1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9

76 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Trả Công Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 9
Tác giả Lê Huyền Trang
Người hướng dẫn Th.S. Lương Văn Úc
Trường học Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Chuyên ngành Kinh tế lao động
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 359,02 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (8)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (8)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 6. Kết cấu (8)
  • Phần I: Công tác trả công lao động trong doanh nghiệp (9)
    • I. Những vấn đề chung về tiền lương (9)
      • 1. Khái niệm và bản chất về tiền lương (9)
      • 2. Những nguyên tắc trả lương (11)
      • 3. Các yếu tố ảnh hưởng đối với công tác trả lương (12)
        • 3.1. Yếu tố thuộc về xã hội và Nhà nước (12)
        • 3.2. Các yếu tố thuộc về thị trường (12)
        • 3.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức (13)
        • 3.4. Các yếu tố thuộc về người lao động (13)
        • 3.5. Các yếu tố thuộc về công việc (14)
      • 4. Vai trò của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp (14)
    • II. Công tác trả công lao động trong doanh nghiệp (14)
      • 1. Hình thức trả công lao động theo thời gian (14)
      • 2. Hình thức trả công lao động theo sản phẩm (16)
  • Phần II: Phân tích và đánh giá công tác trả công lao động tại Cty CP Sông Đà 9 (19)
    • I. Những vấn đề chung về công ty (19)
      • 1. Những vấn đề chung về công ty (19)
        • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (19)
        • 1.2. Thị trường (21)
        • 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh (22)
      • 2. Đặc điểm bộ máy quản lý ảnh hưởng tới tiền lương (23)
        • 2.1. Sơ đồ tổ chức (23)
        • 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (25)
      • 3. Những ảnh hưởng của nó tới công tác trả lương (28)
      • 4. Đặc điểm về lao động ảnh hưởng tới công tác trả công lao động (29)
      • 5. Đặc điểm về công tác định mức và tổ chức lao động ảnh hưởng tới công tác tiền lương (33)
        • 5.1. Định mức lao động (33)
        • 5.2 Tổ chức lao động khoa học (36)
      • 6. Quy trình sản xuất ảnh hưởng tới tiền lương (38)
    • II. Phân tích đánh giá cơ sở trả công lao động hiện nay (39)
      • 1. Ứng dụng các quy định của nhà nước (39)
      • 2. Phân tích đánh giá quy chế trả công lao động hiện nay (40)
      • 3. Thoả ước lao động tập thể (49)
      • 4. Quy mô (50)
    • III. Các hình thức trả công lao động (52)
      • 1. Hình thức trả công lao động theo thời gian có thưởng (52)
    • IV. Hiệu quả về tiền lương của doanh nghiệp (57)
      • 1. Phân tích đánh giá về tiền lương bình quân các loại lao động (57)
      • 2. Hiệu quả của công tác trả công lao động (58)
  • Phần III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần Sông Đà 9 (62)
    • 1. Phương hướng phát triển trong tương lai của công ty (62)
    • 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả công tại công ty CP Sông Đà 9 (62)
      • 2.1. Nâng cao trình độ của người cán bộ quản lý tiền lương (62)
      • 2.2. Hoàn thiện lại hình thức trả lương theo thời gian (63)
      • 2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm (67)
      • 2.4 Hoàn thiện công tác phân tích công việc (70)
      • 2.5 Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc (73)
  • Kết luận (75)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng khung lý thuyết về tiền lương và các hình thức trả lương

- Phân tích và đánh giá công tác trả công lao động tại Cty CP Sông Đà 9

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty CP Sông Đà 9

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu

Phần I: Công tác trả công lao động trong doanh nghiệp

Phần II: Phân tích và đánh giá công tác trả công lao động tại Cty CP Sông Đà Phần III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công lao động tại Cty

Công tác trả công lao động trong doanh nghiệp

Những vấn đề chung về tiền lương

1 Khái niệm và bản chất về tiền lương a Khái niệm tiền lương

Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ chi phí trên cơ sở thỏa thuận( theo hợp đồng lao động ) Tại điều 55 Bộ Luật Lao Động “ tiền lương của người lao động do hai bên thảo thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.” Đối với doanh nghiệp tiền lương trở thành một khoản chi phí tính vào giá thành sản phẩm, còn đối với người lao động thì tiền lương là một khoản thu nhập chính Nó trang trải cho nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ Chính vì những điều này nên tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Công tác tiền lương được thực hiện tốt sẽ đem đến sự hài lòng không chỉ cho cá nhân người lao động mà còn cho cả doanh nghiệp Khi người lao động cảm thấy việc trả lương là công bằng đối với công sức họ bỏ ra thì tất yếu sẽ làm việc tốt hơn nữa để nhận được một mức lương cao hơn Đi đôi với việc đó sẽ là năng suất làm việc cao hơn, chất lượng của sản phẩm tốt hơn, công ty không chỉ nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình mà còn giảm được những chi phí không cần thiết.

- Tiền lương danh nghĩa là số tiền người lao động nhận được từ quá trình lao động.Nó phụ thuộc vào năng suất lao động hiệu quả công việc, trình độ và kinh nghiệm của người lao động Nói cách khác tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người lao động nhận trực tiếp từ người sử dụng lao động Tiền lương thực tế: được tính bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ mà người lao động có thể mua bằng tiền lương danh nghĩa.

Ltt: tiền lương thực tế

Ldn: tiền lương danh nghĩa

Ic : chỉ số giá cả

Người lao động quan tâm nhất và trước hết đến tiền lương thực tế vì chính thể thấy tiền lương thực tế chỉ tăng khi tăng tiền lương danh nghĩa hoặc giảm giá cả hàng hóa, dịch vụ sinh hoạt những nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương thực tế phải kể đến như chính sách của nhà nước về mức lương tối thiểu hoặc là mức lạm phát giảm phát hàng năm, sự suy thoái của nền kinh tế Một sự biến động trên thị trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động nên cần phải có sự xem xét điều chỉnh của nhà nước để đảm bảo cho cuộc sống của người dân được ổn định.

- Tiền lương tối thiều là mức lương được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các loại mức lương khác Mức lương tối thiểu trả cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất, diễn ra trong điều kiện lao động bình thường, là những công việc mà những người lao động không cần phải đào tạo về chuyên môn cũng có thể làm được.

- Thu nhập là tổng số tiền người lao động nhận được trong một thời gian nhất định từ các nguồn khác nhau như phụ cấp, tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền lương. Hiện nay ở nước ta đang diễn ra một thực trạng đó là việc thu nhập của người lao động lớn hơn rất nhiều so với tiền lương Thực trạng này làm cho việc dùng tiền lương làm công cụ quản lý mất dần đi tính hiệu quả Trong thực tế hiện nay thu nhập của khu vực ngoài quốc doanh thường kinh hoạt và cao hơn so với khu vực nhà nước mà nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là sự chậm điều tiết của nhà nước trong vấn đề tiền lương chậm hơn do với sự biến đổi nhanh chóng của thực tế mà biểu hiện dễ thấy chính là tiền lương tối thiểu và sự lạc hậu của các chế độ về tiền lương

- Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính, khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động Nó thường được chi trả một lần vào cuối quý hoặc cuối năm Tiền thưởng cũng có thể chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như: năng suất lao động cao, cải tiến máy móc, cải tiến cách làm việc có thể áp dụng để tăng hiệu quả làm việc… có lợi cho doanh nghiệp Tiền thưởng nhằm mục đích làm rõ hơn nguyên tắc trả lương gắn liền với kết quả lao động do tiền lương thường xác định trước nên nó tương đối ổn định và không thẻ tính hết được thực tế thực hiện công việc Tiền thưởng chính là sự bổ sung cần thiết đánh giá chính xác hơn việc đóng góp của người lao động và tạo ra khuyến khích trong lao động tốt hơn Do tiền thưởng là thưởng phải nhỏ hơn tiền lương để không làm giảm đi kích thích của tiền lương, trong khí đó tiền thuognwr chỉ nên có vai trò hỗ trợ. b Bản chất của tiền lương

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Mac chỉ rõ, về bản chất tiền lương là giá cả sức lao động biểu hiện ra bên ngoài như giá cả lao động Khi nghiên cứu về tiền lương chún ta đặt ra ba vấn đề là người trả, căn cứ trả và nguồn chi trả Một vấn đề được quan tâm nhất hiện nay chính là căn cứ để trả như thế nào cho chính xác Căn cứ này được xác định trên nguyên tắc hao phí lao động nhưng để xác định chính xác chỉ tiêu này thì lại là vấn đề khó khăn Tiền lương mà người lao động nhận được vừa phải đảm bảo bù đắp được hao phí lao động mà họ bỏ ra vừa phải có tác dụng kích thích họ tiếp tục làm việc Có thể nói rằng bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động do sự thỏa thuận giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động, được thể hiện thông qua giá trị sức lao động (tư liệu sinh hoạt, dịch vụ cho cuộc sống người lao động và gia đình họ) Khi tiền lương thể hiện đúng bản chất của nó , công bằng với giá trị sức lao động của người lao động sẽ giúp cho người lao động yên tâm làm việc và càng tích cực hơn trong công việc của mình đem lại lợi ích không chỉ cho bản thân người lao động mà còn cho doanh nghiệp và cả xã hội.

2 Những nguyên tắc trả lương

Bất cứ sự hoạt động của tổ chức nào cũng cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho hoạt động của tổ chức đúng hướng đúng mục tiêu đã đề ra Việc vi phạm nguyên tắc sẽ làm rối loạn các hoạt động của tổ chức Trong việc trả lương cũng vậy, cũng sẽ có những nguyên tắc cơ bản mà doanh nghiệp muốn làm ăn hiệu qảu cần phải tuân theo:

- Nguyên tắc trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau: lao động ngang nhau là lao động có số lượng và chất lượng như nhau Có thể thông qua lượng calo tiêu hao hoặc thông qua thời gian, số lượng sản phẩm sản xuất ra để xác định số lượng hao phí, còn đối với chất lượng lao động có thể thông qua kĩ năng nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng làm việc khác…Thực hiện nguyên tắc này giúp người lao động yên tâm công tác, làm việc. hiện nay khi làm việc nhóm ngày càng phổ biến thì còn phải cần tính đến các tính chất như ý thức trách nhiệm, quan hệ, kĩ năng làm việc nhóm… để trả công lao động.

- Nguyên tắc đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc độ này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tích lũy thúc đẩy sản xuất phát triển Nếu doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc này trong một thời gian dài thì ảnh hưởng đến tích lũy giảm hiệu quả kinh doanh Đây là nguyên tắc cần thiết khách quan thể hiện mối quan hệ giữa làm và ăn, tích lũy và tiêu dùng và hoàn toàn có thể thực hiện được.

- Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau: số lượng và chất lượng lao động khác nhau thì phải trả lương khác nhau Chất lượng thường được thể hiện qua: trình độ lành nghề bình quân khác nhau, điều kiện lao động, vị trí quan trọng của từng ngành trong nền kinh tế, sự khác biệt giữa các vùng về điều kiện sống Đối với mỗi điều kiện trên thì phải có sự trả công khác nhau nhưng phải đảm bảo mối quan hệ hợp lý Ngoài trình độ lành nghề thì điều kiện lao độn khác nhau hao phí lao động sẽ khác nhau dẫn đến tiền công cũng khác nhau, hoặc do điều kiện sinh sống (khí hậu, giá cả sinh hoạt…)dẫn đến mức chi khác nhau cho những tư liệu sinh hoạt nên cũng phải điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo sự hợp lý giữa các vùng.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đối với công tác trả lương

Mỗi thời kì tiền lương lại khác nhau giữa các cá nhân, tổ chức… đó là do các yếu tố sau tác động:

3.1 Yếu tố thuộc về xã hội và Nhà nước

- Tình hình biến động thế giới nếu ổn định thì việc tăng lương có thể diễn ra bình thưởng như dự định nhưng nếu tình hình thế giới mà có biến động như xảy ra chiến tranh biến động về chính trị thì việc thay đổi về tiền lương sẽ rất khó xảy ra.

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội khi kinh tế xã hội phát triển nhà nước sẽ có nguồn lcuwj dồi dào, điều kiện để tăng lương cải thiện đời sống của người dân Mức tăng tiền lương phải gắn liền với mức tăng trưởng kinh tế

- Luật pháp của nhà nước, trong đó Bộ Luật lao động là ảnh hưởng nhiều nhất đến tiền lương Đối với các doanh nghiệp cả của nhà nước và tư nhân thì mức lương tối thiểu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

- Chính sách của nhà nước liên quan đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài , các chính sách về tiền lương và đảm bảo mức sống đối với người lao động

3.2 Các yếu tố thuộc về thị trường

Công tác trả công lao động trong doanh nghiệp

1 Hình thức trả công lao động theo thời gian

Khái niệm : Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và sô đơn vị thời gian thực tế làm việc( có thể tính theo giờ hoặc ngày hoặc tháng), với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn làm việc tối thiểu đã được xây dựng trước.

Phạm vị áp dụng : thường áp dụng ở những nơi khó định mức( cán bộ quản lý, phục vụ, sủa chữa), nơi cần đảm bảo tuyệt đối vầ mặt chất lượng( sản xuất thử,thí nghiệm), nơi sản xuất đơn chiếc hoặc những nơi cần bảo đảm an toàn tuyệt

Nội dung : Theo hình thức này, tiền lương của người lao động nhân được căn cứ vào mức lượng phù hợp với cấp bậc và thời gian thực tế làm việc của họ.

L tt : Tiền lương thực tế

M cb : mức lương cấp bậc( tính theo giờ hoặc ngày hoặc tháng)

T tt : Số giờ hoặc ngày hoặc tháng làm việc thực tế Trong trả lương , trả lương theo giờ là chính xác nhất nhưng lại phải đòi hỏi phải thống kê chính xác số giờ làm việc của người lao động Lương ngày ít chính xác hơn nhưng thực tế hiện nay ở các cơ quan doanh nghiệp công nhân được trả theo ngày thực tế làm việc còn cán bộ quản lý thì được trả cố định theo tháng Với cách trả công này sẽ làm cho người lao động sẽ không sử dụng tốt quỹ thời gian trong ngày Một trong những hạn chế lơn của hình thức này là không khuyến khích được người lao động sử dụng quỹ thời gian vì làm thời gian càng nhiều thì tiền lương càng cao

Các chế độ trả lương thời gian

 Trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương căn cứ vào số ngày (giờ) làm việc thực tế và mức tiền công ngày (giờ) của công việc

Hình thức này có ưu điểm là đơn giản dễ tính toán, dễ quản lý Còn nhược điểm là tiền lương không gắn liền với chất lượng công việc Hình thức này không khuyến khích người lao động tiết kiệm thời gian, hoặc sử dụng hiệu quả thời gian lao động.

 Trả lương theo hình thức thời gian có thưởng là chế độ tiền lương theo thời gian giản đơn nhưng thêm tiền thưởng

Tiền thưởng này tùy thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động hoặc tính thưởng bắt đầu từ sản phẩm vượt mức Với hình thức này đã phần nào khắc phục được nhược điểm của chế độ trên Tuy vậy khó khăn của chế độ này ở chỗ là việc xây dụng một khung thưởng chính xác và có tác dụng kích thích người lao động là rất khó khăn.

2 Hình thức trả công lao động theo sản phẩm

Khái niệm : Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động mà tiền lương của họ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm mà họ làm ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm

Phạm vi áp dụng : áp dụng đối với công nhân sản xuất, những công việc được định mức, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.

Trong đó: L tt : tiền lương thực tế ĐG: đơn giá

Q tt : số lượng sản phẩm thực tế

T tt : thời gian làm việc thực tế

Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc vì gắn liền trực tiếp tiền lương với kết quả làm việc của họ Ngoài ra còn có tác dụng khuyến khích người lao động luôn luôn nâng cao tay nghề rèn luyện kĩ năng để tăng năng suất làm việc từ đó có thể tăng lương Tuy vậy nhược điểm của hình thức này là người lao động chỉ chú trọng đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.

- Các chế độ trả lương theo sản phẩm

 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Theo chế độ này người lao động được trả trự tiếp cho từng người căn cứ vào đơn giá và số lượng sản phẩm mà công nhân đó chế tạo được đảm bảo chất lượng. Áp dụng với những công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mcuws kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riền biệt.

Trong đó ĐGsp: đơn giá sản phẩm

Qsp: số lượng sản phẩm ĐG sp =

MLcv: mức lương cấp bậc công việc

Msl: mức sản lượng Ưu điểm của chế độ trả lương này đó là công việc của người lao động có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách chính xác riêng biệt nên tiền lương của người lao động gắn với kết quả làm việc của người lao động và có thể nhận thấy một cách rõ ràng Điều này tăng kích thích cho người lao động thúc đẩy họ tăng năng suất để có thể nâng cao thu nhập của bản thân Khi hoàn thành họ có thể tự tính toán được tiền công của bản thân mình nên ít khi xảy ra tranh chấp khiếu kiện.

Nhược điểm của chế độ trả lương này là do tiền công được nhận theo số lượng sản phẩm sản xuất ra nên người lao động không quan tâm đến hiệu suất làm việc chung mà chi quan tâm đến số lượng sản phẩm của bản thân mình Điều này sẽ gây ra tình trạng vì quan tâm đến số lượng mà không chú ý đến chất lượng hoặc hiệu suất làm việc của cả nhóm có thể bị ảnh hưởng xấu đi.

 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể

Theo chế độ này tiền lương được nhận phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tập thể đó chế tạo đảm bảo chất lượng, đơn giá sản phẩm và phương pháp chia lương Áp dụng đối với những nơi sản phẩm làm ra là kết quả của cả một tập thể không tách rời, năng suất lao động phụ thuộc vào cả nhóm( các dây chuyền, máy liên hợp)

TL tt = ∑ ĐG tti × SP tti

TLtt: tổng tiền lương thực lĩnh của cả nhóm

SPtti: số lượng sản phẩm i do nhóm công nhân chế tạo đảm bảo chất lượng ĐGtti: đơn giá tập thể ĐG tt = hoặc ĐG tti = ∑ML cvi × M tgtt

Trong đó: ∑ MLcvi: Tổng mức lương cấp bậc công việc

Msltt : Mức sản lượng tập thể

Mtgtt : Mức thời gian tập thể Ưu điểm của chế độ này là khuyến khích công nhân nâng cao trách nhiệm tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của nhóm

Nhược điểm áp dụng chế độ này đòi hỏi phải bố trí công nhân và chia lương giữa các thành viên chính xác thì mới có tác dụng tích cực

 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Phân tích và đánh giá công tác trả công lao động tại Cty CP Sông Đà 9

Những vấn đề chung về công ty

1 Những vấn đề chung về công ty

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một số thông tin cơ bản về công ty :

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần sông Đà 9

Tên tiếng Anh: Song Da Joint Stock Company No 9 ĐT: (84 – 4) 7683746

Website: www.songda9.com.vn

Email: songda9@fmail.vnn.vn

Chủ tịch hội đồng quản trị: KS Nguyễn Đăng Lanh

Tổng giám đốc: KS Dương Hữu Thắng

Trụ sở: Tòa nhà sông Đà – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội

Công ty Sông đà 9 có tiền thân là liên trạm cơ giới, được thành lập từ năm

1960 phục vụ thi công xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Thác Bà công trình thuỷ điện lớn đầu tiên của đất nước Tiếp theo là xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng nhà máy dệt Minh Phương và từ năm 1976 đến năm 1993 tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà Khi nhà máy thủy điện Hoà Bình hoàn thành, công ty cũng như các đơn vị khác của Tổng công ty bước vào giai đoạn khó khăn về công ăn việc làm cho CNV – thời kỳ hậu Sông Đà Từ trong công trường lớn tập trung, đơn vị phải phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ , tìm kiếm những việc làm phù hợp Rồi khó khăn cũng qua đi khi một loạt công trình thuỷ điện lớn được mở ra, đơn vị tiếp tục tham gia thi công các công trình lớn trọng điểm của đất nước, như công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn, thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Hàm Thuận, thuỷ diện Cần đơn Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, phù hợp với cơ chế thị trường , đơn vị đã mở rộng thêm các ngành nghề mới là xây dựng dân dụng, xây dựng đường giao thông Một số công trình giao thông mà đơn vị tham gia thi công là đường quốc lộ 1A đoạn Thường tín – Cầu giẽ, đoạn Hà Nội – Bắc Ninh, đường Hồ Chí

Minh, các công trình dân dụng bao gồm các nhà trụ sở, nhà chung cư trên địa bàn

Hà Nội và các tỉnh lân cận Công ty là một đơn vị chuyên ngành về thi công cơ giới, với lực lượng xe máy thiết bị nặng, tập trung thi công các công trình có khối lượng lớn như các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Ngoài công tác đào đắp bằng cơ giới đơn vị còn có thế mạnh trong công tác gia công cơ khí phi tiêu chuẩn, công tác lắp máy. Đơn vị còn có thêm các ngành nghề như nổ mìn, thi công bê tông, xây dựng dân dụng với những ngành nghề hiện nay, đơn vị có thể đảm nhận thi công những công trình thuỷ điện vừa và nhỏ một cách độc lập.

Trong quá trình phát triển trưởng thành công ty đã mang nhiều tên gọi khác nhau:

1982: Công ty thi công cơ giới

1994: Công ty xây lắp thi công cơ giới sông Đà 9

2005: Công ty cổ phần sông Đà 9

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Trong các năm qua công ty không ngừng mở rộng các mặt hàng kinh doanh, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế Mở đầu công ty chỉ chuyên về các ngành thi công cơ giới nhưng để phù hợp với thị trường công ty đã thêm các ngành cơ bản khác mà hiện nay cũng đã trở thành những ngành mang lại cho công ty khá nhiều nguồn lợi Sau đây là một số các ngành chủ yếu của công ty đang sản xuất kinh doanh:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, thủy điên, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng đô thị và khu công nghiệp

- Dịch vụ tư vấn xây dựng, và đấu thầu các công trình

- Khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng

- Nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn

- Đầu tư xây dựng, vận hành khai thác và kinh doanh các nhà máy điện và các nhà máy xi măng

- Chế tạo và lắp đặt các cấu kiện cơ khí, xây dựng , phụ tùng ô tô, phụ tùng máy xây dựng và xe máy

- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô xe máy, các loại máy xây dựng

- Kinh doanh vận tải hàng hóa, xăng dầu mỡ, bất động sản và văn phòng cho thuê

- Nhận ủy thác đầu tư từ các cá nhân và tổ chức.

Cùng với sự mở rộng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, công ty cũng xây dựng và mở ra thêm các công ty con và các xí nghiệp trực thuộc tại các địa điểm chính để thuận lợi cho sản xuất Sau đây là các chi nhánh , xí nghiệp trực thuộc công ty:

Công ty TNHH 1TV SĐ 902

Công ty TNHH 1TV SĐ 903

Công ty TNHH 1TV SĐ 904

Công ty TNHH 1TV SĐ 905

Công ty TNHH 1TV SĐ 907

Công ty TNHH 1TV SĐ 908

Công ty CP thủy điện Nậm Mu

Ban quản lý dự án thủy điện Nậm Khánh

Công ty TNHH 1 TV cơ khí và sửa chữa SĐ.

Công ty CP hạ tầng và xây dựng SĐ

Công ty CP SĐ Hoàng Liên

Công ty CP chứng khoán ARTEX

Công ty CP SAPA NEDI 3

Về kinh tế, công ty là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty sông Đà, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm trước tổng công ty và Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Trong quá trình phát triển với chủ chương đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, nhưng không xa rời với ngành nghề truyền thống là thi công cơ giới các công trình thuỷ điện Sản phẩm của Công ty là các sản phẩm xây lắp thuỷ điện, giao thông , đầu tư xây lắp các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ với mục đích kinh doanh điện thương phẩm, gia công và sửa chữa cơ khí, cho thuê văn phòng…Nhưng sản phẩm chính vẫn là xây lắp bằng cơ giới các công trình thuỷ điện.

Thị trường trong nước: thị trường của công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Trị, Cần Đơn… Tại các tỉnh công ty có đạt chi nhánh, công ty con của mình như: chi nhánh sông Đà 902 ở Mường La, tỉnh Sơn

La, Sông Đà 903 ở Đà Nẵng, Sông Đà 904 ở Sapa, Lào Cai, Chi nhánh Sông Đà

905 ở Vị Xuyên, Hà Giang, Chi nhánh Sông Đà 907 ở huyện NaHang tỉnh Tuyên Quang.

Thị trường khu vực chủ yếu chỉ có ở Lào Công ty nhận thi công những công trình như đường xá, cầu cống hoặc thủy điện

1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh Để có sự đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh của Sông Đà 9, có thể xem trong bảng tổng kết tóm tắt một số chỉ tiêu trong những năm gần đây:

Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình sản xuất kinh doanh 2007 - 2009

Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 Đơn vị

1 Tổng GT SXKD 517.185.994 668.141.721 757.721.275 Nghìn VNĐ

4 Quỹ lương thực hiện 65.462.068 94.234.205 113.323.498 Nghìn VNĐ

5 Số lượng CBCNV 1820 1904 1948 Nghìn VNĐ

6 Tiền lương bình quân(ng/th)

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tình hình sản xuất kinh doanh 2007 - 2009 Đơn vị:nghìn đồng

Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm không ngừng tăng nhanh không những đem lại lợi nhuận cao mà còn góp phần to lớn cải thiện đời sống cho CBCNV Ba năm vừa qua Công ty hoạt động không ngừng có lãi, tốc độ tăng trưởng hàng năm cũng không ngừng tăng lên Năm 2009 lợi nhuận tăng khoảng 64 tỷ 287 triệu đồng cao hơn rất nhiều so với năm trước là khoảng gần 5 tỷ Lợi nhuận năm 2009 đạt 121.729.265 đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch là 214 %( mức kế hoạch là 57 tỷ) Nhờ đó đời sống của CBCNV được cải thiện lớn, tiền lương bình quân khá cao lên tới 4.858.000/người /tháng Có thể nói 2009 là năm khởi sắc đối với hoạt động kinh doanh của sông Đà 9 Tốc độ tăng của doanh thu năm 2009 thấp hơn năm 2008 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2009 lại lớn hơn rất nhiều so với 2008 giúp cho năm 2009 Công ty đã đạt được danh hiệu “Đơn vị đạt lợi nhuận cao nhất” trong tổng công ty Sông Đà và “ Cờ thi đua xuất sắc” của Bộ Xây Dựng.

Sự thành công của các năm vừa qua cho thấy Công ty đã có những chính sách đúng đắn nâng cao tiềm lực của công ty Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty tăng lên không nhiều so với tổng số, có thể nói là khá ổn định Công ty dự định năm

2010 tăng lên số nhân lực lên tới khoảng 2200 nhân viên riêng Sông Đà 9 Qua đó thể hiện khả năng phát triển và mở rộng của công ty.

2 Đặc điểm bộ máy quản lý ảnh hưởng tới tiền lương

2.1 Sơ đồ tổ chức Để thực hiện tốt chức năng quản lý mỗi công ty phải có một bộ máy quản lý hiệu quả Bộ máy quản lý là một tổ chức con trong tổ chức, có vai trò cực kì quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của tổ chức vì nó là cơ quan đầu não, đưa ra tất cả mọi quyết định về tổ chức Tùy thuộc vào từng ngành nghề và quan điểm lãnh đạo của người lãnh đạo mà mỗi tổ chức xác lập một cơ cấu quản lý khác nhau Dù với bất cứ một loại cơ cấu nào thì mục tiêu chung đều là giúp tổ chức ngày càng phát triển, chỉ đạo tốt đưa tổ chức đi lên Sông Đà 9 là một công ty được cổ phần hóa thuộc tổng công ty Sông Đà, nó cũng xác lập cho mình một cơ cấu quản lý hiệu quả.

Quan sát sơ đồ sau ta có thể thấy bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng Trong hệ thống trực tuyến - chức năng này, quan hệ quản lý từ TGĐ đến các bộ phận sản xuất (các công ty con) là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các phòng ban theo từng chức năng riêng biệt để giúp việc cho TGĐ trong các lĩnh vực như quản lý nhân sự, đầu tư, vật tư cơ giới, bảo hộ lao động, an toàn lao động…Trong mô hình này mỗi một phòng ban có một chức năng riêng biệt, tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề do đó sẽ phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng Từ đó góp phần tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ cho ban lãnh đạo Tuy vậy các phòng ban không vì thế mà tách rời nhau Ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng để đảm bảo duy trì sự phối hợp làm việc chặt chẽ giúp cho hiệu quả công việc được cao hơn và tránh được tình trạng không ăn khớp một điều có thể nhận thấy đó là khối lượng công việc của Tổng Giám Đốc khá lớn, không những phải giám sát công việc của các Phó Tổng Giám Đốc mà còn trực tiếp quản lý trưởng các phòng ban chức năng và các công ty con hoặc chi nhánh trực thuộc Việc này đòi hỏi người lãnh đạo phải là người nắm vững chuyên môn, có khả năng quản lý tốt.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sông Đà 9

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị và TGĐ thực hiện các chức năng cụ thể sau:

- Chức năng thư ký công ty: các nhiệm vụ cụ thể theo quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị

- Chức năng quản lý công tác tổ chức và công tác hành chính ở các lĩnh vực: công tác tổ chức và công tác đào tạo, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật, công tác hành chính văn phòng

- Tiếp nhận trình và truyền đạt các công văn, chỉ thị của hội đồng quản trị đến các cá nhân đơn vị liên quan

- Hoàn thiện sửa đổi dự thảo, làm thủ tục ban hành các công văn, chỉ thị nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị công ty

- Tổ chức quản lý và lưu trữ tài liệu văn bản trong phạm vi hoạt động của hội đồng quản trị

- Thực hiện công tác tổ chức: Xây dựng các quy chế tổ chức làm việc , phối hợp công tác giữa các đơn vị, phòng ban theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Tổ chức tiếp nhận, quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân, quản lý hồ sơ, giải quyết việc thuyên chuyển, kỷ luật, nghỉ chế độ theo luật lao động đánh giá nhận xét cán bộ, nâng lương và nâng bậc lương công nhân trực tiếp sản xuất…

- Thực hiện công tác đào tạo: Xây dựng thực hiện kế hoạch đào tạo đối với toàn bộ CBCNV trong toàn công ty

- Công tác chế độ: Hướng dẫn, thanh tra kiểm tra các đơn vị thực hiện tốt chính sách đối với người lao động

Phân tích đánh giá cơ sở trả công lao động hiện nay

1 Ứng dụng các quy định của nhà nước

Thực hiện đúng các chính sách của nhà nước về một số quy định về tiền lương: tiền lương tối thiểu và đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định của nhà nước qua các năm Đối với các chính sách về BHXH, BHYT hàng năm công ty đóng theo quy định của nhà nước là 19% đối với người sử dụng lao động kể từ trước năm 2009 Sang 2010 mới đây công ty bắt đầu thực hiện theo quy định mới của nhà nước là đóng 16%BHXH, 3,5%BHYT, 1%BHTN Qua các năm tuywf theo quy định của nhà nước về mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng: năm 2007 là

450 nghìn đồng, 2008 là 540 nghìn đồng,2009 là 654 nghìn đồng Và kể từ 1/5/2010 là 730 nghìn đồng theo quy định mới ban hành của nhà nước. Đối với thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động công ty quy định ngày làm 7 giờ, một tuần làm không quá 40 tiếng với quy định này hoàn toàn không vi phạm các quy định của nhà nước Riêng thứ 7 công ty chỉ làm buổi sáng từ 7h30 đến 10h30.

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc bao gồm: thời giờ nghỉ ngời giữa ca làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng.

Thời giờ làm thêm không vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗ ngày đối với từng loại công việc.

Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau:

- Vào ngày thường được trả ít nhất bằng 150% tiền lương giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.

- Vào ngày nghỉ hàng tuần được trả ít nhất bằng 200% tiền lương giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.

- Vào ngày lễ được trả ít nhất bằng 300% tiền lương giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.

- Nếu người lao động làm thêm vào ban đêm ( 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau) còn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương của công việc vào ban ngày.

Những chính sách này của công ty khá dễ chịu đối với cán bộ công nhân viên và góp phần tạo ra môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên tạo cho họ khoảng thời gian nghỉ ngời hợp lý

2 Phân tích đánh giá quy chế trả công lao động hiện nay

Quy chế trả lương của công ty dựa vào :

- Nghị định 205/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước ; các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn thi hành chế độ tiền lương

- Nghị đình số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung

- Điều lệ Tổ chức và hoạt động của công ty CP SĐ 9

Lao động trong các cơ quan dơn vị được chia làm hai bộ phận là lao động gián tiếp và lao động trực tiếp Lao động gián tiếp bao gồm các CBCNV văn phòng tại khối cơ quan công ty và tại các đơn vị trực thuộc Khối nàyđựơc tính lương theo hình thức lương thời gian Lao động trực tiếp là công nhân sản xuất bao gồm các ban chỉ huy công trường, đội phó , tổ đội xây dựng, tổ trưởng tổ xây dựng, nhân viên trực tiếp sản xuất

Nguyên tắc trả lương được ghi trong quy chế trả lương đó là: người lao động thuộc bộ phận nào sẽ được xác định mức lương theo phương pháp trả lương của bộ phận đó Mọi người lao động trong cơ quan và các đơn vị đều được chuyển xếp lương về cùng một mặt bằng lương chức danh chuyên môn nghiệp vụ Tiền lương thực nhận của mỗi người đều gắn với trách nhiệm đầy đủ của bản thân phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của người đó trong công việc.

 Thù lao đối với chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và thư kí công ty:

Tiền lương được trả dựa trên các chỉ tiêu: kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên.

Ta có chỉ tiêu hệ số hoàn thành kế hoạch Hht

Với Hi THi: thực hiện của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, thu nhập bình quân của CBCNV.

KHi: kế hoạch của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, thu nhập bình quân của CBCNV.

Bảng 2.9: bảng mức tiền lương ứng với H ht = 100%

TT Chức vụ Mức thù lao(Đ/tháng)

4 Thành viên ban kiểm soát 3.000.000

Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch

TL = H ht × mức lương ứng với H ht = 100%

Hht: hệ số hoàn thành

TL: tiền lương người loa động nhận được trong tháng.

 Đối với tổng giám đốc công ty

Tiền lương của tổng giám đốc phụ thuộc vào chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh

TL = TL tg + TL ns

TL: tiền lương thời gian được hưởng trong tháng

TL tg : tiền lương năng suất được hưởng trong tháng

- Cách xác định tiền lương thời gian:

Công thức tính tiền lương thời gian:

TL tg = H × TL tt + các khoản phụ cấp

H : hệ số lương cấp bậc, chức vụ công việc đang làm theo nghị định cố 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ ban hành.

TLtt: tiền lương tối thiểu = 650.000Đ/tháng

- Cách xác định tiền lương năng suất

Lương năng suất được xác định thông qua các tiêu chi: kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, thu nhập bình quân của CBCNV, khấu hao TSCĐ.

Với Ki là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tháng của các chỉ tiêu i.

TT Các chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tháng

1 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 10 15 20

5 Thu nhập bình quân của CBCNV 5 12 15

Nguồn: quy chế trả lương của công ty

Với hệ số hoàn thành của chỉ tiêu lợi nhuận lớn hơn 100% thì tiền lương năng suất của tổng giám đốc sẽ là 1% lợi nhuận

Với hệ số hoàn thành của chỉ tiên lợi nhuận nhỏ hơn 100% thì tiền lương năng suất của tổng giám đốc sẽ được xác định như sau

TT Số điểm Tiền lương NS

Nguồn : quy chế trả lương của công ty

 Đối với cán bộ quản lý

TL= ( L k tg + L ns ) × K đc × số ngày làm việc thực tế÷ số ngày làm việc theo lịch+ lương lễ phép nếu có

TL: tiền lương người lao động nhận được trong tháng

Lk tg: lương thời gian khoán = Lmin×hệ số lương cơ bản khoán( Hk Lcb)+ phụ cấp được hưởng

Lns được tính dựa trên cặp trị số hệ số năng suất H k và mức lương thời gian khoán bình quân: 1,92 triệu đồng/tháng.

Bảng 2.10 : Bảng hệ số năng suất tiền lương các nhóm chức danh

TT Chức danh- phân loại Hk Lcb Hk

1 Phó TGĐ, KT trưởng, CT công Đoàn chuyên trách 5,98 11

Trưởng phòng, trưởng ban nữ công chuyên trách,Phó

Phó phòng, bí thư đoàn TN, UV thường vụ công đoàn chuyên trách

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Bảng 2.11 : Bảng phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng công ty

Hệ số Tổng công ty đặc biệt và tương đương

Tổng công ty và tương đương

Trưởng phòng và tương đương 0,7 0,6 0,5 0,4 0.3

Phó trưởng phòng và tương đương 0,6 0,5 0.4 0,3 0.2

Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch

Kđc là hệ số điều chỉnh tiền lương được xác định bằng tỷ lệ % hoàn thành chỉ tiêu chủ yếu trong kì sản lượng thực hiện, giá trị tiền về tài khoản, lợi nhuận, thu

Trong đó: Đi là số điểm đạt được tương ứng với các tiêu chí nêu tại điểm a, b, c, d Đmax là số điểm tối đa đạt được của các tiêu chí tại điểm a, b, c, d ĐmaxP Các tiêu chí: a Giá trị sản xuất kinh doanh

Giá trị thực hiện sản xuất kinh doanh của tháng / (giá trị KH SXKD năm của Cty / 12)

TT Tỷ lệ HT KH trong tháng Số điểm

3 50% ≤ đạt

Ngày đăng: 24/06/2023, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân(2008) Khác
2. Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(đã được sủa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) Khác
3. Báo cáo thực hiện SXKD năm 2009 kế hoạch SXKD năm 2010 của công ty CP Sông Đà 9 Khác
4. Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 của công ty CP Sông Đà 9 Khác
5. Nghị định 205/2004/NĐ-CP ra ngày 14/12 năm 2007 của chính phủ quy định về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước Khác
6. PGS.TS Bùi Tiến Quý, TS Vũ Quang Thọ, NXB chính trị quốc gia(1997), Chi phí tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình sản xuất kinh doanh 2007 - 2009 - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.1 Bảng thống kê tình hình sản xuất kinh doanh 2007 - 2009 (Trang 22)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sông Đà 9 - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sông Đà 9 (Trang 25)
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ công nhân viên riêng Sông Đà 9 ( không tính đến các - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.2 Số lượng cán bộ công nhân viên riêng Sông Đà 9 ( không tính đến các (Trang 29)
Sơ đồ 2.3: Số lượng cán bộ công nhân viên riêng Sông Đà 9 năm 2007- 2009 - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Sơ đồ 2.3 Số lượng cán bộ công nhân viên riêng Sông Đà 9 năm 2007- 2009 (Trang 30)
Bảng 2.3: Cơ cấu chất lượng lao động trong công ty 2007 – 2009 - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.3 Cơ cấu chất lượng lao động trong công ty 2007 – 2009 (Trang 31)
Bảng 2.4:  Chất lượng công nhân riêng Sông Đà 9 cuối năm 2009 - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.4 Chất lượng công nhân riêng Sông Đà 9 cuối năm 2009 (Trang 32)
Bảng 2.5: Bảng đơn giá tiền lương ngày công khoán áp dụng để trả lương theo - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.5 Bảng đơn giá tiền lương ngày công khoán áp dụng để trả lương theo (Trang 35)
Bảng 2.6: Bảng đơn giá tiền lương khoán ca máy áp dụng để trả lương theo sản - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.6 Bảng đơn giá tiền lương khoán ca máy áp dụng để trả lương theo sản (Trang 35)
Bảng 2.8: Số lượng thiết bị thi công chính ( cần trục ) - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.8 Số lượng thiết bị thi công chính ( cần trục ) (Trang 37)
Bảng 2.7: Số lượng máy móc thi công chính ( ô tô ) - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.7 Số lượng máy móc thi công chính ( ô tô ) (Trang 37)
Bảng 2.9: bảng mức tiền lương ứng với H ht  = 100% - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.9 bảng mức tiền lương ứng với H ht = 100% (Trang 41)
Bảng 2.10  : Bảng hệ số năng suất tiền lương các nhóm chức danh - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.10 : Bảng hệ số năng suất tiền lương các nhóm chức danh (Trang 43)
Bảng 2.14: Bảng đơn giá tiền lương ngày công khoán áp dụng để trả lương theo - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.14 Bảng đơn giá tiền lương ngày công khoán áp dụng để trả lương theo (Trang 46)
Bảng 2.15: Bảng đơn giá tiền lương khoán ca máy áp dụng để trả lương theo sản - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.15 Bảng đơn giá tiền lương khoán ca máy áp dụng để trả lương theo sản (Trang 47)
Bảng 2.16: Định mức đơn giá khoán máy đầm - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.16 Định mức đơn giá khoán máy đầm (Trang 48)
Bảng 2.17: Quỹ lương cho các loại lao động - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.17 Quỹ lương cho các loại lao động (Trang 51)
Bảng 2.18  : Quy mô quỹ lương thời gian của công ty trong giai đoạn 2007-2009 - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.18 : Quy mô quỹ lương thời gian của công ty trong giai đoạn 2007-2009 (Trang 55)
2. Hình thức trả công lao động theo sản phẩm - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
2. Hình thức trả công lao động theo sản phẩm (Trang 56)
Bảng 2.21: Tiền lương và mức sống của người lao động năm 2009 - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.21 Tiền lương và mức sống của người lao động năm 2009 (Trang 59)
Bảng 2.22: Tình hình sử dụng thời gian lao động - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 2.22 Tình hình sử dụng thời gian lao động (Trang 60)
Bảng 3.1: Bảng điểm của các yếu tố thù lao - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 3.1 Bảng điểm của các yếu tố thù lao (Trang 64)
Hình thức  trả lương theo thời gian của công ty được áp dụng đối với khối cán bộ quản lý - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Hình th ức trả lương theo thời gian của công ty được áp dụng đối với khối cán bộ quản lý (Trang 65)
Bảng 3.2: Bảng điểm đánh giá các nhân viên - Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác trả công lao động tại công ty cổ phần sông đà 9
Bảng 3.2 Bảng điểm đánh giá các nhân viên (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w