LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH HUYỆN
Ngân sách nhà nước
1.1.1.Khái niệm về ngân sách nhà nước
“Ngân sách nhà nước” hay “ngân sách chính phủ” là một thành phần quan trọng trong hệ thống tài chính Thuật ngữ ngân sách nhà nước tuy đuợc sử rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia song vẫn chưa thực sự thống nhất Định nghĩa về ngân sách nhà nước được đưa ra khác nhau do tuỳ từng trường phái và lĩnh vực nghiên cứu.
Các nhà kinh tế học người Nga quan niệm: “Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn giai đoạn nhất định của quốc gia” Như vậy, ngân sách nhà nước có thể được hiểu là một bản kế hoạch chi tiết thu, chi được lập theo phương pháp cân đối trong đó thu phải đủ chi, chi không được vượt thu.
Theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
NSNN được cơ quan lập pháp của ban hành, là hệ thống mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình Nó bao gồm: quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tầng lớp dân cư, thị trường tài chính và hoạt động tài chính đối ngoại với các quốc gia khác Bản chất ngân sách gắn liền với bản chất chính trị và bản chất giai cấp cầm quyền, thông qua ngân sách nhà nước nhà nước sẽ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích
1.1.2.Thu Ngân sách nhà nước Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước phải huy động một bộ phận nguồn tài chính của xã hội tập trung và NSNN Nhà nước dung quyền lực của mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân làm nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ của mình.Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện việc phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ nhà nước.
Chính vì vậy, Thu NSNN là “toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước” với mục tiêu là cân bằng thu và chi
Các nguồn thu chính của NSNN bao gồm:
-Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất, thu từ lưu thông – phân phối hàng hoá, thu từ hoạt động dịch vụ.
-Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ ngoại quốc. Theo luật NSNN, thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản thu khác theo qui định của pháp luật; các khoản do NN vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối NSNN.
1.1.3.Chi ngân sách nhà nước
Về mặt pháp lý, Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước Có thể nói, chi NSNN là việc cung cấp các phưong tiện tài chính cho chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra.
Về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang sự nghiệp văn hoá – xã hội, duy trì bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Chi ngân sách được phân chia theo chức năng, nhiệm vụ bao gồm:
Chi đầu tư kinh tế là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản xuất xã hội
Chi bảo đảm xã hội gồm:
-Chi cho phúc lợi xã hội là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ quan tâm, giúp đỡ như trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người lao động chưa có việc làm, thương binh, liệt sỹ,…
-Chi cho quản lý hành chính là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân,…
-Chi cho an ninh quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước
-Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài.
Cân đối NSNN là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý NSNN và hiện nay trên thế giới đang tồn tại hai luồng quan điểm cân đối thu, chi NSNN Đầu tiên, đó là quan điểm thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu Quan điểm này gắn liền với hệ số an toàn cao, giảm thiểu được nguy cơ suy thoái cho nền kinh tế nhưng lại đi kèm với nhược điểm không thể tránh khỏi ở những nước có nền kinh tế kém phát triển hay tăng trưởng kinh tế chậm là liệu thu ít thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ra sao?
Quan điểm thứ hai chính là quan điểm phát hành thêm tiền và đi vay để phát triển nguồn thu cho ngân sách.
*>Ưu điểm của quan điểm này là:
-Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt của NSNN
-Tạo điều kiện phát triển nguồn thu cho quốc gia
*>Tuy vậy, biện pháp trên hết sức mạo hiểm
-Đối với việc phát hành tiền để bù đắp chi ngân sách sẽ trở thành một loại “thuế vô hình” đánh vào nguồn thu nhập của cư dân đồng thời đi kèm theo nó là làm phát, tiền lương đông cứng hay chậm tăng.
-Đối với việc vay để tăng thu đi kèm theo sau là biệc phải có trách nhiệm hoàn trả cả vốn và lãi khi đến kỳ hạn đồng thời nếu sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả thì gánh nặng với nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng.
Vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện
Để phát huy tối đa NSNN trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước cần phải đảm bảo chi đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả theo dự toán đã định trước.
Các khoản thu phải đảm bảo tối đa nhưng vẫn kích thích sự phát triển sản xuất và ngày càng mở rộng được diện thu.
1.2.1 Điều tiết kinh tế, phát triển kinh tế
Ngân sách huyện, công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội hết sức quan trọng, tương đồng với phạm vi phát huy chức năng nhiệm vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Huyện chỉ có thể điều chỉnh nền kinh tế thành công khi có trong tay nguồn tài chính đảm bảo.
Ngân sách huyện có vai trò quan trọng định hướng cơ cấu kinh tế mới,
NS huyện cung cấp nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền, xây dựng thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp, thông qua thuế sẽ thực hiện vai trò định hướng đầu tư kích thích hay kiềm chế sản xuất kinh doanh.
1.2.2.Giải quyết các vấn đề xã hội
Ngân sách huyện là góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: chi giáo dục đào tạo, y tế, trợ cấp cho những người có thu nhập thấp hay hoàn cảnh đặc biệt,…
Thông qua thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện góp phần điều tiết thu nhập, giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo.
Việc thu thuế gián thu trên địa bàn huyện hướng dẫn người dân tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm.
1.2.3.Thực hiện các kế hoạch kinh tế xã hội của huyện
Bằng các công cụ thuế, lệ phí, vay và chính sách chi ngân sách huyện có thể điều chỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động, tác động mạnh đến cung - cầu xã hội theo các mục tiêu đã định hướng từ trước.
Trong cơ chế thị trường giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc trực tiếp vào cung cầu trên thị trường Nhà nước dùng ngân sách thu được dữ trữ hàng hoá và tài chính để điều chỉnh giá cả cân bằng kịp thời, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Quản lý ngân sách Huyện giúp duy trì bộ máy chính quyền huyện một cách thồng nhất, gắn kết các bộ phận cùng hoạt động vì mục tiêu chung Quản lý ngân sách huyện có hiệu quả, phù hợp với các qui luật khách quan là điều kiện kiên quyết giúp giảm thiều những hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo niềm tin vào bộ máy
Ngân sách huyện bảo đảm các nguồn vốn để thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hoá trong địa phương, huy động quản lý và giám đốc một phần vốn ngân sách trung ương phát sinh trên địa bàn huyện, điều hoà vốn trung ương trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống ngân sách.
Quản lý ngân sách Huyện
1.3.1.Mục Tiêu Của Quản lý Ngân Sách Huyện
Quản lý ngân sách nhà nước là một quá trình liên kết từ khâu lập dự toán, kế hoạch hoá tổ chức thực hiện động viên phối hợp hoạch toán, kiểm tra Mục tiêu của quản lý ngân sách nhà nước trước hết là giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý và điều hành quản lý nhà nước Quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yên cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại theo mục tiêu mà luật ngân sách nhà nước đã đề ra.
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của người quản lý có mục đích rõ ràng, mang tính trí tuệ và sáng tạo cao Hoạt động quản lý ngân sách cấp huyện có hiệu quả là điều kiện tiền đề liên kết các hoạt động của huyện theo một cỗ máy hoạt động nhịp nhàng, thống nhất Nó giúp tăng tính minh bạch,tránh thất thoát tài sản công cho nhà nước, chi sai nguyên tắc, làm giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách trung ương Mục tiêu của quản lý ngân sách tổ chức thực hiện, tổ chức động viên, phối hợp, điều chỉnh, hạch toán và kiểm tra tạo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý.
1.3.2.Các Nguyên tắc quản lý ngân sách huyện
Ngân sách nhà nước được xây dựng chặt chẽ gồm các nguyên tắc cơ bản như:
Nguyên tắc thống nhất: Nhà nước chỉ có một ngân sách tập hợp tất cả cá khoản thu, chi và phải có sự thống nhất về hệ thống ngân sách, các báo biểu, mẫu biểu tài chính.
Nguyên tắc đầy đủ, toàn bộ của ngân sách nhà nước Nguyên tắc này được đưa ra nhằm chống lại tình trạng để ngoài ngân sách các khoản thu, chi thu, chi ngân sách nhà nước gây lãng phí trong quá trình chi tiêu của chính phủ.
Nguyên tắc cân đối ngân sách: Quốc hội quyết định dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Dự toán thu chi được đối chiều khớp nhau đòi hòi với mỗi khoản phát sinh chi phải có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền và phải có nguồn thu bù đắp cho những khoản chi dự toán phát sinh thêm.
Nguyên tắc trung thực chính xác: Tính trung thực đòi hỏi phải thể hiện chính xác trong ngân sách các nghiệp vụ tài chính của chính phủ; tính chất mỗi khoản thu, chi; dự toán đã phê chuẩn và thực tế phát sinh.
Nguyên tắc minh bạch, công khai đòi hỏi số liệu các khoản thu, chi phải được đưa ra rõ ràng từ khâu lập kế hoạch, chấp hành và quyết định dự toán ngân sách nhà nước đồng thời công bố công khai trên các phương tiện truyền thông để người dân có thể tiến hành xem xét đánh giá.
Nguyên tắc tập trung dân chủ, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
1.3.3.Các Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Huyện
Hệ thống chính trị quốc gia ảnh hưởng lớn đến định mức thu và khoán chi trong hệ thống quản lý ngân sách nhà nước Trong cơ chế thị trường đòi hỏi việc quản lý ngân sách nhà nước phải áp dụng theo hướng tinh giảm bộ máy quản lý nhằm hướng đến hiệu quả Để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường ngân sách nước ta được áp dụng bao gồm bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần phải coi trọng những yếu tố cơ bản kinh tế, tránh sự tham gia của nhà nước trong hoạt động kinh tế làm bóp méo kinh tế, quy luật giá trị và quy luật cung - cầu Nhà nước chỉ tham gia quản lý thực hiện, khắc phục khuyết điểm của nền kinh tế thị trường, phân hoá giàu nghèo Luật thu ngân sách năm 1932 ở Mỹ đã tăng các loại thuế đặc biệt là thuế đánh vào người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, thể hiện sự quan tâm đến thâm hụt ngân sách và ủng hộ chính sách “giảm chi tiêu chính phủ ngay lập tức và mạnh mẽ” Ngay trong lúc nạn thất nghiệp đạt mức cao nhất trong lịch sử, các nhà hoạch định chính sách lại đi tìm kiếm phương sách để tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ.
Biến động của nền kinh tế nói chung bắt nguồn từ những thay đổi của tổng cung và tổng cầu Chính phủ thực hiện chính sách ổn định kinh tế nhằm giữ cho sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên thông qua việc cung ứng tiền tệ, thu chi ngân sách để điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định các hoạt động kinh tế Một trong những ví dụ minh hoạ căn bản là tình huống Kennedy,Keynes và chính sách cắt giảm thuế năm 1964 Chính sách này đã được thực thi và dẫn đến việc cắt giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân và công ty vào người tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư , qua đó tạo ra mức thu nhập và việc làm cao hơn Chính sách cắt giảm thuế đã tạo ra thời kỳ bùng nổ kinh tế trong những năm 1964 và 1965 Chính sách này góp phần đẩy tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 5 phần trăm Quá trình mở rộng liên tục của nền kinh tế Mỹ vào cuối những năm 1960 là sản phẩm phụ của việc chính phủ tăng cường chi tiêu cho cuộc chiến tranh Việt Nam
1.3.3.2.Xu hướng vận động của nền kinh tế
Ngân sách nhà nước ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị, quan điểm của nhà lãnh đạo vì vậy mà mỗi sự thay đổi của môi trường bên ngoài đều ảnh hưỏng đến nó như xu hướng hội nhập quốc tế, tự do hoá thương mại, giảm thiểu doanh nghiệp nhà nước, mở rộng hình thức đầu tư quốc tế; xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn cầu cùng với quan hệ song phương và đa phương mở rộng ngoại giao giữa các nước.
Hầu hết các nhà kinh tế phản đối qui tắc nghiêm ngặt đòi hỏi chính phủ phải cân bằng ngân sách của mình Nguyên nhân làm họ tin rằng đôi khi thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách trở nên cần thiết:
-Thứ nhất, thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách có thể góp phần ổn định nền kinh tế Về cơ bản, qui tắc cân bằng ngân sách thủ tiêu năng lực ổn định của hệ thống thuế và các khoản chuyển giao thu nhập (trợ cấp của chính phủ). Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thuế tự động giảm xuống, các khoản chuyển giao tự động tăng lên Trong khi các phản ứng tự động này góp phần ổn định nền kinh tế, chúng lại làm cho ngân sách bị thâm hụt Chính sách nghiêm ngặt đòi hỏi chính phủ phải tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu vào thời kỳ suy thoái. -Thứ hai, người ta có thể sử dụng thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách để giảm thiểu sự biến dạng của những tác động kích thích do hệ thống thuế tạo ra Mức thuế cao gây ra tổn thất cho xã hội vì nó cản trở hoạt động kinh tế.Mức thuế càng cao, tổn thất xã hội của thuế càng lớn Người ta có thể giảm đến mức tối thiểu tổng tổn thất xã hội do thuế gây ra bằng cách giữ cho mức thuế cao trong một số năm và thấp trong các năm khác Các nhà kinh tế học gọi chính sách này là san bằng mức thuế Để giữ cho mức thuế không thay đổi, người ta phải chấp nhận thâm hụt trong những năm thu nhập bất thường và chi tiêu cao bất thường.
-Thứ ba, người ta có thể sử dụng thâm hụt ngân sách để chuyển gánh nặng thuế của thế hệ hiện tại sang cho các thế hệ tương lai Ví dụ, một số nhà kinh tế lập luận rằng, nếu thế hệ hiện tại phải phát động chiến tranh bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lược của nước ngoài và đảm bảo nền dân chủ, tự do cho đất nước, thì các thế hệ tương lai được lợi Để buộc những nguời thụ hưởng tương lai phải trả một phần chi phí, thế hệ hiện tại có thể tài trợ cho chiến tranh bằng cách chấp nhận thâm hụt ngân sách Chính phủ có thể trả lại số nợ vay trong chiến tranh bằng cách đánh thuế vào thế hệ tiếp theo.
Năm 2008, nước ta phải đối mặt với tình hình lạm phát diễn ra, giá cả leo thang Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm chi tiêu Tuy nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng lạm phát nhưng đang rơi vào trạng thái khủng hoảng, hơn 80% doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, thất nghiệp ra tăng Đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi,…
1.3.4.Nội dung quản lí ngân sách Huyện
1.3.4.1.Về công tác thu ngân sách
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NGÂN SÁCH HUYỆN THƯỜNG TÍN
Tình hình kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín
Huyện Thường Tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 4 Công Ty Liên Doanh với vốn góp cổ phần lớn như doanh nghiệp Coca Cola,… Các doanh nghiệp sản xuất tương đối đa dạng như: công nghiệp, cơ khí, thực phẩm, hoá chất và nhiều cụm công nghiệp phân bố trên địa bàn huyện Trên địa bàn huyện vẫn duy trì tồn tại nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như mỹ nghệ mây tre đan ở Ninh Sở, nghề đúc đồng ở làng Đông Kỵ, thủ công ở Duyên Thái, hàn ở Quất Động Huyện Thường Tín nằm trên tuyến đường từ Bắc vào Nam là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trên khắp đất nước. Với chính sách huy động vốn đầu tư nước ngoài linh hoạt, ngay sát trung tâm Thủ Đô là điều kiện để Huyện hình thành nhiều cụm công nghiệp lớn như: Cụm Công nghiệp Bắc Thường Tín, Cụm Công nghiệp trên địa bàn xã Ninh Sở,… đang thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước Hơn thế nữa dự án cầu bắc qua sông hồng nối từ Hồng Vân đã được phê duyệt tạo điều kiện cho hệ thống giao thông trên địa bàn huyện rất đa dạng từ đường bộ, đường thuỷ, đường cao tốc cùng với các tuyến tàu xuyên suốt.
Với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo những năm gần đây đã tạo sự khởi đầu mới cho việc đầu tư, khai thác thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở khai thác triệt để mọi lợi thế tiềm năng và nguồn nhân lực, liên kết với các huyện khác trên địa bàn để cùng phát triển Huyện có 28 xã với sự định hướng của ban lãnh đạo và nghị quyết của đảng đang dần thay đổi rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cuộc sống của người dân ổn định, hình thức dịch vụ buôn bán phát triển Trên cơ sở khai thác thế mạnh và áp dụng đón đầu sự phát triển khoa học kỹ thuật trên địa bàn đã hình thành những giống cây, vật nuôi mới có năng suất cao Với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nhiều lĩnh vực then chốt, tạo công ăn việc làm cho người dân sinh sống trên địa bàn Đồng thời để đáp ứng với yêu cầu của phát triển kinh tế, huyện đã mở ra nhiều trung tâm dạy nghề đáp ứng được chất lượng nhân lực mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi Các vấn đề xã hội như truyền thông, chính sách của đảng, giải quyết các gia đình thương binh liệt sỹ, diện hộ nghèo, hộ khó khăn đã được chú trọng quan tâm
Người dân có công ăn việc làm ổn định do vậy mà các tệ nạn xã hội trên địa bàn Huyện đã giảm đi đáng kể so với những năm trước.
*>Về giáo dục: Quán triệt quan điểm của hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ II, huyện đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường ở các xã đồng thời đa dạng hoá các loại hình từ mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông và cao đẳng Chất lượng dạy học được nâng cao, học sinh được đến trường ngày càng tăng lên Các em cơ bản đều được phổ cấp Trung học phổ thông, phong trào thi đua dạy tốt học tốt, gương người tốt việc tốt đều được tuyên dương nhờ vậy các trường đều phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Ta có thể nhận thấy thông qua bảng số liệu chi đầu tư cho sự nghiệp đào tạo như sau:
Bảng 1: Bảng kê chi tiết ngân sách cho khối trường mầm non và sự nghiệp giáo dục năm 2008 Đơn vị: Triệu Đồng
Tổng cộng dự toán giao
Dự toán ngân sách cấp
2 Trường mầm non hoa sen
3 Tổ chuyên trách mẫu giáo
4 Mầm non ngoài biên chế
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thường Tín)
*>Về ytế: Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người dân được chú trọng Chi ngân sách Huyện đầu tư cho y tế giáo dục tăng theo các năm Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế xã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện cho công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân Các lực lượng y tế trên địa bàn huyện phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng chung tay thực hiện các vấn đề lớn về sức khoẻ Đến nay, 100% số trẻ em sơ sinh đã được tiêm phòng hàng tháng, công tác chồng dịch bệnh cúm gà, tả, HIV/ADIS được quán triệt và được thực hiện nghiêm túc
Công tác tuyên truyền chỉ nên có hai con được hội phụ nữ tuyên truyền rộng rãi đến từng chị em Các gia đình đã tự nhận thức được và đang thực hiện theo nếp sống gia đình văn hoá, dừng lại ở hai con để nuôi đạy cho tốt
*>Đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người dân được cải thiện, nhiều công trình văn hoá, tín ngưỡng được xây dựng và tu bổ phuc vụ tốt nhu cầu của người dân Các lệ hội truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn như hội làng Rằm với các trò chơi văn hoá truyền thống như cờ tướng, kéo co, chọi gà, đập niêu, bắt vịt được tổ chức hàng năm và vào dịp đầu xuân.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức thường xuyên và vào các dịp lễ như ngày tết thiếu nhi, rằm trung thu cho trẻ em; các dịp 8-3 và 20-10 cho chị em phụ nữ Các hoạt động này được người dân hưởng ứng Đồng thời nhiều câu lạc bộ, hội ra đời như hội người cao tuổi, hội phụ nữ…góp tiếng nói xây dựng đời sống văn minh.
Phong trào thể dục thể thao tạo sức khoẻ cho người dân được cán bộ lãnh đạo áp dụng mạnh mẽ như việc tạo những khu tập luyện cho người dân có thể tham gia, góp phần nâng cao tuổi thọ và sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Thực trạng quản lý ngân sách huyện
2.2.1.Thực Trạng quản lý thu ngân sách huyện
Luật ngân sách nhà nước được quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 đã qui định rõ việc thu, chi ngân sách Với vai trò là một phần của hệ thống ngân sách nhà nước, huyện Thường Tín được coi là một kênh tài chính quan trọng trong việc bổ sung ngân sách nhà nước.
Bảng 2: Quyết toán thu ngân sách năm 2006 Đơn Vị: Triệu Đồng
998,59 1021,38 thuế sử dụng đất NN
4 Thu xổ số kiến thiết
7 Thu chuyển quyền sử dụng đất
8 Thu cấp quyền sử dụng đất
10 Thu cố định khác tại xã
2 Tỉnh cấp bổ sung cân đối
3 Tỉnh 9 907 34267,98 34267,98 345,9 100 180,10 cấp bổ sung trợ cấp khác
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thường Tín)
Qua bảng 2, ta thấy tổng thu ngân sách nhà nước đạt 75 902,53 Triệu đồng chiếm 214,89% so với thu ngân sách năm 2005 Trong đó, thu cấp quyền sử dụng đất là nguồn thu lớn chiếm tỷ lệ cao trong thu ngân sách nhà nước 44516,03 Triệu Đồng, tăng 255,94% so với năm 2005 Thu thuế sử đất nông nghiệp tuy vượt chỉ tiêu tỉnh và huyện giao đạt 257,13 Triệu Đồng chỉ chiếm 80% so với năm 2005.
-Thu xổ số kiến thiết chỉ đạt có 7 Triệu Đồng, chiếm 11,49% so với năm 2005
-Thu phí, lệ phí đạt 2 944,15 Triệu Đồng chiếm 82,94% so với năm 2005.
-Thu chuyển quyền sử dụng đất đạt 44 516,03 Triệu Đồng chỉ đạt 55,26% chỉ tiêu đề ra, chiếm 64,51% so với năm trước.
*>Thu ngân sách huyện đạt 115 144,33 Triệu Đồng vượt chỉ tiêu đề ra,tăng 46,75% so với năm trước.
Bảng 3: Quyết toán thu ngân sách năm 2007 Đơn vị: Triệu Đồng STT Chỉ
Thực hiện Tỷ lệ so sánh
Dtoán tỉnh giao ĐT huyện giao
4 Thu thuế sử dụng đất NN
7 Thu chuyển quyền sử dụng đất
8 Thu cấp quyền sử dụng đất
9 Thu tiền cho thuê đất
10 Thu cố định tại xã
2 Tỉnh cấp bổ sung cân đối
3 Tỉnh cấp bổ sung trợ cấp khác
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch Huyện Thường Tín)
Bảng 4: Các khoản thu ngân sách huyện Thường Tín qua các năm Đơn vị: Triệu Đồng
2 Thu thuế CTN ngoài quốc doanh
4 Thu thuế sử dụng đất NN 257,13 290 347,65
7 Thu chuyển quyền sử dụng đất 386,82 837,10 1791,83
8 Thu cấp quyền sử dụng đất 44 516,03 119 615 123 409,7
9 Thu tiền cho thuê đất 1 130,08 1266,4 1 683,79
10 Thu cố định tại xã 10 573,85 12668,61 20431,17
2 Tỉnh cấp bổ sung cân đối 41 392 62 836 62 536
3 Tỉnh cấp bổ sung trợ cấp khác 34 267,98 33444,83 113252
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Thường Tín)Tổng thu ngân sách nhà nước tăng dần theo các năm 2006, 2007, 2008
-Thu quốc doanh tăng nhanh chóng từ 397 Triệu đồng năm 2006 lên 1.159,18 Triệu đồng năm 2007 tăng 191,98%; 1.881,10 triệu đồng năm 2008 tăng 62,28% so với năm 2007.
-Thu thuế CTN ngoài quốc doanh tăng theo các năm: Năm 2006 chỉ là 9 887,5 Triệu đồng nhưng sau chỉ hơn một năm đã nhảy vọt lên mức 20 786,17 Triệu đồng tăng 110,23% so với năm 2006 Năm 2008, con số này là 28 200 Triệu đồng, tăng 35,67% so với năm trước.
-Thu thuế trước bạ từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 176,04% và con số này tiếp tục tăng 40% vào năm 2008.
-Thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao trong thu NSNN, nó tăng dần theo các năm lần lượt là 44.516,03 triệu đồng; 119.615 triệu đồng và 123409,7 triệu đồng
-Các khoản thu của huyện đều được hoàn thành tốt, tăng dần qua các năm ngoài khoản thu phí, lệ phí Huyện chưa hoàn thành tốt công tác này mặc dù khoản thu này có tiềm năng lớn trong công tác thu ngân sách trên địa bàn. Khoản thu này tăng từ 2.944,15 triệu đồng năm 2006 lên 3078,53 triệu đồng năm 2007 nhưng lại giảm đột ngột xuống 1 912,05 triệu đồng năm 2008. -Các khoản thu khác của Huyện có xu hướng giảm vào năm 2008 từ 2463,43 triệu đồng xuống còn 1 100 Triệu đồng giảm 123,95%.
*>Thu ngân sách huyện cũng tăng lên đáng kể qua các năm Năm 2007 tăng 68,23% so với năm 2006 Năm 2008 tăng lên tới 270.330,73 triệu đồng so sánh với 193.706,65 triệu đồng năm 2007.
-Thu điều tiết tăng 114,7% từ năm 2006 đến năm 2007 sau đó đột ngột giảm xuống 22,5% vào năm 2008.
Nhìn chung, huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng tài chính kế hoạch huyện Thường Tín đã tổ chức lập dự toán,chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu một cách rõ ràng Các cán bộ phòng tài chính kế hoạch luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Phòng có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mà mình phụ trách, cán bộ cấp trên có sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động.
2.2.3.Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện
Chi ngân sách huyện bao gồm các khoản chi như sau: chi đầu tư phát triển (chi XDCB theo phân cấp, chi từ nguồn thu đấu giá đất); chi thường xuyên… Các khoản chi trên cần đảm bảo cho các cấp chính quyền, bộ máy hành chính thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình.
Bảng 5: Tổng hợp chi ngân sách huyện Thường Tín năm 2008
STT Chỉ Tiêu Dtoán
Thực hiện Tỷ lệ % so sánh
1 Chi đầu tư phát triển
Chi từ nguồn thu đấu giá đất
Thuỷ lợi chống lụt bão
Chi thiết kế thị chính
6 Chi quân sự an ninh
IV Chi hỗ trợ NS
VII Chi nguồn làm lương mới
D Tổng chi ngân sách xã
-Chi đầu tư phát triển 34 238,73 Triệu đồng chiếm 240,27% so với dự toán ngân sách Tỉnh giao, 86,19% so với ngân sách huyện giao và tăng 132,79% so với năm 2007.
-Chi thường xuyên là 101 024,51 Triệu đồng chiếm 113,95% so với dự toán Tỉnh giao, 96,08% so với dự toán huyện giao và tăng 117,1% so với năm 2007.
-Chi hỗ trợ ngân sách là 95 538,9 Triệu đồng tăng 282,27% so với năm 2007.
-Chi cho giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao được phân chi tiết cho từng cấp dạy
Bảng 6: Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục 2008
STT Khối Số lớp Số học sinh
Biên chế Tổng dự toán giao năm 2008
Dự toán ngân sách cấp
Mầm non, khuyết tật và phòng giáo dục
Bảng 7: Tổng hợp chi ngân sách huyện qua các năm Đơn vị: Triệu Đồng
STT Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
I Chi đầu tư phát triên 9.650,91 25.784,776 34.238,73
Chi XDCB theo phân câp
Chi từ nguồn thu đấu giá đất
Thuỷ lợi, chống lụt bão 486,689 1.264,799 1.767
Chi kiến thiết thị chính 467
HĐND và các cơ quan
4575,41 5887,730 7.705,510Các cơ quan đoàn thể 886,6 1262,01 1.215,05
5 Chi quân sự-an ninh 1246,86 2348 1.608
IV Chi hỗ trợ ngân sách xã 32037,867 33.846,192 95.538,9
Chi lương kế toán xã,
Chi trợ cấp cân đối 6464,061 10.117,54 10.118
Chi trợ cấp cân đối khác
VII Chi nguồn làm lương mới
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch Huyện Thường Tín)
Qua phân tích, ta thấy chi ngân sách huyện tăng dần qua các năm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện: 113.630,84 triệu đồng năm2006; 172.341,705 triệu đồng năm 2007 và 230.802,14 triệu đồng năm 2008.
-Chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được huyện chú ý đầu tư, năm 2007 so với năm 206 tăng 51,67%; năm 2008 tăng 33,91% so với
-Chi thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn trong chi ngân sách huyện, nó tăng dần theo năm: 59.466,289 triệu đồng năm 2006; 86.270,337 triệu đồng năm
-Nhờ công tác chỉ đạo nỗ lực của cán bộ quản lý huyện và sự đôn đốc thực hiện ở các xã, công tác quản lý thu chi ngân sách xã cũng được tiến hành nghiêm túc, thu vượt chi.
Bảng 8: Bảng cân đối thu chi ngân sách qua các năm Đơn Vị: Triệu Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
113.630,84 172.341,705 230.802,14(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thường Tín)
Đánh giá về quản lý ngân sách huyện Thường Tín
Với sự ra đời của luật ngân sách nhà nước đã tạo ra cơ sở lý luận cho các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước có căn cứ lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, thống nhất về thu chi ngân sách, tránh thất thoát vốn ngân sách nhà nước.
Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách Các khoản thu hầu hết đều được thực hiện tăng dần quan các năm nhờ công tác vận động, kiểm tra của cán bộ thuế cũng như việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuế. Các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt các văn bản mà nhà nước giao về tài chính ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện chế độ tài chính kế toán của chính quyền cấp xã, cơ quan hành chính sự nghiệp một cách kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn Cấp huyện đã xây dựng hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của luật NSNN và các qui định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền Đối với các khoản thu được thực hiện qua sổ sách kế toán rõ ràng nên luôn hoàn thành thuận lợi trước thời gian qui định Trên địa bàn huyện đã giảm hẳn tình trạng thu vượt chi trái với qui định được điều chỉnh, giảm mức tồn đọng thu
Huyện đã thực hiện việc phân bổ và giao dự toán ngân sách trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm, luật thuế, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành và ché độ thu.
Các khoản chi ngân sách nhà nước được kiểm tra chặt chẽ về thủ tục trước khi cấp phát, các khoản chi đều được thực hiện theo đúng mục đích, đúng đối tượng.
Nội dung của giai đoạn quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách nhà nước Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các tổ chức hoạt động gắn liền với quỹ NSNN đòi hỏi phải lập quyết toán NSNN theo số thực thu, thực chi Do đó, cuối mỗi quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi ghi trong năm dự toán được duyệt và theo mục lục NSNN Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, huyện lập quyết toán thu chi của đơn bị mình rồi gởi lên cấp trên Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận.
Lãng phí do sử dụng vốn và quản lý tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước chưa hiệu quả, quản lý tài sản công, quản lý tài nguyên khoáng sản, lãng phí do quy hoạch, bố trí dự án dàn trải kém hiệu quả hay chưa thật cần thiết; chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn nhà nước, chậm tiến độ các công trình dự án sử dụng ngân sách nhà nước nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia… gây ra lãng phí lớn về cơ hội, về thị trường, về hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án chậm đưa vào sử dụng, chi phí quản lý tăng
Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét gửi phòng tài chính huyện; đồng thời uỷ ban nhân dân xã trình hội đồng nhân dân xã phê duyệt Sau khi hội đồng nhân dân đã phê duyệt , uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng tài chính huyện.
Phòng tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình uỷ ban nhân dân cấp huyện đồng thời trình hội đồng nhân cấp huyện phê duyệt. Sau khi được hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt thì trinh báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.
Huyện vẫn chưa thực hiện tốt được việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia nguồn thu các cấp
Vẫn còn tồn tại thu sai, chưa minh bạch công khai hoá các khoản thu đến người dân.
Thu phí, lệ phí là một khoản thu quan trọng trong hệ thống thu ngân sách nhưng huyện chưa biết vận dụng để biến đó thành một nguồn thu tiềm năng, chiếm ưu thế Khoản thu này đang có xu hướng giảm xuống rõ rệt nếu Huyện không có biện pháp tích cực, khoản thu này từ năm 2007 đến năm
Huyện thiếu minh bạch trong phân cấp trách nhiệm, nhiệm vụ còn chồng chéo Việc phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ còn non kém về chuyên môn trình độ ở nhiều lĩnh vực. Chế độ khen thưởng, đãi ngỗ chưa được quan tâm dẫn đến một số cán bộ thoái hoá, dễ bị đồng tiền lôi kéo Đồng thời, huyện cũng đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra và có xu hướng gia tăng.
Công tác giao đất với những nơi đã có qui hoạch, tổ chức thu và xử lý thu dứt điểm các khoản còn tồn đòng còn chậm chễ Tiến độ đấu giá các dự án đã được qui hoạch chậm, chưa nắm bắt được kịp thời thực hiện dự án tập trung xây dựng nhà ở để bán, đôn đốc thu nộp kịp thời tiền sử dụng đất. Chính vì vậy nên công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn chưa phát huy được tiềm năng tối đa thu ngân sách.
Huyện chưa có hướng ưu tiên chi ngân sách theo những nhiệm vụ thiết yếu cần thiết, cấp bách cũng như chưa có biện pháp đối với các khoản chi mới phát sinh nên chưa chi được đúng lúc, kịp thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế
Cấp huyện chưa ban hành qui chế dân chủ về công tác tài chính tại các xã trên địa bàn huyện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện
Chưa tạo tính chủ động và khuyến khích tính năng động của chính quyền các cấp trong công tác thu chi ngân sách.
Chưa xây dựng được cơ chế ràng buộc trách nhiệm vật chất cá nhân đối với các quyết định chi sai chế độ, chính sách. Đội ngũ cán bộ huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công việc đề ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa cao.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÍ NGÂN SÁCH HUYỆN THƯỜNG TÍN
Phương hướng phỏt triển kinh tế xó hội Huyện Thờng Tín
Để thực hiện tốt công cuộc xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập được với xu thế toàn cầu cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân huyện, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước Trong quá trình phát triển cần phải nhấn mạnh:
-Xây dựng cơ cấu kinh tế huyện gắn bó chặt chẽ với cơ cấu kinh tế toàn tỉnh và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế quốc dân Sử dụng lợi thế so sánh, khai thác những thế mạnh tiềm năng, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vẫn mang bản sắc riêng Đầu tư cho các ngành mũi nhọn, đào tạo nguồn nhân lực, trí thức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đặc biệt cần chú ý đến phát triển bền vững, phải quan tâm đúng mức đến môi trường.
-Phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao mức sống người dân, giảm chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giảm khoảng cách giàu nghèo.
-Đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá, phát triển dịch vụ.
Tóm lại, xây dựng kinh tế gắn liền với mục tiêu phát triền bền vững trên địa bàn huyện.
*>Về kinh tế: Mục tiêu cần phải đạt được gồm có:
-Do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu và mức dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 6,5%, huyện cần đề ra mục tiêu đạt 6,5% vào năm 2009 và đặt
-Phát triển mô hình vườn, ao chuồng, duy trì những làng nghề truyền thống xen kẽ với gieo trồng hoa màu, cây ăn quả với năng suất, chất lượng cao
-Tăng cường đầu tư vào những ngành mũi nhọn, phát triển công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
-Nâng cấp trạm ytế xã, cơ sở hạ tầng đồng thời tăng cường mở thêm hệ thống các trường tư thục, bán công, dạy nghề trên địa bàn nhằm phục vụ cho các khu chế xuất và các khu công nghiệp.
*>Về vấn đề xã hội
-Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 2%, giảm số hộ gia đình sinh con thứ ba, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng hộ gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá.
-Chăm lo sức khoẻ tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
-Đảm bảo tốt công tác an ninh, quân sự địa phương, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ về trình độ, kĩ năng quản lý.
*>Công nghiệp xây dựng: Thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức để công cuộc giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng Xây dựng đường xá, cầu cống thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, trao đổi của người dân Tiến hành xây dựng một số cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống, tạo được đầu ra ổn định cho người dân.
*>Nông nghiệp thuỷ sản: Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mới tạo sự đa dạng.
*>Vận tải: Đầu tư hệ thống phương tiện vận tải, hành khách hiện đại phục vụ nhu cầu buôn bán, trao đổi, đi lại thuận tiện cho người dân
*>Hệ thống tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tư vấn: Hoàn thiện hệ thống tài chính ngân hàng phục vụ cho việc thu ngân sách Đổi mới hệ thống
*>Thực hiện nghiêm luật NSNN và các luật thuế theo qui định của nhà nước. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tăng chi NSNN cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá cầu cống.
-Nhu cầu hoạt động cho đầu tư phát triển sự nghiệp cần đảm bảo cho đủ, cho đúng, chống thất thoát lãng phí trên cơ sở luật NSNN Các hình thức huy động vốn, tăng số tiền vay cho các xã khó khăn, các gia đình nghèo với mức lãi suất hợp lý, bình ổn tái sản xuất mở rộng.
*>Giao thông bưu điện: Hệ thống giao thông cần được tiến hành nâng cấp, xây dựnghoàn thiện các tuyến đường từ xã đến các tuyến đường chính trên địa bàn huyện.
-Xây dựng hệ thống đường thuỷ, khai thác mở rộng bến bãi.
-Phát triển hệ thống viễn thông, liên lạc, internet với trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu thông tin, truyền thông cho đại bộ phận người dân, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ kiến thức cho nhân dân.
*>Cấp thoát nước: Xây dựng nhiều nhà máy lọc nước, xử lý nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững ở địa phương Xây dựng hệ thống tưới tiêu phục vụ cho canh tác nông nghiệp của bà con.
-Mua sắm trang thiết bị hiện đại, cử nhân viên đi đào tạo tập huấn để có thể sử dụng thành thạo được những trang thiết bị này.
-Tăng mức lương tối thiểu, bồi dưỡng xứng đáng cho nhân viên y tế, y bác sỹ.
*>Về văn hoá thông tin: Xây dựng nhà văn hoá, đầu tư thiết bị phát thanh tuyên truyền đến hộ dân
-Xây dựng tấm gương, gia đình văn hoá, làng văn hoá, khôi phục các làng nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp.
-Có những chính sách hợp lý, giúp đỡ gia đình nghèo, trẻ em mồ côi, dịp kỷ niệm có quà tặng gia đình thương binh, thăm hỏi động viên, tổ chức các chương trình kỷ niệm.
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện
3.2.1.Tăng cường phát triển kinh tạo điều kiện tăng khoản thu cho ngân sách
Chủ trương hỗ trợ lãi suất vốn vay, kích cầu tổng thể nền kinh tế của Chính phủ giúp doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh duy trì sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và giải quyết được hàng nghìn việc làm cho người lao động Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cần tập trung cập nhật thông tin từ các doanh nghiệp để đánh giá mức độ khó khăn, hướng dẫn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các ngân hàng, kênh xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
Hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, tạo việc làm tốt cho người lao động là hiệu ứng quan trọng của chương trình kích cầu, chống suy thoái kinh tế hiện nay Bởi chỉ khi người lao động được bảo đảm việc làm và thu nhập thì mối quan hệ cung - cầu hàng hoá mới có thể được bảo đảm, doanh nghiệp duy trì được sản xuất và sản phẩm hàng hoá mới có người tiêu thụ hay nói cách khác kích cầu là để bảo đảm mục tiêu có việc làm, tăng sức mua có khả năng thanh toán Khi việc làm không được bảo đảm, người thất nghiệp tăng cao sẽ làm trầm trọng thêm sự mất cân đối và sự tăng trưởng vững chắc Vì vậy, thời gian này các cấp, ngành chức năng trong tỉnh đang ráo riết triển khai thực hiện các giải pháp và đặc biệt hướng đến các doanh nghiệp tạo việc làm cho nhiều lao động để vừa bảo đảm tiêu chí phát triển vừa bảo đảm an sinh xã hội.
3.2.2.Phân cấp các khoản thu và nhiệm vụ thu
Lập ngân sách nhà nước, một phần quan trọng trong phục vụ phát triển sản xuất cũng như trong sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN Ngân sách đượcTỉnh phê duyệt qua đó trình độ của nhà quản lý được phản ánh một cách rõ rệt.
Từ tháng 8 năm trước, ngân sách đã được lập và trình hội đồng nhân dân các cấp quyết định theo đúng luật về định mức thu và chi mà NSNN ban hành Các cán bộ quản lí trong quá trình lập các khoản thu phải cân nhắc tính đến diễn biến thất thường của thiên tai, tình trạng kinh tế trong khu vực
Dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ; Khi lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo tổng số thu thuế và phí, lệ phí phải lơn shơn chi thường xuyên.
Dự toán ngân sách phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước và hướng dẫn của bộ Tài chính, trong đó:
-Việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các qui định của pháp luật về thu ngân sách
-Việc lập dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo qui định về qui chế quản lí vốn đầu tư xây dựng và phù hộp với kế hoạch tài chính 5 năm, khả năng ngân sách nhà nước Đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đang thực hiện dở dang.
-Việc lập dự toán chi thường xuyên, phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định. -Trong dự toán ngân sách các cấp phải bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ.
-Việc lập dự toán vay bù đắp thiếu hụt ngân sách trung ương, phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức khống chế bội chi ngân sách theo nghị quyết quốc hội.
-Phải báo cáo chi tiết một cách khoa học bảng kê các khoản thu 100%, thu phân chia theo tỉ lệ %, danh sách cán bộ nghỉ mất sức theo đúng qui định của pháp luật trong bảng cân đối ngân sách.
Lao động rẻ, đất đai nhiều, giao thông thuận tiện có thể nói là điều kiện để huyện mở rộng thu ngân sách với các khoản thu tương đối lớn Tuy vậy, cũng cần phải có văn bản pháp luật qui định rõ ràng về các khoản thu, tránh tình trạng thu sai các khoản thu không có trong danh mục.
Khoản thu phí, lệ phí là các khoản thu tương đối ổn định cần có biện pháp hợp lí tăng nguồn thu này đồng thời chính quyền huyện nên tiến hành phân cấp các khoản thu.
Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế để đảm bảo tỷ lệ đăng ký thuế tại địa phương là 100% Những địa phương có tỷ lệ DN lập bộ thuế so với DN được cấp mã số thuế thấp cần xác định rõ nguyên nhân và kiểm tra thực tế để chấn chỉnh và đưa vào sổ bộ quản lý hoặc làm rõ các nguyên nhân khác để có đánh giá đúng chất lượng quản lý Tập trung kiểm tra các DN có hiện tượng nghi vấn về chuyển nhượng giá, các DN kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuận lợi có ưu thế cạnh tranh song kinh doanh thua lỗ nhiều năm như: sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất kinh doanh bột giặt, mỹ phẩm, đồ uống, kinh doanh vận tải ; triển khai các biện pháp quản lý nợ thuế, kịp thời thu hồi số thuế nợ đọng có khả năng thu, phấn đấu giảm nợ thuế theo mục tiêu đã đề ra; Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm việc sử dụng hoá đơn, quyết toán hoá đơn; Đối với thuế CTN dịch vụ ngoài quốc doanh tiếp tục điều tra phân loại hộ, rà soát lại doanh thu tính thuế trên từng địa bàn, từng ngành hàng kinh doanh; đánh giá và giao kế hoạch cụ thể cho từng tổ, đội thuế về số hộ và số thuế ; Phối hợp với các ngành chức năng đánh giá tình hình thu từ đất đai, xác định nguyên nhân cụ thể đưa ra biện pháp tháo gỡ để đẩy mạnh các khoản thu từ đất đai; đồng thời tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối thuế có quy mô lớn, đẩy mạnh việc xử lý các trường hợp vi phạm sau khi đã có kết luận của thanh tra
UBND Thành Phố chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai những chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, tạo điều kiện cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai dự án và nộp tiền sử dụng đất, đấu giá đất Tăng cường tuyên truyền về cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước tới các doanh nghiệp và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác đôn đốc thu nợ thuế…
Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước
3.3.1.Kiến nghị đối với nhà nước
Về nhận thức, việc chống thất thoát, lãng phí là một mệnh lệnh của Đảng và của nhân dân, là giảm bội chi ngân sách, tăng tốc độ tăng trưởng GDP, tăng chất lượng của phát triển.
Tỷ lệ thất thoát, lãng phí bao nhiêu là quan trọng, cần được đánh giá, nhưng quan trọng hơn là nhận diện mối quan hệ giữa đầu tư dàn trải, kéo dài, nợ đọng, thất thoát và lãng phí, để giải quyết một cách căn cơ và đồng bộ.
Chống lãng phí, thất thoát cũng chính là chống tiêu cực và tham nhũng.Qua giám sát, càng thấy rõ tham nhũng và tiêu cực có địa chỉ cụ thể lộ ra nguyên hình với những chỗ ẩn nấp của chúng Chống tham nhũng và chống lãng phí thất thoát tuy hai mà một, và là một trong những nhiệm vụ khả thi mà chúng ta nên thực hiện.
Tiêu cực, thất thoát trong công tác đấu thầu, trong thực tế có khá nhiều các hình thức gian xảo như chạy thầu, vay thầu, quân xanh, quân đỏ mà nạn nhân cuối cùng là ngân sách nhà nước phải gánh chịu.
Chống tiêu cực trong khâu đấu thầu được không? Ở một số địa phương, UBND tỉnh khụng sử dụng phương thức chỉ định thõỗu mà đưa ra đấu thầu công khai, từ khâu chọn khảo sát, thiết kế đến thi công, giám sát mặc dù công trình nằm trong diện được phép chỉ định Nhờ vậy nhiều công trình đã được xây dựng chẳng những đạt chất lượng mà còn tiết kiệm được vốn nhà nước.
Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ hơn, toàn diện hơn để đấu thầu không đồng nghĩa với móc ngoặc và tiêu cực, để trả lại cho đấu thầu ý nghĩa tích cực của nó, tìm ra những nhà thầu nghiêm túc, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, thời gian Với vốn bỏ thầu có lợi nhất cho ngân sách nhà nước đồng thời cũng đem lại hiệu quả cao nhất "Cần tổ chức nghiên cứu, bổ sung các cơ chế chính sách theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh trong xây dựng ở từng bộ, từng tỉnh, thành phố và tất cả các khâu" Đồng thời sớm tách quản lý Nhà nước với tách quản lý doanh nghiệp Nhà nước; tách quản lý Nhà nước với tách quản lý chủ đầu tư
Cần đổi mới những cơ chế quản lý đã làm phát sinh tư tưởng cục bộ, trong quy hoạch cũng như trong sản xuất kinh doanh, đã khuyến khích các địa phương hướng về trung ương để xin chính sách “đặc thù” thay vì khuyến khích các địa phương liên kết với nhau để phát huy thế mạnh của nhau và của vùng để cùng phát triển Đổi mới những cơ chế này sẽ góp phần không nhỏ giải quyết sự dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản và bội chi ngân sách.
Trong giai đoạn khó khăn này, cần nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, khơi thông thị trường mới, tạo cơ chế thông thoáng, môi trường kinh doanh bình đẳng… Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính như nghị quyết của Quốc hội đã nêu để tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp Đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng ổn định nguồn thu
Mở rộng danh mục thu đặc biệt là khoản thu ngân sách hưởng 100% tại huyện, xã Khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại huyện đồng thời cần có chính sách thu hút, giữ chân cán bộ lao động làm việc tại cơ quan nhà nước.
3.3.2.Kiến nghị đối với cấp Huyện Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải quản lý chặt chẽ, sử lí nghiêm những hành vi sai trái Thực hiện công khai minh bạch Đội ngũ thanh tra phải giám sát kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc hi NSNN cho xây dựng cơ bản, phục vụ hoạt động sự nghiệp.
Thứ nhất là khắc phục 4 căn bệnh là đầu tư dàn trải, thất thoát nhiều, hiệu quả thấp và vòng quay của đồng tiền chậm Thứ hai là khắc phục căn bệnh hoành tráng, hội chứng xây dựng sân bay, bến cảng, sân golf, nhà máy bia Thứ ba là không chi thêm cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Và, cuối cùng là phải dựa vào dân Hiện nay, vốn trong dân còn nhiều, nhưng do điều hành chưa tốt nên chưa huy động được nhiều Với tư duy dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong Trong thời gian tới, cần huy động nguồn vốn trong dân bằng nhiều hình thức thích hợp
Xác định được lợi thế, tiềm năng quy hoạch địa phương để khôi phục lại nghề truyền thống, mở rộng nguồn thu cho NSNN việc ứng dụng khoa học công nghệ kĩ thuật hiện đại vào đời sống.
Cần phải nâng cao bản lĩnh cho các cán bộ quản lý từ trình độ chuyên môn đến tu dưỡng đạo đức Đồng thời, cán bộ lãnh đạo phải giải trình công khai các khoản thum chi trước nhân dân để tạo lòng tin cho người dân.
Huyện phải xây dựng cho mình hướng đi phát triển riêng, phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển của địa phương Đối với các khoản chi sai nguyên tắc phải kiến nghị đối với cấp tỉnh cá khoản này nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách.