1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Quy Hoạch Mặt Bằng Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng.pdf

118 15 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN CÔNG TÂM NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG LẠCH HUYỆN HẢI PHÒNG Chuyên ngành Xây dựng công trình biển Mã số 60 58 45 LUẬN[.]

Trang 1

NGUYEN CONG TAM

NGHIEN CUU QUY HOACH MAT BANG CANG LACH HUYEN - HAI PHONG

Chuyên ngành: Xây dựng công trình biển Mã số: 60.58.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS Mai Van Cong

2 TS Lé Thu Huyén

Ha Noi - 2014

Trang 2

NGUYEN CONG TAM

NGHIEN CUU QUY HOACH MAT BANG CANG LACH HUYEN - HAI PHONG

LUAN VAN THAC SI

Ha Noi - 2014

Trang 3

Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Kỹ

thuật Biên, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho tác gia trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Tác giả chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Công, Trưởng bộ môn Công trình Cảng - Đường thủy - Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội và cô giáo hướng dẫn TS Lê Thu Huyền, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội đã luôn tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đi đầu tiên xây dựng ý tưởng nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn Cảm ơn Th.S Nguyễn Quang Đức Anh đã giúp đỡ tác giả có đủ tài liệu và phương pháp

để thực hiện luận văn

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Kỹ Thuật Bờ Biên, các bạn cùng lớp cao học 20BB và các anh chị đồng nghiệp trong

văn phòng VINWATTER đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong thời

gian học tập và nghiên cứu

Tuy đã có những cố găng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi những tổn tại, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp

Xin chan thanh cam on!

TAC GIA

Nguyễn Công Tâm

Trang 4

Lớp cao học: 20BB

Tên đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch mặt bằng cảng Lạch Huyện - Hải Phòng” Tôi xin cam đoan để tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả nghiên cứu tính toán trung thực Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các

tài liệu liên quan nhằm khăng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài Tôi

không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Học viên

Nguyễn Công Tâm

Trang 5

5 KÉT QUÁ DỰ KIÊN ĐẠT ĐƯỢCC - << < << sscsesesesesesesssee 4 6 NỘI DUNG CA LUẬN VN .-< <5 5 S5 << ssesesesesesesesesee 4 Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên và thông tin sơ bộ về dự án cảng nước sâu gần bờ Lạch Huyện - Hải Phòng G5 S55 S595 99566653 5 1.1 Về điều kiện tự nÌhiÊN << << £ se ssesEsseseseseseseseee 5

1.1.1 Đặc điểm địa hình - 26 22 SE2ES 1 E215 1 12152121 71111171 1111 te 5

1.1.2 Điều kiện địa chất công trình - + + cv 111111851111 1 811 re 6

1.1.3 Điều kiện thủy văn -¿- - - kk11SES SE ST H111 1E xe 7 1.1.4 Điều kiện khí tượng ¿- - + S2 SE+k*k#ESEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEEEEerkrkrree 8 1.1.5 Điều kiện môi trường ¿- - + + s+x+k+E#ESEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkrkee 11

1.1.6 Môi trường sinh thái - - 2s 2 +E+E+E£E£EE+EEEESEEEEEEEEEEEErkrrerker, 12

1.1.7 Điều kiện kinh tế xã hội của những xã bị ảnh hưởng của dự án 13 1.2 Giới thiệu sơ bộ về dự án cảng Lạch Huyện - Hải Phòng 15

1.2.1 Cơ sở hình thành dự án - - 2 s22 +E+EEE+E£EE+EEEEEEEEEEEErkrrerkee, 15

1.2.2 Vị trí, quy mô dự án cảng nước sâu gần bờ năm 2015 16 1.2.3 Quy hoạch cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đến năm 2030 17

Trang 6

1.2.4 Quy hoạch cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đến năm 2020 18 1.3 Định hướng phát triển bền vững Cảng trong tương lai và vẫn đề nghiên cứu của Luận Văn .d o6 655 96 8899994 9996989899949596966889996966696 20 1.3.1 Định hướng phát triển bền vững cảng trong tương lai - 20 1.3.2 Vẫn đề nghiên cứu của Luận văn . 2-5 + 2 Se+e+E+EsEsEerezkrsee 20 1.4 Kết luận chương, Í << << << << esssessEsEsesesesesessee 21 Chương 2: Quy hoạch cảng biến và xây dựng các tiêu chí kỹ thuật với bài toán Quy hoạch Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng << <5 < «<< «se 22 2.1 Khái niệm về cảng ĐiỂn - 5 5-5-5 2s 2s << sssesesesesesesssee 22 2.1.1 Vai trò của cảng biỂn + 6S s SE ESvSvE1E111 1111111111111 ck 22 2.1.2 Dinh nghia 2.0.0 - Ắ 23 2.2 Giới thiệu về một số cảng biến trên thế giới và việt nam 25 2.2.1 Một số cảng trên thế giới ¿- - + 2 +s+k+k+E#E#EE+EEEeESEeEErkrkrrererered 25 2.2.2 Cảng biển ở viỆt naim + + %6 k+E+EEESE*kEEEESEEEEEEEEEEEEErkrkrrrrererkd 35 2.3 Chọn mặt băng quy hoạch cảng lạch huyện s << << << se 44 2.3.1 Quy tắc quy hoạch mặt bằng cảng +2 + +c+Esce+k+xeesrerered 44 2.3.2 Các tiêu chí quy hoạch mặt bằng cảng . - + 2 2+s+s+csrsrezxd 52 2.4 Kết luận chương 2 «<< << s33 xxx 2 4 45555556556 62 Chương 3: Quy hoạch mặt bằng hợp lý cho cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030-2050 với phương án xa Đời oo c6 996556666666556 63 3.1 Dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng øiai đoạn 2030-2050 63

3.1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội (KTXH) khu vực

nghiên cứu giai đoạn 2030205Ô - - - - SH HH re 63 3.1.2 Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua cảng giai đoạn 2030+2050 63 3.2 Lựa chọn cỡ tàu cho cảng øiai đoạn 2030+205Ú s<<<<<ss55 65

3.2.1 Đặt vẫn đỀ cccctrtnHhHHH HH 65

3.2.2 Lựa chọn cỡ tàu cho CẢI] .- - - c1 0000022111 99 2 vn vờ 65

Trang 7

3.3 Thông số bến cho cảng giai đoạn 20302050) -.<-<-< << c<<2 66 3.3.1 Số lượng bến + 2E kkSEEESEEEEE9EE1EE1E1151511111513111 11x 66 3.3.2 Chiều dài bến + - <5 k E1 1515 121511117151111 111111111511 7111 T1 69 3.3.3 Cao độ đáy bến -.- «s11 11111111111 1111111111111 rerree 70 3.3.4 Cao trình đỉnh bến + ¿ - 2 SE+E+EEE£E2EEEEEEE 1 1125171211 xee 71

3.3.5 Diện tích kho bãi confa1In€T - - - «5< + << + + c2 72

3.3.6 Kết cầu câu tầu -:-:- + S1 2 1 111 1115111121211 111111110111 11 111111 Le 74 3.3.7 Luỗng tàu và vũng quay tảU - - - s3 SE RE rkrerree 74 3.4 Quy hoạch đê chăn sóng cho cảng giai đoạn 2030-2050 75 3.4.1 Nguyên tắc chung «5s s xxx 9 SE SEE1E1511121111111111 11k 75 3.4.2 Kết quả quy hoạch . - + s6 +s ke *EEEESkEkEEEEEEEEEEEEEEEEEErErkrrererkrkd 75 3.5 Tổng hợp các phương án mặt băng cảng xa bờ giai đoạn 2030-2050 76 3.5.1 Phương án mặt băng . - - + 2 +E+k+E+E#ESEE+EeEeESEEErkrkerererered 76 3.5.2 Phương án mặt băng 2 + - + SE +E+k£E#E#EEEE+EEEEESEEEErErkrrerererkd 71 3.5.3 Phương án mặt băng 3 ¿-¿- + + +E+k+E#E#ESEE+EEEEESEEEErkrkrrerererkd 78 3.5.4 So sánh các phương án mặt bằng - + 22 k+x+EsEEEzErkersrrered 79 3.6 Xác định mặt bằng hợp lý dựa trên tiêu chí lặng sóng đảm bảo khả năng khai thác dự án dựa trên phần mền Mike 21 SW cee< se S0

3.6.1 Mô hình Mike 2l SÁW - St 1 E1 121121211 215112111111 1111111 tk 80

3.6.2 Mô hình sóng tông thỂ ¿- + + SE +E+k£E#E#EEEE+EEEEESEEEErErkrrrererkd 82 3.6.3 Điều kiện biên sÓng -¿-¿- -k+ SE SE SkEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEErrerkrkd 86 3.6.4 Bộ thông số mô hình - 2-2 + E+E+E£E#E#E£EE+E£E+ESEEEErErkerererered 87 3.6.5 Kết quả mô phỏng lan truyền sóng-Trường sóng gió mùa Đông Bắc87

3.6.6 KẾt luận :-ccc+ctt2rhtrHhttH2 H2 ri 89

3.7 Kết luận chưng 3 << << << s93 s xxx SE 225 se 90

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, .- 2-5-5 s s2 se se se ssss 91

Trang 8

;4% 8 00.007 5 91

;4i18./69:I0033 Ô 93 TAI LIEU THAM KHẢO .- 5° << «se se se se se sessesssse 94 PHỤ LỤC

Trang 9

Bang 1.2 Cac chi tiéu quy hoach chinh nam 2020 .eeeeceeeseeeeeeeseeeeeeseneeeees 19 Bang 2.1 Tong hop nhóm cảng phía Bắc 2-5 + 2 2 +E+E+E+E#ESEE+ErEeEerererkd 37

Bảng 2.2 Tổng hợp nhóm cảng Bắc Trung Bộ - 2-5-5252 Ss+c2£zcxzzsrzcxee 38

Bảng 2.3 Tong hop nhóm cảng Trung Trung Bộ + 25 2522s+££szse2 38 Bang 2.4 Tổng hợp nhóm cảng Nam Trung Bộ, . - + 25 c2+s+£sczzxeẻ 39 Bảng 2.5 Tổng hợp cảng thuộc nhóm Đông Nam Bộ . 22-5 25552: 40 Bang 2.6 Tổng hợp nhóm Đồng Băng Sông Cửu Long 5- + 2 sss5s2 4] Bảng 2.7 Tiêu chí đánh giá độ yên tĩnh - 111111 5xxsesrssss 53 Bảng 2.8 So sánh tiêu chí mở rộng cảng trong tương lai 5 -<<+ 60 Bang 2.9 Bang tong hợp đánh giá định tính các tiêu chí 5- 2 55+: 62 Bảng 3.1 Tổng hợp chỉ tiêu phát triển KTXH khu vực nghiên cứu năm 2050 63 Bảng 3.2 Đề xuất dự báo lượng hàng thông qua cảng Lạch Huyện - Hải Phòng SLIN9 00:10 8206)0 20500 n‹‹<‹‹‹<‹““<‹ II 64 Bảng 3.3 Kết quả thông số tàu giai đoạn 2030+2050 - 2255222 66 Bang 3.4 Kết quả số lượng bến giai đoạn 2030+2050 2-2 s22 69

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả chiều dài bến theo 3 phương án mặt băng 70

Bảng 3.6 Kết quả tính toán cao trình đáy bến . ¿2-5 + +EcE+k+xeeererered 71

Bang 3.7 Cao do dinh bến theo một số tiêu chuẩn nước ngOầI - 72

Bảng 3.6 Diện tích bãi COnfA1T€T - 5G S00 0002223339 111111111 18 vn v.v 73 Bang 3.9 Chiều dài đê chắn sóng theo các phương án mặt băng 75 Bang 3.10 Tổng hợp các phương án mặt băng giai đoạn 2030-2050 79

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí khu vực khảo sát trên bản đỗ địa chất -cccccsccceei 6

Hình 1.2 Phương án cảng nước sâu gần bờ + 2 2 +s+k+s+EsEeEErkrkererererkd 16

Hình 2.1 Mô hình phát triển cảng biển tương lai - 2-5 + 25s+c+£s>s+£szszxeẻ 23

Hình 2.2 Hình ảnh cảng Los Ageles từ trÊn CaO - < c1 ng 26 Hình 2.3 Cảng Thượng Hải tại cửa sông Dương “TỬ .- 7 << << ss++ssss 26 Hình 2.4 Cảng Rotterdam - Hà Lan - - - - << + 1119929111111 191 9 1111 ng ng 27 Hình 2.5 Cảng nước sâu Yangshan nhìn từ trÊn CaO .- s5 sex 28 Hình 2.6 Bến đón tàu cảng Busan - - + + Sex E5 CS E11 Eerkrkd 29 Hình 2.7 Cảng Busan nhìn tỪ trÊn CaO - - - - - << 1 999001 ng 29 Hình 2.8 Tổng mặt bằng khu bến Tanjong Pagar 2-5 + 2 2+s+x+s+zs£srezxd 30 Hình 2.9 Tổng mặt bằng cảng IKobe - + 252k SEEEEEEEEEESEEEErkrkrrererkrkd 31 Hinh 2.10 Tổng mặt bằng cảng Jaddah .-. 5-5 + 2 2 +E+E+E+ESESEE+ErEeEerererkd 31 Hình 2.11 Mặt bằng cảng dầu ở Kazakhtan . + 25cS2+s+£+£zezesrerxee 32 Hình 2.12 Dự án cảng ở €TnICG GG SG 33

Hình 2.13 Sân bay quốc tế Kansai + - 525523 SEEEEEEEEEEEEEEEEEErerkee 34

Hình 2.14 Dự án cảng trong tương lai ở Mỹ ĂĂĂ Say 34 Hình 2.15 Quy hoạch cảng nước sâu Chân Mây- TT Huế . 2 25-52 41 Hình 2.16 Mô hình Quy hoạch Cảng Dung Quất 5-5-5252 Sssx+s+zsrsreced 42

Hình 3.1 Mặt bằng cảng Lạch Huyện giai đoạn 2030 - ccSSc S2 64

Hình 3.2 Quy hoạch nhóm cảng biên phía Bắc năm 2030 . - +: 65

Hình 3.3 Tổng mặt bằng phương án Ì . - 2-2 +2 E+EE+E+E+E+ESEeEErkrEererrerkd 76 Hình 3.4 Tổng mặt bằng phương án 2 + 2+ +E+E+EE+E+E+E+ESEEEErkrkererererkd 77 Hình 3.5 Tổng mặt bằng phương án 3 + 2-2 + + +EE+E+E+EeESEEEErkrErrerererkd 78 Hình 3.6 Phương án mặt bằng I - Địa hình tông thể và chỉ tiết 83

Trang 11

Hình 3.7 Phương án mặt bằng 2 - Địa hình tông thể và chỉ tiết - 84 Hình 3.8 Phương án mặt bằng 3 - Địa hình tông thể và chỉ tiết -. 85 Hình 3.9 Hoa sóng Bạch Long, VĨT c1 ngư SỐ

Hình 3.10 Phương án mặt bằng 1, Hs=2,2m, Ts=6s, t=7h20’, Huong 45° S7

Hinh 3.11 Phuong an mat bang 2, Hs=2,2m, Ts=6s, t=9h40’, Huong 45° 88 Hinh 3.12 Phuong an mat bang 3, Hs=2,2m, Ts=6s, t=11h40’, Huong 48Ẻ 89

Trang 12

Việt Nam đã và đang trên con đường phân đấu trở thành một nước phát triển hướng đến công nghiệp hóa - hiện đại hóa Với đường bờ biển kéo dài từ

