UYÛ BAN NHAÂN DAÂN TÆNH BÌNH THUAÄN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG[.]
Mục tiêu
- Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 2880/QĐ-UBND ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 25/12/2020 của Hội đồng Nhân dân huyện Khánh Sơn về Thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025.
- Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp” trong đó hỗ trợ cả yếu tố sản xuất và yếu tố đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) thông qua hợp tác, liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở tận dụng được các lợi thế so sánh của địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, chuyển đổi số để phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài huyện, hộ gia đình cá nhân quản lý, đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn.
- Cụ thể hóa chỉ tiêu đất nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất đến năm
2030 của huyện được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4178/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 là một trong những căn cứ quản lý tốt tài nguyên đất, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả,bền vững trên quan điểm bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Yêu cầu
Đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng ngành nông nghiệp của huyện bao gồm: thực trạng phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực trạng phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp, thực trạng phát triển các chuỗi giá trị trong nông nghiệp; đánh giá cụ thể những tồn tại, hạn chế, tiềm năng và động lực phát triển ngành nông nghiệp của huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Xác định được các nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi cơ cấu ngành, nội dung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện để đảm bảo mục tiêu:
Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, lấy thị trường, khách hàng là trọng tâm từ đó điều chỉnh hoạt động phát triển sản xuất Gia tăng giá trị cho sản phẩm thông qua sơ chế, chế biến trở thành hàng hóa từ việc đẩy mạnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn; hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung đạt chuẩn cấp mã số vùng trồng, thực hiện hiện liên kết chuỗi giá trị, đáp ứng chế biến và xuất khẩu… góp phần hoàn thành các Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP ĐỀ ÁN
1 Cơ sở lý luận về cơ cấu, tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như:
Nông nghiệp thuần gồm các tiểu ngành: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ;
Lâm nghiệp gồm các tiểu ngành: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp Ngành này có chức năng xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi thế của rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng.
Thủy sản bao gồm các tiểu ngành: nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
1.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận Cơ cấu ngành nông nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp.
Các chuyên ngành này được xem xét trên quy mô: tổng thể nền kinh tế, vùng và tiểu vùng Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua các tỷ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định.
1.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập.
Cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng,chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước, trên các vùng kinh tế, các địa phương; thay đổi về số lượng, loại hình quy mô các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành, tiểu ngành ở các vùng sinh thái, các địa phương; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ nông sản làm ra.
Trong kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa, sự thay đổi về tỷ lệ, về quy mô, giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống đều có mục đích đáp ứng cao nhất các yêu cầu của người tiêu dùng Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chính là quá trình thích ứng của sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ các sản phẩm do ngành nông nghiệp làm ra trong từng giai đoạn phát triển.
1.4 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) là quá trình phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành TCCNNN là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các ngành nhằm tạo ra các nông sản hàng hóa đa mục đích có chất lượng và giá trị cao hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển ngành theo chuỗi giá trị, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững.
Ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp được cơ cấu theo 3 nhóm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh và đặc sản địa phương gắn với Chương trình OCOP); các chỉ tiêu cơ cấu sản xuất theo lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp) đã được xác định; các lĩnh vực sản xuất chính theo các vùng sinh thái được xác định.
Trong bối cảnh mới, thị trường là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nhất là khi nông nghiệp đang phát triển theo xu hướng hàng hóa. Thị trường còn là định hướng tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Thêm vào đó, nhu cầu đa dạng của con người không ngừng biến đổi và tăng thêm đòi hỏi thị trường phải đáp ứng Vì thế tất yếu phải đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, như vậy không chỉ dừng lại ở cơ cấu kinh tế nông nghiệp truyền thống (trồng cây gì, nuôi con gì) mà đòi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng ngày càng đa dạng có hiệu quả dựa trên xác định các lợi thế và khai thác các lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của nhu cầu thị trường, Với cách tiếp cận như vậy, khái niệm kinh tế nông nghiệp dần được thay thế cho khái niệm “sản xuất nông nghiệp”, bao gồm các phạm trù cơ bản:
Theo 3 nguyên tắc: "Hợp tác, Liên kết, Thị trường" Theo đó, 1) Hợp tác là nông dân, cơ sở sản xuất cùng nhau gỡ các nút thắt manh mún, nhỏ lẻ thông qua các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác xã, hội quán nông dân ; 2) Liên kết là sự kết nối giữa người sản xuất với các doanh nghiệp; 3) Thị trường quyết định cả bên sản xuất và tiêu thụ, nên người nông dân và doanh nghiệp cần xác định mục tiêu thị trường là ưu tiên hàng đầu Không thể tối ưu hoá sản xuất khi đầu ra còn mơ hồ, nặng tính đánh đố, lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường.
Chủ thể được xác định là các hộ nông dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừa tham gia vào những loại hình kinh tế tập thể như HTX, tổ hợp tác, hoặc khởi nghiệp, DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Các hoạt động cần tập trung bao gồm:
Xác định các lợi thế và khai thác các lợi thế cạnh tranh
Gia tăng giá trị nông sản theo nhiều hình thức đa dạng.
Các căn cứ pháp lý lập đề án
- Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
- Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030;
- Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Quyết định 678/QĐ-UBND ngày 19/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;
- Quyết định 1084/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021–2025;
- Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025);
- Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025;
- Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025;
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định 726/QĐ-BNN-KN ngày 24 tháng 02 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông trung ương;
- Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021- 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 14 tháng 10 năm 2020 của Đại hội Đại biểu tỉnh Khánh Hòa lần thứ XWIII, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XWIII về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 19/10/2021 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc cho ý kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025;
- Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 15/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 15/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 14/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về danh mục dự án bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý
Huyện Khánh Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Khánh Hoà; cách thành phố Cam Ranh 40 km về phía Tây và cách thành phố Nha Trang 100 km theo đường bộ; có tọa độ địa lý như sau:
Từ 108 0 44 ’ 00 ” đến 109 0 00 ’ 53” kinh độ Đông.
Từ 11 0 54 ’ 43 ” đến 12 0 10 ’ 05” vĩ độ Bắc.
Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp: phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh; phía Đông giáp thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm; phía Tây và Nam giáp huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. b Địa hình Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều núi cao, sông suối và hợp thuỷ; chia làm 3 dạng chính sau:
- Địa hình đồi núi cao: Diện tích 23.574,76 ha, chiếm 69,56% tổng diện tích toàn huyện; độ cao phổ biến từ 1200 – 1500 m, độ dốc trên 20 0 , bị chia cắt mạnh; địa hình trên chủ yếu thích hợp cho phát triển lâm nghiệp (khoanh nuôi, bảo vệ rừng)
- Địa hình đồi thoải: Diện tích có 5.078,04 ha, chiếm 15,0% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện chạy dọc hai bên tỉnh lộ 9; độ dốc phổ biến từ 8 – 15 0 ; hiện trạng hầu hết đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
- Địa hình bằng phẳng: Diện tích có 4.619 ha chiếm 13,64% diện tích tự nhiên; phân bố nhiều ở ven sông Tô Hạp, khu vực trung tâm (Ba Cụm Bắc, Sơn Bình, TT Tô Hạp, Sơn Trung, Sơn Lâm); có độ cao trung bình dưới 300m so với mặt nước biển, độ dốc phổ biến từ 0 – 8 0 Hầu hết đất đai được sử dụng để bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, và sản xuất nông nghiệp.
- Sông suối MNCD: Diện tích 609,07 ha, chiếm 1,80% diện tích tự nhiên. c Khí hậu
* Nhiệt độ: Nhiệt độ thường thấp hơn các huyện đồng bằng trong tỉnh từ 3 –
5 0 C trong cùng khoảng thời gian; nhiệt độ trung bình năm là 26 0 C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (21,9 0 C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao từ tháng 5 đến tháng 8 (26 -28 0 C) Mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối lớn 8 – 9 0 C, số giờ nắng trung bình trong ngày 6-7 giờ, tổng tích ôn nhiệt9.500 0 C.
* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 2200mm/năm, năm mưa nhiều đạt 2.500mm Mùa mưa thường kéo dài 7 tháng (từ tháng 6 và kết thúc vào tháng
12), tháng có lượng mưa lớn thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11; tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 và tháng 2; về các tháng mùa mưa, lượng mưa thường chiếm từ 85 – 90% lượng mưa của cả năm.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm là 85 – 89%; độ ẩm trung bình cao nhất trên 90% tập trung vào các tháng mùa mưa; độ ẩm trung bình thấp nhất 75%, tập trung vào tháng 1 và tháng 2; lượng bốc hơi hàng năm đạt 1815mm, tập trung vào các tháng mùa khô.
* Gió – bão: chế độ gió phân theo 2 mùa tương ứng với 2 hướng gió chính là: gió mùa Đông theo hướng Đông Bắc, gió mùa hè theo hướng Đông Nam Bên cạnh đó còn có gió Tây – Tây Bắc và Tây – Tây Nam, trong đó: từ tháng 4 đến tháng 8, gió Đông Nam là hướng thịnh hành, tốc độ bình quân từ 1,8m đến 2,3 m; từ tháng 9 đến tháng 12 gió Đông Bắc là hướng thịnh hành, tốc độ trung bình 3,6 đến 4,8m/s. Khánh Hoà nói chung và huyện Khánh Sơn nói riêng nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão. d Hệ thống sông ngòi
Mật độ sông suối bình quân khoảng 0,55km/km 2 Các sông suối ở huyện chủ yếu bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Bắc và Tây Nam đổ về sông Tô Hạp; hướng dòng chảy phổ biến Đông Bắc – Tây Nam Đặc trưng chính của sông suối trên địa bàn huyện là ngắn dốc, tốc độ dòng chảy lớn về mùa lũ:
- Sông Tô Hạp bắt nguồn từ đỉnh cao 900m thuộc xã Ba Cụm Nam, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam theo đường vòng cung được khoảng 10km chuyển hướng Đông Tây dọc theo thị trấn Tô Hạp đến xã Thành Sơn chảy sang huyện Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận); đoạn qua Khánh Sơn có đặc trưng sau: diện tích lưu vực Flv 298 km 2 ; chiều dài qua huyện Ls = 29,7 km; lưu lượng dòng chảy Q0 = 9,23 m 3 /s; lưu lượng tháng kiệt nhất là 0,94 m 3 /s; Sông Tô Hạp là con sông có lưu vực nhỏ, ngắn, dốc, lòng sông cạn.
Ngoài sông Tô Hạp, trên địa bàn huyện có nhiều con suối chảy về sông Tô Hạp như suối: suối Ru Uh, suối Mả, suối Mây, suối Tà Lương, suối Chó, suối Chi Chay…chủ yếu là suối nhỏ, ngắn và dốc.
Căn cứ kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất của tỉnh Khánh Hoà tỷ lệ
1/100.000 và kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất huyện Khánh Sơn tỷ lệ 1/25.000, huyện có 3 nhóm đất chính với 5 đơn vị đất như sau: a Nhóm đất phù sa: Diện tích có 598,4 ha, chiếm 1,77% diện tích tự nhiên toàn huyện (trong đó đất phù sa được bồi có Pb có 301,98 ha, đất phù sa ngòi suối
Py có 296,6 ha) Loại đất này phân bố chủ yếu dọc 2 bên sông Tô Hạp khu vực trung tâm huyện nên hình thành dải đất dài ven sông Tô Hạp. b Nhóm đất đỏ vàng (F): Diện tích có 26.655,04 ha, chiếm 78,74% diện tích tự nhiên, gồm 2 loại đất chính là đất đỏ vàng trên macma xít (Fa) và đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
* Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Diện tích có 7.239,55 ha, chiếm
21,42% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở địa hình đồi thoải đến núi cao, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi các hợp thuỷ Loại đất này phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn của huyện (trừ xã Ba Cụm Nam); đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, có nhiều đá lẫn
* Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít (Fa): Diện tích có 19.415,49 ha, chiếm,
Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng trường giá trị sản xuất:
+ Giai đoạn 2016 – 2020 GTSX tăng bình quân đạt 8,31%/năm (nông lâm thủy sản tăng 8,45%, công nghiệp xây dựng tăng 6,22%, thương mại dịch vụ tăng 10,23%) + Năm 2021 GTSX ngành nông nghiệp tăng 10,72% so với năm 2020, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp –TMDV tăng 8,08% so với năm 2020.
