HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN LƯỢNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN
HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN LƯỢNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN
HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH
Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Song
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình; sự tài trợ, sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của nhiều cá nhân và tổ chức
Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể lãnh đạo cùng cán bộ Sở: Nông nghiệp & PTNT, Giáo dục & Đào tạo, Lao Động –TB & XH và Trường Trung cấp Nơng nghiệp Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận án./
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình xi
Trích yếu luận án xii
Thesis abstract xiv
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
1.4 Những đóng góp mới của đề tài 5
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7
2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn 7
2.1.1 Một số khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu 7
2.1.2 Đặc điểm của tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn 18
2.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn 21
2.1.4 Nội dung nghiên cứu chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn 23
Trang 62.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề
cho lao động nông thôn 33
2.2.1 Kinh nghiệm từ các nghiên cứu trên thế giới 33
2.2.2 Kinh nghiệm từ các nghiên cứu ở Việt Nam 39
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình 43
2.3 Khoảng trống trong nghiên cứu về nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn 45
Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 47
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 47
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 47
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 50
3.2 Khung phân tích và phương pháp tiếp cận 56
3.2.1 Khung phân tích 56
3.2.2 Phương pháp tiếp cận 57
3.3 Phương pháp nghiên cứu 57
3.3.1 Phương pháp chuyên gia 57
3.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 58
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin 58
3.3.4 Phương pháp phân tích thơng tin 61
3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 68
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 72
4.1 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình 72
4.1.1 Tình hình lao động tại tỉnh Thái Bình 72
4.1.2 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh 73
4.1.3 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn cung cấp cho thị trường lao động ngoài tỉnh 75
4.2 Hệ thống cơ sở tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình 76
Trang 74.3.1 Kết quả tư vấn hướng nghiệp cho lao động nông thôn 82
4.3.2 Kết quả chương trình hỗ trợ dạy nghề cho lao động 84
4.3.3 Kết quả hỗ trợ cho nhóm đối tượng chính sách khu vực nơng thơn 86
4.3.4 Tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho lao động nông thôn 86
4.4 Các hoạt động nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình 88
4.4.1 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực phục vụ đào tạo 88
4.4.2 Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo 91
4.4.3 Phát triển chương trình đào tạo, giáo trình phục vụ giảng dạy 92
4.4.4 Nguồn kinh phí đầu tư cho tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn 94
4.5 Đánh giá chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình 95
4.5.1 Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các cơ sở dạy nghề 95
4.5.2 Đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề 97
4.5.3 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề 100
4.5.4 Đánh giá của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề đang làm việc 101
4.5.5 Đánh giá của người sử dụng lao động 103
4.6 Đánh giá chung về chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình 104
4.6.1 Kết quả đạt được 105
4.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 106
4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho lao động nông thơn tỉnh Thái Bình 109
4.7.1 Đánh giá tổng quan về mức độ hài lòng với chất lượng dịch vụ 109
4.7.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho lao động nông thơn tỉnh Thái Bình 119
4.8 Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình 126
Trang 84.8.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao
động nơng thơn tỉnh Thái Bình 130
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 148
5.1 Kết luận 148
5.2 Kiến nghị 149
Danh mục các công trình đã cơng bố có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CLĐTN Chất lượng đào tạo nghề CNH, HĐH Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa CSDN Cơ sở dạy nghề
CSVC Cơ sở vật chất CTĐT Chương trình đào tạo ĐTN Đào tạo nghề
GD-ĐT
GDHN
Giáo dục – Đào tạo Giáo dục hướng nghiệp GDNN Giáo dục nghề nghiệp GV HS Giáo viên Học sinh HSSV LĐ
Học sinh, sinh viên Lao động
LĐNT Lao động nông thôn LĐ-TB&XH
LLLĐ
Lao động, Thương binh và Xã hội Lực lượng lao động
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh
TCN TTDN
Trung cấp nghề Trung tâm dạy nghề TTLĐ Thị trường lao động TVHN
TW
Trang 10DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Tiêu chí cơ sở đào tạo đánh giá về chất lượng tư vấn hướng nghiệp cho lao
động nông thôn 26
2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo ILO 500 27
2.3 Phân loại mức kiến thức, kỹ năng theo Bloom 28
2.4 Tiêu chí người học đánh giá về chất lượng tư vấn hướng nghiệp 28
2.5 Tiêu chí người học đánh giá chất lượng dạy nghề 29
2.6 Tiêu chí người sử dụng lao động đánh giá về chất lượng tư vấn hướng nghiệp 29
2.7 Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo 42
3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020 50
3.2 Dân số, lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020 51
3.3 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành giai đoạn 2016– 2020 53
3.4 Nội dung, nguồn và phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 59
3.5 Số mẫu khảo sát và hình thức khảo sát 60
3.6 Mô tả các thang đo trong đề tài 64
4.1 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 – 2020 72
4.2 Trình độ lao động qua đào tạo nghề tại các đơn vị năm 2020 73
4.3 Dự đoán nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình của năm 2018 cho giai đoạn 2018 – 2020 74
4.4 Tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề thực tế hàng năm cho lao động nông thôn phục vụ thị trường lao động trong tỉnh Thái Bình 75
4.5 Nhu cầu đào tạo của lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình tại thị trường lao động nội địa ngoài tỉnh 76
4.6 Tình hình xuất khẩu lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2020 76
4.7 Kết quả tư vấn hướng nghiệp lao động nông thôn 82
Trang 114.9 Kết quả chương trình mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 - 2020 85 4.10 Số lượng lao động nông thơn thuộc nhóm đối tượng 1 đã qua đào tạo nghề
giai đoạn 2018 - 2020 86 4.11 Số người lao động tìm được việc làm sau khi học nghề trong tồn tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2018 - 2020 87 4.12 Sự biến động về đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp từ năm 2018 - 2020 884.13 Số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên tại 27 cơ sở giáo dục nghề
nghiệp 89 4.14 Cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2018
- 2020 92 4.15 Nguồn tài chính đầu tư vào tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động
nông thơn tỉnh Thái Bình 95 4.16 Đánh giá của cán bộ quản lý về chất lượng tư vấn hướng nghiệp cho lao
động nông thôn 96 4.17 Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý theo hệ thống tiêu chí ILO 500 96 4.18 Đánh giá của giáo viên về chất lượng tư vấn hướng nghiệp cho lao động
nông thôn 97 4.19 Đánh giá của giáo viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học 98 4.20 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về chất lượng tư vấn
hướng nghiệp cho lao động nông thôn 100 4.21 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về mức độ hài lòng về