Bắc đến Nam nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biến

Trong những năm gần đây, khối lượng hàng hóa vận chuyển băng đường biển ở miền Bắc Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong năm qua của hàng hóa đạt 19%/năm và hàng container đạt 293⁄2/năm tính theo TEU Theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải thì đến năm 2050 lượng hàng container dự kiến thông qua cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đạt tới con số 130 triệu

tân/năm.Trong khi đó thì tong năng lực của cảng hiện hữu kế cả sau khi mở rộng

cũng chỉ đạt 95 triệu tấn và không thể phát triển thêm để đáp ứng lượng hàng

container vượt trội Do đó, để khắc phục tình trạng này thì trước thời điểm đó cần

xây dựng thêm cảng mới có đủ năng lực để đáp ứng được khối lượng hàng container quá tải của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Xuất phát từ lợi ích về chi phí vận tải (tàu càng lớn thì chi phí vận tải trên mỗi tân hàng càng giảm, cụ thể chi phí trên mỗi TEU của tàu công xuất 8.000 TEU

chi bang 65% chi phí vận tải của tàu 4.000 TEU) và xu hướng chung của thế giới là tăng tải trọng tàu container (hãng vận chuyển Maesk line đã đóng 30 tàu container

trọng tải 200.000 DWT trong đó có 10 tàu đã được đưa vào tuyến vận tải chính của

thế giới năm 2014 do đó tàu container tải trọng 100.000 DWT+130.000 DWT sẽ được triển khai trên những tuyến thứ cấp) thì cần phải xây dựng thêm cảng mới có

đủ năng lực để đón tàu container tải trọng 100.000 DWT+130.000 DWT

Thực tế đã cho thấy hạn chế trong công tác nạo vét nâng cấp tuyến luồng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cảng (tháng 6 năm 2013 cảng Hải Phòng thực

hiện thực hiện nạo vét 800.000m3 đến hơn I triệu m3,với tổng giá trị hơn 130 tỷ

đồng, thi công trong 4 tháng: thực tế cảng nước sâu gần bờ Lạch Huyện hàng năm khối lượng sa bồi khoảng 2,62 triệu m' - theo số liệu nghiên cứu của JICA) do vậy

Trang 13

và một vùng biển rộng lớn Chiếm giữ vị trí địa lý kinh tế thuận lợi Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của hệ thống đường thủy nội địa vùng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và của 2 tuyến quốc lộ lớn QL5, QLI10; là điểm cuối của tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; là cửa ngõ thông ra biến nối các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế Với những điều kiện thuận lợi đã giúp Hải Phòng phát triển được hệ thông cảng, thành cảng trọng điểm của quốc gia, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố; ngoài ra cảng Hải Phòng còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc phòng

Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030+2050 hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng vận tải bằng đường biển ngày càng tăng của các tỉnh thành, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm Bắc bộ đặc biệt là của vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Ngoài ra cảng Lạch Huyện còn đáp ứng nhu cầu hàng quá cảnh của các tỉnh phía Nam Trung Quốc

Phương án đặt cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030+2050 ở xa bờ

sẽ đảm bảo vị trí thuận lợi về hàng hải, có thể đáp ứng được các yêu cầu về trang thiết bị hiện đại đảm bảo năng suất bốc xếp cao, độ sâu khu nước lớn cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào an toàn, thuận lợi và với một hệ thống giao thông sau cảng

đồng bộ cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thu hút qua cảng một lượng hàng lớn, do vậy sẽ góp phần thúc đây kinh tế của khu vực phát triển mạnh mẽ hơn và

thu hút các nhà đầu tư vào khu vực nhiều hơn

Cảng nước sâu xa bờ Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 20302050 sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực phía Bắc Cảng có khả năng tiếp

nhận được tàu container trọng tải lớn tới 8.000+10.000TEU hoạt động trên tuyến

vận tải biển xa Cơ sở hạ tầng của cảng và công nghệ bốc xếp sẽ được đầu tư đồng

bộ và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày cảng cao của thị trường, đảm bảo tính

Trang 14

ĐIỚI

Hiện nay cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đã và đang triển khai thi công nhăm đáp ứng nhu cầu vận tải thủy giai đoạn 2015, giai đoạn 2020 và giai đoạn 2030 Việc nghiên cứu định hướng cảng nước sâu xa bờ Lạch Huyện - Hải Phòng

trong giai đoạn 2030+2050 là thực sự cần thiết để đảm bảo các yeu cầu nêu trên

2 MỤC TIỂU CỦA ĐÈ TÀI

- Nghiên cứu quy hoạch mặt bằng hợp lý của cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030+2050

3 DOI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (1) Đối tượng nghiên cứu

- Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030+2050 (2) Phạm vì nghiên cứu

- Khu vực ngoài khơi cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện - Hải Phòng, từ

106.987 °E đến 107.007 ”E Kinh độ: từ 20.642 ”N đến 20.676 ”N Vĩ độ 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

(1) Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích kế thừa các nghiên cứu đã có vẻ lĩnh vực liên quan - Ứng dụng lý thuyết mô phỏng các yếu tổ biến - cơ sở hạ tầng cảng - Xây dựng các tiêu chí thiết kế cảng

- Phương pháp chuyên gia (2) Công cụ sử dụng

- Lý thuyết phân tích hệ thông

- Mô hình toán thủy động lực hiện đại Mike 21 SW, để phân tích hiệu quả về che chắn tạo khu lặng sóng đảm bảo khả năng khai thác cảng

- Công cụ Google earth nghiên cứu các Quy hoạch mặt bằng Cảng trên Thế giới và Việt Nam

Trang 15

Huyện - Hải Phòng giai đoạn 20302050

- Xác định bộ thông số chính kỹ thuật cảng gồm khu nước và khu đất theo từng phương án mặt băng cảng

- Đưa ra được phương án bồ trí mặt băng đập phá sóng hợp lý - Mô phỏng hiệu quả giảm sóng bằng mô hình Mike 21

- Tổng hợp phân tích đưa ra giải pháp quy hoạch mặt bằng cảng hợp lý nhất

6 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan vẻ điều kiện tự nhiên và thông tin sơ bộ về dự án cảng nước sâu gân bờ Lạch Huyện - Hải Phòng

Chương 2: Quy hoạch cảng biển và xây dựng các tiêu chí kỹ thuật với bài toán quy hoạch cảng Lạch Huyện - Hải Phòng

Chương 3: Quy hoạch mặt băng hợp lý cho cảng Lạch Huyện - Hải Phòng với phương án xa bờ giai đoạn 2030-2050

Trang 16

Trong bước nghiên cứu điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên trong và xung quanh

khu vực dự án được thu thập từ các cơ quan và nguồn dữ liệu khác nhau Các nguồn số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu bao gồm:

Số liệu điều kiện tự nhiên phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình cảng

cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - TEDI thực hiện năm 2006

Các số liệu khảo sát địa chất, thủy văn phục vụ nghiên cứu, rà soát và chuẩn bị đầu tư dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện của tư vẫn HanDong (Hàn Quốc)

va Nippon Koel (Nhật Bản) thực hiện năm 2007 và 2008

Các kết quả khảo sát hiện trường như đo thủy đạc ở khu vực cảng, khảo sát

địa chất công trình tại khu vực dọc theo đề chăn sóng, khảo sát chất đất mặt, dong

chảy và sóng phục vụ nghiên cứu sơ bộ về dự án xây dựng hạ tầng cảng Lạch

Huyện, Việt Nam do JICA tiến hành trong giai doan đầu từ tháng I0 năm 2009 đến

tháng 2 năm 2010

1.1.1 Đặc điểm địa hình

Hải Phòng là một thành phố cảng nằm ở phía Đông miền duyên hải phía

Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 120km Khu vực khảo sát thuộc đảo Cát Hải, cách

trung tâm TP Hải Phòng 13km về hướng Đông

Địa hình đáy biển của vịnh Hải Phòng khá thoải với độ dốc trung bình từ 0.04% đến 0,08% theo hướng Nam Đông Nam Những doi cát và đụn cát xuất hiện dọc theo các cửa sông và trôi lên khi thủy triều xuống Khu vực xây dựng cảng năm trên các doi cát dọc bờ phía Tây Nam cửa sông Lạch Huyện, bắt đầu từ tuyến kè phía Đông đảo Cát Hải với chiều dài khoảng 6.000m và chiều rộng khoảng 1.000m Cao độ biến đối từ +2,0m đến 0m theo hệ Hải đồ, sâu dần về phía Đông - Nam.

