nợ cho vay sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất quacác năm, cũng là mảng có tốc độ tăng trưởng cao nhất Điều này cho thấy ngânhàng vẫn đi đúng hướng trong công tác đầu tư phát triển kinh tế Nông nghiệp Nôngthôn, song vẫn chú trọng những ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương laiđể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mình đồng thời góp phần dịch chuyển cơ cấukinh tế ngành trong địa bàn thành phố.

- Kết quả hoạt động kinh doanh: Ngân hàng nơng nghiệp thành phố NinhBình là ngân hàng có doanh số hoạt động lớn nhất so với các ngân hàng huyện, thịtrong tỉnh, với số lượng khách hàng giao dịch ngày một đông Năm 2009, kháchhàng cho vay là hộ sản xuất chiếm thị phần 60% so với các ngân hàng khác trên địabàn Ngoài ra ngân hàng đã mở thêm nhiều dịch vụ rút tiền tự động ATM để nângcao chất lượng phục vụ khách hàng Dưới đây là kết quả kinh doanh của ngân hàngtrong những năm gần đây.

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

( đơn vị: triệu đồng )

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng/giảm

2009/2008Tổng thu 97376 75970 -22,2%Thu lãi 86026 59401 -30,95%Thu dịch vụ 2199 3014 37,1%Tổng chi 86638 68415 -21%Chi trả lãi 63994 19975 -68,8%Chi khác 22644 48440 113,92%Chênh lệch thu nhập - chi phí ( chưa lương )

14643 12309 -15,94%

Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2008, 2009

Trong đó, năm 2009 thu lãi từ hoạt động tín dụng là 59401 triệu đồng, đạt78,2%/tổng thu giảm 26625 triệu đồng so với năm 2008 và thu từ dịch vụ là 3014triệu đồng đạt 4%/tổng thu tăng 815 triệu đồng so với năm 2008.

Do ảnh hưởng tù cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên tổng thu của năm2009 có giảm song tổng chi cũng giảm một lượng nhiều hơn, chứng tỏ ngân hàng đãcó những chính sách đúng đắn để khắc phục tình trạng khó khăn chung.

Trang 34

gian qua bị giảm sút nhiều gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ song dưới sựnỗ lực của các can bộ nhân viên ngân hàng thì cơng tác thu nợ rủi ro của chi nhánhvẫn đạt 110% so với KH.

Trong năm 2009, lãi suất bình quân đầu vào đạt 0,73%; đầu ra đạt 0,93%.Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào là 0,2% giảm 0,11% so với năm 2008.

Mặc dù thu nhập từ hoạt động tín dụng có giảm so với năm 2008 song thunhập từ cung cấp dịch vụ lại tăng lên đáng kể Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàngkhông chỉ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại doanh thu chongân hàng Tuy tổng thu và tổng chi trong năm 2009 có giảm song các dịch vụ củangân hàng vẫn được khách hàng quan tâm, chứng tỏ ngân hàng đã có những chínhsách hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Hoạt động quản lý:

Về công tác điều hành: Ngân hàng luôn chủ động, năng động và kỷ cươngtrong điều hành, bám sát mục tiêu, định hướng kinh doanh của ngân hàng cấp trênvà phương hướng phát triển kinh tế của địa phương để xác định mục tiêu kinhdoanh cho phù hợp Thực hiện việc điều hành theo chương trình cơng tác của cơquan, thực hiện việc khốn và phân phối tiền lương theo kết quả thực hiện của từngcá nhân và tập thể.

Về công tác tạo nguồn nhân lực trong kinh doanh: Ngân hàng đã xây dựngkế hoạch đào tạo cử cán bộ đi học các lớp đào tạo nghiệp vụ Bố trí, sắp xếp đội ngũcán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và cân đối lao động giữa các phịng.

Về việc ứng dụng cơng nghệ mới: Trong năm 2009, ngân hàng đã chuyểnsang chương trình giao dịch IPICAS giai đoạn 2 Trong quá trình thực hiện các bộcác phịng đều thực hiện tốt.

Về cơng tác thi đua khen thưởng: Ngân hàng thường xuyên phát động cácphong trào thi đua: thi đua hoàn thành kế hoạch lập thành tích chào mừng các ngàylễ lớn, thi đua xây dựng đợn vị trong sạch, vững mạnh…đã tạo được khơng khí laođộng sơi nổi, hiệu quả góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ củađơn vị.