chất lượng dạy nghề 101 4.22 Đánh giá của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề về chất lượng tư vấn
hướng nghiệp cho lao động nông thôn 102 4.23 Đánh giá của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề đang làm việc về
mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo nghề 102 4.24 Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng tư vấn hướng nghiệp
cho lao động nông thôn 103 4.25 Đánh giá của người sử dụng lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu công
Trang 124.26 Đánh giá của các đối tượng về ảnh hưởng của cơ chế tổ chức, quản lý đến chất lượng dạy nghề 110 4.27 Đánh giá của các đối tượng về ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ đến chất
lượng dạy nghề 112 4.28 Đánh giá của các đối tượng về ảnh hưởng của đội ngũ giáo viên đến chất
lượng dạy nghề 113 4.29 Đánh giá của các đối tượng về ảnh hưởng của người học nghề đến chất
lượng dạy nghề 114 4.30 Đánh giá của các đối tượng về ảnh hưởng của chương trình, giáo trình và
tài liệu học tập đến chất lượng dạy nghề 115 4.31 Đánh giá của các đối tượng về ảnh hưởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị
đến chất lượng dạy nghề 116 4.32 Đánh giá của các đối tượng về ảnh hưởng của dịch vụ người học đến chất
lượng dạy nghề 117 4.33 Đánh giá chung của các đối tượng về chất lượng dạy nghề cho lao động
nông thôn 118 4.34 Tổng hợp nhóm biến từ kết quả kiểm định Cronbach's Alpha 120 4.35 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett 121 4.36 Tóm tắt nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho lao động nông
Trang 13DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
3.1 Sơ đồ vị trí của tỉnh Thái Bình 47
3.2 Bản đồ hệ thống sông, cửa sông lớn ở tỉnh Thái Bình 49
3.3 Khung phân tích của luận án 56
3.4 Mơ hình nghiên cứu 63
4.1 Sơ đồ phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Bình 77
4.2 Sơ đồ định hình hướng đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình 78
4.3 Sơ đồ quy trình mở lớp dạy nghề cho lao động nơng thơn 81
Trang 14TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Lượng
Tên luận án: Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Thái Bình
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, các vấn đề thực tiễn và thực trạng chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tại tỉnh Thái Bình hiện nay Từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nơng thơn tại tỉnh Thái Bình
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp tiếp cận (Tiếp cận theo hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nghiệp; Tiếp cận theo các hình thức giáo dục, đào tạo nghề nghiệp; Tiếp cận theo khu vực địa lý), Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập tài liệu, số liệu để điều tra; Các phương pháp như phân tổ thống kê, thống kê mô tả, phương pháp so sánh, và sử dụng phương pháp nhân tố khá phá EFA, mơ hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho Lao động nông thôn (LĐNT) 310 phiếu điều tra đã được khảo sát tại 3 thành phố/ huyện của Thái Bình là Thành phố Thái Bình, Huyện Hưng Hà, Huyện Tiền Hải, trong đó 300 mẫu được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 7 nhân tố, chia thành 44 biến quan sát kỳ vọng ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho LĐNT Thang đo Likert 5 mức độ sử dụng để lượng hóa các mức độ đánh giá của người được khảo sát từ “Hoàn tồn khơng đồng ý” đến “Hồn tồn đồng ý” được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha để loại bỏ các biến rác, sau đó thơng qua kỹ thuật phân tích EFA các nhóm nhân tố sẽ được nhóm lại và kiểm định để tìm ra nhân tố đại diện có ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho LĐNT Khi đã đảm bảo độ tin cậy về thang đo, phân tích hồi quy đa biến được sử dụng tiếp theo để phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Trang 15Luận án đã mô tả được nhu cầu dạy nghề của LĐNT, phân tích những kết quả mà tỉnh Thái Bình đã đạt được trong TVHN và dạy nghề cho lao động trong thời gian gần đây Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra thực trạng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và khảo sát toàn diện các đối tượng liên quan trong quá trình đào tạo để đánh giá chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT của tỉnh, các đối tượng được khảo sát đó là: Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các cơ sở dạy nghề; Đội ngũ giáo viên dạy nghề; LĐNT đang học nghề; LĐNT đã qua đào tạo nghề đang làm việc; và Người sử dụng lao động
Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình và nhận thấy rằng mức đánh giá chung của các đối tượng cho 7 nhân tố ảnh hưởng đạt trung bình 3,74/5 trong thang đo Likert, mức dưới đồng ý và trên mức trung lập Từ mơ hình lý thuyết được đề xuất ban đầu gồm 7 nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho LĐNT, qua phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA đã rút ra được 6 nhân tố có ý nghĩa và tác động đến chất lượng dạy nghề theo thứ tự tác động từ mạnh đến yếu là: Dịch vụ người học; Cơ chế quản lý, tổ chức đào tạo; Chương trình, giáo trình và tài liệu học tập; Đội ngũ cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; và Đội ngũ giáo viên
Trang 16THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Van Luong
Dissertation title: Solutions to improve the quality of career guidance and vocational
education for rural labors in Thai Binh province
Major: Development Economics Code: 9 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives
Based on the study of theoretical issues, practical issues and the current situation of quality of career guidance and vocational education for rural labors in Thai Binh province Since, suggest the most effective solutions to improve the quality of career guidance and vocational education for rural labors in Thai Binh province
Methods of the study
The dissertation uses the following methods: Approach method (approach to the educational institution system and vocational education; approach to various forms of vocational education; approach to geographical area); Methods of choosing research sites; Methods of collecting documents and data for investigation; Methods such as statistical clustering, descriptive statistics, comparative methods and the use of the exploratory factor analysis method (EFA), Multivariable regression model to analyze the factors affecting the quality of vocational education for rural labors 310 questionnaires were surveyed in 3 cities/districts of Thai Binh province those are Thai Binh City, Hung Ha District, and Tien Hai District, of which 300 samples were used for exploratory factor analysis The original proposed research model includes 7 factors, divided into 44 observed variables, which are expected to affect the quality of vocational education for rural labors The 5-level Likert scale is used to quantify the rating levels of the respondents from “Strongly disagree” to “Strongly agree” and is tested for reliability by Cronbach Alpha coefficient to eliminate garbage variables Then, through the EFA technique, the groups of factors will be grouped and tested to find out the representative factor that affects the quality of vocational education for rural labors Once the reliability of the scale has been ensured, multivariate regression analysis is used to analyze the influence of the independent variables on the dependent variable
Main findings and conclusions
Trang 17impact of career guidance and vocational education; improve the quality and factors affecting career guidance and vocational education from studies in the world, in the country and in some localities of Vietnam