Trang 17

Cái) Hiện tại ở đây có một lớp sét dày được tạo ra bởi khối lượng lớn đất và cát di

chuyển từ cửa Nam Triệu và cửa Lạch Huyện

Dự án năm ở huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Địa điểm xây dựng dự án là bờ phải sông Lạch Huyện Bờ phải của sông bắt đầu từ cầu tàu băng đá ở Nam

đảo Cát Hải, là dải cát lớn với chiều dài khoảng 6.000m và chiều rộng 1.000m, cao

trình từ 0 đến +1,0m hệ Hải đô Bờ đối diện là đảo Cát Bà

1.1.2.2 Đặc điểm địa chất công trình

cai oo VỊNH Ha LONG

Hình 1.1 Vị trí khu vực khảo sát trên bản đồ địa chất (Nguôn: Trích từ bản đô địa hình Việt Nam — Lào - Campuchia 1971)

Năm 2007 TEDI đã thực hiện khảo sát địa chất và phân tích chỉ tiêu cơ lý đất

tại khu vực này để lập Báo cáo đầu tư cho dự án xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế

Lạch Huyện Sau đó năm 2008, Nippon Koei da tiến hành khoan bổ sung 5 16 khoan

(PBH-I đến 5) và thực hiện thí nghiệm trong phòng để phân tích chỉ tiêu cơ lý đất.

Trang 18

Theo kết quả nghiên cứu SAPROE, địa tầng khu vực được phân chia thành các lớp địa chất theo trinh ty mdi trong bang 1.1 Phu luc A

1.1.3 Điều kiện thủy văn

L131 Mực nước

Dự báo thủy triều tại đảo Hòn Dấu trong báo cáo nghiên cứu khả thi của

TEDI như sau Mực thuỷ triều dao động từ +0,43m hệ Hải đồ (mực nước thấp nhất) đến +3,55m (mực nước cao nhất)

Mực nước cao nhất: +4,43m

Mực nước cao thiết kế (P;„): + 3,55m

Mực nước trung bình cao: + 3,05m

Mực nước trung bình thiết kế (Psoạ): + 1,95m Mực nước trung bình thấp: + 0,91m

Mực nước thấp thiết kế (Poo¿): +0,43m Mực nước thấp nhất: +0,03m

1.1.3.2 Sóng

Theo “Báo cáo Kế hoạch tăng cường năng lực các cảng miền Bắc, tháng 9 năm 2009”, thống kê tân suất chiều cao sóng và hướng sóng xuất hiện tại trạm Hòn Dấu(trong 3 năm từ 2006 đến 2008) cho biết đặc điểm của sóng thông thường gây ra bởi gió trong khu vực Sóng có chiều cao hơn 1m có tân suất là 8,59% và tan suất xuất hiện sóng có hướng chủ đạo từ Đông sang Nam là 60% Nhưng sóng cao thường có hướng chủ đạo từ Đông Nam sang Đông

Theo “Báo cáo hiệu chỉnh cuối kỳ của TEDI” Chiều cao sóng cực đại đo được tại trạm khí tượng Hòn Dấu từ 1963 đến 1985 được thể hiện dưới đây Bảng

1.3 phụ lục cho biết chiều cao sóng cực đại đo được tại trạm Hòn Dấu là 5,6m và

trong 20 năm chỉ xuất hiện 2 lần.

Trang 19

trạm trên con sông dẫn đến khu vực cảng Lạch Huyện trong tháng 05 năm 2011 Tại các trạm CI đến C6 ngoài biển công tác quan trắc diễn ra trong 30 ngày liên tiếp, tại các tạm RI đến R5 trên sông công tác quan trắc diễn ra trong vòng 52h liên tiếp khi triều cao (kỳ triều cường) và khi triều thấp (kỳ triều kiệt) Vị trí các

trạm xem trong hình 1.1 Phu luc A

Kết quả quan trắc sóng, chiều cao sóng trung bình của I tháng là xấp xỉ

0,4m, chiều cao sóng cực đại đo được tại trạm C6 là 1,43m, và tại trạm C3 là

1,83m Sóng nước sâu có hướng chủ đạo là Nam - Đông Nam Vận tốc dòng chảy

cực đại là 1,I5m/s tại trạm CÍ và có xu hướng giảm đi theo khoảng cách tính từ khu vực cảng Lạch Huyện và nông độ chất răn lơ lửng, nông độ trung bình là khoảng

0,17+2,2g/L và nồng độ cực đại là khoảng 0,4+1,0g/L Chi tiết xem trong bảng 1.4

Phụ lục A

Kết quả quan trắc sóng trên con sông nối với khu vực cảng, vận tốc dòng

chảy cực đại đo được tại trạm RŠ5 ở cửa sông Lạch Huyện khi mực nước cao nhất

(triều cường) là 1,33m/giây Về nồng độ chất răn lơ lửng, nồng độ trung bình là khoảng 0,15+0,21g/L và là giá trị giống như giá trị đo được tại khu vực ngoài biến

Nong do cuc dai la khoang 0,2+0,4g/L va thap hon nồng độ cực đại đo được tại khu

vực ngoài biến Chi tiết xem trong bảng 1.5 Phụ lục A

Số liệu về mối quan hệ giữa các điều kiện lực sóng và lực dòng chảy với nông độ chất rắn lơ lửng được xác định từ kết quả quan trắc đồng thời Đây là những số liệu được sử dụng để kiếm chứng kết quả mô phỏng số về sự vận chuyển

bùn cát tại khu vực cảng Lạch Huyện

1.1.4 Điều kiện khí tượng

1.1.4.1 Gió

Gió ở miền Bắc Việt Nam và vùng lần cận tương đối lặng ngoại trừ mùa bão

thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng II.

Trang 20

Bắc bộ gió Bắc trong mùa khô thay đối thành hướng Đông Bắc hoặc Đông, trong khi đó gió Nam thay đôi thành hướng Nam hoặc Đông Nam phụ thuộc vào địa hình

khu vực

Theo Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng thuỷ hải văn 04 - TEDI - 086 - Nca

- TV2, tốc độ gió thực đo đã tính tần suất tốc độ và hướng gió, vẽ hoa gió tổng hợp các tháng và năm Hoa gió tổng hợp cho thấy gió chủ yếu ở tốc độ từ 0,1+8,9m/s; gió thịnh hành nhất là hướng Đông chiếm 28,27%, gió hướng Bắc chiếm 14,36%;

gió lặng chiếm 5,6%

Từ 1974+2004 tại trạm Hòn Dấu cho thấy tốc độ gió lớn nhất nhiều lần đo được là 40m/s theo hướng Đông Đông Bắc (ENE) năm 1975, hướng Bắc Tây Bắc (NNW) nam 1977, hướng Nam Đông Nam (SSE) năm 1980, hướng Tây Nam, Nam (SW, S) năm 1989 Các tháng từ tháng 10 đến tháng I gió thịnh hành hướng Đông và hướng Bắc, tháng 2 đến tháng 5 gió thịnh hành hướng Đông, tháng 6 đến tháng 8 gió thịnh hành hướng Nam và Đông Nam, tháng 9 gió có nhiều hướng

Theo các kết quả quan trắc bố sung trong 3 năm từ 2006 đến 2008 của

Nippon Koei Co., Ltd & Associates, tần suất xuất hiện gió theo tốc độ và hướng

dựa trên số liệu gió Kết quả này cho thấy gió chủ yếu có hướng từ Đông đến Nam (khoảng 45%) và hướng Bắc (khoảng 13%), gió với vận tốc lớn hơn 15m/s rất hiếm khi xuất hiện Chi tiết về gió xem trong bảng 1.2 Phụ lục A

Trang 21

bang 1.6 Phu luc A

1.1.4.4 Luong mia

Tinh theo thoi gian xuất hiện mưa thì khu vực dự án có 2 mùa, mùa mưa từ

tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 Lượng mưa trung bình tại khu vực Cát Hải vào khoảng 1.600mm/nam trong mua mua va 200mm/nam

trong mùa mùa khô và I1§00mm/năm trong cả năm Theo báo cáo thu thập tài liệu

khí tượng thuỷ hải văn (04 -TEDI - 086 - Nca - TV2) thì lượng mưa lớn nhất 320,5mm/ngay được quan trắc tại Hòn Dấu vào ngày 14/7/1992

Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1447.7mm

Lượng mưa lớn trong năm thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 Tháng 8 có lượng mưa nhiều nhất là 319mm Tháng 1 có tổng lượng mưa trung bình nhỏ nhât là 19mm Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 86,5% lượng mưa năm

Tổng lượng mưa trung bình mùa mưa là 1250,7mm, tổng lượng mưa trung bình mùa khô là 196,9mm

Hàng năm có 113 ngay có lượng mưa lớn hon 0,Ïmm (75 ngày trong mùa mưa và 38 ngày trong mùa mưa nhỏ) tương ứng với khoảng 31% số ngày trong cả

Trang 22

Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế, số ngày có tầm nhìn dưới Ikm thường xuất hiện vào mùa Đông, còn các tháng mùa hạ hầu hết các ngày trong tháng có tầm nhìn > 10km

Diễn biến sương mù và tầm nhìn xem chỉ tiết trong Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng thuy hai van (04 - TEDI - 086 - Nca - TV2)

Nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng I1 đến tháng 4) là 20°C

Nhiệt độ trung bình mùa hạ (từ tháng Š đến tháng 10) là 27,9°C

1.1.5 Điều kiện môi trường

1.1.5.1 Chất lượng nước

Hàm lượng chat ran lo lung (TSS) tai tang mặt nước ít hơn so với tầng đáy

Điều này cho thấy: Ảnh hưởng của nước ngọt từ sông đồ ra là không đáng kế và tầng nước đáy tại khu vực có chứa nhiều bùn nên có thể gây ra tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công

Hàm lượng tổng Phốt-pho va tong Ni-to tai day kha cao Img/L Ni-to va 0.09mg/L Phốt-pho (trung bình năm) là tiêu chuẩn môi trường được áp dụng tại Nhật Bản cho khu vực đánh bắt cá loại 3 - Nước công nghiệp và bảo tồn môi trường sống của các sinh vật biến

1.1.5.2 Chất lượng không khí

Khi so sánh số liệu thu được với Tiêu chuẩn Việt Nam, tất cả các chỉ tiêu (CO, SO2, NO2và TSP) buổi sáng và buổi tối đều phù hợp Không dò tìm thấy các hop chat hitu co dé bay hoi (VOC).

Trang 23

1.1.5.3 Tiếng ôn và độ rung

Mức ôn (Leq L10, L90) đều phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam tại mọi thời điểm khảo sát Mức rung (Leq) đều phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam tại mọi thời điểm khảo sát

1.1.6 Môi trường sinh thái 1.1.6.1 Khu vực được bảo tôn

Theo Quyết định số 79/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày

31 tháng 3 năm 1986, một khu vực rộng 15200ha thuộc đảo Cát Bà được chọn làm

vườn quốc gia (Vườn Quốc gia Cát Bà), trong đó có 9.800ha thuộc khu vực đất liền và 5.400ha thuộc khu vực biển Vườn quốc gia góp phần bảo tồn sự đa dạng về môi trường sống của sinh vật và hệ sinh thái, bao gồm đôi trồng rừng, các hồ nước ngọt

nhỏ, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng đước, các bãi biển và rạn san hô

Đảo Cát Bà còn được chọn làm làm khu dự trữ sinh quyền trong chương trình con người và sinh quyền cua UNESCO tir nam 2004, tổng diện tích khu dự trữ sinh quyền là 2.6241ha được chia thành vùng trung tâm có diện tích 8.500ha (trong

đó có 2.000ha mặt biển), vùng đệm có diện tích 7.741ha (trong đó có 2.800ha mặt

biển) và vùng chuyền tiếp có diện tích 10.000ha (trong đó có 4.400ha mặt biển) Vịnh Hạ Long năm tại phía đông nam đảo Cát Bà đã được UNESCO công

nhận là di sản thiên nhiên Thế Giới, diện tích của vịnh là 15.0000ha

1.1.6.2 Môi trường sống của sinh vật biển có giá trị về sinh thái học

Môi trường sinh thái biển như các rạn san hô, thảm rong/cỏ biến, rừng ngập mặn và các bãi triều đều có giá trị sinh thái, và những vùng này có chức năng làm bãi ương/bãi đẻ trứng và nơi sinh sống của các sinh vật biến

Hầu hết các rạn san hô nằm xung quanh các đảo núi đá vôi và chủ yếu phân bố ở phía đông nam của đảo Cát Bà, độ bao phủ của san hô sống đã giảm nhanh chóng trong những năm trở lại đây Trước đây nhiều rạn san hô có 50+70% san hô sống nhưng hiện nay chỉ còn dưới 40% Các rạn san hô cũng phân bố ở đảo Long Châu cách đảo Cát Bà khoảng I0km.

Trang 24

Hầu hết cỏ biển phân bồ trên mặt bùn có diện tích nhỏ và bên trong các khu

hồ nuôi cá Các thảm cỏ biển nhỏ cũng phân bố ở đảo Long Châu

Phần lớn rừng ngập mặn phân bố ở xã Phù Long Một số lượng lớn rừng ngập mặn cũng phân bố dọc các đầm nuôi thủy sản trên đất liên

1.1.7 Điều kiện kinh tế xã hội của những xã bị ảnh hưởng của dự án 1.1.7.1 Dân số và lao động

Ước tính dân số của sáu xã có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án là 15993

người (4045 hộ), trên tông số 29797 người của Huyện Cát Hải (tính đến năm 2010) Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã là từ 7.4% (xã Phù Long) đến 10% (thi tran Cat Hai)

1.1.7.2 Hoạt động kinh té tại các xã bị ảnh hưởng từ dự án

Nguôn thu nhập chính của các xã bị ảnh hưởng từ dự án chủ yếu là từ việc sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt cá Theo các hộ làm muối thì sản lượng muối bị giảm dần do số ngày mưa tăng dẫn Việc giảm sản lượng này có tác động không tốt lên kinh tế của các hộ gia đình, nhất là trong khi chi phí sinh hoạt lại tăng lên Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là loại hình kinh tế có thể thấy ở các xã này, tuy nhiên đây là hình thức tự sản tự tiêu Hầu hết các hoạt động kinh tế chính ở 6 xã này đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường như thời tiết, những công trình xây dựng quy mô lớn, những hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô lớn

1.1.7.3 Cơ sở hạ tầng cơ bản

Ngoại trừ việc chưa có hệ thống cung cấp nước máy, tại các xã bị ảnh hưởng bởi dự án đều có các công trình hạ tầng xã hội cơ bản khá đầy đủ Mạng lưới đường bộ được nâng cấp, phát triển, dịch vụvận tải bằng phà và tàu cao tốc thường xuyên cho phép người dân ở những xã này tiếp cân với các dịch vụ xã hội và hoạt động giao thương cần thiết Các cuộc họp giữa các bên liên quan của 6 xã bị ảnh hưởng từ dự án cho thấy việc cung cấp nước máy từ thành phó Hải Phòng qua cầu Tân Vũ

- Lạch Huyện là nhu câu cấp thiết nhất của người dân Cát Hải.

Trang 25

1.1.7.4 Nghệ nghiệp và cấu trúc tuổi lao động qua phỏng vẫn những người bị nh hưởng từ dự án

Hầu hết những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án được phỏng vẫn chỉ học

hết chương trình tiểu học hoặc trung học cơ sở, điều này dẫn đến sự hạn chế về cơ

hội nghẻ nghiệp và ít có nhu cầu đảo tạo cao hơn Nhóm lao động có độ tuổi từ 23

đến 40 và 41 đến 55 chiếm 86% tổng số hộ bị ảnh hưởng từ dự án được phỏng vấn,

đây là nhóm chủ yếu có yêu cầu về chương trình phục hồi sinh kế/thu nhập Đặc biệt, nhóm tuôi từ 41 đến 55 chiếm 57,5%, nhóm tuôi này gặp khó khăn trong việc phục hỏi thu nhập khi thay đối nghề nghiệp mà không duoc dao tao lại

1.1.7.5 Mic thu nhập và mức thu nhập và Chỉ tiêu của tiêu của những người bị nh hưởng người bị nh hưởng bởi Dự án

Theo chính sách tái định cư mới nhất của UBND TP Hải Phòng, “Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 20112015” khoảng 1/4 ngư dân đánh bắt cá ven bờ, những hộ sản xuất muối, hộ nuôi trồng thủy sản được phỏng vẫn

thuộc hộ nghèo và dưới nghèo (400.000VNĐ/một người - một tháng) Qua bảng

tổng hợp ngành nghề và mức thu nhập ròng, tỷ lệ những hộ gia đình có thu nhập thấp/hộ nghèo có xu hướng tăng lên ở những xã ngư dân ven biển (xã Hoàng Châu

và thị trần Cát Hải, trừ xã Phù Long), trong khi đó những hộ có thu nhập cao chiém

tỷ lệ cao hơn tại những xã nuôi trồng thủy sản (Đồng Bài) Theo kết quả phỏng vấn,

có thể thấy những ngư dân ở xã Phù Long không chỉ đánh bắt thủy hải sản ở khu

vực ven bờ, xung quanh khu vực phát triển cảng mà họ còn đánh bắt ở khu vực

ngoài khơi như khu vực phao số 0, khoảng 30km từ xã Phù Long Ngược lại, do sự

hạn chế về thiết bị, ngư dân ở đảo Cát Hải thường đánh bắt cá rất gần bờ, đây là khu vực bị ảnh hưởng lớn bởi công trình cảng sẽ được xây dựng Chương trình hỗ trợ cho những nhóm nghề dễ bị ảnh hưởng này cần được xem xét cần thận trong thiết kế chi tiết.

Trang 26

1.2 Giới thiệu sơ bộ về dự án cảng Lạch Huyện — Hai Phong

Cảng Lạch Huyện đã khởi công sáng ngày 14 tháng 04 năm 2014 tại huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tân Dũng đã chính thức phát lệnh khởi công Dự án xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Cảng

Lạch Huyện) Dự kiến khi hoàn thành giai đoạn Ï vào năm 2015, cảng Lạch Huyện

có công suất 6 triệu tấn hàng hóa/năm 1.2.1 Cơ sở hình thành dự án

Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới và sự đối mới chính sánh trong quá trình xây dựng đất nước mà trong những năm gân đây lượng hàng hóa thông qua các cảng biến Việt Nam nói chung cũng như lượng hàng thông qua các cảng biển khu vực các tỉnh phía Bắc nói riêng liên tục tăng trưởng với tốc độ cao và Ôn

định Theo số liệu thống kê của Cảng vụ Quảng Ninh, Cảng vụ Hải Phòng tổng

lượng hàng thông qua các cảng biến phía Bắc (Nhóm 1) năm 2008 đã đạt con số 57,72 triệu tấn; chỉ riêng lượng hàng thông qua các khu bến Hải Phòng, Đoạn Xá,

Chùa Vẽ và Đình Vũ, năm 2008 đã đạt 27 triệu tấn Với xu thế tăng trưởng hàng

hoá hiện nay mà đặc biệt là hàng vận chuyển bằng container và xu thế gia tăng

trọng tải tàu vận tải, cơ sở hạ tầng cảng biển khu vực các tỉnh phía Bắc nói chung,

khu vực Hải Phòng nói riêng đã trở nên quá tải và có nhu cầu mở rộng

Đề nâng cao năng lực thông qua hàng hoá của các cảng thuộc khu vực miền Bắc Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương đâu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện - Hải Phòng để thực hiện dự án Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Chính

phủ Nhật Bản hỗ trợ một khoản tín dụng (vốn vay ODA)

Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật

Bản đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ về dự án xây dựng hạ tầng Cảng Lạch Huyện tại Việt Nam Đoàn nghiên cứu đã đưa ra đề xuất thực hiện dự án xây dựng hạ tầng

Cảng Lạch Huyện là dự án được ưu tiên tài trợ bằng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản

Tháng 6 năm 2010 cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam đề xuất Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ vốn vay cho dự án thông qua cơ

Trang 27

quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và đề xuất thực hiện nghiên cứu thiết kế chi tiết cho

dự án xây dựng hạ tầng cảng Lạch Huyện thông qua chương trình hỗ trợ kỹ thuật

của Chính phủ Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thực hiện nghiên cứu thiết kế chỉ tiết (cơ

quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) và Bộ giao thông vận tải Việt Nam (cơ quan chịu

trách nhiệm về nghiên cứu thiết kế chi tiết của Chính Phủ Việt Nam) đã nhất trí

rằng hai bên sẽ hợp tác thực hiện nghiên cứu thiết kế chỉ tiết

1.2.2 Vị trí, quy mô dự án cảng nước sâu gần bờ năm 2015

Hình 1.2 Phương án cảng nước sâu gần bờ (Nguồn: Nghiên cứu thiết kế chỉ tiết về dự án xây dựng hạ tâng Cảng Lạch Huyện)

Khu vực dự án nằm dọc theo bờ phía Đông của vịnh Hải Phòng ở phía

Nam đảo Cát Hải, nằm ở bờ phải của sông Lạch Huyện Dọc theo bờ phải của cửa

sông Lạch Huyện là những doi cát, đụn cát có cao độ từ +2,0m đến 0m

Tổng mức đâu tư của dự án giai đoạn khởi động năm 2015 gồm 02 bến là 25200 tỷ đồng trong đó nhà nước đầu tư 18627 tỷ đồng băng nguôồn vốn vay ODA của Nhật Bản So với sự phê duyệt của Bộ giao thông vận tải vào năm 2008 chi phí xây dựng hop phan A (theo quyết định số 476QĐ-BGTVT ngày

Trang 28

15/3/2011) tang xap xi 4 lần do có sự thay đổi về chiều rộng và chiều sâu luỗng từ cao độ -I0,30m chiều rộng 130m sang cao độ -14,00m với chiều rộng là 160m; đối lại cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải Phòng có thể tiếp nhận được tàu lớn hơn từ 30.000 DWT đây tảiđến tàu 50.000 DWT đây tải

Giai đoạn khởi động năm 2015 gồm các hạng mục sau:

Luông tàu; vũng tàu; đê chắn sóng, đê chăn cát; bến công vụ; đường bãi khu vực hành chính; các công trình kiến trúc khu vực cơ quan quản lý nhà nước: nhà điều hành, nhà nghỉ cán bộ

02 bến container; bén sa lan; các công trình kiến trúc khác thuộc bến như

nhà thường trực, xưởng bảo dưỡng, trạm nhiên liệu; hàng rao, gara Ô tô

Hệ thống cấp điện: Trạm biến áp; hệ thống chiéu sang

Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải Hệ thông thông tin liên lạc

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thông công nghệ thiết bị xếp dỡ, xe nâng, đầu kéo

1.2.3 Quy hoạch cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đến năm 2030

Quy hoạch cảng đến năm 2030 sẽ được nghiên cứu cho khu cảng chính là khu cảng thương mại, khu cảng này được xây dựng từ phía Nam cửa sông Lạch

Huyện (Cát Hải) dọc theo tuyến luồng vào cảng hiện tại ra đến độ sâu tự nhiên có

cao độ - 3,0m với tổng chiều dài tuyến bến khoảng gần 8.000m Một số nét chính trong quy hoạch định hướng được mô tả như sau:

Luông tàu vào cảng: về cơ bản tim luồng vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng vẫn đi theo tim tuyến luồng vào cảng Hải Phòng hiện tại, phạm vi nạo vét luông tàu từ vị trí bến trong cùng ra đến đường đồng mức có cao độ băng với cao độ đáy luồng (-16,0m), chiều dài toàn bộ tuyến luồng ước tính khoảng 18 km

Tuyến mép bến: được quy hoạch song song va cách năm cách biên luéng

150m, điểm bắt đầu của tuyến bến nằm cách chân cột điện cao thế một đoạn là

250m về phía ngoài cửa biển Tuyến bến được phát triển dân về phía cửa cảng, tùy theo từng vị trí tuyến mép bến nằm ở đường đồng mức từ -3,0+- 5,0m.

Trang 29

Công trình bảo vệ cảng: gồm có đê chắn sóng được xây dựng ở phía trong bờ phía ngoài gần cửa cảng là đê chắn cát, vị trí các tuyến đê năm phía sau khu bến cách tuyến mép bến 800m.Trong khu cảng thương mại, tùy theo đặc điểm hàng hóa

sẽ được chia làm 2 khu bến như sau:

Khu bến hàng container: Dùng cho việc bốc xếp hàng cont xuất nhập khẩu với cỡ tàu tiếp nhận có trọng tải đến 100.000DWT giảm tải

Khu bến hàng tổng hợp: Phục vụ bốc xếp hàng bách hoá, bao kiện và hàng rời Cỡ tàu quy hoạch là bách hóa trọng tải đến 30.000DWT và tàu hàng rời trọng

3_ | Cỡ tàu lớn nhất vào cảng 100.000DWT đây tải 4 Công suất thông qua | triệu tấn/năm 95

1.2.4 Quy hoạch cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đến năm 2020

Theo kết quả tính toán quy mô giai đoạn 2020 số lượng bến cần thiết là 5 bến container và 3 bến hàng tông hợp đáp ứng yêu cầu thông qua 30 triệu tắn/năm

Quy mô và bố trí các khu bến tương tự như giai đoạn năm 2050, trong

phương án này các bến container được bố trí phía gần đất liền với số lượng là 6 bến (thêm 01 bến dự phòng cho kịch bản phát triển cao) Có 03 bến sà lan vận tải nội

địa được bố trí xen kẽ trong khu bến container với khoảng cách 750m bến chính có một bến sà lan

Khu bến tổng hop được bố trí tiếp theo khu bến container và cũng có 1 bến sà lan được bố trí cho 750m bến tông hợp này Theo sơ đồ công nghệ bốc xếp và kết quả tính toán quy mô chiều rộng yêu cầu của bến tổng hợp là 400m, do đó dải đất tính từ tuyến đường sau cảng tổng hợp ra đến sát mép đường vào cảng rộng

Trang 30

khoảng 155m, chiều dài dọc theo tuyến bến sẽ được quy hoạch dành cho khu dich

vu sau cang (logistic)

Các công trình bảo vệ:

Đê chăn sóng có chiều dài 3.230m, chạy dọc theo và bảo vệ hết khu bến của

giai đoạn năm 2020

Đê chắn cát được phát triển tiếp nối đê chăn sóng ra phía ngoài cửa cảng cho đến khi gặp đường đồng mức -5,0, chiều dài toàn bộ đê chắn cát là 7.600m

Luông tàu vào cảng: Luông tàu vào cảng có bề rộng 160m, cao do day nao

vét -14,0m, chiều dài toàn tuyến ước tính khoảng 18km

Khu nước trước bến: Khu đậu tàu có bề rộng 150m, cao độ đáy khu đậu tàu bằng cao độ đáy bến là -14,0m

Khu quay trở tàu được bồ trí riêng cho từng khu bến Tại khu bến tổng hợp

đường kính khu quay trở là 450m và tại khu bến container là 660m, cao độ đáy nạo

vét bằng cao độ đáy luông

Đường ngoài cảng: Đường ngoài cảng sẽ được tôn tạo và trồng cây xanh trong phạm vi 200m với chiều dài 3480m Riêng phan mặt đường chỉ làm mặt cho dải 44m sát khu cảng, phần còn lại dành cho quy hoạch phát triển

Bảng 1.2 Các chỉ tiêu quy hoạch chính năm 2020

3 | Cỡ tàu lớn nhật vào cảng 100.000DWT non tải 4 Công suất thông qua | triệu tấn/năm 30

Trang 31

1.3 Định hướng phát triển bền vững Cảng trong tương lai và vấn đề nghiên cứu của Luận văn

1.3.1 Định hướng phát triển bền vững cảng trong tương lai

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát

triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa

Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á: "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tôn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai"

Nước ta là quốc gia có 3 mặt giáp biến, đặc biệt trong đó Biến Đông đóng vai trò trọng yếu Đây là một trong 6 biến lớn nhất của thế giới, nối hai đại dương là Thai Binh Duong va An D6 Duong Đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, là tài nguyên vị thế mà không phải quốc gia nào cũng có được

Theo dự báo dân số Việt Nam đến năm 2020 sẽ đạt 100 triệu người và sẽ tiếp tục tăng, cùng với sự tăng trưởng của dân số thì nguồn tài nguyên đất sẽ ngày càng giảm trong khi đó tài nguyên biến chưa được tận dụng và khai thác triệt đề

Vì vậy định hướng phát triển bền vững Cảng trong tương lai sẽ là vươn ra

biến, tận dụng vị thế biển mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta mà vẫn đảm

bảo được môi trường

1.3.2 Van đề nghiên cứu của Luận van

Trên cơ sở định hướng phát triển bền vững cảng trong tương lai tác giả thực hiện nghiên cứu quy hoạch mặt bằng cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030+2050 nhằm: bảo vệ tài nguyên đất và tận dụng tàu nguyên vị thế biển, bảo vệ

môi trường, đáp ứng nhu cầu đón nhận hàng trong giai đoạn 2030~+2050, đón đội

tàu tải trọng lớn 100.000 DWT+130000 DWT, hạn chế tối đa công tác nạo vét nâng

cấp tuyến luỗng.

Trang 32

1.4 Kết luận chương 1

Dựa vào tính cấp thiết của đề tài, điều kiện tự nhiên khu vực dự án, thông tin

sơ bộ của dự án cảng nước sâu gần bờ Lạch Huyện giai đoạn 2015+2030 và định hướng phát triển bền vững của cảng trong tương lai tác giả tiến hành xây dựng các

tiêu chí để so sánh, lựa chọn mặt bằng quy hoạch cảng Lạch Huyện - Hải Phòng

giai đoạn 2030+2050.

Trang 33

Chuong 2: Quy hoạch cảng biến và xây dựng các tiêu chí kỹ thuật với bài toán Quy hoạch Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng

2.1 Khái niệm về cảng biến 2.1.1 Vai trò của cảng biến

Hệ thống cảng biến là kết câu hạ tầng tuy không trực tiếp tạo ra sự tăng

trưởng và tích lũy lớn nhưng được xác định là bộ phận cơ bản, quan trọng hàng đầu

có vai trò quyết định trong việc liên kết và thúc đây kinh tế - xã hội không chỉ của vùng biến, ven biển mà còn của các vùng khác trong cả nước

Sự hình thành, phát triển hệ thống cảng biển gần với mạng lưới giao thông

ven biến là cơ sở tiền đề quan trọng hàng đầu để hình thành, phát triển các đô thị, khu công nghiệp chế xuất và cung ứng tàu biến

Hệ thống cảng biển Việt Nam là một bộ phận của kết cầu hạ tầng giao thông

vận tải không chỉ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về bốc xếp, bảo quản, tiếp chuyển hàng hóa, hành khách đi đến cảng phát sinh từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà còn có vai trò là động lực thúc đâu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của các vùng, miền địa phương ven biến và cả nước; là cơ sở vươn ra biến xa, phát triển kinh tế hàng hải và dịch vụ hàng hải trở thành mũi nhọn hàng đầu trong các ngành kinh tế biển, đồng thời góp phần đắc lực vào việc củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia về duyên hải và lãnh hải

Cảng biển là một bộ phận quan trong không thể thiếu trong chu trình hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng và hoạt động kinh tế của vùng hấp dẫn nói chung nên cảng biến đang là mối quan tâm lớn của các nhà quản lí, các nhà đầu tư Bởi vì sức cạnh trang của hàng hóa trên thị trường quốc tế trong thời gian hiện nay phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải, nhập nguyên liệu thô và xuất sẵn

phẩm hàng các tàu biển lớn sẽ giảm đáng kế chi phí vận tải và dẫn đến tăng hiệu

quả đầu tư

Theo quan điểm truyền thống cảng biến là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biến sang các phương thức vận tải khác và ngược lại Do đó, có thê nói vai trò cơ bản của cảng là xêp dỡ

Trang 34

hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia Chính vì vậy, hậu phương của cảng rất hạn chế

Theo quan điểm hiện đại, ngoài vai trò xếp dỡ hàng hóa (vai trò cơ bản) cảng

còn thực hiện hoạt động trung chuyển don gian va Logisties tao gia tri gia tang voi

khu hậu phương cảng tương đối rộng lớn

Trong tương lai cảng biển sẽ có khu hậu phương đủ lớn để phục vụ cho tất cả

các hoạt động của các doanh nghiệp Như vậy ngoài vai trò cơ bản là chuyên tải đơn giản và Logisties tạo giá trị gia tăng cảng biến còn có vai trò của chuỗi kinh doanh Lúc đó, hoạt động của cảng găn liền với họa động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuắt

Hình 2.1 Mô hình phát triển cáng biến tương lai 2.1.2 Định nghĩa

Cảng là một tập hợp các hạng mục công trình và thiết bị để đảm bao cho tau neo đậu và xếp dỡ hàng hóa giữa các phương thức vận tải đường thủy, sắt và bộ

Nhiệm vụ chính của cảng là vận chuyển hoàng hóa và hành khách giữ vận tải thủy và vận tải trên bộ Cảng cũng là đầu mối giao thông là nơi giao cắt của các

loại hình vận tải khác nhau: Biển, sông, đường sắt, đường ô tô và đường ống Ngoài

chức năng cảng là nơi đậu tâu, hoạt động của cảng cân phải làm sao đê tăng khả

Trang 35

năng xép dỡ hàng hóa và giảo phóng nhanh các loại phương tiện vận tải tham gia vào quá trình xếp dỡ hàng hóa

Để thực hiện những yêu cầu đó, các bến được trang bị máy móc xếp đỡ, vận

chuyền hiện đại có năng suất cao như cần cầu (cần dàn, cầu công trên ray, hoặc cầu

đi động trên bánh lốp, bánh xích); xe nâng, toa xe tự đồ, băng chuyền và các

thiết bị chuyên dụng khác

Do các phương tiện giao thông không thể đến và rời cảng đồng thời hoặc do một số nguyên nhân khác nên trong phạm vi cảng luôn luôn giữ một khối lượng hàng rất lớn, chờ các thao tác tiếp theo Để bảo quản hàng hóa an toàn trong cảng

bố trí các loại kho có mai che cho hàng bách hóa tong hợp, kho lạnh cho các loại

hàng yêu cầu chế độ bảo quản ở nhiệt độ thấp, si lô cho hàng hạt, bể chứa đối với hàng lỏng, bãi chứa hàng container và hàng rời

Đề đảm bảo cho tàu neo đậu, quay trở và tác nghiệp an toàn cảng cần có:

Đủ diện tích khu nước với tổ hợp công trình bến, thiết bị neo và bỗ xếp hàng

hóa từ tàu lên bờ vào ngược lại

Các bến nối để tàu neo đậu chờ vào bến hoặc thực hiện phương thức bốc xếp

sang mạn ở vũng ngoài hoặc vũng trong được bảo vệ kín sóng gió trong điều kiện tự nhiên hoặc bởi các công trình chăn sóng nhân tạo

Diện tích khu đất của cảng là nơi hoạt động của các phương tiện giao thông, bảo quản hàng hóa, bố trí các công trình nhà làm việc và sinh hoạt; có mạng lưới hệ

thống giao thông nội bộ nối với mạng lưới giao thông chính của cảng; có mạng công trình kĩ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và phòng cháy,

trạm cứu hỏa ;

Ngoài ta, trong cảng còn có xưởng sửa chữa thiết bị máy móc và bộ phận duy tu bảo dưỡng công trình cảng: có công trình nâng, sửa chữa tàu và đội tàu dịch vu cua cang

Khái niệm cảng biến, cầu cảng, bến cảng theo quy định của bộ luật Hàng Hải, Nghị định 71/2006/NĐ-CP.

Trang 36

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây

dựng kết cầu hạ tầng va lat dat trang thiét bi cho tau bién ra, vao hoat dong dé béc đỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác Vùng đất của cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thong, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác

và lắp đặt trang thiết bị Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luéng cảng biển và các công trình phụ trợ khác

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng, bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luéng và các công trình phụ trợ khác Cầu cảng là kết câu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả khác hàng và thực hiện các dịch vụ khác

2.2 Giới thiệu về một số cảng biến trên thế giới và việt nam 2.2.1 Một số cảng trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều cảng biển với nhiễu mục đích sử dụng khác nhau

như: Cảng phục vụ cho mục đích thương mại, cảng phục vụ đóng tàu, cảng phục vụ

cho khai thác dàu, cảng phục vụ cho du lịch, cảng cá, cảng phục vụ cho kinh tế lấn biển Sau đây là một số cảng nỗi tiếng trên thế giới:

2.2.1.1 Cảng gân bờ, cảng sông e Cang Los Angesles - Mỹ

Cảng Los Angeles còn gọi là cảng Quốc tế Los Angeles 14 mot t6 hop cảng năm dọc 69 km chiều dài của bờ sông Cảng năm trên vịnh San Pedro ở San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 32km về phía Nam Cảng Los Angeles giáp với cảng Long Beach, với số lượng người làm việc tại đây lên tới hơn 16.000 người, và là cảng bận rộn nhất ở Hoa Kỳ Lượng hàng qua cảng vượt 100 triệu tấn/năm, độ sâu trong bề cảng là 13,7m và ngoài bề cảng là 15,óm.

Trang 37

Hình 2.2 Hình ảnh cảng Los Ageles từ trên cao (Nguồn: Google ảnh)

e Cảng Thượng Hải - Trung Quốc

Năm trên cửa sông Dương Tử thuộc thành phố Thượng Hải, cảng có diện tích 3,94 km là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế gIỚI

Hình 2.3 Cảng Thượng Hải tại cửa sông Dương Tử (Nguon: Wikipedia)

Trang 38

Cảng bao gồm 125 bến tàu với tổng chiều dài cảng biến là 20 km có thể phục vụ hơn 2.000 tàu container mỗi tháng, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng giao thương quốc tế của Trung Quốc

e Cang Rotterdam - Ha Lan

Cảng Rotterdam là cảng lớn nhất ở châu Âu thuộc thành phố Rotterdam nam ở phía Nam Hà Lan nằm trên diện tích 105 km vuông, cảng Rotterdam hiện trải dài trên một khoảng cách 40 km Nó bao gồm khu cảng lịch sử trung tâm thành phó, bao gồm Delfshaven; phức hợp Maashaven / Rijnhaven / Feijenoord; Các bến cảng

xung quang Waalhaven;Eemhaven, Botlek, Europoort, nằm dọc theo Calandkanaal Nieuwe Waterweg và Scheur (hai địa danh sau là sự tiếp tuc cua Nieuwe Maas) và Maasvlakte khu vuc khai hoang, đồ vào Biển Bac Tại cảng Rotterdam có cầu tàu

tiếp nhận hàng rời chở quặng sắt Berge Stah lớn nhất thế giới với độ sâu trước bến là 24m Lượng hàng hóa thông qua cang Rotterdam dat trên 400 triệu tắn/năm

(Nguồn: Google ảnh)

2.2.1.2 Cảng chuyển tiếp giữa gân bờ tới xa bờ, cảng đảo e Cảng Dương Sơn - Trung Quốc

Trang 39

Do không đảm bảo độ sâu cần thiết đối với các cảng ven bờ Nằm trong kế hoạch mở rộng cảng Thượng Hải, một cảng nước sâu mới năm trên biển phía đông

Trung Quốc đã được xây dựng cách đất liền 30 km để đạt được độ sâu cần thiết có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất hiện tại và dự kiến trong tương lai

Cảng nước sâu Dương Sơn có độ sâu thiết kế -I5m, kết nối với đất liền thông qua một cây cầu dài 32,5 km Hiện nay đã đưa giai đoạn I vào khai thác với tông chiêu dài tuyến bến là 1800m Vào năm 2020, cảng Dương Sơn sẽ có 30 cầu cảng nước sâu với khả năng thông qua là 13 triệu TEU/năm

Trang 40

Hình 2.6 Bên đón tàu cảng Busan (Nguồn: Google ảnh)

Hình 2.7 Cảng Busan nhìn từ trên cao (Nguồn: Google anh)

e Cảng trung chuyền container quốc tế Singapore

Năm ở phía Nam của bán đảo Malay, cách khoảng 30 km về phía Tây Nam cảng Johor của Malaysia, cảng Singapore cung cấp kết nối tới hơn 600 cảng ở 123 quôc gia.

Ngày đăng: 20/06/2023, 20:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w