1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới

50 3,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 869,5 KB

Nội dung

lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ:

LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÓ SỰ

THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 2

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI

DÂN

 Thực hiện nguyên tắc chung của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

và dân thụ hưởng” để phát huy vai trò chủ

thể của người dân và cộng đồng nông thôn trong toàn bộ quá trình xây dựng nông thôn mới cũng như sự tham gia của

cả hệ thống chính trị.

Trang 3

 Sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn.

 Tăng tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo trong nhân dân

 Đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh thực tế, khả năng của địa phương và nguyện vọng của nhân dân.

 Đảm bảo tính khả thi, tránh lãng phí.

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUI TRÌNH

LẬP KẾ HOẠCH CÓ SỰ THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Trang 4

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG:

1 Kế hoạch là gì?

 Kế hoạch là dự định về những hành động sẽ được

thực hiện trong tương lai và các giải pháp để thực thi theo một trình tự thời gian để phục vụ cho việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà đã được định trước Nó xác định cụ thể công việc phải làm là gì? khi nào làm? ai làm? kinh phí cũng như các điều kiện thực hiện khác?

PHẦN 1 – MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG, CĂN CỨ

VÀ YÊU CẦU VIỆC LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ

Trang 5

PHẦN 1 – MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG, CĂN CỨ

VÀ YÊU CẦU VIỆC LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ

Trang 6

II CĂN CỨ VÀ YÊU CẦU CỦA LẬP KẾ HOẠCH

1 Một số căn cứ của lập kế hoạch:

- Nghị quyết, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của cấp ủy chính quyền huyện, xã đã được cấp có thẩm quyền thông qua

- Đề án xây dựng NTM, Quy hoạch NTM cấp xã

- Các thông báo, văn bản chỉ đạo về việc chuẩn bị xây dựng

kế hoạch của huyện và tỉnh, cấp vốn đầu tư của Chương trình xây dựng NTM

- Các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương

- v v

PHẦN 1 – MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG, CĂN CỨ

VÀ YÊU CẦU VIỆC LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ

Trang 7

2 Các yêu cầu cần đạt được của Kế hoạch

- Phải có tính khách quan, tính khả thi;

- Phải phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại, thực trạng phát triển nông thôn của địa phương;

- Phải bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đơn vị trong các năm trước đó và khả năng thực hiện của năm lập kế hoạch;

- Đối với kế hoạch xây dựng NTM của 01 xã, phải xây dựng đầy

đủ kế hoạch cho các nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM và các mục tiêu cần đạt được của một kế hoạch đã đề ra

- Đối với kế hoạch của một lĩnh vực, một tiêu chí NTM, một chương trình, một dự án: Việc xây dựng kế hoạch cần phải bám sát các mục tiêu, nội dung, định mức hỗ trợ, thời gian thực hiện

để lập kế hoạch

PHẦN 1 – MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG, CĂN CỨ

VÀ YÊU CẦU VIỆC LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ

Trang 8

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

I CÁC BƯỚC CƠ BẢN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG NTM CẤP XÃ.

Bước 1: Chuẩn bị:

- Mục đích: chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi tiến hành

lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã;

+ Danh sách Tổ lập kế hoạch của Ban Quản lý xã;

+ Cán bộ lập kế hoạch xã nắm được qui trình lập kế hoạch, hệ

Trang 9

Bước 2: Lập Kế hoạch thôn về xây dựng NTM

- Mục đích: Người dân và cộng đồng trực tiếp tham gia vào quá

trình lập kế hoạch NTM của thôn trên cơ sở định hướng phát triển của xã và đề án xây dựng NTM của xã

- Nội dung:

+ Chuẩn bị trước khi họp thôn;

+ Ban phát triển thôn tổ chức họp thôn xây dựng Kế hoạch thôn;+ Sau khi họp thôn

- Kết quả: có bản Kế hoạch thôn về xây dựng nông thôn mới.

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 10

Bước 3: Lập Kế hoạch xây dựng NTM xã

- Mục đích: Lập kế hoạch xây dựng NTM xã có sự tham gia của

các bên trên cơ sở các hoạt động do Ban Phát triển thôn đề xuất và đề án xây dựng NTM của xã

- Nội dung:

+ Chuẩn bị Hội nghị Kế hoạch NTM xã;

+ Ban Quản lý xã tổ chức Hội nghị Kế hoạch NTM xã;

+ Sau Hội nghị kế hoạch NTM xã;

- Kết quả: Bản Kế hoạch xây dựng NTM của xã.

