1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GỖ NỘI THẤT XUẤT KHẨU

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 649,03 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I.....................................................................................................................1 (10)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (10)
    • 2. Tên dự án đầu tư (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (11)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (11)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (11)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (18)
      • 4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng (18)
      • 4.2. Nhu cầu sử dụng nước (18)
      • 4.3. Nhu cầu sử dụng điện, nhiên liệu (19)
  • CHƯƠNG II..................................................................................................................12 (21)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (21)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (21)
  • CHƯƠNG III.................................................................................................................14 (23)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (23)
      • 1.1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa (23)
      • 1.3. Xử lý nước thải (25)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (31)
      • 2.1. Công trình xử lý bụi, khí thải khu vực xưởng sản xuất (31)
      • 2.2. Biện pháp xử lý bụi, khí thải tại khu vực lò hơi (35)
      • 2.3. Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (36)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (37)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (38)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (39)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (42)
    • 8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (42)
    • 9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) (43)
    • 10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (43)
  • CHƯƠNG IV................................................................................................................35 (44)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (44)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (44)
      • 1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (44)
      • 1.3. Dòng nước thải (44)
      • 1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (44)
      • 1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải (45)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (45)
      • 2.1. Nguồn phát sinh khí thải (45)
      • 2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa (46)
      • 2.3. Dòng khí thải (47)
      • 2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải (47)
      • 2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải (48)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: Không có (50)
    • 4. Nôi dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (50)
    • 5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (50)
  • CHƯƠNG V..................................................................................................................42 (0)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (51)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (51)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (52)
      • 1.3. Tổ chức, đơn vị quan trắc, đo đạc, lấy và phân tích mẫu (54)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (54)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (54)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (55)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án (56)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (56)
  • CHƯƠNG VI................................................................................................................48 (57)
  • PHỤ LỤC (58)

Nội dung

CHƯƠNG I 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 1. Tên chủ dự án đầu tư 1 2. Tên dự án đầu tư 1 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 2 3.1. Công suất của dự án đầu tư 2 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 2 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 9 4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng 9 4.2. Nhu cầu sử dụng nước 9 4.3. Nhu cầu sử dụng điện, nhiên liệu 10 CHƯƠNG II 12 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 12

Tên chủ dự án đầu tư

- Tên Chủ dự án: Công ty Cổ Phần Lâm Sản Nam Định

- Địa chỉ liên hệ: KCN Hòa Xá, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông Bùi Đức Thuyên;

- Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Công ty cổ phần Lâm Sản Nam Định (gọi tắt là Công ty) tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1991 và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0600160460 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp, đăng ký lần đầu ngày 04/10/1999 thay đổi lần thứ 13 ngày 08/01/2021 với ngành nghề kinh doanh là: Sản xuất, chế biến gỗ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu,mua bán gỗ nguyên liệu, các sản phẩm từ gỗ, phụ kiện ngành chế biến gỗ.

Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: “Xây dựng nhà máy sản xuất giày”

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Tân Thành và xã Liên Bảo, huyện

Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

- Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:

Dự án “Nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu” tại xã Liên Bảo và xã Tân Thành, huyện Vụ Bản của Công ty Cổ phần Lâm Sản Nam Định đã triển khai xây dựng và đi hoạt động từ năm 2019 Thời điểm này dự án đã được UBND tỉnh cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 1844/QĐ-UBND ngày 3/9/2019, diện tích thực hiện dự án khoảng 7,5ha Quy mô hoạt động: Sản xuất đồ mộc trong nhà và đồ mộc ngoài trời, công suất 12.000 ghế/năm 12.000 bàn/năm, sản phẩm khác 6.000 sản phẩm/năm

Năm 2020, với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Công ty Cổ phần Lâm SảnNam Định đã quyết định sáp nhập Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mạiThuận Thành vào Công ty Cổ phần Lâm Sản Nam Định, đồng thời trở thành chủ đầu tư dự án “Xưởng chế biến sản xuất gỗ” (trước đây do Công ty cổ phần du lịch và thương mại Thuận Thành là chủ đầu tư) có địa điểm thực hiện tại xã Đại

An, huyện Vụ bản, tỉnh Nam Định nằm liền kề với dự án “Nhà máy sản xuất, chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu” tại xã Tân Thành và xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản Dự án “Xưởng chế biến sản xuất gỗ” đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 8/01/2018, diện tích thực hiện 2,8655ha, công suất: gỗ sấy 10.000 sản phẩm/năm (8.000m 3 /năm), gỗ ghép 5.000 sản phẩm/năm (4.000 m 3 /năm)

Năm 2022 để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải phát sinh, đảm bảo quy định của pháp luật về môi trường và thuận tiện hơn trong công tác quản lý, kiểm soát Công ty Cổ phần Lâm Sản Nam Định quyết định thay đổi một số nội dung về quy mô cũng như công nghệ xử lý chất thải phát sinh của dự án “Nhà máy sản xuất, chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu” Cụ thể như sau:

+ Tăng công suất và thay đổi công nghệ của hệ thống xử lý nước thải từ 120m 3 /ngày đêm lên 150m 3 /ngày đêm Thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ dự án “Xưởng chế biến sản xuất gỗ” về hệ thống xử lý nước thải tập trung 150m 3 /ngày đêm của “Nhà máy sản xuất, chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu” tại xã Tân Thành và xã Liên Bảo để xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường.

+ Thay đổi quy trình công nghệ sản xuất từ công nghệ phun sơn ướt sang công nghệ phun sơn khô Đồng thời thay thế hệ thống xử lý bụi sơn ướt bằng hệ thống xử lý bụi sơn khô với 15 buồng phun sơn khép kín.

Những thay đổi này của dự án “Nhà máy sản xuất, chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu” đã được công ty Cổ phần Lâm Sản Nam Định đưa vào nôi dung báo cáo đánh giá tác động môi trường mới và được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại quyết định số 665/QĐ-UBND ngày 05/4/2022.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): dự án nhóm B.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

Quy mô công suất của dự án là 30.000 sản phẩm/năm tương đương 18.000 m 3 gỗ thành phẩm/năm.

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

- Công nghệ sản xuất: Là quy trình chế biến gỗ tự nhiên trong đó riêng công đoạn sơn sử dụng công nghệ tự động, khép kín.

Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ nội thất

Ghi chú: Đường công nghệ Đường dòng thải

CTNH: găng tay, bao bì cứng, mềm thải…

CTR: Dây đai, nilon, màng chít…

Sử dụng làm nhiên liệu đốt, xuất bán

CTNH: Căn sơn, cặn dầu, giẻ lau, găng tay, bao bì mềm thải

Tiếng ồn Bụi gỗ, CTR: đầu mẩu gỗ, mùn cưa,…

CTNH: bao bì mềm thải

XUẤT HÀNG ĐÓNG GÓI KIỂM TRA (QC)

(Xẻ, bào, cát, khoan, đục, tạo mộng…)

LƯU KHO SẤY GỖ KÊNH XẾP

Gỗ nguyên liệu được nhập về là gỗ thanh hoặc gỗ tấm sẽ được tập kết tại khuôn viên nhà máy sau đó được công nhân kênh xếp lên các pallet Mục đích của công đoạn này là tạo các khoảng không giữa các thanh gỗ để tăng hiệu quả cho công đoạn sấy gỗ.

Gỗ sau khi được kênh xếp trên các pallet thì được hong tự nhiên khoảng 5-10 ngày sau đó sẽ được xếp vào Buồng sấy bằng xe nâng Mỗi buồng sấy được lắp 4 quạt đối lưu không khí Cứ 2-4h/lần, quạt sẽ đảo chiều giúp không khí trong buồng sấy được lưu thông tuần hoàn, đảm bảo gỗ được sấy đều ở cả hai đầu buồng Quá trình sấy thực hiện theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ từ thấp đến cao (30-70°C) kéo dài từ 12-20 ngày để độ ẩm trong gỗ đạt từ 10-12%, công suất đạt 40 - 60 m 3 gỗ/mẻ sấy Buồng sấy thực hiện hoàn toàn tự động bằng việc điều khiển nhiệt độ, độ ẩm của không khí và sự lưu thông tuần hoàn của dòng khí trong buồng sấy (Công ty không sử dụng chất bảo quản gỗ)

- Lưu kho: Gỗ sau khi sấy được bảo ôn từ 7 đến 10 ngày tại kho gỗ nguyên liệu của nhà máy.

- Công đoạn gia công chi tiết:Khi độ ẩm gỗ đạt ổn định trong khoảng 12- 14% sẽ đưa vào chế biến Gia công chi tiết gồm các công đoạn chính như: gỗ được cho vào máy bào 2 mặt, máy bào 4 mặt để bào nhẵn 4 cạnh của từng chi tiết; sau đó được phân loại, chọn lọc ngay trên băng tải về chất lượng (chiều dài, chiều dày, độ ẩm,… ) phù hợp với chi tiết sản phẩm đang có yêu cầu sản xuất. Tất cả gỗ đáp ứng yêu cầu được chuyển sang các khâu tiếp theo như: cắt hai đầu, tạo mộng âm, mộng dương, khoan, đục, vê cạnh,… để làm thành từng chi tiết (như: nan mặt bàn/ghế, nan tựa bàn/ghế, nan khung bàn/ghế, nan chân bàn/ghế,…) của các sản phẩm (bàn, ghế,….) Trường hợp gỗ chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng sẽ được hạ cấp chuyển sang chi tiết có chất lượng thấp hơn ghép thành thanh, tấm, ván (như mỏng hơn, ngắn hơn,… ) hoặc xử lý sấy lại khi độ ẩm không đạt

- Công đoạn Lắp ráp:Được thực hiện sau khi gia công chi tiết, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được lắp ráp theo từng bộ phận (phên mặt đối với bàn/ ghế; phên tựa đối với ghế, … ) tùy từng yêu cầu của sản phẩm Việc lắp ráp được thực hiện bằng cách bôi keo (toàn bộ keo sử dụng hiện nay là hóa chất nhập khẩu 100% với đầy đủ hồ sơ nguồn gốc và hướng dẫn an toàn) vào các mộng (mộng âm, mộng dương) sau đó sử dụng máy ép thủy lực (Máy vam) để cố định việc lắp ráp này

- Công đoạn ghép tấm, ván, thanh: Sau công đoạn gia công chi tiết, các chi tiết không đạt tiêu chuẩn về chiều dài, rộng, độ dầy sẽ được cắt lọc hạ cấp để làm nguyên liệu cho quá trình ghép ván Gỗ ghép được thực hiện theo hai kiểu ghép khác nhau tùy yêu cầu và loại sản phẩm.

+ Ghép mộng ngón: Chọn gỗ có cùng độ dầy và chiều rộng, bào nhẵn và cắt 2 đầu, tạo mộng, trải keo hoặc quét keo thủ công, ghép dọc, để kho khoảng 2 giờ, quét keo và ghép ngang (ghép thủy lực) giữ khoảng 1 giờ, trà nhám, kiểm tra, chờ xuất hàng

+ Ghép chập: Chọn gỗ cùng độ dày, chiều rộng và chiều dài đồng nhất, bào nhẵn, cắt hai đầu đồng nhất về chiều dài, dưỡng cữ, bôi keo vào 4 cạnh xung quanh ghép cao tần thành tấm giữ nguyên các tấm này trong khoảng 1 giờ tại máy ghép, trà nhám, kiểm tra, chờ xuất hàng

+ Cán sơn (đối với các sản phẩm có bề mặt thẳng): Sản phẩm được đưa lên băng tải đưa vào máy chà nhám làm nhẵn bề mặt và làm sạch bụi Sau khi làm sạch sản phẩm được đưa vào máy cán sơn, đưa qua băng tải để sấy làm khô bề mặt, cán nóng để ép các điểm sơn lỗi, đưa qua máy cán filer để cán thêm một lớp sơn lót bảo vệ lần 1, làm khô bằng máy sấy UV 2 đèn, lên băng tải vào máy sealer cán sơn lót bảo vệ lần 2, làm khô bằng máy sấy UV 3 đèn, chà nhám để làm nhẵn bề mặt sản phẩm thêm lần nữa Sau khi chà nhám và làm sạch bụi lần nữa, sản phẩm được lên băng tải và sơn lót bảo vệ lần 3 qua máy sealer và làm khô tại máy UV 2 đèn Cuối cùng, sản phẩm được sơn phủ bóng bề mặt và làm khô bằng máy UV 4 đèn Quy trình cán sơn là quy trình liên tục và khép kín:

Băng tải cuốn phôi; điều chỉnh tốc độ inverter

- Chiều rộng làm việc: 300 – 1.300mm

- Chiều dài làm việc: 600 – 2.500mm

- Chiều dày làm việc: 3 – 50mm

II MÁY CHÀ NHÁM VÀ LÀM SẠCH BỤI

Băng tải cuốn phôi; 01 bộ chổi lông & 01 bộ kết tủa tĩnh điện

- Đường kính ống thu bụi: 100mm

- Số ống thu bụi: 6 cái

III MÁY PHUN SƠN TỰ ĐỘNG

IV ĐƯỜNG ỐNG TẮT FLASH

Dây xích thép cuốn phôi không gỉ; điều chỉnh tốc độ inverter; đèn cấp nhiệt IR; với hộp bảo quản nhiệt độ

Dây xích thép cuốn phôi không gỉ; điều chỉnh tốc độ inverter; với 03 đèn phía trên, 02 đèn mặt bên, 01 đèn phía sau; với 05 đèn thủy ngân & 01 đèn Gali

+ Phun sơn (đối với các sản phẩm có bề mặt cong): Với hai buồng phun sơn theo công nghệ cũ, sơn được phun theo công nghệ bán tự động, buồng phun sơn hở, sản phẩm được ngấm sơn không đều, hệ thống xử lý bụi sơn theo công nghệ ướt xử lý không triệt để, bụi sơn dư phát tán nhiều trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp tại khu vực sơn Công ty trang bị mới 15 buồng sơn kín hoàn toàn, công nghệ tự động, trên vách buồng phun sơn có màng lưới lọc dầy 20mm và hệ thống quạt hút, đẩy Hệ thống quạt hút, đẩy có nhiệm vụ thu gom bụi sơn thừa trong buồng sơn, đẩy vào hệ thống màng lưới lọc để hấp thụ bụi sơn dư và đẩy không khí sạch ra ngoài Với công nghệ này có thể thu gom triệt để lượng bụi sơn dư thừa trong quá trình sơn và không phát sinh nước thải Chủng loại sơn không thay đổi, sơn gốc nước được phun dưới dạng sương mù bằng các súng phun sơn tự động, bao phủ hoàn toàn và dàn đều trên bề mặt sản phẩm

Quy trình phun sơn cụ thể như sau:

Sơn lót: Trước khi sơn lót, sản phẩm được đưa qua máy chà nhám để làm nhẵn và làm sạch bề mặt thêm lần nữa Sơn lót giúp lớp sơn bề mặt bám dính tốt hơn, bóng mịn hơn, ít bị bong chóc Súng sơn có áp lực 8kg/cm2, giữ góc mở của vòi sơn là 30 độ, sơn đi qua 3 lượt, các lượt sơn không quá dày hoặc quá mỏng nhằm hạn chế tối đa nước trong sơn lót thấm vào bên trong cốt gỗ Ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ các sản phẩm.Sau khi sơn lót, sản phẩm được sấy khô bằng hệ thống đèn hồng ngoại IR Thời gian khô sơn lót thường từ 20 –

60 phút tùy từng hãng, điều kiện môi trường xung quanh và cách thực hiện.

Sơn lớp giữa: Lớp sơn ở giữa có tác dụng bảo vệ bề mặt gỗ Tiến hành sơn lớp giữa sau khi lớp lót đã khô và được chà mịn hoàn toàn Súng phun sơn điều chỉnh áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn 30 độ Cũng tiến hành phủ sơn 3 lượt Không phun sơn quá dày hoặc quá mỏng dễ làm mất đi độ tự nhiên của vật liệu, màu sắc Sauk hi sơn, sản phẩm lại được sấy khô bằng hệ thống đèn hồng ngoại Thời gian khô sơn thường từ 1-3 giờ.

Sơn bóng bề mặt: Sau khi lớp sơn giữa khô, sản phẩm phủ thêm một lớp sơn bóng để tăng độ bền, cứng chắc của gỗ.Sau khi phun bóng từ sản phẩm sẽ được sấy khô bằng máy sấy hồng ngoại.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm:Tất cả các sản phẩm sẽ được kiểm tra lại một lần nữa trước khi đóng gói theo yêu cầu khách hàng Trường hợp sản phẩm bị lỗi hỏng sẽ được chỉnh sửa, khắc phục cho phù hợp

- Đóng gói sản phẩm: Tại đây các chi tiết sản phẩm sẽ được đóng gói cùng với gói phụ kiện, quyển sách hướng dẫn lắp ráp (để sau khách hàng cuối cùng tự lắp ráp theo hướng dẫn) vào các hộp bao bì với các kích thước khác nhau, dán tem nhãn và sau đó sẽ được chuyển sang kho thành phẩm để chờ xuất hàng. b Quy trình ép mùn cưa làm nhiên liệu đốt

Quá trình sản xuất của công ty phát sinh rất nhiều mùn cưa và phoi bào. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty tận dụng chúng làm thành nguyên liệu cho lò hơi Để giảm phát sinh bụi, khí CO và tăng nhiệt độ buồng đốt, Công ty đầu tư hệ thống máy ép mùn cưa thành các viên nén hình trụ rỗng, mỗi viên ép mùn cưa có đường kính khoảng 20cm, khối lượng khoảng 1kg/1 viên

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng

Bảng 1: Tổng hợp nhu cầu nguyên, vật liệu, hóa chất sử dụng

Stt Nội dung Đơn vị Giai đoạn hiện tại

Giai đoạn khi dự án hoạt động ổn định

- Phụ kiện bằng sắt (vít, khóa chữ

Z/L, khóa góc, bu lông,… ); phụ kiện gỗ (chốt gỗ);… Bộ 100.000 200.000

- Bông thủy tinh thấm sơn, dầu Tấn/năm 3 6

- Keo liên kết (Polyvynyl axetat) Tấn/năm 15 36

- Bột trám trét kg/năm 325 700

- Bánh ép mùn cưa, phoi bào dùng để đốt cho 2 lò hơi Tấn/năm 1.440 2.880

4.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước sử dụng để cung cấp cho hoạt động của dự án được mua của Công ty Cổ phần cấp nước Nam Định, đường ống nước đầu vào sử dụng ống tráng kẽm D50, nước sạch chứa trong bể ngầm 160m 3 , nước sạch được cấp tới hạng mục công trình phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy. Công ty không lắp đặt đồng hồ tại mỗi phân đoạn sử dụng nước của nhà máy. Nhu cầu sử dụng nước của dự án như sau:

+ Nước cấp cho sinh hoạt : Với số lượng cán bộ công nhân viên khi dự án đi vào hoạt động với công suất tối đa là 750 công nhân Căn cứ tiêu chuẩnTCVN 33:2006/BXD thì định mức nước sử dụng cho hoạt động của cán bộ công nhân là 100 lít/người/ngày Lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân như sau:

750 người × 100 lít/người/ngày = 75m 3 /ngày.

+ Nước cấp sử dụng cho làm mát nhà xưởng: Căn cứ hoạt động thực tế của Công ty khoảng 20m 3 /ngày.

+ Nước cấp cho bể dập bụi lò hơi khoảng 12m 3 /ngày (tính bằng 80% thể tích khoang chứa nước theo thiết kế 15m 3 ) Trong thời gian tới Công ty sẽ lắp thêm lò hơi 6 tấn/giờ thì lượng nước cấp cho bể dập bụi khoảng 6m 3 /ngày.

Như vậy tổng lượng nước cấp cho bể dập bụi lò hơi khoảng 18m 3 /ngày.

+ Nước tưới cây, rửa đường vào những ngày nắng nóng, khoảng 5m 3 /ngày

+ Nước vệ sinh dụng cụ bôi keo, phun sơn: Căn cứ hoạt động thực tế của Công ty lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 3m 3 /ngày.

+ Giai đoạn trước công ty sử dụng công nghệ phun sơn ướt với hệ thống xử lý bụi sơn ướt nên có sử dụng nước cho hoạt động này với lượng sử dụng khoảng 4m 3 Tuy nhiên hiện tai công ty đã thay thế quy trình hệ thống xử lý bụi sơn ướt bằng hệ thống xử lý bụi sơn khô với 15 buồng phun sơn khép kín, do đó hiện tại công ty không sử dụng lượng nước vào hoạt động này.

Bảng 2 Dự báo nhu cầu sử dụng nước của dự án

TT Tên ĐVT Nhu cầu sử dụng nước tối đa

1 Nước sử dụng cho sinh hoạt m 3 /ngày 75

2 Nước sử dụng cho hệ thống làm mát nhà xưởng m 3 /ngày 20

3 Nước vệ sinh dụng cụ bôi keo, sơn m 3 /ngày 4

4 Nước tưới cây, rửa đường (không thường xuyên) m 3 /ngày 5

5 Nước cho bể dâp bụi lò hơi m 3 18

4.3 Nhu cầu sử dụng điện, nhiên liệu Điện phục vụ của dự án trước đây được lấy từ hệ thống cấp điện của Điện lực Vụ Bản dẫn vào công ty qua 05 trạm biến áp Điện được sử dụng để phục vụ các nhu cầu: Phục vụ cho dây chuyền sản xuất, phục vụ cho nhu cầu của công nhân viên, chiếu sáng xung quanh.

Căn cứ hóa đơn sử dụng điện hàng tháng tại toàn nhà máy, dự kiến mức tiêu thụ điện năng khi hoạt động ổn định khoảng 350 MWh/tháng tương đương khoảng 4.200MWh/năm. Để tiết kiệm điện năng và nhận thấy tiềm năng việc sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, Công ty đã tiến hành lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại mái nhà xưởng sản xuất với tổng công suất phát điện hàng năm trung bình khoảng 2.770MWh Lượng điện còn thiếu công ty tiếp tục mua từ điện lưới quốc gia để phục vụ sản xuất

Hệ thống điện năng lượng mặt trời được công ty lắp đặt thành hai hệ thống trên mái của khu nhà xưởng sản xuất Hệ thống thứ nhất gọi là hệ thống điện năng lượng áp mái 1, bao gồm toàn bộ mái nhà Xưởng sản xuất số 1, một phần mái lán để gỗ và xưởng sản xuất số 2 với tổng diện tích 7.600m 2 Hệ thống thứ hai gọi là hệ thống điện năng lượng áp mái 2 gồm toàn bộ mái nhà xưởng sản xuất số 3, toàn bộ mái nhà kho nguyên liệu gỗ số 1 và số 2 với tổng diện tích11.565m 2 Điện năng lượng mặt trời của Công ty sẽ được đấu nối với đường dây0,4 kV trong khu vực tại trạm biến áp 1500KVA đã được xây dựng.

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án “Nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu” của Công ty CP lâm sản Nam Định được triển khai tại xã Tân Thành và xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Nam Định và của địa phương bao gồm:

- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025

- Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Cụ thể đối với định hướng phát triển công nghiệp ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có thị trường tương đối ổn định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động; tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư.

- Quyết định số 3043/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Cụ thể: Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề có lợi thế: dệt may, cơ khí, chế biến gỗ, mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 20/11/2018 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Vụ Bản.

- Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 24/4/2019 của UBND tỉnh Nam Địnhvề việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của huyện Vụ Bản.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của nhà máy là mương tiêu Ba Bờ,mương rộng 5m, sâu 2m, dài khoảng 600 m dẫn nước tưới tiêu cho khu vực đồng lúa xã Liên Bảo, mương này tiêu thoát nước ra sông Vĩnh Giang Nên căn cứ vào Điều 4, Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017, báo cáo không phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước.

Tuy nhiên khi đi vào hoạt động Công ty sẽ tiến hành thu gom xử lý các loại chất thải phát sinh tại nhà máy đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường, cụ thể như sau:

- Đối với nước thải xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thoát ra miêng tiêu

Ba Bờ phía Tây dự án.

- Đối với bụi, khí thải được thu gom qua hệ thống xử lý tại từng khu vực phát sinh đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNM (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Đối với chất thải rắn: bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại được thu gom phân loại và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

Như vậy với các biện pháp giảm thiểu của Công ty khi dự án đi vào hoạt động sẽ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường khu vực dự án và phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Công ty đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom nước thải Nước mưa được thu gom bằng hệ thống cống hộp xây bằng gạch có kích thước H × R(0,3 × 0,4)m độ dốc toàn tuyến là 2% và hố ga có kích thước (0,5×0,5×0,5)m chạy xung quanh các nhà xưởng, nhà văn phòng và lối đi. Hiện tại, hệ thống thoát nước mưa đều đảm bảo thoát tốt ngay cả khi mưa to kéo dài nhiều giờ liền Nước mưa được thu gom về chứa tại hồ điều hòa nhằm mục đích trữ nước cứu hỏa Tuy nhiên, vẫn bố trí 3 vị trí thoát từ hồ điều hòa ra mương tiêu Ba Bờ Tây dự án phòng khi mưa to, lượng nước vượt quá sức chứa của hồ.

Hình 1 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa chảy tràn

Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom và thoát nước mưa được tổng hợp bảng sau:

Bảng 1 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, thoát nước mưa

TT Tên hạng mục Thông số kỹ thuật Số lượng Thể tích

1 Hố ga lắng cặn D×R×H = 0,5×0,5×0,5 5 0,125m 3 /hố

2 Cống hôp H×R = 0,3×0,4 Dài 1.200m, độ dốc 2%

1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Lâm Sản Nam Định 14

Mương tiêu Ba Bờ qua 3 cửa xả

Nước mưa chảy tràn trên sân, đường nội bộ ống nhựa

Nước mưa chảy D110 tràn trên mái Cống 0,3 × 0,4 và hố ga lắng cặn Hồ điều hoà Ống D110 Ống D250

Tái sử dụng 80% cho nhà vệ sinh và tưới cây ống nhựaD500

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu”

Hình 2 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải

(1) Đối với nước thải sinh hoạt Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án được thu gom xử lý sơ bộ qua hệ thống các bể phốt, bể tách dầu mỡ nhà ăn trước khi dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm để xử lý Các bể xử lý sơ bộ này bao gồm: Khu văn phòng: 01 bể phốt thể tích 100m 3 ; khu vực xưởng sản xuất và nhà ăn: 01 bể phốt thể tích 200m 3 , 01 bể tách dầu mỡ thể tích 2m 3 Đối với nước thải sinh hoạt sau bể phốt phát sinh từ dự án “Xưởng chế biến sản xuất gỗ” tại xã Đại An (tiếp giáp phía Đông Bắc dự án) được thu gom về bể thu gom 20m 3 sau đó được bơm qua đường ống PC50 về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm để xử lý.

(2) Đối với nước thải sản xuất

Trước đây, khu vực phun sơn dự án công ty sử dụng công nghệ màng nước để dập bụi sơn nên phát sinh nước thải Giai đoạn này công ty tiến hành thay thế công nghệ phun sơn ướt bằng công nghệ phun sơn khô, đầu tư hệ thống buồng sơn kín và sử dụng công nghệ dập bụi khô nên sẽ không phát sinh nước thải Do vậy nước thải sản xuất phát sinh chỉ gồm nước rỉ từ bể dập bụi của hệ thống xử lý khí thải lò hơi khoảng 5,4m 3 /ngày.đêm và nước vệ sinh dụng cụ bôi sơn, keo khoảng 4 m 3 /ngày.đêm.

Toàn bộ lượng nước thải này được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày đêm để xử lý Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) sẽ được Công ty tái sử dụng khoảng 80% cho tưới cây xanh và nhà vệ sinh, còn 20% sẽ thải ra ngoài môi trường.

Bảng 2 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải

TT Tên công trình Số lượng Kích thước làm việc Thể tích chứa

1 Bể tách dầu mỡ và lắng cát 1 (3x3x1)m 9

3 Bể keo tụ tạo bông (03 bể) 3 (1.4 x 1.4 x 1.5)/bể 8,82

5 Bể vi sinh hiếu khí 1 (8.0 x 5.0 x 2.8)m 112

Cửa xả 01 Điểm xả nước thải sau xử lý

Nước thải sau khi xử lý đạt và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Cmax,

Kq= 0,9, Kf = 1,1) chảy qua 01 cửa xả ra mương Ba Bờ theo phương thức tự chảy.

- Tọa độ vị trí xả nước thải: X:2255646.138 Y: 566228.698

- Nguồn tiếp nhận nước thải: Mương Ba Bờ phía Tây dự án.

Sơ đồ tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải được đóng kèm phụ lục của báo cáo.

* Tính toán lượng nước thải phát sinh của nhà máy

Theo điều 39, nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải thì khối lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước của dự án tại bảng 2, lượng thải nước sinh hoạt phát sinh khoảng 75m 3 /ngày.đêm

+ Trong quá trình sản xuất, Công ty sử dụng nước để cung cấp cho quá trình nước cấp cho lò hơi và hệ thống làm mát nhà xưởng tổng lượng nước cấp 50m 3 /ngày.đêm, lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng không phát sinh nước thải.

- Nước dập bụi lò hơi: Tổng lượng nước sử dụng cho bể dập bụi của 2 lò hơi khoảng 18m 3 , lượng nước này được sử dụng tuần hoàn Tuy nhiên, trong quá trình phun mù để xử lý bụi khí thải, lượng nước này sẽ không thu hồi được một cách triệt để, lượng nước thất thoát sẽ tạo thành dòng nước thải rỉ ra chiếm khoảng 30% tổng lượng nước khoảng 5,4m 3

Nước vệ sinh dụng cụ đựng keo, sơn là 4m 3 /ngày.đêm.

Hiện tại, Công ty đã đầu tư lắp đặt mới 15 hệ thống buồng phun sơn khép kín với công nghệ xử lý bụi khô nên không phát sinh nước thải tại khu vực này

Như vậy, tổng lượng nước thải phát sinh của dự án bao gồm nước thải sinh hoạt của 750 công nhân, nước rỉ của hệ thống nồi hơi và nước thải vệ sinh dụng cụ là: 75 + 5,4 + 4 = 84,4m 3 /ngày.đêm.

Ngoài ra, Công ty còn tiến hành thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ dự án

“Xưởng chế biến sản xuất gỗ” tại xã Đại An (tiếp giáp phía Đông Bắc dự án) với lưu lượng khoảng 20 m 3 /ngày đêm (gồm nước thải sinh hoạt từ hoạt động cán bộ công nhân viên và nước thải sản xuất từ bể dập bụi của hệ thống lò hơi)

Như vậy, tổng lượng nước thải cần xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm của dự án là:

* Xử lý đối với nước thải từ nhà vệ sinh:

Hình 3 Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại

Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn dựa trên hoạt động của các vi sinh vật phân hủy yếm khí: Nước thải sinh hoạt theo đường ống D110 về bể phốt Bể phốt là công trình làm đồng thời các chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắng Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể phốt dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí sẽ bị phân hủy, một phần tạo các chất khí và một phần tạo ra các chất vô cơ hòa tan Nước thải khi qua ngăn lắng 1 sẽ tiếp tục qua ngăn lắng 2 và 3 Nước thải sau khi xử lý trong bể phốt sẽ chảy theo đường cống D250 và hệ thống hố ga về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày đêm của Công ty.

Ngoài ra,Công ty thực hiện các biện pháp bổ sung sau: Định kỳ kiểm tra việc vệ sinh, nạo vét bùn cặn trong hệ thống bể phốt.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày đêm

Nước thải khu vệ sinh

Ngăn 2 Lắng Phân hủy sinh học

Ngăn 1 Điều hòa Lắng Phân hủy sinh học Định kỳ (3 – 6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể phốtđể nâng cao hiệu quả làm sạch công trình. Định kỳ 1 lần/năm thuê đơn vị chức năng đến hút bể phốt

- Nước thải nhà bếp: Sau khi qua song chắn rác nhằm ngăn chặn các vật rắn có kích thước lớn được dẫn vào bể tách mỡ để loại bỏ bớt dầu mỡ và các chất tẩy rửa trước khi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung 150m 3 /ngày.đêm

Hình 4 Hình ảnh bể tách dầu mỡ

Hình 5 Quy trình công nghệ xử lý nước thải công suất 150m 3 /ngày.đêm

Hệ thống nước thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất tại Nhà máy được thu gom bằng hệ thống đường ống và mương dẫn bố trí xung quanh Nhà ăn và các khu xưởng sản xuất, từ đây nước thải được dẫn qua song chắn rác và đi vào bể tách dầu mỡ và lắng cát có tổng thể tích là 9 m 3

Tại bể tách dầu mỡ và lắng cát này nước thải được loại bỏ các chất như dầu mỡ động, thực vật cùng các tạp chất vô cơ có kích thước lớn như cát, sỏi. Sau khi qua hệ thống bể tách dầu mỡ và lắng cát, nguồn nước thải được loại bỏ khoảng 90% dầu mỡ động, thực vật, 95% cặn vô cơ khó tan.

Mương tiêu Ba Bờ phía Tây dự án (thải ra khoảng 20%, tái sử dụng 80%)

Bể vi sinh hiếu khí

Hố ga lấy mẫu nước

Bể khử trùng kết hợp rửa lọc

Cụm bình lọc áp lực

Bể lắng cấp 2 có tấm lắng lamen

Bể lắng cấp 1 có ống lắng trung tâm

Bể keo tụ tạo bông

Hệ thống bể tách dầu mỡ và lắng cát

Nước thải tập trung của

Thu nướcSong chắn rác

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Công trình xử lý bụi, khí thải khu vực xưởng sản xuất

Công ty đã đầu tư trang bị hệ thống xử lý giảm thiểu bụi, khí thải trong nhà xưởng Các hệ thống xử lý bụi, khí thải đến nay tình trạng hoạt động đạt trên 90% và vẫn duy trì hoạt động hiệu quả, cụ thể như sau:

* Biện pháp giảm thiểu bụi

Lắp đặt một hệ thống lọc bụi Cyclon kết hợp 3 hệ thống lọc bụi túi vải tại ba xưởng sản xuất (xưởng pha phôi, xưởng tinh chế, xưởng hoàn thiện) Ngoài ra, trên các máy gia công gỗ công ty bố trí các chụp hút và các ống dẫn có tác dụng dẫn bụi vào các đường ống chính được thiết kế âm sàn của mỗi xưởng sản xuất.

Bảng 5 Danh mục các thiết bị chính trong hệ thống hút bụi

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng

1 Quạt hút ly tâm 75Kw 380/660v

2 Quạt hút ly tâm 55Kw 380/660v

Hình 6 Sơ đồ quy trình xử lý thu gom bụi

Khu vực thu gom ép mùn cưa Thùng chứa

Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên các máy gia công chi tiết gỗ Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn Từ ống dẫn bụi được chia làm 2 phần: phần phôi có kích thước lớn hơn (bụi thô) được chuyển đến hệ thống lọc bụi Cyclon; phần bụi kích thước nhỏ hơn (bụi tinh) được thu về hệ thống túi vải Việc phân tách bụi thô và bụi tinh được thực hiện trong thùng dưới tác động của quạt đẩy Bụi tinh có trọng lượng nhẹ được đẩy lên đường ống kích thước 0,25mm, bụi thô có trọng lượng lớn hơn sẽ rơi xuống đường ống có kích thước 0,75mm Hệ thống xích tải cào với các cánh gạt bằng thép sẽ đẩy bụi thô về hệ thống Cyclon.

Dòng khí đi vào xyclon theo ống dẫn lắp theo phương tiếp tuyến, khi đó dòng khí sẽ chuyển động xoáy ốc bên trong thân hình trụ của Cyclon, khi chạm vào ống đáy hình phễu, dòng khí sẽ dội ngược trở lên nhưng vẫn giữ được chuyển động xoáy ốc và theo ống trung tâm thoát ra ngoài Trong dòng chuyển động xoáy ốc, các hạt bụi chịu tác dụng bởi lực ly tâm làm cho chúng có xu hướng tiến dần về phía thành ống của thân hình trụ, các hạt bụi này sau khi chạm vào thành ống sẽ mất động năng và rơi xuống đáy phễu Sau đó bụi lắng được tháo xuống thùng chứa và đưa về kho chứa mùn cưa và đưa vào lò hơi để làm nguyên liệu đốt.

Hệ thống túi vải gồm nhiều ống tay áo hình trụ đường kính 125-300mm, chiều cao từ 2,5-3,5m được giữ chặt trên lưới ống và được trang bị cơ cấu giũ bụi. Chất liệu vải loại thường.

Bụi được hút vào các buồng lọc, tại đây khí cùng các hạt bụi sẽ giảm vận tốc bởi tấm chắn và khí được phân tán đều trong buồng lọc Khi luồng khí bụi giảm vận tốc trong buồng lọc, các hạt bụi có tỷ trong lớn rơi xuống buồng chứa bụi phía dưới Khi bụi được hút lên buồng lọc phần khí sạch đi qua các túi lọc, các hạt bụi kích thước nhỏ bám vào thân các túi lọc, khí sạch thoát ra ngoài qua ống phóng không cao 5m

Các túi lọc được làm sạch theo chu kỳ bằng các xung khí nén thổi trực tiếp và các túi lọc bụi từ phía buồng khí sạch (thổi ngược đảm bảo bụi kết dính rơi xuống buồng chứa) Các ống thổi khí nén được bố trí theo từng hàng phía trên các hàng túi Các xung khí được hướng thẳng xuống các túi lọc do các miệng khung túi lọc được lắp đặt theo chiều thẳng đứng dọc theo túi từ phía trên.

Bụi gỗ thu được trong thùng chứa, hàng ngày được công nhân thu gom vào các bao chứa thông qua các cửa xả bụi Sau đó, mùn cưa được đưa về khu vực ép mùn cưa để ép thành bánh Các bánh mùn cưa được vận chuyển đến khu nhà chứa nồi hơi làm nguyên liệu đốt Phần còn lại không dùng hết được bán tận thu.

Hình 7.Cấu tạo chi tiết Cyclon

*Biện pháp giảm thiểu khí thải:

Hiện tại công ty đã đầu tư lắp đặt 15 hệ thống buồng sơn kín với công nghệ dập bụi khí thải khô thay thế 2 buồng phun sơn sử dụng công nghệ dập bụi ướt trước đó Để tránh việc tập trung nhiều ống thải khí vào cùng một vị trí, đảm bảo không khí khu vực làm việc luôn được lưu thông, Công ty tiến hành bố trí tại hai tầng của khu vực sản xuất trong đó: tầng 1 gồm 09 buồng và tầng 2 gồm

Các thông số kỹ thuật buồng phun sơn kín:

Kích thước lòng phòng sơn: D×R×C = 6.900 × 3.900×3.300mm

Cửa chính 3 cánh Rộng 3.500mm, cao 3.900m

Cửa phụ bên hông rộng 800mm , cao 2.000mm

Hệ thống quạt 2 hút, 2 đẩy

Hệ thống súng phun và rô bốt điều khiển

Hệ thống khung tôn mạ kẽm gắn lưới lọc xử lý bụi

Quy trình xử lý như sau:

Bụi, hơi mùi sơn  Quạt hút  Hệ thống màng lưới lọc bông thủy tinh  Ống phóng không cao 5m

Tại mỗi buồng phun sơn, bụi sơn dư từ quá trình phun sơn trong buồng kín được các quạt hút đẩy vào hệ thống màng lưới lọc bông thủy tinh dày 20mm trên trần buồng sơn theo thông số kỹ thuật nêu trên Các hạt bụi sơn được thấm vào các sợi bông thủy tinh theo cơ chế hấp phụ Không khí thoát ra ngoài là không khí sạch, khô đã được xử lý đảm bảo được thoát ra ngoài theo 01 ống xả khí đường kính D = 750, Ống phóng không cao 5m so với nền nhà xưởng.Vị trí lỗ kỹ thuật đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với 06 buồng phun sơn lắp đặt tại tầng 2, mỗi buồng sơn có 4 ống xả khí được sử dụng luân phiên, định kỳ 1 Quý đổi ống xả một lần Với 09 buồng phun sơn còn lại tại tầng 1, mỗi buồng sơn có 2 ống xả khí được sử dụng luân phiên, định kỳ 2 Quý đổi ống xả một lần.

Các sợi bông thủy tinh sẽ bị thấm dần bụi sơn và đến khi trương nở hoàn toàn sẽ hết khả năng hấp phụ Phần sợi bông thủy tinh sẽ được định kỳ thay thế và được thu gom, xử lý theo quy trình xử lý chất thải nguy hại.

+ Tại khu vực bôi keo: Thành phần chính của keo ghép gỗ là Polyme tổng hợp (-CH(COOCH3)-CH2-)n) dạng lỏng, không chứa các thành phần hữu cơ độc hại có khả năng bay hơi, khả năng phát tán ra môi trường không khí thấp Tại khu vực này, lắp đặt các quạt thông gió để giảm thiểu hơi mùi phát sinh

2.2 Biện pháp xử lý bụi, khí thải tại khu vực lò hơi

Dự án đã lắp đặt 01 lò hơi công suất 12 tấn hơi/giờ đầu tư đồng bộ với hệ thống nồi hơi là hệ thống xử lý khí thải lò hơi

Trong thời gian tới, Công ty dự kiến đầu tư lắp đặt thêm 01 lò hơi 6 tấn/giờ đồng bộ với hệ thống xử lý khí thải lò hơi Quy trình công nghệ giống như hệ thống xử lý khí thải lò hơi 12 tấn/giờ hiện đang sử dụng.

Hình 9 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải tại nồi hơi

Khí thải và bụi từ lò hơi được quạt hút và đẩy sang bể lọc bụi ướt có kích thước 2,9m×1m×1,2m Bể lọc bụi ướt là bể chứa dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) để trung hòa các khí vô cơ Tại đây, bụi được giữ lại và lắng xuống đáy bể gọi là cặn thải, khí nóng được giảm nhiệt độ và hấp thụ các chất khí CO2,

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn công nghiệp

+ Đối với đầu mẩu gỗ thừa, gỗ thải hỏng, phoi bào được thu gom ngay từ khi phát sinh, chứa trong các xilo, hàng ngày sẽ được công nhân thu gom và tập kết về khu nhà nồi hơi để làm nguyên liệu đốt, phần dư thừa được thu gom tập kết tại kho chứa chất thải công nghiệp để sử dụng cho ca làm việc sau hoặc bán tận thu Kho chứa chất thải công nghiệp có diện tích 50m 2 được xây dựng kín, có mái tôn, trong kho chia thành các khoang để lưu trữ riêng từng loại chất thải.

+ Mùn cưa được thu gom từ các ống hút tại các vị trí máy hoặc từ việc vệ sinh nhà xưởng sản xuất được đưa về xilo chứa mùn cưa sau đó chuyển xuống khu vực máy ép mùn cưa Các bánh mùn cưa của vị trí nào được tập kết về khu vực nối hơi của vị trí đó làm nguyên liệu đốt, phần dư thừa sẽ được tập kết về kho chứa để bán tận dụng

+ Đối với vỏ bao bì lỗi, hỏng và giấy bao bì thải cũng được thu gom về kho chứa chất thải rắn, định kỳ bán cho các đơn vị để tái chế.

+ Đối với lượng tro đốt từ quá trình vận hành nồi hơi sau khi được công ty thu gom về kho chứa chất thải rắn, một phần tận dụng làm phân bón cho cây xanh trong khuôn viên nhà máy, một phần bán tận thu

+ Đối với bùn thải lắng tại đáy bể xử lý khí thải lò hơi được Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng và đưa đi xử lý như chất thải thông thường.

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom bằng các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt có dung tích 100 lít được đặt ngay tại nơi phát sinh trên toàn bộ nhà máy Số lượng thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt là 40 thùng. Công ty ký hợp đồng số 03/2021/HĐRT với Công ty CP Môi trường Nam Định để thu gom và xử lý, tần suất thu gom 1 lần/tuần (4 lần/tháng).

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Tất cả CTNH của dự án được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định tại Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

+ CTNH phát sinh được thu gom tập kết về kho chứa CTNH có diện tích 50m 2 Kho chứa đã được xây dựng kín, nền đổ bê tông, mái lợp tôn, trong kho có rãnh thoát nước và hố ga sự cố Kho có khóa, bên ngoài lắp đặt biển cảnh báo theo đúng quy định.

+ Trong kho bố trí 14 thùng chứa có thể tích 50-100 lít, đặt tại các khoang để lưu giữ riêng cho từng loại CTNH Các thùng chứa đều được dán tên và mã CTNH theo quy định

+ Công nhân vệ sinh môi trường thực hiện công việc thu gom chất thải nguy hại sẽ được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết như: găng tay, mũ, khẩu trang, kính bảo hộ, giầy, ủng.

+ Công ty ký hợp đồng số 0692/2021/HĐKT/ETC ngày 01/07/2021 với Công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật Tài nguyên môi trường ETC và bổ sung thêm phụ lục số 01 (hợp đồng kinh tế số 0692/2021/HĐKT/ETC) ngày 01/09/2021 để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của công ty theo quy định của pháp luật

Bảng 7.Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất

TT Tên chất thải Trạng thái

Khối lượng phát sinh (kg/năm) Mã CTNH

1 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 40 16 01 06

2 Giẻ lau, găng tay nhiễm dầu mỡ thải Rắn 1.000 18 02 01

3 Dầu công nghiệp thải Lỏng 300 17 02 03

4 Bao bì mềm thải chứa thành phần nguy hại Rắn 12.000 18 01 01

5 Bao bì thải bằng kim loại chứa thành phần nguy hại Rắn 1.500 18 02 02

6 Bao bì thải bằng nhựa chứa thành phần nguy hại Rắn 1.350 18 02 03

7 Cặn sơn hoặc các thành phần nguy hại từ hoạt động phun sơn Rắn 600 08 01 01

8 Bông thủy tinh thấm sơn Rắn 300 06 01 03

9 Pin năng lượng mặt trời thải bỏ Rắn 250 19 06 05

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Các biện pháp hạn chế tiếng ồn và độ rung được áp dụng :

+ Đầu tư trang bị thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, quy hoạch thời gian làm việc tại các xưởng có phát sinh tiếng ồn một cách hợp lý Bố trí CBCNV làm việc luân phiên để hạn chế tối đa số lượng công nhân làm việc tại các khu vực này.

+ Thường xuyên kiểm tra độ cân bằng và bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị Đối với máy có kích thước lớn gây rung lắc trong quá trình hoạt động sẽ được cố định bằng đệm cao su đàn hồi.

+ Kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thiết bị nâng hạ, thiết bị áp lực,…

+ Trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc trong khu vực có mức ồn cao.

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận

*Phòng chống sự cố từ hệ thống xử lý nước thải.

+ Quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị của hệ thống xử lý nước thải phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của thiết kế.

+ Nhân viên vận hành hệ thống xử lý được đào tạo đáp ứng yêu cầu vận hành; Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành đã được đào tạo; Mọi sự cố xảy ra phải tìm cách khắc phục kịp thời Nếu không thể tự khắc phục sự cố, phải báo cáo cho tổ trưởng hoặc lãnh đạo xem xét và xử lý.

+ Hóa chất sử dụng đúng chủng loại và đúng tỷ lệ quy định

+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý bằng các thiết bị đo nhanh và cảm quan Nếu thấy có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân để khắc phục hệ thống xử lý nước thải nhanh chóng, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCCP.

+ Khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố, nước thải sau xử lý không đạt QCCP, Công ty sẽ ngắt đường ống thải ra ngoài môi trường; sau đó xác định nguyên nhân và tiến hành sửa chữa Sau khi khắc phục sự cố, nước thải sau xử lý đạt QCCP mới vận hành hệ thống trở lại.

+ Đầu tư các thiết bị dự phòng như máy bơm, máy sục khí để đề phòng khi các thiết bị chính của hệ thống gặp sự cố.

+ Hệ thống bể xử lý nước thải phải thường xuyên được duy tu, kịp thời phát hiện những chỗ rò rỉ, hư hại để xử lý kịp thời tránh rò rỉ nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường

* Đối với sự cố từ hệ thống xử lý bụi, khí thải:

+ Tăng cường biện pháp xử lý hơi mùi khu vực nhà xưởng, đảm bảo môi trường làm việc của công nhân luôn được thông thoáng.

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống chụp hút; quạt hút; hệ thống lọc bụi túi vải; hệ thống màng, lưới lọc bông thủy tinh Trong trường hợp hệ thống xử lý bị hỏng không hoạt động, Công ty sẽ cho kiểm tra xác định nguyên nhân để sửa chữa Nếu lỗi nhỏ có thể khắc phục ngay trong thời gian ngắn thì hoạt động sản xuất tại khu vực đó vẫn tiếp tục diễn ra bình thường; trường hợp cần có thời gian dài để sửa chữa Công ty sẽ cân nhắc tạm dừng sản xuất tại bộ phận đó và tiến hành sửa chữa sau khi sửa xong mới tiếp tục sản xuất.

* Phòng chống sự cố khu vực lưu chứa CTNH: Để bảo đảm an toàn trong quá trình thu gom và lưu chứa CTNH, chủ dự án thực hiện các biện pháp sau:

+ Xây dựng quy định thu gom, lưu chứa CTNH đảm bảo an toàn theo đúng quy định của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT cho người lao động.

+ Sử dụng thiết bị chứa CTNH có nắp đậy kín, không bị ăn mòn, độ bền cao, mỗi loại CTNH được lưu chứa trong thiết bị riêng theo từng mã CTNH.

+ Theo dõi tải lượng phát sinh CTNH tại Công ty

+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị lưu chứa để có phương án xử lý, khắc phục kịp thời khi có sự cố

* Biện pháp phòng chống sự cố tại nồi hơi.

Sự cố tại nồi hơi cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây thiệt hại lớn về người và tài sản Vì vậy, Công ty đã thực hiện các biện pháp phòng chống sự cố nồi hơi và các biện pháp này cho thấy hiệu quả cao Trong thời gian tới Công ty tiếp tục duy trì và vận hành các phương pháp phòng chống sự cố nồi hơi như sau:

- Thường xuyên kiểm tra mức nước trong ống thuỷ tại nồi hơi;

- Kiểm tra áp kế, cụm van, đường ống cung cấp hơi nước Nếu bị hỏng (áp kế bị nứt, vỡ mặt kính) hay rò rỉ đường dẫn, thì phải ngừng hoạt độngnồi ngay lập tức để kiểm tra, tránh để xảy ra tai nạn bỏng đáng tiếc Quá trình sửa chữa phải xả hết nước trong ống ra ngoài mới được tiến hành sửa chữa.

- Công nhân vận hành nồi hơi được đào tạo nghiêm ngặt, chấp hành nghiêm chỉnh các thao tác vận hành, không được chủ quan, Công nhân vận hành nồi hơi cần bình tĩnh, sáng suốt trong khi ứng phó với sự cố.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy vận hành nồi hơi và thực hiện kiểm định đúng quy định.

* Phương án phòng chống cháy nổ.

- Công ty đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy

- Với đặc thù sản xuất tại nhà máy có nhiều vị trí dễ gây cháy nổ như: Kho chứa nguyên vật liệu (gỗ, các palet, bao bì, dây buộc…), kho thành phẩm; khu vực trạm biến áp, các tủ phân phối điện; khu vực nồi hơi, đường ống dẫn hơi,… Để đề phòng cháy nổ, hạn chế thiệt hại về người và của Công ty đã áp dụng các phương án phòng chống cháy nổ như sau:

+ Bố trí mặt bằng thông thoáng, bảo đảm cho xe cứu hoả có thể kéo vòi nước tới tất cả các công trình khi xảy ra sự cố

+ Nhà xưởng sản xuất, kho chứa,… được thiết kế có cửa thoát hiểm đầy đủ đề phòng khi có sự cố xảy ra.

+ Trong khu vực có thể gây cháy, nổ, công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm, các dụng cụ phát tia lửa điện do ma sát,

+ Trang bị các phương tiện PCCC phù hợp, bao gồm hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy, cát, bao tải, hệ thống báo cháy, còi báo động, xe đẩy vận chuyển, bảng báo cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy tại các vị trí dễ gây cháy nổ trong Công ty Các dụng cụ chữa cháy được đặt ở nơi thuận tiện cho thao tác, không bị che chắn, các bảng hiệu ở nơi dễ thấy, dễ đọc.

+ Lắp đặt các hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của Công ty Hệ thống máy móc thiết bị hoạt động trong Công ty được tiếp đất 100% theo đúng quy định về an toàn điện.

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường:

Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong làm việc trong Công ty, thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải nguy hại phát sinh.

Cùng với các bộ phận khác trong khu vực này, tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các qui định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn và thẩm quyền của tỉnh Nam Định. Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ.

Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi

có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi

Tiếp giáp phía Tây dự án là mương tiêu Ba Bờ, đây là nguồn tiếp nhận nước thải của dự án, mương rộng 5m, sâu 2m, dài khoảng 600m dẫn nước tưới tiêu cho khu vực đồng lúa xã Liên Bảo, mương này tiêu thoát nước ra sông VĩnhGiang Toàn bộ nước thải của Dự án phải được thu gom, xử lý qua hệ thốngXLNT tâp trung, công suất 150m 3 /ngày.đêm, xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT(cột B, Kq=0,9; Kf=1,1) trước khi xả ra mương tiêu Ba Bờ.

Trong quá trình hoạt động Dự án, Công ty phải thực hiện quan trắc giám sát chất lượng nước thải và nguồn nước tiếp nhận như sau:

- Vị trí quan trắc: 02 mẫu trong đó:

+ 01 mẫu tại bể điều hòa của trạm XLNT 150m 3 /ngày.đêm với thông số quan trắc gồm: Lưu lượng nước thải đầu vào, pH, COD, BOD5, chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ khoáng, độ màu, Clo dư, Amoni, Tổng N, Tổng P, Sunfua, Coliform.

+ 01 mẫu tại hố ga sau bể khử trùng kết hợp rửa lọccủatrạm XLNT 150m 3 /ngày.đêm trước khi chảy ra mương tiêu Ba Bờ phía Tây dự án với thông số quan trắc gồm: Lưu lượng nước thải đầu ra, pH, COD, BOD5, chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ khoáng, độ màu, Clo dư, Amoni, Tổng N, Tổng P, Sunfua, Coliform.

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần (4 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Áp dụng hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,1 Đối với các thông số: pH, Độ màu, Coliform thì (Cmax = C).

- Quan trắc nguồn nước tiếp nhận:

+ Vị trí quan trắc: Trên mương tiêu Ba Bờ phía Tây dự án cách cửa xả nước thải về phía hạ lưu 50m theo chiều dòng chảy.

+ Tần suất quan trắc: 4 lần/năm và quan trắc đột xuất khi có sự cố hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng.

+ Thông số quan trắc: pH, TSS, DO, BOD5, COD, Amoni, Nitrit (theo N), Nitrat (theo N), Phosphat (PO4 3-), Clorua (Cl - ), Cr 6+ , Tổng chất hoạt động bề mặt, Tổng dầu mỡ, Coliforms.

+ Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1).

Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt

+ Nước thải từ hệ thống nhà vệ sinh khu vực văn phòng, khu vực xưởng sản xuất được thu gom qua đường ống D110 xuống bể phốt 3 ngăn tại các khu vực này để xử lý sơ bộ Nước sau khi xử lý tại bể phốt sẽ được dẫn theo đường ống D250 về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm để xử lý Đối với nước thải sinh hoạt sau bể phốt phát sinh từ dự án “Xưởng chế biến sản xuất gỗ” tại xã Đại An (tiếp giáp phía Đông Bắc dự án) được thu gom về bể thu gom 20m 3 sau đó được bơm qua đường ống PC50 về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm để xử lý cùng nước thải phát sinh tại dự án.

+ Nước thải từ nhà ăn được thu gom theo đường ống D110 xuống bể tách dầu mỡ để tách mỡ Nước sau khi tách mỡ chảy theo đường ống D250 về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm.

- Nguồn số 02: Nước thải sản xuất phát sinh tại dự án bao gồm: nước rò rỉ trong quá trình xử lý bụi, khí thải lò hơi; nước thải trong quá trình dập bụi sơn ướt và nước thải từ hoạt động vệ sinh dụng cụ đựng keo, sơn Toàn bộ lượng nước thải này được thu gom bằng đường ống D250 về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày đêm để xử lý.

1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng nước xả thải tối đa của dự án ra nguồn tiếp nhận là 150m 3 /ngày.đêm.

Nước thải sau xử lý, chảy ra mương tiêu Ba Bờ theo phương thức tự chảy, gián đoạn trong ngày và không theo chu kỳ

1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Nước thải sau xử lý phải đảm bảo các thông số không vượt quá giá trị tối đa cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cmax = C×Kf×Kq ; Kq= 0,9;

Kf=1,1) cụ thể như sau:

Bảng 8 Giới hạn giá trị thông số trong nước thải sau xử lý

TT Thông số Đơn vị

5 Chất rắn lơ lửng mg/l 100 99

1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

- Vị trí xả nước thải: Nước thải sau xử lý thoát ra mương tiêu Ba Bờ phía Tây dự án

- Tọa độ xả nước thải: X:2255646.138 Y: 566228.698.

- Phương thức xả: Tự chảy.

- Chế độ xả nước thải: Gián đoạn trong ngày, không theo chu kỳ.

- Nguồn tiếp nhận nước thải: mương tiêu Ba Bờ phía Tây dự án.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

2.1 Nguồn phát sinh khí thải

(1) Các nguồn phát sinh khí thải tại khu vực phun sơn.

- Nguồn số 01 đến nguồn số 09: Phát sinh từ 09 buồng phun sơn được bố trí tại tầng 1 xưởng sản xuất 02 của nhà máy Mỗi buồng phun sơn lắp đặt 01 hệ thống xử lý và 02 ống phóng không sử dụng luân phiên; trí tại tầng 2 xưởng sản xuất 02 của nhà máy Mỗi buồng phun sơn lắp đặt 01 hệ thống xử lý và 04 ống phóng không sử dụng luân phiên;

(2) Các nguồn phát sinh khí thải bụi gỗ

- Nguồn 16 đến nguồn số 18: Phát sinh từ tại 03 xưởng sản xuất là xưởng

01 (Pha phôi), xưởng 02 (tinh chế) và xưởng 03 (hoàn thiện) Mỗi xưởng lắp đặt

01 hệ thống lọc bụi túi vải và 01 ống phóng không

(3) Các nguồn phát sinh khí thải lò hơi.

- Nguồn 19: Phát sinh từ lò hơi 12 tấn/h với 01 ống khói.

- Nguồn 20: Phát sinh từ lò hơi 6 tấn/h với 01 ống khói

2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa

Bảng 9 Vị trí, lưu lượng xả khí thải tối đa

STT Vị trí hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải Ký hiệu Lưu lượng

I Khí thải khu vực phun sơn

1 Buồng phun sơn 01, tầng 1 xưởng 02 KT1 10.000

2 Buồng phun sơn 02, tầng 1 xưởng 02 KT2 10.000

3 Buồng phun sơn 03, tầng 1 xưởng 02 KT3 10.000

4 Buồng phun sơn 04, tầng 1 xưởng 02 KT4 10.000

5 Buồng phun sơn 05, tầng 1 xưởng 02 KT5 10.000

6 Buồng phun sơn 06, tầng 1 xưởng 02 KT6 10.000

7 Buồng phun sơn 07, tầng 1 xưởng 02 KT7 10.000

8 Buồng phun sơn 08, tầng 1 xưởng 02 KT8 10.000

9 Buồng phun sơn 09, tầng 1 xưởng 02 KT9 10.000

10 Buồng phun sơn 10, tầng 2 xưởng 02 KT10 10.000

11 Buồng phun sơn 11, tầng 2 xưởng 02 KT11 10.000

12 Buồng phun sơn 12, tầng 2 xưởng 02 KT12 10.000

13 Buồng phun sơn 13, tầng 2 xưởng 02 KT13 10.000

14 Buồng phun sơn 14, tầng 2 xưởng 02 KT14 10.000

15 Buồng phun sơn 15, tầng 2 xưởng 02 KT15 10.000

II Khí thải bụi gỗ

1 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 01 (pha phôi) KT16 10.000

2 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 02 (tinh chế) KT17 10.000

3 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 03 (hoàn thiện) KT18 10.000

III Khí thải lò hơi

Dự án có 20 dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường qua ống khói và ống phóng không của các hệ thống xử lý.

2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

Trong quá trình sản xuất, nhà máy phát sinh bụi, khí thải được thu gom và xử lý qua hệ thống xử lý bụi, khí thải tại từng nguồn phát sinh đảm bảo đạt QCCP trước khi xả ra môi trường qua ống khói và ống phóng không

Bảng 10 Tổng hợp thông số và giá trị giới hạn cho phép các dòng khí thải

ST T Vị trí Ký hiệu Thông số Quy chuẩn so sánh

I Khí thải khu vực phun sơn

1 Buồng phun sơn 01, tầng 1 xưởng 02 KT1

Lưu lượng Bụi tổng Ben zen Toluen

19:2009/BTNMT QCVN (cột B) (Áp dụng hệ số K p = 1, K v = 1,2) 20:2009/BTNMT QCVN

2 Buồng phun sơn 02, tầng 1 xưởng 02 KT2

3 Buồng phun sơn 03, tầng 1 xưởng 02 KT3

4 Buồng phun sơn 04, tầng 1 xưởng 02 KT4

5 Buồng phun sơn 05, tầng 1 xưởng 02 KT5

6 Buồng phun sơn 06, tầng 1 xưởng 02 KT6

7 Buồng phun sơn 07, tầng 1 xưởng 02 KT7

8 Buồng phun sơn 08, tầng 1 xưởng 02 KT8

9 Buồng phun sơn 09, tầng 1 xưởng 02 KT9

10 Buồng phun sơn 10, tầng 2 xưởng 02 KT10

11 Buồng phun sơn 11, tầng 2 xưởng 02 KT11

12 Buồng phun sơn 12, tầng 2 xưởng 02 KT12

13 Buồng phun sơn 13, tầng 2 xưởng 02 KT13

14 Buồng phun sơn 14, tầng 2 xưởng 02 KT14

15 Buồng phun sơn 15, tầng 2 xưởng 02 KT15

II Khí thải bụi gỗ

1 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 01

(pha phôi) KT16 Lưu lượng

19:2009/BTNMT (cột B) (Áp dụng hệ số

2 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 02

III Khí thải lò hơi

1 Lò hơi 12 tấn/h KT19 Lưu lượng,

19:2009/BTNMT QCVN (cột B) (Áp dụng hệ số

QCVN 19:2009/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

+ Cột B: quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp.

+ Do lưu lượng khí thải tại các vị trí có giá trị ≤ 20.000m 3 /h, nên hệ số lưu lượng nguồn thải Kp = 1.

+ Do nhà máy ở khu vực nông thôn, nên hệ số vùng, khu vực Kv = 1,2.

QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

Bảng 11 Tổng hợp thông số và giá trị giới hạn cho phép các dòng khí thải

TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép

2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải

- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý),phương thức xả thải.

Bảng 12 Thống kê vị trí điểm xả

STT Vị trí Ký hiệu X Tọa độ Y Phương thức xả khí thải

1 Buồng phun sơn 01, tầng 1 xưởng 02 KT1 2255493.059 566403.262

Bụi, khí thải được xử lý qua hệ thống xử lý bụi, khí thải sau đó xả ra ngoài môi trường qua ống khói và phóng không

2 Buồng phun sơn 02, tầng 1 xưởng 02 KT2 2263071.44 569793.75

3 Buồng phun sơn 03, tầng 1 xưởng 02 KT3 2259340.661 567344.951

4 Buồng phun sơn 04, tầng 1 xưởng 02 KT4 2256538.586 566399.205

5 Buồng phun sơn 05, tầng 1 xưởng 02 KT5 2255493.059 566403.262

6 Buồng phun sơn 06, tầng 1 xưởng 02 KT6 2263071.44 569793.75

7 Buồng phun sơn 07, tầng 1 xưởng 02 KT7 2259340.661 567344.951

8 Buồng phun sơn 08, tầng 1 xưởng 02 KT8 2256538.586 566399.205

9 Buồng phun sơn 09, tầng 1 xưởng 02 KT9 2255493.059 566403.262

10 Buồng phun sơn 10, tầng 2 xưởng 02 KT10 2263071.44 569793.75

11 Buồng phun sơn 11, tầng 2 xưởng 02 KT11 2259340.661 567344.951

12 Buồng phun sơn 12, tầng 2 xưởng 02 KT12 2256538.586 566399.205

13 Buồng phun sơn 13, tầng 2 xưởng 02 KT13 2263071.44 569793.75

14 Buồng phun sơn 14, tầng 2 xưởng 02 KT14 2259340.661 567344.951

15 Buồng phun sơn 15, tầng 2 xưởng 02 KT15 2256538.586 566399.205

16 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 01 (pha phôi) KT16 2255493.059 566403.262

17 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 02 (tinh chế) KT17 2263071.44 569793.75

18 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 03 (hoàn thiện) KT18 2259340.661 567344.951

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: Không có

Hiện nay, Công ty đang thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung phát sinh trong các hoạt động sản xuất như sau:

+ Áp dụng biện pháp bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm hợp lý.

+ Bố trí dây chuyền máy móc thiết bị hợp lý tránh gây sự cộng hưởng tiếng ồn khi hoạt động.

+ Đầu tư trang bị thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, quy hoạch thời gian làm việc tại các xưởng có phát sinh tiếng ồn một cách hợp lý Bố trí CBCNV làm việc luân phiên để hạn chế tối đa số lượng công nhân làm việc tại các khu vực này.

+ Thường xuyên kiểm tra độ cân bằng và bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị, tra dầu mỡ và thay thế các chi tiết bị mài mòn Đối với máy có kích thước lớn gây rung lắc trong quá trình hoạt động sẽ được cố định bằng đệm cao su đàn hồi.

+ Kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thiết bị nâng hạ, thiết bị áp lực,…

+ Trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc trong khu vực có mức ồn cao.

Nôi dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

Bảng 13 Danh mục các công trình vận hành thử nghiệm

TT Nội dung Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Hệ thống xử lý bụi gỗ hệ thống 03 Đã lắp đặt

2 Hệ thống xử lý hơi mùi buồng phun sơn hệ thống 15

3 Hệ thống xử lý nước thải công suất

4 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 12 tấn/h hệ thống 01

5 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 6 tấn/giờ hệ thống 01 Chưa lắp đặt

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

* Đối với các công trình đã lắp đặt

Bảng 14 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

TT Công trình vận hành thử nghiệm Số lượng Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

1 Hệ thống xử lý bụi gỗ 03HT Từ ngày 15/7/2022 đến

2 Hệ thống xử lý hơi mùi buồng phun sơn 15HT Từ ngày 15/7/2022 đến

3 Hệ thống xử lý nước thải công suất 150m 3 /ngày.đêm 01HT Từ ngày 15/7/2022 đến

4 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 12 tấn/h 01HT Từ ngày 15/7/2022 đến

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

Căn cứ theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; điều 21 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Quyết định số 665/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “ Nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu”, cùng hoạt động sản xuất, xử lý chất thải thực tế tại nhà máy Công ty đề ra kế hoạch về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải như sau:

Bảng 15 Kế hoạch về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải

Trước xử lý Sau xử lý Sau xử lý

01 mẫu tại bể thu gom trước khi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung

01 mẫu tại hố ga sau bể khử trùng của hệ thống xử lý nước thải tập trung

19 mẫu tại lỗ kỹ thuật trên thân ống phóng không, ống khói của

19 hệ thống xử lý 06/09/2022 Ngày

01 mẫu tại hố ga sau bể khử trùng của hệ thống xử lý nước thải tập trung

19 mẫu tại lỗ kỹ thuật trên thân ống phóng không, ống khói của

19 hệ thống xử lý 07/09/2022 Ngày

01 mẫu tại hố ga sau bể khử trùng của hệ thống xử lý nước thải tập trung

19 mẫu tại lỗ kỹ thuật trên thân ống phóng không, ống khói của

1.2.1 Đối với mẫu nước thải

- Số lượng mẫu: Tiến hành lấy mẫu đơn, với 01 mẫu đầu vào và 03 mẫu đầu ra trong 03 ngày liên tục của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày đêm.

- Tần suất lấy mẫu 1 ngày/lần.

- Thông số quan trắc giám sát : Lưu lượng, pH, COD, BOD5, Chất rắn lơ lửng, Dầu mỡ khoáng, Độ màu, Clo dư, Amoni, Tổng N, Tổng P, Phenol, Sunfua, Coliform.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Tiến hành lấy mẫu sau hệ thống xử lý tại lỗ kỹ thuật trên thân ống phóng không, ống khói của 20 hệ thống xử lý trong 03 ngày liên tục, cụ thể như sau:

ST T Vị trí Số mẫu Thông số Quy chuẩn so sánh

I Khí thải khu vực phun sơn

1 Buồng phun sơn 01, tầng 1 xưởng 02 03

Lưu lượng Bụi tổng Ben zen Toluen

20:2009/BTNMT QCVN 19:2009/BTNMT QCVN (cột B)

2 Buồng phun sơn 02, tầng 1 xưởng 02 03

3 Buồng phun sơn 03, tầng 1 xưởng 02 03

4 Buồng phun sơn 04, tầng 1 xưởng 02 03

5 Buồng phun sơn 05, tầng 1 xưởng 02 03

6 Buồng phun sơn 06, tầng 1 xưởng 02 03

7 Buồng phun sơn 07, tầng 1 xưởng 02 03

8 Buồng phun sơn 08, tầng 1 xưởng 02 03

9 Buồng phun sơn 09, tầng 1 xưởng 02 03

10 Buồng phun sơn 10, tầng 2 xưởng 02 03

11 Buồng phun sơn 11, tầng 2 xưởng 02 03

12 Buồng phun sơn 12, tầng 2 xưởng 02 03

13 Buồng phun sơn 13, tầng 2 xưởng 02 03

14 Buồng phun sơn 14, tầng 2 xưởng 02 03

15 Buồng phun sơn 15, tầng 2 xưởng 02 03

II Khí thải bụi gỗ

1 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 01

2 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 02

3 Hệ thống lọc bụi túi vải xưởng 03

III Khí thải lò hơi

* Đối với các công trình chưa lắp đặt

Hiện tại do hệ thống lò hơi 12 tấn/h của công ty vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng hơi của công ty, nên công ty chưa tiến hành đầu tư lắp đặt hệ thống lò hơi 6 tấn/h Vì vậy kế hoạch vận hành thử nghiệm và lấy mẫu phân tích chất lượng xử lý của công trình này là chưa có

Tuy nhiên sau khi công ty đầu tư lắp đặt hệ thống lò hơi 6 tấn/h, công ty sẽ tiến hành xây dựng phương án lấy mẫu, vận hành thự nghiệm cụ thể và gửi văn bản báo cáo đến các cơ quan chức năng để được hướng dẫn theo đúng quy định của pháp luật

1.3 Tổ chức, đơn vị quan trắc, đo đạc, lấy và phân tích mẫu

Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Công ty Cổ phần Lâm Sản Nam Định lựa chọn Trung tâm môi trường và khoáng sản – CN Công ty Cổ phần đầu tư CM là đơn vị được chứng nhận Vimcerts 034 để tiến hành lấy mẫu.

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

- Vị trí và thông số quan trắc, giám sát: 02 mẫu

+ 01 mẫu nước thải tại bể thu gom trước khi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm Thông số quan trắc, giám sát: Lưu lượng đầu vào (m 3 /ngày), pH, COD, BOD5, Chất rắn lơ lửng, Dầu mỡ khoáng, Độ màu, Clo dư, Amoni, tổng N, tổng P, Phenol, Sunfua, Coliform.

+ 01 mẫu nước thải tại hố ga sau bể khử trùng của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m 3 /ngày.đêm, trước khi chảy ra mương tiêu Ba Bờ phía Tây dự án Thông số quan trắc, giám sát: Lưu lượng đầu ra (m 3 /ngày), pH, COD, BOD5, Chất rắn lơ lửng, Dầu mỡ khoáng, Độ màu, Clo dư, Amoni, tổng N, tổng

- Tần suất quan trắc giám sát: 3 tháng/lần (4 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Áp dụng hệ số Kq = 0,9, Kf = 1,1; đối với thông số pH, Độ màu, Coliform thì Cmax =C)

* Quan trắc khí thải a Đối với khí thải lò hơi:

- Vị trí quan trắc, giám sát: 02 mẫu tại 02 lỗ kỹ thuật trên 02 ống khói sau hệ thống xử lý bụi, khí thải 2 lò hơi (theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT- BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ tài nguyên và Môi trường).

- Thông số giám sát: Lưu lượng, Bụi tổng, SO2, CO, NOx.

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần (4 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (Áp dụng hệ số Kp, Kv = 1,2 do dự án ở khu vực nông thôn). b Đối với khí thải khu vực phun sơn:

- Vị trí quan trắc giám sát: 15 mẫu tại 15 lỗ kỹ thuật trên 15 ống phóng không sau hệ thống xử lý hơi mùi, khí thải khu vực phun sơn (theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ tài nguyên và Môi trường).

- Thông số quan trắc giám sát: Lưu lượng, Bụi tổng, Toluen, Benzen.

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần (4 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 20:2009/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với chất hữu cơ; QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, (Áp dụng hệ số Kp, Kv = 1,2 do dự án ở khu vực nông thôn). c Đối với khí thải bụi gỗ:

- Vị trí quan trắc, giám sát: 03 mẫu tại 03 ống phóng không của 03 hệ thống xử lý bụi xưởng sản xuất

- Thông số giám sát: Lưu lượng, Bụi tổng

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần (4 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (Áp dụng hệ số Kp, Kv = 1,2 do dự án ở khu vực nông thôn).

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Bảng 16 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

ST T Thông số giam sát Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

5 Chất rắn lơ lửng Mẫu 8 184.913 1.479.304

II Môi trường khí thải 264.368.552

Công ty Cổ phần Lâm San Nam Định xin cam kết các nội dung sau:

- Cam kết thực hiện các quy định hiện hành của Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, các Luật và văn bản dưới luật có liên quan.

- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Cam kết xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải ra mương tiêu

Ba Bờ phía Tây dự án.

+ Cam kết xử lý bụi, khí thải phát sinh đạt QCVN 19:2009/BTNMT (B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

- Cam kết thực hiện các biện pháp thu gom chất thải sinh thoạt, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại trong giai đoạn hoạt động theo đúng quy định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và thông tư số02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Không để xảy ra ô nhiễm môi trường trong Công ty và khu vực xung quanh.

Ngày đăng: 28/06/2023, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w