Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính cấp thiết của đề tài
Dòng tiền là nguồn lực quan trọng hàng đầu đối với các hoạt động trong doanh nghiệp (DN) Trong hoạt động kinh doanh, tiền được coi là máu và dòng tiền là huyết mạch của DN Dòng tiền giữ vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo hoạt động thường xuyên liên tục cũng như gia tăng hiệu quả kinh doanh của các DN Vì vậy, việc quản trị dòng tiền là vấn đề quyết định trực tiếp đến sự sống còn của các DN Theo Munusamy
HR (2010) [90]: quản trị dòng tiền quyết định sự tồn tại trong ngắn hạn và dài hạn của DN.
Trên thực tế, một số DN trên thế giới và ở Việt Nam trong đó có cả doanh nghiệp lớn bị phá sản không phải do khả năng sinh lời thấp, lợi nhuận suy giảm mà do thiếu vốn bằng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cần thiết. Tuy nhiên, tình trạng DN dư thừa tiền quá mức sẽ dẫn đến việc sử dụng tiền lãng phí và kém hiệu quả trong khi DN phải vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác Điều đó thể hiện sự yếu kém trong hoạt động quản trị dòng tiền của DN.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn Việc quản trị dòng tiền có hiệu quả giúp DN kiểm soát vốn bằng tiền, chủ động hoạch định điều khiển sự vận động của dòng tiền, đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thông suốt Bên cạnh đó, giá trị doanh nghiệp được phản ánh thông qua thị giá của cổ phiếu Việc quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ giúp DN mở rộng cơ hội tăng trưởng, được các nhà đầu tư tin tưởng kéo theo giá cổ phiếu tăng lên Quản trị dòng tiền hiệu quả còn hỗ trợ gia tăng lợi nhuận, đáp ứng kế hoạch tương lai và duy trì khả năng tăng trưởng bền vững của DN Hơn thế, quản trị dòng tiền giúp DN chủ động xử lý tình trạng thặng dư, thâm hụt tiền Trên cơ sở cân đối dòng thu - chi, DN phát hiện, phòng ngừa các lỗ hổng tiềm ẩn về dòng tiền đồng thời có kế hoạch điều tiết nhu cầu vốn hợp lý, vừa đủ và đầu tư tiền mặt dư thừa một cách linh hoạt, giúp tăng khả năng sinh lời.
Thời gian gần đây, bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm,thương mại thế giới biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu và có những tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, tác động tiêu tực của dịch Covid từ cuối năm 2019 khiến phần lớn các DN nước ta đặc biệt là các DN dệt may niêm yết (DN DMNY) bị ảnh hưởng nặng nề do gặp nhiều khó khăn trước sức ép về cạnh tranh, thanh lọc, biểu hiện rõ nhất là tình trạng thiếu vốn, tồn đọng hàng hóa lưu kho do nhu cầu tiêu dùng giảm, chi phí hoạt động tăng Trên thực tế, mặc dù các DN DMNY tại Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì lực lượng lao động, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến tổng cầu trên thế giới giảm mạnh, đầu ra của sản phẩm gần như bị “đóng băng”, nên hầu hết các DN DMNY nước ta hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.
2 Để đứng vững trên thị trường, tránh rơi vào tình trạng phá sản, các DN DMNY cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản trị tài chính DN, trong đó quản trị dòng tiền là công cụ hữu hiệu giúp các DN DMNY duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và lấp đầy khoảng trống thu nhập Đặc biệt, để trải qua giai đoạn khó khăn và nhiều biến động hiện nay, các DN DMNY cần có chiến lược quản trị dòng tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán và tránh phải đối mặt với vấn đề rủi ro tài chính Đó là việc làm cần thiết để gia tăng lợi nhuận, củng cố tính bền vững và triển vọng phát triển trong tương lai Tuy nhiên, làm cách nào các DN DMNY có thể tăng cường quản trị dòng tiền trong điều kiện kinh tế hiện nay vẫn là vấn đề bỏ ngỏ.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề quản trị dòng tiền trong các DN DMNY Chính vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài “ Quản trị dòng tiền trong các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ”.
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công trình nghiên cứu về dòng tiền
2.1.1 Các công trình nghiên cứu lý thuyết về dòng tiền
Các công trình nghiên cứu lý thuyết về dòng tiền đã được các tác giả trong và ngoài nước tiếp cận trên nhiều khía cạnh khác nhau.
2.1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý thuyết trong nước về dòng tiền
Các công trình nghiên cứu trong nước về lý thuyết dòng tiền bao gồm các luận án tiến sĩ và các nghiên cứu chuyên sâu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của dòng tiền.
(1) Luận án tiến sĩ: “Ảnh hưởng của dòng tiền, rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và tính thanh khoản chứng khoán đến đầu tư của DN Việt Nam” của Lê Hà Diễm Chi
[13] đã nghiên cứu trường hợp dòng tiền của DN nhiều hạn chế tài chính so với DN ít hạn chế tài chính và trong trường hợp DN có sự kiểm soát của Nhà nước so với DN không có sự kiểm soát Nhà nước Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập tới một nhóm
DN trong nền kinh tế và còn nhiều nhóm ngành khác chưa được đề cập tới.
(2) Luận án Tiến sĩ: “Hoàn thiện phương pháp chiết khấu dòng tiền trong thẩm định giá trị DN ở Việt Nam” của Lâm Thị Thanh Huyền (2021) [12] đã đi sâu phân tích phương pháp chiết khấu dòng tiền được quy định trong các văn bản pháp lý cũng như việc vận dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tại các DN có chức năng thẩm định giá ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu chưa áp dụng phân tích cho phần lớn các DN đang hoạt động trên thị trường.
(3) Nghiên cứu “Ý nghĩa của dòng tiền ròng đối với kiệt quệ tài chính của các DN niêm yết tại Việt Nam” của Bùi Kim Dung, Lê Hoàng Vinh, Vũ Thị Anh Thư (2020) [5] khẳng định dòng tiền ròng có ý nghĩa đối sự kiệt quệ tài chính của các DN.
2.1.1.2 Công trình nghiên cứu lý thuyết ngoài nước về dòng tiền
Bên cạnh các công trình trong nước nghiên cứu về dòng tiền, một số tác giả ngoài nước cũng có các nghiên cứu sâu về vấn đề này Cụ thể là:
(1) Nghiên cứu “Economic Evaluation & Investment Decision Methods - Phương pháp đánh giá kinh tế & quyết định đầu tư” của John.M.S và Franklin J.S (1995) [71] có sáu chương đầu tiên trình bày giá trị thời gian của tiền và dòng tiền trước thuế, đồng thời áp dụng chỉ tiêu đánh giá các tình huống đầu tư khác nhau trong điều kiện lạm phát và rủi ro Các chương sau tập trung vào tìm hiểu và phân tích các dự án với dòng tiền sau thuế.
(2) Nghiên cứu “Sources of contractor’s payment risks and cash flow problems in the
New Zealand construction industry: project team’s perceptions of the risks and mitigation measures - Rủi ro thanh toán của nhà thầu và các vấn đề về dòng tiền trong ngành xây dựng New Zealand: nhận thức của nhóm dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro” của Jasper Mbachu (2011) [68] sử dụng phương pháp khảo sát mô tả trong hai giai đoạn và thực hiện thí điểm với các nhà thầu, nhà thầu phụ Các kết luận trong nghiên cứu có thể giúp nhà quản trị phân bổ hiệu quả các nguồn lực sẵn có để hạn chế rủi ro nhằm đạt được dòng tiền tối ưu trong mỗi dự án Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ áp dụng cho các DN xây dựng, còn rất nhiều ngành kinh tế khác chưa được đề cập tới.
2.1.2 Công trình nghiên cứu thực nghiệm về dòng tiền
2.1.2.1 Công trình nghiên cứu thực nghiệm trong nước về dòng tiền
(1)Luận án tiến sĩ: “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Thanh Hiếu (2015)
[19] đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu, các mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu cụ thể, rõ ràng Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty có quy mô lớn.
(2) Nghiên cứu “Identifying factors influencing on the cash flow of construction companies: Evidence from Vietnam stock exchange - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty xây dựng: Bằng chứng từ thị trường chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Công (2019) [15] Nghiên cứu này dựa trên khảo sát xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn 105 doanh nghiệp ngành xây
4 dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam năm 2018 Dựa trên kết quả phân tích EFA, nghiên cứu tìm ra 6 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty xây dựng Đó là: môi trường vĩ mô; thời gian xây dựng; các khoản phải trả và phải thu; chi phi xây dựng; giữ lại; thanh toán khoản vay và thuế Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của các biến đến quản lý dòng tiền thay đổi với giá trị trung bình từ 0,17 đến 0,518 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường quản trị dòng tiền tại các công ty xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
(3) Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền của DN - Mô hình nghiên cứu và bằng chứng thực nghiện tại các công ty niêm yết thuộc ngành thực phẩm tại Việt Nam” của Trần Thị Minh Nguyệt, Đàm Thị Thanh Tú (2019) [26] sử dụng chỉ tiêu FCFE và FCFF làm đại diện cho dòng tiền của DN Kết quả thực nghiệm là căn cứ để tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền cho các công ty thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
(4) Nghiên cứu: “Dòng tiền, chất lượng lợi nhuận và nắm giữ tiền mặt: Trường hợp tại Việt Nam” của Đặng Ngọc Hùng (2021) [10] sử dụng hồi quy cho dữ liệu bảng cho thấy dòng tiền có quan hệ thuận chiều với mức độ nắm giữ tiền mặt, đồng thời chỉ ra sự bất cân xứng trong độ nhạy dòng tiền của việc nắm giữ tiền mặt.
(5)Nghiên cứu “Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình tác động cố định” của
Công trình nghiên cứu về quản trị dòng tiền
2.2.1 Công trình nghiên cứu lý thuyết về quản trị dòng tiền
2.2.1.1 Công trình nghiên cứu lý thuyết trong nước về quản trị dòng tiền
Các công trình nghiên cứu lý thuyết về quản trị dòng tiền chủ yếu bao gồm các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu quản trị dòng tiền ở các ngành, lĩnh vực cụ thể.
(1)Phạm Ngọc Thúy và Hàng Lê Cẩm Phương (2007) [21] trong nghiên cứu “Quản lý vốn lưu động tại các DN nhựa thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập đến quản trị dòng tiền dựa trên phân tích quản trị ngân quỹ và tính thanh khoản của DN Nghiên cứu khẳng định cần đẩy nhanh tốc độ phát sinh các dòng tiền vào đồng thời giảm thiểu tốc độ phát sinh dòng tiền ra của DN nhằm đảm bảo sự cân đối, trùng khớp giữa các dòng tiền phát
(2)Luận án Tiến sĩ: “Quản lý tài sản tại các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam” của Phan Hồng Mai (2012) [23] nghiên cứu quản lý dòng tiền thông qua việc đề cập tới quản lý ngân quỹ và việc duy trì ngân quỹ tối ưu, quản lý khoản phải thu tại công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết từ năm 2006 đến 2010 Luận án đã phân tích thực trạng quản lý tài sản, qua đó đánh giá quản trị tiền mặt của DN Tuy nhiên, nội dung mới chỉ dừng lại ở bước đầu, chưa phản ánh toàn diện nội dung của quản trị dòng tiền trong các DN Vì vậy, các đánh giá và các giải pháp đưa ra tập trung dưới góc độ tiền là một khoản mục trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán của các DN này, chưa nhấn mạnh vào việc nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền của DN.
(3) Luận án Tiến sĩ: “Quản trị dòng tiền tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà
Nội” của Nguyễn Thị Hải Yến (2022) [20] xây dựng chính sách quản trị dòng tiền phù hợp và tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản trị dòng tiền tại đơn vị nghiên cứu.
2.2.1.2 Công trình nghiên cứu lý thuyết ngoài nước về quản trị dòng tiền
(1)Nghiên cứu “Small business financial management theory vs.practise – Lý thuyết và thực hành quản trị tài chính doanh nghiệp” của Grablowsky & Rowell (1980) [62] đã chỉ ra nguyên nhân thất bại trong kinh doanh của các DN nhỏ và vừa là không đủ vốn, quản trị dòng tiền và hàng tồn kho kém hiệu quả Cụ thể: hầu hết các DN không thực hiện dự báo dòng tiền, không sử dụng bất kỳ kỹ thuật định lượng nào để xác định mức tiền mặt cần dự trữ và không có thặng dư tiền mặt trong ngắn hạn Nghiên cứu cũng xác định: các DN vừa và nhỏ cần đầu tư tiền mặt dư thừa vào chứng khoán hoặc tài khoản thu nhập Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích nguyên nhân thất bại của các DN nhỏ và vừa, trong khi các DN có quy mô lớn chưa được đề cập tới.
(2)Nghiên cứu “Agency Cost of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers
- Chi phí của dòng tiền tự do, chi phí tài chính và doanh thu DN ” của Jensen (1986) [70] đưa ra khái niệm toàn diện về lý thuyết dòng tiền của các DN và chỉ rõ quản trị dòng tiền là nội dung quan trọng của quản trị DN Cụ thể, nếu có sự chủ động tham gia, giám sát và quản trị của các nhà đầu tư sẽ giúp DN hạn chế việc đầu tư dòng tiền vào các dự án có khả năng sinh lời thấp.
(3)Cuốn sách “Corporate Finance: Theory and Practice – Tài chính DN: Lý thuyết và thực hành” của Aswath Damodaran (2001) [43] trình bày về quản trị tài chính ngắn hạn. Đặc biệt, quản trị dòng tiền là một nội dung quan trọng được trình bày chi tiết trong cuốn sách.
(4)Cuốn sách “Short-Term Financial Management – Quản trị tài chính ngắn hạn” củaTerry S Maness & John T Zietlow (2005) [111] đề cập về quản trị tài chính ngắn hạn,trong đó quản trị dòng tiền là một nội dung quan trọng, được chú trọng phân tích chi tiết.
(5) Nghiên cứu “Cash Flow Management and Manufacturing Firm Financial
Performance: A Longitudinal Perspective – Quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của
DN sản xuất trong dài hạn” của James R Kroes, Andrew S Manikas (2013) [66] đề cập các chính sách về dòng tiền, quản lý vốn lưu động dưới dạng các khoản phải thu tiền mặt từ khách hàng, hàng tồn kho và các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp, có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động của DN Dựa trên nghiên cứu trước đó, nghiên cứu này: (i) sử dụng một mẫu dữ liệu doanh nghiệp theo chiều dọc để kiểm tra mối quan hệ giữa những thay đổi trong các thước đo dòng tiền và những thay đổi trong hoạt động tài chính của DN; và (ii) điều tra hướng của mối quan hệ giữa những thay đổi hàng quý trong vị thế dòng tiền và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp Các phân tích trong nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong kỳ luân chuyển tiền và việc giảm thời gian thu tiền bán hàng dẫn đến cải thiện hoạt động tài chính của DN.
(6) Nghiên cứu “Cash flow management practices: An empirical study of small businesses operating in the South African retail sector - Thực tiễn quản trị dòng tiền: Một nghiên cứu thực nghiệm về các DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ở Nam Phi” của Augustine Oghenetejiri Aren & Athnia Sibindi (2014) [45] đã xem xét ảnh hưởng của hoạt động quản trị dòng tiền đối với sự tồn tại hoặc tăng trưởng của các DN vừa & nhỏ bằng cách khảo sát các DN hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ của Pretoria ở Nam Phi. Nghiên cứu cho thấy quản trị dòng tiền rất quan trọng đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, và quản trị dòng tiền kém cũng có thể dẫn đến thất bại trong kinh doanh nhỏ Từ đó, tác giả đưa ra lời khuyên về chính sách về các hành động khắc phục hậu quả cần thiết để bảo vệ lĩnh vực này.
(7) Nghiên cứu “Cash Flow Management: Assessing Its Impact on the Operational
Performance of Small and Medium Size Enterprises at the Mafikeng Local Municipality in South Africa Prior to the Global Financial Crisis - Quản trị dòng tiền: Đánh giá tác động đối với hiệu quả hoạt động của các DN vừa & nhỏ tại Mafikeng - Nam Phi trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” của Ateba Benedict Belobo (2014) [44] đã xác định những thiếu sót mà các DN vừa & nhỏ này gặp phải liên quan đến quản trị dòng tiền, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khả thi để cải thiện hoạt động quản trị dòng tiền của các DNVVN Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận bằng phương pháp tổng hợp bằng cách phát phiếu điều tra và phỏng vấn chuyên sâu Kết quả từ nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mafikeng hoạt động kém hiệu quả trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chủ yếu do quản lý dòng tiền kém Tác giả đã đề xuất các biện pháp khả thi có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động quản trị dòng tiền để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
(8)Nghiên cứu “Life – Cycle theory and cash flow management issues in China - Lý thuyết vòng đời - chu kỳ và các vấn đề quản trị dòng tiền ở Trung Quốc” của Yang Meng
(2015) [117] tìm hiểu mối quan hệ của dòng tiền tự do với vòng đời doanh nghiệp sản xuất trong các giai đoạn khác nhau Các công ty cổ phần niêm yết năm 2004 - 2012 được chọn làm mẫu nghiên cứu Bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy, nghiên cứu cho thấy: (i) Trong thời kỳ tăng trưởng, dòng tiền tự do và kết quả hoạt động của DN có quan hệ tích cực với nhau; (ii) Trong thời gian đáo hạn, dòng tiền tự do và hiệu quả hoạt động của DN có quan hệ tiêu cực với nhau; (iii) Trong thời kỳ suy thoái, dòng tiền tự do có tương quan tỷ lệ nghịch với kết quả hoạt động của DN.
(9)Nghiên cứu “Effects of cash flow Management on Financial Performance of
Small and Medium Enterprise in Mogadishu Somalia (A case study of bakara market) - Ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đối với hiệu quả tài chính của DN vừa & nhỏ ở Mogadishu Somalia” của Abdirahman Tahlil Ali and Aaron L Mukhongo (2016) [29] tìm ra mối quan hệ giữa quản trị dòng tiền và hoạt động tài chính của các DN vừa và nhỏ được lựa chọn ở Mogadishu-Somalia Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi trong quản trị dòng tiền của nhà quản trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong phạm vi doanh nghiệp truyền thông nhỏ ở Mogadishu.
(10)Nghiên cứu “The Role of Cash Management Policies in Corporation Governace” của Tamar Gamsakhurdia (2016) [110] xem xét chính sách quản trị dòng tiền và rút tiền mặt tại các DN Nghiên cứu kết luận: việc nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị dòng tiền là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả các DN.
Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu
Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, NCS đã rút ra khoảng trống nghiên cứu của đề tài như sau:
Thứ nhất: các công trình nghiên cứu lý thuyết được NCS tổng hợp đã trình bày có hệ thống và phong phú những vấn đề liên quan tới quản trị dòng tiền Một số nghiên cứu tập trung vào việc phân tích dòng tiền và quản trị dòng tiền của một nhóm công ty cụ thể trong khi mỗi ngành lại có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng và đều cần có nghiên cứu riêng để quản trị dòng tiền tối ưu Do đó, việc hệ thống lại hệ thống các lý thuyết phù hợp với mẫu nghiên cứu là điều cần thiết.
Thứ hai: các công trình nghiên cứu thực nghiệm về quản trị dòng tiền đã được các tác giả tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu tập trung xoay quanh mối quan hệ giữa quản trị dòng tiền và các nhân tố liên quan Các nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị dòng tiền tại các DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau gồm: xây dựng, bất động sản hay dịch vụ tài chính trong khi hoạt động quản trị dòng tiền của các DN DMNY bị chi phối bởi những nhân tố riêng nên cần có mô hình kiểm định phù hợp.
Thứ ba: việc tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN DMNY tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần thiết bởi lẽ trong giai đoạn hiện nay, các DN ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức Cụ thể là: (i) Trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng mạnh, hoạt động vay vốn gặp khó khăn khi mặt bằng lãi suất cho vay đối với DN vẫn ở mức cao, ách tắc về giải ngân vốn và thiếu vắng các biện pháp mang tính hỗ trợ DN (ii) Các DN dệt may niêm yết gánh chịu nguy cơ mất khả năng thanh toán lớn do đứt gãy chuỗi cung cứng toàn cầu Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào cho nhóm ngành này.
Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản trị dòng tiền trong các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là hướng đi mới, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị DN Đề tài nghiên cứu này sẽ giải quyết một số hạn chế trong các nghiên cứu trước đây và đề xuất giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền cho các DN ngành dệt may niêm yết Đề tài này không chỉ giúp các DN ngành dệt may niêm yết tìm hướng đi đúng nhằm vượt qua thời kỳ khủng hoảng, đứng vững trên thị trường mà còn giúp các DN khác có thể xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp trong kinh doanh để quản trị dòng tiền tốt hơn.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là tăng cường quản trị dòng tiền tại các DN DMNY.
Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể được xác định là: (i) Hệ thống hóa lý luận về dòng tiền và quản trị dòng tiền trong các DN.
(ii) Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị dòng tiền của các DN trên thế giới và rút ra bài học cho các DN DMNY Việt Nam.
(iii) Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY.
(iv) Kiểm định tác động của các nhân tố tới hoạt động quản trị dòng tiền của các DN ngành dệt may niêm yết.
(v) Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN DMNY.
Câu hỏi nghiên cứu
Để tìm ra giải pháp góp phần tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động quản trị dòng tiền tại các DN ngành dệt may niêm yết, luận án đi sâu trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: quản trị dòng tiền trong DN là gì và bao gồm các nội dung nào?
Câu hỏi 2: kinh nghiệm quản trị dòng tiền của các DN trên thế giới đã giúp các DN DMNY tại Việt Nam có bài học gì?
Câu hỏi 3: thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY tại Việt Nam bao gồm các vấn đề gì?
Câu hỏi 4: Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản trị dòng tiền của các DN
Câu hỏi 5: Các giải pháp nào giúp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN
Phương pháp nghiên cứu luận án
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp gồm: phương pháp tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp quy nạp, diễn giải, hệ thống hóa; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp phỏng vấn chuyên sâu; phương pháp phân tích và phương pháp phân tích tình huống.
Phương pháp tổng hợp được NCS sử dụng trong chương 1 Từ các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án liên quan đến vấn đề quản trị dòng tiền trong và ngoài nước, thông qua các trang web của các trường đại học và các trang web chuyên cung cấp các bài báo nghiên cứu, NCS đã kế thừa và hình thành cơ sở lý luận mới cho nghiên cứu của luận án.
(ii)Phương pháp thống kê, so sánh:
Phương pháp thống kê, so sánh được NCS sử dụng trong chương 2 Dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết được tổng hợp từ Sở giao dịch chứng khoán, từ các trang web của các DN ngành dệt may Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mẫu nghiên cứu, NCS tiến hành thống kê và xử lý dữ liệu, lập bảng, vẽ đồ thị, biểu đồ nhằm so sánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu Từ đó, NCS đưa ra các kết luận phù hợp với thực tiễn.
(iii)Phương pháp quy nạp, diễn giải, hệ thống hóa:
Phương pháp này được sử dụng để trình bày, đánh giá các vấn đề được NCS sử dụng lồng ghép trong cả chương 1 và chương 2.
(iv)Phương pháp điều tra, khảo sát:
NCS sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát trong chương 2 bằng cách gửi câu hỏi thông qua biểu mẫu google.forms, gửi email tới 50 DN ngành dệt may niêm yết để thu thập số liệu thực tế về hoạt động quản trị dòng tiền.
(v) Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu:
Phương pháp này được NCS sử dụng trong chương 2 để tham vấn ý kiến của nhà quản trị tài chính tại một số DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(vi)Phương pháp phân tích: từ các thông tin, số liệu thu thập được từ các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, NCS tiến hành phân tích, đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau và đưa ra những nhận định về hoạt động quản trị dòng tiền trong các DN DMNY.
+ Phương pháp phân tích định tính: dựa trên các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, các luận án về quản trị dòng tiền đã được bảo vệ, NCS phân tích, tìm khoảng trống cho đề tài của mình Phương pháp này được NCS sử dụng trong phần mở đầu của Luận án.
+ Phương pháp phân tích định lượng: Phương pháp này được NCS sử dụng trong chương 2 trên cơ sở áp dụng các mô hình FEM, REM và kiểm định Hausman để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với bộ dữ liệu nghiên cứu, từ đó chỉ rõ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong DN tới hoạt động quản trị dòng tiền trong các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(vii)Phương pháp phân tích tình huống:
Trong chương 3, NCS nghiên cứu tình huống tại một DN dệt may cụ thể từ đó đưa ra giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong DN DMNY nói riêng và các DN ngành dệt may nói chung.
Khung nghiên cứu luận án
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án
Xác định vấn đề nghiên cứu:
Quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dòng tiền và quản trị dòng tiền trong DN.
- Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DMNY.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn giải để nghiên cứu tổng quan về dòng tiền và quản trị dòng tiền trong các DN.
- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp phỏng vấn chuyên sâu; phương pháp phân tích đinh tính và định lượng để làm sáng tỏ thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY.
- Sử dụng phương pháp phân tích tình huống để đưa ra giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN DMNY.
- Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN ngành dệt may niêm yết.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN DMNY.
Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của luận án
(i) Trên cơ sở kế thừa một số nội dung cơ bản trong các nghiên cứu trước đó, gồm: lập kế hoạch dòng tiền, xây dựng ngân quỹ tối ưu, kiểm soát dòng tiền, Luận án đã hệ thống hóa, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận chung về quản trị dòng tiền trong
DN theo cách tiếp cận riêng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu gồm sáu nội dung cơ bản: lập kế hoạch dòng tiền; thiết lập quy chế thu, chi tiền; xác định ngân quỹ tối ưu; kiểm soát dòng tiền vào; kiểm soát dòng tiền ra; kiểm soát, tạo lập sự cân bằng thu, chi vốn bằng tiền.
Từ đó, Luận án đã xác định những vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu trước đó khi nghiên cứu hoạt động quản trị dòng tiền và tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.
(ii) Luận án còn nghiên cứu kinh nghiệm quản trị dòng tiền từ các DN trên thế giới từ đó đưa ra một số bài học cho các DN ngành dệt may niêm yết tại Việt Nam trong việc quản trị dòng tiền.
(i) Trên cơ sở điều tra khảo sát kết hợp phỏng vấn chuyên sâu, Luận án phân tích chi tiết thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo sáu nội dung: lập kế hoạch dòng tiền; thiết lập, thực hiện quy chế thu, chi tiền; xác định ngân quỹ tối ưu; kiểm soát dòng tiền vào; kiểm soát dòng tiền ra và kiểm soát, tạo lập sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền.
(ii) Luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu tác động của các nhân tố đến hoạt động quản trị dòng tiền của các DN DMNY Trong đó, Luận án kế thừa một số nhân tố trong các nghiên cứu trước đó tuy nhiên NCS đã nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm sản xuất kinh doanh của các DN dệt may niêm yết Việt Nam và sử dụng phần mềm Stata để kiểm định tác động của các nhân tố này đến hoạt động quản trị dòng tiền của nhóm các DN này.
(iii) Thông qua nghiên cứu về mặt lý luận của quản trị dòng tiền, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng vấn đề quản trị dòng tiền của các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án đã đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các
Luận án sẽ tạo tiền đề cho nhà quản trị của các DN DMNY khi xây dựng, thực hiện các chính sách để quản trị dòng tiền hiệu quả hơn.
Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dòng tiền và quản trị dòng tiền trong các DN.
Chương 2: Thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÒNG TIỀN
Lý luận về dòng tiền
1.1.1 Khái niệm và nội dung của dòng tiền
Dòng tiền là thước đo trực tiếp tính thanh khoản của DN Trong môi trường kinh doanh, dòng tiền là nguồn lực quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của các DN. Thuật ngữ “dòng tiền” đã được nhiều học giả trong nước và trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Theo Phạm Quang Trung (2012) [22]: Dòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ số tiền một công ty nhận được hoặc phải chi ra trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong một dự án nhất định Còn Nguyễn Minh Kiều (2008) [18] cho rằng: dòng tiền là một chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kỳ nhất định.
Kasilo (2001) [76] nhận định: dòng tiền là lượng tiền mặt DN tạo ra từ các hoạt động hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định có thể thu từ khách hàng (gọi là dòng tiền vào) và dành cho chi tiêu (gọi là dòng tiền ra).
Moore, William và Longenecker (2010) [89] đã đề cập đến khái niệm dòng tiền bằng cách phân tích quá trình tiền liên tục vận động trong giai đoạn sản xuất kinh doanh Cụ thể: tiền đi vào DN khi khách hàng trả tiền mua sản phẩm và tiền ra khỏi DN khi thanh toán tiền hàng cho các nhà cung cấp và trả các chi phí hoạt động khác Sự vận động của tiền gọi là dòng tiền.
Kinnery (2012) [78] chỉ ra rằng: dòng tiền xảy ra khi DN nhận hoặc giải ngân tiền mặt; khi liên quan đến ngân sách vốn, hoặc phát sinh từ việc mua, vận hành tài sản.
Dòng tiền được xem là “huyết mạch” nuôi dưỡng và duy trì sự tồn tại của DN Dòng tiền cung cấp bức tranh tổng thể về sự chuyển động vào, ra của tiền Vì vậy, theo quan điểm của NCS, khái niệm dòng tiền được hiểu như sau: Dòng tiền phản ánh sự luân chuyển tiền vào, ra từ các hoạt động phát sinh của DN trong khoảng thời gian xác định.
Nội dung dòng tiền gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra và dòng tiền thuần, được làm rõ thông qua quá trình luân chuyển tiền trong DN.
Sơ đồ 1.2: Quá trình luân chuyển tiền trong DN
Nguồn: Rob Reider và Peter B Heyler (2003) [100]
Sơ đồ 1.2 trình bày quá trình quá trình luân chuyển tiền áp dụng cho tất cả mọi loại hình DN Trên thực tế, hoạt động của DN rất đa dạng, do đó dòng tiền vào và dòng tiền ra của DN sẽ bao gồm dòng tiền tương ứng với từng lĩnh vực cụ thể Dòng tiền vào của doanh nghiệp có thể là dòng tiền nhận được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, từ các khoản cho vay, các khoản đầu tư sinh lời, huy động thêm vốn…Dòng tiền ra bao gồm các khoản chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng hoặc các khoản chi hoạt động, chi mua tài sản cố định, chi trả gốc và lãi vay, chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu…Dòng tiền ra không bao gồm chi phí không dùng tiền mặt như khấu hao.
Dòng tiền thuần là số tiền còn lại sau quá trình thu, chi tiền diễn ra trong một chu kỳ hoạt động của DN, được thể hiện trong sơ đồ 1.3.
Hoạt động thường xuyên NGẮN HẠN DÀI HẠN Đầu tư vốn
Chính phủ TIỀN KINH DOANH
Thị trường tiền tệ TÀI CHÍNH Thị trường vốn
Sơ đồ 1.3: Dòng tiền thuần của DN
Nguồn: Bùi Văn Vần & Vũ Văn Ninh [6]
Dòng tiền thuần có vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị thực của DN, hỗ trợ nhà quản trị điều chỉnh, cải thiện hoạt động tài chính phù hợp và cho phép DN nhận định chính xác giá trị cổ phiếu của mình Nếu dòng tiền thuần trong kỳ của DN dương thì dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của DN tăng, cho phép
DN đáp ứng nghĩa vụ tài chính, giải quyết các khoản nợ, thanh toán chi phí phát sinh, tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh và trả cổ tức cho các cổ đông Ngược lại, nếu dòng tiền thuần trong kỳ của DN âm thì dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra báo hiệu quy mô vốn bằng tiền của DN đang bị giảm sút, ảnh hưởng đến tình hình tài chính DN.
Các DN có dòng tiền âm phải đối mặt với những thách thức trong việc tài trợ cho hoạt động của họ, dễ mất khả năng thanh toán và có thể bị phá sản (Keynes, 1936) [77].
Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy vào bản chất của dòng tiền, thông thường, dòng tiền được chia thành hai loại: theo tính chất từng hoạt động và theo tính chất sở hữu.
Dựa theo tính chất từng hoạt động
Dòng tiền chịu tác động bởi ba hoạt động chủ yếu của DN gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Do vậy, theo tính chất hoạt động, dòng tiền được chia thành dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.
(i)Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đo lường lượng tiền mặt được DN tạo ra (dòng tiền vào) hoặc sử dụng (dòng tiền ra) Dòng tiền này liên quan trực tiếp đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN từ việc sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và trực tiếp
Dòng tiền thuần = Tổng dòng tiền vào – Tổng dòng tiền ra
23 tham gia vào việc xác định lãi hoặc lỗ ròng của DN Đây là dòng tiền đóng vai trò quan trọng giúp DN đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hàng ngày, chia cổ tức, đầu tư mới và không cần đến các nguồn tài trợ khác.
Quản trị dòng tiền trong DN
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị dòng tiền
Khái niệm quản trị dòng tiền đã được nhiều học giả đề cập đến tùy theo mức độ, phạm vi nghiên cứu khác nhau.
Quản trị dòng tiền là yếu tố quan trọng tạo ra tính thanh khoản của doanh nghiệp. Tính thanh khoản là tính năng đặc biệt của tiền Tính thanh khoản giúp doanh nghiệp tránh được những “cú sốc” về những dòng tiền không mong đợi (Keynes, 1936) [77]. Theo Scherr (1989) [105], Bartlett et al (2014) [46]: quản trị dòng tiền liên quan đến việc xác định mức tiền mặt tối ưu, lập kế hoạch dòng tiền, xác định số tiền đầu tư ngắn hạn thích hợp cũng như phương pháp hiệu quả để kiểm soát các khoản phải thu, giải ngân tiền mặt nhằm duy trì hoạt động hàng ngày và đảm bảo quá trình tăng trưởng của DN. Quản trị dòng tiền là nội dung quan trọng của quản trị tài chính, không chỉ giúp hoạt động kinh doanh của DN đảm bảo thông suốt mà còn giúp DN vượt lên các đối thủ cạnh tranh khi có cơ hội đầu tư Quản trị dòng tiền hiệu quả gắn liền với việc đánh giá thực trạng dòng tiền để lập kế hoạch dòng tiền, thiết lập quy chế thu, chi tiền, từ đó đưa ra quyết định về mức dự trữ tiền, quản lý dòng tiền vào, ra và kiểm soát, tạo lập sự cân bằng thu, chi vốn bằng tiền.
Trên cơ sở đó, theo NCS, quản trị dòng tiền là việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và đánh giá để điều chỉnh sự vận động của dòng tiền nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Trên thực tế, dòng tiền luôn biến động và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN tiềm ẩn nhiều rủi ro đến từ chính nội bộ DN hoặc từ khách hàng Do đó, để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tình hình tài chính vững mạnh cho DN cần thiết phải thực hiện quản trị dòng tiền.
Mục tiêu của quản trị dòng tiền là đảm bảo DN không gặp tình trạng thiếu tiền mặt,giảm thiểu tình trạng khách hàng thanh toán nợ quá hạn, đồng thời giúp DN thanh khoản tốt, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, cải thiện các khoản thu và chi (Alfred, 2007) [33].Xét tổng thể, mục tiêu chung của quản trị dòng tiền là kiểm soát lượng tiền ra và vào,tối ưu hóa lượng tiền cần nắm giữ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành trôi chảy, đảm bảo khả năng thanh toán, sức khỏe tài chính DN, trên cơ sở đó tối đa hóa giá trị của DN.
Mục tiêu cụ thể của quản trị dòng tiền gồm:
(i) Đảm bảo khả năng thanh toán của DN
(ii) Tối thiểu hóa chi phí và tránh tình trạng trả nợ quá hạn.
(iii) Có kế hoạch tối ưu để huy động nguồn vốn bổ sung trong trường hợp thâm hụt tiền và đầu tư lượng tiền thặng dư để tránh lãng phí đồng thời tăng thu nhập cho DN.
1.2.2 Nội dung quản trị dòng tiền
Về cơ bản, nội dung quản trị dòng tiền đã một số tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu trước đó Cooley và Pullen (1979) [50], Srinivasan & Kim (1986) [108], Akinsulire
(2003) [32], Rob và Peter (2003) [100], Zimmerer và cộng sự (2008) [120], Gitman
(2009) [61], Aminu (2012) [36] khẳng định: sự thành công của các DN đều bắt đầu từ việc ban quản trị đã lập kế hoạch dự báo, huy động, đầu tư và kiểm soát dòng tiền NCS minh họa nội dung quản trị dòng tiền của Rob và Peter trong hình 1.1.
Hình 1.1: Quan điểm về quản trị dòng tiền của DN
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN Hoạt động giao dịch, ghi nhận Các giao dịch tài chính
Doanh thu và tổng hợp doanh thu
Kiểm soát và xử lý dòng tiền
Tối ưu hóa ngân quỹ Các khoản đầu tư ngắn hạn Vay ngắn hạn
Quản lý rủi ro lãi suất Quản lý rủi ro tỷ giá
Hệ thống thông tin Mối quan hệ với ngân hàng và nhà đầu tư
Ngoài việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, khi đi sâu tìm hiểu, NCS nhận thấy: trên thực tế, quá trình tạo tiền của DN không đơn giản và không suôn sẻ, mà chịu nhiều gián đoạn do những thay đổi về thời gian lưu kho, thời gian thu tiền bán hàng hoặc thời gian trả tiền nhà cung cấp Do đó, mỗi DN cần xác định mức dự trữ tiền tối ưu; lập kế hoạch dòng tiền; thiết lập, thực hiện quy chế, nội quy quản trị ngân quỹ để đạt được các mục tiêu đã định Bên cạnh đó, DN cần kết hợp chiến lược đầu tư thặng dư tiền để có lợi nhuận tối đa và tài trợ thâm hụt với chi phí tối thiểu Điều đó giúp DN có thể tránh được các giai đoạn dòng tiền âm và đảm bảo đi đúng hướng nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Nội dung quản trị dòng tiền của Luận án được NCS tổng hợp qua sơ đồ 1.4:
Sơ đồ 1.4: Nội dung quản trị dòng tiền
1.2.2.1 Lập kế hoạch dòng tiền
Trên thực tế, việc thu, chi tiền của DN diễn ra không đồng thời nên dẫn đến sự mất cân bằng ngân quỹ Một số DN thực hiện quản trị dòng tiền bằng cách: quản trị dòng tiền vào, dòng tiền ra, rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền Tuy nhiên, các phương thức trên chưa đủ hỗ trợ cho DN đạt được mục tiêu quản trị dòng tiền Do đó, lập kế hoạch dòng tiền sẽ là nội dung không thể thiếu giúp nhà quản trị so sánh lượng tiền mặt dự báo với kết quả thực tế và mang lại thông tin quan trọng để quản trị dòng tiền hiệu quả.
Lập kế hoạch dòng tiền giúp DN ước tính dòng tiền vào và ra trong một khoảng thời gian nhất định và cho biết DN thặng dư hay thâm hụt tiền mặt, từ đó hỗ trợ nhà quản trị kiểm soát việc vay vốn, đầu tư và kiểm soát chi phí nhằm tạo ra sự cân bằng thu, chi vốn bằng tiền của DN Quy trình lập kế hoạch dòng tiền được thể hiện qua sơ đồ 1.5:
Sơ đồ 1.5: Nội dung lập kế hoạch dòng tiền Bước 1
Chuẩn bị dự báo dòng tiền
Thông tin chính để dự báo dòng tiền
Thông tin có liên quan
Dòng tiền quá khứ của DN
Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư…
Dự báo dòng tiền bằng phương pháp thích hợp Phương pháp trực tiếp
Xác định dòng tiền kế hoạch
Lập kế hoạch dòng tiền
Thiết lập quy chế thu, chi tiền
Xác định ngân quỹ tối ưu
Kiểm soát dòng tiền vào
Kiểm soát dòng tiền ra
Kiểm soát, tạo lập sự cân bằng thu, chi vốn bằng tiền
Bước 1: Chuẩn bị dự báo dòng tiền
Việc dự báo dòng tiền giúp nhà quản trị tài chính hiểu vị thế thanh khoản của DN trên cơ sở theo dõi dòng tiền vào, ra và biết số dư tiền trong tương lai, từ đó ước tính nhu cầu tiền để vận hành DN Đó là cách để DN chủ động quản trị dòng tiền, cụ thể: cân nhắc huy động vốn tự có hoặc tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài từ ngân hàng, các tổ chức tài chính.
Từ đó, DN có thể sử dụng hiệu quả nhất vốn bằng tiền.
Dự báo dòng tiền là một phần của lập kế hoạch dòng tiền, do đó các DN cần xem xét dự báo dòng tiền phù hợp với từng giai đoạn vận hành, phát triển và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN Vì dựa vào việc dự báo dòng tiền, nhà quản trị tài chính sẽ có kế hoạch quản trị dòng tiền trong tương lai, giúp DN hạn chế tình trạng thâm hụt hoặc dư thừa tiền trong từng giai đoạn Việc dự báo dòng tiền ra vào trong từng thời kỳ sẽ giúp
DN xác định được khi nào cần đi vay và với nhu cầu vay là bao nhiêu để giảm thiểu chi phí lãi vay cho DN Việc dự báo dòng tiền chính xác còn giúp DN chứng minh khả năng thanh toán với các chủ nợ…
Dự báo dòng tiền có thể được chia thành dự báo ngắn hạn (dự báo trực tiếp) và dự báo trung và dài hạn (dự báo gián tiếp) Để có thể dự báo dòng tiền chính xác, các DN cần chuẩn bị thông tin tương ứng với từng loại hình dự báo.
(1) Dự báo ngắn hạn: dựa trên việc dự đoán các khoản thu, chi tiền trong giai đoạn tương lai, căn cứ thông tin thu thập chi tiết từ nhiều nguồn khác nhau trong DN DN cần thu thập thông tin từ dòng tiền trong quá khứ và từ kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư (tối thiểu trong 12 tháng gần nhất).
Các DN cần thu thập thông tin để dự báo dòng tiền trong ngắn hạn căn cứ vào đặc điểm của từng hoạt động:
(i)Đối với hoạt động kinh doanh, thông tin dự báo gồm: báo cáo thu chi hàng ngày cho biết các khoản phải thu từ bán hàng và các khoản chi như trả tiền nguyên vật liệu từ các lần mua gần nhất…
Kinh nghiệm quản trị dòng tiền của một số DN trên thế giới và bài học rút
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị dòng tiền của một số DN trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm của công ty Nestlé
Nestlé là một tập đoàn sản xuất thực phẩm và giải khát với tổng giá trị tài sản 17 tỷ USD Nestlé có trụ sở chính đặt tại Vevey (Thụy Sỹ), có chi nhánh trên 150 quốc gia trên thế giới Khoảng 98% doanh số bán hàng của công ty được thực hiện ở nước ngoài Cơ cấu doanh thu theo thị trường của Nestlé là: 32% từ châu Âu, 31% từ châu Mỹ (riêng Mỹ chiếm 26%), 16% từ châu Á, 21% từ các khu vực còn lại.
Kinh nghiệm thiết lập và thực hiện quy chế thu, chi tiền của Nestlé
Trong quá trình hoạt động, Nestlé đã thực hiện quy chế thu, chi tiền được áp dụng tập trung trong mạng lưới phức tạp gồm hoạt động chuyển tiền từ chi nhánh về công ty mẹ để thực hiện tất cả các quyết định tài trợ, quản lý rủi ro, xác định lợi tức, tính toán cấu trúc nợ/vốn cổ phần toàn cầu và đánh giá kết quả hoạt động của tất cả các công ty con Lợi nhuận và tiền nhàn rỗi được tập hợp bởi phòng tài chính ở Vevey, sau đó được rót trở lại cho các công ty con hoặc các chi nhánh của tập đoàn dưới dạng vốn cổ phần và cho vay. Quy chế thu, chi tiền tập trung đối với các chi nhánh được hỗ trợ bởi chính sách bắt buộc các giám đốc chi nhánh phải chia gần như 100% lợi nhuận của họ cho công ty mẹ để đảm bảo có thể vay với chi phí thấp nhất và duy trì uy tín tín dụng dẫn đầu.
Quy chế thu chi, tiền tập trung của Nestlé gồm:
(i) Xác định phương thức thanh toán phù hợp được khách hàng sử dụng ở mỗi nước (ii) Đo lường thời gian cần thiết cho thư tín giữa các điểm gửi và điểm nhận tiền nhất định.
(iii) Nhận diện thực tiễn và các thông lệ thanh toán từ nước này sang nước khác, đây là những yếu tố thay đổi đáng kể.
(iv) Xác định thời gian tính lãi, thời hạn xử lý các khoản tiền gửi, séc và phí ngân hàng cho mỗi khoản mục.
Quy chế thu, chi tiền trên đã giúp Nestlé giảm thiểu thời gian thu tiền.
Kinh nghiệm xử lý tiền thặng dư và thâm hụt của Nestlé
Ngoài ra, bằng việc tập trung các nguồn quỹ dư thừa, Nestlé có thể đầu tư chúng với các thời kỳ dài hơn, đồng thời giảm được tình trạng một công ty con phải vay tiền trong khi một công ty con khác lại có quỹ dư thừa Trong trường hợp phải đi vay thông qua việc kết hợp các nhu cầu vay của các hoạt động khác nhau, Nestlé có thể sử dụng hình thức tài trợ có kỳ hạn và không phải rút số dư ngân hàng với chi phí cao hơn Việc giảm số lượng tài khoản theo quy chế thu, chi tiền tập trung giúp việc quản trị dòng tiền bớt phức tạp hơn, đồng thời giảm phí ngân hàng Nestlé cho rằng đây là giải pháp quản trị dòng tiền tốt nhất đối với hoạt động của tập đoàn.
Bài học kinh nghiệm từ Nestlé: công ty đa quốc gia này đã tiến hành thiết lập và thực hiện quy chế thu, chi tiền tập trung tại một nơi duy nhất là công ty mẹ, áp dụng chính sách quản trị dòng tiền chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro Chính sách trên giúp Nestlé dễ dàng kiểm soát việc thực hiện mục tiêu chung của tập đoàn đồng thời tránh tình trạng nhà quản trị chi nhánh có những quyết định tư lợi riêng cho chi nhánh của mình Việc thiết lập và thực hiện quy chế thu, chi tiền tập trung từ trên xuống dưới giúp Nestlé đảm bảo chi phí vay thấp nhất Bên cạnh đó, việc xử lý thặng dư, thâm hụt tiền linh hoạt khiến Nestlé thu được mức sinh lợi tối ưu và cắt giảm đáng kể chi phí.
Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao có trụ sở chính tại Hoa Kỳ Năm
1964, Nike được thành lập bởi Phil Knight và Bill Bowerman với hoạt động đầu tiên là sản xuất giầy có chất lượng cao cho vận động viên Qua hơn 55 năm, Nike đã trở thành một tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực thời trang thể thao Nike hiện có công ty con trên 200 quốc gia Cùng với nhãn hiệu nổi tiếng Nike, tập đoàn Nike còn sở hữu hệ thống những công ty con với nhãn hiệu nổi tiếng khác trên thế giới như Cole Haan, Converse, Inc, Hurley, LLC, Nike Goft,…
Hiện nay, Nike có lợi lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trong kinh doanh khi sở hữu một chuỗi cung ứng mạnh Với lợi thế khi đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng, Nike mong muốn giảm thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ Hơn nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Kinh nghiệm kiểm soát dòng tiền vào và ra của Nike thông qua kiểm soát chuỗi cung ứng
Sơ đồ 1.13: Chuỗi cung ứng của Nike
Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm
Cơ sở gia công Đặt mua nguyên vật liệu
Tiếp thị, phân phối sản phẩm
Theo sơ đồ 1.12, Nike sử dụng hình thức Outsourcing theo mô hình mua đứt bán đoạn tức là Nike nguyên cứu và thiết kế mẫu sản phẩm mới, sau đó giao mẫu này cho các cơ sở gia công của Nike trên khắp thế giới để họ tự đặt mua nguyên vật liệu và sản xuất. Nếu mẫu sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ ký hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà Nike nắm danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu để quản lý chất lượng, giá cả Sau khi hợp đồng sản xuất hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất và thù lao gia công cho công ty sản xuất Toàn bộ quá trình sản xuất được đặt ở các nhà máy này và dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike Đội ngũ chuyên gia thường xuyên kiểm tra, đánh giá rủi ro tiềm ẩn tại các mắt xích của chuỗi cung ứng, theo dõi tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm Ban lãnh đạo dựa vào báo cáo thực tế và lập kế hoạch dự phòng nhằm duy trì khả năng sản xuất ổn định, không gián đoạn Tiếp theo, sản phẩm sẽ được chuyển đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm Có thể thấy Nike không tham gia trực tiếp vào công đoạn sản xuất, chỉ tham gia vào quá trình nguyên cứu, tạo mẫu sản phẩm và tiếp thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Thay vào đó, Nike tận dụng tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các quốc gia châu Á Một chuỗi cung ứng thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn giúp Nike giảm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm chi phí quản lý.
Trong quá trình điều hành chuỗi cung ứng, Nike còn đặc biệt duy trì một số nguyên tắc cơ bản nhằm tối ưu hóa dòng tiền vào và ra gồm: (i) Tập trung rút ngắn thời gian nhận đơn hàng đến khi phân phối từ 9 tháng xuống còn tối đa 6 tháng, (ii) Xác nhận chắc chắn khả năng mua hàng, cam kết nhận hàng của các nhà bán lẻ trước khi sản xuất, giúp làm giảm lượng hàng sản xuất bị tồn kho từ 30% xuống còn 3%.
Như vậy, với một chuỗi cung ứng như trên, Nike có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nhà cung ứng thay thế một cách linh hoạt, rộng rãi và tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định, thu mua, quản lý Nhờ đó, hiệu quả quản lý dòng tiền vào và ra của Nike luôn được nâng cao.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của ngành dệt may Trung Quốc
Sau hơn 40 năm cải cách và mở cửa, ngành dệt may Trung Quốc đã đạt được những thành tựu ấn tượng, trở thành ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, dẫn đầu thế giới về quy mô, sức ảnh hưởng…Đặc biệt, trong giai đoạn thực hiện “kế hoạch 5 năm lần thứ 13”, ngành dệt may Trung Quốc đã tuân thủ một chiến lược phát triển đổi mới, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ phát triển quy mô sang phát triển chất lượng, cải thiện khả năng cung ứng sản phẩm, khả năng đổi mới công nghệ và khả năng phân bổ nguồn lực, vươn lên chuỗi giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu Hiện nay, Trung Quốc đang là cường quốc sản xuất hàng may mặc của thế giới, là một thị trường dệt may lớn và vượt trội cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất nhập khẩu Không giống như các công xưởng gia công hàng may mặc khác, Trung Quốc không chỉ sản xuất hàng gia công may mặc mà còn hướng đến sản xuất các sản phẩm may mặc có giá trị cao hơn như hàng may mặc cao cấp và hàng may mặc gia tăng giá trị.
Kinh nghiệm kiểm soát dòng tiền ra
Bằng việc thiết lập được mối liên hệ giữa các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn (up stream- down stream), Trung Quốc đã chủ động về vấn đề nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Với nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, Trung Quốc đã không chỉ đáp ứng phần lớn nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dệt may…trong nước mà còn trở thành quốc gia cung ứng nguyên liệu lớn nhất cho công nghiệp dệt may thế giới.Trung quốc hiện cung cấp khoảng 40% lượng xơ của thế giới (30 triệu tấn xơ) và là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về xơ hoá học, sợi, vải, tơ tằm.
Trung Quốc có ngành công nghiệp dệt hoàn toàn hợp nhất nên các nhà xuất khẩu hàng may mặc có thể tìm mua nguyên liệu vải ngay trong nước Nhờ đó, dòng tiền ra của các
DN dệt may Trung Quốc được tối thiểu hóa, góp phần gia tăng giá trị của các DN này.
Kinh nghiệm kiểm soát hàng tồn kho
Ngành dệt may Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật “Cross docking” – phương pháp đưa hàng hóa thành phẩm từ cơ sở sản xuất và phân phối trực tiếp đến các nhà bán lẻ hay các đơn hàng xuất khẩu ít và hầu như không phải lưu trữ qua khâu trung gian Cụ thể: hàng hóa sau khi được nhập từ các nhà cung cấp sẽ được vận chuyển tới các kho bãi phân phối thực hiện ghi nhãn, mã ký hiệu và bao gói Sau đó, thông qua các hệ thống xe tải, các hàng hóa này sẽ được chuyển đến các nhà bán lẻ và nơi nhập khẩu yêu cầu. Ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả vào hoạt động quản trị dòng tiền
Ngành may mặc Trung Quốc ngày càng trở nên sôi động hơn với việc ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, quy trình mới ngày càng sâu rộng cùng các dự án về số hóa, kết nối mạng và chuyển đổi thông minh tương xưng với vị trí là ngành may mặc đang đi đầu trên thế giới Mức độ tự động hóa của các DN ngành may mặc Trung Quốc ngày càng cải thiện đáng kể Độ chính xác của máy móc đo cơ thể trực tuyến và công nghệ mô phỏng 3D có nhiều tiến bộ vượt bậc Công nghệ nắm và chuyển tải bằng rô bốt, ứng dụng tích hợp của công nghệ vận chuyển hàng may mặc thông minh, bộ phận may tự động và hệ thống may mẫu được cũng được sử dụng rộng rãi hơn Tỷ lệ sử dụng công nghệ mới như CAD, FMS, RFID cùng các thiết bị may đặc biệt và thông minh khác nhau đã tăng lên nhanh chóng Việc ứng dụng công nghệ “Internet +” cùng việc xây dựng các trung tâm dữ liệu cấp doanh nghiệp, cơ sở, nền tảng chuỗi cung ứng đang tiến triển nhanh chóng và bước vào giai đoạn ứng dụng thực tế.
1.3.1.4 Kinh nghiệm của các DN dệt may Thổ Nhĩ Kỳ
Khái quát về các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các DN ngành dệt may
Dệt may là một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam, đánh dấu sự ra đời vào tháng 10/1954 Trong những năm 1955 - 1975, khi đất nước còn chia cắt, cái nôi của ngành dệt may cả nước tập trung ở một số tỉnh trọng điểm: phía Bắc có thành phố Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phú; phía Nam có Sài Gòn cũ gồm các quận huyện Chợ Lớn, Tân Bình, Thủ Đức, Biên Hòa; các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; miền Trung có Đà Nẵng, Quảng Nam.
Từ năm 1975 -1986, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành dệt may có hàng loạt nhà máy mới được đầu tư xây dựng như sợi Hà Nội, sợi Vinh, sợi Huế, sợi Nha Trang, may Nhà Bè, may Hữu Nghị…Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế do cơ chế chung của cả nền kinh tế Các DN chỉ sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, mà không có sự linh động sáng tạo trong sản xuất, cũng như cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu.
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, ngành dệt may Việt Nam có những thuận lợi mới để phát triển về quy mô, chủng loại và chất lượng sản phẩm Các công ty hình thành và phát triển đều từ nguồn vốn tài trợ của Nhà nước.
Cùng với đà tăng trưởng nhanh chóng, ngành dệt may đã mở rộng thị trường xuất khẩu Với chủ trương chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, không chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Đông Âu, mà còn từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước khác trên thế giới Từ đó mở ra những thị trường mới như EU, Nhật Bản, ASEAN…thông qua việc nộp đơn gia nhập WTO (1994), ASEAN
(1995), ASEM (1996) Đây là nguồn gốc tạo nên sự phát triển vượt bậc trong ngành dệt may Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1998 đến nay
Nếu giai đoạn trước 1998 là quá trình hình thành và định hình ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thì giai đoạn từ năm 1998 trở đi là giai đoạn phát triển rực rỡ của ngành dệt may Việt Nam với hàng loạt sự kiện mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư và giao thương với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 và gia nhập WTO năm 2006 đánh dấu mốc tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Hình 2.1: Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 1986 -2017
Nguồn: Tổng cục thống kê [121], Tổng cục Hải quan [123]
Hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng gia tăng nhanh chóng Việc tham gia các FTA tạo ra các ưu đãi về cắt giảm thuế quan giúp các DN ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu, hàng dệt may sẽ được hưởng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi tới 0% mang lại lợi thế cạnh tranh lớn Việc giảm thuế cũng giúp việc mở rộng thị phần dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khu vực thương mại tự do hay các nước đã ký kết FTA.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh các DN ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may là một ngành đầy hứa hẹn, với các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cơ bản, đặc trưng bởi sự tăng trưởng liên tục của thị trường tiêu dùng (do dân số toàn cầu gia tăng); sự sẵn có và phát triển của công nghệ nhằm đơn giản hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí thông qua các vật liệu thay thế và nhiều cơ hội để tạo sự khác biệt cho sản phẩm (De Oliveira Neto et al, 2019) [54].
Thứ nhất, lĩnh vực hoạt động và chuỗi giá trị của ngành dệt may đa dạng
Ngành dệt may bao gồm các lĩnh vực sản xuất chính: dệt, may, công nghiệp phụ trợ. Trong đó:
- Ngành dệt gồm: xe sợi, dệt/đan, nhuộm, vải.
- Ngành may gồm: sản phẩm hàng may mặc với các công đoạn thiết kế, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, cắt may, phân phối và maketing.
- Công nghiệp phụ trợ gồm: phụ kiện, máy móc thiết bị ngành.
Lĩnh vực hoạt động của ngành dệt may được thể hiện qua hình sau:
Hình 2.2: Quy trình sản xuất ngành dệt may
Chuỗi giá trị dệt may chịu ảnh hưởng bởi khách hàng, việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản xuất thường được tiến hành ở nhiều nước. Trong đó, các nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ.
Hình 2.3: Chuỗi giá trị tổng quát ngành dệt may
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được chia làm 5 công đoạn cơ bản là:
(1) Cung cấp sản phẩm thô: bông tự nhiên, xơ,…
(2) Sản xuất các sản phẩm đầu vào: chỉ, sợi, vải do các công ty dệt, nhuộm đảm nhận.
(3) Thiết kế mẫu và sản xuất thành phẩm: do các công ty may thực hiện.
(4) Xuất khẩu: các DN thương mại, các công ty may với thương hiệu riêng thực hiện khâu này.
(5) Marketing và phân phối: các nhà bán lẻ, cửa hàng phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng.
Chuỗi giá trị ngành dệt may được thể hiện cụ thể qua hình sau:
Hình 2.4: Chuỗi giá trị chi tiết ngành dệt may
Trong đó, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại.
Như vậy, lĩnh vực hoạt động và chuỗi giá trị của ngành dệt may đa dạng sẽ giúp các
DN ngành dệt may đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để dòng tiền vận động, không bị ứ đọng.
Thứ hai, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công xuất khẩu
Ngành dệt may của Việt Nam bao gồm 3 phân ngành: khu vực thượng nguồn (sản xuất sợi), khu vực trung nguồn (sản xuất và nhuộm vải) và khu vực hạ nguồn (sản xuất hàng may mặc).
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam gần như chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, được đánh giá là tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất, với tỷ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5% - 10%, với các phương thức được thể hiện qua hình sau:
Hình 2.5: Các phương thức sản xuất ngành dệt may
CMT (Cut Make Trim – gia công thuần túy): đây là phương thức sản xuất đơn giản nhất với giá trị gia tăng thấp nhất Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các DN CMT chỉ đạt 1 – 3% đơn giá gia công Khi sản xuất theo phương thức này, khách hàng sẽ cung cấp cho DN nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể, DN sản xuất chỉ cắt, may và hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm sản xuất xong sẽ được người mua hàng đến thu gom và phân phối.
FOB (Free on Broad – mua nguyên liệu, bán thành phẩm): Đây là phương thức sản xuất bậc cao hơn so với CMT hay còn gọi là “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” Đối với đơn hàng FOB, các DN chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, DN được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 -5% doanh thu thuần Khi sản xuất theo phương thức này, DN sẽ chủ động thêm nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm Theo đó, có hai hình thức FOB là FOB cấp 1 (mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định) và FOB cấp 2 (DN tự chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu).
ODM (Original Design Manufacturing - chủ động từ nguyên liệu, thiết kế, sản xuất thành phẩm): Đây là phương thức sản xuất mà các DN chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, cắt may, và vận chuyển Các đơn hàng ODM chỉ chiếm khoảng 2% - 3% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, thiếu thông tin thị trường.
OBM (Original Brand Manufacturing): đây là phương thức hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng thương mại trong và ngoài nước theo thương hiệu riêng của mình. OBM chủ yếu phân phối kênh hàng hóa tại thị trường nội địa và các quốc gia lân cận. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là cắt và may, sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng còn thấp Do đó, dòng tiền vào của các DN ngành dệt may còn hạn chế.
Thứ ba, sản phẩm của ngành dệt may mang tính chất mùa vụ và có chu kỳ sản xuất ngắn
Thực trạng dòng tiền của các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam…
2.2.1 Thực trạng dòng tiền thuần theo hoạt động của các DN DMNY.
2.2.1.1 Thực trạng cơ cấu và biến động dòng tiền thuần theo hoạt động của các
Trong giai đoạn 2016 - 2021, dòng tiền thuần của các DN DMNY biến động và thể hiện qua biểu đồ 2.7:
Biểu đồ 2.7: Biến động dòng tiền thuần các hoạt động của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp của NCS từ BCTC của các DN DMNY giai đoạn 2016- 2021 [1]
Biểu đồ 2.9 cho thấy: trong giai đoạn 2016 - 2021, dòng tiền thuần của các DN DMNY biến động không đều Dòng tiền thuần biến động tăng trong giai đoạn 2016 -2018 chủ yếu là do sự gia tăng của dòng tiền từ cả ba hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, riêng năm 2016 dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm sút Dòng tiền thuần biến động giảm trong hai năm 2019 và năm 2020 là do sự sụt giảm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính Năm 2021, dòng tiền thuần của các DN DMNY tăng trưởng dương là do sự hồi phục của nền kinh tế.
Biến động của dòng tiền thuần của các DN DMNY được thể hiện cụ thể qua bảng 2.4:
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính Dòng tiền thuần trong kỳ m 2 ă ă
Bảng 2.4: Tình hình dòng tiền thuần của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
Dòng tiền thuần trong kỳ
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
Nguồn: Tổng hợp của NCS từ BCTC của các DN DMNY giai đoạn 2016- 2021
[1] Xét dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu đóng góp về giá trị tuyệt đối nhiều nhất đối với dòng tiền thuần trong kỳ Theo biểu đồ 2.7 và bảng 2.4, trong giai đoạn từ năm 2016 -2018, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN DMNY dương.Đặc biệt năm 2018 chỉ tiêu này là 255.657.670.909 triệu đồng chứng tỏ hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm dệt may rất tốt Đây là năm có tốc độ tăng trưởng kỷ lục của ngành dệt may nước ta với gần 17% kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, các nước làm dệt may lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ,Pakistan, Indonesia, Campuchia…ngoài Việt Nam, không nước nào có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hai con số trong năm 2018, chủ yếu tăng trưởng dưới 5%, trong đó có hai nước suy giảm là Ấn Độ và Bangladet.
Kết quả khảo sát cho thấy: trong số 50 DN DMNY, có 42 DN (84%) có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương trong giai đoạn 2016 -2018 Trong hai năm 2019 và 2020, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của 40 DN DMNY (chiếm 80%) mang giá trị âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc: (i) Các DN DMNY chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid -19 Phần lớn nguyên phụ liệu ngành dệt may nhập khẩu từ nước ngoài nên khi dịch bùng phát, chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu bị gián đoạn khiến các DN dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong việc đáp ứng đơn hàng (ii) Hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và
EU hạn chế nhập khẩu để đối phó với dịch bệnh khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, nhà máy bị phong tỏa, công nhân bị cách ly…Đó là những khó khăn mà ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt.
Một lợi ích duy nhất từ dịch bệnh là nhu cầu khẩu trang, đồ bảo hộ và đồ mặc ở nhà tăng cao ở cả trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, chỉ có một số ít DN tận dụng được cơ hội này, do các khó khăn về nguồn nguyên liệu Những lợi ích này cũng chỉ giúp giảm bớt chứ không thể bù đắp được những thiệt hại dịch bệnh gây ra đối với hoạt động xuất khẩu của các DN Do vậy, xét về mặt tổng thể, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt May đều giảm trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2020, nổi bật lên vài DN duy trì được mức tăng trưởng dòng tiền dương, như: CTCP sản xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), CTCP dệt may đầu tư và thương mại Thành Công (TCM).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy: trong năm 2021, dòng tiền thuần của một số DN DMNY (35 DN chiếm 70%) tăng trưởng dương là do: sau khi xuất khẩu chậm lại trong quý III/2021 dưới ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 thứ 4 đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đã hồi phục, bứt phá và hồi phục so với thời điểm trước dịch Các thị trường chủ lực của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng mạnh.
Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ trong giai đoạn 2016 - 2021 biến động không đồng đều là do ảnh hưởng của cả ba hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Xét theo quy mô vốn kinh doanh, biến động dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh của các DN DMNY được thể hiện qua biểu đồ 2.8.
Biểu đồ 2.8: Biến động dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN DMNY phân loại theo quy mô vốn giai đoạn 2016 - 2021 Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp của NCS từ BCTC của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 [1]
Biểu đồ 2.8 cho thấy, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của cả ba loại hình DN DMNY quy mô vốn lớn, trung bình và nhỏ đều dương trong giai đoạn 2016 - 2018 khi nền kinh tế tăng trưởng tốt.
Trong hai năm 2019 - 2020 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid -19, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN DMNY quy mô lớn và trung bình sụt giảm đáng kể và của các DN quy mô nhỏ mang giá trị âm Đến năm 2021, khi nền kinh tế hồi phục trở lại thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN quy mô lớn mang dấu dương. Trong đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương chủ yếu do sự đóng góp của các DN DMNY quy mô lớn, điển hình là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến (VGG). Xét cả giai đoạn nghiên cứu, VGG đã có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lần lượt năm 2016 là 344.687.620.141 đồng; năm 2017 là 482.850.399.074 đồng; năm
2018 là 601.072.973.507 đồng; năm 2019 là 24.546.035.850 đồng; năm 2020 là 38.346.798.102 đồng và năm 2021 là 113.477.764.249 đồng.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu đạt giá trị cao nhất trong năm 2021 do các DN dệt may niêm yết đã có các biện pháp điều tiết sản xuất hợp lý để vươn lên sau đại dịch.
Xét dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Chỉ tiêu dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của các DN DMNY dương trong giai đoạn 2016 - 2021, trừ năm 2016 chỉ tiêu này âm Sở dĩ dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư hầu hết dương là do thu từ đầu tư lớn hơn chi cho đầu tư, xuất phát từ đặc điểm tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản của ngành dệt may và chỉ tham gia vào khâu có giá trị gia tăng cao như thiết kế sản phẩm Trong năm 2016, chỉ tiêu này âm vì
0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm
DN quy mô vốn lớn DN quy mô vốn trung bình DN quy mô vốn nhỏ Trung bình ngành dệt may Việt Nam đón đầu cơ hội chuẩn bị cho Hiệp định đối tác xuyên Thái BìnhDương sắp được ký kết nên chi khởi công một số dự án đầu tư lớn mở rộng quy mô sản xuất tuy nhiên kết quả kinh doanh chưa cao, chẳng hạn dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong năm 2016 của công ty cổ phần may sông Hồng là (167.839.424.603) đồng, của công ty cổ phần May Hữu Nghị là (13.250.090.412) đồng.
Xét theo quy mô vốn kinh doanh, biến động dòng tiền thuần hoạt động đầu tư của các
DN DMNY được thể hiện qua biểu đồ 2.9.
Biểu đồ 2.9: Biến động dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của các DN DMNY phân loại theo quy mô vốn giai đoạn 2016 - 2021 Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp của NCS từ BCTC của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 [1]
Biểu đồ 2.9 cho thấy, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của các DN DMNY quy mô lớn âm trong giai đoạn 2016 - 2018 và năm 2021 chủ yếu là do tiền chi cho mua sắm tài sản cố định & tài sản dài hạn lớn Điển hình là tổng công ty Việt Thắng (TVT) có dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2016 là (73.234.393.635) đồng do chi mua sắm tài sản cố định là 95.274.944.070 đồng; năm 2017 là (41.482.718.711) đồng do chi mua sắm tài sản cố định là 48.833.267.112 đồng; năm 2018 là (120.256.981.036) đồng do chi mua sắm tài sản cố định là 94.601.072.639 đồng.
Trong hai năm 2019 và năm 2020, phần lớn các DN DMNY quy mô lớn và trung bình có dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương là do tiền thu hồi cho vay, thu hồi vốn đầu tư vào đơn vị khác lớn Công ty cổ phần dệt lưới Sài Gòn đại diện cho nhóm DN quy vốn trung bình có dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong năm 2020 là 2.739.796.126 đồng. Các DN dệt may quy mô nhỏ có dòng tiền thuần chủ yếu âm trong cả giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên trong hai năm 2019 - 2020 do tận dụng được lợi thế sản xuất trang phục bảo hộ và khẩu trang đáp ứng nhu cầu phòng dịch nên các DN này có nguồn thu từ lợi nhuận được chia lớn, do đó dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương, điển hình là công ty cổ phần may Thanh Trì (TTG) và công ty cổ phần 28 Hưng Phú (HPU) Cụ thể,
0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
DN quy mô vốn lớn DN quy mô vốn trung bình DN quy mô vốn nhỏ Trung bình tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong giai đoạn 2019 - 2020 lần lượt là 3.051.754 đồng và 2.731.945 đồng Xét chung trong điều kiện nền kinh tế cả nước gặp khó khăn do đại dịch Covid thì kết quả của TTG đối với nhóm DN dệt may quy mô vốn nhỏ tương đối cao.
Xét dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
Thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Để có những thông tin thực tế về quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam, NCS đã thiết kế phiếu khảo sát dành cho các công ty, tổng công ty đang hoạt động trong ngành dệt may được thể hiện ở phụ lục 02 Với số phiếu gửi khảo sát là 50 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 50 phiếu, NCS đã tổng hợp kết quả khảo sát và thể hiện ở phụ lục 03 Bên cạnh đó, để tổng hợp, phân tích thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN dệt may niêm yết, đối với các công ty mẹ, số liệu sử dụng để phân tích được NCS lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của công ty.
Qua kết quả khảo sát tại phụ lục 02 , có 30 DN (60%) được hỏi đều thực hiện quản trị dòng tiền với sáu nội dung: lập kế hoạch dòng tiền; thiết lập, thực hiện quy chế, nội quy quản trị ngân quỹ; xác định ngân quỹ tối ưu; kiểm soát dòng tiền vào; kiểm soát dòng tiền ra và kiểm soát, tạo lập sự cân bằng thu, chi vốn bằng tiền.
2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch dòng tiền Để nguồn tài chính của DN được sử dụng tối ưu thì DN cần lập kế hoạch dòng tiền định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý Kế hoạch cũng là cơ sở để DN kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị dòng tiền phù hợp Xét tổng thể, các
DN DMNY chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch dòng tiền, chỉ thực hiện nếu tình hình tài chính của DN có chiều hướng suy giảm Số lượng này là 42 DN (chiếm 84%).
Bên cạnh đó, một số DN có doanh thu, có lợi nhuận nhưng không kiểm soát được dòng tiền vì không lập kế hoạch dòng tiền Mặt khác, việc lập kế hoạch dòng tiền của các
DN DMNY chưa đạt độ chính xác cao do kế hoạch dòng tiền chỉ được xây dựng độc lập, hoặc phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ và không phù hợp, tách biệt với chiến lược và mục tiêu tổng thể của DN.
Phần lớn các DN DMNY chỉ lập kế hoạch dòng tiền trong ngắn hạn để đáp ứng các hoạt động thanh toán hàng ngày mà chưa chú trọng lập kế hoạch dòng tiền trong dài hạn
(40 DN chiếm 80%) Theo kết quả khảo sát, việc lập kế hoạch dòng tiền của các DN DMNY chỉ có 5 DN (10%) thực hiện phân tích tình huống và kiểm nghiệm sức chịu đựng trong bối cảnh nền kinh tế hoặc thị trường suy giảm và có 12 DN (24%) thực hiện đánh giá thực trạng dòng tiền.
