NGUYEN THI HONG DUYEN
DAC DIEM VA GIA TRI VAN HOA
ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH CÀN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
'CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220102
NGUOI HUONG DAN: TS LE HUONG GIANG
Trang 2'Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Hương
Giang, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tơi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cơ phịng Đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Đồng Tháp, các thầy cô ngành Ngôn ngữ Việt Nam và quý thây
cô thỉnh giảng đã nhiệt tình giảng day, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực
Xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và tất cả bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn dành cho tôi sự quan tâm, khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
“Tác giả luận văn
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi
Các Š liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, nếu sai tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm
“Tác giả luận văn
Trang 4
LOI CAM ON 1
LỜI CAM DOAN 2
MỤC LỤC - _- 3 DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT 8
DANH MUC BANG BIEU 9
10 10 " 2.1 Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam ¬ 2.2 Nghiên cứu địa danh và địa danh hành chính ở Cần Thơ 13
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.1 Đối tượng nghiên cứu 16
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu 16 4 Mye dich và nhiệm vụ nghiên cứu 16 S Phương pháp nghiên cúu 16 5.1 Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu 16 5.2 Phương pháp thông kê, phân loại 17 5.3 Phương pháp miêu tả, phân tích ngôn ngữ học 7 5.4 Phương pháp nghiên cứu If lug 18 5.3 Phương pháp so sánh 18
6 Dự kiến đóng góp của luận văn 18 6.1 Về mặt lí luận 18
6.2 Về mặt thực tiễn 19
Trang 51.1 Cơ sở lý thuyết về địa danh
1.1.1 Khái niệm về địa danh 1.1.1.1 Định nghĩa về địa danh
1.1.1.2 Địa dank hành chính 1.1.2 Phân loại địa danh
1.1.3 Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa
1.1.3.1 Định nghĩa về văn hóa
1.1.3.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
1.1.4 Méi quan hệ giữa địa danh và văn hóa
1.1.4.1 Địa danh là những tắm bìa phản ánh lịch sứ, địa lý và vẫn hóa
địa phương
1.1.4.2, Địa danh phản ánh những hoạt động xã hội
1.2 Tổng quan về thành phố Cần Thơ
1.2.1 Đặc điểm chung
1.2.2 Về lịch sử hình thành 1.2.3 Vài nét về văn hóa Cân Thơ
1.2.4 Đặc điểm ngôn ngữ
1.3 Tiểu kết -
CHƯƠNG 2: DAC DIEM NGON NGỮ CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH THÀNH PHĨ CÀN THƠ
2.1 Khái quát về phương thức đặt địa danh
2.2 Các phương thức đặt địa danh hành chính Cần Thơ
2.2.1 Phương thức tự tạo 2.2.1.1 Dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên
Trang 62.2.1.3 Dùng số đắm đề đặt tên
2.2.1.4 Phương thức ghép
3.2.2 Phương thức chuyển hóa
2.2.2.1 Chuyển hóa trong nội bộ địa danh
2.2.2.2 Chuyển hóa giữa các loại địa danh
2.2.2.3 Chuyển hóa nhân danh thành địa danh
2.2.1 Danh từ chưng và tên riêng . 5<s5<c5<-s-s<+
2.3.3 Phân biệt danh từ chung và thành tổ chung
2.2.3.1 Đặc điểm chung
3.2.3.2 Đặc điểm riêng
2.2.4 Cấu tạo địa danh hành chính Cần Thơ
2.2.4.1 Cấu tạo đơn
2.2.4.2 Cấu tạo phức
2.3 Tiểu kết
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIÊM Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CUA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH CÀN THƠ
3.1 Đặc điểm về ý nghĩa của địa danh hành chính Cần Thơ
3.1.1 Ý nghĩa của địa danh và cách phân loại ý nghĩa của các yếu tố
trong địa danh
3.1.1.1 Vấn đề ý nghĩa địa danh
3.1.1.2 Cách phân loại nghĩa của các yếu tổ trong địa danh
Trang 7
người gửi gắm qua đổi tượng Ls
3.2 Giá trị văn hóa của địa danh hành chính Cần Thơ
3.2.1 Tính đa tằng và giao thoa văn hóa được thể hiện qua địa danh
hành chính Cần Thơ
3.2.1.1 Tinh da ting của văn hóa trong địa danh hành chính Cân Thơ 3.2.1.2, Sw giao thoa văn hóa thể hiện trong địa danh hành chính Cẩn Thơ
3.2.2 Địa danh hành chính Cần Thơ phản ánh các giai đoạn hình
thành của vùng đắt Cần Thơ
3.2.3 Địa danh hành chính Cần Thơ phản ánh đặc trưng văn hóa Nam bộ 32
Địa danh hành chính Cần Thơ mang những đặc điểm của
phương ngữ Nam bộ
3.2.3.2 Địa danh hành chính Cần Tho phản ánh đặc trưng văn hóa
ơng nước Nam bộ = -
3.2.4 Một số địa danh hành chính gắn với lịch sử, văn hóa, xã hội Cần Thơ
312.4.1 Địa danh Tây Đô 3.2.4.2 Địa danh Cân Thơ
3.2.4.3 Địa danh Ninh Kiễ
3.2.44, Địa danh Cái Răng
3.2.4.5 Địa danh Ơ Mơn
3.2.4.6 Bia danh Bình Thúy 3.2.4.7 Dia danh Phong Diéi
Trang 8PHỤ LỤC CÁC ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH THÀNH PHÓ CÀN THƠ
Trang 91 Cách viết tắt các phường, xã, thị trấn, huyện, thị xã, tỉnh a: ip p: phường tte: thi trấn xi xã kv: khu vực h: huyện q: quan t: tỉnh tp: thành phố
2 Quy ước về kí hiệu Tài liệu tham khảo
.Kí hiệu Tài liệu tham khảo được để trong [], gồm: số thứ tự của tài liệu theo trật
Trang 10Bảng 2.1: Kết quả thống kê số lượng các danh từ chung theo từng loại hình Bảng 2.2: Kết quả thống kê số lượng các danh từ chung theo âm tiết
Bảng 2.3: Mơ hình cấu trúc tổ hợp địa danh hành chính Cần Thơ
Bang 2.4: Bảng thống kê số lượng các thành tố chung xuất hiện trong địa danh
Trang 11MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Địa danh học là một bộ phận của ngôn ngữ học Địa danh chính là tên riêng
địa lý, cùng với nhân danh, địa danh tạo nên hệ thống tên riêng trong hệ thống từ vựng
của một ngôn ngữ Địa danh là nguồn cứ liệu có giá trị khơng chỉ đối với việc nghiên cứu vốn từ vựng của một ngôn ngữ mà cịn góp phần làm sáng tỏ mỗi quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa của một vùng, miễn, dân tộc Chính vì lề đó, trong vài thập niên
gần đây, địa danh là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu ngơn ngữ
quan tâm tìm hiểu
1.2 Địa danh hành chính do chính quyền Trung ương hoặc địa phương ban
hành Có thể nói, địa danh hành chính thường là sản phẩm của một chế độ nhất định
Nó được gọi tên bởi những quan điểm, chính sách, ý tưởng của chính quyền hoặc dân
chúng đương thời Mỗi địa danh được hình thành trong một thời điểm, giai đoạn cụ thể
sẽ lưu dấu hoàn cảnh văn hóa, lịch sử của thời kỳ đó Do đó, tìm hiểu địa danh hành chính của một vùng đất còn là chứng cứ quan trọng để tìm hiểu quá trình hình thành
nên bản sắc văn hóa của vùng đất đó qua các thời kỳ lịch sử
1.3 Cần Thơ là một thành phố thuộc đồng bằng Nam bộ, ở vị trí trung tâm
Đồng bằng sơng Cửu Long Cần Thơ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng vẻ kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của Vùng và cả nước Lịch sử hình thành vùng đắt Can Tho rat phong phú Tương ứng với tiến trình lịch sử, hệ thống địa danh, địa danh hành chính Cần Thơ rất đa dạng về nguồn gốc, cấu tạo và hình thức thể hiện Việc nghiên cứu địa danh hành chính Cần Thơ góp phần thống kê lại các địa danh hành
chính, đồng thời tìm hiểu giá trị văn hóa của chúng trong quá trình hình thành và phát
triển thanh pho
Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Đặc điểm va
Trang 122 Lịch sử nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Thời gian đầu, nghiên cứu địa danh ở Việt Nam chủ yếu theo hướng địa lý học
lịch sử, nghĩa là chỉ nhìn nhận địa danh ở góc độ lịch sử Xu hướng này xuất hiện ở
'Việt Nam từ thế kỷ XV, với tác phẩm chủ yếu là các sách biên khảo địa phương chí Có thể kế đến một số tác phẩm tiêu biểu như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1435) Lê Quý Đôn với “Phú biên tạp lục” (1776): năm 1821, Phan Huy Chú viết “Lịch rriểu hiến chương loại chí"; Lê Quang Định biên soạn bộ Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) Hay như “Đại Nam Nhất thống chí” (1882) của Quốc sử quán triều Nguyễn
“Theo hướng này, thời kì hiện đại có cơng trình “Đất nước Việt Nam qua các đời” của
Đào Duy Anh (1964) Bằng phương pháp lịch sử địa lý, tác giả đã đã làm rõ quá trình
xác lập, phân tích lãnh thổ từng khu vực, trong đó địa danh được xem là một trong
những chứng cứ quan trọng
“Theo xu hướng phát triển của địa danh học thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh 'Việt Nam có được bước tiến đáng kể từ những năm 1960 trở đi Năm 1966, tác giả Hoàng Thị Châu đã đề cập đến địa danh sông qua “Mới liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở
Đông Nam Á qua một vài tên sông” Đây được xem là bước đột phá trong lĩnh vực
nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngơn ngữ
Năm 1976, Trân Thanh Tâm với bài “Thứ bàn
hình dung về bức tranh địa danh ở Việt Nam từ góc độ địa - văn hóa Từ góc nhìn này, lịa danh Việt Nam” đã sơ lược
tác giả đề cập đến các vấn đẻ như là những gợi ý ban đầu cho một hướng nghiên cứu
của địa
về địa danh như: sơ lược nghiên cứu địa danh ở Việt Nam, quy luật phát
danh, các loại hình địa danh và mấy đặc điểm về địa danh Việt Nam Đến những năm của thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, các luận án nghiên cứu địa danh ở các địa
Trang 13Trong cơng trình “Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh” (1991), Lê Trung Hoa đã
đưa ra một số vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích địa danh ở
“Thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, những đặc điểm của địa danh vùng đồng bằng Nam
Bộ được làm sáng rõ Năm 1996, Nguyễn Kiên Trường đi vào nghiên cứu địa danh Hải
Phòng Ở đây, một số vấn đề lí thuyết như khái niệm và chức năng của địa danh được bổ sung Một hệ phương pháp nghiên cứu địa danh được xác định gồm hai nhóm: nhóm phương pháp thu thập và xử lí địa danh và nhóm các phương pháp nghiên cứu
'Vì thế, đặc điểm địa danh vùng biển Hải Phòng đã được tác giả chỉ ra trong mồi liên hệ
và so sánh với địa đanh của các địa phương khác
‘Nam 1993, Nguyễn Văn Âu xuất bản cuốn “Đ/ø danh Việt Nam” và năm 2000 tái bản dưới nhan đề “Một số vấn để về địa danh Việt Nam” Hai cuỗn sách đã nêu lên
được đối tượng, nguyên tắc đặt tên, cách phân loại, phân vùng và sự biến đổi địa danh
Song, ở mục phân vùng địa danh Việt Nam, tác giả lại sử dụng phương pháp của địa lí
học khi nghiên cứu một số địa danh cụ
Những năm gần đây có một số cơng trình như: chuyên luận “Việt Nam cái nhìn
địa - văn hóa” của Trần Quốc Vượng” (1999), “Lược khảo ngun gốc địa danh Nam
bộ của Bùi Đức Tịnh” (1999), đặc biệt cụm cơng trình khảo cứu về địa danh của Lê Trung Hoa đã chính thức hình thành một phương pháp mới mang tính liên ngành văn hóa, ngơn ngữ trong lịch sử nghiên cứu địa danh ở Việt Nam như: *Địa danh thành
phd Hé Chi Minh” (1998), “Nguyén tic và phương pháp nghiên cứu địa
danh” (1999), “Tim hiéu nguôn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học” (2005)
và một số các tiểu luận chuyên đề, bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí Ngơn
Trang 14Để góp phần bỗ túc tư liệu cho việc nghiên cứu địa danh cụ thể và tài liệu tham
khảo cho các ngành Du lịch, Việt Nam học, Lịch sử, Ngôn ngữ , bên cạnh những
công trình nghiên cứu đã nêu, chúng ta có thể kể đến một số cơng trình ra đời dưới
dạng từ điển địa danh, dư địa chí của một số địa phương, địa danh lịch sử văn hóa, số
tay địa danh, và nhiều luận văn, từ điển khác đã nghiên cứu về địa danh
Nhin chung, các khuynh hướng nghiên cứu địa đanh ở Việt Nam rất phong phú
và đa dạng Ngày càng có nhiều người tham gia lĩnh vực này, đặc biệt là các nhà ngữ
học Mặt khác, địa danh luôn gắn với địa phương Do vậy, các vấn đề lí thuyết về địa danh phải được soi sáng bằng việc nghiên cứu địa danh ở các địa bàn cụ thể Chính vì
lẽ đó, nghiên cứu địa danh ở các địa phương đang trở nên rất cần thiết để hoàn thiện
bức tranh ngôn ngữ - văn hóa về địa danh Việt Nam và hoàn thiện hệ thống lí thuyết
địa danh học trong ngôn ngữ đơn lập nói riêng và địa danh học nói chung
3.2 Nghiên cứu địa danh và địa danh hành chính ở Cần Thơ
Giai đoạn trước, việc nghiên cứu địa danh Cẳn Thơ cũng như ở Nam Bộ chỉ được nhắc đến trong các sách địa chí, "vừa để ghỉ lại cương vực lãnh thổ mình đang cai
quản mà cũng vừa thể hiện uy lực đối với các nước láng giềng trong ý thức độc lập tự chủ” Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về địa danh Cần Thơ không nhiều Một
số cơng trình nghiêng về nghiên cứu những địa danh cụ thể như Cần Thơ, Cái Răng
‘Thét Nốt, Bình Thủy Những địa danh khác cũng được nhắc đến song còn sơ sài
“Gia Định Thành Thơng Chí” của Trịnh Hoài Đức (1820) đã giới thiệu về đạo
Trấn Giang (tên cũ của Cần Thơ), đây là đơn vị hành chính quân sự cũng là địa danh hành chính Cần Thơ, đồng thời với các đạo Kiên Giang (Rạch Giá), Tran Di (Bac
Liêu), Long Xuyên (Cà Mau) vào năm 1737 - 1739
*Tiểu giáo trình dia lý Nam kj” do Trương Vĩnh Ký biên soạn năm 1875, đã hệ
thống hóa địa lý hành chính Nam kỳ một cách sơ lược vào thời điểm những năm đầu
Trang 15chia hành chánh của triều đình trước kia và của Pháp thập niên 70 của thế kỷ XIX Tic
giả cũng đưa ra bảng so sánh một số địa danh gọi theo dân gian và gọi theo Hán Nơm,
trong đó có một số địa danh về sông rạch của thành phố Cần Thơ
“Dai Nam nhất thống chí" viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn thời
vua Tự Đức biên soạn, hoàn thành vào năm 1882, gồm 28 tập với 31 quyển, ghi chép
địa chí từng tỉnh trong cả nước, trong phần về Nam Kỳ lục tỉnh, có đẻ cập đến các địa danh Cần Thơ trong các mục chợ điềm, quan ải, cửa biên,
Nam 1966, Huỳnh Minh đã cho ra đời cơng trình “Cẩn Thơ xưa và nay Quyền sách đã cung cắp những khái quát về vùng đắt và con người Cần Thơ Rải rác trong các phần nghiên cứu, tác giả cũng đã đề cập đến nguồn gốc, lịch sử của một số địa danh Cần Thơ qua những cứ liệu về lịch sử, di tích, truyền thuyết Song cũng chỉ dừng lại ở
mức khái quát
Gần đây, việc nghiên cứu địa danh Cần Thơ dần được quan tâm, phát triển “Địa chí Cẩn Thơ” do Thành ủy Cần Thơ biên soạn và phát hành vào năm 1992, được xem là tài liệu quan trọng, đã khái quái lịch sử hình thành thành phố Cần Thơ, phong
tục, tập quán,
Cần Thơ và địa danh hành chính Cẩn Thơ chủ yếu được tìm hiểu trong các cơng
trình nghiên cứu lịch sử của mỗi xã, phường thị trấn, quận, huyện Song, chúng chủ
yếu chỉ trình bày những sự kiện lịch sử trong quá trình đấu tranh cách mạng của địa
phương mà chưa đi sâu phân tích những giá trị đặc điểm của địa danh hành chính Cần Thơ
Một số bút ký, chuyên khảo của Sơn Nam, Vương Hồng Sén, Nhâm Hùng, Tơ Hồng Vũ, Trần Văn Nam, Đồn Nơ đã tập trung xoay quanh các vấn đề địa lý và lịch sử một số địa danh của thành phố Can Thơ như: Can Tho, Binh Thuy - Long
Tuyển, Thốt Nốt, Cái Răng, Hay như Lê Trung Hoa có hẳn một bài viết về *Ngưồn
Trang 16cấp những cứ liệu lịch sử từ khi mới hình thành địa danh Cần Thơ cũng như nguồn
gốc, ý nghĩa của địa danh Cần Thơ về mặt ngôn ngữ
“Địa danh Hậu Giang” của tác già Nguyễn Anh Đông thống kê lại thời điểm
địa danh “Cần Thơ” xuất hiện; những móc chính về địa giới Cần Thơ trong các thời kỳ
lịch sử
Đặc biệt, năm 2013, tác giả Nhâm Hùng xuất bản cuốn sách “Bước đâu tim hiéu địa danh thành phố Cần Thơ" Đây là cơng trình có tính chất quy mơ, tập hợp được khá nhiều thông tin và tư liệu, có thể cung cắp những cứ liệu cho ai quan tâm về địa danh Cần Thơ Quyền sách đã bước đầu đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm hình thành địa
danh và phân loại địa danh Cần Thơ thành 02 loại: địa danh dân gian và địa danh hành
chính Song, nó chưa đi sâu phân tích đặc điểm ngôn ngữ của địa danh Cần Thơ Chủ yếu tác giả thống kê và phân loại địa danh trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay với những thơng tin về vị trí, về diện tích, dân số và sự thay đổi tên gọi, nguồn gốc của địa
danh heo từng quận, huyện
Gần đây nhất, địa danh Cần Thơ còn được đề cập đến trong Đề tài khoa học xây
dựng Người Cần Thơ: *Trí tuệ - năng động - nhân di - hào hiệp - thanh lịch” theo Nghị
quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) do Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ
thực hiện từ năm 2012 đến nay Một số bài viết trong các Hội thảo của đề tài có đề cập
đến vấn để địa danh Cần Thơ, song chủ yếu lý giải nguồn gốc 02 tiếng “Cần Thơ" và bàn về tính cách của người Cần Thơ
‘Tom lai, cho
danh hành chính Cần Thơ một cách cụ thé, độc lập Do vậy, địa danh hành chính thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu địa
“Thơ vẫn cần có một sự nghiên cứu sâu hơn, nhất là từ phương diện ngơn ngữ, văn hóa
Trang 173 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hệ thống địa danh hành chính
thành phô Cần Thơ hiện nay Luận văn sẽ tập trung khảo sát tên gọi các địa danh hành
chính: thành phố, quận, huyện, xã, phường, ấp, khu vực, Một số địa danh hành chính
trước đây, tuy khơng cịn được sử dụng, song vẫn mang giá trị ngơn ngữ, văn hóa, vẫn
được chúng tôi đưa vào luận văn 3⁄2 Phạm vì nghiên cứu
'Về phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu mô tả, khảo sát những địa danh hành chính của thành phố Cần Thơ về mặt ngôn ngữ và bước đầu tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của một số địa danh hành chính trên địa bàn thành phó Cần Thơ
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu những đặc điểm về phương diện cấu tạo của các địa danh hành chính thành phố Cần Thơ: tìm hiểu về phương thức đặt địa danh; qua đó xác định cấu tạo địa danh hành chính Cần Thơ
~ Bước đầu tìm hiểu về đặc điểm ý nghĩa địa danh hành chính Cần Thơ, ở một chừng mực nhất định, tìm hiểu giá trị văn hóa của chúng
~ Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh hành chính nỗi tiếng của thành phố Cần Thơ có giá trị văn hóa, lịch sử
5 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
.3.1 Phương pháp thư thập và xử lý tư liệu
‘Thu thập tư liệu là công việc đầu tiên của người nghiên cứu địa danh Tư liệu
Trang 185.1.1 Tw ligu lưu trữ hành chính từ trước đến nay của tỉnh, thành phố, huyện,
xã, ấp trong các quyển niên giám thống kê, công báo, một số báo cáo, nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Những tư liệu này có tính pháp lý và tính chính xác cao
Š.1.2 Bản đỗ các loại về địa hình, hành chính, kinh tế, quân sự của thành phố Cần Thơ và các quận, huyện trong thành phố
5.1.3 Các sách lý luận về địa danh học và ngôn ngữ học cũng như nguồn tư liệu
từ các loại từ điển khác nhau rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh Sách viết về
ngôn ngữ học và địa đanh học ở trong và ngoài nước là những nguồn tư liệu cơ bản, cần thiết đễ giúp người nghiên cứu xác định đúng hướng và ít tốn thời gian trong công
từ điển phương ngữ
việc của mình Cịn các từ điền viết về địa danh, từ điền từ c
giúp xác định được thời điểm và thời gian ra đời của các địa danh
5.1.4, Béo địa phương, địa phương chí, lịch sử Đảng bộ thành phố quận, huyện,
xã, phường, một số bài viết, bút ký, chuyên luận về địa phương
3.1.5 Một số tư liệu điển đã được người nghiên cứu quan sát, thu thập, ghi chép
và chọn lọc trong quá trình đi thực tế Ngồi ra cịn một số tư liệu, người viết quan sát,
thu thập, sưu tầm trên báo chí, mạng internet
.5.2 Phương pháp thắng kê, phân loại
Sau khi có nguồn tư liệu, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các địa danh
hành chính trên địa bàn thành phố Cẳn Thơ
5.3 Phương pháp miêu tả, phân tích ngơn ngữ học
Sau khi thống kê, phân loại, chúng tôi tiến hành miêu “Thơ; đồng thời tìm hi
gốc một số địa danh hành chính nổi tiếng của thành phố Cần Thơ; trên cơ sở đó, dựa
phân tích phương thức
Trang 19
5.4, Phucong phép nghién cieu lf luận
Để tạo nguồn dữ liệu cơ sở, luận văn tập hợp ngữ liệu, tài liệu nghiên cứu về những vấn đẻ có liên quan đến địa danh nói chung và địa danh hành chính nói riêng: tiếp cận theo hướng đa chiều, từ đó đưa ra cái nhìn tồn diện, sâu sắc về vấn đề cần
nghiên cứ
5.5 Phương pháp so sánh
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra những nét tương
đồng và dị biệt của địa danh Cần Thơ so với địa danh vùng khác, qua đó làm rõ đặc
điểm và giá trị văn hóa của địa danh hành chính thành phố Cẩn Thơ
Địa danh vốn mang trong mình nhiều mặt khác nhau về ngơn ngữ, văn hóa.lịch
sử, xã hội
hợp, liên ngành, đa ngành Có như vậy, kết quả nghiên cứu mới đầy đủ, rõ ràng và „ Vì vậy, nghiên cứu địa danh cần áp dụng phương pháp nghiên cứu tơng
mang tính khoa học hơn
6 Đồng góp của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Địa danh được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, chịu sự chỉ phối và tác động của
ngôn ngữ Nghiên cứu địa danh góp phần làm phong phú cho nội dung ngôn ngữ, tạo
điều kiện cho ngành địa danh học Việt Nam phát triển Như vậy, xét về phương diện
ngôn ngữ, thực hiện thành công đề tài sẽ làm phong phú kho từ vựng địa phương nói
riêng, tiếng Việt nói chung
Mặt khác, nghiên cứu địa danh còn là tư liệu để phục vụ cho các ngành khoa
Trang 206.2 Về mặt thực tiễn
Từ thành công về mặt lý luận, đề tài sẽ đóng góp ở một phạm vi nhất định vào
việc tìm hiểu địa danh hành chính thành phố Cần Thơ, qua đó, giúp chúng ta hiểu rõ
thêm về địa lý, lịch sử và văn hóa con người Cần Thơ Từ đó góp phần định hướng
bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo chính, đề tài của chúng tơi được chia thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và tổng quan về thành phố Cần Thơ Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính Cẩn Thơ
Trang 21NỘI DUNG 'CHƯƠNG L
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VA TONG QUAN VỀ THÀNH PHO CAN THO 1.1 Cơ sở lý thuyết về địa danh
1.1.1 Khái niệm về địa danh
1.1.1.1 Định nghĩa về địa danh
“Thuật ngữ “địa danh” được sử dụng rất rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày Nó
thường được quy chiếu cho các đồi tượng có tên gọi nhất định Đó có thể là tên đất, tên
làng, tên trường học, nhà máy, con đường, cụ thẻ nào đó mà ta bắt gặp trong đời
thường Tuy n
theo nghĩa hẹp hơn Có thể kể ra rất nhiều cách hiểu về địa danh
„ trong nghiên cứu khoa học, đị danh được các nhà nghiên cứu hiểu
Trong một số từ điển của nước ta, các tác giả thường giải thích địa danh theo lỗi chiết tự có nghĩa là tên đất Như /iám Việt từ điển của Đào Duy Anh cho rằng địa danh
là “tên các miền đất (nom de terre)” [I, tr.268] Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt
cũng định nghĩa: "Địa danh là tên đất, tên địa phương” [51, tr.314] Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích: *Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các điểm quần cư (làng, xã,
huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn, khu công nghiệp), các quốc
gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hỏ vũng, vịnh, biển, eo biển, đại đương có tọa độ địa lý nhất định ghi lại trên bản đồ Địa
danh có
lịch sử với những nét đặc sắc về kinh
›hản ánh quá trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố địa lý tự nhiên và
xã hội của các lãnh thổ” [30, tr.780]
6 g6c đơ văn hóa, Trằn Ngọc Thêm cho rằng “các đối tượng tự nhiên hay nhân
Trang 22mang tính tỉnh thần (như việc đặt tên tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên
như: vịnh Hạ Long, núi Ngũ Hành, hòn Vọng Phu ” [59]
Tác giả Nguyễn Văn Âu tiếp cận địa danh theo góc đơ địa lý - văn hóa và quan niệm: “Địa danh học (toponymie) là một môn khoa học chuyên nghiên cứu vẻ tên dia
lý các địa phương” [6, t.5], “Địa danh là tên đắt, gồm tên sông, núi, làng mạc hay là tên các địa phương, các dân tộc” [5, tr-5]
O khía cạnh nghiên cứu khác, Bùi Đức Tịnh trong “Lược khảo nguôn gốc địa
danh Nam Bổ" đã định nghĩa về địa danh như sau: “Địa danh là danh từ có nghĩa tổng
quát đê chỉ tên gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị hành chánh hay quân sự” [64]
Tác giả Nguyễn Hữu Hiểu trong “Nguỗn gốc địa danh Nam bộ qua truyện tích
và giá thuyết” thì cho rằng “Địa danh là danh từ riêng không những chi dé goi tên một
vùng đất, mà còn là tên để gọi nhiều đối tượng khác nhau như các địa hình tự nhiên (sông, rạch, núi, đồi ) cơng trình xây dựng (cầu, đường, chợ ) các đơn vị hành
chính (tỉnh, huyện, quận, tổng, làng, xã ), các vùng xóm, xứ ” [24, tr]
Tác giả Lê Trung Hoa sau khi phân loại địa danh theo các đối tượng địa lý (theo
tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên) và theo nguồn gốc ngữ nguyên của địa danh, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng
của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các cơng
trình xây dựng thiên về không gian hai chiều Trước địa danh ta có thể đặt một danh từ
chung chỉ tiểu loại địa danh đó: sơng Hương, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), vùng Ba
Vi, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du " [26, tr.L8|,
Nhìn nhận đưới góc độ địa lý - ngôn ngữ - văn hóa, tác giả Nguyễn Kiên
Trang 23Thơ, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Lê Trung Hoa để tham khảo cho luận văn của mình Từ những quan niệm như trên chúng tôi cho rằng: Địa danh là những đơn vị đa
thành tổ được dùng làm tên gọi để đánh dấu và khu biệt các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất Đồng thời địa danh còn là phương
tiện lưu giữ những thông tỉn về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của dân
tộc một cách trực tiếp và cụ thể nhất Do đó, luận văn này chúng tôi sẽ nghiên cứu
những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý thuộc địa danh hành chính trên địa
bàn thành phố
in Tho
1.1.1.2 Địa danh hành chính
Địa danh hành chính là địa danh chỉ các đơn vị hành chính, do chính quyền
Trung ương và địa phương đặt tên, nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước Qua mỗi
thời kỳ lịch sử, địa danh hành chính lại có đặc điểm riêng, phản ánh tổ chức hành chính của thời kỳ đó [26]
Căn cứ vào định nghĩa của Lê Trung Hoa, luận văn này chúng tôi sẽ nghiên cứu những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý thuộc địa danh hành chính trên địa
bàn thành phố Cần Thơ Hiện nay, trên địa bành thành phố Cần Thơ, địa danh hành
chính bao gồm tên các đơn vị hành chính như: thành phố/tinh, quận, huyện, thị trắn, xã,
phường, khu vực, ấp
“Thống kê có tông cộng 724 địa danh, bao gỗ
“Thành phố: 01 địa danh;
Quận, huyện: 09 địa danh:
Trang 24Hiện nay, ở Việt Nam, do chưa có sự thống nhất về mục đích, phương diện
nghiên cứu nên vấn đề phân loại địa danh giữa các nhà nghiên cứu khá phức tạp và
chưa thống nhất Qua các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy có 02 cách phân loại
tiêu biểu nhất:
Trong “Một số vấn để vẻ địa danh học Việt Nam”, Nguyễn Văn Âu đã phân loại địa danh dựa trên những đặc tính cơ bản về địa lý và xã hội để phân loại địa danh là một hệ thống ba cấp chủ yếu: loại, kiểu và dạng địa danh Trong đó, loại địa danh gồm: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội Kiểu địa danh, gồm 7 kiểu: thuỷ danh, lâm danh, sơn danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và 12 dạng cụ thể là:
sơng ngịi, hỗ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, trảng, làng xã, huyện quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia [6] Phương thức phân loại này của tác giả tuy đơn giản trong
thống kê, phân loại nhưng quá tỉ mi, chỉ tiết, tính khái quát chưa cao
Dựa vào chức năng của từng loại địa danh, Lê Trung Hoa trong “Địa danh học
Việt Nam” [26] đã phân loại địa danh dựa theo hai tiêu chí đối tượng và nguyên ngữ
Với tiêu chí đối tượng, theo tác giả có địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên
Trong địa danh không tự nhiên (địa danh nhân tạo) tác giả lại chia thành ba loại
nhỏ: địa danh chỉ các cơng trình xây dựng; địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa danh hành chính);
nhóm: địa danh thuần Việt và địa danh không thuần Việt Theo quan điểm cá nhân,
ia danh chi các vùng Với tiêu chí nguyên ngữ, tác giả chia làm 02 chúng tôi cho rằng quan điểm phân loại này khá hợp lý và khoa học Bởi tác giả đã căn
Trang 251.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
1.1.3.1 Định nghĩa về văn hóa
Có nhiều quan niệm về văn hóa, định nghĩa về văn hóa có thể hiểu theo nhiều góc đơ, nhiều ý nghĩa khác nhau “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên) cho rằng: “Van héa 1a tong thể nói chung những giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sit” [51]
Trên cơ sở sự phân tích, đánh giá những biểu hiện về nội dung và giá trị văn hóa, Trần Ngọc Thêm định nghĩa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tỉnh thần đo con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [59, tr.25]
Căn cứ vào sự tồn tại của các dạng thức văn hóa trên thực tế, UNESCO đã phân
chia các dĩ sản văn hóa thành hai loại: Loại di sản văn hóa vật thể gồm những di sản
tổn tại ở dạng vật chất như đình, miếu, đẻn, chùa, lăng, mộ Loại thứ hai gồm các biểu hiện tượng trưng của văn hóa ở đạng tỉnh thân, được lưu truyền biến đổi theo thời gian
với sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác của công đồng - di sản văn hóa phi vật
> Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm truyền thống, âm nhạc, nghỉ thức, phong tục
tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, ngôn ngữ Hai loại đi sản văn hóa vật thể và phi
vật thể luôn gắn bó hữu cơ với nhau , tồn tại trong nhau và góp phân biểu hiện, bổ sung
ý nghĩa cho nhau
Nói chung các nhà nghiên cứu văn hóa đều thống nhất cho rằng văn hóa là một phức thể tổng hợp gồm cả sản phẩm vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình hoạt động thực tiễn ở các thời kì lịch sử
1.1.3.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Giữa ngơn ngữ và văn hóa có mỗi quan hệ qua lại gắn bó chặt chẽ với nhau
Trang 26ánh những thuộc tính, bản chất, sự tồn tại của văn hóa Nói về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và văn hóa, Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Là một thành tố của nền văn hóa tỉnh
thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt của nó Bởi vì ngơn ngữ là phương tiện tắt yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa Ngơn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bắt cứ nền văn hóa dân
tộc nào Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ
ràng nhất” [66, tr.47]
Hữu Đạt cũng thừa nhận
hóa chứa đựng trong ngôn ngữ” [80] Cũng theo Hữu Đạt [80] mối quan hệ này được
'gôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn
biểu hiện ở hai mặt: bên trong và bên ngoài Mỗi quan hệ bên trong này được hình
thành từ một trong những chức năng quan trọng nhất của ngơn ngữ, đó là chức năng tư
duy Biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, là sự liên quan giữa văn hóa và ngơn ngữ trên cơ sở những dấu hiệu, ký hiệu cụ thé
Nhu vay, méi quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mỗi quan hệ không thể tách
rời Ngôn ngữ vừa là sản pl vừa là phương tiện lại vừa là yếu tố cấu thành văn hóa
'Văn hóa là cơ sở là cội nguồn làm nên những đặc trưng dân tộc của ngôn ngữ, tạo nên
sự phong phú, tính giá trị cho ngôn ngữ
1.1.4 Méi quan hệ giữu địa danh và văn hóa
Quan hệ giữa địa danh và văn hóa nằm trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn
hóa Do đó, địa danh, một mặt là sản phẩm của văn hóa khi thể hiện kết quả của quá trình nhận thức, quá trình tư duy của con người Mặt khác, địa danh lại là phương tiện
hiện văn hóa khi dùng cái vỏ vật chất của ngôn ngữ để chuyên tải những thông điệp về văn hóa
‘Theo Tir Thu Mai, “Dia danh luôn phát triển trong không gian và theo thời gian Đặc thù của nó là gắn với tính liên tục của văn hóa Mối liên hệ đặc biệt giữa các tên
Trang 27Trên một vùng văn hóa có nhiều tộc người sinh sống thì có những biểu hiện đan xen
của các nền văn hóa khác nhau và sự khác nhau này sẽ được phản ánh vào địa danh của vùng đó [43, tr.138]
1.1.4.1 Địa danh là những tắm bia phản ánh lich sử, địa lý và văn hóa địa
phương
Địa danh của mỗi vùng đất, ra đời trong những điều kiện lịch sử địa lý nhất định Do đó phần lớn địa danh mang dấu ấn của môi trường, thời đại mà nó được sinh ra Như vậy, qua địa danh ta có thể biết một vùng đắt, một quốc gia về mặt địa lý, xã hội, lịch sử văn hóa Điều này là tắt yếu bởi địa danh là sản phẩm của tư duy mà tư duy luôn phản ánh thực tại mà nó tiếp nhận Thực tế, trong quá trình phát triển của văn hóa, địa danh là công cụ truyền bá một cách tích cực, thể hiện rõ nét ở lối tư duy, nguyện vọng, tâm lý, phong tục, tín ngưỡng, đền đài, chùa chiễn, lăng tắm của một vùng đất thông qua địa danh
Đối với văn hóa, địa danh là “những tắm bia lịch sử - văn hóa của đất nước”, là
"vật hóa thạch”, là "đài tưởng niệm” Từ một địa danh cụ thé, Lin tim về quá khứ người
ta có thể nhận thức và lí giải được nhiều điều đã diễn ra trong lịch sử Chẳng hạn như các địa danh Mê Linh, Bạch Đằng, Hoa Lư, Chương Dương, Hàm Tử, Đồng Đa, Ba
Tơ, Bắc Sơn, vôn là những địa danh bình thường như những địa danh khác Nhưng vì
gắn với những sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc, chúng đã hoá thân thành hàng trăm
địa danh trong các tên đường, tên cầu, tên bến, tên công viên, tên quảng trường nhắc
chúng ta nhớ đến cuộc khởi nghĩa oai hùng của Hai Bà Trưng, chiến công oanh liệt của
Ngô Quyền, công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, những chiến tích hiển hách của của Hưng Dao Vuong Trin Quốc Tuấn, Quang Trung Nguyễn Huệ ý chí bắt khuất của Trương Định, của nhân dân Việt Nam dưới thời Bắc thuộc và Pháp thuộc
Trang 28là một chứng tích, một di chỉ về cái thời mà nó được hình thành Những thiên di về địa
1í, những biến động về lich sử - xã hội, lịch sử ngôn ngữ, những biến đổi trong đời sống tâm lí, đời sống vật chất va tinh than, của con người còn đọng lại trong địa danh dù ít,
dù nhiều
1.1.4.2 Địa danh phản ánh những hoạt động xã hội của địa phương
Mỗi vùng, địa phương ln có các nét đặc thù riêng làm nên những nét độc đáo,
mang tính riêng biệt của mỗi vùng đất Nét độc đáo này có thể phản ánh qua điều kiện
sống, nét sinh hoạt văn hóa và hơn nữa qua cách đặt địa danh Hoạt động kinh tế của lồi người nói chung và
với người Việt Nam nói chung chủ yếu nằm trong các lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp Hầu như tên
sản phẩm của các ngành này đều có đi vào địa danh Có thể kể tên các địa danh như: Hang Bac, Hang Ma, Hang Gém,
vùng như: Rạch Rau Răm, Rạch Chanh, Rạch Cam, Rạch Bông Vang (Cần Thơ),v.v (Hà Nội) Hay tên các loại cây, cỏ đặc trưng của
Tom lai, phan trình bày trên, muốn tìm hiểu địa phương, một đắt nước, chúng ta không thể không quan tâm đến địa danh Như vậy, từ góc nhìn văn hóa nghiên cứu địa danh hành chính Cần Thơ là phần nào xem xét địa danh được thể hiện qua văn hóa Cần Thơ như thế nào và những giá trị văn hóa Cần Thơ được biểu hiện qua địa danh hành
chính ra sao Qua đó, địa danh hành chính Cần Thơ góp phần làm sáng tỏ thêm những
nét văn hóa được thể hiện trong hệ thống địa danh
1.2 Tổng quan về thành phố Cần Thơ
1.2.1 Đặc điểm về vị trí địa lý
Trang 29và đường hàng không của vùng Giao thông đường bộ theo quốc lộ 1A về hướng đông
bắc, thành phố Cần Thơ cách thành phố Hỗ Chí Minh 170 km, đến các tỉnh trong vùng
đồng bằng sông Cửu Long từ 60 - 169 km
‘Thanh pho Can Thơ có diện tích tự nhiên 1.409
04 huyện Dân số 1.214.100 người (năm 2012); có 65,84% là dân thành thị; dân tộc
'Kinh chiếm 96,96% dân số Thành phố Cần Thơ là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh (năm 2012), gồm 05 quận,
em, chủ yếu là các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa
‘Vé khi hậu, thủy văn, Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới, hai mùa rõ rệt: mùa mưa tir
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ
trung bình trong năm là 27 độ C, lượng mưa trung bình 1.500m - 1.800 mm/năm, tổng
số giờ nắng 2.300 - 2.500 giờ, độ ẩm trung bình là 83%
Về tài nguyên thiên nhiên, Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa của sông
Mêkong, trong đó sơng Hậu là con sông lớn với chiều dài chảy qua thành phố là 65km,
tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu mÏ/năm Sông Cái Lớn dài 20 km, có khả
năng tiêu thốt nước tốt Sơng Cần Thơ dài 16 km đổ ra sông Hậu, nước ngọt quanh
năm, có tác dụng vừa tưới nước trong mùa nước kém, vừa tiêu úng trong mùa nước đổ đồng thời, do có hệ thống kênh rạch dày đặc nên thuận lợi cho phục vụ sản xuất nông
nghiệp
Như vậy, ở địa bàn trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, với địa hình sông
nước và đồng bằng cộng với khí hậu nắng nóng và gió mùa tạo cho Cần Thơ là nơi gặp gỡ của những điều kiện tự nhiên thuận tiện Trên nền tảng điều kiện giao thông thuận
Joi và kinh tế hàng hóa phát triển đã phả
Trang 30
2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài sáu thế kỷ đầu Cơng ngun, do hồn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian
Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn it chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà
hóa khác Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là "lõm"
Tiên) Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu, vốn là người Trung Quốc, không thần phục nhà
Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai
„ lập nghiệp dưới sự bảo hộ của Chúa Nguyễn Chúa Nguyễn Phúc Chu vào năm Mậu Tý
1708 đã sắc phong cho ông làm Tổng binh trấn Hà Tiên và cho ông lập đồn binh ở
Phương Thành Từ đó cư dân quy tụ ngày càng đông Năm 1732, toàn bộ đắt phương
Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm: Trấn Biên Dinh (vùng Biên
Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vinh Long) va Tran Ha
Tiên Sau khi Mạc Cửu mắt, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đã
khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tắt với 4 vùng đất mới: Long
Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Tran Giang (Can Tho), Tran Di (Bac Liéu),
mạnh công cuộc khai
được sáp nhập vào đắt Hà Tiên Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ
trên dư đỗ Việt Nam
'Nhận thấy Trắn Giang có một vị trí chiến lược đẻ làm hậu cứ vừng chắc cho Hà
Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường xuyên xâm lắn, Mạc Thiên Tích tập
Trang 31đồng tình của Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng với dai than Nguyễn Cu Trinh đã
dua Tran Giang phát triển thành một "thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang
Nam 1771, quân Xiêm tắn công Hà Tiên nhưng không chiếm duoc Trin Giang
Nam 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó
kéo xuống miền Tay va Trin Giang Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1/1785), năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trin Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của nhà Nguyễn Suốt thập nién 70 cua thé ky XVIII, Tran Giang tré thanh mot cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bồi cảnh lịch sử đầy xáo động
Sau khi Gia Long lên ngôi, qua hai lần điều chỉnh lại dư đồ hành chính, Trắn Giang thuộc địa giới của trấn Vĩnh Thanh Năm 1813, vua Gia Long cắt một vùng đất phì nhiêu ở bờ phải sông Hậu (gồm Trấn Giang - Cần Thơ xưa) lập huyện Vĩnh Định,
thuộc phủ Đình Viễn, trấn Vĩnh Thanh Năm 1832, vua Minh Mạng ban chiếu đổi
“Tran” thành “Tinh” và chuyển huyện Vĩnh Định sang phủ Tân Thành, tỉnh An Giang;
năm 1839, đổi tên huyện Vĩnh Định thành Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên, tỉnh An Giang và lấy làng Tân An làm huyện lị của huyện Phong Phú Huyện Phong Phú
tiếp tục phát và nỗi tiếng là một vùng đất thịnh trị và an ninh khác hẳn mọi vùng ở miền Tây lú
Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, buộc triều đình Nguyễn phải ký hòa ước 1862 nhượng 8 tỉnh miễn Đông Nam Bộ cho Pháp, Tháng 6/1867,
thực dân Pháp vi phạm hịa ước chiếm ln 03 tỉnh miền Tây gồi
Giang và Hà Tiên Ngày 01/01/1868, Thống đốc Nam kỳ là Bonard quyết định sáp
nhập huyện Phong Phú với Bãi Sào (Sóc Trăng) thành một quận Ngày 30/4/1872, ra nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hóa tỉnh Vinh Long lập thành một hạt Ngày 23/2/1876, Soái phủ Sài Gòn ra nghị định mới lấy
huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cắp hạt thành tỉnh
: Vĩnh Long, An
Trang 32và huyện đổi lại là quận Từ đó đến khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2
năm 1945 và cho đến ngày Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, ký kết hiệp định Genève
năm 1954, thì địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trong thời Pháp thuộc vẫn không thay
đổi Tinh Cần Thơ gồm có thị xã Can Thơ và các huyện Châu Thành, Ơ Mơn Phụng
Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vào hai năm 1948 - 1949, chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành
chính của các tỉnh Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (Long Xuyên), các huyện
Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riễng, thị xã Rạch Giá (Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tinh Sóc Trăng) Tỉnh Cần Thơ giao 02 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh
Long - Trà Vinh)
Khi đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, phá hoại hiệp định Genève, dựng lên
chính quyền Ngơ Đình Diệm, địa giới hành chính cũ ở miền Nam nói chung và tỉnh
Cần Thơ nói riêng có nhiều thay đổi Năm 1956, chính quyền Ngơ Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh
phía chính quyền cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tên
tỉnh Cần Thơ vẫn được duy trì Tháng 11/1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trở
lại như trước khi được điều chỉnh năm 1948 - 1949 Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và
Cau Kè được đưa về Vinh Long Năm 1957 huyện Long Mỹ trở về tỉnh Cần Thơ, năm
ốt (Long
Xuyên) cũng nhập vào Cần Thơ Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh
Cần Thơ Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây
1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) và năm 1963, huyện Thốt
Nam bộ, đến năm 1971 thì trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở
thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam bộ
Trang 33Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
8, kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tinh Cin Tho va Séc Trăng
Ngày 01/01/2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc
‘Trung wong va tinh Hậu Giang Thành phố Cần Thơ hiện nay được chia thành 9 đơn vị
hành chính gồm 05 quận (Ninh Kiểu, Bình Thủy, Ơ Môn, Cái Răng, Thốt Nốt) và 4
huyện (Phong Điễn, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh), trong đó có 85 xã, phường thị trấn
Nam 6 vi
trung tâm của đồng bằng sơng Cửu Long khí hậu hòa thuận, thành phố Cần Thơ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh về mọi mặt: ích hợp cho sản
xuất nông nghiệp, có hệ thống giao thông trọng điểm đường hàng không, đường thủy,
đường bộ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp lớn hoạt động
hiệu quả nhất trong khu vực, trường Đại học Cần Thơ, và đầy đủ hệ thống ngân hàng,
bưu chính viễn thông và dịch vụ lớn mạnh nhất so với các tỉnh lân cận
Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vào khoảng 15% (2004), trở thành thành phố trọng điểm của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long Ngày 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
389/QĐ-TTg công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương 138], [49], [65]
1.2.3 Vài nét về văn hóa Cần Thơ
‘Thanh pho Can Tho 1a trung tâm của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ, từ xưa đến nay vốn được xem là điển hình cho sự sung túc của miễn Tây Nam bộ, được gọi là Tây Đô - với ý nghĩa là thủ phủ của miễn Chính vì thế, ngay từ đầu thế kỷ XX, Nguyễn Liên Phong đã viết về Cần Thơ trong “Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn
Trang 34"Cân Thơ xứ lắm bạc tiễn
Bởi vì thổ sản điển viên cả ngàn
Chín tổng trong chín mươi làng Ruộng thuộc ruộng khẩn muôn vàn biết nhiêu
'Vườn nhờ huê lợi cũng nhiễu
Bông hoa cây trái mỹ miễu thường niên
So cùng mấy hạt các miễn
Cần Thơ thứ nhứt mối giỀng giàu sang” [9, tr.34]
Nằm ở trung tâm của vùng, Cần Thơ cũng là điểm hội tụ, đan xen và gắn kết nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong vùng Sự cộng cư của các dân tộc đã làm cho
Cần Thơ trở thành một vùng dân cư hỗn hợp, đa dạng vẻ tín ngưỡng, tôn giáo, phong
tục tập quán Họ đã đoàn kết, gắn bó trong cuộc sống, hình thành nên những giá trị văn
hóa tốt đẹp và những giá trị này có tác động to lớn đến cách đặt địa danh cho một vùng đất Trong đó, nổi bật lên vai trò chủ đạo của những yếu tố văn hóa của cộng đồng người Việt, vì khi đến vùng đất này, hành trang họ mang theo là lỗi sống, nếp nghĩ, tôn
siáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hòa nhập với cuộc sống của các đân tộc khác tạo
nên một bản sắc văn hóa riêng trong hệ thống địa danh ở Cần Thơ
Trước kia, Cần Thơ là mảnh đất hoang vu, khắc nghiệt đối với nhiều thế hệ lưu dân mà các địa danh còn lưu lại đến ngày nay đã chứng minh điều đó: Ba Láng, Đầu Sấu, Cái Da, Cả Đia [9, tr.35] Ngoài ra, điểm nỗi bật của đồng bằng sơng Cửu Long nói chung, Cần Thơ nói riêng là miễn sông nước với hệ thống kinh rạch, sơng
ngịi chẳng chit, hình thành nên “vin minh sông rạch”, "văn minh miệt vườn” "Chính
Trang 35hàng hóa Và cũng chính yếu tố sơng rạch này đã góp phần quan trọng vào cuộc sống
của người dân nơi đây” [47, tr.16]
Sống giữa sơng ngịi chẳng chịt, tự bao đời nay con người đã gắn bó với sông rạch trong các sinh hoạt thường nhật của mình Cho nên, trong cách nói năng hằng
ngày, cũng như khi định danh cho các sự vật, hiện tượng, người đân Nam bộ nói chung
và người Cần Thơ nói riêng đã sáng tạo ra vô số từ ngữ có liên quan đến sông nước, như: sông, ngồi, mương, máng, rạch, xéo, kinh, bién, tắc, gành, tring [47, tr.25] Va
một trong số chúng đã đi vào địa danh hành chính Cần Thơ
1.2.4 Đặc điểm ngôn ngữ
Nằm trong vùng phương ngữ Nam bộ, ngôn ngữ Cần Thơ cũng mang những đặc trưng ngữ âm của phương ngữ miễn Nam
Hệ thống thanh điệu có 5 thanh vì thanh ngã với thanh hỏi trùng làm một Xét
về mặt điệu tính, thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc Có 23 phụ âm đầu, có các phụ âm uốn lười /3 z, t/ (chữ viết ghi là s, z, tr) Ở Nam
bộ có thể phát âm rung lưỡi /r/, tuy thiếu phụ âm /v/ nhưng lại có thêm bán nguyên âm
1w-/ đứng ở vị trí phụ âm đầu; khơng có âm /z/ (chữ viết ghi là gi) nhưng được thay thế bằng âm /j/ Âm đệm /-w-/ đang biến mắt dẫn trong phương ngữ Nam, như doanh được
nói thành danh, chuyên được nói thành củi Hệ thống âm cuối thiểu các âm /-p, k/,
chúng biển thành /-n, t Chẳng hạn như: lính được nói thành lứn, lệnh đênh thành lơn đơn, tịch mich thanh twt mut Do các nguyên âm trở nên trung hòa thành nguyên âm
dòng giữa nên cặp phụ âm cuối [-ng”, kP] khơng cịn ở thế bổ sung mà trở thành những âm vị độc lập Phương ngữ Nam bộ cũng đồng nhất các vần *in","ït" với “inh”, “ich”;
“un”, “ut” véi "ung”, "ue° Nguyên âm cuối /-y/ được phát âm thành /i/ (như may
Trang 36Có hiện tượng một loạt vằn vốn có trong phương ngữ Bắc Bộ và Trung Bộ bị
nhập thành một vần trong phương ngữ Nam bộ như:
vu thanh -iu
aru, -wow thành -w im, -iêm, -êm thành -im -wi, -ươi thành =ưi
Nhìn chung, phương ngữ Cần Thơ có những đặc điểm giống với phương ngữ Nam Bộ Trong phát âm, người dân có xu hướng đơn giản hóa các âm tiết cho đễ đọc
(như các âm *4, gi, v đều được đọc thành *đ”, “s, x” thành "x” ) [13] [62]
Ngoài việc khác biệt về ngữ âm, vốn từ vựng Nam bộ còn mang sắc thái địa
phương trong những từ ngữ định danh cây cỏ, cầm thú, hoa trấi, công cụ; phương tiện sinh hoạt và lao động; địa hình, từ xưng hô;
thành ngữ liên quan đến sông nước; từ mượn gốc khác như Khmer, Hoa, Pháp,
iéng lóng, từ chỉ không gian, thời gian;
Trên đây là vài nét tổng quan về địa bàn Cần Thơ Tắt cả những đặc điểm lịch
sử, địa lý, văn hóa, ngơn ngữ vừa nêu sẽ là những nguyên nhân quan trọng làm hình
thành và biến đổi hệ thống địa danh ở Cần Thơ
1.3 Tiểu kết
Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học; có nhiệm vụ nghiên cứu sự ra
đời, đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc, sự gắn kết giữa văn hóa với
ngôn ngữ của các địa danh Ở Việt Nam, địa danh được quan tâm và phát triển thực
sự vào những năm 60 của thế kỷ XX Mặc dù đi sau các nước khác rất nhiều nhưng
ngành địa danh học của Việt Nam cũng gặt hái được những thành công nhất định
‘Thanh phé Can Thơ là một thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với hơn
300 năm hình thành và phát triển (1739 - 2015,
Trang 37
đất Cần Thơ đã trải qua nhiều lần biến động do việc thành lập, chia tách, bãi bỏ, sáp nhập các đơn vị hành chính Vì vậy, về mặt địa danh cũng thay đổi theo từ cắp thôn,
làng (xã, thị trấn, phường) đến huyện (quận, thị xã) và tỉnh (thành phố) Là mảnh đắt
có sự cộng cư sinh sống của các dân tộc anh em: Hoa, Khmer, Do đó địa danh Cần
Thơ cũng có những nét đặc biệt riêng vừa có sự đan xen giữa các địa danh Hán Việt,
Trang 38
CHƯƠNG2
ĐẶC ĐIÊM NGÔN NGỮ CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
THANH PHO CAN THO
2.1 Khái quát về phương thức đặt danh
Nói một cách nơm na thì “định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện
tượng” 66, tr.165] Theo đó, “phương thức định danh là phương pháp đặt tên cho đối
tượng” [43] Các nhà nghiên cứu địa danh cho rằng, địa danh mang trong mình hai
thơng tin: đối tượng được gọi tên thuộc loại hình địa l
ý nào (núi, sông, xã, huyện ) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung, và nớ cớ ý nghĩa nào đó (khả năng phản ánh
hiện thực) thể hiện qua tên riêng” [35]
Nghiên cứu phương thức đặt địa danh trong địa danh (một số nhà nghiên cứu còn soi là phương thức định danh, phương thức cầu thành) chính là vấn để đi tìm các lí do, các cơ sở của việc gọi tên trong các địa danh Điều này có nghĩa là chúng ta đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi như: “Một địa danh ( ) được cấu tạo từ loại từ nào và tại sao
một đối tượng địa lí nào đó lại được được đặt tên như vậy? ( ) Câu hỏi đầu tiên thuộc
lĩnh vực ngôn ngữ ( ) Câu hỏi thứ hai thuộc về văn hóa - lịch sử, có liên quan tới tâm 1í của quá trình sáng tạo và tiếp thu tên gọi, với những đánh giá xã hội cho từng sự việc, sự kiện, cá nhân” (57, tr.80]
'Vấn đề phân loại phương thức đặt địa danh được nhiều nhà nghiên cứu địa danh
học quan tâm, tuy nhiên, mỗi tác giả lại đưa ra những cách khác nhau
Téc giả Bùi Đức Tịnh (1999) cho rằng có hai cách tạo địa danh Cách thứ nhất là
ối của ngôn ngữ và tập quán Việt Nam Cách thứ hai là Việt hóa những
địa danh có sẵn trong ngơn ngữ của một dân tộc khác [64]
theo những lễ
Theo Nguyễn Kiên Trường (1996), ngoài phương thức gọi tên dựa vào thuộc
tính, đặc điểm của đối tượng thì thời kì cận - hiện đại cịn có các phương thức đặt địa
Trang 391- Phương thức ghép số và ghép địa danh (phương thức tự tạo):
2- Phương thức chuyển hóa;
3+ Phương thức vay mượn [T1]
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Âu (2000) đã đưa ra những nguyên tắc chủ yêu đẻ
xác định một địa đanh như sau:
~ Địa danh tự nhiên: đối tượng là địa lý tự nhiên được thực hiện theo nguyên tic:
địa phương, hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị, âm thanh, đặc sản, thứ tự, phương
hướng, vị trí, dân tộc địa phương, tên người, lịch sử, kế thừa, truyền thuyết, đặc điểm chung
~ Địa danh kinh tế xã hội: các địa danh này theo tác giả cũng phức tạp và được đặt theo nguyên tắc sau: địa phương, đặc sản, nghề nghiệp, tình cảm, nguyện vọng,
huyết tộc, tên người, dân tộc địa phương, lịch sử, tôn giáo, truyền thuyết, kế thừa, kích
thước, thứ tự, phương hướng, vị trí, đặc điểm chung [6]
Theo Lê Trung Hoa, “để có địa danh, nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay đã sử
dụng hai phương thức: phương thức tự tạo và phương thức chuyển hóa” [26]
Nhìn chung, từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã đưa một số
điểm khác nhau trong cách đưa ra các phương thức định danh Song, nhìn tổng thể, các
cách đặt tên cho các đối tượng địa lý mà các tác giả đưa ra đều tựu chung trong ba
phương thức chủ yếu: phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn Theo chúng tôi, phương thức vay mượn, xét về bản chất cũng là một trong
những hình thức chuyển hóa
2.2 Các phương thức đặt địa danh hành chính Cần Thơ
Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu địa danh đi trước về
phương thức đặt địa danh, chúng tôi đưa ra hai phương thức đặt địa danh hành chính
Trang 402.2.1 Phương thức tự tạo
Phương thức tự tạo là phương thức sử dụng các yếu tố ngơn ngữ có sẵn để định danh sự vật, hiện tượng Theo Lê Trung Hoa [26] "đây là phương thức cơ bản nhất để
tạo ra địa danh” Đối với địa danh hành chính Cần Thơ, đây là phương thức giữ vai trò
chủ đạo để tạo ra phần lớn địa danh hành chính của thành phố Phương thức này gồm các cách sau:
~ Dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên;
, yéu tổ có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi;
- Dựa vào sự vật
~ Dùng số đếm để đặt tên;
- Phương thức ghép
3.2.1.1 Dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên
Khi định danh, người ta thường để ý đến những nhân tố trực tiếp tác động đến
giác quan của con người Đó là ngoại hình của đối tượng - những hình ảnh cụ thẻ, trực
quan, sinh động dễ thấy ở từng khu vực Rồi sau đó, con người lại có những liên tưởng
và so sánh phong phú hơn, khi ấy xuất hiện những địa danh chỉ hình đáng trừu tượng
Điều này thuộc phạm vi quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy Ngôn ngữ là điều kiện để
khái niệm hình thành, là cơ sở để khái niệm tổn tại Nói cách khác khái niệm được định hình bởi ngơn ngữ
'Trong địa danh hành chinh Cin Tho, có các cách đặt địa danh như sau:
a Goi theo tên cây trông nhiễu ở đó
Việc dùng tên thực vật để đặt địa danh là một hiện tượng phổ biến trong cách đặt
địa danh Lý do là những loại cây rất gần gũi, gắn bó với nơi ăn, chốn ở, nơi sinh ra và lớn lên của con người vùng đất đó
Trong địa danh hành chính Cần Thơ có một số địa danh thuộc loại này như: q
Thốt Nốt', kv, Rach Chanh’, kv Rach Cam
tên từ cây thốtlt, lầu ngày đọc trại thành thất nốt