The thesis has described the vocational education needs of rural labors, analyzed the results that Thai Binh province has achieved in career guidance and vocational education for labors in recent times In addition, the thesis also points out the current status of vocational education institutions and comprehensively surveys the stakeholders in the education process to assess the quality of career guidance and vocational education for rural labors of the province The surveyed subjects are: training management staff of vocational education institutions; a team of vocational teachers; rural labors are learning vocational skills; rural laborers who have received vocational education are working and employers
The dissertation has analyzed the factors affecting the quality of vocational education for rural labors in Thai Binh province and found the overall rating of the subjects for 7 influencing factors reached an average of 3.74/5 in the Likert scale, below agree and above average From the initially proposed theoretical model of 7 factors that affect the quality of vocational education for rural labors, through the exploratory factor analysis, six factors have been found that are significant and affect the quality of vocational education for rural labors The quality of vocational education in order of impact from strong to weak is: Service for learners; Management mechanism, education organization; Programs, textbooks and learning materials; Management staff; Facilities and equipment; Teachers
Trang 18PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược quan trọng Giải quyết các vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc làm, giảm nghèo bền vững và các vấn đề an sinh xã hội ở nông thôn là cơ sở quyết định việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Theo đó, cơng tác tư vấn hướng nghiệp (TVHN), dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) là vấn đề lớn và có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn Việc nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho lao động ở nông thôn không chỉ giúp người nông dân có việc làm, tăng thu nhập từ nông nghiệp mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình hội nhập (Hà Anh, 2016) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030, định hình mơ hình phát triển đất nước theo hướng trở thành nước đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại vào năm 2030 và là nước phát triển vào năm 2045, trong đó, nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược Việc đổi mới mơ hình tăng trưởng nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với phát triển bền vững đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, rút ngắn khoảng cách nhân lực qua đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn, mở rộng hoạt động đào tạo cho LĐNT và các vùng, miền, các nhóm đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Đây là những yêu cầu cấp thiết địi hỏi phải sự đổi mới cơng tác dạy nghề cho LĐNT trong bối cảnh mới (Phạm Thị Hoàn, 2021)
Trang 19vùng Đồng bằng sơng Hồng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đã đề ra được 8 nhóm giải pháp hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo nghề (CLĐTN) cho LĐNT theo hướng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy (2015) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho LĐNT trong thời kỳ hội nhập Từ thực trạng nghiên cứu về chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT ở vùng Tây Bắc, Nguyễn Quang Hồng & Vương Thị Bích Thủy (2021) đã đề xuất 6 nhóm giải pháp hữu ích giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT phù hợp với đặc thù của vùng Tác giả Bùi Hồng Đăng (2017) trong nghiên cứu tại tỉnh Nam Định cũng đề ra 6 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuyến & Lê Văn Thăm (2014) tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã tìm thấy bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT là: học nghề và phát triển nghề; giáo viên và học viên; trang thiết bị dạy nghề; kỹ năng dạy nghề và học nghề Nhìn chung các nghiên cứu trên đã chỉ được ra thực trạng và một số nguyên nhân cơ bản, cũng đã đề xuất được một số giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng TVHN và đào tạo nghề, song chưa có một nghiên cứu nào phân tích chuyên sâu về hoạt động TVHN cho LĐNT Bên cạnh đó, việc sử dụng mơ hình trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên đối với lĩnh vực dạy nghề cho LĐNT thì vẫn cịn hạn chế
Thái Bình là một trong 8 tỉnh của cả nước có 100% số xã và một huyện được công nhận đạt chuẩn nông thơn mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 (Nguyễn Đức Hùng, 2021) Tồn tỉnh hiện có trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó chủ yếu là LĐNT Vì vậy, nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động rất lớn (Nguyễn Cường, 2020) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, cùng các sở, ban, ngành đã có nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực, mặt khác, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thái Bình Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 việc dạy nghề cho LĐNT thực hiện theo Thông tư liên tịch số 112/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày 30/07/2010 của liên bộ về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 và Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Thái Bình quy định mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề thuộc Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020
Trang 20dục nghề nghiệp (GDNN); đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình đào tạo đảm bảo sự liên thơng giữa các cấp trình độ và xây dựng, thẩm định, ban hành theo đúng quy định Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, số lao động được TVHN và học nghề hằng năm tăng nhanh, kết quả là hàng năm qua công tác TVHN và học nghề đã góp phần giải quyết hàng chục nghìn việc làm cho người lao động Tính trong 5 năm (2016 – 2020) thông qua các giải pháp về việc làm, dự kiến toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 166.540 lao động, bình quân đạt 33.310 lao động/năm và đạt 101% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án 1956 về ĐTN cho LĐNT, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 73.558 người với kinh phí hỗ trợ là 81.778 triệu đồng Số lao động có việc làm học nghề phi nơng nghiệp sau đào tạo bình quân đạt 75%; lao động học nghề nông nghiệp tiếp tục làm nghề cũ nhưng hiệu quả đã đạt cao hơn so với khi chưa được học nghề (Trần Anh, 2019; Nguyễn Đức Hùng, 2021)
Tuy nhiên, việc tổ chức TVHN và dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình cịn một số hạn chế, yếu kém Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2020 là 1,36%, trong đó khu vực thành thị là 2,48%, khu vực nông thôn là 1,30% (Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2021) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo 52%, nhưng trình độ của lao động vẫn chủ yếu là sơ cấp nghề (chiếm 42,16%) (UBND tỉnh Thái Bình, 2019) Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là do hoạt động TVHN và dạy nghề chưa mang lại hiệu quả Công tác lập kế hoạch về TVHN và dạy nghề cho LĐNT chưa đáp ứng tốt được nhu cầu đào tạo trên địa bàn; các cơ sở dạy nghề chủ yếu thực hiện tuyển sinh học nghề theo nhu cầu của người lao động chứ chưa định hướng tốt cho người lao động chọn nghề theo năng lực và yêu cầu của thị trường Sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động chưa chặt chẽ; Hiệu quả dạy nghề cho nông dân chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, về định hướng nghề nghiệp, phương pháp cách thức sản xuất… cho LĐNT Tồn tỉnh Thái Bình có 27 cơ sở GDNN, tuy nhiên nhiều cơ sở vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tỷ lệ nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề chỉ chiếm 19,27%, tỷ lệ đạt chuẩn tin học là 60% và chuẩn ngoại ngữ là 49% (UBND tỉnh Thái Bình, 2019) Những yếu kém, khó khăn trên cần phải nghiên cứu, tìm ra các biện pháp, giải pháp để tháo gỡ Câu hỏi đặt ra là:
Trang 21(2) Thực trạng chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT ở tỉnh Thái Bình hiện nay ra sao?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng dạy nghề cho LĐNT?
(4) Những giải pháp và biện pháp gì là hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình trong giai đoạn tới?
Để trả lời các câu hỏi trên, cần thực hiện nghiên cứu nhằm góp phần hồn
thiện cơ sở lý thuyết về TVHN và nhu cầu học nghề của LĐNT, thấy được những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong việc đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT, đồng thời đưa ra những gợi mở về các giải pháp đáp ứng nhu cầu học nghề của
LĐNT ở địa bàn nghiên cứu
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, các vấn đề thực tiễn và thực trạng chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT
- Đánh giá thực trạng chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn TVHN và dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT
Đối tượng khảo sát: Đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở GDNN; Đội ngũ giáo viên; LĐNT đang học nghề; LĐNT đã qua đào tạo nghề đang làm việc;
Trang 221.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về vấn đề chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 – 2020 và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT trong tỉnh trong giai đoạn tiếp theo
* Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về TVHN và dạy
nghề cho LĐNT trên địa bàn tại tỉnh Thái Bình Địa bàn khảo sát là các đơn vị hành chính mang tính đại diện cho các vùng của tỉnh Thái Bình gồm 3 huyện/ thành phố: 1- Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế chính trị của cả tỉnh; 2- Huyện Hưng Hà là một huyện cách xa thành phố, xa các khu công nghiệp phát triển, huyện thuần nơng, khơng có cơng nghiệp và khống sản 3- Huyện Tiền Hải là huyện thuần nơng nhưng lại có mỏ khí đất, khu cơng nghiệp phát triển
* Phạm vi về thời gian: Các số liệu tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội
tỉnh Thái Bình được thu thập trong giai đoạn 5 năm 2016 – 2020, trong khi các số liệu thứ cấp về thực trạng TVHN và dạy nghề cho LĐNT được nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm 2018 – 2020, các số liệu sơ cấp tập trung khảo sát trong năm 2020 và cập nhật bổ sung vào đầu năm 2021
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
* Về lý luận
- Góp phần hệ thống hố, mở rộng thêm các khái niệm liên quan đến TVHN và dạy nghề cho LĐNT Ngoài ra, từ việc tổng hợp những kinh nghiệm, nghiên cứu liên quan trong nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề ở trong và ngoài nước, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình
Trang 23- Đề xuất các nhóm giải pháp đối với các cơ sở GDNN và đối với công tác quản lý nhà nước về TVHN và dạy nghề cho LĐNT nhằm nâng cao chất lượng tư vấn TVHN và dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
* Về thực tiễn
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng chất lượng TVHN, dạy nghề cho LĐNT và những kết quả đạt được từ hoạt động TVHN, dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình thời gian qua Đồng thời, luận án cũng đã tiến hành đánh giá một cách có hệ thống dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình theo 2 nhóm nghề (nơng nghiệp và phi nơng nghiệp)
- Khảo sát tồn diện các đối tượng liên quan đến quá trình TVHN và dạy nghề cho LĐNT bao gồm: Cơ sở đào tạo, người đang học và đã tốt nghiệp khóa đào tạo, người sử dụng lao động – là đối tượng tiếp nhận kết quả của quá trình giáo dục, đào tạo nghề nghiệp để đánh giá chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT hiện đang triển khai tại tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa khoa học
Bên cạnh kết quả đóng góp vào việc hệ thống hóa, làm rõ, phát triển các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TVHN và dạy nghề cho LĐNT, luận án còn trình bày cơ sở khoa học và các bước sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và đề xuất mơ hình nghiên cứu trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho LĐNT
* Ý nghĩa thực tiễn
+ Đề tài cung cấp những thông tin dữ liệu khoa học về thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhất trong TVHN và dạy nghề cho lao động nơng thơn tại tỉnh Thái Bình, là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu
Trang 24PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1.1 Một số khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1.1 Tư vấn hướng nghiệp
a Khái niệm về tư vấn hướng nghiệp
Theo Hughes & Karp (2004), TVHN là một phần của chương trình hướng dẫn và tư vấn trong đó các chuyên gia tương tác với người học để hỗ trợ họ phát triển nghề nghiệp Nziramasanga (1999) cho rằng TVHN hỗ trợ người học xác định tài năng của bản thân và đưa ra những lựa chọn thông minh cho sự nghiệp tương lai của họ Một số tác giả khác cho rằng hướng nghiệp giúp mọi người phản ánh về tham vọng, sở thích, trình độ và khả năng của của bản thân (Mapfumo, 2001; Chireshe, 2006) Hướng nghiệp hỗ trợ sinh viên chuyển tiếp từ trường học sang nơi làm việc (Fitzenberger & cs., 2020) Hướng nghiệp làm cho thông tin về thị trường lao động và các cơ hội giáo dục dễ được tiếp cận hơn bằng cách tổ chức, hệ thống hóa và cung cấp vào lúc nào và ở đâu mà mọi người cần (Mapfumo, 2001)
Trang 25đổi vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp (McNally, 2016; Harmon & cs., 2003; Heckman & cs., 2018) Kinh tế học hành vi cho thấy rằng ở độ tuổi này, thanh thiếu niên khó có khả năng đưa ra quyết định hợp lý liên quan đến đầu tư về vốn con người (DellaVigna, 2009; Koch & cs., 2015; Goux & cs., 2015) và cũng tương tự như khi đưa ra các quyết định liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp (Bonin & cs., 2016) Như vậy, trong một thế giới thay đổi liên tục, học sinh cần được giúp đỡ để tìm kiếm và sử dụng thơng tin nghề nghiệp hiện tại, làm rõ các giá trị, cảm xúc và thái độ của bản thân, đồng thời liên hệ chúng với nhu cầu giáo dục và nghề nghiệp Hướng nghiệp dựa vào trường học đóng một vai trị quan trọng trong việc giúp thị trường lao động hoạt động và hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu (Musingafi & Mafumbate, 2014)
Ngoài các hoạt động như định hướng học tập và tư vấn tìm việc làm, hướng nghiệp cịn là một mơ hình hỗ trợ liên tục được cung cấp cho một người trong quá trình phát triển nghề nghiệp hoặc sự thích nghi của cá nhân với những thay đổi liên quan đến công việc Do vậy, dịch vụ hướng nghiệp được cấu trúc gồm ba thành phần: tư vấn và hướng nghiệp (đề cập đến dự báo nhu cầu lao động, chiến lược tìm kiếm việc làm, đào tạo lại, ); tư vấn, giám sát (đánh giá và chứng nhận năng lực đạt được trong công việc, hòa giải, huấn luyện để thực hiện); và cuối cùng là hướng dẫn cho các đối tượng có nhu cầu đào tạo với việc đạt được các năng lực thích hợp (Velciu, 2015)
Tại Việt Nam, theo chỉ thị 33/2003/CT-Bộ GD-ĐT: “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng có nhiệm vụ giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần” (Bộ GD-ĐT, 2003)
Trang 26lí cá nhân đối với nghề Trên cơ sở đó, giúp người học nâng cao nhận thức, có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp; phát hiện, đánh giá sở thích, khả năng về thể chất, trí tuệ của bản thân đối với yêu cầu của nghề nghiệp
b Nội dung tư vấn hướng nghiệp
Theo Quyết định 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025, mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 100% trường THCS và THPT có chương trình GDHN gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%, nhưng dựa trên cơ sở nội dung đổi mới GDHN trong trường trung học, hoạt động TVHN cho học sinh (HS) tập trung vào:
- Giới thiệu với HS những vấn đề như: Thế giới nghề nghiệp (Các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề, các nghề hiện có ở địa phương); Hệ thống đào tạo nghề của trung ương cũng như của địa phương, hệ thống các trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH), trung học chuyên nghiệp; Sự phù hợp với nghề và cách thức tự xác định nghề của bản thân theo 3 chỉ số cơ bản: Hứng thú với nghề; Có năng lực làm việc với nghề; Đặc điểm tâm sinh lí phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của hoạt động nghề nghiệp
- Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của HS theo các chỉ số: Hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề; Thích học và học tốt những mơn liên quan đến nghề nghiệp mình thích… Đo đạc các chỉ số tâm sinh lí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn
- Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù hợp nghề của HS thơng qua q trình hoạt động lao động, qua kết quả học tập ở nhà trường
- Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng tiếp tục bồi dưỡng khi ra trường (Nguyễn Trần Vĩnh Linh, 2021)
c Hình thức tư vấn hướng nghiệp
Trang 27* Hình thức TVHN trực tiếp
- Tư vấn hướng nghiệp thông qua các môn văn hóa: Giáo viên (GV) có thể giới thiệu cho HS các nghề cơ bản, yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của một số ngành nghề có liên quan trực tiếp tới môn học, những khả năng và thành tựu cũng như sự phát triển của một số ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và công nghệ thông tin Từ đó, HS có thêm thông tin để lập kế hoạch chọn nghề tương lai vừa phù hợp với khả năng, học lực của bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của một số ngành nghề chính trong xã hội
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông: Dạy nghề phổ thông giúp HS làm quen với hoạt động lao động nghề nghiệp, chuẩn bị tích cực cho HS bước vào cuộc sống lao động Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động này, HS cịn có cơ hội khám phá khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân để đưa ra quyết định chọn nghề tương lai sao cho phù hợp
- Tư vấn hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa, tham quan: Hình thức này nhằm phát hiện, bồi dưỡng, phát triển hứng thú, năng khiếu và khả năng sáng tạo của HS trong một lĩnh vực nào đó Ngồi ra, việc tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề… nhằm tạo điều kiện cho HS được tận mắt quan sát cơ chế vận hành máy móc trong sản xuất, các hoạt động của người lao động và các sản phẩm của q trình lao động Từ đó, HS hiểu rõ hơn đối tượng lao động, yêu cầu lao động của ngành nghề mà HS mới chỉ biết qua sách vở (Bộ GD-ĐT, 2013)
* Hình thức TVHN gián tiếp: có thể thực hiện qua thư, điện thoại hoặc qua Internet bởi ở mỗi học sinh có những đặc điểm tâm lí cũng như hồn cảnh khác nhau, một số người ngại phải đối mặt trực tiếp với nhà tư vấn, hoặc họ muốn được bí mật về thông tin cá nhân cũng như kết quả của việc tư vấn (Lê Duy Hùng, 2018)
d Phương pháp tư vấn hướng nghiệp
Có nhiều phương pháp được sử dụng để thực hiện TVHN như: Phương pháp trắc nghiệm; Sử dụng dụng cụ máy móc; Phương pháp điều tra; Phương pháp mạn đàm, trao đổi; Phương pháp nghiên cứu tiểu sử (Nguyễn Trần Vĩnh Linh, 2021)
Trang 28thân Thông qua việc đánh giá các câu trả lời, hệ thống của các bài trắc nghiệm sẽ tính tốn và đánh giá người được hỏi thuộc nhóm tính cách gì, để từ đó đưa ra những lời khun về cơng việc phù hợp với tính cách và khả năng của họ Để có những tư vấn có giá trị, nhà tư vấn cần chuẩn bị hệ thống các bộ công cụ hỗ trợ, một trong những công cụ được sử dụng phổ biến là Trắc nghiệm khả năng giao tiếp của V.P Zakharov; Trắc nghiệm 8 loại trí thơng minh MI; Trắc nghiệm tính cách MBTI; Trắc nghiệm sở thích Holland; Trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp QIP… (Dương Giáng Thiên Hương & Lê Thị Thu Thủy, 2020)
- Sử dụng dụng cụ máy móc: Sử dụng những máy móc phức tạp tinh vi để chẩn đoán những phẩm chất tâm lí cần thiết trong các nghề phức tạp như: Phi công, kĩ sư thiết kế, kĩ sư công nghệ… Đồng thời cũng sử dụng những máy móc đơn giản như thời gian phản ứng, thời gian phản xạ… các dụng cụ đo nhân trắc
- Phương pháp điều tra: Áp dụng cho một số đông đối tượng cần điều tra nhằm làm bộc lộ nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề, khả năng học tập của người học
- Phương pháp mạn đàm, trao đổi: Nội dung của tọa đàm nhóm nhằm cung cấp, trang bị cho người học những tri thức cần thiết về thế giới nghề nghiệp, giới thiệu những ngành nghề cần phát triển trong xã hội, giới thiệu hệ thống các trường đào tạo… Nội dung trao đổi cá nhân nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hồn cảnh, kế hoạch học nghề hoặc đang gặp khó khăn trong khi chọn nghề
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Nhằm tìm hiểu gia cảnh người học và chính bản thân người học, bổ sung thêm thông tin cho cán bộ tư vấn, góp phần chuẩn đốn sự phù hợp nghề và đưa lời khuyên đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe và trình độ phát triển trí tuệ của người học (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015)
2.1.1.2 Dạy nghề
Trang 29về giáo dục Như vậy có thể hiểu việc học nghề, bao gồm cả học nghề ở trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng đều thuộc về giáo dục nghề nghiệp
Theo định nghĩa của UNESCO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), GDNN đề cập đến “các khía cạnh của quá trình giáo dục, ngồi việc giáo dục phổ thơng, nghiên cứu công nghệ và khoa học, đạt được các kỹ năng thực tế, thái độ, hiểu biết và kiến thức liên quan đến những người làm nghề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế và xã hội” (UNESCO & ILO, 2002) Ngoài kiến thức kỹ thuật và năng khiếu, kỹ năng giao tiếp, đàm phán và làm việc nhóm ngày càng được chú trọng GDNN được tổ chức công khai bởi các cơ sở giáo dục tư nhân hoặc các hình thức giảng dạy chính thức và khơng chính thức khác nhằm cung cấp cho tất cả các thành phần trong xã hội quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên học tập suốt đời (Union, 2006)
Giáo dục nghề nghiệp là giáo dục và đào tạo nhằm mục đích trang bị cho mọi người kiến thức, bí quyết, kỹ năng hoặc năng lực cần thiết trong các ngành nghề cụ thể hoặc rộng hơn là thị trường lao động (Cedefop, 2014) Điểm khởi đầu sơ bộ cho quan điểm phân tích về GDNN là sự khác biệt có thể được rút ra giữa GDNN với tư cách là một ngành giáo dục và GDNN trong liên kết với sự phát triển lao động của xã hội (Clarke & Winch, 2007) Ở hầu hết các quốc gia, có một hoặc nhiều tổ chức cung cấp GDNN bao gồm Nhà nước, tổ chức phi chính phủ và tổ chức tư nhân, mỗi nhà cung cấp có lợi ích, cơ cấu hành chính và phương thức khác nhau
Trang 30những thay đổi ở các nền kinh tế và quốc gia khác nhau, nhưng đồng thời phải xác định các giả định cơ bản, niềm tin và giá trị nhất quán cho tất cả các loại chương trình và không dễ thay đổi Khung này bao gồm bảy thành phần: (a) mục đích, lý thuyết, mơ hình; (b) giáo viên-giáo dục; (c) chương trình giảng dạy; (d) các lựa chọn đặt hàng; (e) nhóm khách hàng; (f) đánh giá học sinh; và (g) đánh giá chương trình
Các mơ hình giáo dục nghề nghiệp ở mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau Mối quan hệ tổng thể giữa các thể chế kinh tế và xã hội, bao gồm giáo dục và đào tạo, thị trường lao động và hệ thống quan hệ lao động, hệ thống sản xuất, cấu trúc gia đình và các nền văn hóa, là khác biệt ở mỗi quốc gia (Maurice & cs., 1986) Sự khác biệt này là nền tảng cho sự khác nhau của hệ thống giáo dục nghề (Hannan & cs., 1996; OECD, 2010) Tại Việt Nam, có nhiều cách hiểu khác nhau về GDNN, tuy nhiên một quan điểm chung nhất quy định tại Điều 3, Luật giáo dục nghề nghiệp (Quốc hội, 2014), GDNN là “một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xun” Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung tồn thời gian do cơ sở GDNN và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động GDNN (gọi chung là cơ sở hoạt động GDNN) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa học vừa làm, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học
2.1.1.3 Chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề
Trang 31dục (Gulden & cs., 2020) Mặt khác, hầu hết các tác giả tin rằng "chất lượng" là sự hài lòng, đáp ứng mong đợi của khách hàng (Athiyaman, 1997) Từ quan điểm này và trong bối cảnh giáo dục có thể nói rằng “Chất lượng” là sự hài lịng của sinh viên và nhà tuyển dụng đối với các dịch vụ giáo dục (Kucinska-Landwojtowicz & cs., 2020)
Giáo dục là một dịch vụ chứ không phải một sản phẩm, do vậy chất lượng không thể chỉ được đo lường bằng kết quả đầu ra mà cần được phản ánh trong quá trình cung cấp dịch vụ (George & cs., 2018) UNICEF (2000) xác định có năm vấn đề cần xem xét trong chất lượng của các dịch vụ giáo dục: “học sinh, môi trường, nội dung, quá trình và kết quả” Những khía cạnh này cần khuyến khích sự đổi mới và đa dạng (UNESCO, 2009) UNESCO (2005) đã xác định một “khuôn khổ để hiểu, giám sát và cải thiện chất lượng trong giáo dục” Khung này bao gồm năm thành phần: đặc điểm của người học; ngữ cảnh; đầu vào; quá trình giảng dạy và học tập; và đầu ra Trong đó, đặc điểm của người học do năng lực và kinh nghiệm của họ quyết định; Ngữ cảnh đề cập đến tất cả các điều kiện bên ngồi khơng liên quan đến người học; Các yếu tố đầu vào (bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và thơng tin) là những yếu tố đảm bảo cho hoạt động giáo dục diễn ra sn sẻ; Q trình dạy và học là thành phần quan trọng để thay đổi và phát triển con người Thành phần này ảnh hưởng bởi các đặc điểm của người học, hệ thống và ngữ cảnh; Đầu ra là các kết quả giáo dục cần được đánh giá trong bối cảnh của các mục tiêu đã thiết lập Degtjarjova & cs (2018) chỉ ra hai chiến lược chính để xác định chất lượng của giáo dục Mơ hình đầu tiên là theo định hướng quy trình, được gọi là mơ hình IPO, trong đó bao gồm các yếu tố Đầu vào (tài chính, nhân lực và vật lực) - Quy trình (thơng tin nguồn lực) - Đầu ra (kết quả của các dịch vụ giáo dục) (Grisay & Mahlck, 1991) Thứ hai là hướng tới các chỉ số tập trung nhiều hơn vào đầu vào tài chính, các vấn đề hành chính, hỗ trợ sinh viên, hướng dẫn, các quy trình (ví dụ, chất lượng thủ tục), kết quả (ví dụ, thành tích của học sinh)
Trang 32với chiến lược phát triển và quy hoạch của một quốc gia, việc nâng cao trình độ giáo dục đại học có thể tăng cường năng lực của các cá nhân để định hình nền kinh tế quốc gia, đồng thời có thể thúc đẩy sự thịnh vượng và tiến bộ xã hội (Du & cs., 2017)
Nguyễn Thị Tính (2007) cho rằng “Chất lượng giáo dục - đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra đối với một chương trình giáo dục – đào tạo; Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục – đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình giáo dục – đào tạo theo các ngành nghề cụ thể” Đối với chất lượng đào tạo nghề, Vũ Đức Minh (2022) nhận định rằng, chất lượng đào tạo nghề được thể hiện ở kết quả đem lại “giá trị gia tăng” (sự vượt trội sau quá trình đào tạo) của học sinh, sinh viên như khối lượng, nội dung, trình độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo; thể hiện ở sự hoàn hảo trong thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở; thể hiện ở mức độ xứng đáng với sự đầu tư của học sinh, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội; và thể hiện ở sự hài lòng của sinh viên khi theo học chương trình Như vậy, có thể hiểu chất lượng tư vấn hướng nghiệp/ dạy nghề là là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống tư vấn hướng nghiệp/ đào tạo nghề và q trình đào tạo vận hành trong mơi trường nhất định
Việc nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT cần đạt được mục tiêu là sau quá trình đào tạo, người học hồn tồn có khả năng đáp ứng được u cầu của cơng việc; tìm được việc làm mới hoặc vẫn duy trì nghề cũ nhưng thu nhập được cải thiện, có cơ hội phát triển nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với cơng việc và có thể tự tạo việc làm cho bản thân nếu không muốn đi làm thuê
2.1.1.4 Mối quan hệ tương tác giữa tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề
Mối liên quan đặc biệt giữa TVHN và dạy nghề được đưa ra dựa trên khái niệm cơ bản và vẫn chưa được đánh giá một cách hoàn chỉnh Theo Hiebert & Borgen (2002) yếu tố định hướng nghề nghiệp là một phần nằm trong nội dung giáo dục và đào tạo nghề Nội dung này cũng tương tự như trong báo cáo của Trung tâm phát triển giáo dục và đào tạo nghề châu Âu (CEDEFOP, 2009) về giáo dục và đào tạo nghề ở châu Âu