Ngoài ra trong năm 2009, ngân hàng đã thực hiện tốt nhiều công tác từ thiệnnhư: quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ vì người nghèo…

Trang 35

2.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm gần đây

CVTD xuất hiện đầu tiên ở Mỹ và được cộng nhận là một trong những hoạtđộng chính của ngân hàng Ban đầu, các ngân hàng đều hạn chế cho vay cá nhân vàhộ gia đình do mức độ rủi ro cao Tuy nhiên, do mức thu nhập của người dân ngàycàng được nâng cao và để thu hút khách hàng buộc các ngân hàng phải hướng tớimảng hoạt động này.

Hoạt động CVTD mới phát triển tại Việt Nam trong một số năm trở lại đâyvà mới đầu tập trung chủ yếu vào hình thức cho vay trả góp Tuy nhiên, với tìnhhình kinh tế như hiện nay thì các ngân hàng muốn cạnh tranh được phải có nhữnghình thức cho vay đa dạng hơn và có nhiều sản phẩm cho vay phong phú hơn như:cho vay sửa chữa, mua nhà, mua phương tiện đi lại, đồ nội thất…và hiện nay, đa sốcác ngân hàng đều triển khai hoạt động nay.

NHNo & PTNT cho vay với cán bộ công nhân viên, những người đượchưởng lương, hưởng trợ cấp xã hội ACB phục vụ các đối tượng có nhu cầu du lịch,mua sắm đồ dùng học tập, chữa bệnh, mua xe, cưới hỏi, mua và sửa nhà Kháchhàng muốn vay vốn phải có thu nhập ổn định và có tài sản thế chấp Ngân hàngthương mại cổ phần Hà Nội phục vụ mọi đối tượng có tài sản thế chấp với hình thứctrả góp Tại ngân hàng Đơng Á áp dụng hình thức cho vay tín chấp để giải quyếtnhu cầu vay tiêu dùng của cán bộ cơng nhân viên Theo hình thức này, mọi cán bộcông nhân viên trong biên chế nhà nước được cơ quan bảo lãnh ký hợp đồng vayvốn ngân hàng Đối với ngân hàng Sài Gịn Thường Tín việc cho vay tiêu dùng vớicán bộ công nhân viên chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực y tế và giáo dục Khách hàngthường vay tín chấp thơng qua các tổ chức cơng đồn và có bảo lãnh của cơ quanphố hợp với bộ phận lao động tiền lương giúp ngân hàng thu nợ Ngân hàngThương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam chủ yếu cho vay mua ô tô, mua nhà, chovay du lịch Lãi suất và thời hạn linh hoạt theo từng mục đích vay

Trang 36

2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo &PTNT thành phố Ninh Bình

Khơng chỉ đối với NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình mà với hầu hết cácngân hàng khác hoạt động cho vay tiêu dùng còn khá mới mẻ, chứa đựng nhiều rủiro vì vậy để có thể mở rộng hoạt động này đòi hỏi các ngân hàng phải có nhữngbước đi thận trọng, có những chiến lược riêng để chiếm lĩnh thị trường trong hoạtđộng này.

2.2.1 Đối tượng và điều kiện CVTD

 CVTD là hoạt động có độ rủi ro khá cao, vì vậy ngân hàng thường kiểmtra, xem xét kỹ lưỡng và áp dụng một số nguyên tắc sau để giảm rủi ro khi cho vay:

 Thu nhập của khách hàng: đây là chỉ tiêu quan trọng, liên quan trực tiếpđên việc ngân hàng có cho khách hàng vay hay khơng Khách hàng có thu nhập caothì khả năng trả nợ lớn.

 Năng lực của khách hàng: khả năng kinh doanh, làm việc tạo ra thu nhậpcho khách hàng cũng rất quan trọng Nếu thu nhập của khách hàng chỉ mang tínhthời vụ, khơng ổn định thì khả năng trả nợ cũng không cao.

 Tài sản đảm bảo: đa số khi cho vay tiêu dùng hoặc cho vay thơng thườngngân hàng thường u cầu khách hàng có vật thế chấp trừ những khách hàng có uytín, làm ăn lâu dài với ngân hàng, khả năng tài chính lớn Tài sản đảm bảo giúpngân hàng giảm thiểu rủi ro trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ.

 Các điều kiện cho vay của ngân hàng:

 Khách hàng là cá nhân và hộ gia đình là cơng dân Việt Nam, cư trú trênđịa bàn có chi nhánh của NHNo & PTNT Là những người có đủ năng lực pháp luậtvà hành vi dân sự.

 Mục đích vay vốn hợp lệ, khơng tiêu dùng những hàng hóa nhà nướccấm.

 Khách hàng phải có đủ năng lực tài chính và Phương án trả nợ khả thi. Phải có tài sản đảm bảo ( trừ một số trường hợp nói trên ) như: sổ tiếtkiệm, chứng chỉ tiền gửi…theo yêu cầu của ngân hàng.

2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phốNinh Bình

Trang 37

 Cho vay theo mục đích:

 Cho vay sửa chữa và mua nhà ở: đây là những khoản vay có thời hạn dài,số tiền vay thường lớn Thời gian cho vay mua đất, nhà ở tối đa là 20 năm, sủa chữanâng cấp nhà ở tối đa là 5 năm.

 Cho vay mua phương tiện đi lại: nếu là ơ tơ mới thì thời hạn tối đa là 5năm, ô tô đã qua sử dụng là 4 năm còn đối với các phương tiện khác tối đa là 3 năm. Cho vay hỗ trợ du học: thời hạn tối đa bằng thời gian đi học và cộng thêm3 năm.

 Cho vay theo hình thức đảm bảo:

 Cho vay có tài sản đảm bảo: nếu tài sản đảm bảo được hình thành từ mónvay thì cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản Nếu tài sản đảm bảo khơng phải hìnhthành từ món vay thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản do ngân hàng thẩmđịnh.

 Cho vay khơng có tài sản đảm bảo: cho vay tín chấp lương có thời hạn tốiđa là 3 năm không vượt quá thời gian làm việc còn lại của khách hàng tại cơ quanđó, với mức cho vay tối đa là 12 lần thu nhập cố định hàng tháng của khách hàngnhưng phải ít hơn 50 triệu đồng.

 Cho vay theo phương thức hồn trả

 Cho vay trả góp: kỳ hạn trả nợ lãi và gốc có thể là 1 tháng hay 3 tháng tùytheo từng khoản vay Kể cả khi khách hàng trả nợ đúng hạn, khách hàng vẫn phảihoàn trả đầy đủ lãi và gốc ghi trong hợp đồng khi đén hạn.

 Cho vay trực tiếp từng lần: tùy theo từng khoản vay mà kỳ trả lãi và gốc cóthể khác nhau Các khoản vay ngắn hạn thì lãi và gốc có thể trả một lần vào cuốikỳ.

2.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố NinhBình

Trang 38

 Đối với hình thức CVTD khơng có tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn baogồm:

 Giấy đề nghị vay vốn sinh hoạt tiêu dùng trả góp Giấy tờ chứng minh thu nhập, việc làm

 Hộ khẩu chứng minh nhân dân của người vay ( bản gốc )

Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các cán bộ công nhân viên đang làm việctại các đơn vị sản xuất kinh doanh ( thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có cổ phần củaNhà nước )…do phịng tín dụng xem xét.

 Đối với hình thức CVTD có tài sản thế chấp ( hay là hình thức cho vaycầm cố sổ tiết kiệm ), hồ sơ vay vốn bao gồm:

 Giấy đề nghị vay vốn sinh hoạt tiêu dùng Giấy xác nhận số dư và phong tỏa sổ tiết kiệm

 Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố chứng từ hoặc tài sản đảm bảokhác

 Thẻ tiết kiệm

 Bảng kê giao nhận hồ sơ vay vốn

Hình thức này áp dụng cho mọi cơng dân Việt Nam có năng lực pháp lý vànăng lực hành vi dân sự Mức cho vay tùy thuộc vào thu nhập và nhu cầu của ngườivay tuy nhiên không vượt quá 65% giá trị tài sản đảm bảo do ngân hàng thẩm định.

Mức lãi suất áp dụng căn cứ theo biểu lãi suất của NHNo và PTNT thànhphố Ninh Bình trong từng thời kỳ.

Thủ tục vay vốn gồm:

 Tiếp nhận hồ sơ: Sau khi hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn,khách hàng điền đầy đủ thông tin và đưa cho CBTD, CBTD sẽ kiểm tra tính hợp lývà đầy đủ của bộ hồ sơ.

