1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Du Lịch Học, Phát Triển Du Lịch, Làng Nghề Truyền Thống.docx

179 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Các Làng Nghề Truyền Thống Ở Thành Phố Nha Trang
Tác giả Huỳnh Ngọc Phương
Người hướng dẫn TS. Phạm Hồng Long
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 2,6 MB

Cấu trúc

  • 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài (12)
  • 2. Lý do chọn đề tài (12)
  • 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài (15)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (18)
  • 6. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu (18)
  • 7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn (20)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (22)
    • 1.1. Khái niệm về cộng đồng và cộng đồng địa phương (22)
      • 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng (22)
      • 1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương (23)
    • 1.2. Du lịch cộng đồng (23)
      • 1.2.1. Khái niệm du lịch cộng đồng (23)
      • 1.2.2. Các điều kiện phát triển và đặc điểm của du lịch cộng đồng (25)
      • 1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng (26)
      • 1.2.4. Các bên tham gia du lịch cộng đồng (27)
        • 1.2.4.1. Cộng đồng địa phương (27)
        • 1.2.4.2. Chính quyền địa phương (28)
        • 1.2.4.3. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các cá nhân (29)
        • 1.2.4.4. Chính phủ và nhà nước (29)
        • 1.2.4.5. Các doanh nghiệp du lịch (29)
        • 1.2.4.6. Khách du lịch (30)
      • 1.2.5. Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương (30)
      • 1.2.6. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương (31)
      • 1.2.8. Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và phát triển cộng đồng (33)
      • 1.2.9. Một số mô hình và kinh nghiệm phát triển của du lịch cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam (35)
        • 1.2.9.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới (35)
        • 1.2.9.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam (37)
        • 1.2.9.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập (39)
    • 1.3. Làng nghề truyền thống (39)
      • 1.3.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống (40)
        • 1.3.1.1. Điều kiện để phát triển làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống 30 1.3.1.2. Các điều kiện để phát triển các làng nghề thủ công truyền thống (41)
        • 1.3.1.3. Các đặc điểm của các làng nghề truyền thống (42)
  • CHƯƠNG 2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ (45)
    • 2.1. Khái quát về thành phố Nha Trang (45)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (45)
      • 2.1.2. Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang (46)
      • 2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn (46)
      • 2.1.4. Kinh tế - xã hội (47)
    • 2.2. Vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên cho phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (48)
      • 2.2.1. Vị trí địa lý (48)
      • 2.2.2. Tên gọi và lịch sử hình thành phát triển (48)
      • 2.2.3. Các nguồn lực tự nhiên (49)
        • 2.2.3.1. Địa chất và địa hình (49)
        • 2.2.3.2. Khí hậu (50)
        • 2.2.3.3. Tài nguyên nước (51)
        • 2.2.3.4. Tài nguyên sinh vật (51)
    • 2.3. Các nguồn lực nhân văn (53)
      • 2.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể (53)
        • 2.3.1.1. Di tích khảo cổ (53)
        • 2.3.1.2. Di tích lịch sử (53)
        • 2.3.1.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật (55)
      • 2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (59)
        • 2.3.2.2. Nghề sản xuất truyền thống (61)
        • 2.3.2.3. Ẩm thực (66)
        • 2.3.2.4. Phong tục tập quán và văn hóa ứng xử (67)
      • 2.3.3. Đánh giá chung (68)
        • 2.3.3.1. Thuận lợi (68)
        • 2.3.3.2. Hạn chế (69)
    • 2.4. Các nguồn lực kinh tế xã hội và bổ trợ (70)
      • 2.4.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch (70)
      • 2.4.2. Hợp tác đầu tư phát triển du lịch (71)
      • 2.4.3. Cơ sở hạ tầng (71)
        • 2.4.3.1. Hệ thống giao thông (71)
        • 2.4.3.2. Cung cấp điện, nước và nước thải và thông tin liên lạc (72)
      • 2.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (72)
        • 2.4.4.1. Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống (72)
      • 2.4.5. Các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch (74)
      • 2.4.6. Dân cư, nguồn lao động và kinh tế (74)
        • 2.4.6.1. Dân cư và nguồn lao động (74)
        • 2.4.6.2. Các hoạt động kinh tế (75)
      • 2.4.7. Đánh giá (76)
        • 2.4.7.1. Thuận lợi (76)
        • 2.4.7.2. Hạn chế (77)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG (80)
    • 3.1. Khái quát hoạt động du lịch tại Nha Trang (80)
      • 3.1.1. Lịch sử phát triển của hoạt động du lịch tại Nha Trang (80)
      • 3.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Nha Trang (81)
        • 3.1.2.1. Loại hình và sản phẩm du lịch của Nha Trang (81)
        • 3.1.2.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch (83)
        • 3.1.2.5. Các công ty lữ hành và nguồn lao động (84)
        • 3.1.2.6. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực (84)
    • 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang (84)
      • 3.2.1. Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng (84)
        • 3.2.1.1. Tổ chức quản lý (84)
        • 3.2.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng (85)
      • 3.2.2. Kinh doanh lưu trú và ăn uống (86)
      • 3.2.3. Kinh doanh vận chuyển (87)
        • 3.2.4.1. Sản xuất lò gốm và dệt chiếu truyền thống (88)
        • 3.2.4.2. Sản xuất ngư nghiệp truyền thống tại các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm (89)
        • 3.2.4.3. Nghề nuôi và chế biến yến sào (90)
      • 3.2.5. Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm (91)
      • 3.2.6. Hoạt động hướng dẫn (92)
      • 3.2.7. Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách (92)
      • 3.2.8. Hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường (93)
    • 3.3. Kết quả kinh doanh và các chủ thể tham gia DLCĐ tại các LNTT ở (94)
      • 3.3.1. Cộng đồng địa phương (94)
      • 3.3.2. Khách du lịch (96)
      • 3.3.3. Các công ty du lịch (98)
      • 3.3.4. Chính quyền địa phương (99)
      • 3.3.5. Các tổ chức và các cá nhân (99)
      • 3.3.6. Đánh giá những tác động từ hoạt động du lịch, đến TNMT, KT – XH, văn hóa tại các LNTT ở Nha Trang (99)
        • 3.3.6.1. Tác động tới tài nguyên môi trường (99)
        • 3.3.7.1. Tác động tới kinh tế - xã hội (100)
  • CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG (103)
    • 4.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp và kiến nghị 92 (103)
    • 4.2. Các giải pháp nhằm phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha (103)
      • 4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách (103)
      • 4.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch (105)
        • 4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý (105)
        • 4.2.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển DLCĐ (107)
      • 4.2.3. Giải pháp về hợp tác, đầu tư và hỗ trợ phát triển du lịch và phát triển cộng đồng (108)
      • 4.2.4. Giải pháp về đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đi đôi với bảo tồn phát triển nghề truyền thống (108)
        • 4.2.4.1. Đối với các dịch vụ lưu trú ăn uống (109)
        • 4.2.4.2. Sản xuất nghề truyền thống và đón du khách tham quan (110)
        • 4.2.4.3. Đối với hoạt động vận chuyển KDL và hướng dẫn (110)
        • 4.2.4.4. Phát triển sản xuất nông ngư phẩm truyền thống (111)
        • 4.2.4.5. Các sản phẩm du lịch tại các LNTT ở Nha Trang (111)
      • 4.2.5. Giải pháp về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch phát triển bền vững (112)
        • 4.2.5.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tự nhiên (112)
        • 4.2.5.2. Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống (113)
      • 4.2.6. Giải pháp về xúc tiến phát triển du lịch cộng đồng (113)
    • 4.3. Một số kiến nghị (115)
      • 4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (115)
      • 4.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương (117)
      • 4.3.3. Kiến nghị đối với công ty du lịch (117)
      • 4.3.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và .................................................................................................................... 107CĐĐP *Tiểu kết chương 4 (118)
  • KẾT LUẬN (120)
    • trang 1 ngày (tháng 7/2013) (159)

Nội dung

Phần mở đầu Du lịch cộng đồng i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH NGỌC PHƢƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG L[.]

Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp tác giả nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học, tri thức lý luận và thực tiễn về phát triển DLCĐ tại Nha Trang.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ và vận dụng vào nghiên cứu ở một địa bàn biển đảo Đây là một sự đóng góp mới cho ngành khoa học du lịch và là cơ sở tư liệu tham khảo và vận dụng cho các học viên, sinh viên, các cán bộ khoa học thực hiện các đề tài có liên quan.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo thiết thực, hữu ích cho các cơ quan quản lý về du lịch, chính quyền địa phương, các bên tham gia hoạt động DLCĐ ở Nha Trang và một số địa phương khác có điều kiện tương đồng đã, đang hoặc có thể phát triển DLCĐ.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha Trang là một đề tài mới Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến DLCĐ được thực hiện ở quy mô khác nhau.

Theo Goerger Caze Robert Languar, Yver Raynoward trong cuốn “Quy hoạch du lịch”: Trình bày một số nội dung về vai trò của CĐĐP trong việc quy hoạch phát triển du lịch [1]

Theo Dauglas Hainsworth trong bài báo cáo khoa học “Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam”: Nội dung bài báo cáo khoa học tác giả đã chỉ ra một số phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, kết quả ban đầu của việc phát triển DLCĐ ở một số địa phương nghèo ở Việt Nam [51, tr 19 – 26]

Theo WWF, IUCN trong cuốn “Tourism concer – Bên kia chân trời mới, đã có báo cáo tham luận các nguyên tắc phát triển bền vững”: Báo cáo đã chỉ ra và phân tích các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó có ba nguyên tắc đề cập đến sự cần thiết phải thu hút CĐĐP vào các hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cho CĐĐP và cần góp phần phát triển kinh tế địa phương, lấy ý CĐĐP trong phát triển du lịch [62]

Theo Streaut I I trong bài báo cáo khoa học “Sự phát triển du lịch, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường”: Nội dung báo cáo khoa học của tác giả chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường của CĐĐP và một số giải pháp cho vấn đề này [60]

Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johan nesburg, năm 2002 đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trường nơi sống của họ” Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với chính phủ các nước xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả năng xóa đói giảm nghèo [48]

Theo S.Singh, DJ Timothy, RK Dowling trong cuốn “Tourism in Destination Communities”: Nội dung tài liệu các tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, du lịch của CĐĐP, những thách thức và cơ hội cho các điểm đến DLCĐ, các vấn đề phát sinh trong cộng đồng, kế hoạch thích hợp cho phát triển các điểm đến DLCĐ, marketing điểm đến DLCĐ, nhận thức và du lịch và điểm đến DLCĐ, một số mô hình phát triển DLCĐ của các nước trên thế giới [67]

Theo Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development through Tourism”: Nội dung cuốn sách tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, DLCĐ nông thôn, đối phó với khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, xúc tiến phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mô hình phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới [68]

Theo Grey Richards and Derek Hall trong cuốn “Tourism and Sustainable community Development”: Nội dung cuốn sách đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi trường và đo lường điểm đến, các công cụ tiếp thị, cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch Những mô hình, kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới [64]

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong đề tài khoa học “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho khách ở nhà dân”: Nội dung của đề tài chủ yếu đưa ra các khái niệm về DLCĐ, du lịch homestay, thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới và cách thức vận dụng vào Việt Nam [42]

Theo Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1”: Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về DLCĐ và nghiên cứu mô hình phát triển DLCĐ ở một số quốc gia trên thế giới [32]

Theo Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự trong cuốn “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”: Tác giả cũng khẳng phải thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái [25]

Tác giả Lê Thị Hiền Thanh trong luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)”: Tác giả đã hệ thống, cơ sở lý luận và một số mô hình phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới ở Việt Nam Đồng thời trong luận văn tác giả đã nghiên cứu các điều kiện, thực trạng phát triển, đưa ra các kiến giải cho phát triển du lịch homestay ở Sa Pa [37]

Theo Bùi Thị Hải Yến (chủ biên và cộng sự) trong các công trình, báo cáo và đề tài khoa học “Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam”, “Du lịch cộng đồng”, “Tài nguyên du lịch”, “Nhận thức và năng lực du lịch nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Mường ở khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương”: Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, mô hình, kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, đưa ra một số giải pháp phát triển DLCĐ cho người Mường ở VQG Cúc Phương và các nguồn lực phát triển DLCĐ tại Việt Nam [45]; [48]; [49]; [50]

Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lý luận có liên quan đến DLCĐ, LNTT, một số mô hình và kinh nghiệm phát triểnDLCĐ của một số quốc gia và Việt Nam, các nguồn lực, thực trạng và kiến giải cho phát triển các loại hình du lịch này tại các LNTT ở Nha Trang (Khánh Hòa).

- Không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động DLCĐ ở

5 LNTT: dệt chiếu Ngọc Hội, làm gốm Lư Cấm, các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán và làng chài, nuôi và chế biến yến sào Bích Đầm.

- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng4/2012 đến tháng 10/2013 Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2008 – 2013.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội về cơ sở lý luận khoa học du lịch và các khoa học có liên quan để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về DLCĐ, LNTT. Điều tra, phân tích, đánh giá các nguồn lực, thực trạng khai thác các nguồn lực và đưa ra các kiến giải để phát triển DLCĐ nhằm đạt hiệu quả cao tại các LNTT ở Nha Trang.

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

- Các quan điểm nghiên cứu:

+ Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang được nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của các thành tố trong một thành phần, cũng như giữa các thành phần theo các quy luật tự nhiên, KT – XH khách quan Từ đó đưa ra các phân tích nhận định đánh giá khách quan xác thực làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đưa ra các kiến giải nhằm phát triển DLCĐ của địa phương có hiệu quả cao. Đồng thời khi thực hiện đề tài tác giả cũng tìm hiểu nghiên cứu các công trình có liên quan đến DLCĐ đã được thực hiện, từ đó tổng quan, vận dụng vào việc nghiên cứu cho phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang.

+ Quan điểm hệ thống: Được tác giả vận dụng trong việc sắp xếp các bước, các vấn đề nghiên cứu cần được thực hiện của đề tài và việc hệ thống hóa, sắp xếp, xử lý các tri thức lý luận cũng như thực tiễn.

Việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ được nghiên cứu xem xét trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở lý luận của khoa học du lịch của các ngành khoa học khác và thực tiễn phát triển DLCĐ ở các quốc gia và các địa phương khác.

+ Quan điểm phát triển bền vững: Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam và trên thế giới để soi sáng cho các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

+ Quan điểm kế thừa: Tác giả đã kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các nguồn thông tin tư liệu của các nhà khoa học, tận dụng những ưu điểm của các công trình nghiên cứu đi trước để khắc phục được những hạn chế của đề tài nghiên cứu.

+ Quan điểm lãnh thổ tổng hợp và chuyên môn hóa: Tác giả nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực cho phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang Việc nghiên cứu này nhằm đưa ra được các đánh giá xác thực, xây dựng những kiến giải phát huy lợi thế tổng hợp và tránh lãng phí hoặc khai thác quá mức các nguồn lực cho phát triển DLCĐ tại địa phương Đồng thời, tác giả cũng nhận diện các nguồn lực đặc sắc, có thế mạnh lâu dài, có sức cạnh tranh của các LNTT ở Nha Trang là gắn liền với khai thác biển, du lịch tham quan biển, du lịch văn hóa.

- Các phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp khảo cứu thực tế và thu thập tư liệu:

Phương pháp khảo cứu thực tế: Tác giả đã lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với thu thập tư liệu bằng văn bản, ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thông qua 4 chuyến điền dã khảo cứu tại các LNTT ở Nha Trang và các địa phương khác từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013.

Trong quá trình khảo cứu thực địa, tác giả đã tiến hành quan sát tham dự,quan sát không tham dự, chụp ảnh kết hợp với điều tra xã hội học bằng hỏi đáp,bằng bảng hỏi đối với người dân, cán bộ các cơ quan chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý du lịch và KDL tại Nha Trang Số lượng bảng hỏi phát ra là: 10 bảng hỏi cho các công ty du lịch, 60 bảng hỏi cho CĐĐP của 5 làng nghề, 100 bảng hỏi cho KDL Quốc tế (50 bảng hỏi cho KDL nói tiếng Anh và 50 bảng cho KDL nói tiếng Nga), 50 bảng hỏi cho KDL nội địa Số lượng bảng hỏi thu về đầy đủ và xử lý hết.

+ Phương pháp thu thập tài liệu: Trong quá trình khảo cứu thực tế tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin sơ cấp và thứ cấp thông qua quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, từ các cơ quan quản lý du lịch, chính quyền địa phương, các công ty du lịch tại Nha Trang Các thông tin dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học, tài liệu về phát triển DLCĐ của địa phương, các thông tin bài báo trên internet.

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành đồng thời với phương pháp các khảo cứu thực tế và thu thập tài liệu Gồm phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn (hỏi đáp).

+ Phương pháp bản đồ, sơ đồ và ảnh tư liệu: Tác giả vận dụng phương pháp này để tìm hiểu và xác định vị trí, nội dung, ranh giới của địa bàn nghiên cứu, các điểm tuyến tham quan du lịch Tác giả lựa chọn các đối tượng nghiên cứu, chụp ảnh và sử dụng ảnh để minh chứng cho các đối tượng nghiên cứu.

+ Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp: Tác giả lựa chọn, sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được một nội dung hoàn chỉnh,tổng thể về đối tượng nghiên cứu Một số công cụ hỗ trợ cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm EXCEL, SPSS.

Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố cục thành 4 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Các nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang

Chương 3 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang

Chương 4 Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm về cộng đồng và cộng đồng địa phương

1.1.1 Khái niệm về cộng đồng

Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra trong các công trình khoa học với nhiều ngữ nghĩa khác nhau.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Cộng đồng được hiểu là “Một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [43, tr.601]

Theo Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development through Tourism”: “Cộng đồng có nguồn gốc từ Latin, mà đề cập đến tinh thần rất cộng đồng, hoặc một cộng đồng không có cấu trúc bên trong mà mọi người đều bình đẳng” “Hoặc cộng đồng là một nhóm người có cùng một tín ngưỡng, cùng sống trong một thời gian và một không gian nhất định” [68, tr.3 – 4]

Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng, xã, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [48, tr.33]

Theo Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1”:

“Khái niệm cộng đồng được cho là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa Trong tuyến nghĩa khoa học xã hội bao gồm: Các thực tế xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định” [32]

Từ khái niệm cộng đồng được nhiều tác giả đưa ra và các đặc điểm chung của cộng đồng, cộng đồng có thể được hiểu là: ―một nhóm dân cư, một tập đoàn người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như:Làng(bản, buôn, sóc), xã(phường, thị trấn), huyện(thị xã), tỉnh(thành phố), quốc gia, tộc người… có những dấu hiệu chung về tôn giáo, thành phần giai cấp, về các mối quan tâm, truyền thống văn hóa, về kinh tế xã hội‖.

1.1.2 Khái niệm cộng đồng địa phương

- Theo Schuwuk trong cuốn “Phát triển cộng đồng” do Nguyễn Hữu Nhân biên soạn: “CĐĐP được hiểu là tập hợp các nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương đó” [29, tr.8]

- Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “CĐĐP là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng chung các nguồn TNMT, có cùng mối quan tâm về KT – XH, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng”.

Vậy, CĐĐP có thể được hiểu là ―một nhóm dân cư hoặc một tập đoàn người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên nhưLàng (bản, thôn, buôn, sóc), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã), tỉnh (thành phố), qua nhiều thế hệ, có sự gắn kết về truyền thống, tình cảm, có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo tồn, phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu chung về tôn giáo, tín ngưỡng, KT – XH, truyền thống văn hóa‖.

Du lịch cộng đồng

1.2.1 Khái niệm du lịch cộng đồng

“Du lịch cộng đồng: Community tourism”, hay “Du lịch dựa vào cộng đồng: Community based tourism” thực chất là nói đến những phương cách, quan điểm, nguyên tắc phát triển của các loại hình du lịch bền vững có sự tham gia của CĐĐP nơi phân bố hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL Khái niệm DLCĐ cũng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức đưa ra trong các công trình khoa học.

Theo tổ chức The Mountain Instilute của Hoa Kỳ: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn TNDL tại điểm du lịch vì sự phát triển du lịch lâu dài, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương và có cơ chế tạo ra cơ hội đem lại lợi ích cho cộng đồng” [30, tr.6]

Theo Đỗ Thanh Hoa trong Tạp chí du lịch Việt Nam “Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương phát triển du lịch bền vững”: “DLCĐ là một hình thái du lịch, trong đó chủ yếu là những người dân địa phương đứng ra phát triển quản lý du lịch Kinh tế địa phương sẽ được phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch” [16, tr.22]

Theo Nguyễn Văn Lưu trong báo cáo khoa học “Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường” cho rằng: “Tính cộng đồng trong tạo cung du lịch có thể hiểu là sự liên kết nhiều quá trình hoạt động du lịch riêng biệt thành quá trình

KT – XH như một hệ thống hữu cơ” [27, tr.67 – 69]

“Dưới góc độ cầu du lịch thì cộng đồng hóa du lịch, du lịch đại chúng là quá trình chuyển đổi nhu cầu du lịch từ nhu cầu đơn lẻ cao cấp của một số ít người thuộc tầng lớp nhiều tiền trở thành phổ biến, thiết yếu của quảng đại quần chúng nhân dân”.

Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “DLCĐ có thể được hiểu là phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó CĐĐP có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, của chính quyền địa phương, cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác TNMTDL bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách để mọi tầng lớp dân cư đểu có thể sử dụng tiêu dùng các sản phẩm du lịch”.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, quan niệm DLCĐ được nhiều nhà khoa học, cùng các tổ chức đưa ra cũng như từ thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới và ở Việt Nam, DLCĐ có thể được hiểu: ―Là phương thức phát triển du lịch bền vững có sự tham gia trực tiếp chủ yếu với vai trò chủ thể của CĐĐP trong mọi hoạt động và tất cả quá trình phát triển du lịch CĐĐP nhận được sự trợ giúp, hợp tác của các chủ thể tham gia khác, đồng thời được hưởng phần lớn những nguồn lợi từ hoạt động du lịch Phát triển DLCĐ nhằm bảo tồn, phát triển, khai thác TNMTDL bền vững, phát triển cộng đồng và du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng ngày càng cao và hợp lý của du khách, để mọi tầng lớp dân cư có thể tiêu dùng các sản phẩm du lịch‖.

1.2.2 Các điều kiện phát triển và đặc điểm của du lịch cộng đồng

- DLCĐ là phương thức phát triển du lịch có sự tham gia của CĐĐP với vai trò chủ thể vào mọi hoạt động và tất cả các khâu trong suốt quá trình phát triển du lịch Cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch với cả vai trò là người quản lý lập, thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức điều hành, giám sát các hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng, ra các quyết định phát triển du lịch.

- Công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp, có quyền lợi và trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát triển, khai thác các nguồn lực, phát triển du lịch và KT – XH vì sự phát triển cộng đồng cũng như du lịch Phát triển DLCĐ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng.

- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP Đây là khu vực có nguồn TNDL phong phú, có tiềm năng đa dạng sinh học cao, đa dạng về các hệ sinh thái, đa dạng và giàu bản sắc văn hóa, đã, đang hoặc có thể bị tác động bởi con người.

- CĐĐP tham gia hoạt động du lịch là những người đang làm ăn sinh sống trong hoặc gần các điểm TNDL.

- Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng, nâng cao chất lượng TNMTDL và sản phẩm du lịch, đồng thời vừa nâng cao chất lượng môi trường sống và CLCS của cộng đồng, phát triển KT – XH địa phương Phát triển DLCĐ góp phần duy trì phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, ủng hộ sự đa dạng phát triển của các ngành kinh tế.

- Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng và công khai trong việc phân chia nguồn lợi, phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch, từ khai thácTNDL được giữ lại cho cộng đồng nhằm bảo tồn phát triển TNMTDL, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.

- Phát triển DLCĐ phải tính đến hiệu quả bền vững về KT – XH và môi trường, chịu tác động của các quy luật tự nhiên, KT – XH, đặc biệt là quy luật cung cầu.

- Phát triển DLCĐ bao gồm các yếu tố hỗ trợ, hợp tác giúp cộng đồng phát triển du lịch và KT – XH, văn hóa của các chủ thể tham gia khác: về tài chính, CSVCKT, lập, thực hiện kế hoạch phát triển kinh nghiệm, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng CSHT, tôn tạo bảo vệ TNMT, xúc tiến phát triển du lịch, kinh nghiệm

- Phát triển DLCĐ cần có những giải pháp để phòng chống rủi ro và phát triển trong sự đa dạng hóa các ngành nghề, bảo tồn sự đa dạng, giá trị đặc sắc của tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

1.2.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Làng nghề truyền thống

1.3.1 Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống

- Nghề thủ công truyền thống: là những nghề sản xuất ra những loại sản phẩm chủ yếu bằng công cụ thô sơ và sức lao động sáng tạo của con người Nghệ thuật sản xuất nghề (hay còn gọi là bí quyết nghề nghiệp) do những nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ truyền thống từ đời này sang đời khác cho những người trong gia đình, cùng huyết thống hoặc ở cùng làng bản Các sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống không những mang giá trị sử dụng mà còn có giá trị về thẩm mỹ, triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tư, tình cảm ước vọng của người làm ra chúng.

- Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Tài nguyên du lịch”: “Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng nghề có trên 30% tổng dân số tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng doanh thu của cả làng” [49, tr.70 – 71]

- Theo Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”: “Làng là một đơn vị hành chính từ cổ xưa, mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương, tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm” [35]

Nếu xét theo tiêu chí trên về làng nghề nông thôn Việt Nam trong 1450 làng nghề hiện còn được bảo tồn ở Việt Nam thì chỉ còn rất ít làng nghề thủ công truyền thống đủ tiêu chuẩn để công nhận Phần lớn các làng nghề nông thôn hiện nay chủ yếu là làng sản xuất nông lâm ngư nghiệp Các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam hiện nay chỉ còn một vài hộ đến một vài chục hộ sản xuất và bán các sản phẩm nghề truyền thống Ở một số đô thị nước ta vẫn còn một số phường bảo tồn được sản xuất nghề thủ công truyền thống được bảo tồn.

- Làng nghề truyền thống có thể quan niệm như sau: ―Là làng có những người cùng sinh sống phát triển KT – XH, có những luật lệ, giá trị văn hóa riêng, có nghề sản xuất hàng hóa đã được hình thành phát triển một thời gian dài trong lịch sử, chuyên sản xuất một số loại sản phẩm hàng hóa, nghệ thuật sản xuất nghề được bảo tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong làng Sản phẩm hàng hóa được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong làng mà còn được bán ra thị trường trong nước và quốc tế Các giá trị văn hóa của làng phong phú được sáng tạo, bảo tồn qua nhiều thế hệ‖.

1.3.1.1 Điều kiện để phát triển làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống

+ Có điều kiện về đất đai, mặt nước, vườn rừng, các điều kiện về khí hậu, tài nguyên sinh vật… để phát triển các nghề này và có thể tạo việc làm cho 50% số lao động tham gia và tạo ra trên 50% thu nhập của cả làng.

+ Thường có tổ nghề là người sáng tạo và truyền nghệ thuật sản xuất nghề cho các thế hệ sau Nghệ thuật sản xuất nghề được bảo tồn và truyền từ đời này sang đời khác ở trong Làng và tạo ra sản phẩm đặc sắc của Làng.

+ Người dân ít chịu ảnh hưởng của lối sống đô thị và công nghiệp hóa, yêu nghề, yêu truyền thống văn hóa của dòng họ, của quê hương, do đó bảo tồn phát triển nghề và giá trị văn hóa truyền thống.

+ Thu nhập và đời sống của lao động phải đảm bảo CLCS không nghèo khổ, nếu đời sống của người lao động nghèo khổ nghề truyền thống sẽ có nguy cơ bị suy giảm thất truyền.

+ Có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nghề truyền thống.

1.3.1.2 Các điều kiện để phát triển các làng nghề thủ công truyền thống

+ “Nhất cận thị, nhì cận giang”, các làng nghề thủ công truyền thống thường phân bố ven các sông lớn và các đô thị lớn thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm Gần các nguồn nguyên liệu hoặc phân bố tại các vùng có nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất.

+ Có các nghệ nhân dân gian, các tổ nghề là những người sáng tạo ra các nghệ thuật sản xuất, phát triển nghề và các nghệ thuật sản xuất nghề được giữ gìn, sáng tạo truyền từ đời này sang đời khác trong dòng họ hoặc trong làng.

+ Các nguồn lực đất đai, nước, sinh vật, khí hậu để phát triển các nghề nông lâm ngư nghiệp hạn chế, các nghề này không đảm bảo đời sống cho người dân.

+ Dân cư của các làng này thường có những phẩm chất: Chăm chỉ, chịu khó, khéo tay, sáng tạo, hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống và sản xuất, yêu truyền thống văn hóa quê hương, yêu nghề, bảo tồn được nhiều giá trị nghề và văn hóa truyền thống.

1.3.1.3 Các đặc điểm của các làng nghề truyền thống

+ Người dân có nhiều phẩm chất tốt: Chăm chỉ, chịu khó, hiền lành, khéo tay, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng cao, tinh thần hy sinh và trách nhiệm với cộng đồng cao, luôn có ý thức đóng góp xây dựng phát triển làng, yêu và tự hào về quê hương.

+ CĐĐP ở các làng nghề này qua nhiều thế hệ đã sáng tạo và bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, các DTLSVH (đình, chùa, miếu, nhà thờ tổ nghề, tổ họ), lễ hội, văn hóa ứng xử, văn hóa nghệ thuật, luật lệ của làng, tôn giáo tín ngưỡng, tục cúng tổ nghề và thành hoàng làng.

+ Nhà cửa dân cư khang trang, có nhiều nhà cổ, đường làng ngõ xóm được bê tông hoặc gạch hóa, tỷ lệ số hộ nghèo ít.

CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ

Khái quát về thành phố Nha Trang

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh

Hòa Nha Trang nằm ở tọa độ địa lý 12 0 15’22” vĩ độ bắc và 109 0 11’47” kinh độ đông, phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.

Nha Trang có diện tích 251 km 2 , dân số 392.279 người (2009), gồm 3 tộc người sinh sống: Kinh, Hoa và Chăm Đơn vị hành chính gồm 8 xã, 19 phường

Nha Trang có vị trí giao thông đường bộ, đường không và đường biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

Nha Trang có địa hình cao từ 0 – 900m so với mực nước biển chia thành 3 vùng: Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái, vùng chuyển tiếp và các đồi thấp nằm ở phía tây, đông nam, trên các đảo nhỏ, vùng núi phần lớn ở phía bắc, phía nam trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá.

Nha Trang là thành phố biển, có vịnh Nha Trang với diện tích 507 km 2 , gồm

19 đảo lớn nhỏ Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng với dương xanh, cát trắng, bãi biển ven bờ đẹp, dài trên 7 km, nước ấm, độ trong suốt cao, ít ô nhiễm.

Nha Trang có hai hệ thống sông lớn là sông Cái Nha Trang đoạn chảy qua Nha Trang dài 10 km, sông Quán Trường (2 nhánh sông: phía đông dài 9 km, nhánh phía tây dài 6 km) Nha Trang có nguồn suối khoáng nóng ở xã Vĩnh Ngọc và Vĩnh Phương.

Nha Trang có khí hậu nhiệt đới hải dương ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là26,3 0 C, mùa khô kéo dài, lượng mưa ít so với cả nước, nhiều ánh nắng, ít ảnh hưởng của bão Nha Trang giàu tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển.

2.1.2 Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang

Theo các nhà nghiên cứu thì tên “Nha Trang được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh của người Chăm” Trước đây Ya Tran có nghĩa là “sông lau”, tức là gọi sông Cái Nha Trang, trước kia có nhiều cây lau sậy Về địa danh Nha Trang còn có trong toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, do nho sinh Đỗ Bá soạn vào cuối thế kỷ 17 và trong Phủ biên tập lục (1776) của Lê Quý Đôn.

Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất dân cư thưa, thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh Ngày 3/8/1924, Nha Trang trở thành thị trấn từ các làng cổ Ngày 7/5/1937, Nha Trang được nâng lên thị xã gồm 5 phường Ngày 27/1/1958, Nha Trang được chia thành xã Nha Trang đông và Nha Trang tây thuộc quận Vĩnh Xương Ngày 22/10/1970 thị xã Nha Trang được tái lập làm tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa nhưng mở rộng thêm gồm 2 quận.

Ngày 2/4/1975 Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang Ngày 6/4/1975, Ủy ban quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương Tháng 9/1975 hợp nhất hai quận 1 và 2 thành thị xã Nha Trang.

Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Khánh.

Ngày 1/7/1989, Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa Ngày 22/4/1999, Nha Trang được công nhận là thành phố loại 2 Ngày 22/4/2009, Nha Trang được công nhận là thành phố loại 1 [13, tr.78 – 79]

2.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Nha Trang đến nay còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Các giá trị văn hóa vật thể gồm: Tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn, chùa KimSơn, nhà thờ Đá, chợ Đầm, Viện Hải Dương Học, nhiều đình, chùa, miếu, nhà cổ,viện Pasteur, biệt thự Cầu Đá, nhiều công viên, các khu nghỉ dưỡng Nha Trang hiện có DTLSVH được xếp hạng cấp quốc gia và DTLSVH cấp tỉnh Nha Trang hiện còn bảo tồn được nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Tháp Bà, lễ hội

Cầu Ngư và Nghinh Ông Nam Hải, lễ hội Tế xuân, Tế thu, Festival Biển (từ ngày 10/6 đến 15/6 vào các năm lẻ).

Về LNTT gồm: làng dệt cói, làm hương Ngọc Hội (Vĩnh Ngọc), làng làm gốm Lư Cấm (phường Ngọc Hiệp), Yến Sào (Bích Đầm, Vĩnh Nguyên), làng đánh bắt và chế biến hải sản (cửa Bé, Vĩnh Trường), các làng ngư nghiệp Trí Nguyên, Vũng Ngán (Vĩnh Nguyên)…

Văn hóa nghệ thuật truyền thống gồm: Các điệu múa, làn điệu dân ca, âm nhạc Chămpa, nghệ thuật hát Bộ, hò Bá Trạo Nghệ thuật ẩm thực ở đây còn bảo tồn nhiều món ăn, thực phẩm ngon như: Bún cá dầm, bánh căn, bánh canh cá dầm, bánh ướt, bánh xèo, các sản phẩm chế biến từ Yến Sào, nước mắm, mực một nắng…

Người dân Nha Trang hiền hòa, mộc mạc, chăm chỉ làm việc, thân thiện và hiếu khách tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển KT – XH và du lịch.

Nha Trang là thành phố có các ngành công nghiệp, ngư nghiệp và du lịch phát triển Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 8184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13 – 14% Nha Trang chỉ chiếm 4,84% diện tích của tỉnh Khánh Hòa nhưng chiếm 1/3 dân số và 2/3 tổng sản phẩm nội địa của tỉnh Thành phố đóng góp 82,5% doanh thu du lịch, dịch vụ và 42,9% giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh [13]

Nha Trang có hệ thống giao thông phát triển cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không Đến năm 2013, tất cả các đường giao thông phường, xã đã được trải nhựa và bê tông 100% Nha Trang còn có cảng biển quốc tế có thể đón được các tàu du lịch lớn và cách cảng hàng không quốc tế Cam Ranh 35km, quốc lộ 1A chạy qua thành phố dài 14,9km, tuyến đường sắt Bắc Nam có ga chính tại đây.

Vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên cho phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang

Làng dệt Chiếu (xóm Chiếu – chợ Chiều) Ngọc Hội thuộc xã Vĩnh Ngọc, làng Gốm Lư Cấm thuộc phường Ngọc Hiệp nằm gần nhau, cách thành phố Nha Trang khoảng 4 km theo đường thủy trên sông Cái, từ bến cá Cù Lao đi theo đường

23 tháng 10 và hương lộ 45 theo đường bộ Hai làng nghề này đã được phát triển thành điểm tham quan LNTT theo tuyến du lịch ven sông Cái.

Làng chài Trí Nguyên nằm trên đảo Trí Nguyên, Làng Bích Đầm và Vũng Ngán nằm trên đảo Hòn Tre và trong vịnh Nha Trang Nếu đi bằng tàu du lịch thì cách cảng Cầu Đá khoảng 20 phút đến làng Chài Trí Nguyên, 1 giờ đến làng Chài Vũng Ngán, khoảng 2 giờ đến Làng Bích Đầm Cả ba làng nghề này đều thuộc phường Vĩnh Nguyên và nằm trên các tour du lịch biển đảo Nha Trang.

2.2.2 Tên gọi và lịch sử hình thành phát triển

Làng dệt chiếu Ngọc Hội hay còn gọi là “làng chiếu chợ Chiều”: Vì cả làng trước đây làm nghề trồng cói và dệt chiếu, có chợ bán chiếu và các mặt hàng khác, được họp vào các buổi chiều nên được gọi là làng chiếu chợ Chiều Làng chiếu xưa còn có tên gọi là Ngọc Toản nằm sát núi gành (hòn Quy) Phần lớn các tài liệu viết về Nha Trang, Làng chiếu đều có tên Ngọc Hội thuộc xã Vĩnh Ngọc Năm 2004, được tách thành hai thôn Ngọc Hội 1 và 2 Thôn Ngọc Hội 1 có diện tích là 34 ha, thôn Ngọc Hội 2 có diện tích là 31 ha.

Làng gốm Lư Cấm: Theo các tài liệu thì tên làng không có thay đổi.

Từ thời vương quốc Chămpa, trên địa phận làng gốm Lư Cấm và làng chiếu Ngọc Hội đã có dân cư đến sinh sống Đến thế kỷ thứ XVII sau năm 1653, dân cư Việt đến đây đông đúc, làm gốm, dệt chiếu kinh tế trù phú, đến giữa thế kỷ thứ XIX các đình làng được xây dựng.

Làng yến sào – Bích Đầm: “Bích Đầm” Bích bởi lẽ phía trước làng có vũng nước biển trong xanh như ngọc bích nên làng có tên Bích Đầm.

Làng chài Trí Nguyên: Vì trên đảo có hồ cá Trí Nguyên và sau đó là khu du lịch Trí Nguyên nên đảo có tên là Trí Nguyên, nên gọi là làng chài Trí Nguyên và vì gần như cả làng làm nghề đánh bắt hải sản Trước đây, đảo này có miếu thờ thần Nam Hải nên gọi là Hòn Miễu.

Làng chài Vũng Ngán: Nằm ở vũng nước tiếp giáp với đảo Hòn Tre, có lẽ vì vùng nước này có nhiều loài nhuyễn thể là loài Ngán Người dân nơi đây sống bằng nghề đánh bắt nuôi trồng hải sản nên làng có tên là làng chài Vũng Ngán.

Vào trước Công Nguyên cách đây trên 2500 năm ở trên khu vực ven vịnh Nha Trang và trên đảo Hòn Tre đã có cư dân sinh sống, họ là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh và Chămpa.

Trước thế kỷ 17, tại các làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán đã có người Chăm sinh sống Đặc biệt từ sau năm 1653 đến nay, dân cư người kinh ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, và các tỉnh duyên hải miền Trung vào đây sinh sống ngày càng nhiều, sống bằng nghề khai thác biển.

2.2.3 Các nguồn lực tự nhiên

2.2.3.1 Địa chất và địa hình Địa phận và phần biển của các LNTT ở Nha Trang là một bộ phận thuộc phần rìa phía Đông Nam của khối nền cổ Kon Tum, được nổi lên khỏi mặt biển cùng với sự đứt gãy sâu từ kỷ Cambri thuộc đại Cổ sinh Khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh của chu kỳ uốn nếp trong các đại Cổ sinh và Trung sinh. Ở đại Tân Sinh địa hình ở đây chịu tác động của ngoại lực, tạo nên vùng đồng bằng ven sông biển, các bãi biển, địa hình đáy biển, các đảo ven bờ Vận động Hymalaya cuối đại Tân Sinh làm cho phần đứt gãy nhiều nơi, làm cho thềm lục địa ở đây hẹp và sâu.

Các làng Ngọc Hội, Lư Cấm có địa hình đồng bằng cửa sông được bồi tụ phù sa của sông Cái cao dưới 10m, vẫn còn nhiều vùng đất trũng thuận lợi cho trồng cây cói để dệt chiếu và các sản phẩm từ cói và có nhiều gò đất sét là nguyên liệu cho nghề làm gốm.

Các làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán có địa hình mài mòn bồi tụ ven biển, đảo, địa hình đảo và vịnh biển, có nhiều đảo, bãi biển cát vàng đẹp như: Bãi Sỏi (Trí Nguyên), bãi tắm đôi của đảo Hòn Nội, bãi biển Hòn Tằm, các bãi biển ven đảo Hòn Tre đã tạo ra phong cảnh đẹp thuận lợi cho hoạt động du lịch biển, nuôi trồng đánh bắt hải sản.

Các LNTT ở Nha Trang có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất hải dương, ôn hòa, mát mẻ và nhiều ánh nắng quanh năm Nhiệt độ trung bình năm là 26,3 0 C, tổng lượng nhiệt 8900 – 9800 0 C, dao động hằng ngày của nhiệt độ từ 5 –

7 0 C, cao nhất là vào các tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12 Biên độ nhiệt năm từ 4 – 5 0 C Tháng nóng nhất đa số rơi vào tháng 5, 6 Mùa nóng bắt đầu từ tháng 2, 3 và kết thúc vào tháng 11 và tháng 12 Thời kỳ này có gió mùa hạ hướng tây nam Gió mùa đông từ tháng 10, 11 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, với hướng gió đông bắc Tốc độ gió ở đây thường từ 2m/giây – 5m/giây Gió đất, gió biển trên khu vực bờ biển: Gió thổi từ nửa đêm đến 10 giờ sáng theo hướng tây và tây bắc, gió từ biển từ 11 giờ đến 16 giờ theo hướng đông hoặc đông nam, thuận lợi cho hoạt động đi biển của ngư dân.

Lượng mưa trung bình năm từ 1200mm – 1800mm, mưa nhiều vào các tháng

9, 10, 11, 12 chiếm khoảng 75 – 80% lượng mưa cả năm, riêng tháng 10, 11 chiếm 50% lượng mưa cả năm.

Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 27,88 0 C, dao động năm là 6 0 C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hạ 29,88 0 C, nhiệt độ thấp nhất và mùa đông là 22 0 C Độ ẩm ở Nha Trang thường dưới 80%.

Khí hậu tại các LNTT nói riêng và Nha Trang nói chung điều hòa quanh năm, mùa đông ít lạnh, mùa hạ mát mẻ kéo dài, ít bão, thời gian khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch tới 10 tháng/1 năm, từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.

Bảng 2.1 Các yếu tố nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình tháng của Nha Trang

Nhiệt độ trung bình cao độ C 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27

Nhiệt độ trung bình thấp độ C 22 22 23 25 26 26 26 25 25 24 24 22

Lượng mưa trung bình (cm) 2 ,4 0,56 2,07 1,98 5,08 3,48 2,62 3,23 13,38 25,43 25,12 2,21

Các nguồn lực nhân văn

2.3.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

- Dọc theo sông Cái Nha Trang từ thành Diên Khánh xuống, Bảo tàng Khánh Hòa đã sưu tầm hơn 1000 hiện vật gồm các loại chum, vại, lu, bình có kích thước lớn và sản phẩm khác như các loại bình vôi, bình pha trà, ly, bát, lò đun… kiểu dáng đa dạng là sản phẩm gốm của làng Lư Cấm (Ngọc Hiệp – Nha Trang) Niên đại chủ yếu từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX Trong số đó có nhiều bình gốm mang các giá trị gốm truyền thống của người Chăm [20, tr.100 – 101]

- Di tích khảo cổ Bích Đầm trên đảo Hòn Tre: Ở làng Bích Đầm trên đảo Hòn Tre, nhà địa chất người Pháp là H.Mansuy đã phát hiện ra hai công cụ bằng đá mài, có niên đại cách nay khoảng 2500 năm Ông đã khảo tả và công bố trên tập san của

Sở Địa chất Đông Dương năm 1925 Năm 1993, di tích khảo cổ Bích Đầm trên đảo Hòn Tre đã được khai quật với diện tích 186m 2 Tầng văn hóa dày 50 – 70cm, cấu tạo từ đất phù sa biển có màu đen sẫm lẫn vỏ nhuyễn thể biển Kết quả thu được 81 hiện vật bằng đá cuội, võ nhuyễn thể, mảnh khuôn đúc, khuôn đúc lưỡi giáo đồng, và 800 mảnh gốm, đồ gốm Qua các loại hình di vật và kết quả đo bằng C14 cho thấy: Bích Đẩm là di tích cư trú thuộc văn hóa Xóm Cồn, nhưng niên đại muộn hơn một chút (văn hóa Xóm Cồn còn được gọi là văn hóa tiền Sa Huỳnh ở Khánh Hòa).

- Đình Phú Vinh: Tọa lạc tại thôn Phú Vinh – xã Vĩnh Thạnh – Thành phốNha Trang (trước đây, đình Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Ngọc) Từ giữa thế kỷ XVII người dân trong làng đã lập miếu thở Thành Hoàng dưới gốc cây Chang Chang cổ thụ nên gọi là miếu Chang Chang Dân làng đã lựa chọn vị trí hiện nay để xây dựng đình vào năm 1888 và khánh thành vào năm 1889 Từ khi xây dựng đến nay, đìnhPhú Vinh đã được trùng tu vào các năm: 1938, 1958, 1969, 1974 và 1997. Đình Phú Vinh quay về hướng đông, nằm ở vị trí trung tâm của làng có diện tích 1ha gồm 7 bộ phận kiến trúc:

+ Nghi môn được xây dựng theo kiểu tứ trụ gồm hai trụ lớn ở giữa và hai cột nhỏ, phía trên hai cột lớn có đắp nổi 3 chữ hán “Phú Vinh Đình”, trên hai trụ lớn có một cặp câu đối.

+ Án phong: Phía trước, phía sau có trang trí hình long mã, hổ vàng

+ Sân vũ ca: Có hai lối lên xuống, được sử dụng để “Hát chầu” trong những ngày lễ hội.

+ Bái đường: Có kết cấu 3 gian, 4 hàng cột ngang, 3 hàng cột dọc, nóc có đắp nổi long chầu và hổ phù Trong bái đường hai bên có hai bàn thờ Hộ pháp, phía trong có hai bàn thờ Thổ công.

+ Chính điện: Có kết cấu 2 tầng 8 mái, 4 hàng cột ngang, 3 hàng cột dọc, bờ nóc đắp “lưỡng long chầu nhật”, các đầu đao đắp nổi rồng cách điệu, bờ nóc là hai dãy tường gạch trên có đắp nổi hình dơi Chính điện có 7 bàn thờ: Có 3 bàn thờ Thần ở giữa, hai bên hồi chính điện có 4 bàn thờ Văn tiên sinh và Võ tiên sinh.