Trang 33được hình thành từ trước khi người học tham gia vào các khóa đào tạo về giáo dục nghề nghiệp Nhưng trong bối cảnh sự thay đổi của thế giới việc làm hiện nay, vấn đề trước-sau, phụ thuộc-khơng phụ thuộc, dần bị xóa nhịa ranh giới, khơng cịn rạch rịi và trong mỗi trường hợp cụ thể, sẽ có những câu trả lời khác nhau OECD (2010) đã lập luận rằng hướng nghiệp có mối liên quan đến 2 vấn đề chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp: Dịch chuyển từ định hướng cung sang định hướng cầu; Giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo nghề và tính mềm dẻo của nghề nghiệp
Trong đề xuất chỉnh sửa của UNESCO (2001) định nghĩa “giáo dục nghề nghiệp” bao gồm không chỉ thao tác chuẩn bị đặc biệt cho hệ thống nghề nghiệp chuyên biệt mà còn các thao tác chuẩn bị thông thường cho thế giới nghề nghiệp như là “một phần của giáo dục phổ thông” bao gồm phát triển “năng lực đưa ra quyết định” Giáo dục, đào tạo nghề nghiệp bao gồm các chương trình giáo dục nghề nghiệp cơ bản (trong các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học) và các chương trình thực tập (bao gồm các q trình học việc) Cơng tác hướng nghiệp có liên quan đến chất lượng và hiệu quả của các chương trình giáo dục, đào tạo nghề nghiệp trong 2 giai đoạn: trước khi tham gia vào một chương trình đào tạo nghề và trong khi tham gia chương trình đào tạo nghề
Từ những định nghĩa mang tính khái qt, có thể thấy được mối quan hệ biện chứng giữa quá trình định hướng nghề nghiệp và công tác giáo dục, đào tạo nghề nghiệp Để một trong hai tiến trình đi đến hiệu quả tối ưu thì nhất thiết thao tác cịn lại phải được chú trọng phát triển theo chiều hướng đồng bộ mang tính hệ thống
2.1.1.5 Lao động nơng thơn
a Định nghĩa lao động nông thôn
Trang 34được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035
Cho đến nay, chưa có một khái niệm chung nhất được quy định cho LĐNT Theo Bureau (2008), LĐNT được định nghĩa là người lao động ở nông thôn làm việc trong các ngành nghề nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp, được trả lương bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc một phần bằng tiền và một phần bằng hiện vật Tác giả Phan Mạnh Hà (2013) nhận định rằng LĐNT là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn Khu vực nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, vì vậy LĐNT được hiểu là những người sinh sống ở vùng nông thôn và chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp LĐNT là những người trong độ tuổi lao động đang có việc làm, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, sống ở nông thôn và hoạt động trong hệ thống kinh tế nơng thơn (Phí Thị Nguyệt, 2020) LĐNT bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn (Dương Ngọc Thành & Nguyễn Minh Hiếu, 2014)
Từ các phân tích trên, có thể định nghĩa LĐNT là một bộ phận của nguồn nhân lực, được phân bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, bao gồm: sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác
b Đặc điểm của thị trường lao động nơng thơn
Thứ nhất, LĐNT có trình độ văn hóa và chun mơn thấp hơn so với thành thị Tỷ lệ LĐNT đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp LĐNT chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính Ðiều đó làm cho LĐNT có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015)
Trang 35& Charlton, 2018) Tình trạng thiếu việc làm theo mùa ảnh hưởng không cân đối đến phụ nữ (Jarvis & Vera-Toscano, 2004), là nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư theo mùa (Bryan & cs., 2014)
2.1.1.6 Nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn
Hiện chưa có một khái niệm ghép về chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT Tuy nhiên, từ những phân tích trên có thể hiểu chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT chính là sự phù hợp giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra mà các bên liên quan đến hoạt động TVHN và dạy nghề cho LĐNT hướng tới trong điều kiện nền kinh tế thị trường Chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT là sự tổng hòa những phẩm chất, năng lực được tạo ra trong quá trình TVHN và dạy nghề như mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, nhằm giúp cho LĐNT qua đào tạo được thị trường lao động thừa nhận, chấp nhận và phù hợp với các chuẩn mực mà Nhà nước, xã hội quy định
Như vậy, nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT là quá trình tác động làm tăng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của người được ĐTN nhằm đáp ứng tốt nhất đòi hỏi, yêu cầu của người sử dụng LĐ trong từng thời kỳ nhất định; từ đó giúp cho người học nghề sau khi tốt nghiệp tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm, có khả năng thích ứng tốt hơn với cơng việc, giúp LĐNT cải thiện được thu nhập hoặc thậm chí là có thu nhập cao, LĐNT sau TVHN và học nghề có thể đạt được sự thăng tiến trong công việc với nghề đã học và nếu khơng muốn đi làm th thì có thể tự tổ chức SXKD thành công
2.1.2 Đặc điểm của tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động
nông thôn
a Đối tượng đào tạo
Trang 36khơng có mục tiêu xác định Nhiều cộng đồng nông thôn nằm ở xa các cơ sở giáo dục đại học, làm giảm khả năng tiếp cận giáo dục đại học của LĐNT cũng như gia tăng các thách thức về tài chính và hậu cần liên quan đến giáo dục đại học (Grimes & cs., 2019; Schafft, 2016) LĐNT có mối quan hệ với gia đình và cộng đồng quê hương, dẫn đến niềm tin rằng sống gần nhà là quan trọng đối với cuộc sống, do vậy hạn chế nguyện vọng học tập và cơ hội nghề nghiệp để được ở gần nhà hơn (Petrin & cs., 2014; Meece & cs., 2013) Đối với những LĐNT thực sự có thể theo học và hoàn thành đại học, sự thiếu hụt các lựa chọn nghề nghiệp chuyên nghiệp ở các cộng đồng nơng thơn có thể hạn chế khả năng trở về nhà sau tốt nghiệp và sống ở nơi họ mong muốn (Biddle & Azano, 2016; Corbett, 2010 ; Petrin & cs., 2014) Ngồi ra, khu vực nơng thơn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng đói nghèo dai dẳng (Murray & Schaefer, 2006), điều này ảnh hưởng đến LĐNT về thể chất, tâm lý, gây ra những rào cản trong học tập và phát triển nghề nghiệp do sống trong hồn cảnh khó khăn khơng thể tập trung vào phát triển nghề nghiệp và năng lực bản thân (Wadsworth & cs., 2008; Bright, 2020)
Trang 37dàng hơn Tuy nhiên, cũng chính những điều đó lại tạo ra “tâm lí bảo thủ" hay “cảm giác biết rồi", dẫn đến cản trở sự tiếp nhận cái mới tiến bộ hơn, khoa học hơn 5- Học qua việc làm, thử nghiệm và qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm Học viên thường có xu hướng thích học qua làm, thực hành thử nghiệm, tham gia giải quyết các vấn đề và tình huống thực trong cuộc sống hơn là chỉ được học qua quan sát hoặc nghe, đặc biệt là nghe giảng một cách thụ động Một số học viên đã có nhiều vốn kinh nghiệm và hiểu biết trong cuộc sống, nghề nghiệp và muốn chia sẻ kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình trong quá trình học tập (Nguyễn Văn Bảy, 2014)
b Đặc điểm về tổ chức quá trình đào tạo
Về mục tiêu đào tạo: Nghề học của LĐNT là các nghề hẹp, thậm chí chỉ là một công đoạn trong một nghề nào đó, vì vậy, mục tiêu đào tạo ở trong các chương trình dạy thường cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như sự hữu dụng xác đáng đối với người học
Về nội dung đào tạo: Với quan điểm đào tạo gắn với việc làm sau đạo tạo, nội dung đào hướng tới việc người dân sau khi học xong đi làm việc ở đâu hoặc áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học thế nào trong thực tiễn, ví dụ như nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị Vì vậy nội dung đào tạo chính là yêu cầu từ người sử dụng lao động hoặc yêu cầu từ người nông dân Nội dung là những kiến thức, kỹ năng cốt lõi, thực sự có giá trị trong thực tiễn
c Phương thức tổ chức đào tạo
Trang 38chức ĐTN cho LĐNT phải tính đến sự phù hợp theo đặc điểm tâm sinh lý, theo điều kiện, hoàn cảnh, vốn kinh nghiệm của từng nhóm người học Lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm Chú trọng phương thức dạy nghề lưu động, đến tận thôn xã, nơi làm việc, nơi sản xuất Tổ chức ĐTN cho LĐNT nên tập trung theo hướng cầm tay chỉ việc, người học nghề phải được thực hành trên đồng ruộng (với nhóm nghề nông nghiệp) và thực hành trực tiếp tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở vật chất phục vụ thực hành phải tương đồng với cơ sở sản xuất (với nhóm nghề phi nơng nghiệp)
d Tính đa dạng của ngành nghề đào tạo
Chưa có số liệu thống kê chính xác về tổng số nghề tồn tại trong xã hội nhưng ước tính có tới hàng nghìn nghề khác nhau Riêng đối với nhóm nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã thống kê được 309 nghề cụ thể có thể áp dụng trong ĐTN trình độ sơ cấp nghề cho LĐNT tại Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2013) Để tăng cường cơng tác kiểm sốt hoạt động ĐTN, Bộ LĐ-TB&XH (2017) cũng đã xây dựng danh mục 843 nghề cấp IV trình độ trung cấp nghề (TCN) và hàng trăm nghề trình độ cao đẳng nghề (CĐN), đây là cơ sở pháp lý để cụ thể hóa ra các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên áp dụng vào việc tổ chức ĐTN trong xã hội Với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động khu vực nông thôn và sự phát triển của thị trường lao động (TTLĐ); việc ĐTN cho LĐNT cũng dần đa dạng hơn về ngành nghề đào tạo, không chỉ tập trung vào những ngành nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn hướng tới các nghề thuộc lĩnh vực khác để LĐNT có thể chuyển đổi nghề nghiệp và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của TTLĐ Tuy nhiên, đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT có thể chia làm 2 nhóm nghề chính: nhóm nghề nơng nghiệp và nghề phi nông nghiệp
2.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy
nghề cho lao động nông thôn
Thứ nhất, trong điều kiện phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, sự phát
Trang 39mới; vừa bổ sung cho sự giảm chất lượng nguồn LĐNT do sự biến động nguồn lao động theo xu hướng đó
Thứ hai, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn LĐNT phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội nông thôn không chỉ bù đắp sự suy giảm chất lượng do các lao động có chất lượng cao di chuyển ra khỏi nơng thơn, mà cịn do chính sự phát triển ngày càng cao của nơng thơn địi hỏi Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội nói chung, ở nơng thơn nói riêng đã thúc đẩy phân cơng lao động theo ngành, theo lãnh thổ ở nông thôn diễn ra ngày càng mạnh mẽ và chi tiết trên cả phương diện phân công lao động xã hội và phân công lao động cá biệt (Nguyễn Văn Đại, 2012)
Thứ ba, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn cũng tác
động trực tiếp đến TVHN và dạy nghề cho LĐNT theo hướng tạo nhu cầu đào tạo nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Bởi Việt Nam đang bước vào q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung, nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng, q trình này địi hỏi phải có sự chuyển biến trên các mặt của nền kinh tế, trong đó nguồn lao động nơng nghiệp, nơng thơn phải có sự thay đổi đặc biệt về mặt chất lượng: Nguồn lao động phải có trình độ chun mơn cao và có kỹ năng, tay nghề thành thạo đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao trình độ phát triển, có ý thức trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao, có lịng nhiệt huyết với nghề… điều này chỉ có thể có được thơng qua việc ban hành và thực hiện một hệ thống chính sách phát triển nguồn lao động phù hợp, trong đó yêu cầu TVHN và dạy nghề cho LĐNT
Thứ tư, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên TTLĐ trong bối cảnh mở cửa hội
Trang 40có sức cạnh tranh thấp Vì vậy, mở rộng TVHN và dạy nghề cho LĐNT là hết sức cần thiết, nhằm giúp cho LĐNT qua đào tạo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động; tự tin cạnh tranh trên TTLĐ trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập khi đất nước mở cửa hội nhập (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015)
Thứ năm, tăng cường sự ổn định chính trị, an ninh, quốc phịng và góp phần
phát triển giáo - đào tạo, nâng cao dân trí Đối với những quốc gia có số lượng LĐNT chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động như Việt Nam, việc tổ chức TVHN và dạy nghề cho LĐNT có chất lượng mang ý nghĩa rất quan trọng Luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho LĐNT với ổn định xã hội, nâng cao dân trí; những tác động làm thay đổi đến hiện trạng LĐNT sẽ tác động đến cả xã hội (Bùi Hồng Đăng, 2017)
2.1.4 Nội dung nghiên cứu chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho
lao động nông thôn
2.1.4.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Theo Nguyễn Ngọc Quân & Nguyễn Vân Điềm (2012), xác định nhu cầu đào tạo bao gồm xác định nhu cầu đào tạo về số lượng và xác định kiến thức, kỹ năng cần đào tạo Theo Bùi Hồng Đăng (2017), đối với LĐNT, nhu cầu đào tạo nghề là số nghề đào tạo, số lượng lao động được đào tạo, với trình độ, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của TTLĐ Ngoài nhu cầu đào tạo cho TTLĐ nội địa, cũng cần chú ý đến TTLĐ hiện tượng di chuyển lao động giữa các địa phương và xuất khẩu lao động tại thị trường nước ngoài
2.1.4.2 Hệ thống cơ sở tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn