QUY ĐỊNH AN TOÀN
Biện pháp an toàn trong khi thao tác đưa ra sửa chữa 18 1- Quy định chung
Chỉ được phép đưa hệ thống kích thích ra sửa chữa khi:
- Tổ máy đã dừng hoàn toàn.
- Phải được sự đồng ý của Phó giám đốc kỹ thuật Nhà máy.
2.2.2- An toàn đối với máy biến thế kích từ
+ Công việc này cần thực hiện theo phiếu công tác, phiếu thao tác.
+ Chuẩn bị người, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động để thực hiện thao tác đưa máy biến thế ra sửa chữa.
- Biện pháp kỹ thuật: Để đưa máy biến thế kích từ ra sửa chữa cần cắt điện những thiết bị sau:
+ Mở các máy cắt: 231, 501, máy cắt 452-HS.5T và đưa ra vị trí cách ly, máy cắt 52E và đưa ra vị trí cách ly.
+ Mở các dao cách ly sau: 501-3, 231-1.
+ Treo biển báo “Cấm đóng điện” và đặt rào chắn.
+ Kiểm tra không còn điện trên các thiết bị đã cắt.
Sau khi đã thực hiện xong các biện pháp an toàn và trước khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc người cho phép phải thực hiện những việc sau:
1 Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối đất.
2 Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác như đã ghi trong phiếu.
3 Chỉ dẫn cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện ở xung quanh nơi làm việc.
4.Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp ký vào phiếu công tác, sau đó người cho phép ký vào phiếu.
Sau khi ký phiếu cho phép vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản, còn 1 bản người cho phép để vào tập
“Phiếu đang làm việc” và ghi vào sổ nhật ký vận hành số phiếu, thời gian bắt đầu, kết thúc công việc.
2.2.3- An toàn đối với máy cắt 52E
+ Công việc này cần thực hiện theo phiếu công tác, phiếu thao tác.
+ Chuẩn bị người, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động để thực hiện thao tác đưa máy biến thế ra sửa chữa.
- Biện pháp kỹ thuật: Để đưa máy cắt 52E ra sửa chữa cần cắt điện những thiết bị sau:
+ Tổ máy dừng hoàn toàn
+ Mở các máy cắt: 501, máy cắt 452-HS.5T và đưa ra vị trí cách ly, máy cắt 52E và đưa ra vị trí cách ly.
+ Mở các dao cách ly sau: 501-3,
+ Treo biển báo “Cấm đóng điện” và đặt rào chắn.
+ Kiểm tra không còn điện trên các thiết bị đã cắt.
Sau khi đã thực hiện xong các biện pháp an toàn và trước khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc người cho phép phải thực hiện những việc sau:
1 Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối đất.
2 Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác như đã ghi trong phiếu.
3 Chỉ dẫn cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện ở xung quanh nơi làm việc.
4.Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp ký vào phiếu công tác, sau đó người cho phép ký vào phiếu.
Sau khi ký phiếu cho phép vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản, còn 1 bản người cho phép để vào tập
“Phiếu đang làm việc” và ghi vào sổ nhật ký vận hành số phiếu, thời gian bắt đầu, kết thúc công việc.
2.2.4- An toàn đối với các thiết bị bên trong tủ kích từ
Khi thao tác đưa các khối điều khiển, khối bảo vệ, khối đo lường, hoặc thiết bị phụ bên trong tủ kích từ ra sửa chữa, thí nghiệm thì thực hiện các công việc sau đây:
- Tổ máy dừng hoàn toàn.
- Máy cắt 52E mở và đưa ra vị trí cách ly.
- OFF MCCB11 (Thanh DC1: nguồn cho kích từ ban đầu).
- OFF MCCB 28 (Thanh DC1: nguồn cho điều khiển và bảo vệ).
Quy định an toàn trong quá trình sửa chữa thí nghiệm 20 1- Quy định chung
Chỉ được phép tiến hành các công việc sửa chữa trên hệ thống kích thích khi:
- Hệ thống kích thích đã cô lập hoàn toàn.
- Đã thực hiện các biện pháp an toàn chống đóng điện trở lại.
2.3.2- Đối với máy biến thế kích từ
- Giám sát an toàn trong khi làm việc:
+ Kể từ khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) chịu trách nhiệm giám sát mọi người làm việc theo các quy định về an toàn.
- Trong quá trình làm việc nếu muốn di chuyển nơi làm việc thì phải thực hiện như sau:
+ Tổ sửa chữa muốn di chuyển nơi làm việc phải do nhân viên vận hành chuẩn bị và bàn giao cho người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp khi bắt đầu công việc.
+ Khi di chuyển nơi làm việc phải ghi vào phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp và người cho phép cùng ký vào phiếu.
- Giám sát an toàn trong khi làm việc:
+ Kể từ khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) chịu trách nhiệm giám sát mọi người làm việc theo các quy định về an toàn.
- Trong quá trình làm việc nếu muốn di chuyển nơi làm việc thì phải thực hiện như sau:
+ Tổ sửa chữa muốn di chuyển nơi làm việc phải do nhân viên vận hành chuẩn bị và bàn giao cho người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp khi bắt đầu công việc.
+ Khi di chuyển nơi làm việc phải ghi vào phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp và người cho phép cùng ký vào phiếu.
2.3.4- Đối với các khối bên trong tủ kích từ
Quy định về an toàn khi làm việc với các khối bên trong tủ kích từ giống như quy định về an toàn đối với máy cắt 52E,
29/41 nhưng ngoài những quy định trên khi sửa chữa cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Khi sửa chữa, thí nghiệm chú ý đến các khe cắm của các board mạch.
- Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đo đạc, kiểm tra.
- Sử dụng nguồn thích hợp cho mục đích đo đạc.
- Tiếp đất tại tủ kích từ.
2.4- Quy định an toàn đưa vào vận hành sau khi sửa chữa
2.4.1- An toàn đối với máy biến thế kích từ
- Toàn bộ công tác trên thiết bị đã kết thúc.
- Dụng cụ đã thu gọn, người, và biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm đã rút hết bảo đảm an toàn đưa hệ thống kích từ vào vận hành.
- Nhóm công tác cùng với ca vận hành đương phiên khóa phiếu công tác kết thúc công việc sửa chữa.
- Ca vận hành đương phiên viết PTT giải tỏa án động để đưa hệ thống kích từ vào vận hành.