+ Nhà Tiền hiền: Làm theo kiểu tường hồi bít đốc, lợp ngói tây Nhà Tiền hiền có 3 bàn thờ, thờ Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong và các vị tiền hiền.

+ Nhà khách: Có kết cấu hai mái lợp ngói tây theo kiểu tường hồi bít đốc. Các vật được lưu giữ trong đình gồm: 5 đạo sắc phong do các vua Nguyễn ban (vua Tự Đức, vua Đồng Khánh, vua Duy Tân và vua Khải Định), 1 chiêng, 1 trống sấm, 1 bộ mõ gỗ dài, 1 Lỗ Bộ, 14 câu đối bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ngoài ra còn có chân đèn, lư hương bằng đồng và nhiều lọ hoa, hương án thờ và các hiện vật bằng gỗ có giá trị về mỹ thuật, văn hóa lịch sử.

Phú Vinh là quê hương của Trịnh Phong là người lãnh đạo cao nhất của phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa (1885 – 1886) Do vậy, phía sau đình có ngôi mộ của Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong Đình Phú Vinh còn là cơ sở hoạt động của các chiến sĩ và cán bộ cách mạng trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.

Hằng năm, đình Phú Vinh là nơi tổ chức lễ hội Tế xuân vào ngày tốt của tháng 2 âm lịch Di tích Đình Phú Vinh được xếp hạng DTLSVH cấp tỉnh năm

2007, hiện được bảo quản tương đối tốt, nhưng không có người trực thường xuyên và không được vệ sinh sạch sẽ Trong khuôn viên đình Phú Vinh đất đai bị lấn chiếm để làm hai lớp học và là nơi cư trú của gia đình ông Nguyễn Khen làm thủ từ ở đình 35 năm về trước, đã ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của ngôi đình.

2.3.1.3 Di tích kiến trúc nghệ thuật

+ Đình Ngọc Hội: Tọa lạc tại làng Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang; trên diện tích đất 1300m 2 , quay về hướng đông Năm 1860, đình đã được dân làng xây dựng khánh thành, tổ chức rước Thành Hoàng và các sắc phong về thờ ở đình Đình được trùng tu nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1997 với chi phí do dân làng đóng góp trên 200 triệu Đình Ngọc Hội được các vua nhà Nguyễn ban 10 đạo sắc phong Song rất tiếc vào năm 1948, các sắc phong của đình gửi tại chùa Kim Sơn bị quân Pháp đốt hết Đình Ngọc Hội có kết cấu và hiện vật giống với đình Phú Vinh nhưng diện tích đất hẹp hơn, các câu đối, các hương án thờ được chạm khắc bằng gỗ tinh xảo có giá trị về văn hóa lịch sử.

Hằng năm, Đình Ngọc Hội là nơi tổ chức: Lễ hội Tế xuân và lễ hội Tế thu của Làng Năm 2008, đình Ngọc Hội được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đường dẫn vào đình khá nhỏ, xe ô tô các loại không vào được Đình Ngọc Hội được ban quản lý vệ sinh khá tốt, bảo tồn được nhiều giá trị kiến trúc mỹ thuật, văn hóa đặc sắc…

+ Đình Lư Cấm: Tọa lạc ở làng Lư Cấm, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang Đình quay về hướng đông nhìn ra cánh đồng, phong cảnh hữu tình, có diện tích 2000m 2 , phía trước đình là đường liên thôn đã được bê tông hóa, ô tô chở khách các loại có thể đi lại được và có thể dừng đỗ dễ dàng Trước đây, vị trí này là miếu thờ Thành Hoàng làng và tổ nghề Đình được xây dựng vào năm 1865 và đã được trùng tu nhiều lần, hai lần trùng tu gần đây nhất vào các năm 1993 và 2010. Đình Lư Cấm gồm các bộ phận kiến trúc được bố cục và cách thức thờ tự khá giống với các đình Ngọc Hội và Phú Vinh.

Các nguồn lực kinh tế xã hội và bổ trợ

2.4.1 Đường lối chính sách phát triển du lịch Định hướng phát triển KT – XH và du lịch của tỉnh đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều lợi thế để phát triển theo hướng bền vững.

Nha Trang được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Khánh Hòa và cả vùng du lịch Nam Trung Bộ, được đầu tư phát triển thành trung tâm du lịch biển lớn, hiện đại có tầm cỡ quốc tế Thành phố Nha Trang là thị trường cung cấp khách lớn và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch, thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại các LNTT Làng gốm Lư Cấm và làng dệt chiếu Ngọc Hội nằm ven sông Cái nên được định hướng xây dựng kè và đường dọc sông Cái Nha Trang là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và KT – XH ở địa phương.

Các chương trình bảo tồn phát huy nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề, xây dựng giao thông thôn xã, đào tạo cho nông dân, xóa đói giảm nghèo vẫn tiếp tục được thực hiện và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và chính sách Đây là những nguồn lực thuận lợi cho phát triển DLCĐ tại các LNTT Cơ quan quản lý du lịch quốc gia và của địa phương có nhiều văn bản pháp luật thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch tại các LNTT ở Nha Trang.

Quyết định QĐ 217/QĐTCTDL ngày 15/6/209 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp loại cơ sở lưu trú du lịch; Nghị định ngày 16/2/2012/ NĐ CP của Thủ Tướng Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch; Quyết định số 185/QĐ CTUB tỉnh Khánh Hòa, ngày 25/5/2010 về việc công bố áp dụng bình ổn giá dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang.

Tuy vậy, việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch tại NhaTrang nói riêng và tại Khánh Hòa nói chung còn chậm, còn thiếu các chính sách cụ thể để hỗ trợ khôi phục bảo tồn nghề truyền thống, vệ sinh môi trường, bảo tồn văn hóa truyền thống, DLCĐ.

2.4.2 Hợp tác đầu tư phát triển du lịch

Theo kết quả điều tra của đề tài: 2 công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Metus và Trung tâm du lịch Sannest tourist thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa có liên kết đầu tư đường vào các gia đình làm gốm ở Lư Cấm Công ty cây xanh Làng Cối Xưa đã đầu tư trên 4 tỷ VNĐ, trên diện tích 0,86ha đất của làng Ngọc Hội 1, xây dựng trung tâm giới thiệu nghề truyền thống dệt chiếu Ngọc Hội để đón khách Hiện nay, đã trồng cây xanh, dựng nhà theo kiểu nhà truyền thống đang trong giai đoạn hoàn thiện Công ty cổ phần du lịch Vinpearl: Từ năm 2001 đến 2009, đã đầu tư trên 1000 tỷ VNĐ trên diện tích đất hơn 150ha trên đảo Hòn Tre, xây dựng khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí tổng hợp. Công ty đã đào tạo và tuyển dụng hơn 200 lao động của các làng chài trên đảo, trong đó có làng chài Trí Nguyên và Vũng Ngán Dự án khu bảo tồn Hòn Mun đã hỗ trợ giáo dục đào tạo về môi trường cho CĐĐP và tổ chức thu gom rác tại các khu vực biển của các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm.

+ Giao thông đường bộ: Hương lộ 45 được bê tông hóa nhưng đường hẹp, nhiều chỗ đã bị hỏng, không có vỉa hè, xe lớn đi vào khó khăn.

Các tuyến đường liên thôn, liên xóm và dẫn đến các điểm tham quan ở làng

Lư Cấm, Ngọc Hội 1 và 2 đến cuối năm 2013 đã và sẽ được bê tông hóa 100%, hệ thống thoát nước được xây dựng những năm gần đây với kinh phí theo hướng góp, với tổng kinh phí lên gần 12 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 70%, địa phương 20%, nhân dân góp 10%).

Tại làng Lư Cấm và Ngọc Hiệp chưa quy hoạch và xây dựng bãi đỗ xe ô tô cho nhân dân ở làng cũng như KDL Khi có những đoàn khách đông, xe ô tô 45 chỗ đến tham quan làng chiếu Ngọc Hội, các hộ gia đình dệt chiếu phải mang công cụ, nguyên vật liệu ra đình làng Phú Vinh để dệt chiếu cho du khách tham quan.

Các tuyến đường liên thôn liên xã được xây dựng nhưng chiều ngang hẹp,chất lượng thấp, chỉ đảm bảo cho các phương tiện của cư dân địa phương, thiếu các bản chỉ dẫn, gây khó khăn cho việc đi lại của các phương tiện chở khách và của dân cư.

Các tuyến đường ven đảo và liên xóm của làng Trí Nguyên và Bích Đầm từ

2008 đã được nhà nước cấp kinh phí 70% để bê tông hóa, xong đường chỉ rộng chưa đến 2m, việc đi lại không thuận lợi.

+ Giao thông đường thủy: Cảng biển Cầu Đá đến các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm thẩm mỹ xấu, quá tải, môi trường vệ sinh không tốt, không đảm bảo an toàn cho du khách và dân cư đi lại làm hạn chế cho phát triển du lịch.

2.4.3.2 Cung cấp điện, nước và nước thải và thông tin liên lạc

Tại tất cả các LNTT ở Nha Trang từ năm 2008, đã có mạng lưới điện và thông tin liên lạc quốc gia cung cấp và phủ sóng, đảm bảo điện sinh hoạt và thông tin liên lạc cho người dân và du khách.

Tại các làng Lư Cấm và Ngọc Hội, từ năm 2004, 100% hộ dân được sử dụng hệ thống nước sạch do nhà nước hỗ trợ đến đường ống chung đến tận cổng các hộ dân Tại các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm đến nay vẫn chưa có hệ thống nước sạch.

Toàn bộ nước thải của người dân và các nhà hàng đón khách, tàu chở khách đều xả thẳng xuống biển hoặc xả thải vào các hệ thống thoát nước thải, rồi chảy vào Sông Cái chưa được xử lý.

Cách thức thu gom, cùng các phương tiện thu gom rác đều được thiết kế không hợp lý, thẩm mỹ xấu, rác được thu gom chỉ đạt 60% khối lượng rác thải Rác sau khi thu gom, chỉ được chôn cát, hoặc đốt ở các bãi rác thành phố gây ô nhiễm môi trường.

2.4.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.4.4.1 Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống

+ Hệ thống cơ sở lưu trú: Tại các làng Lư Cấm và Ngọc Hội, có 20 ngôi nhà cổ có kiến trúc và nội thất đẹp, nếu được sửa sang, trang bị thiết bị đồ dùng phù hợp có thể tổ chức đón khách lưu trú Tại các làng Trí Nguyên, có nhiều biệt thự và nhà dân, có thể tổ chức đón khách du lịch lưu trú.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

Khái quát hoạt động du lịch tại Nha Trang

3.1.1 Lịch sử phát triển của hoạt động du lịch tại Nha Trang

Tháng 7/1891, bác sĩ Yersin đến Nha Trang, rồi ông ở lại làm việc tại đây, đã khởi đầu cho lịch sử phát triển du lịch ở thành phố biển này.

Từ những năm 1920, khu biệt thự trên núi Cảnh Long đã được xây dựng và trở thành nơi nghỉ mát của quan chức cao cấp Pháp và vua Bảo Đại, sau này là nơi nghỉ của các quan chức Sài Gòn.

Trong thời gian từ 1930 đến 1945, nhiều khách sạn đã được xây dựng ở Nha Trang như: Beau Rivage (khu C khách sạn Hải Yến hiện nay), Grand (nay là nhà nghỉ T78 - 44 Trần Phú), Ternumus Bon Air….

Từ năm 1945 – 1975 có thêm các khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng như:

La Frégte, Phượng Hoàng, Gia Long, Duy Tân, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Khương Hải, Mạnh Tấn, Thiên Sơn…

Hoạt động du lịch Nha Trang từ những năm 1920 đến năm 1989 chỉ dựa vào những ưu thế về cảnh quan, tự nhiên biển, với hai loại hình chính là: Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp với tham quan.

Tháng 8/1993, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa được thành lập Tháng 2/2001 hai Sở Du lịch và Thương mại được hợp nhất thành Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa; Nha Trang trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và khu du lịch tổng hợp quốc gia.

Ngày 11/3/1994, Ủy ban Nhân dân tỉnh có chỉ thị số 06/UB “Về việc củng cố và phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa, làm cơ sở để kiện toàn hệ thống kinh doanh du lịch, thích nghi dần với cơ chế thị trường” Nha Trang được đầu tư phát triển thành trung tâm du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và của tỉnh Khánh Hòa.

Các loại hình du lịch được ưu tiên phát triển là: Du lịch sinh thái biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch công vụ và thăm thân.

3.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Nha Trang

3.1.2.1 Loại hình và sản phẩm du lịch của Nha Trang

Có lịch sử hình thành phát triển du lịch trên 300 năm với TNDL phong phú và đặc sắc, Nha Trang đã và đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo KDL trong nước và quốc tế gồm:

+ Các loại hình du lịch sinh thái biển đảo và nghĩ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan thể thao mạo hiểm phát triển ở dải không gian ven bờ, gồm các điểm tham quan du lịch chính : bãi tắm Nha Trang, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tằm, hồ cá Trí Nguyên, Hòn Yến, Hòn Một, Hòn Mát, Hòn Chồng, vịnh Nha Trang và các làng chài trên vịnh 64% du khách đánh giá môi trường du lịch tự nhiên ở Nha Trang có sức hấp dẫn với họ.

+ Du lịch văn hóa: gồm các loại hình tham quan nghiên cứu các DTLSVH. + Du lịch sông nước và du lịch lễ hội tham quan làng nghề.

+ Du lịch MICE phát triển trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây.

+ Du lịch công vụ, thăm thân: phát triển chủ yếu ở khu vực nội thành của Nha Trang.

- Các tuyến du lịch đang được triển khai thực hiện ở Nha Trang:

+ Các tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch dọc theo quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam: Vân Phong – Nha Trang – Cam Ranh.

Tuyến du lịch Nha Trang – Trường Sa.

Tuyến du lịch đường biển từ thành phố Nha Trang đi các đảo Trí Nguyên, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Yến, Hòn Tằm.

Tuyến du lịch trên sông Cái tham quan các LNTT

Tuyến Nha Trang – Ninh Hòa – Vạn Ninh.

Tuyến Nha Trang – Cam Ranh – Khánh Sơn.

Tuyến Nha Trang – Diên Khánh – Khánh Vĩnh

- Các tuyến du lịch ngoài tỉnh:

Nha Trang – TP Hồ Chí Minh – các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (theo quốc lộ 1A, đường sắt và đường biển).

Nha Trang – Đà Lạt : theo quốc lộ 1A và tỉnh lộ 723.

Nha Trang đi các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch “con đường xanh” Tây Nguyên (quốc lộ 20 và 26)

Nha Trang – Đà Nẵng – Huế - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Bảng 3.1 Lƣợng khách đến và doanh thu từ du lịch tại Nha Trang

1 KDL quốc tế đến Lượt người 315.585 281.202 384979 440.390 530.660

3 KDL nội địa Lượt người 1.281.643 1.298.878 1.456.280 1.639.618 1.787.290

5 Tổng số lượt khách Lượt người 1.597.228 1.580.080 1.840.259 2.180.008 2.317.950

7 Doanh thu từ du lịch Tỷ đồng 1.357 1.563 1.877 2.252 2.568

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa

- Theo bảng ( số liệu) tổng lượng du khách đến Nha Trang từ năm 2008 đến năm 2012 tăng 24,33%, mức tăng trung bình năm đạt 6,82% Trong đó, KDL quốc tế đến tăng 26,28% mức tăng trung bình hàng năm đạt 6,575, KDL nội địa tăng43,5% mức tăng trung bình hàng năm đạt 10,88% (năm 2010 số ngày lưu trú của khách quốc tế là 2,5 ngày và của KDL nội địa là 1,8 ngày) Trừ năm 2009, số lượngKDL quốc tế và tổng số lượt KDL đến Nha Trang giảm, các năm còn lại lượng du khách đến Nha Trang tăng liên tục qua các năm (trên 10%/năm), báo hiệu một triển vọng cho hoạt động du lịch ở địa phương nói chung và cho phát triển DLCĐ ở các làng nghề nói riêng.

9 tháng đầu năm 2013, KDL đến Nha Trang là 1.357.474 lượt người, trong đó KDL quốc tế đến là 309.306 lượt người, khách nội địa là 1.048.168 lượt người.

Lượng KDL đến Nha Trang tăng, có nhiều nguyên nhân Trong đó nguyên nhân quan trọng là Nha Trang đã thực hiện quy hoạch du lịch đúng đắn và thực hiện các chính sách phát triển du lịch thông thoáng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, nâng cao hình ảnh du lịch Nha Trang ở trong nước và quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo đang hấp dẫn du khách.

3.1.2.3 Doanh thu từ hoạt động du lịch

Theo bảng số liệu doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2008 đến năm 2012 tăng 46,92% với mức tăng trung bình hàng năm đạt 11,84%, mức doanh thu tăng trưởng năm sau khá cao so với năm trước 9 tháng đầu năm 2013 doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.484.443 tỷ VNĐ.

Bảng 3.2 Số cơ sở lưu trú và tổng số buồng phòng khách sạn tại Nha Trang

1 Cơ sở lưu trú Cơ sở 397 409 455 503 511

2 Tổng số phòng buồng Phòng 9.400 10.200 11.730 12.048 12.700

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa

Cơ sở lưu trú của Nha Trang phát triển và tăng cả về số lượng và chất lượng.

Từ năm 2008 đến năm 2012 tại Nha Trang số cơ sở lưu trú tăng 13,5%; số phòng khách sạn tăng 13,51% Tính đến tháng 7/2013 toàn thành phố có 539 cơ sở lưu trú.

Số khách sạn 5 sao là 06 ; 4 sao là 05; 3 sao là 35; 2 sao là 103, 1 sao là 117 và 17 nhà khách, cơ sở lưu trú – ăn uống của Nha Trang được đánh giá là đa dạng về chủng loại, chất lượng có giá cả hợp lý hấp dẫn với 66% du khách (theo kết quả điều tra nghiên cứu của đề tài)

3.1.2.5 Các công ty lữ hành và nguồn lao động

Tính đến tháng 02 năm 2002, toàn thành phố có 80 đơn vị lữ hành nội địa và

6 công ty lữ hành quốc tế và 56 đơn vị vận chuyển.

Tính đến tháng 9/2013, toàn thành phố có 250 công ty lữ hành nội địa, tăng 87,5% so với năm 2002, và 28 công ty lữ hành quốc tế tăng 46,7% so với năm

2002 và số hướng dẫn viên được cấp thẻ quốc tế là 236 người và nội địa là 283 người.

Tính đến năm 2002, ngành du lịch của thành phố đã tạo việc làm cho 3.000 lao động trực tiếp, trong đó có trình độ cao đẳng – đại học 404, trung cấp 324, sơ cấp 474 Tính đến năm 2012, ngành du lịch của thành phố tạo việc làm cho 9.000 lao động trực tiếp và 18.000 lao động gián tiếp [13, tr.288 – 292]

3.1.2.6 Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực

Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nha Trang đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố, các cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực du lịch của địa phương.

- Các trường đại học và cao đẳng đóng tại Nha Trang mỗi năm đào tạo 200 lao động du lịch có trình độ đại học và 1.000 lao động du lịch có trình độ trung cấp và cao đẳng, 80 hướng dẫn viên, 300 nhân viên nghiệp vụ nhà hàng khách sạn.

Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang

3.2.1 Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng

Việc tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và các nguồn TNDL do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa đảm trách, trực tiếp quản lý và triển khai thực hiện Tuy vậy, việc tổ chức các hoạt động du lịch tại các LNTT ở đây còn mang tính hình thức, không đồng bộ và chặt chẽ Nguồn KDL đến các LNTT do các công ty lữ hành đưa tới hoặc KDL tự tìm đến Chính quyền địa phương, phường, xã, thôn chỉ quản lý con người và các hoạt động KT – XH chung, thu thuế kinh doanh, không có sự quan tâm, tổ chức quản lý sâu sát các hoạt động bảo tồn tôn tạo tài nguyên và phát triển du lịch.

3.2.1.2 Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng

- Tại các LNTT chưa có các dự án quy hoạch phát triển DLCĐ chi tiết cụ thể. Trong Định hướng, Quy hoạch du lịch và phát triển KT – XH của Khánh Hòa đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 đã có những dự án xây dựng phát triển CSHT phường xã và nông thôn được thực hiện Nhưng việc xây dựng kè dọc sông Cái Nha Trang, đầu tư CSHT ở khu vực nông thôn, quy hoạch vùng nuôi trồng hải sản cho các phường xã ở Nha Trang chưa được thực hiện.

- Trong Quy hoạch tổng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa, thời kỳ 1997 –

2015 và dự báo đến năm 2020: Các làng nghề gốm Lư Cấm và làng dệt chiếu Ngọc Hội được quy hoạch thành điểm du lịch LNTT trên tuyến du lịch ven sông Cái (xuất phát từ cầu Bóng theo sông Cái đến làng gốm – làng dệt chiếu – nhà cổ - đình Phú Vinh) Nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, việc triển khai còn chậm, bến tàu khách chưa được đầu tư xây dựng, các tuyến đường dẫn đến các điểm tham quan chất lượng xấu, chưa có các biển chỉ dẫn, không có bãi đỗ xe Trung tâm giới thiệu nghề và văn hóa làng nghề, việc xây dựng và triển khai chậm, việc cho các hộ làng nghề vay vốn có chủ trương nhưng chưa triển khai.

Các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán, làng chài Yến Sào Bích Đầm được quy hoạch nằm trong các tour du lịch tham quan đảo và vịnh Nha Trang Song việc thực hiện quy hoạch còn chậm, thiếu đầu tư và tổ chức quản lý Cảng Cầu Đá trước đây là cảng hàng hóa và khi du lịch phát triển được sử dụng một phần làm cảng du lịch nên chật hẹp, không thuận tiện Người dân tự đầu tư nhà hàng, nuôi cá lồng bè và kinh doanh du lịch chưa được hỗ trợ đầu tư, quy hoạch theo hướng phát triển du lịch bền vững.

Kết quả điều tra xã hội học tại các hộ gia đình sản xuất nghề truyền thống và đón KDL 100% kiến nghị cần đầu tư quy hoạch phát triển du lịch làng nghề và xây dựng CSHT ở làng nghề kịp thời.

3.2.2 Kinh doanh lưu trú và ăn uống

- Kinh doanh lưu trú: Đến nay, tất cả các LNTT ở Nha Trang không có hộ gia đình nào tổ chức kinh doanh lưu trú Làng Bích Đầm, ở cách xa bờ biển, KDL đến thăm quan làng không thể đi về trong ngày thường nghỉ lại nhà dân hoặc trên thuyền của người dân và có trên 200 lao động ở làng Vũng Ngán, Trí Nguyên và Bích Đầm làm việc trong các bộ phận của khu du lịch Vinpearl, khu du lịch Hòn Tằm, hồ cá Trí Nguyên.

- Kinh doanh ăn uống và vui chơi giải trí : Tại các làng Ngọc Hội 1, 2 có 4 hộ gia đình và làng Lư Cấm có 16 hộ gia đình kinh doanh nhà hàng ăn uống, mỗi nhà hàng phục vụ khoảng 200 khách ăn uống.

Các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm, thực đơn phục vụ du khách chủ yếu là các món đặc sản đồng quê được chế biến từ thịt gà, thịt bò, cá sông, thịt lợn, cua, ốc, rau quả KDL đến tại địa phương chiếm 20% tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống ở các nhà hàng này, còn lại khách hàng là người địa phương Ngoài ra, tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm còn có 10 hộ gia đình có vị trí ở giáp đường giao thông liên xã và bờ sông Cái kinh doanh nhà hàng, cà phê giải khát Khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu từ người địa phương.

Tại các làng Trí Nguyên và Vũng Ngán mỗi làng có 8 hộ gia đình kinh doanh nhà hàng ăn uống, mỗi ngày phục vụ khoảng 500 lượt khách ăn uống Các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại các làng chài Trí Nguyên và Vũng Ngán, thực đơn phục vụ du khách chủ yếu là các món ăn được chế biến từ hải sản nuôi trồng hoặc đánh bắt do các hộ dân địa phương cung cấp Khách hàng đến ăn uống tại các nhà hàng này chiếm trên 95% là KDL đi các tour tham quan đảo, trong đó KDL nội địa chiếm 70%. Đồ uống phục vụ du khách tại tất cả các nhà hàng các loại bia, rượu, nước giải khát đóng chai hoặc lon.

Giá ăn uống trung bình của một KDL từ 120.000 - 150.000VNĐ/1 bữa, 66% du khách được điều tra cho rằng dịch vụ ăn uống ở Nha Trang có chất lượng tốt và giá cả phù hợp.

Mỗi nhà hàng nộp thuế trung bình 01 tháng 02 triệu VNĐ, lợi nhuận của mỗi nhà hàng sau khi trừ các chi phí chưa tính khấu hao tài sản khoảng từ 10 – 15 triệu VNĐ/1 tháng.

Trang trí nội thất, bàn ghế, đồ dùng, thiết bị để bảo quản và chế biến thực phẩm và phục vụ du khách đều đơn giản, chưa thật phù hợp với việc phục vụ KDL ăn uống, đặc biệt là du khách quốc tế Việc vệ sinh các nhà hàng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm đều chưa thực hiện tốt.

Chủ hộ kinh doanh các nhà hàng đều là người địa phương, họ trực tiếp quản lý tại các nhà hàng.

Nhân viên phục vụ tại các nhà hàng phần lớn là người trong gia đình, họ hàng hoặc người lao động ở địa phương, phần nhiều trong số họ là lao động trẻ, chưa qua đào tạo quy chuẩn, khi làm việc tại nhà hàng họ được đào tạo bởi chủ nhà tại chỗ Tuy vậy, họ có thái độ phục vụ hiếu khách, niềm nở, lịch sự Mỗi nhà hàng tạo việc làm từ 7 – 20 nhân viên.

Nhân viên làm việc tại các nhà hàng không được kiểm tra sức khỏe, không được trang bị đồng phục, không được hưởng chế độ bảo hiểm nào Ngoài việc được cấp các bữa ăn hàng ngày, lương nhân viên phục vụ trong các nhà hàng từ 1,8 triệu – 3 triệu VNĐ.

Các chất thải ở các nhà hàng tại các làng nghề đều xả thẳng xuống sông Cái và xuống vịnh Nha Trang gây ô nhiễm môi trường.

- Kinh doanh vận chuyển khách bằng tàu biển: Ở làng Trí Nguyên có 5 hộ gia đình, ở làng Bích Đầm và Vũng Ngán có 02 hộ gia đình sở hữu tàu biển tham gia vận chuyển KDL và người dân từ đất liền ra đảo.

Kết quả kinh doanh và các chủ thể tham gia DLCĐ tại các LNTT ở

Những người dân tham gia hoạt động DLCĐ tại các làng nghề đều là những người dân bản địa sinh ra và lớn lên ở đây.

CĐĐP tham gia vào các hoạt động du lịch, đã tận dụng được nhà cửa, đồ dùng, các nguồn lực của gia đình, để tạo được việc làm, nâng cao nhận thức, kỹ năng sống và mang lại thu nhập từ 1,5 đến 10 triệu VNĐ/1 lao động/1 tháng và từ 5 – 20 triệu VNĐ cho các lao động và chủ hộ kinh doanh Nguồn thu nhập từ du lịch đã giúp cho các hộ gia đình địa phương đảm bảo, nâng cao CLCS.

Nguồn thu nhập từ du lịch còn góp phần đóng thuế, phát triển CSHT, đảm bảo cho các hoạt động tổ chức quản lý của chính quyền địa phương Các hộ gia đình tham gia kinh doanh du lịch đóng thuế cho địa phương hàng năm Nghề truyền thống và kinh doanh du lịch ở các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm đóng thuế cho địa phương trung bình hàng năm 900 triệu VNĐ Ở các làng Ngọc Hội 1, 2 và Lư Cấm đạt 160 – 200 triệu VNĐ.

CĐĐP tham gia hoạt động du lịch chủ yếu là những công việc nặng nhọc, với vai trò làm thuê, thu nhập thấp, do thế nên các nguồn thu để phát triển cộng đồng của địa phương bị hạn chế Kết quả là CLCS của người dân địa phương chậm được cải thiện (tỷ lệ hộ nghèo ở các làng chài tới 20% và hộ cận nghèo tới 50%).

Tại làng Lư Cấm vẫn còn 12% hộ nghèo và cận nghèo, sản phẩm nghề truyền thống và du lịch còn đơn điệu, chất lượng không cao.

KDL quốc tế KDL nội địa

0 Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Hấp dẫn trung bìnhKhông hấp dẫn

Sản phẩm du lịch các làng Ngọc Hội 1, 2 và làng Lư Cấm cung cấp cho du khách là tham quan, nghiên cứu nghề và văn hóa LNTT, mua sản phẩm thủ công và ăn uống.

Sản phẩm du lịch các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm cung cấp cho du khách gồm: Tham quan biển đảo, tắm biển, lặn biển, mua sắm biển đảo và nghề truyền thống; Thưởng thức hải sản, các sản phẩm yến sào, câu cá, ăn uống.

Tuy vậy, sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang vẫn được du khách đánh giá cao được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3.1 KDL đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang (%)

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Bảng 3.4 Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang (%)

Kháhấp dẫn dẫnHấp trung bình

An ninh và an toàn du lịch 50 10 40 0

Nghệ thuật sản xuất nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống 20 30 50 0

Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 20 20 40 20

Văn hóa truyền thống của CĐĐP 20 50 30 0

Dịch vụ vui chơi giải trí 20 70 10 0

Hướng dẫn viên địa phương 40 30 30 0

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Bảng 3.5 Các công ty kiến nghị cải thiện các nguồn lực phát triển DLCĐ (%) stt Tiêu mục Các công ty kiến nghị

1 Các điểm tham quan biển đảo 50

5 An ninh và an toàn du lịch 50

6 Nghề thủ công truyền thống 100

12 Dịch vụ vui chơi giải trí 60

13 Hướng dẫn viên địa phương 80

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

3.3.2 Khách du lịch Đến nay cơ quan quản lý du lịch địa phương chưa có thống kê về số lượng KDL đến tham quan du lịch tại các LNTT ở Nha Trang.

Theo điều tra nghiên cứu của đề tài: Năm 2012, các làng Ngọc Hội và Lư Cấm đón trên 5000 KDL, chủ yếu là khách quốc tế đến và hơn 50% khách quốc tế đến đây là khách Nga Vì thế kết quả điều tra của đề tài 83% hộ gia đình ở đây thích đón KDL quốc tế.

Tại các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm, các hộ gia đình nuôi và chế biến yến.

Năm 2012, các LNTT ở Nha Trang đón 858.000 lượt du khách đến chiếm 37,23% KDL đến Nha Trang, trong đó khách quốc tế đến là 262.000 lượt khách và khách nội địa là 600.600 lượt người.

Hình thức đi du lịch của du khách: Tự tổ chức: 57% KDL quốc tế và 26% KDL nội địa.

Do các công ty du lịch tổ chức: 43%/KDL quốc tế và 74% KDL nội địa.

Bảng 3.6 Mức chi tiêu của du khách tham quan tại các LNTT ở Nha trang 1 ngày (tháng 7/2013)

Tập khách Số khách đƣợc điều tra Mức chi tiêu Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Bảng 3.7 Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của CĐĐP (%)

Các loại sản phẩm du lịch KDL quốc tế KDL nội địa

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 16 6

Các hoạt động ngư nghiệp truyền thống

(câu cá, đánh lưới, chế biến hải sản) 21 12 Ẩm thực 68 38

Hướng dẫn viên địa phương 36 20

Các phương tiện giao thông 26 18

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

KDL sử dụng sản phẩm du lịch của CĐĐP, đều muốn tìm hiểu, thưởng thức, khám phá tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương: 98% KDL quốc tế tôn trọng văn hóa truyền thống và 96% KDL nội địa tôn trọng văn hóa địa phương.

KDL mong muốn được CĐĐP đối xử như khách quý: 26% KDL nội địa và KDL quốc tế 38% như thành viên trong gia đình: KDL nội địa 56%, KDL quốc tế: 23%; như KDL: KDL nội địa: 18; KDL quốc tế: 38%.

3.3.3 Các công ty du lịch

Các công ty du lịch tham gia vào hoạt động DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang, phần lớn là những công ty du lịch có uy tín, đang hoạt động trên địa bàn Nha Trang, có nguồn khách khá ổn định và công ty Cổ phần du lịch Vinpearl, công ty

Các công ty lữ hành là cầu nối giữa KDL và CĐĐP, với vai trò môi giới trung gian bán các sản phẩm du lịch của cộng đồng cho du khách như: Các giá trị lịch sử văn hóa của nghề và LNTT, ăn uống, tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển, mua sắm, vận chuyển, đồng thời họ cũng đầu tư để tạo ra hoặc môi giới bán các sản phẩm du lịch như lưu trú, vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung hướng dẫn viên mà CĐĐP ở đây chưa cung ứng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Các công ty du lịch thường mua sản phẩm DLCĐ ở các LNTT với giá rẻ, chưa tạo nhiều việc làm cho dân cư, các việc làm cho CĐĐP thường làm thuê, nặng nhọc, thu nhập thấp Do vậy, nguồn lợi phần lớn thu được từ hoạt động DLCĐ tại đây thường đổ vào túi các công ty du lịch ở bên ngoài đến đầu tư và kinh doanh tại các LNTT Nhưng người dân và chính quyền địa phương ở đây đang phải chịu những tác động tiêu cực đến TNMT, KT – XH, thu gom xử lý chất thải, CLCS chậm cải thiện.

Trong 10 công ty lữ hành mà đề tài điều tra và nghiên cứu có: 7 công ty đã xây dựng và tổ chức đưa một số đoàn du khách đến tham quan nghiên cứu, sử dụng sản phẩm du lịch tại các LNTT Nếu chưa xây dựng và tổ chức có 9 công ty sẽ có kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình DLCĐ tại các LNTT ở địa phương.

Hình thức hợp tác liên kết mà các công ty du lịch thực hiện: 05 công ty đã ký các hợp đồng với CĐĐP để mua các sản phẩm du lịch của họ; 03 công ty thực hiện hình thức liên kết kinh doanh và 02 công ty tự tổ chức kinh doanh các sản phẩm du lịch và thuê người dân địa phương phục vụ.

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

Cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp và kiến nghị 92

Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng phải mang tính khoa học, dựa trên cơ sở lý luận về khoa học du lịch, DLCĐ, các khoa học khác có liên quan.

Căn cứ vào thực tế, kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số quốc gia trên thế giới cũng như tại một số địa phương ở Việt Nam Từ đó, học hỏi những kinh nghiệm xây dựng các kiến giải để phát triển DLCĐ đạt hiệu quả cao tại các LNTT ở Nha Trang.

Căn cứ vào việc điều tra, phân tích đánh giá các nguồn lực phát triển DLCĐ thực trạng phát triển du lịch của Nha Trang và phát triển DLCĐ của các LNTT ở đây Các kiến giải phải phù hợp và phát huy lợi thế của các nguồn lực, đảm bảo phát triển bền vững.

Căn cứ vào định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH, phát triển du lịch của Khánh Hòa đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Luật Du lịch Việt Nam, các văn bản pháp Luật du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác.

Căn cứ vào xu hướng phát triển du lịch DLCĐ ở Nha Trang, Việt Nam và thế giới, tình hình phát triển KT – XH của Việt Nam, khu vực và thế giới, các bộ luật có liên quan.

Các giải pháp nhằm phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha

4.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách

Các cấp quản lý về du lịch và các cấp chính quyền địa phương một mặt cần tổ chức giáo dục, phổ biến rộng rãi hệ thống luật pháp, các quyết định, nghị định hướng dẫn thực hiện liên quan trong lĩnh vực du lịch, KT – XH và môi trường tới

CĐĐP, đặt biệt với những người tham gia hoạt động du lịch Mặt khác, cần nghiên cứu ban hành thực thi các văn bản pháp luật còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện, các chính sách ưu tiên hỗ trợ cho phát triển DLCĐ như:

- Chính sách khuyến khích hợp tác đầu tư và hỗ trợ CĐĐP:

+ Cơ chế chính sách thuận lợi “quyền ưu tiên đặc biệt” để thu hút nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, có các dự án hợp tác đầu tư và hỗ trợ các LNTT ở Nha Trang, phát triển DLCĐ bảo tồn phát triển nghề và văn hóa truyền thống, phát triển

KT – XH, bảo vệ TNMT.

+ Chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho các hộ nghèo, các hộ bảo tồn phát triển nghề thủ công vay vốn cần được đơn giản hóa về thủ tục và ngân hàng chính sách cùng chính quyền địa phương cần triển khai nhanh hơn.

- Chính sách về đất đai và bảo vệ TNMT:

+ Chính quyền địa phương phối hợp cùng với dân cư địa phương tiến hành đo đạc, thống kê lại quỹ đất, diện tích mặt nước, có các biện pháp bảo vệ nguyên vẹn diện tích đất công tại các DTLSVH và các công trình công cộng, vỉa hè, lề đường, ven sông, biển, mặt nước và các bãi tắm, diện tích đất nông nghiệp hiện có.

+ Yêu cầu các công ty đầu tư, các khu nghỉ dưỡng tại địa phương đền bù, tạo việc làm, phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch thỏa đáng cho CĐĐP và góp phần phát triển kinh tế địa phương, khi sử dụng đất đai và tài nguyên của địa phương Đồng thời, yêu cầu các công ty này xử lý các chất thải trước khi đưa ra môi trường, nộp các loại lệ phí đầy đủ cho địa phương.

+ Triển khai, kiểm tra giám sát các hoạt động bảo vệ TNMT, đặc biệt TNMT biển… Xây dựng, ban hành các chế tài thưởng phạt và đóng phí môi trường.

- Chính sách tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển cộng đồng và DLCĐ:

+ Chính quyền tỉnh Khánh Hòa cần ban hành các chính sách để bán và thu vé thắng cảnh, lệ phí môi trường tại các điểm du lịch, tuyến trên sông Cái, trên vịnhNha Trang và các đảo trong vịnh Nhưng miễn vé thắng cảnh đối với CĐĐP, tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn sinh sống Đồng thời, cần có các chính sách phân chia phần lớn nguồn lợi từ hoạt động du lịch, cho phát triển DLCĐ và phát triển cộng đồng, công bằng và công khai, các gia đình sản xuất nghề thủ công ở các làng

Lư Cấm và Ngọc Hội cần được nhận một phần lệ phí tham quan/1 KDL.

+ Các chính sách này tính đến việc giảm lệ phí vé thắng cảnh, giảm thuế cho các nhà đầu tư, các công ty du lịch bảo vệ TNMT, đầu tư cho phát triển cộng đồng và sử dụng sản phẩm du lịch của CĐĐP, các đối tượng ưu tiên; cảnh báo và có các biện pháp xử phạt đối với các cá nhân tổ chức quản lý và vận hành du lịch chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ luật pháp, các quy định gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng và TNMTDL; động viên hỗ trợ tài chính với các hộ gia đình, tu sửa, xây dựng nhà theo kiểu truyền thống, có kiến trúc đẹp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa.

4.2.2 Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch

4.2.2.1 Giải pháp về tổ chức quản lý

- Quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm:

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Nha Trang, Ban Quản lý Khu Du lịch vịnh Nha Trang, phối hợp với các sở ngành có liên quan, CĐĐP để tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch trong Khu Du lịch Vịnh Nha Trang nói chung, tại các LNTT ở Nha Trang theo hệ thống pháp luật và các quy định đặc biệt các bộ luật: Luật Di sản, Luật Đất đai, Du lịch, Thủy sản, Môi trường, Xây dựng và các văn bản dưới luật như: Quyết định QĐ 217/QĐTCDL ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp loại cơ sở lưu trú du lịch; Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐCP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Nghị định 16/20/2012/NĐCP của Thủ tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch Quyết định số 185/QĐ – CTUBND tỉnh Khánh Hòa ngày 25/01/2010, về việc công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang…

- Tổ chức quản lý các hoạt động du lịch theo quy hoạch:

Trong quá trình quy hoạch phát triển DLCĐ, cần tư vấn giúp đỡ cộng đồng thành lập và tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, cũng như phát triển cộng đồng theo các nhóm tổ: tổ dệt trồng cói và dệt chiếu, tổ sản xuất gốm, tổ kinh doanh ăn uống, tổ vận chuyển tàu khách, tổ kinh doanh homestay, tổ hướng dẫn, tổ vận chuyển và bán hàng cho khách bằng mủng, tổ bán hàng hóa… Các tổ này bầu các tổ trưởng, tổ phó, những người này sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, điều phối cho các thành viên của tổ hoạt động Họ cũng sẽ là những người đại diện cho các nhóm tổ, cùng chính quyền địa phương tham gia vào quá trình quy hoạch, ra các quyết định, kiến nghị cho phát triển du lịch và phát triển cộng đồng với các cấp quản lý du lịch và chính quyền địa phương.

- Quản lý khách du lịch:

KDL đến du lịch tại Nha Trang và các LNTT tại đây mang tính theo mùa vụ.

Từ đó dẫn đến việc quá sức chứa của CSVCKT và TNMT, gây hậu quả tiêu cực về nhiều mặt Vì vậy, Ban Quản lý Khu Du lịch vịnh Nha Trang cần phối hợp với CĐĐP, quản lý điều chỉnh lượng du khách đến bằng các biện pháp:

+ Ban hành và thực thi các thủ tục đăng ký tham quan, đặt các dịch vụ đối với du khách, nhất là khách đi theo đoàn do các công ty du lịch tổ chức Ban Quản lý sẽ ưu tiên tiếp nhận các đoàn khách có đăng ký trước thời gian đến và các dịch vụ du lịch Khi các du khách đến tham quan, cần được hướng dẫn quy định những gì khách được làm và không được làm Những đoàn khách đông từ 5 người trở lên phải thực hiện đặt cọc tiền để thực hiện các quy định về môi trường và có các hướng dẫn viên địa phương.

+ Quản lý và điều tiết nguồn khách bằng mức thu lệ phí tham quan và giá các dịch vụ: Xây dựng và thực thi các quy định giảm giá vé tham quan và giá các dịch vụ du lịch vào những ngày trong tuần và các dịp vắng khách Các biện pháp này cần được phổ biến tuyên truyền rộng rãi cho các chủ thể tham gia du lịch, đặc biệt là KDL.

- Quản lý các nguồn thu từ du lịch:

CĐĐP phải được cử đại diện của mình tham gia vào Ban Quản lý du lịch vịnh Nha Trang và các LNTT để tham gia quản lý điều tiết nguồn khách, thu lệ phí, tham gia giám sát quản lý và phân chia, sử dụng các nguồn lợi từ hoạt động du lịch, đảm bảo việc phân chia công bằng công khai cho CĐĐP và các chủ thể tham gia khác.

4.2.2.2 Giải pháp về quy hoạch phát triển DLCĐ

Một số kiến nghị

4.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

4.3.1.1 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục

- Xây dựng và thực thi các chính sách, quy định, định hướng, hỗ trợ cụ thể cho phát triển DLCĐ và bảo tồn tôn tạo TNDL, đặc biệt DLCĐ tại các LNTT và các bản làng dân tộc thiểu số.

- Xây dựng, ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các quyết định, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở bán hàng.

- Tăng cường xúc tiến phát triển sản phẩm DLCĐ của các địa phương, trong đó có sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang vào các chương trình xúc tiến phát triển du lịch quốc gia và địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện.

- Đầu tư CSHT, CSVCKT, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho phát triển DLCĐ tại các địa phương có nguồn TNDL thuận lợi cho phát triển DLCĐ.

- Liên kết, hợp tác, vận động các tổ chức hỗ trợ về các nguồn lực phát triểnDLCĐ ở các địa phương trong đó có Nha Trang.

4.3.1.2 Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương

- Ban hành phổ biến thực thi các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích CĐĐP và các chủ thể tham gia khác đóng góp, hỗ trợ cho việc khôi phục, bảo tồn, phát huy những giá trị của TNMT, phát triển du lịch, phát triển KT – XH, nâng cao CLCS dân cư ở các địa phương phát triển DLCĐ.

- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hoạt động DLCĐ tại địa phương, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, đặc sắc, hấp dẫn và an toàn với du khách theo pháp luật.

- Tiến hành quy hoạch DLCĐ tại các LNTT có các nguồn lực phát triển du lịch, đặc biệt các LNTT ở Nha Trang, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển KT – XH của địa phương.

- Giáo dục CĐĐP về ý thức, lòng tự hào về quê hương và những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ tích cực tham gia vào việc bảo tồn, quản lý các giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống, vì CLCS và môi trường sống của CĐĐP.

- Hỗ trợ kinh phí, đầu ra cho sản phẩm, vay vốn đối với các hộ gia đình duy trì sản xuất nghề truyền thống và cho việc trùng tu bảo tồn các DTLSVH kịp thời và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng CSHT và CSVCKT du lịch.

- Tổ chức quản lý việc bảo vệ trông coi, vệ sinh tại các DTLSVH và vệ sinh môi trường thường xuyên và nghiêm ngặt hơn.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo, các tổ chức, chính quyền đia phương tổ chức triển khai đào tạo, giáo dục nguồn lao động du lịch, và giáo dục các bên tham gia, CĐĐP về du lịch, TNMT.

- Tiến hành xúc tiến quảng bá cho DLCĐ cùng với các sản phẩm du lịch của địa phương Bổ sung kịp thời các thông tin về DLCĐ và sản phẩm DLCĐ trên trang web của trung tâm xúc tiến phát triển du lịch Nha Trang và trên các ấn phẩm,phương tiện xúc tiến quảng bá khác.

4.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Tuyên truyền phổ biến giáo dục cho CĐĐP về hệ thống văn bản pháp luật, cho phát triển DLCĐ.

- Quy định và có các chính sách bảo vệ nguyên vẹn diện tích đất trồng cói, diện tích đất sét để làm gốm và diện tích mặt nước bãi biển, diện tích đất công.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động DLCĐ tại các LNTT theo pháp luật và các quy định, quy chế của địa phương để đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn cho du khách và CĐĐP

- Hỗ trợ kinh phí và các chính sách thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nghề và các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển DLCĐ và phát triển KT – XH, bảo vệ TNMT Ban hành và thực hiện chính sách để CĐĐP ở các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm được hưởng các chính sách chế độ ưu tiên của các vùng hải đảo.

- Tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích người dân về ý thức và tham gia đóng góp bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và vệ sinh môi trường, xây dựng làng xóm văn minh sạch đẹp.

- Bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo thực hiện đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước về đền bù và những quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất và tài nguyên cho các dự án đầu tư Quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch, phân chia công bằng các nguồn lợi từ du lịch cho bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển cộng đồng và cho CĐĐP.

4.3.3 Kiến nghị đối với công ty du lịch

Ngày đăng: 03/07/2023, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w