Chuẩn đầu ra ngành quản trị luật
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ - LUẬT(Ban hành kèm theo Quyết đinh 1163/QĐ-ĐHL ngày 27/9/2010)I. NGÀNH VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO, VĂN BẰNG1.1. Tên ngành đào tạo: Ngành Quản trị - Luật (Administration - Law)1.2. Trình độ đào tạo: Đại học hệ Chính quy1.3. Văn bằng: Tốt nghiệp đại học - Cử nhân Quản trị - LuậtII.YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC 2.1. Kiến thức chung:- Có hiểu biết sâu sắc về Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, đường lối cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;- Có kiến thức trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử văn minh thế giới, Logic học;- Có các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, về hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp; nắm vững kiến thức về quá trình hội nhập kinh tế thế giứoi của nước ta và vai trò của doanh nghiệp và doanh nhân trong quá trình đó- Nắm vững kiến thức chung về luật, bao gồm: kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật; kiến thức nền tảng về các lĩnh vực pháp luật thương mại; kiến thức về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự; pháp luật lao động và pháp luật về hôn nhân gia đình; kiến thức cơ bản về chuyên ngành luật hình sự; kiến thức cơ bản về luật hành chính và luật tố tụng hành chính; kiến thức về Luật quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật thương mại quốc tế và Luật so sánh. 2.2. Kiến thức chuyên sâu: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị - Luật có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế kết hợp với lĩnh vực pháp luật, bao gồm kiến thức về: quản trị nhân sự, pháp luật lao động, kiến thức thanh toán quốc tế, luật thương mại quốc tế, tài chính tiền tệ, pháp luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng; chứng khoán và kinh doanh chứng khoán dưới góc độ pháp lý nhằm kiểm soát và hạn chế rỉu ro, kế toán, các quy định về hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, hoạt động marketing, hàng vi tổ chức, nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh; quản trị dự án . 2.3. Chuẩn ngoại ngữ:Sinh viên ngành Quản trị Luật phải đạt 470 điểm TOEIC. 2.4. Trình độ tin học: Sinh viên phải sử dụng thành thạo máy tính các nhân và tin học văn phòng (Window, Word, Excel, Powerpoint, Access). III. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG 3.1. Kỹ năng cứng:- Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý; - Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng tư duy suy luận logic, kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng lập kế hoạch trong kinh doanh, kỹ năng nhận dạng vấn đề, phân tích vấn đề;- Kỹ năng vận dụng luật vào trong công tác quản trị.3.2. Kỹ năng mềm: - Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo; - Có kỹ năng làm việc nhóm. - Có khả năng giao tiếp, trình bày và truyền thông;- Có khả năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu; - Có kỹ năng viết và trình bày rõ ràng một vấn đề, ,làm báo cáo một cách thuần thục. IV. YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ - Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có trách nhiệm công dân, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội, có đạo đức tốt, có lòng nhân ái; - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội; - Chủ động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe;- Có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân khác trong công việc; - Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học. Kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết, đúc kết kinh nghiệm để giải quyết vấn đề ngày một hiệu quả cao. V. VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP - Lĩnh vực công tác: Dịch vụ công cộng, thương mại, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tư vấn quản trị, tư vấn luật kinh doanh; - Cơ quan công tác: Các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các hiệp hội ngành nghề, các công ty tư vấn. - Vị trí công việc:- Chuyên viên và lãnh đạo các phòng chức năng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.- Chuyên viên pháp lý ( soạn thảo văn thư, biên bản, hợp đồng .) cố vấn pháp lý trong các doanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính.- Chuyên viên hoặc bộ phận Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.- Chuyên viên tư vấn tại các công ty tư vấn luật, tư vấn quản trị trong và ngoài nước.- Công chức tại các đơn vị hành chánh sự nghiệp. - Có khả năng tự khởi nghiệp như thành lập doanh nghiệp với vai trò người chủ và người quản lý.VI. KHẢ NĂNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, sinh viên có thể:- Học tiếp lên cao hơn: bậc thạc sĩ luật, nghiên cứu sinh trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.- Độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên ngành luật, quản trị công, quản trị.- Tham gia các khóa đào tạo chức danh như Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại .VII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ MÀ NHÀ TRƯỜNG THAM KHẢO - Chương trình đào tạo căn cứ trên chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, có tham khảo chương trình của một số trường đại học trên thế giới: tại Châu Âu, Mỹ.- Các tài liệu học tập do Nhà trường tổ chức biên soạn, có tham khảo tài liệu, giáo trình của một số cơ sở đào tạo Luật trong nước và nước ngoài; sử dụng tài liệu học tập khác, đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên./. . NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ - LUẬT(Ban hành kèm theo Quyết. nghiệp ngành Quản trị - Luật có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế kết hợp với lĩnh vực pháp luật, bao gồm kiến thức về: quản trị nhân sự, pháp luật