1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

337 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 337
Dung lượng 16,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.1. Khái niệm về giám định (20)
      • 1.1.1. Khái niệm (20)
      • 1.1.2. Giám định đào tạo vận động viên, đánh giá quá trình huấn luyện (20)
      • 1.1.3. Giám định huấn luyện thể lực đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa (23)
    • 1.2. Đặc điểm thi đấu môn bóng chuyền (24)
    • 1.3. Những xu thế trong thi đấu bóng chuyền hiện đại (26)
      • 1.3.1. Xu thế chiếm ưu thế tầm cao trên lưới (26)
      • 1.3.2. Xu thế nâng cao trình độ kỹ thuật cá nhân (27)
      • 1.3.3. Xu thế nhanh trong thực hiện kỹ thuật, chiến thuật (29)
      • 1.3.4. Xu thế chú trọng công tác HL năng lực tâm lý (29)
      • 1.3.5. Xu thế nâng cao thể lực (30)
      • 1.3.6. Xu thế nâng cao năng lực yếm khí (30)
    • 1.4. Đặc điểm công tác tập luyện và thi đấu bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt Nam (0)
    • 1.5. Đặc điểm huấn luyện thể lực trong môn bóng chuyền (32)
      • 1.5.1. Huấn luyện sức mạnh (34)
      • 1.5.2. Huấn luyện sức nhanh (42)
      • 1.5.3. Huấn luyện sức bền (48)
    • 1.6. Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao (55)
      • 1.6.1. Vai trò và ý nghĩa của xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ (56)
      • 1.6.2. Tính chu kỳ hay chu kỳ hóa trong quá trình huấn luyện. (Bompa)[78] (56)
      • 1.6.3. Đặc điểm các giai đoạn trong kế hoạch HL năm (57)
    • 1.7. Đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên. (VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa tuổi từ 21 đến 33) (62)
      • 1.7.1. Đặc điểm về tâm lý (62)
      • 1.7.2. Đặc điểm sinh lý (63)
    • 1.8. Đôi nét về giải vô địch bóng chuyền Việt Nam (65)
    • 1.9. Giới thiệu đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa (66)
    • 1.10. Một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan (0)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU (70)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 2.1.1. Đối tương nghiên cứu… (0)
      • 2.1.2. Khách thể nghiên cứu… (70)
      • 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu (70)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (70)
      • 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan (70)
      • 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn (71)
      • 2.2.3. Phương pháp kiểm tra hình thái (72)
      • 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh (0)
      • 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý (75)
      • 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm (76)
      • 2.2.7. Phương pháp toán thống kê (0)
    • 2.3. Tổ chức nghiên cứu (83)
      • 2.3.1. Thời gian nghiên cứu (83)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (0)
      • 2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (85)
    • 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt nam năm 2017 (85)
      • 3.1.1. Thực trạng nhận thức về công tác giám định huấn luyện thể lực của ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam (86)
      • 3.1.2. Thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực của các đội mạnh bóng chuyền (89)
      • 3.1.3. Thực trạng trình độ chuẩn bị thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa đầu thời kỳ chuẩn bị năm 2017 (96)
      • 3.2.1. Giới thiệu kế hoạch huấn luyện đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa năm 2017. (Phụ lục 11) (132)
      • 3.2.2. Đề xuất thay đổi tỷ trọng lượng vận động các yếu tố cấu thành năng lực thể thao VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa theo kế hoạch huấn luyện năm 2017 (0)
      • 3.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác giám định huấn luyện thể lực cho VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa qua chu kỳ I của kế hoạch huấn luyện năm 2017 (141)
      • 3.2.4. Bàn luận đánh giá sự biến đổi các chỉ số và test về hình thái, chức năng (0)
    • 3.3. Xây dựng tiêu chuẩn giám định và ứng dụng kiểm nghiệm thực tiễn công tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa (0)
      • 3.3.1. Kiểm định phân phối chuẩn cho từng chỉ số, test để giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. 138 3.3.2. Xây dựng thang điểm đánh giá thể lực cho nam VĐV đội bóng chuyền (0)
      • 3.3.3 Phân loại tiêu chuẩn từng chỉ số, test đánh giá thể lực cho nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa (0)
      • 3.3.4: Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn giám định và ứng dụng kiểm nghiệm thực tiễn công tác HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam (0)
  • KẾT LUẬN (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (213)

Nội dung

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khái niệm về giám định

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Giám định là "Kiểm tra và kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định”.[64], [66]

Từ điển Hán - Việt: Giám định là “Xem xét để quyết định".

Từ điển tiếng Anh Expertise (giám định) có nhiều nghĩa:

- Động từ: Là “đưa ra ý kiến của giới chuyên môn (về 1 vấn đề nào đó)".

- Danh từ: Là “ý kiến của giới chuyên môn (về 1 vấn đề nào đó)", ý kiến về mặt chuyên môn.

Theo nghị định 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì giám định công nghệ được định nghĩa: “Giám định công nghệ là hoạt động xem xét, đánh giá tính khả thi và sự phù hợp của công nghệ được lựa chọn so với chính sách phát triển công nghệ của Nhà nước và mục tiêu, nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ, dự án đầu tư"[36], Thí dụ như: Giám định y khoa, giám định giống lúa mới, giám định công nghệ (sau đầu tư), giám định công trình (đã xây dựng xong).

Khái niệm giám định khoa học huấn luyện:

Theo Thông tư số 03/2015/TT-BVHTTDL về giám định khoa học huấn luyện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì khái niệm giám định khoa học HL là: “Giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao của vận động viên là việc sử dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ và các thiết bị đo lường để kiểm tra, đánh giá tổng hợp về trình độ tập luyện của vận động viên” [51], nội dung giám định khoa học được trình bày rõ ở điều 6 thông tư này Nó bao gồm: Kiểm tra, đánh giá thể lực, kỹ thuật, hình thái, chức năng, tâm lý và kiểm tra doping theo các chỉ tiêu do Hội đồng giám định đề xuất trình Tổng cục Thể dục thể thao xem xét, quyết định. Đây thật sự là một bước chuyển biến cơ bản, lâu dài về công tác quản lý nhằm ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong đào tạo VĐV tại Việt Nam trong thời gian tới.

1.1.2 Giám định đào tạo vận động viên, đánh giá quá trình huấn luyện

Giám định: Là công việc kiểm tra, đánh giá chung đối với hầu hết đối tượng.

Giám định liên quan đến sự đo lường, kiểm tra, và các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng để xác nhận chắc chắn các thông số kỹ thuật đặc trưng liên quan đến đối tượng giám định. Kết quả giám định thông thường được so sánh với các yêu cầu và các tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm xây dựng mục tiêu đã định đối với đối tượng giám định.

Giám định công tác đào tạo vận động viên là công tác kiểm tra quá trình tập luyện, thi đấu của vận động viên bằng cách sử dụng các phương pháp, biện pháp, phương tiện kiểm tra, xem xét, phân tích kết quả tập luyện của vận động viên sau một thời gian tập luyện, qua đó đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bằng cách so sánh với những chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch huấn luyện Công tác giám định huấn luyện thường chỉ được thực hiện thông qua thành tích thi đấu hàng năm so với chỉ tiêu đăng ký. Đánh giá quá trình huấn luyện: Lập kế hoạch HL cùng kiểm tra và đánh giá quá trình đó là một thể thống nhất Đánh giá quá trình HL cho phép kết luận về mức độ phát triển của VĐV, mức độ hiệu quả của các phương tiện và phương pháp tập luyện, giáo dục VĐV và LVĐ trong tập luyện.

Bảng 1.1: Hệ thống đánh giá tập luyện

Hệ thống đánh giá Đánh giá tập luyện Đánh giá thi đấu

-Tài liệu về tập luyện.

-LVĐ, các chỉ tiêu thực hiện.

-Nhật ký của VĐV, HLV.

-Kiểm tra các chỉ tiêu hình thái.

-Kiểm tra các chỉ tiêu y sinh học.

-Kiểm tra các chỉ tiêu tâm lý.

Dù cố gắng hoàn chỉnh đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi những dao động nhất định so với thực tế (kế hoạch HL chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên đã biết và chưa biết, đã có hoặc mới nảy sinh) Do vậy, trong quá trình thực hiện kế hoạch cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và phân tích, đối chiếu

6 giữa các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch và kết quả thực tế đề chính xác hoá kế hoạch (điều chỉnh) nhằm đạt được các mục đích đề ra Để làm việc này, người ta dựa vào các chỉ tiêu về: Sư phạm, hình thái, y sinh học và tâm lý; các tài liệu về tập luyện: Nhật ký HL của HLV, nhật ký tập luyện của VĐV, các yếu tố xác định thành tích và nhịp độ phát triển thành tích [55]

Nội dung đánh giá gồm:

- Thành tích của VĐV trong các cuộc kiểm tra và các cuộc thi đấu Từ sự so sánh thành tích đạt được này với các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch mà HLV rút ra các kết luận, để điều chỉnh kế hoạch HL trong giai đoạn đó.

- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về LVĐ tập luyện của VĐV So sánh kết quả thực hiện được với dự kiến đề ra trong kế hoạch, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa việc thực hiện chỉ tiêu về LVĐ tập luyện so với dự kiến đề ra, mức độ hiệu quả của LVĐ tập luyện đối với sự phát triển năng lực thể thao.

- Đánh giá từng yếu tố của năng lực thể thao, đặc biệt là nhận thức, tư tưởng và nhân cách VĐV, trình độ phát triển kỹ thuật, chiến thuật, các tố chất thể lực

- Đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ tập luyện của VĐV.

- Đánh giá việc thực hiện các yêu cầu tập luyện.

- Đánh giá mức độ nhận thức chuyên môn và chung của VĐV.

- Đánh giá mối quan hệ của VĐV trong đội và trong các mối quan hệ xã hội.

Những tài liệu cần trong quá trình đánh giá là:

- Biên bản kiểm tra trong quá trình tập luyện và thi đấu, biên bản kiểm tra y học của VĐV.

- Sổ tay, nhật ký hoặc giáo án HL của HLV.

- Sổ tay hoặc nhật ký tập luyện của VĐV.

- Quan sát thường xuyên hoạt động của VĐV trong tập luyện và thi đấu

- Đánh giá của VĐV về kết quả tập luyện của mình và nhận xét của tập thể đội. Để việc tuyển chọn và HL các môn thể thao đạt trình độ cao, điều đầu tiên là phải nắm chắc tính chất đặc trưng của môn thể thao, từ đó xác định tư tưởng chỉ đạo công tác HL môn thể thao đó, bố trí quá trình HL phù hợp và có tính sáng tạo, sử dụng các phương pháp và biện pháp HL có hiệu quả để nâng cao thành tích thể thao.

Như vậy, ở những môn thể thao khác nhau thì có những đặc trưng khác nhau. VĐV ở các môn thể thao lại càng có sự khác biệt: Khác biệt giữa cá thể này với cá thể khác, khác biệt ở đặc điểm tâm - sinh lý, sinh hóa, tố chất VĐ, của VĐV môn này với môn khác, khác biệt về LVĐ tập luyện ở các vùng cường độ trong các môn thể thao, Vì vậy, việc giám định khoa học HL cũng có sự khác nhau, nên không thể dùng một tiêu chuẩn nào đó để làm thước đo đánh giá cho tất cả các môn thể thao, mà phải có các chỉ tiêu đánh giá cho từng môn thể thao cụ thể

1.1.3 Giám định huấn luyện thể lực đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa Để xây dựng một số tiêu chuẩn giúp cho việc giám định hiệu quả huấn luyện thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa, đề tài tập trung vào việc lựa chọn các chỉ tiêu cũng như ứng dụng để kiểm tra và đánh giá trình độ thể lực chung và chuyên môn của nam VĐV, cùng việc xem xét kế hoạch huấn luyện năm 2017 đã được biên soạn của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa, làm cơ sở tư vấn định hướng điều chỉnh lượng vận động, cùng xây dựng kế hoạch chi tiết tập luyện thể lực để ứng dụng điều khiển cho phù hợp tương ứng với từng giai đoạn theo kế hoạch huấn luyện năm 2017, từ đó làm rõ tính hiệu quả của tư vấn giám định trong huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa và xây dựng một số tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho VĐV Bóng chuyền Do vậy, trên cơ sở thống nhất khái niệm giám định khoa học của thông tư 03, thì nội dung của giám định HL thể lực cho VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa là: “Việc sử dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ và các thiết bị đo lường để đánh giá trình độ thể lực cho VĐV bóng chuyền, giúp cho việc tư vấn điều chỉnh lượng vận động và xây dựng kế hoạch tập luyện thể lực nhằm ứng dụng trong điều khiển quá trình huấn luyện của nam vận động viên bóng chuyền”.

Thời điểm giám định: Trước và sau của giai đoạn chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của vòng 1 giải vô địch quốc gia 2017.

Nội dung giám định: Kiểm tra, đánh giá thực trạng thể lực, kỹ thuật, hình thái, chức năng, tâm lý của VĐV và tư vấn giám định thông qua việc điều chỉnh lượng vận động và xây dựng kế hoạch chi tiết để HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa.

Giám định hiệu quả HL thể lực VĐV:

* Bên ngoài: Độ tăng tiến thành tích sức mạnh, sức mạnh tốc độ, sức nhanh và sức bền sau từng giai đoạn huấn luyện.

* Bên trong: Sự cải thiện về hệ thống chức năng tuần hoàn, hô hấp và hệ vận động sau 1 giai đoạn huấn luyện.

Đặc điểm thi đấu môn bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, đối kháng không trực tiếp, quá trình thi đấu chủ yếu liên quan đến tinh thần đoàn kết nội bộ, khả năng phối hợp giữa các cá nhân, nhóm, tập thể Kết quả sự phối hợp tập thể, năng lực thi đấu toàn diện của từng cá nhân VĐV là nhân tố quyết định đến hiệu quả trong quá trình thi đấu và giành thắng lợi cuối cùng

Từ năm 1999, Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) áp dụng luật thi đấu mới, mang lại cho môn bóng chuyền nhiều thay đổi về hình thức cũng như chuyên môn trong thi đấu, mục đích là tăng tính hấp dẫn, đẹp mắt, quyết liệt, trong đó có hai sự thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến công tác tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền là:

- Áp dụng hệ thống tính điểm trực tiếp (mỗi hiệp 25 điểm, hiệp 5 là 15 điểm), thời gian trung bình mỗi trận đấu chỉ còn khoảng 60 đến 90 phút, trận đấu diễn ra căng thẳng, nhanh và quyết liệt từng điểm, cơ hội thắng thua các đội trong giải là ngang bằng nhau, các yếu tố về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý là những nhân tố chính quyết định đến hiệu quả trận đấu.

- Thêm VĐV Libero được thay tự do ở hàng sau mục đích giảm bớt sự mất cân đối giữa hoạt động chiến thuật tấn công và phòng thủ trong thi đấu bóng chuyền nam, đồng thời tạo sự cân đối giữa xu thế bóng chuyền thiên về sức mạnh châu Âu, châu

Mỹ với xu thế bóng chuyền thiên về tốc độ và linh hoạt của châu Á [12], [19], [21]

Hoạt động trong thi đấu bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ, các tình huống thi đấu diễn ra liên tục giữa hai mặt tấn công và phòng thủ, hiệu quả việc thực hiện liên hoàn các động tác kỹ thuật, chiến thuật là nhân tố chính tạo nên hiệu quả thi đấu cho mỗi cá nhân và sự phối hợp tập thể.

Trong quá trình thi đấu, các VĐV phải xoay theo vòng đến từng vị trí quy định từ hàng sau đến hàng trước, có nghĩa là chuyển từ vị trí phòng thủ sang vị trí tấn công liên tục trong đội hình, do vậy, yêu cầu chuẩn bị năng lực toàn diện về tấn công và phòng thủ của từng VĐV là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thi đấu của toàn đội Hệ quả của luật xoay vòng trong thi đấu là các đội bóng phải luôn chuẩn bị đến 6 đội hình khác nhau trong đỡ phát bóng - tấn công và phòng thủ - phản công, đây là nguyên nhân các đội bóng trình độ cao luôn hướng đến việc chuyên môn hóa chức năng các VĐV trong đội hình chiến thuật Mỗi vị trí trong đội hình chiến thuật có đặc điểm mô hình động tác kỹ thuật khác nhau trong hoạt động thi đấu nên yêu cầu về năng lực về sức mạnh, tốc độ, linh hoạt khác nhau.

Tính chất đối kháng giữa hai mặt tấn công và phòng thủ trong thi đấu bóng chuyền chủ yếu là các hoạt động đập, chắn trên lưới nên các yếu tố chiều cao, sức bật, sức mạnh, tốc độ của các VĐV là những nhân tố cần thiết trong quá trình thi đấu Tiếp xúc bóng trong bóng chuyền chủ yếu bằng tay, không giữ bóng, giới hạn số lần chạm bóng trước khi chuyển sang sân đối phương Do vậy, trình độ kỹ - chiến thuật điêu luyện, hoàn hảo là kỹ năng cần thiết của các VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay.

Thi đấu bóng chuyền hiện đại, hoạt động tấn công vượt trội so với phòng thủ

(có nhiều VĐV tấn công so với 3 VĐV chắn bóng), tốc độ đập bóng và phát bóng ngày càng nhanh, mạnh, tầm quá cao, vượt quá khả năng quan sát phản xạ của các VĐV phòng thủ hàng trước cũng như hàng sau Điều này làm trận đấu liên tục bị ngắt quãng, thời gian bóng trong cuộc ngắn hơn thời gian nghỉ giữa các pha bóng.

Bóng chuyền thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, số lượng VĐV nhiều, tốc độ bóng nhanh (tốc độ phát bóng và đập bóng các VĐV bóng chuyền thế giới hiện nay có thể trên 130km/giờ cho nam và trên 100km/giờ cho nữ)

Do vậy, năng lực phán đoán, tốc độ di chuyển, sự phối hợp chiến thuật của các VĐV với nhau rất quan trọng Ngoài ra, với tính chất thời gian thi đấu không hạn chế, cách biệt thắng thua chỉ từ vài điểm Để đáp ứng yêu cầu thi đấu, phẩm chất về năng lực tâm lý, trí tuệ, khả năng tư duy chiến thuật là những nhân tố cần thiết của VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay.

Các đội bóng chuyền trình độ cao hiện nay đều thi đấu với đội hình chiến thuật5:1, để đáp ứng đặc điểm hệ thống chiến thuật, các VĐV được phân thành các nhóm chuyên môn hóa chức năng thi đấu như sau: nhóm chủ công, nhóm phụ công, nhóm chuyền hai, nhóm Libero [12], [40], [93], [100], [103]

Những xu thế trong thi đấu bóng chuyền hiện đại

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại về y học, tâm lý, dinh dưỡng vào công tác HL đã mang lại hiệu quả, thực tế cho thấy các đội bóng đạt thành tích cao trong thời gian gần đây đều ở các nước có trình độ khoa học và công nghệ phát triển Các nghiên cứu tổng kết gần đây của các tác giả như: Al Scates&Mike L

(2003) [79], FIVB (2002) [83] đã xác định về các xu thế phát triển bóng chuyền hiện nay như sau:

1.3.1 Xu thế chiếm ưu thế tầm cao trên lưới

Bóng chuyền ngày càng có xu hướng tăng chiều cao, thành tích các đội mạnh trên thế giới hiện nay đều có quan hệ tỷ lệ thuận với chiều cao của các VĐV Nhiều VĐV bóng chuyền nam có chiều cao trên 210cm, có tầm tấn công 370cm và tầm chắn 350cm trên lưới như: Matey Kaziyki (Bulgaria) 370cm, Robert Horstink (Hà Lan) 365cm, Metodi Ananiev (Bulgaria) 363cm VĐV nam xuất sắc nhất thế giới năm 2013 Dmitryi Muserkyi (Nga) có chiều cao 218cm, tầm đập 375cm, tầm chắn 347cm…

Các VĐV này đã góp phần lớn cho đội bóng của họ giữ các ngôi đầu bảng xếp hạng bóng chuyền thế giới hiện nay [40],[93], [100], [103]

Biểu đồ 1.1: Tương quan chiều cao và thành tích thi đấu các đội bóng chuyền nam hàng đầu thế giới từ Olympic 1968 đến Olympic 2012 (FIVB)

Kết quả nghiên cứu tổng kết của FIVB [82] về tầm cao trên lưới từ 21 đội tuyển bóng chuyền quốc gia nam trình độ cao thế giới năm 2013: Argentina, Bỉ, Brazil, Bulgaria, Canada, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Iran, Ý, Nhật, Ba Lan, Bồ Đào Nga, Puerto Rico, Nga, Hà Lan, Serbia, Mỹ.

Tầm đập trung bình: Nam: 346.cm, cao nhất: 375cm; Nữ: 314cm, 312cm.

Tầm chắn trung bình: Nam: 323cm, cao nhất: 348cm; Nữ: 285cm, 325cm.

1.3.2 Xu thế nâng cao trình độ kỹ thuật cá nhân

Nhiều đội bóng hiện nay xây dựng chiến thuật thi đấu chủ yếu dựa trên việc khai thác năng lực cá nhân của các VĐV xuất sắc trong đội hình thi đấu như: Giba (Brazil), Zaytsev (Ý), Dimitriy Muserkiy (Nga), Bruno Rezende (Brazil), Salparov (Nga)

…Trình độ cá nhân vượt trội của các VĐV này đã trở thành xu thế trong công tác HL bóng chuyền hiện nay.

* Phát bóng: Phát bóng trong bóng chuyền hiện đại là hoạt động tấn công đầu tiên, đồng thời phát bóng còn là một phần trong hệ thống chiến thuật phòng thủ do ngăn cản đối phương không có điều kiện tốt nhất để tấn công Tận dụng ưu thế về chiều cao, sức bật tốt, kỹ thuật nhảy phát bóng được hầu hết các VĐV hiện nay thực hiện, kể cả các đội bóng khu vực châu Á, nhiều chuyên gia bóng chuyền thế giới đã tổng kết: Phát bóng tốt đã giành được 50% cơ hội thắng trận đấu.

- Nhảy phát bóng tấn công (jump service) có đà và tại chỗ, kỹ thuật phát này có thể tạo tốc độ bóng bay sang sân đối phương trên 32m/s (khoảng trên 130km/giờ) Các VĐV tài năng cho loại hình này là Granvoka (Pháp), Milinkovic (Argentina), Sartoretti (Ý), Abramos (Nga)…

- Nhảy phát bóng bay (float jump service) bằng một chân và hai chân, mục đích tạo điểm rơi chuẩn vào các vị trí yếu trên sân đối phương kiểu phát này cũng có thể tạo ra tốc độ bay đến 32m/schonam và 29m/s cho nữ Các VĐV tiêu biểu tạo được hiệu quả loại hình phát này là Conte (Brazil), Anitga (Argentina)và đa số là các VĐV khu vực châu Á.

* Chắn bóng: Thể hình cao là chưa đủ, khả năng di chuyển ngang nhanh nhẹn dọc theo chiều dài lưới suốt trận đấu và khả năng “đọc trận đấu nhanh” là phẩm chất quan trọng cần thiết của một VĐV phụ công hiện đại HLV Valeri Alferov (Nga) cho rằng: Nhiệm vụ chính của VĐV phụ công hiện tại là đảm bảo sự phối hợp hành động của mình trong việc phòng thủ lưới từ đầu đến cuối trận đấu Cuộc cách mạng trong chiến thuật chắn bóng đã làm thay đổi lối chơi của VĐV phụ công và trở thành một xu thế quan trọng trong thi đấu bóng chuyền hiện nay Tại Olympic 2012, đội Nga giành chức vô địch chủ yếu là nhờ chiến thuật phối hợp chắn bóng, chiếm tỉ lệ 24% chắn thành công mỗi trận,VĐV Muserskiyghi nhiều điểm chắn bóng nhất trong một trận đấu với từ 13 đến 18 điểm

* Libero: Mục đích tăng cường thêm VĐV phòng thủ nhằm tạo sự cân bằng giữa tấn công và phòng thủ đã phát huy được hiệu quả trong thi đấu bóng chuyền hiện đại VĐV libero đã trở thành một thành viên quan trọng trong hệ thống chiến thuật của toàn đội, không còn khái niệm là một VĐV chuyên phòng thủ hàng sau Di chuyển thông minh, kỹ thuật hoàn hảo, khả năng phán đoán và tốc độ tốt là những phẩm chất Libero hiện nay trong đội hình chiến thuật Đội tuyển Ý luôn thi đấu với hai VĐV Libero, các VĐV được xem là mẫu Libero hiện đại có khả năng đỡ chuyền một và phòng thủ toàn diện như: Obmachaev (Nga), Hubert Henno (Pháp), Salparov (Nga)

1.3.3 Xu thế nhanh trong thực hiện kỹ thuật, chiến thuật

Chiều cao cơ thể và sức bật tốt đối với xu thế bóng chuyền hiện nay là chưa đủ, do tốc độ thi đấu, tốc độ bóng qua lại hai bên sân ngày càng nhanh hơn (28m/s cho nam và 20m/s cho nữ, thời gian chạm bóng 0.25 - 0.33giây) nên đòi hỏi các VĐV bóng chuyền hiện đại phải có năng lực tốc độ và điêu luyện trong việc xử lý bóng trên lưới Một ví dụ, các VĐV bóng chuyền Cuba có chiều cao trung bình từ 194cm - 195cm, nhưng họ có thể đánh bại các đội bóng châu Âu có chiều cao thân thể tốt hơn do họ luôn biết cách tăng tốc độ trận đấu

Mục đích của các hành động nhanh trong thực hiện kỹ thuật, chiến thuật nhằm tạo sự chủ động trong điều khiển bóng và phối hợp giữa các VĐV dọc theo chiều dài và không gian trên lưới Bóng được chuyền từ hàng sau đến hàng trước, từ VĐV chuyền hai đến các khu vực tấn công có tốc độ nhanh và điểm rơi biến hóa, đa dạng sẽ luôn gây sự bất ngờ cho phòng thủ lưới đối phương Có thể khẳng định, khả năng phối hợp nhanh, nhuần nhuyễn giữa các VĐV trong đội hình chiến thuật là yếu tố chính để giành thế chủ động trong thi đấu bóng chuyền hiện đại, VĐV có trình độ kỹ thuật điêu luyện mới có thể thực hiện được các hành động này.

Thành công của bóng chuyền nữ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc trước đây và Thailand hiện nay đã chứng minh xu thế nhanh trong phối hợp chiến thuật tập thể vẫn là xu thế thi đấu bóng chuyền hiện đại [22], [34], [103]

1.3.4 Xu thế chú trọng công tác HL năng lực tâm lý

Luật tính điểm trực tiếp làm trận đấu diễn ra căng thẳng, quyết liệt, cơ hội thắng thua là ngang bằng nhau, nếu không duy trì được sự ổn định về tâm lý và tinh thần vững vàng, đối phương sẽ tạo áp lực và lên điểm rất nhanh Tinh thần thi đấu giảm sút là nguyên nhân mắc lỗi “tự hỏng” trong thực hiện kỹ - chiến thuật cá nhân và toàn đội. Các HLV thế giới đều đồng quan điểm tiêu chuẩn tâm lý VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay là phải duy trì sự nỗ lực từ khi trận đấu bắt đầu đến khi kết thúc HLV Vladimir Alekno (Nga) cho rằng: Hành vi, thái độ tập trung, thi đấu tích cực và ý thức nâng cao trình độ chuyên môn của các VĐV Brazil là một xu thế HL bóng chuyền hiện đại.[100]

Mặt khác, bóng chuyền là môn chiến thuật, trong quá trình thi đấu các năng lực tâm lý như: tự tin, năng động, tập trung, ý chí mạnh mẽ, trí thông minh…là những yếu

14 tố cần thiết của VĐV khi thực hiện nhanh các hành động kỹ thuật, chiến thuật cá nhân trong điều kiện căng thẳng và thể lực giảm sút [40], [56], [67], [73],[100], [103]

1.3.5 Xu thế nâng cao thể lực

Khối LVĐ trong thi đấu bóng chuyền rất lớn, các VĐV phải vừa quan sát tốc độ bóng bay, đồng đội, đội hình đối phương, di chuyển tốc độ cao, bật nhảy trên không, lăn ngã liên tục trong diện tích sân nhỏ Theo Kraemer và Hakkinen (2012)

Đặc điểm huấn luyện thể lực trong môn bóng chuyền

Hiện nay trong xu hướng HL bóng chuyền hiện đại cùng với việc HL kỹ-chiến thuật thì nội dung HL thể lực lại rất được các HLV chú trọng đề cao bởi vì mức độ ảnh hưởng của thể lực là một trong những nhân tố quyết định giúp VĐV đạt được năng lực phong độ cao và thành tích cao.

Trong HL thể lực gồm 3 tố chất chính đó là sức nhanh, sức mạnh và sức bền.

Từ 3 tố chất đó phối hợp với nhau ta lại có những tố chất khác nhau (xem hình

1.1) Trong các môn thể thao có bóng nói chung và môn bóng chuyền nói riêng thì phải cần đến nhiều tố chất khác, ví dụ như trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay thì phải cần có sức mạnh tối đa thì mới đưa bóng đi xa được, nhưng để đỡ phát bóng và phòng thủ tốt, hay chắn bóng thì ngoài sự phán đoán thì phải di chuyển và chọn vị trí thích hợp để thực hiện động tác thì cần phải có sức nhanh(tốc độ di chuyển và tốc độ phản xạ), để đập bóng mạnh và nhanh, hay bật cao chắn bóng thì phải cần sức mạnh bộc phát, nhưng để duy trì tất cả những những kỹ thuật như phát bóng, đỡ phát bóng, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng, và phòng thủ trong suốt thời gian của trận đấu thì phải cần sức mạnh bền tốc độ Do đó bóng chuyền là một môn thể thao yêu cầu tất cả tố chất trong vận động.

Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực

- Sức nhanh là yếu tố bổ trợ để thực hiện tốt trong các động tác kỹ thuật.

- Sức bền là yếu tố quyết định để giành lấy chiến thắng trong những điểm và ván cuối của môn bóng chuyền.

- Sức mạnh là tố chất quan trọng nhất trong môn bóng chuyền

Lý do sức mạnh là tố chất quan trọng nhất trong môn bóng chuyền bởi vì nếu không có sức mạnh thì sẽ không thực hiện được bất kỳ một kỹ thuật nào trong môn bóng chuyền Khi thực hiện 1 động tác kỹ thuật như phát bóng, đỡ phát bóng, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng, và phòng thủ thì cần sự tham gia một số cơ nhất định, nếu số lượng cơ tham gia càng nhiều, cơ càng dài và dầy thì sức mạnh càng lớn để tạo ra một lực bật càng cao thì mới có thể đập bóng trên tay chắn của đối phương và lực đập bóng càng mạnh thì bóng sẽ bay nhanh hơn gây khó khăn cho hàng thủ của đối phương… như vậy xác suất mang lại chiến thắng sẽ là rất cao [59]

Sức mạnh là khả năng con người khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp [30], [71], [77] Trong các môn thể thao nói chung và trong môn bóng chuyền nói riêng, sức mạnh là yếu tố không thể thiếu được trong huấn luyện Hiệu quả huấn luyện thường được kiểm soát bằng trọng lượng, số lần lặp lại, số tổ luyện tập và nhịp độ bài tập

1.5.1.1 Phân loại sức mạnh, khuynh hướng và nhiệm vụ huấn luyện sức mạnh.

* Phân loại sức mạnh: Có nhiều cách phân loại sức mạnh, nếu căn cứ vào chế độ hoạt động của cơ thì sức mạnh chia làm hai loại: Sức mạnh động lực và sức mạnh tĩnh lực (đẳng trương và đẳng trường) Sức mạnh động lực lại được chia thành sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền [39];[59].

Trong các loại sức mạnh trên, do tính chất vận động khác nhau nên có thể xem cách phân chia đó là cách phân loại cơ bản của các năng lực sức mạnh.

- Năng lực sức mạnh tĩnh lực: Là sức mạnh mà VĐV thực hiện được trong các động tác tĩnh hoặc dùng sức tối đa Ví dụ: Trong môn bóng ném thể hiện ở các động tác kỹ thuật xuất phát, dừng đột ngột, nhảy ném bóng, chuyền bóng, đột phá…

- Năng lực sức mạnh tối đa: Là sức mạnh động lực lớn nhất mà VĐV thực hiện được khi co cơ tối đa, và nó được thể hiện rõ nét ở kỹ thuật bật cao đánh bóng trên tay chắn và tốc độ lực đi của bóng.

- Năng lực sức mạnh tốc độ: Là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ cơ cao của VĐV, thể hiện rõ ở hầu hết các kỹ thuật bóng ném như: Di chuyển tốc độ, dẫn bóng tốc độ, ném bóng, pha phản công…

- Năng lực sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV khi hoạt động sức mạnh kéo dài, thể hiện ở việc duy trì hiệu quả sử dụng kỹ thuật đến cuối trận đấu [59] Ngoài ra còn có sức mạnh bột phát: Là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất Đây là một dạng quan trọng của sức mạnh, thể hiện ở các pha bật nhảy của các kỹ thuật nhảy ném bóng [4], [57], [59].

Việc nâng cao tố chất sức mạnh là kết quả của sự cải thiện công năng cơ bắp.

Sự cải thiện này chủ yếu biểu hiện ở số lượng ATP, CP và hoạt tính men trong sợiActin được nâng cao, từ đó là cho tốc độ cơ tăng nhanh và sức mạnh tăng lớn; Các sợi cơ to lên, diện tích mặt cắt ngang sinh lý của cơ bắp được tăng lớn, tính đàn hồi của cơ bắp được nâng cao.

1.5.1.1 Huấn luyện sức mạnh tối đa

Phát huy sức mạnh tối đa chủ yếu quyết định ở 3 nhân tố: Tiềm lực, cơ bắp và kĩ thuật Nếu chỉ riêng về HL sức mạnh mà nói sự tăng trưởng sức mạnh tối đa, một là phải dựa vào sự cải thiện năng lực nhịp nhàng cơ bắp, tức là thông qua năng lực điều tiết và chi phối của hệ thần kinh trung ương đối với cơ bắp để động viên được càng nhiều đơn vị vận động tham gia làm việc, nâng cao mức độ đồng bộ hóa co duỗi của các sợi cơ, nâng cao tính nhịp nhàng của các nhóm cơ; Hai là thông qua thể tích cơ bắp hoặc nâng cao trọng lượng cơ bắp để tăng thêm sức mạnh cơ bắp. Để phát triển sức mạnh tối đa thường thường sử dụng các bài tập có lực cản phụ trọng, nhân tố HL cơ bản bao gồm: a/ Cường độ của LVĐ

Cường độ của LVĐ khi phát triển sức mạnh tối đa thường lấy trọng lượng phụ

(trọng lượng của dụng cụ tập luyện như trọng lượng tạ, ) làm thành chỉ tiêu Thông thường sử dụng cường độ vận động bằng 2/3 trọng lượng tối đa có thể khắc phục được của cơ thể trở lên cho tới cực hạn, không được thấp hơn cường độ trung bình Cường độ vận động nhỏ thì số đơn vị tham gia vận động rất ít và thay đổi nhau làm việc; Không có lợi cho việc kích thích nhiều đơn vị vận động cùng lúc tham gia vận động cùng lúc tham gia vận động; song, thành phần của các sợi cơ chậm (Miozin) trong cơ bắp tham gia làm việc sẽ tăng lên, điều này không có lợi cho việc tăng trưởng sức mạnh tối đa [59] b/ Khối lượng của LVĐ

Sắp xếp số lần lặp của các bài tập có mối quan hệ trực tiếp với cường độ vận động Cường độ vận động càng lớn thì số lần lặp tương ứng cũng giảm thiểu Ngược lại sẽ phải tăng nhiều lên Số lần lặp lại của các bài tập khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng

HL với cơ thể cũng khác nhau như bảng 1.2.

Bảng 1.2: Cường độ, số lần lập lại của LVĐ và tác dụng

Cường độ (%) Số lần lặp lại (lần) Tác dụng chủ yếu

95% trở lên 1 – 2 Nâng cao tính hưng phấn của hệ thống thần kinh trung ương

85 – 95 2 – 4 Phát triển tính đàn hồi trong hoạt động của cơ bắp

65 – 85 4 – 8 Nâng cao sức mạnh tốc độ

40 – 65 8 – 12 Thúc đẩy sự phì đại của cơ bắp

40% trở lên 12 lần trở lên Nâng cao sức mạnh bền

Số tổ của bài tập cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện.Việc xác định số tổ tập luyện cần phải có sự khác nhau, nên lấy mốc là là không làm giảm thấp số lần lặp lại của mỗi tổ tập luyện.

Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao

Đề tài nghiên cứu giám định hiệu quả HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa, do đó việc xác định thời kỳ chuẩn bị trong kế hoạch HL năm của khách thể nghiên cứu để tiến hành kiểm tra vào thời điểm phù hợp là cần thiết Căn cứ vào lịch thi đấu trong năm của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa NCS đã phối hợp với ban HL trong việc xây dựng kế hoạch HL năm theo chu kỳ. Việc tìm hiểu cơ sở lý luận của tính chu kỳ trong kế hoạch HL đóng vai trò quan trọng

Bảng 1.4 Các thành phần sản sinh năng lượng trong cơ thể

Lượng dự trữ (g) lượngNăng dự trữ (Kj)

Thời gian thực hiện bài tập cường độ(tại tối đa)

Vai trò Ảnh hưởng của tập luyện đối với khả năng dự trữ

6s Nguồn năng lượng trực tiếp

Có khả năng tái tạo ATP ngay lập tức

Không thay đổiKhông thay Carbohydrate đổi

Glucose trong dịch cơ thể

Duy trì hàm lượng đường trong máu

Nguồn năng lượng chính cho hoạt động

Cung cấp năng lượng hoạt động cho não và glucose cho các cơ hoạt động

Tập luyện và chế độ ăn giàu carbohydrate làm gia tăng gấp đôi dự trữ Tập luyện và chế độ ăn giàu carbohydrate có thể làm gia tăng gấp đôi dự trữ Không thay đổi

MỡDưới da 7000 275.800 Nguồn năng lượn chính sử dụng trong40

281.710 Nhiều ngày các hoạt động cường độ nhẹ tới trung bình

Sử dụng trong các hoạt động, tuy nhiên đóng vai trò chính trong quá trình hồi phục khi dự trữ trong cơ được tái dự trữ

Tăng lên qua tập luyện trong việc xây dựng kế hoạch HL năm một cách khoa học, tạo thuận lợi cho việc giám định hiệu quả HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa.

1.6.1 Vai trò và ý nghĩa của xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ

Theo Bompa (1996): Việc lập kế hoạch trong HL thể hiện một quy trình có tổ chức, có phương pháp và khoa học giúp VĐV đạt trình độ cao nhất trong tập luyện và thi đấu Vì vậy, lập kế hoạch là công cụ quan trọng nhất của HLV trong quá trình điều khiển chương trình HL một cách khoa học [4], [78]. Để xây dựng một kế hoạch hiệu quả nhất, HLV phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao Hình thức của 1 kế hoạch thể hiện trình độ của HLV, và khởi nguồn từ kiến thức ở tất cả các lĩnh vực liên quan kể cả tiềm năng VĐV, tốc độ phát triển và cơ sở vật chất - trang thiết bị tập luyện sẵn có Một kế hoạch cũng phải mang tính khách quan và căn cứ trên cơ sở trình độ của VĐV qua kiểm tra và thi đấu, sự tiến triển của tất cả các yếu tố trong tập luyện và các giải thi đấu quan trọng Hơn nữa, kế hoạch HL phải đơn giản, tinh tế và linh hoạt để có thể điều chỉnh, bổ xung tùy theo mức độ tiến bộ của VĐV và cập nhật kiến thức của HLV trong suốt quá trình HL (Bompa) [78].

1.6.2 Tính chu kỳ hay chu kỳ hóa trong quá trình huấn luyện (Bompa)[78]

Là quá trình phân chia kế hoạch năm ra thành các giai đoạn nhỏ hơn với mục đích xây dựng các chương trình HL phù hợp, dễ quản lý, cũng như đảm bảo việc VĐV đạt thành tích cao nhất trong các giải thi đấu chính trong năm Sự phân chia đó cho phép HLV tiến hành quá trình HL một cách có tổ chức chặt chẽ hơn, cũng như dễ dàng điều khiển các chương trình một cách có hệ thống hơn Ý tưởng chu kỳ hóa quá trình HL đã có từ thời Olympic Hy Lạp cổ, được cải tiến, phát triển dần và trở thành công cụ hiệu quả ngày nay [78].

Trong hầu hết các môn thể thao, theo quy ước, chu kỳ HL năm thường được chia thành 3 thời kỳ chính: Thời kỳ chuẩn bị cơ bản, thời kỳ thi đấu và thời kỳ chuyển tiếp Ở thời kỳ chuẩn bị và thi đấu thường được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn vì nhiệm vụ của các giai đoạn, thời kỳ này khác biệt rõ rệt Mỗi giai đoạn, thời kỳ bao gồm các chu kỳ lớn và nhỏ Mỗi chu kỳ này đều có các mục tiêu đặc thù khác nhau, phù hợp với mục tiêu chung của kế hoạch năm (bảng 1.5) minh họa sự phân chia kế hoạch năm thành các giai đoạn và chu kỳ.[55], [78]

Bảng 1.5: Mẫu phân chia thời kỳ, Giai đoạn của kế hoạch năm

Chu kỳ năm Kế hoạch năm

Thời kỳ Chuẩn bị Thi đấu Chuyể n tiếp Giai đoạn Chuẩn bị chung Chuẩn bị chuyên môn

Thành tích VĐ ở trình độ cao phụ thuộc mức độ thích nghi của VĐV, sự điều chỉnh tâm lý đối với các đặc thù tập luyện và thi đấu và sự phát triển các kỹ năng và năng lực Từ nên tảng thực tế trên, độ dài của các giai đoạn HL phụ thuộc chặt chẽ vào độ dài thời gian cần thiết để phát triển trình độ tập luyện của VĐV Tiêu chí đầu tiên để tính toán độ dài thời gian cho từng giai đoạn chính là thời điểm thi đấu, VĐV phải tập luyện nhiều tháng để đạt mục đích có thành tích cao nhất vào thời điểm thi đấu, để hoàn thành được mục đích đó phải bảo đảm được quá trình thích nghi tâm sinh lý thông qua một kế hoạch được tổ chức chặt chẽ Việc tổ chức một kế hoạch năm được thực hiện thông qua phân chia các chu kỳ và quá trình HL liên tục Việc xây dựng kế hoạch HL năm theo chu kỳ một cách chi tiết phụ thuộc vào đặc thù từng môn, đặc thù cá thể VĐV, năng lực tâm sinh lý, khả năng hồi phục và các điều kiện khác [78].

1.6.3 Đặc điểm các giai đoạn trong kế hoạch HL năm

Thời kỳ chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ kế hoạch huấn luyện, vì tất cả nền tảng các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý chuẩn bị cho thời kỳ thi đấu được phát triển trong giai đoạn này Việc tập luyện không đầy đủ, phù hợp trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả tập luyện trong giai đoạn thi đấu và thành tích thi đấu Đặc điểm LVĐ trong giai đoạn này là khối lượng được nâng lên rất cao, tạo ra sự thích nghi lớn cho cơ thể nhằm tạo nền tảng, khả năng phát triển đặc thù trong các giai đoạn sau [55], [78].

Theo Bompa, mục tiêu chính của giai đoạn này gồm:

- Phát triển thể lực chung.

- Phát triển thể lực chuyên môn theo đặc thù cho từng môn thể thao.

- Phát triển năng lực tâm lý.

- Phát triển, hoàn thiện kỹ - chiến thuật.

- Phát triển kiến thức về lý thuyết, phương pháp, đặc điểm môn cho VĐV. Thời kỳ chuẩn bị thường được chia thành 2 giai đoạn với mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau gồm: Giai đoạn chuẩn bị chung và Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn

* Giai đoạn chuẩn bị chung.

Có nhiệm vụ chính: Phát triển năng lực VĐ, chuẩn bị thể lực chung, cải thiện kỹ chiến thuật cơ bản Trong đó cần đặc biệt chú ý mục tiêu phát triển thể lực, đây chính là yếu tố nền tảng để đáp ứng yêu cầu tập luyện trong các giai đoạn kế tiếp và phát triển thành tích lên mức cao nhất. Ở hầu hết các môn thể thao, trong suốt giai đoạn chuẩn bị chung, khối lượng tập luyện được ưu tiên phát triển, cường độ tập luyện không nên vượt quá 30-40% tổng LVĐ, đặc biệt là đối với VĐV năng khiếu và VĐV trình độ thấp Theo Gandelsman và Smimov giải thích như sau: Kích thích của các bài tập cường độ cao đến hệ thần kinh trung ương sẽ làm hạn chế khả năng nhận biết và phản xạ của thần kinh trung ương đối với kích thích, dẫn đến việc thực hiện các kỹ năng thiếu chính xác Các kích thích thấp hơn của các bài tập cường độ thấp cho phép hệ thần kinh trung ương có nhiều khả năng chọn lựa trong việc phản ứng lại các kích thích, VĐV sẽ kiểm soát, thực hiện động tác kỹ thuật tốt hơn, cần lưu ý không nên đưa nội dung thi đấu vào thời kỳ này vì trình độ kỹ chiến thuật, thể lực chưa ổn định, kết quả thi đấu không tốt có tác động xấu đến tâm lý VĐV [78].

* Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn Đặc điểm của giai đoạn này là: Khối LVĐ giảm dần cùng với việc tăng cường độ Nhìn chung, khối lượng vào cuối giai đoạn chỉ khoảng 20 - 30% tổng LVĐ.

Mục tiêu chính của giai đoạn này là củng cố và hoàn thiện kỹ, chiến thuật, thể lực chuyên môn và chuẩn bị tâm lý cho thi đấu Các bài tập gắn liền đặc thù môn thể thao, phải có chất lượng cao và cần nỗ lực tối đa nhằm phát triển nên mối liên kết tối ưu giữa các kỹ thuật và năng lực VĐ Cuối giai đoạn này VĐV cần thể hiện sự tiến bộ không chỉ qua các tiêu chuẩn kiểm tra mà còn trong thành tích thi đấu (tập/kiểm tra).

Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động lớn, có tính chuyên biệt hóa cao theo yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu, khối lượng tập luyện chung giảm xuống Tùy theo đặc thù của môn thể thao mà chú ý tới tác động có chọn lọc để nâng cao khả năng ưa khí, yếm khí và các thông số về các tố chất thể lực cần thiết như: Tốc độ, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ…

Nội dung huấn luyện của giai đoạn này là nâng cao có chọn lọc các tố chất thể lực đặc trưng, các khả năng chức phận liên quan trực tiếp tới chuyên môn và có ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích thể thao.

Việc hoàn thiện kỹ thuật thi đấu chiếm vị trí quan trọng trong giai đoạn này và được giải quyết song song với việc phát triển thể lực theo 2 hướng chính sau:

Đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên (VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa tuổi từ 21 đến 33)

Sanest Khánh Hòa tuổi từ 21 đến 33 )

1.7.1 Đặc điểm về tâm lý

Theo Nguyễn Hiệp và Đặng Đức Xuyên (2015) [19] sự phát triển tính chất trí tuệ của thanh niên mang tính chất nhạy bén và phát triển đến trình độ cao

- Tri giác: Lứa tuổi này đạt tới trình độ cao, tri giác chủ định phát triển mạnh, biết phân tích chủ định Khả năng phân tích cảm tính đã phát triển cao nhất, trong quá trình

HL cần hướng các VĐV vào nhưng dấu hiệu nhận biết là cách đánh giá để phát triển khả năng phân tích tổng hợp, đồng thời đưa ra cách hỗ trợ, những động tác hay, hứng thú và có thể thực hiện được.

- Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý và chiếm ưu thế, sự tập trung ý chí cao và linh hoạt Khối lượng chú ý lớn hơn, sự phân phối ý thức đúng mức.

- Trí nhớ: Ở lứa tuổi này trí nhớ phát triển cao, tính chủ động chiếm ưu thế, tiếp thu động tác có phê phán và biết tự so sánh các động tác gần giống nhau.

- Tư duy: Tư duy trừu tượng là chủ yếu, vì vậy khi HL động tác nên sử dụng lời nói sinh động, có hình ảnh mô tả động tác, lời phân tích ngắn gọn rõ ràng chính xác thì VĐV mới tiếp thu kỹ thuật động tác nhanh hơn.

- Tưởng tượng: Quá trình tưởng tượng sinh động (phản ánh cả khách quan, chủ quan) Trong quá trình tập luyện, vui chơi, trí tưởng tượng ngày càng phát triển.

- Cảm xúc: Lứa tuổi này có tình cảm phong phú và đa dạng, trạng thái cảm xúc của lứa tuổi này sâu hơn so với tuổi thiếu niên, đôi khi thanh niên nam nữ cũng có cảm xúc mâu thuẫn trong lĩnh vực tế nhị này Vì vậy HLV cần có sự giúp đỡ, chia sẻ, khuyên bảo một cách đúng đắn để VĐV tự ý thức, tu dưỡng đạo đức, hình thành nếp sống lành mạnh.

- Đời sống tình cảm: Lứa tuổi này có một tình cảm phong phú sâu sắc hơn lứa tuổi trước, vấn đề nổi bật trong đời sống tình cảm của lứa tuổi này là tình bạn, tình anh em và cũng là tình yêu.

- Ý thức nhân cách: Ở lứa tuổi này biểu hiện trước hết ở sự tự ý thức, chính vì điều đó khiến VĐV quan tâm đến phẩm chất nhân cách và năng lực của mình Trong quá trình tập luyện, để hình thành ở họ một biểu tượng khách quan, đúng đắn về mình, vẫn tế nhị, thể hiện sự tôn trọng nhân cách VĐV.

Theo Nguyễn Hiệp và Đặng Đức Xuyên (2015) [19] ở lứa tuổi này cơ thể đang có độ trưởng thành, tuy nhiên không phải là người lớn thu nhỏ lại vì lứa tuổi này có sự khác biệt không chỉ riêng trong chiều cao cơ thể mà còn trong khối lượng riêng, thông qua sự chênh lệch rõ ràng về các tỷ lệ các bộ phận cơ thể.

- Hệ thần kinh: Sự phát triển về thể hình đã hoàn thiện song kích thước não và hành tủy đạt đến mức độ người trưởng thành, hoạt động phân tích vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã hoàn tất tốt hơn.

- Hệ cơ xương: Ở lứa tuổi này có thân mình phát triển mạnh nhất, sau khi kết thúc thời kỳ tăng trưởng cơ thể, chiều cao cơ thể phát triển chậm lại, độ dày cơ bắp bắt đầu phát triển nhanh, sợi cơ dài trên rõ rệt, trọng lượng cơ thể tăng lên sức mạnh cơ bắp phát triển đáng kể, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ khác tăng từ 9-14 lần.

Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm của thanh niên là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể một phần năng lượng ở lứa tuổi này được sử dụng để thõa mãn nhu cầu này Lượng đường này chiếm đến 7.7g trong một ngày, nước và chất khoáng chiếm 68-70% Sự tiêu hao năng lượng cũng phụ thuộc vào hoạt động thể lực của từng cá nhân thanh niên.

- Hệ máu: Ở lứa tuổi thanh niên khi hoạt động cơ bản làm cho hệ máu có những thay đổi nhất định, nhưng lại phục hồi sớm sau khi nghỉ ngơi.

- Hệ tuần hoàn: Nhiệt độ phát triển của tim vượt nhiệt độ phát triển của hệ toàn thân, trọng lượng của tim tăng theo lứa tuổi, ở lứa tuổi này trọng lượng tim tuyệt đối là 200g Tim của độ tuổi này đạt như người lớn, ở lứa tuổi này tần số co bóp của tim tăng lên 2 lần còn trọng lượng cơ thể chỉ tăng 1.5 lần Tần số co bóp của tim vào khoảng 70-76 lần/phút.

- Hệ tim mạch: Cơ thể của các VĐV ở lứa tuổi này thích nghi với sự tăng công suất hoạt động ngang bằng với người lớn như khi tăng công suất hoạt động lên 1 kg/giây, thì nhịp tim của các VĐV sẽ tăng lên 3-5 lần/phút.

Đôi nét về giải vô địch bóng chuyền Việt Nam

Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam còn được gọi với tên thông dụng là Giải vô địch bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc là giải thi đấu bóng chuyền cao nhất trong hệ thống bóng chuyền Việt Nam Giải do liên đoàn bóng chuyền Việt Nam tổ chức từ năm 2004 Tính đến mùa giải năm 2011 đã có 8 lần được tổ chức Từ mùa bóng Giải vô địch bóng chuyền Việt Năm 2008, giải mang cơ chế chuyên nghiệp, chính thức phép các cầu thủ nước ngoài nhập tịch tham gia thi đấu.

Từ năm 2004, mỗi mùa giải sẽ có 12 câu lạc bộ bóng chuyền nam và 12 câu lạc bộ bóng chuyền nữ tham dự Các đội sẽ chia thành 2 bảng theo kết quả bốc thăm Kết quả này giữ nguyên cho cả hai giai đoạn thi đấu

Trong mỗi bảng các đội sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm, các đội ở tốp đầu sẽ lọt vào vòng chung kết để tranh chức vô địch lượt đi Vòng chung kết này không tính điểm cho giai đoạn sau.

Vòng thi đấu lượt về cũng thi đấu vòng tròn 1 lượt, cách tính điểm có gộp với giai đoạn lượt đi Các đội đạt thành tích cao sẽ vào vòng tranh cúp vô địch còn các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọn 2 đội xuống hạng. Chung kết ngược nam và nữ đều có 4 đội tham gia, 2 đội phải xuống hạng.

Cúp vô địch lượt đi và cúp vô địch năm của giải bóng chuyền vô địch quốc gia thường được mang tên: Cúp Hùng Vương, Cúp Hoa Lư, Cúp Mikasa [22], [39].

Giới thiệu đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa

Đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa được thành lập vào năm 2007, từ tiền thân là đội Bưu Điện Khánh Hòa, trình độ thi đấu hạng A1 toàn quốc đội được thăng hạng khi vô địch giải hạng A1 toàn quốc vào năm 2007.

Thứ hạng đạt được ở giải vô địch Quốc gia những năm gần đây khi có ngoại binh năm 2008 vô địch, năm 2009 và 2010 hạng năm, năm 2011 hạng nhì, năm 2012 hạng tư.

Thứ hạng đạt được ở giải vô địch Quốc gia những năm gần đây khi không có ngoại binh năm 2013 hạng sáu, năm 2014 hạng ba, năm 2015 và 2016 hạng nhì

Thành phần VĐV đội gồm:

1 Lê Văn Việt (sinh năm 1992, cao 1m89).

2 Trần Xuân Tân (sinh năm 1990, cao 1m83).

3 Lê Tấn Thông (sinh năm 1992, cao 1m87).

4 Trần Triển Triêu (sinh năm 1996, cao 1m93).

5 Nguyễn Hữu Nghĩa (sinh năm 1993, cao 1m91).

6 Lê Thanh Phong (sinh năm 1993, cao 1m93).

7 Dương Văn Tiên (sinh năm 1998, cao 1m90).

8 Từ Thanh Thuận (sinh năm 1992, cao 1m93).

9 Ngô Văn Kiều (sinh năm 1984, cao 1m96).

10 Nguyễn Văn Phong (sinh năm 1989, cao 1m91).

11 Nguyễn Trường Giang (sinh năm 1986, cao 1m87).

Libero: 12 Huỳnh Trung Trực (sinh năm 1990, cao 1m76).

1.10 Một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan Ở Việt Nam đã có các luận án tiến sĩ về bóng chuyền trong đó:

Tác giả Nguyễn Thành Lâm (1998), “Nghiên cứu các tố chất thể lực đặc trưng của VĐV bóng chuyền nữ 15-18 tuổi” [30] Để đào tạo được vận động viên bóng chuyền cấp cao cần phải tìm được mối liên quan khoa học giữa các mặt cấu thành năng lực vận động cao thể hiện bằng mối tương quan giữa các mặt ấy, giữa thể lực và kỹ thuật, giữa các tố chất thể lực với nhau và sự liên quan các mặt này với các mặt về hình thái cơ thể, sinh lý, tâm lý Các tố chất cấu thành trình độ tài năng chính là thứ tự theo mức quan trọng biểu hiện bằng tác động hữu cơ trực tiếp giữa nó với các mặt khác trong chỉnh thể hữu cơ của tài năng bóng chuyền Mức tương quan đó chính là sự nổi trội, đặc trưng quan trọng của chúng Từ đó, xác định các nội dung cấu thành mô hình tài năng vận động viên bóng chuyền cấp cao bao gồm các nhân tố: Thể lực, hình thái, tâm lý, sinh lý, kỹ thuật và chiến thuật Ngoài ra nghiên cứu đã xác định được các tố chất thể lực đặc trưng mang tính chủ đạo của vận động viên bóng chuyền 15 – 18 tuổi là sức mạnh tốc độ, tốc độ di chuyển, khéo léo (di chuyển biến hướng) với 6 test đặc trưng để kiểm tra đánh giá gồm: Bật cao có đà; Bật cao không đà; Ném bóng 1 kg; Chạy 20m xuất phát cao; Chạy 9m x 6 lần và Chạy cây thông.

Trần Đức Phấn (2001), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực linh hoạt cho VĐV bóng chuyền nữ 14-16 tuổi” [37].

Bùi Trọng Toại (2006), “Hiệu quả ứng dụng các bài tâp sức mạnh đối với các

VĐV bóng chuyền nữ trình độ cao” [57] Trong nghiên cứu tác giả đã lựa chọn hệ thống test đánh giá sức mạnh và thể lực chuyên môn gồm: 15 chỉ số và test (Chiều cao đứng; Chiều cao với 1 tay; Gánh tạ 3RM; Nằm đẩy tạ 3RM; Bật cao với tại chỗ; Bật cao với có đà; Bật cao với một chân; Ném bóng 1kg; Lò cò 1 chân 5 bước; Chạy 10m;

Di động biến hướng; Chạy 50m x 6 lần; Bronco square; Chắn bóng Bronco; Lăn ngã Bronco) Đồng thời nghiên cứu còn làm rõ mối quan hệ giữa 2 test gánh tạ và nằm đẩy tạ có tương quan đến sức bật và sức mạnh tốc độ và đây là 2 tố chất đặc trưng trong sức mạnh đặc thù của môn bóng chuyền để từ đó xác định 38 bài tập để phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền.

Trần Hùng (2008), “Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ trong kỹ thuật đập bóng của VĐV bóng chuyền nam lứa tuổi 14-17”.[26]

Lê Trí Trường (2012), “Xác định tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp phát triển sức bền chuyên môn của VĐV bóng chuyền nữ cấp cao Việt Nam”.[64]

Tô Xuân Thục (2014), “Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền” [52]

Huỳnh Thúc Phong (2016), “Nghiên cứu xây dựng mô hình VĐV bóng chuyền

52 nam cấp cao Việt Nam” [40] Nghiên cứu đã lựa chọn được 11 chỉ số hình thái, 14 test thể lực, 2 chỉ số chức năng và 4 test tâm lý để xây dựng mô hình vận động viên bóng chuyền cấp cao Việt Nam Đồng thời nghiên cứu còn xây dựng được tiêu chuẩn theo 2 nhóm: Nhóm chủ công, phụ công, chuyền 2 và nhóm libero theo 3 mức: không đạt, đạt và lý tưởng

Phan Ngọc Huy (2017), “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest khánh hòa” [27] Nghiên cứu đã lựa chọn được 18 test đánh giá sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam gồm: Bật cao không đà; Bật cao có đà; Bật xa tại chỗ; Bật nhảy từ tư thế gánh tạ; Bật nhảy phản xạ; Lực chân; Lực lưng; Gánh tạ; Cử đẩy; Nhị đầu; Tam đầu; Nằm đẩy tạ; Lò cò 1 chân 5 bước (chân thuận);Lò cò 1 chân 5 bước (chân nghịch); Ném bóng đặc 1kg; Gập bụng 30s; Duỗi lưng 30s và Bật nhảy 50 lần Kết quả nghiên cứu còn lựa chọn được 88 bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa.

Gần đây nhất có công trình nghiên cứu về giám định hiệu quả như của Nguyễn Thành Lâm (2013): “ Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật trong công tác tuyển chọn và giám định HL một số môn thể thao trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh” [31].

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 nhóm giải pháp kỹ thuật gồm: Nhóm giải pháp về trang thiết bị dụng cụ và nhóm giải pháp về con người và tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn và giám định huấn luyện thể thao trong các môn điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, bóng rổ, bóng bàn, quần vợt và Judo Ngoài ra có luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồng Sơn (2017), “Xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả công tác HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An” [46]

Như vậy, có thể thấy rằng đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của VĐV bóng chuyền, nhưng tập trung nhiều nhất là các nghiên cứu về nâng cao thể lực cho VĐV, nhưng quan điểm giữa các tác giả trình bày qua các công trình nghiên cứu cho thấy chưa có sự thống nhất.

“Giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao của vận động viên là việc sử dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ và các thiết bị đo lường để kiểm tra, đánh giá tổng hợp về trình độ tập luyện của vận động viên” [51], nội dung giám định khoa học được trình bày rõ ở điều 6 thông tư này, bao gồm: Kiểm tra, đánh giá thể lực, kỹ thuật, hình thái, chức năng, tâm lý và kiểm tra doping theo các chỉ tiêu do Hội đồng giám định đề xuất trình Tổng cục Thể dục thể thao xem xét, quyết định. Để giúp cho việc giám định hiệu quả huấn luyện thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa, đề tài tập trung vào việc lựa chọn các chỉ tiêu cũng như ứng dụng chúng để kiểm tra và đánh giá trình độ thể lực chung và chuyên môn của nam VĐV.

Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, đối kháng không trực tiếp, quá trình thi đấu chủ yếu liên quan đến tinh thần đoàn kết nội bộ, khả năng phối hợp giữa các cá nhân, nhóm, tập thể Kết quả sự phối hợp tập thể, năng lực thi đấu toàn diện của từng cá nhân VĐV là nhân tố quyết định đến hiệu quả thi đấu và giành thắng lợi cuối cùng.

Xu thế của bóng chuyền hiện đại là Chiều cao cơ thể tốt, sức bật tốt, tốc độ thi đấu cao, vì tốc độ bóng qua lại hai bên sân ngày càng nhanh hơn (28m/s cho nam và 20m/s cho nữ, thời gian chạm bóng 0.25 - 0.33giây) nên đòi hỏi các VĐV bóng chuyền hiện đại phải có năng lực tốc độ và điêu luyện trong việc xử lý bóng trên lưới

Trong huấn luyện bóng chuyền hiện đại cần tập trung huấn luyện các tố chất sức mạnh, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền và đặc biệt là huấn luyện sức bật Khi huấn luyện sức nhanh có thể chia thành tốc độ phản ứng, tốc độ động tác và tốc độ di chuyển. Huấn luyện sức bền ưa khí và yếm khí đóng vai trò rất quan trọng và cần có sự kết hợp hài hòa với phát triển cacs tố chất thể lực khác.

Thời kỳ chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ kế hoạch huấn luyện, vì tất cả nền tảng các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý chuẩn bị cho thời kỳ thi đấu được phát triển trong giai đoạn này Việc tập luyện không đầy đủ, phù hợp trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả tập luyện trong giai đoạn thi đấu và thành tích thi đấu.

Một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng một số tiêu chuẩn để giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị năm 2017 của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa.

+ Khách thể phỏng vấn: 30 HLV, chuyên gia, giảng viên bóng chuyền.

+ Khách thể khảo sát: 12 VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Đây là các VĐV có trình độ cấp 1, kiện tướng VĐV trẻ nhất cũng đã qua 5-6 năm huấn luyện Hầu hết các VĐV trong đội đều có số năm tập luyện trên 10 năm.

Xây dựng một số tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực để giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa (công tác giám định được thực hiện trên cơ sở có sự thống nhất của ban lãnh đạo, ban huấn luyện của đội bóng chỉ giới hạn thông qua đánh giá thực trạng trình độ thể lực, cùng xem xét kế hoạch huấn luyện năm 2017 của ban huấn luyện, để tư vấn định hướng điều chỉnh lượng vận động huấn luyện các yếu tố cấu thành năng lực thể thao của VĐV, đồng thời xây dựng kế hoạch tập luyện thể lực chi tiết và ứng dụng thực tế để điều khiển quá trình huấn luyện, đặc biệt là huấn luyện thể lực Qua đó đánh giá tính hiệu quả của tư vấn giám định về huấn luyện thể lực và đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa trong việc thực hiện kế hoạch huấn luyện năm 2017) Vì giới hạn nghiên cứu của luận án chỉ là trong thời kỳ chuẩn bị gồm (giai đoạn chuẩn bị chung và giai đoạn chuẩn bị chuyên môn) nên khi trình bày trong luận án cũng chỉ dừng lại ở hai giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị 1 trong kế hoạch huấn luyện năm 2017 Tuy nhiên, thực tế việc tư vấn điều chỉnh lượng vận động, cùng xây dựng kế hoạch tập luyện thể lực được thực hiện đầy đủ ở các giai đoạn của cả hai chu kỳ 1 và 2 trong kế hoạch huấn luyện năm 2017.

2.2 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu luận án đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu luận án đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan

Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan nhằm hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả định khoa học, xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu về đặc điểm và xu thế bóng chuyền hiện đại, xác định các nhân tố chính cấu thành tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực VĐV bóng chuyền nam cấp cao thế giới và Việt Nam Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và khai thác các nguồn tài liệu chưa được tiếp xúc nhằm bổ sung các thông tin khoa học và tìm hiểu sâu hơn các vấn đề có liên quan đến giám định hiệu quả huấn luyện thể lực

Nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là nguồn tài liệu thuộc Trường Đại học TDTT TP.HCM, thư viện Viện khoa học TDTT, các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh, các tạp chí khoa học TDTT, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, sách, các tài liệu nghiên cứu về các lĩnh vực y sinh học TDTT, lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao, các kiến thức về huấn luyện thể thao, thể thao thành tích cao Đặc biệt việc sử dụng phương pháp này nhằm bổ sung những vấn đề sư phạm liên quan đến huấn luyện chuyên môn, hệ thống các test kiểm tra toàn diện VĐV bóng chuyền Các tư liệu này do các NXB chuyên ngành TDTT, NXB Khoa học và kỹ thuật, NXB Human Kinectic, thông tin trên mạng qua Internet

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn Được sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia, các HLV, giáo viên hiện đang trực tiếp làm công tác giảng dạy môn bóng chuyền trong các Trường Đại học TDTT và HLV các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Quốc gia trên toàn quốc như: Tràng An Ninh Bình, Thể Công Binh Đoàn 15, Đức Long Gia Lai, Maseco TP.HCM, Sanest Khánh Hòa, Bến Tre, Vĩnh Long, Long An, Quân Đoàn 4 bằng hình thức phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu hỏi về vấn đề quan tâm trong lựa chọn các chỉ số và test để giám định công tác huấn luyện thể lực của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa, phương pháp này sử dụng khảo sát theo các mức độ quan trọng của các chỉ số về hình thái, chức năng sinh lý, tâm lý và test về thể lực, kỹ - chiến thuật.

2.2.3 Phương pháp kiểm tra hình thái (Phụ lục 14)

Trong huấn luyện bóng chuyền, vai trò của các chỉ số hình thái có ý nghĩa rất quan trọng Đề tài có sử dụng các thước đo và các máy móc hiện đại gồm: Antropmetr, Kaliper và Press, VC – Vital Capacity, tiến hành kiểm tra một số chỉ số hình thái sau:

Mục đích: Là chỉ số được dùng để đánh giá sự phát triển thể lực và tình trạng sức khỏe của người tập.

Dụng cụ đo: Cân y học có độ chính xác đến 100g.

Mục đích: Là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ đỉnh đầu đến mặt sàn đứng, là một trong những chỉ số đặc trưng về hình thái.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2m, được chia chính xác đến từng milimet.

Mục đích: Là khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh đầu đến mặt ghế khi người đo ở tư thế ngồi.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2m, được chia chính xác đến từng milimet.

Mục đích: Là khoảng cách từ mặt đất bàn chân đứng đến điểm chạm tối đa của ngón tay giữa, phản ánh tầm cao nhất của cơ thể có được, người có chiều cao với tốt có lợi thế trong các động tác trên không

Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2m, được chia chính xác đến từng milimet.

5 Chiều dài sải tay (cm):

Mục đích: Là khoảng cách giữa hai đầu ngón tay giữa (tay trái và phải) khi người bị đo đưa hai tay dang ngang song song với mặt đất Có ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật động tác và thành tích thể thao, là lợi thế trong hoạt động tấn công và phòng thủ các VĐV bóng chuyền.

Dụng cụ đo: Thước đo bằng kim loại hay bằng vải nhựa có độ dài trên 2m, được chia chính xác đến từng milimet.

Mục đích: Đánh giá mối tương quan giữa độ dài thân với chiều cao đứng của cơ thể, chỉ số này nhằm đánh giá trọng lực của cơ thể, người có chân dài hơn, trọng lực cơ thể cao hơn, có lợi thế trong bật nhảy.

Mục đích: Nhằm xác định độ dinh dưỡng của con người, là tỉ lệ tính bằng % giữa thể trọng (W) tính bằng Kg và bình phương chiều cao đứng (H) tính bằng mét. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) người bình thường có chỉ số BMI ở mức 18.5 - 24.9kg/m 2

8 Chỉ số chiều cao với (cm):

Mục đích: Đánh giá tỷ lệ chiều dài một tay với cao so với chiều cao đứng, được xác định bằng hiệu số giữa chiều cao với và chiều cao đứng, chỉ số này càng cao, chứng tỏ tay dài, có lợi thế trong khống chế tầm cao.

9 Chỉ số sải tay (cm):

Mục đích: Đánh giá mối quan hệ giữa chiều dài sải tay với chiều cao đứng và được xác định bằng hiệu số giữa chúng, chỉ số này càng lớn chứng tỏ tay càng dài, có lợi trong các động tác vươn cao hay vươn xa.

Mục đích: Được tính theo công thức của Durnin và Womersley đo độ dày bốn nếp mỡ dưới da: cơ nhị đầu cánh tay, cơ tam đầu cánh tay, nếp bả vai, nếp hông (trên đỉnh xương chậu) Wilmore và Costill cho rằng lượng mỡ cơ thể trung bình VĐV BC nam chỉ nên chiếm từ 7 – 15% trọng lượng cơ thể.

11 Trọng lượng cơ thể không mỡ (kg):

Mục đích: Được tính theo công thức của Durnin và Womersley, chỉ số này có ảnh hưởng đến các động tác sử dụng lực trong các hoạt động kỹ thuật.

2.4.4 Phương pháp kiểm tra y sinh (Phụ lục 14)

1 Năng lực yếm khí (watt/kg): Sử dụng test bật nhảy liên tục 30 giây trên thảm từ tư thế gánh tạ (30 sec Ergo Jump) Test được nghiên cứu bởi Carmelo Bosco, đây là các test nằm trong hệ thống test Bosco Ergo Jump Protocol.

Mục đích: Ghi nhận các thông số như thời gian bay trên không, lực bật nhảy, số lần giậm nhảy, thời gian tiếp xúc thảm, số lần bật nhảy tối đavà độ cao tối đa trong mỗi lần bật.

Dụng cụ đo: Bộ thiết bị Smart Jump bao gồm: PDA, thảm giậm nhảy được kết nối với cổng SmartSpeed

2 Công năng tim: Phản ánh chức năng hệ thống tim và mạch máu, chỉ số này càng nhỏ càng tốt Chức năng tim và hệ thống mạch máu tốt hay xấu trực tiếp ảnh hưởng khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện, thi đấu, và hồi phục của cơ thể.

Tổ chức nghiên cứu

- Trung tâm TDTT Khánh Hòa.

- Trung tâm HL thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.3 Kế hoạch nghiên cứu Đề tài được dự kiến thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2021, có các giai đoạn nghiên cứu sau đây:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 1/2017 đến 03/2017, Các công việc chủ yếu gồm:

+ Lựa chọn hướng nghiên cứu.

+ Lựa chọn tên đề tài, xây dựng và bảo vệ đề cương trước hội đồng KH.

+ Thu thập các nguồn tài liệu chuyên môn có liên quan đến luận án.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 4/2017 đến 12/2017, các công việc chủ yếu gồm:

+ Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn.

+ Phỏng vấn 2 đợt các chuyên gia, HLV, GV bóng chuyền.

+ Thu thập các dữ liệu thứ cấp cần thiết thông qua tham khảo tài liệu và thu thập số liệu.

+ Viết tổng quan luận án.

+ Xử lý kết quả phỏng vấn.

+ Lấy và xử lý số liệu lần 1.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2018 đến 12/2018.

+ Xử lý số liệu kiểm tra lần 2 và 3.

+ Hoàn thiện chương tổng quan, và viết chương II.

+ Giải quyết mục tiêu II.

- Giai đoạn 4: Từ tháng 1/2019 đến 12/2019, các công việc chủ yếu gồm:

- Giai đoạn 5: Từ tháng 01/2020 đến 12/2021.

+ Hoàn thành tiểu luận tổng quan.

+ Viết hoàn chỉnh và báo cáo 3 chuyên đề luận án.

+ Xin ý kiến giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện luận án + Xin ý kiến đóng góp của chuyên gia.

+ Báo cáo cấp Khoa Chuyên môn và chỉnh sửa.

+ Báo cáo trước Hội đồng Khoa học cấp Cơ Sở và chỉnh sửa.+ Báo cáo trước Hội đồng Khoa học cấp Trường.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Xây dựng tiêu chuẩn giám định và ứng dụng kiểm nghiệm thực tiễn công tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa

thể lực, 2 chỉ số chức năng và 4 test tâm lý để xây dựng mô hình vận động viên bóng chuyền cấp cao Việt Nam Đồng thời nghiên cứu còn xây dựng được tiêu chuẩn theo 2 nhóm: Nhóm chủ công, phụ công, chuyền 2 và nhóm libero theo 3 mức: không đạt, đạt và lý tưởng

Phan Ngọc Huy (2017), “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest khánh hòa” [27] Nghiên cứu đã lựa chọn được 18 test đánh giá sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam gồm: Bật cao không đà; Bật cao có đà; Bật xa tại chỗ; Bật nhảy từ tư thế gánh tạ; Bật nhảy phản xạ; Lực chân; Lực lưng; Gánh tạ; Cử đẩy; Nhị đầu; Tam đầu; Nằm đẩy tạ; Lò cò 1 chân 5 bước (chân thuận);Lò cò 1 chân 5 bước (chân nghịch); Ném bóng đặc 1kg; Gập bụng 30s; Duỗi lưng 30s và Bật nhảy 50 lần Kết quả nghiên cứu còn lựa chọn được 88 bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa.

Gần đây nhất có công trình nghiên cứu về giám định hiệu quả như của Nguyễn Thành Lâm (2013): “ Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật trong công tác tuyển chọn và giám định HL một số môn thể thao trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh” [31].

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 nhóm giải pháp kỹ thuật gồm: Nhóm giải pháp về trang thiết bị dụng cụ và nhóm giải pháp về con người và tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn và giám định huấn luyện thể thao trong các môn điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, bóng rổ, bóng bàn, quần vợt và Judo Ngoài ra có luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồng Sơn (2017), “Xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả công tác HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An” [46]

Như vậy, có thể thấy rằng đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của VĐV bóng chuyền, nhưng tập trung nhiều nhất là các nghiên cứu về nâng cao thể lực cho VĐV, nhưng quan điểm giữa các tác giả trình bày qua các công trình nghiên cứu cho thấy chưa có sự thống nhất.

Ngày đăng: 04/07/2023, 17:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aulic I.V (1992), “Đánh giá trình độ tập luyện thể thao”, Biên dịch: Phạm Ngọc Tân, NXB TDTT Hà Nội, tr100 – 110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá trình độ tập luyện thể thao”
Tác giả: Aulic I.V
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1992
2. Bangsbo J. (2007), “Huấn luyện thể lực ưa khí và yếm khi”, Trần Hùng Cường biên dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Huấn luyện thể lực ưa khí và yếm khi”
Tác giả: Bangsbo J
Năm: 2007
4. Bompa T. (2002). “Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao”. Biên dịch: Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại. NXB Thể dục thể thao, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao”
Tác giả: Bompa T
Nhà XB: NXB Thể dục thể thao
Năm: 2002
6. Nguyễn Trọng Bốn (2011), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập nâng cao sức mạnh tốc độ chuyên môn cho nam VĐV bóng ném”, Luận án tiến sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập nâng cao sứcmạnh tốc độ chuyên môn cho nam VĐV bóng ném”
Tác giả: Nguyễn Trọng Bốn
Năm: 2011
7. Bùi Huy Châm (1987), “Đánh giá trình độ huấn luyện thể lực của vận động viên bóng chuyền”, Bản tin KHKT TDTT, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ huấn luyện thể lực của vận động viênbóng chuyền”
Tác giả: Bùi Huy Châm
Năm: 1987
8. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, NXB Thể dục thể thao, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đào tạo vận động viêntrình độ cao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái
Nhà XB: NXB Thể dục thể thao
Năm: 2002
9. Dương Nghiệp chí và các CS (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội, tr 123 – 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp chí và các CS
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2004
10. Dương Nghiệp Chí, Phan Hồng Minh (2000), “Khoa học hóa huấn luyện thể thao”. Bản tin Khoa học kỹ thuật TDTT, 12, tr.11-18, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khoa học hóa huấn luyện thểthao”
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Phan Hồng Minh
Năm: 2000
11. Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh, Lê Quý Phượng (1998), “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao I,II,III”, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr.33 – 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tuyểnchọn tài năng thể thao I,II,III”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh, Lê Quý Phượng
Năm: 1998
12. Nguyễn Xuân Dung, Huỳnh Thúc Phong, Phan Ngọc Huy (2005), “Giáo trình giảng dạy lý thuyết BC”, Trường Đh TDTT Tp.HCM, tr 111 – 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình giảngdạy lý thuyết BC”
Tác giả: Nguyễn Xuân Dung, Huỳnh Thúc Phong, Phan Ngọc Huy
Năm: 2005
13. Lương Cao Đại (2011), Phương pháp phát triển sức mạnh chung và chuyên môn nhằm tăng và duy trì tốc độ đập bóng cho vận động viên nam bóng chuyền trẻ Matanzas, Luận án nghiên cứu sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển sức mạnh chung và chuyên mônnhằm tăng và duy trì tốc độ đập bóng cho vận động viên nam bóng chuyền trẻMatanzas
Tác giả: Lương Cao Đại
Năm: 2011
16. Chu Phượng Hà (2004), “Tâm lý học trong huấn luyện và thi đấu bóng chuyền”, khoa nghiên cứu khoa học TDTT, Hồ Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trong huấn luyện và thi đấu bóng chuyền”
Tác giả: Chu Phượng Hà
Năm: 2004
17. Harre.D (1996), “Học thuyết huấn luyện”, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi thế Hiển, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết huấn luyện”
Tác giả: Harre.D
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1996
19. Nguyễn Hiệp và Đặng Đức Xuyên (2015), Giáo trình bóng chuyền, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bóng chuyền
Tác giả: Nguyễn Hiệp và Đặng Đức Xuyên
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2015
20. Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên (2000), “Sinh lý học thể dục thể thao”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sinh lý học thể dục thể thao”
Tác giả: Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2000
21. Hirosi Toyoda (1980), “Lý thuyết huấn luyện BC Nhật, bản tin khoa học TT”, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội (chuyên đề BC) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lý thuyết huấn luyện BC Nhật, bản tin khoa học TT”
Tác giả: Hirosi Toyoda
Năm: 1980
22. Học viện TDTT Nam Kinh (2003), “Đặc trưng huấn luyện bóng chuyền hiện đại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng huấn luyện bóng chuyền hiệnđại
Tác giả: Học viện TDTT Nam Kinh
Năm: 2003
23. Hội BC và Viện nghiên cứu KHTDTT Hungari (1985), “Bồi dưỡng và kiểm tra năng lực VĐV BC trẻ Hungari”, Bản tin KHKT TDTT Số 9, Viện Khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng và kiểm tranăng lực VĐV BC trẻ Hungari”
Tác giả: Hội BC và Viện nghiên cứu KHTDTT Hungari
Năm: 1985
24. Hội bóng chuyền Nhật bản (1979), “Test kiểm tra thể lực VĐV bóng chuyền. Bản tin KHKT TDTT”, Chuyên đề bóng chuyền, Viện Khoa học TDTT. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Test kiểm tra thể lực VĐV bóng chuyền. Bản tinKHKT TDTT”
Tác giả: Hội bóng chuyền Nhật bản
Năm: 1979
26. Trần Hùng (2008), “Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ trong kỹ thuật đập bóng của VĐV bóng chuyền nam lứa tuổi 14-17”, luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ trong kỹ thuật đậpbóng của VĐV bóng chuyền nam lứa tuổi 14-17
Tác giả: Trần Hùng
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w