- Cơ cấu giá trị sản xuất:
+ Năm 2020 cơ cấu GTSX của huyện: nông nghiệp chiếm 71,65%, dịch vụ - du lịch chiếm 17,07%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 11,28%;
+ Năm 2021 cấu giá trị sản xuất: nông nghiệp chiếm 79,5%; dịch vụ - du lịch, tiểu thủ công nghiệp chiếm 20,5%.
+ Giá trị sản xuất (GSS) của huyện năm 2021 đạt 242.664 triệu đồng nông nghiệp đạt 193.106 triệu đồng, CNTTCN –TMDV đạt 49.558 triệu đồng)
- Thu nhập bình quân năm 2021 ước đạt 24 triệu đồng/người.
- Dân số trung bình năm 2021 của huyện có 26.318 người (thành thị 4.834 người, nông thôn 19.531 người), với 7.442 hộ (trong đó có 5.333 hộ dân tộc thiểu số, chiếm 52,57% tổng số hộ toàn huyện).
- Lao động trong độ tuổi có 16.830 người, chiếm 62,95% tổng dân số Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có 11.838 người (chiếm 78,50%); công nghiệp - xây dựng có 457 người (chiếm 3,03%); thương mại - dịch vụ có 2.785 người (chiếm
18,47%) Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2021 chiếm 61%.
- Hộ nghèo: Tổng số hộ nghèo và cận nghèo: 4.935 hộ, chiếm 66,31%, trong đó:số hộ nghèo có 3.530 hộ, chiếm 47,43% tổng số hộ; số hộ cận nghèo có 1.405 hộ, chiếm 18,88% tổng số hộ
II/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành
1.1 Tăng trưởng giá trị sản xuất
Tăng trưởng giá trị sản xuất đoạn 2016-2020 bình quân 8,47%/năm (trồng trọt tăng 10,63%, chăn nuôi giảm 9,37%, dịch vụ nông nghiệp tăng 4,40%).
Năm 2021 so với năm 2020 tăng trưởng ngành đạt 10,7%, trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 11%, thủy sản giảm 4%, lâm nghiệp giảm 6%
1.2 Giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành
Giá trị sản xuất ngành nông lâm – thủy sản (GSS) năm 2021 đạt 193.106 triệu đồng, trong đó nông nghiệp đạt 176.862 triệu đồng (chiếm 90,8%), lâm nghiệp đạt 15.271 triệu đồng (chiếm 8,6%), thủy sản đạt 973 triệu đồng (chiếm 0,6%).
Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, giảm dần giá trị của lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; so với năm 2015 cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,31%, lâm nghiệp giảm 2,01%, thủy sản giảm 0,21%.
Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành năm 2021: sản xuất nông nghiệp chiếm 90,8%,lâm nghiệp chiếm 8,6% và thủy sản chiếm 0,6%.
Thực trạng phát triển ngành nông – lâm – thủy sản
Giá trị sản xuất năm 2021 (GSS 2010) đạt 158.454 triệu đồng, chiếm 81,8% giá trị ngành nông lâm nghiệp; GTSX tính theo giá hiện hành đạt 502.060 triệu đồng; bình quân GTSX (GHH)/ha đất canh tác đạt 65 triệu đồng/năm, bình quân thu nhập đạt 47,4 triệu đồng/ha/năm (NGTK 2021); trong đó: a Nhóm cây trồng chủ lực: cây ăn quả (sầu riêng, chuối, bưởi da xanh, chôm chôm…), mía tím; đây là những cây trồng có lợi thế so sánh của địa phương:
- Cây ăn quả: Lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết đã đưa Khánh Sơn đang dần trở thành vùng trồng trái cây tập trung lớn nhất Tỉnh Một số trái cây của huyện đã trở thành đặc sản, được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, chuối…Từ năm 2016 đến nay diện tích trồng cây ăn quả cho sản phẩm tăng bình quân 7,09%/năm (từ 1.213 ha năm 2016 lên 1.830 ha năm 2021-NGTK 2021):
+ Sầu riêng: Diện tích trồng năm 2021 có 1.908 ha (diện tích cho sản phẩm
720 ha, sản lượng đạt 6.263 tấn) Sầu riêng Khánh Sơn là sản phẩm đặc trưng của địa phương, được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa do Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, được bình chọn Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam Sầu riêng được trồng tập trung nhiều ở xã Sơn Lâm (443 ha), Sơn Bình (367 ha), Tô Hạp (311 ha), Sơn Hiệp (269 ha)…Các giống trồng phổ biến gồm: Dona, Ri
6, Chín Hóa…trong đó phổ biến nhất vẫn là giống Dona, Ri 6 đây là giống có năng suất, chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng
+ Chuối: Diện tích trồng năm 2021 có 752 ha,; diện tích cho sản phẩm 752 ha, sản lượng 3.881 tấn Từ năm 2016 đến nay diện tích trồng chuối của huyện tương đối ổn định (trên dưới 800 ha) Chuối Khánh Sơn chủ yếu là chuối mốc, được trồng chủ yếu khu vực đất dốc giáp ranh với khu vực đất lâm nghiệp, một số diện tích chuối được trồng trên diện tích quy hoạch là rừng sản xuất; diện tích chuối tập trung nhiều ở Thành Sơn (436 ha), Sơn Lâm (187 ha), Ba Cụm Bắc (60,0 ha), Tô Hạp (31 ha), Ba Cụm Nam (30 ha)
+ Bưởi da xanh: Diện tích trồng năm 2021 có 345 ha (diện tích cho sản phẩm
275 ha, sản lượng đạt 980 tấn) Từ năm 2016 đến nay diện tích trồng bưởi da xanh tăng tương đối nhanh, trung bình đạt 53,5%/năm (từ 60 ha năm 2015 lên 345 ha năm 2021)
Diện tích trồng bưởi tăng do huyện thực hiện đề án hỗ trợ phát triển cây bưởi da xanh giai đoạn 2017 – 2020 và hỗ trợ chuyển đổi diện tích lúa 1 vụ, cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng bưởi (theo chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh) Cây bưởi được trồng ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, nhưng được trồng nhiều ở Sơn Bình (70 ha), Ba Cụm Nam (62 ha), Sơn Lâm (39 ha), Thành Sơn (46 ha), Ba Cụm Bắc (41 ha)…Bưởi da xanh là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, kết quả điều tra mô hình nông hộ 01ha bưởi thời kỳ kinh doanh (năm thứ 6 – năm 10) năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha, thu nhập trung bình từ 350-400 triệu đồng/ha.
+ Chôm chôm: Diện tích trồng năm 2021 có 71 ha, diện tích cho sản phẩm 42 ha, sản lượng 94 tấn Chôm chôm, đặc biệt là chôm chôm thái trồng trên địa bàn huyện có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng; với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, 1 ha chôm chôm cho thu nhập 180 – 200 triệu đồng/ha Cây chôm chôm được trồng chủ yếu xen canh cây cà phê ở các xã Sơn Bình, Sơn Lâm, Sơn Hiệp, Sơn Trung…
+ Cây ăn quả khác: măng cụt, mít nghệ, cam, quýt đường, bơ booth…diện tích năm 2021 có 455 ha, sản lượng đạt 238 tấn Các sản phẩm cây ăn quả trên cũng góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình và góp phần làm phong phú sản phẩm trái cây của địa phương.
- Cây mía: Diện tích năm 2021 có 236 ha, sản lượng đạt 11.132 tấn; được trồng chủ yếu tại xã: Ba Cụm Bắc (78 ha), Sơn Trung (43 ha), Sơn Hiệp (30 ha), TôHạp (35 ha), Ba Cụm Nam (20 ha) chủ yếu là giống mía tím Từ năm 2015 đến nay diện tích trồng mía có xu hướng giảm dần, bình quân giảm 4,5%/năm (từ 311 ha năm 2016 xuống còn 236 ha năm 2021, giảm 75 ha) Diện tích mía tím giảm do người dân chuyển đổi sang trồng cây ăn quả (sầu riêng, bưởi da xanh…).
Mía tím đang được tiêu thụ ở nhiều thị trường lớn như: TP Nha Trang, Quy Nhơn, TP Hồ Chí Minh…nhưng chủ yếu là bán cây (chưa qua chế biến) Thu nhập từ 1 ha trồng mía tím đạt khoảng 50 – 60 triệu đồng/ha Mía tím tươi THT trồng mía tím xã Sơn Hiệp đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. b Nhóm cây trồng còn lại:
- Cây bắp: Diện tích gieo trồng năm 2021 đạt 1.059 ha, sản lượng đạt 3.048 tấn Từ năm 2016 đến nay diện tích trồng bắp có xu hướng giảm dần, bình quân giảm 4,35%/năm (từ 1.383 ha năm 2016 xuống còn 1.059 ha năm 2021) Bắp được trồng nhiều ở Ba Cụm Bắc (302 ha), Ba Cụm Nam (260 ha), Thành Sơn (239 ha),
Tô Hạp (75 ha), trồng trên diện tích bãi bồi ven sông Tô Hạp, một số được trồng trên đất rẫy Hiệu quả canh tác trên/ha trồng bắp không cao (khoảng 25-30 triệu đồng/ha bao gồm cả công lao động).
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng năm 2021 đạt 32 ha, sản lượng đạt 80 tấn. Hiệu quả sản xuất lúa không cao nên người dân đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn
- Cây rau đậu: Diện tích gieo trồng năm 2021 có 72 ha (rau 26 ha, đậu 46 ha).
- Cây công nghiệp lâu năm: gồm cà phê, tiêu, điều, trong đó:
+ Cây cà phê: Diện tích năm 2021 còn 335 ha, sản lượng đạt 646 tấn Cây cà phê được trồng nhiều ở các xã Sơn Lâm (86 ha), Sơn Bình (81 ha), Sơn Hiệp (65 ha), Tô Hạp (59,0 ha) Cây cà phê trồng trên địa bàn có hiệu quả kinh tế không cao (trung bình đạt 50 triệu đồng/ha); những năm gần đây người dân đã chuyển đổi dần diện tích cà phê sang trồng cây ăn quả Hiện cây cà phê chủ yếu được trồng xen với cây ăn quả, những năm tới sẽ tiếp tục giảm dần diện tích cà phê để chuyển đổi sang các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn (cây cà phê chỉ trồng xen canh dưới tán các loại cây ăn quả để tăng hệ số sử dụng đất và tạo thêm thu nhập cho người dân)
+ Cây tiêu: Diện tích năm 2021 còn 14,0 ha, sản lượng đạt 20 tấn Diện tích cây hồ tiêu của huyện không lớn, chủ yếu trồng trong vườn hộ gia đình tại xã Sơn Bình, Sơn Lâm, Sơn Trung.
+ Cây điều: Diện tích năm 2021 có khoảng 19 ha, sản lượng đạt 16 tấn Cây điều chủ yếu trồng trên khu vực đất có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng ở thị trấn Tô Hạp, xã Sơn Trung, xã Ba Cụm Bắc và xã Sơn Bình.
(Chi tiết diện tích, sản lượng cây trồng xem phụ biểu 02, 03 kèm theo đề án) c Hiệu quả sản suất,
Giá trị sản xuất (GHH) trung bình/ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2021 đạt
65 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân/ha đất canh tác đạt 47,4 triệu đồng (NGTK
2021) Bình quân giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt tăng khá nhanh, từ 33 triệu đồng/ ha năm 2016 tăng lên 65 triệu đồng/ha năm 2021 (tăng 32 triệu đồng/ha)
Bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch
Trên địa bàn huyện đã phát triển một số nghề chế biến sản phẩm từ nông sản của địa phương như: Xay xát lương thực có 10 cơ sở hộ cá thể với 12 lao động tham gia, chế biến nông sản có 03 cơ sở (tại thị trấn Tô Hạp và xã Sơn Bình tập trung chế biến các sản phẩm từ trái cây) Ngoài ra còn 11 cơ sở chế biến thực phẩm khác (bún, đậu miếng, bánh mỳ), mộc dân dụng có 37 cơ sở sản xuất mộc dân dụng, tạo việc làm cho 76 lao động; mây, tre đan lát có 01 hộ gia đình ở xã Sơn Hiệp chủ yếu đan lát các sản phẩm làm sản phẩm gùi giỏ, đàn chăm pia, bầu nước, cung nỏ nhưng quy mô nhỏ; chế biến lâm sản có 01 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng công suất 600 tấn nguyên liệu/ngày tại xã Sơn Hiệp, cơ bản đảm bảo bao tiêu và sơ chế gỗ nguyên liệu trên địa bàn.
Hiện có một số doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đã đầu tư các kho lạnh bảo quản nông sản (chủ yếu là sầu riêng); phần lớn nông sản của huyện đều do thương lái trực tiếp thu mua trái tươi tại vườn và vận chuyển đi các địa phương để tiêu thụ.
Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp
Toàn huyện hiện có 38 công trình thuỷ lợi nhỏ (chủ yếu là các đập dâng) với
35,5 km kênh mương các loại (chủ yếu kênh loại 3), công suất thiết kế tưới cho khoảng 235 ha; tưới thực tế được 99,1 ha (bằng 42% công suất thiết kế), trong đó tưới cho lúa 51,1 ha, màu và cây công nghiệp 48 ha Do biến đổi khí hậu một số công trình thuỷ lợi hiện có hiệu quả hoạt động thấp, không đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho cây trồng.
Với các công trình thuỷ lợi hiện có thì huyện Khánh Sơn mới đáp ứng được 8% diện tích cây hàng năm; nếu tính diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì mới đáp ứng nhu cầu nước tưới khoảng 4% diện tích Diện tích còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước trời hoặc người dân bơm tưới từ các sông, suối. Điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi của tỉnh Khánh Hoà, đến năm 2030, huyện sẽ nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có và đầu tư xây dựng mới một số công trình như: hồ Cô Roá (Sơn Lâm), hồ Sơn Bình, hồ Ba Cụm Bắc, Hồ Ka Tơ (xã Ba Cụm Nam) Hồ Tà Lương (Tô Hap)…
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng thiếu sự đầu tư đồng bộ, chủ yếu là kênh mương đất được đầu tư từ trước năm 2010 chưa được bê tông hóa kiên cố dẫn đến thất thoát, hiệu quả sử dụng thấp, nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp chủ yếu nhờ vào nguồn nước tự nhiên (nước mưa) nên chưa đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây trồng nhất là vào mùa khô.
- Đường tỉnh lộ: Tỉnh lộ 9 (đường tỉnh ĐT.656) là tuyến giao thông huyết mạch nối huyện với các huyện khác trong và ngoài Tỉnh; đường tỉnh lộ 9 có điểm đầu kết nối với Quốc lộ 1, thành phố Cam Ranh, đi qua huyện Khánh Sơn và có điểm cuối kết nối vào đường tỉnh ĐT.707, thuộc địa phận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận; đoạn qua huyện có chiều dài km hiện đã được đầu tư nâng câp
- Đường nội thị: Toàn huyện hiện có 21 tuyến đường nội thị với chiều dài 24,56km, trong đó nhựa, bê tông xi măng có 21,28 km (chiếm 86,6%), đất có 3,28km (chiếm 23,4%)
- Đường huyện: Tổng số có 10 tuyến với tổng chiều dài 25,4 km, trong đó nhựa có 19,41 km (chiếm 76,43%), bê tông xi măng có 2 km (chiếm 7,8%), đất có 4km (chiếm 15,7%).
- Đường xã: Tổng chiều dài 75,0 km, trong đó nhựa có 6,26 km (chiếm 8,43%), bê tông xi măng có 40,84 km (chiếm 54,45%), đường đất có 27,9 km
- Đường thôn: Tổng chiều dài 51,5km, trong đó nhựa, bê tông xi măng có
34,19km (chiếm 66,4%), đường đất có 17,3km (chiếm 33,6%).
- Đường sản xuất: Tổng chiều dài 38,24km, trong đó nhựa, bê tông xi măng có 0,8km (chiếm 2,0%), đường đất có 37,5 km (chiếm 80%).
Hiện nay 7/7 xã có tiêu chí giao thông (Tiêu chí 2) đạt tiêu chí nông thôn mới Tuy nhiên, để đảm bảo lưu thông và vận chuyển hàng hóa, nông sản cần phải nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông liên xã, đường vào khu sản xuất (do các tuyến giao thông được đầu tư mặt đường nhỏ ảnh hưởng đến các xe tải lớn vận chuyển nông sản); ngoài ra cần đầu tư mở mới các tuyến đường ra khu sản xuất thuộc vùng chuyển đổi từ rừng sản xuất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng sang trồng cây ăn quả đảm bảo vận chuyển nông sản thuận lợi cho người dân.
4.3 Điện phục vụ sản xuất Điện lưới quốc gia đã cơ bản phủ kín trên địa bàn, tỷ lệ hộ dùng điện năm
2021 đạt 98% Trong những năm qua điện cho sản xuất đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đặc biệt là các khu vực được chuyển đổi từ cây hàng năm sang trồng cây lâu năm tại xã Thành Sơn, Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Hiệp, Sơn Bình, thị trấn Tô Hạp
Việc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến nhu cầu điện tăng cho nông nghiệp tăng cao; hiện tại một số khu sản xuất thiếu điện, trong những năm tới cần phải đầu tư đấu nối để hỗ trợ phát triển sản xuất.
4.4 Hệ thống trạm trại kỹ thuật
- Trạm khuyến nông: Trạm khuyến nông trực thuộc UBND huyện KhánhSơn; trong những năm qua dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn của
Trung tâm khuyến nông tỉnh Khánh Hòa, Trạm khuyến nông Khánh Sơn đã triển khai thực hiện nhiều mô hình thí điểm về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và đã được nhân rộng như các mô hình: mô hình trồng sầu riêng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, mô hình trồng bưởi da xanh, mô hình trồng chôm chôm thái, mô hình trồng đậu xen canh cây mía, mô hình trồng mía theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình trồng cây mắc ca…các mô hình phát triển chăn nuôi heo, nuôi bò Nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và được phát triển rộng rãi trên địa bàn.
- Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật: Thường xuyên thực hiện công tác chuyên môn trong việc hỗ trợ về giống, phát hiện các loại dịch bệnh, thực hiện tập huấn hướng dẫn người dân phòng trừ sâu bệnh, xây dựng và đề xuất nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả và khuyến cáo nhân rộng mô hình.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y: Thường xuyên theo dõi tình hình chăn nuôi dịch bệnh trên địa bàn huyện, tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn công tác tiêm phòng, phòng trừ dịch bệnh Các năm qua không để xảy ra tình trạng dịch bệnh lớn.
Nhìn chung các trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của ngành nông nghiệp huyện Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, trong những năm tới các trạm cần đổi mới và nâng cao hơn nữa các nhiệm vụ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Huyện có 4 chợ gồm chợ Tô Hạp, chợ Sơn Lâm, chợ Sơn Bình và chợ SơnHiệp; trong đó có 3 chợ hoạt động hiệu quả (chợ Tô Hạp, Sơn Lâm, Sơn Bình), chợSơn Hiệp hoạt động không hiệu quả Qua nhiều năm sử dụng chợ hiện nay đều đã xuống cấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản cần thiết Trong những năm tới các chợ cần được cải tạo, nâng cấp đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy Bên cạnh đó cần phải quy hoạch đầu tư xây dựng chợ đầu mối thu mua nông sản (xã Sơn Bình, Thị trấn Tô Hạp)
Tổ chức sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất, quảng bá sản phẩm .19 6 Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
5.1 Triển khai và tập huấn các mô hình sản xuất
Trong những năm qua phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông của sở Nông nghiệp&PTNT, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Công ty Dona-techno tổ chức các lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sản phẩm sau thu hoạch, đưa một số loại cây trồng mới vào trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế như: Hội thảo về cây sầu riêng, hội thảo về cây tiêu; tập huấn về Quy trình trồng chăm sóc và bảo quản sầu riêng sau thu hoạch;
Trung tâm Khuyến nông của huyện đã triển khai 12 mô hình sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2016- 2020; qua đánh giá có 08 mô hình đạt hiệu quả đề xuất nhân rộng (vỗ béo bò năm 2016, thâm canh bưởi da xanh năm 2016, thâm canh cây sầu riêng năm 2017, thâm canh cây cà phê năm 2017, nuôi vịt trời năm 2018, cây đậu đen Xanh lòng xen cây ăn quả năm 2018, cây ổi Trân châu Đài Loan năm 2019, canh tác và cấp giấy chứng nhận bưởi VIETGAP năm 2019) có 4 mô hình không hiệu quả (cây Mac ca năm 2014 – 2017, cây Hồ tiêu ghép gốc tiêu rừng Amazon năm 2014 – 2016, cây Măng tây năm 2020, cây Dâu tây năm 2020).
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân, xây dựng phương án phòng trừ sâu bệnh kịp thời, các lớp tuyên tuyền các văn bản pháp luật mới về giống, phân bón, thuốc BVTV, phối hợp với Thanh tra sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Khánh Hòa kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng trên địa bàn huyện; tổ chức tuyên truyền, tập huấn về tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tập huấn quy trình xây dựng cấp mã vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản.
5.2 Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của Khánh Sơn như: sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun tiết kiệm nước tự động điều khiển từ xa theo công nghệ Israel; sử dụng các chế phẩm và phân bón vi sinh trong canh tác, áp dụng biện pháp phủ bạt nylon kết hợp xử lý rải vụ để tránh tình trạng thu hoạch "trúng mùa, dội chợ ”; thực hiện các mô hình thâm canh, xen canh cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế.…
- Đối với lĩnh vực chăn nuôi đã đẩy mạnh lai tạo đàn bò (thay thế dần giống bò địa phương bằng giống bò lai), phát triển chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học…
- Cơ giới hóa trong sản xuất được áp dụng khá phổ biến ở các khâu làm đất, vận chuyển nông sản, thu hoạch mía, tưới nước, vận chuyển trái cây
5.3 Tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp a Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các hộ gia đình đã đẩy mạnh đầu tư để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất (chuyển đổi cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao), đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất… từ đó đã nâng GTSX/ha đất canh tác từ 33 triệu đồng/ha (năm 2016) lên
65 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân/ha đất canh tác năm 2021 đạt 47,4 triệu đồng; nhiều sản phẩm nông sản do hộ gia đình sản xuất đã trở thành sản phẩm đặc sản của địa phương như: sầu riêng, măng cụt, mía tím, chôm chôm thái, bưởi da xanh…
Hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện đang có xu hướng tích tụ ruộng đất để hình thành các trang trại trồng trọt hoặc trang trại trồng trọt kết hợp phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; là tiền đề đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. b Kinh tế trang trại
Trên địa bàn huyện đã có 20 hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Các trang trại trên địa bàn huyện chủ yếu là trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi; các trang trại có quy mô trung bình từ 4- 10 ha, có trang trại quy mô 30 ha Các trang trại tập trung nhiều ở SơnBình (06 trang trại), Sơn Trung (05 trang trại), Ba Cụm Bắc (04 trang trại)… Các trang trại hiện đang là hạt nhân, là động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện c Kinh tế hợp tác
- Hợp tác xã: có 3 HTX đang hoạt động lĩnh vực nông nghiệp thực hiện theo Luật HTX năm 2012 gồm: HTX trồng cây ăn quả Sơn Bình (thành lập đầu năm
2017 với 15 thành viên), HTX Nông nghiệp Sơn Hiệp (thành lập năm 2018 với 8 thành viên tham gia), HTX Điền Thanh (thành lập năm 2020 với 11 thành viên) nhằm mục tiêu hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo việc làm cho các thành viên nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của thành viên về kinh tế và đời sống, phục vụ và hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới và góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội tại địa phương
- Tổ hợp tác: có 13 tổ hợp tác, tổ liên kết trong trồng trọt và chăn nuôi phân bố ở tất cả các xã, thị trấn (trong đó chủ yếu là tổ hợp tác trồng cây ăn quả, trồng mía tím) Các mô hình liên kết trên hỗ trợ giúp người dân trong khâu tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp
5.4 Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa; từ năm 2017 đến năm
2020 huyện Khánh Sơn đã hỗ trợ chuyển đổi diện tích cây hàng năm kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tổng cộng được 1.072,59 ha (chuyển đổi sang cây sầu riêng 835,64 ha, bưởi da xanh 160,65 ha, chôm chôm 47,2 ha, mía tím 29,01 ha)
5.5 Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương (OCOP), giới thiệu, quảng bá sản phẩm trưng a Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2017-
Những thành quả của ngành nông nghiệp huyện Khánh Sơn đã đạt được
- Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ lực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 71,65% giá trị sản xuất của ngành kinh tế.
- Giá trị sản xuất của ngành được tăng lên hàng năm (GTSX 2016 – 2020 tăng bình quân 10,3%, bình quân GTSX/ha đất canh tác từ 33 triệu đồng/ha (năm
2016) tăng lên 65 triệu đồng/ha năm 2021), nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện đã có chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng (sầu riêng, mía tím, chôm chôm, chuối, bưởi da xanh…) sản phẩm nông nghiệp cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung cấp một phần nguyên liệu phục vụ cho chế biến.
- Đối với lĩnh vực trồng trọt: Đã cơ bản xác định được cây trồng chủ lực của huyện gồm cây sầu riêng, cây chuối, cây bưởi da xanh…cây mía tím; đây là loại cây có lợi thế so sánh của địa phương; trong những năm qua huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cây trồng quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2021 diện tích trồng cây ăn quả đạt 3.117 ha (diện tích cho thu hoạch
1.830 ha), sản lượng đạt 11.987 tấn, giá trị đạt 433.104 triệu đồng (bình quân đạt
139 triệu đồng/ha), có những mô hình canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao như: sầu riêng đạt 600 triệu đồng/ha, bưởi da xanh đạt 375 triệu đồng/ha, chôm chôm thái đạt
213 triệu đồng/ha; cây ăn quả đã tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, có nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo và làm giàu lên nhờ trồng cây ăn quả.
- Đối với lĩnh vực chăn nuôi: đã dần chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi nông hộ ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như: chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học, nuôi vỗ béo bò thịt, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm bioga… ngoài ra phát triển tự phát một số mô hình nuôi chim yến ở những khu vực đã được Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận tại Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND ngày 18/12/2020.
- Thực hiện tốt chính sách đóng cửa rừng, quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, trồng cây phân tán, thực hiện tốt phong trào tết trồng cây… nâng độ che phủ rừng năm 2021 đạt 63,11%.
- Các hình thức liên kết trong sản xuất đã bước đầu được phát triển, huyện đã có 3 HTX nông nghiệp, 13 tổ liên kết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang hoạt động, góp phần vào phát triển ngành nông nghiệp chung của huyện
- Xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến hết năm 2021 có 16 sản phẩm đặc trưng được xếp hạng
Lợi thế của ngành nông nghiệp huyện
- Nông nghiệp huyện đang chuyển dịch mạnh, từ lúc chỉ dựa vào các yếu tố cơ bản như đất đai, lao động, phương thức sản xuất truyền thống…đến nay đã chuyển dịch sang phát triển dựa trên các nhân tố trong tình hình mới: công nghệ, thị trường, quản lý…để tạo ra sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên cơ sở nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Thị trường tiêu thụ lớn ngay trong tỉnh (tỉnh Khánh Hòa đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là nông sản an toàn, nông sản hữu cơ trong những năm tới sẽ tăng cao); khoảng cách từ huyện đến các trung tâm kinh tế lớn các tỉnh phía Nam không quá xa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ nông sản của huyện
- Các sản phẩm nông nghiệp của huyện đã dần khẳng định được chất lượng,giá trị được người tiêu dùng ưa chuộng Bên cạnh đó đặc điểm khí hậu thời tiết ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên đẹp (thác Tà Gụ, đèo Ba Cụm Bắc, thác Cô Róa, rừng thông Sơn Hiệp – Sơn Bình…), có di tích lịch sử văn hóa (di tích đàn đá Khánh Sơn, căn cứ địa thị trấn Tô Hạp, sân bay Tà Nĩa) kết hợp với sự đa dạng về văn hóa, bản sắc dân tộc của người dân Khánh Sơn…tạo tiền đề phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, hình thành các tua du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, canh nông tham quan miệt vườn, thưởng thức nông sản của địa phương; từ đó góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế của ngành nông nghiệp.
- Quan hệ sản xuất, bước đầu đã hình thành được 03 hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp, 13 tổ liên kết đây là cơ sở để xây dựng và phát triển hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất nông nghiệp trong thời gian trước mắt và phát triển lâu dài.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đã từng bước đầu tư và cơ bản bản đáp ứng bước đầu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
- Các dịch vụ sản xuất và liên kết hàng dọc đáp ứng nhu cầu kinh tế và sản xuất nông nghiệp của huyện.
Tồn tại, hạn chế
- Chất lượng sản phẩm nông sản không đồng đều, thị trường tiêu thụ không ổn định; đa phần sản phẩm nông sản đều tiêu thụ trực tiếp trên thị trường (tiêu thụ tại các chợ, thương lái đến vườn thu mua) mà chưa qua ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm Do vậy, giá cả hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều giá cả lên xuống của thị trường và tình trạng được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa luôn hiện hữu, người sản xuất thường bị tư thương ép giá
- Quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ, diện tích manh mún nên hạn chế áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; phần lớn nông sản tiêu thụ trực tiếp cho các thương lái đến thu mua, ít qua chế biến nên giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh thấp; thiếu liên kết trong sản sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp dẫn đến chuối giá trị liên kết chưa cao.
- Các mô hình sản xuất lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển, đa phần sản xuất đều do hộ gia đình tự quyết định từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm nên chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô về số lượng, chất lượng cung cấp ổn định cho các cơ sở thu mua và chế biến nông sản.
- Chăn nuôi chủ yếu quy mô hộ gia đình, nuôi trong khuôn viên vườn nhà, tự cung tự cấp, tiềm năng phát triển chăn nuôi trang trại không lớn Chưa xây dựng được cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi hiệu quả còn hạn chế
- Hoạt động các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao;các hợp tác xã nông nghiệp – tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả còn ít (hiện có 3HTX nông nghiệp và 13 tổ hợp tác) nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, một số tổ hợp tác hoạt động còn hình thức; số lượng trang trại chưa nhiều và quy mô nhỏ,phát triển không theo quy hoạch, sản phẩm nhỏ lẻ.
- Nông sản chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa có sản phẩm xuất khẩu; việc áp dụng công nghệ thu hoạch, bảo quản còn nhiều hạn chế; cơ sở chế biến nông lâm sản còn ít, quy mô nhỏ, chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, dẫn đến sức cạnh tranh thấp; liên kết "bốn nhà" trong sản xuất theo chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ thị trường hạn chế.
- Ứng dụng công nghệ số, kinh tế số trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn hạn chế, chủ yếu là do người dân tự tìm hiểu trên không gian mạng;
- Sản xuất theo phong trào vẫn còn tồn tại, dẫn đến cơ cấu cây trồng, con, vật nuôi thay đổi liên tục, hiệu quả sản xuất chưa cao, sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững Nông dân sản xuất chưa quan tâm nhiều giữa sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa tận dụng hết quỹ đất để canh tác hoặc trồng xen các loại cây ngắn ngày dưới tán cây ăn quả, cây lâu năm nhằm lấy ngắn nuôi dài tăng hiệu quả sự dụng đất.
Cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp của huyện Khánh Sơn
- Tái cơ cấu, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đang được triển khai sâu rộng từ Trung ương đến các địa phương (trong đó có tỉnh Khánh Hòa và huyện Khánh Sơn); hiện Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; ngoài ra còn nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành kèm theo các Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện trong thời gian qua và những năm tới là động lực phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp của huyện.
- Chính sách cụ thể hỗ trợ để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp được UBND tỉnh ban hành kịp thời đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện…Bên cạnh đó chính sách hỗ trợ đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn…tạo cơ hội cho phát triển nông nghiệp của huyện
- Sự phát triển của khoa học công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững là xu thế phát triển trong giai đoạn hiện nay là cơ hội cho phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
- Quá trình đô thị hóa nhanh của tỉnh Khánh Hòa…dẫn đến nhiều khu đô thị,khu du lịch sinh thái thương mại dịch vụ được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.Đây là khu vực tiêu thụ sản phẩm rất lớn nhất là sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, là cơ hội cho nông nghiệp Khánh Sơn phát triển hàng hóa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường, trước hết là thị trường trong tỉnh;
- Hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ; các quy định về sản xuất, quản lý thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn GAP có thể được xem là cơ hội cũng như thách thức cho ngành nông nghiệp của huyện Khánh Sơn
- Chuyển đổi số ngành nông nghiệp và nông thôn được đẩy mạnh giai đoạn 2022-2025 trên cả nước, trong đó có huyện Khánh Sơn; hiện Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đang hoàn thiện và trình phê duyệt đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 19/10/2021 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4607/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm
2030, đây là cơ hội để ngành nông nghiệp và nông thôn của huyện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Huyện đã kiến nghị tỉnh phê duyệt và phân bổ kinh phí thực hiện tuyến đường
Ba Cụm Nam đi Phước Thành (huyện Bác Ai, tỉnh Ninh Thuận) để phá thế độc đạo của tuyến tỉnh lộ 9; tuyến đường được đầu tư xây dựng và sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông, giao thương của huyện với các địa phương trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp; ngoài ra việc phê duyệt và phân bổ kinh phí từ nguồn của trung ương, của tỉnh để đầu tư xây dựng hồ chứa nước xã Sơn Trung, hồ chứa nước xã Ba Cụm Nam góp phần chủ động nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
- Ngoài ra các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, chính sách phát triển du lịch cộng đồng gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) sẽ tạo động lực để phát triển ngành nông nghiệp của huyện…
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết nghị định thư với Tổng Cục Hải quan Trung quốc về xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch; đây là thuận lợi rất lớn cho phát triển ngành và nâng cao giá trị ngành nông nghiệp của huyện bởi sầu riêng là cây trồng chủ lực của huyện có thể tiếp cận được thị trường nước ngoài thông qua đường chính ngạch nếu đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chuẩn cho xuất khẩu.
4.2 Thách thức gặp phải trong phát triển ngành nông nghiệp của huyện Khánh Sơn
- Một bộ phận người dân (nhất là đồng bào địa phương) có tư tưởng trông chờ, vào các nguồn trợ cấp của nhà nước; chưa cố gắng vượt khó vươn lên để thoát nghèo và làm giàu.
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất lớn, đặc biệt là trồng cây ăn quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trong khi phần lớn hộ dân có xuất phát điểm thấp, thiếu các nguồn vốn hỗ trợ, tiếp cận khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất còn hạn chế, chưa chủ động tiếp cận thông tin thị trường để bố trí và tổ chức sản xuất
- Với sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong những năm tới là trái cây; tuy nhiên thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì nhiều đơn vị trong Tỉnh (Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Cam Ranh…) và các tỉnh thành khác trong vùng cũng đẩy mạnh chuyển dịch sang trồng cây ăn quả… dẫn đến nguồn cung về trái cây trong những năm tới là rất lớn Do vậy, trái cây Khánh Sơn cũng phải cạnh tranh khốc liệt về thị trường tiêu thụ với trái cây của các địa phương khác ngay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Sản phẩm nông sản sản xuất ra chủ yếu là tiêu thụ trực tiếp, sản phẩm qua chế biến còn hạn chế về chủng loại và số lượng Trong khi khả năng thu hút đầu tư lĩnh vực chế biến nông lâm sản có nhiều hạn chế (khó khăn về vị trí địa lý, giao thông…).
- Việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân đòi hỏi huyện phải khai khác các tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế; với lợi thế nổi bật là sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu đất cho sản xuất nông nghiệp là rất cấp thiết; trong khi đó huyện có 69,5% diện tích tự nhiên có độ dốc từ 15 0 trở lên (đất có độ dốc từ 20 0 trở lên chiếm 42% diện tích tự nhiên); do đó để đảm bảo quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập của người dân đòi hỏi phải khai thác một số diện tích đất có độ dốc đến 20 0 ; việc khai thác đất có độ dốc như trên sẽ làm xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, ảnh hưởng đến diện tích rừng đầu nguồn… do đó vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là thách thức rất lớn của huyện trong giai đoạn tới
- Thách thức trong việc thu hút đầu tư cho phát triển và thị trường đầu ra cho sản phẩm Nguồn vốn trong dân ít, khả năng tích luỹ để tái đầu tư hạn chế, trong khi các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước vẫn chủ yếu tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng…, trong khi đó các tiềm năng lợi thế nổi bật của huyện là không để thu hút đầu tư là không có; đây cũng là thách thức đáng quan tâm trong thu hút đầu tư, tổ chức phát triển sản xuất, lựa chọn vị trí của huyện trong vùng, công tác tiếp thị, tạo dựng hình ảnh địa phương Mặt khác các mặt hàng nông sản chủ lực của huyện chủ yếu tiêu thụ tự do trên thị trường, chưa có nhiều kênh phân phối bao tiêu ổn định nên sẽ gặp nhiều thách thức trong việc tiêu thụ sản phẩm và mức rủi ro cao.
Định hướng phát ngành nông nghiệp của huyện Khánh Sơn đến năm 2025
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khánh Sơn lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-
2025 đã xác định: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh hiện có, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Trung ương, của Tỉnh để tiếp tục thúc đẩy kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “ Nông nghiệp - dịch vụ, du lịch - tiểu thủ công nghiệp” gắn với phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sự ổn định về quốc phòng - an ninh; Sớm phấn đấu đưa Khánh Sơn thoát khỏi huyện nghèo Định hướng phát triển các ngành nông nghiệp đến năm 2025 như sau:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân hàng năm trên 10%.
- Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm 2.000 tấn.
- Trồng rừng phấn đấu đến năm 2025 đạt 250 ha, bình quân 50 ha/năm
- Tập trung phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, sản xuất theo chuẩn VietGap, có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc; từng bước hình thành chuỗi liên kết nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ trên thị trường đem lại giá trị kinh tế cao Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, áp dụng đưa vào trồng các loại giống cây mới, quy trình sản xuất hiện đại.
- Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng nhóm cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, giảm tỷ trọng nhóm cây hàng năm truyền thống có hiệu quả kinh tế thấp; tăng giá trị sản xuất bình quân/ha đất canh tác.
- Tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương (Chương trình OCOP) gắn với phát triển du lịch sinh thái tham quan miệt vườn, thưởng thức những nông sản của địa phương.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, các tổ hợp tác; triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện đồng bộ trên các nội dung: Cơ cấu lại quy mô, sản xuất giống, kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trường và điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ.
- Đến năm 2025 xác định các cây trồng chủ lực là các loại cây ăn quả đặc sản của địa phương, có giá trị kinh tế cao gồm: Cây ăn quả (sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít nghệ, chuối ), cây mía tím; ngoài ra bố trí diện tích các loại cây trồng khác có quy mô phù hợp như: cây công nghiệp lâu năm (cà phê, tiêu), cây bắp, cây đậu; duy trì diện tích lúa ở những khu vực chủ động về nguồn tưới tiêu, những khu vực trồng lúa khó khăn về nguồn nước tưới cần chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, giảm dần diện tích trồng ngô, sắn để chuyển sang trồng cây ăn quả chuyển giao xây dựng một số mô hình trồng trồng xen canh cây ngắn ngày với cây ăn quả nhằm tận dụng quỹ đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để nâng cao năng lực cung cấp của rừng, nâng độ che phủ rừng Hình thành diện tích rừng sản xuất kinh doanh rõ nét chủ yếu là rừng trồng Chú trọng phát triển sản xuất lâm nghiệp từ gỗ, ngoài gỗ, từ sản xuất nông lâm kết hợp và khai thác đặc sản rừng, dược liệu từ rừng cũng như phát triển kinh doanh du lịch sinh thái thông qua giá trị cảnh quan của rừng.
Dự báo thị trường tiêu thụ nông sản của huyện
Đến năm 2025 sản lượng nông sản chủ lực của huyện chủ yếu là: trái cây (19.900 tấn), mía tím (11.500 tấn), cà phê (710 tấn), lương thực (3415 tấn), gỗ rừng trồng nguyên liệu (18.000 m 3 ); đến năm 2030 sản lượng trái cây có 22.900 tấn, mía tím 12.000 tấn, lương thực 2.300 tấn, gỗ rừng trồng nguyên liệu (17.000 m 3 ) Với sản lượng nông sản sản xuất như trên, dự báo thị trường tiêu thụ nông sản của huyện:
- Trái cây: Sản phẩm chủ lực của huyện đến năm 2030, chủ yếu là sầu riêng, chuối, bưởi da xanh, chôm chôm, cam quýt Với chủng loại và sản lượng nêu trên, thị trường tiêu thụ trước hết tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh (thành phố lớn như Nha Trang, TP Cam Ranh, các khu du lịch nghỉ dưỡng Bãi dài, khu đô thị du lịch ven vịnh Cam Ranh, khu vực vùng IV Hải Quân…) một số sản phẩm tiêu thụ tại thị trường lớn phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Ninh Thuận…), xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Lào, Căm pu chia và tương lai hướng đến một số thị trường có các yêu cầu về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm cao như: EU, Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản…
- Mía tím: Chủ yếu làm thực phẩm, dự kiến thị trường tiêu thụ trong tỉnh (TP Nha Trang, TP Cam Ranh, huyện Cam Lâm, TX Ninh Hòa…) và tiêu thụ ra thị trường các tỉnh phía Nam (bán trực tiếp hoặc qua sơ chế, róc, đóng hộp)
- Lương thực (chủ yếu bắp): Sản lượng sản xuất được đáp ứng được một phần nhu cầu lương thực tại chỗ và làm sản phẩm cho chăn nuôi.
- Gỗ rừng trồng: Sản lượng gỗ rừng trồng của huyện, hiện đang được các doanh nghiệp thu mua gỗ rừng trồng đến thu mua và chuyên chở xuống TP Cam Ranh để chế biến Hiện tại huyện đã có chủ trương cho xây dựng cơ sở băm dăm gỗ rừng trồng với công suất (600 tấn nguyên liệu/ngày) tại xã Sơn Hiệp, việc xây dựng cơ sở băm dăm tại xã Sơn Hiệp sẽ đảm bảo thu mua nguyên liệu của các xã Sơn Hiệp, Thành Sơn, Sơn Lâm, Sơn Bình, Tô Hạp, Sơn Trung và một số sản lượng tại xã Ba Cụm Bắc; sản lượng còn lại tiếp tục cung cấp cho nhà máy chế biến nguyên liệu gỗ tại TP Cam Ranh.
Dự báo tiến bộ KHKT nông nghiệp và công nghệ có thể áp dụng
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống thực và ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS) CMCN 4.0 sẽ là một xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Chúng ta sẽ có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất và quản lý;
“Nông nghiệp là một thế mạnh của nước ta trong CMCN 4.0” Tuy nhiên, cũng như các lĩnh vực khác, nông nghiệp cũng đối diện với những thách thức như: dư thừa nguồn lao động nông nghiệp, bất bình đẳng giữa nông dân công nghệ thấp với nông dân công nghệ cao…
CMCN 4.0 biến nông nghiệp không còn là nông nghiệp thuần túy Với công nghệ mới có thể giúp bón phân, tưới nước…đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí…được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu Đến năm 2030, việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp sẽ là xu hướng của nông nghiệp Việt Nam, của Khánh Hòa nói chung và của Khánh Sơn nói riêng; trong đó các tiến bộ mới trong công nghệ sinh học (sản xuất giống biến đổi Gen, chế biến bảo quản nông sản, xử lý chất thải, xử lý môi trường, kiểm tra dư lượng kháng sinh…); công nghệ hóa học (chiếu xạ…), công nghệ về canh tác (chiếu sáng, tưới nước, bón phân, điều chỉnh thời vụ…) và đặc biệt là ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong nông nghiệp (quản lý điều hành sản xuất, nắm bắt thị trường, tương tác trong sản xuất, tự động hóa….), sẽ được áp dụng một cách rộng rãi hơn.
Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Tác động của biến đổi khí hậu tác động và ảnh hưởng đến huyện Khánh Sơn: Tần suất xuất hiện những biểu hiện thời tiết cực đoan như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn gây lũ lụt, nắng nóng, hạn hán ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện, trong đó:
- Nắng nóng, nắng hạn kéo dài sẽ không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; đối với Khánh Sơn các công trình thủy lợi mới đảm bảo tưới cho khoảng 8% diện tích cây hàng năm và 4% đối với diện tích sản xuất nông nghiệp, phần diện tích còn lại chủ yếu được bơm tưới từ sông suối và nguồn nước trời; khi hiện tượng hạn hán kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của địa phương; thực tế 3 đến 4 năm trở lại đây hiện tượng này đã xuất hiện thường xuyên hơn Tuy nhiên việc chuyển đổi cây hàng năm có nhu cầu nước tưới cao sang trồng cây ăn quả có nhu cầu sử dụng nước tưới thấp hơn cũng giảm bớt áp lực về đầu tư xây công trình thủy lợi đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
- Thời gian mưa và lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào mùa mưa; vào mùa mưa thường xuất hiện nhiều trận mưa lớn với cường độ cao gây ngập lụt, xói mòn rửa trôi đất, phá hủy công trình xây dựng Khánh Sơn có địa hình dốc (địa hình dốc từ 15 0 trở lên) chiếm 69,56% diện tích tự nhiên nên ảnh hưởng về hiện tượng trên càng lớn và mức độ thiệt hại càng cao; khi xuất hiện những trận mưa lớn, cường độ cao nước trên đầu nguồn đổ về thường gây sạt lở các khu vực ven sông Tô Hạp và các suối lớn, gây ngập lụt khu vực có địa hình thấp(khu vực sản xuất và bố trí dân cư), gây xói mòn rửa trôi đất canh tác, ngập úng gây chia cắt giao thông, phá hoại mùa màng, công trình xây dựng
Ngoài ra các hiện tượng thời tiết cực đoan khác xuất hiện (bão, gió, sương muối ) đều có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Do vậy, ngoài phát triển kinh tế - xã hội vấn đề bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra đối vớiKhánh Sơn hiện tại và trong tương lai.
Dự báo khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp huyện Khánh Sơn
5.1 Khả năng mở rộng đất sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích đất có độ dốc dưới 25 0 , tầng dày từ 50cm trở lên (đất có khả năng sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp) của huyện có 8.110 ha (chiếm 24% diện tích tự nhiên), với hệ số khai thác sử dụng trung bình khoảng 79% thì diện tích đất khai thác cho sản xuất nông nghiệp của huyện vào khoảng 6.438 ha
- Đất đang sử dụng sản xuất nông nghiệp là 4.589 ha
- Diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp đã sử dụng bố trí dân cư, xây dựng hạ tầng và dự kiến sử dụng làm đất ở, đất xây dựng hạ tầng đến năm 2030 khoảng 1.000 ha.
- Như vậy, tiềm năng đất tối đa để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp của huyện còn khoảng 800 ha , chủ yếu khai thác từ đất rừng trồng nguyên liệu (trồng keo) nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng (theo Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 về việc phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Khánh Hòa)
5.2 Khả năng chuyển đổi đất nông nghiệp để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả
Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 31/12/2021 trên địa bàn huyện còn 1.307 ha đất trồng cây hàng năm; căn cứ vào bản đồ đất tỉnh Khánh Hòa và kết quả khảo sát thực tế, làm việc với UBND các xã, thị trấn Tô Hạp có khoảng 550 ha đất trồng cây hàng năm ở các khu vực đất có độ dốc dưới 20 0 , tầng dày đất từ 50 cm trở lên, thuận lợi về giao thông có thể chuyển đổi sang trồng cây ăn quả.
Theo Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt kết quả rà soát chuyển đổi rừng, trên địa bàn huyện có 322,9 ha đất rừng trồng nguyên liệu (trồng keo) nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng nằm ở độ dốc dưới 20 0 , có tầng canh tác dày từ 50 cm trở lên; diện tích này có thể chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả Với hệ số khai thác đưa vào sử dụng khoảng 80% thì tổng diện tích đất rừng trồng nguyên liệu khai thác để chuyển đổi sang trồng cây ăn quả đạt khoảng 240 ha (xã Ba Cụm Bắc 24,58 ha, Ba Cụm Nam 23,6 ha, Sơn Bình 11,2 ha, Sơn Hiệp 49,2 ha, Sơn Lâm 21,9 ha, Sơn Trung 13,4 ha, Thành Sơn 56,79 ha, Tô Hạp 38,9 ha).
Như vậy, diện tích đất để chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện có khoảng 890 ha.
5.3 Tiềm năng đất lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Khánh Sơn năm 2021 có 21.365,1 ha, phân bố chủ yếu độ dốc trên 20 0 (chủ yếu thuộc nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi) và một số diện tích nằm ở độ dốc dưới 15 0 (khu vực đang được trồng rừng nguyên liệu)
Theo kết quả rà soát chuyển đổi quy hoạch rừng được được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Khánh Sơn có 26.722,17 ha (tăng 5.357,54 ha).
5.4 Tiềm năng phát triển đất nuôi trồng thuỷ sản: Khánh Sơn không có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản; diện tích nuôi thủy sản chủ yếu sử dụng các ao hồ nhỏ trong khu dân cư (khoảng trên 10 ha) và tận dụng diện tích mặt nước một số hồ thủy lợi để nuôi cá như: hồ Sơn Trung, hồ Tà Lương, hồ Sơn Lâm
II/ QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN ĐỔI
Quan điểm
Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030; gắn phát triển nông nghiệp với thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai trên địa bàn huyện: “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
Chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”, sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm nông nghiệp Chuyển từ chuỗi liên kết cung ứng nông sản sang chuỗi liên kết giá trị ngành hàng Chuyển từ nông nghiệp chú trọng tăng sản lượng sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị. Chuyển từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra. Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp tốt (GAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện chuyển đổi trên cơ sở: Cơ cấu lại khâu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, cơ cấu lại các sản phẩm (tập trung vào xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng có lợi thế so sánh của địa phương theo hướng sản phẩm quốc gia – sản phẩm cấp tỉnh – sản phẩm cấp cộng đồng) Chuyển đổi, phát triển ngành nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông, du lịch tìm hiểu văn hóa- nghỉ dưỡng, trải nghiệm tại địa phương.
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; đẩy mạnh thâm canh, tăng giá trị của rừng trồng rừng nguyên liệu; từng bước chuyển đổi trồng rừng nguyên liệu thông thường sang trồng cây gỗ lớn đảm bảo độ che phủ rừng, chống xói mòn, sạt lở, rửa trôi đất và tăng hiệu quả kinh tế; thực hiện hiệu quả chính sách dịch vụ môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa phương, theo hướng có trách nhiệm, hiện đại, bền vững, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia về giảm bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản giai đoạn 2022-2025 tăng bình quân 10%/năm, trong đó:
+ Sản xuất nông nghiệp tăng 10,0%/năm (trồng trọt tăng 11,13%, chăn nuôi tăng 9,07%, dịch vụ nông nghiệp tăng 13,87%);
+ Nuôi trồng thủy sản tăng 1,92%/năm.
- Đến năm 2025 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
- GTSX bình quân/ha đất canh tác đến năm 2025 tăng gấp 2 lần so với năm
2021 (đạt 130 triệu đồng/ha), thu nhập bình quân/ha đất canh tác đạt 80 triệu đồng / ha/năm (gấp 1,7 lần so với năm 2021);
- Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 2.000 tấn;
- Góp phần tăng thu nhập của người dân gấp 2 lần so với năm 2021 (tương đương thu nhập người dân đến năm 2025 đạt 48 triệu đồng/người/năm);
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm – thủy sản: nông nghiệp chiếm 92,2% (tăng 1,4% so với 2021), lâm nghiệp chiếm 7,4% (giảm 1,2% so với 2021), thủy sản chiếm 0,4% (giảm 0,2% so với 2021) Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp: trồng trọt chiếm 84,3% (tăng 2,5% so với 2021), chăn nuôi chiếm 5,7% (giảm 2,0% so với 2021), dịch vụ nông nghiệp chiếm 2,2% (tăng 0,9% so với 2021);
- Đến năm 2025 có 30% diện tích cây ăn quả trở lên sản xuất theo chuẩnVietGap, GlobalGap (trong đó có khoảng 20% ứng dụng công nghệ cao) Đến năm
2025 giá trị sản xuất nhóm cây trồng chủ lực chiếm 92% GTSX trồng trọt (cây ăn quả chiếm 90,1%, cây mía tím chiếm 1,9%).
+ Đến năm 2025 GTSX ngành chăn nuôi chiếm 5,7% giá trị ngành nông nghiệp; phát triển chăn nuôi khu vực dân cư mật độ thấp và xa khu dân cư, không có hộ chăn nuôi trong khu vực nội thị của thị trấn Tô Hạp.
+ Đến năm 2025 độ che phủ rừng đạt 65%; có 8,05% diện tích rừng phòng hộ trở lên được giao khoán bảo vệ Giai đoạn 2021- 2025 khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
130 ha rừng, giao khoán bảo vệ rừng được 11.166 ha, trồng được 250 ha rừng sản xuất (bình quân 50 ha/năm),
- Đến năm 2025 có 01 sản phẩm OCOP được công nhận sản phẩm quốc gia (sản phẩm chế biến từ sầu riêng), duy trì khoảng 30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt chứng nhận 3 sao trở lên (5-7 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao).
- Đến năm 2025 có 6 HTX nông nghiệp (tăng 03 HTX so với năm 2021)
- Đến năm 2025 có 01/07 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Khánh hòa giai đoạn 2022-2025, không có xã đạt dưới 15 tiêu chí.
- Giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản giai đoạn 2026-2030 tăng bình quân khoảng 9%/năm, trong đó:
+ Sản xuất nông nghiệp tăng 10,0%/năm (trồng trọt tăng 9,8%, chăn nuôi tăng 5,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 18,9%);
+ Nuôi trồng thủy sản tăng 1,4%/năm.
- Đến năm 2030 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm khoảng 70-72% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
- GTSX bình quân/ha đất canh tác đến năm 2030 gấp 1,8 lần so với năm 2025 đạt 230 triệu đồng/ha (tăng 100 triệu đồng so với 2021); thu nhập bình quân/ha đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha/năm (gấp 1,6 lần so với năm 2025);
- Góp phần tăng thu nhập bình quân của người dân đạt 80 triệu đồng/năm vào năm 2030;
- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành: nông nghiệp chiếm 92,7%, lâm nghiệp chiếm 6,9%, thủy sản chiếm 0,4% Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp: trồng trọt chiếm 82,9%, chăn nuôi chiếm 6,6%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 3,1%.
- Đến năm 2030 có trên 45% diện tích cây ăn quả trở lên sản xuất theo chuẩn VietGap, GlobalGap (trong đó có khoảng 35% diện tích được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất) Đến năm 2030 giá trị sản xuất nhóm cây trồng chủ lực chiếm 97,2% GTSX trồng trọt (cây ăn quả chiếm 96,2%, cây mía tím chiếm 3,8%).
- Đến năm 2030 GTSX ngành chăn nuôi chiếm 6,6% giá trị ngành nông nghiệp; phát triển chăn nuôi khu vực dân cư mật độ thấp và xa khu dân cư, không có hộ chăn nuôi trong khu vực nội thị của thị trấn Tô Hạp
+ Đến năm 2030 độ che phủ rừng duy trì ở mức 65%; có 10% diện tích rừng phòng hộ trở lên được giao khoán bảo vệ Giai đoạn 2026 – 3030 khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được 150 ha, giao khoán bảo vệ được 12.000 ha, trồng rừng sản xuất được 250 ha (bình quân 50 ha/năm),
- Đến năm 2030 có từ 2-3 sản phẩm OCOP được công nhận sản phẩm quốc gia, duy trì khoảng 50 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt chứng nhận 3 sao trở lên (có 15 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao trở lên).
- Đến năm 2030 có 10 HTX nông nghiệp (mỗi xã có tối thiểu 01 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp)
- Đến năm 2030 có 03-05 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 16 tiêu chí.
III/ NHIỆM VỤ, NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠCẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHÁNH SƠN
Nhiệm vụ chủ yếu để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Để đảm bảo tốc độ tăng GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 bình quân đạt 10%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt 9,0%/năm; đến năm 2025 bình quân GTSX/ha đất canh tác đạt 130 triệu đồng, đến năm 2030 đạt 230 triệu đồng và các mục tiêu liên quan khác đến năm 2030, ngành nông nghiệp huyện cần thực hiện đồng bộ 09 nhiệm vụ trọng tâm sau:
(1) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương tăng hiệu quả kinh tế/ha; hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo quy định hiện hành; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong thâm canh cây trồng chủ lực Xây dựng các vùng trồng cây ăn quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tiến tới cấp mã số vùng trồng; xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc cho các cây trồng chủ lực Tăng cường công tác quản lý, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý, giám sát cơ sở cung cấp giống cây trồng vật nuôi, cung cấp vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện.
(2) Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp; hỗ trợ xây dựng mô hình, phát triển mô hình trồng cây dược liệu, cây dược liệu dưới tán rừng; từng bước chuyển đổi trồng nguyên liệu sang trồng cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế rừng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu
(3) Xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực của địa phương; củng cố, phát triển hợp tác xã, tổ liên kết; thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm sản trên địa bàn huyện.
(4) Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương Chương trình (OCOP) theo: Trục sản phẩm Quốc gia – sản phẩm cấp tỉnh – sản phẩm cộng đồng; hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc thương hiệu sản phẩm; tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm và phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản;
(5) Tập trung đào tạo, tập huấn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương; ưu tiên nguồn lực để tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, quản lý dịch hai tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng cho bà con nông dân Nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của người dân về phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới;
(6) Từng bước thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương;
(7) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới);
(8) Đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật (giao thông thuỷ lợi, điện…) phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nội dung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu
Giao thông
Để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản của người dân tại các khu vực sản xuất, giai đoạn 2022- 2025 cần đầu tư xây dựng và nâng cấp:
- Đường liên xã Sơn Trung đi xã Ba Cụm Bắc, vốn đầu tư 2.570 triệu đồng;
- Đường nội thôn và khu sản xuất: 56 tuyến với tổng kinh phí 76.000 triệu đồng
Nguồn vốn đầu tư được lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-
2030, giai đoạn I: 2021-2025 được UBND tỉnh Khánh Hòa phân bổ tại Quyết định1988/QĐ-UBND ngày 15/7/2022).
2.8.3 Điện phục vụ sản xuất; Để đáp ứng nhu cầu điện dân sinh và phát triển sản xuất Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 huyện Khánh Sơn đề xuất đầu tư mới 16 trạm biếp áp kèm đường dây trung thế, hạ thế phục vụ dân sinh và sản xuất với tổng vốn đầu tư 66.503 triệu đồng.
Tổng hợp vốn đầu tư thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu
Căn cứ vào các nội dung, nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030, vốn đầu tư thực hiện Đề án Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 huyện Khánh Sơn như sau:
Tổng vốn Đề án đề xuất đầu tư: 88.895 triệu đồng (chi tiết xem biểu 11), phân bổ theo các hạng mục sau: a Hỗ trợ trực tiếp phát triển sản xuất: 78.479 triệu đồng, chiếm 88,3% tổng vốn đầu tư, gồm các hạng mục:
- Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 07/4/2022 của HĐND tỉnh: 65.526 triệu đồng;
+ Hỗ trợ giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để thực hiện chuyển đổi cây trồng: 35.520 triệu đồng;
+ Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm phục vụ chuyển đổi cây trồng: 26.640 triệu đồng.
- Ngân sách huyện hỗ trợ vật tư, phân bón năm thứ 3, năm thứ 4 cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào thực hiện chuyển đổi cây trồng (giai đoạn 2022-2025): 3.366 triệu đồng.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả: 3.949 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuối giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp: 2.449 triệu đồng.
+ Ứng dụng giải pháp số trong quản lý, sản xuất Sầu riêng Khánh Sơn theo hướng tiên tiến, gia tăng giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc: 1.500 triệu đồng;
- Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả: 4.140 triệu đồng, gồm: + Mô hình theo Chương trình khuyến nông của tỉnh: 1.530 triệu đồng;
+ Đề xuất các mô hình mới: 1.160 triệu đồng;
+ Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả đã triển khai giai đoạn 2016- 2020: 1.450 triệu đồng.
- Hỗ trợ phát triển lâm nghiệp (khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng cây gỗ lớn): 4.864 triệu đồng. b Hỗ trợ hợp tác, liên kết, tiêu thụ sản phẩm: 9.916 triệu đồng, chiếm 10,1% vốn đầu tư, gồm:
- Hỗ trợ phát triển HTX, tổ liên kết: 620 triệu đồng;
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương 7.736 triệu đồng;
- Hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số: 1.560 triệu đồng; c Kinh phí lập đề án: 500 triệu đồng, chiếm 0,6% tổng vốn đầu tư.
* Ghi chú: Ngoài vốn đầu tư trên, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ phát triển sản xuất được đề xuất trong các Đề án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) không tính trong vốn đầu tư của Đề án chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện
Nguồn vốn đầu tư được phân bổ như sau:
- Nguồn ngân sách: 50.404 triệu đồng, chiếm 56,7% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 44.692 triệu đồng, chiếm 50,3% vốn đầu tư (hỗ trợ chuyển đổi cây trồng theo Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 7/4/2022 của HĐND tỉnh 26.640 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, ưng dụng giải pháp số trong quản lý, sản xuất Sầu riêng Khánh Sơn theo hướng tiên tiến, gia tăng giá trị gắn với truy suất nguồn gốc 3.949 triệu đồng; Xây dựng các mô hình theo Chương trình khuyến nông của tỉnh 918 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển lâm nghiệp 4.484 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển hợp tác xã 620 triệu đồng; Xây dựng thương hiệu sản phẩm quảng bá thương hiệu sản phẩm 6.521 triệu đồng; Hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số 1.560 triệu đồng).
+ Ngân sách huyện: 5.712 triệu đồng, chiếm 6,4% vốn đầu tư (Hỗ trợ vật tư, phân bón cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thực hiện chuyển đổi cây trồng 3.366 triệu đồng; đề xuất và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn để người dân áp dụng 1.566 triệu đồng; hỗ trợ mô hình trồng cây gỗ lớn bản địa trên đắt rừng trồng nguyên liệu 280 triệu đồng; vốn lập đề án 500 triệu đồng).
- Vốn huy động từ các nguồn khác: 38.491 triệu đồng, chiếm 43,3%.
3.3 Kế hoạch hỗ trợ đầu tư nguồn ngân sách:
- Nguồn ngân sách tỉnh: 44.692 triệu đồng, phân bổ các năm:
- Nguồn ngân sách huyện: 5.712 triệu đồng, phân bổ như sau:
+ Năm 2022: 500 triệu đồng (chi phí lập đề án);
(Chi tiết hạng mục đầu tư xem phụ biểu 12)
IV/ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Hiệu quả kinh tế
Thực hiện đề án đảm bảo tốc độ tăng trường GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2022- 2025 bình quân đạt 10%/năm, giai đoạn 2026- 2030 ở mức 9,0% góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 24/07/2020 của Đại hội Đảng bộ huyện Khánh Sơn lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-
Giá trị sản xuất/01ha đất canh tác tăng từ 65 triệu đồng năm 2021 lên 130 triệu đồng năm 2025 và đạt 230 triệu đồng năm 2030; tăng thu nhập bình quân/ha đất canh tác đạt 47,4 triệu đồng/ha năm 2021 lên 80 triệu đồng năm 2025 và đạt 130 triệu đồng năm 2030
Góp phần thực hiện đạt mục tiêu tăng thu nhập bình quân đến năm 2025 đạt
48 triệu đồng/người/năm và đạt 80 triệu đồng/người/năm vào năm 2030.
Hình thành nền nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường trong các sản phẩm nông nghiệp của địa phương;
Góp phần thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của
Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045; Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Hiệu quả xã hội
Thực hiện Đề án sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân; người dân có tích lũy để có nguồn lực tái đầu tư phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống
Thực hiện Đề án góp phần thay đổi và chuyển biến nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân (nhất là người nghèo) để thoát nghèo hướng đến làm giàu; góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn của huyện đến năm 2025 và năm 2030; Đội ngũ lao động được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
Thực hiện đề án góp phần thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Khánh Sơn xuống dưới 23,7%, đáp ứng tiêu chí thoát khỏi huyện nghèo; đến cuối năm 2030 huyện huyện Khánh Sơn không còn hộ nghèo có thành viên là người có công.
Hiệu quả môi trường
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Đảm bảo độ che phủ rừng ở mức 65% vào năm 2025 và duy trì tỷ lệ trên sau năm 2025; rừng đầu nguồn được giao khoán bảo vệ; từng bước chuyển đổi rừng trồng nguyên liệu (keo) sang trồng cây gỗ lớn bản địa, vừa đảm bảo độ che phủ rừng, góp phần phát triển rừng bền vững, hạn chế sạt lở, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất;
Khoanh vùng khu vực quy hoạch 3 loại rừng để trồng rừng, bảo vệ rừng; diện tích đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, vừa góp phần cải tạo, bảo vệ đất, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế/ha
V/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Thông tin, tuyên truyền
Sau khi đề án được phê duyệt công khai, để người dân được biết và triển khai thực hiện các nội dung của đề án; Đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện để quảng bá những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện; đăng tải những thông tin và danh mục các dự án thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp;
- Tổ chức hội nghị quán triệt để các phòng, ban liên quan, UBND các xã thị trấn nhận thức rõ mục đích, yêu cầu, các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi ngành nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện và khả năng phát triển của địa phương.
- Thông qua Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn Tô Hạp và hệ thống cán bộ cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các nông hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nắm được chủ trương, định hướng, cơ chế chính sách đổi mới trong phát triển nông nghiệp để tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản một cách có hiệu quả Thường xuyên đưa tin, tuyên truyền về các mô hình thành công, các kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo trong sản xuất để hướng dẫn cho các hộ nông dân học tập, vận dụng vào sản xuất.
- Trong quá trình tuyên truyền, các địa phương, cơ quan, đơn vị bám sát quan điểm, mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm nghèo và phát triển bền vững Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm chính có lợi thế trên thị trường để ưu tiên phát triển.
- Tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc các cấp, phát huy vai trò nòng cốt của các đoàn thể chính trị trong tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp đầu vào, đầu ra,chế biến nông sản sau thu hoạch và tiếp cận thị trường cho các thành viên của các hợp tác xã trên địa bàn huyện.
Giải pháp quy hoạch, kế hoạch
Đề nghị diện tích đất rừng trồng nguyên liệu ngoài ranh giới 3 loại rừng cần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để người dân yên tâm đầu tư chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Khánh Sơn được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4178/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2021
Trên cơ sở đề án được duyệt tiến hành khoanh định trên bản đồ và ngoài thực địa vùng chuyên canh mía tím, vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao, vùng trồng sầu riêng, trồng chuối cấp mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc để đầu tư hoàn thiện hạ tầng, bố trí sản xuất;
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi, quy mô diện tích chuyển đổi của từng loại cây trồng để thông báo cho người dân, từ đó hỗ trợ kinh phí kịp thời để chuyển đổi.
Giải pháp về chính sách, về đất đai
Thực hiện hiệu quả Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Tạo điều kiện để hộ gia đình, chuyển mục đích sử dụng đất từ rừng sản xuất nằm ngoài quy hoạch rừng sang trồng cây lâu năm theo Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 của huyện được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4178/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2021.
- Triển khai các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình, các đơn vị đầu tư sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Quy hoạch quỹ đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, chế biến nông lâm sản (đất SKC, TMD, SKN), tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được thuê đất và hưởng những chính sách ưu đãi về đất đai khi đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, phát triển du lịch, dịch vụ thương mại theo đúng quy định của pháp luật Sử dụng hiệu quả quỹ đất của Trung tâm thương mại huyện (đã có chủ trương giải thể) để xây dựng Trung tâm quảng bá nông sản huyện Khánh Sơn
- Thường xuyên rà soát, các chính sách, chương trình, kế hoạch của UBND huyện đã ban hành để phù hợp với thực tế sản xuất của địa phương Ưu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông sản hàng hóa gắn với nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
- Hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Tạo điều kiện để các HTX NN được thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để xây dựng trụ sở làm việc, cửa hàng vật tư, nhà xưởng, sân kho, sân phơi theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững…để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Đào tạo nghề nông nghiệp
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; đổi mới chương trình, phương pháp chú trọng đào tạo thực hành, thực tế, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề; phối hợp tốt với Trung tâm đào tạo nghề của huyện để ưu tiên đào tạo các nghề phục vụ trực tiếp các chương trình nông nghiệp của huyện, đặc biệt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
- Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn của các HTXNN, tổ hợp tác trên địa bàn.
- Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ, Quyết định 972/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng chính phủ và các chính sách hỗ trợ được ban hành trong thời gian tới để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất
- Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn khác trong sản xuất nông nghiệp Hình thành các vùng trồng sầu riêng, trồng chuối ứng dụng công nghệ cao để cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc xuất sứ.
- Triển khai thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cho các loại cây trồng chủ lực (sầu riêng, mía tím, bưởi da xanh, chôm chôm, chuối ) từ đó ban hành quy trình kỹ thuật áp dụng chung cho toàn huyện.
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; đẩy mạnh công tác khuyển nông, khuyến lâm, xây dựng các trình diễn mô hình trồng sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm, chuối từ đó nhân rộng mô hình.
- Hỗ trợ người dân đầu tư mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap (hỗ trợ giống, phân bón để chuyển đổi, hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống tưới ).
- Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp.
- Chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động sản xuất chuyên ngành gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào từ giống, vật tư nông nghiệp… đến chế biến và phát triển thị trường Đẩy mạnh hình thức liên kết tổ chức sản xuất theo vùng, ngành hàng giữa các hộ, nhóm hộ và doanh nghiệp, tăng cường sự liên kết, tham gia của các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 Sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ kinh phí 100% đối với lập mới HTXNN theo quy định tại Quyết định 1084/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 -2025;
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để giúp các hợp tác xã tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện để các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Giải pháp tiêu thụ và chế biến sản phẩm sau thu hoạch
6.1 Tiêu thụ sản phẩm Để tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho sản phẩm nông sản của địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Sử dụng hiệu quả thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương (chương trình OCOP) cho 16 sản phẩm đã đạt chứng nhận 3 sao để quảng bá, tiêu thụ cung cấp sản phẩm có chất lượng đến người tiêu dùng…giai đoạn 2021-2025 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP, phấn đấu đến năm 2025 có 01 sản phẩm chủ lực được công nhận sản phẩm quốc gia (sản phẩm chế biến từ sầu riêng), 30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được chứng nhận 3 sao trở lên; đến năm 2030 có 50 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt chứng nhận 3 sao trở lên (có 2-4 sản phẩm đạt sản phẩm quốc gia)
- Hoàn thiện các quy trình chuẩn về trồng, chăm sóc, bảo quản trái cây theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap; thực hiện cấp mã số vùng trồng cho cây sầu riêng, cây chuối ở những khu vực đủ điều kiện, từ đó hướng đến xuất khẩu nông sản ra thị trường nước ngoài
- Tăng cường quảng bá thương hiệu trái cây Khánh Sơn thông qua các kênh truyền thông, giới thiệu sản phẩm, hội chợ xúc tiến thương mại, phiên chợ nông sản, trên sàn thương mại điện tử.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Lễ hội trái cây Khánh Sơn, Hội chợ trái cây Khánh Sơn do huyện đứng ra tổ chức 2 năm/lần.
- Liên kết và ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến nông sản, các siêu thị, chợ đầu mối, các đại lý thu mua nông sản trong và ngoài tỉnh để tạo đầu ra ổn định cho nông sản địa phương như: liên kết liên hệ với hệ thống siêu thị Vinmax, Coopmax, Big C trong và ngoài tỉnh…
- Kiện toàn hoạt động của HTX cây ăn quả Sơn Bình, HTX Nông nghiệp Sơn Hiệp, HTX Điền Thanh; tiếp tục thành lập HTX nông nghiệp, tổ liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở các xã còn lại…
- Thu hút đầu tư xây dựng Trung tâm quảng bá giới thiệu hàng nông sản Khánh Sơn tại thị trấn Tô Hạp, chợ đầu mối tiêu thụ nông sản của huyện tại xã Ba Cụm Bắc; thu hút đầu tư xây dựng Làng văn hóa du lịch thác Tà Gụ tại thôn Tà Gụ xã Sơn Hiệp, xây dựng chợ các xã còn lại… để làm đầu mối tiêu thụ nông sản cũng như quảng bá các sản phẩm nông sản của địa phương với khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
- Phối hợp các đơn vị, công ty du lịch trong và ngoài tỉnh tổ chức các tua du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan miệt vườn trồng cây ăn trái lớn trên địa bàn huyện (tại Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Sơn Trung….) và thưởng thức các nông đặc sản của địa phương…từ đó góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ.
6.2 Chế biến sản phẩm sau thu hoạch Đẩy mạnh phát triển khâu bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản sau thu hoạch để nâng cao giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó:
- Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy, các cơ sở chế biến sản phẩm từ trái cây (trái cây sấy, nước uống từ trái cây, bánh kẹo, trái cây đóng hộp…); xây dựng các kho bảo quản trái cây (áp dụng công nghệ tiên tiến bảo quản sau thu hoạch của Israel);, đóng gói gắn nhãn mác trước khi tiêu thụ trên thị trường.
- Đầu tư xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thôn Tha Mang, xã
Ba Cụm Bắc quy mô 1,0 ha Thu hút đầu tư và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc gia cầm trên địa bàn huyện để thu mua và chế biến các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.
Tổ chức sản xuất
Thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn theo đúng nội dung đề án đã đề ra.
Xây dựng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, ứng dụng công nghệ cao cho các sản phẩm nông sản đặc trưng của huyện (mía tím, sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm, chuối ), chuyển giao quy trình sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng hộ gia đình cá nhân, tổ chức thông qua Trung tâm khuyến nông, các HTX nông nghiệp, các tổ liên kết, hộ cá nhân sản xuất điển hình hướng dẫn người dân thực hiện và cam kết thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của người dân, có chế tài xử lý đối với những người vi phạm
Quản lý chặt các cơ sở cung cấp, sản xuất giống cây trồng vật nuôi để đảm bảo nguồn cung cấp giống cây trồng vật nuôi có chất lượng phục vụ cho công tác chuyển đổi Thu thút nguồn đầu tư ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Sơn Trung.
Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn huyện, hình thành vùng nguyên liệu tập trung cung cấp cho các cơ sở chế biến thông qua các hợp đồng liên kết, hình thành chuỗi giá trị.
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác giao khoán, bảo vệ rừng; đầu tư khoanh nuôi, bảo vệ và trồng bổ sung rừng phòng hộ nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn của các công trình thủy lợi bằng các cây gỗ lớn (dỗi, lim xanh, gió bầu…), cây bản địa (lô ô, măng le ) để đảm bảo nguồn sinh thủy.
Giải pháp huy động vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư thực hiện đề án: 88.895 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu ngân sách thực hiện đề án: 50.404 triệu đồng, chiếm 56,7% tổng vốn đầu tư, trong đó:
Trong đó nguồn ngân sách tỉnh kiến nghị UBND tỉnh phân bổ từ nguồn hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 07/4/2022 của HĐND tỉnh) và các chính sách được ban hành trong thời gian sắp tới Nguồn ngân sách huyện 5.712 triệu đồng được cân đối, bố trí hàng năm theo kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi hàng năm được UBND huyện phê duyệt.
- Vốn huy động: 38.491 triệu đồng, chiếm 43,3% tổng vốn đầu tư của đề án được thu thút từ nguồn đầu tư của doanh nghiệp và đổi ứng của hộ gia đình cá nhân, trong đó:
+ Đề nghị các ngân hàng như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình cá nhân tiếp cận được nguồn vốn và hưởng chính sách ưu đãi về lãi xuất từ đó có nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
+ Khuyến khích hộ gia đình cá nhân tự bỏ nguồn vốn đầu tư để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được lồng ghép các hạng mục đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương, tỉnh (đầu tư theo các chương trình trọng điểm) như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của các nhà tài trợ của các tổ chức nước ngoài và các nguồn vốn khác; phát triển nguồn thu ngân sách để từng bước đầu tư cho phát triển kinh tế - xây dựng cơ sở hạ tầng.
Quản lý bảo vệ môi trường
Thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14; Nghị định số 08/20225/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó biến đổi khí hậu; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thực hiện thu gom rác thải trong sản xuất nông nghiệp theo Thông tư số 36/2015/ TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT – BTNMT ngày 16/5/2016 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu đúng cách và đúng quy trình; khuyến khích phát triển phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp IBM, quản lý dịch hại tổng hợp IPM…
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư; vận động người dân ký cam kết phát triển chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường;
Xây dựng các mô hình và nhân rộng mô hình sản xuất, canh tác hữu cơ, thân thiện với môi trường;
Xây dựng các bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…ở một số tuyến giao thông nội đồng ở các khu vực sản xuất tập trung trên địa bàn 7 xã và thị trấn Tô Hạp; tuyên truyền và vận động nông dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bón phân đúng quy định để vệ sinh môi trường.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ thú y đến xã nhằm phục vụ tốt nhất về hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho người nông dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Tập trung hướng dẫn, đổi mới phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ ) Trong đó tiếp tục quan tâm thường xuyên nâng cao năng lực hoạt động khoa học và chuyển giao khoa học.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để kịp thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất trên địa bàn.
VI/ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Các chương trình dự án ưu tiên Để triển khai hiệu quả Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Khánh Sơn cần ưu tiên thực hiện các danh mục công trình dự án sau:
- Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2022- 2025 với tổng diện tích
- Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống tưới diện tích trồng cây ăn quả, trồng mía tím theo đúng chính sách hỗ trợ của tỉnh Khánh Hòa đã ban hành;
- Đầu tư thực hiện dự án: Ứng dụng giải pháp số trong quản lý, sản xuất Sầu riêng Khánh Sơn theo hướng tiên tiến, gia tăng giá trị gắn với mã số và truy xuất nguồn gốc vùng trồng;
- Đầu tư xây dựng Trung tâm quảng bá giới thiệu sản phẩm nông sản huyện Khánh Sơn tại thị trấn Tô Hạp, chợ đầu mối nông sản tại xã Ba Cụm Bắc, khu du lịch thác tà Gụ tại xã Sơn Hiệp;
- Đầu tư xây dựng đập dâng Tô Hạp I, đập dâng Tô Hạp 2; bổ sung vào quy hoạch hồ thủy lợi Ba Cụm Bắc, hồ thủy lợi Sơn Bình, hồ Tà Lương để có cơ sở triển khai thực hiện; đầu tư cải tạo và nâng cấp hồ đập, hệ thống kênh mương hiện có.
- Đầu tư cải tạo và nâng cấp mở rộng các tuyến giao thông nội đồng và khu sản xuất đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển nông sản của người dân.
- Khai thác có hiệu quả các sản phẩm nông sản được công nhận sản phẩm đặc trưng (OCOP); tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng (OCOP) của huyện giai đoạn 2022- 2025 và định hướng đến năm 2030 theo hướng trục sản phẩm quốc gia – trục sản phẩm cấp tỉnh – sản phẩm cộng đồng.
- Hỗ trợ hoạt động của HTX NN Sơn Bình, HTX NN Sơn Hiệp và thành lập các HTX NN của các xã: Thành Sơn, Sơn Lâm, Sơn Trung, Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, thị trấn Tô Hạp.
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp điện lưới điện sản xuất tại xã Sơn Hiệp, xã Sơn Bình, thị trấn Tô Hạp, xã Ba Cụm Nam, xã Ba Cụm Bắc…
- Chuyển đổi diện tích rừng nguyên liệu nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4178/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2021 sang trồng cây ăn quả, đồng thời tiến hành cấp CNQSD đất cho các hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để người dân yên tâm đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng hiệu quả sử dụng đất.
Tổ chức thực hiện đề án
2.1 Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Chủ trì trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện cho từng năm để triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi ngành nông nghiệp; triển khai công việc cụ thể đến các cơ quan, đơn vị liên quan (Trạm khuyến nông, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật ) Hướng dẫn phát triển sản xuất theo các nội dung của Đề án, đôn đốc các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện Tham mưu UBND huyện vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo các nội dung của Đề án.
- Phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng sản phẩm đặc trưng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương như: sầu riêng, mía tím, chuối, bưởi da xanh, măng cụt, gỗ nguyên liệu Hướng dẫn các địa phương phát triển các hình thức tổ chức sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp phù hợp với trình độ sản xuất và yêu cầu phát triển của từng địa phương.
- Kiểm tra, báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện theo định kỳ, đề xuất các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cần điều chỉnh cho phù hợp với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất nhằm thực hiện đúng nội dung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tham mưu UBND huyện trong công tác chỉ đạo, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án
- Chủ trì triển khai các dự án, kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Tham mưu UBND huyện thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản đến đầu tư kinh doanh tại địa bàn nhằm tiêu thụ và nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng nông, lâm sản trên địa bàn.
- Sơ kết (06 tháng), tổng kết năm để đánh giá việc triển khai thực hiện đề án theo Kế hoạch đã đề ra Kịp thời báo cáo UBND huyện những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện đề án.
2.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch:
- Căn cứ vào nguồn vốn hỗ trợ hàng năm của Trung ương, của Tỉnh, và nguồn thu ngân sách của Huyện để tham mưu UBND huyện phân bổ, bố trí nguồn vốn thực hiện các hạng mục của Đề án cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình rà soát, vận dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh, lồng ghép các chương trình, dự án, Đề án có liên quan để thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo lộ trình đã đề ra.
- Kiểm tra, đôn đốc và giám sát các đơn vị giải ngân và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ theo đúng quy định và kế hoạch được duyệt.
- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến nông sản sau thu hoạch hoặc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo giá trị gia tăng lớn.
- Tham mưu UBND huyện phân bổ và bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Sơ kết (06 tháng), tổng kết năm để đánh giá việc phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho chuyển đổi cây trồng, đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển ngành nông nghiệp của huyện Kịp thời báo cáo UBND huyện nhưng tồn tại, vướng mắc trong việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp để có phương án xử lý kịp thời.
2.3 Phòng Kinh tế - Hạ tầng:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện thu hút đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm để hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành như: Trung tâm quảng bá giới thiệu nông sản huyện Khánh Sơn tại thị trấn Tô Hạp, chợ đầu mối nông sản của huyện, bến xe huyện, hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn; nâng cấp, mở rộng lưới điện sản xuất; xây dựng và nâng chợ nông thôn, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản…
- Tham mưu và đề xuất chính sách khuyến công, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn;
- Kiểm tra, rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể về đầu tư nâng cấp đường nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất; thẩm định phương án đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất;
- Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao để hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp của huyện.
Tổ chức sơ kết (06 tháng), tổng kết năm để đánh giá việc đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn phục vụ cho đời sống dân sinh và hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp Kịp thời báo cáo tồn tại, vướng mắc và đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu dân sinh và sản xuất của người dân.
2.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã, thị trấn Tô Hạp rà soát, kiểm tra, định hướng, quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất, đề xuất các chủ trương liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo hướng tạo thuận lợi nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững
- Tham mưu cho UBND huyện, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đủ điều kiện để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi