1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Dự án KDQT trường ĐH Kinh Tế TP HCM

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Dự án KDQT trường ĐH UEH môn học Dự án Kinh Doanh Quốc Tế Giảng Viên Ngô Thị Ngọc Huyền PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 6 1.1 Bối cảnh chung 6 1.2 Thông tin dự án 6 PHẦN 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ 8 2.1 Đăng kí tổ chức 8 2.2 Các hạng mục cần được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền 8 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ 9 3.1 Mục tiêu của khảo sát 9 3.2 Thang đo 9 3.3 Kết quả khảo sát 10 3.3.1 Nhu cầu thị trường 10 3.3.2 Tệp khách hàng 15 3.3.3 So sánh những dự án hiện có trên thị trường và tiềm năng của dự án Thâu Sắc 20 3.3.4 Các cân nhắc thay đổi 22 3.3.5 Đặc tính của dự án “ Thâu sắc” 22 PHẦN 4: KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 26 4.1 Hình thức tổ chức 26 4.2 Công nghệ Kỹ thuật Trang thiết bị 30 4.2.1 Trang thiết bị của người tham gia 30 4.2.2 Trang thiết bị của ban tổ chức dự án, giảng viên 30 PHẦN 5: MÔ HÌNH KINH DOANH TẠO TÁC ĐỘNG XÃ HỘI 32 PHẦN 6: TỔ CHỨC – NHÂN LỰC 35 PHẦN 7: TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 37 7.1 Giả định bán hàng 37 7.2 Tài sản cố định 42 7.3 Ước lượng chi phí và giá bán sản phẩm 44 7.3.1 Tranh thành phẩm 46 7.3.2 Nước giải khát 47 7.4 Báo cáo thu nhập dự kiến 49 7.5 Vốn cần thiết 50 7.6 Nguồn tiền và sử dụng tiền 52 7.7 Phân tích điểm hòa vốn 52 7.7.1 Tỷ lệ số dư đảm phí 52 7.7.2 Chi phí cố định trong một tháng 53 7.7.3 Doanh số hòa vốn 53 PHẦN 8: TỔ CHỨC CÔNG VIỆC 54 8.1 Phân rã công việc WBS (thời gian, trình tự) 54 8.2 Sơ đồ mạng dự án của những công việc quan trọng 55 8.3 Phân bổ nguồn lực và chi phí cho từng hoạt động 58 8.4 Gantt Chart khi đã phân bổ nguồn lực 61 8.5 Xây dựng bảng Resource Usage, Timephase budget và Cumulative baseline budget 62 8.5.1 Resource Usage 62 8.5.2 Ngân sách theo giai đoạn thời gian (Timephase budget) 64 8.5.3 Cumulative baseline budget 66 PHẦN 9: QUẢN TRỊ RỦI RO 69 9.1 Nhận diện rủi ro 69 9.2 Đánh giá rủi ro 70 9.3 Phát triển giải pháp ứng phó rủi ro 71 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 1.1 Bối cảnh chung Tên dự án: DỰ ÁN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH WORKSHOP “THÂU SẮC”: KẾT NỐI, CHIA SẼ VÀ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG, CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ THÔNG QUA HỘI HỌA Mô tả dự án: Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ hiện nay đối mặt với nhiều áp lực và chấn thương tâm lý đến từ nhiều nguyên nhân. Những người đang chịu đựng những nỗi đau và trầm cảm thường có xu hướng tìm cách để giải quyết vấn đề của chính mình và khiến bản trở nên bình thường trong mắt mọi người xung quanh. Việc vượt qua nỗi đau và trầm cảm sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi việc chia sẻ chúng với sự đồng cảm sâu sắc. Nhưng những người bình thường khó có thể hiểu và cảm thông cho họ. Rất ít mối quan hệ và cộng đồng xung quanh có thể lắng nghe và chia sẻ nỗi đau này. Dự án này là một chương trình workshop được thiết kế để giúp mọi người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thông qua trải nghiệm nghệ thuật hội họa. Chương trình sẽ tập trung vào việc chia sẻ và kết nối để tạo ra một môi trường an toàn, nơi mọi người có thể thảo luận về những nỗi đau mà họ đang đối mặt. Dự án không nằm mục đích chữa trị bệnh lý mà tập trung tạo ra một môi trường thoải mái, lý tưởng cho các khách hàng có thể cải thiện tình trạng tinh thần của bản thân cùng với thúc đẩy sự kết nối và đồng cảm giữa những người trong cùng một cộng đồng đang chịu đựng và không có nơi sẻ chia những nỗi niềm của bản thân. Hội hoạ từ lâu đã là một cách rất tốt để giải trí, giảm stress và bộc lộ tâm trạng. Dự án không tập trung vào nâng cao khả năng nghệ thuật hội hoạ mà chỉ xem hội hoạ như công cụ và điểm tựa để mọi người bắt đầu bộc lộ câu chuyện của chính mình. 1.2 Thông tin dự án Chương trình workshop sẽ được tổ chức ổn định hằng tuần với các hoạt động như sau: • Hoạt động 1: Giới thiệu về nghệ thuật hội họa và các kỹ thuật cơ bản. Nhóm khởi sự dự án mời các sinh viên trong ngành hội hoạ hướng dẫn người tham gia những kiến thức cơ bản để thực hiện tác phẩm của họ. • Hoạt động 2: Thực hành hội họa, người tham gia sử dụng chất liệu được chuẩn bị sẵn để vẽ bức tranh về câu chuyện và nỗi đau của chính mình. Người tham gia được khuyến khích bộc lộ và vẽ đa dạng chủ đề, không rập khuôn. • Hoạt động 3: Người tham gia sẽ chia sẻ và lắng nghe về những trải nghiệm và cảm xúc của mỗi người thông qua bức tranh của họ. Thảo luận về những kinh nghiệm vượt qua nỗi đau trong quá trình tham gia. • Hoạt động 4 (không bắt buộc): Tham quan triển lãm tranh Mục tiêu của chương trình là giúp mọi người: • Tạo ra một môi trường an toàn để chia sẻ và kết nối với những người khác có cùng hoàn cảnh để vượt qua những khó khăn tâm lý. • Phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân và xây dựng một cộng đồng hỗ trợ cho nhau những lúc khó khăn. • Đem lại nguồn thu để đóng góp cho những quỹ, tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm. Chương trình này sẽ được tham khảo ý kiến bởi một số các chuyên gia về tâm lý và nghệ thuật hội họa. Họ sẽ cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình tham gia chương trình. Đối tượng tham gia: Chương trình sẽ mở rộng cho mọi người, bao gồm cả những người đã và đang trải qua các khó khăn trong cuộc sống tinh thần, những người quan tâm đến nghệ thuật và những ai muốn tìm kiếm một cộng đồng hỗ trợ. Chủ yếu là người trẻ đang tìm kiếm một không giản để “không ở một mình và bị bỏ lại phía sau”. Các mục tiêu và chỉ số tài chính: Lợi nhuận mục tiêu: 1215% Vốn:

Ngày đăng: 25/06/2023, 14:11

Xem thêm:

w