1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh ung thư phổi

21 688 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 353 KB

Nội dung

Bệnh ung thư phổi 1/nguyên nhân: Các nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi bao gồm các tác nhân gây ung (như khói thuốc lá), bức xạ ion hoá, và nhiễm virus. Sự phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố này gây tích tụ các thay đổi trong DNA của mô lát bên trong phế quản của phổi (tức biểu mô phế quản). Khi ngày càng nhiều mô bị tổn thương, cuối cùng sẽ dẫn đến ung thư. [1] Khói thuốc lá Xem thêm: Khói thuốc lá và Thuốc lá Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi. Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Xác suất một người hút thuốc bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút trong một ngày và mức độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi. Những người hút các loại thuốc lá khác và những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ tương tự. Radon Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cao hơn ở những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon. Một bộ dụng cụ có bán ở các cửa hàng kim khí cho phép những người chủ nhà đo mức độ khí radon trong nhà của họ. Kiểm tra mức độ khí radon trong nhà là một công việc tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Một khi vấn đề về khí radon đã được xử lý thì sự đe doạ của nó sẽ biến mất. Amiăng Amiăng (tiếng Pháp: amiante; tiếng Anh: asbestos) là tên gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Amiang có hai nhóm chính là nhóm amphibole và nhóm serpentine (chrysotile hay còn gọi là nhóm amiang trắng). Nhóm amphibole khi hấp thụ qua đường hô hấp và lưu lại trong phổi rất khó bị đào thải ra ngoài. Các sợi thuộc nhóm amphibole là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như ung thư phổi, u trung biểu mô. Hiện nay, các mỏ amiang amphibole đã bị đóng cửa trên toàn thế giới, chỉ một lượng rất nhỏ các sản phẩm chứa nhóm sợi này còn được sử dụng trên thế giới. Nhóm serpentine (amiang trắng) là nhóm sợi khoáng amiang duy nhất được phép trao đổi buôn bán giữa các quốc gia. Amiang trắng khi đi vào phổi sau một thời gian từ 0.3 - 11 ngày sẽ bị phân rã và đào thải ra khỏi cơ thể. Do đó, loại sợi này không gây ra bất kỳ triệu chứng ung thư nào. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có amiang trắng được phép đưa vào sản xuất. Ô nhiễm Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự phơi nhiễm với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tiền sử bản thân Một người đã mắc ung thư phổi một lần có nguy cơ mắc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một người chưa bao giờ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ hút thuốc sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi lần hai. Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi và tìm kiếm những cách thức để phòng chống căn bệnh này. Chúng ta đã biết rằng cách tốt nhất để phòng chống ung thư phổi là bỏ hút thuốc lá (hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt. Thậm chí nếu bạn đã hút thuóc lá trong nhiều năm thì việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn. 2/10 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi Mặc dù ung thư phổi giết chết khoảng 1,3 triệu người mỗi năm trên thế giới nhưng đây không phải là bệnh khó phát hiện và phòng ngừa. Những chẩn đoán bệnh sớm có thể giúp bạn tránh nguy cơ tử vong tới 50% và còn có thể phòng tránh các tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu kịp thời phát hiện 10 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi như dưới đây thì bạn có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn rất nhiều. 1. Thở nặng nhọc Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn. Ảnh minh họa 2. Ho nhiều Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn, dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời. 3. Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên. Ảnh minh họa 4. Đau ngực Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý. 5. Đau tay và các ngón tay Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình. Ảnh minh họa 6. Đờm có lẫn máu Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn. 7. Thay đổi tâm trạng thất thường Bạn cảm thấy mình có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị ung thư phổi hoặc bệnh ung thư nào đó. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc 8. Thường xuyên bị nhiễm trùng Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không. Ảnh minh họa 9. Đau vai Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay. 10. Bất thường ở các mô vú Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung th ở bộ phận khác gây ra. 3/Triệu chứng của ung thư phổi Triệu chứng của ung thư phổi rất đa dạng, phong phú, bệnh nhân có thể có rất nhiều triệu chứng, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể không hề có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhân một lần đi khám vì một lý do khác về sức khỏe mà phát hiện ra. Có thể chia triệu chứng ung thư phổi thành các nhóm như sau 1. Triệu chứng phế quản:  Ho:  Đa số ung thư phổi đều bắt đầu bởi biểu hiện ho khan, sau đó có thể có ho đờm. Một số trường hợp có khạc đờm mủ, đờm màu xanh, màu vàng do bội nhiễm phế quản ở sau chỗ tắc nghẽn phế quản.  Cần nghĩ tới chẩn đoán ung thư phổi ở những đối tượng nam giới, tuổi trên 40, hút thuốc kéo dài để tiến hành chụp X quang phổi và làm các thăm dò chẩn đoán khác.  Ho ra máu: gặp triệu chứng này ở khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất ít, lẫn với đờm thường ho về buổi sáng và trong nhiều ngày, có thể nghe thấy tiếng rít phế quản chứng tỏ khối u đã làm tắc phế quản không hoàn toàn.  Viêm phế quản, viêm phổi tái diễn nhiều lần, sau điều trị bệnh nhân đã hết sốt, hết ho nhưng tổn thương trên X quang phổi còn tồn tại trên 1 tháng. 2. Những dấu hiệu do sự lan tỏa của khối u phổi  Đau ngực: không có địa điểm đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương đau kiểu thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.  Khó thở: khó thở ít gặp, thường do khối u phổi chèn ép gây tắc khí phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi làm bệnh nhân khó thở.  Nói khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bị chèn ép.  Khó nuốt: do thực quản bị chèn ép.  Các triệu chứng do khối u chèn ép vào tĩnh mạch chủ trên: phù mặt, cổ bạnh to, hố trên xương đòn đầy, tĩnh mạch nổi rõ ở cổ, ngực.  Tràn dịch màng phổi: do khối u phổi xâm lấn ra màng phổi gây tràn dịch màng phổi, chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng và chụp x quang phổi. Chọc dò khoang màng phổi thấy dịch giúp chẩn đoán chắc chắn.  Một số bệnh nhân có biểu hiện: nửa mặt đỏ, khe mí mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau. 3. Dấu hiệu ngoài phổiBệnh nhân thường gầy sút cân nhiều và nhanh.  Móng tay khum, ngón dùi trống (đầu ngón tay, ngón chân to ra trông như đầu chiếc dùi trống).  Đau các khớp xương cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân, bàn ngón chân. Nhiều bệnh nhân được phát hiện u phổi khi đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp vì các triệu chứng đau xương khớp này.  Nổi hạch ở hố trên đòn, hạch ở cổ.  Vú to ở nam giới: có thể to một hoặc 2 bên. 4/Nhận dạng bệnh ung thư phổi Tags: bệnh ung thư phổi, đứng hàng thứ hai, môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh, đã xác định, nhà nghiên cứu, sự biết rõ, một số, nhận dạng, có một, Dạng Bệnh, phương pháp, điều trị, đau, khớp Hỏi:Xin cho biết cách nhận biết và chữa trị bệnh ung thư phổi. (cumi - cumi101@yahoo.com ) Đáp:Ung thư phổibệnh của tuổi trung niên với tỷ lệ người mắc bệnh đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư và ngày càng nhiều người mắc bệnh. Nguyên nhân của bệnh tuy chưa được thực sự biết rõ nhưng những nhà nghiên cứu y khoa đã xác định có một số yếu tố thuận lợi làm bệnh phát sinh như: môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá. Bệnh ung thư phổi tiến triển nhiều khi âm thầm, thường khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Triệu chứng của ung thư phổi không có gì đặc hiệu mà dễ lẫn với một số bệnh khác và chỉ có giá trị gợi ý. Vì vậy trong chẩn đoán ung thư phổi, vai trò của các xét nghiệm cận lâm sàng là rất quan trọng. Các dấu hiệu có thể gặp ở ung thư phổi đó là: - Đau ngực, có thể đau nhẹ ít khi đau dữ dội. - Ho khạc ra máu lẫn đờm. - Ho khan kéo dài, sau một thời gian có thể có đờm. - Sốt. - Sút cân, mệt mỏi. - Khó thở nhẹ. - Đau khớp. - Ngón tay dùi trống (do thiếu oxy mạn tính, móng tay có hình khum như mặt kính đồng hồ và tạo cho đầu mút của ngón giống như hình dùi trống) và có thể gặp các hội chứng Pierre-Marie, hội chứng Pancoas…. Và những triệu chứng di căn . Hiện có một số phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán được xem là rất có giá trị là: chụp cắt lớp vi tinh, soi phế quản, sinh thiết để tìm tế bào ung thư. Về điều trị, hiện không có một phương pháp điều trị riêng lẻ nào cho kết quả mĩ mãn mà thường phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy theo thể bệnh và giai đoạn của bệnh, nhưng nói chung kết quả điều trị ung thư phổi còn hạn chế. Một số phương pháp điều trị được áp dụng là: - Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể trước khi nó di căn. - Tia xạ. - Hoá trị liệu. - Liệu pháp miễn dịch học. Các phương pháp này thường được phối hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị. 5/Cảnh báo về bệnh ung thư phổi rất nguy hiểm Ung thư phổibệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đứng đầu ở nam giới, bệnh hiếm gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình khoảng 50 tuổi, tuy nhiên có một số ít trường hợp bệnh nhân được phát hiện ở tuổi 30. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về nguyên nhân gây ra căn bệnh này trong nhiều năm qua và trong số các yếu tố nguy cơ tìm thấy thì cho đến nay thuốc lá vẫn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư phổi. Trong số các chất gây ung thư phổi trong khói thuốc lá phải kể đến 4 – (N – Methyl – N -Nitrosamine) -1- (3 – pyridyl – butanone) là chất đã được chứng minh có khả năng gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 – 40 lần so với người không hút thuốc lá. Số lượng thuốc lá hút trong 1 ngày, số năm hút thuốc lá liên quan tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc ung thư phổi ở cả những người hút thuốc thụ động (những người hít phải khói thuốc lá thải ra từ người khác). Ngoài thuốc lá ra, một số các yếu tố nguy cơ khác được kể đến đó là khí radon, arsenic, asbestos, beryllium, hydrocar – bones, khí mustard, tia phóng xạ… Tuy nhiên, thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu và thực tế đây là nguyên nhân có thể phòng tránh được bằng cách không hút thuốc lá hoặc ngừng hút thuốc lá ở những người đang hút thuốc lá. Phòng để không mắc bệnh ung thư phổi là cách tốt nhất để không bị tử vong vì ung thư phổibệnh có tiên lượng xấu, sàng lọc và phát hiện sớm bằng khám lâm sàng, chụp X quang phổi, xét nghiệm tế bào đờm cho các đối tượng có nguy cơ cao có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm hơn, thời gian sống thêm lâu hơn so với bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên ngay cả khi được phát hiện sớm bệnh cũng khó có thể chữa khỏi hoàn toàn vì vậy cho đến nay chưa có biện pháp sàng lọc phát hiện sớm nào thực sự đem lại hiệu quả hạ thấp tỷ lệ tử vong do căn bệnh này, nên một lần nữa cần khẳng định không hút thuốc lá, ngừng hút thuốc lá là phương pháp phòng bệnh ung thư phổi tốt nhất. Các biểu hiện của bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường rất nghèo nàn, đôi khi bệnh được phát hiện được do tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám một bệnh khác. Giai đoạn muộn bệnh có triệu chứng lâm sàng phong phú, dễ chuẩn đoán hơn với các biểu hiện như ho kéo dài, ho khan hoặc ho có máu, đau ngực khó thở, khàn tiếng, gầy sút cân thậm chí có các biểu hiện bệnh đã di căn xa như đau xương do di căn xương, đau đầu, nôn liệt người do di căn não. Khi có các biểu hiện trên bệnh nhân thường đến viện khám bệnh, sau khi hỏi bệnh các bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc ung thư phổi hay không, nếu mắc thì bệnh ở giai đoạn nào, các xét nghiệm thường làm bao gồm: chụp X quang phổi thẳng nghiêng, soi phế quản, sinh thiết u qua nội soi, chụp cắt lớp lồng ngực, sinh thiết u dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp lồng ngực và một số xét nghiệm khác như siêu âm ổ bụng, xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm chất chỉ điểm u… để đánh giá mức độ lan tràn của bệnh. Bệnh ung thư phổi được chia thành 4 giai đoạn dựa vào đặc điểm khối u, đặc điểm di căn hạch và có hay không có di căn xa. Giai đoạn bệnh là yếu tố quan trọng quyết định các phương pháp điều trị có thể được áp dụng cho mỗi bệnh nhân ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân thường được phẫu thuật cắt bỏ khối u kèm theo vét hạch sau đó được điều trị hóa chất, tia xạ bổ xung tùy theo từng trường hợp, ở giai đoạn muộn hơn không còn khả năng phẫu thuật bệnh nhân thường được điều trị tia xạ phối hợp với hóa chất và một số phương pháp khác nhằm giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Ung thư phổi có loại khác nhau về đặc điểm bệnh, phương pháp điều trị và cả tiên lượng. Loại ung thư phổi tế bào nhỏ có thời gian sống thêm trung bình từ 9 – 1 1 tháng, tỷ lệ sống thêm 2 năm cho giai đoạn khu trú 40%, giai đoạn lan tràn là 5%. Loại ung thư phổi không phải chủ yếu vào giai đoạn bệnh, khoảng 57 – 65% bệnh nhân giai đoạn I sống được trên 5 năm, khoảng 38 – 55% bệnh nhân giai đoạn II sống được trên 5 năm, giai đoạn III, IV thời gian sống thêm trung bình chỉ đạt được 8 – 11 tháng. Thông thường các bệnh nhân ở giai đoạn sớm sau khi phẫu thuật, nếu được điều trị bổ sung tia xạ hoặc hóa chất thì tổng thời gian điều trị khoảng 5 – 6 tháng, sau đó bệnh nhân được ra viện và sẽ được hẹn khám lại định kỳ 3 tháng/ 1lần trong 2 năm đầu, 6 tháng cho 3 năm tiếp theo và hàng năm cho những năm sau đó. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, chụp X quang, cắt lớp lồng ngực, siêu âm ở bụng, xét nghiệm chất chỉ điểm u và một số xét nghiệm cần thiết khác để phát hiện bệnh tái phát sớm nhất có thể. Các bệnh nhân sau khi ra viện tốt nhất thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục bình thường, không cần thiết phải ăn kiêng và tuyệt đối nên bỏ thuốc lá. 6/Chữa ung thư phổi giai đoạn cuối? 2 năm nay thỉnh thoảng bạn em bị ho ra máu trong 1 lần chụp phổi để chuẩn bị đi nước ngoài bác sĩ bảo phổi bạn đã bị chết 60% đã chuyển sang ung thư và có sự di căn rồi rồi. trước kia bạn em có hút thuốc lá nhưng đã bỏ được mấy tháng nay rồi không hút lại nữa. hiện cái bạn em thường có những triệu chứng như khó thở,tức ngực, khạc ra nhiều đờm,thỉnh thoảng lại thấy đau nhói ở ngực phải mỗi lần đau như thế thì không thể thở được. như thế có nguy hiểm lắm không ạ. có điều trị khỏi được không ạ? ai biết xin tư vấn cho em với. em xin cảm ơn. Trả lời: _Em nên đưa bạn em đi viện lao phổi cho đúng chuyên khoa,thực sự phổi đã chết 60% thì chức năng phổi đã kém hơn 1 nửa,lại còn bị tràn dịch màng phổi nên sức khỏe sẽ yếu đi rất nhiều căn bản bệnh sẽ ngày càng nặng hơn do suy kiệt sức khỏe chứ không phải do bệnh phá đâu.nên động viên bạn thật tin tưởng vào cuộc sống và những biện pháp chữa bệnh mà mình đang sử dụng. _Nói đúng hơn bạn em phổi chỉ còn 1 lá,và chắc chắn 1 lá phổi sẽ phải kiêm chức năng cho quá trình trao đổi ooxxi bơm máu lên não cho cả cơ thể,chắc chắn là không thể đủ và vì thế bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu.nhưng cũng đã có rất nhiều người sống tốt nhờ có một lá phổi.quan trọng bây giờ là loại bỏ được lá phổi có bệnh,nuôi dưỡng và chữa trị lá phổi còn lại là được .Em hãy tham khảo ở link dưới đây xem sao,đã có rất nhiều ý kiến tốt về địa chỉ này trong việc chữa bệnh ung thư phổi đấy. [...]... 10 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi sẽ bị chết Bệnh thư ng chỉ được phát hiện khi đã di căn sang cơ quan khác và không còn đáp ứng tốt với hóa trị liệu Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi Ho, khạc ra máu, khó thở hoặc thở khò khè có thể là những biểu hiện của bệnh Ung thư phổi tế bào nhỏ là một bệnh lý tiến triển rất nhanh, chiếm 20-25 % các bệnh ung thư phổi 8/Cách điều trị bệnh. .. khi bệnh ung thư phổi có sự lan rộng hoặc di căn rất sớm sau khi nó hình thành, nó sẽ là một dạng ung thư rất nguy hiểm đến tính mạng và một trong các loại ung thư khó chữa nhất Trong khi ung thư phổi có thể lây lan bất cứ cơ quan nào trong cơ thể, các cơ quan nhất định - đặc biệt là tuyến thư ng thận, gan, não, xương - là những nơi phổ biến nhất cho ung thư phổi di căn -Bài thuốc 2 vị chữa ung thư phổi. .. của ung thư phổi Nếu có 10 người hút hai gói thuốc lá mỗi ngày thì ít nhất sẽ có bảy người sẽ chết vì bệnh phổi nói chung và ung thư phổi nói riêng _Phổi là một trong nhưng cơ quan rất phổ biến trong việc di căn từ các khối u ở các bộ phận khác của cơ thể Di căn khối u được tạo thành từ cùng loại của các tế bào khối u ban đầu Ví dụ, nếu ung thư tuyến tiền liệt lây lan qua dòng máu đến phổi, ung thư. .. này : Bác sĩ Norman Howard, một chuyên gia về bệnh ung thư phổi tại bệnh viện Cromwel, London, đồng ý rằng máy chụp CAT là công cụ phát hiện chất lượng cao nhưng ông cho biết việc sớm phát hiện các khối u có lẽ không làm thay đổi tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi được cứu sống vì tính chất hung hãn của căn bệnh này Bác sĩ Ian Smith, trưởng khoa ung thư phổi bệnh viện Hoàng gia Marsden, London, thì cho... với chụp X-quang thông thư ng nên bệnh nhân khó mà tiến hành kiểm tra đều đặn được 7/Thuốc chữa ung thư phổi di căn? Bệnh nhân nhà tôi bị ung thư phổi đã có di căn hạch đến trung thất ,bệnh nhân lại bị huyết áp cao và bệnh hở van tim nên các bác sĩ nói nếu phẫu thuật sẽ rất khó khăn.Xin cho hỏi là có loại thuốc nào điều trị bệnh này không?Tôi có nghe nói về biện pháp ghép phổi, vậy bệnh nhân nhà tôi như... bệnh ung thư phổi thư ng được chẩn đoán quá muộn, với nguy cơ tử vong rất cao Vì vậy, thử nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh, khi còn khả năng điều trị, sẽ là một bước tiến đánh kể Pleiotrophin và ung thư phổi Pleiotrophin được coi là một yếu tố quan trọng trong sự lan truyền ung thư, vì nó kích thích tế bào phân chia và làm tăng nguồn cung cấp máu cho khối u Tại các nước phát triển, ung thư phổi là... chức năng miễn dịch của cơ thể và chống ung thư Hồ đào bổ thận, cố tinh, ôn phế, chỉ khái, ích khí, dưỡng huyết, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính _Chẩn đoán sớm ung thư phổi dựa vào xét nghiệm máu Ung thư phổi giai đoạn đầu thư ng rất khó phát hiện bằng X-quang Các nhà khoa học Đức cho biết đã tìm ra một phương pháp giúp chẩn đoán bệnh ung thư phổi từ giai đoạn rất sớm, dựa vào nồng... ở bệnh nhân ung thư phổi, hàm lượng chất này tăng 11 lần so với những người khỏe mạnh Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Phillipps ở Marburg (Đức) đã tiến hành nghiên cứu trên 85 bệnh nhân bị hai dạng ung thư phổi và 41 người tình nguyện khỏe mạnh (nhóm đối chứng) Kết quả cho thấy: - Chỉ 1 người trong nhóm đối chứng có nồng độ pleiotrophin tăng cao, trong khi tỷ lệ này là 87% ở các bệnh nhân ung thư phổi. .. thông thư ng có thể làm tăng tỷ lệ cứu sống lên gần 80% Trong số gần 159.000 người được cho rằng sẽ bị chết vì ung thư phổi năm nay, những nhà nghiên cứu cho biết sử dụng phương pháp chụp CAT phát hiện bệnh từ sớm đã giúp cứu sống khoảng 128.000 người trong số họ Hiện nay khoảng 70% số người phát hiện bị bệnh ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu có thể được cứu sống Tuy nhiên đa số các trường hợp bệnh ung. .. lời: _Ghép phổi được tiến hành đối với những người mà phổi không còn họat động Hầu hết người nhận cấy ghép là những người bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính nghiêm trọng, xơ phổi tự phát, xơ nang, thiếu α1-antitrypsin, và tăng huyết áp ở phổi Thông thư ng là ghép một lá phổi, nhưng hai lá phổi cũng có thể được cấy ghép Khi những rối loạn trong phổi làm nguy hại đến tim thì một hoặc cả hai lá phổi và tim . thân Một người đã mắc ung thư phổi một lần có nguy cơ mắc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một người chưa bao giờ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ hút thuốc sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn. bị ung thư phổi hoặc bệnh ung thư nào đó. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc 8. Thư ng xuyên bị nhiễm trùng Ung thư phổi. trị bệnh ung thư phổi. (cumi - cumi101@yahoo.com ) Đáp :Ung thư phổi là bệnh của tuổi trung niên với tỷ lệ người mắc bệnh đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư và ngày càng nhiều người mắc bệnh.

Ngày đăng: 25/05/2014, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w