1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động đến các nền kinh tế mới nổi

115 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Và Tác Động Đến Các Nền Kinh Tế Mới Nổi
Thể loại khóa luận
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI (4)
    • I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH (4)
      • 1. Khái niệm khủng hoảng tài chính (4)
        • 1.1. Lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế chu kỳ (4)
        • 1.2. Lý thuyết chung về khủng hoảng tài chính (5)
      • 2. Đặc điểm và biểu hiện của khủng hoảng tài chính (5)
      • 3. Các hình thức của khủng hoảng tài chính (6)
        • 3.1. Khủng hoảng phát sinh do chính sách kinh tế (6)
        • 3.2. Hoảng loạn tài chính (7)
        • 3.3. Bong bong vỡ (7)
        • 3.4. Khủng hoảng rủi ro tinh thần (8)
        • 3.5. Tình trạng hỗn loạn hay khủng hoảng “gánh nặng nợ” (8)
    • II. NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (9)
      • 1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính (9)
      • 2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính (14)
        • 2.1 Tình hình khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới trong thời gian qua (18)
        • 2.2. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (20)
      • 3. Sự khác nhau giữa khủng hoảng tài chính hiện nay với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 (22)
    • III. ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ MỚI NỔI (23)
      • 1. Khái niệm nền kinh tế mới nổi (23)
      • 2. Tiêu chí đánh giá nền kinh tế mới nổi (25)
      • 3. Đặc điểm của nền kinh tế mới nổi (25)
  • CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN NỀN (33)
    • I. TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚ (33)
      • 1. Môi trường kinh tế bên ngoài (33)
      • 2. Tác động đến nền kinh tế thế giới (35)
        • 2.1 Tác động đến các nước Phương Tây (36)
        • 2.2 Tác động đến nền kinh tế Châu Á (38)
    • II. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á MỚI NỔI (42)
      • 1. Ảnh hưởng đến tăng trưởng và lạm phát (42)
      • 2. Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán (50)
      • 3. Tác động đến các thị trường tài chính và tỷ giá hối đoái (55)
      • 4. Chính sách tiền tệ và tài khoá (58)
      • 5. Hệ thống tài chính khu vực (62)
      • 6. Hệ thống ngân hàng và tài chính khu vực (67)
    • III. TRIỂN VỌNG, RỦI RO KINH TẾ NĂM 2009 (70)
      • 1. Triển vọng kinh tế khu vực năm 2009 (70)
      • 2. Rủi ro trong thời gian tới (75)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á MỚI NỔI (79)
    • I. NHỮNG THÁCH THỨC TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH (79)
      • 1. Quá lớn để đổ vỡ (79)
      • 2. Tăng cường cơ sở hạ tầng tài chính (83)
      • 3. Tính đồng chu kỳ trong hệ thống quản lý (85)
      • 4. Cơ quan chịu trách nhiệm về rủi ro hệ thống (87)
      • 5. Thoả thuận giám sát (90)
    • II. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỂ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC (95)
    • III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG Á MỚI NỔI (96)
      • 1. Những định hướng cho các giải pháp chính sách trong thời gian tới đối với các quốc gia trong khu vực (96)
      • 2. Khu vực trọng yếu (Đông Á mới nổi) đòi hỏi sự quan tâm theo các biện pháp sau (98)
        • 2.1 Củng cố tính minh bạch và khả năng thanh toán (99)
        • 2.2 Tăng cường những quy định và sự giám sát thận trọng (100)
        • 2.3 Giảm thiểu tính đồng chu kỳ của các hệ thống tài chính (101)
        • 2.4 Củng cố hợp tác quốc tế trong việc đưa ra các quy định (103)
        • 2.5 Thúc đẩy những cải cách để củng cố hệ thống tài chính (104)
        • 2.6 Mở rộng và thu hẹp thị trường tài chính để tăng cường tính (104)
  • KẾT LUẬN (106)
    • Biểuđồ 2.4: Lạm phát khu vực (thay đổi % theo năm) (49)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

1 Khái niệm khủng hoảng tài chính

1.1 Lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế chu kỳ

Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế gây ra những chấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất

Khủng hoảng kinh tế chu kỳ gồm có 4 giai đoạn:

- Khủng hoảng: đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh tế Khủng hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất, người lao động thất nghiệp đông đảo, đời sống hết sức khó khăn

- Tiêu điều: Là giai đoạn tiếp sau của khủng hoảng Đặc điểm giai đoạn này, sản xuất không tiếp tục giảm sút nữa nhưng cũng không tăng lên, nền sản xuất ở trạng thái trì trệ.

- Phục hồi: là giai đoạn tiếp nối với giai đoạn tiêu điều Nền kinh tế từ tiêu điều chuyển sang phục hồi và bắt đầu phát triển Sản xuất được mở rộng đạt mức trước khủng hoảng Số người làm việc tăng lên, giá cả hàng hoá cũng tăng lên, lợi nhuận thu được cũng tăng, nền kinh tế bước sang giai đoạn mới, giai đoạn hưng thịnh

-Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế Ở giai đoạn này cung cầu về hàng hoá tăng lên, sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước.Và giai đoạn này lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng mới bắt đầu và chín muồi.

1.2 Lý thuyết chung về khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình

Khủng hoảng tài chính được định nghĩa là tình huống khi tài sản nợ của một bộ phận lớn các tổ chức tài chính cao hơn giá trị thị trường của tài sản có dẫn tới việc rút tiền một cách hoảng loạn làm cho một số tổ chức tài chính sụp đổ và chính phủ phải đứng ra can thiệp Như vậy, thuật ngữ khủng hoảng đề cập tới tình huống nợ quá hạn gia tăng, thua lỗ nặng (do biến động của tỷ giá hay lãi suất hoặc do các nghĩa vụ nợ ngoại bảng…) và giá trị tài sản có giảm gây ra các vấn đề về mất khả năng chi trả trong hệ thống tài chính và dẫn đến việc thanh lý, sát nhập hay cơ cấu lại các khu vực kinh tế Khủng hoảng thường xảy ra khi nền kinh tế bị chấn động Khủng hoảng gây ra suy thoái kinh tế và làm tình trạng cán cân thanh toán trở nên trầm trọng hơn.

Một số dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:

- Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.

- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.

- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

2 Đặc điểm và biểu hiện của khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là hiện tượng rất phức tạp Nó bao hàm cả ba loại hình khủng hoảng: (i) Khủng hoảng ngân hàng, (ii) Khủng hoảng tiền tệ, và (iii) Khủng hoảng nợ nước ngoài Để hiểu rõ hơn về khủng hoảng tài chính, chúng ta tiếp tục xem xét những đặc điểm và biểu hiện của nó:

-Thứ nhất: khủng hoảng tài chính nổ ra, làm cho đồng tiền của quốc gia mất giá hàng chục phần trăm, thậm chí hàng trăm phần trăm, các khoản nợ xấu tăng lên nhanh chóng có thể chiếm tới hàng chục phần trăm tổng mức cho vay.

-Thứ hai: song song với việc mất giá đồng tiền là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, chỉ số chứng khoán liên tục giảm, nhất là khi có dấu hiệu bất ổn về tình trạng hoạt động của các công ty bất dộng sản và các tổ chức tài chính.

-Thứ ba: khủng hoảng tài chính nổ ra đẩy nền kinh tế quốc gia vào thời kỳ suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút nặng nề.

Ngoài ra khủng hoảng tài chính còn có thể làm xấu đi các thông số kinh tế cơ bản như sau: thâm hụt cao hơn về cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai, ngân sách chính phủ, lạm phát gia tăng, tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng…

3 Các hình thức của khủng hoảng tài chính

Không phải tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính đều giống nhau cho dù đa phần các biểu hiện bề ngoài là có vẻ như nhau Căn cứ vào các đặc điểm chính của các cuộc khủng hoảng, người ta đề cập tới năm hình thức chủ yếu của khủng hoảng tài chính mà trên thực tế có thể thấy trong bất cứ giai đoạn nào:

3.1 Khủng hoảng phát sinh do chính sách kinh tế

Theo mô hình chính thức của Krugman (1953), nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, giáo sư của Đại học Princeton, một cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán (mất giá tiền tệ, giảm mạnh tỷ giá hối đoái cố định) xuất hiện khi sự mở rộng tín dụng trong nước của ngân hàng trung ương không phù hợp với tỷ giá hối đoái cố định Mà sự mở rộng này thường là kết quả của quá trình chuyển hoá các khoản thâm hụt ngân sách của chính phủ thành tiền Dự trữ ngoại hối giảm dần cho tới khi ngân hàng trung ương có thể bị rút tiền ồ ạt và bất ngờ Điều này cuối cùng dẫn tới những khoản dự trữ còn lại bị cạn kiệt và nền kinh tế bị đẩy vào tình trạng tỷ giá thả nổi

Theo mô hình của Dybvig Diamond (1983) về sự đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng, sự hoảng loạn về tài chính trong trường hợp cả những cân bằng phức trong các thị trường tài chính Sự hoảng loạn là kết quả của trạng thái cân bằng bất lợi trong đó những chủ nợ ngắn hạn đột nhiên rút lại các khoản cho vay từ một người vay có khả năng thanh toán Nhìn chung, cơn hoảng loạn có thể xảy ra khi xuất hiện ba điều kiện:

+ Các khoản nợ vượt quá tài sản ngắn hạn.

+ Không một chủ nợ nào trong thị trường tư nhân đủ lớn để cung cấp tất cả các khoản tín dụng cần thiết trả cho các khoản nợ ngắn hạn hiện còn tồn.

+ Không có người cho vay cuối cùng nào.

NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính

Cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay bắt nguồn từ chính sách cho vay tín dụng dưới chuẩn (Subprime) 1 hay còn gọi là tín dụng thế chấp rủi ro cao đối với thị trường bất động sản và việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, "đồng USD rẻ" duy trì trong thời gian dài của chính quyền Mỹ, trong khi thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ của chính phủ, đã dẫn đến sự hình thành

"siêu bong bóng" tài chính và bất động sản Sự phát triển của nhiều dịch vụ và sản phẩm tài chính mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biến đổi các khoản cho vay thành công cụ đầu tư, khiến thị trường tín dụng phục vụ cho thị trường bất động sản trở thành sân chơi cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong điều kiện không có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, quá trình này đã tích tụ, dẫn đến châm ngòi nổ cho sự đổ vỡ đối với thị trường tín dụng nhà đất, sau đó lan dây chuyền sang hệ thống tài chính ngân hàng

Mỹ Chính việc phá sản của các tập đoàn như Fannie Mae và Freddie Mac và

1 Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending): là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc biệt tại Mỹ Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime” ở đây liên quan đến vị thế tín dụng của người cho vay Tín dụng dưới chuẩn (subprime) là loại tín dụng thế chấp rủi ro cao đã được các ngân hàng lạm dụng quá mức để các hộ gia đình mua bất động sản với năng lực trả nợ của họ không cao; giá trị món vay lại tùy thuộc vào thời giá của ngôi nhà định mua

“Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín dụng (tiền sử tín dụng) không tốt, như thường có các khoản thanh toán quá hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra toà, phá sản Họ cũng có thể có khả năng thanh toán thấp xét trên những tỷ số như điểm tín dụng thấp hơn 620, chiếm gần 25% dân số Mỹ Do uy tín của người vay thấp và tình hình tài chính không mấy sáng sủa nên nhìn chung các khoản vay dưới tiêu chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường và điều này lại càng làm tăng thêm khó khăn tài chính cho người vay, đặc biệt khi lãi suất thị trường gia tăng

Cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn (subprime housing mortgage): là một trong những loại hình thuộc lĩnh vực vay dưới tiêu chuẩn và đặc biệt phát triển mạnh từ đầu thế kỉ 21, trở thành một ngành công nghiệp ở Mỹ” Nói như vậy có nghĩa là hình thức thế chấp nhà đất trở thành một loại hình kinh doanh đầy lợi nhuận không chỉ với ngân hàng cho vay mà còn với cả cả dân đầu cơ địa ốc Một điều đặc biệt là hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng ở Mỹ cho vay dưới hình thức này đều chấp nhận đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay Như vậy, trước hết ta có thể thấy nguy cơ rủi ro là rất cao do đối tượng của nó là nhà đất - vốn thường xuyên rơi vào chu kỳ đóng băng các ngân hàng lớn như Lehman Brothers (ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ) và gần đây là City Bank Group đã cho thấy rõ điều đó Hiện nay gần 1.200 ngân hàng Mỹ nộp đơn xin trợ cấp từ Chương trình hỗ trợ của chính phủ để tránh lâm vào khủng hoảng.

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ nổ ra, các nhà phân tích đã đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích, trong đó một số nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là:

- Sự thay thế Đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall bởi Đạo luật Glamm-Leach-Bliley, cho phép các ngân hàng thương mại được tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hóa và bán các khoản vay bất động sản khiến nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản dưới chuẩn, nhằm thu về những khoản lợi lớn Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn nắm giữ một lượng khá lớn các khoản chứng khoán phái sinh này, một phần do không bán được, một phần do mua của ngân hàng khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư Các ngân hàng cho vay bất động sản thua lỗ khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng và nhiều khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán bất động sản bị giảm giá không phanh

- Chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách "nhà cho người có thu nhập thấp" của Chính phủ Mỹ với lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tín dụng bất động sản đã có sự tăng trưởng mạnh, trong đó có một phần lớn là tín dụng dưới chuẩn

- Thị trường bất động sản bị giảm giá, gây ra các khoản nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng, trong đó phần lớn là bất động sản dưới chuẩn. Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự suy sụp của thị trường bất động sản Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp.

Có ba yếu tố chính đã khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản:

Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản (mặc dù những loại lãi suất cho vay tiền mua nhà do các ngân hàng thương mại ấn định bao giờ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản của Fed, nhưng mức độ cao hay thấp của chúng bao giờ cũng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản) Vào giữa năm

2000, thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%.

Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac.

Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (Mortgage- Backed Securities - MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.

Thứ ba, như đã trình bày ở trên, bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc. Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như là ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ Bởi vì thiếu sự kiểm soát cần thiết cho nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổ biến ở các nhà đầu tư Bên cạnh đó, bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các ngân hàng thương mại đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay.

Với ba lý do trên, thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà Để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian (ví dụ, nếu thỏa thuận là được vay với lãi suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng ba năm sau lãi suất mới sẽ được ấn định theo thời điểm đó). Tóm lại, nhóm người này thuộc vào thành phần được cho vay với loại lãi suất dưới chuẩn (subprime rate).

Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng vùn vụt Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Fannie Mae đã mạnh tay hơn trong việc mua lại các khoản cho vay đầy mạo hiểm do phải đối đầu với cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty khác, chẳng hạn như Lehman Brothers.

ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ MỚI NỔI

1 Khái niệm nền kinh tế mới nổi

Các nền kinh tế mới nổi là những nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ từ nền kinh tế đang phát triển thành nền kinh tế phát triển.

Nền kinh tế đang phát triển là các quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) không cao Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp "Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dùng trong Chiến tranh Lạnh

Nước đang phát triển, nói chung, là các quốc gia có mức sống thấp, chưa đạt được mức độ công nghiệp hóa tương xứng với quy mô dân số Có một sự tương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập bình quân đầu người thấp với sự gia tăng dân số nhanh chóng, kể cả giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia

Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm.

Thuật ngữ "Nước đang phát triển" nhiều khi được thay thế bởi "Nước kém phát triển", "Nước chậm phát triển", “Thế giới thứ ba”, “Nam bán cầu”, thậm chí là "Nước kém phát triển nhất”.

Nền kinh tế phát triển là các quốc gia có tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội từ các hoạt động công nghiệp cao hơn một ngưỡng nhất định.Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Canada Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước nông nghiệp Điều này khiến nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất.

Sự phát triển của một đất nước được đo đạc bằng các chỉ số thống kê như tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người), tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người biết chữ, v.v Liên hợp quốc xây dựng Chỉ số phát triển con người, một chỉ số tổng hợp của các thống kê trên để xác định mức độ phát triển con người ở mỗi quốc gia.

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự thoát khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội các nước đang phát triển nhưng chưa với tới trình độ các nước phát triển được đưa vào nhóm nước công nghiệp hóa mới.

2 Tiêu chí đánh giá nền kinh tế mới nổi

Căn cứ để xếp loại gồm: tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tính theo đầu người, tốc độ tăng trưởng hàng năm, tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trong tổng sản phẩm quốc dân, khối lượng và tỉ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu, tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Tuy nhiên, cho đến nay, những tiêu chuẩn để phân loại chỉ là ước lệ, chưa có quy định cụ thể của Liên hợp quốc

Không có tiêu chí rõ ràng và phổ biến nào để xác định một nền kinh tế có phải là nền kinh tế mới nổi lên hay không Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) thường xếp chung các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vào cùng một nhóm trong các tài liệu về kinh tế thế giới của mình mà không chia thành hai nhóm riêng The Economist có tiêu chí xác định riêng dựa vào thông tin về đầu tư Morgan Stanley Capital International cũng có cách xác định riêng, và những nước sau được tổ chức này coi là thuộc nền kinh tế khu vực Đông Á mới nổi cụ thể là: Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa; Hồng Kông, Trung Quốc; Cộng Hoà Hàn Quốc; Đài Bắc, Trung Quốc trong hiệp hội các nước Đông nam á (ASEAN) bao gồm các nước Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam

3 Đặc điểm của nền kinh tế mới nổi Đây là những nước có dân số lớn, diện tích rộng Về mặt kinh tế, đây là các nền kinh tế mơ nổi lên có tiềm lực kinh tế, đang cải cách mạnh mẽ và đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao Đây là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ kinh tế xã hội như các nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba Một đặc điểm của các nước này là có tốc độ tăng trưởng cao (thường là hướng về xuất khẩu), quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng Ở nhiều nền kinh tế mới nổi, đảo lộn xã hội có thể xảy ra đặc biệt là ở khu vực nông thôn; dân cư nông nghiệp di cư ra các thành thị kiếm việc làm, nơi sự phát triển của các lĩnh vực chế tạo công nghiệp cần rất nhiều lao động

Các nước này thường mang đặc điểm chung là:

 Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện;

 Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo công nghiệp;

 Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới;

 Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu;

 Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài;

 Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế Các nước này thường nhận được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WTO, v.v Tuy vậy, bởi những lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa, nhiều người theo chủ nghĩa bảo hộ (và có thể cả những người ủng hộ thương mại bình đẳng) phản đối hàng hóa nhập khẩu từ các này, đặc biệt là từ Trung Quốc. Đó là xét về quy mô kinh tế, còn xét về thu nhập (GDP trên đầu người) thì theo dự báo, đến năm 2050, các cá nhân ở đây vẫn nghèo hơn các cá nhân của G6.

Các nước Đông Á mới nổi thường thu được lợi ích trong thương mại quốc tế nhờ chi phí lao động cạnh tranh đưa đến giá sản phẩm thấp Kết quả là chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở các nước này rẻ hơn rất nhiều ở các nước phát triển

Mặc dù tiềm năng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi này là không thể phủ nhận Cho tới gần đây các nhà kinh tế vẫn không hết lời khen ngợi về sự phát triển năng động của các nền kinh tế mới nổi như Hồng Kông, Trung

Quốc, Hàn Quốc, Singapore,….và coi những nước này là những “Đầu tàu” kinh tế mới.

Thành công về kinh tế của các nền kinh tế mới nổi trong thời gian qua phần lớn nhờ vào sự hội nhập đối với nền kinh tế thế giới thể hiện qua mô hình kinh tế dựa trên xuất khẩu mà các nước này áp dụng Tuy nhiên, tinh hinh kinh tế không mấy sáng sủa trong vài tháng qua cho thấy các nền kinh tế này cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng.

4.Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với hệ thống tài chính

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN NỀN

TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚ

1 Môi trường kinh tế bên ngoài

Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với sự trượt dốc to lớn, với các nền kinh tế công nghiệp chính đang suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang dập tắt các khoản tín dụng đối với các hãng và các hộ gia đình đã gây áp lực đối với thu nhập ngày càng giảm và giá cả hàng hoá đạt mức kỉ lục từ đầu năm nay

Các nền kinh tế chính đã rơi vào suy thoái, theo IMF hiện nay GDP đầu tư vào các dự án ở các nước tiên tiến giảm 0,3% trong năm 2009, sau tăng trưởng được ước tính là 1,4% năm 2008 Đó sẽ là sự thu hẹp thường niên đầu tiên ở các nước tiên tiến trong thời kì hậu chiến tranh thế giới II Nền kinh tế G3 (US, Châu Âu, và Nhật Bản) cũng thu hẹp trong những quý gần đây, với cầu trong nước giảm nhanh chóng Và cuộc khủng hoảng tài chính đang tiếp diễn đã tăng cường sự kìm hãm đối với các thị trường tín dụng và tiền tệ toàn cầu đã ngăn cản tín dụng tới khu vực tư nhân Trong khi các biện pháp mà các cơ quan chức năng đưa ra được tiến hành thì sẽ giúp giảm độ nghiêm trọng và khoảng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng, tổn thất đối với các điều kiện tín dụng toàn cầu là rất lớn và việc hồi phục sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể

Giá dầu mỏ và hàng hoá toàn cầu giảm đáng kể, đôi lúc từ mức cao kỉ lục - giữa nỗi lo sợ về suy thoái toàn cầu và sự gia cố đồng đô la.