 Thẩm định và xét duyệt cho vay: CVTD sẽ đi xác minh các thông tin màkhách hàng ghi trong hồ sơ sau đó gửi lên giám đốc hoặc trưởng phịng tín dụng đểxét duyệt.

 Giải ngân: nếu hồ sơ đủ điều kiện và có tính khả thi thì ngân hàng sẽ làmhợp đồng tín dụng với khách hàng và giải ngân.

 CBTD theo dõi quá trình sử dụng khoản vay và quá trình trả nợ củakhách hàng để có thể xử lý kịp thời các khoản vay xấu.

Trang 39

Số tiền phạt = Số tiền gốc phải trả x lãi suất phạt x số ngày trả chậm30

Số tiền trả góp phải bao gồm cả gốc và lãi, số ngày trả chậm không quá 4ngày.

Lãi suất phạt = 150% * lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng

Nếu quá 10 ngày khách hàng vẫn chưa thanh toán thi ngân hàng chuyểnkhoản vay này vào nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng.

2.2.4 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thànhphố Ninh Bình

Theo thống kê thì hoạt động CVTD mang lại hơn 60% lợi nhuận cho cácNHTM lớn ở Châu Á, mặt khác nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao nên số lượngkhách hàng tìm đến ngân hàng giao dịch về hoạt động này ngày một lớn vì vậyCVTD trở thành hoạt động phổ biến tại các ngân hàng.

Để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng, tổ chức tín dụngkhác, NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình đã khơng ngừng đưa ra các chính sáchhợp lý, đa dạng hóa các dịch vụ và sản phẩm của mình để thu hút khách hàng vớimục tiêu mở rộng hoạt động CVTD Sau đây chúng ta sẽ xem xét tình hình CVTDtại chi nhánh trong thời gian qua.

Các ký hiệu:

DSCVTS: doanh số cho vay tiêu dùngDNCVTD: dư nợ cho vay tiêu dùngDN: dư nợ

DSCV: doanh số cho vay

NQHCVTD: nợ quá hạn cho vay tiêu dùngDNQHCVTD: dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Trang 40

Bảng 2.3 Tình hình dư nợ CVTD của ngân hàng trong hai năm qua

( đơn vị: tỷ đồng )

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 %tăng/giảm

2009/2008DSCVTD 51,439 61,695 19,94%Tổng DSCV 1708,965 2164,733 26,67%DNCVTD 13,267 14,922 12,47%Tổng DN 440,758 523,589 18,79%Tỷ trọng DNCVTD/TDN 3,01% 2,85%

Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2008, 2009

Như vậy, DSCVTD của ngân hàng tăng khá nhanh trong hai năm trở lại đây.Với mức tăng từ năm 2008 đến năm 2009 là 10256 tỷ đồng, tốc độ tăng là 19,94%.Cùng với sự gia tăng của DSCVTD thì mức DNCVTD cũng tăng đều qua các năm.Đạt 14,922 tỷ đồng năm 2009 tăng 1,655 tỷ đồng so với năm 2008 với tốc độ tănglà 12,47%, nhưng vẫn tăng chậm so với DSCVTD Trong năm 2008, NHNN quyđịnh cho các ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay tối đa là 21%/năm, lãi suất CVTDgần tương đương với lãi suất cho vay doanh nghiệp và các loại hình tín dụng khác,điều này làm cho các ngân hàng thắt chặt mảng CVTD hơn Tuy nhiên, DSCVTDcủa ngân hàng vẫn tăng là do tỷ trọng DNCVTD/TDN trong năm 2009 giảm 0,16%so với năm 2008, đây là chính sách thu hút khách hàng của ngân hàng Chứng tỏ,ngân hàng ln có hướng đi đúng đắn, khả năng nhanh nhạy, tính chuyên nghiệpcao phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế qua từng thời kỳ.

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình ngân hàng thương mại – PGS.TS.Phan Thị Thu Hà – Đại học kinh tế quốc dân Khác
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS.Lưu Thị Hương Khác
3. Giáo trình tín dụng ngân hàng – TS.Hồ Diệu( chủ biên ) – Học viện ngân hàng Khác
5. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ Khác
6. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình năm 2007, 2008, 2009 Khác
7. Trang web: vneconomy.vn và một số trang web khác Khác
w