Chìa khóa quan trọng để lập kế hoạch dòng tiền hiệu quả là dự báo dòng tiền Nếu dự báo dòng tiền không chính xác, DN sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền vào, ra và khó có kế hoạch tài trợ cho những thời điểm thiếu hụt dòng tiền Tuy nhiên, kết quả khảo sát của NCS cho thấy: chỉ có 20 DN DMNY (chiếm 40%) thực hiện dự báo dòng tiền và phần lớn các DN này đều dự báo dòng tiền theo phương pháp trung bình giản đơn Sở dĩ phương pháp này được các DN ưu tiên sử dụng vì đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp Tuy nhiên, dòng tiền của các DN DMNY không ổn định, phụ thuộc vào tác động của nhiều yếu tố nên kết quả dự báo không chính xác.
Cũng theo kết quả khảo sát, số lượng DN DMNY dự báo dòng tiền trong ngắn hạn là
35 DN (70%) và chỉ có 15 DN (30%) dự báo dòng tiền trong dài hạn là các DN quy mô vốn lớn.
Hoạt động dự báo dòng tiền đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch dòng tiền nhưng chưa được triển khai sâu rộng và còn nhiều bất cập Cụ thể là:
(i) Chưa xem xét, chú trọng các yếu tố tác động đến dòng tiền (môi trường kinh doanh, tuổi đời của DN, chính sách của Nhà nước )
(ii) Một số DN thực hiện dự báo dòng tiền theo quy trình dự toán bán hàng, dự toán sản xuất, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí bán hàng để lập dự toán tiền mặt Tuy nhiên, các DN DMNY chưa so sánh các chỉ tiêu, chưa xác lập các giả định, các yếu tố chính tác động đến dự toán của từng bước trong toàn bộ quy trình.
(iii) Chất lượng thông tin làm cơ sở cho công tác dự báo dòng tiền của các DN DMNY chưa đảm bảo, thể hiện qua sự bất cập trong hoạt động đánh giá thực trạng dòng tiền Phần lớn các DN DMNY chỉ đánh giá chung về thực trạng dòng tiền thuần, chưa tập trung đánh giá thực trạng dòng tiền theo cả ba hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, do đó chưa phản ánh đúng nguyên nhân hạn chế của dòng tiền trong kỳ Theo kết quả khảo sát, chỉ có 12 DN (24%) thực hiện đánh giá thực trạng dòng tiền và tập trung ở nhóm DN quy mô vốn lớn như tổng công ty cổ phần Phong Phú, công ty cổ phần sợi Thế Kỷ
(iv) Nhận thức của nhà quản trị về hoạt động dự báo dòng tiền chưa cao và năng lực dự báo của các cán bộ phụ trách dự báo dòng tiền còn nhiều hạn chế.
Do đó, tỷ lệ dòng tiền hoạt động trên doanh thu của một số DN DMNY ở mức thấp như: tổng công ty may Đồng Nai, công ty cổ phần dệt may 29.3 Đặc biệt, nhiều DN DMNY có tỷ lệ này âm trong giai đoạn nghiên cứu như: công ty cổ phần may Nam Định, công ty cổ phần tập đoàn Trường Tiền, công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi ( Phụ lục
2.3.2 Thực trạng thiết lập quy chế thu, chi tiền
Các DN DMNY chưa chú trọng thiết lập quy chế thu, chi tiền theo các phương án huy động vốn và sử dụng tiền thặng dư Qua khảo sát cho thấy: việc thiết lập quy chế thu, chi tiền chỉ được 22 DN (44%) dệt may niêm yết thực hiện tốt và tập trung ở các DN quy mô lớn Số còn lại là toàn bộ DN quy mô vừa, nhỏ và 10 DN quy mô lớn chưa chú trọng tới vấn đề này.
Phân tích thực trạng quản trị dòng tiền của các DN DMNY thông qua một số chỉ tiêu tài chính
2.4.1 Phân tích thực trạng quản trị dòng tiền của các DN DMNY thông qua chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền
Kỳ luân chuyển tiền là khoảng thời gian kể từ lúc DN bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cho đến khi bán hàng thu được tiền về Kỳ luân chuyển tiền của DN được xác định qua công thức:
= Kỳ dự trữ tồn kho
+ Kỳ thu tiền bán hàng
- Kỳ trả tiền nguyên vật liệu Theo công thức trên, ba nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của kỳ luân chuyển tiền của các DN DMNY là kỳ dự trữ tồn kho, kỳ thu tiền bán hàng và kỳ trả tiền nguyên vật liệu và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10: Kỳ luân chuyển tiền bình quân của các DN DMNY
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
Dự trữ tồn kho bình quân Triệu đồng 73,9 69,8 50,3 98,5 105,7 2021 60,8 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 230,58 237,33 241,29 216,49 200,93 170,38
Kỳ dự trữ tồn kho bình quân Ngày 116,98 107,35 76,09 166,07 192,01 130,25
Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,08 3,35 4,73 2,17 1,87 2,76
Khoản phải thu bình quân Triệu đồng 690,18 645,31 500,27 915,56 1.487,5 619,25 Doanh thu thuần Triệu đồng 2.299,75 2.348,48 2.217,95 1.160,53 1.661,91 2.328.38
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 108,04 98,92 81,2 284,01 322,22 95,84
Số vòng quay khoản phải thu Vòng 3,33 3,64 4,43 1,27 1,12 3,76
Khoản phải trả bình quân Triệu đồng 1.059,80 713,81 572,63 645,71 1.093,91 639,51
Kỳ trả tiền bình quân Ngày 168,20 110,94 94,24 203,08 240,25 100,25
Số vòng quay khoản phải trả Vòng 2,14 3,25 3,82 1,77 1,50 3,59
Kỳ luân chuyển tiền bình quân Ngày 56,82 95,33 63,05 247 273,98 125,84
Nguồn: Tổng hợp của NCS từ BCTC của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 [1]
Về số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho của các DN DMNY tăng từ năm 2016 đến năm 2018 nhưng giảm mạnh ở năm 2019 và năm 2020 Sở dĩ giai đoạn 2019 - 2020 số vòng quay hàng tồn kho giảm là do giá vốn hàng bán giảm nhưng dự trữ tồn kho tăng lên Cụ thể, do ảnh hưởng của nặng nề của dịch Covid -19, các thị trường đồng loạt đóng cửa nên khách hàng tại các thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, EU đều đã hủy đơn hàng với tỷ lệ trung bình từ 30% - 70% Đơn hàng giảm mạnh khiến hàng tồn kho tăng cao Các DN ngành dệt may thực hiện cắt giảm chi phí và cầm cự chờ dịch bệnh qua đi.
Trước những khó khăn trên, một số DN DMNY đã thực hiện các giải pháp kiểm soát chi phí đầu vào bằng việc nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn của nhãn hàng, nhu cầu thị trường để đầu tư có chọn lọc, không đầu tư dàn trải Nhiều DN đã thực hiện liên doanh, liên kết với các
DN khác để mở rộng quy mô, tự chủ sản xuất, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhập khẩu.
Sang năm 2021, số vòng quay hàng tồn kho thành phẩm được cải thiện, tăng lên ở mức 2,76 vòng là do dịch Covid -19 được kiểm soát, nhu cầu may mặc của người dân gia tăng khiến các DN DMNY đẩy nhanh tốc độ luân chuyển thành phẩm.
Về số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay khoản phải thu của các DN DMNY tăng dần trong giai đoạn 2016 -
2018 là do khoản phải thu có xu hướng giảm dần Tuy nhiên, chỉ tiêu này giảm mạnh trong hai năm 2019 và năm 2020 xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan của thực trạng này là do các DN DMNY:
(i) Chưa thường xuyên thu thập thông tin về chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh tranh về vốn, giá cả, chất lượng hàng hóa…để đưa ra thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
(ii) Chưa bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu.
(iii) Chưa trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi đối với những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên, hoặc các khoản thu khách hàng khó có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự.
(iv) Chưa mở rộng các kênh bán hàng, chưa áp dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ, hoa hồng cho các kênh phân phối, các đại lý.
Nguyên nhân khách quan khiến số vòng quay khoản phải thu của các DN DMNY giảm mạnh trong giai đoạn 2019 - 2020 là do ảnh hưởng của dịch Covid -19, tình hình tài chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng bị phá sản nên không có khả năng trả nợ cho DN. Đến năm 2021, do dịch Covid có xu hướng hạ nhiệt nên tình hình tài chính của khách hàng được cải thiện Khách hàng có khả năng trả nợ sớm hơn khiến số vòng quay khoản phải thu của các DN dệt may niêm yết tăng lên.
Về số vòng quay khoản phải trả
Số vòng quay khoản phải trả của các DN DMNY biến động không đồng đều, tăng trong giai đoạn 2016 - 2018 chứng tỏ khả năng chi trả tốt Tuy nhiên số vòng quay khoản phải trả giảm trong hai năm 2019 và 2020 cho thấy khả năng chi trả bị hạn chế, nguyên nhân là do trong thời gian này tổng cầu hàng dệt may toàn cầu giảm đặc biệt hai thị trường lớn là Mỹ và EU giảm sức mua ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu ngành dệt may Bên cạnh đó việc thực hiện các biện pháp chống dịch khiến một số DN DMNY không đủ khả năng thanh toán cho nhà cung cấp Năm 2021, số vòng quay khoản phải trả của các DN DMNY tăng lên là do đơn hàng dồi dào hơn và khả năng thanh toán được cải thiện.
Về kỳ luân chuyển tiền
Kỳ luân chuyển tiền bình quân của các DN DMNY tương đối dài và không đồng đều trong giai đoạn 2016 – 2021 và được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.21: Kỳ luân chuyển tiền bình quân của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 Đơn vị tính: ngày
Nguồn: Tổng hợp của NCS từ BCTC của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 [1]
Theo biểu đồ 2.21: trong giai đoạn 2016 - 2021, kỳ luân chuyển tiền của các DN DMNY thấp nhất ở năm 2018 là 63,05 ngày Đặc biệt, trong hai năm 2019 và năm 2020 kỳ luân chuyển tiền dài ở mức 247 ngày và 273,98 ngày chứng tỏ việc quản trị khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả và dòng tiền còn nhiều hạn chế Thực trạng này tồn tại ở một số DN DMNY thuộc cả ba nhóm quy mô vốn lớn, trung bình và nhỏ.
2.4.2 Phân tích thực trạng quản trị dòng tiền của các DN DMNY thông qua tỷ trọng nợ phải thu quá hạn và tỷ trọng nợ phải trả quá hạn
Tỷ trọng nợ phải thu quá hạn và nợ phải trả quá hạn của các DN DMNY được thể hiện qua biểu đồ 2.22:
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ luân chuyển tiền bình quân
Kỳ dự trữ tồn kho bình quân
Kỳ trả tiền bình quân
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Biểu đồ 2.22: Tỷ trọng nợ phải thu quá hạn và nợ phải trả quá hạn của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021
Nguồn: Tổng hợp của NCS từ BCTC của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021 [1]
Về tỷ trọng nợ phải thu quá hạn
Tỷ trọng nợ phải thu quá hạn của các DN DMNY giảm trong giai đoạn 2016 -2018 là do đã điều chỉnh chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế Một số
DN DMNY tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng trả nợ sớm khiến doanh thu tăng Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải thu quá hạn tăng mạnh trong hai năm
2019 và năm 2020 do điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn đã làm suy yếu tình hình tài chính của khách hàng, các khách hàng truyền thống giảm hoặc hủy các đơn hàng khi sức mua suy giảm dưới tác động của Covid - 19 Tình trạng này tồn tại ở hầu hết các DN DMNY thuộc cả ba nhóm quy mô vốn dẫn đến nguy cơ dòng tiền của DN gặp rủi ro. Năm 2021, khách hàng có tiềm lực kinh tế mạnh hơn sau đại dịch Covid nên tỷ trọng nợ phải thu quá hạn của các DN DMNY giảm.
Về tỷ trọng nợ phải trả quá hạn
Tỷ trọng nợ phải trả quá hạn của các DN DMNY giảm nhẹ trong giai đoạn 2016 -
(i) Tiền bán hàng được thu hồi kịp thời, tỷ trọng nợ phải thu quá hạn giảm nên DN đáp ứng được phần lớn khả năng thanh toán cho nhà cung cấp.
Kiểm định tác động của các nhân tố đến hoạt động quản trị dòng tiền của các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam
DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam Để đánh giá tác động của các nhân tố đến hoạt động quản trị dòng tiền, NCS sử dụng phần mềm STATA để phân tích và kiểm định mô hình hồi quy dữ liệu bảng (panel data).
2.5.1 Phạm vi dữ liệu và lựa chọn phương pháp phân tích
Theo dữ liệu tổng hợp của NCS, tính đến cuối năm 2021 có 58 DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam Để đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu, NCS chọn 50 DN trong giai đoạn 6 năm từ năm 2016 đến năm 2021 Tám DN bị loại trừ vì không công bố báo cáo tài chính đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu.
50 DN được lựa chọn là các DN được công bố báo cáo tài chính đầy đủ, có niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12/N, có thông tin về dòng tiền thuần liên tục trong thời gian nghiên cứu và có số vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán trên trang https://finance.vietstock.vn/
Tổng mẫu thu được là 300 (50 DN x 6 năm = 300 quan sát) Với kết quả này, kích thước mẫu đủ lớn để tiến hành phân tích hồi quy và kết quả phân tích đủ độ tin cậy cho việc đưa ra kết luận của luận án.
2.5.1.2 Lựa chọn phương pháp phân tích
Kết quả quản trị dòng tiền của DN được đo lường bằng chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền. NCS đã hồi quy dữ liệu theo hai mô hình FEM (mô hình tác động cố định) và REM (mô hình tác động ngẫu nhiên) để để chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản trị dòng tiền của các DN ngành dệt may niêm yết Đồng thời NCS sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong 2 mô hình FEM và REM.
Mô hình hồi quy FEM với tác động cố định
Hồi quy tác động cố định (FEM): Mô hình FEM là một kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong phân tích hồi quy dữ liệu bảng, được sử dụng trong trường hợp kiểm soát các biến bị bỏ sót phản ánh sự khác biệt giữa các đơn vị chéo (các DN) nhưng bất biến theo thời gian Trong đó, mô hình FEM cho phép sử dụng dữ liệu về các biến số qua thời gian để dự tính tác động của biến độc lập tới biến phụ thuộc.
Mô hình này được biểu diễn như sau:
CCC 𝑖𝑡 = β 1𝑖 + β 2 ART 𝑖𝑡 + β 3 IT 𝑖𝑡 + β 4 APT 𝑖𝑡 + β 5 SIZE 𝑖𝑡 + β 6 NR 𝑖𝑡 + β 7 DR 𝑖𝑡 + ԑ 𝑖𝑡
Trong đó: i: đại diện cho các DN; i = 1, 2, , 50 t: đại diện cho thời gian; t = 6 năm.
Mô hình hồi quy tác động cố định phân tích những khác biệt về hệ số chặn của nhóm, giả sử các độ dốc khác nhau và sai số không đổi.
Mô hình hồi quy REM với tác động ngẫu nhiên
Hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM): Mô hình REM được sử dụng trong trường hợp nếu tồn tại các biến bị bỏ sót có giá trị không đổi nhưng khác nhau giữa các đơn vị chéo và các biến có giá trị biến đổi theo thời gian nhưng giống nhau đối với tất cả các đơn vị chéo.
Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên phân tích các thành phần của phương sai và sai số, giả sử các hệ số chặn không đổi và các độ dốc giống nhau Trong đó, tung độ gốc của mô hình được biểu diễn như sau: β 1𝑖 = β 1 + à 𝑖 Với i = 1, 2,…50 và ԑ 𝑖 là sai số ngẫu nhiên.
Theo đó, mô hình được biểu diễn lại như sau:
CCC 𝑖𝑡 = β 1 + β 2 ACR 𝑖𝑡 + β 3 ACP 𝑖𝑡 + β 4 IVT 𝑖𝑡 + β 5 SIZE 𝑖𝑡 + β 6 NR 𝑖𝑡 + β 7 DR 𝑖𝑡 + w 𝑖𝑡 Với w 𝑖𝑡 = ԑ 𝑖𝑡 + à 𝑖
Trong đó: i: đại diện cho các DN; i = 1, 2, , 50 t: đại diện cho thời gian; t = 6 năm.
Kiểm định Hausman Để xem xét, lựa chọn tính phù hợp giữa hai mô hình tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM, luận án sử dụng kiểm định Hausman (1978) Theo Hausman, cần kiểm định cặp giả thuyết sau:
𝐻 0 : Ước lượng giữa FEM và REM không khác nhau
𝐻 1 : Ước lượng giữa FEM và REM khác nhau
Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng sử dụng là thống kê 𝜒 2 Nếu giả thuyết 𝐻 0 bị bác bỏ thì kết luận: REM không thích hợp và nên sử dụng mô hình FEM.
2.5.2 Lựa chọn các biến trong mô hình và xử lý dữ liệu
2.5.2.1 Lựa chọn các biến trong mô hình
Việc lựa chọn các biến trong mô hình dựa trên một số nghiên cứu về quản trị dòng tiền trong và ngoài nước Ngoài ra, trong phần lý luận tại chương 1, NCS đã phân tích nhiều nhân tố gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền, tuy nhiên NCS lựa chọn các biến nghiên cứu trên cơ sở đặc thù của các DN DMNYvà có thể lượng hóa được Do đó, các biến nghiên cứu trong mô hình gồm:
Biến phụ thuộc phản ánh kết quả quản trị dòng tiền của các DN DMNY Để phản ánh kết quả quản trị dòng tiền, Jay J.Ebben & Alec C.Johnson (2012) [69], Hassan Subhi AL
- ABASS (2017) [63], Mary Wamaitha Mwangi (2019) [86], Doğan, Mesut; Kevser, Mustafa (2020) [54] và Egwu Emmanuel Makoji (2021) [56] đã sử dụng chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền (CCC) NCS cũng đồng ý với các quan điểm tiếp cận đó.
(1) Chính sách bán hàng Để phản ánh chính sách bán hàng của DN, các nghiên cứu của Kinnery, R (2012) [78], Jordan, R W (2003) [73], Gitman, L J (2009) [61], Melander, O., Manisha Pandey
(2019) [82], Salvatore Ferri, Alberto Tron, Raffaele Fiume & Gaetano Della Corte (2020)
[104] đã sử dụng chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng (Accounts receivable from Customers - ARC) Trong luận án này, NCS cũng đồng nhất quan điểm đó.
Nợ phải thu khách hàng nhỏ cho biết chính sách bán hàng của DN hiệu quả, dòng tiền vào dồi dào Ngược lại, nếu nợ phải thu khách hàng lớn chứng tỏ chính sách bán hàng trong kỳ của DN chưa tốt, DN bị khách hàng chiếm dụng vốn và ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền vào của DN.
(2) Chính sách kiểm soát hàng tồn kho
Chính sách kiểm soát hàng tồn kho đã được các nhà nghiên cứu Smith Gapenski
(2000) [106], Rob Reider và Peter B Heyler (2003) [100], Terry S.Maness- John T.Zietlow (2005) [111], Moore, J., William, P and Longernecker, J (2010) [89], Ying
Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ nhất, một số DN DMNY đã từng bước tiếp cận và chủ động tiến hành quản trị dòng tiền với mức độ quan tâm khác nhau.
Sáu nội dung cơ bản của quản trị dòng tiền tuy không được tất cả các DN DMNY thực hiện đầy đủ nhưng về cơ bản đã tiến hành một số vấn đề gồm: kiểm soát hàng tồn kho, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Thứ hai, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN DMNY đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN DMNY từng bước được cải thiện Trong giai đoạn 2016 - 2018, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc và là một trong những nước sản xuất,xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới Nhờ đó, các DN DMNY kiến tạo dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của cả ba loại hình DN DMNY phân loại theo quy mô vốn đều dương trong giai đoạn 2016 - 2018 khi nền kinh tế tăng trưởng tốt Năm 2021, khi nền kinh tế hồi phục trở lại sau đại dịch thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN quy mô lớn mang dấu dương.
Thứ ba, hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát được đảm bảo
Tuy các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời có xu hướng biến động nhưng nhìn chung khả năng thanh toán nợ tổng quát của một số DN ngành dệt may được đảm bảo ( phụ lục 12 ) Điều đó chứng tỏ các DN DMNY đều hoàn thành nghĩa vụ thực hiện các khoản nợ gồm vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp.
Thứ tư, vốn lưu động ròng của nhiều DN DMNY được đảm bảo, luôn duy trì ổn định và có giá trị dương ( phụ lục 18 ) như tổng công ty cổ phần Phong Phú, tổng công ty may 10 Thứ năm, tuy chưa xác định nhu cầu ngân quỹ một cách tối ưu nhưng một số DN DMNY đã thực hiện các biện pháp xử lý tình trạng thặng dư tiền thông qua việc gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi và vay vốn từ ngân hàng khi thâm hụt tiền.
2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị dòng tiền của các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ nhất, một số DN DMNY bị mất cân đối dòng tiền.
Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn Có thể nói, ở bất kỳ DN nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không được thực hiện đúng cam kết…Trên thực tế, tại các DN DMNY ở những thời điểm nhất định trong giai đoạn nghiên cứu đã xảy ra hiện tượng dòng tiền vào DN nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi DN, khi đó xảy ra tình trạng mất cân đối về dòng tiền Ví dụ năm 2019 và năm 2020 một số DN DMNY bị mất cân đối dòng tiền tập trung ở nhóm DN quy mô vốn nhỏ và trung bình như công ty cổ phần 28.1, công ty cổ phần X26, công ty cổ phần tập đoàn Trưởng Tiền.
Sự mất cân đối này tiềm ẩn rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh của các DN DMNY Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,… phục vụ sản xuất kinh doanh có thể bị gián đoạn, dẫn đến ngừng trệ sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn, ảnh hưởng lớn tới uy tín của DN Nếu mất cân đối dòng tiền trong dài hạn có thể làm cho các DN DMNY rơi vào tình trạng phá sản.
Thứ hai, kỳ luân chuyển tiền của một số DN DMNY chưa được rút ngắn.
Kỳ luân chuyển tiền phản ánh chính sách thu tiền bán hàng, chính sách quản lý hàng tồn kho và chính sách thanh toán với nhà cung cấp của các DN Tuy nhiên, với các DNDMNY, kỳ luân chuyển tiền trong giai đoạn nghiên cứu còn dài, phản ánh sự bất cập trong quản trị dòng tiền của nhà quản trị Bên cạnh đó, kỳ luân chuyển tiền kéo dài đặc biệt ở hai năm 2019 và năm 2020 (bảng 2.10) khiến vốn của các DN DMNY bị khách hàng chiếm dụng, hàng tồn kho khó lưu chuyển, gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và dòng tiền của các DN này Các DN có kỳ luân chuyển tiền dài tồn tại ở cả ba nhóm DN quy mô vốn lớn, trung bình và nhỏ như: công ty cổ phần đầu tư phát triển TDT, công ty cổ phần X26, công ty cổ phần đầu tư dệt may Vĩnh Phúc
Thứ ba, tỷ trọng nợ phải thu quá hạn và nợ phải trả quá hạn còn cao
Xét cả ba nhóm DN DMNY quy mô vốn lớn, trung bình và nhỏ, tỷ trọng nợ phải thu quá hạn và nợ phải trả quá hạn của một số DN còn cao trong giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt trong hai năm xảy ra dịch bệnh, như công ty cổ phần dệt may Huế, công ty cổ phần dệt may 29.3, công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi
Thứ tư, khả năng thanh toán còn hạn chế
Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu phản ánh năng lực quản trị dòng tiền của DN Tuy nhiên, chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của một số DN DMNY chưa được đảm bảo đặc biệt trong giai đoạn 2019 -2020 như công ty may Nam Định, công ty cổ phần X28,
Thứ năm, hệ số khả năng chi trả từ dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh chưa được đáp ứng
Một số DN DMNY có hệ số khả năng chi trả từ dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh âm trong giai đoạn nghiên cứu tồn tại ở cả ba nhóm DN quy mô lớn, trung bình và nhỏ như công ty đầu tư thương mại TNG, công ty cổ phần sợi Phú Bài, công ty cổ phần 28 Hưng Phú
2.6.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế
Thứ nhất, quy trình quản trị dòng tiền chưa thực sự được chú trọng.
Các DN DMNY chưa xây dựng đầy đủ quy trình quản trị dòng tiền Một số DN DMNY thực hiện quản trị dòng tiền mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát dòng tiền vào, dòng tiền ra mà chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch dòng tiền; thiết lập, thực hiện quy chế thu, chi tiền hay kiểm soát, tạo lập sự cân bằng thu, chi vốn bằng tiền.
Do đó, trên thực tế, hoạt động quản trị dòng tiền của một số DN DMNY chưa đồng bộ, thiếu nhất quán dẫn đến kết quả đạt được chưa cao, bị động và không kịp thời ứng phó với các tình huống khó khăn để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Khi xảy ra đại dịch Covid -19, phần lớn nguyên phụ liệu ngành dệt may nhập khẩu từ nước ngoài nên chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn, các DN DMNY gặp khó khăn trong việc đáp ứng đơn hàng đồng thời khách hàng mất khả năng thanh toán cũng tác động lớn đến việc thu hồi nợ.
Thứ hai, các DN DMNY chưa bám sát và cập nhật các chính sách mới của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đặc điểm cơ bản của các DN DMNY là phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài và gia công phục vụ xuất khẩu Do đó, các DN DMNY phụ thuộc nhiều vào chính sách tỷ giá, chính sách thuế của các cơ quan quản lý Nhà nước Tuy nhiên, trên thực tế, một số
DN DMNY vẫn chưa kịp thời nắm bắt các chính sách mới của các cơ quan quản lý Nhà nước dẫn đến ảnh hưởng tới kết quả quản trị dòng tiền.
Thứ ba, nguồn nhân lực chưa đáp ứng đủ yêu cầu của hoạt động quản trị dòng tiền.
Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản trị dòng tiền tại một số DN DMNY còn thiếu Một số DN DMNY vẫn còn tình trạng lồng ghép trong nhiều bộ phận, chưa có sự phân công công việc rõ ràng và không có nhân viên chuyên trách để xử lý các quyết định tài chính trong DN Hoạt động quản trị dòng tiền có thể do giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng đảm nhiệm và thường xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc hoặc Phó giám đốc Do đó, khi hoạch định phương án sản xuất kinh doanh, họ rơi vào thế thụ động nếu xảy ra rủi ro về tỷ giá hoặc lãi suất, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền thuần của DN Họ cũng không có biện pháp tối thiểu hóa chi phí vốn để tối đa giá trị cho DN.
Thứ tư, nhận thức và năng lực của nhà quản trị tài chính còn hạn chế.
Bối cảnh kinh tế -xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, kinh tế Việt Nam sẽ phải chịu nhiều tác động bất lợi từ bên ngoài, ảnh hưởng tới sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế Cụ thể:
Thứ nhất, xung đột Nga và Ukraina vẫn diễn biến phức tạp khiến giá xăng dầu thế giới và trong nước leo thang, gia tăng chi phí sản xuất, nguồn cung bị gián đoạn, lạm phát tăng cao, sức cầu quốc tế yếu; việc ban hành tiêu chuẩn quy định mới liên quan đến nguyên liệu, lao động, môi trường cho các sản phẩm nhập khẩu của các nước đối tác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ hai, sức ép về giá cả, lạm phát thế giới sẽ là áp lực cho mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% năm 2022, đặc biệt vào cuối năm kéo theo những bất ổn vĩ mô, tỷ giá, thị trường ngoại tệ; từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phục hồi kinh tế.
Thứ ba, dịch bệnh Covid-19 với các biến thể mới có thể diễn biến phức tạp cũng là mối nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng như các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Thứ tư, chính sách "Zero Covid " của Trung Quốc khiến làm chậm lại các hoạt động kinh tế và có thể gây ra những tắc nghẽn mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ năm, xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu đang gia tăng, lãi suất
USD tăng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen.
Việt Nam có cơ hội tốt để trở thành cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các thị trường lớn của thế giới khi thiết lập được một mạng lưới FTA rộng khắp và khai thác chiến lược Trung Quốc+1 của các nhà đầu tư quốc tế
Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng vào phát triển những lĩnh vực mới của nền kinh tế số; song đây cũng là thách thức lớn nếu mô hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên nhiên Giai đoạn vừa qua, mô hình này đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư,nhưng nếu tiếp tục duy trì thì càng hội nhập sâu hơn, nền kinh tế Việt Nam sẽ càng lệ thuộc vào bên ngoài, càng có nguy cơ lún sâu vào “bẫy gia công, lắp ráp” và vướng vào những nấc thang thấp của chuỗi giá trị toàn cầu Thách thức đó yêu cầu nền kinh tế ViệtNam phải đẩy nhanh sự chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo là những yếu tố không có trần giới hạn.
Sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế, đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách "Zero Covid" với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, qua đó tác động tới kinh tế Việt Nam.
Tiến trình hội nhập cũng đang gây ra sức ép điều chỉnh chính sách theo nhiều kênh, nhiều tuyến, tạo ra tác động nhiều chiều, khó kiểm soát Bản thân các FTA không bảo đảm cho nền kinh tế Việt Nam vượt lên khỏi phân khúc thấp của chuỗi giá trị toàn cầu hay đem lại nhiều việc làm có năng suất cao hơn bởi những điều này lại chủ yếu phụ thuộc vào tiến độ hoàn thiện thể chế phát triển trong nước.
Bên cạnh đó, theo dự báo của Tổng cục Hải Quan [116], kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU có thể tăng khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Tuy nhiên để vận dụng đầy đủ tiềm năng từ thị trường, còn phụ thuộc vào khả năng Việt Nam chuyển đổi nguồn nguyên vật liệu đầu vào sang nội địa hóa hoặc nhập khẩu từ các thị trường mới là Hàn Quốc, Nhật Bản Kịch bản những năm tới, doanh nghiệp trong nước cần tăng cường liên kết xây dựng các tổ hợp sản xuất theo chuỗi sợi - dệt - nhuộm - may để đáp ứng quy định về xuất xứ của khối, vừa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và sức cạnh tranh với các cường quốc dệt may khác.
Ngoài ra, các đối thủ chính của Việt Nam tại EU đều có lợi thế vượt trội về thuế quan như: Bangladesh và Campuchia được miễn thuế theo chương trình EBA, Pakistan được miễn thuế theo chương trình GSP+, đòi hỏi Việt Nam phải có bước bật lớn, cả về nâng cấp sản xuất và gia tăng chất lượng sản phẩm nếu muốn cạnh tranh bền bỉ trên thị trường.Những diễn biến nêu trên đã đặt ra nhiều yêu cầu cho ngành dệt may Việt Nam.
Mục tiêu và định hướng phát triển các DN ngành dệt may Việt Nam
3.2.1 Mục tiêu phát triển của ngành dệt may
Hiện nay, nhu cầu dệt may thế giới ngày càng gia tăng, bình quân từ 2 - 3% mỗi năm. Năng lực sản xuất ngành dệt may dồn về khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc…và khu vực Nam Á, gồm: Ấn Độ, Bangladesh Hai khu vực này đang chiếm 8% năng lực sản xuất dệt may toàn cầu Mặt khác, Trung Quốc đang có xu hướng giảm dần tỷ lệ sản xuất ở những ngành thâm dụng lao động, đẩy sản xuất sang các nước khác trong đó có Việt Nam Do đó, ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này, ngành dệt may cần quy hoạch có tính định hướng dài hạn, trong đó tập trung tháo gỡ những nút thắt và hướng đến các giá trị cốt lõi.
Theo quyết định số 1643/QĐ - Ttg về “ Phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” của Thủ tướng Chính Phủ ngày 29/12/2022 [24], định hướng của ngành dệt may cụ thể tập trung vào các mục tiêu sau:
(i) Phát triển ngành dệt may là ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giầy hàng đầu thế giới.
(ii) Đến năm 2035, ngành dệt may Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.
(i) Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8% - 7,2%/năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu đạt 7,5% - 8,0%/năm.
(ii) Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 50 - 52 tỷ USD và năm 2030 đạt 68
(iii) Tỷ lệ nội địa hoá ngành dệt may giai đoạn 2021 - 2025 đạt 51% - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56% - 60%.
(i) Tiếp tục cải thiện tỷ lệ nội địa hoá trên cơ sở thúc đẩy đầu tư nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu phát triển và sản xuất các sản phẩm dệt may, da giày trong nước, giảm nhập khẩu.
(ii) Phấn đấu thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp ngành dệt may đạt tương đương và cao hơn thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước.
(iii) Phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững; thời trang Việt Nam được ghi danh trên bản đồ thời trang thế giới với các sự kiện về thời trang thu hút được sự quan tâm và tham gia của các hãng thời trang nổi tiếng thế giới.
3.2.2 Định hướng phát triển các DN ngành dệt may Việt Nam
Hiện nay toàn cầu đang có xu hướng mở rộng quy mô và dịch chuyển trung tâm tiêu dùng hàng may mặc, nhờ công nghệ thông tin phát triển và dữ liệu lớn (big data) kết hợp với sự thay đổi, đa dạng hoá về thói quen tiêu dùng hàng may mặc Đó là xu hướng thời trang nhanh (rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ khâu thiết kế đến tay người tiêu dùng) cùng với xu hướng thời trang chậm (tiêu dùng xanh, sản phẩm may mặc thân thiện môi trường), đa dạng hoá về nguyên liệu, ứng dụng công nghệ mới vào các sản phẩm dệt may(vải giữ nhiệt, vải điều hoà không khí nhiệt độ, vải khử mùi, vải tự làm sạch, v.v…).Việt Nam với quy mô dân số đạt trên 95 triệu dân năm 2020 và trên 100 triệu dân vào năm 2030 hứa hẹn sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho các DN Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cùng với sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu hứa hẹn mức chi tiêu cho các mặt hàng may mặc tăng trưởng nhanh hơn.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước cũng như trước những cơ hội và thách thức như đã phân tích ở trên, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam sẽ phát triển theo hướng hình thành và phát triển chuỗi cung ứng trong nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ và tận dụng các FTAs đã ký kết, qua đó góp phần tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong nước, dần dần cải thiện năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dệt may Bên cạnh đó, các DN dệt may cũng sẽ tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới mô hình kinh doanh phù hợp với xu thế tiêu dùng mới.
Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.3.1 Các giải pháp trực tiếp
3.3.1.1 Nâng cao chất lượng lập kế hoạch dòng tiền Để tăng cường quản trị dòng tiền, giúp tiền được sử dụng một cách tối ưu, trước hết các DN DMNY cần lập kế hoạch dòng tiền Kế hoạch dòng tiền cũng là cơ sở để DN kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền, từ đó đưa ra giải pháp quản trị dòng tiền đúng đắn Nhờ đó, các DN DMNY sẽ có kế hoạch huy động vốn trong trường hợp thiếu hụt tiền Vì vậy, một trong những nguyên tắc để quản trị dòng tiền hiệu quả là phải xây dựng kế hoạch dòng tiền rõ ràng.
Dự báo dòng tiền chính xác
Dự báo dòng tiền giữ vai trò quan trọng trong lập kế hoạch dòng tiền của các DN DMNY Dự báo dòng tiền giúp các DN biết vị thế thanh khoản, số dư tiền mặt trong tương lai, có thể theo dõi dòng tiền vào và ra, đồng thời ước tính nhu cầu tiền mặt đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỗi thời điểm và trong từng thời kỳ cụ thể Việc dự báo dòng tiền chính xác sẽ giúp các DN DMNY đi đúng hướng, đưa ra các quyết định phù hợp và dễ dàng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Tuy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, các DN DMNY có thể tiến hành dự báo dòng tiền ngắn hạn hoặc dự báo dòng tiền trung và dài hạn.
(1) Dự báo dòng tiền ngắn hạn
Dự báo ngắn hạn giúp các DN DMNY đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày Do đặc điểm của ngành dệt may có chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu rất nhạy với thu nhập và việc làm nên việc dự báo dòng tiền của các DN dệt may niêm yết cần căn cứ trên cơ sở:(i) Dự đoán và lập kế hoạch lưu chuyển tiền bằng cách so sánh các luồng nhập và xuất quỹ tiền mặt để cân đối tiền mặt (ii) Đánh giá các báo cáo dòng tiền, lợi nhuận và bảng cân đối kế toán năm tài chính gần nhất (iii) Điều chỉnh, tính toán giá gốc, chi phí vận hành, chi phí trực tiếp, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế để đánh giá xu hướng hiện tại.(iv) Xây dựng bảng dự báo doanh số thực tế dựa trên các dòng sản phẩm và mùa vụ (v) Đánh giá thực trạng dòng tiền
Trong các yếu tố trên, việc đánh giá thực trạng dòng tiền là khâu quan trọng giúp các
DN dệt may niêm yết thu thập thông tin phục vụ lập kế hoạch dòng tiền Các DN DMNY cần đánh giá thực trạng dòng tiền trên cơ sở xem xét đối với cả ba hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính Việc đánh giá cụ thể dòng tiền với từng loại hoạt động sẽ giúp nhà quản trị tài chính nhận biết rõ ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính, đối với lượng tiền và các khoản tương đương tiền tạo ra trong kỳ của DN.
Thông thường, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền quan trọng phản ánh lượng tiền bản thân DN tạo ra, không phải huy động thêm vốn đầu tư hoặc vay nợ Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương và cao thể hiện tiền được tạo ra từ hoạt động bán hàng nhiều, thu tiền từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu cho DN Đây là dấu hiệu tốt vì đảm bảo khả năng thanh toán cho DN.
Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương và cao chứng tỏ DN đã thu hồi các khoản đầu tư tài chính, nhượng bán tài sản cố định Trường hợp này chứng tỏ đầu tư của
DN bị thu hẹp và năng lực sản xuất, kinh doanh bị giảm sút.
Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính dương và cao chứng tỏ DN đã sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài nhiều hơn (đi vay hoặc phát hành trái phiếu ).
Căn cứ vào mục đích đánh giá, các DN DMNY có thể đánh giá thực trạng dòng tiền dựa theo mục tiêu, theo quy trình hoạt động, có thể đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất Việc đánh giá thực trạng dòng tiền có thể được các DN DMNY cân nhắc thực hiện thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc được thực hiện thông qua các tổ chức, cá nhân thuê ngoài.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng dòng tiền thuần từ ba hoạt động, nhà quản trị tài chính sẽ xác định được nguyên nhân tác động đến dòng tiền, từ đó đề xuất quy trình quản trị dòng tiền phù hợp cho các kỳ kinh doanh kế tiếp.
Bên cạnh đó, các DN DMNY cần xác định tỷ trọng của dòng tiền từng hoạt động (kinh doanh, đầu tư và tài chính) so với dòng tiền thuần trong kỳ, từ đó nhận biết tình hình tài chính của DN và có phương án điều chỉnh phù hợp.
Thực tế cho thấy: các DN DMNY quy mô vốn nhỏ và trung bình có dòng tiền thuần hạn chế, đồng thời sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới Các DN quy mô lớn thường có dòng tiền dồi dào, đã ứng dụng tự động hóa theo từng công đoạn sản xuất, có kế hoạch triển khai công nghệ tự động hóa kết nối Do đó, các DN DMNY cần dự báo dòng tiền trong ngắn hạn dựa trên tình hình kinh doanh và thay đổi của thị trường phù hợp với điều kiện thực tế Cụ thể, DN quy mô nhỏ và trung bình có thể dự báo trong thời gian một tuần Đối với các DN quy mô vốn lớn có dòng tiền mạnh có thể dự báo dòng tiền một lần trong một tháng hoặc quý.
Với bảng dự báo doanh số sát với thực tế, DN sẽ tối ưu hóa mức tồn kho và dòng tiền vào mỗi kỳ Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lập bảng dự báo, gồm: mức tăng trưởng kinh tế, nhu cầu, cạnh tranh, mùa vụ và kỳ vọng về quy mô thị trường Để dự báo dòng tiền chính xác, các DN DMNY có thể căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, vào báo cáo tài chính của các năm trước, vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội hoặc căn cứ vào dự báo của Hiệp hội dệt may Việt Nam Trên cơ sở đó, các DN DMNY sẽ lập kế hoạch dòng tiền sát với mục tiêu quản trị dòng tiền đã đề ra đầu kỳ, đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết trong từng thời kỳ và có các phương án cân đối thu, chi phù hợp thực tế. Để đảm bảo chất lượng của việc dự báo dòng tiền, các DN DMNY cần thường xuyên xem xét sự sai lệch giữa dự báo và thực tế Các sai lệch cần được phân tích hàng ngày. Các chênh lệch lớn cần được phân tích để xác định nguyên nhân, thực hiện các điều chỉnh cho các dự báo tiếp theo để nâng cao chất lượng dự báo.
(2) Dự báo dòng tiền trung và dài hạn
Dự báo dòng tiền trung hạn giúp tối ưu hóa thời hạn đầu tư, thời gian đáo hạn và giảm thiểu sai lệch Dự báo dòng tiền dài hạn rất quan trọng đối với việc ra quyết định của các
DN DMNY trong các lĩnh vực như lập kế hoạch vốn, lập ngân sách, đầu tư chiến lược và các quyết định cấp vốn dài hạn.
Dự báo dài hạn thường được thực hiện bởi bộ phận tài chính và lập kế hoạch của công ty để nắm bắt dự báo về doanh thu, chi phí và thay đổi trong bảng cân đối kế toán trong vòng 3 - 5 năm Điều này thường bao gồm việc lập kế hoạch ngân sách và lập kế hoạch kinh doanh, xem xét các dự báo về doanh thu và chi phí, tỷ lệ các khoản vốn lưu động để bán hàng và dự báo các khoản mục cân đối khác thu hút dòng tiền trong hoạt động tài chính và đầu tư. Để dự báo dòng tiền dài hạn, các DN DMNY cần phân tích độ nhạy cảm để bù đắp các yếu tố như sự biến động của tiền tệ, chuyển động lãi suất, tác động lạm phát, ảnh hưởng kinh tế và các thay đổi của ngành và thị trường khác, từ đó đưa ra quyết định lập kế hoạch dòng tiền.
Sử dụng các công cụ giúp dự báo dòng tiền chính xác
Trên cơ sở xem xét những khoản thu, chi, dự báo dòng tiền sẽ giúp các DN DMNY chủ động trong việc cân đối dòng tiền vào và dòng tiền ra, giúp nguồn tiền được sử dụng hiệu quả nhất Tuy nhiên việc dự báo dòng tiền không thực hiện và thường phát sinh sai lệch Để dự báo dòng tiền đạt hiệu quả cao nhất, các DN DMNY cần sử dụng những công cụ hỗ trợ như Fast, ERP Các công cụ này sẽ phát huy tác dụng sau khi đã tính đến những yếu tố bên trong và bên ngoài DN phát sinh có thể tác động đến dòng tiền.
3.3.1.2 Thiết lập quy chế thu, chi tiền chặt chẽ, phù hợp