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 11

Bước 4: Phê duyệt Kế hoạch xây dựng NTM xã và phổ biến thông tin

- Mục đích: Phê duyệt các hoạt động của Bản Kế hoạch xây

dựng NTM xã và phổ biến thông tin tới các bên liên quan;

- Nội dung:

+ Phê duyệt Kế hoạch xây dựng NTM xã;

+ Thông báo cho các bên liên quan về kết quả phê duyệt

- Kết quả: Văn bản thông báo chính thức tới các bên có liên quan

về các hoạt động của Bản Kế hoạch xây dựng NTM xã được phê duyệt để thực hiện

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 12

Bước 5: Thực hiện và giám sát các nội dung Kế hoạch xây dựng NTM xã

- Mục đích: Tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện

các hoạt động trong Kế hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt

- Kết quả: Các hoạt động xây dựng NTM được thực hiện và theo

dõi theo lịch trình đã xây dựng

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 13

Bước 6: Đánh giá thực hiện hoạt động xây dựng NTM

- Mục đích: Các bên liên quan đánh giá quá trình thực hiện các

hoạt động xây dựng NTM nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm tiếp theo

- Nội dung: Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động

xây dựng NTM theo các tiêu chí đã được xây dựng;

- Kết quả: Kết quả đánh giá các hoạt động xây dựng NTM cấp

Trang 14

II HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÁC BƯỚC

- Thời gian thực hiện: Trước khi lập Kế hoạch xây dựng NTM.

- Cách thức tiến hành: Tổ chức Hội nghị xã thực hiện một số hoạt động chính như sau:

+ Giới thiệu về Chương trình xây dựng NTM;

+ Thành lập Tổ lập kế hoạch xây dựng NTM của Ban Quản lý xã;

+ Xây dựng lịch trình cụ thể triển khai công tác lập kế hoạch xây dựng NTM xã.

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 15

1.2 Chuẩn bị kế hoạch định hướng:

- Đối tượng tham gia: Đại diện huyện, Lãnh đạo xã, Ban Quản lý

+ Đại diện huyện cung cấp thông tin định hướng phát triển kinh tế -

xã hội của huyện và các nguồn lực (gọi tắt là kế hoạch định

Trang 16

1.3 Một số lưu ý chính:

- Ngoại trừ hoạt động cung cấp thông tin định hướng, các hoạt động khác trong bước chuẩn bị chỉ cần thực hiện trong năm hoạt động đầu tiên của Chương trình NTM;

- Thông tin định hướng của huyện/xã được cung cấp cho năm lập kế hoạch, còn thông tin định hướng của Chương trình NTM được cung cấp theo chu kỳ của Chương trình và năm lập Kế hoạch

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 17

2 Lập Kế hoạch NTM của thôn, bản:

2.1 Chuẩn bị họp thôn:

- Đối tượng liên quan: Ban Phát triển thôn, đại diện các tổ chức, đoàn thể trong thôn họp và thống nhất Chương trình họp thôn (thời gian, địa điểm, phân công);

- Thời gian thực hiện: Trước khi tổ chức họp thôn;

- Cách thức tiến hành:

+ Thông báo mời đại diện các hộ dân đến họp thôn;

+ Chuẩn bị văn phòng phẩm;

+ Chuẩn bị hệ thống mẫu biểu: Biểu mẫu dành cho cấp thôn

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 18

2.2 Tổ chức họp thôn:

- Đối tượng tham gia: Đại diện UBND xã, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn, đại diện các tổ chức, đoàn thể trong thôn, đại diện các hộ gia đình

- Thời gian thực hiện: Dự kiến ½ ngày

- Cách thức tiến hành:

+ Trưởng ban Phát triển thôn quán triệt mục đích, nội dung của việc lập kế hoạch có sự tham gia

+ Triển khai thảo luận

+ Thông qua danh mục các hoạt động ưu tiên trong năm kế hoạch

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 19

3 Lập Kế hoạch xây dựng NTM xã:

Lập Kế hoạch NTM xã được thực hiện thông qua hội nghị xã

3.1 Chuẩn bị Hội nghị Kế hoạch xã:

- Đối tượng tham gia: Tổ lập Kế hoạch của Ban Quản lý xã

- Thời gian thực hiện: Trước khi tổ chức Hội nghị xã

- Cách thức tiến hành: Tổ lập Kế hoạch xã hoàn thiện danh mục hoạt động hàng năm của các thôn; Mời đại biểu tham dự Hội nghị xã; Kiểm tra lại thông tin định hướng để thông báo trong Hội nghị Kế hoạch xã

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 20

3.2 Tổ chức Hội nghị lập Kế hoạch xã:

- Đối tượng tham gia: Đại diện huyện, Đại diện Đảng ủy xã, HĐND xã, UBND xã, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn, đại diện các tổ chức, đoàn thể cấp xã, trưởng ban Phát triển thôn, trưởng các thôn.

- Thời gian thực hiện: Từ ½ đến 01 ngày

+ Lập danh mục và xếp ưu tiên các hoạt động xây dựng NTM cấp xã;

+ Lập danh mục và xếp ưu tiên các hoạt động xây dựng NTM cấp thôn; + Lấy ý kiến thảo luận và thông qua danh mục các hoạt động xây dựng NTM trong Kế hoạch hàng năm của xã.

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 21

3.3 Sau Hội nghị Kế hoạch xã:

- Đối tượng tham gia: Tổ lập Kế hoạch xây dựng NTM xã

- Thời gian thực hiện: Sau khi kết thúc Hội nghị Kế hoạch xã

Trang 22

4 Phê duyệt và phổ biến thông tin về Kế hoạch NTM cấp xã:

4.1 Phê duyệt Kế hoạch NTM cấp xã:

- Đối tượng tham gia: UBND xã, Hội đồng Nhân dân xã

- Thời gian thực hiện: Sau khi Ban Quản lý xây dựng NTM xã gửi Bản Kế hoạch năm cho UBND xã;

- Cách thức tiến hành: Sau khi nhận được bản Kế hoạch hàng năm về xây dựng NTM, UBND xã sẽ trình Hội đồng Nhân dân

xã phê duyệt chính thức để đưa vào triển khai thực hiện

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 23

4.2 Thông báo cho các bên liên quan về kết quả phê duyệt chính thức:

- Đối tượng tham gia: Ban Chỉ đạo NTM cấp huyện, UBND xã, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn

- Thời gian thực hiện: Sau khi HĐND xã phê duyệt bản kế hoạch chính thức

- Cách thức tiến hành: UBND xã gửi bản Kế hoạch đã phê duyệt tới Ban Chỉ đạo NTM cấp huyện, Ban Quản lý xã, thông báo tới Ban Phát triển thôn Ban Phát triển thôn thông báo tới toàn

bộ người dân trong thôn và niêm yết kế hoạch thôn ở nơi dễ tiếp cận công chúng

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 24

5 Thực hiện và giám sát hoạt động xây dựng NTM cấp xã:

Sau khi các đề xuất hoạt động thực hiện trong năm kế hoạch được phê duyệt chính thức, Ban Quản lý xã lên

kế hoạch cụ thể việc triển khai các hoạt động Ban Quản lý xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng NTM dưới sự giám sát của Ban Giám sát Cộng đồng.

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 25

6 Đánh giá hoạt động xây dựng NTM và báo cáo kết quả:

- Đối tượng tham gia: Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn, Ban Giám sát cộng đồng

- Thời gian thực hiện: Kết thúc Kế hoạch năm

Sự hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực cho các nhóm hưởng lợi; Kiến nghị nhằm cải thiện qui trình lập và triển khai Kế hoạch xây dựng NTM hàng năm trong thời gian tiếp theo

PHẦN 2 – QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ CÓ SỰ THAM

GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Trang 26

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

I PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM:

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp tham gia quan trọng nhất nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho người dân ở các trình độ khác nhau đều có thể tham gia và đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trang 27

1 Chuẩn bị:

Người chủ trì chuẩn bị trước nội dung cần thảo luận bao gồm tên chủ đề cần thảo luận, nêu rõ yêu cầu tham gia của người dân, chuẩn bị sẵn dàn ý, nội dung chính và các câu hỏi hướng dẫn cần thiết cho thảo luận, tóm tắt các bước tiến hành và kế hoạch thời gian.

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Trang 28

- Chú ý lắng nghe và khéo léo chuyển từ chủ đề này sang chủ đề tiếp theo

để đạt được mục đích trong thời gian đã định.

- Cuối buổi thảo luận, người chủ trì cùng thư ký tóm tắt tất cả các ý kiến vừa được trao đổi và thông qua trước cuộc họp.

- Khi cuộc họp kết thúc người chủ trì cảm ơn tất cả mọi người đã tham dự

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Trang 29

II PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CẶP ĐÔI:

Phương pháp so sánh cặp đôi là công cụ so sánh theo cặp vấn đề để xác định xem vấn đề nào cần được ưu tiên giải quyết sớm hơn Phương pháp này cho phép nhanh chóng xác định các ưu tiên hay các vấn đề chính của địa phương (xã, thôn) hoặc từng nhóm dân

cư trong cộng đồng Đồng thời, nó còn xác định được

cả các tiêu chí phân loại và sẽ dễ dàng hơn khi so sánh các mức ưu tiên của các đối tượng khác nhau So sánh cặp đôi là công cụ rất tốt cho việc lập ra các kế hoạch can thiệp vào cộng đồng

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Trang 30

cá nhân khác nhau So sánh cặp đôi cũng là công cụ tốt cho việc hỗ trợ lập kế hoạch can thiệp vào cộng đồng.

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Trang 31

2 Các bước tiến hành:

Bước 1 Lựa chọn các vấn đề cần so sánh ưu tiên và ghi vào cột

thứ nhất và hàng thứ nhất của Bảng so sánh cặp đôi (theo bảng mẫu phía dưới)

Bước 2 Lấy từng cặp vấn đề để so sánh với nhau Vấn đề nào

được ưu tiên hơn thì ghi vào ô tương ứng (xem hình mẫu)

Bước 3 Đếm số lần xuất hiện của các vấn đề trên bảng, xếp hạng

thứ tự ưu tiên theo tần xuất xuất hiện Nếu vấn đề nào có tần xuất xuất hiện hay nói cách khác là có số điểm cao nhất thì được xếp hạng ưu tiên cao nhất và ngược lại vấn đề nào có số điểm thấp nhất thì được xếp hạng ưu tiên ở mức thấp nhất

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Trang 32

III PHƯƠNG PHÁP “CÂY VẤN ĐỀ” – “CÂY MỤC TIÊU”

1 Công cụ : Cây vấn đề

1.1 Khái niệm và tác dụng của cây vấn đề

Cây vấn đề là công cụ thường được sử dụng để phân tích mối quan hệ nguyên nhân kết quả của một quá trình, hiện tượng nào đó Công

cụ này thường được áp dụng trong bước đầu tiên của quá trình lập

kế hoạch, trên cơ sở xác định những điểm yếu quan trọng nhất cần khắc phục

Việc sử dụng mô hình cây vấn đề để giúp phân tích được đến tận căn nguyên của những vấn đề còn tồn tại ở địa phương, và hình thành mối quan hệ nhân quả giữa các cấp vấn đề đã xây dựng Nó là bước cần thiết giúp cho việc lựa chọn mục tiêu, các chỉ số ở các bước sau được đúng đắn và toàn diện, lựa chọn được các vấn đề cần ưu tiên của địa phương Đến giai đoạn lập kế hoạch thì những vấn đề được xác định này được sử dụng chuyển thành cây mục tiêu.

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Trang 33

1.2 Phương pháp xây dựng cây vấn đề

a) Phát hiện vấn đề chủ yếu cần giải quyết (vấn đề gốc)

Để xác định được vấn đề gốc, cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau đây:

Nêu các vấn đề mà cộng đồng quan tâm một cách rõ ràng và dễ hiểu Một vấn đề được mô tả rõ ràng phải thoả mãn các yêu cầu:

Đó là vấn đề gì?

Có ảnh hưởng đến ai?

Ảnh hưởng ở qui mô và mức độ như thế nào?

Có hợp lý và khả thi để giải quyết trong giai đoạn hiện tại chưa?

Xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

Vấn đề nào đang được nhiều người quan tâm nhất? Vì sao?

Vấn đề nào có thể giải quyết được với sự tham gia của nhiều bên hữu quan nhất? Vì sao?

Vấn đề nào cần được giải quyết trước nhất? Tai sao?

Vấn đề nào nếu được giải quyết sẽ kéo theo giải quyết được nhiều vấn đề khác? Vì sao?

Có thể sử dụng phương pháp cho điểm theo thứ tự ưu tiên để xác định vấn đề ưu tiên.

PHẦN 3 – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN

Ngày đăng: 24/05/2014, 09:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cây vấn đề - lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới
Sơ đồ c ây vấn đề (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w