Giá dầu mỏ thô giảm dưới 50$/ thùng, từ mức cao nhất là xấp sỉ150$/thùng giữa tháng 7, khi tăng truởng kinh tế thế giới sụt giảm và sự gia cố của đồng đô la Mỹ Những dự doán về sự trượt đốc đáng kể của nền kinh tế cũng củng cố thêm cho quan điểm nới lỏng cân bằng thị trường xuất phát từ việc tăng sản xuất dầu mỏ ở các nước Ả Rập trong suốt tháng 7 - tháng 8 năm 2008 và những dấu hiệu của nhu cầu về dầu mỏ bị sụt giảm đối với việc giá tăng cao kỉ lục trong những năm qua Tuy nhiên, cân bằng thị truờng vẫn được thắt chặt, đặc biệt trong quyết định mới đây của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm cắt giảm sản xuất 1,5 triệu thùng mỗi ngày từ ngày 1 tháng 11, và chỉnh công suất thặng dư thấp tương đối giữa các nước OPEC Trong tương lai giá dầu mỏ sẽ vẫn dao động khẽ, chỉ dịch chuyển trở lại khoảng 60$/thùng vào năm 2009, trong khi giá những mặt hàng phi dầu mỏ đã rớt giá đáng kể từ giữa năm 2008 do nhu cầu giảm Nhu cầu nhập khẩu yếu đi đối với Trung Quốc, kết hợp với triển vọng nhu cầu thế giới giảm sút, sẽ tiếp tục tạo áp lực thụt lùi đối với giá cả nguyên liệu thô nông nghiệp và kim loại cơ sở, ít nhất là trong ngắn hạn.

Bất chấp những tác động vào tính thanh khoản của các cơ quan chức năng tiền tệ trên toàn cầu, các thị trường tiền tệ và các điều kiện tài chính nhìn chung vẫn rất căng thẳng, và sự hồi phục chỉ có thể sẽ diễn ra từng bước

Kể từ giữa tháng 12, các ngân hàng trung ương chính trên thế giới đã áp dụng các biện pháp với quy mô và tầm quan trọng chưa từng có theo tiền lệ, bao gồm những biện pháp ồ ạt đựơc phối hợp về tính thanh khoản đối với các tổ chức và các thị trường và những hiệp định mở rộng về sự trao đổi tỷ giá hối đoái - nhằm ngăn chặn khủng hoảng và xây dựng lại lòng tin của quần chúng Nhưng sự biến động của thị trường vẫn rất cao và các thị trường gây quỹ cho ngân hàng vẫn đang trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng Xét về chất lượng và tính thanh khoản trong việc bán tháo của thị trường đã buộc sản lượng trái phiếu của chính phủ Mỹ, Anh, và Châu Âu xuống mức thấp nhất trong lịch sử Chi phí cho việc phòng tránh tình trạng vỡ nợ của các công ty,cái mà đã tác động mạnh vào việc xoay chuyển rủi ro của các nhà đầu tư toàn cầu, có nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì ở mức cao và còn tăng hơn nữa, cùng với tỷ lệ vỡ nợ của các công ty dự tính sẽ còn tăng lên và các điều kiện kinh tế xấu dần đi Nếu căng thẳng tài chính toàn cầu nhân rộng, ảnh hưởng của việc tín dụng trong nước thắt chặt hơn trên tổng thể các hoạt động kinh tế sẽ là thực sự nghiêm trọng đối với Đông Á mới nổi, nơi mà những công ty vẫn dựa phần lớn vào việc vay vốn các ngân hàng.

Ngày 15 tháng 11, các nhà lãnh đạo nhóm G20 3 đã cùng nhau nhất trí tăng cường hợp tác nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và thực thi nhanh chóng những cải cách đối với hệ thống tài chính thế giới.

Các nhà lãnh đạo đã cam kết tiến hành mạnh mẽ hơn nữa những biện pháp cần thiết để tái ổn định hệ thống tài chính và sử dụng những biện pháp tài khoá nhằm kích thích nhu cầu trong nước hiệu quả và phù hợp hơn Họ đã đặt ra 5 nguyên tắc lớn đối với cải cách hệ thống tài chính:

(i) Tăng cường tính minh bạch và khả năng thanh khoản

(ii)Củng cố những quy định đúng đắn

(iii) Thúc đẩy hội nhập các thị trường tài chính

(iv) Củng cố hợp tác quốc tế

(v)Cải cách các tổ chức tài chính quốc tế

Một kế hoạch hành động chi tiết đã được vạch ra nhằm thực thi 5 nguyên tắc và các bộ trưởng tài chính nhóm G20 hi vọng sẽ sẽ thực hiện công việc dưới sự lãnh đạo của nhóm G20 trong năm 2009 Một vài hành động ưu tiên hàng đầu sẽ được hoàn tất trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo nhom G20 tới vào tháng 4 năm 2009 Các nhà lãnh đạo cũng đã cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ

2 Tác động đến nền kinh tế thế giới

3 Các thành viên nhóm G20 bao gồm: Argentia, Australia, Brazil, Canada, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Cộng hoà Hàn Quốc, Mexico, Nga, Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kì, Anh, và Mỹ.

Liên minh Châu Âu cũng là một thành viên, đại diện bởi Chủ tịch hội đồng luân phiên và Ngân hàng trung ương Châu Âu.

2.1 Tác động đến các nước Phương Tây

Triển vọng kinh tế Mỹ đang xấu dần do cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong thập kỉ đã đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, với chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh bị kìm hãm.

Sau khi thu hẹp 0,5% trong quý III , nền kinh tế Mỹ được cho là sẽ còn thu hẹp hơn nữa trong năm 2009 Quỹ tiền tệ thế giới IMF dự đoán sẽ thu hẹp 0,7% trong năm 2009 Chi tiêu tiêu dùng cá nhân rớt xuống 3,7% trong quý III, khi người tiêu dùng hạn chế chi tiêu cùng với sự trì trệ của thị trường nhà đất tiếp diễn, thất nghiệp gia tăng, bất ổn tài chính nhân rộng Giá nhà đất tiếp tục giảm cùng với hàng tồn kho cao, kèm theo là nhu cầu sụt giảm nhanh chóng tràn ra hoạt động kinh doanh Trong tháng 11, tổng số thất nghiệp là 533.000 lao động, nâng tổng số thất nghiệp lên 1,9 triệu lao động trong năm qua, với 2/3 là trong 3 tháng vừa qua, một dấu hiệu của sự trượt dốc gia tăng

Tỷ lệ thất nghiệp tăng 6,7%

Cuộc khủng hoảng tín dụng đã gây nên một cú sốc tài chính nặng nề nhất kể từ cuộc đại suy thoái đến nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường và các tổ chức tài chính vốn là hạt nhân của hệ thống tài chính Ước tính, thiệt hại đối với nền kinh tế toàn cầu có thể lên tới 1.000 tỉ USD Những tên tuổi lớn như City Group, Merrill Lynch, UBS, Deustche Bank đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng lần này City Group lỗ 21,1 tỉ USD, còn Merrill Lynch cũng mất 22 tỉ USD

Do hệ thống tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, không lâu sau đó EU cũng trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng, khi các thể chế tài chính đều phải gánh chịu những thiệt hại kỷ lục tại thị trường tài chính Mỹ hoặc đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng trong vấn đề thanh khoản Điển hình là, công ty cho vay thế chấp Bradford & Bingley của Anh, Tập đoàn ngân hàng Fortis (liên doanh giữa Bỉ và Hà Lan) và Ngân hàng Dexia (liên doanh giữa Pháp và Bỉ) trở thành những nạn nhân đầu tiên tại châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính và khiến các chính phủ EU phải bơm hàng tỷ Euro để "cứu" các thể chế tài chính này.

Tại Đức, hầu hết ngân hàng lớn đều đã thừa nhận những tổn thất của mình do đầu tư vào thị trường Mỹ Vừa qua, Chủ tịch Ngân hàng phát triển Đức (KFW) Ma-thiu Mai-ơ đã từ chức sau khi ngân hàng này phải chi tới 6,8 tỉ Euro (10,7 tỉ USD) để cứu Ngân hàng IKB - nơi KFW giữ cổ phần chi phối. KFW đã công bố khoản lỗ 10,7 tỉ USD trong năm tài chính vừa qua Ngân hàng lớn nhất nước Đức Deustche Bank cũng thừa nhận mất 3,93 tỉ USD trong quí IV.

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á MỚI NỔI

Năm 2008 là một năm đặc biệt đối với nền kinh tế thế giới Từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và khu vực trải qua những diễn biến phức tạp và có tác động nhiều chiều đến công tác điều hành các chính sách vĩ mô để duy trì tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia Đông Á mới nổi nói riêng Trong nửa đầu năm nay, giá cả hàng hoá trên các thị trưòng thế giới tăng cao và lạm phát diễn ra trên qui mô toàn cầu dẫn đến việc thực thi các chính sách thắt chặt ở nhiều quốc gia Từ đầu tháng 9, những biến động trên thị trường tài chính các nền kinh tế phát triển trên thế giới mà trước tiên là Mỹ đã khởi đầu cho sự bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ đợt suy thoái kinh tế những năm đầu thập kỷ 30 thế kỉ trước tại trước tiên là một loạt các nền kinh tế phát triển, và sau đó cả các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Hậu quả của cuộc khủng hoảng này là nguy cơ suy thoái và ít nhất là suy giảm kinh tế ở một loạt các nền kinh tế đầu tàu trên thế giới Các nền kinh tế thuộc khu vực Đông Á cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này.

1 Ảnh hưởng đến tăng trưởng và lạm phát

Sự trượt dốc đồng bộ ở các nền kinh tế tiên tiến đã gây áp lực dối với nền thương mại thế giới (Biểu đồ 2.1) Ngân hàng thế giới ước tính sản lượng thương mại sẽ thu hẹp 2,5% trong năm 2009, so với ước tính là 5,8% trong năm này Sản lượng sản xuất toàn cầu cũng sụt giảm do tăng trưởng nhu cầu nhập khẩu của nhóm G3 giảm mạnh mẽ Khủng hoảng tài chính toàn cầu là tình trạng bất ổn lan rộng đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi, khi mà tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm nhanh chóng Tăng trưởng sản lượng công nghiệp ở cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) giảm 8,2% vào tháng 10, làm cho sự dịch chuyển 3 tháng trung bình là 10,8% so với tăng trưởng trung bình là 18,3% trong nửa đầu năm 2008 Xuất khẩu suy yếu, nhu cầu đầu tư giảm, và việc đóng cửa các công ty ngày càng tăng là những yếu tố chính phát sinh sau suy thoái Ngoại trừ Trung Quốc, sản suất công nghiệp ở các nước Đông Á mới nổi chỉ tăng trưởng trung bình chỉ là 3,5% từ tháng 7 đến tháng 12, giảm mạnh so với tăng trưởng trung bình trong nửa đầu năm là 8,3% Nhu cầu toàn cầu giảm đối với những sản phẩm công nghệ cao, giá chip giảm, và sự điều chỉnh hàng tồn kho chậm chạp đã giáng một đòn mạnh đối với sản xuất trong khu vực Sự hồi phục tạm thời trong đầu năm nay trong trật tự nhóm G3 mới đối với những sản phẩm công nghệ thông tin (IT) yếu dần cùng với việc tăng lên không chắc chắn của các triển vọng kinh tế Sản lượng sản xuất có thể sẽ sụt giảm hơn nữa trong những quý tới khi các nước công nghiệp chính suy thoái và các nền kinh tế thị truờng mới nổi siết chặt tín dụng toàn cầu

Biểu đồ 2.1: Sản lượng thương mại thế giới (thay đổi % theo năm)

Nguồn: OREI staff calculations based on data from InternationalStatistics, IMF

Tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông Á mới nổi tiếp tục giảm trong nửa sau năm 2008, do cuộc khủng hoảng tài chính bị lún sâu và hoạt động kinh tế giảm ở các nước công nghiệp lớn

Trong nửa cuối năm 2008, tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Á mới nổi tiếp tục tụt dốc So sánh GDP trong các nền kinh tế lớn mạnh nhất ở các quốc gia Đông Á mới nổi tăng trưởng là 6,2% hàng năm trong quý III năm 2008 - bao gồm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), tổng mức tăng trưởng giảm 3,0% so với đỉnh điểm là 6,2% trong quý III năm 2007 (Biều đồ2.2) Ở Trung Quốc, tăng truởng GDP là 9,0% trong quý III thấp nhất kể từ giữa năm 2003 - khi bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch SARS Bốn nền kinh tế có thu nhập ở mức trung bình của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN-4) tăng 5.1%, so với 6.0% trong nửa đầu năm Tăng trưởng GDP ở

4 nền kinh tế Công nghiệp mới (NIEs) giảm đáng kể chỉ còn 2,0% trong quý III so với 5,3% trong nửa đầu năm 2008 Chỉ số kinh tế mới trong khu vực trong quý IV đã cho thấy những ảnh hưởng rộng lớn của suy thoái giữa nhóm G3 (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản) cùng với những ảnh hưởng từ bất ổn tài chính đã nhấn chìm thị trường toàn cầu giữa tháng 9.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP khu vực Đông Á mới nổi

Nguồn: OREI staff calculations based on national soures; ADB

Sự nhanh chóng thích nghi của nhu cầu trong nước đang được kiểm chứng, với sự sụt giảm hữu hình trong các nền kình tế công nghiệp mới (NIEs-Newly Industrialised economies) mặc dù tiêu dùng cá nhân tăng ở mức tương đối ở Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN-4 Ở các nước Đông Á mới nổi, bao gồm Trung Quốc, nhu cầu trong nước tăng 4,3% trong 3 quý đầu năm 2008 so với 4,6% năm 2007 Tăng trưởng đàn hồi trong doanh số bán lẻ khuyến nhị tiếp tục tăng đối với tiêu dùng cá nhân, (Biểu đồ 2.3) Sự sụt giảm tăng trưởng nhu cầu trong nước hầu hết có thể thấy rõ ở các nước NIEs

Giữa các nước ASEAN-4 , đầu tư cũng đang lắng xuống khá nhanh trong khi tiêu dùng đang tăng tương đối Lĩnh vực xuất khẩu của khu vực vẫn đang đóng góp tích cực tới sự tăng trưởng bất chấp suy thoái giữa các nước nhóm G3.

Biểu đổ 2.3: Tăng trưởng doanh số bán lẻ (thay đổi % theo năm)

Nguồn: OREI staff calculations based on national soures; ADB

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống còn 9,0% trong quý III năm 2008 so với 11,5% so với cùng quý năm 2007, và tốc độ của sự tụt giảm đang thể hiện rõ nét ở việc đầu tư và tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm

Tăng trưởng GDP đang giảm trong 5 quý liên tiếp, xuống còn 9,0% trong quý 3 năm 2008, như do ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách từ năm 2007 tới cuối tháng 6 năm 2008 và chiều hướng suy thoái toàn cầu. Trong khi đầu tư thực và tăng trưởng xuất khẩu giảm, tiêu dùng vẫn có xu thế tăng Trong 10 tháng đầu, đầu tư tài sản cố định trong kì danh nghĩa tăng 27,2% so với cùng kì năm 2007, cao hơn một chút so với mức 26,9% trong 10 tháng đầu năm 2007 Tuy nhiên, với giá cả hàng hoá tăng nhanh, tăng trưởng đầu tư trong kì thực tế sẽ thấp hơn trong năm 2008 hơn là năm 2007 Tương tự, xuất khẩu trong 10 tháng đầu tăng 22% trong năm 2008 (giảm so với mức 26,5% của năm 2007); nhưng tăng trưởng xuất khẩu trong các kì thực tế được dự tính là thấp hơn trong năm 2008 nâng giá cả xuất khẩu lên cao hơn trong suốt năm Khi thặng dư thương mại trong kì Đô la Mỹ danh nghĩa trong 3 quý đầu là thấp hơn so với cùng kì năm 2007, xuất khẩu ròng đóng góp 2,3% điểm vào tăng trưởng GDP 11,9% năm 2007 Chi tiêu của người tiêu dùng tăng đều trong năm 2008, với tăng trưởng trong doanh số bán lẻ trên đà tăng, đạt 22,8% trong tháng 10 Tuy nhiên, lĩnh vực nhà đất tiếp tục nguội dần, với doanh số tài sản giảm đáng kể trong những tháng gần đây và việc giảm giá tài sản Kết quả là đầu tư tài sản, đứng thứ 5 trong tổng đầu tư tài sản cố định và sẽ có khả năng tiếp tục tác động tới hoạt động kinh tế.

Tăng trưởng GDP ở các nước NIEs giảm sút đáng kể trong năm 2008, cũng như Singapore và Đài Bắc, Trung Quốc cũng đang giảm sút trong quý III, do xuất khẩu giảm, vì nhu cầu nội địa giảm, đặc biệt vì giá cả tài sản trượt dốc cùng với những tổn thất to lớn trong những thị trường toàn cầu chính

Khi các điều kiện kinh tế toàn cầu xấu dần, tăng trưởng xuất khẩu ở các nước NIEs cũng giảm đáng kể Tuy nhiên, nhu cầu trong nước sụt giảm thậm chí giảm nhanh hơn, bị kéo bởi giá tài sản hạ thấp, giảm dần bởi giá cả thị trường trượt dốc trong những tháng gần đây Với nhu cầu trong nước và bên ngoài, sản xuất công nghiệp giảm đáng kể Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc tụt xuống còn 3,8% vì xuất khẩu giảm và chi tiêu hộ gia đình duy trì chậm chạp Sản xuất công nghiệp tiếp tục thu hẹp trong những tháng gần đây, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng việc làm giảm trong tháng 10 với tốc độ yếu nhất kể từ năm 2005 Theo từng quý, Hồng Kông, Trung Quốc, và Singapore đã và đang trải qua 2 quý sụt giảm liên tiếp, từ tháng 4 đến tháng 9 So sánh theo năm, GDP của Hồng Kông, Trung Quốc tăng 1,7% trong quý III khi tiêu dùng cá nhân gần như ngưng trệ, bất chấp đóng góp tích cực từ đầu tư trang thiết bị kinh doanh và xuất khẩu ròng GDP Singapore tụt 0,6% trên năm trong quý III năm 2008 với sự thu hẹp to lớn từ phía lĩnh vực sản xuất do nhu cầu bên ngoài giảm Và ở Đài Bắc, Trung Quốc, sự sụt giảm trong nhu cầu trong nước cho thấy kinh tế thu hẹp 1,0% theo năm trong quý III năm 2008. Tiêu dùng cá nhân và đầu tư cố định giảm lần lượt 25% và 11%; xuất khẩu ròng chiếm 0,8% trong tăng trưỏng GDP do nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu.

Tăng trưởng trong 4 nền kinh tế ASEAN có mức thu nhập trung bình duy trì chậm chạp trong nửa cuối năm 2008, vì khủng hoảng toàn cầu đã cắt giảm xuất khẩu - sau khi đã tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm

Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, tăng trưởng GDP ở ASEAN bắt đầu giảm Tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong quý III giảm từ 5,6% xuống còn 4,0% trong nửa đầu năm 2008 Tăng trưởng GDP của Malaysia giảm trong quý III xuống còn 4,7% so với 7,1% trong nửa đầu năm, do xuất khẩu giảm và giá cả hàng hoá xuống dốc sau tháng 7 Tăng trưởng GDP củaIndonesia trong quý III giảm xuống còn 6,1% so với 6,4% trong 2 quý đầu tiên Nền kinh tế Philipines duy trì ở mức linh hoạt tăng 4,6% trong quý III(với tỷ lệ gần bằng trong nửa đầu năm) trong việc chi tiêu chính phủ tăng và củng cố nhu cầu trong nước Trong quý III, tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp ở các nước ASEAN-4 cho thấy những dấu hiệu sụt giảm, tuy nhiên doanh số bán lẻ vẫn giữ ở mức tốt do nhu cầu trong nước linh hoạt. Ở Việt Nam cũng cho thấy những dấu hiệu sụt giảm vì nhu cầu bên ngoài giảm trong môi trường toàn cầu khó khăn.Ở Việt Nam, tăng trưởng GDP trong 9 tháng đầu năm 2008 là 6,5%, thấp nhất kể từ năm 1999 Nhu cầu nội địa giảm với doanh số bán lẻ (trong các kì thực giảm bởi giá tiêu dùng) tăng khoảng 7,5% trong 10 tháng đầu, so với 15% so với cùng kì năm 2007. GDP ở Brunei thu hẹp 0,5% ròng năm 2008 khi việc sản xuất dầu mỏ tụt xuống do việc sản xuất quá mức trong những năm trước

Lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia Đông Á mới nổi trong quý III do giảm mạnh giá dầu và giá hàng hoá khác và việc thắt chặt các điều khoản tín dụng.