2.4.2- An toàn đối với máy cắt 52E
(giống với máy biến thế kích từ).
2.4.3- An toàn đối với thiết bị bên trong tủ kích từ
(giống với máy biến thế kích từ).
Xem cây số 5 ở phụ lục 2.
- Chỉ được phép tiến hành các công việc sửa chữa trên hệ thống kích thích khi:
+ Hệ thống kích thích đã cô lập hoàn toàn.
+ Đã thực hiện các biện pháp an toàn chống đóng điện trở lại.
- Chỉ được phép đưa hệ thống kích thích vào làm việc khi:
+ Kết thúc tất cả các công việc sửa chữa trên hệ thống kích thích.
+ Hệ thống kích thích đã được thí nghiệm đạt yêu cầu. +Phân xưởng sửa chữa đã đăng ký đưa hệ thống kích thích vào làm việc.
- Cấm nhân viên vận hành tự ý sửa chữa các thiết bị của hệ thống kích thích Mọi khiếm khuyết hư hỏng phải báo cho nhân viên sửa chữa có trách nhiệm kiểm tra và xử lý.
- Khi hệ thống kích từ đang làm việc, cấm:
+ Mở các cửa tủ trên hệ thống kích từ.
+ Thí nghiệm, đo đạc, sửa chữa thiết bị trên hệ thống kích từ.
2.6- Các công việc làm theo PTT, LTT và PCT, LCT
2.6.1- Các công việc làm theo LTT
T Tên thiết bị Công việc thực hiện Ghi chú
Nạp lò xo cho cuộn đóng của máy cắt
2 Bộ điều chỉnh chính (AVR1)
Chuyển đổi chế độ làm việc từ “Auto” sang chế độ làm việc “Manual”
Tăng hoặc giảm điện áp đầu cực máy phát
Chuyển đổi từ bộ AVR2 sang bộ AVR1
Trước khi chuyển đổi đưa tổ máy về chế độ
Reset đèn báo tín hiệu trên tủ kích từ
2.6.2- Các công việc làm theo PTT
Tên thiết bị Công việc thực hiện Ghi chú
Máy biến thế kích từ Cô lập máy biến thế kích từ
Máy cắt kích từ Cô lập máy cắt
Bộ lọc sóng Cô lập bộ lọc ra bảo trì
Công tắc tơ 53A Cô lập ra sửa chữa
Công tắc tơ 53B Cô lập ra sửa chữa
Bộ bảo vệ biến thiên điện áp diode
Cô lập ra bảo trì
Shunt đo lường Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch
Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch
Bộ điều khiển chính AVR1 (Bo
Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch
Bộ cầu chỉnh lưu Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch Cầu chì bảo vệ thyristor Cô lập ra để thay thế
Hệ thống quạt làm mát Cô lập để sửa chữa
Shunt đo lường Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch Máy cắt từ trường 41 Cô lập để sửa chữa
Bộ tải giả Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch
Bộ điều khiển dự phòng AVR2
Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch
3 Khối đo lường và bảo vệ
Cô lập ra bảo trì theo kế hoạch
Màn hình điều khiển IOS
Bộ phát hiện chạm đất cuộn dây rotor 64E
Bộ triệt tiêu điện áp trục
Module bảo vệ quá áp thyristor
2.6.3- Các công việc làm theo LCT
Tên thiết bị Công việc thực hiện Ghi chú
Máy biến thế kích từ Đo cách điện máy biến thế
Máy cắt kích từ Thao tác đóng/mở máy cắt
Công tắc tơ 53A Lệnh mở tiếp điểm khi nó bị kẹt cơ khí Công tắc tơ 53B Lệnh mở tiếp điểm khi nó bị kẹt cơ khí
Bộ bảo vệ biến thiên điện áp diode
Shunt đo lường Đo giá trị điện trở của shunt
Bộ điều khiển chính AVR1 (Bo
Lệnh thao tác chuyển đổi chế độ làm việc
Cầu chì bảo vệ thyristor
Hệ thống quạt làm mát Đo điện trở cách điện cuộn dây động cơ quạt Shunt đo lường Đo giá trị điện trở của shunt
Máy cắt từ trường 41 Đóng/mở máy cắt để thí nghiệm
Bộ điều khiển dự phòng AVR2 Lệnh thao tác chuyển đổi chế độ làm việc
3 Khối đo lường và bảo vệ
2.6.4- Các công việc làm theo PCT
T Tên thiết bị Công việc thực hiện Ghi chú
Máy biến thế kích từ
Kiểm tra, sửa chữa máy biến thế theo kế hoạch tiểu tu, trung tu, đại tu
Máy cắt kích từ Kiểm tra, sửa chữa máy biến thế theo kế hoạch tiểu tu, trung tu, đại tu
Bộ lọc sóng Thay thế bộ lọc
Công tắc tơ 53A Sửa chữa, thay thế côngtắctơ Công tắc tơ 53B Sửa chữa, thay thế
Bộ bảo vệ biến thiên điện áp diode
Kiểm tra, sửa chữa máy biến thế theo kế hoạch tiểu tu, trung tu, đại tu
Kiểm tra, sửa chữa theo kế hoạch tiểu tu, trung tu, đại tu
Bộ điều khiển chính AVR1 (Bo
- Kiểm tra, sửa chữa theo kế hoạch tiểu tu, trung tu, đại tu
- Chỉnh định thông số cài đặt
- Vệ sinh các bo mạch
Cầu chì bảo vệ thyristor
Hệ thống quạt làm mát
- Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ
- Thay thế quạt làm mát Shunt đo lường Đo giá trị điện trở của shunt
Máy cắt từ trường 41 Đóng/mở máy cắt để thí nghiệm
Bộ điều khiển dự phòng AVR2
- Kiểm tra, sửa chữa theo kế hoạch tiểu tu, trung tu, đại tu
- Chỉnh định thông số cài đặt
- Vệ sinh các bo mạch
3 Khối đo lường và bảo vệ
- Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ
- Thay thế máy biến dòng
- Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ
- Thay thế máy biến dòng
- Kiểm tra, sửa chữa theo kế hoạch tiểu tu, trung tu, đại tu
- Chỉnh định thông số cài đặt
- Vệ sinh các bo mạch
- Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ
Màn hình điều khiển IOS
Bộ phát hiện chạm đất cuộn dây rotor 64E
- Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ
Bộ triệt tiêu điện áp trục - Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ Module bảo vệ quá áp thyristor
- Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ
(De-exe) - Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ Module Thyrite - Kiểm tra, sửa chữa theo định kỳ
LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ
Việc lắp đặt các thiết bị thuộc hệ thống điều khiển và giám sát được nhà thầu lắp đặt và bàn giao, nghiệm thu sau khi hoàn thành.
Có hai phương thức vận hành bộ kích từ:
- Vận hành bộ AVR1 (Core#1), khi đó thực hiện như sau: Nhấn nút CNTRL 1 SELECT tại tủ kích từ, lúc này đèn tại nút CNTRL 1 SELECT sáng
- Vận hành bộ AVR2 (Core#2), khi đó thực hiện như sau: Nhấn nút CNTRL 2 SELECT tại tủ kích từ, lúc này đèn tại nút CNTRL 2 SELECT sáng
Hệ thống kích từ có hai chế độ vận hành: tự động và bằng tay.
3.2.2.1- Chế độ vận hành tự động
- Tại MCR: Chọn “USE“ ở nút “43-90” tại máy tính điều khiển Bộ điều khiển sẽ làm việc tự động để giữ điện áp đầu cực không đổi.
- Tại ULC: Chọn “AUTO“ ở nút “43-90” tại màn hình FD.
Bộ điều khiển sẽ làm việc tự động để giữ điện áp đầu cực không đổi.
- Tại tủ kích từ: Chọn nút “AUTO ENABLE“ Bộ điều khiển sẽ làm việc tự động để giữ điện áp đầu cực không đổi.
3.2.2.2- Chế độ vận hành bằng tay
- Tại MCR: Chọn “NO USE“ ở nút “43-90” tại máy tính điều khiển Muốn tăng hoặc giảm điện áp đầu cực máy phát dùng chuột kích vào lệnh “Raise” hoặc “Lower” tại nút 7-90R trên máy tính điều khiển.
- Tại ULC: Chọn AVR “MANUAL“ ở nút “43-90” tại màn hình FD Muốn tăng hoặc giảm điện áp đầu cực máy phát dùng tay ấn vào lệnh “Raise” hoặc “Lower” tại nút 7-90R trên màn hình FD của máy tính điều khiển đặt tại phòng ULC.
- Tại tủ kích từ: Chọn nút “MANUAL ENABLE“ Muốn tăng hoặc giảm điện áp đầu cực máy phát dùng tay ấn vào nút “Raise” hoặc “Lower” tại màn hình IOS trên tủ kích từ.
Ngoài ra, có thể vận hành bằng tay hệ thống kích từ tại chỗ tại tủ thiết bị Mục đích của chế độ vận hành này để phục vụ thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống Cách thực hiện vận hành tại chỗ như sau:
- Chọn lựa bộ điều chỉnh AVR1 (AVR2).
- Chọn lựa chế độ làm việc Auto (Manual).
- Khi đến bước kích từ: Nhấn “PRE START” Nhấn
“START” Để điều khiển tăng hoặc giảm điện áp đầu cực thực hiện tương tự như trên.
3.2.3- Kiểm tra theo dõi, ghi chép thông số thiết bị
Tín hiệu đo lượng Đơn vị
Giá trị VH bình thườn g
2 Máy biến thế kích từ
Nhiệt độ cuộn dây oC 87 x x x x x Đèn tín hiệu rơle 745 x x
3 Hệ thống kích từ Đèn hiển thị x x x
AUTO ENABLE x x Đèn tín hiệu
Khu vực xung quanh tủ kích từ x x
Xuất hiện mùi khét tại tủ kích từ x x
Hệ số công suất máy phát % 98 x x x
Nhiệt độ cuộn dây rotor 0 C 76 x x x Điện áp máy phát kV 13.8 x x x x
Hệ thống quạt làm mát thyristor x x Đồng hồ cân bằng x x
Tín hiệu cảnh báo trên tủ kích từ x x
3.2.4- Thao tác cô lập thiết bị
3.2.4.1- Đối với máy biến thế kích từ (cụ thể máy biến thế kích từ tổ máy H 1 ) a- Các điều kiện ban đầu: Tổ máy H1 dừng hoàn toàn.
+ Máy biến thế kích từ ở trạng thái “ON”.
+ MCCB cấp nguồn cho rơle 745 ở vị trí “ON”. b- Trình tự thao tác:
+ Máy cắt 52E Mở (đưa ra cách ly)
3.2.4.2- Đối với máy cắt 52E (cụ thể máy cắt 52E tại tổ máy H 1 ). a- Các điều kiện ban đầu: Tổ máy H1 dừng hoàn toàn.
+ Máy cắt đang ở trạng thái “ON”.
+ MCCB cấp nguồn cho cuộn cắt ở trạng thái “ON”. b- Trình tự thao tác:
- Mở máy cắt 52E và đưa ra vị trí cách ly.
- OFF MCCB23 và MCCB21 cấp nguồn cho cuộn cắt 1 và cuộn cắt 2.
3.2.4.3- Đối với hệ thống kích từ (cụ thể hệ thống kích từ tổ máy H 1 ).
Do tất cả các thiết bị của hệ thống kích từ đều nằm trong tủ kích từ nên khi cô lập bất kỳ thiết bị nào bên trong tủ đều phải cô lập hệ thống. a- Các điều kiện ban đầu: Tổ máy H1 dừng hoàn toàn.
+ Hệ thống kích từ đang ở trạng thái sẵn sàng.
+ Đèn “Stop” trên tủ sáng.
+ Đèn “Core#1” trên tủ sáng.
+ Đèn “Auto enable” sáng. b- Trình tự thao tác:
+ Máy cắt 52E Mở (đưa ra cách ly)
+ MCCB 11 Mở (kích từ ban đầu)
+ MCCB 28 Mở (nguồn cấp cho bộ điều khiển và bảo vệ)
3.2.5- Thao tác đưa vào vận hành
3.2.5.1- Đối với máy biến thế kích từ a- Các điều kiện ban đầu: Tổ máy H1 ngừng làm việc.
+ Máy biến thế kích từ ở trạng thái “OFF”.
+ MCCB cấp nguồn cho rơle 745 ở vị trí “OFF”. b- Trình tự thao tác:
- Đưa máy cắt 52E vào vị trí “Connect” và đóng máy cắt bằng nút “Close”.
- Reset các sự cố trên rơle 745 (rơle bảo vệ máy biến thế) và đưa rơle vào trạng thái làm việc (ON nguồn cấp cho rơle).
3.2.5.2- Máy cắt kích từ 52E a- Các điều kiện ban đầu: Tổ máy H1 ngừng làm việc.
+ Máy cắt đang ở trạng thái “OPEN”.
+ MCCB cấp nguồn cho cuộn cắt ở trạng thái “OFF”. b- Trình tự thao tác:
- Đưa máy cắt 52E vào vị trí “Connect” và đóng máy cắt bằng nút “Close”
- “ON” MCCB 21 và MCCB23 cấp nguồn cho cuộn cắt 1 và cuộn cắt 2.
3.2.5.3- Hệ thống kích từ a- Các điều kiện ban đầu: Tổ máy H1 dừng hoàn toàn.
+ Hệ thống kích từ ngừng làm việc.
+ Các đèn trạng thái trên tủ tắt. b- Trình tự thao tác:
- Đóng máy cắt 52E bằng nút “Close”
- Đóng MCCB 11 cấp nguồn mồi ban đầu.
- Đóng MCCB 28 cấp nguồn cho bộ điều khiển và bảo vệ.
- Thao tác chọn lựa các nút điều khiển tại màn hình IOS trên tủ kích từ:
+ Nhấn nút reset để reset tất cả các sự cố.
+ Nhấn nút CNTRL 1 SELECT để chọn lựa bộ điều khiển chính làm việc.
+ Nhấn nút AUTO ENABLE để chọn chế độ làm việc tự động
- Kiểm tra trạng thái các đèn tín hiệu trên hệ thống kích từ:
+ Đèn CNTRL 1 SELECT sáng báo hệ thống kích thích đang làm việc ở bộ AVR1.
+ Đèn AUTO ENABLE sáng báo hệ thống kích từ đang làm việc ở chế độ điều khiển “Tự động”.
+ Đèn C1_FAULT, C2_FAULT, P_FAULT tắt báo hệ thống kích thích không có hiển thị tín hiệu hư hỏng.
3.2.6.1- Thao tác chuyển đổi bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR1 sang bộ AVR2 (khi máy phát đang làm việc với bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR1) a- Điều kiện ban đầu:
- Tổ máy đang làm việc với bộ AVR1.
- Không xuất hiện tín hiệu cảnh báo trên tủ kích từ.
- Các bảo vệ của hệ thống kích từ không làm việc. b- Nhấn nút “CNTRL2” để chọn bộ điều chỉnh AVR2
3.2.6.1- Thao tác chuyển đổi bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR2 sang bộ AVR1 (khi máy phát đang làm việc với bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR2) a- Điều kiện ban đầu:
- Tổ máy đang làm việc với bộ AVR2.
- Xuất hiện tín hiệu cảnh báo hoặc sự cố về hệ thống kích từ.
- Có bảo vệ của hệ thống kích từ không làm việc. b- Trình tự thực hiện:
- Chuyển tổ máy về chế độ START hoặc ngừng dự phòng.
- Nhấn nút “ALARM PUSH = RESET” trên tủ kích từ.
- Nhấn nút “XLATCH PUSH = RESET” trên tủ kích từ.
- Reset nhóm sự cố thuộc hệ thống kích từ tại MCR, MCR.
- Nhấn nút “CNTRL1” để chọn bộ điều chinh AVR1
3.3.1- Sửa chữa nhỏ hàng ngày và sự cố
- Theo dõi sự làm việc của hệ thống thông qua các đèn hiển thị trạng thái trên tủ kích từ.
3.4.1- Thí nghiệm sau khi sửa chữa sự cố
- Thí nghiệm định kỳ giúp ngăn ngừa, phát hiện, và hiệu chỉnh các điều kiện có thể gây ra hư hỏng thiết bị Nó bao gồm việc kiểm tra hư hỏng, sự lão hoá và làm sạch thiết bị. b- Các công việc cần thực hiện:
Trong thời gian tiểu tu, các công việc dưới đây sẽ được thực hiện khi thí ngiệm bảo dưỡng thiết bị:
- Khi bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị cần cô lập tất cả các nguồn đến các tủ.
- Quét sạch bụi bẩn ở các tủ và các thành phần mang điện Không được sử dụng máy nén khí cho mục đích này.
- Làm sạch và thay thế các bộ lọc khí, nếu cần.
- Kiểm tra tất cả các bulông, đinh vít nếu có sự rung động quá mức.
- Kiểm tra dây dẫn bị hao mòn và các cách điện bị cháy hoặc nóng chảy.
- Kiểm tra các jắc cắm, dây dẫn, và hộp nối bị lỏng hoặc cháy trên các bo mạch.
- Kiểm tra các động cơ quạt làm mát thyristor.
- Kiểm tra các tiếp điểm của các rơle, contactor.
- Kiểm tra hiệu chỉnh các rơle số.
- Kiểm tra bộ phát hiện chạm đất rotor (xem tài liệu GEI- 100026). c- Dụng cụ và các thiết bị đo để thực hiện:
- Tất cả các dụng cụ và các thiết bị đo được sử dụng để tiếp xúc vào các thành phần có điện có thể được cách ly và nối đất theo tiêu chuẩn mã điện quốc tế NEC.
- Các hướng dẫn sử lý sự cố này yêu cầu các dụng cụ tiêu chuẩn được sử dụng khi làm việc với các thiết bi điện.
- Các dụng cụ đo dưới đây và các sách tham khảo sẽ có tác dụng:
+ Tài liệu hướng dẫn GEH-6120, hướng dẫn sử dụng hệ thống kích từ EX2000.
Cảnh báo: Để ngăn ngừa sự cố điện, phải chắc chắn tất cả các nguồn điện cung cấp tới các thiết bị này đều ngắt Sau đó nối đất và xả điện trên các thiết bị trước khi thực hiện việc điều chỉnh, bảo dưỡng.
- Thí nghiệm định kỳ giúp ngăn ngừa, phát hiện, và hiệu chỉnh các điều kiện có thể gây ra hư hỏng thiết bị Nó bao gồm việc kiểm tra hư hỏng, sự lão hoá và làm sạch thiết bị. b- Các công việc cần thực hiện:
Trong thời gian trung tu, ngoài các công việc thực hiện như trong mục tiểu tu, còn có các công việc sau đây:
- Thí nghiệm sự làm việc của bộ điều chỉnh AVR1.
- Thí nghiệm sự làm việc của bộ điều chỉnh dự phòng AVR2.
- Kiểm tra sự làm việc của bộ bảo vệ hệ thống kích từ.
- Kiểm tra mạch điều khiển máy cắt 52E.
- Thí nghiệm sự tác động của rơle bảo vệ máy biến thế kích từ (Rơle 745). c- Dụng cụ và các thiết bị đo để thực hiện:
3.4.2.3- Đại tu Đại tu thực hiện tất cả các công việc trên hệ thống kích từ như:
- Thí nghiệm máy biến thế kích từ.
- Thí nghiệm hệ thống kích từ.
NHỮNG HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG, SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
4.1- Những hiện tượng bất thường
4.1.1- Những hiện tượng bất thường không có mạch bảo vệ
4.1.1.1- Đóng máy cắt 52E không được
Khi ấn nút “Close” thì máy cắt không đóng được. b- Nguyên nhân
- Chưa nạp lò xo cho cuộn đóng.
- Bị kẹt cơ khí trong quá trình đóng. c- Biện pháp xử lý
- Nếu do nguyên nhân 1 hạ cần quay tay tại tủ máy cắt xuống rồi tiếp tục quay tay cho đến khi lò xo ở vị trí
“Charge” và đèn “Close” trên máy cắt sáng.
- Nếu do nguyên nhân 2 kiểm tra nguyên nhân Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC.
4.1.1.2- Xuất hiện tiếng kêu tại máy biến thế kích từ a- Hiện tượng
Xuất hiện tiếng kêu tại máy biến thế. b- Nguyên nhân
Hư hỏng cách điện cuộn dây gây phóng điện. c- Biện pháp xử lý
Xác định sự cố Tiếp tục theo dõi quá trình làm việc của máy biến thế Nếu tiếng kêu càng lớn và nhiệt độ cuộn dây máy biến thế tiếp tuc tăng, báo điều độ xin giảm tải để hạ nhiệt độ cuộn dây máy biến thế Nếu sau khi đã giảm tải mà nhiệt độ tiếp tục gia tăng báo cáo cấp trên đề nghị cô lập máy biến thế.
4.1.1.3- Xuất hiện mùi do quá nhiệt lớp cách điện a- Hiện tượng
Khi đi kiểm tra thấy xuất hiện mùi do cách điện thiết bị. b- Nguyên nhân
- Quá nhiệt các bo mạch điện tử.
- Quạt làm mát bên trong tủ không chạy. c- Biện pháp xử lý
- Nếu do nguyên nhân 1: Trực tiếp kiểm tra tại tủ thiết bị, nếu mùi khét vẫn còn, chuyển sang làm việc Core#2 Thông báo PXSC vào kiểm tra.
- Nếu do nguyên nhân 2: Kiểm tra quạt làm mát bên trong tủ, kiểm tra nguồn cấp cho quạt Nếu quạt vẫn không chạy, chuyển sang làm việc bộ điều chỉnh dự phòng (Core#2)
4.1.2- Các hiện tượng bất thường có mạch bảo vệ
4.1.2.1- Nhiệt độ cuộn dây máy biến thế tăng cao cấp 1 a- Hiện tượng
- Nhiệt độ cuộn dây máy biến thế tăng cao đến 130 0 C.
- Báo 30EX tại MCR Trên màn hình event list hiển thị sự cố tương ứng.
- Báo 49ET-1 tại ULC Báo còi. b- Nguyên nhân
- Quá tải máy biến thế.
- Chạm đất hoặc ngắn mạch cuộn dây máy biến thế.
- Rơle tác động nhầm. c- Biện pháp xử lý
- Ghi lại các tín hiệu, sự kiện đã xảy ra.
- Xem thông tin sự cố trên màn hình Event list để xác định chính xác sự cố.
- Giảm công suất phản kháng của máy phát.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của máy biến thế.
- Báo cáo xin điều độ giảm tải để hạ nhiệt độ cuộn dây máy biến thế
- Nếu sau khi đã giảm tải mà nhiệt độ cuộn dây máy biến thế tiếp tục gia tăng, báo cáo cấp trên đề nghị cô lập máy biến thế ra kiểm tra và xử lý.
- Nếu hệ thống giám sát nhiệt độ tác động nhầm (so sánh với súng đo nhiệt độ), thông báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý.
4.1.2.2- Hư hỏng quạt làm mát bên trong tủ kích từ a- Hiện tượng
- Tại MCR, ULC báo 30EX Báo còi.
- Tại tủ kích từ báo mã lỗi “367” (FAN_LOSS). b- Nguyên nhân
- Động cơ quạt bị quá tải do vết bẩn ở các đầu vào của lưới lọc làm giảm thể tích khí vào.
- Cháy cầu chì của quạt, hư hỏng quạt. c- Biện pháp xử lý
- Ghi lại các tín hiệu, sự kiện đã xảy ra.
- Nếu do nguyên nhân 1: Kiểm tra các quạt có bị quá tải do hạn chế hướng thông gió hay không Làm sạch, thay thế các lưới lọc nếu cần thiết.
- Nếu do nguyên nhân thứ 2: Kiểm tra tại tủ kích từ, tiếp tục theo dõi nhiệt độ tại Core2 Báo cáo cấp trên đề nghị cô lập bộ AVR ra kiểm tra.
4.1.2.3- Nhiệt độ cầu chỉnh lưu tăng cao cấp 1 a- Hiện tượng:
- Nhiệt độ cầu chỉnh lưu tăng đến 76 0 C tại tủ kích từ
- Báo mã lỗi 368 tại màn hình IOS tủ kích từ Báo còi.
- Báo 30EX tại ULC, MCR. b- Nguyên nhân
- Quá dòng kích từ qua cầu chỉnh lưu do hư hỏng bộ AVR.
- Sự cố quạt làm mát cho cầu chỉnh lưu c- Biện pháp xử lý
- Ghi lại các tín hiệu, sự kiện đã xảy ra.
- Xem thông tin sự cố trên màn hình Event list để xác định chính xác sự cố.
- Kiểm tra bảng báo nhiệt độ của cầu chỉnh lưu tại tủ kích từ Nếu nhiệt độ tiếp tục gia tăng báo điều độ xin giảm tải tổ máy để hạ nhiệt độ.
- Kiểm tra, thông báo phân xưởng sửa chữa xử lý
4.1.2.4- Bảo vệ chạm đất cuộn dây rotor cấp 1 a- Hiện tượng
- Rơle 64E tại tủ kích từ sáng Báo còi.
- Báo 64E-1tại ULC Tại MCR báo 30EX
- Đèn Alarm tại tủ kích từ sáng b- Nguyên nhân
- Chạm đất cục từ rotor máy phát, các mạch nối với cuộn dây rotor, ngắn mạch vành trượt hoặc hai thanh dẫn DC.
- Bảo vệ tác động sai. c- Biện pháp xử lý
- Ghi lại các tín hiệu, sự kiện đã xảy ra.
- Xem thông tin sự cố trên màn hình Event list và tại tủ kích từ để xác định chính xác sự cố.
- Kiểm tra toàn bộ mạch kích thích (vành trượt, chổi than, các mạch nối tới cuộn dây rotor.
- Nhấn nút Test/Reset sẽ sáng đèn tương ứng điểm chạm đất thuộc cực dương hay cực âm Nếu Reset được tiếp tục cho tổ máy làm việc Nếu không được, báo cáo cấp trên xin điều độ giảm tải ngừng máy Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC.
4.1.2.5- Mất nguồn AC cung cấp cho mạch điều khiển và bảo vệ a- Hiện tượng
- Tại MCR, ULC báo 30EX Báo còi.
- Tại tủ kích từ báo mã lỗi “717” (PS_AC_IN). b- Nguyên nhân
- Nổ cầu chì máy biến thế cung cấp nguồn BMT.
- Sự cố mạch đầu vào nguồn cung cấp AC.
- Hư hỏng bo nguồn DCFB cấp cho bộ điều khiển và bảo vệ. c- Biện pháp xử lý
- Nếu do các nguyên nhân 1 và 2: Kiểm tra cầu chì của máy biến thế cung cấp nguồn và dây dẫn nguồn đến bo DCFB Tìm cách khôi phục nguồn cấp.
- Nếu do nguyên nhân 3, thông báo PXSC xử lý.
4.1.2.6 Mất nguồn DC cung cấp cho mạch điều khiển và bảo vệ a- Hiện tượng
- Tại MCR, ULC báo 30EX Báo còi.
- Tại tủ kích từ báo mã lỗi “716” (PS_DC_IN). b- Nguyên nhân
- Nổ cầu chì biến thế cung cấp nguồn BMT.
- Sự cố mạch đầu vào nguồn cung cấp AC.
- Hư hỏng bo nguồn DCFB cấp cho bộ điều khiển và bảo vệ. c- Biện pháp xử lý
- Nếu do các nguyên nhân 1 và 2: Kiểm tra cầu chì của máy biến thế cung cấp nguồn và dây dẫn nguồn đến bo DCFB Tìm cách khôi phục nguồn cấp.
- Nếu do nguyên nhân 3, thông báo PXSC xử lý.
4.1.2.7- Quá nhiệt cuộn dây rotor máy phát
- Báo 30EX tại MCR, ULC.
- Tại tủ kích từ báo nhiệt độ cuộn dây rotor tăng cao đến
- Sự cố bộ AVR làm cho dòng kích từ tăng cao. c- Biện pháp xử lý
- Ghi nhận hiện tượng, theo dõi quá trình làm việc của Core dự phòng Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC.
4.1.2.6- Mất tín hiệu PT đầu cực máy phát a- Hiện tượng
- Báo 30EX tại ULC, MCR Báo còi.
- Tại tủ kích từ báo mã lỗi tương ứng (mã lỗi 488) Bộ kích từ tự động chuyển sang chế độ làm việc DC. b- Nguyên nhân
- Mất tín hiệu PT hoặc nổ cầu chì.
- Bo PTCT có vấn đề. c- Biện pháp xử lý
- Ghi nhận tất cả các tín hiệu, sự kiện xảy ra.
- Xem thông tin sự cố trên màn hình Event list và tại tủ kích từ để xác định chính xác sự cố.
- Theo dõi điện áp kích từ tại tủ kích từ và điện áp đầu cực máy phát tại đồng hồ balance trên tủ Báo cáo cấp trên, thông báo PSXC để xử lý.
4.2.1- Máy biến thế kích từ
4.2.1.1- Sự cố nhiệt độ cuộn dây máy biến thế kích từ tăng cao cấp 2 a- Hiện tượng
- Tại MCR, ULC xuất hiện tín hiệu sự cố trên máy tính. Báo 86EXT tại MCR; 49ET-2, 86-MT tại ULC Chuông reo.
- Tại tủ kích từ báo mã lỗi tương ứng
- Tại đồng hồ gắn trên MBT báo nhiệt độ tăng đến
- Tổ máy tự động ngừng khẩn cấp do sự cố 86MT. b- Nguyên nhân
- Quá tải máy biến thế
- Chạm đất hoặc ngắn mạch cuộn dây máy biến thế.
- Rơle tác động nhầm. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình để xác định sự cố
- Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC.
4.2.1.2- Sự cố quá dòng MBT kích từ 50/51ET a- Hiện tượng
- Tại MCR, ULC xuất hiện tín hiệu sự cố trên máy tính. Báo 86EX, 86MT tại MCR; 86EX tại ULC Chuông reo.
- Tại tủ kích từ báo mã lỗi tương ứng
- Đèn Trip tại rơle RS 745 sáng, dòng điện phía sơ cấp cuộn dây tăng đến 180A (phía thứ cấp 2400).
- Tổ máy tự động ngừng khẩn cấp do sự cố 86MT. b- Nguyên nhân
- Hư hỏng cách điện, ngắn mạch bên trong hoặc ngắn mạch bên ngoài máy biến thế.
- Rơle tác động nhầm. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình để xác định sự cố
- Kiểm tra tổng thể máy biến thế để xác định nguyên nhân.
- Cô lập máy biến thế kích từ Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC kiểm tra.
4.2.1.3- Sự cố so lệch MBT kích từ 87ET a- Hiện tượng
- Tại MCR, ULC xuất hiện tín hiệu sự cố trên máy tính. Báo 86EX, 86MT tại MCR; 86EX tại ULC Chuông reo.
- Tại tủ kích từ báo mã lỗi tương ứng
- Đèn Trip tại rơle RS 745 sáng.
- Tổ máy tự động ngừng khẩn cấp do sự cố 86MT. b- Nguyên nhân
- Ngắn mạch hoặc chạm đất cuộn dây MBT trong vùng bảo vệ.
- Rơle tác động nhầm. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình để xác định sự cố
- Kiểm tra tổng thể máy biến thế để xác định nguyên nhân.
- Cô lập máy biến thế kích từ Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC kiểm tra.
4.2.2.1- Khi có tín hiệu đi mở máy cắt nhưng máy cắt không mở a- Hiện tượng
Khi có tín hiệu đi mở máy cắt nhưng máy cắt không mở được. b- Nguyên nhân:
- Hư hỏng mạch điều khiển mở máy cắt.
- Mất nguồn cấp cho mạch điều khiển cuộn cắt. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình IOS để xác định sự cố
- Kiểm tra tổng thể máy cắt 52E để xác định nguyên nhân.
- Cô lập máy cắt kích từ Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC kiểm tra.
4.2.3.1- Sự cố V/Hz a- Hiện tượng
- Tại ULC và MCR báo 30EX
- Báo V/Hz tại tủ kích từ Đèn V/Hz sáng.
- Tổ máy ngừng khẩn cấp do sự cố điện 86-1. b- Nguyên nhân
Vận hành quá điện áp hay tần số thấp hoặc cả hai. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình IOS để xác định sự cố
- Kiểm tra tổng thể tại tủ kích từ.
- Cô lập hệ thống kích từ Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC kiểm tra.
Xem giá trị cài đặt ở phụ lục 9.
4.2.3.2- Sự cố kém kích thích (UEL) a- Hiện tượng
- Tại ULC và MCR báo 30EX.
- Báo UEL tại tủ kích từ Đèn UEL Active sáng.
- Tổ máy ngừng khẩn cấp do sự cố điện 86-1. b- Nguyên nhân
- Vận hành hút vô công vượt quá mức cho phép. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình IOS để xác định sự cố
- Kiểm tra tổng thể tại tủ kích từ.
- Cô lập hệ thống kích từ Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC kiểm tra
Xem giá trị cài đặt ở phụ lục 9.
4.2.3.3- Sự cố quá kích thích (OEL) a- Hiện tượng
- Tại ULC và MCR báo 30EX.
- Báo OEL tại tủ kích từ Đèn OEL Active sáng.
- Tổ máy ngừng khẩn cấp do sự cố điện 86-1. b- Nguyên nhân
- Dòng kích từ vượt quá tỉ lệ phần trăm của dòng kích từ không tải khi máy phát ở chế độ “OFF Line”.
- Dòng kích từ vượt quá tỉ lệ phần trăm của dòng kích từ đầy tải khi máy phát ở chế độ “ON Line”. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình IOS để xác định sự cố
- Kiểm tra tổng thể tại tủ kích từ.
- Cô lập hệ thống kích từ Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC kiểm tra
Xem giá trị cài đặt ở phụ lục 9.
4.2.3.4- Sự cố mồi không thành công a- Hiện tượng
- Báo Alarm tại tủ kích từ Chuông reo.
- Báo 86EX tại ULC, MCR.
- Tổ máy ngừng khẩn cấp do sự cố điện 86-1. b- Nguyên nhân
- Dòng điện mồi không đạt ngưỡng giá trị cài đặt.
- Sự cố bộ AVR. c- Biện pháp xử lý
- Nếu do nguyên nhân 1: Kiểm tra MCCB11 cấp nguồn mồi ban đầu cho quá trình mồi.
- Nếu do nguyên nhân 2: Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC để xử lý.
4.2.3.5- Sự cố nhiệt độ cầu chỉnh lưu tăng cao cấp 2 a- Hiện tượng:
- Báo 49TH (Bridge Temperature) tại tủ kích từ Chuông reo.
- Báo 86EX tại ULC, MCR.
- Tổ máy ngừng khẩn cấp do sự cố điện 86-1. b- Nguyên nhân:
- Quá dòng kích từ qua cầu chỉnh lưu.
- Sự cố quạt làm mát.
- Sự cố bộ AVR. c- Biện pháp xử lý
- Theo dõi quá trình ngừng máy.
- Ghi lại các sự kiện đã xảy ra Xem thông tin trên màn hình để xác định sự cố
- Kiểm tra tổng thể tủ kích từ Báo cáo cấp trên, thông báo PXSC để xử lý.
4.2.3.6- Sự cố chạm đất cuộn dây rotor cấp 2 (64E-2) a- Hiện tượng:
- Tại MCR xuất hiện các tín hiệu cảnh báo Báo 86EX
- Tại ULC báo 64E-2 và rớt cờ hiệu 86-EX Chuông reo.
- Đèn Trip tại rơle 64E tại tủ kích từ sáng.
- Tổ máy ngừng khẩn cấp do sự cố điện 86-1. b- Nguyên nhân:
- Chạm đất cục từ rotor máy phát, các mạch nối với cuộn dây rotor, ngắn mạch vành trượt hoặc hai thanh dẫn DC.
- Bảo vệ tác động sai.
- Ghi lại các tín hiệu, sự kiện đã xảy ra.
- Xem thông tin sự cố trên màn hình Event list và tại tủ kích từ để xác định chính xác sự cố.
- Kiểm tra toàn bộ mạch kích thích (vành trượt, chổi than, các mạch nối tới cuộn dây rotor.
- Cô lập hệ thống kích từ Báo cáo cấp trên, thông báoPXSC kiểm tra và xử lý.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.1- Ưu điểm Đây là bộ kích từ số nên việc điều chỉnh để đáp ứng điện áp đầu cực máy phát nhanh và chính xác và làm việc hoàn toàn tự động khi chọn vận hành ở chế độ bằng tay. Thiết bị gọn nhẹ, dễ thao tác Ngoài vận hành ở chế độ tự động nó còn có thể vận hành ở chế độ bằng tay phục vụ cho việc thử nghiệm, chạy thử.
- Vì đây là bộ điều chỉnh số nên yêu cầu người vận hành phải thao tác chính xác và thông hiểu sâu về hệ thống Ngoài ra, với kết cấu thiết bị dưới dạng bo mạch nên việc kiểm tra sửa chữa khó khăn và chi phí để mua thiết bị cao.
- Ngoài các nhược điểm đã nêu trên, hệ thống kích từ Hàm Thuận còn có nhược điểm nửa ở bộ phát hiện chạm đất cuộn dây rotor như đã trình bày ở chi tiết 3.9 đó là khi tổ máy dừng thì không thể phân biệt được chạm đất phía dương hay phía âm.
5.3.1- Trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu tĩnh
- Hệ thống kích từ của nhà máy Hàm Thuận Bổ sung sau.
5.3.2- Trong quá trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử, nghiệm thu bàn giao
Trong quá trình thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị không được:
- Sử dụng các công cụ bảo dưỡng, hiệu chỉnh như đã được khuyến cáo của nhà chế tạo.
- Đọc kỹ mục cảnh báo trên nhãn của thiết bị trước khi tiến hành công việc.
- Thực hiện nối đất thiết bị theo cảnh báo của nhà chế tạo khi tiến hành công việc.
- Khi vệ sinh các thiết bị bên trong tủ kích từ phải cẩn thận với các bo mạch, các jắc cắm nối các bo mạch, tránh va đập trên thiết bị và đặc biệt là không được sử dụng máy nén khí để thổi sạch bụi bám các bo mạch.
- Cô lập tất cả các nguồn nối đến thiết bị khi tiến hành công việc.
5.3.3- Trong quá trình vận hành Để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống cần phải thực hiện các điều sau đây:
- Vận hành hệ thống với thông số định mức đã được cài đặt bên trong phần mềm
- Hàng giờ đi kiểm tra các thông số của hệ thống, các đèn tín hiệu thể hiện trạng thái của hệ thống.
- Kiểm tra xuất hiện mùi khét do hư hỏng cách điện trên thiết bị.
CÁC PHỤ LỤC
- Phụ lục 1- Sơ đồ cây mô tả hệ thống kích từ
- Phụ lục 1.1- Sơ đồ bố trí không gian thực hệ thống kích từ
- Phụ lục 1.2- Sơ đồ bố trí thiết bị theo cao độ
- Phụ lục 1.3- Sơ đồ bố trí theo mặt bằng hệ thống kích từ
- Phụ lục 1.4- Sơ đồ lôgíc hệ thống kích từ
- Phụ lục 1.5- Sơ đồ khối.
- Phụ lục 1.5a- Sơ đồ mối quan hệ giữa các khối trong hệ thống kích từ.
- Phụ lục 1.5b- Sơ đồ đánh số hệ thống kích từ.
- Phụ lục 1.5c- Sơ đồ nguyên lý khi bộ điều khiển chính (AVR1) làm việc.
- Phụ lục 1.5d- Sơ đồ nguyên lý bộ điều khiển dự phòng (AVR2) làm việc.
- Phụ lục 1.5e- Sơ đồ nguyên lý mồi ban đầu trong chế độ khởi động đen.
- Phụ lục 1.5f- Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bộ AVR1.
- Phụ lục 1.6- Sơ đồ cấp nguồn cho hệ thống kích từ
- Phụ lục 2- Quy định an toàn
- Phụ lục 3- Thao tác/vận hành
- Phụ lục 4- Các hiện tượng bất thường và sự cố hệ thống kích từ
- Phụ lục 5- Bảng liệt kê thiết bị hệ thống kích từ
- Phụ lục 6- Hình ảnh mô tả hệ thống kích từ
- Phụ lục 7- Báo cáo nghiệm thu hệ thống kích từ
- Phụ lục 8- Các sự cố đã xảy ra trên hệ thống kích từ
- Phụ lục 9- Chu kỳ bảo dưỡng và bảng mã tham chiếu sự cố
- Phụ lục 10- Vận hành - điều chỉnh và xử lý sự cố EX2000
- Phụ lục 11- Hướng dẫn sử dụng hệ thống kích từ EX2000
- Phụ lục 12- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống kích từ EX2000
- Phụ lục 13- Các sơ đồ bản vẽ
- Phụ lục 14- Tài liệu tham khảo
Chương 1: MÔ TẢ HỆ THỐNG 2
1.3.1- Nhiệm vụ chung của hệ thống 3
1.3.2- Nhiệm vụ cụ thể của từng khối 3
1.6.1- Nguyên lý làm việc của bộ kích từ trong chế độ chạy máy 15
1.6.2- Nguyên lý hoạt động của bộ kích từ trong chế độ dừng máy 17
Chương 2: QUY ĐỊNH AN TOÀN 18
2.1- Biện pháp an toàn trong quá trình vận hành 18
2.1.2- An toàn đối với máy biến thế kích từ 18
2.1.3- An toàn đối với máy cắt 52E 18
2.1.4- An toàn đối với các thiết bị bên trong tủ kích từ 18
2.1.5- An toàn trong chế độ kiểm tra, ghi thông số thiết bị 18
2.2 Biện pháp an toàn trong khi thao tác đưa ra sửa chữa 18 2.2.1- Quy định chung 18
2.2.2- An toàn đối với máy biến thế kích từ 18
2.2.3- An toàn đối với máy cắt 52E 19
2.2.4- An toàn đối với các thiết bị bên trong tủ kích từ 19
2.3 Quy định an toàn trong quá trình sửa chữa thí nghiệm 20 2.3.1- Quy định chung 20
2.3.2- Đối với máy biến thế kích từ 20
2.3.4- Đối với các khối bên trong tủ kích từ 20
2.4- Quy định an toàn đưa vào vận hành sau khi sửa chữa.20 2.4.1- An toàn đối với máy biến thế kích từ 20
2.4.2- An toàn đối với máy cắt 52E 21
2.4.3- An toàn đối với thiết bị bên trong tủ kích từ 21
2.6- Các công việc làm theo PTT, LTT và PCT, LCT 21
2.6.1- Các công việc làm theo LTT 21
2.6.2- Các công việc làm theo PTT 21
2.6.3- Các công việc làm theo LCT 22
2.6.4- Các công việc làm theo PCT 23
Chương 3: LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ 25
3.2.3- Kiểm tra theo dõi, ghi chép thông số thiết bị 25
3.2.4- Thao tác cô lập thiết bị 26
3.2.5- Thao tác đưa vào vận hành 27
3.3.1- Sửa chữa nhỏ hàng ngày và sự cố 29
3.4.1- Thí nghiệm sau khi sửa chữa sự cố 29
Chương 4: NHỮNG HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG, SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 31
4.1- Những hiện tượng bất thường 31
4.1.1- Những hiện tượng bất thường không có mạch bảo vệ 31
4.1.2- Các hiện tượng bất thường có mạch bảo vệ 31
4.2.1- Máy biến thế kích từ 34
Chương 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 38
5.3.1- Trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu tĩnh 38
5.3.2- Trong quá trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử, nghiệm thu bàn giao 38
5.3.3- Trong quá trình vận hành 38