Sau đợt tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008, chủ yếu do giá dầu và giá thực phẩm tăng nhanh và sự dỡ bỏ bảo hộ nhiên liệu trong một vài nền kinh tế, lạm phát hàng đầu đối với nhiều nơi trong khu vực cũng đã lắng xuống (Biểu đồ 2.4) Lạm phát vốn đã giảm xuống còn 5,0% trong tháng 10; từ mức đỉnh điểm 7,3% trong tháng 7 năm 2008, phần lớn do sự sụt giảm nhanh chóng đối với giá cả hàng hoá, đặc biệt là dầu mỏ và nhu cầu giảm Lạm phát giảm mạnh nhất ở Thái Lan (từ 9,2% xuống 3,9%); Trung Quốc (từ 8,7% xuống 4,0%); và ở Hồng Kông, Trung Quốc (từ 6,3% trong tháng 7 và 1,8% trong tháng 10) Lạm phát cũng giảm nhẹ ở Hàn Quốc; Singapore; Malaysia; và Đài Bắc, Trung Quốc Lạm pháp cũng đang dao động ở mức trên 10% ởIndonesia và Philippine giữ ở mức trên 25% ở Việt Nam trong tháng 10.

Biểuđồ 2.4: Lạm phát khu vực (thay đổi % theo năm)

Nguồn: OREI staff calculations based on CEIC data

TRIỂN VỌNG, RỦI RO KINH TẾ NĂM 2009

1 Triển vọng kinh tế khu vực năm 2009

Môi trường kinh tế bên ngoài đối với các nước Đông Á phát triển có nhiều khả năng sẽ xấu dần đi khi: các nền kinh tế công nghiệp chính ngày càng thu hẹp hơn; các điều kiện tài chính toàn cầu vẫn tiếp tục bị siết chặt; và tăng trưởng thương mại thế giới giảm nhanh chóng Tăng trưởng tổng GDP ở các nước Đông Á phát triển được dự đoán sẽ giảm xuống 5,8% trong năm

2009 theo ước tính của năm 2008 là 6,8%; các nền kinh tế Đông Á mới nổi sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm 2009, xuống từ mức 6,9% trong năm 2008.

Sự trượt dốc của nền kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng đáng kể đối với Châu Á đang phát triển Nhưng những chính sách vĩ mô thận trọng (đặc biệt là các chương trình kích thích tài chính và các động lực tăng trưởng ngầm) sẽ có thể đảm bảo các nền kinh tế của khu vực duy trì phát triển, mặc dù sự phát triển có phần chậm xuống (Bảng 3) Tại Trung Quốc, sự suy yếu rõ rệt của nhu cầu bên ngoài từ các nước công nghiệp, cũng như những ảnh hưởng chậm chạp của thị trường tài sản được hâm quá nóng và sự sụt giảm mạnh đối với giá trị thị trường chứng khoán, sẽ làm giảm sự tăng trưởng Tuy nhiên, đây sẽ vẫn là nền kinh tế rộng lớn, có mức tăng trưởng nhanh nhất của thế giới trong các năm tới Bên cạnh đó, phần còn lại của khu vực cũng sẽ phát tiển chậm chạp lại Trong năm 2009, tăng trưởng GDP dự báo sẽ giảm một cách căn bản tại các nước NIEs và một cách đều đặn tại các nước ASEAN-4 Bất chấp nhu cầu bên ngoài xấu dần và sự suy thoái mang tính chu kì trong nền công nghiệp công nghệ thông tin toàn cầu, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực sẽ đặt thặng dư tài khoản vãng lai vững chắc trong năm

2008, đưa xuất khầu lên mạnh mẽ cho đến gần đây (Biểu đồ 2.11) Với tăng trưởng xuất khẩu được dự tính giảm trong năm 2009, thặng dư tài khoản vãng lai trên toàn khu vực có nhiều khả năng sẽ thu hẹp lại đáng kể.

Bảng 3: Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm (%)

Châu Á phát triển 7.1 7.9 8.1 8.9 9.0 8.1 6.2 6.9 5.8 Đông Á mới nổi 6.9 8.0 7.8 8.7 9.0 8.1 6.2 6.9 5.7 Đông Nam Á 5.4 6.5 5.8 6.0 6.5 5.8 4.4 4.8 3.5

Các nền kinh tế công nghiệp mới 3.2 6.0 4.8 5.5 5.6 5.3 2.0 3.5 2.4

Singapore 3.5 9.0 7.3 8.2 7.7 4.5 -0.6 2.3 1.2 Đài Bắc,Trung Quốc 3.5 6.2 4.2 4.8 5.7 5.4 -1.0 2.4 1.7 Cộng hoà nhân nhân

Nguồn: ADB; government estimates (Brunei); Eurotat Website(Eurozone); Economic and Social Research Institute (Japan); Bureau ofEconomic Analysis (US); World Economic Outlook, IMF(10/2008)

Biểu đồ 2.11: Tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá

Nguồn: OREI staff calculations based on CEIC data

Sau nhiều năm tăng trưởng GDP mạnh mẽ, nền kinh tế Trung Quốc được dự tính sẽ giảm tới 8,2% trong năm 2009 khi môi trường bên ngoài yếu dần cùng với bất ổn tài chính toàn cầu.

Triển vọng đối với Trung quốc có lẽ còn thấp hơn nữa nếu không có chương trình kích thích 4 triệu NDT được công bố gần đây của chính phủ. Tăng trưởng GDP giảm ở mức độ vừa phải trong những năm qua, tới 9% trong quý III năm 2008, bất chấp những biện pháp chính sách nhằm kiềm chế nền kinh tế đang được hâm quá nóng Tăng trưởng kinh tế được dự tính sẽ sụt giảm hơn nữa trong năm 2009 so với ước tính là 9,5% trong năm 2008 nhờ tiêu dùng cá nhân cao và xuất khẩu ròng vững chắc Đóng góp khoảng 2% điểm vào tăng trưởng GDP trong năm 2007, xuất khẩu ròng dự kiến sẽ thu hẹp trong năm 2009 khi nhu cầu bên ngoài giảm mạnh Chính sách vĩ mô giờ đây đã dịch chuyển nhằm khuyến khích cầu trong nước để bù đắp việc suy yếu đã được dự tính trong xuất khẩu và trong tăng trưởng đầu tư cá nhân Các biện pháp tiền tệ cũng được thực hiện bao gồm cắt giảm khá lớn tỷ lệ lãi suất và các yêu cầu dự trữ cũng như việc dỡ bỏ hạn ngạch cho vay đối với các ngân hàng Ngoài một loạt những chương trình tài chính (cơ sở hạ tầng chủ yếu và chi tiêu xã hội), chính phủ cũng dã cắt giảm thuế, thúc đẩy trợ cấp nông nghiệp, và tăng cường chi tiêu Với những vị trí thương mại và tài chính mạnh mẽ sẽ cho thế chủ động để trợ giúp tăng trưởng kinh tế.

Khi các nền kinh tế mở rộng hơn, các nước NIEs dễ dàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thay đổi trong môi trưòng kinh tế toàn cầu; do vậy GDP được dự kiến sẽ là 2.4% trong năm 2009, giảm từ mức 3,5% được mong đợi trong năm 2008, những thành quả tốt trong xu thế gần đây và tăng trưởng của các nước NIEs tiềm năng.

Trong những tháng gần đây, giá chứng khoán sụt giảm và đồng Won mất giá đã làm suy yếu sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc Cơ quan chức năng đã tiến hành những biện pháp như giảm nhẹ căng thẳng về tài chính và kích thích cầu, bao gồm bảo lãnh vay nước ngoài của ngân hàng địa phương trị giá 100 tỷ $ và gói kích tài chính trị giá 11 tỷ $ Do những triển vọng nhu cầu bên ngoài sụt giảm và các ngân hàng do dự trong việc cho vay, tăng trưởng dự tính sẽ giảm 3,0% trong năm 2009 Nền kinh tế Trung Quốc, Hồng Kông đã thu hẹp trong quý III và dự tính sẽ còn tiếp tục suy yếu trong năm tới phản ánh vấn đề mở rộng thương mại và kết hợp tài chính với các nước công nghiệp khác Tăng trưởng GDP được dự tính giảm xuống còn 2,1% trong năm

2009, từ mức 3,3% được ước tính trong năm 2008 Triển vọng đối với Singapore, nơi suy thoái đang diễn ra, cũng là ảm đạm, với mức tăng trưởng ước tính là giảm 1,2% trong năm 2009 từ mức dự tính 2,3% trong năm 2008.

Sự trượt dốc trong giá chứng khoán có thể sẽ làm giảm tiêu dùng cá nhân và đầu tư Tăng trưởng của Đài Bắc Trung Quốc được dự tính là 1,7%.

Tăng trưởng tổng GDP ở Đông nam Á dự tính sẽ giảm xuống còn 3,5% trong năm 2009 so với sự phát triển được ước tính là 4,8% trong năm 2008(chỉ giữ ở mức tương đương cao bởi có xu thế lên giá trong nửa đầu năm).Nhu cầu trong nước, được trợ giúp bởi các biện pháp chính sách, nhiều khả năng sẽ làm giảm thiểu một vài ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đang suy yếu dần.

Bốn nền kinh tế Đông Nam Á có thu nhập trung bình - Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan dự tính tăng trưởng sẽ sụt giảm khoảng 1 đến 2 %, phần lớn là do suy thoái toàn cầu Ở Indonesia, tăng truởng GDP được dự tính sẽ giảm xuống 5,0% trong năm 2009, sau khi đạt tới mức 6,1% trong năm 2008 - tăng trưởng trong quý đầu năm 2008 là sự trình diễn tốt nhất kể từ khủng hoảng tài chính Châu Á 1997/98 Ở Malaysia, giá cả hàng hoá sụt giảm đã làm chậm lại các hoạt động kinh tế, nhưng nhu cầu nội địa sẽ được hỗ trợ bởi chi tiêu công tăng Tuy nhiên, tăng trưởng được dự tính giảm xuống còn 3,5% trong năm 2009 - so với mức 4,5% trong năm 2009 Sau khi giảm trong nửa đầu năm 2008, Tăng trưởng GDP của Philippines dự tính sẽ chậm chạp ở mức 3,5% trong năm 2009 - xuống từ mức 4,5% trong năm nay - do xuất khẩu giảm và tiêu dùng tư nhân chậm chạp hơn Thêm vào đó là bất ổn kinh tế toàn cầu, sự không kiên định trong các chính sách tiếp tục kéo nền kinh tế Thái Lan với tăng truởng ước tính là 2,0% trong năm 2009.

Sau khi tăng tốc trong vài năm qua, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự tính đều đặn ở mức 6,3% trong năm 2008 và 5% trong năm 2009 khi các hoạt động công nghiệp và đầu tư giảm

Lạm phát đạt mức đỉnh ở hầu hết các nền kinh tế Đông Á mới nổi khi giá cả hàng hoá rớt xuống từ những mức cao, tăng trưởng chậm lại, và tín dụng thắt chặt Đã đưa nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng đình trệ, lạm phát trong khu vực năm 2009 được dự tính sẽ giảm có chừng mực.

Sau khi tăng nhanh trong nửa đầu năm 2008, gần đây lạm phát bắt đầu giảm xuống, mặc dù lạm phát hàng đầu và lạm phát trung tâm (ngoại trừ thực phẩm và năng lượng) là vẫn cao trong một vài nền kinh tế Sự rớt giá mới đây trong một vài đồng bản tệ cũng đã làm tăng một phần nào đó áp lực lạm phát.Tuy nhiên, nhìn chung, giá dầu mỏ và giá thực phẩm giảm và các hoạt động kinh tế chậm lại đã làm giảm đáng kể áp lực giá cả trong năm 2009, mặc dù lạm phát ở Indonesia, Philippine, và Việt Nam vẫn tương đối cao.

Vị thế cán cân thanh toán ở hầu hết các nền kinh tế Đông Á mới nổi dự tính sẽ yếu đi trong năm 2009, với dự trữ ngoại hối giảm ở một vài nước tuy nhiên vẫn giữ ở mức khá ở hầu hết các quốc gia.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á MỚI NỔI

NHỮNG THÁCH THỨC TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Trong thời gian tới, chính phủ các nước trên thế giới phải tiếp tục có các hành động hợp tác mạnh mẽ và kịp thời để khôi phục hoạt động của thị trường tài chính và tín dụng Khi nào chưa ổn định được hệ thống tài chính thì việc phục hồi nền kinh tế vẫn nằm ngoài tầm tay Và để ổn định được hệ thống định tài chính, thì điều quan trọng là phải duy trì được khả năng bền vững của các định chế tài chính lớn có tầm ảnh hưởng hệ thống Do vậy, Dự trữ Liên bang, Bộ tài chính Mỹ và các nhà quản lý liên bang tuyên bố sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết và thích hợp để đảm bảo các ngân hàng có đủ vốn và khả năng thanh khoản để tiếp tục hoạt động tốt ngay cả khi kinh tế bị suy thoái trầm trọng.

Bên cạnh việc giải quyết những khó khăn hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần suy nghĩ về các cuộc cải cách cơ cấu tài chính để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai vì không còn quá sớm để làm điều này Phải có một chiến lược quản lý hệ thống tài chính một cách tổng thể, không cục bộ Việc quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả các ngân hàng là rất cần thiết để giảm bớt rủi ro cho hệ thống, nhưng vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu tổng thể

1 Quá lớn để đổ vỡ

Trong một cuộc khủng hoảng, các cơ quan chức năng thường có nhiều động cơ để ngăn chặn sự đổ vỡ của một công ty tài chính lớn, có mức độ liên kết cao vì sự đổ vỡ của một công ty như vậy sẽ tác động tới toàn bộ hệ thống tài chính và cả nền kinh tế Tuy nhiên, niềm tin của thị trường vào việc một công ty nào đó được xem là quá lớn để đổ vỡ cũng có những tác động không mong muốn Ví dụ, có thể làm giảm kỷ luật thị trường và khuyến khích công ty đó mạo hiểm thái quá; tạo động cơ tăng trưởng giả tạo đối với công ty được xem là quá lớn để đổ vỡ; tạo ra một sân chơi không bình đẳng với các công ty nhỏ hơn vì các công ty này được xem là không được sự hậu thuẫn ngầm của chính phủ Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, nếu chính phủ cứu các công ty được coi là quá lớn để đổ vỡ thì chính người đóng thuế phải trả giá Thực tế, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chuyện quá lớn để đổ vỡ là một vấn đề lớn cần quan tâm.

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng này, nền kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính rất dễ bị tổn thương, vì vậy sự hỗ trợ của chính phủ nhằm tránh cho các định chế tài chính lớn bị đổ vỡ là cần thiết, và chắc chắn là chúng ta vẫn cam kết để hành động như vậy Tuy nhiên, trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách cần giải quyết vấn đề này bằng việc giám sát tốt hơn các công ty lớn để ngăn ngừa họ mạo hiểm quá mức và đồng thời tăng cường tính bền vững của hệ thống tài chính để giảm thiểu hậu quả nếu một công ty lớn buộc phải đổ vỡ. Để giám sát hiệu quả hơn các công ty tài chính lớn, cần có nhiều hành động hơn nữa.

Trước nhất, các nhà giám sát tích cực hoạt động, để giải quyết các yếu kém về an toàn vốn, quản trị thanh khoản và quản lý rủi ro tại các định chế lớn Đặc biệt, các nhà hoạch định chính sách phải làm sao để chính các công ty lớn cũng có khả năng theo dõi và quản lý rủi ro của họ một cách kịp thời.Liên quan đến vấn đề này, Dự trữ Liên bang đã và đang xem xét thận trọng các thông lệ quản lý rủi ro của các định chế tài chính lớn nhằm xác định những thông lệ tốt nhất, đánh giá mức động thành công của công ty và yêu cầu cải thiện những mặt hạn chế được nhận dạng 4 Bất cứ công ty nào mà sự đổ vỡ của nó có nguy cơ gây rủi ro cho toàn hệ thống thì đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ về các hoạt động rủi ro, quản trị rủi ro, điều kiện tài chính và phải duy trì các tiêu chí về vốn và thanh khoản cao 5 Do nhiều công ty tài chính lớn có quy mô toàn cầu và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nên các nhà giám sát hoạt động ngân hàng, chứng khoán và các loại hình hoạt động tài chính khác trên thế giới phải tích cực phối hợp, hợp tác với nhau

Thứ hai, phải có một khuôn khổ mạnh cả về luật và thông lệ để giám sát hợp nhất toàn bộ các công ty tài chính lớn được tổ chức theo mô hình công ty sở hữu vốn Các nhà giám sát hợp nhất phải có thẩm quyền rõ ràng trong giám sát và xử lý các vấn đề về an toàn và lành mạnh của tất cả các bộ phận của tổ chức, chứ không phải chỉ riêng công ty sở hữu vốn Việc áp dụng nguyên tắc giám sát hợp nhất trên diện rộng sẽ làm giảm các kẽ hở trong giám sát, tức là giảm sự chuyển dịch các hành động mạo hiểm từ những nơi được quản lý chặt hơn sang những nơi được quản lý lỏng hơn

Thứ ba, khi nhìn xa hơn cuộc khủng hoảng hiện nay, thì Mỹ cũng cần cải thiện các công cụ cho phép xử lý theo thứ tự một công ty tài chính phi ngân hàng lớn, bao gồm một cơ chế về phí cho giải pháp Trong hầu hết các trường hợp, luật phá sản liên bang tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp để giải quyết các công ty tài chính phi ngân hàng Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý này vẫn chưa đủ để bảo vệ quyền lợi của công chúng nếu sự đổ vỡ của một công ty tài chính phi tiền gửi có nguy cơ rủi ro lớn đối với hệ thống Cải tiến quy

4 Dự trữ Liên bang đã phát hành sách hướng dẫn về giám sát hợp nhất các công ty sở hữu vốn ngân hàng và công ty tài chính Xem thông cáo báo chí của Hội đồng Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang (2008) ngày 16/10 “Hướng dẫn của Dự trữ liên bang về giám sát hợp nhất các Công ty sở hữu vốn ngân hàng và các hoạt động tại Mỹ của các ngân hàng nước ngoài”

5 Một phương pháp như vậy sẽ giúp bổ trợ động lực của các công ty được xem là quá lớn để đổ vỡ trình thủ tục xử lý đối với các công ty này sẽ giúp giảm bớt vấn đề “quá lớn để đổ vỡ”, thông qua việc xác định tốt hơn các trường hợp mà ở đó chính phủ có thể ngừng can thiệp và công ty tiếp tục hoạt động

Việc xây dựng quy trình giải pháp thích hợp cho các công ty tài chính lớn, bao gồm cả các công ty sở hữu vốn ngân hàng là một nhiệm vụ phức tạp và đầy thách thức Hiện nay, đã có những mô hình xử lý về vấn đề này, ví dụ: quy định tại Luật Bảo hiểm Tiền gửi (FDIA) về xử lý các định chế tiền gửi có bảo hiểm bị đổ vỡ, hoặc khuôn khổ pháp lý để xử lý Fannie Mae và Freddie Mac theo Luật Phục hồi Kinh tế và Nhà ở năm 2008 Cả 2 mô hình trên đều cho phép chính phủ kiểm soát hoạt động và quản trị của định chế bị đổ vỡ và đóng vai trò là người bảo hộ hoặc tiếp nhận định chế, thiết lập nên một định chế “cầu nối”, tạo thuận lợi cho việc bán hoặc thanh lý công ty theo trật tự. Việc tiếp nhận và làm cầu nối công ty đổ vỡ với một tổ chức mới giúp giảm nguy cơ gián đoạn thị trường và đồng thời hạn chế rủi ro đạo đức và giảm tác động xấu đối với kỷ luật thị trường do sự can thiệp của chính phủ.

Cơ chế giải pháp mới cần được xây dựng một cách thận trọng Ví dụ, cần phải chỉ rõ loại công ty nào thì cần chịu sự điều chỉnh của cơ chế đan xen và cơ chế đó được xử lý như thế nào Tương tự, quy trình thủ tục nào được áp dụng đối với trường hợp rủi ro hệ thống không nằm trong FDIA Thêm vào đó, do các hoạt động toàn cầu của nhiều công ty tài chính lớn và phức tạp và do cấu trúc quản lý quản lý chúng cũng rất phức tạp, nên bất kỳ một cơ chế mới nào cũng cần được xây dựng để phù hợp nhất có thể với các cơ chế mất khả năng chi trả khác trong và ngoài nước áp dụng đối với một hoặc nhiều phần của tổ chức hợp nhất đó

2 Tăng cường cơ sở hạ tầng tài chính

Phải tăng cường cơ sở hạ tầng tài chính (bao gồm các hệ thống, nguyên tắc và thỏa thuận thương mại, thanh toán trên các thị trường tài chính) để đảm bảo thành công ngay cả trong tình trạng khó khăn

Nội dung đầu tiên trong chương trình cải cách đề nghị liên quan đến các định chế tài chính lớn Nội dung thứ hai tập trung vào quan hệ tương tác giữa các công ty thông qua cái gọi là cơ sở hạ tầng tài chính, gồm các thể chế hỗ trợ hoạt động kinh doanh, thanh toán và bù trừ Mục tiêu ở đây không chỉ giúp hệ thống tài chính có thể chống đỡ tốt hơn các cú sốc tương lai, mà còn giảm bớt rủi ro đạo đức và vấn đề “quá lớn để đổ vỡ” thông qua việc xác định tốt hơn các tình huống mà ở đó chính phủ có thể ngừng sự can thiệp của mình Một số ví dụ như:

Từ tháng 9/2005, Ngân hàng Dự trữ New York đã chủ trì sáng kiến phối hợp giữa khu vực nhà nước và tư nhân nhằm cải thiện các thỏa thuận bù trừ và thanh toán các hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit Default Swaps, CDS) và các công cụ phái sinh phi tập trung (OTC) Kết quả là, tính chính xác và kịp thời của thông tin thương mại được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng để quản lý các công cụ phái sinh vẫn không hiệu quả hoặc công khai như cơ sở hạ tầng đối với các công cụ đã hoàn chỉnh khác Cùng với các nhà giám sát khác trong và ngoài nước, Ngân hàng Dự trữ New York sẽ tiếp tục nỗ lực thiết lập các mục tiêu và chuẩn mực nghiêm ngặt đối với những người tham gia thị trường Để giúp giảm bớt quan ngại về tín dụng đối ứng, các nhà quản lý cũng đang khuyến khích xây dựng các đối tác thanh toán bù trừ tập trung được quản lý thận trọng đối với các giao dịch OTC 6 Dự trữ Liên

6 Các chuẩn mực quốc tế về đối ứng trung ương đã được xây dựng, và các cơ quan có thẩm quyền cần cố gắng để đảm bảo tất cả các tổ chức đều áp dụng các chuẩn mực này Xem Ủy ban các Hệ thống thanh toán và Ủy ban kỹ thuật của Tổ chức các Ủy ban Chứng khoán Quốc tế, Ngân hàng Thanh tóan Quốc tế (2004), “Khuyến nghị đối với các đối ứng trung ương”, tháng 11 Lợi nhuận và chi phí của một đối ứng trung ương được thảo luận trong

CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỂ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

Cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏi phải có những hành động quyết liệt và mang tính phối hợp động bộ để ổn định thị trường tài chính cũng như khôi phục lòng tin của thị trường Do vậy, các biên pháp chính sách của các quốc gia trong khu vực đã có những điều chỉnh.

Nhìn chung, các quốc gia trong khu vực đều đã thực hiện một cách đổng bộ các chính sách tài khoá, tiền tệ cũng như các biện pháp ổn định thị trường tài chính khác của mình nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế Cụ thể, về các chính sách tài khoá thì các quốc gia đã có những bước đi như tăng chi tiêu ngân sách (Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan), hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình (Nhật Bản), kích cầu trong nước bằng cách giảm lãi suất, thuế và giá nhiên liệu (Trung Quốc, Malaysia), mua lại các trái phiếu chính phủ (Indonesia) vv Đối với chính sách tiền tệ, các quốc gia đều có những biện pháp chính sách quyết liệt để đối phó với tác động của khủng hoảng Các công cụ của chính sách tiền tệ đã được các Ngân hàng Trung ương áp dụng theo hướng nới lỏng nhằm kích thích phát triển kinh tế trong nước Ví dụ như lãi suất cơ bản đã được cắt giảm mạnh ở hầu hết các quốc gia trong khu vực, dự trữ bắt buộc và lãi suất tái chiết khấu cũng được giảm mạnh nhằm tạo thêm thanh khoản cho thị trường trong nước Ngoải ra, các quốc gia cũng đã thiết lập các cơ chế hoán đổi song và đa phương nhằm duy trì ổn định cán cân thanh toán của các quốc gia.

Ngoài ra, chính phủ các nước trong khu vực cũng đã áp dụng các biện pháp như bảo hiểm tiền gửi, can thiệp vàp thị trường chứng khoán nhằm giữ vững ổn định của hệ thống tài chính Cụ thể, Chính phủ các nước như Hàn Quốc, Indơnesia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đã công bố các chương trình bảo hiểm tiền gửi ngân hàng nhằm duy trì lòng tin của công chúng vào hệ thống này Nhằm can thiệp thị trường chứng khoán, chính phủ một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia đã có những quyết định quan trọng nhằm khôi phục các thị trường này như cấm tạm thời nghiệp vụ bán khống chứng khoán (Hàn Quốc), nớí lỏng quy định về mua lại về cổ phần và giảm thuế giao dịch chứng khoán (Trung Quốc) và nới lỏng hạn chế đối với việc mua lại các cổ phiếu của công ty niêm yết (Inđônesia)vv…

CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG Á MỚI NỔI

1 Những định hướng cho các giải pháp chính sách trong thời gian tới đối với các quốc gia trong khu vực.

Mặc dù đã có những giải pháp quyết liệt nêu trên, tình hình khó khăn của các nước trong khu vực vẫn còn đang diễn biến bất thường, tạo nên những áp lực và thách thức rất lớn cho các quốc gia trong việc hỗ trợ khu vực ngân hàng và doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện nay cũng như đảm bảo kích cầu và ổn định tăng trưởng sản xuất Để đối phó với tình hình này, các giải pháp chính sách cần tập trung với những nội dung chính như sau.

Do luồng vốn có xu hướng đảo chiều, vì vậy các quốc gia trong khu vực cần tiếp tục cung cấp thêm thanh khoản cho thị trường Các quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn cần cung cấp thêm thanh khoản bằng các hình thức như cho vay hoặc đấu thầu quản lý dự trữ ngoại hối cho các ngân hàng trong nước khi xảy ra tình trạng thiếu hụt ngoại trên thị trường Nếu những diễn biến trên thị trường ngày càng xấu đi và các ngân hàng không còn khả năng thực hiện chức năng của mình thì chính phủ có thể cần cung cấp thanh khoản trực tiếp cho những lĩnh vực của nền kinh tế bị ảnh hưởng Đồng thời, các Ngân hàng trung ương cần phải cân đối nhu cầu của mình với những tác động có thể xảy ra khi phải sử dụng dự trữ cũng như rủi ro về luồng vốn đảo chiều có khả năng diến ra trong một thời gian dài.

Cần ưu tiên xử lý những khó khăn hiện nay trong việc tài trợ thương mại nhằm hạn chế tác động đối với lĩnh vực xuất khẩu Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động tài trợ thương mại Như đã đề cập tại phần trên, do các ngân hàng quốc tế cắt giảm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng trong khu vực, ảnh hưởng đến thanh khoản bằng ngoại tệ vì vậy chính phủ các nước trong khu vực cần cung cấp dự trữ ngoại hối cho các ngân hàng trong nước để sử dụng riêng cho mục đích cung cấp tài trợ thương mại Đối với những nước chưa có các cơ quan chuyên cung cấp tín dụng thương mại thì có thể cân nhắc thành lập các cơ quan như thế này để hỗ trợ tạm thời cho hoạt động xuất khẩu của mình.

Ngoài việc cung cấp thanh khoản, các nhà hoạch định chính sách cần sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào các ngân hàng và doanh nghiệp Cụ thể, chính phủ các nước có thể cần phải cung cấp bảo lãnh đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra giám sát đối với hoạt động của các ngân hàng Chính phủ cũng có thể cần tái cấp vốn cho các ngân hàng với điều kiện có kế hoạch phục hồi hoạt động một cách rõ ràng cũng như can thiệp một cách trực tiếp vào các hoạt động quan trọng vốn lành mạnh nhưng bị ảnh hưởng do không thể tiếp cận với nguồn vốn cần thiết thông qua việc cấp vốn lưu động và đầu tư dài hạn Những kế hoạch can thiệp này cần được thiết kế một cách cẩn thận để giảm thiều rủi ro cho người đóng thuế và những sai lệch thị trường.

Cộng đồng quốc tế cũng cần hỗ trợ cung cấp thanh khoản ngoại tệ cho các quốc gia gặp khó khăn trong việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài Để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực, các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng cần cung cấp thêm thanh khoản ngoại tệ cho các nền kinh tế này thông qua các hạn mức hoán đổi với Ngân hàng Trung ương.

Về các chính sách vĩ mô để đảm bảo tăng trưởng, chính phủ các nước cần cân nhắc lới lỏng hơn nữa các chính sách tiền tệ và tài khoá Đối với chính sách tiền tệ thì hiện nay xu hướng lạm phát đang giảm dần, vì vậy các cơ quan chức năng của các nước đã bắt đầu có cơ sở để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và ổn định các điều kiện thị trường Đặc biệt, ở các nước đang trong tình trạng lạm phát đựơc kiểm soát, cầu trong nước yếu đi, tác động vòng hai từ việc giá nguyên liệu và lương thực thực phẩm tăng cao trước đây đã được hạn chế, thì việc nới lỏng chính sách tiền tệ càng thuận lợi để thực hiện

Về chính sách tài khoá, đối với các nước có tỷ lệ nợ trên GDP thấp thì sẽ có khả năng thực hiện các gói giải pháp tài khoá mạnh mẽ để kích cầu trong nước Các gói giải pháp này cần được thiết kế một cách kịp thời và có định hướng rõ ràng Đối với các quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP cao thì có thể cân nhắc thực hiện cải cách nhằm tạo cơ sở cho các biện pháp dài hạn hơn trong tương lai.

2 Khu vực trọng yếu (Đông Á mới nổi) đòi hỏi sự quan tâm theo các biện pháp sau:

Bất ổn trên các thị trường tài chính quốc tế đã cho thấy những yếu kém đáng kể về chức năng, luật định, và việc giám sát các hệ thống tài chính quốc tế.

Các cơ quan chức năng trong khu vực, cả cá nhân và tập thể, cần để giải quyết những yếu kém trong các hệ thống tài chính, cải thiện chức năng và tính minh bạch của chúng Các biện pháp trong khu vực này có thể được phối hợp chặt chẽ trên toàn khu vực với những sáng kiến từ nhóm G20, diễn đàn ổn định tài chính và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đang kêu gọi một chương trình hành động chi tiết tập trung vào ngăn chặn khủng hoảng và cải thiện việc quản lý khủng hoảng Dựa trên các kinh nghiệm của khủng hoảng tài chínhChâu Á cũng như việc lây lan của tình trạng bất ổn hiện tại, khu vực có sự quan tâm mạnh mẽ trong việc đóng góp chương trình hành động và đảm bảo rằng các hệ thống tài chính giảm khả năng xảy ra khủng hoảng hơn

2.1 Củng cố tính minh bạch và khả năng thanh toán Đối với những vấn đề liên quan đến sự mờ ảo của những sản phẩm phái sinh phức tạp và sự thiếu rõ ràng về việc ai nắm giữ những rủi ro, phải đặt sự quan tâm đặc biệt để thúc đẩy tính minh bạch của hệ thống tài chính Theo đó, sự quan tâm phải được đưa ra nhằm củng cố tính công khai của các sản phảm tài chính phức tạp và đảm bảo “ Tính công khai chính xác và hoàn thiện bởi các công ty về điều kiện tài chính của họ ”.

Vấn đề của việc các động lực thiếu liên kết đã đóng góp vào việc gánh chịu rủi ro quá lớn và việc giải quyết tỷ số đòn bẩy.

Diễn đàn ổn định tài chính và quỹ IMF vừa lưu ý rằng những vấn đề to lớn trong suốt cuộc khủng hoảng hiện tại liên quan tới sự thiếu liên kết các động lực giữa những người chủ và các định chế quản lý tài chính đã dẫn đến những tập trung ngắn hạn và sự bù đắp quá lớn Những động cơ thiếu liên kết phải đối mặt với các cơ quan đánh giá đẳng cấp tín dụng trong việc đánh giá nguồn cung và việc đưa ra các dịch vụ tư vấn, điều này dẫn đến việc đánh giá cao các công cụ tài chính phức tạp và sự bất liên kết các động lực trong bối cảnh của việc các hình mẫu bắt nguồn và chuyển nhượng trong việc bảo đảm tài chính, dẫn đến những vấn đề nổi cộm của việc cho vay thế chấp không được quan tâm thích đáng tới những rủi ro của những sản phẩm bao gồm CDOs và các chứng khoán có liên quan.

Về quy định, những cải cách trước sau sẽ được chấp thuận này sẽ được cân nhắc nhằm đảm bảo các hoạt động thích hợp có động lực hơn Điều này sẽ giải quyết những vấn đề có liên quan. Đặc biệt trong khu vực, cần phải dành mối quan tâm đến việc đảm bảo rằng các ngân hàng trong nước đang phân bổ hợp lí các khoản vay và các điều khoản thích đáng đối với các khoản vay có vấn đề, với hệ thống thông tin phù hợp, với việc duy trì, giám sát các khoản tín dụng khách hàng Philippine mới đây đã thông qua bộ luật nhằm tập trung hoá, so sánh, đối chiếu thông tin tín dụng của người vay Kinh nghiệm của Malaysia với hệ thống thông tin tín dụng được tập trung hoá không chỉ nâng cấp việc đánh giá tín dụng từ đó đánh giá được chất lượng của các ngân hàng mà còn xúc tiến tiến trình các khoản vay, tăng khối lượng vay và giảm chi phí vay Sự điều chỉnh này cũng yêu cầu việc đưa ra thông tin về bản cân đối và dữ liệu thu nhập hộ gia đình nhằm giúp cung cấp việc đánh giá thực tiễn và hiệu quả tiềm năng kinh tế cũng như những cú sốc tài chính tới từng lĩnh vực của ngân hàng.

2.2 Tăng cường những quy định và sự giám sát thận trọng

Những yếu kém và khoảng cách trong quy định của khu vực tài chính và sự giám sát gây tranh cãi làm cho tỷ số đòn bẩy quá lớn dẫn đến việc hứng chịu những rủi ro và việc tạo thành một tỷ số đòn bẩy bất cân đối đáng kể trong những phương tiện đầu tư đặc biệt Theo đó, việc tăng cường và mở rộng những quy định và sự giám sát có khả năng giúp giải quyết những đặc tính này của các thể chế quy định nhằm giúp đối phó với bất ổn hiện tại.

Các nhà lập định cần phải tập trung vào sự cân đối phù hợp giữa những mục tiêu cạnh tranh như việc thúc đẩy cải cách hành chính và duy trì ổn định tài chính Tuy nhiên, cũng cần phải giải quyết những vấn đề liên quan đến những phương tiện cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách các luật định và bảo đảm rằng tất cả những thể chế tài chính và những thị trường được giám sát một cách phù hợp.

Những vấn đề ngầm quan trọng bao gồm tính tự nhiên của các định chế sẽ được áp dụng trong những tổ chức tài chính phi ngân hàng như quỹ phòng hộ, các ngân hàng đầu tư và các công ty bảo hiểm, những nơi đã đặt rủi ro một cách hệ thống trong suốt cuộc khủng hoảng hiện tại Tương tự, một loạt những câu hỏi cần được giải quyết liên quan tới việc giám sát thị trường chợ đen/thị trường trao tay (OTC) trong sản phẩm như hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) Một vấn đề quan trọng là việc mở rộng giao thương, thanh toán nợ và sự minh bạch trong những thị trường chợ đen nhất định như thị trường (CDS) không những được tập trung hoá mà còn dịch chuyển trao đổi được chính thức hoá để giảm rủi ro một cách hệ thống.

Ngày đăng: 05/07/2023, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Vũ Thị Thuỳ Chi (2005)-Vụ chính sách tiền tệ, “Khủng hoảng tài chính và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tàichính và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính
Tác giả: Vũ Thị Thuỳ Chi
Năm: 2005
2.Frederic S.Mishkin(1999), Sách “Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính”, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tàichính”
Tác giả: Frederic S.Mishkin
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1999
3. PTS Nguyễn Hồng Sơn, “Hệ thống tài chính- tiền tệ toàn cầu và khủng hoảng ở các nước đang phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tài chính- tiền tệ toàn cầu vàkhủng hoảng ở các nước đang phát triển
6. TS. Nguyễn Minh Phong và TS. Lê Tự Minh (2008), “Bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ…”, Tạp chí Ngân hàng số 22 (11/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học từkhủng hoảng tài chính Mỹ…
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Phong và TS. Lê Tự Minh
Năm: 2008
7. Phạm Kim Loan (2008), “Chứng khoán hoá và những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản của Mỹ ”, Tạp chí ngân hàng số 21 (11/ 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng khoán hoá và những bài học kinhnghiệm thực tiễn từ cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản của Mỹ
Tác giả: Phạm Kim Loan
Năm: 2008
8. ThS. Nguyễn Trí Bảo (2008),”khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ: Nhìn nhân nguyên nhân”, Tạp chí Ngân hàng số 11 (06/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tạiMỹ: Nhìn nhân nguyên nhân”
Tác giả: ThS. Nguyễn Trí Bảo
Năm: 2008
9. Bùi Duy Hưng (2008), “Bài học kinh nghiệm về đo lường rủi ro tín dụng từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ”, tạp chí Ngân hàng số 18 (09/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học kinh nghiệm về đo lường rủi ro tíndụng từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ
Tác giả: Bùi Duy Hưng
Năm: 2008
10. Lê Minh Hưng (2009), “Khủng hoảng tài chính toàn cầu: tác động và các giải pháp chính sách của các quốc gia mới nổi ở Đông Á”, Tạp chí Ngân hàng số 1+2 Xuân Kỷ Sửu 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tài chính toàn cầu: tác độngvà các giải pháp chính sách của các quốc gia mới nổi ở Đông" Á
Tác giả: Lê Minh Hưng
Năm: 2009
11. Http://www.vietnamnet.vn/kinh te/2008 /09 , “Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu
12. Http://www.vietnamnet.vn/kinh te/2008 /09, “Nguy cơ của các nền kinh tế mới nổi” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguy cơ của các nềnkinh tế mới nổi
13. Http://www.vneconomy.vn, “Khủng hoảng tài chính toàn cầu thách thức sự thống nhất của EU” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tài chính toàn cầuthách thức sự thống nhất của EU
14. Http:// www.vietbao.com.vn, “Các nền kinh tế mới nổi tê liệt vì khủng hoảng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nền kinh tế mới nổi tê liệt vìkhủng hoảng
17. Http://www.asset.vn (29/10/2008), “Các nền kinh tế mới nổi trong“Bão” tài chính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nền kinh tế mới nổi trong"“Bão” tài chính
18. Http://www.my.opera.com(23/11/2008), “Khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng có đặt thế giới trước những thay đổi lớn”.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tàichính toàn cầu lan rộng có đặt thế giới trước những thay đổi lớn
5. Dirk Willem Te Velde (08/09/2008), INENT/DIE/BMZ Conference in Berlin, “Effects of the globle financial crisis on Developing Countries and Emerging Markets” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of the globle financial crisis on Developing Countries andEmerging Markets
6. Michael U. Klein (Munich Finance Summit on November 6,2008),“The International Financial Crisis –What next for Emerging Markets?” Sách, tạp chí
Tiêu đề: The International Financial Crisis –What next for Emerging Markets
7. Internatiional Workshop on 11-12 June 2009 at the Center for emerging Markets; IESE Business School, Barcelona, Spain, “Emerging Asia’s Adjustment to the Global financial Crisis” Sách, tạp chí
Tiêu đề: EmergingAsia’s Adjustment to the Global financial Crisis
8. Http://www.undp.org/poverty, “The financial crisis and its impact on developing countries” Sách, tạp chí
Tiêu đề: The financial crisis and its impact ondeveloping countries
9. Http://fortisinvestments.com (24/10/2008), “Impact of the Financial crisis on emerging markets” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of the Financialcrisis on emerging markets
4. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Asia Economic Moniter 2008, 5. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Khác
w